Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Kể Chuyện MA

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    BóNg MA TrƯờNg Áo TíM

    Thái ngóc đầu lên để vói rút khăn lông trên đầu giường đặng che mặt mà ngủ, vì đèn chong nóng quá.

    Rút khăn xong, anh thả rơi đầu xuống thì nghe một cái cộp, rồi lại nghe anh ta la : “ Ui cha ! “

    Ở mấy chiếc giường hai bên, ngườI ta rúc rích cười. Anh đã bị bạn kế giường rắn mắc ăn cắp gối lúc anh ngóc đầu lên . Tên ăn cắp là Ngư . Ngư hô :

    - Nè chụp nè ! Rồi liệng gối Thái theo đường vòng cầu. Gối bay ngang mình Thái rồi rơi qua giường bên kia. Nguyên đưa tay sẵn để hứng lấy rồi dồi gối qua cho Thoại bên cạnh , y như người ta chơi bóng rỗ.

    Gối chuyền tay mà bay từ giường này đến giường khác , Thái rượt theo mãi mà không kịp. Rốt cuộc anh đành trở về giường, cuốn mền lạI kê đầu mà nằm.

    Những người chơi cái trò trẻ con trên đây toàn là ngườI lớn cả, trên dưới bốn mươi tuổi đầu.

    Đó là những thầy giáo ở tỉnh , nhân dịp bãi trường về Sàigòn theo học các lớp tu nghiệp tại trường Gia Long.

    Tất cả, ngày xưa đều là lưu trú học sinh ở một trường trung học nào đó ở miền Nam.

    Cuộc sống chung trong mùa tu nghiệp năm nay bỗng dưng gây lại cái không khí mười mấy năm về trước với những dãy giường sắt ngay hàng thẳng lối , với trống điểm giờ ăn, giờ tắm, giờ nằm, vớI bóng đèn chong màu xanh xanh tỏa ánh sáng trăng nhơn tạo xuống những chiếc mùng rung rinh mà trong đó các cậu thiếu niên mơ những mộng đẹp ngoài đời.

    Ôi, cái đời lưu trú năm xưa, xa lắm rồi mà nghe sao như là mới hôm qua này thôi !

    Ôi, những cái đầu, tóc còn dưỡng rẽ, ôi những chiếc tủ đầu giường thơm mùi thuốc rệp mà trong đó bao thiếu niên mơ mộng đã xếp kỹ những bức thư xanh, những bức thư tím, những bức thư hồng, cũng như họ đã ủ kín trong lòng non dại của họ niềm yêu bâng quơ tác giả các bức thư kia.

    Ôi ,những gói bánh tổ bột gạo, đường hạ Biên hòa mà các cậu thiếu niên gặm mòn trong đêm tối như chuột gặm khoai, ôi những kỷ niệm xa xưa , nay đã đâu rồi !

    Ngày đầu vào trường Gia Long, ai nấy lòng cũng quặn thắt đau, nghẹn ngào xúc động mà nhìn những dãy nhà giống hệt những dãy nhà của trường Petrus Ký, trường Sở Cọp, trường Cần Thơ, trường Mỹ Tho mà trong đó đã nghỉ yên quá khứ của họ.

    Làm sao không ngậm ngùi được vì đó là nơi mà một khi kia trong đời họ, họ đã hoài thai nhiều mộng vĩ đại, đã mơ những giấc mơ tiên
    Nhưng rồi sự học tập và cuộc sống tập thể lôi cuốn họ vào một nhịp khắc khổ hơn nên họ tạm dẹp tình cảm lại.

    Nhưng họ vẫn cảm nghe họ trẻ lại đi mườI mấy năm, ham nô đùa vớI nhau như lũ lưu trú học sinh ngày trước

    Các thầy giáo hôm nay cũng rắn mắc y hệt như cái bản sao của họ hồi tiền chiến

    Khi chiếc gối bay đến giường cuốI dãy thì anh Trung chụp rồI dộng vào cửa buồng một cái rầm nghe như vợ chồng ai đang đánh lộn vớI nhau

    - Mấy thằng dịch già này , không cho tao ngủ hở bây ?

    Đó là lời mắng rất hiền của một ông cụ bốn lăm. Mới bốn lăm mà ông ta ra vẻ cụ lắm

    - Thôi ngủ bây ơi, kẻo cụ giận không gả con cho thì chết đến sáu bảy cửa lận : cửa trước không ai đóng, cửa sau không ai gài, cửa túi rách không ai vá, cửa tủ tiền chạy ra không ai ngăn, cửa miệng không ai tiếp tế lương thực nè ……

    Cả bọn cười xòa, và anh Hạc hát giọng tuồng :

    - Nhạc gia ơi ! Xin đó mựa đừng vội giận, đây nguyền nuốt hận làm im cho nhạc gia ngủ đó a nhạc gia !

    - Thùng ! anh Trinh đánh trống miệng một cái nghe ngọt xớt

    - Thôi phát nầy ngủ thật đa ! Dung nói

    - Khoan, để mổ ra câu đối, đứa nào đối được, sáng mổ bao ăn kem . Ráng nghe các cha :

    - Ngủ giả mà nói ngủ thật, là giả ngủ
    - Xuất đối đi, đối đối nan, thỉnh tiên sinh đối vậy
    - Im !
    - Đèn chong sáng quá làm sao ngủ

    - Trong Petrus Ký đó nghen tụi bây, hồi đó nó không chong đèn bóng xanh như ở đây, vì bóng xanh sáng lắm, học trò lén thức học, bỏ ngủ rồi bịnh cả đám. Biết nó làm sao hôn ? Nó chong bằng bóng trắng mà ngoài sơn dầu sơn xanh. Như vậy ánh sáng tốI hù, đứa nào ham học thì bơ.

    Có một bận đó nghen, tụi nó đòng đòng lên ba đứa như làm trò xiệc ấy, để lấy dao cạo dầu sơn. Quên nói là trường Petrus Ký khôn lắm , nó rút bóng đèn lên sát tận trên trần để mình phá không được.

    Đang cạo sột sột bỗng đâu thầy Su-quây-dăng mở cửa kiếng kêu cái bực mà bứơc ra, vì tụi ngoài này làm ồn như giặc, thầy ta chịu không thấu đời quyết ra chụp vài cậu phạt cho hả giận

    Đám hát xiệc nghe nguy hoảng hốt, anh kép ở dướI quăng anh kép đứng giữa, anh kép giữa quăng anh kép trên. Anh nầy, tao nhớ tên là anh Gừng. Anh ta té cái rầm , năm bất tỉnh nhơn sự , con dao đâm lủng tai trái anh ta, máu ra linh láng.

    Thầy Su vừa bước ra, thấy vậy ngỡ anh ta chết, sợ chịu nhơn mạng, vội thốI trở vô. Vừa lúc ấy thì mùng cháy rần rần vì anh Ký thắp đèn cầy mà học , học mê không hay gì cả, đến chừng nghe cái rầm anh ta giật mình hươi tay đụng đèn ngã vào mùng mà gây hỏa hoạn.

    - Rồi sao nữa ?

    - Rồi áp nhau mà la mã tà chớ sao. Có thằng hô to “ Hỏa thiêu Hồng Liên Tự rồi bây ơi ! “


    Đêm ấy, nhà ngủ tụi tao rầm rầm như đám giựt giàn cúng làm chay.
    - Rồi anh Gừng có sao không ?

    - Sau đó , anh ta hóa thành thi sĩ.
    - Lạ không ?
    - Anh ta làm thơ như vầy :
    Cạo đèn bây học, lại quăng tao,
    Nghĩ giận tụI bây , máu muốn trào
    Hát xiệc không lương , xương lạI gãy,
    Thầy Su hoảng sợ, thích biết bao !
    Chưa chết mà bây châm lửa đốt,
    Tao chẳng dân Miên, hỏa táng tao !
    Từ rày nhắn vớI quân ham học,
    Vùi đầu vào sách sẽ ho lao

    - Toàn vần ao không mà thôi
    - Phải, đó là anh ta cố ý, vì anh ta nói anh ta đã bị nóc ao mà !
    - Thôi bỏ mùng xuống ngủ các cha !
    - TụI bây ơi, mùng của mình vén coi có vẻ thất trận lắm ! Tụi áo tím hồi đó tao đi ngoài đường thấy chúng nó vén mùng khéo mà bắt thèm. Chúng nó may mùng trùm phủ ngoài trụ, rồi muốn vén, vo tròn lại từ lai trôn vo lên, như con gái thợ cấy xăn ống quần . Thật là tay con gái có khác .
    - Các cô con gái áo tím dễ yêu hồi đó bây giờ đã hóa ra bà già rồi bây ơi, trời hỡi nè, đời ngườI sao mà thấm thoát , cô áo tím của tôi đã năm con bảy cháu rồi nè trời !
    - Hu…..hu…..!
    - Thùng !
    - Các anh ơi, sao mà nằm trên giường nầy, tôi nghe như hương thừa của ai còn phảng phất đâu đây…..

    - Giường cũ biết còn hay không ?

    - Sao lại không . Trường Gia Long là cái trường độc nhứt không bị quân đội Nhật và Pháp sung công thì cái gì cũng còn nguyên vẹn cả, trừ người xưa. Kìa cái cây dé ngựa ngoài sân, ngày xưa, cô áo tím của tôi chiều chiều đã dựa vào đó mà làm thơ.

    Cây cối bây giờ đã thành đoàn cổ thụ già, đang chờ người đi mất tự ngàn xưa … Ngày nào tròn trăng lại nhớ…..

    - Có ai xuôi vạn lý , nhắn đôi câu…..

    - Thùng !
    - Tân cổ nhạc hằm bà lằng, mại dô !
    - Quỉ dịch, có để người ta ngủ hay không nè ?
    Bấy giờ chắc cũng đã khuya rồi, nên phần đông mòn mỏi và lời mắng cuối cùng đã bịt miệng họ được .

    Tuy nhiên, những người chưa ngủ vẵn lăn qua trở lại hoài. Nhớ vợ, nhớ con ở tỉnh nhà , hay nhớ một mối chinh phục mớI ? Ừ, một dịp đi Sàigòn y như là ngày kép núi hạ san và rất có thể gặp đào giữa truông mây

    Thầy giáo Lâu ngồi dậy định bước ra cửa sổ dòm sao. Thầy giáo Niệm cận giường còn thao thức , thầy kéo bạn dậy và nói nho nhỏ :

    - Chưa ngủ à ? Ra đây hứng mát . Trời, tháng bảy mà sao nóng nực quá ?

    Giáo Niệm là tay làm ồn nhứt trường từ hổm nay, không ai chịu nổi thầy ta cả. Mỗi đêm thầy ta đều rủ các bạn tái diễn cái trò kêu rệp ngày xưa nghe muốn bể con rái.

    Thầy gác , tiếng Pháp kêu là Su-quây-dăng , nhưng hồi xưa học sinh lại kêu lầm họ là rê-pê-ti-tơ và kêu tắc là Rệp.

    Đêm đêm hễ thầy gác đi rình là họ kêu than có rệp :
    - Rệp mắc dịch ! Bò hoài sáng đêm !
    Rồi họ đập giường rầm rầm
    Giáo Niệm nô đùa dữ quá , cười muốn bể cửa kiếng nhưng ai tinh ý thì thấy trong cái quá lố ấy có ẩn hiện một hơi hướng đau thương, như là sầu quá hóa điên, cườI ra nước mắt.

    Nhứt là từ lúc các bạn nhắc đến các cô áo tím cho vui thì thấy thầy ta ngậm câm, không tham gia buổi tối vui nữa.

    Tiểu tiết ấy không thoát khỏi mắt quan sát của ngườI bạn thân giữa đường của giáo Niệm là giáo Lâu.

    Còn một điều lạ lùng nầy nữa là từ Phong Dinh ( Cần Thơ) lên để theo học lớp tu nghiệp Anh văn mà giáo Niệm không thèm học hành gì cả. Theo chỗ dọ biết thì ngày xưa thầy rất khá Ăng lê, mà đã quên hết rồi.

    - Thì nay học lại , chớ khó khăn gì đâu.

    - Nhưng thầy ta như cóc cần học . Mỗi lần bà giáo người Mỹ gọi đến thầy là thầy cứ trả lời độc một câu mà thầy còn nhớ :
    - I can’t speak English (1)

    “ Tâm sự gì ? “ Lâu tự hỏi thầm và ái ngại cho người bạn mới mà thầy rất mến.

    Một người từ Bình Dương xuống, một ngườI từ Phong Dinh lên, chơn trời góc biển gặp nhau, lại mến nhau như bạn thâm giao đâu từ thuở ấu thời.

    Đôi bạn thót lên ngồi trên đầu tủ com-mốt , rồi Lâu chỉ vòm trời đen lóng lánh sao mà hỏi bạn :

    - Giống cái gì ?

    - Giống sao vàng rải trên hòm sơn đen

    - Ghê quá ! Sao anh lại nghĩ đến cách so sánh tang tóc như vậy ?

    - Có lẽ vì liên tưởng.

    - Đến cái gì ?

    Giáo Lâu đặt tay lên vai bạn không nói gì, nhưng cử chỉ ấy hùng biện biết bao ! Đôi bạn thông cảm nhau một niềm thương mến sẵn sàng trao đổi nhau nghe tất cả cái gì ray rứt trong lòng họ.

    Giáo Niệm cúi xuống nhìn sân trường tối om, xa xa một vừng ánh đèn vườn làm nổi bật lên cây lá trong một khoảng nhỏ….

    - Trong cái im lặng bao phủ cảnh trường nầy, tôi bồi hồi tưởng nhớ năm xưa ….

    - Ngỡ gì, ai lại không như thế . À, hồi đó anh học trường nào ?

    - Petrus Ký

    - Còn tôi thì học Sở Cọp. Trường của mình nên thơ hơn trường này phảI không anh. Thuở ấy, đêm tôi dòm ra sở thú, lắng nghe tiếng thủ thỉ của dân rừng bị nhốt…

    - Còn tôi thì đêm đêm dòm ra thành Ngã Bảy lúc đó còn là một cánh đồng ma, để xem đèn ma và nghe mấy chị bột khoai kêu mả tà.

    Ấy ,quanh trường hoang vắng nên tối nào cũng có cướp cạn.

    - Còn ở đây lâu đài, dinh thự nhiều quá, không đẹp gì hết.

    - Tôi, tôi lại nghĩ khác. Tôi thấy ở đây rất nên thơ vì có lẽ trường này dính líu đến tôi nhiều .

    Giáo Lâu đã thành công nhờ khôn khéo. Thầy ta biết nếu tra hỏi thì chắc bạn không chịu khai. Còn gợi chuyện thì tự nhiên việc nầy đưa đến việc khác, và đầu dây mốI nhợ sẽ được tháo tung ra.

    Giáo Niệm đột ngột hỏi :

    - Anh có biết là tôi chưa vợ hay không ?

    - Không , trời ơi, đã bốn mươi hai rồi mà ….

    - …… Mà còn cô độc, ừ. Tôi đi lên đây , mục đích chánh là đi hành hương. Hễ có dịp vào trường Gia Long là tôi vào, không biết để chi, nhưng không thể đừng được.

    Trường nầy không phảI cảnh cũ, nhưng có lẽ nó gợi nhớ nên tôi thích. Hễ nhớ là đau, nhưng lạI cứ muốn nhớ, nhớ hoài để nghe như nó còn mới hoài, mới như vừa xảy ra hôm qua đây.
    Năm ấy tôi học năm thứ hai. Một hôm Chúa nhựt ra chơi nhà ngườI chịu trách nhiệm về tôi đối với nhà trường, tôi gặp Oanh, trường áo tím, cháu của nhà nầy mà tôi không dè.

    Tôi còn nhát gái lắm, nên bẽn lẽn một lúc rồi bỏ đi luôn.

    TốI lại về trường tôi mới thấy là tôi ngu quá. Bạn hữu trong trường đứa nào cũng có bạn gái ở ngoài cả chỉ trừ tôi thôi. Nhà quê không biết làm quen với ai, nay gặp dịp tốt lại trốn mất thì có ngốc quá hay không ?
    Nhưng bây giờ mà có bạo gan tuần sau ra đó để gặp cô ấy chắc cũng sẽ ú ớ , không biết nói gì

    Cô bé đẹp quá ! Áo tím làm nổi bật nước da trắng nõn của cô và cái e lệ của cô sao làm tôi điếng người đi.

    Bí quá, tôi lén bạn hữu kéo anh Lưu ra góc sân và hỏi :

    - Anh Chín nè, làm sao anh quen với bạn gái ?

    Lưu là một học sinh rất đẹp trai. Anh ấy lại biết làm thơ nữa. Anh có một tập thơ nhan đề là “ Anh Chín thi tập “, trong đó anh sưu tầm thơ của anh và của nhiều bạn gái của anh. Anh Chín là biệt hiệu cà rỡn mà bạn hữu gán cho anh và anh vui vẻ nhận lấy.

    - Cái đó tùy anh, Lưu đáp . VớI mỗI người, phảI mỗi cách. Cô ấy thế nào ?
    Tôi kể chuyện gặp gỡ cho anh nghe. Anh trề môi mà rằng :

    - Anh thật là thằng chúa ngục, anh trốn như vậy nó khinh anh rồI thì còn mong gì.

    Tôi khổ sở quá, và luôn hai ba Chúa nhựt không dám ra đó nữa.

    Tuần ấy tôi xáng bịnh: sốt rét rừng. Nhà thương cứu cấp ở trường gởi tôi vào nằm điều trị trong Chợ Rẫy.


    Thuở ấy công chức và học sinh đi Chợ Rẫy đều nằm chung một trại , gọi là “ Nhà giàu I”.

    Tôi được tiêm thuốc hai hôm là hết sốt. Nhưng lệ nhà thương , sốt rét rừng cho nằm mườI lăm hôm.

    Hôm thứ ba tôi ra ngoài sân, lại gốc me ngồi chơi thì lạ quá, trên băng đá dưới gốc me ấy , cô áo tím đang ngồi đan nón.

    Tôi hoảng vía toan thối lui để chạy vào trại thì cô ta thấy tôi, mỉm cười chào tôi một cái. Tôi quýnh lên, đỏ cả hai tai rồi ú ớ như thằng câm.
    Để cứu tôi, cô hỏi :

    - Anh vào nằm đây bao lâu rồi ?

    - Dạ ơ….hơ …. mười lăm

    Sợ quá, đến số ngày cũng nói bậy .

    - Em thì mớI có ba ngày. Anh bịnh làm sao và nằm phòng số mấy ?

    Bấy giờ tôi đã hoàn hồn, bước lại gần băng mà đáp :

    - Tôi nằm số bảy, trên lầu . Cô bịnh làm sao và nằm ở đâu ?

    Thì ra cả hai đều sốt rét. Cô ấy nằm số 25 dưới đất. Hỏi phăng tới thì biết cô cũng học năm thứ hai , ban sư phạm, và tên là Oanh.

    Oanh nói :

    - Mấy tuần nay, em có ra luôn. Cậu em ngạc nhiên lắm mà thấy anh không tới. Cậu em nói anh học giỏI lắm, không lẽ lại bị phạt ở lạI ngày Chúa nhựt.

    Không, không bao giờ cậu Oanh và Oanh biết lý do vì sao tôi không ra cả.

    Nhà thương Chợ Rẫy lúc ấy là nơi gặp gỡ của lưu trú học sinh các trường trung học ở Sàigòn. Vài mươi hôm hết hạn , rồi lắm khi thân đến suốt đời. Kỷ niệm chung cũng nhiều lắm.

    Oanh và tôi, cố nhiên, cũng trở thành đôi bạn . Đêm nào chúng tôi cũng ra hàng rào sắt đón chú giò chó quảy mua vài chiếc để ăn với sữa đặc nhà thương phát cho.

    Cái thú ăn giò chó quảy to bằng cườm chân ở cửa Chợ Rẫy, không anh học sinh tiền chiến nào quên được cả.

    VớI lại cái thú kéo nhau xuống nhà xác , rồI hù một tiếng, mạnh đứa nào đứa nấy chạy, chạy đến vắt giò lên cổ.

    Một bận Oanh chạy như vậy rồi vấp té , nhờ tôi đỡ kịp. Không hiểu sao kể từ phút đó chúng tôi không còn thẳng thắn với nhau được nữa.
    Ra nhà thương , tuần nào chúng tôi cũng gặp nhau ở nhà người chịu trách nhiệm.

    Ở đó, câu chuyện giữa chúng tôi là câu chuyện học hành, là chương trình đại số, là phản động hóa học, là định lý hình học, chớ không còn là câu chuyện trăng , sao thú vị ở nhà thương.

    Vì vậy, tôi cố tìm cách gặp Oanh nơi khác, đổi không khí để tìm lại những ngày thần tiên khác.

    Và chúng tôi đã tìm được.

    Không nói chắc anh hiểu ngay là chúng tôi yêu nhau. PhảI, nhưng con ngườI của chúng tôi đứng đắn lắm, nên chỉ yêu nhau suông vậy thôi, chớ không có gì tội lỗi hết.

    Nhà cũng biết thế, nhưng tin chúng tôi lắm, nên cũng chẳng rầy la gì, mặc dầu nhiều chúa nhựt, chúng tôi rủ nhau đi tuốt, bỏ cơm trưa. Tối lại vào trường mới ăn.

    Tôi hẹn với Oanh ra trường sẽ xin làm thầy giáo để cùng nghề với vợ tôi cho tiện lúc đổi đi nơi nầy nơi khác .

    Và tôi đã giữ lời hứa. Nhưng vì chưa cướI nhau nên Oanh được bổ đi Sóc Trăng , còn tôi thì Bà Rịa.

    Tuy cách trở, mà thơ từ qua lạI luôn. Oanh bị tang bà nội, nên chúng tôi chưa thành hôn với nhau được.

    Cứ mỗi ba tháng là tôi xin phép nghỉ, đi xuống thăm Oanh một ngày ! Oanh vẫn yêu tôi như thường, có lẽ yêu hơn trước vì hễ tình yêu chưa toạI thì nó cứ càng ngày càng tăng.
    Cả hai chúng tôi đều nóng lòng đợi mãn khó tang bà và cùng dự liệu nhiều việc về tương lai.
    Như vậy được một năm. Còn có bốn tháng nữa là hết tang. Tôi nao nức lắm và vừa định xuống thăm bạn lần chót để thỏa thuận nhau về chi tiết đám cưới, thì bỗng được thư Oanh.
    Oanh bảo tôi đừng xuống nữa, giọng nhứt quyết lắm và hăm sẽ giận tôi luôn nếu tôi cãi lời Oanh. Oanh lại cho biết rằng đám cưới phảI đình lại không biết đến bao giờ.
    Đọc xong thư, tôi đâm nghi. Tại sao nàng lại cấm tôi xuống, và đòi đình hôn lễ ? Có phải nàng đã yêu kẻ khác hay không ? Tôi ghen tức lên , rồi tôi đau xót không thể tả được.
    Vài hôm sau, tôi định cứ đi đạI xuống đó, xem cho biết sự thật. Thà là phảI bật ngửa ra mà thấy mình bị phụ tình, còn hơn là ngồi nhà mà xốn xang, mà nghi hoặc.

    Nhưng tôi lại không đi, vì tôi hờn Oanh. Thôi, người ta không thương mình nữa thì thôi, đeo đuổI theo làm gì, Con ngườI bạc nghĩa ấy còn xứng đáng sao được mốI tình chung thủy của mình !

    Thế rồi tôi nín đi hai tháng . Tôi ốm xanh xao, và bỏ công việc đến nỗi bị ông Thanh tra hàng tỉnh phê bình cảnh cáo mấy lần.

    Không chịu được nữa , tôi gởI thư, gửi liên tiếp mỗI ngày một bức, hăm tự tử, dọa xuống thăm nàng ,đủ thứ việc.

    Nàng trả lời cũng liên tiếp và nói nếu tôi xuống là nàng sẽ chết mất.
    Rồi đùng một cái, đến tháng tư là tháng xả tang, Oanh gởI cho tôi một bức thư vĩnh biệt. Tôi còn thuộc lòng bức thư ấy.
    Anh Niệm ơi !

    Em đã chết rồi. Kể từ giờ phút anh được bức thư nầy thì em không còn ở trên đờI nầy nữa. Hay là em còn, mà không bao giờ anh thấy mặt em được cả.

    Anh ơi, em ích kỷ lắm, rất muốn làm vợ anh cho dẫu một ngày thôi, để thỏa tình em yêu anh từ bao lâu nay.

    Nhưng mà suy cho cùng , nghĩ cho tận, hưởng thụ ấy không ích lợI gì cho em cả, mà hạI cho anh không biết bao nhiêu.

    Vậy anh cứ xem là em đã chết rồi. Dầu anh có lục lạo thế nào cũng chẳng tìm được em đâu. Mà tìm làm chi , nếu anh muốn mốI tình đôi ta cứ còn chớm nở mãi mà không tàn rụng bao giờ.

    Nghĩ ra thì thái độ của em cũng do ích kỷ xui giục mà có. Tránh ích kỷ kia lạI phạm ích kỷ nầy. Đừng tìm hiểu, không bao giờ anh hiểu được đâu.
    Em đã khóc ra không biết bao nhiêu là nước mắt khi quyết định điều trên. Anh có lường được niềm đau xót của em không ?
    Nhưng em là gái mà em đã can đảm được , thì anh cũng nên theo gương em. Đừng sầu muộn gì hết, cố mà quên đi rồI lập gia thất. Trong đờI chắc không thiếu chi ngườI đáng yêu hơn em, anh đừng có lãng mạn lắm mà thiệt thân.

    TrờI ơi ! Tôi đau nhói như ai cắt ruột tôi ! Anh ơi, em chết đây !

    Dưới thư không có lời chào nào, cũng không ký tên, dường như Oanh không còn can đảm viết thêm chữ nào nữa hết.

    Tôi chết sững nửa tiếng đồng hồ, rồI đánh điện ngay cho ông Hiệu trưởng trường Sóc Trăng , vì đã bỏ bê công việc lại xin phép mãi, e bị quở nếu xin nghỉ nữa.

    Điện tín , tôi viết như vầy :

    Trân trọng yêu cầu cho biết sức khỏe của Oanh .

    Ông ấy đáp :

    Oanh thôi việc. Đi không để lại địa chỉ.

    Hừ, thế nầy là làm sao ? Thoạt tiên, tôi đoán là Oanh đã lỡ dại với ai, có nghén nên sợ xấu và sợ tội ( trong giáo giới ngườI ta nghiêm khắc về hạnh kiểm của giáo viên lắm ) nên trốn đi. Lại ân hận nên viết thư cho tôi thế.

    Nhưng xem kỹ lại lờI thư thì không phải vậy.

    Hay là ? Tôi nhớ có đọc một tiểu thuyết trong đó tác giả kể chuyện một cô kia ho lao, rồi trốn tình nhơn để chết.

    Nhưng cũng không phảI . Oanh có học, dư biết bịnh lao không hoàn toàn tuyệt vọng (2) , thì dại gì nàng phảI làm như vậy.

    Mà nàng tự tử hay trốn đi đâu ? Đó là điều tôi cần biết, nên đánh liều làm mặt lì, tôi xin nghỉ phép nữa.

    Oanh ngườI Thủ Thừa. Cha mẹ nàng vẫn ở đó . Tôi vừa vào tớI sân thì bà cụ đã khóc rền nhà.

    - Con ơi, vợ con nó đã chết rồi à ! Ơ…..Ơ.. trời ơi là trời , con tôi chết.

    Chúng tôi không có làm đám hỏi, nên chưa kêu cha mẹ Oanh là ba má. Thế mà nay bà cụ lạI ăn nói như vậy thì tôi hiểu ngay là Oanh không có tội lỗI gì đối với tôi cả.

    Tôi chỉ ngậm câm , khóc không được mà nói cũng chẳng ra lời.

    Ông cụ chạy ra xách valy cho tôi và kéo tôi vô nhà. Bà cụ khóc kể một hơi rồi hối trẻ bắt vịt làm thịt đãi tôi. Đàn bà Việt Nam bao giờ cũng vậy. Đau đớn làm sao, họ cũng dẹp lại để lo ăn cho chồng con, cho khách khứa
    Đàn ông chúng tôi không khóc, nhưng im lặng còn đau thương hơn những kể lể của đàn bà không biết bao nhiêu

    Ông cụ cứ làm thinh mà săn sóc tôi, coi như con rể cũ mới về và nó đang sầu, cần thương yêu nó để an ủi nó.

    Khi bà ra sau chỉ huy bữa nấu ăn, ông cụ mới mở miệng :

    - Nó về đây, cất một cái chòi nhỏ trong ruộng, thật xa. Nó căn dặn tôi với mẹ nó hễ …. con đến – ông cụ ngập ngừng trước tiếng “con “, ngại thốt nó ra, nhưng rốt cuộc vẫn dùng tiếng ấy- hễ con đến thì nên giấu biệt chỗ trú ẩn của nó . Ngỡ như vậy là xong , nào dè mấy hôm sau thì nó uống thuốc ngủ để quyên sinh.

    Bấy giờ tôi mới khóc được. Đàn ông khóc chắc là trông xấu lắm ! Nhưng tôi bất kể, cứ khóc mùi mẩn như không có ông cụ ở đó.

    Khóc cạn lệ tôi mới hỏi xin ông cụ cho biết vì sao em Oanh tôi lại như vậy .

    - Con yêu nó quá rồi hoa mắt, hay nhờ nó che giấu khéo thì không rõ. Thật ra nó đã mang bịnh từ một năm rồi, Nó nổi đơn…..

    - TrờI ! Tôi kêu thầm

    - Trong gia đình, bên nội và bên ngoại nó , ba đời liền , không thấy ai có bịnh đó. Xem sách thì thấy nói bịnh cùi có thể lặn trốn hai ba thế hệ lìên rồi mới xuất hiện trở lại.

    Tội nghiệp nó quá, căn bịnh bất nhơn lại trồi lên vào thế hệ của nó Hay nó bị truyền nhiễm do người ngoài không biết chừng , vì không nghe nói ông bà hồi trước có ai bị phong đơn.

    Nó hoảng sợ hết sức lúc buổi đầu, uống lu bù thứ thuốc mà đơn cứ nổi lên : da sần sần, trái tay dầy ra. Chắc là nó đánh phấn khéo nên con không thấy.

    Về sau , nó tuyệt vọng lắm, và có ý muốn quyên sinh . Cái ngày mà nó viết thư dặn con đừng xuống là ngày đơn nổi dữ sau một bữa ăn cua đinh.

    Bạn hữu khuyên nó theo thuốc Tây, trị bằng thuốc xanh trộn vời dầu chùm bao. Lối điều trị ấy có hiệu nghiệm thật. Các dề đơn lỳ mặt xuống, nhưng khốn thay, da mặt nó lại xanh lè như đã nhúng chàm ,đánh phấn thế nào cũng chẳng lấp được cả.

    Sở giáo huấn cũng chưa nói gì, ông Thanh tra chỉ khuyên sơ sơ nó nên nghĩ dài hạn mà điều trị. Nó còn đang trù tính thì đơn lại nổI trở lên, lần này tao loạn lạ kỳ, bất chấp thuốc men, và nổi cao như phỏng lửa.
    Thế là nó xin thôi, viết thư vĩnh biệt con , rồI lùi về đây.

    Mấy ngày ở trong chòi cô quạnh, chắc nó khổ sở lắm về viễn ảnh tương lai của nó , nên trong một lúc tuyệt vọng kia , nó hủy mình
    Trời ơi, bấy giờ tôi mớI hiểu thấu mấy tiếng kêu than của Oanh ở cuối thư, và mới hiểu được tạI sao nàng bảo là nàng ích kỷ .

    Oanh muốn cho tôi giữ mãi trong trí hình ảnh tươi đẹp của nàng , y như ngườI quí phi bên Tàu ngày xưa cấm đoán ông vua ấy vào thăm nàng lúc nàng đã tiều tụy sau một trận ốm nặng.

    Nhưng không, Oanh có ích kỷ đâu . Nàng chỉ thương tôi thôi, muốn tránh cho tôi nỗi thất vọng vì thể chất của nàng.

    Lâu kính nể sự yên lặng của Niệm sau câu chuyện ấy. Trên trời đen sao giống như các điểm vàng trên cỗ săng, cỗ hòm chôn vùi nàng Oanh kiều mị ngày xưa.

    - Anh thấy không . Niệm tiếp, làm sao mà tôi quên được mối tình chớm nở ấy. Nó có tàn rụng sau một thờI ăn ở với nhau đâu. Mãi đến giờ phút nầy, tôi nghe vẫn còn yêu Oanh , còn nghe như Oanh còn sống đâu đó . Tuổi tôi cứ chồng chất lên , nhưng tôi có ấn tượng rõ rệt là tôi còn là học sanh mới ra trường với một mớ mộng xuân.

    Chúng tôi day lưng dòm vào phòng ngủ thì, qua lướI mùng “tuyn”, các cậu học sanh già đang yên giấc, ngáy pho pho.

    Ánh đèn chong xanh xanh gợI lên hình ảnh huyền hoặc của một thế giớI ma quái mà trong đó hồn ngườI xưa như đang rung rinh bay qua bay lại, hồn những cô áo tím ngày trước, những cô mà thất tình, bịnh tật, chiến tranh đã cướp đi khỏi thế giới của chúng ta.
    Dưới sân đen ngòm , nhiều bóng đen dường như thơ thẩn.
    Những bóng ma của dĩ vãng !.

    Điển Tín , 1950.
    Chú Thích.
    (1) : Tôi không nói được tiếng Anh.
    (2) : Thuở ấy, tuy chưa có thuốc trụ sinh, nhưng bịnh lao nhiều trường hợp cũng trị khỏi được


    Bình Nguyên Lộc


    Comment


    • #32
      Hổng thấy ma đâu mà thấy buồn quá......Cám ơn Bụi nhiều nha.

      Thân,
      Nahoku
      Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

      Comment


      • #33
        NhỮnG NgôI NhÀ Có Ma ở Đà Lạt

        Đọc cí tựa Bụi tưởng là có ma chứ ( tại Bụi hõng có đọc chiện ma mờ ) ... ok , để Bụi bù lại anh Na chiện ma khác nha ... hopefully sẽ là có ma thiệt ha ....




        Những Ngôi Nhà Có Ma ở Đà Lạt


        Đã có những chuyện kể về các oan hồn trong những ngôi biệt thự bỏ hoang ở Đà Lạt. Rất nhiều người quả quyết nói rằng họ đã tận mắt chứng kiến "người cõi âm" hiện về.


        Phần lớn những câu chuyện kể về ma có liên quan đến cái chết của những cô gái trẻ thật ly kỳ, rùng rợn. Nhiều người phải dọn nhà đi nơi khác sống, không dám đến gần những “ngôi nhà ma” ấy. Chúng tôi đã mất 3 đêm “tìm ma” trong những ngôi biệt thự rất lạnh lẽo và hoang vắng...Oan hồn những thiếu nữ? Căn biệt thự nằm trên đường Trần Hưng Đạo theo kiến trúc Pháp rất đẹp, nhưng đang xuống cấp trầm trọng, cửa nẻo tan hoang. Người ta đồn rằng, bước vào ngôi nhà ấy, tự nhiên người có cảm giác ớn lạnh chạy dọc xương sống. Mặc dù bỏ hoang không người ở, nhưng người đi đường thỉnh thoảng nghe thấy tiếng nói, cười. Tiếng khóc phát ra i ỉ, i ỉ... lúc dồn dập, lúc ngắt quãng. Căn nhà không hề có điện, thế mà ban đêm, đi ngang qua đây, người ta vẫn nhìn thấy ánh sáng điện mờ mờ phát ra trong ngôi nhà.


        Ở một căn khác liền kề, chỉ cách chừng hơn 10 m, có người kể thấy những dải lụa trắng thỉnh thoảng bay lất phất, nhưng khi đến gần thì không nhìn thấy nữa, nhưng nếu đứng từ xa trông vào thì rõ mồn một. Một "căn nhà ma" khác nằm ngay trong lòng thành phố là biệt thự số 10 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, được xây dựng từ năm 1949, làm dinh thự của tướng Bình Xuyên - Bảy Viễn. Sau là trụ sở Cục Thuế Cao Nguyên. Theo bà Huệ, người từng sống ở đây và làm quản gia cho gia đình Bảy Viễn, thì ban ngày, biệt thự này yên bình, ấm cúng, không có gì, nhưng ban đêm thì dễ sợ lắm!

        Bà Huệ kể: ngày bà ở đó, Bảy Viễn vì sống xa gia đình nên chỉ có một mình. Nhiều đêm, ông ta đi chưa về, bà nằm ngủ ở lầu trên để vừa quan sát, canh chừng nhà cửa vừa chờ ông ấy về, bà vẫn thường nghe thấy những tiếng gõ cửa “lốc cốc, lốc cốc” khô khốc vang lên. Biết không phải là cách gọi cửa của ông chủ, bởi thường thì ông ấy hoặc khách đến thì phải bấm chuông nên bà không ra mở cửa, chỉ hỏi vọng xuống: “Ai đó?”. Không có tiếng trả lời, nhưng bà nghe rõ tiếng bước chân người đi lại. Đánh liều, có lần bà mở cửa ra coi thì không thấy người, chỉ nghe tiếng gió lùa thộc vào nhà, dù nhiều khi bên ngoài trời lặng gió.




        Khi bà xuống lầu dưới ngủ thì trong phòng tắm ở lầu trên, mặc dù cửa khóa, chìa bà cầm trong tay nhưng vẫn nghe tiếng xối nước ào ào rõ ràng như có người đang tắm. Những âm thanh kỳ quái đó cứ diễn ra cả đêm khiến bà không tài nào chợp mắt. Bà Huệ kể đó là oan hồn của một cô gái. Cô ta bị giết chết khi đang tắm chờ chồng về. Chồng cô vốn là một quan Pháp, thất thểu trở về vào một đêm, điên cuồng rút súng bắn cô vợ yêu chết rồi tự sát. Cũng theo lời đồn phía bên hông căn biệt thự có một cây thông rất to. Một đôi nam nữ trẻ bị điên thường “thay ca” nhau đến chơi với cây thông nói chuyện rì rầm với cái gốc cây không biết chán, rồi khóc, cười, nhảy nhót... Một hôm người ta cưa cây thông đi, cậu con trai cứ ôm đầu kêu đau quằn quại và khi cây thông vừa bị cưa đứt thì cậu ta cũng tắt thở. Còn cô gái khi đến thấy cây thông bị cưa đổ, cô ta ngơ ngác cười thật to rồi bỏ đi luôn không quay lại nữa.

        Ly kỳ hơn là chuyện hai căn biệt thự trên đèo Prenn. Nằm bên phía tay phải hướng từ TPHCM lên, ngày xưa là của một tên quan ba người Pháp. Hắn nổi tiếng là một kẻ ăn chơi trác táng. Hằng đêm, hắn kéo bạn bè, gái về uống rượu, nhậu nhẹt chơi bời thâu đêm, suốt sáng. Một cô gái rất đẹp làm nghề kỹ nữ được hắn vời đến. Hắn đối xử với cô rất thô bạo. Khi cô gái tìm cách chạy trốn, hắn rút súng chĩa về hướng cô, dọa bắn. Cô gái gieo mình xuống lầu tự tử. Một cô gái khác mang thai tìm đến đây và gieo mình xuống cái giếng sâu trong khuôn viên biệt thự chết.

        Nghe kể, cô gái này rất thiêng, có một đoàn khách đi du lịch đã lập am thờ và cầu nguyện cho cô. Cô gái nhập vào một người trong đoàn nói rằng: tên của cô là Hằng, cô bị chết năm 19 tuổi. Lại nghe kể, thỉnh thoảng vào ban đêm, hoặc khi trời tang tảng sáng, các tài xế chạy xe tải qua đây thường bắt gặp một cô gái bận bộ đồ trắng toát từ phía dưới giếng đi lên vẫy xe xin đi nhờ. Đã có tài xế tưởng người bằng xương bằng thịt, dừng lại đón. Họ thấy rõ ràng cô ấy đã bước lên xe và còn nói cười huyên thuyên, thế nhưng, vụt một cái, chỗ ghế nơi cô ngồi bỗng nhiên trống. Người tài xế nọ phải một phen hú vía.






        Căn biệt thự đầu đèo cũng được đồn đại là có ma. Không ai biết rõ có cái chết ly kỳ nào trong đó không, nhưng nghe kể ban đêm, trong căn biệt thự này có tiếng súng nổ, bóng một cô gái mặc đồ trắng đi lại, trên tay bồng một đứa trẻ con và khóc. Đã từ lâu, không ai dám bước vào những căn biệt thự này, chúng thật lạnh lẽo, âm u giữa rừng thông. Đêm trong những ngôi nhà “ma”. Để tìm hiểu thực hư, chúng tôi tò mò, bạo gan rủ nhau đi "săn ma". Suốt 2 đêm, dù đã cố tình quan sát, trở đi, trở lại những biệt thự có “ma” ấy, chúng tôi vẫn không thấy bóng dáng “cô gái mặc áo trắng toát” nào cả. Trong ngôi biệt thự hoang tàn bên đường Trần Hưng Đạo vào những đêm trăng, ánh sáng rọi xuống đúng là trông như một dải lụa trắng. Sương đêm Đà Lạt phủ một lớp mờ ảo ôm lấy căn biệt thự, cùng với ánh đèn đường hắt vào, khiến chúng trở nên bí ẩn trong tiếng côn trùng rả rích. Đến gần những căn biệt thự này, cảm giác ớn lạnh khiến chúng tôi không khỏi rùng mình. Thỉnh thoảng tiếng gió rít ào ào từ ngàn thông vọng vào, bạn bè đi cùng tôi, có đứa bảo nghe như có tiếng ai đó khóc. Có đứa tưởng tượng như đang nghe những bản nhạc du dương.

        Trong những căn biệt thự này, trên những bức tường, chúng tôi tìm thấy rất nhiều hình khắc, họa - hoa văn lạ mắt, thường ở nơi cửa hoặc trong phòng ngủ. Ở mỗi căn, hình thù những nét họa lại khác nhau, có hình chìm, hình nổi. Hỏi một số người cao tuổi được biết người phương Tây, cụ thể là người Pháp, cũng mê tín lắm. Đó là những dấu yểm bùa. Các nhà kiến trúc thì bảo, văn hóa của họ thế, đó chỉ là một cách trang trí nhà cửa... Ông Nguyễn Văn Mạnh (63 tuổi), hiện là người bảo vệ, trông coi căn biệt thự dưới đèo, cũng khẳng định những lời đồn đại về 3 cô gái bị chết trong biệt thự này ông có nghe, nhưng “dị bản” khác. Thực hư thế nào ông không biết, nhưng vì biệt thự để lâu, ít người ở lại thêm khí hậu và cảnh quan ở đây (trước ông từng có 2 người làm bảo vệ trông coi căn biệt thự này) nên hoang vắng, lạnh lẽo là phải.

        Ông Mạnh cũng bán tín, bán nghi kể rằng: chính ông, một buổi trưa nọ, cũng nghe thấy giọng một cô gái thỏ thẻ bên tai: “Ông ơi, cháu đói bụng quá, ông cho cháu chút gì ăn đi”. Ông Mạnh điếng hồn, và nghĩ ngay đến cô gái chết dưới giếng, nghe đồn rất thiêng. Nhưng, sau định thần lại, ông nghĩ mấy ngày đó ông đang bị bệnh nên thường mê sảng trong những giấc ngủ trưa... Thực hư như thế nào, hiện chúng ta vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, những ngôi nhà đó hầu như chẳng có ai dám vào, và chúng luôn luôn ở trong tình trạng hoang vắng, lạnh lẽo..

        Tin đồn cũNg chỉ là tin đồn mà thôi...đến Đà Lạt các bạn sẽ hiểu

        Comment


        • #34
          Kekekke.......Cám ơn Bụi cho xem truyện ma nha , nhưng mình hổng có sợ ma.....kakakak.......vì ma biết mình mà bị hù là từ xỉu cho đến chết, nên ma sợ bị tội với Diêm Vương bởi vậy hổng có hù mình.....hehehe......Mình biết rõ ràng như dzị nên mình hổng sợ....( xin thề nói láo cho....ăn cháo gà 1 tô đầy nhóc mà thịt nhiều cháo ít mới chịu...heheheh....)



          Thân,
          Nahoku
          Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

          Comment


          • #35
            Cô Bụi ơi, sao ko làm thở nữa mà kể toàn chuyện ma vậy.
            Em sợ ma lắm , sợ nó chạy theo em thôi , hiiiii..........

            Comment


            • #36
              Nguyên Văn Bài Viết Của nahoku View Post
              Kekekke.......Cám ơn Bụi cho xem truyện ma nha , nhưng mình hổng có sợ ma.....kakakak.......vì ma biết mình mà bị hù là từ xỉu cho đến chết, nên ma sợ bị tội với Diêm Vương bởi vậy hổng có hù mình.....hehehe......Mình biết rõ ràng như dzị nên mình hổng sợ....( xin thề nói láo cho....ăn cháo gà 1 tô đầy nhóc mà thịt nhiều cháo ít mới chịu...heheheh....)



              Thân,
              Nahoku
              Ý anh Na nói anh ... dễ sợ hơn ma nữa huh .. anh Na hõng cần phe ... Bụi cũng biết mờ .. Bụi hõng có phái đọc or nghe kể chiện ma đâu ... hõng có đủ phê ... Bụi thích coi phim ma hơn á , nhìn thí tận mắt mới đã ( dù là lúc coi thì bịt mắt gần hết phim luôn ) but it's fun ! Bụi like it !



              Nguyên Văn Bài Viết Của hnh View Post
              Cô Bụi ơi, sao ko làm thở nữa mà kể toàn chuyện ma vậy.
              Em sợ ma lắm , sợ nó chạy theo em thôi , hiiiii..........

              Cô Bụi lúc này nghĩ bán ... thơ gòi ... bi chừ quay sang bán cí khác dzui hơn ... con nít con nôi hõng có dzô đây đọc chiện ma nghe hong .... đọc chiện tranh thiếu nhi của sis HKy kìa , ok ? ngoan !

              Comment


              • #37
                Nguyên Văn Bài Viết Của Bụi Đời Con View Post
                Ý anh Na nói anh ... dễ sợ hơn ma nữa huh .. anh Na hõng cần phe ... Bụi cũng biết mờ .. Bụi hõng có phái đọc or nghe kể chiện ma đâu ... hõng có đủ phê ... Bụi thích coi phim ma hơn á , nhìn thí tận mắt mới đã ( dù là lúc coi thì bịt mắt gần hết phim luôn ) but it's fun ! Bụi like it !






                Chời chời......thấy ma là mình xỉu rùi mà Bụi còn nói mình dễ sợ hơn ma.....hichic.....sao thiên hạ thấy mình mà hổng xỉu ( chỉ bỏ chạy thui) , dzị là mình hổng có dễ sợ hơn ma.....cho Bụi nói lại á......hehhehe.....


                Thân,
                nahoku
                Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                Comment


                • #38
                  Bụi phái siu tầm chiện ma hén, coi chừng ma gõ cửa

                  Comment


                  • #39
                    .....Hôm nay rảnh, VT ngồi ngấu nghiến mấy câu truyện ma của Bụi ( để tối kể lại cho bà xã....sợ chít luôn...)....huynh tin có ma, nhưng chưa bao giờ gặp, chỉ có bị "bóng đè" vài lần lúc còn ở nhà cũ bên VN (mà mọi người nói có....ma), lúc bị, người cứng ngắc, chỉ cử động được hai con mắt còn tay chân thân thể thì cứng đơ, sợ lắm....không biết có ai có cái kinh nghiệm đó chưa, nhưng từ lúc qua đây thì không bị nữa.... à hình như đàn bà con gái giống nhau, khoái coi, nghe truyện ma nhưng là chúa sợ ma ....vợ VT đi coi flim ma về, tối (xin lỗi nhe) muốn đi restroom phải gọi VT đi theo....chán mấy mợ quá....vậy mà mấy đứa em rủ đi coi nữa, là vội đi liền..........huynh Na nè, không biết ma có đẹp như các cô trong liêu trai chí dị của Bồ Tùng Ling không nhỉ.....chứ ma Mỳ làm thấy....ghê quá.

                    Ai cũng cần có khiếm khuyết,
                    để bớt phần kiêu ngạo...(ST)


                    sigpic

                    Comment


                    • #40
                      Thực tình mà nói nhưng hổng biết có ai tin hông.....heheh e....là từ nhỏ cho đến ngày rời VN thì mình đã từng gặp ma rất nhiều lần....hichic....nhưng chắc ma hổng nỡ hù doạ mình nên lần nào cũng gặp ma có hình ảnh y như người thường , và đa số là lúc gặp thì cứ ngỡ người thường nên không để ý , khi xảy ra rùi mới biết là ma thì lúc đó không thấy nữa nhưng cũng đủ "lạnh gáy" bao nhiêu ngày kế tiếp....hichic......


                      Thân,
                      Nahoku
                      Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                      Comment


                      • #41
                        Không biết ma , quỷ có thật khg??? Nhưng lúc về VN, nghe cô hướng dẫn viên nói vế cái biệt thư ở Đà Lạt thường có ma.
                        Vì đoàn phim lên đó đóng phim, nhưng bị phá quá, nên sau đó muốn mời đóng cuốn thứ 2, thì cả đoàn từ tài tử, đạo diễn đã xanh mặt, khg còn ai muốn trở vào căn nhà đó nữa

                        ( Chỉ nghe họ nói, chứ poupi chưa thấy bao giờ )

                        Comment

                        Working...