Vừa rồi, chúng tôi, những người bạn chí thân từ thời còn đi học ở Việt Nam trước 1975, rủ nhau qua Canada thăm mấy ông bạn khác. Chúng tôi đến thành phố Montreal vào mùa hè nên không lạnh lắm. Ở Mỹ hay Canada, nhà cửa, cách sinh hoạt không khác nhau mấy. Và việc đi thăm bạn bè thì cũng chẳng có gì đáng kể ra đây nếu không có một câu chuyện, mà nếu bạn nghe được, chắc cũng sẽ ngạc nhiên, đặt nhiều câu hỏi.
Chuyện hơi dài dòng, xin bạn kiên nhẫn.
Chúng tôi gồm ba cặp vợ chồng, được gia đình người bạn tiếp đón rất thân tình. Ông ta còn gọi các bạn khác ở gần đó, kéo đến, nên buổi họp mặt thật đông vui.
Khi bữa cơm gia đình đã mãn, các bà lo dọn dẹp chén bát để pha trà và các ông đang chuyện trò sôi nổi, thì ông bạn chủ nhà đổi đề tài: “Có một chuyện thực, xảy ra ở Việt Nam, khoảng năm 1982. Một chuyện kỳ lạ mà bà chị tôi vừa là người trong cuộc vừa là nhân chứng. Lúc còn ở Việt Nam, chị tôi dấu kín vì sợ đến tai công an thì sẽ bị tra hỏi, có thể bị tù cũng nên. Nay chị tôi đến xứ tự do, sẽ kể thoải mái. Trong câu chuyện, có gì thắc mắc, xin cứ hỏi chị tôi”.
Người chị của chủ nhà, đang ngồi với các bà, được yêu cầu kể chuyện. Chị ta xin phép vài phút để lên lầu, lát sau đi xuống, tay cầm một phong bì đặt trước mặt và bắt đầu kể. Mọi người yên lặng, lắng nghe.
- Gia đình tôi, sau bảy lăm (1975), chỉ còn đàn bà vì đàn ông đều vô tù cải tạo hết cả. Khoảng năm tám mươi (1980), chúng tôi được móc nối để vượt biên nhưng vẫn phải chờ ít nhất một người đàn ông đi tù cải tạo về mới quyết định được. Năm đó, cậu em tôi được thả về, chúng tôi báo cho người tổ chức, họ bảo, có một chuyến, phải đi ngay. Từ Sài Gòn chúng tôi đón xe về Cà Mau dự đám cưới. Đám cưới thật nhưng ăn cưới chỉ là cái cớ. Dân địa phương thấy người lạ từ Sài Gòn về ăn cưới thì biết ngay, nhưng rình bắt là công việc của công an. Thế nên, ai cũng chờ đợi màn thứ hai là khuya nay, công an sẽ phục ở bãi đáp để tóm gọn quí vị quan khách nầy. Trò nầy xảy ra thường xuyên, nhưng họ không biết rằng vụ vượt biên nầy lại do chính công an địa phương đứng ra tổ chức, nên tối đó quí vị công an với các viên chức xã ấp có nhiệm vụ phải nốc rượu cho thật say, để sáng ra, ai cũng không biết gì cả!
Khuya đó, chúng tôi bị gọi dậy, cấp tốc lên đường. Từ nhà ra biển chỉ vài cây số. Trời quá tối. Chúng tôi âm thầm theo người trước mặt, đi vòng vèo trên các con đường đất. Trong bóng đêm tối đen, thỉnh thoảng, bên đường lại có một toán chui ra nhập bọn, tôi đoán, cả đoàn chúng tôi, ít ra cũng hơn trăm người. Mặc dù đã được dặn trước là khi xuống thuyền phải tuyệt đối yên lặng và trật tự, không được chen lấn cãi cọ, nhưng khi thấy mấy chiếc tắc xi (thuyền nhỏ đưa ra thuyền lớn), người ta ùa nhau lội xuống nước, tranh nhau leo lên thuyền. Cậu em tôi đi trước, tay bồng hai đứa con, vợ nó níu lưng đi sau, tôi níu áo cô ta để khỏi lạc nhau. Chỗ bãi đó toàn sình, ngập đến đầu gối khiến ai nấy bì bõm mãi mà chưa đến thuyền. Cậu em tôi phải kéo hai người đàn bà chúng tôi phía sau nên càng vướng víu, chậm chạp. Mọi người như những bóng ma âm thầm, chen nhau leo lên thuyền.
Khi cậu em tôi bỏ được hai đứa nhỏ lên thuyền, đẩy được vợ nó lên, đến lượt tôi thì bỗng có tiếng súng, tiếng la hét:
- Tất cả đứng yên! Đưa hai tay lên. Ai bỏ chạy sẽ bị bắn bỏ.
Tôi thấy ánh đèn pin loang loáng cách chỗ chúng tôi vài trăm thước. Chủ thuyền vội đẩy thuyền ra. Cậu em tôi chỉ kịp níu lấy be thuyền, người vẫn còn ở dưới nước. Tôi và khoảng vài chục người đành đứng nhìn mấy chiếc thuyền lẫn vào bóng tối, mờ dần ngoài biển khơi. Lúc đó tiếng súng và tiếng hô hoán “Đứng yên! Bỏ chạy bắn bỏ” càng như gần hơn khiến mọi người vội chạy ngược về phía bờ. Như đã dặn trước:
- Khi bị bể, phải chạy tránh xa ánh đèn của công an, trốn cho kỹ, chờ vài hôm, yên tĩnh mới tìm cách ra lộ đón xe về.
Vậy là mạnh ai nấy chạy. Tôi bương đại lên bờ, chạy ngược hướng tiếng súng. Vừa chạy vừa run, miệng niệm: “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát”. Cứ nhắm mắt, nhắm mũi chạy đại, vấp mô đất hay gốc cây té xuống thì vùng dậy chạy tiếp. Lúc đầu hình như có người cùng chạy với tôi, quay lại thì không thấy ai cả! Tôi chạy độ nửa tiếng, thấy đã xa, vừa hoàn hồn thì hai chân rã rời, nhấc không lên. Tôi ngồi đại xuống đất, thở dốc. Lúc đó khoảng một giờ sáng. Tôi nhìn quanh. Một bên là biển đen sì, rì rào tiếng sóng, một bên là bờ rừng, với hàng cây là những khối đen, cao hơn đầu người, trông như những con ác thú đang chờ mồi. Tôi đoán, có lẽ công an rình bắt một vụ vượt biên khác, cách chúng tôi vài ba trăm mét, chủ thuyền tưởng bị bể, nên bỏ chạy, vì thế mọi người mới chạy thoát.
Từ lúc lên xe ở Sài Gòn đến khi về Cà Mau, tôi hoàn toàn không biết mình đang ở đâu? Bây giờ ngồi bơ vơ giữa đồng không mông quạnh, chung quanh tối mù, tôi tự hỏi mình sẽ làm gì, hay phải ngồi như thế nầy cho đến sáng? Lúc nãy, chạy, người toát mồ hôi, bây giờ, gió biển thổi vào, tôi lạnh run cầm cập. Tôi thầm ước cho công an đến bắt mình, có người cùng bị bắt với nhau cũng yên tâm, rồi sau đó muốn ra sao thì ra! Cái xách nhỏ trên vai tôi vẫn còn. Tôi tìm chai nước lạnh, uống mấy ngụm. Trong xách chỉ có vài chai nước lạnh, mấy viên thuốc say sóng, mấy hộp sữa đặc, cái khăn nhỏ, một mớ đô la và vàng cùng quyển kinh Phật. Không hiểu sao, trong lúc hoảng loạn mà tôi còn giữ được cái xách?
Đang ngồi rầu rĩ, bỗng nhiên, tôi thấy từ xa, có ánh đèn thấp thoáng, có lẽ là đèn dầu hôi, loại thường thấy ở thôn quê, cách tôi hơn một cây số. Tôi mừng rỡ, quên cả mệt, đứng lên, nhắm ánh đèn mà đi. Tôi đi như chạy, té lên, té xuống, mà không thấy đau, cứ nhắm ánh đèn bương tới, vì sợ người ta tắt đèn thì không biết làm sao tìm đến. Độ nửa giờ sau, tôi đến nơi. Đó là một nhà lá, cửa mở, một cây đèn bão (loại đèn để đi trong gió mà không sợ tắt), đặt trên một chiếc ghế nhỏ, để ngay trước cửa, nhờ vậy mà từ hướng bên trái ngôi nhà, tôi vẫn thấy được.
Khi đến trước cửa, tôi kêu lên:
- Có ai trong nhà không? Cho tôi vào với.
Chuyện hơi dài dòng, xin bạn kiên nhẫn.
Chúng tôi gồm ba cặp vợ chồng, được gia đình người bạn tiếp đón rất thân tình. Ông ta còn gọi các bạn khác ở gần đó, kéo đến, nên buổi họp mặt thật đông vui.
Khi bữa cơm gia đình đã mãn, các bà lo dọn dẹp chén bát để pha trà và các ông đang chuyện trò sôi nổi, thì ông bạn chủ nhà đổi đề tài: “Có một chuyện thực, xảy ra ở Việt Nam, khoảng năm 1982. Một chuyện kỳ lạ mà bà chị tôi vừa là người trong cuộc vừa là nhân chứng. Lúc còn ở Việt Nam, chị tôi dấu kín vì sợ đến tai công an thì sẽ bị tra hỏi, có thể bị tù cũng nên. Nay chị tôi đến xứ tự do, sẽ kể thoải mái. Trong câu chuyện, có gì thắc mắc, xin cứ hỏi chị tôi”.
Người chị của chủ nhà, đang ngồi với các bà, được yêu cầu kể chuyện. Chị ta xin phép vài phút để lên lầu, lát sau đi xuống, tay cầm một phong bì đặt trước mặt và bắt đầu kể. Mọi người yên lặng, lắng nghe.
- Gia đình tôi, sau bảy lăm (1975), chỉ còn đàn bà vì đàn ông đều vô tù cải tạo hết cả. Khoảng năm tám mươi (1980), chúng tôi được móc nối để vượt biên nhưng vẫn phải chờ ít nhất một người đàn ông đi tù cải tạo về mới quyết định được. Năm đó, cậu em tôi được thả về, chúng tôi báo cho người tổ chức, họ bảo, có một chuyến, phải đi ngay. Từ Sài Gòn chúng tôi đón xe về Cà Mau dự đám cưới. Đám cưới thật nhưng ăn cưới chỉ là cái cớ. Dân địa phương thấy người lạ từ Sài Gòn về ăn cưới thì biết ngay, nhưng rình bắt là công việc của công an. Thế nên, ai cũng chờ đợi màn thứ hai là khuya nay, công an sẽ phục ở bãi đáp để tóm gọn quí vị quan khách nầy. Trò nầy xảy ra thường xuyên, nhưng họ không biết rằng vụ vượt biên nầy lại do chính công an địa phương đứng ra tổ chức, nên tối đó quí vị công an với các viên chức xã ấp có nhiệm vụ phải nốc rượu cho thật say, để sáng ra, ai cũng không biết gì cả!
Khuya đó, chúng tôi bị gọi dậy, cấp tốc lên đường. Từ nhà ra biển chỉ vài cây số. Trời quá tối. Chúng tôi âm thầm theo người trước mặt, đi vòng vèo trên các con đường đất. Trong bóng đêm tối đen, thỉnh thoảng, bên đường lại có một toán chui ra nhập bọn, tôi đoán, cả đoàn chúng tôi, ít ra cũng hơn trăm người. Mặc dù đã được dặn trước là khi xuống thuyền phải tuyệt đối yên lặng và trật tự, không được chen lấn cãi cọ, nhưng khi thấy mấy chiếc tắc xi (thuyền nhỏ đưa ra thuyền lớn), người ta ùa nhau lội xuống nước, tranh nhau leo lên thuyền. Cậu em tôi đi trước, tay bồng hai đứa con, vợ nó níu lưng đi sau, tôi níu áo cô ta để khỏi lạc nhau. Chỗ bãi đó toàn sình, ngập đến đầu gối khiến ai nấy bì bõm mãi mà chưa đến thuyền. Cậu em tôi phải kéo hai người đàn bà chúng tôi phía sau nên càng vướng víu, chậm chạp. Mọi người như những bóng ma âm thầm, chen nhau leo lên thuyền.
Khi cậu em tôi bỏ được hai đứa nhỏ lên thuyền, đẩy được vợ nó lên, đến lượt tôi thì bỗng có tiếng súng, tiếng la hét:
- Tất cả đứng yên! Đưa hai tay lên. Ai bỏ chạy sẽ bị bắn bỏ.
Tôi thấy ánh đèn pin loang loáng cách chỗ chúng tôi vài trăm thước. Chủ thuyền vội đẩy thuyền ra. Cậu em tôi chỉ kịp níu lấy be thuyền, người vẫn còn ở dưới nước. Tôi và khoảng vài chục người đành đứng nhìn mấy chiếc thuyền lẫn vào bóng tối, mờ dần ngoài biển khơi. Lúc đó tiếng súng và tiếng hô hoán “Đứng yên! Bỏ chạy bắn bỏ” càng như gần hơn khiến mọi người vội chạy ngược về phía bờ. Như đã dặn trước:
- Khi bị bể, phải chạy tránh xa ánh đèn của công an, trốn cho kỹ, chờ vài hôm, yên tĩnh mới tìm cách ra lộ đón xe về.
Vậy là mạnh ai nấy chạy. Tôi bương đại lên bờ, chạy ngược hướng tiếng súng. Vừa chạy vừa run, miệng niệm: “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát”. Cứ nhắm mắt, nhắm mũi chạy đại, vấp mô đất hay gốc cây té xuống thì vùng dậy chạy tiếp. Lúc đầu hình như có người cùng chạy với tôi, quay lại thì không thấy ai cả! Tôi chạy độ nửa tiếng, thấy đã xa, vừa hoàn hồn thì hai chân rã rời, nhấc không lên. Tôi ngồi đại xuống đất, thở dốc. Lúc đó khoảng một giờ sáng. Tôi nhìn quanh. Một bên là biển đen sì, rì rào tiếng sóng, một bên là bờ rừng, với hàng cây là những khối đen, cao hơn đầu người, trông như những con ác thú đang chờ mồi. Tôi đoán, có lẽ công an rình bắt một vụ vượt biên khác, cách chúng tôi vài ba trăm mét, chủ thuyền tưởng bị bể, nên bỏ chạy, vì thế mọi người mới chạy thoát.
Từ lúc lên xe ở Sài Gòn đến khi về Cà Mau, tôi hoàn toàn không biết mình đang ở đâu? Bây giờ ngồi bơ vơ giữa đồng không mông quạnh, chung quanh tối mù, tôi tự hỏi mình sẽ làm gì, hay phải ngồi như thế nầy cho đến sáng? Lúc nãy, chạy, người toát mồ hôi, bây giờ, gió biển thổi vào, tôi lạnh run cầm cập. Tôi thầm ước cho công an đến bắt mình, có người cùng bị bắt với nhau cũng yên tâm, rồi sau đó muốn ra sao thì ra! Cái xách nhỏ trên vai tôi vẫn còn. Tôi tìm chai nước lạnh, uống mấy ngụm. Trong xách chỉ có vài chai nước lạnh, mấy viên thuốc say sóng, mấy hộp sữa đặc, cái khăn nhỏ, một mớ đô la và vàng cùng quyển kinh Phật. Không hiểu sao, trong lúc hoảng loạn mà tôi còn giữ được cái xách?
Đang ngồi rầu rĩ, bỗng nhiên, tôi thấy từ xa, có ánh đèn thấp thoáng, có lẽ là đèn dầu hôi, loại thường thấy ở thôn quê, cách tôi hơn một cây số. Tôi mừng rỡ, quên cả mệt, đứng lên, nhắm ánh đèn mà đi. Tôi đi như chạy, té lên, té xuống, mà không thấy đau, cứ nhắm ánh đèn bương tới, vì sợ người ta tắt đèn thì không biết làm sao tìm đến. Độ nửa giờ sau, tôi đến nơi. Đó là một nhà lá, cửa mở, một cây đèn bão (loại đèn để đi trong gió mà không sợ tắt), đặt trên một chiếc ghế nhỏ, để ngay trước cửa, nhờ vậy mà từ hướng bên trái ngôi nhà, tôi vẫn thấy được.
Khi đến trước cửa, tôi kêu lên:
- Có ai trong nhà không? Cho tôi vào với.
Comment