Phần 2
Chương 6
Vài Cảm Tưởng Về Luật Quả BáoNhững tập hồ sơ Cayce trình bày cho ta thấy biết bao nhiêu những sự đau khổ của người đời, có thể phân tách ra từng nhiều loại, đau khổ bệnh tật về thể xác lẫn cả về tinh thần. Những hồ sơ đó làm nổi bật những khía cạnh trừng ph5t của Luật Nhân Quả, bởi vì những người đến nhờ ông Cayce giúp đỡ, trước hết là những người đau khổ về bịnh tật. Một người đầy đủ sức khỏe không có lý do đến viếng một bác sĩ; và một người sung sướng ít khi thấy cần phải tìm hiểu về mục đích rốt ráo và ý nghĩa của cuộc đời. Chính vì đó mà phần lớn những cuộc khán nghiệm bằng Thần Nhãn của ông Cayce được thực hiện cho những người bị thắc mắc đau khổ về những bịnh tật khó khăn, hoặc có khi là những sự đau khổ tinh thần rất lớn, mà không có một vị y sĩ, một nhà tâm lý, hay một vị mục sư nào có thể tìm ra cách giải quyết.
Những cuộc soi kiếp của ông Cayce đã thấy giá trị của sự đau khổ trên phương diện luân lý và tinh thần; nhờ thấy rõ lý do và nguyên nhân sự đau khổ, nên nó không còn là một điều khủng khiếp và rùng rợn đối với chúng tạTrái lại, những cuộc soi kiếp đó đã khuyến khích, an ủi, giúp nguồn cảm hứng và xoa dịu những tâm hồn đau khổ một cách sâu xa thâm trầm. Tuy nhiên, một tập hồ sơ thâm trầm của Cayce không phải chỉ gồm có những trường hợp chữa bịnh và giúp đỡ những kẻ bịnh tật khốn khó mà thôi. Trong những Chương sau, chúng ta sẽ thấy sự hành động của Luật Nhân Quả trong việc đào tạo khả năng, đức tính, thiên tài, và những bẩm tính cùng tư chất đủ mọi loại trong con người, làm căn bản cho sự khám phá ra những tài năng ẩn tàng cùng là vấn đề hướng nghiệp, ngõ hầu giúp cho thiên hạ tìm thấy con đường hành động của mình để có thể thành công ở đời.
Một hoàn cảnh tốt và một thân thể kiện toàn là do những nghiệp quả tốt đưa đến. Nhưng những cuộc soi kiếp thường không giải thích về nguyên nhân của những quả báo tốt lành, vì người ta cho rằng không phải những người được yên lành sung sướng, mà chỉ có những trường hợp đau khổ mới là đáng được chú ý. Những người được soi kiếp cũng đồng quan niệm với cái khuynh hướng chung của mọi người, là một số phận tốt lành hạnh phúc không cần phải giải thích lý do; mọi người đều cho rằng mình có quyền được hưởng một số phận yên lành tốt đẹp. Chỉ khi nào bị điêu linh khốn khổ, tai họa dập dồn, thì người ta mới bắt đầu tự hỏi lại sao họ lại bị như thế!
Một thân hình tốt đẹp cũng là do nghiệp quả tốt gây nên. Những cuộc soi kiếp thỉnh thoảng cũng cho biết rằng một thân hình cân đối mỹ lệ trong kiếp này là kết quả của sự săn sốc giữ gìn thân thể trong kiếp trước. Trong một cuộc soi kiếp, ông Cayce có đưa ra một trường hợp lý thú về sắc đẹp do một lý do nghiệp quả khác hẳn. Đó là trường hợp của một người đàn bà là kiểu mẫu đẹp có tiếng ở New York. Cô có hai bàn tay tuyệt đẹp, và được các hãng buôn mời chụp ảnh làm kiểu mẫu để quảng cáo cho những món hàng trang sức như thuốc nhuộm móng tay, dầu thơm, và đồ nữ trang. Quả báo tốt lành khiến cho cô có sắc đẹp trong kiếp này được truy nguyên từ một kiếp trước trong một tu viện ở Anh Quốc. Trong tu viện, cô đành trọn cuộc đời và dùng hai bàn tay để làm những công việc hèn mọn và thấp thỏi nhất với một tinh thần phụng sự và hoàn toàn hiến dâng. Cái chí nguyện tâm linh ấy đã đem đến cho cô trong kiếp nầy một thân hình mỹ lễ với hai bàn tay đẹp đẽ khác thường. Đây là một triển vọng đáng khuyến khích cho những ai mong muốn có sắc đẹp!
Những quả báo đau khổ xảy đến cho ta có lẽ gây cho ta một ấn tượng sâu xa thấm thía hơn là những quả báo tốt lành, nhứt là nó lại càng thấm thía hơn và cần thiết hơn ở vào thời buổi hỗn loạn và suy đồi hiện naỵ Người thời nay trí khôn đã mở rộng, khoa học càng ngày càng phát triển, cuộc đời tinh thần của họ cần căn cứ trên một nền tảng thông minh có thể làm thỏa mãn được lý trí.
Một phép xử thế đúng đắn, hạp với lẽ Đạo là cần thiết để đem đến cho con người một đời sống hạnh phúc, an vui và giải thoát. Người ta sẽ nhận thấy tầm quan trọng lớn lao của điều này khi người ta hiểu rõ những định luật Nhân Quả và Luân Hồi. Bởi đó, giáo lý Minh Triết cổ truyền đem đến cho ta một phương thuốc bổ khỏe, thần hiệu để chữa khỏi chứng bịnh liệt nhược tinh thần của nhiều giáo phái hiện naỵ Có lẽ những sự hành phạt đau khổ của luật quả báo mà chúng tôi trình bày trong quyển sách này sẽ không làm nản lòng quá mức những người nào chấp nhận định luật Luân Hồi; trái lại nó còn đem cho họ một niềm hy vọng một sự yêu đời và một đức tinh mới mẻ căn cứ trên sự tin tưởng ở định luật công bình của Vũ Trụ, nó cai quản mọi sự trên thế gian.
Những thí dụ kể trên có lẽ sẽ làm cho chúng ta dè dặt cẩn thận hơn trong những hoạt động và cử chỉ của đời sống hằng ngày. Khi chúng ta biết rằng sự tàn nhẫn độc ác có thể gây nên quả báo đui mù tàn tật, bịnh mất máu, bịnh xuyễn hay bịnh liệt bại; sự hoang dâm có thể gây nên chứng bịnh động kinh (épilepsie); sự áp chế đè nén kẻ khác có thể đem đến bịnh liệt bại; thì những điều đó có thể làm cho chúng ta dễ quay đều hướng thiện và cố gắng sống một đời sống tốt lành. Ngoài ra, những trường hợp kể trên đem đến sự giải thích về tình trạng thê thảm của hằng triệu người đau khổ về bịnh tật trên thế gian. Chúng ta không thấy những kẻ tật nguyền, què quặt, đui mù, câm điếc, điên khùng, những người bị các chứng bịnh nan y, liệt bại, động kinh cùi phong, những người cụt tay, cụt chân vì tai nạn hay chiến tranh... Những người xấu số đáng thương ấy, chúng ta không nhìn thấy vì họ Ở ẩn trú trong nhà, hoặc nằm trong các bịnh viện. Chúng ta chỉ tình cờ gặp họ một đôi khi ở ngoài đường phố, và không biết rõ tổng số những người bịnh tật đau khổ ấy lên đến bao nhiêu!
Nhưng họ gồm một thành phần rất đông đảo, và số phận của họ rất thảm thương. Sự giải thích thông thường của những giáo sĩ đạo Gia Tô về những thảm trạng đau thương ấy là: "Đó là ý muốn của Chúa Trời!" Nhưng thật khó mà dung hòa cái ý niệm một đấng Cha Lành đầy lòng từ bi bác ái mà lại tạo ra những cảnh đau khổ lầm than đó cho những đức con vô tội của Ngài. Về điểm này, người ta lại nói rằng ý muốn của Chúa Trời là một điều bất khả tư nghị, không thể cân nhắc đo lường, và không thể hiểu được! Nhưng rốt cuộc câu ấy vẫn không giải quyết được sự mâu thuẫn nói trên.
Thuyết Luân Hồi đã đưa ra sự giải thích cho vấn đề bí hiểm đó bằng cách chỉ rằng sự vật diễn ra trong vũ trụ không bao giờ do sự ngẫu nhiên tình cờ, mà là do sự hành động của một định luật thiên nhiên rất công bình và hợp lý. Đó là một định luật căn bản trong Trời Đất, theo đó thì những người đau khổ bịnh tật vốn là do những nguyên nhân của họ đã gây ra trong quá khứ, và bây giờ họ phải gánh lấy hậu quả; không một ai có thể bị những cảnh lầm than khốn đốn nếu đó không phải là do những nguyên nhân xa gần mà họ đã tạo nên trong những kiếp quá khứ. Người Tây phương không thể chấp nhận quan niệm về Luân Hồi một cách dễ dàng vì nó khó tin và không thể đem ra thí nghiệm một cách khoa học, hoặc không có gì làm bằng chứng.
hTuy nhiên, trong đời có biết bao nhiêu những chuyện khó tin mà chúng ta không hề nghĩ đến! Từ một cái trứng bé nhỏ chui ra một con nòng nọc, nó lội nước như một con cá, rồi lớn dần và rụng đuôi để trở thành con cóc. Một con sâu kết một kén bằng tơ và sau đó ít lâu nó từ trong cái kén một cái kén bằng tơ và sau đó ít lâu nó từ trong cái kén chui ra và trở thành một con bươm bướm màu mè sặc sỡ. Đó chỉ là một vài thí dụ lạ lùng để chỉ cho ta thấy rằng sự sống của một sinh vật có thể thay hình đổi dạng nhiều lần liên tiếp mà vẫn không mất cái cá tính riêng của nó; và chúng ta chấp nhận điều ấy một cách tự nhiên. Nếu ta suy nghĩ kỹ, có lẽ chúng ta sẽ thấy rằng những thí dụ đó cũng không khác gì hơn là việc linh hồn những thể xác khác nhau mà vẫn giữ nguyên vẹn cá tính của nó.
Những cuộc soi kiếp của ông Cayce mà ta có thể chấp nhận được về phương diện tâm lý và luân lý đã giúp cho chúng ta giải tán được sự hoài nghị Những tài liệu lạ lùng đó là một bằng chứng để giúp cho chúng ta có một tầm hiểu biết sâu xa hơn. Có lẽ nó giúp đỡ cho chúng ta thấy rằng ngoài ra những kiếp sống tầm thường, bẩn chật, gò bó của chúng ta trên cái thế giới nhỏ hẹp này, còn có một tầm sinh hoạt rộng lớn bao la hơn nữa, và cuộc đời còn có một ý nghĩa sâu xa thâm trầm hơn những gì mà chúng ta đã có thể tưởng tượng từ trước đến naỵ
Comment