Bài này mình xin được post nơi đây với tính cách tâm linh , huyền bí. Na
Hội Tác Giả Việt Nam Hải Ngoại ra mắt với hy vọng cho tương lai
Nguyên Huy/Người Việt
WESTMINSTER (NV) - Một chiều văn nghệ với chủ đề “Một phần ba thế kỷ Thơ-Nhạc hải ngoại” tại nhà hàng Emerald Bay vào chiều hôm Chủ Nhật 21 Tháng Sáu vừa qua được kể như buổi ra mắt của một tổ chức văn học mới thành lập, đó là “Hội Tác Giả Việt Nam Hải Ngoại.”
Nhà thơ Viên Linh, chủ nhiệm chủ bút nguyệt san Khởi Hành là người xướng xuất và được văn thi nhạc giới Việt Nam ở hải ngoại đồng thuận trong một đại hội vào Tháng Ba 2009 tại nhật báo Viễn Ðông. Cho biết về sự hình thành “Hội Tác Giả Việt Nam Hải Ngoại,” nhà thơ Viên Linh nói, “Hội không có chủ tịch chỉ có tổng thư ký là tôi với nhiệm vụ liên lạc, nối kết. Hội có 4 cố vấn thường trực là Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, nhà thơ Cao Tiêu, nhà báo Huỳnh Văn Lang và học giả Phạm Khắc Hàm.”
Trong chiều văn nghệ với chủ đề “Một phần ba thế kỷ Thơ-Nhạc Hải Ngoại” này đã có tới khoảng ba trăm văn thi hữu, ngồi kín 29 bàn tiệc, từ nhiều nơi tới và anh chị em nghệ sĩ trong giới ca nhạc trình diễn đến tham dự. Nhà thơ Viên Linh, người đứng tổ chức vui mừng nói với chúng tôi, “Một thành quả thật không ngờ!”.
Trong phần giới thiệu quan khách, nhà thơ Viên Linh đã trân trọng nhắc tới nhiều nhân sĩ trí thức ở hải ngoại như Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, phu nhân cố Giáo Sư Nguyễn Khắc Hoạch (nhà thơ Trần Hồng Châu), Giáo Sư Lê Ðình Cẩn từ Việt Nam qua và nhiều người trong văn giới Việt Nam ở hải ngoại từ miền Ðông và Canada đang có mặt trong nhà hàng.
Trong dịp này, nhà thơ Viên Linh cũng trình bày sơ lược về “Hội Tác Giả Việt Nam Hải Ngoại” và giới thiệu bốn vị cố vấn của hội.
Kế đó, chiều văn nghệ đã khởi diễn với màn lễ truy niệm những nhà văn, nhà thơ, những nghệ sĩ đã mất, người mất trong ngục tù Cộng Sản, người mất vì bệnh hoạn không có thuốc men chữa chạy và cả những người đã mất trong cảnh bị đầy đọa của nhà cầm quyền sau 30 Tháng Tư, 1975 như Nguyễn Mạnh Côn, Trần Văn Tuyên, Vũ Hoàng Chương, Dương Hùng Cường, v.v...
Nhà thơ Viên Linh khai mạc buổi sinh hoạt “Một phần ba thế kỷ Thơ-Nhạc Hải Ngoại” do Hội Các Tác Giả Việt Nam Hải Ngoại tổ chức chiều Chủ Nhật, 21 Tháng Sáu tại Santa Ana, California. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Bàn tưởng niệm phực cháy vào phút mọi người tưởng niệm đến các văn nghệ sĩ VNCH đã chết trong ngục tù Cộng Sản. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Bàn thờ tưởng niệm là một tấm bảng đen trên có những hàng chữ “Tưởng Niệm Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã chết trong ngục tù Cộng Sản.” Tấm bảng được chiếu sáng bởi cả trăm ngọn nến nhỏ vừa được các văn nghệ sĩ Việt Nam ở hải ngoại thắp lên.
Nhắc nhớ đến những văn nghệ sĩ đã chết trong ngục tù Cộng Sản, nhà thơ Viên Linh xúc động phát biểu, “Họ đang ở nơi đây. Họ có mặt trong sự thương nhớ của mọi người và trong dòng lịch sử văn học của dân tộc.”
Thì cũng đúng vào lúc này tại bàn tưởng niệm, khoảng 10 cây nến đã phựt lên bốc thành một ngọn lửa như linh ứng trước lời gợi nhớ của nhà thơ Viên Linh và hàng trăm người đang đứng lên tưởng niệm. Cả hội trường xôn xao xúc động. Ai nấy đều hướng cả về bàn Tưởng Niệm, cho dù không dị đoan nhưng cũng phảng phất một sự suy nghĩ phải chăng đã có âm dương hiệu ứng.
Ðây là lần đầu tiên tại hải ngoại có buổi tưởng niệm đến những văn nghệ sĩ đã chết sau khi Cộng Sản chiếm được miền Nam. Kể từ ngày đó văn nghệ sĩ miền Nam không chỉ bị “treo bút” mà hầu hết đã phải vào tù “treo giò” hết đợt “cải tạo” này đến đợt “cải tạo” khác. Bao nhiêu người đã chết trong tù như Nguyễn Mạnh Côn, Trần văn Tuyên, Dương Hùng Cường. Bao nhiêu người ra tù bệnh tật liên miên không có thuốc chữa như Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Hải Chí, Tú kếu, Ðinh Hùng, Hồ Ðiệp,... đã phải chết vì bệnh tật.
Những văn nghệ sĩ ấy đã là những chiến sĩ của tự do, của nhân quyền và nhất là của nền văn học chính thống dân tộc. Họ là những người đã nhận rõ ra cái phi dân tộc, phi nhân nghĩa, tàn độc, vô luân, nô lệ hóa con người của chủ nghĩa Cộng Sản, nên họ không bao giờ chấp nhận, nếu họ còn là con người. Vì thế Cộng Sản thù hằn họ, mong giết được họ và coi họ là “những tên biệt kích cầm bút” để đầy đọa, trả thù họ cho đến phải chết sau khi đã triệt hạ hết những tác phẩm của họ.
Trở lại với buổi chiều văn nghệ “Một phần ba thế kỷ Thơ-Nhạc Hải Ngoại” thì quả thật nội dung buổi văn nghệ này chưa đáp ứng được với chủ đề nêu ra. Trước hết là thiếu một bài tham luận về chủ đề hay ít ra cũng là một bài dẫn chương trình. Thứ hai là những tiết mục được trình bày không có tính minh chứng cho một phần nào của một phần ba thế kỷ thơ nhạc hải ngoại.
Trong phần phát biểu, nhà thơ Viên Linh có đề cập đến một vấn đề thời sự. Ðó là “biển Ðông” đối với dân tộc Việt Nam thì đã được nhắc đến từ lâu. Ông nêu ra hai câu tục ngữ, ca dao “Thuận vợ thuận chồng tát biển Ðông cũng cạn” và “Dã tràng xe cát biển Ðông, nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì” để chứng minh chủ quyền của người Việt trên biển Ðông mà Bắc phương đang ngang nhiên lấn chiếm.
Nhà thơ Cao Tiêu cũng lên trình diễn một màn hát chèo cổ theo điệu đò đưa. Bên cạnh đó anh chị em nghệ sĩ của ban Xuân Ðiềm và những tiếng hát điêu luyện của Thanh Lan, Anh Dũng, những tiếng hát tài tử tuyệt vời của Thy Châu, tiếng sáo trúc, tiếng ngâm thơ của Ngọc Nôi, Phi Loan cũng đã làm cho buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật lung linh mầu sắc, quyến luyến giữ chân được mọi người cho đến phút cuối.
Trong một buổi nói chuyện với nhà thơ Viên Linh sau đó, chúng tôi bắt gặp được niềm say mê của nhà thơ trong sự hình thành một cơ cấu tổ chức cho những người sáng tác ở hải ngoại. Văn chương, nghệ thuật vốn là sức sống tinh thần của bất cứ một xã hội nào. Nó nẩy nở tự nhiên trong các xã hội tự do. Nhìn nó biết được trình độ sống của xã hội đó. Tìm hiểu nó người đời sau sẽ được sống lại cả một giai đoạn lịch sử. Chỉ có chế độ Cộng Sản là đã uốn nắn văn học, nghệ thuật để phục vụ cho lợi ích của Ðảng nên nền văn học, nghệ thuật ấy đã bị tước mất ý nghĩa tự thân của nó.
Với một quan điểm vững chắc rằng: “Văn học nghệ thuật chính thống của dân tộc Việt Nam là nền văn học nghệ thuật tự do, khai phóng và nhân bản. Nó đã theo một triệu người di cư vào Nam năm 1954. Ở đó nó phát triển và đến năm 1975, nó lại ra hải ngoại. Nhà cầm quyền Cộng Sản đã làm cho nền văn học nghệ thuật của dân tộc không còn ở lại trên quê hương mình.”
Vì thế nên nhà thơ Viên Linh đặt nhiều hy vọng vào sự hình thành một tổ chức văn học ở hải ngoại mà chủ trương phải là “phản ảnh trung thực lịch sử, thực tế Việt Nam, đối lập với tất cả những bóp méo hữu ý hay vô tình.” Trong bốn mục đích đề ra, tổ chức “Hội Các Tác Giả Việt Nam Hải Ngoại” có đề cập đến việc “duy trì và phát huy di sản lịch sử văn hóa Việt Nam” và “thu nhập những dữ kiện, hình ảnh, sách báo liên quan đến các biến cố của dân tộc, viết lại hành động của những người đã đóng góp vào lịch sử hiện đại và cận đại.”
Hiện nay nhà thơ Viên Linh vẫn chủ trương tờ Khởi Hành, một nguyệt san văn học đã có mặt tới năm thứ 13 tại hải ngoại. Ðiều lý thú với tờ báo Khởi Hành là tờ báo tuy mỏng manh nhưng lại có sức quyến rũ vũ bão với những độc giả yêu thích văn chương nghệ thuật.
Tờ báo đã như một gạch nối giữa ban biên tập Khởi Hành với độc giả khắp nơi, cả ở trong nước. Nên tòa soạn Khởi Hành luôn nhận được những món quà văn học vô giá từ độc giả gửi đến. Ðó là những sách báo tài liệu từ thời có “chữ quốc ngữ”, những cuốn tiểu thuyết đầu tay của Lê Văn Trương, những tác phẩm như đã bị quên lãng như “Ðầm Ô Rô” của Vũ Anh Khanh, như “Tình Sử” của Ngô Tất Tố, như “Kẽm Trống” của Trúc Sĩ, v.v...
Hy vọng với sự tham gia và hỗ trợ nồng nhiệt của các tác giả và quần chúng độc giả, “Hội các Tác Giả Việt Nam Hải Ngoại” sẽ thể hiện được vai trò phục hồi và phát triển được nền văn học chính thống Việt Nam.
(N.H)
Hội Tác Giả Việt Nam Hải Ngoại ra mắt với hy vọng cho tương lai
Nguyên Huy/Người Việt
WESTMINSTER (NV) - Một chiều văn nghệ với chủ đề “Một phần ba thế kỷ Thơ-Nhạc hải ngoại” tại nhà hàng Emerald Bay vào chiều hôm Chủ Nhật 21 Tháng Sáu vừa qua được kể như buổi ra mắt của một tổ chức văn học mới thành lập, đó là “Hội Tác Giả Việt Nam Hải Ngoại.”
Nhà thơ Viên Linh, chủ nhiệm chủ bút nguyệt san Khởi Hành là người xướng xuất và được văn thi nhạc giới Việt Nam ở hải ngoại đồng thuận trong một đại hội vào Tháng Ba 2009 tại nhật báo Viễn Ðông. Cho biết về sự hình thành “Hội Tác Giả Việt Nam Hải Ngoại,” nhà thơ Viên Linh nói, “Hội không có chủ tịch chỉ có tổng thư ký là tôi với nhiệm vụ liên lạc, nối kết. Hội có 4 cố vấn thường trực là Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, nhà thơ Cao Tiêu, nhà báo Huỳnh Văn Lang và học giả Phạm Khắc Hàm.”
Trong chiều văn nghệ với chủ đề “Một phần ba thế kỷ Thơ-Nhạc Hải Ngoại” này đã có tới khoảng ba trăm văn thi hữu, ngồi kín 29 bàn tiệc, từ nhiều nơi tới và anh chị em nghệ sĩ trong giới ca nhạc trình diễn đến tham dự. Nhà thơ Viên Linh, người đứng tổ chức vui mừng nói với chúng tôi, “Một thành quả thật không ngờ!”.
Trong phần giới thiệu quan khách, nhà thơ Viên Linh đã trân trọng nhắc tới nhiều nhân sĩ trí thức ở hải ngoại như Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, phu nhân cố Giáo Sư Nguyễn Khắc Hoạch (nhà thơ Trần Hồng Châu), Giáo Sư Lê Ðình Cẩn từ Việt Nam qua và nhiều người trong văn giới Việt Nam ở hải ngoại từ miền Ðông và Canada đang có mặt trong nhà hàng.
Trong dịp này, nhà thơ Viên Linh cũng trình bày sơ lược về “Hội Tác Giả Việt Nam Hải Ngoại” và giới thiệu bốn vị cố vấn của hội.
Kế đó, chiều văn nghệ đã khởi diễn với màn lễ truy niệm những nhà văn, nhà thơ, những nghệ sĩ đã mất, người mất trong ngục tù Cộng Sản, người mất vì bệnh hoạn không có thuốc men chữa chạy và cả những người đã mất trong cảnh bị đầy đọa của nhà cầm quyền sau 30 Tháng Tư, 1975 như Nguyễn Mạnh Côn, Trần Văn Tuyên, Vũ Hoàng Chương, Dương Hùng Cường, v.v...
Nhà thơ Viên Linh khai mạc buổi sinh hoạt “Một phần ba thế kỷ Thơ-Nhạc Hải Ngoại” do Hội Các Tác Giả Việt Nam Hải Ngoại tổ chức chiều Chủ Nhật, 21 Tháng Sáu tại Santa Ana, California. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Bàn tưởng niệm phực cháy vào phút mọi người tưởng niệm đến các văn nghệ sĩ VNCH đã chết trong ngục tù Cộng Sản. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Bàn thờ tưởng niệm là một tấm bảng đen trên có những hàng chữ “Tưởng Niệm Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã chết trong ngục tù Cộng Sản.” Tấm bảng được chiếu sáng bởi cả trăm ngọn nến nhỏ vừa được các văn nghệ sĩ Việt Nam ở hải ngoại thắp lên.
Nhắc nhớ đến những văn nghệ sĩ đã chết trong ngục tù Cộng Sản, nhà thơ Viên Linh xúc động phát biểu, “Họ đang ở nơi đây. Họ có mặt trong sự thương nhớ của mọi người và trong dòng lịch sử văn học của dân tộc.”
Thì cũng đúng vào lúc này tại bàn tưởng niệm, khoảng 10 cây nến đã phựt lên bốc thành một ngọn lửa như linh ứng trước lời gợi nhớ của nhà thơ Viên Linh và hàng trăm người đang đứng lên tưởng niệm. Cả hội trường xôn xao xúc động. Ai nấy đều hướng cả về bàn Tưởng Niệm, cho dù không dị đoan nhưng cũng phảng phất một sự suy nghĩ phải chăng đã có âm dương hiệu ứng.
Ðây là lần đầu tiên tại hải ngoại có buổi tưởng niệm đến những văn nghệ sĩ đã chết sau khi Cộng Sản chiếm được miền Nam. Kể từ ngày đó văn nghệ sĩ miền Nam không chỉ bị “treo bút” mà hầu hết đã phải vào tù “treo giò” hết đợt “cải tạo” này đến đợt “cải tạo” khác. Bao nhiêu người đã chết trong tù như Nguyễn Mạnh Côn, Trần văn Tuyên, Dương Hùng Cường. Bao nhiêu người ra tù bệnh tật liên miên không có thuốc chữa như Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Hải Chí, Tú kếu, Ðinh Hùng, Hồ Ðiệp,... đã phải chết vì bệnh tật.
Những văn nghệ sĩ ấy đã là những chiến sĩ của tự do, của nhân quyền và nhất là của nền văn học chính thống dân tộc. Họ là những người đã nhận rõ ra cái phi dân tộc, phi nhân nghĩa, tàn độc, vô luân, nô lệ hóa con người của chủ nghĩa Cộng Sản, nên họ không bao giờ chấp nhận, nếu họ còn là con người. Vì thế Cộng Sản thù hằn họ, mong giết được họ và coi họ là “những tên biệt kích cầm bút” để đầy đọa, trả thù họ cho đến phải chết sau khi đã triệt hạ hết những tác phẩm của họ.
Trở lại với buổi chiều văn nghệ “Một phần ba thế kỷ Thơ-Nhạc Hải Ngoại” thì quả thật nội dung buổi văn nghệ này chưa đáp ứng được với chủ đề nêu ra. Trước hết là thiếu một bài tham luận về chủ đề hay ít ra cũng là một bài dẫn chương trình. Thứ hai là những tiết mục được trình bày không có tính minh chứng cho một phần nào của một phần ba thế kỷ thơ nhạc hải ngoại.
Trong phần phát biểu, nhà thơ Viên Linh có đề cập đến một vấn đề thời sự. Ðó là “biển Ðông” đối với dân tộc Việt Nam thì đã được nhắc đến từ lâu. Ông nêu ra hai câu tục ngữ, ca dao “Thuận vợ thuận chồng tát biển Ðông cũng cạn” và “Dã tràng xe cát biển Ðông, nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì” để chứng minh chủ quyền của người Việt trên biển Ðông mà Bắc phương đang ngang nhiên lấn chiếm.
Nhà thơ Cao Tiêu cũng lên trình diễn một màn hát chèo cổ theo điệu đò đưa. Bên cạnh đó anh chị em nghệ sĩ của ban Xuân Ðiềm và những tiếng hát điêu luyện của Thanh Lan, Anh Dũng, những tiếng hát tài tử tuyệt vời của Thy Châu, tiếng sáo trúc, tiếng ngâm thơ của Ngọc Nôi, Phi Loan cũng đã làm cho buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật lung linh mầu sắc, quyến luyến giữ chân được mọi người cho đến phút cuối.
Trong một buổi nói chuyện với nhà thơ Viên Linh sau đó, chúng tôi bắt gặp được niềm say mê của nhà thơ trong sự hình thành một cơ cấu tổ chức cho những người sáng tác ở hải ngoại. Văn chương, nghệ thuật vốn là sức sống tinh thần của bất cứ một xã hội nào. Nó nẩy nở tự nhiên trong các xã hội tự do. Nhìn nó biết được trình độ sống của xã hội đó. Tìm hiểu nó người đời sau sẽ được sống lại cả một giai đoạn lịch sử. Chỉ có chế độ Cộng Sản là đã uốn nắn văn học, nghệ thuật để phục vụ cho lợi ích của Ðảng nên nền văn học, nghệ thuật ấy đã bị tước mất ý nghĩa tự thân của nó.
Với một quan điểm vững chắc rằng: “Văn học nghệ thuật chính thống của dân tộc Việt Nam là nền văn học nghệ thuật tự do, khai phóng và nhân bản. Nó đã theo một triệu người di cư vào Nam năm 1954. Ở đó nó phát triển và đến năm 1975, nó lại ra hải ngoại. Nhà cầm quyền Cộng Sản đã làm cho nền văn học nghệ thuật của dân tộc không còn ở lại trên quê hương mình.”
Vì thế nên nhà thơ Viên Linh đặt nhiều hy vọng vào sự hình thành một tổ chức văn học ở hải ngoại mà chủ trương phải là “phản ảnh trung thực lịch sử, thực tế Việt Nam, đối lập với tất cả những bóp méo hữu ý hay vô tình.” Trong bốn mục đích đề ra, tổ chức “Hội Các Tác Giả Việt Nam Hải Ngoại” có đề cập đến việc “duy trì và phát huy di sản lịch sử văn hóa Việt Nam” và “thu nhập những dữ kiện, hình ảnh, sách báo liên quan đến các biến cố của dân tộc, viết lại hành động của những người đã đóng góp vào lịch sử hiện đại và cận đại.”
Hiện nay nhà thơ Viên Linh vẫn chủ trương tờ Khởi Hành, một nguyệt san văn học đã có mặt tới năm thứ 13 tại hải ngoại. Ðiều lý thú với tờ báo Khởi Hành là tờ báo tuy mỏng manh nhưng lại có sức quyến rũ vũ bão với những độc giả yêu thích văn chương nghệ thuật.
Tờ báo đã như một gạch nối giữa ban biên tập Khởi Hành với độc giả khắp nơi, cả ở trong nước. Nên tòa soạn Khởi Hành luôn nhận được những món quà văn học vô giá từ độc giả gửi đến. Ðó là những sách báo tài liệu từ thời có “chữ quốc ngữ”, những cuốn tiểu thuyết đầu tay của Lê Văn Trương, những tác phẩm như đã bị quên lãng như “Ðầm Ô Rô” của Vũ Anh Khanh, như “Tình Sử” của Ngô Tất Tố, như “Kẽm Trống” của Trúc Sĩ, v.v...
Hy vọng với sự tham gia và hỗ trợ nồng nhiệt của các tác giả và quần chúng độc giả, “Hội các Tác Giả Việt Nam Hải Ngoại” sẽ thể hiện được vai trò phục hồi và phát triển được nền văn học chính thống Việt Nam.
(N.H)