Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Ngoại cảm

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ngoại cảm

    Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng


    Câu chuyện huyền bí và có thật(1083)

    Trong số những người trải qua biến cố thành nhà ngoại cảm thì ly kỳ nhất phải kể đến Phan Thị Bích Hằng. Con đường trở thành nhà ngoại cảm của Bích Hằng vô cùng gian nan, kỳ lạ và nhiều nước mắt.

    Phan Thị Bích Hằng sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng nghèo thuộc xã Khánh Hòa, Yên Khánh, Ninh Bình. Năm 1990, khi 17 tuổi, vừa thi đại học về, Hằng cùng một cô bạn gái đang đi trên đường bỗng có một con chó nhảy xổ ra cắn. Hằng bị cắn vào chân trái, cô bạn gái bị cắn vào tay trái.

    Cũng như người dân ở các vùng nông thôn, Hằng và cô bạn cảm thấy chuyện bị chó cắn rất bình thường, rồi quên ngay sau đó. Vài ngày sau khi bị chó cắn, Hằng nhận được giấy báo đỗ đại học.

    Khoảng một tháng sau, cô bạn đột nhiên không nói được nữa, hàm răng cứng lại. Nghĩ là bị đau răng, Hằng đưa cô bạn đi khám. Bác sĩ nha khoa kiểm tra và khẳng định không phải do đau răng. Hai người lại đèo nhau đến Bệnh viện Quân y 5 Ninh Bình.

    Sau khi khám xét, bác sĩ bảo bạn gái của Hằng có triệu chứng của người bị bệnh dại. Tưởng như đất dưới chân sụt xuống, tử thần đã nắm tay mình dắt đi, Hằng nói như người mất hồn: “Đúng như vậy. Cháu và cô bạn đều bị một con chó cắn”. Sau hôm đó, Hằng cũng hôn mê bất tỉnh. Cô bạn thân thì đã qua đời.

    Gia đình đưa cô đi chữa trị nhiều nơi, bằng cả Đông y lẫn Tây y, song các bác sĩ, thầy lang đều lắc đầu, bởi bệnh này từ xưa đến nay không ai chữa khỏi. Khi đến nhà một ông thầy lang theo Thiên Chúa giáo, ông xem xét kỹ biểu hiện cơ thể rồi nói một câu an ủi: “Chúa lòng lành sẽ che chở cho con”.

    Sau đó, ông bảo người con trai ra nghĩa địa lấy một mảnh ván mà người ta vừa bốc lên hôm trước, rồi bào chế với vài vị thuốc. Để giành giật giữa sự sống và cái chết, gia đình Hằng liền cho cô uống ngay vị thuốc khủng khiếp này.

    Sau khi uống thuốc, ông thầy lang bảo với bố mẹ Hằng: Sau 3 tiếng đồng hồ cháu sẽ cảm thấy nóng khắp người, lên cơn sốt mê man, nói sảng, thậm chí lên cơn điên cắn xé. Nếu 3 ngày sau cháu hết cơn thì cháu sống được còn nếu lên cơn trở lại thì cháu không sống được nữa. Tôi rất muốn cứu cháu nhưng khả năng của tôi chỉ có vậy.

    Đúng như lời ông thầy lang nói, 9h tối Hằng lên cơn cắn xé điên cuồng, đến 11h đêm mới thiếp đi. Ngày thứ nhất, ngày thứ hai không thấy triệu chứng gì. Ngày thứ ba, khi cùng người anh trai của cô bạn gái đã mất ra mộ thắp hương thì đột nhiên Hằng cảm thấy có một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng. Hằng liền nói: “Anh đưa nhanh em về, em sắp lên cơn điên rồi”. Từ đấy, Hằng không còn biết gì nữa.

    Đến 1h sáng hôm sau, gia đình không còn hy vọng bởi Hằng đã hoàn toàn tắt thở. Bình thường, những người trẻ tuổi như Hằng ở quê được khâm liệm rất nhanh rồi đem chôn, không tổ chức lễ tang, kèn trống.

    Thế nhưng, có một ông cụ dạy chữ nho ở làng rất giỏi tử vi vào nhà Hằng, sau một hồi tính toán, ông bảo: “Thứ nhất, chưa qua giờ Thìn không được khâm liệm cháu; thứ hai, cứ để nó nằm như thế, không được thắp hương”.

    Lúc đó, một ông bác sĩ nói: “Tốt nhất đậy mặt cháu lại, để gia đình đi chuẩn bị cho cháu, tại sao cụ lại nói vậy”. Ông cụ đó nói tiếp: “Các anh thì có cả một nền y học hiện đại, còn tôi chỉ là tàn hương nước thánh, nhưng tôi khẳng định nó không chết”.

    Nghe cụ già và bác sĩ tranh cãi, gia đình Hằng rất hoang mang, không biết xử trí thế nào. Thế nhưng, ai đi mua gỗ đóng quan tài cứ đi, ai ngồi chờ xem lời ông cụ linh ứng thế nào thì cứ chờ.

    Hồi khắc khoải chờ chết, Hằng có hỏi bố (bố Hằng là quân nhân): “Vì sao những vị lãnh đạo khi chết người ta lại bắn 7 loạt đại bác”, bố Hằng trả lời: “Để linh hồn mau siêu thoát”. Nghe bố nói vậy, Hằng liền bảo: “Khi con mất bố bắn cho con bảy phát đạn để con mau siêu thoát trở về với gia đình mình”.

    7h sáng hôm đó bố Hằng mới về đến nhà. Trông thấy đứa con gái tội nghiệp tắt thở nằm đó ông không kìm được nước mắt. Nhớ lời hứa với đứa con gái, ông lôi súng ngắn ra bắn. Tiếng súng nổ làm Hằng bật tỉnh dậy và phản xạ đầu tiên là lao ra phía tiếng súng gọi “Bố ơi!”.

    Hằng đạp phải những chiếc vỏ đạn và ngã rất mạnh xuống sân. Mọi người liền khiêng cô vào trong nhà. Sau khoảng nửa tiếng, Hằng tỉnh lại hoàn toàn. Khi đó, một cảm giác rất kỳ lạ đến với cô. Thân thể dường như mất trọng lượng, như đang bay và nhìn mọi người như ở một thế giới khác.

    Theo lời Hằng, trong thời gian 30 phút bất tỉnh do trượt ngã đập đầu xuống sân, cô thấy bà nội và bà ngoại (cả hai đều đã mất) gọi cô. Hằng thấy mình đang đi qua một cây cầu bắc qua con sông lớn với mây mờ sương khói bao phủ. Phía bên kia cầu, bà ngoại cùng rất nhiều người đứng vẫy tay, bà nội thì đứng bên bờ này kéo lại.

    Cố vùng vẫy, Hằng tuột khỏi tay bà. Đúng lúc đó thì tiếng súng làm Hằng giật mình tỉnh dậy. Mọi người đều vui mừng khôn xiết, coi việc Hằng sống lại là chuyện thần kỳ.

    Vài tháng sau, khi khỏe mạnh hẳn, Hằng thường đi lung tung, không có định hướng. Điều kỳ dị là nhìn mặt mọi người Hằng có thể biết được họ còn sống lâu hay sắp chết. Một số người đang khỏe mạnh song lại cứ như có ai đó nói với cô rằng họ sắp chết, thế là cô tìm họ nói cho họ biết rằng họ sắp chết.

    Không ít lần cô bị ăn đòn vì... độc mồm, độc miệng. Ngày đó, trong làng có ông Vũ Văn Trác, 50 tuổi, rất khỏe mạnh và quý mến Hằng. Ngày Hằng còn bé, có cái bánh, cái kẹo ông đều dành cho.

    Một hôm, gặp ông Trác đi làm đồng về, Hằng bảo: “Ông ơi, chắc là ông sắp mất rồi. Ông đừng đi làm nữa cho khổ!”. Nghe Hằng nói thế, ông Trác cầm cái roi trâu quát: “À, tưởng là con cô giáo mà tao không dám đánh à? Bố mày có là đại tá thì hôm nay tao cũng phải cho mày một trận”.

    Khi ông Trác cầm roi trâu đuổi, Hằng còn vừa chạy vừa quay lại bảo: “Ông sẽ chết thật mà”. Ông Trác tức sôi máu đánh Hằng một trận, cô đau phát khóc, nhưng vừa khóc vừa khẳng định vài ngày nữa ông sẽ chết.

    Hôm ấy những người chứng kiến được bữa cười ra nước mắt. Nhưng rồi, vài ngày sau loa truyền thanh xã thông báo ông Trác chết thật. Thông tin ấy làm cả làng sợ hãi.

    Tiếp sau ông Trác là ông Bùi Văn Trai, Chủ nhiệm HTX thêu xuất khẩu xã Khánh Hòa. Ông Trai là bạn rất thân của mẹ Hằng. Hôm đó, giữa hội trường UBND xã, rất nhiều người chứng kiến, Hằng nói: “Đến tháng giêng là chú chết đấy, có bao nhiêu hợp đồng xuất khẩu chú bàn giao hết đi, nếu không đến lúc ấy lại không kịp”.

    Ông Trai bực mình nói với bố mẹ Hằng rằng: “Anh chị phải về dạy bảo con, chứ cứ để nó huyên thuyên như thế là không được”. Không ngờ, đầu tháng giêng ông Trai chết thật. Sau chuyện đó cả làng bảo Hằng bị ma ám, nói ai chết là người ấy chết. Người ta cứ nhìn thấy Hằng là tránh xa.

    Mọi người trong gia đình Hằng đều đau khổ. Mẹ Hằng là giáo viên dạy giỏi nhiều năm, các phụ huynh đều rất tin tưởng khi con cái họ học lớp bà chủ nhiệm, nhưng biết chuyện của Hằng thì đều xin cho con chuyển lớp.

    Hằng ra sức thuyết phục mọi người rằng cô không bị thần kinh, những chuyện đó là do cô nhìn thấy, nhưng không ai tin. Cha mẹ Hằng đưa cô đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác khám thần kinh, rồi đưa đi gặp hết “cậu nọ, cô kia” cúng bái.

    Mặc dù khi đó Hằng có khả năng phán đoán được tình trạng sức khỏe, thậm chí cả suy nghĩ của người khác, song Hằng đau khổ đến nỗi chỉ mong quên hết khả năng ấy đi.

    Theo lời kể của Hằng, một ngày, trong cơn tuyệt vọng, Hằng ao ước được "nhìn thấy" bà nội và bà ngoại, những người cô rất yêu quý. Thế rồi, kỳ lạ thay, vào ngày giỗ bà nội, Hằng “nhìn thấy” bà nội (bà chết khi Hằng 10 tuổi) về, bế theo một đứa trẻ và dắt theo một đứa nữa.

    Hằng nói chuyện với bà, rồi kể cho mọi người nghe. Ông nội nghe Hằng nói liền kể rằng đó là hai đứa con của ông đã mất lúc 8 tháng và 3 tuổi. Lúc này, mọi người mới kinh hoàng nhận ra rằng, Hằng có khả năng đặc biệt.

    Ngôi làng Hằng đang sống có ngôi chùa Dầu rất cổ. Khi nhà Trần đánh tan Chiêm Thành, bà Huyền Trân Công Chúa không về Thăng Long mà vào tu ở ngôi chùa này. Sau này gia tộc họ Trần cũng về đây ở, rồi chết đi thì chôn luôn ở quanh chùa.

    Một lần, Hằng vào nhà ông chú ruột chơi rồi bảo rằng, trong vườn nhà chú có bóng người. Nhà chú Hằng ai cũng mắc bệnh kỳ lạ, teo một bên chân, ngoẹo một bên đầu về bên phải, nên ông rất tin lời Hằng nói.

    Thế là hai chú cháu đào bới thử mảnh vườn. Không ngờ thấy một lớp ngói đã mục, rồi đến một lớp đất đỏ. Gạt lớp đất đỏ ra thì thấy lớp quách bằng hợp chất gồm vỏ hến, vôi, mật. Phá lớp này ra thì thấy cỗ quan tài chạm trổ rất đẹp bằng gỗ ngọc am. Bật nắp quan tài thấy xác ướp người đàn ông. Sau này, các nhà sử học xác định ngôi mộ có tuổi 700 năm.

    Chính gia đình Hằng cũng để thất lạc mộ cụ 4 đời. Nhiều lần, bố Hằng nhờ đồng đội về đào bới mà không thấy. Đúng ngày giỗ cụ, Hằng thử đi tìm. Không ngờ, Hằng “nhìn” thấy mộ cụ nằm trên đường đi. Hằng liền rủ mấy người anh ra đường đào.

    Mấy anh bảo vệ xã nhìn thấy thì bảo: “Chết dở thật. Con ông bộ đội rỗi việc đi phá đường”. Hằng khẳng định dưới lòng đường có mộ thì mấy anh bảo vệ bảo: “Thế thì đem cuốc xẻng ra đào thử xem con dở hơi này nó nói có đúng không!”.

    Khi đào sâu gần 2m thì xuất hiện một tấm gỗ có khảm chữ Hán. Hằng liền đem rửa mảnh gỗ đi rồi mang cho ông nội đã 80 tuổi đọc. Ông nội Hằng đọc thấy hai dòng chữ ở hai mặt tấm gỗ là “Âm thủy quy nguyên” và “Vinh quy bái tổ” thì lăn ra khóc. Bao nhiêu năm nay đã nhiều đêm ông không nhắm mắt được vì đã để thất lạc mộ tổ.

    Lúc này, mọi người không còn nghi ngờ gì về khả năng đặc biệt của Hằng nữa. Nhưng bố Hằng, là một cán bộ được rèn luyện trong môi trường quân ngũ, tính tình cứng rắn, chỉ tin vào khoa học nên vẫn chưa tin vào khả năng của Hằng.

    Ông bỏ cả việc cơ quan để ở nhà trông Hằng, đuổi hết những người tìm đến “cầu thánh, cầu thần”. Để chứng minh với bố rằng cô không bị thần kinh, không bị hoang tưởng di chứng chó dại cắn, cô xin bố cho đi thi đại học và hứa chắc chắn sẽ thi đỗ.

    Để bố tâm phục khẩu phục, Hằng quay ngoắt sang ôn thi khối A, ĐH Kinh tế quốc dân, cho dù năm trước cô thi khối C. Chỉ có 15 ngày ôn thi, kể từ khi xin bố, vậy mà Hằng đã thi đỗ với số điểm khá cao, 24 điểm.

    Khi đó, Hằng đã là cộng tác viên của Viện Khoa học thể dục - thể thao. Một số cán bộ có tâm huyết của Bộ VH-TT đã đi theo Hằng để nghiên cứu rất tỉ mỉ về khả năng tìm mộ. Hằng đã nhờ những vị cán bộ này cho người về giúp cô khảo sát lại di tích lịch sử chùa Dầu quê cô có từ đời nhà Trần.

    Hằng về, “nói chuyện” với những người xây chùa, tất nhiên là đã chết cách đây 700 năm, trong đó có cả nhũ mẫu của Huyền Trân Công Chúa, là bà Phan Thị Vinh. Người xưa đã kể tỉ mỉ cho Hằng biết tòa sen như thế nào, bát hương ra sao, có bao nhiêu sắc phong từ các đời vua...

    Những gì Hằng thu thập đều được các cơ quan quản lý văn hóa xác nhận đúng. Với những tài liệu, hiện vật thu thập được, Phòng văn hóa đã trình lên tỉnh, tỉnh trình lên bộ và sau đó chùa Dầu được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

    Những gì Phan Thị Bích Hằng làm được cho đời thực sự trân trọng, không lý lẽ gì có thể bác bỏ. Đã có hàng ngàn gia đình tìm lại được người thân, đã có cả ngàn hài cốt liệt sĩ được trở về đất mẹ sau bao nhiêu năm nằm nơi rừng sâu núi thẳm, mà nhiều đồng đội, người thân đi tìm không thấy.

    Thậm chí, qua Bích Hằng, lịch sử đã phải viết thêm những trang hào hùng về trận đánh khốc liệt ở cánh rừng K'Nác, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai. Nơi đây, dòng Đắk Lốp đã nhấn chìm 400 thi thể chiến sĩ và cả những chiến công của họ nếu không có nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng vượt rừng, lội suối tìm hài cốt của họ để đồng đội đưa về nghĩa trang liệt sĩ, mang lại niềm an ủi cho các gia đình.

    Theo Trường Giang


    Sưu Tầm
    Last edited by whitesky; 25-05-2009, 04:00 PM.




  • #2
    Từ lời sấm truyền trong dòng họ

    Một buổi chiều đầu tháng giêng năm 2005, có hai người khách lạ tìm đến nhà Phan Thị Bích Hằng. Người đàn ông mặc bộ Veston chừng 45 tuổi, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Người phụ nữ đi cùng trạc 40, mặt trái xoan, dáng người thanh mảnh, quyền quý. Người đàn ông tự giới thiệu, anh là Hoàng Văn Khánh, chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc công ty Placo và em gái Hoàng Thị Sáu, quê Hải Phòng. Sau một chút bối rối, anh trình bày những uẩn khúc, trăn trở bao năm đè nén trong lòng khiến tâm bất an. Anh kể: Từ hồi còn nhỏ, anh đã từng nghe cha chú, trong nhịp dịp chén thù chén tạc, rung đùi vuốt râu tự hào về dòng dõi, tổ tiên. Nghe đâu, cụ tổ anh là thủ lĩnh nghĩa quân chống lại triều đình Lê – Trịnh. Năm 1770, linh cảm về một ngày đen tối đang đến gần, cụ cho người đưa 3 cháu nội về tổng Cổ Trà Nghi Dương (nay là thôn Ngọc Tỉnh, xã Tân Trào, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng) những mong bảo tồn nòi dống. Có một câu sấm truyền từ đời nọ đến đời kia trong dòng họ Hoàng: “Bao giờ phát phú phát vương. Tầm lại cố hương. Bái tạ tiên đường. Nơi đó có chữ Hoàng gia đại tộc”. Sau này, trước lúc lâm chung, cha anh, rồi người chú ruột, cứ níu chặt tay anh mà dặn dò: “Con gắng tìm cội nguồn tiên tổ”. Lời trăn trối ấy cứ ám ảnh anh Khánh. Có uẩn khúc gì trong lời nói, tự sâu thẳm ánh mắt của cha?
    Khi trở thành một doanh nhân thành đạt ở Hải Phòng, ngẫm về lời sấm truyền tụng bao đời: “Bao giờ phát phú phát vương”, nhớ đến ánh mắt như van vỉ của cha trước lúc đi xa, anh Khánh quyết chí đi tìm tổ tiên dòng họ. Anh đi khắp nơi, ở đâu có đền thờ họ Hoàng là tìm đến nhưng mãi vẫn không thấy chữ “Hoàng gia đại tộc”, thấy cội nguồn tổ tiên. Một lần về Nam Định công tác, gặp một nhà nghiên cứu văn hóa lão thành, anh trải nỗi lòng mình. Nghe xong, nhà nghiên cứu cười khà: “Có lẽ, cụ tổ họ Hoàng đã run rủi ta làm sứ giả cho anh đây. Anh hãy về thôn Hoàng Xá, xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình xem. ở đó, có nhà thờ dòng họ Hoàng Văn to lắm”. Vâng lời, anh Khánh tìm đường về Nguyên Xá, xin được vào thắp hương nhà thờ họ Hoàng. Anh chợt run bắn người khi nhìn thấy bức hoành phi treo chính giữa ban thờ với bốn chữ đại tự viết bằng chữ thảo: “Hoàng gia đại tộc”. Và oà khóc nức nở khi lật giở cuốn gia phả đã ố màu thời gian, thấy ghi chi tộc họ Hoàng Văn ở Hải Phòng. Té ra, cụ tổ của anh chính là người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất. Cụ sinh ra tại Thủ Trì, Sơn Nam, nay là Hoàng Xá, Nguyên Xá, Vũ Thư, Thái Bình. Cụ là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra năm 1739 cùng hai cuộc khởi nghĩa lớn khác của cụ Nguyễn Hữu Cầu (tức Quận He) và cụ Lê Duy Mật.

    Nhưng mộ phần cụ Hoàng Công Chất ở đâu? Các con cháu cụ lưu lạc nơi nào? Đã rất nhiều năm anh Khánh cất công đi tìm kiếm di hài của cụ Hoàng Công Chất và mong muốn dựng lại hoàn chỉnh sơ đồ phả tộc mà không thành. Tình cờ, một lần, anh được đọc một tập tài liệu viết về hành trình đi tìm người em gái, vốn là một nữ du kích gan dạ của đội Hoàng Ngân năm xưa, của nguyên Phó thủ tướng chính phủ Trần Phương, dưới sự chỉ dẫn của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã, đặc biệt là khả năng gọi hồn của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng (Chuyện sẽ kể chi tiết ở phần sau – PV) với rất nhiều tình tiết ly kỳ, huyền bí. Điều đó, thôi thúc anh tìm gặp Bích Hằng, nhờ chị tìm hộ di hài tiên tổ và các chi tộc bị thất lạc.

    Ba ngày sau. Vào một đêm mưa dầm sùi sụt, rét cắt da cắt thịt, vừa chợp mắt được một lát, Bích Hằng chợt nghe thấy tiếng vó ngựa, tiếng gươm khua. Chaỵ ra sân mở. Chị giật mình khi thấy trước mặt là một người đàn ông quắc thước, da nâu, trống gươm đứng nhìn chị. Quan sát kỹ, thấy trang phục, tướng mạo đúng là một võ tướng. Xung quanh, có rất nhiều binh lính. Võ tướng cười, bảo: “Cháu đừng sợ. Ta là võ tướng họ Hoàng. Còn đây là quan quân của ta. Cháu đi về với ta đi. Con cháu ta đang mong đợi cháu từng ngày”. Nói đoạn, ông lên ngựa đi. Hình bóng khuất xa rồi mà tiếng cười hiền hậu còn vang mãi.

    Bích Hằng choàng tỉnh. Chị sực nhớ đến chiếc các-vi-dít mà hai người khách họ Hoàng ở Hải Phòng để lại chiều hôm nọ. Đọc kỹ, thấy ghi: Hoàng Văn Khánh. Tổng giám đốc Công ty Placo. Trụ sở: Km5, đường Phạm Văn Đồng, Anh Dũng, Kiến Thuỵ, Hải Phòng. Điện thoại: 0913.24004. Bên tai chị lại văng vẳng lời nhờ cậy thiết tha của vị võ tướng họ Hoàng. Sáng sớm hôm sau, chị chủ động điện thoại cho anh Khánh, hẹn ngày 16 tháng giêng (âm lịch), chị sẽ xuống Hải Phòng tìm giúp.

    Đến những tín hiệu cho trước

    Đúng hẹn, sáng ngày 16 tháng giêng, Bích Hằng có mặt tại nhà thờ họ Hoàng ở xã Tân Thành, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng. Đi cùng chị hôm đó, còn có nhà nghiên cứu Quan Lệ Lan, thư ký của Bộ môn cận tâm lý (Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người). Trước sự chứng kiến, thành tâm của đông đảo con cháu họ Hoàng, Bích Hằng đã vời vong linh của cụ Hoàng Công Chất về trò chuyện. Qua Bích Hằng, cụ bảo: “Những người đi theo triều đình thì coi ta là giặc cỏ. Nhưng nhân dân lại coi ta là anh hùng. Ta vẫn thích sống trong lòng dân hơn. Còn với các con các cháu, ta là giặc cỏ hay anh hùng, điều đó ta không cần quan tâm nữa. Chỉ biết rằng ta là cụ tổ của các con. Trước kia, ta đã cùng các tù trưởng Lò Ngải, Lò Khanh, Lò Thang đánh giặc giữ biên thuỳ. Nay ta đang ở đất châu Điện Biên. Đáng khen các con đã làm được những việc khiến ta thấy được an ủi nơi chín suối, mát mặt với tướng sĩ ba quân”. Anh Khánh chắp tay thành kính, giọng run run: “Thưa tổ! Xin tổ cho chúng con biết, hiện giờ mộ tổ ở đâu”. Cụ Hoàng Công Chất nói (qua Bích Hằng): “Các con cứ lên Thành Bản Phủ. Cứ nơi nào trồng cây đa là có nghĩa quân của ta. Trước kia, nhà Lê Trịnh đã cho quân khai quật mộ ta rồi chặt làm 3 khúc. (Chuyện này, chính sử cũng có nhắc đến). Chân ta, chúng ném xuống sông Nậm Rốn. Đầu, thân thì vứt lăn lóc. Đêm, nghĩa quân của ta lén đi lấy. Thân thì chôn ở gần sông Nậm Rốn nhưng cách đây ít năm, người ta đã ủi đi rồi. Đầu thì vác về gần Thành Bản Phủ, chôn dưới một gốc cây đa. ở đó có một cây thuốc. Khi các con đi tìm ta, sẽ có một người răng vổ gốc Thái Bình ra dẫn đường”.

    Đang “thông dịch” cho mọi người nghe, bất chợt, Bích Hằng nhìn thấy một thiếu phụ trẻ người Thái, đứng cạnh cụ Hoàng Công Chất bưng mặt khóc. Lấy làm lạ, Bích Hằng hỏi, cụ Chất bảo: “Đây là liệt nữ Lò Thị Nương, con một vị tù trưởng ở Điện Biên”. Xưa, nàng đi theo cha đánh giặc, cảm phục tài đức của tướng Hoàng Công Chất, nàng tình nguyện làm vợ thứ 4. Sở dĩ cụ Chất gọi bà là liệt nữ vì bà đã hy sinh cho nghĩa quân. Chuyện rằng: trong một lần bị giặc Phẻ truy kích, bà cùng con trai là Hoàng Công Trực đã đánh lạc hướng cho nghĩa quân rút lui. Bắt được hai mẹ con, giặc đã đem bà ra làm mồi nhử. Chúng trói hai người vào chiệc cột gỗ chôn giữa đồng Tông Khao, xung quanh chất củi cao ngập đầu. Nếu tướng Hoàng Công Chất muốn chuộc vợ, con thì phải mở cổng thành. Bằng không, chúng sẽ thiêu cháy. Từ dưới đồng, bà Lò Thị Nương thét to: “Không được mở cổng thành”. Lửa cháy ngùn ngụt. Hai mẹ con bà bị thiêu chết. Xót thương người vợ hiền, cụ Chất cho trồng một cây đa trên mộ nàng. Nơi đây bốn mùa hoa nở. Hoa vàng và hoa đỏ. Cụ bảo: “Đó là những tín hiệu ta cho để các con đi tìm mộ. Khi đi, sẽ có một phụ nữ dân tộc Thái dẫn đường”.



    Một tháng sau ngày chiêu hồn cụ Hoàng Công Chất tại nhà thờ họ Hoàng ở Hải Phòng, sáng ngày 29 tháng 3 năm 2005, khoảng 50 người, già trẻ, gái trai đủ các chi ngành cùng nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng lên Điện Biên tìm mộ. Thành Bản Phủ là nơi đoàn đặt chân đầu tiên. Những nghi lễ trang trọng nhất đã được cử hành tại đây. Ông trưởng chi Hoàng Văn Nhương thành kính dâng sớ, cầu xin tổ tiên linh hiển, báo cho con cháu biết nơi tổ yên nghỉ để con cháu được tu sửa, thờ vọng. Lời khấn vừa dứt, sớ chưa kịp hoá bỗng một cơn gió lớn từ đâu ào đến. Và những thanh âm nghe “lách cách, lách cách” như hàng ngàn tiếng gươm khua khiến cả đoàn, đang thành kính chắp tay làm lễ đồng loạt quay lưng lại phía sau. Lại một cơn cuồng phong cuốn bụi mịt mù. Mọi người hốt hoảng chạy ra sân. Một cảnh tượng lạ lùng đập vào mắt khiến khiến tất cả đứng chết lặng: nền sân gạch đỏ giờ ngập tràn lá xanh. Có những chiếc lá còn non tơ. Tịnh không có một chiếc lá vàng nào. (Giữa xuân, kiếm đâu ra lá vàng?!). Đó là lá của ba cây đa, si, xanh quấn quýt trước đền trút xuống, tương truyền, do chính tay cụ Hoàng Công Chất trồng, như một lời nguyền với non sông giữ tình đoàn kết giữa miền xuôi và miền ngược, thề đòi lại và giữ yên biên cương đất nước. Cây đa là cụ. Cây đề là trời đất. Còn cây si loà xoà gốc rễ là dân tộc Thái. Qua Bích Hằng, cụ bảo, đấy là cụ khóc mừng khi thầy tề tựu đầy đủ con cháu trai gái, dâu rể… lên với tổ. Cụ bảo: Cụ có 4 anh em là Hoàng Văn Phiệt, Hoàng Văn Phí, Hoàng Công Chất và Hoàng Công Tại. Cụ có 3 vợ và có nhiều con. Hoàng Công Toản là con cả. Kế tiếp là Chính, Châu, Thao, Tần, Toản, Túc, Lựu (Trùng khớp với gia phả – PV). Năm 1768, nghĩa quân của cụ bị quân của triều đình nhà Lê – Trịnh đánh tan tác. Con cháu cụ phải chạy ra bản Loong Luống. Hiện vẫn còn ở đấy. Tiên lượng về một ngày đen tối sẽ đến, để bảo tồn nòi giống, cụ cho người em gái là Hoàng Thị Chiên dẫn 3 đứa cháu nội là Cao, Tháo, Thọ về quê, cầu cứu nghĩa quân của Nguyễn Hữu Cầu (tức Quận He). Trong 3 đứa cháu, Tháo là người có chí nhất. Tháo lúc ấy còn bé lắm. Cụ trao cho Tháo một áo bào tía, một thanh gươm rồi bảo: “Con hãy giữ làm vật tin để dâng lên tướng Nguyễn Hữu Cầu”. Tháo cầm lấy thanh gươm từ tay ông nội. Thanh gươm cao hơn đầu, ôm lấy túi áo bào, vừa khóc vừa nói: “Ông ơi! Cháu sẽ khôi phục lại sự nghiệp của ông”. Nói đến đây, cả nhà anh Khánh khóc ầm lên. Cháu Tháo bé bỏng mà đầy chí khí ngày ấy chính là hậu tổ của anh Khánh. Trong gia phả ghi rõ: Cụ hậu tổ là Hoàng Quí Công, tự Công Tháo”. Anh Khánh vừa khóc vừa kể: Lúc còn sống, cha anh lúc nào cũng giữ khư khư một cái bọc, trong có chiếc áo bào tía và một thanh gươm. Một lần hoả hoạn, chiếc áo bào cháy mất. Cha anh khóc ròng mấy tháng trời vì tiếc. Đó là đồ gia bảo. Cha còn quý hơn cả tính mạng mình.

    Sau một hồi làm con cháu trấn tĩnh, cụ Chất bảo: “Thôi! Giờ để ta hướng dẫn các con đến những nơi tổ yên nghỉ”. Cả đoàn bước ra khỏi đền. Từ trên cao phóng tầm mắt ra bốn hướng, anh Khánh reo to: “Cây đa cổ thụ kia rồi”. Nhìn theo phía tay anh chỉ, cách chỗ đứng chừng 500m, thấy một cây đa cổ thụ xoè bóng mát giữa trưa nắng vàng.
    Khánh phăm phăm dẫn đường. Bích Hằng vô cùng ngạc nhiên. Thấy vậy, mọi người mới kể: Cách đây chừng 10 năm, anh Khánh nằm mơ thấy tổ về chỉ đường cho tìm mộ. Tỉnh dậy, anh có kể lại cho gia đình và vẽ lại sơ đồ. Không ngờ, hôm nay, thấy thực địa diễn ra đúng như trong giấc mơ ấy nên anh mới thông thạo đến vậy. Lúc ấy, Bích Hằng mới ngả ngửa người. Chưa hết ngạc nhiên. Khi cả đoàn đứng trước đống mối lớn, dưới gốc đa cổ thụ chừng 200 năm tuổi, Bích Hằng vừa xác định: “đúng mộ cụ đây rồi” thì bất ngờ, từ đâu xuất hiện một người đàn ông răng vổ, bảo: “Đi tìm mộ cụ Hoàng Công Chất phải không? Tôi là Nguyễn Văn Nhân, quê Thái Bình lên đây lập nghiệp lâu rồi. Trước đây, tôi nghe các cụ già ở đây bảo: đây là nơi quân sĩ chôn một phần thi hài của cụ Chất đấy”.
    Như vậy, tín hiệu mà Bích Hằng cho từ Hải Phòng cách đây chừng một tháng: gốc đa cổ thụ, người đàn ông răng vổ quê Thái Bình, đã có kiểm chứng. Nhưng còn tín hiệu thứ 3: cây thuốc? Nhìn khắp lượt, chỉ thấy một cây hoa trắng, gốc cây bị vạc hết vỏ. Hỏi ông Nhân, ông cười bảo: “Cây này chữa sâu răng tốt lắm. Tước một ít vỏ, nhét vào chỗ sâu răng. Ngậm chừng 2-3 lần là khỏi”. Mọi người thở phào.

    Cả đoàn lên bản Tông Khao tìm mộ cụ Lò Thị Nương. Hoa tiêu là một chị người Thái ở Chi hội phụ nữ Điện Biên. Xe ô tô chạy rì rì trên con đường đất đỏ, hai bên là ruộng lúa xanh rờn. Đến gần một cái ao, bỗng anh Khánh hô: “Dừng xe lại! Cụ kia rồi”. Vừa xuống xe, anh Khánh lao thẳng vào con đường bé xíu, ngoằn nghèo chuột chạy. Chạy đến lúc bở hơi tai thì dừng lại dưới một gốc đa cổ thụ. Chưa kịp định thần thì cả đoàn chết lặng: Trên thảm cỏ xanh rì, cả một bụi hoa loa kèn đỏ rực còn long lanh hạt sương sớm. Bên cạnh có một cây si, quả to như ngón chân cái, vàng rượi từ gốc đến ngọn.
    Cả nhà đang thắp hương xì xụp khấn vái thì có một người phụ nữ Thái đi làm đồng, bước lại hỏi: “Chúng mày vào đây để làm gì? ở nơi này, ngày xưa có một cái miếu thờ, có 3 bát hương. Song chỉ có họ Lò mới được vào đây cúng. Còn các họ khác chỉ đứng ngoài xem thôi. Sau này giặc phá hết. Miếu này thiêng lắm đấy”. Nghe vậy, anh Khánh lại khóc oà.
    Tìm được mộ tiên tổ, ước nguyện của anh Khánh đã hoàn thành được một nửa. Nhưng còn các chi tộc họ Hoàng khác? Nhớ đến lời kể của cụ Chất về cuộc chạy loạn của dòng họ Hoàng lên bản Loong Luống năm 1768, anh Khánh quyết định sáng hôm sau đi tìm. Hỏi thăm dân bản, họ bảo: Có bản Loong Luống. Nhưng trước bị lũ lụt nên dân đi hết rồi. Cứ tìm nhà nào họ Hoàng thì vào. Một gợi ý hay nhưng khác nào mò kim đáy bể. Đành nhờ cậu bí thư đoàn xã dẫn đường. Vào nhà họ Hoàng thứ nhất. Cả đoàn không có cảm giác gì. Hỏi quê, đúng Thái Bình. Hỏi ông nội là ai? Không biết. Hỏi bố đẻ là ai? Cũng không biết nốt. Đến nhà họ Hoàng thứ hai, ông Quàng Lả. Vừa thấy anh Khánh bước vào, hai vợ chồng đon đả chạy ra, tay bắt mặt mừng như người thân lâu ngày gặp lại. Linh cảm gì chăng? Ông Quàng Lả tự hào kể: “Các cụ ngày xưa khai thiên lập ấp ở dưới Loong Luống kia kìa. Ông cha ở đấy lâu lắm rồi. Lũ lụt mới chuyển lên đây”. Anh Khánh hỏi: “Sao ông lại là họ Quàng?”. Ông Lả lại cười: “Tao họ Hoàng đấy. Nhưng tiếng Thái, lúc Quàng, lúc Hoàng. Mà này, tao có một thằng cháu họ Hoàng, làm cán bộ tỉnh to lắm. Là cháu nhưng nó hơn tuổi tao nhiều. Nó tên là Xuyên. Nó có cả gia phả đấy”.

    Thì ra là ông Hoàng Xuyên, nguyên Phó bí thư tỉnh uỷ Điện Biên. Tìm đến nhà ông Xuyên, anh Khánh xúc động quá. Vốn hàng ngày là người hoạt ngôn mà nay, ngồi trước ông Xuyên cứ lúng búng như gà mắc tóc. Bích Hằng phải trình bày dùm hoàn cảnh, mục đích cuộc gặp gỡ. Hỏi về cuốn gia phả họ Hoàng, lúc đầu ông Xuyên lắc đầu nguây nguẩy: “Tôi đâu có. Đâu biết”. Trong khi bà vợ ngồi cạnh lại cứ tủm tỉm cười, huých nhẹ khuỷu tay vào chồng: “Kìa anh! Đưa cho các cô chú xem đi. Cuốn gia phả dưới hầm ấy”. Đến nước này thì không thể chối được nữa. Ông Xuyên thú nhận: Đúng là trước kia, nhà ông có một cuốn gia phả viết bằng chữ Hán. Tổ tiên ông chính là tướng quân Hoàng Công Chất. Đợt cải cách ruộng đất, sợ bị kết tội là con cháu Then, Phìa thì bị giết cả nhà nên ông nội phải cất dấu dưới hầm. Hồi đi học Trung Quốc về, ông đã đem đốt đi. Ông kể, ngày trước, ở Đền Bản Phủ, mỗi khi đến ngày giỗ cụ Hoàng Công Chất, chỉ mình ông nội được ra lễ. Ông mặc áo vàng, cưỡi ngựa, có lọng che đầu. Hàng chục người hầu đội lễ rất to. Bây giờ Bảo tàng văn hoá còn lưu bức ảnh này. Nói đoạn, ông Xuyên và anh Khánh ôm choàng lấy nhau, khóc nấc lên. Thôi, đúng chúng ta là anh em rồi. Về tuổi tác, ông Xuyên gần gấp đôi tuổi anh Khánh. Nhưng về vai vế dòng họ, cả hai đều là cháu đời thứ 8 của cụ Hoàng Công Chất.

    Ngày giỗ của cụ Hoàng Công Chất năm nay, chưa bao giờ con cháu lại tề tựu đông đủ đến thế. Chi tộc họ Hoàng ở Điện Biên về. Chi tộc họ Hoàng ở Hải Phòng xuống. Cùng chi tộc họ Hoàng ở Thái Bình. Tất cả, đều một lòng thành kính hướng về cội nguồn, tiên tổ. Bữa cơm đoàn tụ hôm ấy, đầy ắp tiếng cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc tuôn rơi…

    Cuộc hội ngộ của các chi tộc họ Hoàng

    Tìm được mộ tiên tổ, ước nguyện của anh Khánh đã hoàn thành được một nửa. Nhưng còn các chi tộc họ Hoàng khác? Nhớ đến lời kể của cụ Chất về cuộc chạy loạn của dòng họ Hoàng lên bản Loong Luống năm 1768, anh Khánh quyết định sáng hôm sau đi tìm. Hỏi thăm dân bản, họ bảo: Có bản Loong Luống. Nhưng trước bị lũ lụt nên dân đi hết rồi. Cứ tìm nhà nào họ Hoàng thì vào. Một gợi ý hay nhưng khác nào mò kim đáy bể. Đành nhờ cậu bí thư đoàn xã dẫn đường. Vào nhà họ Hoàng thứ nhất. Cả đoàn không có cảm giác gì. Hỏi quê, đúng Thái Bình. Hỏi ông nội là ai? Không biết. Hỏi bố đẻ là ai? Cũng không biết nốt. Đến nhà họ Hoàng thứ hai, ông Quàng Lả. Vừa thấy anh Khánh bước vào, hai vợ chồng đon đả chạy ra, tay bắt mặt mừng như người thân lâu ngày gặp lại. Linh cảm gì chăng? Ông Quàng Lả tự hào kể: “Các cụ ngày xưa khai thiên lập ấp ở dưới Loong Luống kia kìa. Ông cha ở đấy lâu lắm rồi. Lũ lụt mới chuyển lên đây”. Anh Khánh hỏi: “Sao ông lại là họ Quàng?”. Ông Lả lại cười: “Tao họ Hoàng đấy. Nhưng tiếng Thái, lúc Quàng, lúc Hoàng. Mà này, tao có một thằng cháu họ Hoàng, làm cán bộ tỉnh to lắm. Là cháu nhưng nó hơn tuổi tao nhiều. Nó tên là Xuyên. Nó có cả gia phả đấy”.

    Thì ra là ông Hoàng Xuyên, nguyên Phó bí thư tỉnh uỷ Điện Biên. Tìm đến nhà ông Xuyên, anh Khánh xúc động quá. Vốn hàng ngày là người hoạt ngôn mà nay, ngồi trước ông Xuyên cứ lúng búng như gà mắc tóc. Bích Hằng phải trình bày dùm hoàn cảnh, mục đích cuộc gặp gỡ. Hỏi về cuốn gia phả họ Hoàng, lúc đầu ông Xuyên lắc đầu nguây nguẩy: “Tôi đâu có. Đâu biết”. Trong khi bà vợ ngồi cạnh lại cứ tủm tỉm cười, huých nhẹ khuỷu tay vào chồng: “Kìa anh! Đưa cho các cô chú xem đi. Cuốn gia phả dưới hầm ấy”. Đến nước này thì không thể chối được nữa. Ông Xuyên thú nhận: Đúng là trước kia, nhà ông có một cuốn gia phả viết bằng chữ Hán. Tổ tiên ông chính là tướng quân Hoàng Công Chất. Đợt cải cách ruộng đất, sợ bị kết tội là con cháu Then, Phìa thì bị giết cả nhà nên ông nội phải cất dấu dưới hầm. Hồi đi học Trung Quốc về, ông đã đem đốt đi. Ông kể, ngày trước, ở Đền Bản Phủ, mỗi khi đến ngày giỗ cụ Hoàng Công Chất, chỉ mình ông nội được ra lễ. Ông mặc áo vàng, cưỡi ngựa, có lọng che đầu. Hàng chục người hầu đội lễ rất to. Bây giờ Bảo tàng văn hoá còn lưu bức ảnh này. Nói đoạn, ông Xuyên và anh Khánh ôm choàng lấy nhau, khóc nấc lên. Thôi, đúng chúng ta là anh em rồi. Về tuổi tác, ông Xuyên gần gấp đôi tuổi anh Khánh. Nhưng về vai vế dòng họ, cả hai đều là cháu đời thứ 8 của cụ Hoàng Công Chất.

    Ngày giỗ của cụ Hoàng Công Chất năm nay, chưa bao giờ con cháu lại tề tựu đông đủ đến thế. Chi tộc họ Hoàng ở Điện Biên về. Chi tộc họ Hoàng ở Hải Phòng xuống. Cùng chi tộc họ Hoàng ở Thái Bình. Tất cả, đều một lòng thành kính hướng về cội nguồn, tiên tổ. Bữa cơm đoàn tụ hôm ấy, đầy ắp tiếng cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc tuôn rơi…

    Thiên phóng sự đặc sắc của Hoàng Anh Sướng


    Còn tiếp



    Comment


    • #3
      Những bài về ngoại cảm này hay lắm , tuy nhiên họ cũng sửa lại nội dung để tuyên truyền cho cái chủ nghĩa CS,....chẳng hạn có 1 hồn tử sĩ là lính Cộng Hòa , nhưng anh ta khép nép run rẩy làm như sợ sệt không dám nói, sau nhờ hồn của 1 cụ sĩ phu yêu nước ( mình không nhớ tên) lên tiếng thì anh ta mới dám nói....heheehh.....Bản chất tàn ác , trù dập kẻ thù của CSVN không tha ngay cả những người đã chết , đọc tới đoạn đó mình cảm thấy lợm giọng.....Chưa kể là họ đã tự mâu thuẫn vì CS đâu có tin về tâm linh ....thiệt là bó tay.
      Tuy nhiên , cô Phan thị Bích Hằng này đã chứng minh nhiều điều mà CSVN phải im lặng...một trong những vụ đầu tiên của cô là vụ một ông cấp to đi tìm mộ của em gái ( gia đình này bà con với bên mẹ của mình), và cũng vì để chứng minh ngoại cảm là có thiệt....nên đã có vài ông bự bị kỷ luật...hehehhe....
      Bạn mình cũng "giác ngộ" từ những thông tin ngoại cảm này , cách đây gần 20 năm đang là phó GD của 1 đơn vị có tiếng ở TP và là đảng viên.....đã từng gây lộn lớn tiếng với mình và không thèm nhìn mặt nhau vì bất đồng chính kiến, thế mà đùng 1 cái xin từ chức và trả thẻ đảng.....
      Thần Thánh đã vào cuộc để cho những người còn u mê được sáng mắt ra.
      Cám ơn WS đã post bài nha.


      Thân,
      Nahoku
      Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

      Comment

      Working...
      X