Chiếc thuyền nhỏ mang theo hơn năm mươi người, một nửa là đàn bà và con nít, ra khơi hai ngày thì gặp bão. Chúng tôi may mắn được một chiếc tàu chuyên chở dầu hỏa của Nauy trên đường từ Nhật sang Singapore cứu vớt. Hai ngày sống trên tàu chúng tôi có cảm giác như đang ở trên một thiên đàng. Tất cả đều được tận tình hỏi han chăm sóc. Chúng tôi cảm thấy vừa mừng vừa xót xa khi nhận ra thế gian này vẫn còn có đầy ấp tình người. Họ là những kẻ xa lạ, không cùng màu da, màu tóc, không cùng ngôn ngữ, mà lòng thông cảm yêu thương họ đã dành cho chúng tôi lớn lao biết đến dường nào. Trong lúc những “người anh em” cùng một nhà thì lại hành hạ đuổi xô chúng tôi đến bước đường cùng để phải đành lòng bỏ nước mà đi. Với ân tình đó chúng tôi chọn Vương quốc Nauy là quê hương thứ hai để gởi gấm phần đời còn lại của mình và vun đắp tương lai cho mấy đứa con nhỏ dại.
Sau gần một năm ở trại tị nạn, gia đình chúng tôi được đi định cư. Khi bầu đoàn thê tử như một bầy nai vàng ngơ ngác bước xuống phi trường Oslo, được nhiều người đón tiếp, trong đó lại có cả mấy ông nhà báo và đài truyền hình nhà nước phỏng vấn, quay phim. Gốc nhà quê, nên tôi cũng chẳng biết họ quay phim để làm cái gì. Trước khi về nhà, chúng tôi còn được mời vào một nhà hàng Tàu, và tha hồ gọi bất cứ thức ăn nào mình thích.
Đến khi bước vào ngôi nhà, được bà trưởng phòng xã hội trao cho một chùm chìa khóa, dẫn đi một vòng xem phòng ốc đã được trang trí xong nội thất, cái bếp và cả cái tủ lạnh có sẵn đầy đủ thức ăn nước uống, một cái TV màu. Mọi thứ đều mới tinh. Sáu đứa con và hai đứa cháu họ của tôi thì ngồi mân mê mấy cái bàn học, và mấy cái ba lô có đầy đủ sách vở trong đó. Trước khi ra về bà giới thiệu chúng tôi một cô nhân viên của bà, và một cô giáo ở lại hướng dẫn chúng tôi xử dụng mọi thứ tiện nghi trong nhà, và mỗi ngày sẽ đến đưa gia đình chúng tôi đi mua sắm, khám bệnh, làm răng, còn cô giáo thì đặc trách lo việc học hành cho mấy đứa nhỏ. Khi tất cả ra về, tôi nằm dài dưới sàn nhà và chợt khám phá ra rằng mình quả là may mắn được đến định cư ở một nước Bắc Âu xa lạ nhưng thơ mộng và có quá rộng tấm lòng này, mà lúc xuống biển ra đi chắc chẳng có ai bao giờ nghĩ tới.
Buổi tối, cơm nước xong, cả nhà quây quần trước cái TV. Thằng con trai lớn ra điều mới học được văn minh, bấm tới bấm lui tìm đài. Cả đám bất ngờ nhìn thấy dung nhan của mình trên màn ảnh. Thì ra chương trình phóng sự. Họ đang kể về gia đình chúng tôi: “những công dân mới của Nauy, mà ông bố đã từng ở tù nhiều năm, giống nhiều người Nauy bị nhốt trong các trại cải tạo của Đức quốc xã, cái thời Hitler làm mưa làm gió ở Âu châu, và đã can đảm dắt theo sáu đứa con và hai đứa cháu nhỏ vượt đại dương trên một chiếc thuyền đánh cá mong manh”. Nghe họ ca ngợi mình mà tôi xấu hổ. Dù gì tôi cũng là kẻ bỏ nước tha phương, với họ, ít nhiều gì cũng là một cành tầm gởi. Còn chuyện vượt biển, vượt biên, đến bước đường cùng thì ai cũng phải liều mạng thế thôi, chứ có hàng triệu người còn can đảm gấp vạn lần tôi. Nhiều người đi bằng đường bộ, trèo núi, băng rừng, lội suối, bơi sông, qua Cam Bốt, Thái Lan, để vài năm sau mới đến được Singapore. Và dĩ nhiên đã có biết bao nhiêu người chẳng bao giờ tới bến.
Cũng vì cái chương trình phóng sự bất ngờ này, mà sau đó, mỗi ngày gia đình chúng tôi phải tiếp nhiều người khách không mời, và nhận đủ thứ quà. Trong số đó, đặc biệt có một người đàn bà Việt Nam, mà lúc bà mới bước vào nhà, chúng tôi cứ tưởng là người Nhật, hay là người Tàu gì đó, khi nhìn thấy cái vẻ quí phái đặc biệt của bà. Tôi nghĩ có lẽ không có người Việt Nam nào sống ở cái xứ Bắc Âu xa lạ này từ lâu để có được nét đẹp của một người con gái đông phương pha lẫn âu tây ở cái tuổi còn trẻ như bà. Sau đó tôi bất ngờ thú vị khi bà tự giới thiệu tên là Huyền-Trân Thomassen, hiện là giảng sư môn nhân chủng xã hội học tại trường đại học Oslo, chồng bà là người Nauy, hiện đang làm đại sứ tại Mexico. Bà không muốn bỏ nghề bà yêu thích, hơn nữa bà vẫn còn tiếp tục nghiên cứu về ngành này, nên không theo chồng mà ở lại Nauy với hai đứa con. Lúc nhỏ bà theo cha sang sống ở Thụy Sĩ, khi cha bà là đại sứ của VNCH tại đó. Người chồng của bà, cũng thuộc một gia đình có truyền thống ngoại giao. Cha của ông cũng một thời là đại sứ của Nauy tại Thụy Sĩ. Hai người con của hai ông đại sứ quen nhau từ khi học chung một trường trung học và làm đám cưới sau khi tốt nghiệp đại học tại thủ đô Bern, một năm trước khi miền Nam Việt Nam thất thủ.
Tôi rất ngưỡng mộ người đàn bà trẻ này. Rời Việt nam từ lúc 12 tuổi, nhưng bà nói tiếng Việt rất lưu loát, hiểu biết rất nhiều về văn học Việt nam, từ truyện Kiều của Nguyễn Du, đến bài thơ Hai Sắc Hoa TyGôn của TTKH. Điều đặc biệt hơn hết là bà rất quí mến và giúp đỡ tận tình người đồng hương. Gia đình tôi cũng mang nặng khá nhiều ơn nghĩa của bà.
Những ngày sống hạnh phúc ở quê người, nhìn con cái ngày một lớn lên và đang có cả một bầu trời xanh bao la trước mặt, lúc nào tôi cũng chạnh lòng nhớ lại cái thời mình khốn khó và những bạn bè xưa. Tôi thấy mình nợ nần nhiều người mà không biết làm sao trả được. Trong số này, người mà tôi thường nghĩ tới nhiều nhất và ân hận chẳng giúp được điều gì là Nguyễn Thượng Tâm, người đồng đội và cũng là đứa em kết nghĩa của tôi.
* * *
Tâm ra trường sau tết Mậu Thân. Về trình diện đơn vị tôi khi vừa tròn 18 tuổi. Mặc dù còn rất trẻ, nhưng được đào tạo từ lúc còn nhỏ tại trường Thiếu Sinh Quân nổi tiếng ở Vũng Tàu nên Tâm là một hạ sĩ quan gương mẫu trong kỷ luật và gan dạ trong chiến trường. Tâm hiền lành và rất ít nói. Nhưng không phải vì vậy mà tôi trở thành thân thiết với Tâm và hai thằng kết nghĩa anh em, nếu không có buổi sáng mồng một Tết năm 1969, khi đơn vị chúng tôi tạm dừng quân trong một ngôi làng hoang đổ nát nằm sâu giữa những động cát nơi giáp ranh hai tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy lúc trước.
Dù đang hành quân, nhưng biết hôm đó là mồng một Tết, tôi thức dậy thật sớm, thay bộ đồ trận mới, đi một vòng chúc tết anh em. Ngày đầu năm, nằm giữa một khu hoang tàn không một bóng người, chắc ai cũng chạnh lòng nhớ tới gia đình. Chiếc radio từ một căn lều poncho nào đó đang phát ra tiếng hát nỉ non của ca sĩ Duy Khánh, trong bản nhạc Xuân Này Con Không Về của Trịnh Lâm Ngân, làm lòng tôi càng thêm lắng xuống. Đến cuối ngôi làng, tôi bỗng giật mình khi nghe tiếng sụt sùi. Lại gần tôi mới nhận ra Tâm. Anh ta đang quì lạy trước một cái bàn thờ được kê bằng cánh cửa sổ của căn nhà nào sập xuống. Trên bàn thờ dã chiến, tôi thấy có mấy cái hoa rừng cấm trong cái bi đông nước, hai bát cơm bằng gạo sấy và một lon guigoz có lẽ chứa nước trà hay canh nấu bằng lá giang hay lá tàu bay gì đó. Tâm khấn vái một lúc, quay lại bất ngờ nhận ra tôi. Tâm đưa tay chào và cũng như mọi khi, không nói một lời nào. Có lẽ Tâm biết là tôi đã đứng im lặng ở đây từ lâu lắm. Tôi bước tới nắm chặt tay Tâm, kéo anh đứng lên. Tâm vội rút tay ra lau nước mắt. Tôi đến trước bàn thờ vái một vái, rồi vỗ vai Tâm:
- Em cúng bố mẹ à. Sao đầu năm mà buồn quá vậy em.
- Không, bố em còn ở ngoài Bắc, em không biết là còn sống hay đã chết. Mẹ em thì đã qua đời lúc em còn bé lắm. Nhà em ở tận Ý Yên, nhưng bố em đi làm xa, nên phải gởi hai anh em em xuống nhà ông chú ở Hà Nội học, rồi theo gia đình chú ấy xuống tàu há mồm vào Nam luôn.
- Còn anh của em bây giờ ở đâu? Tôi hỏi
- Anh ấy chết rồi. Anh là sĩ quan thủy quân lục chiến, tử trận đúng ngày mồng một tết Mậu Thân ở ngay Sài gòn. Hôm nay là giổ đầu của anh ấy.
- Anh em tên gì?
- Nguyễn thượng Minh, khi chết anh vừa mới lên trung úy.
Tôi giật mình. Cái tên Nguyễn thượng Minh làm tôi nhớ ngay đến một thằng bạn cùng tên hồi còn tiểu học. Tôi hỏi Tâm:
- Vậy có phải em là cháu của thầy giáo Nguyễn Thượng Cầu?
- Dạ phải, nhưng chú Cầu đã chết lâu rồi. Tâm trả lời rồi nhìn tôi ngạc nhiên.
Năm 1954, tôi đang học lớp nhì trường huyện Vạn Ninh. Nhập học được vài tháng, thì thầy hiệu trưởng Nguyễn công Tố dắt ba đứa học trò lạ vào lớp giới thiệu với cô giáo Kiệt rồi dặn dò đám học trò chúng tôi:
- Hôm nay trường nhận thêm những em học trò mới, trong đó có ba em vào lớp này. Tất cả các em phải biết yêu thương và giúp đỡ những người bạn này, vì họ đã vừa phải bỏ quê hương, gia đình ngoài miền Bắc, di cư vào đây. Đó cũng là lời kêu gọi của Ngô Thủ Tướng.
Hai thằng con trai và một đứa con gái cúi đầu chào cô giáo rồi quay xuống chào chúng tôi bằng thứ tiếng lạ hoắc khó nghe. Thằng lớn con nhất được cô Kiệt chỉ cho ngồi dãy bàn cuối lớp, ngay phía sau tôi.
Sau gần một năm ở trại tị nạn, gia đình chúng tôi được đi định cư. Khi bầu đoàn thê tử như một bầy nai vàng ngơ ngác bước xuống phi trường Oslo, được nhiều người đón tiếp, trong đó lại có cả mấy ông nhà báo và đài truyền hình nhà nước phỏng vấn, quay phim. Gốc nhà quê, nên tôi cũng chẳng biết họ quay phim để làm cái gì. Trước khi về nhà, chúng tôi còn được mời vào một nhà hàng Tàu, và tha hồ gọi bất cứ thức ăn nào mình thích.
Đến khi bước vào ngôi nhà, được bà trưởng phòng xã hội trao cho một chùm chìa khóa, dẫn đi một vòng xem phòng ốc đã được trang trí xong nội thất, cái bếp và cả cái tủ lạnh có sẵn đầy đủ thức ăn nước uống, một cái TV màu. Mọi thứ đều mới tinh. Sáu đứa con và hai đứa cháu họ của tôi thì ngồi mân mê mấy cái bàn học, và mấy cái ba lô có đầy đủ sách vở trong đó. Trước khi ra về bà giới thiệu chúng tôi một cô nhân viên của bà, và một cô giáo ở lại hướng dẫn chúng tôi xử dụng mọi thứ tiện nghi trong nhà, và mỗi ngày sẽ đến đưa gia đình chúng tôi đi mua sắm, khám bệnh, làm răng, còn cô giáo thì đặc trách lo việc học hành cho mấy đứa nhỏ. Khi tất cả ra về, tôi nằm dài dưới sàn nhà và chợt khám phá ra rằng mình quả là may mắn được đến định cư ở một nước Bắc Âu xa lạ nhưng thơ mộng và có quá rộng tấm lòng này, mà lúc xuống biển ra đi chắc chẳng có ai bao giờ nghĩ tới.
Buổi tối, cơm nước xong, cả nhà quây quần trước cái TV. Thằng con trai lớn ra điều mới học được văn minh, bấm tới bấm lui tìm đài. Cả đám bất ngờ nhìn thấy dung nhan của mình trên màn ảnh. Thì ra chương trình phóng sự. Họ đang kể về gia đình chúng tôi: “những công dân mới của Nauy, mà ông bố đã từng ở tù nhiều năm, giống nhiều người Nauy bị nhốt trong các trại cải tạo của Đức quốc xã, cái thời Hitler làm mưa làm gió ở Âu châu, và đã can đảm dắt theo sáu đứa con và hai đứa cháu nhỏ vượt đại dương trên một chiếc thuyền đánh cá mong manh”. Nghe họ ca ngợi mình mà tôi xấu hổ. Dù gì tôi cũng là kẻ bỏ nước tha phương, với họ, ít nhiều gì cũng là một cành tầm gởi. Còn chuyện vượt biển, vượt biên, đến bước đường cùng thì ai cũng phải liều mạng thế thôi, chứ có hàng triệu người còn can đảm gấp vạn lần tôi. Nhiều người đi bằng đường bộ, trèo núi, băng rừng, lội suối, bơi sông, qua Cam Bốt, Thái Lan, để vài năm sau mới đến được Singapore. Và dĩ nhiên đã có biết bao nhiêu người chẳng bao giờ tới bến.
Cũng vì cái chương trình phóng sự bất ngờ này, mà sau đó, mỗi ngày gia đình chúng tôi phải tiếp nhiều người khách không mời, và nhận đủ thứ quà. Trong số đó, đặc biệt có một người đàn bà Việt Nam, mà lúc bà mới bước vào nhà, chúng tôi cứ tưởng là người Nhật, hay là người Tàu gì đó, khi nhìn thấy cái vẻ quí phái đặc biệt của bà. Tôi nghĩ có lẽ không có người Việt Nam nào sống ở cái xứ Bắc Âu xa lạ này từ lâu để có được nét đẹp của một người con gái đông phương pha lẫn âu tây ở cái tuổi còn trẻ như bà. Sau đó tôi bất ngờ thú vị khi bà tự giới thiệu tên là Huyền-Trân Thomassen, hiện là giảng sư môn nhân chủng xã hội học tại trường đại học Oslo, chồng bà là người Nauy, hiện đang làm đại sứ tại Mexico. Bà không muốn bỏ nghề bà yêu thích, hơn nữa bà vẫn còn tiếp tục nghiên cứu về ngành này, nên không theo chồng mà ở lại Nauy với hai đứa con. Lúc nhỏ bà theo cha sang sống ở Thụy Sĩ, khi cha bà là đại sứ của VNCH tại đó. Người chồng của bà, cũng thuộc một gia đình có truyền thống ngoại giao. Cha của ông cũng một thời là đại sứ của Nauy tại Thụy Sĩ. Hai người con của hai ông đại sứ quen nhau từ khi học chung một trường trung học và làm đám cưới sau khi tốt nghiệp đại học tại thủ đô Bern, một năm trước khi miền Nam Việt Nam thất thủ.
Tôi rất ngưỡng mộ người đàn bà trẻ này. Rời Việt nam từ lúc 12 tuổi, nhưng bà nói tiếng Việt rất lưu loát, hiểu biết rất nhiều về văn học Việt nam, từ truyện Kiều của Nguyễn Du, đến bài thơ Hai Sắc Hoa TyGôn của TTKH. Điều đặc biệt hơn hết là bà rất quí mến và giúp đỡ tận tình người đồng hương. Gia đình tôi cũng mang nặng khá nhiều ơn nghĩa của bà.
Những ngày sống hạnh phúc ở quê người, nhìn con cái ngày một lớn lên và đang có cả một bầu trời xanh bao la trước mặt, lúc nào tôi cũng chạnh lòng nhớ lại cái thời mình khốn khó và những bạn bè xưa. Tôi thấy mình nợ nần nhiều người mà không biết làm sao trả được. Trong số này, người mà tôi thường nghĩ tới nhiều nhất và ân hận chẳng giúp được điều gì là Nguyễn Thượng Tâm, người đồng đội và cũng là đứa em kết nghĩa của tôi.
* * *
Tâm ra trường sau tết Mậu Thân. Về trình diện đơn vị tôi khi vừa tròn 18 tuổi. Mặc dù còn rất trẻ, nhưng được đào tạo từ lúc còn nhỏ tại trường Thiếu Sinh Quân nổi tiếng ở Vũng Tàu nên Tâm là một hạ sĩ quan gương mẫu trong kỷ luật và gan dạ trong chiến trường. Tâm hiền lành và rất ít nói. Nhưng không phải vì vậy mà tôi trở thành thân thiết với Tâm và hai thằng kết nghĩa anh em, nếu không có buổi sáng mồng một Tết năm 1969, khi đơn vị chúng tôi tạm dừng quân trong một ngôi làng hoang đổ nát nằm sâu giữa những động cát nơi giáp ranh hai tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy lúc trước.
Dù đang hành quân, nhưng biết hôm đó là mồng một Tết, tôi thức dậy thật sớm, thay bộ đồ trận mới, đi một vòng chúc tết anh em. Ngày đầu năm, nằm giữa một khu hoang tàn không một bóng người, chắc ai cũng chạnh lòng nhớ tới gia đình. Chiếc radio từ một căn lều poncho nào đó đang phát ra tiếng hát nỉ non của ca sĩ Duy Khánh, trong bản nhạc Xuân Này Con Không Về của Trịnh Lâm Ngân, làm lòng tôi càng thêm lắng xuống. Đến cuối ngôi làng, tôi bỗng giật mình khi nghe tiếng sụt sùi. Lại gần tôi mới nhận ra Tâm. Anh ta đang quì lạy trước một cái bàn thờ được kê bằng cánh cửa sổ của căn nhà nào sập xuống. Trên bàn thờ dã chiến, tôi thấy có mấy cái hoa rừng cấm trong cái bi đông nước, hai bát cơm bằng gạo sấy và một lon guigoz có lẽ chứa nước trà hay canh nấu bằng lá giang hay lá tàu bay gì đó. Tâm khấn vái một lúc, quay lại bất ngờ nhận ra tôi. Tâm đưa tay chào và cũng như mọi khi, không nói một lời nào. Có lẽ Tâm biết là tôi đã đứng im lặng ở đây từ lâu lắm. Tôi bước tới nắm chặt tay Tâm, kéo anh đứng lên. Tâm vội rút tay ra lau nước mắt. Tôi đến trước bàn thờ vái một vái, rồi vỗ vai Tâm:
- Em cúng bố mẹ à. Sao đầu năm mà buồn quá vậy em.
- Không, bố em còn ở ngoài Bắc, em không biết là còn sống hay đã chết. Mẹ em thì đã qua đời lúc em còn bé lắm. Nhà em ở tận Ý Yên, nhưng bố em đi làm xa, nên phải gởi hai anh em em xuống nhà ông chú ở Hà Nội học, rồi theo gia đình chú ấy xuống tàu há mồm vào Nam luôn.
- Còn anh của em bây giờ ở đâu? Tôi hỏi
- Anh ấy chết rồi. Anh là sĩ quan thủy quân lục chiến, tử trận đúng ngày mồng một tết Mậu Thân ở ngay Sài gòn. Hôm nay là giổ đầu của anh ấy.
- Anh em tên gì?
- Nguyễn thượng Minh, khi chết anh vừa mới lên trung úy.
Tôi giật mình. Cái tên Nguyễn thượng Minh làm tôi nhớ ngay đến một thằng bạn cùng tên hồi còn tiểu học. Tôi hỏi Tâm:
- Vậy có phải em là cháu của thầy giáo Nguyễn Thượng Cầu?
- Dạ phải, nhưng chú Cầu đã chết lâu rồi. Tâm trả lời rồi nhìn tôi ngạc nhiên.
Năm 1954, tôi đang học lớp nhì trường huyện Vạn Ninh. Nhập học được vài tháng, thì thầy hiệu trưởng Nguyễn công Tố dắt ba đứa học trò lạ vào lớp giới thiệu với cô giáo Kiệt rồi dặn dò đám học trò chúng tôi:
- Hôm nay trường nhận thêm những em học trò mới, trong đó có ba em vào lớp này. Tất cả các em phải biết yêu thương và giúp đỡ những người bạn này, vì họ đã vừa phải bỏ quê hương, gia đình ngoài miền Bắc, di cư vào đây. Đó cũng là lời kêu gọi của Ngô Thủ Tướng.
Hai thằng con trai và một đứa con gái cúi đầu chào cô giáo rồi quay xuống chào chúng tôi bằng thứ tiếng lạ hoắc khó nghe. Thằng lớn con nhất được cô Kiệt chỉ cho ngồi dãy bàn cuối lớp, ngay phía sau tôi.
Comment