Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Tập tục giết người tế thần

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tập tục giết người tế thần

    Sự thật về tục giết người hiến tế của dân da đỏ
    Các nạn nhân của những vụ giết người hiến tế dã man theo tục của người Maya cổ đại là các cậu bé hoặc những chàng trai trẻ, thay vì các trinh nữ như người ta vẫn lưu truyền. Đây là phát hiện mới nhất của một nhà khảo cổ vừa được công bố hôm qua (22/1).

    Người Maya xây dựng các đền và cung điện cầu kỳ dạng kim tự tháp hình bậc thang ở bán đảo Yucatán của Trung Mỹ, thuộc đông nam Mexico, Bắc Guatemala và Honduras ngày nay trước khi bị thực dân Tây Ban Nha càn quét vào những năm 1500.

    Các thầy tu Maya ở thành phố Chichen Itza (bán đảo Yucatan) thường dùng trẻ em để tế thần trong các lễ cầu mưa và cầu cho đất đai màu mỡ, bằng việc ném chúng vào các động nước, gọi là động tế thần. Động này được người Maya tin rằng là nguồn cung cấp nước chính cho dân da đỏ và cũng là lối dẫn sang bên kia thế giới.

    Trẻ em thường được ưa chuộng bởi người ta tin rằng chúng còn trong trắng và thuần khiết. Từ lâu sử sách vẫn ghi chép chúng là những bé gái còn trinh trắng. Các nhà khảo cổ vẫn tin rằng các vật tế thần là các trinh nữ căn cứ vào di cảo được tìm thấy trong các hang động. Các bộ xương thường được tìm thấy bên cạnh nhiều hột xoàn màu ngọc bích, nữ trang thường chỉ được các cô gái Maya chưa chồng đeo.

    Nhà khảo cổ học Guillermo de Anda đến từ Đại học Yucatan lại đưa ra một khẳng định ngược lại, hầu hết các nạn nhân dùng để hiến tế là các bé trai tuổi từ 3 đến 11. Kết luận của ông được đưa ra sau khi tiến hành chắp nối và phân tích tỷ lệ 127 mẩu xương lượm lặt từ các thi thể tìm thấy tại một trong các động hiến tế ở Chichen Itza, ông phát hiện ra rằng 80% các em là các bé trai, số còn lại là các đàn ông trưởng thành chưa vợ.

    Trong các lễ cầu Thần Chaac, vị thần mà người Maya tin rằng có thể đem mưa và đất đai màu mỡ đến cho bộ lạc, trẻ con thường bị ném xuống động khi chúng còn sống. Một số trẻ bị lột da hoặc chặt làm nhiều mảnh trước khi dâng Thần, de Anda cho biết. Người Maya cho rằng những đứa trẻ khi xuống động tế thần sẽ mang những lời cầu nguyện của họ đến với Thần Chacc.

    Tuy nhiên, nhà khảo cổ de Anda cũng nói thêm, thật khó xác định giới tính của các bộ xương khi mà hầu hết bộ phận sinh dục của chúng chưa hoàn thiện, các em bị đem ra làm vật tế thần khi tuổi còn quá nhỏ. Nhưng ông cũng tin tưởng, kết quả nghiên cứu khoa học cộng với các bằng chứng văn hoá từ thần thoại Maya có thể khẳng định chắc chắn, các nạn nhân làm vật tế thần của người Maya là các bé trai và nam giới, chứ không phải là các trinh nữ.
    Hoàng Bách (Theo Reuters)
    Việt Báo (Theo_VnMedia)
    _____________________



    Một buổi lễ giết người tế thần của ngườ,(Aztec Indians :: Human Sacrafice)

    Từ lâu người ta đã tranh cãi liệu người Aztec và Maya có hủ tục giết người tế thần dã man như các cuốn sách lịch sử đã ghi hay không. Nay các nhà khảo cổ đã thu thập nhiều bằng chứng khẳng định sự thật ghê rợn này.

    Bằng những công cụ pháp y tiên tiến, các nhà khảo cổ đã chứng minh rằng những cuộc hiến tế thời xưa bao gồm hàng loạt thủ tục giết người man rợ, trong đó trẻ con là nạn nhân chính yếu.

    Trong hàng thập kỷ nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người Tây Ban Nha chiếm đóng châu Mỹ từ thế kỷ 16-17 đã bóp méo sự thật để hạ thấp nền văn minh của thổ dân da đỏ. Một số lại cho rằng các cuộc hiến tế đó chỉ nhằm vào tù binh. Những người khác thừa nhận người Aztec có thể khát máu, nhưng người Maya thì không.

    "Giờ chúng tôi đã có bằng chứng cụ thể để chứng thực cho những tài liệu ghi chép", nhà khảo cổ Leonardo Lopez Lujan tại Đại học Harvard, Mỹ, tuyên bố.

    Những bản ghi chép có hình minh hoạ của người da đỏ cùng với lời kể lại của người Tây Ban Nha đã miêu tả các hình thức tế người dã man. Các nạn nhân bị chặt đầu, moi tim, bắn tên, cào xé, ném đá, nghiền nát, phanh thây, xẻ thịt, lột da, chôn sống hoặc ném từ trên đỉnh đền. Trẻ em là nạn nhân chủ yếu bởi chúng được coi là trong sạch và thuần khiết.

    Hơn một thập kỷ trước, nhà nhân chủng học Carmen Pijoan tuyên bố đã tìm thấy một trong những bằng chứng đầu tiên về việc ăn thịt người ở một nền văn hoá tiền Aztec: xương người với những vết cắt xẻ.


    Bàn thờ, nơi giết người để tế thần(Aztec Indians :: Aztec Ruins)

    Tháng 12 năm ngoái, trong khi khai quật vùng đất có từ thời Aztec ở Ecatepec, phía bắc thành phố Mexcio, nhà khảo cổ Nadia Velez Saldana đã miêu tả nghi lễ tế người dâng thần chết. "Những nạn nhân bị thiêu chết hoặc đốt cháy một phần", Velez Saldana nói. "Chúng tôi tìm thấy một hố chôn có những mảnh xương của 4 đứa trẻ bị thiêu một phần, và dấu tích của 4 đứa trẻ khác bị cháy hoàn toàn".

    Mặc dù những dấu vết này chưa chứng tỏ được nạn nhân bị thiêu sống, song có những bức hoạ vẽ cảnh người sống bị trói và thiêu.

    Cuộc khai quật này cũng làm lộ ra những đầu mối khác chứng thực cho một bức hoạ có từ khoảng năm 1600 - 1650, miêu tả những bộ phận cơ thể được chất đầy trong các chảo lớn và mọi người ngồi xung quanh đánh chén, trong khi thần chết quan sát.

    "Chúng tôi đã tìm thấy những dụng cụ nấu nướng như vậy. Bên cạnh các bộ xương người hoàn chỉnh, còn có những mảnh xương bị chặt, cắt", nhà nghiên cứu Luis Manuel Gamboa nói.


    2 bộ xương người Aztec được khai quật ở Ecatepec, Mexico.

    Năm 2002, nhà khảo cổ Juan Alberto Roman Berrelleza đã công bố kết quả cuộc khám nghiệm xương của 42 trẻ em, hầu hết là bé trai 6 tuổi, bị hành lễ ở đền Mayor thuộc thời Aztec, ở Mexico City. Tất cả đều chung một đặc điểm: những lỗ hổng, vết rỗ hoặc tiêm chích trên xương, có vẻ bọn trẻ đã phải gào khóc vì đau đớn.

    "Tiếng kêu khóc của trẻ con trong suốt buổi lễ sẽ báo hiệu điềm lành. Nó có thể được tạo ra bằng cách rạch họng", Roman Berrelleza cho biết.

    Nền văn minh Maya thịnh vượng khoảng 400 năm trước khi người Aztec thiết lập Mexico City vào năm 1325, cũng có hủ tục hiến tế người tương tự, nhà nhân chủng học David Stuart tại Đại học Harvard nhận định.

    Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu đã cố gắng tách biệt người Maya hoà bình và người Aztec man rợ. Họ còn cố gắng chứng minh việc giết người hiến tế là rất hiếm ở xã hội Maya.

    Nhưng trong các bức hoạ và hình khắc, Stuart nói, "chúng tôi đã tìm thấy ngày càng nhiều sự tương đồng giữa người Aztec và Maya. Trong đó có một buổi lễ Maya mà vị tu sĩ trong trang phục lố bịch đang moi ruột từ một người sống".

    Một số văn bản của người Tây Ban Nha trùng hợp với những vật chứng tìm thấy, trong đó miêu tả các tu sĩ Aztec giết trẻ em và người lớn bằng cách nhốt họ trong hang động hoặc dìm chết.

    "Vấn đề bây giờ chỉ là số lượng", Lopez Lujan nhận định. Ông cho rằng người Tây Ban Nha đã phóng đại số nạn nhân để viện cớ cho cuộc chiến tranh bài trừ hủ tục, trong đó có trường hợp 80.400 người bị giết để hiến tế trong một lễ khánh thành ngôi đền vào năm 1487.

    Các nhà nghiên cứu đã đồng loạt loại bỏ giả thuyết rằng việc hiến tế và ăn thịt đồng loại bắt nguồn từ sự khan hiếm thức ăn ở thời Aztec. Các nền văn hoá tiền Tây Ban Nha tin rằng thế giới sẽ diệt vong nếu không có các nghi lễ hiến tế. Trong khi đó, nạn nhân bị hiến tế lại được coi là thánh trước khi bị giết.

    "Thật khó để chúng ta có thể tưởng tượng được. Với họ - những người bị hiến tế - đó gần như là một niềm vinh dự", Lujan nhận định.

    Minh Thi (theo AP)
    Last edited by whitesky; 01-06-2009, 09:48 AM.




  • #2
    Mộ cổ Trung Quốc: Những thông tin quý giá về tục tế người cổ xưa

    Mộ cổ Trung Quốc: Những thông tin quý giá về tục tế người cổ xưa

    Các nhà khảo cổ vừa phát hiện một ngôi mộ cổ ở phía đông Trung Quốc, ngôi mộ 2.500 năm tuổi chứa gần 48 nạn nhân của tục tế người và những di vật quý giá khác, chính vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hé mở những thông tin về các Nghi lễ cúng tế có từ thời Khổng Tử.

    Theo Xu Changqing, trưởng nhóm khảo cổ, ngôi mộ được phát hiện vào tháng 1 năm 2007 sau khi cảnh sát bắt giữ những tên cướp tấn công vào khu vực này ở tỉnh Jiangxi. Hầm mộ được thiết kế dành cho tộc trưởng của một gia đình quý tộc và chứa 47 tử thi đặt cạnh nhau.

    Một trong những di vật ấn tượng nhất phát hiện trong ngôi một là một thanh kiếm có màu đen, vàng và đỏ máu chạm trổ những con rồng. Xu mô tả thanh kiếm này “đẹp nhất và được bảo quản tốt nhất từng được phát hiện tại vùng này của Trung Quốc.” Thêm vào đó là những di vật bằng vàng và đồng cùng với những bộ áo lụa tinh tế.

    Nhưng Xu, một học giả thuộc Viện Khảo cổ Jianxi, cho biết phát hiện đáng ngạc nhiên nhất là “phần lớn xác chết là những người bị hy sinh để có thể phục vụ chủ nhân của mình trong cuộc sống vĩnh hằng.”

    Nhiều nhà quý tộc đã sắp đặt cho người hầu của mình, thê thiếp hoặc những người thân cận chết theo sau khi chết để họ có thể du hành vào cuộc sống kế tiếp của mình. Xu giải thích: “Vào thời đó, những vị cầm quyền tin rằng họ có thể sống cuộc sống kiếp sau tương tự như cuộc sống trên trái đất.”

    Ngôi một Jiangxi là một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất trong thập kỷ ở khu vực này của Trung Quốc.

    Hiến tế người tập thể

    Tục tế người được ghi lại trong những văn tự đầu tiên của Trung Quốc cách đây khoảng 4000 năm, khoảng đời nhà Shang. Những vị vua-chiến binh thời đó dựa vào những thầy cúng để giao tiếp với tổ tiên và dâng lên họ động vật hoặc con người để cầu chiến thắng trong những trận chiến và cầu mưa để chấm dứt hạn hán. Những lời cầu khấn cho một thế lực siêu nhiên từng được ghi lại bằng chữ tượng hình khắc trên những mẩu “xương tiên tri” đã được các nhà khảo cổ và bảo tàng thu thập trong suốt thế kỷ gần đây.

    Herbert Plutschow, chuyên viên về triều Shang của Trung Quốc tại Đại học UCLA, cho biết: “Theo những chữ tượng hình đã giải mã được, có đến 37 hạng hiến tế máu và thực phẩm dưới triều nhà Shang.”

    Các nhà lãnh đạo dựa vào những trận chiến lễ nghi, hiến tế, và tục thờ cúng tổ tiên để hợp thức hóa quyền cai trị của mình và một số người đã cưỡng chế gia nhân của mình đi theo họ vào cõi chết.

    Plutschow phát biểu, “Nước Trung Quốc ngày xưa được xây dựng trên nền tảng hiến tế. Và không có giả thiết nào về sự lập quốc của Trung Quốc được đưa ra mà không nhắc đến hiến tế hoặc hệ tư tưởng hiến tế.” Nhưng trong khoảng thời gian xây dựng ngôi mộ, triết gia Khổng Tử bắt đầu lên án tục hiến tế và kêu gọi bãi bỏ lệnh này. Xu nói: “Khổng Tử dành cả cuộc đời để lên án những buổi hiến tế đẫm máu.” Tuy nhiên, quan điểm của Khổng Tử hình thành quá trễ để cứu những người bị hiến trong hầm mộ Jiangxi và học thuyết của ông phải mất hàng kỷ mới có thể đánh bật được tục lệ này.

    Lịch sử của tục hiến tế

    Adrienne Mayor, học giả về huyền thoại và lịch sử tại Đại học Stanford, cho biết tế người được áp dụng rộng rãi bởi nhiều nền văn minh khác nhau nhưng đã ít phổ biến hơn trong những nền văn hóa khác trong cùng thời đại. “Nhiều nền văn hóa trên thế giới tiến hành hiến tế người vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có Trung Quốc, Aztec, La Mã, Hy Lạp, Ai Cập, Mông Cổ và Maya.”

    Tiếp theo trục lịch sử này, các nhà hiền triết như Khổng Tử ở Trung Quốc, Đức Phận ở Ấn Độ và Socrates ở Hy Lạp “chống lại hiến tế và tục tế người dần dần hiếm đi. Phần lớn các nền văn minh đều thay thế tục tế người bằng những nghi thức biểu trưng.” Tuy nhiên, ở Trung Quốc, hiến tế còn kéo dài đến đầu thời kỳ nhà Minh , tức khoảng 1368 đến 1644 sau Công nguyên.

    Hoàng đế Yongle, người giám sát thiết kế và thi công Tử Cấm thành, Bắc Kinh cách đây 6 thế kỷ ra sắc lệnh cho những thê thiếp của mình phải theo ông ta đi vào cõi vĩnh hằng.

    David Keightley, chuyên viên về lịch sử Trung Quốc tại Đại học California, Berkeley, cho biết tục tế người nhấn mạnh vào tầm quan trọng của lòng trung thành và trách nhiệm ở Trung Quốc cổ đại. “Dâng hiến sinh mạng con người nói lên mức độ ràng buộc của sự say mê, sự phục tùng, những điều được cho là mạnh hơn bản thân sự sống.”

    (Theo Khoa học)



    Comment


    • #3
      Phát hiện xác ướp hiến tế thời tiền Inca ở Peru

      Phát hiện xác ướp hiến tế thời tiền Inca ở Peru

      Một ngôi mộ còn nguyên vẹn có niên đại 1.000 năm mới được phát hiện tại khu đền thời tiền Inca ở ngoại thành thủ đô Peru. Tại đó, các nhà khảo cổ khai quật được 30 di hài, trong đó có 19 xác ướp còn nguyên vẹn. Đây được coi là những xác ướp cổ nhất từng được tìm thấy ở Peru.



      Những mẩu xương còn sót lại tại ngôi mộ(Sépultures multiples en cours de fouilles dans le cimetière.)

      Đó là một phát hiện thú vị cho thấy những dấu tích của nhiều nền văn hóa được chôn chồng chất lên nhau. Theo tính toán của chúng tôi, những xác này có trong khoảng năm 1.000-1.500", Peter Eeckhout tại Đại học Brussels Free phát biểu.

      Người ta vẫn chưa rõ những xác ướp này thuộc nền văn hóa nào, nhưng họ có thể là nông dân và thợ thủ công sống trước đế chế Inca 5 thế kỷ trước. Khu nghĩa địa, trải dài trên diện tích 184 m2, nằm trong vành đai của khu đền Pachacamac đang được khai quật, cách thủ đô Lima 30,5 km về phía nam. Trong những thi thể tại đó, có 4 người có thể đã bị hiến tế bằng cách chôn sống hoặc thắt cổ.

      Nhà khảo cổ người Anh Lawrence Owens cho biết: "Có một xác ướp của một cậu bé 2 tuổi cho thấy cậu đã cố tìm cách thoát ra khỏi đống người bị chôn sống nhưng vô vọng".

      Một trong những người bị hiến tế khác là một cậu bé 12 tuổi có sọ bị vỡ ở phía trước. "Chúng tôi tìm thấy một con dao nằm gần thi thể và kích cỡ của nó tương ứng với vết nứt trên sọ", Owens nói. Người còn lại trong số 4 người bị hiến tế là một đàn ông 35 tuổi với chiếc dây thừng vòng quanh cổ.

      Trong những năm gần đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện được hàng nghìn xác ướp chủ yếu có từ thời Inca, trong đó có 2.000 xác ướp nằm bên dưới khu ổ chuột gần thủ đô vào năm 2002.


      Minh Thi (theo Reuters)



      Comment


      • #4
        "Chiêm ngưỡng" xác ướp "Trinh nữ" 500 năm tuổi

        "Chiêm ngưỡng" xác ướp "Trinh nữ" 500 năm tuổi

        Hôm thứ bảy, năm 07, lần đầu tiên kể từ khi được phát hiện vào năm 1999, xác ướp “Trinh nữ” đã ra mắt công chúng. Cái nhìn lặng lẽ của trinh nữ 15 tuổi bị hiến tế vẫn còn in dấu trên khuôn mặt dù 500 năm đã trôi qua.

        Hàng trăm người đã đổ tới Viện bảo tàng ở Salta, Argentina để được chiêm nghiễm “la Doncella”, tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “Trinh nữ”. Cô bé 15 tuổi được phát hiện trong một hố băng trên đỉnh núi lửa Llullaillaco cùng với một bé gái 6 tuổi và một bé trai 7 tuổi khác.


        Xác ướp "Trinh nữ" tại viện bảo tàng ở Argentina
        “La Doncella”

        gái 6 tuổi là El niño

        bé trai 7 tuổi “La Niña del Rayo”

        Theo các nhà khoa học, những đứa trẻ trên núi Llullaillaco này đã bị mang ra hiến tế hơn 500 năm về trước trong một buổi tế lễ thu hoạch ngô hàng năm của người Inca. Chúng được mặc quần áo đẹp và uống rượu ngô để ngủ, và bị bỏ chết trong giá lạnh trên đỉnh núi cao khoảng 6,7km.
        Tại viện bảo tàng ở Salta, xác ướp “Trinh nữ” được đặt trong lồng kính lạnh, nhiệt đổ ở mức băng giá giống như khi các nhà khoa học tìm thấy trên đỉnh núi. Hai xác ướp còn lại hiện vẫn đang được nghiên cứu, chưa mang ra trưng bày.
        Ngồi trên hai chân gập cong, tay để trước bụng, “Trinh nữ” vẫn còn choàng một chiếc khăn màu xám, và đeo đồ trang sức bằng kim loại và xương khi được phát hiện. Các nhà khoa học cho biết mặt “Trinh nữ” có một lớp chất màu đỏ, quanh miệng họ thấy lốm đốm những mẩu lá coca mà người Anh Điêng sống trên vùng cao thường nhai để chống lạnh.
        Những đứa trẻ trên núi Llullaillaco là những nạn nhân của các cuộc hiến tế dưới triều đại Inca, trải dài dọc dãy Andes, ngày nay là từ Argentia tới Peru.

        Rất nhiều người Anh Điêng đã phát động chiến dịch ngăn chặn các xác ướp bị mang ra trưng bày trước công chúng. Họ cho rằng chúng phải được chôn cất hoặc ít nhất là không được phơi bày trước công chúng như vậy.

        Trang Thu

        Theo AP

        Chùm ảnh của Xác ướp "Trinh nữ"(“La Doncella”)








        Comment


        • #5
          Những cô bé tế thần Inka

          Huyền thoại những cô bé tế thần

          Những cô bé tế thần Inka



          Ngọn núi Nevado Ampato của Peru.

          Những xác ướp của những cô bé được tìm thấy, ở rặng núi Ampato


          Xác ướp cô bé được tìm thấy

          Tanta Carhua mới lên 10, xinh xắn và khỏe mạnh, chưa hề bước chân tới ngưỡng cửa cuộc đời, cùng với hàng trăm đứa trẻ khác, cô bé phải chết để làm xoa dịu cơn thịnh nộ của các thần linh trên rặng Andes. Tục lệ tế thần cổ xưa của người Inka không tha thứ cho bất kỳ đứa trẻ nào đến tuổi.

          Ngọn núi Nevado Ampato của Peru nằm ở độ cao 6.300 m, quanh năm đóng cứng dưới băng tuyết. Vào cuối thu năm 1995, nhà khảo cổ học Johan Reinhard trong chuyến du khảo đã phát hiện một xác ướp khá nguyên vẹn bị lộ ra khi tro nóng của ngọn núi lửa Sabancaya gần đó làm tan chảy lớp băng trên cùng. Johan Reinhard nhận ra đó là một bé gái chừng 14 tuổi, bị chết bởi vết thương nặng ở thái dương phải. Ông đặt tên cô bé là Juanita.

          Trong quá trình tìm kiếm, các nhà khoa học còn tìm thấy xác của một bé gái khác cùng chung số phận với Juanita. Tanta Carhua chết khi mới 10 tuổi, và người tình nguyện đưa cô bé lên đàn tế thần không phải ai xa lạ mà chính là bố cô. Vào hai dịp lễ đầu năm và cuối năm, trong mọi miền đất nước, hàng trăm đứa trẻ được chỉ định làm vật hy sinh trên đàn tế thần đặt ở kinh đô, và trong ngày ấy, người Inka vui như được ăn hội.

          Hủ tục ấy giờ đây chỉ còn là tàn tích của một thời xa xưa. Châu Mỹ cổ đại cho đến giờ vẫn là miền đất mới đối với các nhà khảo cổ học, bởi nhiều tầng văn hóa với những nét riêng vẫn luôn đưa ra cho họ lắm câu đố bí hiểm, nan giải. Thế kỷ 16, những đứa trẻ tế thần được gọi là Capacochas, ám chỉ sự lầm lỗi của chúa tể Inka. Mỗi khi xảy ra những hiện tượng trong thiên nhiên mà người ta không lý giải nổi, bất kể đó là hạn hán hay mưa lũ, người Inka đều nghĩ đó là cơn thịnh nộ của thần linh, nếu không xoa dịu một cách hữu hiệu, cả đế chế Inka sẽ diệt vong. Dân chúng tự nguyện hiến dâng những đứa con của mình, các đoàn giáo sĩ cũng đi vào hang cùng ngõ hẻm chỉ định những đứa trẻ tội nghiệp đưa về Cuzco. Capacochas, những bé gái xinh đẹp và khỏe mạnh ở độ tuổi trinh nữ từ 10 đến 15, được rước trên kiệu trong một hàng người rồng rắn kéo về kinh đô.

          Theo cuốn biên sử của người Tây Ban Nha, đoàn rước gồm các tù trưởng, giáo sĩ và thường dân da đỏ. Đến kinh đô, họ vui chơi nhiều ngày liền để tôn vinh các Capacochas. Hàng nghìn dê cừu bị làm thịt trong dịp lễ này. Giáo sĩ phán rằng, sau khi chết, Capacochas sẽ được lên bậc thánh, và vua của người Inka sẽ đích thân chào đón từng đứa trẻ, sau đó hướng tới thần Mặt Trời Inti cầu nguyện: "Người hãy nhận các sinh mạng này". Những đứa trẻ đầu tiên bị giết ngay trước bàn thờ của thành phố. Đám rước tiếp tục tiến về các địa phương, dọc đường đến bàn thờ khác, nơi những đứa trẻ tế thần bị chính tay các giáo sĩ bứt ra khỏi cuộc đời non trẻ của thế giới bên này.

          Tanta Carhua là một trong những đứa trẻ được rước lên kinh đô rồi quay trở lại xóm cũ để chết. Đám rước dừng chân tại đỉnh núi Aixa, cách Ocros chừng năm cây số. Tanta Carhua ngắm lễ tế thần lần cuối rồi bị chôn sống. Sau khi hiến dâng con gái của mình trước bàn thờ Inka, bố của Tanta Carhua được đền bù bằng một chức quan tại quê nhà. Dòng họ Tanta Carhua, theo sử sách ghi lại, còn làm quan tới hơn 200 năm sau ở thành phố Ocros.

          Năm 1620, viên quan thực dân người Tây Ban Nha Hernández Príncipe nhận thấy người dân sở tại tôn thờ Tanta Carhua như một vị thánh. Các thày mo nơi đây thường làm lễ và nói chuyện với vong hồn Tanta Carhua, bằng giọng con gái của "vong", họ truyền lại cho thân chủ những lời khuyên răn. Hernández Príncipe leo lên đỉnh Aixa, tìm bằng được ngôi mộ, nơi xác Tanta ngồi bó gối giữa các đồ trang sức bằng bạc như người ta phát hiện xác cô bé 350 năm sau.

          Không muốn duy trì hủ tục này, tự tay Hernández Príncipe phá tan ngôi mộ.

          (Theo Thể Thao Văn Hóa)
          Việt Báo (Theo_VnExpress.net)



          Comment


          • #6
            Ghê quá à! Sợ ma quá...


            Je suis comme je suis
            Je suis faite comme ça
            Que voulez-vous de plus?
            Que voulez-vous de moi?

            Comment

            Working...
            X