Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Kể Chuyện MA

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Kể Chuyện MA

    CHUYỆN 1:

    Đêm đã khuya, một chiếc xe hơi đang chạy trên xa lộ vắng lặng của một tiểu bang miền đông, bỗng người lái xe trông thấy một phụ nữ nằm bên bìa rừng. Ngừng lại ở một trạm điện thoại công cộng gần nhất, người này gọi cho cảnh sát. Những cảnh sát đi tuần đêm đó không tìm thấy một dấu vết người đàn bà nào như người lái xe đã mô tả. Nhưng ở một hố sâu dưới xa lộ đó, họ đã tìm thấy một bé trai đang co ro trong băng ghế sau một chiếc xe bị tai nạn. Trước tay lái người mẹ đã chết từ đêm qua theo khám nghiệm pháp y. Vậy người phụ nữ nằm ven đường xa lộ trong đêm xảy ra tai nạn là ai? Không phải là hồn thiêng của bà mẹ cho người đi đường thấy để cứu sống đứa con trai còn trong xe của bà? Với người lái xe đã nhìn thấy và những người nghe chuyện đều tin là như thế. Người ta thường tin số phận con người đã được định đoạt sẵn từ khi mở mắt chào đời, rằng Thượng Đế đã chọn cho mỗi người sống ra sao, chết thế nào. Cho đến nay và có lẽ đến ngàn đời sau, chỉ là niềm tin thì vẫn không ai giải thích được sự mầu nhiệm và “ý trời”. Càng không thể giải thích được những hiện tượng lạ xảy ra trong đời sống, như những chuyện may mắn thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.

    (Sưu Tầm)

  • #2
    CHUYỆN 2:

    Bé gái Angel Emery mới 3 tuổi đã sống sót sau 5 ngày bị kẹt trong một chiếc xe hơi bị tai nạn.

    Mẹ của bé đã thiệt mạng khi chiếc xe này đâm phải một thân cây bị gãy nằm trên siêu xa lộ ở miền đông tiểu bang Arizona. Do khu vực này tương đối hẻo lánh nên chẳng ai biết gì về vụ tai nạn để thông báo cho cảnh sát. Chiếc xe cùng bé gái và người mẹ xấu số chỉ được một khách vãng lai tình cờ phát giác sau đó 5 ngày. Khi đội cứu nạn tới nơi, họ tìm thấy bé Emery ngồi trùm chăn trong xe bên cạnh xác người mẹ.

    Ngay sau đó, bé Emery đã được đưa đến trung tâm y tế Maricopa để điều trị vết thương ở chân cũng như khám sức khỏe tổng quát. Nhà chức trách cho biết, điều duy nhất mà bé Emery có thể kể lại được là bé đã ăn bánh quy trong suốt năm ngày ở trên xe. Hiện cảnh sát vẫn chưa xác định được bằng cách nào mà bé Emery có thể may mắn thoát chết trong vụ tai nạn mạnh này. Theo họ, rất có thể bé đã nằm ngủ trên băng ghế sau vào thời điểm chiếc xe gặp nạn nên đã thoát được bàn tay tử thần.

    Có phải bàn tay Thượng Đế che chở cho bé Emery?
    Sự thật là thế nào, đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng!

    (Sưu Tầm)

    Comment


    • #3
      CHUYỆN 3:

      Sự lạ không giải thích được xảy ra khắp năm châu chứ không riêng nơi nào.

      Bên Sydney, Úc Châu, một cậu bé 10 tuổi đã thoát chết sau khi bị cuốn trôi vào một đường cống dài hơn 500m bên dưới một trung tâm thương mại. Sự may mắn của cậu bé này đã khiến các nhân viên cấp cứu phải lắc đầu ngạc nhiên. Nhưng trong lúc bị dòng nước chảy siết cuốn trôi vào đường cống, điều mà cậu bé Beau Bendit quan tâm đến nhất là chiếc xe đạp BMX. Cậu ta nhất định không để mất chiếc xe đạp quà sinh nhật.
      Khi Beau đang cưỡi chiếc xe đạp BMX gần nhà ở vùng Macquarie Park thì bị té xuống con lạch Shrimptons Creek. Một đứa bạn đã cố kéo Beau lên bờ nhưng không được và Beau bị cuốn trôi vào đường cống. Trong suốt 10 phút hãi hùng, Beau và chiếc xe đạp mới tinh bị cuốn vào đường cống tối như mực bên dưới trung tâm buôn bán Macquarie Centre, và cuối cùng tấp vào một bờ đất bên cạnh một nhà máy. Lội trong dòng nước sâu đến ngực, cậu bé 10 tuổi này đã cố leo được lên bờ và kéo theo chiếc xe đạp phía sau. Cậu ta đi trở lại nơi bị té xuống nước - và nơi mà cảnh sát và nhân viên cấp cứu đang chuẩn bị để tiến vào đường cống vì lo sợ cậu bé đã chết chìm trong đó. Sự thoát chết này đã làm kinh ngạc bà mẹ của Beau và các nhân viên cấp cứu, và cảnh sát đã khen ngợi sự bình tĩnh của cậu bé đã tự cứu sống mình. Kể lại cuộc hành trình đáng sợ của mình, Beau cho biết sau khi bị té vào dòng nước cậu ta nghĩ sẽ bị chết chìm. Nhưng sau một lúc cưỡng lại dòng nước chảy siết, Beau quyết định thả nổi và cuối cùng bị cuốn trôi ra khỏi đường cống dài khoảng 500m. Cậu ta kể rằng: "Ở trong đường cống trời tối như mực, điều làm tôi lo sợ nhất là va phải một vật gì đó. Tôi thả nổi cho tới khi nhìn thấy một ít ánh sáng ở cuối đường cống." Trở lại nơi xảy ra tai nạn, bà Bendt, mẹ của Beau, kêu gọi hội đồng thành phố nên quây hàng rào địa điểm này bởi vì rất nguy hiểm cho trẻ em. Cảnh sát nói rằng họ rất ngạc nhiên khi Beau thoát chết mà không bị thương tích gì cả. Trung sĩ cảnh sát Chris Sawyer nói rằng: "Chúng tôi đang chuẩn bị dụng cụ để tiến vào đường cống tìm kiếm một xác chết thì cậu bé xuất hiện. Nó đứng trên bờ và hỏi chúng tôi 'Có phải các ông đang tìm tôi?'"

      Ở Perth, Đêm thứ sáu 02-01-2004 lúc 10 giờ đêm, trong vùng biển Rottnest Island một người đàn ông lão niên 60 tuổi đã may mắn được cứu sống, sau gần 4 tiếng đồng hồ bơi trong lòng biển lạnh. Ông đi trên du thuyền đến Katherine Bay, vì biển động nên ông bị rơi xuống biển và con thuyền không người lái tiếp tục chạy, sau cùng một ngư phủ địa phương đã thấy được chiếc thuyền mới khám phá và báo cho cảnh sát để mở cuộc tìm kiếm. Viên Cảnh sát trưởng đồn Bruce Towey cho biết là toán cấp cứu đã tìm và vớt ông lên lúc 10 giờ đêm, viên cảnh sát nói: "Ngoài kia biển động, trời tối đen như mực, thật may mắn thay toán tìm kiếm đã quét đèn pha và nhìn thấy ông đang bơi. Điều may khác là vào lúc được báo cáo thì nhóm cấp cứu và phương tiện đang sẵn sàng. Nếu để đến sáng mai chắc mọi việc đã khác." Ông được đưa về bệnh viện chữa trị.

      Bên trời Âu, một cậu bé 15 tuổi, người Na Uy, đã bị phen hú vía khi cậu ta bị nhốt tới hơn một tiếng đồng hồ trong chiếc máy giặt khổng lồ đang hoạt động. Số là cậu bé sinh sống tại thị trấn Baerum, gần thành phố Oslo, sau khi ném bộ quần áo của mình vào máy giặt thì sực nhớ là quên mất chìa khóa cửa trong túi quần. Thế là cậu ta mở nắp máy ra và hí hoáy tìm. Không may bị trượt chân và ngã luôn vào lồng chiếc máy giặt. Thế là cuộc chu du cùng quần áo bắt đầu cho đến khi người hàng xóm phát giác tình huống oái ăm này và gọi báo cho cứu hỏa. Stein Gurib, đội trưởng đội cứu hỏa, cho biết, mặc dù bị nhốt khá lâu trong máy giặt đang quay, nhưng may là lồng của chiếc máy này rất rộng đủ để một chú bé chui vào nên cậu không bị thương tích gì. Nhóm cứu nạn này đã phải mất khá nhiều thời gian để có thể lôi được cậu bé đang trong tình trạng hoảng loạn ra khỏi chiếc máy giặt khổng lồ.

      Một cậu bé Hồng Kông cũng 15 tuổi đã sống sót một cách thần diệu sau khi rơi xuống đất từ tầng lầu thứ 20. Cậu bé bị rơi xuống trong khi chạy trốn sự thịnh nộ của ông anh mình, khi anh cậu bị thua một trò chơi điện tử. Cậu được đưa đến bệnh viện, mặt mày nhợt nhạt, nhưng hoàn toàn không bị thương vì đã rớt trúng một chiếc mái bạt của cửa tiệm bên dưới. Cựu thuộc địa của Anh này là một thành phố dày đặc với bảy triệu dân sống chen chúc trong những tòa nhà cao tầng.

      Qua Nam Mỹ, các bác sĩ thuộc bệnh viện Itacolomy, Sao Bernardo do Campo, thành phố Sao Paulo, Brazil, đã bị chỉ trích mạnh mẽ sau khi họ chẩn đoán một thai nhi bị chết. Thế nhưng khi thực hiện phẫu thuật để lấy bào thai ra thì họ sững sờ khi nhận thấy đứa trẻ trong đó vẫn sống rất khỏe mạnh. Nạn nhân của sự nhầm lẫn tai hại này là Edaiane Bosada Marques. Hôm đó bà đến bệnh viện Itacolomy để xem xét tình hình thai nhi, các bác sĩ ở đây đã thông báo tin buồn với là họ không hề nghe thấy tim của đứa bé đập! Quá thất vọng và đau buồn Marques không còn muốn đến bệnh viện khác kiểm tra lại, sau khi các bác sĩ ở đây khuyên bà nên mổ lấy thai nhi đã chết ra. Thế nhưng khi bắt đầu lôi thai nhi ra, các bác sĩ có mặt ở đó đều sửng sốt và ngượng ngùng khi thấy ra bé gái trong bào thai vẫn sống rất khoẻ mạnh!!! Marques nói trong nước mắt: "Tôi không còn biết cảm xúc của mình khi nghe thấy tiếng đứa bé khóc". Còn anh chồng Marcio Barbosa Marques thì ôm chân những bác sĩ ở đó và lặp đi lặp lại câu hỏi: "Con tôi còn sống??!!" Ngay sau sự kiện đặc biệt này, vợ chồng nhà Marques đã quyết định kiện bệnh viện này ra tòa vì sai lầm chết người mà họ gây ra.

      Ở xứ sở mình còn đáng buồn hơn, nhưng có muốn kiện cũng chẳng ai xử. Tại tỉnh Kiên Giang, một cháu bé còn sống đã bị đưa vào nhà xác vì bị tưởng lầm là đã chết. Đó là trường hợp cháu Phạm Cao Hoàng Anh (sinh ngày 7/7/2003), con của vợ chồng anh Phạm Na - Cao Hải Yến, ngụ tại xã đảo Lại Sơn, huyện đảo Kiên Hải, Kiên Giang. Cháu Anh được đưa vào Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang trong tình trạng nguy kịch, tưởng cháu đã chết, gia đình liền đưa xuống nhà xác nhưng một bảo vệ bệnh viện đã phát giác cháu vẫn còn sống... Khi vào bệnh viện, cháu Hoàng Anh được bác sĩ chẩn đoán bệnh hội chứng não và màng não (xuất huyết não). Sau hai ngày được các bác sĩ điều trị nhưng sức khỏe của cháu vẫn trong tình trạng nguy kịch. Gia đình cháu bé đề nghị bác sĩ trực cho đưa cháu về nhà để lo liệu. Sau khi ký cam kết vào bệnh án bệnh viện, bế cháu bé ra đến cổng, anh Na thấy sắc mặt cháu tím dần, tưởng cháu đã chết, anh bế cháu xuống nhà xác nhờ bệnh viện chôn cất. Gần một tiếng đồng hồ sau, bảo vệ bệnh viện là Huỳnh Thiện Nghệ xuống lấy đồ hộ gia đình phát giác cháu bé vẫn còn sống, anh vội bế cháu ra khỏi nhà xác lên phòng cấp cứu nhi của bệnh viện, các bác sĩ đã kịp thời cấp cứu. Cháu bé này đã dần hồi phục, mắt mở to, nhanh nhẹn hơn.

      Việc làm tắc trách của các bác sĩ trong bệnh viện ở VN ngày nay thì ai cũng phải bó tay cả rồi. Vào bệnh viện không chỉ phải lo tiền chữa trị, mà còn phải lo những món tiền phụ trội cho y tá, bác sĩ, nếu không muốn bị lơ là, bỏ mặc đó nằm một chỗ. Không tiền thì đừng hòng mà vào bệnh viện chữa trị, bệnh viện Vì Dân trước đây được chính phủ VNCH lập ra để giúp đỡ người nghèo mà gần đây “nhà nước” còn lăm le cổ phần hóa (ai cũng hiểu thành phần nào mới được vào cổ phần) thì tầng lớp nghèo trong xã hội khi lâm bệnh ngặt nghèo còn biết trông vào đâu? Sau khi bị dư luận phản đối dữ dội, dự án này đã tạm thời ngưng lại, nhưng không ai bảo đảm các thế lực đen tối nào sẽ lại giành giựt lấy mối lợi, cho nên mọi người cần phải lên tiếng dài dài để giành lại quyền lợi cho những người dân thấp cổ bé miệng.

      Trích: Trong Bàn Tay Thượng Đế
      Ngô Tịnh Yên/Mai Nws

      Comment


      • #4
        NGƯỜI CHẾT TRỞ VỀ


        Có phải tình yêu mạnh hơn sự chết? Và linh hồn có thể vượt khỏi sự bao vây của mộ địa? Có lẽ câu trả lời có thể được tìm thấy qua kinh nghiệm lạ lùng của ông bà Phạm, lạ lùng nhưng có thật mà chúng tôi ghi lại sau đây.

        Ông bà Phạm luôn luôn cư ngụ tại tỉnh thành, nhưng trước khi ông Phạm hồi hưu, hai ông bà quyết định về sống tại miền quê để được hưởng bầu không khí trong lành và sự yên tĩnh cần thiết cho tuổi già. Họ mua một mảnh đất xinh xắn nằm trên một sườn đồi, và vừa dọn vào, công việc đầu tiên của bà Phạm là trồng ngay một vườn rau với đủ những loại rau cải mà ông bà ưa thích.

        Với một vườn rau xanh tươi, mỗi tuần ông bà chỉ cần mua sắm thêm một ít thực phẩm và một vài thứ lặt vặt là đã có thể sống thoải mái suốt tuần.

        Một hôm trong khi đang làm việc ngoài vườn, bà Phạm có cảm tưởng như đang bị ai theo rõi. Ngước nhìn lên, bà thấy một thiếu niên ốm yếu với đôi mắt trũng sâu đang đứng nhìn bà làm việc. Cậu bé mặc một chiếc quần jean cũ và đi chân không.

        Bà giơ tay vẫy chào nhưng cậu bé đứng bất động. Bà thầm nghĩ có lẽ cậu ta yếu ớt quá tới độ không đủ sức giơ tay lên vẫy lại. Cậu bé gầy trơ xương và bà Phạm có thể đếm được từng cái xương sườn.
        Đứng theo dõi bà làm việc trong vài phút, cậu bé quay mình rảo bước và chẳng mấy chốc đã biến dạng sau những bụi cây rậm rạp.

        Hai hôm sau cậu ta trở lại. Đi cùng với cậu là một người đàn bà khoảng bốn mươi ăn mặc rách rưới, mặt mũi hom hem. Người đàn bà tiến tới sát hàng rào, lên tiếng hỏi bà Phạm trong khi cậu bé cúi đầu lẽo đẽo theo sau:
        - Bà là người mua mảnh đất này phải không?
        - Dạ đúng. Bà có cần tôi giúp gì không?

        Người đàn bà nói với vẻ cứng cỏi:
        - Tôi tới đây xem có giúp được gì cho bà hay không. Đây là Mẫn, con trai tôi. Nó làm việc rất giỏi và rất khoẻ mạnh chứ không yếu ớt như bề ngoài của nó đâu. Nếu bà cần, nó sẽ phụ bà trong công việc vườn tược cũng như để bà sai vặt. Mỗi ngày chỉ xin bà cho hai đồng.
        Bà Phạm toan từ chối vì bà không cần ai phụ mà trái lại bà rất thích hoạt động một mình trong bầu không khí trong lành tại đây, tuy nhiên trước hình ảnh tiều tụy của cậu bé với đôi tay buông xuôi và đôi mắt trõm lơ, bà hơi ngập ngừng:

        - Con bà còn nhỏ quá, và coi không được mạnh khoẻ lắm...

        Người đàn bà giơ tay ngắt lời:
        - Năm nay nó đã được mười sáu tuy coi nó có vẻ nhỏ hơn tuổi của nó. Như tôi đã nói, nó rất mạnh chứ không yếu đuối như hình dáng của nó đâu. Tôi bảo đảm là bà sẽ không có điều gì than phiền. Mẫn là một người giúp việc rất giỏi.

        Hai đồng một ngày đối với bà Phạm không nghĩa lý gì và bà nghĩ rằng nếu cho cậu bé phụ bà một tay, bà sẽ có cơ hội cho cậu ta ăn uống đầy đủ. Nghĩ thế, bà bèn đáp:

        - Được! Mỗi ngày cậu Mẫn có thể tới đây vào lúc mười giờ sáng và đi về vào lúc năm giờ chiều. Tôi sẽ cho cậu ta ăn trưa.

        Rồi bà quay sang phía cậu bé:

        - Sao cậu Mẫn, cậu thấy như vậy có được không?

        Mẫn không trả lời khiến bà Phạm tự hỏi không biết cậu ta có nghe bà nói hay không vì cậu ta vẫn đứng yên cúi đầu, không hề ngước mắt.

        Mẹ cậu ra hiệu cho bà Phạm bước ra xa với bà rồi bà thầm thì:

        - Thưa bà, tôi không muốn con tôi phải đi đi về về vì chúng tôi ở cách đây khá xa. Nó có thể ngủ trong căn lều nhỏ kia và xin bà đừng bận tâm gì về việc cho nó ăn uống. Tôi sẽ đem đồ ăn tới cho nó mỗi ngày. Nó ăn uống khó khăn lắm. Tôi biết nó muốn ăn món gì và sẽ lo cho nó. Mỗi lần tôi tới, xin bà cho tôi hai đồng.

        - Thế còn Mẫn thì sao? Nếu cậu ta làm việc cho tôi, tôi phải trả tiền cho cậu ta mới phải!
        Người đàn bà lắc đầu:

        - Thưa bà, bà không hiểu. Tôi cần tiền để nuôi mấy đứa nhỏ ở nhà. Ba của cháu Mẫn mất rồi và bây giờ chỉ có mình nó là người có thể làm việc được để nuôi gia đình. Nó muốn làm việc để giúp đỡ tôi và bà sẽ không ân hận khi nhận cho nó giúp việc. Nó rất siêng năng, làm việc không biết mệt và không bao giờ than phiền bất cứ điều gì.

        - Thôi được. Nhưng tôi nghĩ rằng có lẽ nó không nên ngủ ngoài lều, để tôi sửa soạn một phòng trong nhà cho nó.

        - Thưa bà không sao. Nó không cần ngủ trong nhà đâu. Nó khó ngủ lắm và tôi không muốn nó làm phiền bà. Nó ngủ trong lều là tốt nhất.

        Thế là ngày hôm sau Mẫn tới làm việc cho bà Phạm. Chẳng bao lâu, bà Phạm nhận thấy những gì mẹ cậu ta nói với bà hoàn toàn đúng. Mẫn không bao giờ than phiền cũng như không bao giờ tỏ ra mệt mỏi. Mỗi buổi sáng dù ông bà Phạm dậy sớm tới đâu đi nữa, Mẫn đã đang làm việc hăng say, khi thì cho gà ăn khi thì làm vườn...

        Lần lần bà cho Mẫn làm một vài việc vặt trong nhà và bất cứ việc gì bà sai cậu ta, không bao giờ bà phải nhắc lại.

        Một hôm, bà nói với ông Phạm:

        - Mẫn nó giỏi thật! Nhưng nó không giống một đứa con trai mà giống như... một cái máy. Ông có biết là nó không hề nói một lời nào với tôi hay không? Nó cũng không bao giờ nhìn tôi mà chỉ luôn luôn nhìn xuống đất.

        Ông Phạm càu nhàu:

        - Hừ! Tôi chỉ biết một điều là nó làm cho tôi nổi da gà. Có thể nó bị câm. Và theo ý tôi, có thể tâm trí nó không được bình thường.

        Bà Phạm lắc đầu:

        - Không đâu, nó rất thông minh. Tôi chỉ có cảm tưởng như nó là một kẻ mộng du, làm việc trong khi đang ngủ...

        Ông Phạm ngắt lời:

        - Ờ, thì... giá mướn cũng được... À, không được! Hai đồng một ngày quả là không thể chấp nhận được khi nó làm việc thật siêng năng. Mình cho nó lên bốn đồng đi. Tôi không bực bội gì vì sự hiện diện của nó, nhưng để coi việc tăng lương có khiến nó phản ứng gì hay không.

        Bà Phạm thì không nghĩ rằng Mẫn để ý tới vấn đề tiền bạc vì cậu ta không bao giờ đụng tới. Mỗi ngày, sau buổi trưa cậu bé ngưng làm việc, đứng yên một chỗ nghiêng đầu như nghe ngóng. Chỉ mấy phút sau mẹ cậu xuất hiện từ sau hàng cây dầy đặc, đem đồ ăn trên một cái dĩa đậy kín tới cho cậu. Bà ta chờ tới khi bà Phạm trả tiền rồi mới dẫn con tới lều và ngồi chờ trong khi con bà ăn uống.

        Bà Phạm nói với chồng bằng một giọng bất bình:

        - Tại sao bà ta lại không chịu để tôi cho nó ăn? Tôi đã thấy món ăn bà ta đem tới cho nó, trông giống như một loại cháo. Đó không phải món ăn thích hợp cho một đứa bé làm việc vất vả như vậy. Tôi thấy hình như nó còn ốm hơn khi mới tới nữa.

        Ông Phạm hoàn toàn đồng ý. Xương mặt của Mẫn bây giờ lộ ra rõ rệt. Khi cậu cúi xuống, những đốt xương sống hiện lên thật rõ sau làn vải áo.

        Bà Phạm cố gắng một lần nữa khi gặp mẹ Mẫn:

        - Tôi muốn cho Mẫn ăn đồ nóng hàng ngày. Nếu không, tôi không thể để nó tiếp tục làm việc như hiện tại. Nó mỗi ngày một gầy yếu. Tôi sợ rằng nó có thể bị bệnh.

        Một nét hoảng hốt hiện lên trong đôi mắt người đàn bà:

        - Thưa bà, bà không hiểu. Mẫn giống y như cha nó. Nó không ăn được những món ăn của bà và của tôi. Nó không ăn muối được. Cơ thể của nó không chịu đựng được. Xin bà cứ để mọi việc diễn tiến như hiện tại và xin cho cháu nó tiếp tục làm việc với bà. Nó là đứa con duy nhất mà tôi nhờ cậy được. Nếu không có số tiền mà nó kiếm được ở đây, mấy em nó sẽ chết đói.

        Bà Phạm đành nhượng bộ:

        - Thôi được. Nó có thể tiếp tục làm việc với tôi. Phải nhìn nhận rằng nó làm việc rất giỏi nhưng nó có vẻ không được vui lắm khi ở với chúng tôi. Nó không bao giờ cười và cũng không bao giờ nói một lời với tôi hoặc nhà tôi.

        Người đàn bà nhún vai:

        - Thưa bà, điều đó không có nghĩa gì hết. Mẫn là đứa khác người. Nó không có cùng sự xúc cảm như những đứa trẻ khác. Nó chỉ biết một việc duy nhất là giúp đỡ tôi và các em nó. Xin ông bà đừng thắc mắc gì về nó. Nó luôn luôn làm những gì nó muốn.

        Tuy nhiên bà Phạm vẫn tự hỏi “Có phải đó là việc Mẫn muốn làm hay không?”. Tối hôm đó bà đứng ở cửa sổ phòng ngủ nhìn ra căn lều nơi Mẫn ngủ. Cậu bé không ngủ mà ngồi ngay ở cửa, hai tay bó gối nhìn ánh trăng không chớp mắt.

        Bà nói lớn:

        - Chắc có điều gì lạ lắm thì phải.

        Ông Phạm ngái ngủ lên tiếng:

        - Bà nói cái gì?

        - Mẫn. Tôi đứng theo dõi nó đã nửa tiếng đồng hồ. Nó ngồi yên như phỗng. Với những việc nó làm ban ngày, đáng lẽ nó đã phải ngủ từ lâu rồi. Nhưng không, nó vẫn ngồi kia kìa.

        Ông Phạm vừa ngáp vừa tiến tới bên vợ:

        - Đáng lẽ tôi phải cho bà biết điều này từ lâu rồi. Nó luôn luôn ngồi đó suốt đêm. Theo tôi biết, nó không bao giờ ngủ. Thú thực với bà, tôi thấy thằng bé này có vẻ ma quái quá! Nhưng thực ra nó đâu có làm gì phiền ai đâu!

        Bà Phạm không nói nhưng biết rõ rằng Mẫn đã khiến bà lo nghĩ rất nhiều.

        Sáng hôm sau, hình dáng cậu bé khiến bà cảm thấy bất nhẫn. Làn da xanh xao của Mẫn bây giờ đã trở thành vàng khè, bóng loáng. Xương trán và xương má của Mẫn như lộ rõ ra. Bà còn lo lắng hơn nữa khi thấy Mẫn có vẻ chậm chạp hơn và mệt mỏi hơn thường lệ.

        Bà hỏi:

        - Sao, cậu thấy không được khoẻ phải không?

        Mẫn không đáp, cúi đầu đi qua trước mặt bà. Cảm thấy bứt rứt, bà nói với chồng:

        - Ông coi nó kìa. Tôi nghĩ rằng nó bị bệnh. Nó di chuyển như một ông già.

        Ông Phạm chăm chú nhìn Mẫn đang cắt cỏ một cách chậm chạp:

        - Bà nói đúng. Sao da nó bị đen nhiều chỗ thế nhỉ?

        - Tôi không biết nhưng chắc chắn một điều là nó bị thiếu dinh dưỡng quá độ. Tôi không cần biết mẹ nó nói những gì và tôi sẽ chuẩn bị một vài món ăn ngon lành và bổ dưỡng cho nó. Rồi ngày mai ông đưa nó lên tỉnh gặp bác sĩ xem sao.

        Nghĩ rằng có lẽ Mẫn thiếu chất protein, bà Phạm bèn làm món jăm bông hột gà, thêm một ly sữa và một cái bánh ngọt.

        Xong xuôi bà gọi Mẫn vào, đưa cậu vào bếp và nói thật ngọt ngào:

        - Cậu ngồi vào bàn đi. Tôi sửa soạn một bữa ăn thật đặc biệt cho cậu vì hôm nay là đúng ba tháng cậu làm việc với tôi. Đây là một dịp kỷ niệm.

        Mẫn cắn một miếng, rồi một miếng nữa. Cậu nhai miếng jăm bông chầm chậm trước khi nuốt. Rồi cậu đứng lên.

        Bà Phạm lên tiếng với vẻ lo lắng:

        - Sao vậy? Cậu đi đâu vậy?

        Nhưng Mẫn đã đi rồi. Bà Phạm chạy tới mở tung cánh cửa. Mẫn đã đi tới hàng cây bao quanh mảnh đất với những bước chân thật dài. Bà Phạm lớn tiếng gọi nhưng Mẫn không hề nhìn lại.

        Ông Phạm cầm tay vợ:

        - Thôi cứ để nó yên. Chắc là nó đi về nhà. Có lẽ mẹ nó nói đúng. Đáng lẽ bà không nên cho nó ăn những món đó.

        Đêm hôm đó bà Phạm trằn trọc suốt đêm.

        Hôm sau khi trời mới tờ mờ sáng bà đã dậy, ra vườn đi tới đi lui. Đúng như bà lo ngại, Mẫn không trở lại.Tuy nhiên ngay trước buổi trưa, mẹ cậu ta tới nơi, tiến thẳng tới trước mặt bà Phạm, khuôn mặt đanh lại:

        - Bà đã làm việc đó phải không? Bà cho nó ăn sau khi tôi đã dặn bà không được làm như vậy. Bà cho nó ăn cái gì?

        - Thì... tôi cho nó ăn hột gà và jăm bông, thứ đồ ăn cần thiết cho Mẫn.

        Người đàn bà rên lên:

        - Jăm bông! Trời ơi! Bà cho nó ăn muối rồi!

        Rồi bà ta rít lên the thé:

        - Bà điên rồi! Tại sao bà không để nó được yên?

        Bà Phạm có vẻ bối rối:

        - Tôi rất tiếc nếu đồ ăn của tôi khiến Mẫn bị bệnh.

        Đột nhiên bà đổi giọng giận dữ:

        - Nhưng... nó thiếu ăn tới độ gần chết đói ngay trước mắt tôi. Tôi không thể nhắm mắt làm ngơ được. Tôi sẽ trả tiền thuốc men và sẽ nhờ một bác sĩ săn sóc cho nó.

        Người đàn bà im lặng trong một phút trước khi lên tiếng bằng một giọng buồn bã:

        - Thưa bà, xin bà vui lòng đi theo tôi để xem những gì bà đã làm cho con tôi.

        Người đàn bà quay lưng. Bà Phạm đi theo bà ta xuyên qua cánh rừng trước khi tiến tới một chân đồi. Khoảng nửa tiếng sau, hai người tới một túp lều xiêu vẹo nơi ba đứa nhỏ đang ngồi yên ngoài cửa. Khi bà Phạm ngưng lại, người đàn bà nắm tay bà lôi đi. Bà Phạm hỏi:

        - Bộ đây không phải nhà bà hay sao? Mẫn không có trong này hay sao?

        Người đàn bà lắc đầu tiếp tục đi tới. Mấy phút sau cả hai vượt qua một hàng cây trước khi tiến tới một khoảng đất trống với một vài ụ đất cỏ mọc um tùm. Một vài ụ đất có cắm cây thánh giá, những ụ khác thì không. Bà Phạm rùng mình:

        - Đây là chỗ nào?

        Người đàn bà thản nhiên:

        - Một nghĩa trang cũ. Không còn ai dùng đến nữa. Đây, mời bà tới đây.

        Rồi bà ta chỉ vào một ụ đất. Bà Phạm giật mình nổi gai ốc khi thấy đám cỏ phía trên như bị xé bung ra và dường như có người tìm cách đào một cái hố ở phía dưới.

        Không một ai hoặc một sức mạnh nào có thể buộc bà tới gần ngôi mộ bị đào tung lên đó, tuy nhiên từ nơi bà đứng, bà Phạm nhìn thấy dưới hố một hình thù co quắp trong chiếc quần jean sờn rách và cái áo thun bẩn thỉu.

        Người đàn bà rên rỉ:

        - Đó, Mẫn đó. Đó là chỗ bà đưa nó tới đó. Chồng tôi và nó chết từ hai năm nay giữa một mùa đông lạnh lẽo vì chứng sưng phổi. Tôi cầu khẩn cả hai trở lại nhưng chỉ có Mẫn đáp lại lời cầu xin của tôi. Nó biết là tôi cần nó. Nó muốn săn sóc cho tôi và mấy em của nó. Nó luôn luôn là một đứa con ngoan.
        Bà Phạm ngẩn ngơ:

        - Bà nói gì, tôi... tôi không hiểu...

        Người đàn bà dường như không để ý, lẩm bẩm:

        - Tôi phải săn sóc cho nó thật cẩn thận. Bà có biết là bà không thể cho người chết ăn muối hay không?

        Muối làm người chết quên tất cả mà chỉ nhớ chỗ ngơi nghỉ cuối cùng của họ.

        Chính bà đã khiến Mẫn trở về với nấm mồ của nó, và từ bây giờ, nó sẽ không bao giờ rời khỏi nơi đó nữa.

        (Sưu Tầm)

        Comment


        • #5
          Hình như đọc truyện ma cũng là 1 phương pháp luyện tim
          "Life is like a river, let it flow.
          Cuộc đời giống như một dòng sông. Cứ để nó trôi."

          Comment


          • #6
            Lấy độc trị độc mờ ... từ yếu ...tim thành tim ... yếu

            Comment


            • #7
              Dì Bụi thì từ sợ ma thành ma sợ (hay ma sơ cũng được)


              Je suis comme je suis
              Je suis faite comme ça
              Que voulez-vous de plus?
              Que voulez-vous de moi?

              Comment


              • #8
                Còn Ế thì đang chê ma thì thành ma chê

                Comment


                • #9
                  Nguyên Văn Bài Viết Của Bụi Đời Con View Post
                  Còn Ế thì đang chê ma thì thành ma chê
                  Ma mừ hổng chê thì lúc đó mới khổ đó nha dì Bụi!......


                  Je suis comme je suis
                  Je suis faite comme ça
                  Que voulez-vous de plus?
                  Que voulez-vous de moi?

                  Comment


                  • #10
                    Sế , Bụi mean Ế sấu quắt đến ma cũng chê luôn chớ bộ


                    Comment


                    • #11
                      cái câu chuyện đứa bé sống lại giúp Mẹ..làm sis nổi da gà hết trơn

                      ***************

                      Comment


                      • #12
                        HồN MA TrInH NỮ

                        thêm 1 truyện cho sis HKy nổi thêm da .. Kỳ nàh




                        HỒN MA TRINH NỮ


                        TÁC GIẢ : NGUYỄN THÀNH NHÂN



                        Cách nay lâu lắm rồi, ở xóm tôi, người ta hay kể lại một câu chuyện, một chuyện ma. Là chuyện ma, nhưng ẩn chứa đằng sau những tình tiết ghê rợn ly kỳ là một mối tình sâu thẳm. Hồi đó chúng tôi còn nhỏ lắm, đứa lớn nhất trong bọn cũng chỉ tám chín tuổi là cùng. Từ ấy đến nay đã bao nhiêu năm tháng lần lượt trôi qua. Cái xóm nhỏ ngày xưa - với những túp nhà mái ngói đơn sơ; với một khoảnh đất thật rộng có nhiều cây cao toả bóng, nơi đã từng chứng kiến gần như cả một quãng đời thơ ấu cùng bao trò chơi đùa của bọn trẻ như chúng tôi; với những bụi tre um tùm che giấu nhiều bí mật, đêm đêm tiếng mấy thân tre cọ vào nhau rít lên kẽo kẹt như tiếng ma đưa võng ru con; với cái chuồng ngựa, kế bên là một cái chõng tre rộng mà ở đó đêm đêm Già Bảy hay ngồi, vừa thỉnh thoảng khề khà nhấp một ngụm rượu trắng trong cái chai ba xị, vừa chậm rãi kể cho chúng tôi nghe những chuyện ma quỷ thần tiên; với một cây khế cổ thụ mà trên đó một cô gái đã treo cổ tự tử từ mấy chục năm về trước, đến bấy giờ vẫn còn làm đám con nít và cả những người lớn nhát gan mê tín nghe lòng gợn gợn một nỗi sợ sệt mơ hồ khi đi ngang dưới bóng cây um tùm rậm rạp của nó lúc đêm khuya vắng; với cái giếng nước mà thành giếng xây bằng đá xanh đã phủ đầy rêu xám, mỗi chiều dân trong xóm tụ tập ra đó để gánh nước, để chuyện trò tán tỉnh, cãi cọ, cười đùa...- Cái xóm nhỏ ấy đã biến mất không còn một chút tăm hơi, thay vào đó là những căn nhà hiện đại lạnh lùng vô cảm.

                        Câu chuyện đó đã có nhiều người kể, mỗi người một kiểu, nhưng chỉ có Già Bảy là người kể hay nhất, và ông cũng chỉ kể một lần duy nhất. Những người khác phần lớn chỉ chú trọng thêu dệt, tô vẽ thêm vào những tình tiết ma quái rùng rợn, nhưng lời kể của họ không có đầu đuôi, không gây xúc động. Chuyện của Già bảy kể thì khác hẳn.

                        Ông già lúc ấy chắc đã bảy mươi hơn, lưng đã hơi khòm, tóc râu đầu bạc phơ phơ, nhưng vẫn còn mạnh lắm. Ông sống độc thân không vợ không con, làm nghề đánh xe thổ mộ. Con ngựa của ông chắc cũng già như ông, nhưng đôi khi nổi hứng, ông thắng yên cương rồi cưỡi nó phi nước kiệu vòng quanh khu xóm nhỏ. Con ngựa già tung những bước nom vẫn còn dẻo dai duyên dáng lắm. Còn ông thì tóc râu bay phấp phới, dáng dấp trông hiên ngang như một vị hiệp khách anh hùng. Ông đã kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện, nhiều lắm, nhưng nhiều chuyện đã nhạt nhoà trong ký ức của tôi. Ngót ba mươi năm rồi, câu chuyện vẫn còn bám mãi, đeo đẳng trong trí nhớ vốn không xuất sắc lắm và lộn xộn vô nguyên tắc của tôi là câu chuyện mà tôi vừa nói ở trên. Ngày càng lớn, tôi càng nhận ra vẻ đẹp bi thương tha thiết ẩn nấp dưới những tình tiết hoang đường ma quái khó tin, và cũng nhận ra Già Bảy chính là một nhân vật chính của câu chuyện đó.

                        Bây giờ, xin bạn hãy thả trí tưởng tượng cùng tôi, để hoá thân thành những cô bé, chú bé con con, ngồi trên chiếc chõng tre lớn quanh một ông già,trong một đdêm mùa hạ nhiều gió và nhiều sao sáng. Dưới đất, cách dăm bước chân, là một đống un toả mùi khói hăng nồng ngan ngát. Đám trẻ con ấy sợ sệt ngồi nép sát vào nhau. Chúng đăm đăm nhìn những đốm lửa nhỏ thỉnh thoảng bùng lên trên đống un, lắng nghe giọng kể chuyện trầm trầm của ông già, hoà với tiếng những thân tre kẽo kẹt, tiếng gió lao xao trên những tàng cây, tiếng ếch nhái râm ran trong các vũng nước lầy, tiếng thở phì phò và tiếng gõ móng của con ngựa vào thanh chắn gỗ, lòng hồi hộp, mồ hôi lạnh tuôn ướt lưng áo, vừa sợ mà cũng vừa thích thú đến run người...

                        ... Xóm này, hơn năm mươi năm về trước, mấy cháu à, là một khu rừng mai rậm rạp. Hồi ấy đất đai còn rộng "minh" mông, nhà cửa dân cư ở miệt Chợ Lớn, Sài Gòn thì nhiều, còn vùng ngoại ô này, đi rã cẳng mới gặp đôi ba túp nhà tranh xiêu vẹo. Lúc lên đây, qua còn trẻ lắm, chừng mười tám mười chín tuổi. Quê qua ở Cà Mau. Qua từ miệt Năm Căn theo đám thương hồ lên Chợ Lớn là để đi chơi cho biết, nhưng lên đây rồi, qua không thể quay về quê quán cũ được nữa. Số phận chắc đã gắn qua vào cái rừng mai của năm mươi mấy năm trước, giờ là cái xóm nhỏ này cho đến lúc lìa đời...

                        Vậy đó, cái rừng mai này hồi đó không có nhà dân. Thỉnh thoảng, chỉ có dân ở các vùng lân cận đến chặt vài nhánh mai đem về nhà chưng hay lên chợ bán vào dịp Tết. Thú rừng, như nai mễn, chồn cáo, lúc ấy còn nhiều vô kể. Lũ cọp thì đã dạt về mé rừng Đồng Nai, không còn ở gần đó, vì xe cộ người dân qua lại nhiều, nhộn nhịp. Chúng vốn không thích nơi đông đúc ồn ào.

                        Năm đó có một người trạc trung niên tới dựng một túp lều tranh ở giữa rừng mai để trú ẩn. Ông là một nhà nho, một chí sĩ kháng Pháp gốc người miệt Vĩnh Long bôn đào sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại. Theo lời đồn đại, ổng giỏi lắm mấy cháu à, ổng là người tài kiêm văn võ, thơ phú của ổng đọc lên nghe muốn khóc, muốn xông pha chinh chiến, muốn làm một cái gì đó thật lớn lao. Còn võ nghệ của ổng thì khỏi nói, ổng múa kiếm loang loáng không thấy thân người đâu nữa, cái nhánh cây khế đằng kia, mấy cháu thấy hôn, cao cách mặt đất hơn ba thước, ổng vỗ đùi một cái là phi thân lên đứng trên đó như chơi... Ổng chạy lên vùng Gia Định mai danh ẩn tích, mang theo một cô con gái tuổi chừng đôi tám. Nghe đồn cô ta đẹp lắm. Đẹp mà thanh cao trong trắng dịu hiền, tỷ như nàng Kiều Nguyệt Nga mà qua đã kể cho mấy cháu nghe vậy đó. Hai cha con ở đó lần hồi, cô gái thêu khăn, nhà chí sĩ viết những bức câu đối hay vẽ những bức thư họa mang ra chợ bán kiếm tiền độ nhật.

                        Cũng đồng dạo ấy, có một chàng trai tuổi chừng đôi chín làm lao công bốc vác ở bến Nhà Rồng. Việc làm thì cực khổ mà hay bị mấy thằng cai người Việt và người Pháp đánh đập chửi rủa vô cùng nhục nhã. Một bữa chiều, thằng cai Pháp đánh một người bạn của chàng, người đó đang bệnh nhưng không dám xin nghỉ nên làm việc uể oải. Nó đánh bạn của chàng thê thảm quá, chàng dằn lòng không được nên lượm một khúc cây xáng vô đầu nó. Nó ngã lăn quay bất tỉnh, còn chàng thì bỏ chạy tháo thân. Chàng chạy vô phương hướng, cứ thấy đường ngang ngõ tắt gì là cứ đâm vào, chạy mãi cho đến giữa khuya thì tới rừng mai. Chàng vừa mệt vừa đói, đã tính kiếm một cây nào đó lớn lớn một chút để trèo lên nghỉ đề phòng thú dữ, thì bắt gặp một ánh đèn le lói giữa rừng mai. Chàng lần mò đi tới đó, thì ra chính là túp nhà tranh của hai cha con nhà chí sĩ. Chàng đứng ở ngoài một lúc, lắng nghe động tịnh. Bên trong chợt có tiếng ngâm thơ sang sảng của nhà chí sĩ. Thơ rằng:

                        Đêm nằm trằn trọc không an
                        Tâm can uất nỗi giang san khốn cùng
                        Một thời vùng vẫy dọc ngang
                        Quét ngang ngọn kiếm bao thằng đầu rơi
                        Hận đời sao nỡ trêu ngươi
                        Để con quốc mãi bên trời lưu vong
                        Đêm nay ta thắp hương lòng
                        Nguyện còn hơi thở vẫn còn chí cao.

                        Chàng trai nghe thấy mấy câu này, biết trong nhà là người có chí khí, yêu nước thương nòi. Chàng không còn e ngại nữa, bèn kêu cửa. Nhà chí sĩ bước ra, hơi kinh ngạc. Chàng bèn kể rõ đầu đuôi hoàn cảnh của mình. Nhà chí sĩ gật đầu mời chàng vào, gọi con gái sắp cơm rượu mời chàng. Từ đêm đó, chàng trai ở lại cùng hai cha con họ. Ngày thì chàng đốn củi mang vào chợ bán hoặc săn mấy con thú nhỏ để làm thức ăn, đêm thì học võ học văn do nhà chí sĩ thân truyền.

                        Đó là những ngày rất đẹp, thơ mộng lắm mấy cháu à. Chàng trai tuy ít học, nhưng mà lòng dạ chân chất thẳng ngay, tướng mạo cũng hiên ngang đẹp đẽ. Vả chàng rất thông minh cầu tiến, nên được sự dạy bảo dìu dắt của người cha, chẳng bao lâu chàng cũng võ vẻ mấy chữ Hán và đọc thông viết thạo tiếng Quốc ngữ, tức là tiếng Việt của mình bây giờ đó các cháu. Chàng như vậy, mà ở một nơi vắng vẻ quạnh hiu, lâu lâu mới tiếp xúc với người, dĩ nhiên trong lòng cô gái cũng phát sinh tình cảm. Còn chàng trai thì khỏi nói, ngay từ đêm đầu tiên gặp mặt, lòng chàng đã nặng một mối tình. Cả hai thầm mến mộ nhau, nhưng vẫn giữ một niềm kính trọng. Những đêm thanh trăng tà, nàng pha trà ngon đem ra trước sân mời cha và chàng uống, rồi nàng ngồi bên cạnh, thỉnh thoảng cũng góp vào câu chuyện hoặc ngâm mấy vần thơ.

                        Than ôi, mấy cháu biết không, thuờng ở đời, niềm hạnh phúc thì thoáng qua mau, mà nỗi bất hạnh trái ngang thì nhiều không xiết kể. Ba người đó sống êm đềm như thế được hơn một năm trời thì tông tích của nhà chí sĩ bị bại lộ. Bữa nọ, đang khi chàng trai mang củi ra chợ bán, quân Pháp và Việt gian bí mật bố ráp vây bộc khu rừng để bắt hai cha con nhà chí sĩ. Vì nhà chí sĩ quyết không chịu lọt vào tay giặc, nên ông đã bị bắn chết sau khi chống cự giết được mấy thằng. Còn nàng, cô gái xinh đẹp dịu dàng như mây như suối đó, cũng đã tự tuyệt mạng mình, không để bên giặc làm ô uế.

                        Vì ở đó không có cư dân nên sự việc hầu như không ai biết cả, chỉ có những người đi làm rừng đâu đó gần bên nghe thấy tiếng súng rộ lên trong một lúc. Nhưng thời ly loạn mà, đất nước đầy bóng giặc, tiếng súng đâu phải là cái gì quá bất thuờng. Chiều hôm đó, chàng trai quay về. Chàng kinh ngạc và đau đớn vô cùng khi thấy túp nhà giờ chỉ còn là một đống tro nghi ngút khói. Xác của người cha nằm trước sân nhà. Còn nàng, người yêu trong mộng của chàng thì biến mất. Chàng cố nén đau thương đi rảo quanh khu đó để tìm nàng. Không khó khăn gì, chàng bắt gặp nàng, giờ chỉ còn là một cái xác không hồn, treo lủng lẳng trên cành một cây khế. Chính là cây khế cổ thụ này đó, các cháu à. Không ai dám đốn nó, dù cả cánh rừng mai ngày xưa đã bị chặt phá hết rồi. Trong bàn tay nắm chặt trắng bệch không chút máu của nàng, chàng tìm thấy một manh áo vải ghi mấy dòng tuyệt mệnh, cầu chàng lo toan giùm việc chôn cất cho hai cha con nàng. Thì ra khi thấy cha khó lòng thoát khỏi, nàng đã quyết ý quyên sinh để khỏi lọt vào tay giặc. Náng lén chạy đến bên gốc khế, viết mấy lời để lại cho chàng vì đoán biết là chàng sẽ trở về, rồi treo cổ tự vận ngay.

                        Chàng trai gạt nước mắt lo việc chôn cất cho hai cha con. Chàng chôn chung cả hai ở một góc rừng mai, bên một con suối nhỏ, gần cây khế già. Con suối ấy bị cạn và bị lấp mất cách đây cũng hai chục năm rồi. Sau đó, chàng bỏ đi đâu không ai còn biết.

                        Khoảng mười lăm năm sau đó, rừng mai hoang vắng xưa giờ đã bị khai phá đi nhiều, chỉ còn một góc nhỏ cách xa đường quan lộ. Dân di cư tứ xứ đến lập ấp cất nhà, khu rừng mai đã không còn quạnh hiu vắng vẻ. Nhưng cũng từ đó, khu rừng mai trở nên linh thiêng huyền bí. Người dân đồn đại với nhau về nhiều hiện tượng quái dị ghê hồn. Vì ở một góc rừng, nơi có một cây khế già cổ thụ, ước đến trăm tuổi rồi, ai đến đó chặt phá mai hay muốn cất nhà đều không được. Dao búa sẽ tự động chặt vào chân vào người họ. Nhà dựng lên lợp mái chưa xong chợt bị những cơn gió xoáy kinh khủng thổi tan hoang. Những lúc hoàng hôn chạng vạng, người ta thuờng thấy thấp thoáng có bóng một cô gái còn trẻ, tóc thề buông xõa đi phơ phất như lướt trên ngọn cỏ, tà áo lam kiểu xưa bay phấp phới. Chỉ thấy thoáng qua, như một ảo ảnh, như một lúc hoa mắt nhìn lầm, chứ chẳng ai trong thấy rõ khuôn mặt của cô gái đó. Đêm đêm, khách bộ hành có việc đi ngang thuờng nghe thấy có tiếng trong trẻo ngâm thơ, rồi bỗng tiếng cười the thé ma quái, rồi tiếng khóc não nùng. Tiếng khóc cười không lớn, nhưng xuyên qua thời gian khoảng cách, đâm vào nhoi nhói đôi tai của cả những người cách đó hàng dặm đường. Người dân không rõ đầu đuôi câu chuyện, nên họ chỉ đoán đây là một oan hồn chưa siêu thoát được hiện về quấy phá. Họ sợ sệt lắm. Rồi sau đó, họ lập một cái miễu nhỏ ở dưới gốc cây khế để tỏ lòng tôn kính và để cầu nguyện cho oan hồn thôi không quấy phá.

                        Một buổi chiều, có một người đàn ông tìm đến khu dân cư đó. Nhìn ổng chẳng ai đoán được là bao nhiêu tuổi. Nét mặt dầu dãi phong trần, những nếp nhăn ở đuôi mắt và ánh nhìn đăm chiêu lặng lẽ làm người ta đoán ổng dễ đã bốn mấy năm mươi. Nhưng đôi khi, như lúc ổng nhìn một đứa trẻ con chẳng hạn, thì trong đôi mắt già nua mệt mõi đó chợt ánh lên một nét thật hồn hậu trẻ trung, và những lúc ấy trông ổng lại chỉ trạc ba mươi. Ổng hỏi chuyện những người dân làng, rồi ra chỗ cái miễu thắp mấy nén hương, thì thầm khấn nguyện gì đó rất lâu. Theo mấy đứa nhỏ tò mò lén lút theo dõi ổng nói lại, thì hình như lúc ấy ổng khóc, vì đôi vai ổng run rẩy từng hồi.

                        Người đàn ông ở lại bên cội khế già suốt đêm hôm ấy. Dân làng kể lại với nhau rằng đêm ấy nghe có tiếng xì xào khóc cười văng vẳng vang đến từ cây khế, tiếng xì xào đó kéo dài đến quá nữa đêm, rồi tắt hẳn khi tiếng gà gáy canh đầu vừa cất lên. Sáng hôm sau, người đàn ông bắt đầu đào tìm gì đó ở gần gốc khế. Dân làng có kẻ bạo dạn tò mò đến gần coi thử. Rốt cuộc mới biết ổng đào tìm hài cốt của người thân. Ổng moi từ dưới hố lên hai bộ hài cốt trơ trọi, bấy giờ thịt đã rã nát, chỉ còn những xương bắt đầu mục. Ổng nhờ bà con lối xóm giúp một tay để dựng một giàn hỏa thiêu hai bộ hài cốt. Sau đó, ổng gom mớ tro cốt đi đâu đó, hình như là rải xuống một dòng sông, rồi quay trở lại. Từ đó, ổng dựng nhà gần bên cây khế và ở lại không đi nữa. Cũng từ đó bóng ma áo lam không còn xuất hiện, và không ai còn nghe tiếng ngâm thơ, cười khóc não lòng của hồn ma trinh nữ nữa. Có đôi người lớn tuổi trong làng đã được người đàn ông đó kể lại sự tích về hồn ma nữ, trong những đêm trời trăng sáng ngồi uống rượu tâm tình, vì ổng chính là chàng trai dạo trước. Nhưng những người đó nay cũng đã qua đời, nên câu chuyện thật hư ra sao không một ai biết được. Nghe đồn là ổng đã biệt tích trong mười lăm năm đó để đi truy tìm kẻ thù, giết lần lượt từng đứa trong bọn chúng. Rồi sau đó ổng tham gia kháng Pháp cho đến khi bị một vết thương nặng không thể tiếp tục tung hoành chinh chiến, nên mới quay về chốn cũ... Chuyện nghe đồn là vậy đó, các cháu à ...

                        Câu chuyện đã dứt. Đống un cũng đã tàn hết nửa phần. Sao khuya lấp lánh đã lên cao. Bọn trẻ con lí nhí chào Già Bảy rồi chia tay nhau về nhà ngủ. Mí mắt chúng bấy giờ đã nặng nề xụp xuống vì mệt mõi và buồn ngủ sau một ngày chơi đùa thả sức. Nhưng lòng chúng còn mãi xôn xao xúc động với câu chuyện thê lương.

                        Comment


                        • #13
                          câu chuyện ma này bị chết tức tưởi...

                          Bụi
                          ***************

                          Comment


                          • #14
                            Trên đời có Ma thiệt hông dzị hả dì Bụi?


                            Je suis comme je suis
                            Je suis faite comme ça
                            Que voulez-vous de plus?
                            Que voulez-vous de moi?

                            Comment


                            • #15
                              dì Bụi hong biết but từ khi quen Ế tới giờ .. Bụi tin là có

                              Comment

                              Working...
                              X