Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những bí mật trong ngôi mộ cổ

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Những bí mật trong ngôi mộ cổ

    Những bí mật trong ngôi mộ cổ ở Nhật Tân, Hà Nội

    TPO) 7 giờ sáng nay, 7/5, các thành viên trong đoàn khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khai quật ngôi mộ cổ hợp chất, được phát hiện cách đây hơn 10 ngày tại Nhật Tân.

    Xác ướp được đưa khỏi quan tài

    Hàng trăm người dân ở các khu vực lân cận đã đổ xô đến xem khai quật ngôi mộ . Sau hơn 1 tiếng đào, phần chân của ngôi mộ lộ ra. Mộ được xây dựng khá đặc biệt: Quan tài và lớp quách ngoài liền khít với nhau, phía trên được che kín bằng một lớp đá mu rùa.

    Hơn 1 tiếng sau, xác ướp được lấy khỏi quách. Toàn bộ lớp da của xác ướp vẫn chưa bị phân hủy, bám chặt vào thi thể. Các bộ phận của cơ thể hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Theo quan sát của phóng viên Tiền Phong online, thi hài là một cụ ông có mái tóc rất dài búi to. Mái tóc vẫn còn rất mềm.

    Cụ ông mặc nhiều lớp áo the mỏng và 10 chiếc áo có thêu hoa văn trang trí rất đẹp. Phía bên dưới mặc 2 chiếc quần dài. Trong quan tài còn 2 chiếc túi (1 chiếc như túi đựng trầu và 1 chiếc túi dài) cùng nhiều lớp vải và hàng chục chiếc gối kê đầu, chân và gối chèn hai bên người. Trong quan tài còn có chiếc chăn có tết 9 cái nút.

    Sau khi cởi bỏ các lớp quần áo, các nhà khoa học đã đo đạc và ghi lại kích thước của xác ướp để xác định chủng tộc. Sau khi làm vệ sinh, các nhà khoa học dùng một lớp vải đỏ bọc xác ướp, chuyển sang quan tài mới trước khi đưa ra mai táng.
    Trái với kết quả khảo cổ tại các ngôi mộ được tìm thấy ở một số vùng trước đây, bên trong quan tài này không có quạt, sách tiếng Phạn, gói trầu hay những quyển kinh như thường thấy, cũng không có đồ vật kim loại trừ những chiếc đinh đồng dài 20 cm đóng bên trong, phía trên quan tài.

    Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường cho biết, theo đánh giá của ông và Tiến sĩ Lê Đình Phụng, ngôi mộ này có thể được xây từ cuối thế kỷ 18. Trước ngôi mộ này, các nhà khoa học đã tìm thấy một số ngôi mộ tương tự ở Phủ Lỗ, Đồng bằng Bắc Bộ và một số nơi khác.

    Tuy nhiên có thể khẳng định đây không phải là ngôi mộ của một vị quan lại hay một nhân vật lịch sử mà chỉ là mộ của một người rất giàu có. Nếu là quan lại thì quần áo mặc trên người sẽ phải có những hình thêu biểu trưng...

    Sau khi tắm rửa bằng nước thơm, xác ướp được đem chôn tại một nghĩa trang ở gần đó. Các nhà khoa học cũng làm một tấm bia đề: “Mộ hợp chất, cụ ông, di dời ngày 7/5/2005”.

    Tiến sĩ Cường cho biết, tất cả các hiện vật bằng vải, quần áo sẽ được chuyển tới Viện 69 Bộ Tư lệnh Lăng. Sau khi xông tẩy, các hiện vật này sẽ được chuyển cho Trung tâm Tiền sử ĐNA để nghiên cứu. Phần nước, phần quách và phần gỗ sẽ được xem xét tại Viện Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.
    Trao đổi với Tiền Phong online, tiến sĩ Nguyễn Lân Cường cho biết:

    Theo ước đoán ban đầu của các thành viên trong nhóm khảo cổ, người nằm trong ngôi mộ là một cụ ông khoảng 60 – 62 tuổi. Chất nước bên trong quan tài đã được lấy về để nhờ Viện Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia phân tích, xác định chất ướp.

    Trước đây các nhà khoa học cũng đã gặp một số trường hợp xác ướp có chất nước nhưng chủ yếu là dầu thông và dầu khuynh điệp. Nhưng lần này có một điểm lạ là cái xác vẫn còn thơm dù quan tài bị mở nắp trong thời gian khá dài.

    Các nhà khoa học cũng xác định vỏ chiếc quan tài được làm bằng gỗ ngọc am, một loại gỗ rất chắc và có mùi thơm rất đặc trưng. Phía dưới quan tài có lót một miếng ván thất tinh. Chất liệu của chiếc quách có thể là vôi, giấy bản.
    Xuân Cường - Phạm Tuyên




  • #2
    chùi ui , lúc rày ws đi nghiên cứu mí câu chuyện thần bí này đó huh , Hky nhớ hình hhư ws cũng sợ ma lắm đó muh
    ***************

    Comment


    • #3
      Chùm ảnh: Cuộc hội nghộ của những xác ướp nổi tiếng thế giới

      Chùm ảnh: Cuộc hội nghộ của những xác ướp nổi tiếng thế giới

      Hôm chủ nhật vừa qua, hơn 70 xác ướp từ khắp mọi nơi trên thế giới đã tề tựu tại bảo tàng Reiss-Engelhorn, thành phố Mannheim miền tây nam nước Đức để tham gia cuộc triển lãm xác ướp lớn với qui mô lớn nhất thế giới từ trước tới nay.


      Đây là
      xác ướp của bé Johannes Orlovitas
      từ Hungary


      Cuộc triển lãm mang tên “Những xác ướp - Giấc mơ về cuộc sống vĩnh cửu”, mở cửa từ ngày 30/9/2007 và sẽ kết thúc ngày 24/3/2008.Triển lãm qui tụ hơn 70 xác ướp từ khắp
      nơi trên thế giới, trong đó có Chile, Peru,
      Hungary, Ai cập và New Zealand. .

      Sọ của một xác ướp từ New Zealand.

      Một xác ướp nhí từ Peru.

      Xác ướp của một người đàn ông được tìm
      thấy tại sa mạc Atacama, Chile.

      Một triển lãm sẽ không hoàn chỉnh nếu không
      có sự tham gia của xác ướp tới từ Ai Cập.
      Xác ướp này có tuổi thọ 2.000 năm.

      Xác ướp của một phụ nữ có tên Veronika Skripetz, được cho là sống trong khoảng thời gian 1770-1808, tới từ Hungary.
      Nhà phục chế Gerhard Stawinoga và xác ướp “Windeby I” tuổi thọ 1.800 năm, được phát hiện trong một đầm lầy than bùn ở phía bắc nước Đức năm 1952. Xác ướp này trước đây được tin là mang giới tính nữ nhưng qua xét nghiệm ADN, một nhà khoa học gần đây đã chứng minh Windeby là con trai.
      Triển lãm cũng cho thấy rằng việc ướp xác có thể xảy ra một cách tự nhiên, giống như xác ướp con linh cẩu này tới từ Jordan.

      Không chỉ con người mà các loài động vật cũng được ướp xác. Trong ảnh là xác ướp của một con chồn hôi

      Xác ướp của một con khỉ.

      VTH
      Theo AP, Spiegel
      Việt Báo (Theo_DanTri)



      Comment


      • #4
        "Lời nguyền" của xác ướp Oetzi?

        Tháng 11 năm 05

        "Lời nguyền" của xác ướp Oetzi?

        Đầu tháng 11 vừa qua, Tiến sĩ Tom Loy, một nhà khảo cổ học và sinh vật học nổi tiếng của Trường đại học Tổng hơp Queensland (Australia), đã bất ngờ qua đời trong một hoàn cảnh rất bí ẩn.

        Xác ướp Oetzi

        Ông là người đã trực tiếp nghiên cứu về xác ướp trong băng nổi tiếng với cái tên Oetzi tìm thấy ở vùng núi Alps. Trước Tom Loy, đã có 6 nhà khoa học tham gia nghiên cứu về xác ướp này đã nối tiếp nhau chết trong những điều kiện như vậy. Liệu Tiến sĩ Loy có phải là nạn nhân thứ 7 từ lời nguyền nào đó của xác ướp?

        Những "nạn nhân" đầu tiên

        Năm 1991, trên vùng núi cao Otztal Alps ở khu vực biên giới giữa Áo và Italia, công dân Đức Helmut Simon đã phát hiện ra thi thể một người chết từ khoảng 5.300 năm về trước. Do bị đông cứng trong băng nên cái xác này được bảo quản rất tốt. Bên cạnh đó, người ta còn tìm được một chiếc rìu đá, con dao và ống đựng các mũi tên. Chủ nhân đầu tiên đã đặt tên cho xác ướp là Oetzi. Simon được nhận khoản thưởng 100 ngàn USD vì đã tìm ra xác ướp này.

        Thế nhưng, một loạt những cái chết đáng ngờ bắt đầu xảy ra từ năm 1991, sau khi xác ướp Oetzi được chuyển tới một phòng thí nghiệm của thành phố Innsbruck. Tại đó, xác ướp được chuyên gia giám định y khoa Rainer Henn mổ xẻ để nghiên cứu. Chẳng bao lâu sau, ông này bị chết trong một tai nạn xe hơi trên đường tới dự cuộc hội thảo khoa học về đề tài… xác ướp. Chỉ vài ngày sau, một khối tuyết lở đã vùi chết Kurt Fritz, người đã lái chiếc máy bay chở xác ướp tới Innsbruck.

        Và những đồn đại về lời nguyền của xác ướp này bắt đầu được nói đến nhiều vào năm 2004. Mùa hè năm đó đã ghi nhận cái chết của Rainer Hoelzi, người đã quay một bộ phim về Oetzi. Ông chết vì bệnh u não chỉ vài tháng sau khi bộ phim tài liệu về xác ướp này được trình chiếu. Sự kiện này khiến Simon, bạn của Rainer Hoelzi bắt đầu lo sợ. Sau khi chôn bạn mình, ông bắt đầu thường xuyên lặp đi lặp lại câu nói: “Linh hồn của Oetzi đã chọn tôi là người tiếp theo”.

        Quả nhiên, Simon cũng qua đời ngay tháng 10/2004. Ông đã bị rơi xuống một khe nứt trong khi lang thang trên một con sông băng với hy vọng tìm thêm được một người đồng bào của Oetzi. Khi những người cứu hộ tìm được ông dưới những lớp băng tuyết, thi thể của Simon nằm giống hệt tư thế của xác ướp khi được phát hiện. Người đứng đầu nhóm cứu hộ Dieter Warnecke cũng chết vì một cơn nhồi máu chỉ vài giờ sau lễ tang Simon.

        Tang lễ của Simon có sự tham gia của giáo sư Konrad Spindler, người chỉ đạo việc nghiên cứu Oetzi tại Đại học Tổng hợp Innsbruck. “Tôi là con người của khoa học - vị giáo sư này giải thích cho các nhà báo khi được đặt câu hỏi: liệu ông có tin vào lời nguyền của xác ướp? Tôi không bao giờ tin vào những chuyện mê tín như vậy. Chắc hẳn các anh lại hỏi tôi sẽ là người tiếp theo phải không?”. Và ông quả thật là “người tiếp theo” khi qua đời vào tháng 4/2005. Nạn nhân thứ bảy chính là tiến sĩ Tom Loy. Thật ra, số “nạn nhân” của Oetzi phải là 8 người nếu tính cả trường hợp Friedrich Tiefenbrunner. Vị giáo sư cũng tại Trường đại học Innsbruck đã chết trong một lần phẫu thuật tim vào tháng 1/2005. Ông là một thành viên trong nhóm nghiên cứu Sprindler và là người đã tìm ra phương pháp bảo vệ Oetzi khỏi nguy cơ tấn công của vi khuẩn và nấm mốc.

        Những kết quả nghiên cứu xác ướp Oetzi

        Hiện giờ, xác ướp nổi tiếng này đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng khảo cổ học South Tyrol (Bozen-Bolzano, Italia). Cho tới giờ, chưa có ai trong số khách tham quan bị chết. Dường như, xác ướp này chỉ “trả thù” những nhà khoa học (?). Ví dụ như Tom Loy đã nổi danh nhờ việc xác định được nguyên nhân cái chết của người thợ săn thời xa xưa này cũng như nơi ông ta ra đời – khu vực South Tyrol nằm ở biên giới giữa Italia và Áo hiện nay. Vị trí này nằm cách nơi phát hiện cái xác khoảng 60km.

        Các nghiên cứu của nhà khoa học này cho thấy, khoảng 12h trước khi chết, Oetzi đã nhóm lửa để nướng thịt hươu, ăn cùng với ngũ cốc. Loy đã tìm thấy nhiều dấu máu của nhiều người khác trên quần áo của Oetzi, trên chiếc rìu, dao găm và cả những mũi tên. Rõ ràng là “người băng” này đã ẩu đả với ai đó. Ông ta đã rút tên ra bắn, nhưng cũng bị chết bởi một mũi tên khác bắn từ sau lưng. Kết quả chụp X-quang cho thấy, có một đầu mũi tên cắm đằng sau lưng Oetzi.

        Các giả thuyết xung quanh lời nguyền

        Một loạt cái chết có vẻ trùng hợp này đã là cơ sở hình thành rất nhiều giả thuyết khác nhau. Giả thuyết thứ nhất cho rằng, Oetzi là một thầy phù thuỷ với bằng chứng là những vết xăm trên cơ thể ông ta. Nếu như tin vào một số nhà nghiên cứu, những đồ vật tìm thấy ở Oetzi có từ những thời đại khác nhau: mũi tên có từ 7.000 năm trước, chiếc rìu là 2.000 năm, chiếc áo da xác ướp mặc lột từ một loại dê chỉ sống tại Trung Quốc từ 5.000 năm trước. Những người ủng hộ giả thuyết này cho rằng, Oetzi có khả năng siêu nhiên, “du hành theo thời gian” để trả thù những kẻ đã đụng tới thi thể ông ta (!?). Còn một giả thuyết không kém phần kỳ quái: Oetzi trả thù con cháu của những kẻ đã sát hại mình mà theo số phận khiến họ phải tiếp xúc với xác ướp của ông ta.

        Còn một câu hỏi quan trọng là sau Tom Loy, ai sẽ là nạn nhân tiếp theo? Dù sao, đa phần những người hoài nghi về chuyện “lời nguyền” này vẫn cho rằng, những cái chết và chuyện bất hạnh trên chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên.
        (Theo An ninh thế giới)
        Việt Báo (Theo_24h)



        Comment


        • #5
          Phát hiện nhiều hài cốt ở Thung lũng các xác ướp vàng, Ai Cập


          Một xác ướp được tìm thấy gần làng Bawaiti.

          Chúng tôi đã tìm thấy 22 xác ướp trong hai ngôi mộ. 11 xác ướp đầu tiên là những xác ướp tốt nhất từng được tìm thấy. Chúng được giát vàng tuyệt đẹp. Những nét chạm trổ cùng với hình vẽ trên quan tài thật lạ lùng, hiếm có”, Zahi Hawas, một trong các nhà khảo cổ hàng đầu của Ai Cập cho biết hôm qua (9/4).

          Đây là một số trong những xác ướp trang hoàng đẹp nhất từng được tìm thấy tại Thung lũng các xác ướp vàng, cách thủ đô Cairo gần 400 km về phía tây nam. Cùng với chúng là nhiều đồng tiền vàng và bình rượu. Người ta cho rằng những đồng xu nằm trong tay của các xác ướp là “quà tặng” cho những vị thần dẫn đường, chở họ sang thế giới bên kia. Những bình rượu là một phần di sản của ốc đảo Bahriya, nơi chôn cất các xác ướp. Xưa kia, vào thời kỳ Greco-Roman, vùng này nổi tiếng với loại rượu hảo hạng nhất.

          Năm ngoài, ốc đảo Bahriya từng là chủ đề chính của giới khoa học khi họ khai quật được 105 xác ướp trong một nghĩa trang rộng lớn của người Greco-Roman. Sau đó, người ta còn tìm thấy 125 xác ướp khác, nâng tổng số lên 230. Các nhà khảo cổ học hy vọng sẽ tìm thấy gần 10.000 xác ướp trong thung lũng.

          Chiếc quách lạ của vợ một thủ lĩnh

          Tuần trước, cũng tại làng Bawiti thuộc ốc đảo Bahriya, các nhà khảo cổ đã khai quật mộ của Naas , vợ của Gad Khensu Eyuf Ankh, người đã cai trị ốc đảo này trong triều đại Pharaoh Ahmose II (năm 570-526 trước Công nguyên). Với 100 bùa hộ mệnh vàng trên người, đây là xác ướp có số bùa hộ mệnh lớn nhất tìm được từ trước đến nay.

          “Chúng tôi đã tìm thấy các phần còn lại của xác ướp và 222 miếng vàng. Người phụ nữ này rất quan trọng vì chiếc quách của bà làm bằng đá vôi, trong khi ở Bahriya lại không hề có loại đá này. Vì vậy chiếc quách chắc hẳn đã phải được chở đến từ nơi nào khác”, Hawas cho biết. Một nhóm các nhà khảo cổ học Ai Cập sẽ tiếp tục khai quật để tìm ra các thành viên khác trong gia đình quyền lực từng thống trị hòn đảo này.

          B.H. (theo Reuters, CNN, 10/4)
          Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
          Last edited by whitesky; 31-05-2009, 05:03 PM.



          Comment


          • #6
            Nguyên Văn Bài Viết Của Hiểu Kỳ View Post
            chùi ui , lúc rày ws đi nghiên cứu mí câu chuyện thần bí này đó huh , Hky nhớ hình hhư ws cũng sợ ma lắm đó muh
            Hello HKy
            ws cũng sợ ma, nhưng cũng thích coi ma

            KHy khoẻ kg?



            Comment


            • #7
              Phát hiện nhiều xác ướp Inca ở Peru

              Phát hiện nhiều xác ướp Inca ở Peru

              Các nhà khảo cổ vừa phát hiện hàng chục xác ướp có niên đại hơn 500 năm trên một tuyến đường quốc lộ sắp được xây dựng tại ngoại ô thủ đô Lima của Peru. Địa điểm khai quật nằm gần nghĩa địa của người Inca.

              ổng cộng có 26 bọc được tìm thấy, mỗi bọc chứa một hoặc nhiều xác ướp của người trưởng thành và trẻ em. Những xác ướp trên có từ năm 1472 tới năm 1532. Nhà khảo cổ Guillermo Cock cho biết: ""Khu vực này là một phần của Puruchuco-Huaquerones, nghĩa địa Inca lớn nhất tại Peru và là nghĩa địa lớn nhất được khai quật tại Tây bán cầu"".

              Các nhà khảo cổ chưa biết chính xác số xác ướp tại địa điểm trên bởi họ chưa mở bất kỳ một bó hài cốt nào. Một số đã bị vỡ, để lộ hộp sọ cũng như nhiều xác ướp được đặt ở tư thế gập. Các bao vải được cuốn chặt vào cơ thể trong khi bàn tay cầm vật tế lễ. Đây là xác ướp của nông dân và thợ thủ công. Lãnh đạo của họ là Lati và Ishma - những người thống trị thung lũng sông Rimac mà ngày nay là thủ đô Lima của Peru.


              Một trong số các xác ướp vừa được khai quật.

              Cock cho biết: ""Đây là những cư dân địa phương sống trong Đế chế Inca từ năm 1472 tới năm 1532. Chúng ta có thể gọi họ là tầng lớp trung lưu. Họ là những người sản xuất vải và thợ may. 99% công cụ trong các nấm mồ đuợc sử dụng cho các công việc từ nhuộm vải cho tới may quần áo".

              Điều quan trọng của khám phá trên là các xác ướp vẫn còn nguyên vẹn. Khu vực quanh xác ướp cho thấy bằng chứng tế lễ trước khi chôn cất, như ngũ cốc, đậu, lá coca và các bình đất. Mặc dù tìm thấy nhiều xác ướp song chính quyền thành phố vẫn quyết định xây dựng con đường theo kế hoạch. Họ sẽ đưa xác ướp tới Viện Bảo tàng để bảo quản hoặc nghiên cứu. Nếu để tại đây, chúng sẽ bị cướp phá.

              Tuy nhiên, nhà khảo cổ Federico Kauffmann cho biết nên xây dựng một đường hầm dưới địa điểm trên, bởi nó có thể mang lại nhiều khám phá hơn nữa. Tại Peru, hiện không có tiền hoặc công nghệ để bảo quản xác ướp và không còn nhiều chỗ để đặt chúng tại Bảo tàng Puruchuco.


              Một nhân viên đang kiểm tra các bó xác ướp.

              Trong những năm gần đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hàng nghìn xác ướp ở Peru, phần lớn thuộc về văn hoá Inca cách đây năm thế kỷ. Chỉ riêng năm 2002, gần 2.000 xác ướp được khai quật bên dưới một khu nhà ổ chuột gần Lima vào năm 2002. Một trong những xác ướp nổi tiếng nhất là ""Cô gái băng Juanita"" được tìm thấy trong băng trên núi. Vào tháng trước, hai xác ướp có trước văn hoá Inca, gần như còn nguyên vẹn, đã được tìm thấy bên dưới một trường học ở miền Nam Peru.


              Cô gái băng Juanita.

              Minh Sơn (theo Reuters)



              Comment


              • #8
                Nhận diện xác ướp của một nữ hoàng Ai Cập

                Nhận diện xác ướp của một nữ hoàng Ai Cập


                Đây là tượng của Akhenaton và Nữ hoàng Nefertiti


                Các nhà khảo cổ Anh vừa nhận diện được một xác ướp rách nát trong một nấm mồ tại Thung lũng của các vị Vua. Họ tin đó là Nữ hoàng Nefertiti, mẹ ghẻ của nhà vua trẻ tuổi Tutankhamun, đồng thời là một trong những phụ nữ có nhiều quyền uy nhất ở Ai Cập cổ đại.

                Kết luận trên được đưa ra sau 12 năm nghiên cứu những may mối chẳng hạn như các mảnh tóc giả và cách xỏ lỗ tai của xác ướp. Vào đầu năm nay, các nhà chức trách Ai Cập đã cho phép tiến hành kiểm tra chi tiết xác ướp có niên đại 3.500 này. Bên dưới lớp vải lanh cổ, nhóm khảo cổ tìm thấy một cánh tay bị gãy rời. Nó bị bẻ cong theo một tư thế mà chỉ được phép nếu người chết là pharaoh hoặc nữ hoàng. Tư thế giúp người chết nắm giữ biểu chương của hoàng gia.

                Tiến sĩ Joann Fletcher thuộc ĐH York, trưởng nhóm nghiên cứu xác ướp, cho biết: ""Về cơ bản, đây là xác ướp của một phụ nữ hoàng tộc vào cuối triều đại thư 18. Người phụ nữ này nắm giữ quyền lực rất lớn và không có nhiều người phù hợp với sự mô tả đó. Chúng ta không bao giờ có thể chắc như đinh đóng cột đó là Nữ hoàng Nefertiti "".

                Một nhóm các nhà khảo cổ Pháp đã tìm thấy xác ướp trên cùng với 2 xác khác vào năm 1898. Nó nằm trong một căn phòng nhỏ, bí mật, trong mồ của Vua Amenhotep II. Tình trạng tồi tàn của xác ướp khiến nó thu hút được ít sự quan tâm hơn so với 2 xác còn lại. Người ta chỉ chụp ảnh xác ướp 1 lần vào năm 1907 trước khi căn phòng bị bịt lại. Kể từ đó, xác ướp được gọi là ""người đàn bà trẻ"". Tiến sĩ Fletcher quan tâm tới xác ướp này khi bà phát hiện sự giống nhau giữa tấm ảnh với tượng bán thân của Nefertiti được trưng bày tại Berlin kể từ những năm 1920. Tượng mô tả một phụ nữ có cổ dài, xương gò má cao và chiếc mũi thon.

                Những đặc điểm giống nhau trên khuôn mặt chưa phải là bằng chứng khuyến khích các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu cho tới khi Tiến sĩ Fletcher, chuyên gia về phong cách tóc Ai Cập cổ đại nhìn thấy một mẩu tóc giả trong một viện bảo tàng ở Cairo. Mẩu tóc đó cũng có nguồn gốc từ một xác ướp trong lăng mộ của Vua Amenhotep II. Phong cách của tóc giả phù hợp với phong cách tóc độc nhất vô nhị mà những phụ nữ hoàng gia thời Nefertiti trị vì ưa thích.


                Nefertiti
                Tên Nefertiti có nghĩa là ""một phụ nữ đẹp đã tới"". Nefertiti là vợ của pharaoh Akhenaten, người trị vì từ năm 1353 tới 1336 trước CN trong thời kỳ Amarna. Nefertiti và Akhenaten, pharaoh dị giáo, đã lập nên chế độ một thần, trung thành với Thần mặt trời Aten. Họ ngược đãi giới thầy tu theo thuyết phiếm thần, trung thành với Thần Amun, có nhiều quyền lực ở Ai Cập cổ đại.

                Theo kết quả kiểm tra chi tiết, các vết thương trên xác ướp chẳng hạn như ở miệng phản ánh sự tấn công vào những bức tượng, phù điêu và nhiều biểu trưng khác của Nữ hoàng sau khi bà qua đời. Dấu vết trên những biểu trưng bị đập phá rất khớp với dấu vết do rìu hoặc dao găm gây ra. Chúng phản ánh mức độ căm ghét của mọi người đối với Nefertiti.

                Ngoài ra, ba xác ướp hoàng gia đều không mang dấu vết nhận dạng. Theo Tiến sĩ Fletcher, điều đó cho thấy người ta đã cố ý tước mất cơ hội sang thế giới bên kia của những xác ướp này. Tất cả những dấu hiệu trên phù hợp với các tài liệu lịch sử liên quan tới việc tên tuổi và hình ảnh của Nefertiti, cũng như chồng của bà, bị xoá khỏi các văn bản của hoàng gia.

                (Minh Sơn - Theo Heraldsun, Straits Times)



                Comment


                • #9
                  Phát hiện xác ướp Nữ hoàng Ai Cập

                  Phát hiện xác ướp Nữ hoàng Ai Cập

                  Nhà chức trách Ai Cập khẳng định đã tìm thấy xác ướp của Hatchepsout, một trong những nữ hoàng nổi tiếng của Ai Cập cổ đại.

                  Một phát hiện cách đây 104 năm


                  Đền thờ Nữ hoàng Hatchepsout tại Deir El Bahari

                  Năm 1903, khi khai quật một lăng mộ nhỏ có diện tích 40 m2 ở thung lũng Các vì vua, nhà khảo cổ Anh Howard Carter đã phát hiện di thể của hai phụ nữ. Di thể đầu tiên được tìm thấy trong một cái quách được cho là Sitre-In - nhũ mẫu của Hatchepsout - và được chuyển về viện bảo tàng Cairo.

                  Di thể thứ hai của một phụ nữ khoảng 50 tuổi được tìm thấy ngay trên mặt đất.

                  Theo chuyên gia về lăng mộ thời Ai Cập cổ đại - Elisabeth Thomas, xác ướp thứ hai này có thể là của Hatchepsout vì bà nhận thấy cánh tay phải của xác ướp được gập lại trước ngực giống như di hài của mọi thành viên trong hoàng tộc Ai Cập cổ đại. Giả thuyết đã bị các chuyên gia khác phản đối, trong đó có Zahi Hawass - giám đốc các nghiên cứu về cổ vật Ai Cập và là người đứng đầu Hội đồng tối cao các cổ vật Ai cập.

                  Các nhà nghiên cứu nói gì?

                  Tại một cuộc họp báo ở bảo tàng Metropolitan (New York) vào tháng 3-2006, Zahi Hawass khẳng định đang đi đúng hướng trên con đường tìm kiếm xác ướp của nữ hoàng Hatchepsout, vị nữ hoàng của vương triều thứ XVIII đã ngự trị ngai vàng 21 năm (1479 - 1458 trước công nguyên).




                  Xác ướp được cho là của Hatchepsout

                  Ngày 27-6-2007, tại một cuộc họp báo ở viện bảo tàng Cairo với sự hiện diện của bộ trưởng Bộ Văn hóa Ai Cập - Farouk Hosni - và đông đảo phóng viên nước ngoài, Zahi Hawass xác nhận một thông tin được kênh truyền hình Mỹ Discovery Channel phát trước đó: đã nhận dạng được xác ướp của nữ hoàng Hatchepsout.

                  Một chiếc răng và ảnh quét 3 chiều chứng tỏ rằng xác ướp được tìm thấy ngay trên mặt đất trong thung lũng Các vì vua cách đây hơn một thế kỷ chính là nữ hoàng Hatchepsout.

                  Theo một tài liệu của Hội đồng tối cao các cổ vật Ai Cập, một nhóm chuyên gia Ai Cập đang thực hiện các xét nghiệm khoa học trên 4 xác ướp nữ có niên đại từ thời Tân Đế chế để hoàn thành kết luận. Các chuyên gia này đang chụp CT xác ướp để phát hiện cấu trúc cơ thể trong không gian ba chiều nhằm so sánh xác ướp được cho là của Hatchepsout với xác ướp của các thành viên khác trong gia đình bà.

                  Ngoài ra, theo thông tin của Zahi Hawass trong cuộc họp báo ngày 27-6-2007, một chiếc răng hàm tìm thấy trong một bình tùy táng có khắc tên Hatchepsout đặt tại đền thờ của bà ở Deir El Bahari lại khớp với chiếc răng còn thiếu trong hàm của xác ướp. Theo trang web của Discovery Channel, các nhà khoa học đang tiến hành phân tích ADN một mảnh răng này.

                  Những cuộc bút chiến

                  Trong khi chờ đợi kết quả cuối cùng, một cuộc bút chiến đang bắt đầu. Salima Ikram - nữ giáo sư khảo cổ học tại trường đại học Cairo, chuyên gia về xác ướp - bình luận: “Phép phân tích ADN sẽ không mang tính thuyết phục". Về phần mình, giáo sư Mỹ Donald P. Ryan của trường đại học Pacific Lutheran khẳng định Zahi Hawass “đã thực hiện một công trình tốt và kết quả dù như thế nào cũng rất thú vị.”

                  Hatchepsout là ai?

                  Là nữ pharaon của vương triều thứ XVIII, Hatchepsout sinh năm 1520 và mất năm 1484 (trước Công nguyên).

                  Là con gái của Toutmosis I, bà kết hôn với một người em trai cùng cha khác mẹ để bảo đảm sự thừa kế ngai vàng hợp thức của người em này, người sau này là Toutmosis II. Khi vua Toutmosis II chết, con trai của ông với một người vợ khác trở thành Toutmosis III. Vì Toutmosis III còn rất bé, người cô Hatchepsout chiếm quyền cai trị đất nước.

                  Bà đội vương miện, đeo râu giả (một trong những biểu hiện của vương quyền Ai Cập cổ đại). Bà cho xây dựng trên tả ngạn sông Nil, đối diện với Karnak, một ngôi đền thờ ở Deir El Bahari. Đó là một công trình đẹp nhiều tầng và dựa vào vách đá. Ngày nay, công trình này vẫn còn và được phục chế khá nhiều.

                  Hatchepsout là một phụ nữ giàu nghị lực, biết cách giữ gìn vương quyền nhờ dựa vào những viên quan có năng lực và trung thành. Triều đại của bà rất thanh bình. Chính sách đối ngoại chủ yếu dựa trên các cuộc trao đổi thương mại.

                  Sau khi bà qua đời, vua Toutmosis III đã cho xóa tên bà trên mọi công trình lịch sử của Ai Cập thời đó.

                  TRẦN LƯƠNG CÔNG KHANH (Theo france2.fr)



                  Comment


                  • #10
                    còn nữa khi nào rãnh post tiếp



                    Comment


                    • #11
                      Wow....hay quá , cám ơn WS nhiều nha....mình đang chờ WS post tiếp..hiihihi...


                      Thân,
                      Nahoku
                      Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                      Comment


                      • #12
                        lót dép ngồi chờ coi ké.......................... mà mấy cái này, bé Na chỉ coi thôi nha, đừng có miam, hàng quốc gia chi bảo đó nheo........................

                        Comment

                        Working...
                        X