Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Con Đường Cũ

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Con Đường Cũ

    Con Đường Cũ
    Phần 16
    __________________________________________________ _________________


    Tôi muốn viết thật dài về chị gánh củ sắn, cám ơn chị.

    Tôi phải cám ơn những người theo Đức Phật Thầy Tây An đốn từng gốc cây bằng cây búa cùn, thế hệ nầy sang thế hệ khác.

    Họ đã khai phá từng vuông đất vùng đất phì nhiêu của trại ruộng Láng Linh.

    Cách đây chừng 70 năm, chùa Truông ở Mỹ Đức đêm đêm còn sợ cọp, voi, sấu ," hùm bắt được hùm ăn, sấu bắt được sấu ăn con hùm ".

    Tôi không tưởng tượng người dân vùng Thới Sơn ( ? ) sau ngọn núi Két có thể sống dưới 2 lằn đạn của cuộc chiến vừa qua, ban đêm trong căn nhà lá khu đồi núi không có gì che chở.

    Chỉ có lòng tin ăn hiền ở lành giúp họ sống.

    Thế giới của giá trị ăn hiền ở lành, làm lành lánh dữ từ thời Đức Phật Thầy gieo trồng còn cô đọng tại vùng đất nầy.

    Nó thâm nhập vào nếp sống hàng ngày, chính họ cũng không biết họ đang làm lành, làm lành chứ không nói.

    Giáo lý "Tứ ân hiếu nghiã" của Đức Phật Thầy hiện trong câu nói của chị gánh củ sắn quê mùa đơn giản.

    Xứ tôi nhờ Giáo pháp đơn giản của Đức Phật Thầy mà người dân có tấm lòng chơn chất.

    Hôm nay, nhờ Việt hóa mới thấy thấm và hiểu phần nào.

    Có xuống ruộng cắt lúa mới biết ngứa ra sao, còn đứng trên bờ tả cảnh người gặt lúa thơ mộng thì dễ quá.

    " Ai bảo chăn trâu là khổ ? ".

    Mẹ, nó có chăn trâu đâu mà biết khổ.

    Từ Nhà Bàng, có đường rẻ vô Thới Sơn.

    Nơi đây, cả một khu di tích hết sức quan trọng bị quên lãng. Mộ ông Đình Tây, ao nuôi sấu 5 chân mũi đỏ Năm Chèo.

    Đền thờ sợi tóc của Đức Phật Thầy, mộ ông Bùi Thiền Tăng chủ ...


    Ngay tại bến xe Nhà Bàng, có nhà bà Lâm thị Hoảnh (cháu ngoại dâu ông Đình Tây), tôi năn nỉ xin vào chiêm ngưỡng "Ngũ Bối" để hàng phục ông Năm Chèo.

    Bà chắp tay kể chuyện ông Năm Chèo lưu loát, bà mất năm 2002.

    Bà là người cuối cùng còn giữ kho tàng dân gian cuối cùng.

    Ngũ Bối lộng kiếng, gồm một sợi dây câu đã mục, hai cây lao, một cây mun và một lưỡi câu lớn.

    Tôi thắp nhang, tưởng niệm, bồi hồi, muốn trở lại vùng Thới Sơn nhìn lại trại ruộng thật lâu cho thỏa lòng.

    Vùng linh địa của tiền nhân mà chỉ ngó rồi đi, tẩu mã khán hoa.

    Muốn cảm thông tiền nhân, phải hành trì Tứ Ân Hiếu Nghiã cho tròn.



    Lưu Nhơn Nghĩa
    thatsonchaudoc
    sigpic

    Comment


    • #17
      Con Đường Cũ

      Con Đường Cũ
      Phần 17 & 18
      __________________________________________________ _________________


      Châu Đốc Ngày Xưa

      Chợ Nhà Bàng nằm ở vị trí cũ, hai dãy phố còn dáng dấp xưa, cảnh cũ, người mới.

      Quán góc đường ra Châu Đốc xưa là quán cà phê, xe đò ngừng chờ xuống hàng, Bác Bẩy Tài thảnh thơi cầm ly la ve uống từng ngụm, nhìn mấy người lơ xe làm việc.

      Qua khỏi một đổi, có mấy cây thốt nốt cuối cùng mọc lẻ loi, thốt nốt không chịu đi xa hơn.

      Hai bên, ruộng bao la, lúa non xanh mềm chạy tới chân trời, vùng Láng Linh, kẻ hậu sinh quên công lao tiền nhân.

      Bên trái, đồng xanh chạy tới biên giới, công ai? xin đọc bài Văn Tế của ngài Thoại ngọc Hầu, nhớ người khai kinh nhọc nhằn, chết không mồ, cả lính lẫn dân.

      Dọc theo đường, những cây cầu đang sửa, đất đá ngổn ngang.


      Qua cây cầu cuối, núi Sam đây rồi. Năm 1952, người ta thầu hầm đá, xe chở đá nhỏ, phương tiện lấy đá thô sơ, hông núi khuyết dần. Những ngày Chủ Nhựt, dân Châu Đốc, nhứt là học

      sinh đi xe đạp, có khi đi bộ, quá giang xe chở đá vô núi nghỉ mát. Núi còn linh thiêng, các thầy giáo ngồi làm thơ trên Bạch Vân Tịnh xá. Đường mòn lên tháp, pháo đài, đường hoang xa

      hơn. Mặt núi hướng về Châu Đốc hết xanh, mồ mả chen chút, lưng núi bị lở lói, bị thương nặng. Bên kia núi, phía Tây đền đài nghĩa địa " liệt sĩ ", người ta tiếp tục lấy đá, hông núi bị xén một mảng màu đỏ thẩm, núi cũng có máu như người.

      Con Sam bị thương, nằm im lìm. Vài chục năm sau, Sam bỏ về trời, thân Sam bị ruồi đụt rã rời.
      Lăng Ngài Thoại Ngọc Hầu trùng tu lại, có con ngựa và người mã phu đứng trong chuồng

      sắt, màu hoa hòe, thêm tượng, thêm biểu ngữ "Chào mừng quan khách". " Tân tiến quá ".. Chùa Bà đối diện, khách thập phương đến bằng xe bus du lịch. Gần tới Đầu Bờ, chùa Tây An, lạ quá, kiểng chùa không có trong ký ức tôi. Chợ trâu bò ngay

      Đầu Bờ là khách sạn ...Nhà cửa dọc theo đường san sát, nhờ Bà mà có thêm nguồn lợi cho mướn phòng trọ, cho mướn heo quay cúng Bà, kẻ ăn xin, người bán vé số có cơ hội đấp đổi,

      biết làm gì ăn thời nầy.
      Con đường hẹp, xe gắn máy chen nhau chạy qua miếu Bar Thanh Đạm, miếu có vẻ mới mà hết linh.Tôi nôn nóng, bao nhiêu năm mới trở lại, cái gì cũng muốn thấy.

      Bây giờ không thấy trạm control xe từ Tri Tôn qua trước khi đến quán Chú Tư Phụng ngay góc đường Xe Lửa, xưa bằng lá, bây giờ là căn nhà lầu.

      Đối diện là thành lính nhỏ, hình như chỗ giam tù. Có lần tù chạy thoát, nhưng bị bắt lại. Người tù bị trói, lắc đầu.


      Ngơ ngáo nhìn hai bên đường Bảo hộ Thoại cố nhớ, tên đường mới, số nhà cũng đổi. Nhà Thầy Khoẻ, nhà bác hai Khá đâu, nhà đổi số, tìm không ra, không dám hỏi, chỉ nhắm hướng mà

      đoán. Dãy phố ông Đốc Công Cường, trước mặt là hồ nước có cá nuôi, bây giờ chỉ thấy nhà phố. Rạp hát Tân Việt cũ kỹ, biết diễn tả làm sao, không biết có bị xóa tên như rạp Lạc Thanh

      không. Trước dãy phố, có hàng cây dái ngựa, trời giông gió, trái rụng bể ra từng miếng, trẻ con chạy ra lượm làm củi chụm, thời đó còn chụm củi, than chỉ để nướng. Bao nhiêu kỹ

      niệm, nhắc lại người đọc thấy nhàm.
      Căn phố đầu dãy phố có thằng Nguyễn hữu Nghĩa, đẹp trai, có cây mãng cầu có trái ngon lắm kế bên phố bác Hoành (thằng Bảo), phố Thầy Rớt

      (chị Bé Tư, chị Bé Năm, em là Huỳnh Bửu Lý, bạn học đã mất, Phố thầy Thời, sau bán cho bác Ba Mẫn, phố bác hai Khá, tôi ở trọ tới năm 1956. Ngày nay là phố thầy Đồng, phố thầy Ba

      Trụ, sau bán cho thầy Cứ, phố ông Phán Nen, gốc Miên, thằng Ni con ông học giỏi, trưởng thành, học Nam Vang, nghe nói ở Pháp có vợ đầm. Ông Phán Nen không giao thiệp với ai, đi làm

      bằng xe đạp, ít thấy ông xuất hiện ra ngoài. Phố thầy (?) chú thằng Lễ, phố thầy Ơn, phố ông Phán Thành (anh Nhơn, chị Lý, chị Kim Thoa, Lực), phố thầy ký Lời (Tòng, chị Nga,Thảo),

      phố thầy Phương (chị Đức), căn cuối cùng có thằng Sĩ và chị Thu. Tôi cố ý nhắc, để khi bà con đọc thấy tên mình, nếu ở gần, xin liên lạc thăm viếng nhau. Thời đó, vì là dân quê ra, tôi

      chỉ chơi đùa quanh quẩn trong xóm đó, không dám đi xa.
      Tôi có tật già chuyện, xin kể luôn. Dãy phố ông Đốc công Cường chỉ có công chức cư ngụ. Sau phố có hẽm khá rộng, cầu tiêu

      bên ngoài, còn dùng thùng. Ông đổ thùng kể chuyện, ông chở những thùng phân trên xe kéo, ra đổ ở giữa sông, cá bu lại ăn, ông cười tủm tỉm, " xin lỗi ...mình ăn cá đó"
      Gia đình nào cũng

      có người làm công chức sống sướng thật. Căn phố không rộng lắm, nhưng chứa bao nhiêu người. Thầy Thời nuôi vừa con vừa cháu 11 người, chưa kể bà Năm, người làm. Bà con các thầy ở

      nhà quê, có thể gởi con cháu ra tỉnh đi học, nuôi thêm cháu chưa là gánh nặng. Thầy Rớt chẳng những nuôi cháu, còn nuôi luôn bạn con mình.

      Hầu hết nhà nào cũng nuôi con cháu đi học. Năm 1954, cả tỉnh Châu Đốc có cả thảy 7 lớp Nhứt (lớp 5 ngày nay). Các quận chung quanh chưa có lớp nhứt. Nhờ vậy nhiều học sinh thành công sau nầy.

      Bác hai Khá, nuôi con cháu thân nhân ở Tri Tôn ra học, thêm con cháu người quen ở trọ. Sau nầy con bác là Pierre (Cường) nghèo mất thở, không thấy ai ơn đền nghĩa trả.

      Tuy là vợ công chức có học, nhiều bà vợ không biết chữ, có năm phát động phong trào chống nạn mù chữ, các bà cuống lên, đâu cũng vô đó.

      Cuối tuần, một số thầy gầy sòng tứ sắc đều đều. Nhờ bác hai Khá mà tôi có chỗ trọ học đàng hoàn. Sau năm 1975, bác về Tri Tôn ở. Buổi sáng, bác đi chợ ngang nhà tôi, bác hay hỏi thăm tôi. Bác lãng tai, nên hỏi lớn.

      Ông già tôi nhác, vì cái tịch tôi ở ngoại quốc, sợ bị tịch thu nhà.

      Khi bác hai hỏi thăm tôi, ông bỏ vô nhà một nước không trả lời. Bác hai Khá buồn không đi ngang nhà tôi nữa.

      Ông già tôi tâm sự, "đây là người ơn nghĩa, tao sợ bị lấy nhà nên không dám trả lời ". Bác hai Khá và ông già tôi đã mất, sự hiểu lầm bên kia thế giới chắc đã hóa giải.

      *

      * *


      Từ đầu bờ sông Hậu Giang, tôi đi tìm cảnh cũ trường Nam Tiểu học Châu Đốc. Từ ngữ tôi dùng từ thời nhỏ (năm 1954-58), nhiều từ ngữ ngày nay thành cổ lỗ. Tôi viết về thời còn đi học,

      cảnh vật ngày nay ai cũng thấy. Xưa, có thành lính nằm ngay trên bờ sông, muốn lên tiệm rượu Vĩnh Phong Long phải đi qua thành lính. Năm 1954, có 1 tiểu đoàn Khinh quân đóng tại đây,

      oai hơn lính Garde Auxilière (Trợ vệ binh). Lính khinh quân mặc quân phục, nón sắt, súng trường, đi diễn hành. Lính Trợ vệ binh, mặc quân phục vàng, đóng gần dinh Tỉnh trưởng, không được trọng như lính chính qui.
      Đi dọc xóm hàng xáo là trường

      Nam Tiểu học, ông Đốc Đỗ Chẹn (Đốc = Hiệu trưởng), có 1 lớp Tiếp liên (đậu Tiểu học, rớt vô Đệ Thất) 7 lớp Nhứt (lớp 5), tôi đoán cả trường có độ 35 lớp, 7 lớp một cấp. Trường có 3 dãy ngói dành cho lớp Nhứt. Tôi học lớp Nhì B, thầy Dương văn

      Mậu, dãy lá bên trong. Sân trường rộng, có mấy sân tennis, chiều chiều các vị công chức chơi quần vợt. Thời đó, hầu hết công chức đều biết chơi môn thể thao nầy, cũng như các thầy uống Martel soda là thường. Sở Giáo Huấn (ty Tiểu học) đặt ở

      trường Nữ Tiểu học. Các thầy đều có xe đạp đi dạy, nón nỉ, nón cối trắng, quần tây dài, ống rộng hết khổ, mang sandal, có khi mặc quần short, vớ cao tới gối. Ngày lễ, mặc complet trắng. Học trò còn đi chân đất, mặc quần xà lỏn ngắn. Một số

      lớp Trung học còn học tạm bên trường Nam, giữa năm 1954, tất cả dời qua trưòng Thủ Khoa Nghĩa mới cất xong.
      Trường còn dùng trống vào học hay ra về, học 2 buổi, thứ Năm nghỉ,

      lớp Nhì học một buổi, thay phiên sáng chiều. Sướng nhứt là tuần ca sáng đổi thành ca chiều, nghỉ chiều thứ bảy, trưa thứ hai mới vô lại, về quê được ở lại thêm ngày chủ nhựt, còn ngược lại thì khỏi về.
      Trong sân trường có bán quà cho học

      sinh, gia đình chú lao công độc quyền, bán xôi, bánh tầm, gỏi tép, thấy bọn nó ăn chịu. Học sinh lễ phép lắm, trong trường, thầy có quyền đánh bất cứ đứa học trò nào, dù không phải học trò mình. Thầy Mô đánh thằng Ngoan tả tơi, lúc vô lớp thầy Tín

      hỏi lý do, nó đụng chạm với thằng học trò thầy Mô. Thầy Tín thở dài than, "binh học trò", dĩ nhiên chuyện đó ít khi xãy ra, bọn tôi biết tránh để khỏi bị đòn. Ngoài thầy, ông Đốc, ngay cả

      chú lao công không vừa ý, cũng có quyền la, hoặc cho thầy hay, bọn tôi lãnh đòn. Tôi thuộc loại học trò ngoan, nhác, không phá phách, chỉ bị đòn vì không thuộc bài.

      Có lần chú lao công khen tôi học giỏi, học lớp nhứt mà đậu thẳng hai kỳ thi Tiểu học và Đệ thất, khỏi cần học lớp Tiếp liên, chú không biết ông già tôi lo tiền 1000 đồng (5 tháng tiền

      cơm). Bà già tôi khen ổng tính hay, nếu rớt, học lại một năm, tốn thêm 12 tháng tiền cơm, lo 1000 đồng, còn lời 7 tháng 1400 đồng, dân buôn bán tính hay thật.
      Dãy nhà đối diện

      trường thường là của giáo chức, nề nếp. Tôi nghe đồn trẻ con xóm hàng sáo dữ lắm.
      Đó là trường Nam, năm 1954, tôi chỉ nhớ bấy nhiêu. Trường đã mất rồi. Ngày nay là trụ sở trường

      Thủ khoa Nghĩa mới.
      Tôi đã nhờ một bạn cũ, cựu học sinh TKN, nhờ xin cho tôi quay film lớp học xưa, giới chức thẩm quyền không cho phép, lý do, " sợ dân ngoại quốc thấy nước mình

      nghèo". May mắn vô cùng, hôm ấy thứ hai, học sinh kéo qua trường mới chào cờ, sân trường cũ vắng tanh. Tôi năn nỉ anh Tỷ lén vô đứng trước tượng ngài TKN hát.

      Anh đã già, hát thiếu hơi," TKN ai qua trường mà xem, TKN trông xa rộng bao la, hai dãy lớp chạy dài, học sinh đến hàng ngày, học cùng nhau ta xây dựng ngày mai, TKN vang danh

      trường miền Tây, TKN uy danh lừng trời mây, theo gương sáng ngàn đời, bình minh đón chào mời, đời học sinh ta xây đời thắm tươi ." Anh Tỷ ngày xưa đào hoa lắm, đờn hát hay, được

      bao nhiêu nữ sinh ái mộ. Mỗi lần tất niên, anh lên ôm đờn hát vào dịp bãi trường. Khi anh xuất hiện, cả rạp nhìn anh, lắng nghe anh hát, hèn chi, nói nghe rồi bỏ, anh có mấy vợ, chị nào cũng đẹp. Không ai thèm để ý mấy anh học trò học giỏi được

      lên lãnh thưởng.
      Sáng đó, tôi quay được mấy lớp tôi học.

      Không có gì thay đổi, chỉ cũ kỹ u ám, vì tường không quét vôi.

      Mấy cây cổ thụ trên sân bị đốn. Tường vôi mấy dãy lớp ngả màu tối sẩm, máy tôle bụi đóng dầy ...

      Lớp Đệ Thất C năm 1954 ...

      Nhờ dịp nầy, tôi còn được hình ảnh cũ trường TKN. May quá.



      Lưu Nhơn Nghĩa
      thatsonchaudoc

      sigpic

      Comment


      • #18
        Con Đường Cũ

        Con Đường Cũ
        Phần 19
        __________________________________________________ _________________


        Trước cổng Trường Thủ khoa Nghĩa

        Anh Tỷ dẫn tôi qua thăm thầy Vận.

        Thầy đang lặt lá mai đợi Tết, thầy nhắn vài lời, tuổi già, thầy nói chậm rãi, kỹ niệm lúc thầy nhờ quen biết Tòa án, đi xin "thế vì khai sinh" cho học trò đi thi Trung học đệ nhưt cấp.

        Thời đó có nạn tròng tréo khai sanh, vì cha mẹ ở nhà quê không rành. Thầy bận cuối năm, không mời được thầy ly ca phê. Tôi chào thầy, trở lại cổng trường . Học sinh qua lại dập dìu, xe đạp, xe gắn máy.
        Tôi đứng trước cổng trường lâu lắm,

        cố tìm người quen chia sẻ kỷ niệm, nhưng vô vọng. Hỏi thăm Cẩm, học chung Ariz và Liêm, một nữ sinh đại diện trường trong giải thể thao Toàn quốc tại sân Cộng Hòa Sai Gòn, năm 1959 hay 1960. Không ai biết Cẩm, bỗng có người nói, " cô

        giáo Cẩm hả, chết rồi ". Tôi cứ nhớ Cẩm năm 1960. Cẩm có làm bài thơ tôi còn nhớ hai câu "Thức trắng đêm trường viết trắng lòng, Gởi người con gái bước sang sông". Thời đó đọc nghe buồn lắm. Hỏi thăm chị Lượm, chị bán khô mực và cháo

        dưa mắm, chị mất lâu rồi.
        Trước cổng trường hai buổi sáng chiều đều có bán quà cho học sinh. Người lâu đời nhứt là chú Bảy Được, bán nước đá bào, nhận nước đá trong ly, xịt xi rô, có khi bán nước đá đậu. Ban đêm, chú đẩy xe bán ở các xóm.

        Chú Bảy người mập khoẻ, vui tính, an phận làm ăn. Tôi quên bà bán xôi, khoai mì, bánh tầm. Sau năm 1954, hiệp định Genève, có một người Bắc bán bánh mì pâté. Ông đẩy chiếc xe, thành xe có chữ "bánh Tây ba tê", người Bắc gọi bánh mì là

        bánh Tây, một khúc 3 đồng trong có kẹp pâté hay thịt nguội, một miếng củ cải trắng, một cọng hành lá, rắc muối tiêu, ngon lắm. Tôi ăn hai khúc chưa no.
        Một dạo, có anh người Bắc bán kẹo kéo, nghe nói anh giỏi tiếng Anh lắm, trên xe đẩy kẹo, có

        cuốn L'Anglais vivant, bọn nó đồn anh đọc hay trúng giọng. Khi có người mua, anh dùng miếng vải kéo thỏi kẹo cho dài ra, bẻ cây kẹo bằng ngón tay cái, trong là đậu phọng, gói giấy. Mãi tới giờ, tôi không biết anh xoay sở cách nào để sống, với chiếc

        xe đẩy bán kẹo. Thỉnh thoảng nghe anh rao "kẹo ké ...o, Ông Tây mà lấy bà đầm, thấy hàng kẹo kéo đâm sầm ra mua , kẹo ké...o ." .
        Khi học sinh đã vào học, anh đẩy xe đi dọc theo đường hàng sáo rao " kẹo ké ...o . Cô nào chồng bỏ về Tàu, ăn

        5 cắc kẹo, chồng nhào trở qua,
        Cô nào chồng bỏ về Tây, ăn 5 cắc kẹo, chồng quay trở về Cô nào chồng bỏ chồng chê, ăn 5 cắc kẹo chồng mê tới già Cô nào xấu xí như ma, ăn 5 cắc kẹo quan ba ưng liền, kẹo ké ...o."Xe lăn lọc cọc, tiếng rao ngân

        dài, vang vang trong cơn nắng xế trưa, dọc theo xóm vắng hay đường phố, len qua ngỏ hẻm. Hai chữ kẹo kéo gây cho anh nguồn cảm hứng, nhưng chắc không làm anh bớt nghèo.
        Trong xóm đối diện trường, nhà cao cẳng, thời đó hay bị ngập nước,

        có một ông thầy pháp hay thầy cúng. Một số học sinh đứng quanh nhà ông chọc phá ông mê tín dị đoan. Tôi nghe không rỏ. Bỗng nghe ông khóc. Ông khóc tức tưởi lâu lắm, tôi đoán chắc bọn học sinh học được khoa học mới, hỏi vặn ông về

        chuyện ông cúng kiến trừ tà, ông trả lời không được. Vợ ông lớn tiếng " làm gì mà khóc, vô trường thưa thầy nó." Tôi chỉ nghe ông vừa khóc vừa nói "Từ nhỏ tới lớn, tôi chưa bao giờ khóc, mà ngày hôm nay anh em học sinh làm tôi khóc". Ông

        lập đi lập lại câu đó mấy lần. Tiếng khóc ông áo não, như người bị xử oan ức, phải ẩn nhẫn, chỉ biết khóc, không làm gì hơn được. Ngay bây giờ, đang viết bài này, tôi còn nhớ và nghe tiếng khóc của ông, tôi xúc cảm thương ông, không biết sao

        diễn tả trọn vẹn tiếng khóc nhịn nhục của người yếu thế.
        Con đường tới trường, tiếng guốc rộn rã, chiếc áo bà ba, mái tóc kẹp dài năm xưa chỉ còn trong tâm tưởng, nhắc lại có khi bị chê lú lẫn. Tôi ôm cái ba lô đứng thơ thẩn, muốn bắt chuyện

        với học sinh trẻ hỏi thăm, khó quá. Học sinh trẻ, lối suy nghĩ và kinh nghiệm sống khác nhau, ngôn ngữ thời đại lắt léo, khó trao đổi.
        Tôi dắt chiếc xe đạp lẫn lộn nhóm học sinh, tìm cách làm quen. Học sinh đi từng nhóm, sử dụng ngôn ngữ "thông

        dụng" với nhau như tiếng đệm bình thường trong mỗi câu nói, lập đi lập lại nghe ngộp thở. Dù tôi có thời dùng nó trong lính, nhưng chắc không bao giờ dám dùng trên đường tới trường.

        Tôi bạo dạn hỏi: "Sao mấy cháu chưởi thề nhiều quá vậy ? ".

        Mấy đứa bé nhìn tôi cười vui vẻ, pha trộn chút thái độ sành đời, ngước mặt vén hất, hãnh diện " Học sinh Thủ Khoa Nghiã mà chú ".

        Máu lính ngày trước trào lên cổ tôi bất ngờ, không kềm hãm kịp, " Ê, ĐM mầy, tao cũng Thủ Khoa Nghiã đây nghe".



        Lưu Nhơn Nghĩa
        thatsonchaudoc



        sigpic

        Comment

        Working...
        X