Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

ĐÈN CÙ 2 - Quyển Hai

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Chương 44

    Báo Nhân Dân năm nay đặc biệt kỷ niệm báo ra hàng ngày nên tổ chức một buổi riêng ôn lại thành tích tuyên truyền chiến tranh chống Mỹ. Khoảng chừng năm sáu chục người dự, gồm toàn bộ các tổng biên tập xưa nay, từ Hoàng Tùng, phần lớn nguyên uỷ viên biên tập và chức sắc hàng vụ trường. Kỷ niệm đánh Mỹ cơ mà, vẳng mặt sao được?



    Tôi đến. Vừa vào phòng họp, tôi bị Hồng Hà túm ngay lấy, tươi cười bá vai đích thân rước lên trên đầu phòng họp: Chà chà, Trần Đĩnh…, Trần Đĩnh thì phải lên đây, nào, lên đây, ái chà, Trần Đĩnh thì phải ngồi thật cao… cao… nào… Tôi ngớ ra nhìn Hồng Hà đon đả. vẫn cái cười bặm môi dưới lại để cố giấu nó đi. Ngồi thật cao, tai tôi lần đầu tiên nhận lấy cái từ tố ba âm gắn nổi quái gở này. Hắn chỉ thấy có mỗi cái ngồi cao! Để được ngồi thật cao hắn đã không cho tôi giấy chứng nhận là cán bộ, đã cấm tôi vào Sài Gòn chịu tang bố, đã cấm tôi đưa Hoàng Cầm vào cơ quan, đã chỉ thị cho bộ phận thường trực cấm tôi đến báo… tóm lại cho tôi ngồi lên cao tít ở trên cực đỉnh của trấn áp vô văn hoá để cho đảng thấy hắn luôn nhớ vạch vòi bọn phản động! Hắn phải như thế với tôi vì cần xoá trắng câu về phân loại xét: lại ở báo Nhân Dân: “Trần Châu, Trần Đĩnh, Hồng Hà…” Bụng đã định hỏi: Có cao bằng thứ trưởng ngoại giao Từ Đôn Tín để cho cậu bí thư trung ương đảng phải xin Tín cho chỉ thị giải quyết việc Việt Nam rút quân ở Campuchia về không? Nhưng tôi kìm lại, chỉ giật tay về, gắt: Thôi đi, cao thấp chó gì. Vừa quay ra thì Hữu Thọ túm lấy. “Ối kìa, Trần Đĩnh, Trần Đĩnh khoẻ nhỉ…” Tôi nói, hơi quá rành rọt: Cậu khai man tuổi! Sao ở nội san lại viết Trần Đĩnh là đàn anh hơn tuổi? Đồng hồ quay ngược à? Năm sáu anh em đứng đó nhe răng ra cười khoái trá, (rõ nhất hàm răng Như Đàm) Hữu Thọ nhăn nhó, vẻ thảm hại quen thuộc: Không, Trần Đĩnh hơn tuổi mình thật mà… thật mà nhỉ, hơn… hơn chứ… Nhưng tôi đã đang chán cho tôi. Đáp lời hai người tôi đã có phần nào tức tối? Mà lại không dám hỏi hai cựu chiến binh Mao-nhều câu này, câu luôn có sẵn ở trong tôi: Bao giờ ra trước nhân dân nhận tội đã theo Mao. Tội tày đình đây. Nhờ Mao mới vênh vang thế này, biết không? Trần Kiên, cựu phó tổng biên tập, giới thiệu quan khách. Đến tôi, anh nói: “Trần Đĩnh, phóng viên chiến tranh”. Tôi đứng lên: Dạ, tôi không chiến tranh, tôi chỉ Bất Khuất. Một vạt người cạnh đấy vỗ tay. Cao Việt Hoà, phóng viên nhiếp ảnh nói to: Tôi phải học cách nói của anh Trần Đĩnh. Lát sau chị Lý y tế, dân Rạch Giá tập kết bảo tôi: Nghe anh nói không chiến tranh với lại bất khuất mà eo ôi, tôi sợ quá!
    Nói độp ra như thế vì thật sự tôi đang rất chối bởi chứng kiến một giàn chân dung toàn Mao-nhều háu đổ máu dân nay vẫn hết sức hớn hở đã được cùng Bắc Kinh đánh Mỹ, mặc dù nay Bắc Kinh ra đòn ức hiếp, bắt nạt đã rõ lù lù. Thế rồi tự nhiên tôi nghĩ về mặt người. Mặt người thế ra không bằng cây cỏ. Mặt người biết chiều nịnh kẻ quyền thế nhưng cây cỏ không! ông chủ trồng nó mà không hợp chất đất, không thuận thời tiết, không đúng kỹ thuật thì nó tự sát không cho thằng ngu hưởng! Vẻ như tôi đã học được cái nết này của cây cỏ do đó bị đảng đập nát. Trong cái chậu nước từng bị một chính khách gian hùng lắc cho đại loạn như ông kêu gọi, các vị Mao-nhều thống soái trong đảng đã biến tôi thành mảnh ván tàu chìm. Bị xốn xang một lát tôi lại tự dặn đừng tự vẩn đục. Hãy cố theo chú út Alyusha trong Anh em nhà Karamazov (trường thiên tiểu thuyết của văn hào Nga Fyodor Mikhailovich Dostoyevsky - BT), bị người ném đá mà vẫn dửng dưng, ở đó, Boris Pasternak (văn hào Nga nổi tiếng với cuốn Doctor Zhivago - BT) bị các nhà văn đấu tố tơi bời đã nói - có ghi trong biên bản cuộc đấu tố: “Tôi không trông chờ sự công bằng ở các anh, các anh có thể bắn tôi, đày ải tôi, các anh muốn làm gì tôi cũng được nhưng tôi nói trước là tôi tha thứ cho các anh”. Tôi xin thua Pasternak. Vâng, thế thì công bằng ở đâu? Liên Xô sụp, các nhà văn bồi bút và bồi phán vẫn sung sướng như thường. Như những người từng đày ải Lão Xá, Ngái Thanh, Đinh Linh… Đây cũng thế. Người ta bợ Mao nên lên cao, khi chống Mao, người ta vẫn công lớn còn tôi vẫn tội to đùng: chống đảng, lật đổ. Tôi đã bị giằng co một lúc giữa cởi và buộc, giữ và buông. Tôi còn nặng chấp. Tuy biết cuối cùng họ cũng là vỉ miếng cơm manh áo. Giá như trận đấu công bằng và tôi thua như ông già thua Biển cả? Con khẹc. A, không, có lẽ do không khí ngôi thứ, những thành đạt vẫn mặt trơn trán bóng hí hửng nhởn nhơ xung quanh mà tôi nổi cơn cớ chăng. Sự so sánh tầm thường dễ làm người ta kém cỏi đi thật.
    Thế nhưng bỗng hiện lên một bộ mặt đã lâu không nhớ tới, nó làm tôi khuây: bộ mặt trong quyển Và gió lại tiếp tục các chuyến đi của nó của nhà văn Nga Bukovski, người mở ra phong trào tín chui viết lủi samizdat, cái phong trào minh bạch, công khai góp phần gió bão làm sập chế độ xô viết. Bukovski bị tù 12 năm. Trong tù, Bukovski gặp một bộ xương không răng, mặt xanh lè lè: toàn chữ là chữ. Trán xăm: Lê-nin ăn thịt người. Má phải: Nô lệ cửa ĐCSLX. Má trái: BCHTƯ chết đi! Đó là Klocki Tarassov. Năm 1944 bị tù vì ăn cắp. Rồi tù mãi, tù mãi mấy chục năm để cuối cùng thành tù chống cộng.

    Người ta lột đi mấy biểu ngữ phản động. Không thuốc tê, thuốc mê. Lột sống, bóc tươi. Nhưng mặt vừa lên da non. Tarassov lại xăm. Chế độ và người tù cá lẻ đấu với nhau ở quanh động tác lột và xăm. Và họ đã phải bắn chết cái biểu ngữ độc đáo duy nhất khác thường này. Huỳ nó để tránh trông thấy chính bộ mặt chế độ xô-viết tự phơi bày ở trên mặt ông. Thời nào, nhà cầm quyền cũng đều chu đáo đóng kim ấn lên mặt nạn nhân, chẳng hạn chống đảng, lật đổ như chúng tôi, rắc cho một vòng vôi bột quanh cái xác chết thổ tả, dịch hạch để xã hội ghê tởm mà xa lìa, một cách huỷ diệt đến cùng nhàn nhã nhất. Nhưng nhà cầm quyền không biết khi họ đóng kim ấn, rắc vôi bột vào nạn nhân thì chính lúc ấy, như một thứ phản hồi, họ đã trực tiếp nhận lấy dấu kim ấn và vôi bột mà nạn nhân đóng trà lại, rắc trả lại họ, Vậy tức là nạn nhân có vũ khí đánh trả. Đó là tội danh và bộ mặt nạn nhân và họ không được để mất nó. Tôi đã bị đóng kim ấn! Bị rắc vôi bột. Và tôi nhận ra giá trị tố giác tuyệt đối của bộ mặt nạn nhân. Nói như Camus (Albert Camus, nhà văn Pháp đoạt giải Nobel Văn Chương năm 1957 - BT). tình ý xót thương cho bất hạnh bản thân nó khiến cho ta hạnh phúc. Đúng thế! Tôi đã hạnh phúc mang kim ấn cùng vòng vôi bột đi diễu hành giữa thanh thiên bạch nhật, ở trung tâm Hà Nội. Đó là những khi tôi đòi kéo bằng được xe bò diễu quanh các phố Hàng Bài, Tràng Tiền. Không kéo xe bò thì ngày ngày tôi vác bộ mặt nạn nhân tươi tỉnh đi trình đường phố, nhận minh bạch đàng hoàng mình chống đảng. Học Nguyễn Công Trứ: “Càng phong trần danh ấy càng cao”. Và “Nợ tang bòng trang trắng vỗ tay reo”. Thật ra tôi đã muốn đem mình ra làm giáo cụ trực quan. Có thể một ai đó qua giáo cụ tôi sẽ phân biệt được ranh giới thiện ác mà vì vậy hết hiểu lầm dối trá là chân lý. Vậy phải vinh dự với bộ mặt nạn nhân. Phải giữ cho bộ mặt nạn nhân luôn đối kháng tuyệt đối với cực quyền. Nghĩa là phải tử tế, phải tốt. Phải khác họ hoàn toàn về sống, về cư xử với đời, với người. Lầm chân lý, tôi đã tự nguyện làm thủ phạm tàn phá trước hết vào chính ngay mình. Tôi vốn yêu viết. Nhưng đã không viết nổi. Đứa thú phạm là tôi bắt tôi viết dưới bóng tối của Thù Hằn và Dối Trá, lầm chúng là những bó đuốc của đạo đức và tư duy mới mà tôi đã cấy cưỡng vào tôi. Ôi, giá như tôi viết về một vùng đất mà ánh sáng hoá thạch của những con mắt nạn nhân chằng chéo trong không gian, nhiều đến nỗi đi cứ phải lấy tay vén như vén mành mảnh trúc vậy, mà nắp quan tài ở đó tự sáng tối tuỳ theo kẻ lìa đời bước vào đó tốt hay xấu, mà những vết nhọ chính trị trên các mặt quan bỗng nối lên thành những mảng lục địa bóng mọng như trứng cá caviar Biển Đen và hễ gió khẽ thổi là chúng phát ra các chữ khiến phụ nữ nghe phải trốn chạy. Tôi đã thường phải mượn Freud (Sigmund Freud, người Austria, cha đẻ của Khoa Tâm Lý Học - BT) để tự an ủi: Hạnh phúc chẳng qua là nén đi đau khổ. Mà có thế thật. Freud có một chuyện rất êm ả giúp tôi tự bào chữa, ông khám bệnh cho một đứa bé ở trong một gian phòng tối. Nó bỗng đòi ông nói. “ông nói lên đi ông”, “ông nói cũng có được gì đâu, đèn tắt cơ mà cháu”, “Không, khi có tiếng người nói, cháu thấy ánh sáng!” Tôi đã là đứa bé trong bóng tối mất nước nghe thấy tiếng gọi. Rồi một thời dài đứa bé ngoan ngoãn đi theo tiếng gọi ngỡ là đèn trời. Song phải nói càng sống tôi càng nhẹ nhõm. Đất nước quay trở lại với thế giới càng nhiều tôi càng thấy mình đang được nhân quần xoá án. Tự nhiên nhớ lại đầu những năm 90, tôi và con gái đạp xe đi thăm Trần Châu. Qua bờ bên kia sông Đáy sắp tới nhà anh, hai bố con dừng lại chữa xe. Ở giữa sườn con đê vắng ngắt, người chữa xe đặc sệt quê, bỗng nói: Cụ hôm nay đưa con gái về chơi? Tôi nói: Tôi là ông em, đây là con gái tôi. - “À…, giống thế! Các ông đúng, họ sai…, bây giờ họ làm những cái các ông đã nói đấy”. Câu nói ngắn gọn giữa hiu quạnh làm tôi rớm nước mắt. Ít ra nạn nhân Trần Châu đã đem lại cho chốn này một cái nhìn, dù cô độc.



    Thế rồi tôi bỗng vụt trở lại với hội nghị. Lưu Thanh đang nói về 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”, đêm B52 cuối cùng hết nhẵn SAM 3, chỉ còn SAM 6, Hải Phòng hắn 100 quả làm pháo hoa chiếu sáng choang trời. Tính vừa xoẳn đến viên đạn cuối cùng để thắng Mỹ thì hạch toán tác chiến quá là siêu! Lưu Thanh nói xong, Nguyễn Sinh, xưa phóng viên thường trú Vĩnh Linh, Vĩnh Mốc lên nói. Lại tố cáo những chiến công giả người ta gán cho những Mẹ Suốt, chị Trần Thị Lý sông Lấp Quảng Bình. Sông đã lấp thành tên mà báo cứ ca ngợi cô Lý oằn lưng chèo lái… Hầu hết nghe đều cười. Tự giễu và rộng lượng. Nhưng khi Sinh nói ở Vĩnh Linh, anh đã chứng kiến những người ở phía bên Nam kia bị ta bắt sang chôn sống kêu rất lâu dưới huyệt, tôi lại thấy mọi người lạnh mặt lại. Sẵn sàng bao dung với ta và hoá đá với địch. Người là một con vật sính ảo tưởng. Hồi nào, khi hai mươi tuổi, ở đầu bất cử sổ tay nào, tôi cũng viết một câu tiếng Pháp: La temporisation, c'est la fin. Lê-nin. - Để dịu nguôi đi là tiêu. Lúc ấy chưa đọc Thomas Mann: Trước mọi hưng phấn bồng bột, hãy thận trọng.



    ***


    Chuyện dưới này có lẽ để vào đây mà hợp. Tháng 3-2010, báo Nhân Dân kỷ niệm 60 năm ra báo hàng ngày và nhận huân chương Anh hùng Lực lượng vũ trang (!), tôi được mời ra. Buổi Ban biên tập chiêu đãi các vị về hưu khá đông. Hà Đăng, cựu tổng biên tập, cựu Trưởng ban tư tưởng trung ương, cựu trợ lý Tổng bí thư đi cụng li đến đầu bàn tôi. Chờ Hà Đăng chúc rượu được hai người, tôi gọi: “Này, Hà Đăng!” Và nói: Hà Đăng… hỏi cậu mấy câu… Chỉ cần cậu gật đầu nếu là sự thật. Hồi cậu là tổng biên tập, tớ có gửi cho cậu một thư giống như thư tớ gửi Hữu Thọ, phó tổng biên tập. Thư nói tớ tiếc là đảng chưa đuổi Hữu Thọ, phần tử hết sức cơ hội chủ nghĩa, có phải thế không? Nụ cười hơi xun lại trên miệng Hà Đăng rồi anh gật. Câu hai: Sau đó mấy ngày, báo họp kỷ niệm có mời các cụ về hưu, tớ vừa đến thì cậu ra ôm lấy tớ, trước mặt cả những Hoàng Tùng, Hồng Hà… và nói “Viết hay quá, như Khi chúng ta đánh. Thì tớ bảo cậu “Tớ viết cái ký ấy lúc cậu còn đi học tuy cậu bằng tuổi tớ, Tế Hanh mách tớ thế mà, vậy thì làm sao cậu đọc được nó mà khen? Đúng không?” Hà Đăng lại gật. Sang câu thứ ba: Sau khi cậu ôm hôn tớ thì Hữu Thọ đến ôm hôn tớ tiếp. Rồi nói to: “Tôi cám ơn anh Trần Đĩnh đã nhận xét tôi!” Có thế không? Hà Đăng lại gật. Nụ cười bớt thêm kích thước. Có vẻ chưa bao giờ anh bị chất vấn thế này. Trừ chất vấn đàn áp người. Bắt chước nhà đài cảm ơn người bị phỏng vấn, tôi bảo Hà Đăng: Cảm ơn ba cái gật của cậu. Nguyên Thao ngồi cạnh Hà Đăng và chéo trước mặt tôi nói: Anh ấy đề nghị đuổi từ tám hoánh mà vẫn cứ cho lên, lạ thế chứ lại! Ở báo Nguyên Thao có tiếng là thẳng tính. (Từng bợp tai Th., một uỷ viên biên tập). Một lần tôi cảm động nghe anh nói: “Ở cơ quan này, một người tôi hay nghĩ đến là anh. Và tôi chả cần hỏi tuổi anh mà nhớ vì anh đã bảo tôi một lần là tao cùng tuổi với đảng”. Vũ Kiếm ngồi bên tôi nói: Em nghe anh chất vấn anh Hà Đăng mà sợ quá.



    - Nhớ chớ để cho họ xây dựng uy thế tầm bậy trên đầu mình, tôi nói. Đầu mình là để nghĩ chứ không để đội thiên hạ lên rồi gật vì sức nặng của cái đít họ.



    Thật ra lúc hỏi Hà Đăng, tôi thấy mình đang là một pháp quan lịch sử hỏi một quan chức lớn của đảng ôm đầy trên mặt một bọc xấu hố không thể che giấu nổi. Hồi vừa có Nghị quyết 9 ngả hẳn theo Mao, tôi đã đến bảo Hà Đăng và Trần Kiên đang đứng chuyện ở sân cơ quan: Này, cái cơ quan báo đảng này có máu phản. Thằng học ở Liên Xô như cậu (hất đâu về Hà Đăng) rồi đứa thường trú hàng năm dài ở Liên Xô (hất đầu về Trần Kiên) thì phản Liên Xô còn tớ học Trung Quốc thì phản Mao. Thật ra khi cảm ơn Hà Đăng “ba cái gật”, tôi đã định nói thêm: Năm 1960 tớ vừa ở Trung Quốc về, cậu phê bình tớ kiêu ngạo không nói chuyện với cậu, hôm nay cậu rút lại cái ý kiến đó chưa?



    Buổi họp năm 2003, tôi đã cáu. Ngỡ đâu sự thật sẽ cứ chết giấp mãi. Đâu biết chỉ năm sáu năm sau, chính tay Trung Quốc đã cho sự thật lộ ra ở ngay Hà Nội. Lột đi ở họ tấm mặt nạ chiến sĩ đánh Mỹ trên bàn cờ do Mao Chủ tịch bày quân để họ trở thành những học trò trung thành của Mao và như vậy chắc họ khó lòng mà không có phần tiu nghỉu, ngượng nghịu trước mắt tôi. Chưa bao giờ hai chữ Mao-nhều hiện lên rõ bằng thế ở mặt họ. Mao càng nhều thì biển càng hẹp nhều, đảo càng rụng nhều, mặt mũi càng xấu xí nhều… Ai mà chả thấy thế, trừ họ. Vì nhận tội quá khó. Rất tiếc khi hỏi Hà Đăng thì chưa có người phát hiện Hà Đăng, dưới quyền chỉ đạo của Phan Diễn đã xoá hết các chữ Trung Quốc ở các bài viết, bài nói của Lê Duẩn, Tố Hữu, Nguyễn Khánh trong tập 41 của toàn tập văn kiện đảng liên quan đến cuộc xâm lăng 1979 của Trung Quốc. Y hệt như người ta đục bỏ chữ “quân Trung Quốc xâm lược” ở bia kỷ niệm chiến thắng của Sư đoàn 33 ở Lạng Sơn. Hôm ấy, sau khi hỏi Hà Đăng, tôi kể cho anh em dự chiêu đãi chuyện tôi với Hồng Vinh, người mở đầu cho lứa Tổng biên tập không chống Pháp. Lúc Hồng Vinh tức Lự, mới lên báo, tôi được Thuyết, thường trú ở Nam Định nay Trưởng ban thư ký, nói bố mẹ Lự cất vó bè cạnh một con sông con ở ria thành phố, nghèo lắm. Chiều tối tôi đến thăm hai người già, vắng tanh, nhá nhem, búi tre còi, chiếc bè nhỏ hẹp và tấm vó trống không như một cái bóng vừa bị cái hình nó chán nó vất lại bỏ đi. Tôi bước xuống bè, nó khẽ đu đưa và lá tre mốc rắc là tả lên đầu tôi cái mùi gốc rạ, búi tre nghèo mà giá như lưu tồn lại được ở các nhà bảo tàng đất nước thì sẽ vĩ đại lắm. Tôi muốn thăm hai bậc bố mẹ quê mùa để hai người yên tâm cho đứa con nó sống một thân trên Hà Nội. Có bác tóc bạc ở cơ quan về thăm thế này thì con mình khá đây. Hồng Vinh hết sức cảm kích chuyện này. Hay nói em cảm ơn anh, anh là người duy nhất đến thăm bố mẹ em. Sau này khi đã tổng biên tập, trung ương đảng, một lần Hồng Vinh nói với tôi như thế, tôi cười bảo: “Nên nhớ lúc ấy cậu là phóng viên tập tọe, chưa là trung ương nha”. Thật tình tôi không ngờ Hồng Vinh đã được Hữu Thọ, Hà Đăng nhắm kế cận như anh chị em ở báo xì xào. Khi sắp đi học ở Trường Nguyễn Ái Quốc, Hồng Vinh đến chào tôi: “Chào anh, em đi Nguyễn Ái Quốc…”, tôi dặn: “Học ở đấy cẩn thận… Nguyên lý bị bẻ queo và chắp vá pha chế lung tang lắm đấy…”



    Năm 1997, lúc Đông Nam Á đang bị khủng hoảng, Đinh Thế Huynh, phó tổng biên tập viết một bài phân tích đăng hai kỳ báo nêu ra một tổng quan: Khủng hoảng cho thấy chủ nghĩa tư bản tiếp tục xuống đốc, các nước trong Hiệp Hội Đông Nam Á (ASEAN) khốn đốn vì đi theo quỹ đạo tư bản này, Việt Nam ta không lao đao vì theo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội thì đã được dân ta tán thành từ thời đảng “còn trong bóng tối”. Sặc kiểu chủ nghĩa hùng hục nói lấy được. Tôi thư cho Hồng Vinh, nói đảng đề ra kinh tế thị trường chính là nhảy vào nhờ vả quỹ đạo tư bản, phê phán nó tức là phê phán phương hướng đảng sai; Việt Nam sở dĩ chưa lao đao vì chỉ mới mon men đến, cũng nên nhớ chính vì nhờ quỹ đạo tư bản mà các nước Đông Nam Á đã phát triển hơn ta để đầu tư vào cho giai cấp công nhân ta có được tí công ăn việc làm nuôi vợ con. Còn viết dân ta tán thành chủ nghĩa xã hội từ lúc đảng còn trong bóng tối là sai lầm sơ đẳng về nguyên tắc vì theo chủ nghĩa Mác-Lê, quần chúng, kể cả công nhân, không tự động có tư tưởng cộng sản mà phải được đảng tiên phong giáo dục cải tạo. Viết như thế là thủ tiêu vai trò của đảng đó. Hai nữa là nếu dân ủng hộ từ trong bóng tối thì tại sao đảng vừa ra ánh sáng lại giải tán ngay?…



    Được ít lâu, gặp tôi ở ngoài cơ quan báo, Hồng Vinh khẽ nói, hơi lúng túng: Em đã nhận thư anh… cảm ơn anh.
    Chả lẽ lại bảo cậu nên cho xin lỗi trên báo về các cái sai như thế. Vài tháng sau, tôi đến họp với các cụ về hưu. Đến cửa phòng họp thấy Hồng Vinh đã tổng biên lâu đời đứng cùng một vị khách. Hồng Vinh nắm tay tôi: Lâu lắm em mới gặp anh.



    Tôi hỏi bằng tiếng Trung Quốc: Sao đi Trung Quốc bí mật thế? Chết, em chỉ biết có xia xìa với chai chen thôi. Rồi quay sang nói với ông khách: Đây là anh Trần Đĩnh, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc giỏi lắm.
    Tiếc là nước mình không có người giỏi để dùng người giỏi, tôi cười cười nói. Hồng Vinh cười theo, như tán thành gớm sao anh nói đúng thế! Không biết tôi nói câu kia cốt là để vị khách chắc ở trên Ban tư tưởng trung ương nghe.



    Trưa hôm báo đảng chiêu đãi, tôi chất vấn Hầ Đăng. Tối, Đinh Thế Huynh chiêu đãi một số khách sau khi đưa đi thăm phòng thờ Hồ Chủ tịch, lúc sắp quay trở ra, tôi hỏi to: Thế hoa quả cúng thì ai xơi? Khéo đồ thờ mà lại thành tham ô đấy!
    Sau đó, đang bữa, tôi nói tôi xin kể một chuyện có lẽ ở Việt Nam, theo tôi, “hiếm có ai được như tôi”. Đó là ở tình uỷ Thái Nguyên tôi theo Cụ Hồ ra sau nhà tỉnh uỷ, ai ngờ Cụ đi tiểu ở dặng chuối và tôi đã nhòm thấy cái vùng thâm u của Cụ.
    Chuyện có thật nhưng chả hiểu sao lại nổi cơn nói ra như thế. Muốn “người hoá” lại cho lãnh tụ à?
    ***
    Cùng trong dịp được mời họp mặt hàng năm này, B., một phóng viên về hưu gặp tôi nói: Vâng, em không đến dự… Chán rồi. Gặp mấy đứa chúng nó chả lẽ lại chửi… ơ kìa, thật mà, em chửi thẳng vào mặt nhiều rồi mà! Chả lẽ mai mời anh đến báo để xem em biểu diễn. Chờ thằng H. nó lên xe đi là em sẽ giữ lại, mở cửa ra chửi “Tiên sư mày, đồ chó leo bàn độc!” Biết B. thừa sức làm thế nhưng tôi im.
    - Nghe đâu đại hội tới nó Bê Xê Tê (BCT Bộ Chính trị - BT) đấy.



    Tuy không chú ý nhân sự đại hội đảng bao giờ - cũng là sáu cạnh một con súc sắc, cũng là do một tay đẽo gọt nên và cũng lại chính cái tay ấy lìa con súc sắc ra - nhưng lần này tôi hơi ngạc nhiên. Ra thế! Con đường lên hoá ra là con đường êm ả, hiền hoà hằng bao năm nay với Trung Quốc. Báo đảng không đụng đến Trung Quốc bao giờ. B., lại nói: Nếu đúng thế thì các cha tổng biên tập trước đây phải tủi lắm. Nhất là Hoàng Tùng, khéo có thể nhổm dậy kêu lên: Tôi tù đày Sơn La như thế mà chẳng dám mơ Bê Xê Tê. Mà nếu đúng như thế thì tên cậu ta thiêng thật. Thay đàn anh mà. B., liền quàng vai tôi rủ đi uống cà phê: Đảng này thành cái ao cạn đến bèo rồi mà anh… À, có câu này anh nghe cớ hay không nha? Những người đảng ghét, dân yêu, Ngẫm ra không ít bậc “Siêu anh tài”, Những người đảng đến khoác vai, Xem ra phần lớn là loài bất nhân! Không phải em làm. Trên mạng mà, đầy… Bố ơi, bố phải học trực tuyến online đi. Bố không online là bố đ. được với cái bọn này đâu, em cáu đấy. Cuốn sách vỡ lòng để nhảy lại vào đời thực đấy ạ. Khốn nạn, cả nước bị Nó bóp mồm, Nó bợp tai.

    Comment


    • #47
      Chương 45

      Có sự tình cờ này. Lê Đạt ở Hà Nội là người báo tôi tin Nguyễn Khải chết nên ngày 22 tháng 3 tôi đang định gọi Đạt nói mai tôi đến giỗ 100 ngày Nguyễn Khải thì được tin Đạt chết. Ngã cầu thang. Con rể út Hoàng Minh Chính báo.



      Trong một thư gửi tôi, có lần Khải nói giá như có một đêm Trần Đĩnh, Lê Đạt, Nguyễn Khải chuyện với nhau tới sáng nhỉ. Giữa những năm 80, một tối tôi đến Đạt. Nghe Nhiên, con gái cả gọi, Đạt chạy vội xuống và ngã. Người văng đi gần hai mét, đúng là vẽ một parabôn, từ trên cầu thang gỗ ọp ẹp 9 gác Lãn Ông liệng qua mặt tôi xuống nằm gọn vào góc trong cùng của cái bể nước con con. Tôi đỡ Đạt dậy - mắt Đạt đã như thất tinh lạc - đinh ninh anh không chết thì tàn tật. Nhưng trời còn thương, lại đi bộ ngày ngày với tôi rất khỏe… Sau đó ít lâu, một tối Khải bảo tôi phiền ông nói với ông Đạt, ông Dần hộ là tôi sẽ đến thưa với các ông chuyện để các ông có lương và vào hội, (tặc lưỡi) thì là sửa… nhưng có nhận sai bao giờ đâu mà sửa. Ông nói trước cho kẻo tôi đến lại bị các ông ấy tế. Ông Thi gây nên chuyện nhưng đùn cho tôi… Nhưng đến giúp các ông ấy cũng là hợp ý nguyện tôi. Sau vụ vớt xác tàu đắm này, tôi đưa Đạt đi bệnh viện Việt Xô! Bệnh nhân đầy hành lang nhìn con người xuềnh xoàng lơ ngơ theo tôi. Tôi vừa xin lỗi rẽ lối vừa nói: Ông này muốn bỏ bục công an ra khỏi tim người (“Bỏ bục công an ra khỏi tim người” là một câu trong bài thơ Bục Công An của Lê Đạt - BT) nên hơn bốn chục năm mới đến khám bệnh. Bệnh nhân bỗng đều nhìn Đạt với con mắt gần gũi. Lại dẫn đến Nhà xuất bản Phụ nữ để rồi sau Đạt tặng cho mấy chữ rất nữ: Vườn chữ nữ. Đạt rất ngại đến cơ quan Nhà nước. (Dấu hiệu tâm thần của những kẻ bị đàn áp, khủng bố?) Một sáng, anh vào tôi nhờ đến huyện đội Từ Liêm lấy cho con trai anh đi bộ đội một giấy chứng nhận trình độ học. Xong việc, ra ngoài cổng, tôi thấy Đạt ngồi xổm cách đó năm chục bước, ven con đường rải đá mà sau này chú ý đến trí thức thì đặt cho tên Dương Quảng Hàm, mặt lo lắng nhìn tôi. (Họ có cho không?) Hệt trong bức ảnh tôi từng xem, chụp năm 1949, ở Văn phòng Tổng bí thư, Đạt ngồi như thế này, nhưng sát bên Cụ Hồ cũng xổm. Hình tượng quyền lực tối cao mang nét mặt lo âu của kẻ thường dân mới gây xúc động làm sao! Nay thế nào ba hôm nữa 100 ngày giỗ Khải thì Đạt chết! Trăm ngày trước, có vòng hoa Trần Đĩnh, Lê Đạt khóc Nguyễn Khải thì đã lại vòng hoa khóc Lê Đạt! Sáng nay, Thuỳ hoạ sĩ, con gái út cưng của cụ Tam Kỳ, nhà tư sản ủng hộ đảng mà được ép vào đảng rồi khi đảng diệt tư bản thì lại bị ép làm đơn xin ra vì “vào đảng chỉ là để phá đảng”, gọi hỏi tôi có gửi gì cho anh Đạt không. Tôi nhờ một vòng hoa. “Đề sao anh?” - “Thuỳ đề hộ là Trần Đĩnh, Phan Thế Vấn khóc Lê Đạt”.





      Rồi con trai Lê Đạt gửi vé máy bay mời tôi ra dự 49 ngày của bố. Tôi đến nhà chị dâu Đạt lấy vé máy bay, chị bảo ở Tây Nguyên về ghé Sài Gòn thắp hương cho người anh mới chết, Đạt đưa số phôn nhờ tôi gọi chú nhưng gọi mấy lần không được. Số trời không cho hai anh gặp nhau, chị nói. Trong hơn nửa tháng ở Hà Nội, tôi ngủ cạnh ban thờ Lê Đạt, nghe đêm mõ gõ miên man như tín hiệu mề dụ vào nơi thăm thẳm nào - hay Đường Chữ. Hay Đường Phật với Thuý, vợ Đạt để quên Đường Đời khốn khổ… Cô gái xinh đẹp diễn kịch thổ cải mừng Tết ở góc rừng cuối cùng của Văn phòng trung ương và của Cụ Hồ, từng làm xốn xang bao chàng trợ lý Tổng bí thư thì rồi bao hoạn nạn. Anh cả, bộ đội bị nghi là Quốc Dân Đảng đã bị trói giật cánh khỉ và giẻ nhét đầy mồm chờ bắn. Ông này sau mỗi lần ở Tây Bắc về thăm em gái lại nhắn ra Hàng Cá, Hàng Đồng gặp. Tránh thằng em rể phản động, Lương Thuý đang bậc 12, sau Thế Lữ bậc 14, thì liền tụt xuống bậc 2 vì “tội vợ Nhân Văn”. Ngày nhiều lần thắp hương cho chồng, Thuý lại khẩn: “Bạn thân thiết ở đây, kìa, đấy, có trông thấy không? Đang nhìn đấy”. Ở người đàn bà mang “tội vợ Nhân Văn” này, hay là vợ các “thương binh ta bắn”, tôi luôn thấy một tư thế chắp tay, cầu xin thầm thì. Một thành kính rên rỉ mải miết. Viết một bài thơ thêu thành trướng treo ở cửa phòng thờ Lê Đạt. Một trường phái thơ tôi gọi là Mụ Sảng. Tôi thích mấy câu “Bàn tay cứng cáp đáp lễ địa ngục… Voi vọt đâm lầy, hồ lô bay”. Tôi hỏi hồ lô là quả bầu chăng? - Không, cái xe lu lăn đường đấy, mà nó cũng mọc cánh bay lên đấy ông ạ… - Sao lại đáp lễ địa ngục? - Thì nó chả làm cho mình thấy rõ mình là người thế nào đấy thôi… Cái mình ấy là voi vọt đầm lầy, hồ lô bay và hay hơn nữa, biết đáp lễ địa ngục. Địa ngục gồm một thời gian dài cơ quan, tập thể liên tục ép bỏ chồng đến nỗi một dạo rất hãi ban ngày, gồm chuyện một tuần mấy lần chặt lốp, cắt săm xe đạp và ô tô thay củi đun bếp, khói hun đen nhẻm khắp nhà. Gồm cà những đêm giá buốt, Thuý diễn kịch ở Hải Phòng, Đạt từ chỗ lao động cải tạo xuống tìm vợ. Không có giấy chứng minh nhân dân, Đạt không thuê được nhà trọ, hai đứa ngồi ghế vườn hoa suốt đêm nghe còi tàu thuỷ hú thi với gió biến. Hồng Linh cũng mười lăm năm không giấy chứng minh nhân dân, nếm cho hết món đòn đuổi người Hoa. Tao không cấp, tao lưu lại trên mật mày một bãi đờm. Tôi đã xin Phan Việt Liên ảnh Đạt ngồi xổm bên Cụ Hồ cũng xổm - và hình như đây là cái tư thế xổm ủ ê duy nhất của cụ thấy ở trên ảnh - hai người ngán ngẩm hệt hai bố con lão bán gà toi chợ chiều ế ẩm. Cách đó một mét, Trường Chinh đứng, mặt cũng tư lự như ế một cái gì. (Hồi ấy có khi công việc qua thị trấn Đại Từ trần xì một con phố nhỏ nhà cửa rải rác - sợ bom ông còn mua lẻ thuốc chống sốt rét về phát cho anh em ở quanh ông). Không ai làm dáng, lấy le, không một mỉm cười, không một ánh vui trong mắt, đằng sau là lán nứa, sạp nứa cùng ngổn ngang những gốc cây cụt. Một vùng mới khai khẩn, còn tanh bành và bức ảnh có hai đấng đầu não nom bơ vơ một màu hoang vắng, nguyên tlnìy, kiết xác khiến cảm động, cái mà nay tôi có thể gọi là màu của “một mình giữa vòng vây”, vùng giải phóng đang cứ hẹp dần lại. Trung Cộng chưa Nam hạ, chưa thành đại hậu phương, ôi, nếu quyền lực mà đều mang bộ mặt kém mọn, ưu sầu, rầu rĩ này thì phúc cho dân lắm. Xem ảnh ngồi xổm của hai bố con lão bán gà ế, chợt tôi thấy thiếu Tố Hữu. Thì nhớ ra chuyện Khuê, vợ Trần Dần mới bảo tôi hôm qua: Bữa ấy ông Tố Hữu đến nhà để bảo ông Dần viết phê phán Lê Đạt, Hoàng Cầm, Nguyễn Hữu Đang ra Nhân Văn. Ông Dần vừa ra cửa tiễn Tố Hữu quay vào thì bố ông Dần nằm trên giường ở góc nhà gọi nói: Không chơi được với con người này, cái mắt ấy là không tin được. - Dạ, thưa bố, ông ấy là cấp trên của con… - Thế thì càng không tin được… Người bố nhìn bằng mắt người, Trần Dần nhìn bằng mắt đồng chí. Con mắt đòi đến ở với xóm nghèo, xóm thuyền thợ. Tôi chợt thầm hỏi nếu Tố Hữu cũng chụp thì trong con mắt ông có cái nét âu lo, lủi thúi, ế ẩm chung của toàn bức ảnh không? Hay tưng bừng? Ông có cái gien tưng bừng để chuyên dụ người theo ông.
      Về bức ảnh này, tôi đã nhắc đến ở một chỗ đông. Tối ấy có cuộc nói về thơ Lê Đạt ở L' Espace - Alliance Francaise. Tôi dự và ẩn mặt. Nhưng chủ tịch đoàn moi ra và đòi tôi nói. Tôi nói rất vắn. Trên phông lớn trang hoàng sau chủ tịch đoàn, có dòng chữ “Bóng chữ ngả dài trên đường chữ”, tôi chỉ vào nó, nói: Nếu Lê Đạt làm câu này, tôi sẽ góp ý nên sửa là “Bóng chữ ngã dài trên đường chữ”. Cậu tự gọi là phu chữ mà, và cậu thừa biết đã có bao nhiêu xác chữ ngã trên đường chữ mà… Rồi tôi nói hai điều về con người Lê Đạt: Trung thực, trọng lẽ phải. Chính Đạt đã nói trái ý Trường Chinh ngay trong bữa sơ kiến để Tổng bí thư xem nên nhận anh làm thư ký hay không. Và nói đến bức ảnh hai ông cháu nhà bán gà ế chợ chiều, ủ ê, tiu nghỉu. Để kết luận năm phút nói ngắn gọn như sau: Nếu tất cả các bộ mặt quyền lực đều giống bức ảnh hai ông con nhà bán gà ể thì hay biết bao nhiêu cho dân.
      Lê Đạt và tôi chơi với nhau thiếu một năm tròn một hội. Đã một lần, Đạt bảo tôi: Mày mà không viết thì tao coi là thất bại của tao. Khi biết tôi lại viết, Đạt nói tao mừng quá. Có gì tao đọc với. Sợ ồn ào, tôi chỉ: Ờ, ờ… Đạt không nhìn thấy một dòng nào tôi đã viết. Tôi cần hết sức lặng lẽ, cô đơn.
      ***
      Viết là nhu cầu máu thịt nói lên sự thật đã sống. Lê-nin lại đòi người cầm bút làm chiếc ốc vít phục vụ đảng, ông đã hô: “Đả đảo nhà văn phi đảng”. Nhà văn phi đảng thì cũng sẽ giẫy chết như đế quốc. André Malraux viết: Cuộc đời chẳng ra cái quái gì nhưng cũng chả cái quái gì bằng được cuộc đời. Như muốn góp lời, Claudel viết: Không có gì bằng được việc chống lại một cuộc đời hèn kém, ngu dốt và bền gan cam chịu. Nhu cầu dùng văn chương tự diễn dạt đời mình dù nó chả ra cái quái gì thật là ghê gớm. Tôi cứ nhớ chuyện một phụ nữ Nhật bị liệt thần kinh toàn thân, trừ mi mắt còn mở khép được. Thế là hình thành ở bà một hệ tín hiệu cộng trừ nhị nguyên thay cho ngôn ngữ. Mở là gật, nhắm là lắc. Người thân đưa một bảng chữ cái đến trước mắt bà, cầm bút chỉ vào từng chữ. Và theo mắt bà mở khép mà ngày ngày tháng tháng ghép lại những chữ cái được mi mắt đánh moóc chấp nhận để cho ra đời một quyển sách có tên: Tôi muốn sống. Vâng, bà đã chống lại cuộc đời hèn kém. Nhu cầu tự diễn đạt cũng đã khiến Gunther Grass giải Nobei viết hồi ký thời ông từng là lính ss Quốc xã. Lòng trung thực giúp ích hơn lý tưởng. Nó làm cho ta gột rửa tội lỗi còn lý tưởng thi dẫn đến tự yêu mình vô độ, tôn mình làm chân lý vô địch do đó sát hại luôn trung thực. Trong khi văn học chân chính thì nhất thiết trung thực. Đầu thế kỷ 21 người Nga nói nếu không có Soljenytsin thì người ta sẽ không biết nhìn thế kỷ 20 ra sao. Và Trung Quốc tuy bị Google kiện tội tin tặc mà vẫn có blog Hán Hán chủ trương phải nghi ngờ trật tự đang tồn tại, nếu không thì bạn đã bắt đầu đi vào con đường gian dối rồi đó. Hán Hán cho rằng có hai lô-gic: Một của Trung Quốc, một của thế giới. Cũng như cái gì là tính người thì hợp với thế giới, cái không hợp với thế giới thì không có tính người. Nhà văn Hán Hán nổi tiếng thế giới này tiên đoán Trung Quốc có thể là công xưởng lớn nhất thế giới nhưng không thể là cường quốc văn hoá được. Hán Hán nói ở đất nước này có ba hạng người: chủ, đày tớ và chó. Đày tớ đễ chuyển hoá thành chỏ. Chính quyền không đụng đến vì ngại mấy chục triệu người chờ đón đọc blog Hán Hán. Có những người làm theo lời Jesus nói: “Kẻ nào dè xẻn đời thì đánh mất đời”. Họ biết rằng đánh mất đời nhất là cam câm, không dám nói, úp một cái nồi đất đen nhẻm lên những mầm ý nghĩ nảy xanh trong đâu. Hình như kẻ không dè xẻn đời thường chọn khinh mạn. Cao Bá Quát, Hò Xuân Hương… Đâu như Mark Twain đã nói: Bất kính là để bảo vệ tự do. Nhà văn của chúng ta ngược lại đã tự nguyện tước đi tự do hay nhu cầu tự diễn đạt. Bởi đảng và lãnh tụ ra rả nhồi vào đầu họ rằng họ xấu xa, bẩn thỉu vì bệnh tự do chủ nghĩa, họ chả có tư cách gì để thưa thốt.với đân, rằng đất nước và nhân dân - trong có nhà văn họ - đã được lãnh tụ và đảng cứu vót ra khỏi vòng nô lệ, rằng để đền đáp công ơn này, họ phải tôn kính, phải nghe lời và làm đày tớ cho lãnh tụ và đảng trên con đường vẻ vang giải phóng loài người, ôi, đã làm đày tớ thì có đời thuở nào còn dám sáng tạo? Tiền chiến viết tốt, sau cách mạng viết dở vì thế! Của riêng còn có chút này mà đem gửi tiệm cầm đồ thì chết mất ngáp là cái chắc! Một tờ báo phỏng vấn Hữu Thọ và vị cựu Trưởng ban tư tưởng chất ngất một dũng khí bảo vệ độc tài, đã nói: “Tri thức là không được phép hèn”. Vụt nhớ phái hữu Trung Quốc nói vô sản lãnh đạo đại trí thức của tư bản bằng tiểu trí thức của nó.



      ***


      Đọc bài phóng viên Hồng Thanh Quang trên “An Ninh Cuối Tuần” sau Tết Đinh Hợi, phỏng vấn chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam viết: “Những người Mỹ chân chính biết ơn Việt Nam bởi vì chúng ta đã tạo ra một cơ hội cho họ nhìn nhận lại bản thân và làm cha đất nước họ tốt đẹp hơn, hữu lý hơn?” Tốt quá, diễn biến hoà bình được như thế cho bọn đế quốc thì Lê-nin, Stalin, Mao vái mệt. Sực nhớ hồi Vụ bảo vệ hỏi cung, 1968, tôi có kê ra một tội châm biếm láo. Cũng là muốn diễn biến hoà bình cho đế quốc. Như sau: Thắng Mỹ rồi chúng ta chả cần xây dựng gì cho mệt, chỉ cần mở một hệ thống trường dạy toàn năng cho toàn thế giới. Gì ta cũng nhất, cũng giỏi cả mà. Sáng kiến kiến quốc này đã nằm trong biên bản gốc mang tên tôi ở trong két Vụ bảo vệ đảng.
      Last edited by Poupi; 15-07-2015, 03:45 PM.

      Comment


      • #48
        Chương 46

        Tháng 8-2005, Hoàng Minh Chính, Hồng Ngọc và tôi đã điện thoại cho nhau ở Mỹ. Lúc ở nhà Đoàn Viết Hoạt gọi cho Chính, tôi chợt hình dung ra sân ga Bắc Kinh buổi sáng tôi tiễn đám Kỳ Vân, Hoàng Minh Chính đi học trường đảng Liên Xô. Tàu lăn bánh, Chính là người cuối cùng đứng trên bậc lên xuống cười toét và hô to với tôi một mình ở dưới ke: “Cấm yêu là thế chó nào. Vì dân chủ đấu tranh đi!” Tôi buồn nhìn con tàu đang bỏ tôi lại màl ao về chân trời dân chủ - kìa, Đại hội 20 vừa vạch tội bạo chúa Stalin xong.

        Ồ, thế ra đã nửa thế kỷ. Và cũng lại ồ, thế ra đâu phải là chân trời dân chủ ở đó. 2006, ra Hà Nội, tôi đến Chính. Chính giơ tay lên nói như hô: Mình vừa thông báo ra khỏi Đảng Dân Chủ! Miệng cười toét. Mới tháng trước, Hoàng Minh Chính phone vào cho tôi, cũng tiếng cười này, hỏi Thọ (con rể anh) đã đưa tôi hồi ký Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim chưa. Tôi nói có và sau đó chúng tôi chuyện quanh sự kiện Tổng khởi nghĩa. Trần Trọng Kim quả đã là một mầm độc lập như Sukarno hay ông Aung San, bố bà Aưng San Suu Kyi Miến Điện. Chắc là ăn năn việc phất cờ “Đại Đông Á thịnh vượng” với dân vùng nảy nên cuối cùng Nhật đã muốn giúp cho mấy nước ở đây độc lập thật. Đại bại rồi ra toà án binh đến nơi thì hỏi còn cấy bù nhìn, tay sai thuộc quốc như Việt Cộng chửi nữa để làm gì? Mà bộ trưởng chính phủ ấy sau cũng trong nội các Hồ Chí Minh gần hết! Bù nhìn tay sai mà được Việt cộng vời đến thế! Theo Tonnesson viết về Cách mạng Tháng tám thì Sukarno, Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch từng gặp tổng tư lệnh quân Nhật ở Sài Gòn và Sukarno được Nhật cấp cho máy bay về nước nên ngày 17 tháng 8 Indonesia đã độc lập, sớm hơn Việt Nam hai ngày để nước này về sau diệt sạch sẽ cộng sản sở tại. Trước ngày 19-8, không muốn mang tiếng đem em bỏ chợ, tổng tư lệnh Nhật vào Huế gặp Bảo Đại và Trần Trọng Kim, nói: Nếu các vị yêu cầu, Nhật với 50.000 quân tinh nhuệ có thể dẹp Việt Minh trong vòng một đêm, Việt Minh có quá lắm là 5000 người còn súng ống lại càng quá ít. Nhưng hai ông này từ chối. “Tay sai mà thế ư?” Chính nói tiếp: Vậy thì đúng là vận nước đã đến và nếu Việt Minh, trong đó có mình, hợp tác với chính phủ Trần Trọng Kim cùng lập chính phủ thì hay bao nhiêu. Nên nhớ khi Việt Minh từ chối hợp tác, Trần Trọng Kim đã cảnh cáo rằng lịch sử sẽ phán xét. Thế là vị học giả này thay mặt cho hiền tài “biết trước nhất định có ngày cộng sản sẽ phải ra trình diện trước toà án lịch sử”. Tiên tri chưa? Lúc ấy Liên Xô chưa sụp nhá. Theo David Marr, trong lần công bố đầu tiên, chính phủ gồm mười vị toàn cộng sản, phải đến lần công bố thứ ba, cái lần mà Cụ Hồ nói chính phủ không phải là của Việt Minh và Cụ chỉ có một đảng Việt Nam thôi ấy, đến lần ấy cộng sản mới bớt đi mà thêm vào chính phủ năm trí thức ngoài đảng, trong có một người theo đạo Thiên Chúa. Biết là để cộng sản toàn phần thì dân sẽ cho về vườn nên phải độn thêm trí thức, nhân sĩ. Chính cười khơ khơ: Chả thế mà đảng phải vào bí mật tức là độn thổ! Cụ Kim viết giá như cụ cứ chống cự thì Việt Minh không làm gì nổi vì chính phủ của cụ được Nhật ủng hộ còn Việt Minh chỉ là lừa dối lôi kéo dân chúng đi theo thôi, nhưng cụ Kim từ chối, không muốn “cõng rắn cắn gà nhà”, “nồi da nấu thịt”… mình đọc rất cảm động. Rồi xấu hổ là chúng mình ít nhiều đều đã góp mồm vào công trình bịp dân, dối trá mà cụ Kim lên án.

        - Ông nhớ vai trò giáo sư Hoàng Xuân Hãn trước sau tổng khởi nghĩa chứ? Từng bị Việt Minh từ chối cộng tác lo toan việc nước với Trần Trọng Kim nhưng ông vui lòng tham gia chính phủ của Việt Minh. Thừa biết Trần Trọng Kim đã nói lịch sử sẽ phán xét Việt Minh, thừa thấy lịch sử ngày càng có thêm tang chứng để phán xét nhưng cuối đời vì dân tộc, quốc gia ông vẫn gửi tặng Nhà nước hơn 10 tấn sách báo với ba đề nghị: Tặng không, mở cửa tự do cho tất cả thanh thiếu niên dang học hành, và có đầy đủ thiết bị chống ẩm, chống mốc. Hà Nội nghèo không đủ điều kiện trông coi bảo quản quà tặng?
        - Chính là tại lập trường địch ta không muốn dây vào với trí thức.
        Hà, con gái cả Chính cho tôi biết sau lần thứ hai tù ta, Chính đã vất hết sách Lê-nin.
        ***
        … 10 giờ đêm hôm ấy, cháu Đào Lan Hương mời tôi xuống. “Hai ông công an đến xem hộ khẩu nhưng chưa gặp được chú nên cứ ngồi lại”. Tôi gặp hai người nói:
        - Chào anh khu vực, chào anh A25.
        - Sao bác bảo tôi A25, anh trung niên thường phục nói. Tôi rất quen A25. Tiếp xúc thường xuyên mà… 2002, anh Tuấn A25 có mời tôi gặp cục trưởng Khổng Minh Dụ nhưng lôi kiếu. Tôi và ông Lê Kim Phùng đã chuyện trò thẳng thắn, đã hiểu hết nhau cả rồi, gặp cũng chỉ thế thôi. Còn sáng nay đến ông Chính, tôi đã chờ các anh tới. Các anh biết tôi quá rõ nên khuya khoắt vẫn chú ý trông nom, đúng chứ? A, vậy xin hỏi, nếu ra Hà Nội mà tôi không thăm ông Hoàng Minh Chính thì chả lẽ hoá ra các anh lâu nay vẫn theo dõi một cha quân tử dỏm hay sao?

        Thế là A25 và chống đảng bắt tay nhau giải tán.

        Rất khuya, lên sân thượng tôi chột dạ nhận ra một cái hồ gần sân bay Bạch Mai, cạnh đường Trần Điền. Như một mảnh gương hắt sáng rồi bỗng thành một sàn diễn lung linh. Bất chợt đầu óc tôi nhảy sang hồi ký Vũ Kỳ. Đêm ấy trên máy bay có thể Cụ đã thấy ánh nước của cái hồ kia, mảng nước lưu giữ nhiều chi tiết lịch sử hoá thạch. Vâng, đúng thế! Rồi nó có thể sẽ cho sự thật lóe lên. Chẳng hạn cho thấy ánh mắt Cụ Hồ dời bỏ những đèn hiệu đặt lệch mà quay sang nhìn nó như nhìn vào một điểm thân thiết cuối cùng để giã từ khi máy bay chúc xuống. Lúc máy bay lìa trời sao thiên thu cùng chuỗi đèn hiệu đặt sai để rúc vào bóng đêm sẽ là cõi vĩnh hằng kia, không biết Cụ Hồ nghĩ sao về đảng yêu dấu của Cụ? Có thể Cụ lại nhớ đến lúc cụ còn bé mẹ dặn khi sợ, con hãy niệm Nam mô…

        Comment


        • #49
          PHẦN BA

          LÒ ĐẠI LƯU MANH

          cũng là góc vài chân dung nạn nhân

          Chương 47

          Rõ ràng tôi là nạn nhân chính trị, sản phẩm đàn áp khốn đốn của một chế độ độc tài, chuyên chế, toàn trị, cực quyền. Nạn nhân ở phận mình, nạn nhân ké của vợ và bố vợ, nạn nhân ké nữa của bố đẻ và rồi nạn nhân của tội đồng đảng lật đổ với anh ruột. Bị đàn áp, kìm kẹp, bao vây, bị bôi nhọ… tầng tầng, ngày ngày tháng tháng. Nhưng tôi luôn trung thành với cái mệnh bạc của mình, không rời nó, dù chì trong một thoáng. Nhờ niềm tin vào lẽ phải, lẽ phải muôn đời chiến thắng. Lẽ phải ấy cố nhiên có ở trong tôi. Và ở cái cộng đồng mà tôi sống trong nó, cạnh nó. Chính nó đã góp sức giữ cho lửa tin trong tôi không tắt. Tôi không thể không nói trước hết đến sự đồng tình, thông cảm của một số bạn bè từng nâng đỡ, đùm bọc cho các mảnh ván tàu tan tác trên biến ác là chúng tôi.
          Kề sao cho xiết những tấm lòng đồng tình, bao che, an ủi tôi đã được hưởng, những tấm lòng tôi vẫn luôn nhớ ơn.
          Như Kim Lân tuột cả dép đuổi theo tồi kéo xe bò ở Bờ Hồ để nắm tay, ngoẹo đầu nói, “Ờ, trông vẫn tư cách lắm!” Cái gì run rủi cho anh gặp tôi ở ngay trung tâm của đất nước vào đúng lúc tôi đang muốn phô diễn bộ mặt hớn hử của tội đồ coi mọi dược thua của cá nhân trước núi xương sông máu của đất nước đều nhẹ hơn lông hông ấy! Tôi bắt đầu tin từ đó rằng một khi đã lên đường thì lòng tốt bao giờ cũng hoàn thành trọn vẹn quỹ đạo hành trình của nó. Trước đó mấy năm, ngay khi đảng vừa cất mẻ vó xét lại đầu tiên, lập tức Kim Lân đã xếp hạng tôi là “người ngay bị thằng gian nó móc túi rồi nó lại túm tay mà la làng lên là ối, bắt cho tôi thằng ăn cắp”. Tôi dám chủ quan khẳng định rằng ở nước này duy nhất chính trị phạm được chánh án Kim Lân tuyên bố trắng án thành lời là tôi. Buổi sáng thu quá đẹp ấy Kim Lân đã thay lẽ đời công nhận phận người tôi. Trời xui làm sao, ở trước ngay cổng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao. Trước cây si ít nhất cũng vài trăm năm đời chứng kiến biết bao sử tích vui cũng như buồn. Cũng chính tại nơi đó, Nguyên Hồng đã bảo tôi: “Mày là Tư Mã Thiên nói thật nên bị thiến. Tao thì chán rồi tao quay về với Yên Thế thôi. Từ nay vợ con hết tiêu chuẩn ăn theo, tao phải lo chạy gạo…” Như Nguyễn Thành Long và vợ cùng Bích Ngọc, Trà Giang, em trai, em dâu, thư cho Phạm Văn Đồng đề nghị Nhà nước hãy dùng tôi vì tôi “chắc chắn sẽ góp được nhiều điều tốt đẹp cho đất nước”. Chẳng hạn Hoa Hồng, con gái mười một, mười hai tuổi của Nguyễn Thành Long reo lên: “Chú Đĩnh ơi, tối qua, ông Tám (tức Phạm Văn Đồng) nói sẽ giải quyết cho chú rồi đấy!” Như các cháu gái công nhân tổ đồng mô Nhà in báo Nhân Dân nức nở tiễn tôi. Như Trai, tổ trưởng đẳng nói: “Chúng em thấy anh Trần Đĩnh mới thật là người cộng sản!” (tức là phải chống đảng, lật đổ?) Như Quỳnh, anh thanh niên kiêm sư phụ đúc chữ: “Anh chưa sang, em nghe phải dạy nghề anh, em sợ quá, vì họ nói anh cực phản động, nhưng nay anh chưa về em đã nhớ anh”. Như T., cô công nhân xếp chữ gốc nhà tư sản, da trứng gà bóc, má ửng đỏ chứa chan thẹn thò, một tối bảo tôi: “Anh muốn đi đâu em cũng đi, không sao…” Như Hồ Đắc Hoài, chuyên gia đâu đàn về dầu khí, trong một bữa giỗ Vũ Cận đông người vẫn từ xa gọi với đến: “Anh Trần Đĩnh, em ở đây vẫn nghe anh nói không sót một lời đấy nhé…” Hoài cho tôi biết cụ Hồ Đắc Điềm, bố anh, ngay sau Cách mạng tháng Tám đã khuyên Hoài: “Con thích thì có thể đi làm với họ nhưng hãy nhớ là phải lánh xa quan lộ của họ”. Khi nghe Hoài nói câu này, tôi nhận ra hết cái nghĩa đảo điên hỗn xược của chữ thân sĩ yêu nước. Ai cho anh vạch ra thân sĩ với chiến sĩ? Và ta, bạn, thù?
          Tất cả đã cho tôi có những giây phút xúc động hết sức sâu sắc về cái tình phi vô sản quá ư hiếm…
          Nhưng ở đây tôi nói đến Nguyễn Khải bởi lẽ anh vẫn bị tiếng là “khôn”. Và cho đến nay trong giới văn, anh đã cất tiếng phủ nhận mạnh nhất.
          Biết tôi “chống đảng” (biết lồng phồng cả mớ chứ không rành rọt cụ thể), nhưng Khải không lánh tôi như không ít người khác. Song tôi đã chuẩn bị anh sẽ rời tôi. Viết mắn và được yêu mến, anh dễ coi tôi kém tài hoặc lười viết, chỉ vùi đầu đọc, trong khi tôi lại thấy không viết nổi. Tôi viết cho các vị chẳng khó khăn và rất được khen nữa nhưng tôi luôn thấy có một quyển sách nào đó của tôi chờ tôi. Nó thế nào, tôi chưa hình dung ra. Chỉ biết tôi không thể viết cho tôi bằng văn thơ lúc ấy. Và tôi khổ vì thế.
          Nhưng thế nào rồi Khải ngày càng gần tôi, càng thích tâm sự.
          Khoảng tháng 8-1967, bốn “xét lại” đầu tiên, trong có Trần Châu vừa bị bắt thì chỉ tháng sau, Khải xẹt báo Nhân Dân (thường dắt xe đứng ở ngoài hè nghển cổ nhòm thấy tôi thì vẫy) bảo trưa tôi tới nhà mẹ anh ở cuối Lò Đúc, nơi gia đình anh sơ tán đến, ăn vịt xáo măng, “này, bà Bắc nấu ngon đấy”. Cha này khá, không sự liên quan, tôi thầm cho Khải một điểm son. Thế nhưng lúc đứng ở trên hè chờ cơm, tôi đã giật mình nghe Khải cau mày: “Bắt người ta thế này, con cái người ta chúng sẽ oán hận mãi đấy”.
          Lời chê ngụ ý đồng tình với nạn nhân, bất bình với việc bắt bớ. Trong khi thường là ái ngại chép miệng, “khổ, sao mà dại thế”, “khố tại cái mồm không biết giữ!” thì Khải đã lấy quan hệ nhân quả oan oan tương báo, luật trời quen thuộc của dân thay cho tâm niệm đạo đức thống lĩnh: đảng toàn là đúng, dân toàn là sai.
          Trong một bài viết sau này, Khải đã nói anh cũng từng có các quan điểm của Đại hội 20, tán thành chung sống hoà bình, dân chủ nhưng “may là anh không sống trong một cơ quan nhiều cạm bẫy và đồng nghiệp nham hiểm thành ra anh thoát nạn”.
          Bắt xét lại thế là, theo Khải, nham hiểm và cạm bẫy!
          Tất nhiên thực chất của vụ án xét lại thì Khải chưa thể biết. Ngay cá chúng tôi.
          Vài làn Khải cho biết con trai Kỳ Vân ở Vũng Tàu “hay về chơi với bà chị tôi, cái bà ở đường Duy Tân Sài Gòn mà hay được tôi đưa vào truyện ấy (hình như chj Hoàng?) ông Kỳ Vân có họ với bà ấy mà”. Những lời Khải thì thào về Kỳ Vân - với vẻ mặt hớn hở - như xì mật hiệu nhận nhau. Khải biết tôi quý Kỳ Vân.
          Sau 1973, ra nghị quyết chính phủ ba thành phần, muốn tỏ ra miền Bắc dân chủ cho “nguỵ Sài Gòn” phát thèm, Hoàng Tùng mở mục Sống cho ngày mai mời nhiều nhà văn, nhà khoa học và trí thức góp ý kiến, tập trung vào vấn đề dân chủ. Nguyễn Khải có bài hay, rất được chú ý. Như Minh Chi, em trai nhà Phật học uyên thâm Thích Minh Châu.
          Vài ngày lập tức trở mặt. (Hoàng Tùng không biết Nghị quyết Ba thành phần chỉ là hoả mù ném vào mắt dân Nam còn bạo lực vẫn là quyết định).
          Nguyễn Khải, Minh Chi bị phê phán dữ dội. Khải bảo tôi tướng tuyên huấn nhà binh Hoàng Minh Thi, biệt hiệu Thần Sấm đe trị thẳng thùng anh còn Tố Hữu thì gọi anh là “thằng xỏ lá”.
          Một sáng đến toà báo tìm tôi để lại mời xuống quán Cây đa Nhà Bò ăn vịt xáo mãng “bà Bắc nấu”, anh dặn tôi: Hễ có ai hỏi bị đánh Khải nó bảo sao thì bảo hộ là nó nói nó ngu nó có biết gì đâu, đảng dạy cái gì nó nói cái ấy.
          Một lần họp bàn vấn đề viết anh hùng, chủ đề trung tâm mà nhà văn phải phấn đấu thể hiện, Vũ Đức Phúc nói văn học chúng ta chưa có nhân vật anh hùng đơn giản là vì nhà văn chúng ta có anh hùng gì đâu cơ chứ! (Nhìn mật lượt các nhà văn rồi cười mỉa một cái “hứ!”) Khải bèn đứng lên và càng nói hai gò má càng đỏ rạng. “Nói như anh Phúc thì Victor Hugo phải rất đểu mới dựng ra được Javert hay Dostoievski phải lưu manh lắm mới dựng ra được bố cô điếm Sonia đáng thương cảm hay sao?”
          Ngày cháu Huỳnh, con trai cả của Khải cứu bạn ở sông Hồng mà chết đuối, tôi đến chia buồn. Tiễn tôi về, Khải nói: Tôi biết sớm muộn tôi cũng sẽ phải đóng góp vào với mất mát của anh em một cái gì… chứ chả lẽ tôi chỉ có hưởng?
          Tôi bắt tay Khải lâu. Biết anh muốn nói anh tìm được an ủi trong mất mát của bạn bè mà tôi là một. Lúc ấy cạnh nhà Khải, trên mảnh hiên hẹp, một chị đang xoã tóc vào chậu thau đầy nước bồ kết gội đầu. Tôi thầm nghĩ: Giá các đứa con được sống mãi trên người bố mẹ chúng như các tép chanh trên mái tóc này. Tôi đã nguôi lòng hơn khi thấy nhiều “tép chanh” cháu Huỳnh lưu lại: chiếc quần bộ đội bố thải và chiếc thắt lung cũng bộ đội của Trung Quốc mà mẹ Bắc nằm như thiếp lịm đi ôm chặt vào lòng, cái đầu thắt lưng chổng lên nâu bóng như một cán lưỡi lê đâm vào người mẹ, chiếc quần đứa con cởi ra để ở trên bờ đê rồi thôi, không còn mặc lại nữa thì mẹ không buông… Bài vãn cháu ốm không làm được nhờ bố giúp bị cô giáo phê “Lần này em viết ẩu…” Và tín hiệu cháu vẫn nhoi nhói gửi về ở lòng đỏ quả trứng luộc trên bát cơm cúng trên bàn thờ… Dưới bức ảnh thờ to bằng ngón tay cái. “Cháu không có ảnh chân dung, tôi phải nhờ phóng to riêng mặt cháu ở bức ảnh chụp chung với lớp”. Rồi tờ giấy bố bắt viết trước tai nạn một tuần: Con từ nay không bơi sông nữa, Con từ nay không bơi sông nữa… Đưa tôi xem bản cam kết của con, Khái nói: Nhưng tôi biết nó sẽ chết… Vì người ta đều dạy nó như thế mà…
          Tôi hiểu ý Khải. Người ta chỉ cốt dạy con cái chúng ta hy sinh. Còn người ta bất cần kỹ thuật cứu mạng. Miễn sao mày nêu tấm gương hy sinh anh dũng. Lũ lượt nhảy cẫng lên mà “hy sinh!” Tao cần món đó.
          Một buổi chiều, vào năm 1984 gì đó, sau khi nghe Khải đọc ba chương bản thảo Một cõi nhân gian bé tí và tôi vừa nhận xét “Viết về cái bé tí và nạn nhân là trúng rồi đấy;” ngay trước cửa nhà anh bên Khánh Hội, lúc tôi lên xe đạp, Khải khẽ nói vào tai tôi: “Trần Đĩnh nhỉ, chủ thuyết thế là sai mẹ nó rồi chứ còn gì nữa, đúng không?”
          Tôi hoàn toàn bất ngờ. Khải đã nghĩ đến thế. Và đặc biệt, đã tin tôi đến thế. Mặc dù từng nghe Khải nói với tôi: Nhiều tối trước khi ngủ tôi thường nghĩ đến ông. Ông tin hay không tuỳ nhưng tôi lòng thành như vậy.
          Hay một lần, cũng 1984, trên đường dẫn tôi từ Khánh Hội tới nhà Phạm Xuân Ẩn, đạp xe qua khách sạn Bến Nghé, Khải nói: Ông Trần Đĩnh à, tên của bạn bè lợi hại lắm. Có những lức nghĩ đến tên ông, tôi đã không làm bậy.
          Rồi một mồng năm Tết 2005, trên tầng cao toà cao ốc của Hoàn, con trai út, ở quá bệnh viện 175, sau bữa cơm chỉ có hai chúng tôi, Khải khe khẽ lắc đầu nói: Này, ông ơi, những chữ mới hôm nào sang sảng, rạo rực thế, ừ, chẳng hạn chuyên chính, phe, anh cả, anh hai, thành trì, tự kiểm thảo, lập trường, bốn phương vô sản đều là anh em… mà sao nay nghe cứ tít mù khơi, mà này, nói cho đúng là pha trò, ừ pha trò quá thể đi chứ nhỉ, này, nghe thấy cứ y như những Mẫu Thượng ngàn, Hoàng Bơ, Soái Thoản trong miệng các cô đồng ngày xưa ấy.
          Lại trưa mồng năm tết Ất Dậu, trên gác năm nhà anh ở 44B Cao ốc Đặng Văn Ngữ, quận Phú Nhuận, sau bữa ăn cũng chỉ hai chúng tôi, Khải bỗng lặng lẽ ngồi xếp lại mấy quyển sách rồi buồn buồn nói, như bâng quơ:
          - Những cái tôi đã làm chẳng ra cái gì…
          Tôi im, cảm động. Con người càng sống càng vèo trông lá rụng đầy sân. Nhất là ở cái xã hội rặt phù thế, toàn là sự đời trôi nổi không chằng không rễ do ai đó nổi hứng xằng bày đặt ra.
          Anh đã quay đầu khỏi bến mê.
          Nhưng ngay sau câu tổng kết buồn trên kia, Khải đã lại cao giọng líu tíu, “Anh nói đại đoàn kết thì anh phải đoàn kết cả với chính kiến, chủ nghĩa của tôi nữa chứ? Đằng này anh “cải tạo” tôi rỗng tuếch não rồi mới cho tôi vào cái mặt trận để vỗ tay mừng được anh cho đi theo vỗ tay anh… Nói thế hoá ra lúc cai tù giải tù đi làm cỏ vê là lúc đoàn kết nhất! Ừ, dạo này lại hay nói bao dung! Sao không xin người bao dung mình? Không sai lầm bao giờ à?” (Trên báo, Võ Văn Kiệt vừa nói về bao dung, kiểu ra tay hào hiệp mà để xí xoá tội mình).
          Hai gò má Khải đỏ ửng lên, điều từ lâu vẫn khiến tôi nghĩ anh có chính nghĩa cảm. Tôi đã vài lần bảo anh: “ông có chính nghĩa cảm, phải cái hơi nhát”. Và Khải lại cười hiền lành.
          Trưa ấy, Khải nói, chậm rãi: Tôi kể chuyện này chắc ông không thể nào ngờ. Người ta quyền thế lắm. Người ta quen coi như mẻ, như rác hết tất cả rồi mà. Cái đấng chí tôn làm cho mình co rúm lại, là Đảng ấy, cũng chả ra cái gì trong mắt người ta… Thế này, hôm ấy, mấy đứa nhà văn được ông Sáu Thọ gọi đến. Mình thấy một vị tướng bắt tay ông Thọ ở trên tam cấp xong là cứ thế giật lùi cho tới giữa sân mới quay lại đi bình thường, ông biết ai không? Lê Đức Anh… Tiếp bọn mình, ông Sáu Thọ cười kha kha nói luôn:
          - Này, cái đảng của các cậu ấy mà. Ừ, nói cái đảng mà các cậu vẫn sinh hoạt, đóng nguyệt liễm và thi hành nghị quyết ấy. Này nói thật nhá, tớ chỉ bỏ nửa tháng là đánh tan đánh nát nó ra không còn mánh giáp thôi à. Khốn nạn còn gì nữa? Tư tưởng sập, lòng tin mất… Đổi mới thì phải từ từ chứ chưa chi đã “im lặng đáng sợ” với “cởi trói!”
          À, thế nghĩa là ông ấy gọi đến đe bọn nhà văn đừng có nghe Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh kêu gọi. Mình mà nói như Thọ thì mình chết tươi vì chống đảng. Thọ chả cần gì ngoài lợi của Thọ. Đảng trở thành công cụ đắc lực của Thọ. Dạo chống im lặng đáng sợ, mình đã tham luận, nói nhà văn viết giả, nói dối lẫn nhau. Thọ gọi lên giác ngộ cho mình hiểu rằng đừng ngu mà viết bậy như Nguyễn Văn Linh xui.
          - Sáu Thọ nói thẳng với đám nhà văn như vậy thì với đám tay chân, Sáu Thọ còn chửi Linh đến thế nào. Đảng như cỗ xe tam mã, mỗi con mã muốn chạy đến một ngả và đều lăm le đá vỡ mõm con bên cạnh rồi lại dạy giữ gìn thống nhất của Đáng như con người mắt mình.
          Cũng sáng Tết đó, đang chuyện, một cú điện thoại gọi Khải. Khải nói trong máy: “Cảm ơn các anh, tôi dạo này yếu, vâng, đi lại hay ngã, các con tôi chúng không muốn tôi ra ngoài đó một mình ạ…”
          Tôi hỏi Khái sau đó:
          - Yếu thế rồi cơ à?
          - Không. Hoàng Ngọc Hiến nhắc ra họp đại hội nhà văn.
          Ngừng một lúc, lại cái giọng lơ lửng, râu rầu:
          - Nhà sập rồi, tiếc gì viên ngói vỡ nữa.
          Tôi chợt thấy cỗ xe tam mã tôi ví von không là gì cả so với nhà sập rồi.
          Khải hay kiếm dịp an ủi tôi. Mừng cháu đích tôn đầy một tuổi, Khải mời tôi. Tôi đến hơi muộn, Khải giới thiệu tôi với những anh em ở đó, tôi nhớ có giáo sư Tương Lai, người tối ấy tôi mới được thấy mặt: Anh Trần Đĩnh, người bằng tuổi tôi nhưng tôi luôn coi như anh.
          Thương tôi, Khải công kênh tôi lên.
          Tình cờ trước đó ít ngày, về việc Trung Quốc làm tàng ở Biển Đông, Tương Lai cỏ viết một bài báo với ý là dân ta hãy cứ lạc quan, yên tâm vì chúng ta có thời đại và nhân dân thế giới ủng hộ, tôi đã thư ngắn cho ông: Nếu thời đại và nhân dân thế giới đứng về phía cộng sản thật thì Liên Xô và phe đã y nguyên. (Chả lẽ lại viết với Trung Cộng thì nhân dân thế giới và thời đại đứng về phía họ từ lâu rồi đấy, khéo ta cũng là nói theo họ).
          Viết Thượng đế thì cười, Nguyễn Khải lỡm tổ chức “quyền lực cao nhất nước” và đã phải bỏ những chỗ đồng chí Nguyễn Khoa Điềm Trưởng ban tư tưởng văn hoá thấy hỏng. Thành tích văn chương của đồng chí không bằng Khải nhưng trình độ chính trị của đồng chí cao hơn. Tôi bảo Khải là Trần Độ bảo tôi chính Nguyễn Khoa Điềm yêu cầu khai trừ Trần Độ. Thế là đồng chí phang cả anh nhà văn lẫn anh tướng quân từng phụ trách tư tưởng. Tôi kể chuyện cụ Hồ Đắc Điềm dặn Hoài, “Con đừng theo quan lộ của họ!” rồi nói: Thân sĩ Hồ Đắc Điềm đâu ngờ sẽ có ngày một nhà lãnh đạo cộng sản trùng tên giúp cụ chứng minh đày đặn câu cụ dặn con trai hãy tránh xa đường danh vọng của cộng sản. Tàn bạo, bất nhân.
          Cuối tháng 3-2006, Khải gọi tôi “đến xem một cái…, này, rất vui, thật đấy, đến nhá”. Tôi nói tôi mắc hẹn rồi. “Thôi, cố nhá, chỉ một giờ thôi, cố đến đi, vui đấy…”
          Lúc này Khải đã dọn về một chung cư ở Đường 48 kéo dài, Khánh Hội, gần đầu cầu Kênh Tẻ và một công viên. Tôi đến, Khải trải chiếu lớn ra giữa nhà bảo ngồi đây rồi nói: Đây, xem hộ cái này vằ góp ý để sửa.
          Nét mặt Khải chờ đợi. Hơi lạ. Thường là Khải đọc tôi nghe, có khi ba bốn chương tiểu thuyết…
          Đó là bản thảo Nghĩ muộn. Viết tay. Không có lề, dòng lên xuống khấp khểnh, giập xoá, như vừa mới buông bút, còn hơi lay sau một lèo lia. (Sao không đánh máy, tôi thoáng nghĩ). Khải nằm nghiêng chống tay đỡ đầu - chiếu rải trên sàn gác - mặt ngơ ngơ nhìn tôi đọc.
          Ý viết thế này: Chủ nghĩa hứa suông. Bản thân chủ nghĩa là mất bình đẳng. Đuổi được kẻ địch ra khỏi bờ cõi rồi thì mặc kệ dân. Sau kháng chiến, đất nước tối đi, dân buồn đi, ích kỷ vụ lợi, danh vọng thành ra mục tiêu nhằm tới. Nhà văn nói dối. Ngồi với nhau là y rằng mắt la mày lét như một lũ hội kín. Đã đến lúc trả chủ nghĩa lại cho khoa học xã hội và trả quyền )ực lại cho Hiến pháp.
          Có lúc sợ tôi cho rằng anh chưa đủ “mạnh” liều lượng, Khải nằm sấp xuống giơ tay rê rê vào mấy dòng “trả chủ nghĩa lại cho khoa học và quyền lực cho dân” khiến tôi phì cười.
          Tôi đã góp ý. Ý cuối cùng là không nên nhắc đến tên bất cứ cá nhân nào (để lốc cốc tụng niệm), quá lắm thì chỉ một người và chỉ một lần. Trong Nghĩ muộn, Khải nói đến Hồ Chủ tịch ba bốn lần, “đồng chí Lê Duẩn” một hai lần. Hiểu việc xoá này khó tôi dành lại sau cùng.
          Toan nói “Thế ai lấy đi của dân cái quyền lực mà nay ông đòi trả lại?” nhưng rồi chỉ nói “Cá nhân nào rồi cũng bị lịch sử soi rọi hết, đùng để cho ta bị tẽn tò. À, nhân thế kể một truyện ngắn hư cấu tôi vừa đọc của một nhà văn Mỹ, viết về hai nhân vật chính, trong đó có Ba hay Cụ Hồ…”
          Khải nhổm dậy, mặt hơi nghiêng lệch về một bên, ngơ ngơ chờ…
          - Một nhân vật, già ốm tên là Đạo, cùng con gái, con rể và cháu ngoại sống ở Mỹ, vượt biển, ông Đạo và Nguyễn Ái Quốc là bạn thân, từng sống ở Paris lúc anh Ba làm nghề sửa ảnh rồi cùng làm việc ở khách sạn Carlton Luân Đôn. Tu Phật, ông già đang phiền muộn vì người ta vẫn tiếp tục thù hằn, giết tróc nhau, nhất là khi con rể và cháu ngoại ở trong tổ chức diệt Cộng có vẻ đã tham gia vụ giết một người Việt bị nghi là thân cộng. Vào chính cái đêm ông âu sầu nghi con và cháu gây tội ác thì Ba chợt đến. Một hình bóng lúc xa lúc gàn nhưng mùi nước hàng ngòn ngọt, cái mùi quen thuộc hồi ở Carlton, cứ phảng phất ở người Ba và nước hàng còn dính ở tay Ba - ở cả quả đấm cửa Ba nắm lúc mở ra. Hồ nhắc đến cái bàn cẩm thạch bôi qua dầu để đổ đường thắng lên rồi ngào cho nó không cứng lại và vón cục - “Tớ đã chọn tôn giáo để tìm hài hoà… Cậu có thất vọng vì tớ không đi cùng một đường với cậu không”, ông Đạo hỏi? “Rất phức tạp đấy, tớ nay hết quyền hỏi đến sự lựa chọn của bất kỳ ai đó rồi” - Hồ đáp… “Dưới ấy cậu có yên lòng không” ông bạn hỏi tuy biết Hồ đang băn khoăn lắm với chuyện nước hàng làm bánh ngọt? “Không, không hề yên lòng”. “Cậu đã giành được đất nước rồi mà, đúng không?” “Dưới ấy không có đất nước đâu… nhung có cả triệu linh hồn bọn trẻ đất nước chúng ta… Cậu vẫn thờ Phật chứ?… Cậu thì không có làm trò chính trị bao giờ”.… Thoắt ẩn thoắt hiện Ba đến gặp bạn mấy đêm. Một bên băn khoăn chuyện nước hàng, một bên băn khoăn chuyện vẫn còn bạo lực, Quốc - Cộng vẫn giết nhau. Rồi Ba đi… Còn lại một mình, ông Đạo chợt nhận ra xưa rửa bát trong bếp khách sạn Carlton, ông đã nhiều lấn nghe sư phụ nổi tiếng làm bánh ngọt Escoffier dạy Ba. Ông nhớ nhưng Ba thì quên. Lẽ ra rắc đường kính Ba lại đi phết nước hàng lên mặt bánh.
          Khải lẩm bẩm: Cụ Hồ muốn ông bạn không bao giờ làm chính trị gỡ giúp cho một chi tiết bếp núc bé tí bé ti nó đang ám mình.
          - Còn cụ bạn thì lại bị một chuyện chính trị lớn ám, nhưng vướng thằng cháu ngoại nên tránh thổ lộ. Với lại chả lẽ lại kêu ca với Hồ rằng nay dân Việt vẫn giết nhau vì ý hệ quốc gia, cộng sản. Người có tín ngưỡng tôn giáo bền chí hơn vì họ đi tới cái hoàn hảo tâm thức còn người chính trị thì luồn lách tới cái ghế.
          - Ba trở lại với nghề bánh ngọt trong khi Đạo vẫn loay hoay với cái đạo có thể làm cho con người gặp quả phúc. Chuyện quá sâu… Tay nhà văn này tên là gì thế?
          - Robert Olen Butler. Mười lăm truyện ngắn ở quyển sách này đều dính đến chiến tranh Việt Nam. Truyện có Nguyễn Ái Quốc tên là Mùi hương thơm ở Núi Kỳ Lạ -A Good Scent from a Strange Mountain, cả quyển sách lấy cái tên này. Giải Pulitzer Mỹ năm 1993. Có lẽ nhà văn này đã thấy cái bàn mà người ta nói là của ông Hồ làm bánh ngọt thời chạy bàn ở khách sạn Omni Parker tại Boston mà nảy ý viết Bác Hồ lúc chết rồi lại chỉ còn có lo một chi tiết làm bánh ngọt!
          - Câu chuyện ghê ở chỗ nay Bác day dứt muốn nắm được kỹ thuật làm bánh ngọt xưa… còn cái mà Bác cả đời bôn ba vì nó thì…
          Khải lại iắc đầu. Và trong mắt Khải, tôi như thoáng thấy Khải rủa yêu: “Bố sư thằng này, nó đọc ghê thế!” Tôi đã toan đùa: “Ông có biết có những cao bồi bỏ hẳn ra nửa đời chỉ để học cách rút súng bắn mà đối thủ không thấy không?”
          Bước ra hè, tôi nói: “Cái tôi hay giục ông viết là cái tôi vừa góp ý đấy nhỉ! Chắc còn chứ? Hay là buông bút?”
          Khải đứng tựa cửa nhe răng cười nhìn tôi mở khoá xe. Cái cười như nói: “Anh học mãi mà rút gươm vẫn lộ quá nhưng này, tớ thích đấy!”



          Trên đường về, tôi vui mãi. Và chợt hiểu sao Khải không đọc bản thảo như mọi lần. Tiểu thuyết hư cấu là có đứa thứ ba nó chen vào, mình làm mõ thôi. Còn đây làm mõ rao những lời tâm huyết của chính mình cho người khác nghe thì ngượng.



          Sau đó theo hẹn đến Lê Trọng Nghĩa cùng Phan Thế vấn ở cuối đường Lê Văn Sỹ, tôi kể lại ngay câu chuyện này.
          Tôi không biết hai tháng sau Khải viết Đi tìm cái tôi đã mất. Mới đây, Lyudmila Uìitskaya, nhà văn nữ Nga được giải Sách lớn, nói: khi chấp nhận một ý hệ thì ta sẽ tự động để mất quyền độc lập suy nghĩ. Bài học của 70 năm nhất trí với cầm quyền bị xoá đi mất cái tôi.
          Có lần Khải hỏi tôi có biết miền Nam đã cho anh cái gì không và trả lời ngay: Tôi hiểu ra nhu cầu tự do của con người. Ở ngoài Bắc chỉ nói độc lập.



          - Cộng sản - tôi nói, chỉ cốt nước độc lập, cái điều kiện địa chính trị cần để tiến lên mục tiêu vĩ đại là chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Vì chủ đích cộng sản, phải giết chết nguyện vọng tư hữu muôn đời của dân, phải nhét dân vào chế độ công hữu và như thế thì tất yếu phải diệt tự do. Có thể ví cộng sản chỉ cốt lo cho dân được bát cơm suông thôi! Độc lập mà không tự đo thì khác nào dân chỉ còn có mỗi động tác cơ khí lùa gạo luộc vào mồm, à, ông thử xem có nước nào đi khoe khoa ẩm thực của chúng tôi chỉ gồm có mỗi công nghệ hết sức phức tạp và tinh tế là luộc gạo thành cơm không? Tự do chính là các kiểu nấu, các loại gia vị cọng hành, củ gừng, nhánh tỏi, dúm tép hoá thân thành mắm, những cái có thể gọi là cái hồn của miếng ăn.
          - Y thế, thằng nhà văn ta có mỗi cái bút làm cái bát kiếm gạo luộc rồi còn thì toàn là gắp thức ăn lãnh đạo đã làm sẵn, bày sẵn ra theo thực đơn chiến đấu và sản xuất, trung thành và anh dũng… Đến cái ăn cũng là ăn dựa, ăn leo, ăn dối.



          - Sáng tác chả khác nào làm tình, thế nhưng nhà văn ta toàn là làm tình hơi, làm tình bóng, làm tình hờ. Có phải toàn chọc bút vào không khí loãng cả không? Chả bao giờ xuất tinh.
          - Ừ, làm tình theo còi lệnh toe toe mà… Còn sướng thế đếch nào được.
          Hồi này, tôi đang viết tập sách đây. Nhận dần thấy rằng không có mục tiêu rất cụ thể và khát vọng rất cháy bỏng của cá nhân thì anh không thể viết nên cái gì được. Như tôi, mục đích ban đầu viết sách này là tố cáo sai lầm phát động nội chiến của đảng. Rồi theo thời gian, sự phê phán lấn sang toàn diện. Viết là một quá trình mở mắt dần dần và vượt qua cái sợ…, tôi đã viết trong Nghi lễ một lời mở sách. Một nét đặc biệt là mục đích viết càng đậm chính khí và tính nhân vãn thì khát vọng thể hiện nó lại càng thêm bỏng giẫy và bạn càng đạt kết quả tốt đẹp. Còn để cho mục đích và khát vọng của đảng chi phối thì thất bại là định mệnh. Một vài lần muốn nói với Khải ý đó nhưng lại thôi. Ai chả biết, vấn đề là làm sao thoát ra thôi. Hay là phải đau khổ, đau khổ, đau khố nữa, đau khổ vì đảng, là nạn nhân của đảng, bị đẩy sang phía đối lại khốn nạn, mạt kiếp thì mới chia lìa được?
          Cũng thời gian ấy một hôm Khải gọi tôi: “Lâu nay có gặp Cao Xuân Hạo không?… Ờ, ông đến ông ấy ngay đi… Tôi gọi cho ông ấy thì ông ấy cứ vặn Khải nào, Khải nhà văn hả, rồi hỏi luôn Trần Đĩnh còn trong này không? Này, vậy ông đến đi”.



          Tôi đi. Hạo đã đứng chờ ở sau cống. Diện mạo ít thay đổi, vẫn đôi mắt tròn tròn cười cợt nhưng rồi Hạo bảo tôi: “Mình không đếm nổi quá 9 nữa rồi. Với mình, bây giờ sau con số 9 là trống không cho nên mình mới vặn mãi Khải nào”.



          Chả biết có phải vì ngao ngán cho Hạo không mà ra về đến đầu ngõ đổ vào Phạm Văn Chiêu, tôi cho xe tụt lăn kềnh xuống cái hố bên cạnh một quán sửa xe máy, vịn mãi vào máy nổ bơm xe đang rung nẩy lên bần bật mới lóp ngóp dậy được. Nhớ những lần tôi nhắn Hạo đến Khải ăn cơm, Hạo bao giờ cũng cà vạt, vét tông, mũ phớt màu ngọc trai và ôm một chai vang ngoại nguyên hộp. Nay hai bạn cùng tuổi này đều không còn.
          Khải như luôn vướng một mặc cảm ân hận với một số bạn bè. Khoảng tháng 12-2007, một tuần ba lần anh gọi tôi. “Không ở Thống Nhất nữa, sang Viện tim mạch rồi, đến chơi đi, đường Thành Thái, lầu 3 phòng 6, ông đi xe buýt 59 ấy, tôi hỏi rồi mà… Đến đấy! Đến lấy luôn sách Lê Đạt tặng ông, con tôi nó mang vào, tôi đang để ở đây. Nhân tiện nếu có thể thì mang cho tôi mượn quyển L' Hommesans qualité - Người không phẩm chất, của Robert Musil, này, sách này mỗi Trần Đĩnh có thôi đấy hả, nghe nói cha này ghê lắm, như Kafka mà tôi chả hề biết.
          - Cha Musil này không vướng vào bất cứ ý hệ nào, cha thấy đều là trò nhố nhăng nhưng cha lại cho rằng không có âm nhạc thì chả còn nên sống làm gì ở thế gian này. Mình đã có một lần cảm thụ giống Musil. Bệnh viện lao Hà Nội sinh thiết phổi sau đó đưa cho một mấu giấy đề “Nghĩ là có tế bảo u ác”. Mình đã gần như đổ sập. Nhưng chỉ sau ba phút, không hề phải cố gắng, chợt thấy mình hoàn toàn tự do, người như vừa được giải thoát, tự nhiên vút dâng lên, nhẹ tênh, trời gần hẳn lại và tự khẽ nói với mình: “Thế là hết nợ đời…” Cảm thụ khoan khoái vô bờ này đã được Musil mô tả. Ông nói trong một giây phút ông thấy được vẻ huy hoàng của chủ quyền, - la splendeur de la souveraineté. Mình hiểu đó chính là quyền tự do, quyền tự quyết của cá nhân.
          Mắt Khải hơi hiếng đi khi anh nghển cố như để thở lấy không khí ở một tầng cao hơn rồi lắc đầu khẽ nói: Thế thì cha này bố tố sư thật.
          Tôi mang Robert Musil đến. Phòng bệnh rất rộng. Khoa, con trai cả và một người cháu ở với Khải. Khải nói ngay mình không làm stent như từng bảo ông nữa, mà mổ hẳn, các thứ quanh quả tim hư hết cả rồi. Mình đã nói với bác sĩ là chỉ cần giúp tôi sống thêm hai năm để tôi còn có tí gì thì cổ viết ra. Hai năm là đủ đấy. Người sờ vào đâu cũng ra chuyện rồi ấy mà. Giọng Khải bỗng thanh thản như vừa có được quyền tự quyết huy hoàng. Phen này còn tí ti gì giữ kín mãi thì viết ra.
          Rồi lại líu ríu lên: Mà đấy, hay thế, ông và ông Lê Đạt đấy nhỉ, khổ thế thì lại khoẻ.
          Tôi nói tai Đạt có cả một búi long.
          - À, tướng đấy à, thọ hả, Khải hỏi?
          Tôi cười: Nghe thế. (Thật ra nghe Dương Thu Hương bảo: Anh thấy đứa nào đầy lỗ tai lông là đứa ấy chỉ cứ sống quắt sống héo lại thôi chứ không chết).
          Khải chợt vui. Như tìm thêm ra được dấu hiệu của lẽ công bằng. “Đấy, khổ thì lại sống lâu”.
          Tám giờ sáng 16-1, Đạt phôn tôi: Nguyễn Khải chết rồi à?
          - Tớ ốm, có biết gì đâu, tôi đáp, không tin, ai bảo mày?
          - Việt Phương. Làm vòng hoa thì đề tên tao với nhé.
          Trước đó hơn nửa năm, vợ tôi chết, Lê Đạt phôn, nạt: Sao Linh chết mà không bảo? - Cô ấy bảo không báo ai, nhưng sao cậu biết? - Khải nó báo.
          Chiều hôm Linh mất, Khải phôn hỏi tôi về Georgetown rồi tôi hỏi ai mách Khải câu Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân Khải đề ở đầu cuốn Một cõi nhân gian bé tí. Khải nói chính cụ Vũ Hồng Khanh, quản thúc chung thân ở quê. “Ông biết không, đám thanh niên ở đó sạc tôi sao đại tá quân đội cách mạng lại đi xưng con với thằng phản cách mạng? Tôi nói rằng tôi lỡ coi những người già lão là bố mẹ mình cả mất rồi”. Khải vừa nói đến đây thì Mây, con gái tôi gọi thất thanh: “Bố! Sang ngay… Mẹ…” Khải đã đoán ra.
          Sau khi Linh mất, tôi bị ốm luôn nên đã phải nhờ con gái đưa vòng hoa đề Trần Đĩnh - Lê Đạt khóc Nguyễn Khải đến phúng. Khóc vì anh vừa làm một tổng lục soát, biết mình đã mất cái Tôi, lá cờ phướn của mỗi cá nhân bởi đã dại dột trao vào tay kẻ khác cho nó thả cửa phất bừa.
          Tối 100 ngày, thấy tôi, Thuý, con gái Khải nói ngay: “Thấy bác, cháu lại nhớ bố cháu hay gọi bảo này cô Thuý, mai cô không về nấu phở thì cô chết với tôi, tôi đã mời bác Trần Đĩnh đấy!” Rồi thấp giọng: Trong các hồ sơ của bố cháu, cháu thấy một hồ sơ bố cháu đề Trần Đĩnh.
          Sau đó ba anh chị em ân hận bảo tôi: Bố chúng cháu chết, chúng cháu cuống lên lo đưa bố về nên để quên sách của bác ở bệnh viện mất. Tôi an ủi: “Không sao!”



          Thầm nghĩ: Cuối đời quyển sách Khải ao ước đọc thì đấy, thôi, cho nó đi với Khải.
          Không biết đã đọc được dòng nào của Robert Musil chưa? Ít ra cũng có chút gì của tôi bên anh những ngày cuối cùng sống toàn trong phòng vô trùng và thở ô-xy, như vợ anh cho tôi hay. Sắp dọn hẳn vào Sài Gòn, tôi lấy lại ở Lê Đạt quyển sách này. Đạt mượn rồi giữ tới mấy năm.
          Giỗ một năm bố, đón khách ở cửa thang máy, Thuý gục vào vai tôi nghẹn ngào: “Cháu nhớ bố cháu lắm… Bố cháu rất yêu bác”. Trước mặt tôi, Nguyễn Duy tế nhị quay đi.
          Nghe cháu Thuý nói tôi rất cảm động. Và hơi xấu hổ. Tôi đã có chút nào đó chưa đầy đặn với Khải.
          Hôm nay lúc Khải đã ra người thiên cổ, viết đến đây, đến bức thư ngày 18-7-1999 của Khải gửi tôi, tôi phải xin lỗi Khải ngay, xấu hổ mà xin lỗi Khải rằng tôi đã có lúc chờ đợi Khải, như nhiều nhà văn, nhà thơ khác, né tránh tôi. Rằng tôi cũng chưa thật tin Khải lại buồn não nề đến thế. Chưa thật tin Khải lại nhớ tôi, cần tôi chuyện trò đến thế! Tôi vẫn nghĩ Khải muốn chia sẻ với tôi chỉ là vì ái ngại cho tôi mà thôi! Không thấy Khải đã sang cùng một vòm trời với tôi.



          Mới mở đầu cái thư nói trên kia, Khải đã “ông Trần Đĩnh thân thiết, tôi nhớ ông lắm đấy, ông Trần Đĩnh ạ”. Khải tự nhận xét: “Người làm sao, văn làm vậy. Tôi quen sống trong nhân nhượng, trong dàn hoà, bằng lòng với chút hạnh phúc bé nhỏ, nên văn cũng thế, thiếu quyết liệt, thiếu triệt để… Sống đã vậy thì mong gì viết được khác”. Bức thư viết quá ruột gan chân tình, đến nỗi từng chữ đều thở ra cái buồn. Ngay sau đó viết “tôi thèm được nói chuyện với ông lắm” và cuối thư thì cho tôi sánh cùng Hà Nội trong cái nhớ của anh: “Nhớ ông lắm ông ạ! Nhớ Hà Nội lắm!”…



          Và chết rồi Khải vẫn gửi lời lại cho tôi. Qua con gái anh, Thuý. “Bố cháu yêu bác lắm!”
          Năm 2013, tôi đưa các cháu con Khải thư Khải viết cho tôi trên kia, muốn các cháu giữ bút tích bổ. Thuý nói: “Bố cháu muốn hơi tay bố cháu được bác giữ mà, bác cho chúng cháu một bẳn phô-tô đã quý rồi ạ…”
          Khải, cảm ơn bạn. Và hết lòng xỉn lỗi bạn, tôi chưa đầy ắp với bạn.



          Không hiểu sao tôi cứ cảm thấy Sài Gòn đã có một ánh sáng nào đó rọi chiếu ra cho Khải nhận được nhiều điều hết sức Khải mong, khai sáng. Cho Khải thấy mình đã đánh mất cái tôi và phải đi tìm nó. Cho cả nước thấy, chứ đâu mình cá nhân ai, đã bị lấy mất cái tôi.



          Sáng hôm báo chí đưa tín Khải chết, một cháu gái tên là Vân (nhiều phần là Thanh Vân ở một cơ quan báo điện tử - tôi đang ốm không nhớ rõ) phôn hỏi cảm tưởng về Khải. Tôi nói đôi lời. Trong quyển Thương nhớ Nguyễn Khải do chính Thuý thiết kế bìa, có một vài lời của tôi, tôi rất cảm động. Vì như quá hiểu tôi, các cháu cho nó nằm riêng ra một chỗ, ẩn cư, tách khỏi loạt bài của các nhà văn tên tuổi. Tiếc rằng các cháu nghe tôi ốm ho nói qua điện thoại nên khi viết lại đã có vài chỗ lầm - như stent thành stain, hay ghi Lê Đạt đã cùng tôi đến viếng.
          Khải, cùng Canh Ngọ như tôi, tham gia chống Pháp từ năm 15, 16 tuổi, bắt đầu lớn khôn con mắt chỉ thấy có Bác Hồ và Đảng. Tôi may mắn hơn: được thấy trí thức Trung Quốc sôi sục chống đảng, được thấy dân Trung Quốc khốn khổ vì đảng. Nhưng đều là phải qua một quá trình chật vật vất bỏ đi cái bàn tay ma quái nó phù phép.



          ***


          Còn câu chuyện này tôi để ở dưới cùng.



          Khải một hôm bảo tôi từ nay, tuy yêu Cụ Hồ rất nhiều, nhưng tôi không bao giờ viết đến Cụ ở trên sách báo nữa. Tôi thấy ở câu ấy một biểu tượng li khai. Nguyên do thế này.



          - Một lần nhà in nó xếp thế nào bát chữ bị xô, mẹ nó, ác thế, chữ tịch trong “Hồ Chủ tịch” của tôi lại ở vào đúng chỗ xuống dòng mà thế nào khốn nạn chưa một chữ tịt ở chỗ khác tận đâu mả mẹ nhà nó, nó lại nhảy bổ nó ngay vào đầu dòng dưới để hứng đón lấy chữ Hồ Chủ ở cuối dòng trên. Tất cả toà soạn báo, tất cả nhà in, tôi xin nói là toàn bộ công nhân viên, binh lính, sĩ quan, không sót thằng nào, con nào, toàn bộ phải tập hợp lại đứng im thin thít ở toà báo cho an ninh quân đội điều tra, vặn hỏi gần hết một ngày liền. Đứng im và câm như tội phạm. Tôi không chỉ câm mà còn tái mặt đi, nghi can chính mà, bụng cứ nghĩ chết to rồi…, thằng nào hại mình ư? Hay gián điệp thật? Còn hai đầu gối thì chốc lại đảo đồng va nhau lịch kịch. Tự nhiên thấy xương chân mình nó vang rất xa ông ạ, là xương ống mà, cộng hướng, đứa ở cạnh mình khéo nghe thấy rõ… ừ, run như chó bị mưa ấy. Có lúc nghĩ làm thằng cộng sản mà lại sợ đồng chí an ninh của mình đến thế này thì lạ quá. Nhưng rồi lại thấy mình đúng là một con chó đang run lên cầm cập. Về nhà mặt vẫn còn tái nhựt, hai cẳng thỉnh thoảng lại ôn tập bài múa run.



          Kinh lịch run như chó bị mưa có góp phần thai nghén cho Nghĩ muộn Đi tìm cái tôi đã mất không? Ừ, mà có lúc nào Khải nghĩ: giá anh Ba cũng ghét sát sinh như ông Đạo trong Mùi hương thơm ở Núi Kỳ Lạ của Butler không? (Butler sang Việt Nam tặng sách này cho Dương Thu Hương “Thân tặng em Dương Thu Hương, văn em viết hay lắm”. Hương đem tặng tôi).

          Comment


          • #50
            Chương 48

            Đến đây, sau Khải, cho tôi nói sang Q., một bạn học từ bé cho đến cuối 1946 chiến tranh xa nhau, hai bên trận tuyến, rồi mãi tới 1975 mới gặp lại.



            Sau bao năm bẵng tin bạn thân gặp lại thì cố nhiên hay quá rồi. Nhưng vừa bắt tay, cái đầu tiên sau vài chục năm, Q. đã hỏi tôi: “Thế nào Sao Đỏ Con? Già thì đỏ bạc màu đi rồi hả?” Ha ha cười rồi giải thích: “Nghe ông chống đảng! Đỏ phai là bội bạc lại cờ đỏ. Tôi nghe tín này rất mừng. Mais on revient au peuple, quoi, - Thì trở lại với dân mà”.



            A, nhờ Q., tôi nhớ lại tên “Sao Đỏ Con” bạn bè đặt mà tôi tự hào - trong lớp học, tôi bênh Việt Minh nhất. Lúc ấy tôi cũng khen dữ Con đường sáng của Hoàng Đạo, nhà văn Quốc Dân Đảng. Tôi thích lý tưởng tưng bừng và văn trong sáng của tác giả.



            Tôi thấy Q. như có một nét mới, cái nhìn đặc biệt chất chưởng. Chẳng hạn tưng tửng:
            - Đánh Mỹ là một công trình giao thông nhằm chuyển đi ruột dinh cơ mà các ông miệng ghét bụng thèm. Phải cái tội quá tốn kém.
            - Dinh cơ sứ quán Mỹ đó! Xẻ dọc Trường Son để vào đuổi nó bán xới con mẹ hàng lươn rồi rinh tùng rinh nó ra tận Hà Nội! Vì nguyên lý cộng là cứ phải đánh đế quốc ê mặt tái mào đi rồi mới vớt lên cho làm đối tác. Cũng như trảm tư sản dân tộc bắt hưởng cảnh ăn mày gọi là cải tạo cái đã rồi mới cho sống lại. Đùa thôi, chính là tư duy cộng sản đã vỡ tan vỡ nát khi đi vào cuộc sống.



            Cũng hôm ấy Q, bảo tôi: Thoạt đầu dân Sài Gòn nói XHCN là Xạo Hết Chỗ Nói, tôi chưa tin. Sau thì tin. Tại sao? Đọc Tố Hữu “Ngôi sao chân lý giữa trời, Việt Nam, vàng của loài người hôm nay”. Ông ơi, phét quá! Phải là cỡ đại hâm. Tôi đã sống với lính Tây, Mỹ, Thái, Hàn, Úc… đến đánh Cộng nhưng chưa thấy thằng nào khoe là ở quê nó máy lạnh bò đầy đường như, xin lỗi, các ông. Nếu là Quỹ Ford tôi sẽ chi vài triệu đô mở hội nghị khoa học thảo luận đề tài về nghĩa vụ nói phét. Rồi nghĩa vụ cãi văng tê. Sau hiệp định Genève, thế giới tố cáo các ông cài người ở lại phá hoại thì các ông chửi là vu cáo bỉ ối và lời các ông hay dùng nhất lúc ấy là “vả vào những cái mồm nói láo”. Nay báo chí lại tự hào ngay từ lúc hiệp định Genève chưa ráo mực đã sớm cài người, rồi mở đường mòn với “con thuyền không số” để chuẩn bị cách mạng. Lạ à? Đọc Nhân Dân 21 tháng bảy linh tư đi.
            Tôi đọc. Gia Lai gặp mặt 154 cán bộ được đảng phần công ở lại “bám dân bám đất, lãnh đạo chống lập tề, chống bắt lính để tiếp tục sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà ngay sau hiệp định Genève”.
            Sau đó mấy hôm Q. gặp tôi. Nói ngay: Chú ý là ngay sau và tiếp tục sự nghiệp giải phóng tức là hê mẹ nó Genève đi từ sớm và uýnh luôn sang màn hai, thế nhưng lại nói vì nó không chịu tổng tuyển cử. Anh cài người, từ Lê Duẩn, anh chôn vũ khí lại, anh phá Chính quyền Quốc gia thì hỏi còn đứa nào tổ chức được tổng tuyển cử nữa mà anh cứ vu cho nó phá tổng tuyển cử! Lưỡi không xương, ông cha nói hay thật đấy! Gần đây cố vấn quân sự Trung Quốc tung ra hồi ký cho hay tháng 3 năm 1955, La Quý Ba, Vi Quốc Thanh và Võ Nguyên Giáp đã vào tận Bến Hải nghiên cứu bờ biển để sớm đề phương án tác chiến “tương lai”. Tháng 9, Võ Nguyên Giáp lại sang họp với Bành Đức Hoài và tướng lĩnh Trung Quốc bàn thêm. Trung Cộng không lộ ra thì có đến mùa quít dân mới biết đảng đã cùng với Bắc Kinh chủ động tiến công trước cả Mỹ nhiều, ông biết Wilfred Burchett viết sách nói ký xong Genève, Phạm Văn Đồng ứa lệ đau đớn bảo ông rằng Bắc Kinh đã mua chuộc Pháp và phân bội Hà Nội. Rồi Đồng lại tuyên bố công nhận Hoàng Sa của Trung Quốc và không hề ứa lệ. Trong khi Hội nghị San Francisco 1951 đã công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của nước Việt Nam Cộng Hoà! Chả ma nào hiểu nối lúc nào ứa lệ thật mà giả, lúc nào thân nhiên không mà có. À, vậy thì nhờ chính đế quốc thừa nhận mà Sài Gòn thu hồi đất đai, biển đảo rồi chiến đấu bảo vệ nó. Ngược lại, ông anh cộng sản lại nẫng mất toi của Việt cộng.
            - Ô hô! bất giác tôi kêu, rõ to.
            Q. nắm tay tôi lắc khẽ như muốn vỗ về:
            - Theo tôi, Mao mở chiến tranh thảm khốc ở Việt Nam là để dọn cho mình một bàn tiệc và đặc biệt qua đó lại còn được hưởng một món cực hiếm: đất đai của chính chiến hữu cộng sản. Một bạn tôi, sĩ quan Thiết giáp, năm 1983 vừa tù tận Lào Cai về liền bảo tôi: Nên hiểu câu ông Hồ nói Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào thành ra Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Hoa vào, ở tù tôi rút ra cái sự thật kinh khủng lù lù ấy. Thằng Tây nó tếch, thằng Tàu nó sang.



            Mất một lúc tôi như say sóng. Choáng. Và đột ngột hiện lên trước mắt tấm tranh vẽ khổng lồ suốt những năm chiến tranh vẫn treo trước toà nhà đối diện cửa hàng Bách hoá tổng hợp: Ông Hồ sơ-mi lính chống nạnh nhìn đoàn quân lớp lớp ra trận. Rồi tôi không còn ngước lên nó bao giờ nữa. Có thể chống nạnh nhìn con em rầm rộ, lũ lượt dấn thân vào cõi chết như thế được không? Muốn phủ dụ: nay thế giặc nhàn, Bác chống nạnh ung dung thế này là vì thế…, cháu sẽ hy sinh nhưng cháu đã dược Bác xét duyệt, vinh dự đấy, phấn khởi lên, Cố nhiên đây là tác phẩm dựng theo ý hoạ sĩ nhưng hoạ sĩ thì không thể tránh được cái khâu thỉnh thị đồng chí Tố Lành, tuyên giáo.



            Một khi hé ra, sự thật quá đơn giản thường giống một cú đấm táng vào giữa mắt. Bàn tiệc linh đình, lớp lớp đàn em tưng bừng bưng dọn cho Mỹ cút ở Biển Đông để Hoa vào thế chân. Ôi, chỉ việc đối “nguỵ nhào” ra “Hoa vào” là thấy rõ cả một nước cờ siêu thủ. Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ mà.
            Chúng tôi rồi hay gặp nhau. Q. thường ra Hà Nội. Khoảng 1997, một bữa Q. nói: Tôi còn ngồi được với ông một hai giờ nữa rồi vào trong kia, con cháu chúng mang tôi sang Anh. Coi như tôi nhảy đứt vào cái xã hội nó không đội dân lên là những gỉ gì gi. Nhưng bên đó chính phủ nói dối là phèo với dân ngay. Ở các nước ấy, đâu có chuyện thình lình nhà cầm quyền phát hiện ra dân bị trói mấy chục năm mà thủ phạm trói là thằng nào con nào chả có ma nào biết. Chả bù ở các nước vừa thấy có mảng rau câu lạ dạt đến bờ biến là đã chu chéo báo động, ừ, vì chúng ta là dân bèo dân bọt chả bằng được rau câu mà. Thôi, bây giờ tôi mách ông nên tìm đọc hồi ký Hồi ức và suy nghĩ của Trần Quang Cơ viết Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Hồng Hà “làm nhục quốc thể”, quỵ luỵ với Bắc Kinh, kể cả với đại sứ Trương Đức Duy, mở ra thời kỳ Bắc thuộc mới.

            - Hồi đánh Pháp, Tắc Vầy Đức Duy là cán bộ Hoa kiều vụ của Lý Ban vẫn lĩnh lương của ông Đỗ, phó tướng của Trưởng ban kinh-tài Nguyễn Lương Bằng.
            - Ngày nào nhân viên Việt Cộng quèn đừng mong đến bên đầu não thế rồi thành đại diện của Nhà nước Trung Hoa thì gặp ai cũng được và ra yêu cầu là Việt Cộng nghe. Thế nào mà anh hùng sắt đá lại hoá thành con ốc vỡ vỏ và người xéo vỡ lại chính là Bắc Kinh. Nhục chứ! Từ nay khó khăn là phải vật nhau với ồng Anh vốn chả còn lạ gì gan mề phèo phổi họ nhà sứa của chú em.
            - Nghe ông, tôi nhớ đến nhà văn Pháp Claude Roy ân hận mãi về việc mình đã vào đảng. Khi bỏ đảng Roy nói: Vào Đảng cộng sản là “theo đuổi có hiệu quả công cuộc ăn cắp cuộc sống, ăn cắp lòng tin…” của người dân.
            - Ồ, tuyệt cú, bao giờ dân mình đọc được các ý này.
            Rồi chúng tôi chia tay nhau. Bất giác tôi hỏi Q.: ông toàn ở thành phố có trông thấy giòi bao giờ không?
            Q. nhìn tôi, ngạc nhiên:
            - Lúc bé về quê có thấy. Sao?
            - Nhưng đã quan sát vận động của giòi kỹ chưa? Vận động thuần tuý cơ học thôi.
            Q. lắc.
            - Theo tôi, trong các dạng vận động cơ học của sinh vật, xin nhắc lại là đây tôi chỉ nói vận động thuần tuý cơ học, thì dạng động học của giòi là đáng xem xét hơn cả. về tổ chức và hành vi, nó đồng dạng, thuần nhất không thứ gì bằng, về hoạt lực, nó tích cực nhất, năng động nhất, cạnh tranh nhất, hiệu quả nhất. Thế nhưng cá thể giòi không làm lợi gì cho tập thể giòi cũng như cho cái môi trường nuôi nó. Khi nó thành ruồi bay đi rồi thì cái không gian - tức là cái xã hội giòi - từng đã tưng bừng hơn hội lễ dung chứa nó lập tức trở nên rỗng tuếch, không một dấu tích, ngỡ như không khí cũng sạch trơn, hư vô hoàn toàn. Thôi, tào lao với nhau thế được rồi nhỉ.
            - Ý giòi quá hay. Hay lắm. Thôi, chia tay… hãy ôm khẽ nhau một cái.
            Tôi thú thật là bịn rịn. “Đi may mắn…, tốt lành…” tôi hơi ấp úng. “À, H., quên, em gái ông, cứ quên…”
            - Chết rồi, Liên Khu 1 đầu kháng chiến. 28 tháng giêng 47. - Giọng Q. hơi nghèn nghẹn. - Em nó lên chơi bà bác trên Hàng Đường trưa 19 tháng chạp thì tối nổ súng, mất liên lạc với nhà. Đi cáng thương binh tử sĩ ta đánh đầu câu Doumer, em nó bị đạn súng cối chết ở gần bóp Hàng Đậu.
            Tôi im lặng nắm chặt tay Q. mà bụng ngổn ngang khó tả.
            H. thường đỏ ran mặt mỗi khi tôi đến tập ghi-ta hoặc nghe tiếng Anh Assimiỉ (giáo trình tiếng Anh nổi tiếng của Pháp - BT) với Q. Chơi đàn và nghe đĩa lúc ấy, tôi lơ mơ tới người con gái với chiếc áo dài màu cyclamen mà tôi luôn đinh ninh là màu môi má H. tràn sang. Một lần theo Q. lên gác, khi qua găm cầu thang bày giầy dép, tôi thoáng thấy đôi xăng-đan da đỏ quai viền kim tuyến thật mảnh đặt ngoan ngoãn trên một bục gỗ con: H. đi nó hôm theo Q. và tôi đến kermesse - chợ phiên đầu tiên sau ngày Độc lập ở Ấu trĩ viên. Tôi khẽ tụt dép ướm chân vào chiếc xăng-đan tôi ngắm vụng hôm nào, nó mềm mại như thuận lòng, như đáp lời, như một bàn tay ngửa ra trao. Thằng ngố, thế mà ngỡ đã có thệ ước dưới cái gầm cầu thang mờ tối lơ lửng một mùi nước hoa xui tìm một cái gì…
            Sau cuộc chuyện trò dài ấy với Q., tự nhiên cả đêm những lời Q. nói lởn vỏn mãi trong tôi. “Nhà triết học Trần Đức Thảo, tôi không quen” - Q. nói, “nghe đâu ông ấy bị tâm thần, luôn sợ an ninh. Nhưng cuối đời ông ấy viết đả mấy người phê bình đảng thì tôi nhận ra đó là sự sụp đổ thê thảm của một đời trí thức”.
            Không hiểu sao tôi không thanh minh hộ Trần Đức Thảo, Mà lại thú thật với Q: Nghe ông, tôi xấu hổ… Tôi hay sợ… Nó ló ra luôn, rất tức thì, và tôi phải cố lắm.



            - Tôi khác gì đâu? Ở chỗ này cần nói rõ một tí. Sợ chính là ông thần hộ mệnh nội sinh. Hộ cho cái mệnh sinh học là thân xác và cái mệnh tinh thần là phẩm giá, lương tâm. Việc đáng réo chửi là trên cái nền tự vệ Bản Năng ấy, người có quyền lại cài cấy thêm hệ thống sợ vào mỗi chúng ta, gieo vào chúng ta một Ý Thức Sợ và cái sợ ngoại sinh này lại được vun trồng, tưởi bón công phu để cho có một con rô-bốt hay con ma xó hay thằng cò sợ nấp sẵn ở trong mỗi chúng ta, nó ngày một ranh ma tự động remote cho ta cái sợ ngày một tinh vi. Tôi hỏi ông kết quả đầu tiên của lập trình Sợ luôn được nâng cấp ấy là gì? Ờ, cố nhiên là hèn… Nhưng… ừ thôi được, cho là hèn đi, vậy biểu hiện đầu tiên của hèn là gì? Là ăn gian nói dối, đúng chứ? À, đúng! Cái này là đặc thù của con người, khiến con người đốn hơn con vật. Sợ vãi đái ra trước mặt ông nhưng chó mèo không ăn gian nói dối với ông! Chó mèo, gà vịt, hay rận rệp, đúng, rận rệp mà cũng ăn gian nói dối, uốn lưỡi nhất trí bậc thày cả thì tôi dám chắc cuộc sống sẽ quả ư kinh hoàng. Những ngày xung quanh đi cải tạo, tôi có khi cả tuần không ăn, sụt chín cân trong hai ba tháng! Nhất là hồi họ gọi vợ tôi đi tra hỏi: làm “phát ngôn viên” cho nguỵ đã chửi cách mạng những gì? Mãi họ mới vỡ lẽ là đã lầm “phát ngân” thành “phát ngôn!” Có tiền gì đâu mà có phát ngân thì tất phải lầm chứ? Cũng như có văn hoá đâu nên bắt oan người ta rồi tha về mà chả thèm xin lỗi một lời. Nhưng tôi nói, như ông, tôi đã cố vượt cái sợ. Tôi đã nghĩ nếu vào trại tôi sẽ học nhiều người mót lấy bo bo trong cứt tù già không tiêu nối thải ra rồi ngâm suối vài ngày để nấu lại ăn. Phải sống! Vì tôi tin Mỹ sẽ trở lại, tư sản như Phạm Nhan rồi sẽ mọc đầu do đó mình còn có thể sống và nên sống. Nói sao rồi nhỉ? À, nói tôi cũng đã không sợ như ông. Mà bảo ông không sợ là có chứng cử. Đó, đời ông một con zê-rô tổ bố nhưng ông vẫn chọn cái vô dụng chứ không kiếm cái hữu dụng. Hữu dụng nay dễ kiếm lắm. Lên báo lên ti-vi nịnh khỏe vào. Muốn họ nhà mình danh giá chỉ căn mua bên văn hoá cái giấy công nhận cho ông cụ tổ bốn đời của mình tại xã này xã nọ đã có công phục dịch quân Quang Trung khi đánh ra Bắc. Khắp nơi lễ tổ. Nghe đâu các nước thèm có một ông tổ như ta để làm lễ quốc tổ lắm.
            - Hàn Quốc vừa bắt bốn anh Việt ăn cắp chó quỳ lạy con chó vừa cắt tiết xong. Họ bảo bọn mày thạo lạy lắm mà, cái gì cũng lạy lia lịa được, vậy lạy chó của chúng tao đi.
            - A, (tự nhiên Q. dừng lại nhìn tôi, nhìn từ trán xuống cằm rồi nhướng một bên mày lên). Mà ông cũng văn chương đáo để cả đấy chứ… Sao không cho trào ra?



            Chả hiểu sao tôi không đáp lời Q. hỏi mà lại khẽ nói: Tôi chả thiếu lúc hèn. Nhưng tôi đã cố không để cho sập cái cứ địa cuối cùng là nhân phẩm vì nó giúp tôi chống lại họ. Thà sập thân phận xã hội. Nếu hỏi trong đời đã có lúc nào tôi nói năng âm vang nhất thì tôi có thể nói tới lúc sau đây. Lần ấy, 1975, kết thúc chiến tranh, Lê Duẩn đặc biệt đến báo Nhân Dân nói về thắng Mỹ. Cơ quan báo đảng biến thành hội lễ tưng bừng, mọi người hớn hử trạt bâu vào nhau nồng nhiệt hoan hô Tổng bí thư. Tiếng vỗ tay reo hò im bặt khi Lê Duẩn lập bập cất tiếng. Cũng lại chả hiểu sao tôi bỗng cùng lúc đi khỏi chỗ ngồi, rẽ quặt ngược chiều xuống hàng ghế cuối hội trường, một mình chống hai tay vào thành ghế rồi đứng đó - vâng, tạo nên một khoảng trống khá rùng rợn giữa hai diễn giả chênh lệch vô biên về quyền lực để chất vấn tác giả của “thắng lợi”: “Thắng gì? Thắng ai?” Mà tôi tin rằng Lê Duẩn nhìn mắt tôi đã đọc ra được chất vấn chát chúa của tôi. Tôi cũng có viết. Cho tôi.

            Con rắn bò còn để lại vết cơ mà. cả một đời bò lê trong đàn áp chả lẽ lại không có chút mùi vị địa ngục nào lưu lại? Nếu “Trời còn cho có hôm nay, Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời” thì tôi sẽ trình làng một chút chứng tích. Chống lại họ, tôi đầu tiên học chối từ hư danh. Hư đốn mãi với danh nghĩa chiến sĩ giải phóng loài người rồi mà. Có người bảo tôi sao không xin vào Hội nhà văn. Tôi cười. Tôi đã chống đảng thì vào cái hội con của gã bố ấy làm gì? Người ta bảo tôi nộp đơn xin trợ cấp chống Mỹ thì tôi nộp một sơ yếu lý lịch ghi bị khai trừ đảng vì ở trong tổ chức chống đảng, lật đõ. Ý là không chống Mỹ mà chống đảng, tôi không xin trợ cấp chống Mỹ. Chính là tôi muốn cho thấy tôi phù nhận mọi nấc bậc ở thang giá trị hiện hành vốn là một xếp đặt nhảm. Lưng khôn uốn, lộc nên từ, Nguyễn Trãi đó. Đất nước này rồi phải dựng lại các giá trị chân chính. Nó như một chiếc bít tất thối, nhưng người ta vẫn cố hết sức uốn lưng khom gối để rúc lọt nổi toàn thân vào nó. Từ lâu tôi chỉ mong lìa thoát hết mọi ràng buộc ú ớ chúng dễ làm cho ta tầm thường đi mỗi khi ta còn lấy chúng làm chuẩn giá trị. Tôi chỉ mong được ở cái bậc thang của chính mình, nạn nhân mang bộ mặt chứng nhân của bạo tàn chuyên chế. Tôi đã lỡ là đồng chí của họ nhưng rồi giật mình không chịu tòng phạm với họ nữa. Vâng, cự tuyệt hết, vâng, tôi ấy, ấy thế mà có một lần tôi đã co giò toan lên một con tàu, gia nhập - engager một cuộc đi mà tôi nhận được lời mời từ trên tít chín tầng mây gửi xuống. Hồi ấy tháng 9 năm 1967, vừa bắt đám Hoàng Minh Chính, Trần Châu, Phạm Viết, Hoàng Thể Dũng, tôi đến Trường bổ túc văn hoá sơ tán về huyện Văn Giang, Hưng Yên gặp Trần Thị Vân, chị họ Trần Thị Lý để viết hồi ký, sau (cuốn hồi ký) Nguyễn Đức Thuận. Tâm trạng tôi rất đặc biệt. Luôn thấy mình đang bị nhòm ngó sát sườn, luôn thấy tìm gan, đầu óc mình bị phơi ra trần trụi. Như con nhái mổ phanh ở iớp học sinh vật. Và chán và thấp thỏm chờ - đến lượt mình - một trạng thái mệt mỏi, ngán ngẩm nhưng cứ phải giữ vẻ bình thản, có khi lại còn hiên ngang khiến họ gai mắt. Đêm ấy, đúng Trung Thu, nửa đêm rét, tôi kéo chiếc chiếu đầu giường nhà chủ đắp lên người và thế rồi thao thức, ngổn ngang không ngủ lại được. Chợt như có tiếng bẻ ngón tay lắc rắc khe khẽ, ở rất cao, đúng hơn, như có tiếng lụa rũ mở, không đúng hơn nữa, tiếng xập xòe khép đóng của những nan quạt ngà… ở giữa trời trăng vằng vặc. Ô, cánh chim sải gió khoan thai, hùng mạnh. Và rồi tiếng gọi vào tai tôi: Hu… u… hu… Tiếng gọi hết sức thanh cao như được xoe tròn, chuốt cho thật dài thật nhẵn, lọc cho thật sạch rồi gói bọc vào không khí chính thu thành những ống pha lê trong vắt mà gửi xuống cho mình tôi. Một đàn ngỗng trời - hay thiên nga - đang bay qua tôi để thiên di xuống phương nam ấm áp. Tôi vội ra sân nhìn theo, cố nghe vớt tiếng gọi. Không còn thấy gì, ngoài có lẽ vài gợn sóng trăng chấp chói bạc đâu ở gần chân trời, cái chân trời bỗng như một cửa mở của một vương quốc trong sáng khác thường. Và nhẹ nhàng lướt đi tít trên cao, mắt tôi thấy, một con thuyền galère thời xưa. Tôi đứng bơ vơ ở sân một lúc nghĩ đến câu Nous sommes dans line même galère, - chúng ta cùng trên một con tàu, của Camus cùng câu cô hồng thiên ngoại, chim hồng một mình ngoài trời, mà buồn. Tôi vừa để lỡ mất một lần kết nạp thênh thang nhất, sạch sẽ nhất trong đời.



            Nghe tôi, bên lông mày nhướng lên của Q. dịu dần dần xuống. Rồi anh khẽ khàng:
            - Tôi hiểu nỗi ông. Ông đã kiên trì làm cho được đúng ông để nên ông. Đời này, cái đời ở đó tout se vend tout se paie, - cái gì cũng mua bán được, thì kiên trì làm mình là cực khó. Ông chống họ về tinh thần và còn chống họ cả ở từng bước chân, từng lời nói. Còn tôi, tôi cũng đã cố giữ lấy manh chiếu - thành trì của kẻ đã bị tước đoạt sạch. Trên manh chiếu ấy, tôi có một vũ khí. Đó là con mắt nhận ra thấy ở sau bất cử sử thi, bi kịch, tráng ca nào đều có một gã hề, cái thành tố không thể thiếu của phận người. Kìa, trên đường thành người, chúng ta đã bao lần bốc bải cứt đái rồi đó! Làm Viagra để chữa tim mà hoá ra chữa lò xo cò súng, hề không? Nhìn ra tay hề này rồi thì thấy chả có ai đáng sợ hết. Tôi xưa yêu Việt Minh vì Việt Minh có đủ hai cái tiêu biểu nhất lúc đó: thứ nhất, có Cụ Hồ - Nguyễn Ái Quốc vai vế của Quốc tế Cộng sản; thứ hai, lại có cả Mỹ đứng bên. Lúc ấy gọi là “Bộ đội liên quân Việt - Mỹ ở chiến khu về” cơ mà. Té ra Việt Minh thuần đỏ! Đó, ở canh mở bát đầu ngỡ họ thân Mỹ ấy, khối người tẽn tò. Mà một nhân tố gây cười là gì? Là tẽn tò, đúng không? Lúc biết Việt Minh chính cống cộng thì lại nghe đồn Cụ Hồ ngang Xít và Mao. Trần Văn Giàu chẳng vai vế gì trong đảng mà còn hơn Thorez với Tito cơ mà! Nhưng độc lập rồi Việt Nam một thân chỏng trơ chống Pháp mãi! Thế là canh mở bát thứ hai lại tẽn tò nốt, ngỡ ta cộng sản cỡ bự thì hoá ra là cộng sản bị Quốc tế ruồng! Có một món nay luôn nói đến là “tự hào”, ngỡ thứ hàng này tối độc, không đụng với ai vậy mà ông xem, ta tự hào đã vũ trang giành độc lập thống nhất còn độc lập do đế quốc thí cho thì xấu hổ nhưng Xing (Singapore - BT) lại tự hào nó đã nhận độc lập của Anh cho rồi sau làm ăn giỏi khiến Trung Quốc phải noi gương; và độc lập sau ta 10 năm thế mà nay vượt ta hơn trăm năm. Một điều cộng sản không thấy là tự hào và xấu hổ thường cặp díp đi đôi. Đúng mà! Ông cha chả vẫn nói: Anh hùng như thể khúc lươn. Khi co chì ngắn, khi vươn thì dài. Hay Anh hùng nằm ngủ vỉa hè, Rách phơi của nợ lại khoe ông đây hiển hách võ công bề bề. Cứ xem đấy, trong khi chửi đế quốc như chó thì suốt ngày khúm núm biết ơn ông anh! Ta lấy máu đổ đầu rơi làm chuẩn để tự hào, họ lấy nguyên vẹn sinh linh. Đảng tự hào với nền độc lập bắt nguồn từ Cách mạng tháng Mười (Nguyễn Ái Quốc từng reo: Con đường cứu dân tộc của tôi là đây). Nhưng chính quê hương Cách mạng tháng Mười (Liên Xô - BT) đã lờ Việt Nam lúc mới chào đời đang cần ôm ấp tã lót. Vậy tự hào mặt nào, xấu hổ mặt nào? Thêm một thí dụ: Ánh lửa bạo lực cách mạng mở đường cho các ông vào Sài Gòn nhưng Sài Gòn lại mở mắt cho các ông thấy ánh sáng văn minh thế giới để sau rẽ vào xếp hàng nhờ vả nó. Ít ra “Nguỵ” nó cũng tự hào là bước đúng sớm hơn Cộng một chân! Cái chân kinh tế thị trường mà các ông khiêng về làm mảnh phao cứu sinh đấy. Khi bị thấm vấn ông đã nói dân ta anh hùng nhưng thua thằng hèn. Rất hay. Khi co thì ngắn, khi vươn thì dài… Co ngắn làm XHCN, vươn dài thì thành Xấu Hổ Cả Nước hay Xám Hối Cả Ngày, Ừ, Xin hèn tận cốt nhục.



            Chả biết thế nào, chia tay nhau chúng tôi dừng lại ở kết luận: Cộng sản mang ở trong lòng sức mạnh phá phách, cần có quyền lực thì lãng phí máu xương nhân dân, khi nắm quyền lực rồi thì tham nhũng tiền của của dân. Phong kiến tạo ra được nhân tài nhưng cộng sản triệt sạch. Biến dân thành những linh hồn chết.
            Sắp quay gót, Q. nói:
            - Nên hy vọng hay không đây?



            Thật thà tôi chả thể kết luận, u ám lắm.



            Tôi toan níu Q. lại. Không, tôi hy vọng. Tôi muốn trao đổi điều này với Q. Nhưng rồi lại buông Q. ra.
            Tôi đã nói đến hai vế anh hùng và bán nước đối chọi trên Mặt Mẹ Việt Nam. Gặp Q., tôi thấy ở trong con mắt Việt có hai cái nhìn trái nghịch nhau sâu thẳm, nhức nhối, định luật hơn nhiều so với hai mặt mẹ dẫu sao chỉ là trò tuyên huấn bày đặt giả tạo, xấu và ngờ nghệch.
            Nhưng sao không có bố anh hùng? Khôn ngoan cứ là loại trước, kẻo mai kia có đứa nó trình ADN thì quăng đứa “bố anh hùng” giả đi đâu?

            Comment


            • #51
              Chương 49

              Vào Sài Gòn sống, qua Q. móc nối, tôi được quen một ông bạn đặc biệt tinh quái, tinh quái ở con mắt biếm hoạ sâu sắc mọi sự liên quan đến cộng sản. Như nhòm thấy tổ chấy cộng. Cụ ví: cái tổ chấy ấy nó như xăng dễ cháy mà mắt mình lại như cái bật lửa hay cướp cò, chết thế. Rồi tự thú: Cái tính tôi nó nghịch, hay lỡm. Mà cộng thì lại nhị ngôn, cái thứ tạo lỡm nhạy nhất. Nhị ngôn quá chứ? Thống trị dân từ đầu đến chân, từ quá khứ - đó, tóm lý lịch ba đời con người ta nhét giọ! - đến bắt làm con - mà là con của Bác, mất trật tự quá ta - thế nhưng lại nói lấy dân làm gốc, làm chủ. Hứa thì trăm voi nhưng không được một tăm nước xáo! Bây giờ địa chủ đỏ lấy mất đất của nông dân chủ lực quân của cách mạng kia. À, còn, còn các ông anh ngoài biển cướp biển của ngư dân Việt Nam để gọi là phối hợp đồng tác chiến nữa. Hai gọng kìm cộng sản kẹp thế thì dân nào chịu nổi? Cụ ơi, đau quá mà bất lực thì sinh lỡm. Nên lỡm mang tính đảng phái rất rõ đấy nhá, nó thuộc về những người thấp cố bé họng - cộng sản không lỡm được đâu, chỉ thạo trần mỗi quy trình bất biến tự hương bái và bạt tai dân, đem chữ lãnh đạo toàn diện ra mà khui tới hồn cốt là thấy hai cái động tác xoắn xuýt hương bái và bạt tai này đó. Nói chứ, nếu Cộng sản tự lỡm được như tôi thì phúc tổ cho dân quá đi đấy!



              Xin giới thiệu vội: Cụ là nạn nhân lớn của cuộc cải tạo công thương nghiệp trong Nam. Và thông gia với chị gái Q. Bởi lẽ cụ bạn tinh quái hay “bình loạn” - chữ của cụ - nên tôi đi bộ hàng chiều với cụ.



              “Kiểu này ta có thể sưu thành sách như Vừa đi đường vừa kề chuyện của nhà văn nhất tập nhất tót vào lừng danh rồi biến: Trần Dân Tiên. Lấy tên ấy là tỏ ý đặt dân lên trên hết tất tần tận, gớm, hơn đế quốc thực dân chưa? Nhưng ông lại lòi đuôi ra khi cho đăng ký trước thế giới rằng dân Việt có một “Cha già dân tộc”, bất chấp vị Cha già đã nhận mình là Bác dân.



              Lại gật gù: Kẻ độc quyền ăn nói thường như vậy đấy. Nào, hãy soi vào cái chiêu bài vỉ dân trước. Đây xem, dân thích tư hữu thì đảng vì dân ra sao? Thì đảng diệt luôn tư hữu! Dân thích yên ổn làm ăn thì đảng nội chiến, đánh Mỹ, đánh hàng xóm láng giềng…, dần muốn ăn nói đàng hoàng thì đảng bịt miệng. Mời xem Hiến pháp 1980 nói: “Chủ nghĩa Mác-Lê nin là hệ tư tưởng chì đạo sự phát triển cửa xã hội Việt Nam”. Thế rồi nghị quyết đại hội đảng nào cũng “làm cho toàn dân nắm được ý thức hệ Mác-Lê”. Muốn bụm miệng cười ghê quá à. Dân Đức, dân Nga đã cho hai ông tổ nội bị cả kim la này ra rìa mà Việt Cộng cứ xì xụp. Ý dân bản chất là phản động, tư hữu tới cùng mà, nên đảng mới phải nêu “ý đảng lòng dân”, công thức canh ty kiểu Mác-Lê. Đảng nhường cho dân cái lòng làm theo ý đảng. Để cho cái lòng thực hiện hợp đồng đúng phắp thì có vị trọng tài tên là chuyên chính! Lại có các thứ chẳng dính gì đến dân đến nước mà cũng bắt dân “tự hào” như “đã đánh lùi từng bước, đánh sập từng bộ phận chủ nghĩa đế quốc” - xin lỗi, may mà chưa đánh sập chứ không thì moi đâu ra cái nạng vạn dặm của nó để mà mượn chống, tiến lên định hướng? Rồi thì “đã dựng nên Nhà nước công nông đầu tiên” - lại xin lỗi cụ chứ ở ta… éo có thằng nào khổ bằng hai thằng công nông nhá. Đấy, đi trên đường gặp cái xe nào mà cứ hãi khiếp vía lên thì chính Công Nông nó đó.



              Khiếp vía cứ y như khi nghe Lê Duẩn nói ở Hội nghị Trung ương 25, khoá III, tháng 10 - 1976. “Nhất thiết phải xoá bỏ giai cấp bóc lột, xoá bỏ sản xuất cá thwe, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa… Đường lối đó là dường lối của giai cấp công nhân không ai được chống lại”. À, xem ai chống lại? Dạ, là thằng dân vẫn ôm giấc mộng tư hữu từ tổ tiên ông cha nó. Nhưng mộng nghìn đời của tổ tiên mà bằng được cái mộng công hữu ông Marx ốm suốt mấy chục năm ròng, ôm cùng với hệ thống nhọt mạch lươn làm cho đít ông ấy máu me, đau đớn khốn khổ ư? Rồi lại chỉ rước công nông trí lên. Mà trí thì cũng là mới được móc ra. Còn con người mới xã hội chủ nghĩa ông Hồ xây dựng là gì đây? Nghĩ mãi thì ra là ba cái hồn Do Thái Đức, Nga La Tư và Hán hộn tạp pí lù lên thay cho hồn Việt.
              Nói một thôi có vẻ mệt, im được chưa tới ba phút cụ bạn đã lại: Này, nhân nói đến anh Hán, anh ta từng là trung tâm tập hợp bạo lực chống Mỹ, rồi là thày toàn diện của Việt Cộng thế nhưng lại thua trò một khoản tối quan trọng đấy.
              - ?…
              - Khoản dũng cảm yêu nước! Xem đây, bom hơi sức, súng đạn cho Việt Cộng uýnh đến cạn máu me nhưng sau sáu chục năm hơn rồi hắn có mó gì vào Đài Loan vẫn tách riêng ra của hắn đâu!
              Tôi đứng đực một lúc với cái sự thật trời đánh này, như cụ bạn đã cho tôi nhòm thấy củ tỉ cộng sản. Ờ nhí, hắn lại chả thiết giải phóng!
              Chiều nay, đi quá nhà thờ N. H. một lúc, cụ bạn thình lình dừng lại: Hôm nào ta nói ở cái xứ câm nhân tạo này dù trời sập đất lở thì rồi cũng chì im như cái… rắm xịt.
              Im một lát rồi đá vào một cột xi măng bên đường:
              - Trông cái cột này, cụ. Sứt mẻ, lở loét, lòi cuội với cọc thép ra. À, tượng đài lịch sử rồi cũng như thế đấy. Trần ai này cái bị vầy vò nhất, phá bậy nhất, vùi lấp nhất và được hương bái quỵ quỳ nhất chính là lịch sử! Kể ngay một thí dụ: ở Hàng Bún Hà Nội, có một bia kỷ niệm vụ quân Pháp giết nhân dân xóm này ngày 17 tháng 12 năm 1946. Bia cũ gạch vữa sơ sài có dòng chữ nhắc lại vụ sát hại. Dành cho dân thường thôi mà. Nhưng ở bia mới làm bằng hoa cương sang trọng thì khắc nối thêm hình búa liềm vào. Dành cho đảng ạ. Xí không còn sót thứ gì!
              - Đầu chiến tranh với Pháp, lính Liên khu I có quá lắm ba cha cộng sản và mười chàng Việt Minh thế nhưng nay tại nhà lưu niệm ban chỉ huy trung đoàn người ta cũng bệ búa liềm lên. Xoá luôn danh phận cả nghìn người không cộng sản.
              - Mà đâu ra búa liềm dạo đó? Ngày ấy chơi khăm Việt Cộng, sinh viên ủng hộ Việt Nam Quốc Dân Đảng, thì chính tôi chứ ai, đem treo cờ búa liềm lên đều bị bắt cơ mà. Vặn tôi nó giải tán rồi sao còn bệ nó ra? - “Tôi nhớ nó”. - “Nhớ hay xỏ lá phá hoại nó?” Ấy, cộng sản lại bắt đứa treo cờ búa liềm, vâng, bá láp thế đấy ạ. Bởi lúc ấy đã xảy ra một sự kiện kinh hoàng với cộng sản mà nay chả mấy ai biết, kể cả nhiều người lớn tuổi: ấy là đảng vừa ở trong bóng tối nhảy ra hưởng ánh sáng tự do và cầm quyền thiếu tám ngày đầy ba tháng thì ngày 11 tháng 11 năm 1945 đã phải “giải tán”, tự xoá số hộ tịch, giấu biến cờ quạt, chui lại vào bóng tối, vâng, biết dân ghét cộng tam vô, tay sai Đệ tam Quốc tế ạ. Ngày ấy chỉ thấy cờ Quốc Dân Đảng, cấm thấy búa liềm, giấu đi như thời thoái trào ấy mà. Ngày ấy cả khu vực Hàng Bún, cửa Bắc, cho tới chợ Đồng Xuân quành xuống Hàng Đào, Hàng Gai quay ngược trở lên, số lượng đảng viên cộng sản đếm chưa hết phần tư cái móng ngón tay út.
              - Thế sao 1945-46 lại chưa dám nhận làm bố dân?
              - Vì… mới nắm quyền.
              - Cóc phải! Vì ngày… ấy… đa… đảng!
              - … A, thảo nào ngày ấy ông Hồ mới nói “Hồ Chí Minh chết thì chết chứ không bán nước” ở ban công Nhà hát lớn! Đã có một bộ phận dân nghĩ như thế thật thì mới phải công khai phủ nhận trước dân và thế giới khả năng bán nước hay tư cách Việt gian chứ. Bữa ấy tôi đứng cách có bốn năm bước ở sau lưng ông Hồ, Cụ Huỳnh Thúc Kháng và Võ Nguyên Giáp. Trèo tường hông bên trái vào. Cùng Hải Rỗ Bát Đàn. Chính quyền mới mà. Chưa quen canh gác trật tự.
              - Lúc ấy dân nghi ông Hồ bán nước không ít đâu. Nhưng nghe tuyên truyền, rất nhiều người vẫn ngây thơ tin rằng Hồ Chí Minh đã cho Pháp vào để đuổi Tàu Tưởng đi. Bịa, bịa. Pháp vào Đông Dương thay thế Trung Quốc là việc hai nước cùng phe Đồng Minh thương lượng với nhau, chả phải hỏi han gì ông Hồ. Ông Hồ không thích cũng phải chịu. Không chịu thì họ bứng ông đi luôn! Nên biết “Hoa quân nhập Việt” quân Tưởng vào còn là để “diệt cộng cầm Hồ”, diệt cộng bắt Hồ Chí Minh. Cho nên Cụ Hồ mới phải thề chứ, lúc ấy đảng kiềng dân thật. Không kiềng có mà dân a lê hấp đá đi cho Việt Quốc, Việt Cách lên. Chính quyền không một xu, hạt thóc, hỏi ai nuôi, ai che chở đây? Rồi Pháp trở lại, nguy cơ lớn quá! Vậy phải mọi cách lấy lòng dân. Phải thanh minh không bán nước! Phải giải tán đảng! Hương, một cháu gái đã giải thích: “Thời chú, đất nước còn gần”. Câu nói quá sâu sắc! Nghĩ chợt thấy ờ, đúng vậy, ngày ấy đất nước gần vì đảng cần dân đổ máu để giữ lấy cho đảng cái chỗ sau này đảng sẽ cầm quyền và thực hành món chuyên chính thẹo lệnh hai cha mũi lõ; còn nay đất nước ở đẩu đầu đâu ấy, của ai đó mất rồi, sờ mò mãi chẳng thấy. Phải nói hôm ấy nghe Hồ Chí Minh nói chết thì chết chứ không bán nước, tôi chạnh thương vì thấy ông ấy như đang thưa thốt với các đấng sinh thành là dân, tôi nghĩ khi đứa con kém mọn đã dám đưa hẳn hai ngả bán nước hay là chết ra để tự thanh minh thì khó có thể phản lại bố mẹ.
              - Mẹo agit-prop - tuyên truyền kích động - của đại học Đông Phương. Vì nó mà dân ta rút đầu ra khỏi cái thòng lọng thực dân để rúc vào cái cổ dề chuyên chính và toàn dân thì chỉ ba năm sau đã quay ra làm con của Cha già chung. Vấn đề bây giờ là làm sao cho mặt nạ rụng. Mà việc này chả khó. Chính chúng ta là phù thuỷ úm ba la cho rụng mặt nạ. Hay mở nắp bô!

              Tôi nhìn cụ bạn, thấy hơi quái dị.
              - Ừ, cứ xếp hai ba hiện tượng cùng phạm trù vào cạnh nhau là tự nó nổ đoành ra một phát sự thật có sức làm kênh nắp bô đi cho tới khi bật ra hẳn.
              Cười khà khà nhìn tôi: Nào, thử nhá, hãy mò vào chiến thắng 1975 của Việt Nam và thất bại ở Bức Tường Berlin năm 1989, hai cực trái nghịch của phe cộng. Ờ, thấy sao? Thấy phe cộng mới hơn ba chục năm đã bước vào thế bĩ, đánh lộn nhau, để thoát khỏi vai phó tướng được nguyên tắc tập trung dân chủ áp đặt, “gió Đông” đã cho nổi binh đao để chọi lại Bức Tường ô Nhục “gió Tây” dựng lên, để nện ngay chính Mỹ là kẻ Xô cộng đang muốn hoà hoãn. À, chúng mày ngồi vườn hoa bàn chuyện miễn chiến thì ông ị cho một bãi tại nhân tiền thối hoắc, ừ, ông sẽ làm cho máu chảy xương tan thật rồi khi Mỹ bắt đầu oải thì ông đòi phải bàn bạc tay đôi với ông. Lúc ấy, lắm người tin Mao, ngỡ cái khẩu lệnh Mao nêu ra - đánh Mỹ để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa, mà muốn đánh Mỹ thì phải đánh Liên Xô - là chính danh cách mạng hảo hán can tràng nên đã hăng hái nghe Mao nổ súng. Để tới năm 1972 Nixon gặp Mao thì Liên Xô và phe cộng chìm nghỉm. Mao thực tế đã góp sức cùng Mỹ hạ phe cộng, đúng không? À, quá đúng. Nhưng vết rạn nút, vâng, mới là vết rạn thôi xảy ra sớm nhất, xảy ra công khai trong phe cộng là ở đâu? Cứ xem Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vừa ra đời thì quạng ngay quả đấm đối ngoại phũ phàng đầu tiên vào đâu là rõ ngay tâp lự. Vâng, quạng vào chính Việt Nam. Đó, đòi Biển Đông và các quần đào Hoàng Sa, Trường Sa. Kỳ dị chưa, ơ hơ hơ! Nhưng còn chỗ này kỳ quái hơn nữa cơ: là cả phe cộng, nhất là Việt Cộng, đều coi Trung Cộng nhận vơ lãnh thổ Việt Nam là chính đáng, là chân lý, là phải nên không phản đối, còn Mỹ loã loà mới đích thị thằng xâm lược Việt Nam. Cái nhìn cộng sản kinh dị chưa?
              - Bởi theo nó thì bốn phương vô sản đều là anh em… “vô tổ quốc” như thế!
              - Rất hay! Hồi đánh Mỹ, Lê Duẩn nói chúng ta cần hiểu lự lực cánh sinh ở cả cái nghĩa chỉ để một mình Việt Nam đổ máu chứ Việt Nam phải có nghĩa vụ bảo vệ cho đại hậu phương yên bình. Lê Lai liều mình cửu chúa thế đấy!
              - Đời ác ôn thật! Giá như 1960 Đặng Tiểu Bình hạ béng nó Mao đi để đại trị với cách nhìn “một quốc gia hai thế độ” thì Sài Gòn sẽ tồn tại vô tội vạ chẳng có Đông Dương loạn li.
              Đến đây cụ bạn liếc tôi:
              - Úm ba la thêm vào chỗ này nữa nha: cộng sản bảo làm cách mạng cần nhiệt tình, thôi được, cho qua, nhưng tôi hỏi thêm là vậy có cần tri thức hay không? Điên mới bảo rằng không, hầy. Lại hồi tới, nhạy bén thông tin có phải là một bộ phận quan trọng của trí tuệ cách mạng không? Nào, đây, ở Pắc Bó nhờ đám tình báo Mỹ OSS, Cụ Hồ đã kịp thời có thông tin về Nhật đầu hàng, tức là có tri thức để đề ra chủ trương mới. Thế nhưng, éo le thay, chỗ này khó ăn nói với dân đây, vâng, éo le đến nực cười chỗ này, chờ cho khởi nghĩa Hà Nội thành công đã ba ngày, long trồi lở đất cả lên rồi thì đầu não cách mạng mới ngã ngửa ra. Vì tình báo OSS Mỹ thôi ốp ở bên, chả còn ai thông luồng trí tuệ cho nữa! Vậy thì có thể suy ra là năm 1949 Việt Cộng không biết Chu Ân Lai tuyên bổ về lãnh thổ chủ quyền ở Biển Đông! Không biết điều này nghĩa là gì? Nghĩa là ở giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bày ra trận mạc về chủ quyền lãnh thổ, mầm tai hoạ lâu bền nhưng Việt Cộng vẫn bình chân như vại! A, thưa cụ, đến đây lại bật ra câu hỏi tiếp theo: Vậy mù tịt thông tin hay yếu kém bản lĩnh chỉ đạo như thế mả cớ sao Việt Cộng lại cứ đòi độc quyền dắt dẫn dân tộc không chịu hợp tác chung sức với người khác ở trong nước? Tôi bổ sung một điều nữa cho thấy tri thức cách mạng của đảng hạn hẹp. Đó là về công tác tình báo, phe đã phân công cho ta chỉ làm tình báo nội địa còn tin tinh báo quốc tế thì hai ông anh bao sân, cho gì biết nấy. Còn lúc ở trên rừng bọn tôi không biết các chuyện tuyên bố với bản đồ chủ quyền lãnh thổ này thật.
              - Có biết đấy. Ngô Mạnh chuyên gia cung cấp thông tin cho Cụ Hồ sau này vào Sài Gòn bảo tôi ngày ấy ông ấy đã có nhắc đến chuyện này, trong bản tin tham khảo đặc biệt in ronéo đưa Cụ Hồ.
              Tôi chợt nhớ có lẽ tôi đã đọc tin “Trung cộng tuyên bố chủ quyền biển Đông” bên bếp lửa cho anh em báo Sự Thật. “La RPC procl. Mer de Ch. sa sveraineté”. Đúng cách Ngô Mạnh viết tắt.
              - Nhưng hỏi sao Bắc Kinh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa mà Mỹ và thế giới lại mặc kệ? Ừ, vì đó là chuyện nội bộ hai anh em nhà cộng, về ai cũng rứa cả, và đặc biệt nữa, Bắc Kinh lúc ấy so với Hà Nội lại hết sức niềm nở, thân thiện với phương Tây. Chính việc Việt Cộng cự tuyệt bắt tay với Mỹ năm 1977 đã tạo thuận lợi cho Bắc Kinh chiếm sáu đảo ở Trường Sa năm 1988! Anh tự trói anh vào cái cột trơ trụi giữa trời thì anh chết với lang sói thôi. Nếu Việt Cộng nhận đề nghị bình thường hoá của Tổng thống Carter thì e Bắc Kinh chưa chắc đã dám chiếm trắng trợn thế.
              - Bởi hồi ấy đang cho rằng Mỹ sắp chết đến nơi, có điên mới đưa tay cho nó bíu? Với lại Liên Xô chưa sập nên cà cuống còn cay dược.
              - Vâng, chính vì vị anh hùng này có cái gót A-sin (Gót chân Achilles là một câu ngạn ngữ rất nổi tiếng nói về điểm yếu của mỗi con người - BT) Vị cứ phải núp dưới bóng đa Liên Xô, bóng đề Trung Quốc thì mới thi thố được hai món võ độc là múa rá và đâm lê. Nên khi Liên Xô tan thì cà cuống lại vội cuống lên cà lấy Bắc Kinh.
              - Thế là cầu xin cưu mang che chở hai lần ở chính cái kẻ tuyên bố công khai chiếm lãnh thổ Việt Nam! Mà lần cầu xin thứ hai là sau khi đã có dũng khí vạch mặt nó trên Hiến pháp là kẻ thù trực tiếp!
              - Năm 1980 W. Burchett viết quyển sách theo đó, Phạm Văn Đồng đã giọng “rớm lệ” bảo tác giả rằng ở Hội nghị Genève, Trung Quốc “phản bội chúng tôi hết sức ti tiện”, “họ muốn bỏ ba nước Đông Dương vào túi họ” v.v… Nhưng hình như Đồng đã giấu các giọt lệ này đi với Cụ Hồ và Bộ chính trị?
              - ?…
              - Có giấu thì Bác với Bộ chính trị mới không sợ ông anh bỏ túi lần nữa để năm 1955 vẫn cho Võ Nguyên Giáp cùng tướng Vi Quốc Thanh vào tận vĩ tuyến 17 nghiên cửu phương án tác chiến mới ở miền Nam rồi sang Bắc Kinh để Bành Đức Hoài xét duyệt chứ.
              - Vâng, tới 1956 - 1957, Bắc Kinh nẫng Hoàng Sa thì chính Đồng lại ráo lệ tuyên bố công nhận.
              - Nhớ mang máng là hồi 1976 vẫn giải thích Trung Quốc vĩ đại không chỉ là đồng chí, mà còn là ông thày tin cẩn đã nhiệt tình giúp chúng ta để có được hôm nay, thế thì khi nào chúng ta muốn nhận Hoàng Sa về, Trung Quốc sẽ sẵn sàng trao lại.
              - Ghê chưa, thế là cho hắn canh ti cổ phân mất rồi!
              - Hay thật! Hai trang sử kề nhau mà đảo điên ngay tức khắc. Trang trước, tàu Việt nện làu Maddox Mỹ theo dõi tàu không số chở vũ khí Trung Cộng vào Nam đánh Mỹ và trang kế theo thì tàu Việt bị Hải giám Trung Cộng đuổi chạy re trên chính vùng biển của mình.
              - Cuốn Đằng sau tấm màn tre - Trung Quốc, Việt Nam và Thế giới ngoài châu Á (Bchind the Bamboo Curtain: China, Vietnam, and the World beyond Asia) do Priscilla Roberts biên tập, Trung tâm Woodrow Wilson và Đại học Stanford xuất bản 2006 vạch ra chính Lê Duẩn thừa nhận Duẩn biết Mao muốn chiếm Việt Nam nhưng vì lẽ Việt Nam nghèo mà sứ mệnh lịch sử là phải đánh Mỹ nên Duẩn cũng đành tra cả hai tay hai chân vào cái còng viện trợ của đàn anh.
              - Nhiều người vẫn tưởng Duẩn chống Mao. Lầm to! Dịp Nghị quyết 9 cuối 1963 nhất biên đảo theo Mao, Duẩn đã tôn Mao lên làm “Lê-nin thời ba dòng thác cách mạng”. Viết thành sách hẳn hoi, Nhà xuất bản Sự Thật đó. Cụ Hồ ba đào vì chuyển biến này. Khi Mao ức hiếp quá Duẩn mới bỏ “Lê-nin thời ba dòng thác” mà quay về Lê-nin oa-la-din.
              - Để rồi Nguyễn Văn Linh lại mờ màn hai: ôm lại Anh Hai, y như các nước Đông Nam Á cũng bằng mọi giá quyết diệt cộng nội địa bằng xong. Vùng này nổi rõ hai tấm gương ý hệ kiên cường xin tiết nhau.
              Bỗng cụ bạn khẽ huých vào sườn tôi:
              - Vấn đề bây giờ là xem có gỡ ra khỏi được hay không? Thằng con tôi ở Hà Nội mua căn hộ trong một chung cư ở quá ô Cầu Giấy. Đầu chung cư xây một bức tường mỹ thuật hoành tráng đề tiếng Anh Landlord (chủ đất - BT) với tên họ thiếp vàng rực rỡ tức người chủ sở hữu công ty bất động sản có toà chung cư này. Nó dần phát hiện ra lúc Cải cách ruộng đất người ta đã bắn hai địa chủ ở cái bãi trống gần chung cư. Cải cách trước thì bắn địa chủ cho thuê ruộng lấy tô, đổi mới nay thì tôn vinh địa chủ cho thuê nhà lấy lợi tức. Mà lúc nào cũng đúng, cũng vĩ đại, cũng đòi dân biết ơn. Đúng là ma quỷ! Thế là con không thể nhìn được bố ạ…, con tôi nó nói. Có lúc con định sẽ bảo ông landlord có tên thiếp vàng kia hãy sửa một lễ mà thưa với hai vị landlords bị công nông liên minh bắn trước kia: “Chúng tôi thấy vết máu oan khiên của các vị trên tấm biển chúng tôi nhưng chúng tôi tin máu của các vị sẽ tìm về được tới đúng bàn tay của kẻ từng gây hoạ cho các vị”. Vẹm (biến âm chữ VM tức Việt Minh - BT) là ai, thưa bố? Chính là chủ sới bạc còn đất nước chính là con thò lò bị họ búng cho quay tít, bõ ơi. Nay giết tư sản mai rước tư sản lên. Thê thảm. Hàng chục năm rồi cứ tháng 5 Bắc Kinh lại cấm đánh cá hẳn một quý ở biển Việt Nam thì đáp lại sao? Nịnh rất bợm! Trung Cộng họp đại hội đề ra ba chữ Tam Nông, Việt Cộng bệ luôn tam nông vào nghị quyết mình tức thì. Còn nữa. Giữa lúc dân Việt sôi lên phản đối cho Trung Quốc khai thác bốc-xít thì Bắc Kinh cử Lý Nguyên Triều, Trưởng ban tổ chức Đảng cộng sản Trung Quốc sang ký kết giúp đào tạo cán bộ cao cấp Việt Nam, hay nói cách khác mở lại trường đảng cao cấp hay khoa sản từng đỡ cho ra đời bao nhiêu lứa lãnh đạo của Việt Nam và Việt Cộng. Ký là bảo rằng em xin rúc đầu sâu hơn nữa vào hom Hoa hoá đây ạ! Vâng, chính thế. Năm 2008, Hồ Cẩm Đào và Lý Trường Xuân, trùm ý thức hệ và Lưu Văn Sơn phụ trách tuyên truyền đã mở phong trào “Hoa hoá, hiện đại hoá và toàn dân hoá chủ nghĩa Mác”, thế mà cứ ký đại! Cụ biết không? Mỗi lần ra Hà Nội, đến ngã tư Hàng Bài -Tràng Tiền rồi Hilton Opera tôi lại giơ tay chào kiểu nhà binh rồi nói: “Chủ nghĩa tư bản, cảm ơn mi thắng vẻ vang cộng sản. Thì đấy mi xâm lăng đất nước nó, làm biến đổi đất nước nó, lại còn cài cả mầm mống của mi vào đất nước nó nữa kia”. Tại sao chào lối nhà binh? À, là tôi thay mặt anh con cả tôi, đại tá công binh “nguỵ” chết ở trại cải tạo Lào Cai. Có điều cụ ơi, gần đây tôi nhìn nước ta sao cứ giống hệt một cỗ xe cút kít, xe một bánh hai cảng, tức xe bù-ệch (brouette tiếng Pháp - BT) ấy, do một người đẩy và lái, thùng xe chính là thằng dân nằm duỗi thẳng cẳng ra đó để chủ nó, một cha vai u thịt bắp võ biền nhưng mồm lem lém lý thuyết nó lèn chất đú các thứ rác rười vào mình. Xe lăn đi nghiêng ngửa, loạng choạng còn người đẩy, tức là chủ xe thì dần cứ lún chân xuống, không cất bước lên được nữa. Nó sa lầy. Sức nặng khiến nó sa lầy là gì? Là chính những bao tải tiền nó lột của dân rồi quàng lên cổ, quẩn quanh mình và nó ngã gục vì núi tiền bẩn đó. Cuối cùng cái thùng xe cút kít bật dựng đứng lên thành người.



              Tôi thở dài. Con thò lò bị búng quay tít, lũ chủ sới bạc, cỗ xe cút kít bật dậy thành người.
              Có lẽ thấy tôi âu sầu, cụ bạn khẽ huých tôi và nói tiếp:
              - Có chuyện này để dành giờ mới nói… Sáng nay tôi có việc đi buýt lên Thị Nghè. Buýt (xe bus - BT) đỗ, tôi xuống hơi chúi người, mấy người xe ôm đứng đó đỡ tôi. Tôi cảm ơn rồi chả hiểu sao lại phét lác: “Mình còn khá lắm. Sĩ quan Dù ngày xưa mà lại”. Cụ biết sao không? Mấy người tự nhiên hớn hở, tiến sát đến trước mặt, cười toác, như gặp người nhà vắng bóng lâu. “Good!” - một anh nói. Một anh nắm tay: “Bố mới bển về à? Bố đi đâu con xin chở đãi bố một cuốc”. Một anh giơ ngón lay cái lên: “Dư Quốc Đống! Bển (Mỹ) về thì bố lại được lĩnh lương thôi!”. Thì ra trong lòng người ta vẫn cứ sống động nguyên vẹn cả một thời óng ánh nào. Tôi rất cảm động. Nghĩ mãi mới nhớ ra Dư Quốc Đống là tư lệnh sư đoàn Dù thiện chiến của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà.



              Im lặng rồi nói tiếp: Này, sau đó tôi tự hỏi sao những người kia, những người đang sống rất cực nhọc kia lại trung thành với một chế độ đã sụp đổ, cái có thể coi như đã phản bội họ đau đớn như thế. Trong khi những người từng đánh đổ Chế độ Cộng hoà Sài Gòn thì nay đầy bất bình mà chửi thầm cái hệ thống rút cục đem lại cho họ phẫn uất hay vô cảm. Chẳng phải Trần Độ đã ân hận đánh đổ một chế độ mà té ra nó lại tốt hơn cái chế độ ông ấy tiếp tay xây dựng lên đấy ư?



              Đảo chiều được là nhờ dân đã thấy Việt Cộng chỉ là đứa em cúc cung phục vụ Trung Cộng. Nội dung phục vụ ông anh có một phân thế này: vâng, làm miu em giấu hộ cứt cho mèo anh. Đúng, một thời gian dằng dặc hắn ỉa đầy ra ở Hoàng Sa, Trường Sa mà dân ta có thấy qua một tẹo mùi gì đâu. Vâng, đảng vùi cứt mèo anh kỹ lắm. Trọng Lú còn bảo Biển Đông là bình yên vô sự.



              Tôi tặc tặc lưỡi. Giấu hộ cứt cho mèo anh, ôi, lão này kinh thật. Đúng, báo chí toàn chửi Mỹ mà chả dám ho he một lời về Bắc Kinh! Nhờ báo Nhân Dân, Trung Cộng hiện ra trong sáng, mẫu mực, ngược lại với Mỹ xấu xa, mưu đồ.



              Thì cụ bạn đã lại nói: Kể lại các bãi vùi từ thời Cự Hồ nha. Ở đây, có lên án Chu Ân Lai đem Việt Nam hối lộ cho Pháp ở Genève không? Có lên án Cách mạng Văn hoá không? Có lên án Bát Nhất bắn giết ở sáu tỉnh biên giới Bắc không? Tạm kể vậy. Thêm một tí hố vùi hộ mèo anh bĩnh ở bên ngoài. Khối đấy. Nepal có hai Đảng cộng sản Nepal ML và Đảng cộng sản thống nhất Nepal M, nhưng đưa tin về họ, báo Nhân Dân chỉ chú thích mỗi ML là Mác-Lê còn M kia thì lờ. Sao thế? Dạ, M là Mao-ít nên phải giấu kẻo bị ông anh cho là móc máy. Hay sau bạo loạn Tân Cương, Trung Quốc cách chức bí thư Thành uỷ Urumqi, báo Nhân Dân đưa đầu đề là thay, chữ cách chức chỉ hé ra tí tẹo ở trong bài. Với dân Việt mà cũng tinh tế hộ cho một tí tẹo như thế nhỉ?



              Mưa dầm thấm lâu, dần người dân đã nhận ra cái điều ghê gớm sau: Viên đạn Bát Nhất làm đổ máu Việt ở Hoàng Sa, ở biên giới Bắc rồi tây nam chính là thằng anh cùng cha cùng mẹ với thằng em nó hiện đang nằm ở trong nòng súng Việt Cộng.



              Đàn áp dân phản đối Trung Cộng cưỡng đoạt lãnh thổ, Đảng ngỡ đã giam giữ và khống chế được cơn lũ yêu nước của dân. Nhưng hậu quả lại hoá ra là tức nước vỡ đập. Nhưng ai hay qua đó, ít nhất cho tới năm 2010 này, dân bắt đầu nhận ra Trung Cộng xúc phạm đến lợi ích Việt Nam, Việt Cộng vẫn lặng lẽ đồng âm tín. Xem đây, ở Hoàng Sa, Trường Sa, một bên huỷ hoại thể xác Việt, một bên chôn vùi tinh anh Việt vào im lặng. Trong cuộc biểu tình chống Trang Quốc ở Hà Nội hồi tháng 6, dân đã giương cao tên các quân nhân Sài Gòn hy sinh năm 1974 ở Hoàng Sa và gọi là liệt sĩ, anh hùng, đón nhận vào lòng mình người lính Sài Gòn! Một hạm trưởng Sài Gòn hy sinh lại tên là Nguỵ Văn Thà! Vâng, Thà Như Nguỵ. Thà như nguỵ dám đánh kẻ xâm lược. Giương ảnh nêu tên các “chiến sĩ Cộng Hoà” lên chính là người Bắc u-mê-theo-cộng hắt đầu chuộc lỗi lầm từng u mê thù ghét, bắn giết những tâm lòng yêu-nước-phủ-nhận-cộng. Bắt đầu nhận thấy xưa đi giết anh chị em Cộng Hoà không có hề vì “độc lập dân tộc” mà là để mở rộng bờ cõi cho Trung Cộng, Xô Cộng, để lấy đất cho cái chủ nghĩa được coi làm báu vật “bảo đảm cho độc lập dân tộc”. Bản thân tôi một đời bốn lần chống, chống Pháp, chống Mỹ, chống Tàu rồi chống Cộng. Chống cộng ngay từ lúc nó ló mặt thì không chừng đỡ phải chống ba thằng kia!
              - Này, như điềm báo trước ấy nhỉ. Sau Thà Như Nguỵ thì đến Đoàn Văn Vươn. Vươn thành Đoàn thành hàng ngũ rồi kìa. Tôi vẫn tin một vĩ nhân có tài biến đổi có tên Đại Lưu Manh… hay thằng Thời Đại.
              - Đại gì, đại… đại nào? Cái gì?
              Tôi tủm tìm cười khất mai nói, biết lão này đêm nay khó ngủ. Mai tôi sẽ bảo lão cái ANH trong câu “bao giờ em bén cái duyên anh” ở bài hát Đèn Cù kia chính là thằng Đại Lưu Manh hay thằng Thời Đại, hắn sẽ lôi cổ mọi kẻ cầm quyền ngang bướng với nó mà bắt đổ lướt đi chẳng khác nào cỏ rác như Phan chu Trinh nói.



              ***


              Đêm đó, tôi đọc tờ giấy to cụ bạn đưa hồi chiều. Một ngày tin của Mạng Hữu nghị Hoàn Cầu. Phải nói không thể ngờ.
              Chúng ta phải hành động thôi. Cái đồ Việt Nam coi hễ ai có sữa thì là mẹ này. Hễ ai có sữa cho thì gọi là mẹ. Không mạnh tay thì có lỗi với những anh em đã hi sinh trong chiến tranh tự vệ.
              Đã đến lúc hành động rồi, mạnh mẽ kêu gọi lập tức giành lại Nam Sa.
              Đất nước không thể mất những hòn đảo này, đó là cả núi vàng lấp lánh đấy. Đi bảo vệ Nam Hải đi. Bọn ta đi bảo vệ thì Giao Chỉ sợ một phép không dám xâm nhập nữa.
              Nếu Việt Nam còn sinh sự, dẹp gọn luôn, biến làm một tỉnh của Trung Quốc.
              Tối nay đến sông Bắc Luân cho tụi nó một trận. Nếu cứ như thế này, Nam Sa hết hi vọng thu hồi.
              Xin mời, năm 79 đã nếm mùi, bây giờ làm trò ai mà sợ ai? Đừng nghĩ rằng Mỹ sẽ giúp tụi mày, cho những con khỉ này biến khỏi trái đất.
              Chả lẽ đất ta nhiều quá, khống cần Nam Sa nửa hả?
              Hãy cho những con khỉ này biến khỏi trái đất đi.
              Nhịn nhịn nhịn, nhịn hết nổi rồi, chả lẽ cỡ Việt Nam cũng hoa tay múa chân được, ta không động đến được Mỹ, nhưng đến Việt Nam cũng không đụng nổi ư?
              Đừng nói quần đảo Nam Sa, cả Việt Nam cũng là lãnh thổ Trung Quốc, không nhớ là Từ Hy Thái Hậu, gọi Việt Nam là An Nam sao?
              Muốn chết đây, đừng xem Trung Quốc nhịn là yếu đuối! Xem tụi mày được mấy nâ?
              Loại sài lang mắt trắng dã, quên ai cho chúng mày cơm ăn, đạp bằng Việt Nam đi.
              Ha ha…, đến lúc dạy cho Việt Nam một bài học rồi, luôn tiện cảnh cáo mấy nước tốt hỉn đang còn chiếm giữ đảo của Trung Quốc.
              Việt Nam bé tí mà dám ngông cuồng như vậy. Đã đến lúc đánh rồi! Trẻ con không nghe lời thì phải đánh đòn thôi.



              Bây giờ đảo của ta một thùng dầu, thì rồi sẽ trả ta một thùng máu. Đồ ngu muốn chết đấy!
              Con mẹ nó, nước tiểu nhân, trại tập trung, Việt Nam đây. (Ma đích, tiểu nhân quốc, tập trung doanh, Việt Nam).
              Khuất phục Việt Nam thì Nam Sa yên ổn. Khuất phục Việt Nam chỉ bằng thép và máu, không còn cách nào khác.
              Ngay đến ranh con (Việt Nam) cũng dám ăn hiếp chúng ta, hãy nhiệt liệt kêu gọi đánh đuổi kẻ xâm lược Việt Nam, bảo vệ Nam Sa của chúng ta.
              Bài học chúng ta dạy cho “Việt bá” - kẻ vong ơn bội nghĩa 30 năm trước vẫn còn trước mắt. Hôm nay - 30 năm sau - tiểu Việt bá lại đang chiếm đóng mấy chục hòn đảo và hát vang tuyên bố chủ quyền, làm sao có thể nhẫn nhịn được! Đường đường một nước Trung Hoa, trường thành gang thép lẽ nào không giữ được vùng biển bao la của đất nước?



              Việt Nam chẳng có chút tín nghĩa nào. Đừng tin Việt Nam.
              Nếu Việt Nam xâm phạm Nam Sa, Trung Quốc xuất quân chiếm Hà Nội!
              Quân đội chúng ta đâu???? Nên thanh toán đi thôi! Bọn đồ chó Việt Nam.



              Xin thử xem xưa nay trên thế giới đã có ai khinh miệt dân Việt chúng ta bằng mười sáu chữ vàng chưa?
              Anh ôm giấc mộng vĩ đại giải phóng loài người mà anh không giải phóng nổi anh ra khỏi cái danh hiệu Trung Quốc Bọn đồ chó Việt Naml Anh nói quý độc lập tự do mà thin thít nghe những câu chửi sặc giọng côn đò như thể sao?



              Cái đồ Việt Nam coi hễ ai có sữa thì là mẹ này… Hễ ai có sữa cho thì gọi là mẹ. Đau thật Có cái đút vào là miệng xưng con hết. Ôi, chân dung trung thực con cháu ông Anh tặng.
              Quãng những năm 1987-89, Văn học Xồ viết đăng truyện ngắn Cây tre của một nhà văn hình như người Litva Liên Xô kể chuyện ông nhặt một mẩu tre cụt vì bom Mỹ ở tận Nghệ Tĩnh quê Bác đem về nước. Rồi nhà văn kinh hoàng chứng kiến sức sinh sôi hãi hùng của tre. Tre ăn trụi hết - tủ lạnh, ti vi, thảm len, thảm hoá chất, ô tô… - và cứ thế nó man rợ bành trướng thành rừng khắp phố nọ phường kia, có cơ tre hoá hết mất thành quả Cách mạng Tháng Mười. Công binh phá mìn, xe tăng ủi… Vô ích. Nhà văn nghĩ khéo phải giở vũ khí nguyên tử ra “chinh phục” tre ma quái này.
              Quốc tế vô sản mà cứ ăn bám mãi thì người ta cũng bỉ.
              Học Câu Tiễn, đề nghị từ nay ở nhà các vị uỷ viên trung ương nên ngày đêm mở đĩa nhạc ngâm đoạn thơ Hoa trên đá của Chế Lan Viên.
              Sinh thời nào chúng bịp theo thời ấy, Thời hố thật chứng bày trò hổ giấy. Giả cách mạng, giả anh em, giả mặt trời hòng. Thối hoắc gió Tây rồi còn giở giọng gió Đông, Quỳ gối cho đế quốc cưỡi từ lâu rồi còn đóng kịch, Pháo Bắc Kinh thay vào bom Mỹ. Hôm qua bạn bè nay thành đao phủ, vẫn hát Quốc tế ca và dương cờ đỏ. Lũ “thái thú” tân trang bằng một ngọn cờ hồng”.

              ***


              Chung quy có lẽ do thiếu một thứ mà sáng 13 tháng 6 năm 1990, tôi đã nói với Lê Kim Phùng, cục trưởng A25 và sáu bảy quan chức an ninh: trí tuệ. Thiếu trí tuệ nên mới cứ đem miếng cao 16 chữ vàng dán đắp lên các vết thương tong tỏng máu trên mình đất nước rồi nguyện dù gì xảy ra ở Biển Đông (ngụ ý mất cả Biển Đông) cũng không làm phai được tình hai anh em cộng sản. Thiếu trí tuệ nên mới dám khinh dân, lừa dân, đàn áp dân. Mới không biết điều sơ đẳng này: Nước có thể chở thuyền, lật thuyền. Và thuyền thì hiện đang tránh dữ.
              Chắc Nguyễn Chí Hùng, cựu trưởng phòng chính trị sở công an Hà Nội dự hôm đó vẫn nhớ. (Cuối 2011, con rể Hoàng Minh Chính gặp Hùng ở Hà Nội đã bấm điện thoại để Hùng chào thăm tôi). Chắc nhớ cả cái ý tôi nói năm 1991-92 với anh ở nhà tôi rằng Đảng nên chọn Tổng bí thư ở trong toàn dân, nếu chưa là đảng viên mà dân bàu thì lúc ấy cho anh ta vào đảng cũng có sao? Thời bí mật dân dành bát cháo củ khoai cho là cứu cái mạng sống cá nhân của đảng viên. Nay dân bàu người cầm quyền là cứu cái hồn đất nước.

              Comment


              • #52
                Chương 50

                Đúng ra, sau ngày Bắc Kinh xâm lược sáu tỉnh biên giới Bắc, ít nhiều Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã riêng rẽ mó đến vụ án. Muốn rửa đi chút nào hai bàn tay nhúng chàm Bắc Kinh. Duẩn tự ý đưa Ung Văn Khiêm trở lại đảng. Lê Đức Thọ, Trưởng ban vụ án xét lại chống đảng cũng đã cho Lê Liêm làm chuyên viên ở Ban khoa giáo trung ương.
                Quãng 1980, một hôm Nguyễn Văn Thấm đến tôi. Là thư ký của uỷ viên trung ương Lê Liêm, Thấm bị bắt ngay san khi khai cung ở làng Cân Kiệm trước tôi ít lâu. Sau này, anh thường xuyên lui tới Vụ bảo vệ và đặc biệt hay được Sáu Thọ gặp. Anh kể là Sáu Thọ chăm thể dục lắm. Tập trên sân thượng, tập hàng giờ. Tập mắt - đánh tròng mắt láo liên trái phải, phải trái, tập răng - đập hai hàm răng khòm khợp vào nhau, tập tai - úp hai tay vào hai mang tai và đập khe khẽ… Tóm lại chăm giữ gìn sức khoẻ nhất hạng.



                Hôm ấy Thấm bảo tôi là sáu Thọ “nhờ” anh nói với chúng tôi rằng Sáu Thọ sẵn sàng cho chúng tôi đi làm, nhưng mỗi người phải viết một cái thư nhận đã có một lỗi gì bất kỳ, nhì nhằng xí xố cũng được, rồi gửi cho Sáu Thọ.
                Tôi nhờ Thấm nói lại với Thọ: Giải quyết vụ án xét lại không khó, miễn là đáng người lớn. Thế nào là người lớn? Là biết mình biết người, mình có đúng nhưng cũng có sai, người có sai nhưng ciing có đúng. Thứ hai, đảng đi bước trước, chủ động gặp anh em đặt vấn đề, kêu gọi hai bên cùng thiện chí. Thứ ba không cò kè bớt một thêm hai. Có thế thôi, chứ theo tôi thì anh em thà chết chứ không hàng đâu.



                Tôi biết Thấm sẽ nói. Còn chúng tôi qua Lê Liêm đã biết tẩy Sáu Thọ. Cách đây ít lâu Lê Liêm bảo tôi anh vừa được Sáu Thọ gọi lên nói tớ cho cậu đi làm. Ở Ban khoa giáo trung ương, làm chuyên viên. Lê Liêm bèn cảm ơn nhưng nói thêm nhân thể anh cũng “giải quyết cho các anh em khác”. Thì có biết không, Lê Liêm hỏi tôi? “ông ấy đang quàng vai mình đi ở sân nhà liền dẩy mình ra cáu luôn: Thỏi, không đi làm nữa. Giải quyết cho anh em cái gì?”
                “Ông ấy sợ chúng mình thừa cơ sẽ đòi dữ, ông ấy khó đối phó”.



                Sáu Thọ vẫn toan nắm đằng chuôi giải quyết tí rin. Cho anh em một chút quyền lợi nhưng đổi lại ông có bằng chứng trong tay là lời thú tội mới nhất của từng thằng và thế là trước công luận, trước lịch sử, ông vô tội. Kẹt lớn cho Thọ: Trong hồ sơ vụ án, các bị cáo xét lại không hề ai nhận tội. Thì làm sao nay chúng tôi lại nghe ông mà nhận tội, dù thế nào cũng được như ông nhử khéo.



                Thừa biết bên Trung Quốc trùm xét lại Đặng Tiểu Bình đã xoá hết các án xét lại, phái hữu, đi đường tư bản v.v… mà theo thông lệ thì đảng sẽ “học” tẳp lợ ông anh vở này. Thế nhưng khốn thay Duẩn, Thọ không thể sắm vai Bao Công như Đặng Tiểu Bình. Đặng không hề bắt xét lại và hơn thế chính bản thân với tội danh “Khroutchev thứ hai của Trung Quốc” Đặng còn bị bắt, hành hạ, làm nhục, con trai cả bị Hồng vệ binh đẩy từ lầu tư Viện vật lý Đại học Bắc Kinh xuống tàn phế cả đời. Lê Trọng Nghĩa cho tôi hai tập Ngã đích phụ thân - Bố tôi, của Đặng Mao Mao, con gái Đặng viết về nỗi oan nghiệp này.



                Vụ án xét lại chính là một bi kịch đau đớn nhất, bộc lộ rõ nhất bản chất - và cả truyền thống - đầy âm mưu bè cánh của đảng ở tít trên đính chóp bu cộng với sự chì trỏ, thúc ép của các ông anh bên ngoài vun xới, sử dụng.
                Đảng không thể tự tay xoá án xét lại. Đời nào Duẩn, Thọ lại nhận mình đã theo Mao hạ bệ tất cả những Việt Cộng nào cản trở công cuộc Mao phóng tay “căng đế quốc Mỹ ra khắp thế giới mà đánh” để cho “thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ”. Đầu tiên phải kể từ việc không biểu quyết hay bỏ phiếu trắng ở Hội nghị Trung Ương 9. Thật ra khi nói với Duẩn rằng ở Việt Nam, đại biểu của phái hữu đại khái như Võ Nguyên Giáp, đại biểu của phái tả đại khái như Nguyễn Chí Thanh, tức là Mao đã loại Hồ Chí Minh. Vì thể Hồ Chí Minh suýt nữa về trường Đảng để Nguyễn Chí Thanh lên chủ tịch nước.



                Có thể nói Lê Trọng Nghĩa tiêu biểu trong việc đáp trả yêu cầu của Sáu Thọ. Nguyễn Trung Thành gặp Nghĩa bảo viết tường thuật lại vụ của mình để Sáu Thọ xét và cho công tác. Lúc này Đỗ Đức Kiên, Lê Minh Nghĩa đã nhận công tác. Một sau là tổng cục trưởng, một bộ trưởng biên giới.



                Lê Trọng Nghĩa đã viết: Tôi bị khai trừ vi cái tội mà quyết định do anh Lê Đức Thọ ký ghi rõ là “lợi dụng chức vụ cục trưởng tình báo đưa tin sai lệch nhằm kéo Đảng ta rời bỏ đường lối cách mạng của Trung Quốc mà theo đường lối xét lại phản động của Liền Xô”.



                Chính phủ vừa ra Sách Trắng lên án Mao Trạch Đông có dã tâm thôn tính nước ta từ lâu, làm một chia li căn bản. Nhưng Nghĩa vẫn đeo tội toan “kéo đảng rồi bỏ đường lối cách mạng” của Mao!



                Nếu Đảng hành xử đúng chữ trượng phu quân tử, đưa nguyên văn nghị quyết khai trừ Lê Trọng Nghĩa có chữ ký của Trưởng ban chuyên án Lê Đức Thọ ra soi dưới ánh sáng của Sách Trắng thì vụ án xét lại được xoá bỏ ngay lập tức và Nghĩa có công lớn sơm biết ngăn chặn âm mưu của “kẻ thù!”



                Thọ chờ Nghĩa để tự cứu sẽ viết Giáp đã xui anh chống đảng. Như một vài người khai như thế đã được bềnh lên. Nhưng Nghĩa vẫn tôn trọng sự thật: Tôi thấy bắt tôi là nhằm đánh đại tướng Võ Nguyên Giáp.



                Sau đó Nguyễn Trung Thành gặp lại Nghĩa, ngán ngấm kêu anh Sáu Thọ đọc tường trình rồi, anh Sáu Thọ cáu lắm.
                Nghĩa là Nghĩa vẫn nằm bẹp dưới hầm chông. Nếu Nghĩa làm giống hai bạn đồng sự ở Bộ tổng và từng cùng tù đày?
                Nhân đây nên nói đến vai trò của Lê Trọng Nghĩa, một trong ba nhân vật chủ chốt làm Tổng khởi nghĩa ở Hà nội: Nguyễn Khang, chủ tịch uỷ ban khởi nghĩa, Trần Tử Bình và anh. Các sách của Patti, Tonnersson, Marr, Trần Trọng Kim đều nhắc nhiều đến Lê Trọng Nghĩa. (Trần Trọng Kim nói đến nhưng không nêu tên). Tonnersson còn viết rằng không biết Nghĩa nay ở đầu. Tôi đã nhiều lần nghe anh mắt rơm rớm nói đến ngày 19 tháng 8. Nhất là những khi nói ở nhà tôi, sát Chùa Hà, noi tối ngày 17 tháng 8 các anh họp quyết định hai hôm sau, 19 tháng 8 sẽ Tổng khởi nghĩa, không cần Trung ương thông qua, xét duyệt. Phụ trách đối ngoại của uy ban khởi nghĩa, Nghĩa lãnh đạo Đảng Dân Chủ và là người trực tiếp đàm phán với Bộ tham mưu quân đội Nhật, chính quyền Trần Trọng Kim, Phan Kế Toại và các đảng phái chính trị, góp phần quan trọng cho Tổng nghĩa diễn ra hoà bình, nhanh gọn. Tới khi nhận được báo Đông Phát báo tin tổng khởi nghĩa đã thành công ở Hà Nội, (do Công, con bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long đưa cho Hoàng Thế Thiện để chuyển cho), Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp còn bán tin bán nghi, sợ tái diễn việc dân Vác-sa-va (Warsaw, thủ đô Ba Lan) khởi nghĩa “non” rồi bị Hitler tiêu diệt. Thường vụ Trung ương càng không biết, như Tonnersson viết trong Cách mạng tháng Tám, ở Sài Gòn, tổng tư lệnh Nhật đã gặp Sukarno và Hatta của Indonesia, Aung San của Miến Điện, Sơn Ngọc Thành của Campuchia và Phạm Ngọc Thạch, lãnh tụ Thanh niên Tiền Phong thân Nhật và hứa giúp các nước này độc lập. Đặc biệt cấp máy bay cho Sukamo về nước ngay nên Indonesia độc lập sớm trước Việt Nam hai ngày. Đã biếu Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch một kiếm võ sĩ đạo và một súng có báng nạm ngọc. Của làm tin cho lời hứa long trọng của ông. Nên biết ở Sài Gòn, Thanh niên Tiền Phong giành chính quyền trong cờ vàng sao đỏ tràn ngập chứ không phải cờ đỏ sao vàng.
                Sáng 17-8-1945, chớp lấy cuộc mít-tinh của công chức chính phủ Trần Trọng Kim, Việt Minh ra mắt ở Nhà hát lớn; tối hôm đó, uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội họp ở Chùa Hà, quyết định ngày 19-8 sẽ khởi nghĩa ở Hà Nội. Thì ngày 18 tháng 8, Nhật bắt một số công nhân nhà máy xe ô tô Aviat có hành vi quá trớn. Dân lập tức đổ xô đến đen ngòm trước Bộ tham mưu Nhật ở đường Phạm Ngũ Lão biểu tình đòi thả. Trần Châu và tôi, hai anh em, những học sinh yêu nước nhưng không Việt Minh, đứng ở ngay trước cổng khu nhà, sát sau lưng là một khấu cào cào với ba lính Nhật đã đặt tay vào cò súng. Hết sức căng thẳng. Chúng tôi đâu hay chính Lê Trọng Nghĩa đang đàm phán ở bên trong. Phía Nhật và Nghĩa nhắc lại thoả thuận không làm hỗn loạn và không đụng đến quân đội Nhật. Khi chia tay, một sĩ quan Nhật bảo khẽ Nghĩa rằng Nhật muốn đàm phán thêm với Việt Minh ở khách sạn Asia Hàng Bông tối 19 tháng 8. Nghĩa cả mừng, như vậy là Nhật không biết kế hoạch tổng khởi nghĩa sáng ngày 19. Hoặc là Nhật biết nhưng lờ, miễn là Việt Minh làm theo đúng thoả thuận với Nhật, không gây rối loạn.
                Tối 19 tháng 8, gặp Nghĩa ở khách sạn Asia, phía Nhật thừa nhận Việt Minh đã nắm chính quyền. Nhưng như Lê Trọng Nghĩa viết trong Lời nói đầu của hồi ký về Tổng khởi nghĩa, Tổng khởi nghĩa của Hà Nội là “sự kiện nằm ngoài dự kiến của Trung ương”.
                Không theo Quân lệnh số 1 của Trung ương đảng (theo Quân lệnh này, Trung ương đã trực tiếp chỉ đạo trận đánh Nhật ở thị xã Thái Nguyên), Nghĩa đã cùng Trần Đình Long, cố vấn đối ngoại, đàm phán nhã nhặn, biết điều với Nhật, tranh thủ họ đồng tình, không hề biết Terauchi đã hứa ủng hộ Việt Nam, Indonesia, Miến Điện độc lập. Vậy là lúc đầu hàng, quân Nhật đã biết xót máu, không thích đẩy Việt Nam vào một cuộc nội chiến mà Đồng minh sẽ quy trách nhiệm vào Nhật cũng như không muốn để cho một số lính Nhật nữa phải chết oan. Cũng như chính phủ Trần Trọng Kim, từ Thủ tướng Kim đến các ông Phan Kế Toại, Nguyễn Xuân Chữ đều không yêu cầu Nhật đàn áp Việt Minh. Ngày 18, ông Toại trốn. Tối hôm đó, Hoàng Xuân Hãn đo Nguyễn Thành Lê dẫn đường đã đến gặp Nghĩa ở 101 Trần Hưng Đạo báo tín trên và đề nghị Việt Minh cộng tác với chính phủ Trần Trọng Kim. Dĩ nhiên Việt Minh bác. Biết nổi dậy hoà binh mà sao không biết hoà họp dân tộc? Tôi không đặt câu hỏi này ra với Nghĩa bao giờ.
                Nghĩa cho tôi hay một chuyện khá lý thú nữa. Ngày 22-8, Hà Nội sắp công bố danh sách chính phủ cách mạng lâm thời, ngày 28, Nhật đã mách Thanh niên Tiền Phong tuyên bố mình cũng là một bộ phận của Việt Minh. Sao vậy? Nhật tránh xảy ra xung đột giữa Thanh niên Tiền Phong và Việt Minh. (Nếu Nhật mà cũng nguyên lý chính quyền ra từ nòng súng và tiếc công tiếc của thì chắc đã xui Thanh niên Tiền Phong khăng khăng đòi chia quyền lực với Việt Minh rồi Nhật ủng hộ như đã từng ủng hộ. Ít ra cũng cấy được ảnh hưởng lâu dài tại Việt Nam sau này). Thế là một nhát tất cả cờ vàng sao đỏ ở Sài Gòn liên biến ra thành cờ đỏ sao vàng. Tô Hoà, cựu tổng biên tập Sài Gòn Giải Phóng và Ngô Y Linh tức Nguyễn Vũ, đạo diễn kịch từng kể những ngày cướp chính quyền hai anh sát cánh nhau ở bên kia cầu Thị Nghè, tay phất toàn cờ vàng sao đó, “cờ đỏ sao vàng là cái gì bố đứa nào biết!”. Trần Văn Giàu cùng Dương Quang Đông sau khi vượt ngục (1943) đã cùng Phạm Ngọc Thạch Thanh niên Tiền Phong cướp chính quyền. Dĩ nhiên được Nhật hết sức ủng hộ. Có súng đạn Nhật cấp. Cũng dĩ nhiên cờ Thanh niên Tiền Phong ngược hẳn lại với cờ Việt Minh.
                Lê Trọng Nghĩa đã bảo tôi: Nếu sống cho có thuỷ có chung thì ta nên cảm ơn Nhật đã không đàn áp dân nổi dậy. Nhật thua Đồng minh nhưng ở ta còn oai lắm, tôi đàm phán tôi biết chứ không như sau này cứ bảo rằng Nhật tan rã, mất tinh thần.
                Một hiện tượng đáng chú ý: Khởi nghĩa đã thành công ở Hà Nội một hai ngày rồi mà trên căn cứ địa Cụ Hồ vẫn chưa hay biết. Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp đóng đại bàn doanh ở đồn điền Nghiêm Xuân Yêm tại Cù Vân vẫn chấp hành “Quân lệnh số 1” của Trung ương cho một cánh quân vây đánh đồn Nhật ở thị xã Thái Nguyên.
                Ngày 22, một sĩ quan Nhật tìm Nghĩa mời Nghĩa lên xe Nhật cắm cờ Việt Minh đi Thái Nguyên bảo Việt Minh ngừng đánh Nhật nếu không Nhật sẽ tiến công. Viên sĩ quan Nhật nói thêm: Tôi biết ông cũng chỉ là cấp địa phương thôi.
                Tại sao biết?
                Tối 21, một phụ nữ trẻ, sang trọng đã đến Bắc Bộ Phủ xưng là Lý Hán Tân, ở 175 Charon (Triệu Việt Vương bây giờ) tìm Nghĩa nói chồng chưa cưới của cô lên Thái Nguyên đã bị mất tích, cô xin Việt Minh tìm giúp. Nghĩa nói anh ở Hà Nội không biết gì trên Thái Nguyên. Người phụ nữ trẻ bèn nói nếu có tin thì xin ông dù là đêm cũng báo cho biết.
                Lý Hán Tân làm việc cho Nhật và là nhân tình của G., tổng thư ký Hội hữu nghị Việt - Nhật. Cô có nhiệm vụ tìm hiểu Nghĩa ở cấp bậc nào của Việt Minh.
                Lúc đó, nhờ đọc được tin khởi nghĩa trên tờ Đông Phát và nhờ nhận được báo cáo của Trần Đăng Ninh, Trường Chinh đã về Hà Nội. Mới gặp Nghĩa, Tổng bí thư ngờ anh là phần tử thân Nhật (thì mới lờ Quân lệnh cách mạng số 1 mà thương lượng với Nhật chứ!) Cụ Hồ với ông nghĩ mãi mới ra Quân lệnh đòi quân tổng khởi nghĩa tấn công các đồn binh Nhật, tịch thu Ngân hàng Đông Dương, tiêu diêu diệt đảng phái phản động thế nhưng đám Hà Nội đã làm ngược lại hết! Nhưng rồi nhận ra là chính vì làm trái Quân lệnh số 1 mà Hà Nội đã giành ngon được chính quyền, Trường Chinh bèn ra lệnh cả nước ngừng đánh Nhật - tức là lặng lẽ phế bỏ Quân lệnh số 1 tuy nó vẫn được lấy làm cơ sở để phê phán Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội không tước vũ khí quân Nhật, không tịch thu Ngân hàng Đông Dương và không tiêu diệt các đảng phái phản động (có đăng trên Cờ Giải Phóng mà tôi, mười lăm tuổi đọc ở Nhà Thông tin cạnh hàng Chabot Tràng Tiền).
                Ngay sau đó theo lệnh Trường Chinh, Lê Trọng Nghĩa đã cấp xe hơi để ở 101 Trần Hưng Đạo - nhà thờ họ quan lại của Hồng Ngọc, vợ Hoàng Minh Chính sau này - cho Lê Đức Thọ lên Thái Nguyên bảo ngừng đánh Nhật.
                Cần hiểu đặc điểm ở Việt Nam lúc đó. Đồng Minh chưa vào tiếp nhận Nhật đầu hàng thì dù đã độc lập - nền độc lập được Nhật đồng tình - Việt Nam vẫn ở dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của quân Nhật. Cho nên Đồng Minh kéo quân vào Việt Nam mà chẳng ngó ngàng gì đến Việt Minh. Chả thấy Việt Minh đón tiếp, chiêu đãi đại diện Đồng minh nhập Việt hay cùng Đồng minh tiếp nhận quân Nhật đầu hàng (tức là Đồng Minh không coi Việt Minh đã đánh Nhật) cùng biết bao sự kiện lớn lúc đó v.v… Hơn nữa, Việt Minh làm gì lớn vẫn phải được phép của Nhật.
                Một thí dụ. Khoảng 22, 23 tháng 8, Trường Chinh chì thị cả nước ngừng đánh Nhật (thực chất là sửa sai) và lệnh cho một đơn vị Quân giải phóng từ Thái Nguyên kéo về Hà Nội gây thanh thế. Ai hay đến Cầu Đuống, lính Nhật đã hầy hầy xua Quân giải phóng trở lui, không cho vào Hà Nội. Nghĩa phải nhờ ông tổng thư ký Hội hữu nghị Việt - Nhật và cô Lý Hán Tân xin Nhật cho Quân giải phóng vào Hà Nội.
                Sự kiện trọng đại này đáng vào sử sách quá chứ! Đúng! Nếu như Nhật dứt khoát cấm Quân giải phóng qua cầu Đuống?
                Chỉ hai việc đầu não cách mạng Tân Trào mù tịt tin Hà Nội khởi nghĩa thành công và Việt Minh vũ trang phải được Nhật cho phép qua Cầu Đuống mới vào được Hà Nội, đã đủ cho thấy vận hội khách quan vô cùng tốt đẹp của đất nước. Nói lại: vận hội của toàn dân nhưng cuối cùng đã bị Việt Minh ẵm gọn làm vốn liếng riêng của mình.
                Tần Trào ba ngày không biết Hà Nội đã khởi nghĩa thẳng lợi và quân chiến khu về phải xin Nhật cho qua cầu Đuống, chỉ hai việc ấy thôi đủ nói Việt Minh chả có đuổi Nhật gì hết. Và tuy ngày 23 tháng 8 mới vào Hà Nội, Cụ Hồ vẫn cảnh giác bắt đi vòng qua sông Hồng ở mạn cây đa làng Sọi có Vũ Đình Huỳnh chờ đón Cụ lên xe hơi qua cầu Sông Cái rồi rẽ phố Hàng Khoai, và thể là Cụ đã được ngắm thủ đô ở cái góc mang tên thứ lương thực tiêu biểu nhất của dân ta - đúng là nông thôn bao vây thành thị. Rồi Cụ hài lòng ra ngay chỉ thị tiếp tục hoà hoãn với Nhật, tha Bảo Đại, một lần nữa mặc nhiên thừa nhận Quân lệnh số 1 yêu cầu tiến công Nhật, đàn áp chính quyền Trần Trọng Kim và tiêu diệt đảng phái phản động là duy ý chí kiểu con ếch nằm trong đáy giếng.
                Theo chỉ thị của lãnh tụ tối cao tiếp tục hoà hoãn với Nhật, (chứ chả lẽ chuyển sang vũ trang?), Lê Trọng Nghĩa lại lấy xe ở 101 Trần Hưng Đạo cho Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận vào Huế nhận thoái vị của vua Bảo Đại.
                Nghe Nghĩa nói lại tình hình ngày ấy, tôi đùa: Nếu Nhật không thắc mắc tại sao Hà Nội “hoà bình” mà Thái Nguyên lại choang Nhật để phái cô Lý Hán Tân đến xem Lê Trọng Nghĩa là trung ương hay Hà Nội, nếu Nhật coi Hội Việt - Nhật và ông tổng thư ký của nó chỉ là cây kiểng bù nhìn, kiểu Đảng Dân Chủ của Dương Đức Hiền, Đảng Xã Hội của Nguyễn Xiển, nếu Nhật không thực tâm ủng hộ độc lập của dân Việt thì sẽ không thể có chuyện Nghĩa nhờ ông Tổng thư ký Hội Việt - Nhật giúp cho Quân giải phóng được “rầm rầm tiến về” thủ đô độc lập qua Cầu Đuống. Cái công của Nhật mở cửa cho vũ trang của cách mạng ĐƯỢC về Hà Nội lớn quá chứ!
                CẢM ƠN NHẬT đi!
                VÀ CÁM ƠN MỸ! Mỹ không nghi binh để cho Nhật đảo chính Pháp thì với tư cách nước Đồng minh chiến thắng Đức-Nhật, chính phủ Pháp sẽ vẫn tại chỗ tiếp nhận đầu hàng của Nhật, giải giáp quân Nhật, không có cơ hội cho Việt Minh chắc chắn sẽ khó lòng nổi dậy tung hoành trong hiện trạng - status quo ấy.
                Theo Tonnersson, không nên quên cả công của quân Tưởng nữa. Chính họ đã ép Pháp-Việt ký Tạm ước 6 tháng 3 cũng như góp phần lập liên minh các đảng lúc đó. Việc này đã tạo cho Đảng cộng sản cơ hội họp thức hoá trong mắt nhân dân và thế giới.
                Một nét để thấy tình cảnh cùng tâm trạng thấp thỏm lo lắng của các vị thân sĩ ở ta thời đó. Sau đêm 19 tháng chạp 1946, kháng chiến chống Pháp bắt đầu, các vị thân sĩ, khoáng hơn một chục vị như Phan Kế Toại, Phan Anh, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Xiển, Vi Văn Định v.v… được đưa đến một nơi an toàn ở Bắc Giang nằm khoèo dài. Nghĩa kể khi Nghĩa đến trông nom các vị, cụ Phan Kế Toại đang rầu rĩ bỗng nhổm bật dậy mừng rỡ kêu lên: ôi, người cố tri.
                Nghĩa bảo nghe tiếng reo mà anh vừa ân hận vừa cảm động. Các cụ tập hợp nhau ở đấy “mà lòng khiếp hãi đã dành một bên”. Thừa biết cộng sản giữ mình lại là để cho không ở vùng Pháp chiếm sẽ bị đế quốc lợi dụng chứ bần nông vô sản thì đoái hoài gì tài cán “buôn dân bán nước”. Cất vào kho, nhắc đến tên, thế đã là kháng chiến ghê lắm. Làm sao mà các cụ lại không đọc các tài liệu, sách báo đế quốc nói tới khủng bố đỏ?
                Tổng khởi nghĩa được 11 ngày, ngày 30 tháng 8, Nghĩa bị điều về với Đảng Dân Chủ cùng Hoàng Minh Chính.
                Theo tôi lý do nằm ở năm khuyết điểm mà báo Cờ Giải Phóng sau 19 tháng 8 mấy ngày đã nêu ra công khai. Đó là các anh đã không tuân theo Quân lệnh số 1 là đánh đồn binh Nhật tước vũ khí, không tịch thu Ngân hàng Đông Dương, không tiêu diệt các đảng phái phản động và hai điều khác nữa tôi không nhớ. Tóm lại: hữu khuynh, không theo đúng “Quân lệnh số 1” của ửy ban khởi nghĩa đánh vào các đô thị, các đồn binh Nhật, chặn đường rút, tước vũ khí của Nhật (không cho phép vào tay Đồng minh).
                Nhưng thử hỏi nếu Hà Nội, Sài Gòn nổ súng theo đúng Quân lệnh số 1? Thì chắc chắn Nhật đàn áp, chắc chắn Việt Minh tan! Và Trần Trọng Kim vẫn thay mặt Việt Nam tiếp xúc với quân Anh, quân Tưởng kéo vào.
                Ôi bạo lực, bà đỡ của cách mạng! Bài học hoà bình hay như thế mà sao mi cứ lên án nó? Mi giết chết bà mẹ mang thai để khi đứa con ra đời thì mi nhận nó làm tài sản riêng!
                Tôi cứ muốn đổi bài Súc sắc súc sẻ ra thành Lịch sử lịch sử, Cỏn đèn còn lửa, Mở cửa cho pháp quan vào, Bước lên thềm cao thấy thày dạy bảo, bước xuồng thềm thâp thấy bà răn đe, bước ra đằng sau thấy dân nằm xó
                Nghĩa kể tối hôm nhận quyết định đi khỏi uỷ ban cách mạng lâm thời, anh đạp xe đến Ngã tư sở, vào quán gọi cà phê. Cô chủ quán xinh đẹp luôn nhìn người khách đẹp trai, là vì sao mà anh chàng hững hờ thế. Anh chàng đang không hiểu tại sao mình phải đổi công tác.
                Hai mươi năm sau, 2009, đã 88 tuổi, Nghĩa mới bảo tôi cô hàng cà phê rất đẹp ở Ngã tư sở tối hôm anh rời uỷ ban cách mạng Hà Nội ấy tên là Li Li. Tối ấy Li Li hay nhìn anh, có vẻ rất mến và bản thân Nghĩa cũng xao xuyến, ừ, không thì sao nhớ mãi tên?
                Tôi đùa bảo Nghĩa: Đúng là cái đẹp hút nhau còn thằng bạo lực thì lại quyết đấy nàng hoà bình xấu xí đi.
                Tôi hỏi lần đầu thấy Cụ Hồ, Nghĩa có cảm tưởng gì? Nghĩa láo liên mắt, bịt miệng nói khẽ: Thấy không phục bằng Phan Anh. Phan Anh nói quá hay tuy thân Nhật.
                David Marr trong Vietnam 1945 đã nhận xét: Không ai trong số làm nên cuộc khởi nghĩa thành công ở Hà Nội và Sài Gòn đã có mặt trong chính phủ thiết lập sau đó. Còn trong Cách mạng tháng Tám thì Tonnersson mấy lần chú thích ở cuối trang: Lê Trọng Nghĩa nay ở đâu không ai biết.
                Trong tác phẩm này, nhà Việt Nam học Tonnersson đã phân tích yếu tố thời cuộc khách quan tốt đẹp Mỹ tạo nên cho dân Việt Nam và Việt Minh - xin chú ý hai vế - làm Tổng khởi nghĩa tháng 8. Lúc đó, sau khi Mỹ giái phóng đảo Luzon Philipin, Nhật nhận định Mỹ sẽ đánh vào Nhật. Nhưng bằng ngả nào? Nhật đang phân vân thì Mac Arthur cho đánh phá ác liệt trong cả tháng hệ thống giao thông, cầu đường, bến phà dọc Việt Nam. Thế là Mỹ vào Đông Dương rồi! Đế tránh bị trong ngoài giáp công, Nhật đảo chính Pháp, tạo ra một chân không chính trị hay một đất nước không có chủ vô cùng thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa. Việt Minh phát triển rầm rộ trong mấy tháng sau đảo chính. Không ai chối cãi được rằng nếu không bị Nhật lật thì Pháp, nước trong Đồng minh sẽ tại chỗ nguyên canh nguyên cư tiếp nhận đầu hàng của Nhật và Việt Minh phải choảng Đồng minh là Pháp chứ không thể tổng khởi nghĩa hoà bình.
                Trong một lễ kỷ niệm Cách mạng tháng 8, Vũ Oanh chỉ Lê Trọng Nghĩa hỏi cố vấn Đỗ Mười: Ai đây, anh nhớ không? Đáp ngay: Thằng Nghĩa này với thằng Chính xưa tù ở Hoả Lò với tớ mãi.
                Đúng, Nhật đảo chính Pháp đêm 9 tháng 3-1945 thì đêm sau, trong Hoả Lò, theo đề xuất của Trần Đăng Ninh, Lê Trọng Nghĩa liên hệ với một số tù hình sự cỡ đầu gấu để bàn việc cùng nhau vượt ngục Hoả Lò. Người mở đường trèo mái nhà ra là Hoàng Minh Chính, người bọc hậu là Nghĩa cùng với tù đầu gấu. Ngồi trên nóc nhà tù, nghe lính Nhật chạy bên dưới, tù đầu gấu bảo Nghĩa lột áo len ra nộp. Đêm ấy Chính và Nghĩa đầu trọc lóc sư cụ đến nhà Tam Kỳ, anh ruột Xứ Chương tức Lợi nghỉ.
                Số anh em vượt ngục đêm đó gồm toàn cốt cán cần gấp cho phong trào. Đỗ Mười cũng tù Hoả Lò nhưng không thuộc diện trên và ông không bao giờ nói điều ấy ra. Khi thấy động, lính Nhật nồ súng thì thừa cơ láo nháo ông đã chui cống số 10 trốn ra ngoài được. Tên ông là Cống, lại chui cống số 10 nên ông lấy ngay con số đó làm bí danh đại hên từ đấy.
                Nghe chuyện này, tôi đã phá cười bảo Lê Trọng Nghĩa: Lộn tùng phèo hết cả! Các ông leo lên nóc thì rớt. cống rúc cống lại vọt lên. Hoá ra hè với cống lại có thể oai được như cống với nghè! Thảo nào có câu “Mác xít có số” số thày, quyền vãi xuống như chơi.
                ***
                Trở lại chuyện Lê Trọng Nghĩa, cục trưởng tình báo bị Đảng bỏ tù.
                8-1-1968, Nghĩa họp giao ban xong thì được Văn Tiến Dũng bảo sang bên Phạm Ngọc Mậu có việc. Nghĩa lái xe sang. Mậu nói luôn:
                - Đồng chí bị bẳt!
                - Đồng chí mà bắt? - Nghĩa vặn.
                Tổng cục chính irị có hai vị tướng Song Hào và Mậu lừng tiếng nhờ phương châm nhân sự bất hủ sặc mùi vị Mao: Đề bạt bần cố nông một năm một lần là chậm, đề bạt tiểu tư sản năm năm một lần là nhanh.
                Người ta đã hỏi cung Nghĩa rất nhiều vấn đề, trong đó xoáy rất lâu, rất kỹ vào câu hỏi ai giao cho anh liên hệ với CIA để chuẩn bị dàm phán Việt - Mỹ? Người ta chắc mẩiáp, viên tướng “sợ Mỹ, đầu hàng đã toan đi đêm với Mỹ”.
                Nghĩa nói: Đồng chí Lê Duẩn.
                Sự thật là thế. Duẩn đã chỉ thị kỹ cho Nghĩa việc liên hệ với Mỹ. Cách mạng văn hoá của Trung cộng phát triển đến mức loạn to thì Duẩn tất phải lo sớm tới đàm phán, mặc dù Bắc Kinh gay gắt ngăn cản: chưa nhờ được gì ở đại loạn thì bỏ dở sao được? Song ở phía Duẩn, trong tình hình rất dễ dàng thành anh dắt em bỏ chợ thế này mà vẫn yên trí theo Mao Chủ tịch kiên quyết đánh Mỹ cho đến người Việt Nam cuối cùng được ư?
                Nghĩa lúc ấy hết sức phục Duẩn khi anh nói ta đàm phán, e Trung Cộng sẽ cáu thì Duẩn bảo hãy đề nghị với Mỹ tiếp xúc với ta ở Vác-sa-va, chính cái nơi mà tháng tháng Mỹ và Trung Quốc đều kỳ đàm phán bí mật đã hàng năm nay. Duẩn còn dặn Nghĩa không được để cho Mỹ hiểu lầm ta muốn đàm phán là làm theo Liên Xô hay Trung Quốc. Nhưng, Duẩn lại nhắc, cũng không được để cho Mỹ ngờ rằng Việt Nam không còn cả Trung Quốc lẫn Liên xô hậu thuẫn. Đàm phán là tuyệt mật. Cũng là sản phẩm của tình thế. Nghĩa đã giao cho Trần Ngọc Kha, ăng ten tình báo ta ở Paris liên hệ.
                Và việc tiếp xúc với CIA theo lệnh Tổng bí thư đã thành nghi án nghiêm trọng cho Nghĩa. Đúng, xé rào đi đêm với Mỹ mà lại cho toàn dân, toàn đảng biết sao?
                Kha, cấp dưới của anh ơ Paris về, bị bắt ngay tại sân bay cùng chiếc xe đạp mang về làm quà cho đứa con trai bé.
                Có sự chuẩn bị đàm phán với Mỹ nhưng dĩ nhiên Tổng bí thư cần giữ cho mình hình tượng kiên cường đánh Mỹ và Tổng bí thư thừa biết đánh Nghĩa đau thì Giáp mang hoạ lớn nên ông chẳng hơi nào mà đi thanh minh cho Nghĩa, vả chăng ông đã ngờ việc Giáp thành lệ đưa Nghĩa đến dự các cuộc họp của Bộ chính trị để có tin ngay của Cục tình báo, bộ phận thân tín của Giáp. Có khi đang họp ông nhìn Nghĩa với con mắt khá lạ.
                Còn một việc nhỏ nhưng thú vị. Quân ta đánh trận Núi Thành (Quảng Nam) thắng lớn. Báo viết một đại đội ta tiêu diệt một tiểu đoàn địch. Tức là dựng tỉ lệ một ta diệt ba địch cho yên chí mà xông lên! Kiểu Bê Quăng Sai (ý diễu B52 - BT). Kiểu Mỹ là hổ giấy. Nhưng Nghĩa lại nói với nhiều người rằng Võ Nguyên Giáp nói với anh trận Núi Thành là do một nhóm nhỏ đặc công đánh. Cái tỉ lệ một thắng ba kia liền thành trò bịp. Người ta bèn vặn hỏi anh. Có âm mưu chia rẽ hai đại tướng, (làm như hai đại tướng rất keo sơn) và hạ uy tín Nguyễn Chí Thanh không?
                Cuối những năm 90, sau nhiều lần Nghĩa làm đơn xin minh oan, người ta gửi anh một công văn nói anh đã bị khai trừ khỏi đảng, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký quyết định khai trừ quân tịch của anh, từ nay anh không có tư cách gì nêu lại vấn đề của anh nữa.
                Nghĩa sau đó vào Câu Giấy kể lại với tôi. Rồi ngơ ngác: Thế là mất hết à?
                Tôi còn nhớ như in cái chõng tre Hồng Linh làm mà Nghĩa lúc ấy ngồi ở trên. Cái chõng thành biểu tượng của trơ trụi, trống trải, bần hàn.
                Bây giờ trong thẻ bảo hiểm của Lê Trọng Nghĩa, (Nghĩa cho tôi đọc) ở mục “chức vụ” đề “Theo chỉ thị 15 của Thành uỷ…”
                Nó nghĩa là gì? Nghĩa là đất nước này không hề có công dân. Chỉ có các đối tượng để đảng căn cứ vào phán xét của đảng mà gia ơn hay trừng trị. Pháp luật cũng một thứ cây kiểng như Mặt trận, Đoàn Thanh niên Cộng sản… Nghĩa là đảng là uy quyền tuyệt đối, là độc tài hết nghĩa của độc tài. Đùng dùng “đảng” bắt người ta bỏ tù, chẳng cần toà xét xử, đùng đùng “đảng” tha rồi bắt người ta chấp nhận các đối xử thuần “nội bộ đảng”.
                Mà kỳ quặc, anh đâu có còn cho người ta là đảng viên của anh mà anh vẫn ôm chặt người ta vào vòng giam hãm của anh? Thật là một đất nước đảng sự, phi dân sự! Giống các “xét lại” khác, Nghĩa đã bị Đảng tước đoạt hết những gì anh đã góp cho đất nước.
                Dịp kỷ niệm 61 năm Cách mạng tháng 8 và 2 tháng 9, Nghĩa thảng thốt nói với tôi: Đến nay thì tôi đang tự hỏi, tôi là cái gì đây?
                Câu hỏi không ở mặt triết học như Hamlet mà ở pháp lý, chính trị.
                Một con số không. Một bóng ma. Đảng đã đánh là tước đoạt mày cho kỳ sạch nhẵn. Đất nước đảng sự, phi dân sự là thế mà! Nên ai cho Nghĩa - cũng như chúng tôi - tiếp cận pháp luật? Tiếp cận, dù chỉ như Cha Nguyễn Văn Lý thôi là đảng lôi thôi to ngay.



                Nghĩa luôn nói với tôi Tổng khởi nghĩa đã mở ra một chính phủ dân tộc dân chủ, như Hồ Chí Minh nói ngày 30-8-1945 khi giới thiệu chính phủ cách mạng lâm thời: Chính phủ này không phải của Việt Minh, không phải cửa các đảng phái mà là do các bậc hiền tài của đất nước lập ra.



                Câu này Nghĩa nhớ lòng và rồi anh còn lấy ở trong báo thời đó ra. Cũng như câu ông Cụ nói trước khi giải tán đảng tháng 12-1945. “Tôi chỉ có một đảng, đảng Việt Nam”. Nghe Nghĩa nhấn mạnh hai điều này, tôi thật sự phân vân: Nghĩa đã khước từ Cộng sản chưa? Cảm thấy đã nhưng không tiện hỏi.
                Hôm ấy, Nghĩa bảo tôi mấy hôm trước, 4-3-2010, bà Hà, vợ Võ Nguyên Giáp mời một số cán bộ, bạn bè thân tín của Võ Nguyên Giáp đến nhà, cuộc gặp mặt coi như chuẩn bị cho việc Võ Nguyên Giáp từ biệt cõi đời. Mọi người ca ngợi Võ Nguyên Giáp.



                Mỗi mình Nghĩa nói: Chúng ta ca ngợi anh Giáp đã nhiều, chúng ta nên biết anh Giáp còn phải mang một vết đen, vậy nhân dịp anh Giáp sắp trăm tuổi chúng ta hãy cố sao xoá được vết đen đó đi ra khỏi đời anh Giáp.
                Riêng tôi, tôi hết sức cám ơn Lê Trọng Nghĩa. Tin tôi, mến tôi, Lê Trọng Nghĩa đã cho tôi nhiều tư liệu quan trọng rồi hiện lên ở trong sách này. Anh tham gia chỉ đạo và thực hiện Tổng khởi nghĩa Hà Nội, anh là chánh Văn phòng đầu tiên của Bộ quốc phòng, anh phụ trách tình báo và anh dự hầu hết các cuộc họp của Bộ chính trị cũng như thường đi theo các ông lớn ra ngoài. Anh biết quá nhiều.



                Bản thân anh hàng chục năm nay luôn bận bịu với những trang bản thảo - như tôi. Sau này mỗi lần ra Hà Nội gặp Nghĩa, tôi rất cảm động thấy anh sôi nổi mang các xấp giấy để rời từng tờ ra trao đối với tôi những ý anh sắp viết. Tôi cũng biết nhiều cây bút, nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi ở nước ngoài, chẳng hạn bà nhà văn Lady Borton đã gặp anh trò chuyện. M. L. Pribbenow, một cựu nhân viên CIA Mỹ, theo giới thiệu của Võ Nguyên Giáp đã đến tìm Nghĩa. Viết về Tết Mậu Thân 1968 và vụ án xét lại, ông nhắc đến Nghĩa với lòng ưu ái và mến trọng.
                Tôi nhớ mãi khoảng 1986-87, trong bữa ăn trưa quá xoàng xĩnh ở căn nhà cấp 4 của vợ chồng tôi, Linh chợt bảo Lê Trọng Nghĩa:
                - Anh nên viết chuyện anh đi. Anh có thể nhờ Đĩnh, Đĩnh sẵn sàng giúp đấy.
                Trước mặt bè bạn thân, Linh luôn nói Đĩnh trống không.



                Tôi cố nhiên sẵn sàng nhưng hoàn toàn không ngờ Linh có ý ấy. Nghĩa cảm ơn và nói anh sẽ làm lấy, có gì anh sẽ trao đối ý kiến với tôi. Tôi biết anh viết tường trình sự vụ kiểu tình báo, không văn học,
                Tôi muốn để riêng ra một chỗ câu chuyện Lê Trọng Nghĩa kể dưới đây.



                Đâu 1967, chuẩn bị đánh Tết Mậu Thân đầu 1968, Duẩn dẫn đoàn đại biểu đảng sang Liên Xô thăm hữu nghị. Chả phải để nói kế hoạch Tổng tiến công và Tổng nổi dậy giải phóng miền Nam mà cốt để phòng Mỹ trả đũa đòi Liên hợp quốc cho quân vào can thiệp như từng xảy ra ở Triều Tiên thì Liên Xô veto - phủ quyết. Ở Liên Xô về Trung Quốc gặp Mao mới là chuyện anh em ruột gan đãi bày mọi thứ. Nhưng Mao nạt ngay, bỏ đó không tiếp. Dám vẫn đi lại với Liên Xô ư? Sắp có sự lớn, sang đó làm gì? Mà lại sang đó trước! Mao đòi phải độc quyền đầu nậu chiến tranh.



                Mao om hầm lập trường em trong suốt một tháng. Duẩn nằm chờ còn anh em đoàn viên thì đi tham quan các nơi thoả chí.



                Duẩn dặn anh em “ở lại làm Câu Tiễn”. Nghĩa kể: đến Tứ Xuyên anh em được chiêu đãi một bữa tiệc 99 món, trong có một món đặc biệt, mỗi người một bát lưỡi chim sẻ nấu với thuốc bắc. (Tôi đùa hỏi anh: Cho ăn lưỡi này để mách lẻo giỏi hay để vâng dạ giỏi?) Đúng một tháng Mao cho gặp. Báo Nhân Dân đăng tin Mao Chủ tịch đã tiếp đồng chí Lê Duẩn và tiễn ra tận xe hơi. Tốt đẹp đưa ra, xấu xa đậy lại nên không ai biết vụ nằm Câu Tiễn cả tháng.



                Trong buổi tiếp, Mao tưng tửng chỉ thị một điều: Cách mạng Việt Nam muốn tiến lên thì cần làm như Trung Quốc, hạ phái hữu xuống, đưa phái tả lên. Ở Việt Nam, phái hữu đại khái như Võ Nguyên Giáp, phái tả đại khái như Nguyễn Chí Thanh.



                Về nước Lê Duẩn họp Bộ chính trị (Nghĩa theo lệ ngồi đó để nếu cần thì cung cấp tin tức) có nhắc lại câu này nhưng cười nói Mao Chủ tịch nói thế thôi chứ chúng la cứ đoàn kết đánh Mỹ. Mấy tháng sau, cho Giáp đi Hung, bắt “xét lại”. Giá như Giáp hồi ký cái đoạn người ta thuyết phục ông đi dưỡng sức. Bao bí mật cứ bị ỉm đi vì cái nguyên tắc tập trung dân chủ.



                Mao gặp xong, tối chiêu đãi đoàn. Xong chiêu đãi, mời đoàn đảng ta xem xi nê. Đèn tắt, máy chạy. Màn hình hiện lên dòng chữ Chú bé kiêu ngạo, Phim hoạt hình dài cho thiếu nhi. Duẩn lại dặn anh em ở lại làm Câu Tiễn, ông về phòng.



                Ôi, Câu Tiễn, phải chăng là cái dớp muôn đời của các nước lỡ mang tên Việt?
                Bản thân làm Tổng khởi nghĩa rồi Cục trưởng tình báo, Nghĩa là con mắt soi nhìn vào tận hậu cung của Tổng hành dinh cách mạng. Tôi vẫn đùa anh: ông đếm được cả đảng có bao nhiêu chấy rận… Làm sao cho chúng lên sàn diễn được đây?
                20-6-2014, điện thoại réo chuông. Nghĩa gọi, giọng yếu ớt:
                - Mình vừa nằm bệnh viện… hai tuần… không thở được… Ra rồi có gì lại vào…
                Tôi buột kêu choá lên: ôi, tôi thương anh quá mà không làm gì được cho anh.

                Comment


                • #53
                  Chương 51

                  Tôi muốn mời một người bạn một đời chiến trận có mặt ở đây. Chiến tranh miết ba chục năm, chả lẽ tiếng nói khá mạnh bạo và thẳng thắn của một người lính thực thụ lại không có được một chương trong cuốn sách này sao?
                  Người bạn đó là thượng tướng Vũ Lăng. Anh đã xuất hiện sớm từ đầu quyển sách này - anh bảo lúc sắp công đồn sợ có khi vãi đái ra và tôi mong cái sợ của con người ta không thuỷ phân hoá mà hoá ra thành sẹo sù sì đầy mặt thì có lẽ sẽ không có chiến tranh: Chả ai nói phét được về lòng dũng cảm của mình để dụ quần chúng cầm súng đi theo nữa.
                  Vũ Lăng và tôi quan hệ với nhau ở nhiều mặt. Ngoài việc tôi hay đi với lính tráng đánh nhau, còn có việc Trung đoàn Thù đô mà anh lúc ấy làm trung đoàn phó, là Con Nuôi của báo Sự ThậtHội nghiên cứu chủ nghĩa Mác; rồi Vũ Lăng lại anh em cọc chèo với Trần Châu, anh tôi cho nên hai chúng tôi càng dễ gần nhau hơn. Anh rể họ tôi, Lê Khôi tức Bình đã chốt đến cùng ở Bắc Bộ Phủ những ngày cuối tháng 12-1946 cho đến khi quân Pháp tràn vào mới rút ra. về đến mạn Hàng Dầu thì gặp Vũ Lăng ở Liên Khu I toan vào ứng cứu. Không gặp Bình có khi Vũ Lăng gay go nếu cứ thế kéo đến Bắc Bộ Phủ đã đầy lính Pháp.
                  Tôi muốn được nói ngược thời gian, tức là nói hết đoạn cuối đời của Vũ Lăng trước.
                  Một sáng khoáng giữa 1990, Vũ Lăng mời Hoàng Thế Dũng và tôi đến ăn trưa ở nhà anh tại Hai Bà Trưng, Sài Gòn. Hoàng Thế Dũng từ 1947 đã là cựu chính uỷ của Trung đoàn Thủ Đô từng cùng với Vũ Lăng xông pha bao phen trận mạc, thắng có bại có bên nhau. Chính bữa sáng hôm ấy, Vũ Lăng nhắc lại một chuyện chả biết nên cười hay nên mếu của Trung đoàn Thủ Đô.
                  Sắp kỷ niệm Cách mạng tháng 8 và 2-9 khoảng 1948, trung đoàn thình lình được lệnh phải đánh một trận kỷ niệm hai ngày lễ lớn. Chả kịp chuẩn bị, trang đoàn chọn đánh bốt Pheo trên đường số 6 lên Hoà Bình. Thế là đánh văng tê. Đánh cả đêm, thương vong nhiều, cả ba tiểu đoàn trưởng đều hoặc chết hoặc bị thương. Cuối cùng hối hả rút. Trời đã sáng, xa xa tiếng xe tăng Pháp rì rì liến đến và máy bay “bà già” (máy bay trinh sát L-19 - BT) bắt đầu è. “Cậu nhớ không, Dũng? Cả trung đoàn cứ thế bỏ đường cái nhào vội xuống khe vực lòng suối. Bây giờ trong sử trung đoàn khéo mà lại có những trang ca ngợi chiến thắng ấy đấy. Đã lâu lắm rồi, Trần Đĩnh có nói một câu mình còn nhớ: Trâu bò ăn cỏ ra đạm, chúng ta hơn trâu bò vì ăn không nói có mà lại làm nảy ra được sức mạnh cách mạng phi thường.
                  Bữa ấy, sau đó, Vũ Lăng than chán lắm, muốn về hưu. Anh và Nguyên Hữu An, hai danh tướng đều “bị” về dạy học. Vũ Lăng ớn là chặng đường vừa mới xong, người ta vứt các anh liền, thay bằng những tướng tá mới. Sao ư? Người ta cần đưa lên đám mới “ít biết tổ chấy của người ta” và cũng dễ thu phục hơn để bảo vệ cho người ta dễ ăn không nói có.
                  Hồi chuẩn bị Đại hội 6 (1986), ở Đại hội đảng toàn quân Vũ Lăng đã phơi bày “ruột gan” - tức là lộ trận địa, tức là thân Giáp, trong một bài tham luận khá bộc trực. Anh càng cần bị gạt đi.
                  Tôi bảo Vũ Lăng: “Không hưu gì hết. Đất nước còn cân đến võ tướng như anh, như Nguyễn Hữu An… Nói như vậy, tôi nghĩ đến năm 1979. Chúng ta chỉ chú ý trước mặt, không nhìn đến “đại hậu phương” và đã bị nó nện cho một quả đó. Thôi, ông hãy về Đà Lạt chọn hai cậu thiếu uý, trung uý mới tốt nghiệp, kể cho họ các cái ông đã nói với tôi rồi tự tôi hay tôi nhờ một nhà văn khác - (tôi đã nghĩ đến Nguyễn Khải) viết lại thành hồi ký văn học cho ông”.
                  Chưa làm thì chết. Những ngày nằm chữa ung thư ở bệnh viện 108, Vũ Lăng rất vui mỗi khi Hoàng Thế Dũng và tôi đến thăm. Những ngày ấy tôi chợt nhận thấy mặt Vũ Lăng rất giống diễn viên điện ảnh Harrison Ford và tôi vơ vẩn ngỡ đâu như tôi có buôn thêm lên vì lẽ đó. Bây giờ anh đã thành người thiên cổ. Đến thắp hương vĩnh biệt Vũ Lăng, tôi viết vào số tang - thay mặt cả Trần Châu và Lê Trọng Nghĩa, Hoàng Thế Dũng, toàn tội đồ của đảng - là tiếc anh không lưu lại được nhiều điều thiết yếu cho ký ức chung của đất nước.
                  Đầu 2000, vợ anh, Hoàng Việt Hoa bảo tôi cô sắp ra một quyển bạn bè nhớ về Vũ Lăng, cô mời tôi góp phần. Tôi cảm ơn nói: Tôi không thể, vì nếu viết thì tôi sẽ viết những sự thật của Vũ Lăng mà đảng không thích.
                  Năm 2005, Hoàng Việt Hoa tặng tôi quyển Thượng ttrớng Vũ Lăng - Từ một quyết tử quân vừa xuất bản. Tô cảm động thấy Hoa đã đưa mấy lời tôi ghi sổ tang vào quyển sách, thấy như qua đó tôi đã trò chuyện với Vũ Lăng.
                  Đúng là Vũ Lăng đã nói với tôi những điều không thể hồi ký theo kiểu đảng ta lãnh đạo tuyệt vời.
                  Kiểu ăn không nói có.
                  Dưới đây tóm tắt những chuyện Vũ Lăng đã nói với tôi trong nhiều dịp.
                  Ngày 5-7-1967, Nguyễn Chí Thanh đột quị. Ngày 28 bắt bốn “xét lại” đầu tiên. Không bắt ngay tắp lự thì Bắc Kinh lại hậm họe: Tại sao đại diện của phái tả chết mà đại diện của phái hữu vẫn nguyên? Tháng 9, tướng Giáp “đột bệnh” phải đi “đột dưỡng bệnh” tại Hungaria. Cả Cụ Hồ. Rồi bắt “xét lại” đợt hai. Rồi đợt ba.
                  “Hôm trước, Vũ Lăng nói, giao ban ở Bộ Tổng mình còn gặp Lê Trọng Nghĩa, hôm sau đến thì nghe nó bị bắt! Mình đã chợn. Là favori, - cưng của tướng Giáp khéo mình cũng “bị sờ gáy mất”.
                  Nhưng Văn Tiến Dũng vừa thay Giáp đã gọi Vũ Lăng đến giao cho một việc mà Dũng ra lệnh hẳn hoi là “chỉ ba người, anh Duẩn, tôi và anh biết. Không ai được phép hỏi anh việc này và anh càng không được phép lộ ra với ai, nếu có người thứ tư biết thì anh dứt khoát phải ra toà án binh!”
                  - Việc gì ghê thế? Vũ Lăng nói tiếp. À, được lệnh lên kế hoạch đánh vào Sài Gòn, tạm gọi là Ngôi sao năm cánh. Chợn quá, nghe mà bụng nghĩ thế là cho phăng teo kế hoạch của tướng Giáp rồi! Giáp chỉ cho đánh Tây nguyên thôi. Lê Trọng Nghĩa chuẩn bị, bọn mình có loáng thoáng mà. Mình thú thật với tướng Dũng là mình mù đặc địa thế Sài Gòn. Dũng bảo sang hỏi Trần Văn Trà sắp lên máy bay đi Campuchia về B. Khó chịu bị quấy rầy bất chợt, Trà cứ đay làm gì mà lúc tôi đang quá bận ông lại đến hỏi dấm dớ. Nói dối quanh rồi Lăng cũng lấy được vài nét địa lý sơ sơ với rất nhiều Bà nghe cứ na ná Bà Đen, Bà Điểm, Bà Chiếu, Bà Quẹo… Bà Lớn tuốt, chỉ thiếu Bà Lang Trọc. Bà Lang Trọc là cái tên quen thuộc của Hà Nội hồi những năm 40.
                  Vũ Lăng cười nhếch mép: Tôi hỏi ông chuẩn bị chiến trường như thế thì liệu có khác gì ngày bọn này đánh Pheo rồi thua chạy bán sống bán chết không hả?
                  - Ông xem phim Chiến tranh và Hoà Bình của Nga có thấy họ cố cho Kutuzov lờ phờ ghê không? À, theo tôi chính là họ muốn chống lại cái kiểu nhiệt tình duy ý chí thối của khối anh chỉ đạo quân sự.
                  Sau bữa học mót vội vã địa hình trận địa chính đó, Vũ Lăng đêm đêm đến Bộ Tổng ở điện Kính Thiên buông rèm xuống lên phương án Tổng tiến công Tổng nồi dậy.
                  Tôi nói: Lê Trọng Nghĩa kể lại với tôi thì căn cứ báo cáo của Nghĩa về chỗ yếu nhất của địch là Tây Nguyên, Giáp đã lên phương án đánh vào đó song đến cuộc họp Bộ chính trị duyệt phương án mà Nghĩa dự như các cuộc họp khác xưa nay của Bộ chính trị (Giáp họp Bộ chính trị thường kéo cục trưởng tình báo theo để kịp thời cung cấp tin tức và đôi lần Nghĩa cảm thấy ông Duẩn nhìn mình với con mắt thắc mắc “Sao cái anh này lại hay đến ngồi ở đây?”) Duẩn đã cho phăng teo.
                  Theo lời Nghĩa kể, Duẩn nói nơi địch yếu nhất không phải là Tây nguyên mà Sài Gòn. Vì sao? Vì ở Sài Gòn ta có Anh Hai tức là dân, còn địch thì không. Duẩn nói ông không thạo quân sự nhưng thạo chính trị cho nên nắm chắc tình hình Anh Hai do đó nhìn ra chỗ mạnh cơ bản của ta ở Anh Hai đông thời cũng là chỗ yếu chí mạng của địch, ông tin rằng chỉ cần quân chủ lực ta nổ súng là lập tức ở giữa Sài Gòn ầm ầm nối lên mười tiểu đoàn Anh Hai ngay.
                  Tôi nói: Trước Tết Mậu Thân một thời gian, chính tai tôi nghe Hợp, đại tá của Binh đoàn 559, bảo: “Anh Thanh vừa điện ra đòi gửi gấp ngay vào các kinh nghiệm tiếp quàn thành phố kia kìa. Trần Đĩnh ạ, lúc tớ nói với cậu đây khéo trong kia họ giải phóng bu nó Sài Gòn mất rồi. Mới là tướng nguỵ lật Diệm mà dân còn đổ ra trắng đường. Sài Gòn để hưởng ứng thì nay cách mạng về dân đổ ra đường phải bằng lũ”. Thấy rõ Duẩn và Nguyễn Chí Thanh cùng một tư duy tả khuynh duy ý chí. Không thích Giáp, Duẩn đã hay kiếm dịp đè Giáp, huống chi nay biết Bắc Kinh muốn hê Giáp thì nhân dịp Duẩn phải tỏ cho Bắc Kinh thấy ông đã phối hợp nhịp nhàng với ông anh.
                  Vũ Lăng gật gù: Thì bứng Giáp đi dưỡng bệnh ở Hung (Hungaria - BT) đó.
                  - Lê Trọng Nghĩa cũng kể rằng Cụ Hồ vừa được triệu gấp ở Bắc Kinh về để họp hội nghị này, nghe Anh Ba cả quyết Anh Hai Sài Gòn ủng hộ cách mạng dữ như vậy, ông Cụ đã hỏi thêm về Anh Hai thì bị Tố Hữu ngắt lời luôn, Bác chữa bệnh xa nước lâu ngày, tình hình phát triển, nhiều cái Bác không biết rồi, ý là thôi đi, Bác hỏi làm gì. Nghĩa kể lại chi tiết này còn lè lưỡi: ông nhà thơ quên béng mất, “Người là Cha, là Bác, là Anh… Người ngồi đó với cây chì đỏ, Chỉ đường đi từng bước từng giờ…” Ở đây có chuyện chiếc máy bay đêm đưa Cụ ở Nam Ninh về đến sân bay Bạch Mai thì phát hiện đèn hiệu đặt lệch 15 độ, hồi ký Vũ Kỳ mà chắc ông có đọc, đã kể tường tận lại vụ ông Cụ chỉ còn cách cái chết có một sợi tóc. Thế là lần ấy ông Cụ có ba đại sự: một sự cố mấp mé cái chết, một câu hỏi bị gạt, một góc bàn để dự họp và đến khi Tổng tiến công - Tổng nổi dậy thì một cái buồng vắng lặng ở Bắc Kinh để Vũ Kỳ và ông Cụ tự dò các đài phát thanh, cũng theo hôi ký Vũ Kỳ. Về lý do đánh Tết Mậu Thân, theo ông, tôi hỏi Vũ Lăng, thì là vì duy ý chí chủ quan khinh địch hay trong sâu kín còn có ý gì khác? (Vũ Lãng nhíu lông mày). Tôi thì ngờ rằng ở sau mong muốn cố giành thắng lợi quan trọng trong Tết Mậu Thân, Duẩn còn có tính toán không thể thổ lộ là đưa nhanh đất nước thoát khỏi cái thể hiểm nghèo: Đại hậu phương đang Cách mạng văn hoá loạn như nội chiến mà chẳng biết rồi sẽ còn tan hoang đến đâu. Đánh một trận nổi đình đám để nếu thắng dứt thì còn gì bằng, còn không cũng có thể sẽ làm cho Mỹ nản chí mà xuống xề đàm phán, như vậy Duẩn sẽ không mang tiếng “bỏ cuộc”. Ai ngờ chiến lược bị đánh sập rồi mà Mỹ lại “lên xề” xốc tới. Bảy năm gian nan nữa. Mà ở đây chí cần biết làm tính cộng trừ thôi là thấy ngay sai đúng.
                  Vũ Lăng gật gật đầu không nói.
                  Như thông lệ làm gì cũng thắng, ta đã hết sức ca ngợi đại thắng Tết Mậu Thân. Trong Báo cáo chính trị Đại hội 4 (1976), Lê Duẩn nói nó đã “làm sập chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ”. Hãy xem: chiến lược này bắt đầu tháng 5-1965, ba năm sau, 1968 nó bị sập.
                  Sập tức là sụp, là quỵ, là hết hơi, đúng không? Ấy thế mà sập rồi Mỹ vẫn buộc ta phải ác chiến thêm bảy năm nữa, từ 1968 đến 1975, dài gấp đôi cái thời gian ba năm ta bỏ ra đề làm cho nó sập. Đúng là chiến thắng của ta dựa phần lớn vào một một phép cộng hết sức đặc biệt cũng như vào sự vận động ngộ nghĩnh của chiến tranh ở Việt Nam.
                  Sập mà còn đánh trả ác ôn lâu và dữ thế chứ!
                  Nên thế giới đánh giá Việt Cộng thua to ở Tổng tấn công Mậu Thân là chí lý.
                  Ở phía Hà Nội, đầu những năm 1980, trong một hội nghị Trần Độ công khai nói đến thất bại của Tết Mậu Thân. Sau này anh bảo tôi anh đã thảo diễn văn cho Nguyễn Hữu Thọ sẽ đọc trên Đài phát thanh truyền hình Sài Gòn Tết Mậu Thân. Ta chiếm được đài nhưng không có mã khoá nên không phát được bài của Thọ. Cũng may - Trần Độ nói - chứ không thì hô to bao nhiêu ê mặt bấy nhiêu. Hai chân Tồng tiến công và Tổng nổi dậy cùng đi là tư tưởng quân sự cốt lõi của Duẩn, theo ông Duẩn, không tính tới cuộc khởi nghĩa của hàng chục tiểu đoàn Anh Hai là “phi cách mạng”.
                  - Nhưng rồi chính quân miền Bắc cũng đã đành phải “phi cách mạng”, nhảy lò cò suốt chiến dịch. Chả Anh Hai nào theo Việt Cộng giải phóng mà lại chạy đến trại Mỹ-nguỵ, tôi đùa.
                  Don Oberdorfer, nhà báo Mỹ, tác giả cuốn Tết! Điểm ngoặt trong chiến tranh Việt Nam (Têt! The Turning Point in the Vietnam War) in lần đầu năm 1971 và tái bàn năm 2001 cho rằng trận Mậu Thân 1968 có 58.375 Việt cộng bắc và nam đã bị chết. Dân chết 14.300 người, kể cả phụ nữ trẻ em. Đặc biệt tố cáo có hơn 2.500 dân, trong đó có một số giáo sĩ, linh mục Đức đã bị quân chiếm đóng Huế tàn sát ở Huế. Don Oberdorfer viết khá tỉ mỉ vụ thảm sát tai tiếng ghê rợn này.
                  Đảng tuyên truyền rùm beng cho thắng lợi Tết Mậu Thân. Lờ đi sự thật đau đớn là kế hoạch nổ súng bất ngờ của đảng đã lọt vào tay Mỹ. Sau này CIA Mỹ giải mật một tài liệu cho hay Mỹ biết chính xác ngày giờ quân Bắc vượt vĩ tuyến vào Nam nhưng tướng Creighton Abrams và đại sứ Bunker không báo cho Chính phủ Sài Gòn biết. Nixon đã khoái trá bảo Kissinger: Xong keo này sẽ có một bên nướng nhẵn hết quân. Theo tài liệu được giải mật này thì CIA cài được người vào Trung ương cục miền Nam (Cục R). Người ấy là ai thì Mỹ cố nhiên không giải mật.
                  Sau này một lần nói chuyện với khá đông cán bộ và Duẩn xưng mình, Duẩn xì ra hai điều Mao nói với Duẩn khi Duẩn đến Bắc Kinh báo cáo kế hoạch đánh một keo thắng ngay bằng tổng tiến công và tổng nổi dậy. Nghe xong ý đồ to lớn của Duẩn, Mao hỏi: “Cái chổi của đồng chí có đủ dài không?” Quên đi vụ Mao Chủ tịch sai quân hầu dọn cho Duẩn xem phim hoạt hình “Chú bé kiêu ngạo”, Duẩn kể lại rằng mình nghe mà ngạc nhiên quá! Sao Mao Chủ tịch lại thiếu ý chí chiến thắng như thế. Duẩn còn ngạc nhiên khi Duẩn báo cáo Tây Nguyên của chúng tôi là nơi địch yếu vì đất rộng người thưa thì Mao lại nói à, chúng tôi đưa vài triệu người sang đó mà hay đấy. Không hiểu bụng dạ Mao hoặc quá tin yêu Mao, Duẩn đã không nhận ra là Mao châm biếm quyết sách hiếm có của Bộ chính trị Việt Cộng. Mao sẵn sàng tỏ ý chả tin tẹo nào vào giấc mơ đại thắng của Duẩn. Đánh động cho anh em thấy cái chổi của chú em ngắn lắm. Thái độ khinh thị này càng lộ ra rõ nhất ở câu cho vài triệu dân Trung Quốc sang Tây Nguyên, ừ, mà nếu chú chọn chỉ đánh Tây nguyên mà thắng thì chúng anh có thể cho di dân dần sang được đấy.
                  Tôi còn sợ rộng ra là có khi nhờ một cái lõng hớ hênh nào đó ở Bắc Kinh mà CIA đã biết được kế hoạch Việt Cộng Tổng tiến công - Tổng nổi dậy…
                  Lê Trọng Nghĩa và Vũ Lăng cho tôi hay Tết Mậu Thân quá gay go, Giáp được cho về nước. Ở đây nên biết cuối 1967, Giáp đã xin cho về vì sức khỏe đã khá nhưng trong một cuộc họp Bộ chính trị, Sáu Thọ nói tưng tửng: “Thôi, anh ấy thì còn về làm gì nữa”.
                  Vũ Lăng khen Giáp: Tài là giê-nê-ran (general, tướng - BT) về cấm có hỏi tôi ở nhà vừa qua làm gì và sắp tới sẽ làm gì. Bơ đi y như hiểu rằng tôi đã nhận được lệnh cấm khẩu và giê-nê-ran tổng tư lệnh nên biết phận, đừng có mà tọc mạch chõ vào.
                  Tôi đùa: Giáp quen sống trong vòng vây hãm của Duẩn, Thanh, Thọ rồi. Mà khi Giáp đang tung hoành thì lại có người sống trong vây hãm của Giáp.
                  Theo Vũ Lăng, khoảng giữa 1968, ba ngày liền, Bộ chính trị bặt tin Ban chỉ huy mặt trận Khe Sanh gồm Cao Văn Khánh, Lê Quang Đạo, Trần Quý Hai. Văn Tiến Dũng bảo Vũ Lăng tìm ai có thể vào xem xét rồi báo cáo gấp cho Bộ chính trị. Vũ Lăng nói tôi đi thì Dũng nói anh đang bị đau đôi đốt sống cơ mà. Vũ Lăng bảo ông ấy muốn mình đi nhưng nói thác ra như thế thôi.
                  Vũ Lăng lên xe đi một ngày một đêm. Liên tục thay xe. Ở trận địa Khe Sanh đất đá tơi vụn ra như cát bởi bom đạn. Lính bơ phờ ngồi gục đầu lên súng. Tới sở chỉ huy thấy trong hang Cao Văn Khánh co ro bên cỗ máy thu phát hỏng. Lê Quang Đạo, Trần Quý Hai đã lánh đi nơi khác, Sở chỉ huy này cục trưởng tác chiến Lê Ngọc Hiền bố trí bị lộ, thám báo địch thường đến bắn phá, nổ mìn. Đêm, Lăng và Khánh leo núi đá tai mèo đi tìm hai tướng di tản và cuối cùng một báo cáo đã được gửi ra. Dũng bảo Vũ Lăng về. Vũ Lãng xin ở lại. “Về để chết bom ở dọc đường ấy à?”
                  Hồi ấy một tối tôi đến nhà Vũ Lăng đúng lúc anh đang bận chuẩn bị đi Khe Sanh. Đã có Hoàng Phong, báo Cứu Quốc ở đó, Hoàng Phong, là anh em cọc thèo với đám Vũ Lăng, Lưu Văn Lợi và Trần Châu anh ruột tôi. Một giường đầy thuốc men và các nhu yếu phẩm.
                  Vũ Lăng nom căng thẳng. Bỗng anh hỏi tôi: ông Đĩnh, tôi hỏi ông, Ông sợ gì tôi, nào, tôi hỏi ông?… ông sợ gì tôi mà ông không đến mặc dù tôi nhắn, tôi mời. Ông sợ tôi sợ các ông xét lại chứ gì? Tôi nói ông biết nhá, tôi đã nói với tất cả con rể và anh chị em nhà cô Hoa rằng Trần Châu là người tốt nhất trong chúng ta.



                  Ra đi có thể không về, phải chăng Vũ Lăng muốn có một lời kín đáo với Châu và tôi? Tôi lờ mờ thấy và im.
                  Vu Lăng đã đi tới hết chiến dịch. Hoa, vợ anh một hôm bảo tôi vừa qua cô có một giấc mơ sợ quá. Có một người quấn đầy vải trắng vén màn lên nhìn cô khẽ bảo: Anh đây, Vũ Lãng đây! Như một làn gió nhẹ rồi tan. Tôi ngỡ người tôi cũng sắp tan theo mất.
                  Vũ Lăng cho hay ở Khe Sanh anh không thể nằm yên trên mặt đất nửa phút. Người cứ nẩy tung, ông hiểu hoả lực Mỹ nó thế nào. Máy bay và pháo nó kinh hoàng. Đất mà bom, tên lửa, pháo làm tơi như cát bờ biển cơ mà. Nhưng pháo ta đâu có kém. Quả đạn bằng thằng con út Trần Châu đây này, (thằng bé được tôi đèo đến Vũ Lăng) phải cẩu lên nạp vào nòng. Pháo Liên Xô. Xe tăng Bắc cũng lần đầu tiên xuất trận ở đây. Rõ ràng là đối đầu giữa Mỹ và phe ta. Máu phe cũng có góp nhưng là đựng trong các bịch để truyền cho thương binh.



                  Nghe Vũ Lăng tôi chợt nhớ tới chuyện Hoa mơ thấy Vũ Lăng về gọi, người quấn đầy bông băng. Nhưng cố nhiên lúc ấy không ngờ Tổng thống Mỹ Obama sau này trong diễn văn nhậm chức tổng thống đã nhắc tới bốn chiến thắng oanh liệt trong lịch sử của quân đội Mỹ, trong đó có Khe Sanh.



                  Vũ Lăng cũng đã kể với tôi vài điều về chuyện đánh tàu Mỹ Maddox theo dõi đường mòn trên biển của ta. “Vụ này mình đã có biết qua qua nhưng đến khi nằm với Trần Quý Hai ở Khe Sanh thì mới hiểu đầy đủ. Hai trực Quân uỷ cả hai đêm ta đánh mà. Đêm đầu kỷ niệm thành lập Hải quân, ta cho ba tàu phóng lôi từ Ngọc Vừng ra nện thình lình thằng Maddox. Một ngư lôi ta phóng sạt boong tầu rồi nó mới biết, cho nên Quốc hội Mỹ xem lại màn hình chả thấy gì mới chửi Johnson bịa chuyện. Bọn này chết vì đầu óc lệ thuộc bằng chứng màn hình. Đêm thứ hai, ta cho hai tuần la ra, nhưng Mỹ đã đề phòng nên xáp lại. Quý Hai trực ban xin chỉ thị và được lệnh đánh. Hai tuần la của ta bị cả, Mỹ vớt được một số lính thuỷ ta. Đến năm nào đã thả trung uý Bảo về thì phải. Rồi Mỹ đánh tan ba căn cứ hải quân của ta ở Cát Bà, ở Lạch Trường, Sông Gianh và dưới Vinh, Bến Thuỷ. Được tiếng dũng cảm đánh trước tàu chiến Mỹ thì nướng sạch hải quân. Trung Quốc bèn trang bị lại cho hoàn toàn.
                  - Giá như lờ phờ như Kutuzov nhỉ, tôi đùa rồi bảo Vũ Lăng: Do đó, theo Nghĩa, đã phải đổi Bộ tư lệnh Hái quân ra thành Bộ tư lệnh Quảng Ninh rồi sau đó Johnson đe ném bom miền bắc. Trần Quý Hai giơ đầu chịu báng, bật khỏi Quân uỷ về binh chủng thì có lộ ra chuyện Duẩn lệnh đánh đêm thứ hai không?



                  Vũ Lăng lắc: Đến đây thôi, cả ông với tôi hãy tạnh đi, biết nữa mất chỏm đội mũ rơm chống bom bi!
                  Theo Nghĩa kể với tôi thì mấy hôm xảy vụ Maddox, Lê Trọng Nghĩa trực ở Quân uỷ trung ương. Khi Maddox tiến đến hai tuần la của ta, người chỉ huy điện về xin ý kiển. Trần Quý Hai điện hỏi Duẩn, Duẩn bảo đánh! Vì sao Duẩn hăng thể, không rõ. Muốn chứng minh cho Mao thấy Duẩn quyết tâm đánh Mỹ ư? Nhưng không ngờ Bắc Kinh lại không thích ta đánh vượt mặt họ nên liền rút cố vấn không quân đang giúp xây dựng sân bay Kép về và đe không thể tiếp tục viện trợ. Do đó Cụ Hồ rất cáu. Đòi kỷ luật người ra lệnh đánh, ông Cụ và Giáp chất vấn, mọi người đổ cho Tố Hữu. Còn Văn Tiến Dũng bênh Duẩn thì nói: Đánh trước nó đã sao? Không đánh nó cũng đánh cơ mà!



                  Cần nói thêm: Quanh vụ Maddox đã có quá nhiều cách tường thuật, kể cả từ phía Mỹ. Ở đây tôi chỉ kể lại những gì Nghĩa và Vũ Lăng nói với tôi thôi!



                  Đòi kỷ luật người ra lệnh đánh, Cụ Hồ và Võ Nguyên Giáp có lẽ đã làm cho Lê Duẩn liên hệ lại vụ hai người từng huỷ thư Khroutchev gửi Giáp tỏ ý ngại Lê Duẩn lãnh đạo thì sẽ nổ chiến tranh lớn với Mỹ. Và giận bèn gọi giận.
                  Dân có nỗi oan của dân, lãnh tụ có nỗi oan của lãnh tụ. Ít ra giữa con người còn có chỗ bình đẳng ở các nỗi oan.
                  Bảy năm sau khi “đánh sập chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ”, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, quân đoàn Vũ Lăng đánh sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu. Sắp nổ súng thì được lệnh rút, nhường Bộ Tổng tham mưu cho sư 320 đánh. Văn Tiến Dũng muốn sư đoàn cũ từ thời chống Pháp của mình có dịp lập công lớn. Vũ Lăng từ chối: Chúng tôi không thể đánh nơi chúng tôi chưa nghiên cứu trận địa.



                  Đánh xong hai nơi, lính đóng tại Bộ Tổng tham mưu cấp báo lính 320 với xe tăng hộ tống đang kéo đến đòi lính quân đoàn 3 rút đi nhường chỗ này cho họ. Hai bên súng ống đã lăm lăm. Cuối cùng dàn hoà, nhường dãy nhà dưới cho 320.
                  “Xem phần ảnh trong Đại thắng mùa xuân, Vũ Lăng nói, có ảnh ông Dũng chống ba toong mà ông bảo nom như thống sứ Trung Kỳ đi bắn cọp ấy, ông thấy ảnh chụp Bộ Tổng tham mưu treo hai lá cờ chứ? Cờ to ở nhà chính là của quân đoàn tôi, cờ bé ở nhà ngang là của sư 320 con cưng của ông Dũng. Viết hồi ký về toàn bộ chiến thắng, ông ấy gạt Giáp, và ở một hiện trường thì định gạt tôi. Không ngờ lại tham quá đến thế. Toàn xí phần của người khác.



                  Năm 1959 tôi ở Bắc Kinh về, Vũ Lăng cho mượn báo cáo của tướng Catroux, nguyên toàn quyền Pháp ở Đông Dương, nghiên cứu thất bại Điện Biên Phủ theo yêu cầu của Quốc hội Pháp. Catroux cho rằng Giáp, một “thiên tài nghi binh” đã lừa được Navarre lên Điện Biên để phá kế hoạch Việt Minh “đưa Lào ra khỏi khối Liên hiệp Pháp”. Navarre càng không biết thu đông năm ấy, Bắc Kinh gợi ý nên nhổ hết Lai Châu, chốt cuối cùng của đế quốc ở nam Trung Quốc do đó đã gợi ý đánh lên Tây Bắc. Chuyện “bạn” điều binh khiển tướng này của ta, Lê Trọng Nghĩa cho tôi biết.



                  Sau này hồi ký của Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc ở Việt Nam cũng cho hay Vi Quốc Thanh đã đề ra hướng này với Quân uỷ trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Vũ Lăng nói ở Điện Biên Phủ, cái “hầm ngầm cố thủ” mà ta dùng cả hàng tạ thuốc nổ phá làm rạn núi ra kỳ thật chỉ là một hầm rượu tầm thường. Thì tôi sau đó theo Giê-nê-ran đi thị sát đã vào hầm rượu ấy mà. Hoảng báo đã tạo nên chiến công lãng phí lưu lại nghìn thu cho cháu con tấm tắc nức nở.
                  Ở đây cũng nên nói điều này. Lê Trọng Nghĩa cho tôi biết khi Giáp đặt phương án đánh mới ở Điện Biên Phủ - tức là kéo pháo ra - là căn cứ vào báo cáo tình hình địch của Nghĩa. Nghe Nghĩa xong, Giáp đã dặn Nghĩa không được để lọt tin này vào tai cố vấn. Giáp còn dặn Nghĩa là bạn rất ngặt về giai cấp xuất thân cho nên căn giữ kín đáo gốc gác thành phần. Chính thời gian ấy bản thân Giáp cũng như Lê Trọng Nghĩa (đạo gốc), Hoàng Đạo Thuý (xì-cút Hướng đạo) đã bị bạn “rà soát” lý lịch. Bạn đã với tay xa cho đúng như cương vị phụ trách. Không chỉ góp ý về chiến đấu, bạn còn chỉ trỏ về nhân sự.
                  Ngay sau Chiến dịch biên giới (tháng 10-1950), trong hội nghị tổng kết kéo dài, nhiều tướng tá ta đã bất đồng về chỉ đạo chiến thuật với cố vấn Trung Quốc. Và Mao không ưa Giáp có lẽ từ ngày ấy, qua báo cáo của La Quý Ba.
                  Lại xin trở về Vũ Lăng. Sau này, khi than chán muốn về hưu, Vũ Lăng bảo tôi nếu không có các tướng lĩnh học nghệ thuật chiến tranh vả tác chiến thì với tư tưởng chỉ đạo chiến tranh của Duẩn, chúng ta cầm chắc ăn cám. Thật mà! Tư tưởng Lê Duẩn là chỉ có tiến công, cấm được nói đến phòng ngự. Tôi bảo Vũ Lăng: Nghĩa bảo tôi rằng: “Tướng Nguyễn Văn Vịnh và mình thảo báo cáo viết đối phirơng tiến công, tấn công đã bị Duẩn gọi đến sạc, tiến công, tấn công là của cách mạng, sao đem dùng cho Mỹ - nguỵ?”



                  Khốn nạn, Vũ Lăng nói, chán nản, đánh nhau mà không phòng thủ thì đúng là cho lật nhào toàn bộ lý luận quằn sự cổ kim đông tây! Nhưng Tố Hữu để ngay tư tưởng Lê Duẩn lên thành “thế ta là thế đứng trên đầu thù”. Lính tráng bọn mình, từ Giáp xuống đành đứng trên đầu thù mà phòng thủ chui vậy. Tôi cho ông hay một tai hoạ về không phòng thủ. Chỉ riêng tại khu vực thành cổ Quảng Trị, trận địa ác liệt nhất trong chiến tranh với Mỹ, ba trung đoàn bị xoá sổ riêng vì B52 rải thảm. Thấy ta ở Quảng Trị không có tuyến phòng thủ, Mỹ liền cho ngay các đơn vị sừng sỏ đến, cộng thêm B52. Gay quá, Giáp phải cử gấp Cao Văn Khánh vào. Tôi hỏi khẽ Khánh là giê-nê-ran nói sao. Khánh bảo giê-nê-ran dặn vào bảo anh em phòng thủ. Khánh vào lập phòng tuyến sông Thạch Hãn. Tan ngay. Lui về Cửa Việt, tan nốt. Hay đùa, tôi bảo Vũ Lăng: Kiểu này cũng khốn như đi đưởng buồn ị mà lại không có giấy chùi đây.



                  Kỷ niệm 30 năm kết thúc chiến tranh, Võ Nguyên Giáp viết trên báo Nhân Dân ngày 14-4- 2005: “Do nhận thức không đúng, nên trong một thời gian dài, một số cán bộ cho rằng trong chiến tranh cách mạng chỉ có tiến công, phủ nhận phòng ngự. Thậm chí coi phòng ngự là điều cấm kỵ. (Tôi nhấn). Vì thể một sổ trận đánh bị thương vong”.
                  Giáp vẫn né tên Duẩn. Tại đởm lượng? Hay tại tôn trọng ý thức kỷ luật của đảng? Tôi chợt nghĩ, nghĩ khá daỉ dẳng, nỗi sợ cái uy Duẩn đã góp bao nhiêu phần vào tính thản kiên cường đánh Mỹ của Giáp?



                  Nhưng trước mắt tôi lại cứ hiện lên cái nét kỳ cục của hai thời cơ phát động chiến tranh: Để đánh Mỹ thì chống Liên Xô cho có thêm thù. Mở Tết Mậu Thân để giải phóng miền nam thì chọn lúc Đại hậu phương sắp Cách mạng văn hoá tanh bành.
                  Mao từng nói triết học chung quy là thằng khỏe đánh thằng yếu. Và tôi cứ nhớ đâu như Mao còn nói “đứa khỏe cũng là đứa khéo xui khéo dỗ”.

                  Comment


                  • #54
                    Chương 52

                    Không thể không đưa những ngày cuối của Trần Độ vào góc vài chân đung nạn nhân ở đây, tuy anh đã xuất hiện ở một số chỗ khác trong cuốn sách này.



                    ***


                    Vào Sài Gòn bị ốm phải nằm Chợ Rẫy, Trần Độ ra Hà Nội thì lại bệnh viện Hữu Nghị liền. Hai ngày sau về nhà, anh gọi tôi: Mai 2 tháng 9, đến tôi chơi đi. Nằm liệt đây, thể nào lại bị gẫy xương hông.
                    Cười khì một cái nhẹ như tự giễu mình.



                    Kể ngay ở Sài Gòn anh bị hai công an vạm vỡ nhảy tót lên xe anh chẹn cổ lấy đi tập Nhật ký rồng rắn anh viết suy nghĩ của anh trong hai năm 2000 và 2001. Tôi hỏi anh có nghe nói đến Bùi Quốc Huy không? Tôi xem cách thức lên xe bắt chẹt ông già thế này dễ Bùi Quốc Huy lắm.



                    Trần Độ nói mình cùng không rõ là anh nào. Ở ta tai nạn kiểu ấy chắc chả ít. Cái Trâm, đứa con dâu út của tôi ở Sài Gòn luôn gọi ra nói con sợ cái đống dây điện lằng nhằng ở đầu giường bố lắm đấy, nó nghe trộm bố suốt ngày suốt đêm đấy. Có khi vừa nói vừa thút thít.



                    Mắt thấy lắm dây điện quanh Trần Độ tôi cũng có ngại thật. Nhung anh xua tay, ý là “Không sao đâu”. Tôi ngờ anh có cách. Một bữa đã gặp một sĩ quan thông tín dưới quyền anh ngày xưa cầm các dây điện lên đứng im lặng xem.
                    - Nghe nói ông Giáp, bà Hà đến thăm anh, tôi hỏi?
                    - Có đến đấy.
                    - Vui không anh?
                    - Chả vui… (Chớp chớp mắt nhìn trần) Cảm động thì có. (Im một lát nói tiếp Anh Giáp nắm tay mình thế này nói thương Trần Độ lắm, thương Trần Độ lắm, chẳng làm cái gì, chẳng qua nói thật… Đến đây bà Hà khẽ giật tay ông Giáp, ông Giáp bèn thôi… (Ngừng một lát lại nói Không biết tôi nghe có lầm không nhưng tôi nhớ là anh Giáp có nói thế này: Tôi nhất trí với những cái anh đã viết… Đến đây bà Hà lại giật một cái, ông Giáp lại im.
                    - Bà Hà chắc còn sợ cái phương án Sáu Thọ đày cả nhà ra đảo Tuần Châu… Ra đảo thì ông Giáp thành An Tiêm nhưng dưa ông Giáp trồng là dưa Tây-về chứ không phải Tây-qua…
                    - Anh phải thấy bà Hà giật tay ông Giáp và ông Giáp nghe lời, Trần Độ cười.
                    - Cũng có lúc chả phải đến bà Hà giật. Phan Kế An bảo tôi một tối ông Giáp cùng một bảo vệ đến nhà An chơi theo hẹn. Lúc này ngồi chơi xơi nước, Giáp đang học piano và làm giao hưởng Điện Biên Phủ với Lê Liêm. Bốn chương, mỗi anh viết hai. Ai hay lão Podonski, hình như phó đại sứ Liên Xô tình cờ lại đến trước. Lão này bị coi là “giặc tình báo”. Đến lưng chừng cầu thang nhìn thấy phòng khách có Tây, ông Giáp bèn quay lui luôn. An ra mời thế nào ông Giáp cũng nhất định để khi khác.
                    - Ghê nhỉ… (Trần Độ nói và tôi chả tiện hỏi cái gì ghê. Rồi Trần Độ nói tiếp Ai cũng hãi mạng lưới công an phủ kín mít.



                    À, trước khi về, anh Giáp ghé xuống sát mặt mình nói: Phải sống đấy nhé, nhất định phải sống đấy, nhất định sống… Làm cứ như nhật lệnh, không nghe thì kỷ luật phắt. (Trần Độ lại cười).



                    Giáp đọc thấy cái gì báo trước trên mặt Trần Độ. Năm sau Trần Độ chết



                    Những ngày ấy tôi đã nghe giáo sư Đào Đình Đức bảo Trần Độ bị ung thư bàng quang. Cùng anh khám chữa bệnh cho Trần Độ, Bửu Triều nói với anh như thế. Nhưng tôi coi việc bác sĩ giấu bệnh nhân là bí mật nghề nghiệp. Và tinh thần lạc quan của Trần Độ thường làm tôi quên đi.



                    Xê hông dịch vai đổi thế nằm, Trần Độ chợt hoạt bát lên: Này, tướng văn nghệ Chu Phác đến cho biết đã nộp lên Lê Khả Phiêu tập Rồng rắn kẹp cổ minh mà lấy! Đọc rồi Phiêu nói cái này gồm hai phần thì phần đầu nhận xét tình hình và phê phán là đúng hết cả…, chỉ có phần hai tức là về cách sửa và dự báo thì không theo được. Chà, bảo khó theo cũng là một cách nói thế thôi.
                    - Đại ý anh viết sao?
                    - Thì nói là sai, là suy đồi. Viết suy nghĩ và cảm xúc cá nhân tôi về đảng, về tình hình, về lối ra là dân chủ… (Ngừng một lát nói tiếp Ngày càng rõ là trong mắt Đảng, dân chẳng ra cái đinh gì, đấy, tôi mới nói tăng quyền dân lên, dân chủ hoá là bị ngay tội chống Đảng. Thế ra thân với dân là phản động? (Trần Độ lắc lắc đầu).
                    - Thân Quốc gia chết, thân phương Tây chết, rồi thân Xô Cộng chết, thân Trung Cộng chết, đấy Hoàng Văn Hoan, Chu Văn Tấn, Lý Ban. Nay thân dân như anh chết nốt.
                    - Thời bí mật Đảng chưa có gì trong tay, dân là vốn liếng duy nhất, là chỗ dựa duy nhất. Lúc ấy anh Việt Minh chưa nói duy nhất mình cầm quyền mà nói mai đây rặt thằng chân lấm tay bùn ra thay Bảo Đại, quan bảy toàn quyền Tây cai trị nước. Lúc bọn tôi nói thế, bọn tôi cũng tin như thế thật. Ngày mới độc lập, đâu cũng băng rôn “Tổ quốc trên hết”, đâu cũng Ban thờ Tổ quốc! Nay biến! Đường phố, cơ quan dều căng “Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm” và ở hội trường, hội nghị nào cũng cờ búa liềm kèm cặp quốc kỳ. Trung Quốc chỗ này có vẻ ý tứ, ít phô cờ búa liềm ra trêu người dân.
                    - Có một nghịch lý thù lù, tôi nói. Đảng nói đại đồng công hữu, nhưng làm thì lại cùng cực tư hữu, độc hữu. Một mình chiếm đứt mọi thứ, từ chủ nghĩa Mác-Lê, đảng, chính quyền, nhân dân, đất nước cho chí thiên nhiên. Có mùa xuân mới có muôn loài nhưng cứ sắp Tết là phải mừng Đảng, thứ nhì mừng Xuân, bét tĩ mới mừng Đất nước! Tôi vừa nhận xét cái kỳ quái này cho cậu Trưởng ban tư tưởng… (Trần Độ xen vào: Cậu gì tên là Đồng- hồ-quay-ngược ấy hả?) Đúng, anh cùng nghe đến cái tên ấy ư?… Sơn Tùng kể lại với tôi những năm 70 anh xin Tố Hữu duyệt cho phim Nguyễn Tất Thành. Xem xong kịch bản, Tố Hữu gọi lên sầm mặt nói: Tôi không thích một chút nào cái tên Nguyễn Tất Thành cả! Là gì đây? Chẳng là gì hết. Với chúng ta, phài là Nguyễn Ái Quốc, phải là Nguyễn Tất Thành đã đầu hàng giai cấp công nhân, đã sang Liên Xô, đã làm việc cho Quốc tế… cố nhiên bộ phim bị phá sản. Tôi bảo Sơn Tùng: Học Tố Hữu, tôi cũng nói tôi chẳng thích tý nào chữ Việt Nam. Là cái gì đây? Chẳng là cái gì cả. Phải là Việt Nam đã đầu hàng cộng sản, đã theo Liên Xô, Trung Quốc và v.v…
                    - Đấy, thế là lòi cái ẩm ớ vớ vẩn ra ngay. Cánh ta bị bịt mắt dài thật, Trần Độ nói. Tôi nghĩ mãi cái gì đã khiến cho coi thường dân! Thì chính là cái nguyên lý cho rằng dân, kể cả công nhân, đều bất khả tri Mác-Lê. Đầu tối, bụng lại ngập ngụa ý thức tư hữu cho nên dân tất yếu phải phản động, lạc hậu. Cho nên tất yếu đảng phải nói, “ý Đảng lòng dân”, không thể nói ý dân được. Ý dân thì vứt ý Lê-nin! Lê-nin bảo nông dân là đại dương của chủ nghĩa tư bản! Đảng quý, dân tiện đã được chẻ hoe ra như thế, tức là đảng đã đành sẵn lòng rẻ rúng một bên cho dần rồi cơ mà. Ông biết cho là tôi đã rất đau đớn khi viết rằng cái chế độ tôi phá nó té ra lại tốt hơn cái chế độ tôi góp sức xây nên.



                    Chính tai nghe anh nói câu này tôi xúc động hơn khi mắt đọc nó. Tôi nhìn thấy nét mặt anh ân hận, thấy giọng anh buồn buồn. Tôi nói:
                    - Có cả một lý luận làm nền cho ý thức đảng quý dân tiện. Nói rõ khi chưa có chủ nghĩa Mác-Lê chỉ đạo thì lịch sử là mù, tự phát nghĩa là quần chúng làm nên lịch sử cũng chỉ là lũ phu hồ và đám thống trị xưa như Trần Nhân Tôn, Lê Thái Tổ… thì rặt đồ xẩm sờ, cái lịch sử họ làm ra rặt là tự phát, đỏm. Phải đến khi có những nhà mác-xít sáng mắt Xit, Mao, Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn… thiết kế thì lịch sử mới lên giai đoạn tự giác tức là làm gì đều đúng cứ phăm phắp cả! Vỗ ngực tự đề cao bậc nhất trên đời!



                    Trần Độ lặng nằm nhìn trần. Rồi nói tiếp:
                    - Ngày xưa với bọn tôi nhục nhất là đầu hàng. Đầu hàng địch và dân đều nhục. Kìa, đâu hàng dân là “theo đuôi quân chúng”, là “thủ tiêu lãnh đạo của Đảng”, bỏ ý đảng công hữu làm như ý dân tư hữu mà. Tóm lại nghe địch, nghe dân đều phản động, chỉ có nghe Trung ương là đúng. Hỗn với dân ghê thế nhưng lại nói phục vụ nhân dân.
                    Rồi tôi có Nhật ký (năm) Rồng (năm) Rắn mà công an lên ô tô chẹn cổ lấy mất. Đúng là những dòng tâm huyết đau buồn, ân hận, cay đắng của “một kiếp người” đã “trọn tuổi xuân hiến dâng cuồng nhiệt” (để) tạo nên một “xã hội lừa dối: lãnh đạo dối lừa, đảng dối lừa, cán bộ dối lừa… tung hô lừa dối, hứa hẹn lừa dối” và nó “làm cho con người co quắp lại, sợ sệt, làm cho con người dối trá, lưu manh hoá”, “Ta đã làm cho xã hội hiện nay lại có đủ các đặc điểm của bộ máy ta đã đập tan”.
                    Người cộng sản Việt Nam duy nhất sám hối công khai, về lội lỗi của đảng với nhân dân, đất nước.
                    Phải nhận rằng sau vụ công an chẹn lấy Nhật ký, Trần Độ cay đắng hơn, càng đi sâu phê phán hơn. So với những hôi ký anh viết về Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh trước đó thì khác hẳn. Rõ là đổi dòng.
                    Năm 2002, Trần Độ ra vào xoành xoạch bệnh viện, có ngày tôi đến tầng hai thăm Hoàng Minh Chính xong lại lên tầng ba thăm Trần Độ. Anh không nói được nhiều nữa nhưng vẫn rất thích nghe.
                    - Ông đọc nhiều mà lại nhớ dai, ông cứ điểm hết cho tôi những gì ông đọc, tôi khoái nghe lắm. Người khác đến tôi cáo mệt nhưng ông đã đến thì phải ngồi cho thật lâu.
                    - À, tôi nói, mới nhất là tờ Kinh tế Viễn Đông (The Fat-Eastern Economic Review) có bài nói Mỹ đã chuyển hướng chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương, coi đây là địa bàn chính. Trước kia là Bắc Đại Tây Dương và Tây Nam Á.



                    Trần Độ ngắt lời: Chắc là để ngăn Trung Cộng bá chiếm vùng biển từ Nhật qua Trường Sa đến Philippines. Trung Quốc vừa chiếm hòn gì ở Trường Sa, bất chấp Công ước Liên hợp quốc công nhận nó là thuộc vùng kinh tế đặc quyền của Philippines. Chỗ này sẽ là vũ đài chính trị, kinh tế, quân sự ghê gớm đây.
                    - Hòn đảo ấy là Mischief Reef cách Hải Nam những 1.300 cây số và Philippines có 220 cây số, Mỹ sợ Trung Quốc sẽ dựng một Trường thành trẽn biển nên đã cảnh báo và đáng nói là lần đầu tiên ta không chửi Mỹ thọc mũi vào Biển Đông.
                    - Này, vậy ta và Mỹ có chỗ ngứa ngáy giống nhau à? Vậy thì gãi có giống nhau không? Trước kia là chửi ngay Mỹ âm mưu nhảy vào xâm lược sân sau của ta và Trung Quốc đấy.
                    - Người thảo kế hoạch này là Dennis Blair, Tổng tư lệnh quân Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, tôi nói. Ông ấy đến ta được các cốp, cả Giáp, tiếp. (Trần Độ xen vào: Xưa thẳng thảo thứ này thì đừng hòng mà đến chứ đừng nói gặp!) Báo ta chỉ nói hai bên bàn chuyện “hợp tác”. Nhưng theo báo Mỹ thì hợp tác ở năm điểm sau: Việt Nam cam kết chống khủng bố; máy bay Mỹ có thể đáp xuống sân bay.Việt Nam trong điều kiện thời tiết xấu; Việt Nam rà soát ở Việt Nam các tài khoản có thể cấp cho Bin Laden (trùm khủng bố - BT) Việt Nam sẽ cử phái đoàn quan sát cuộc tập trận Hổ mang của lính Mỹ và Thái và hai bên đã bàn tới cảng Cam Ranh.
                    - Chà chà, thảo nào cứ thấy bà phát ngôn béo mấy hôm nay tuyên bố liền liền rằng Việt Nam sẽ dùng Cam Ranh vào phát triển kinh tế, Trần Độ bình. Hai chục năm trước ai ngờ ra thời cục này, ghê thật! Vậy là có cái anh tổng tư lệnh Mỹ hắn đến hắn bàn với ta cả một lô xách xông. Nhưng tôi nghe nói Giang Trạch Dân vừa qua sang cũng có đề cập Cam Ranh. Còn ngỏ ý muốn ta mở một cảng ở Đà Nẵng cho 900 tàu đánh cá Trung Quốc làm bến.
                    Tôi nói: Lưu Văn Lợi mới bảo tôi rằng chủ nhật vừa rồi Lợi gặp Đỗ Mười một tiếng rưỡi, đề nghị không nên để Trung Quốc vào khai thác bốc-xít ở Tây Nguyên với cả một hệ thống đi kèm là Trung Quốc sẽ mở lớn đường 14, lập một cảng biển riêng để chuyên chở bốc-xít. Lọi hỏi nếu “ta cứ phải bằng lòng” thì sao không cho thêm vài nước cùng khai thác để họ kèm chặn nhau nhưng Đỗ Mười chỉ mỉm cười bí hiểm. Coi như vấn đề này có nói anh cũng chả hiểu nổi…
                    Trần Độ im lặng. Tôi toan hỏi anh thấy sao thì anh nói:
                    - Chắc không cho vào đâu… Đang tranh chấp biển đảo, đất liền và toàn ở thế bị họ tước họ rỉa thế này mà để họ vào leo lên tận nóc nhà Tây Nguyên thì bằng là xác nhận tình hữu nghị với họ quan trọng hơn mất biển đảo ư?
                    - Tôi cũng thấy như vậy… Không thì là Alzheimer, chứng lú lẫn.
                    - Vị trí chiến lược quân sự, quốc phòng hết sức ghê gớm thì các ông ấy cho vào sao được. Để họ trong núi ngoài đảo đều quặp mình gọn cả thì… (lắc đầu im). Theo tôi không có lý do gì các ông ấy lại phải luỵ Trung Quốc đến mức buông cả chuyện an ninh quốc phòng như thế.
                    - Ngay hồi đánh Mỹ, quân Trung Quốc vào làm công sự, dân đã kháo họ đào lấy vàng tổ tiên họ chôn giấu đồng thời chôn cất sẵn vũ khí để khi động dụng là có cái xài liền, chắc Đảng đã phải nghe thấy quá!
                    Xin nói rõ ngay, lúc ấy chưa có hồi ký Trần Quang Cơ vạch bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Hồng Hà quỵ luỵ Trung Quốc, làm nhục quốc thể. Cũng chưa biết Bắc Kinh bôi trơn cho các vị hàng trăm triệu đô la để được lên nóc nhà yếu địa của ta. Càng không biết Đảng đã cho Trung Quốc xây trụ sở Bộ công an mới nhưng ta cứ bầy để làm hàng mẫu không ở. Dân Hà Nội kháo rằng bạn nhồi chi chít bọ nghe lén, nhìn lén vào toà cao ốc hữu nghị đồ sộ.
                    Từ yếu địa chiến lược lan man sang chuyện dân ta nghèo khổ. Tôi nói:
                    - Theo International Herald Tribune, một phần ba dân Việt Nam chưa có nổi mỗi tháng 10 đô la Mỹ trong khi mỗi năm dân Mỹ mua 11 tỷ đô la hoa, 110 tỉ đô la mỹ phẩm và 1 tỉ đô la cà-vạt. Một ngày kỷ niệm quốc khánh Mỹ dân Mỹ tiêu hơn 2 tỉ. Anh chắc biết GDP Mỹ 15.000 tỉ đô chiếm riêng một phần ba GDP toàn thế giới, ta thì 50 tỉ. Dân Mỹ mua 42% hàng hoá thế giới và thế giới chia nhau tiêu pha chỗ 58% còn lại.
                    - Biết hạnh phúc là do dân quyết định nên dân Mỹ phang chính phủ để bắt phải làm đúng yêu cầu của dân. Ta thì tất cả đều do đế quốc, thực dân, phản động phá hoại nên dân phải nghe Đảng để mà phang bên ngoài. Đế quốc có tác dụng giúp cho đảng đỡ bị dân quấy phá. Đảng xập xí xập ngầu đem nhất thể hoá Đảng với đất nước để hễ ai dụng đến Đảng thì Đảng phang vì tội không yêu nước.
                    - Anh nói Đảng nhất thể hoá đảng thành đất nước, tôi kể anh nghe một chuyện mới xảy ra ở Mỹ. Thế vận hội mùa đông mở ở Sail Lake City (bang Utah) sau khi Tháp Đôi bị đánh. Ngay trong số dành cho lễ hội lớn này, tờ Time Mỹ đã có hai xã luận chửi lối yêu nước lố bịch. Vặn luôn: Thế vận hội là của cả thế giới, tỏ lòng đoàn kết với Mỹ, vận động viên nước nào đến cũng cầm thêm một lá cờ Mỹ nhưng người Mỹ lại cho diễu hành đầu tiên vào sân vận động lá cờ Mỹ rách bươm ở Tháp Đôi, Thế vận hội của riêng anh ư? Rồi lễ bế mạc lại cho đội bóng khúc côn cầu trên băng của Mỹ thắng đội Liên Xô ở thế vận trước đi khép hậu để nói rằng Mỹ đã thắng chiến tranh lạnh. Time viết: Tại sao không mời cả đội bóng Liên Xô cùng đi. Họ cũng góp phần chấm dứt chiến tranh lạnh chứ bộ mình anh không thôi đấy? Đó, người ta bảo nhau yêu nước là gắn với nhân cách tốt đẹp chứ không phải để kiếm cớ phét lác, vỗ ngực chửi thiên hạ nằm mê một đêm hoá ra ta. Anh nhớ 1972, Nixon gặp Mao chứ? Time viết: Một vấn đề quan trọng là xem về lâu dài hai nước học được ở nhau nhiều bao nhiêu. Tôi thích cái văn chương sánh vai cùng tiến này hơn cái văn chương lạp xường muôn sự dẫn đến tao sống mày chết, tao thắng mày thua mà tao thì bao giờ cũng sẽ đè mày ra nhét cứt vào mồm mày. Mỹ đang vào công nghệ na nô, nanotechnology. Tôi chờ món này ra đại trà, dân chủ sẽ lại phát triển dữ hơn nữa.
                    - Tôi nghe nói máy tính, Internet đều là của quốc phòng Mỹ rồi nó tháo khoán cho thế giới dùng ké? Nó găm thì chẳng quân đội nào điện tử hoá nổi. Ta cũng chẳng đe sẽ làm chính phủ điện tử. Thế mà không cám on Mỹ.
                    Tôi nói nhà Việt học Tonnersson coi Internet và đại dương thông tin của Internet là hai trong bốn nhân tố khiến cho một đất nước dân chủ hoá. Tôi đùa là truyền bá Internet, Mỹ đã nối giáo cho giặc dân chủ ở từng nước. Mà đâu chỉ Internet? Mỹ là nước duy nhất báo cho loài người biết đâu có động đất, sóng thần và có thiên thạch nào đến gần quả đất tới mức nguy hiểm cần phải ngăn chặn. Mà ngăn chặn thì có lẽ chủ yếu cũng là nhờ Mỹ! Ta khinh cái tâm đế quốc bẩn chứ cái đầu của nó thì vẫn nên giỏng tai nghe đấy. Vì đầu nó đại học, còn thường là trung học, tiểu học.
                    - Anh khác mà nghĩ ra được các của này như Mỹ thì phải giấu vào tận bẹn để bắt chẹt, Trần Độ pha trò.
                    - Thế mà Xịt-ta-lin (Joseph Stalin) đã ca ngợi Mỹ đấy, 1942-43 gì đó, trong lần gặp Roosevelt và Churchill, Xịt nói nhờ sản xuất Mỹ to lớn ghê gớm mà chúng ta chiến thắng. Tôi nhớ sản xuất Mỹ lúc ấy lớn hơn cả sản xuất của Đức, Nhật, Ý gộp lại. Đâu như năm phút một máy bay, hai tuần một chiếc tàu.
                    Trần Độ lè lưỡi: Là dân tuyên huấn chúng mình đều đã từng ra sức che mắt dân cho tối om tất cả đi, trừ ta.
                    Trước khi về tôi hỏi Trần Độ có biết Thiết Vũ? Viết kịch?
                    - À, vâng, ở cạnh nhà anh đấy. Sĩ quan nhưng 1954 ra quân đội vì gia đình tư sản. Từ nay tổ quốc lên chủ nghĩa xã hội, phải gạt mày ra, mày thành lực cản phá rồi.
                    - Như Đặng Văn Việt mà anh gặp hôm nọ ở đây, cũng về nhà vì lý lịch.
                    - Vâng… Hôm nay tôi kể anh chuyện này. Một chiều Thiết Vũ rủ tôi đến phố Hàng Giấy, bảo tôi đứng ở hè chờ anh vào nhà đối diện một lúc. Một chốc tôi thấy Thiết Vũ ra ban công với một cụ già tóc bạc phơ rồi chỉ vào tôi mà nói gì đó… Rất nhanh Thiết Vũ xuống. Rầu rầu bảo tôi: Cụ ấy là ông bác họ rất gần, hẹn tao tối nay đến ăn cơm tiễn Lê Thành Khôi mai về Pháp. Khôi là con cụ Lê Thành Ý, nguyên giáo sư trường Albert Sarraut, em út ông bác họ kia. Ông bác ở giữa là bố thằng Lửa Mới. Tao đến kiếu, bảo mày ở tình uỷ Bắc Ninh mời tao tối nay sang bàn việc viết lịch sử đảng bộ cho họ, nói thế cho oai. Không ăn được! Ngày mới độc lập, tao theo Việt Minh, Nam tiến chí chết, Khôi theo Việt Quốc chửi Việt Minh chí chạt. Hễ Khôi đến nhà, tao lại hét người nhà đuối đi “không tôi cho nó ăn kẹo đồng”. Bây giờ nó thành học giả ở Pháp, chính phủ ta mời về, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng tiếp nó long trọng, còn tao kịch tác gia lương cán sự 5, quanh năm vay ăn. Tao kiếu là phải chứ! Khi Khôi sang Pháp học, mẹ tao cứ ca cấm thằng Tân nhà tôi, là tao, vác súng làm đày tớ cho Việt Minh rồi khổ, ở lại sang Pháp học có hay không? Hoá ra thành công dân Pháp lại cao sang hơn làm công dân Việt, dù công dân Việt đã chiến trận từ những ngày đầu tiên. Còn nữa. Em trai Thiết Vũ là phi công cùng lớp Nguyễn Cao Kỳ. Tai nạn bay chết. Trong sân bay Tân Sơn Nhất trước kia có con đường mang tên anh ta. Lê Thành Khôi đã viết sách lên án Việt Minh sau Cách mạng tháng Tám giết rất nhiều người không hề xét xử. Trong sách Việt Nam: Lịch sử và Văn hoá (nguyên bản tiếng Pháp Le Việt Nam: histoire et civilisation, 1955 - BT) Khôi còn dẫn lời Trường Chinh viết trong Cách mạng tháng Tám: “Chúng tôi chỉ tiếc (…) đã không trấn áp được đầy đủ bọn phản động…” Khôi kiên trì con đường sử học độc lập phê bình đảng. Tôi quý mến ông ta hơn khi đọc ông ta viết: sắp Cách mạng tháng Tám, tư lệnh quân Nhật đã gặp Bảo Đại và Trần Trọng Kim hỏi có cần quân Nhật dẹp loạn Việt Minh không? Họ có năm nghìn người và không vũ khí còn quân Nhật chúng tôi năm mươi bảy nghìn toàn tinh nhuệ, nếu các ngài đề nghị chúng tôi chỉ quét một đêm là xong. Nhưng hai vị này kém quan điểm bạo lực, nặng “nhiễu điều phủ lấy giá gương” nên từ chối, và rồi đều khốn cả. Anh xem, hai anh em họ đó, hai cách đối xử, đứa chống lại thì được trọng vọng còn đứa kiên trì theo Đảng thì trống không một đời. Anh Độ, nếu Thiết Vũ được làm lại thì anh bảo nên thế nào?
                    Trần Độ chớp chớp mắt im lặng.
                    - Phan Kế An có một bạn bác sĩ, Vinh, ở Hải Dương, tôi nói tiếp. Đâu những năm 70, một hôm cán bộ tỉnh đến mời Vinh hãy tạm đến ở một chỗ khác. Vì sao? Bí mật ạ! Chuyện của lãnh đạo cơ mà! Nửa tháng sau, Vinh trở về thì nhà khác hắn. Bồn tắm, bếp điện, quạt trần, quạt tường, tủ lạnh… đều mới hết
                    Vinh chưa hiểu sao thì chợt xe tỉnh chở khách quý của uỷ ban tỉnh đến: ông anh ruột trí thức của Vinh ở Pháp mới về nhưng cứ dứt khoát xin ở nhà ông em.
                    Tuần sau, ông anh trí thức về Pháp. Vinh lại được bảo tạm đi ở chỗ khác. Về nhà lần này, tất cả những gì sang đều không còn. Trên tường trên sàn những chỗ nhổ quạt, dỡ buồng tắm chẳng ai thèm sửa. Vinh đề nghị tỉnh lắp lại các thứ đó và xin thanh toán, ông anh Pháp kiều mới cho tí tiền. Nhung tỉnh nói đây là chuyện tiêu chuẩn, cấp nào mới được ngồi xí bệt, tức là ị có giật nước vừa mát vừa sạch vừa không sợ viềm tĩnh mạch.
                    - Hay nhỉ! Anh xem cái tiêu chuẩn ghế ở ta ghê gớm chưa. Ị có ghế phải là lãnh đạo và Việt kiều phê phán đến tận xương cốt lãnh đạo!
                    - Cuối cùng, tôi thêm chuyện này. Năm 1960, theo viết Cụ Hồ, tôi đã đến dự đại hội đảng bộ Hà Nội ở Câu lạc bộ Lao Động Tăng Bạt Hổ với Cụ. Hôm ấy Cụ đoá dữ. Mắt quắc lên. Lôi ra mắng một lô cái bậy, kể từ đái đường… Nhại cả động tác khuỵu đầu gối kéo hai vạt váy trước sau lên đái. Nhưng có một việc mà Cụ bảo là “kiểu đâu dã man đến thế”. Dân vào Bodéga mua bánh ngọt phải đứng ăn tại trận, không cho mang đi, sợ ra bán lại kiếm lời. Thế người ta, Cụ hỏi, mua về cho bố già người ta thì sao? Trần Danh Tuyên bí thư Thành uỷ bữa ấy xanh mắt. Sau anh em Thành uỷ cho hay đúng là có một bà mang đến nhà Bodéga một tờ giấy viết: “Tôi chẵn tám chục, chả còn sống bao lâu, nay giở chứng thèm ga-tô, thói xấu đế quốc chưa dứt, kính xin cửa hàng gia ơn cho con tôi được mang về cho tôi một chiếc thì tôi xin đội ơn”. Cửa hàng quyết lắc. Đứa cháu trai đi theo mẹ để mang bánh về cho ông mừng liền oà khóc ù té chạy. Khiếp đảm hay tủi thân cho ông?
                    Mắt Trần Độ rơm rớm.
                    ***
                    Nhưng rồi căn bệnh tiểu đường nó đã làm Trần Độ suy sụp khá nhanh.
                    Chẳng bao lâu sau hôm hai chúng tôi tán sôi nổi về chữ “khác”, - altérité - cái chữ cộng sản kỵ nhất, ghét nhất, cần tiêu diệt nhất - một thu hoạch tôi mới có khi đọc quyển Ánh sáng đến từ phương tây của nhà triết học Iran Daryush Shayegan, Trần Độ đã vào bệnh viện. Và gia đình cho hay lần nay xem ra khác các lần trước.
                    Khánh Trâm, con dâu út Trần Độ đưa Kiến Giang và tôi đến thăm Trần Độ. Phòng cấp cứu A1 bệnh viện Hữu Nghị.
                    Bước vào phòng, tôi chột dạ liền. Ngỡ lầm buồng. Người nằm đó là Trần Độ? Chăn vải trắng che đến ngang ức, chừa ra hai vùng vai ngực nối ụ lên căng bóng, thoáng ánh đồng đen (như tượng Quan Thánh Trấn Quốc, tôi nghĩ), một miếng ni lông lồng phồng nhàu nát một màu xanh hoa lý vô lý - cái màu tự nhiên nom trai lơ - che lấy cổ và lòng thòng từ dưới đó những ống nhựa trắng bò ra móc lên mũi lên miệng pho tượng như đang dẫn tải một cái gì vô vị. Đặc biệt khuôn mặt! Trẻ đi đến hai chục tuổi, tròn căng, nung núc bứ lên vẻ phè phỡn, phô phang. Thì ngay sau đó tôi sững sờ: Trần Độ phù đến thế kia ư? Hàm răng giả như quá trắng, hơi kênh ra một cái cười mỉm hợm hĩnh khoe “này, xem ta đây trắng không?” Biến dạng hết! Một cái đau lẫn sợ nhói lên ở tôi: Phù thuỷ, pháp thuật đang hành Trần Độ.
                    Tôi cúi xuống, đặt tay lên vai trái anh đầy ụ, nói khẽ:
                    - Trần Đĩnh… đến thăm…
                    Thế là lột sột, loạt soạt ở sau tôi. Tôi ngoái lại, miếng ni lông hoa lý nhấp nhô giẫy cựa. Mấy ống nhựa trắng nhất tê khẽ rung rồi nảy lên bần bật.
                    Và lần đầu tiên trong đời, tôi chứng kiến một con sóng triều màu bồ quân đỏ xậm, đỏ tối đang từ ngực Trần Độ rần rật dâng lên vai, lên cổ, lên mặt anh. Con hồng thuỷ tía đỏ lan đi rầm rộ, nó kéo đôi môi anh mấp máy rồi kéo đến hai mí mất húp híp cũng nhấp nháy, hai mí mắt chớp lia lịa rất nhanh như hấp tấp chèn nhau, lấn nhau rồi bất đầu rối loạn. Trong khi tôi bị hút chặt vào đôi môi, đôi mắt anh bỗng sống động lạ thường, chúng đang trở thành những tín hiệu morse cuống quít, lắp bắp, chấp chới cầu cứu trên một toàn thân phù sưng rắn câng như khối đồng xanh đúc cứng. Rồi ở bên trái tôi chói gắt lên một hồi bíp… bíp… bíp hốt hoảng. Trên màn hình, những đường huỳnh quang gẫy khúc như một thứ thước gập đang vội nhoang nhoáng quăng mình theo nhau vào một vòm hang động tối và bây giờ khi đã lén bò vào đo trộm, yểm vựng một cái gì đó yểu mệnh nhất bên trong Trần Độ rồi thì chúng cuống cuồng bỏ trốn.
                    Một nữ bác sĩ khẽ nói, bệnh nhân cần yên tĩnh, mời các bác ra.
                    Tôi liền rất buồn tự trách. Đã một lần Ung Văn Khiêm bị tai biến não khi đang nghe tôi ở nhà Phan Thế Vấn.
                    Đến cửa phòng bệnh, tôi ngoái lại. Thấy tấm bìa treo xộc xệch ở cuối giường:
                    Trần Độ
                    Viêm bàng quang
                    Sơ sài như đang phỉ báng.
                    Ra hành lang tôi thở dài bảo Kiến Giang và Trâm, hai ngày nữa thôi…
                    Trước đó sự biến dạng ghê rợn đã làm cho tôi cứ mơ hồ một cái gì không phải, một cái gì bố trí, man trá. Và thật tình chỉ đến lúc thấy anh được âm thanh quen thuộc của bạn bè, đồng đội đánh thức mà ra sức giằng giật, vũng giẫy khỏi nút ghì siết của bất động, lúc nhìn anh khao khát phá vỡ gông cùm của bại liệt, của câm nín để được cùng chúng tôi tương ứng tương liên, tôi mới nhận ra, mới chịu nhận ra đúng, pho tượng đồng xanh phù cứng rắn câng này là Trần Độ, và kia, vâng, chính anh đang lấy bẩy dướn dậy, níu bám lấy chứng tôi để báo rằng anh thiết tha muốn sống nữa, vâng, đúng thể, bởi chính trong những năm tháng tàn lụi này của đời, anh mới đang được sống có ý nghĩa hơn cả, vậy thì nào, chúng tôi hãy giơ tay cho anh nắm lấy mà đưa anh thoát ra khỏi cái biển sương lạnh buốt nó đang nham hiếm nhấn dìm anh xuống vực thẳm không lối về. Qua tín hiệu cần cấp cứu của mắt và môi anh, không, qua tín hiệu bấn loạn của toàn thân anh phóng gửi đến đồng đội có mặt giây phút ấy, tôi lần duy nhất được nghe tiếng con người cất lên đòi sống mãnh liệt, đắm say và xót xa đến thế. Vậy mà chúng tôi quay lưng đi… Chúng tôi là đám bạn đến phá cái trật tự mê mụ nó đang đắp khuôn uốn hình cho anh rồi chờ anh sắp chật vật ngoi tới ngưỡng ấm áp của cõi dương thì lại đùng đùng bỏ đi. Bỏ mặc anh trở về với khung tượng đồng để đợi từng hơi chết lướt tới. Anh một mình chìm về lại với chốn vắng của riêng anh có chật vật như khi lên đường tìm đến chúng tôi không? Bây giờ nghĩ lại việc anh cố giằng cố dứt để lên tiếng, để ra hiệu, để tiếp tục chuyện trò, để kêu đồng đội hãy mau cứu anh ra khỏi chốn hiểm nghèo này, tôi vụt hiểu sâu sắc câu tương khí tương cầu đồng thời thấy mình phạm lỗi ruồng một người thân trong cơn hoạn nạn. Để rồi quay ra ân hận cả về một chuyện nhỏ nhoi mới nhất: Tôi đã sai hẹn với anh, một cái hẹn bình thường ta có thể không cần tuân thủ lắm nhưng giờ phút này tôi lại đang tự quở mắng mình thậm tệ vì nó.
                    Hôm đến lấy sách anh tặng, hôm cửa sổ ra sân mờ hết khiến căn phòng anh thường đóng kín bỗng thênh thang một không khí boong tàu đập dờn sóng, tôi hẹn nghe xong một chuyện sẽ đến kể lại cho anh.
                    Chuyện ấy Cao Xuân Hạo báo trước chắc là Trần Đĩnh nghe sẽ thích. Ở Trần Độ ra, tôi đến Nhà xuất bản Giáo dục đường Trần Hưng Đạo gần ngõ Hạ Hồi gặp Hạo có lẽ gần mười năm chưa thấy mặt. Hạo nói, tôi nghe và đúng là rất thích nhưng rồi lại theo Hạo đi đến ngả khác.
                    Chuyện rất thích ấy như sau:
                    Năm 1989, Cao Xuân Hạo sang Tiệp họp hội nghị ngôn ngữ học các nước xã hội chủ nghĩa. Đúng sáng khai mạc, chủ nhà lên nói cần thay tên gọi của hội nghị: Nước Tiệp vừa trải qua cuộc Cách mạng nhung và tin đại hỉ thông báo với các ngài là Tiệp Khắc đã dứt bỏ chủ nghĩa xã hội. Lập tức mấy đại biểu Liên Xô tự phát xin lên diễn đàn. Lên thay mặt nước Nga tự phê bình hành động tự áp đặt chủ nghĩa xã hội cho Tiệp, đã từng đưa xe tăng đại bác và bộ binh đến đàn áp Tiệp để duy trì chủ nghĩa xã hội. Ôi, sám hối thế ra đã nung nấu từ lâu trong mọi công dân “xã hội chủ nghĩa”, tôi khẽ kêu lên với Hạo khi nghe tới đây.
                    Mấy ngày ấy, Hạo cho biết tiếp, báo chí Tiệp tập trung bàn đến một vấn đề coi như trung tâm: Xử lý sao với những người cộng sản bản xứ? Không phải là hành hạ họ, xử lý họ. Không! Đây chỉ là chuyện lo cho đạo đức của người Tiệp. Có nên chăng lập các khu ghettos riêng cho cộng sản? Vì nếu để cho cộng sản sống trộn với dân thì sự dân sẽ tiêm nhiễm thói xấu ghê gớm nhất của họ là vô liêm sỉ, dối trá…
                    Bữa ấy, Hạo còn nói anh sang Liên Xô, một giáo sư tên tuổi ở Liên Xô (tôi không nhớ tên Nga nhưng anh giải thích tiếng Nga tên ông này có nghĩa là nhanh, vite, fast) đã bảo anh rằng ông xác nhận bằng tai mắt ông là Cung điện Mùa đông bị chiếm không hề có nổ súng.
                    Tôi đã không đến Trần Độ kể lại ngay như đã hứa. Ai hay anh chết? Có lý do ấy. Nhưng, có phần nào cũng là sợ, ngại tới nhà anh cứ xoành xoạch, ngứa mắt an ninh.
                    Tôi nhớ kỹ hai việc trên đây vì hôm đó tôi quá vui, được nghe no nê hai chuyện nhất trí hết sức nức lòng - Giáp nhất trí với những điều nghịch thiên đảo địa mà Độ nói và các nhà khoa học phe cộng thì nhất trí với việc dân Tiệp cho chế độ cộng sản nhào.
                    Đưa ma Trần Độ, anh em bảo tôi viết một lời vào trướng của mấy chúng tôi: Trần Thư, Lê Đạt, Kiến Giang, Hồng Sĩ, Phan Thế Vấn. Tôi nghĩ đề hai câu Thiên hạ tri ảm - Thiên hạ chi âm, thiên hạ yêu (biết đến) tiếng nói - tiếng nói của thiên hạ. Tiếng nói rằng tôi đã bỏ tuổi thanh xuân đi đánh đổ một chế độ để lập nên một chế độ khác nhưng thế nào nó lại xấu hơn cái chế độ tôi đánh đổ. Cuối cùng để lại có câu trên, hy vọng đọc lên người ta cũng sẽ thấy được cả vang động của thiên hạ chi âm nữa.
                    Một dẫy bàn chắn hết chiều ngang cổng ra vào với hơn chục người xem xét, với năm sáu cái bàn kê liền nhau thành bức chiến luỹ trên đường phố. Tôi vừa kịp nhận ra nét lạ đó thì Hoàng Minh Chính đã gọi to tôi: “Xoè trướng ra cho người ta chụp ảnh!” Tôi ngỡ Chính đùa thi một người đến nói ngay: “Bác cho xem trướng với”. Miệng nói tay mỡ số, quyển sổ dầy tới hai đốt ngón tay rồi vừa nhìn trướng vừa lúi húi ghi. Tối chưa biết nhiều vòng hoa, bức trướng đã bị an ninh yêu cầu cắt xén, sửa chữa hoặc từ chối như bức trướng của cánh Hoàng Minh Chính.
                    Lần lượt sau đó bốn năm người nữa đến, xin bác cho xem trướng, ghi ghi chép chép. Tôi cuộn trướng lại thì người ta đến tự tay gỡ trướng, miệng xin phép sau.
                    Tôi bèn nói: Để tôi đọc cho anh ghi tên từng người kẻo sót này, đã mang mặt đến đây thì việc gì phải nặc danh?
                    Huy động quá nhiều công an đến, giẫm lên chân nhau để phô trương thanh thế. Còn ghi tên là đe “ông theo dõi mày từ nay đây!” Tôi chợt nhớ tới đám ma vợ một bí thư tỉnh. Cũng ghi tên từng người viếng cùng vật viếng. Nhưng để trả nghĩa bằng cất nhắc.
                    Những chuyện thất nhân tâm trong tang lễ Trần Độ đã được nói đến quá đủ, quá nhiều. Ngày nào nhật lệnh Võ Nguyên Giáp ban ra, cả nước răm rắp làm theo thì nay chữ “thương tiếc” của Giáp trên băng viếng Trần Độ đã bị cắt thẳng cánh. Sau đó hai vị thượng tướng Lê Ngọc Hiền và Nguyễn Hoà đến và đều bị yêu cầu bỏ chữ “kính viếng” và “đồng chí Trần Độ”. Hai vị tướng cáu. Đánh đông dẹp bắc, vượt vĩ tuyến 17 như bỡn, không gì cản được ta mà nay lạĩ đi tước xén tình cảm ta? Lời qua tiếng lại. Cuối cùng đám tư tưởng - văn hoá - an ninh hỏi: “Các bác có là đảng viên không? Có! Vậy các bác nghe đảng hay nghe ai?” Băng giấy “Thương tiếc đồng chí Trần Độ” lặng lẽ rớt xuống. Vòng hoa vô hồn được phép khiêng qua, một cái xác không mặt, vô thừa nhận. Quang Hưng, ca sĩ quân đội nhặt băng giấy lên. Đem về cho mọi người trong khu tập thể quân đội Mai Dịch xem và… chửi.
                    Bước vào lễ sảnh thấy ngay một cái gì hẫng hụt. Một ngôi nhà chưa ai ở, chưa bàn ghế và hình như được đẩy cao trần lên. Trống trải đến trơ trẽn. Phải một lát mới nhận ra tấm băng-rôn đỏ thắm với dòng chữ vàng quen thuộc VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC vẫn chạy dài trên bức tường ở trong cùng lễ sảnh đã biến mất Thay vào đó tấm vải đen với năm chữ trắng lạnh ngắt: LỄ TANG ÔNG TRẦN ĐỘ.
                    Tôi bảo Hoàng Minh Chính: vẫn để xổng mất chữ lễ! Lẽ ra chỉ TANG TRẦN ĐỘ
                    Chính ừ, đúng khá to rồi nghển cổ nhìn quanh. Tôi cảm thấy có vẻ anh muốn tìm ban tổ chức để mách cho sửa kịp sai sót lớn này.
                    Chờ lễ tan, tôi nghĩ miên man. Chợt nhớ đến hôm tôi đến thắp hương chị Câu mà Trần Độ mới tìm thấy mộ, anh có nói tôi thương chị tôi chưa yêu và chưa được yêu thì như để anh khuây khoả, tôi bảo Lưu Động có cho tôi hay rằng anh em xưa xì xào Câu và Đào Năng An yêu nhau. Nghe tôi, Trần Độ nói: “Khi tù ở Hoả Lò tôi hay gần anh An và tôi luôn coi anh An là một người anh”. Thế rồi không hẹn mà nên hai người đã đi đến một kết luận giống nhau. 1979, Trung Cộng đánh Việt Nam, Đào Năng An nói Mao-ít cố nhiên là không hay rồi nhưng còn cái ít khác thì cũng chả có hơn gì. Hai chục năm sau, 1999, Trần Độ ân hận đã đánh đổ một chế độ té ra còn tốt hơn cái chế độ anh bỏ sức ra xây dựng. Lúc tù Hoả Lò, còn trẻ cả, hai người có nghĩ rồi sẽ gặp nhau ở điểm tâm đắc này không? Thấy cái đúng có vẻ như vẫn có một hệ rễ ngầm len lỏi tìm nhau và kết lại để rồi có ngày vươn lên thành rừng cây lớn.
                    Đọc Kiểm soát và Trừng phạt - Sự ra đời của nhà tù (Surveiller et punir - Naissance de la prison, 1975) của Michel Foucault mà Nguyễn Văn Ký tặng, tôi thấy lại toàn bộ lịch sử trừng phạt con người, hay dùng chữ của chính tác giả: lịch sử chính trị của thân xác. Thân xác con người ta là có lịch sử chính trị của nó! (Cái chính trị kia, nó chiếm đoạt thân xác con người từ bao giờ, tôi đã tự hỏi?) Ở thời cổ, kẻ bị trừng phạt nhất loạt là có tội, hay thủ phạml Hay kẻ trừng trị tất yếu đúng, tất yếu có giá trị răn đe và giáo dục. Nhưng cái lịch sử chính trị của thân xác nói trên kia đã có thay đổi. Từ khi Chúa Jesus chịu tội đóng đinh câu rút, hay kể từ Mặc khải Thiên chúa giáo hay nói cách khác, từ khi chính nghĩa bị đàn áp thì bắt đầu nảy ra một loại người gọi là nạn nhân, những người đeo đuối một đạo lý mà bị trừng phạt bất công. Từ trong biển lớn các nạn nhân oan nghiệt, tầng lớp thánh đã ra đời cùng với nạn nhân số một Jésus.
                    Trừng phạt thời cố có nhục hình, tùng xẻo, ngựa xé, đổ chì chảy vào họng… Bởi kẻ chịu nhục hình đều bị coi là đã phạm tội giết vua - chữ nay là lật đổ! Giết bố cũng không lớn tội bằng giết hay lật đổ vua!
                    Với Trần Độ, cả vong hôn cũng bị tùng xẻo.
                    Rồi chợt nhớ đến câu “Đảng ta là đạo đức, văn minh”, tôi bật nghĩ rất nhanh: A, có lẽ ra đặt một vòng hoa đề câu ấy với tên tác giả đàng hoàng rồi mang vào mà hay đây!
                    Gia đình đưa thi hài Trần Độ về quê. Cùng xe an ninh bám sát. Sau Bùi Công Trừng, Lê Liêm, Đặng Kim Giang…, một công thần nữa bị xua khởi nghĩa trang Mai Dịch, cái tên mà tôi hiểu ra là nơi chôn các sai nha, dịch lại hoặc đến mai sẽ bị dịch đi nơi khác. Hay mò ra câu răn trong dân gian: “bất hạ Mai Dịch kỳ”, - không đánh cờ ở Mai Dịch, nghe đâu cờ ở đó bịp bợm lắm.
                    Và Trần Quang Huy, một trong mấy mũi xung kích công phá dữ đội “xét lại” trong Hội nghị trung ương lần thứ 9 đã là người đầu tiên tự ý cự tuyệt Mai Dịch. “Chết tôi không vào đó, chỗ ấy nhiều tên tuổi bẩn thỉu”. Ông còn nói với Lê Trọng Nghĩa: “Tôi tưởng chỉ Trung Cộng mới độc ác, ai hay Việt Cộng không kém”.
                    ***
                    Võ Nguyên Giáp đã nói với Trần Độ “Thương Trần Độ lắm… thương Trần Độ lắm…, chả có tội gì, chẳng qua là nói thật…” Vị tướng rất hiểu địch kia thế ra không biết ở trên đời này sự thật chính là kẻ thù không đội trời chung với “la”. Vị tướng, khai quốc đại công thần cũng nói với Trần Độ “mình nhất trí với những gì Trần Độ đã viết…”
                    Trần Độ viết gì? Viết ta đã “trọn tuổi xuân hiến dâng cuồng nhiệt” (để) tạo nên một “xã hội lừa dối: lãnh đạo dối lừa, đảng dối lừa, cán bộ dối lừa… tung hô lừa dối, hứa hẹn lừa dối” và nó “làm cho con người” co quắp lại, sợ sệt, làm cho con người dối trá, lưu manh hoá.
                    Khi Trần Độ kể với tôi chuyện Giáp nhất trí này, cả người kể lẫn người nghe đều im lặng hồi lâu. Đều thầm hỏi Giáp có thực sự nhất trí với tổng kết cơ bản này của Trần Độ không? Đến nay ta vẫn không thể hiểu, thật tiếc?
                    Dầu sao qua điều này ta biết Trần Độ xông pha trong đời - và cả trong đảng! - hơn vị chỉ huy. Và không phải cứ nhất trí là tất yếu có kết thúc giống nhau.
                    Trút hơi thở cuối cùng, Võ Nguyên Giáp, chiếc đinh vít trong bộ máy gây ốc-xi hoá của đảng vẫn phải che phía tối tăm của mình đi, chìa phía sáng chói ra cho đảng mượn để đảng tự đề cao là đã đoàn kết thống nhất, quý trọng hiền tài!
                    Nhưng Giáp cũng đã náu mình chờ cơ hội có lời: Tôi không chơi với các anh nữa! Thì đó, chối từ Mai Dịch, điểm đến tuyệt đích của các đấng sinh thành ra cách mạng hay chốn đô hội phồn hoa cuối cùng của danh vọng mà rẽ gót về một hoang địa tịch mịch giữa biển trời. Rút kinh nghiệm lần bỏ phiếu trắng ở Hội nghị trang ương 9, Giáp chờ chết rồi mới tỏ thái độ.
                    Mà biết đâu nhất tướng công hầu cũng phần nào muốn nằm xuống theo cách của vạn cốt khô, những người lính từng nghe ông lên đường rồi hoá làm cát bụi lơ lửng, vật vờ?
                    Và cũng có nghĩ đến Bùi Công Trừng, Lê Liêm, Trần Độ… những tội đồ ông từng nhất trí nhưng bị cấm bén mảng vào Mai Dịch, để thêm một lần ông có thể nhất trí với họ cùng đi tới cõi đại đồng bao la xào xạc của thế gian lắm oán nhiều hận này?
                    Tin Giáp chết vừa loan, Hương, cô cháu gái tôi khá am hiều đạo Phật nói ngay: Bấy lâu nay ông Giáp đã thiền, vậy ông cho rải tro minh ra biển thì hay! Hoàn toàn vô ngã! Không còn một cái gì! Không còn gì thì có hết thảy.
                    Rừng chiến khu Trần Hưng Đạo, Cao Bằng với Võ Nguyên Giáp cất tiếng hô tập họp ba mươi tư người cộng sản vũ trang đầu tiên “Gươm súng vai… Vác!” ở cách Vũng Chùa bao xa?
                    Ngay đó. Một quay đầu.
                    Nếu ông chọn về lại Việt Bắc hay vùng Đá Chông, Sơn Tây? Thì vẫn cung đường “chính quyền ra từ nòng súng” hay “bạo lực làm nên tất cả” - cho đảng và cá nhân ông.
                    Thương Giáp - ông cùng trên con thuyền “xét lại chống đảng” và còn bị quy là tay lái - tôi đã ngờ ngợ: Ra đi từ chiến khu Trần Hưng Đạo rồi rời xa Mai Dịch mà đến Núi Chùa là Giáp còn muốn chia tay cả với quá khứ chinh chiến tốn kém máu xương nữa chăng? Nhưng lại một bí mật không được giải, thật tiếc.
                    Giá như Giáp cho hay đã nhất trí ra sao với Trần Độ cũng như nguồn cơn nào khiến ông chọn nơi đến trú ngụ cuối cùng này? Đời một người đúng là một đống cỏn con bí mật như André Malraux nói.
                    Nhưng không có cái bí mật đó thì chắc gì ông có nổi riêng một khoảnh son thuỷ quá đẹp. Xét theo góc độ mỹ học, mộ của Giáp ở Núi Chùa thiên tạo rõ ràng hay hơn Lăng Hô Chí Minh nhân tạo nhiều. Và về quyền sở hữu, nhờ gia đình chi tiền mua, Giáp có hẳn lãnh địa trúng luật phong thuỷ. Ở Việt Nam, mộ Giáp là hiện thực duy nhất cho thấy ở mặt cáo phó học, tư nhân uu việt hơn Nhà nước.
                    Khi chết, ông hơn hẳn các vị đứng đầu nước này một đẳng cấp.
                    Nhiều tướng đảng được Duẩn tin yêu hơn Giáp lắm (như Nguyễn Chí Thanh) mà chỗ nằm vẫn còm cõi trong khuôn thước tiêu chuẩn tẻ nhạt. Các vị đâu được nghĩa trang riêng và lính gác mộ. Vâng, trừ Hồ Chí Minh! Tuy cả hai thày trò này đều chung vết chính trị không được Mao ưng!
                    Về Vũng Chùa, Đại Ngã vậy là đã kén nơi VÔ NGÃ!
                    Và sau một binh nghiệp lẫy lừng nguyên soái đã tới nương vào nơi chi cho phép phấp phới ngọn cờ Cấm Sát Sinh!
                    Hai đối cực đẩy gạt tuyệt đối của Ngã cũng như của Sát liệu có hoà hợp nhau ở đây không?
                    Giáp bảo nhất trí với Trần Độ nhưng chốn cuối cùng hai người dạt tới khác nhau. Trần Độ lập mộ ở xó vườn nhà. Mộ ông phản ánh được đời ông, giản dị, nhức nhối như sự thật ông đã giấy trắng mực đen lên án chủ nghĩa và chế độ.
                    Về Đèo Ngang - đèo là đã chia ranh giới mà lại còn ngang hay ngược - phải chăng Giáp còn muốn than “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”?
                    Có đau lòng chứ! ông có muốn một lần tạ lỗi, mong lấy hồn thiêng trấn giữ Biển Đông từ nay chăng? Trung Cộng chiếm Hoàng Sa giữa lúc ông chuẩn bị Thần tốc vào Sài Gòn! Giải phóng kia, mất đây. Chiến thắng kèm chiến bại. Mỹ cút, Hoa vào.
                    Phải nhận rằng thái độ của ông với Trung Cộng trước sau như một. Bắt đầu bằng bỏ phiểu trắng, phản đối đường lối Mao, rồi ông đã có bài báo gọi đích danh Trung Cộng là kẻ có âm mưu xâm chiếm Việt Nam và lá thư vì an ninh quốc phòng phản đối cho Trung Cộng khai thác bốc-xít ở Tây Nguyên.
                    Giáp lạ gì năm 1971, một Nghị quyết của Trung ương khoá ba từng bêu ông lên bằng tên X. - chả lẽ lại vạch tên Tổng tư lệnh đang chói chang nổ súng - với tội chõng Đảng cùng bốn uỷ viên trung ương Ung Văn Khiêm, Bùi Công Trừng, Lê Liêm, Nguyễn Văn Vịnh và chúng tôi.
                    Ông cũng không lạ việc Hồng vệ binh bôi nhọ ông ở ngay trước lễ đài Thiên An Môn cùng bài báo Bắc Kinh vu cáo trước thế giới rằng ông phản Hồ Chí Minh! Mao Chủ tịch đã nói hẳn với Lê Duẩn: “Đại biểu của phái hữu ở Việt Nam đại khái như Võ Nguyên Giáp, đại biểu của phái tả ở Việt Nam đại khái như Nguyễn Chí Thanh” và “cách mạng ở Việt Nam muốn tiến lên thì phải hạ phái hữu xuống”!
                    Ông chết rồi vẫn bị Bắc Kinh hạ xuống. Thủ tướng Trung Quốc sang trưa 13-10, người ta liền xén luôn nửa ngày Quốc tang ông! Đảng xén ngon vì biết rõ Giáp vẫn bị Bắc Kinh không ưa (ông là người duy nhất ở Việt Nam trên sách báo công khai vạch âm mưu xâm lược bá quyền của Mao) Nếu ưa thì Lý Khắc Cường sẽ xin đến hương khói cho Giáp một nén, dẫu là tượng trưng. Cũng thấy ngay toàn thể trung ương kém Lý Khắc Cường. Giáp mất, Trung ương không dám hoãn tang ông - hoãn cũng là một thứ xén - để họp yên Hội nghị trung ương lần thử 8 mà còn thêm mục toàn bộ trình diện cúi đầu trước vị công thần kiêm phần tử chống đảng.
                    Giáp có nhớ cuối tháng 9-1990, Trung Cộng đặc cách mời ông sang dự khai mạc Á vận hội rồi gặp Giang Trạch Dân? Rất long trọng. Khác hồi 1978 ông sang cảm ơn Trung Quốc chi viện đánh Mỹ thì đã bị cho ăn cơm có cả bát mẻ. Thế sao nay khác? À, sau hội nghị Thành Đô, Bắc Kinh đang ép Nguyễn Văn Linh. Thế là người ta chợt thân mật với ông. Ngầm doạ Hà Nội hãy trông một tiềm năng “lật đổ” các anh đang được chúng tôi trọng vọng đây! Bị úm, Nguyễn Văn Linh bèn củng cố luôn nhận định: Trung Quốc dù bành trướng song vẫn là nước xã hội chủ nghĩa! Phát triển tới chót vót nguyên lý “chủ nghĩa xã hội bảo đảm độc lập dân tộc”. Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Lê Đức Anh v.v… tất cả nhận thoải mái đóng góp bác học này.
                    Trung Cộng cao tay hơn Việt Cộng một đầu, một với thật. Nhìn ai đều là phương tiện. Xong việc lại bỏ giọ.
                    Đảng là một bọc trứng kỳ dị như bọc trứng Âu Cơ dung nạp thả giàn! Tổng tư lệnh chống Mỹ, người học trò xuất sắc của Hồ Chủ tịch, người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người cộng sản mẫu mực, kiên trung và đầu sỏ của bè lũ chống đảng!
                    Ở xứ này dễ thành người hai mặt hai lòng. Quen với đạo lý “gặp thời thế thế thời phải thế” lắm rồi.
                    Giáp nhắm mắt - hết là tiềm năng chống đảng - nên đã được toại nguyện cá nhân, làm gì tuỳ thích. Sự đối xử hậu hĩ cuối cùng của đảng với Giáp tương đẳng với sự cam chịu hậu hĩ cả đời của Giáp. Đảng viên biết đặt danh dự cá nhân xuống dưới uy tín đảng thì được đảng hết mực thương yêu thôi.
                    Vốn vô cùng ưa chuộng huyền tích và đang khát huyền tích nguyên vẹn nước sơn, dân kén ngay Võ Nguyên Giáp làm huyền tích mới.
                    Huyền tích mê hoặc người vì luôn mang sự lạ: Phù Đổng, con của một vết chân, là một đứa bé tự kỷ “ba năm chẳng nói chẳng cười trơ trơ”. Bà Triệu vú dài ba thước. Bác Hồ nhân thân ba đời ẩn hiện, vợ con mờ ảo. Giáp thì trung thần kiêm gian thần, trung thân với chính cái dân nước đang được đảng sáng suốt lãnh đạo, gian thần với chính cái đảng đang cúc cung tận tuỵ phục vụ dân nước.
                    Vì gian nên lúc sống Giáp chịu đắng cay, vì trung nên vừa nhắm mắt Giáp liền hưởng thụ. Đảng chắc chắn giật mình trước việc dân xót thương Giáp vượt xa vô cùng vô tận những Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Giáp không vấy bùn nhơ chính trị. Nhưng nếu Giáp cũng như các vị này? Thì dân không nườm nượp tiễn Giáp.
                    Tiễn Giáp đông chính là dân xây một nhà bảo tàng tiêu biểu cho tình cảnh trớ trêu của các anh hùng cộng sản ở đất nước này gồm có hai phần danh vọng và tủi hổ chẳng kém nhau chút nào cường độ sáng tối!
                    Mô hình nó cóp-pi chính cái phận dân chủ đấy mà tôi đòi đấy!
                    Lần đầu tiên với số lượng trăm nghìn, dân để cho hiện ra ở quốc tang Giáp cái vực sâu mênh mông khôn lấp khôn dò giữa dân và đảng.
                    Sao không nói hàng hàng lớp lớp dân tiếp bước nhau đến vĩnh biệt Giáp chính là đang diễn tập hành quân lật án? Lật án oan cho Giáp rồi tiến tới lật cho mình cái án phải “làm quần chúng bị lãnh đạo” kiếp kiếp đời đời không được ngửng trí tuệ dậy.
                    Nhưng!
                    Nhưng không báo nào đưa tin có bà mẹ một người lính Sài Gòn đã ra tiễn Giáp! Ai cho phép mẹ khi đã có đứa con chết trận ở Hoàng Sa.
                    Không, không phải! Có con là tử sĩ vì chống lại ông anh đại hậu phương giúp ông em tiền tuyến đi đánh đổ từng bộ phận của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và tay sai của nó, bà mẹ tự không cho phép mình ra.
                    Báo đài cũng không thấy nói có Giám mục Võ Đức Minh cai quản giáo phận Nha Trang - Khánh Hoà ra cầu nguyện cho Giảp. Gọi Giáp là bác ruột, giám mục có thể đã cầu nguyện cho Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại.
                    Và cô ruột giám mục là em gái Giáp, vợ trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Ngọc Lễ thì ngày 30 tháng 4-1975 đã bỏ chạy sang Mỹ, không ở lại đón anh.
                    Công bằng thôi! Anh không công nhận người ta hy sinh bảo vệ Hoàng Sa, bảo vệ đất nước thì người ta cũng không công nhận anh là anh hùng giải phóng. Sao anh khinh mạng những người lính Sài Gòn bị Trung Cộng giết hại thế? Sao mảnh đất không có cờ búa liềm che phủ lại bị anh rẻ rúng vậy?
                    Anh có biết khi anh bôi nhọ tất cả những người Cách mạng Quốc gia thì bản thân anh đã lụi tối đi trong lòng những người dân trọng giá trị chân chính của đất nước? Mãi đến đầu thế kỷ 21 anh mới cho hó hé ra chút nào Nguyễn Văn Vĩnh; Phạm Quỳnh, Tự lực Văn đoàn, Phan Khôi… Anh choán hết chỗ thờ phụng trong ngôi đền danh nhân đất nước! Ai muốn nhận danh phận yêu nước đều phải qua cửa anh xét duyệt.
                    Ở xứ sở này, nơi bị lưỡi đao giai cấp chặt đúng ngang lưng thành hai vùng Quốc - Cộng đầm đìa máu me thù địch thì chữ “chung một ý, chung một lòng”, chỉ dùng thuần cho hai lĩnh vực đau thương hay yêu quý không thôi cũng đã chướng tai chối mắt rồi. cân phải chữa thành “riêng dân Nam một bên ý, riêng dân Bắc một bên lòng”.
                    Thế thật mà! Trong khi Hà Nội kỷ niệm thành lập quân đội, người Việt ở Mỹ cũng kỷ niệm thành lập quân đội! “Buồn thật! Đất nước thiêng liêng bằng vậy mà cũng chia hai - sáng hay tối, quốc hỉ hay quốc hận?”
                    Con gái một bạn tôi ở Huế kể: “Cháu đi ăn cưới. Người ta hát. Phần lớn ca ngợi chiến thắng và cháu ớn. Nhưng đến bài “Huế của ta ơi, ơi Huế tự hào” thì cháu nghiến răng lại vì suýt khóc. Bà nội cháu, ba bác và chú cháu bị Việt Cộng vào giết một lúc. Nói Huế tự hào là bảo bà và các chú bác của cháu chết rất đáng đời hay sao? Giết dân lành mà tự hào? Bà con Thiên Chúa nói là chiến thắng của quỷ dữ.


                    Tôi đã nói với Lê Kim Phùng, cục trưởng A25 năm 1990 rằng Đảng có hơi bị yếu kém trí tuệ. Kèm hai thí dụ làm bằng mà tựu chung chỉ cốt để vỗ ngực tự khen và chỉ mặt chửi cha thiên hạ.
                    Còn một nữa lúc ấy tôi không nói ra và nay thì nói. Đó là mù loà trí tuệ nên không thấy lòng dân. Dân đã ngán Đảng quá xá (“Dịch lợn rồi lại dịch gà, Bao giờ dịch đảng dân ta reo mừng”) mà Đảng không cảm nhận được, lại đổ cho dần bị thế lực thù địch lôi kéo. Khác nào xưa Pháp đổ cho dân bị cộng sản lợi dụng rồi tăng cường đàn áp. Kém trí tuệ nên không nhớ câu “tức nước vỡ bờ” của dân cũng như phép rửa mặt sáng chiều đảng vẫn dạy bảo nhau. Nhưng kìa, sao mà rửa mặt được? Cái thứ anh cần vã lên mặt để rửa chính là nước mắt dân đổ ra vì các chính sách trói buộc của anh nhung anh không thấy, anh không động lòng. Anh đổ tại cho dân trí thấp!
                    Tồn tại nào cũng không thoát được cái gông trí tuệ. Nói gông để nhấn mạnh cái sức mạnh trói buộc.
                    Một thử thách rất nhỏ, đến bao giờ anh tỉnh ra để cúi đầu tưởng niệm chân thành những lính thuỷ Sài Gòn hy sinh ở Hoàng Sa? Đến bao giờ anh lấy gương quân đội Sài Gòn bảo vệ lãnh thổ để chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam? Và khi nào anh tự hỏi sao trong dân tộc anh cứ phải định hạng ra kẻ thù để mà tiêu diệt?
                    Ngày mở màn Cải cách ruộng đất, đi viết hai vụ đầu tiên (lúc đó được cho là vinh dự) bắn địa chủ “phản động, gian ác, phá hoại kháng chiến” - bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm và cụ Cử Cáp - đều thân sĩ kháng chiến từng gặp Trung ương, Bác Hồ, tôi đã vùi kín ở riêng một góc lòng một phản ứng chống lại cái ác.



                    Nhưng thua đứa cháu cụ cử Cáp! Cháu lên năm lên sáu, đang ngồi với bà trên thềm cao gần nửa mét, thấy anh đội viên đưa tôi vào nhà liền kinh hoàng trợn mắt lên và như một hành vi tự sát gieo minh xuống mảnh sân trình đất đỏ vùng chè Phúc Trừu, Thái Nguyên. Cháu công khai bày tỏ nỗi khinh bỉ, ghê tởm những người đến phá nát gia đình cháu. Người ta mới bắn ông cháu tối qua. Còn dặn tang gia chia vui với thắng lợi của nông dân vươn mình, đừng to tiếng khóc. Phải chấp hành thôi! Lòng dân muốn mếu nhưng ý đảng muốn cười mà. Ý đảng là quy luật. Đảng là đấng tiên tri trần tục biết vạch ra cho loài người quy luật, đường hướng để cất chân đi theo mà vươn tới tương lai tươi sáng.

                    Comment


                    • #55
                      Chương 53

                      Hồng Linh ra Hà Nội để từ biệt Hà Nội. Từ biệt ngôi nhà một tầng cửa chạm nổi chim hoa cạnh lối vào hông Khánh Ký sau là khách sạn Phú Gia phố Hàng Trống mà hồi sáu bảy tuổi Linh vẫn nhặt búp đa thổi ở ven hồ (còn tôi qua đó đến báo L'Action gặp bố vẫn cho tay chạy bần bật trên các con song sàn sạn bụi), từ biệt dẫy Núi Bò, làng Ngọc Khánh mà cuối 1946 mấy mẹ con Linh tản cư tạm về đó. Sáu chục năm trước, 1944 đi xe điện vào trường học tránh bom ở Trại Nhãn Cầu Giấy tôi vẫn thấy một cái lán xưởng ở bên kia đường tàu điện thuộc làng Giảng Võ và ở đầu một con đường đất dẫn vào cánh đồng hiu quạnh - với một cây gạo, tín hiệu chới với giữa trời - của làng Ngọc Khánh mà nay là đường Ngọc Khánh, địa chỉ của những Đặng Đình Hưng, Việt Phương, Huy Du, Tạ Bôn, Bích Ngọc, Trà Giang, Hoàng Ngọc Hiến… Lúc ấy tôi không thể biết trước khi rút khỏi Hà Nội để rồi gia đình lìa tan, mấy mẹ con Linh đã sống nhờ ở tại cái lán xưởng ép dầu đó của người Hoa và vẫn thường vượt đường tàu điện ra dạo mát trên dẫy gò loằng ngoằng giữa đầm nước nay thành khu ngoại giao Vạn Phúc (trước khi lên voi làm khu ngoại giao, thần tích Linh Lang đã xuống làm quảng trường rác trung tâm thối khẳm một vùng).
                      Năm 2004 ấy, Linh cùng tôi ra Hà Nội được vì sau ba năm cắt ruột, bệnh viện giải nguyên không cần “tái khám” nữa và thật là vui. Ở nhà Cường, Lan và Li Li toàn dân múa, Linh còn thị phạm một sổ động tác múa Chàm. Năm 1977, Linh đã vào Phan Rang hai tháng chuyên sưu tầm múa Chàm. Lúc ấy còn sợ lựu đạn Fulro quăng đến nhưng dân Chàm lại thích Linh múa Chàm hệt con gái Chàm.
                      Thì giữa 2005, di căn sang gan. Không thể chữa. Tôi đang ở Mỹ, tin dữ làm tôi ngơ ngẩn. Tôi điện hỏi Linh có cần tôi về không, Linh bảo không. Linh đâu biết di căn, con nó giấu. Chín tháng noi gương một vị cốp cực to uống mật và máu rắn hổ đất naja cùng sừng tê và mật gấu, Linh đã dậy sớm thổi xôi bán ở gần nhà được. Cho vui - vài lần ba bà cháu bị công an đuổi chạy. Rồi làm không nổi.
                      Cuối 2006 scan thì ba cái u đã vỡ. Bác sĩ nói sống được ba tháng nữa. Linh nào hay. Tuy vẫn tả cho người đến thăm là gan bị cứng như gỗ đè lên tim nên tim vốn bệnh thì nay càng khó thở và đau. Mép sườn phải gồ lên một thăn dài rắn câng - đứng hơn là một tảng đá mài. Sang 2007, bắt đầu chống hai tay lên gác. Tư thế di chuyển nguyên thuỷ này khiến tôi não lòng.
                      Tháng 4 nằm suốt. Nửa cuối tháng chỉ ăn cháo. Người nhão nhanh ghê gớm. Da vàng như trát nghệ.
                      Hai tối 23 và 24 tháng 5, Linh có lúc đã nhắm nghiền mắt, người rất lạnh. Mây lại xoa bóp, chuyện trò với mẹ… Bảo tôi: “Không tiếng người thân thấy vắng vẻ là mẹ đi đấy… Không xoa cho ấm là mẹ lạnh mẹ đi đấy”. Nhiều khi tôi ngỡ như con gái đọc thần chú buộc giữ mẹ lại.
                      Và mẹ tỉnh lại thật. Nhưng không nói, không ăn. Quá yếu. Các âm nói ra đều dấu nặng. Nhấc đầu lên cũng phải nhờ. Trước đó mấy lần hỏi tôi có thuốc giúp cho chết không? Muốn chết lắm! Tôi nói Linh vẫn rất có nghị lực mà, hãy cố. Biết là nói cho có nói. Nhưng thật lòng vẫn thầm mong một kỳ diệu. Hy vọng vốn dĩ vô bờ. Một lần tôi nghe Linh bảo hai cháu, giọng đã méo: Bà sẽ chết…, bà mong sống tới hè này để dẫn các con đi học bơi…
                      Thương nhất khi hai cháu bé ngồi cạnh chỉ bảo: “Bà ơi, bà thè lưỡi ra không nó thụt vào, không kéo ra được đẩy bà ạ”, “Bà ơi, bà ăn đi, ăn để sống trăm năm, không ai cho bà chết đâu”. Khi còn hơi sức, thường bảo cháu: “Bà không muốn chết để còn xem các cháu lớn lên học hành thế nào”. Trên bàn đầu giường là một từ điển Hoa có kiểu phiên âm mới Linh không quen, mấy sách dạy tiếng Hoa. Bà đang dạy cháu lên bảy: kai xue liao, xiao peng you, shcing xue qu… Đã khai trường, các bạn bé, đi học đi. Khen cháu rất nhớ, viết rất đẹp. Thằng cháu dạy lại bà. Monkey, kitchen, chicken, crazy… Con trả lời cô ra thành ăn kitchen đấy, ha ha, ăn bếp, crazy monkey khỉ rồ ha ha… Bà có một nhật ký về cháu cho đến lúc mổ ung thư. Và một nhật ký về tôi từ 1955 và về con gái mới đẻ từ 1966 nhưng nửa chừng thì dừng và tôi sợ không dám mở. Bìa là hình bích hoạ tiên nữ múa trong động Đôn Hoàng. Mua ba tháng sau khi đến Đại học Bắc Kinh học Hán ngữ.
                      Như đã làm với mẹ chúng, bà ngày ngày nắn trán, gò mà, hàm ếch cho từng cháu - bà còn từng lấy chỉ cột răng của mẹ chúng lại cho khít và đều. Kiên nhẫn như khi bà lên tám, tít tận trên Đồng Văn, Cổng Trời, Mã Pỉ Lèng. Mẹ bà kiết lị nặng, bà đều đặn đi bắt nhái về để mẹ thịt cho mấy đứa em ăn, vào rừng kiếm củi, con rựa quá nặng chém cả vào tay. Mẹ bà bế các con theo mấy người Hoa dạt lên đó…
                      Còn tôi, mỗi khi nhìn Linh chăm sóc mặt cho con cháu, tôi lại thấy như có chút gì từ trong cung cấm của các cung tần mỹ nữ nhà Thanh xưa đã len lỏi không liiếu bằng ngả nào vào đến tay Linh. Truyền thống đi ra sao?
                      Cuối cùng một tuần không nói. Chỉ lắc gật. Mở miệng thử, tôi thấy âm u bên trong: Lưỡi đen!
                      Năm giờ chiều 25 tháng 5, Nguyễn Khải gọi tôi hỏi về Georgetown và Kissinger. Rồi tôi hỏi sao Khải lại đưa lên đầu sách Một cõi nhân gian bé tí câu Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân, - lối nhỏ xưa cùng với gió lạnh và một người? Hỏi, vì tôi linh cảm Linh sắp một mình trên con đường cũ mòn với gió lạnh.
                      Khải nói ông biết ai nói nó với tôi không? Cụ Vũ Hồng Khanh, nhân vật chính trong truyện, ông cụ bảo tôi sống mãi mới thấy câu thơ ấy thật là hay. Rồi ai cũng như ai hết, chỉ còn lại riêng mình với gió lạnh và con đường nhỏ.
                      Tôi nói: Này, thế ra “kẻ thù” đã gây hứng cho nhà văn cộng sản bằng một câu thơ chữ Hán của Nguyễn Du nhưng mà tôi cứ ngợ như ở thơ Đường! Mấy nhà cách mạng thuộc nổi câu đó không? Đưa câu ấy lên là ông đã có ý cảm ơn Vũ Hồng Khanh.
                      - Mình xưng con với ông cụ thì đám trẻ nó bảo bác là đại tá nhà văn quân đội mà xưng con với thằng phản động già? Mình nói cụ ấy bằng tuổi bố tôi, xưng hô khác sao được… Ừ, ở cái làng Thổ Tang ấy, có mộ Cô Giang vợ chưa cưới của Nguyễn Thái Học tự tử sau Yên Bái thất bại nhưng như đã bị san đi thì phải.
                      - Đúng là đào mồ của tất cả chứ không chỉ của đế quốc! Viết ra ai đã dạy cho bọn trẻ hung bạo như thế đi. Dạy cho đấu tố lẫn nhau là điều cực đểu ít thấy trên thế gian này. Tôi chắc thế nào cụ Vũ Hồng Khanh cũng đã có lần nói với cán bộ xã rằng Bác Hồ đã đến thăm cụ ấy một tối ba mươi Tết Bính Tuất ở phố Hàng Bún và cán bộ xã sẽ quát “câm ngay thằng phản động, cấm nói láo…”
                      Tôi nói đến đấy thì ở buồng bên Mây gọi to: Bố!
                      Tôi đặt vội máy chạy sang thấy Linh ngửa đầu ra thở, giấy trắng giắt quanh cổ thành một vành yếm. Mây nói mẹ vừa xùi bọt mép và thổ huyết!
                      Ba giờ trước đây, Thế Vấn đến thăm đã nói khe khẽ: sắp đi, ung thư thường chảy máu và đau. Mừng là không đau.
                      - Không, tôi nói, cố nhịn đấy.
                      Tôi hiểu Linh.
                      Tôi biết là giờ phút cuối cùng. Hai bố con ngồi cạnh Linh. (Là cả nhà nhưng tôi chẳng còn thấy ai khác). Mây vừa xoa bóp vừa nói: Mẹ mở mắt ra, mẹ yên tâm, các thày đang làm lễ cho mẹ ở chùa, mẹ hãy thanh thản, các sự tốt lành chờ mẹ, mẹ nghĩ như thế mà vên tâm nha…
                      Nhưng mẹ mải ngửa cổ lên thở. Thở hắt ra. Ở cổ khẽ nhoi lên bập bùng một chấm nhỏ - giọt sống này không đủ sức trốn khỏi cái lạnh đang vây kín lấy nó. Bất lực nhưng tự trọng, nó cứ đi theo những lễ tiết chuyển giao ngặt nghèo đã trở thành độc ác và quá thừa. Một bàn tay hay giơ lên an nhàn chấm vào cánh mũi, vành tai, mái tóc, kiểm kê, hay một cử chỉ biểu tượng, một phù phép, đúng hơn nữa, bắt đầu tập sửa sang ở tiền sảnh một cuộc đời mới. Mãi sau con gái mới bảo mẹ đang bắt chuồn chuồn.
                      Ôi, ai đến đón Linh đi mà giơ tay níu lấy? Rồi tự nhiên tôi nhận ra một im ắng khác thường. Thấy rõ đang chứng kiến một ngôi sao xẹp dần xuống, vùi tắt đi cả một kho tàng năng lượng mà có lẽ tôi chiếm mất phần lớn ở trong đó. Cứ ngỡ khi bỏ đi cuộc đời sẽ đóng sầm cửa lại rất to.
                      - Mẹ ngừng thở rồi bố ạ, Mây bảo tôi.
                      Tôi nhìn: Hơi thử yếu ớt đã hoá thành chất lỏng - một rớm máu nhỏ nhưng thắm ở khóe miệng. Màu sắc cuối cùng ở một con người vừa lìa đời. Ngọn đèn hậu của cỗ xe.
                      “Đồng hồ bố bao nhiêu? - Bây giờ, à, mười chín giờ hăm lăm? Mồng 9 tháng Tư ta. Đúng tuần Phật Đản, tốt cho mẹ quá. Thôi, mẹ đi thanh thản, mẹ yên tâm nhé. Bao nhiêu điều tốt đẹp với nơi yên vui đang chờ mẹ kia, mẹ sắp trông thấy rồi đấy… Bố giữ chặt hai ngón chân cái mẹ để con buộc tay xong rồi buộc chân cho mẹ… Nhớ không để nước mắt rơi vào mẹ…”
                      Tôi rất buồn nhung nhẹ người. Ít ra Linh hết cực hình vượt quan tái. Tôi khẽ xoa mặt Linh rồi dừng lại trên má phải. Năm mươi ba năm trước, tôi hôn cái đầu tiên lên đó, ngoài cửa Nhà ăn của lưu học sinh, nơi anh chị em Việt Nam đang liên hoan với hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh Mã Dần Sơ. Sau khi Linh hát xong Chàng buông vạt áo em ra rất hay…, tôi rủ Linh ra dưới một cây lê. Trước đó ba bốn tháng cô bé Át Cơ thuộc vào nấc đẹp nhất trong cung bậc teen đứng ở đầu chiến hào hát tiễn lính lên A1, Him Lam Điện Biên Phủ.
                      Trong trường ca “Bước ký vào 21” (chưa ra mắt), Lê Đạt viết về Linh: Con chim hồng ức lửa bước bay xuân/ Gót thả sáng/ pháo Mường Thanh nổ đỏ /… Bao nhiêu lính Điện Biên hầm bùn Mường Thanh… / trước giờ xuất kích đã khấn xin chi viện / cô văn công có đôi chân lạ bà mụ như nặn ra để vũ… / và bao nhiêu người đã ngã / mắt chưa thôi chập chờn bay bước chim hồng ức lửa / lung linh một dối dăng hạnh phúc. / H.L. bị chủ nghĩa Mao chống Tàu xua…
                      Gò má phải ấy là bến thiêng đầu tiên tôi neo đời mình vào. Nó vừa mới rời Mường Thanh, A1 vài ba tháng.
                      Nhưng tôi đã phụ Linh. Chuyện riêng mà tôi thú lỗi ở đây bởi vì Linh, nạn nhân của tôi cũng là nạn nhân đàn áp chính trị và đặc biệt, dù khổ vì thế Linh vẫn không xa tôi một phút trong chiến hào cố thủ phẩm giá người của cặp vợ chồng mà Lê Đạt gọi là “một đôi nhân vật sử thi Hy Lạp”.
                      Đầu những năm 80, L., vợ một chiến hữu thân tìm tôi nhờ tôi giúp chồng cắt một quan hệ. Tôi nói: Cảm ơn chị tin tôi nhưng tôi không thể giấu chị rằng tôi đã sai lầm trước anh ấy rồi chị ơi… Chị nói chị rất yêu anh ấy, vậy thì tôi xin chị hãy nên nhẹ nhàng, khoan thứ vì lòng khoan thứ có thể giúp anh ấy mạnh hơn cả.
                      Lúc nói thế tôi thấy Linh ở trước mắt.
                      Đang yêu tôi có thể chết theo Juliet nhưng rồi tôi đã làm Juliet khóc. Linh đã chờ tôi mãn hạn lao dộng cải tạo mới đưa tôi ra toà án huyện. Toà cố nhiên hoà giải và Linh chấp nhận ngay. Tôi đã nói với bà thấm phán rằng mọi sự không hay trong nhà đều do tôi gây ra nhưng thấy tôi ở báo đảng nên bà thẩm phán lại thiên vị, cho là tôi gương mẫu tự phê bình như đảng dạy. Bà liền nghiêm giọng khuyên “các chị văn công có nhan sắc đừng thấy các anh ấy lam lũ mà…”
                      Linh chỉ khẽ cau mày. Đời quá nhiều trái khoáy: Tôi bị đảng đánh bất cần toà thì trong chuyện gia đình lại được toà chủ động bênh. Riêng mình Linh bị đánh tứ bề, không nơi che chở…
                      Sau này lâu nữa, một lần Linh hỏi: “Nếu anh có con thì đem nó về, Linh coi nó như Mây”. Biết Linh thật lòng, tôi nói: “Linh thừa hiểu. Nếu có thì đã báo với Linh”.
                      Rồi các chủ nhật bạn bè, toàn chống đảng đến đây nhà. Minh Việt có lần bảo tôi: “Bạn đông thế thì gạo xoay đâu?” Linh coi bạn bè của tôi như anh em trong nhà, như chính bạn của Linh.
                      Linh luôn trông nom xây đắp cho gian nhà nghèo của chúng tôi. Từ món đồ nội thất đầu tiên, cái hòm bôi phẩm đỏ Linh mua ở Hàng Hòm, gần nhà hai anh em bác thợ đóng giầy ba-lê nổi tiếng cho giới múa, từ hai giá sách Linh tự đóng lấy bằng chính cái hòm đựng đồ mà trường đại học Bắc Kinh cho tôi khuân gia tài về nước, từ cái bàn, bốn cái ghế - thùng xà phòng mậu dịch thải - thấp tè không lưng không tay và mặt ghế là các nắp che đi các thứ tạp nham cất ở trong. Cho đến kiệt tác tạo nên môi - trường - Linh rất thân quen với cả xóm là dẫy rào tre cho ô rô và cầm xuân mọc tràn - mỗi đầu xuân lại cho nở bông ra mênh mang một đại cao trào giao hưởng màu hoa xoan, là chiếc cống tre hai cánh kẽo kẹt do chính Linh chặt tre, pha nan, vót nhằn đan thành. Và sau đó cây khế…
                      Linh đã góp một nét xanh nhỏ bé vào cái thế giới xanh bao la mà chúng ta đang cùng khao khát.
                      Bây giờ hết cả. Còn lại một thứ của Linh: Cây soài đồ sộ rợp bóng ở bên phải Tam quan Chùa Hà. Linh trồng nó từ hạt rồi tặng Nhà Chùa khi nó cao hai mét. Có lẽ trăm năm sau vẫn đó.
                      Linh đã đi tôi vẫn ngồi cạnh. Mây mấy lần dặn bố không được để rơi nước mắt vào mẹ rồi kéo chăn lên mặt Linh.
                      Nửa giờ sau, tôi mở chăn, Mây khẽ reo: Mặt mẹ tươi quá kìa…
                      Tôi còn thấy Linh hơi mỉm cười. Hai mí mắt thành hai vòm trời bằng lặng, êm ả - hai bãi biển tình mơ lức con nước ròng quét đi hết mọi sầu muộn, hai khóe miệng hài lòng nhẹ nhõm mím lại rất vừa phải và một xíu ánh răng cười chào. Nét mặt Linh chợt vằng vặc sắc thư nhàn. Tôi đọc ra được sự chuyển tiếp khoan thai tới chữ Không. Lúc này nếu có chết tôi cũng như không.
                      Linh đã bàn với tôi là chết thì thiêu rồi rắc sông, không báo ai nhưng con gái không chịu. Trước đây hai tháng Mây bảo mẹ: Khổ, ông ngoại sáu chục năm trong giới cô hồn, cứ chờ Đảng xoá tội bỏ nợ cho mà. Bây giờ mẹ cho con đưa ông lên cửa Phật. Chùa Già Lam. Tôi nói: Rất hay, chỗ ấy có thày Thích Tuệ Sỹ bị ta tuyên án tử hình vì chống chế độ nhưng rồi phải thả. Mây nói thế thì ông đến đó là họp! Hôm nay, Mây bảo tôi: Đưa mẹ lên với ông để từ nay hai bố con được chuyện trò.
                      Đúng, bù lại cho những ngày chín mười tuổi nghe người ta nói đến bố thì Linh sợ và không bao giờ dám hở ra chữ “” với ai. Nay hai tội nhân bố con, một mái chùa có một nhà sư chống bạo quyền suýt chết.
                      Tinh cờ hôm làm lễ cầu siêu cho cả Linh, thày Tuệ Sỹ dẫn đầu các vị sư đi quanh lễ đường. Mỗi lần thày đi qua mặt, tôi ngồi bệt trên sàn lại cúi đầu rồi ngước nhìn lưng thày mỏng dẹt quay đi mà nghĩ: đạn sút thì làm tan hết cái lưng kia. Rồi bất giác nhớ mấy câu của ông: “cười với nắng, một ngày sao chóng thế, đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan”. Và (ve) “khóc mùa hè mà khô cả đại dương”. Tự nhiên yên tâm hẳn. Linh và đến đây là về nhà.
                      Trong hai ngày 26 và 27 tháng 5, giới múa gửi điện hoa, điện chia buồn đến. Đều “Thương tiếc Cô Hồng Linh”. Đọc chúng, tôi vào một góc tường khóc kín. Hai chục năm nay, Linh bỏ Hội múa (và cả hai tổ quốc, đã bảo tôi: “Tổ quốc là con người đặt ra mà thôi”). nhưng Hội vẫn tặng hoài tạp chí Vũ Điệu cùng quà Tết. Cách đây một tháng, một số anh chị em bay vào thăm. Một bước vi sư, nửa bước vi sư; đời biết nghề. Nhưng đời thương số phận và yêu nữa là cốt cách.
                      Một vòng hoa cũng làm tôi xúc động. Của Hoàng Minh Chính và Lê Hồng Ngọc. Cùng hội bệnh hiểm, họ với Linh sẽ cùng thuyền. Nhưng Linh xuống trước để đón bạn đến sau cho đỡ lạ. Tôi đã vơ vào, điều Linh rất không thích. Con chim nhỏ này có quỹ đạo bay, vùng bay, quy cách bay riêng. La bàn dẫn nó bay là cảm hứng nhân văn của riêng nó chứ không phải ánh đèn sân khấu tắt bật theo đạo diễn đời…
                      Phong, em kế Linh thay mặt ba đứa em ở Canada, Mỹ, Trung Quốc ngơ ngấn gọi về. Thôi chị sẽ được gặp pá, má!
                      Mỹ Điền gọi xin lỗi bị kẹt xe - đến thì xe tang đã đi. Khổ, ông già tám lăm! Đã phúng rồi đưa làm gì? Anh đã sớm cho Linh một lọ nước hoa Pháp. “Mẹ tôi cũng ung thư chết, khi ấy cần cái này lắm - anh nói. Tôi sẵn mà, bên Pháp cho”.
                      Ba ngày sau, Lê Đạt gọi. Như quát: Linh chết sao không báo? Thằng Khải vừa báo tao!… Thôi, thắp hương hộ tớ…
                      Sao Khải biết? Tôi không báo rộng bạn bè theo lời Linh dặn. Nhưng bạn bè vẫn biết. À, Khải đoán tại sao tôi hỏi Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân, - một người ra đi một mình trong gió lạnh trên con đường nhỏ cũ xưa. Rồi lại nghe Mây hốt hoảng gọi và tôi kêu lên, giập vội máy?
                      Bà chết hai chục ngày, ba ông cháu đi dạo chiều. “Bà hay đưa chúng con đi lối này”, đứa cháu gái năm tuổi rưỡi nói rồi chạy lên bãi cỏ hái ba bông hoa cỏ màu hung tím. “Con thương bà con hái cho bà như bà vẫn hái. Con muốn cố vượt ngoan để bà sống lại”.
                      Hai cháu cắm hoa cỏ vào lọ. Ba bông hoa cỏ rung lên những óng ánh của một loài ngọc lạ, biến ra những chấm vũ đạo. “Bà nghĩ ra điệu múa vẫy Gọi Cháu kia, thấy không?” tôi hỏi hai đứa bé. Đứa anh bảy tuổi rưỡi nói: Hương vừa nói cảm động đấy, ông ghi lại đi nha…
                      Ba ông cháu thắp hương ở bàn thờ. Đứa anh hỏi khẽ: Hương muốn cho bà sống lại à?
                      - Trong phim nói ước mơ chỉ là ước mơ thôi, anh Phúc ạ… Giọng con bé khẽ lay, nghèn nghẹn.
                      Tôi cố không nấc. Tôi vừa thấy chiều sâu có nước mắt của tuyệt vọng. Và chiều cao mà thời đại - thằng Đại lưu manh - đắp vào con trẻ. Thấy cả Linh khoan dung tha thứ cho tôi sau buổi ba ông cháu viếng Linh tại một vạt cỏ hoang bên đường xưa bà hay đi dạo qua với hai cháu.
                      Đứa anh hỏi tôi: Có come true (sự thật hiển hiện) không ông? Bà sống lại chứ?
                      - Come true, - tôi nói.
                      Nghĩ chúng chắc chắn sẽ được “thần linh pháp quyền” che chở, chứ không như bà ngoại yêu của chúng, ông ngoại của chúng. Rồi cụ đẻ ra bà ngoại chúng. Không thế có lẽ nên tìm một liều bả chuột. Tốt nhất nhãn hiệu Trung Quốc. Quẩn quanh lại cứ là Trung Quốc ư?
                      Linh là người đầu tiên đọc quyển sách này, quãng từ 1990-95, lúc nó mới tạm hình thành. Sau đó tôi đã viết đi viết lại nhiều lần. Mỗi lần là một lần thắng cái sợ để sự thật lộ rõ ra hơn.
                      Linh đọc và chỉ nói, chuyện của Linh còn nhiều lắm…
                      - Đúng, chuyện Linh thừa thành một sách riêng, tôi nói. Buồn là anh không có thì giờ…
                      Có đúng là không có thì giờ? Hay là vẫn bị cái sợ nó trói? Lôi tội của đảng ra phải từ từ, chứ cả hai bố mẹ thì ai nuôi con?
                      Chuyện của Linh phong phú hơn chuyện tôi. Từ bé đến chết, Linh luôn là nạn nhân. Và nạn nhân thì nhiều chuyện hơn người thường. Giá như Linh tự kể chuyện mình bằng ngôn ngữ hình thể, món thiên bẩm mà Linh sử dụng khá tốt!
                      Trong đời mình, Linh nghe tôi hai lần có tính quyết định, Lần đầu nghe rồi theo tôi, bất chấp kỷ luật đảng. Lần hai nghe rồi phản đối chiến tranh bạo lực, hất chấp đường lối đáng để sẵn sàng dấn thân vào những gian nan mới.
                      Chiều ấy, tháng 1 năm 1964, Nghị quyết 9 vừa công bố trong đảng bộ, đi làm về tôi rủ ngay Linh đi bộ từ Khu văn công Câu Giấy, đường 32, lên chợ Bưởi rồi quay luôn về. Tôi nói say sưa, tưởng chừng Linh là người duy nhất trên đời mà tôi cần phải kéo cho xa ra khỏi vùng bóng tối sắp vây kín lấy đất nước. Và Linh im lặng suốt nhưng nhìn mặt Linh tôi biết Linh gật đầu. Có điều bữa ấy không phải Linh chỉ có nghe thấy tiếng của tồi. Còn tiếng của quá khứ như ở sát bên. Bố bị giết, tuổi thơ lầm than mồ côi, chị em mỗi đứa lưu lạc một nơi, chống phái hữu.
                      Với tôi, Linh tình lý vẹn toàn.

                      Comment


                      • #56
                        Chương 54

                        Nghĩa tử là nghĩa tận. Tôi thấy cần đưa chung vào đây vụ án giết mười mấy cán bộ đảng viên cuối 1947, đầu 1948, trong đó có bố vợ tôi, ông Hồng Tông Cúc. Chính cựu giám đốc Tổng nha công an Lê Giản, người phụ trách của họ thời đó, cũng xin minh oan qua con đường pháp lý chính thức. Như Nguyễn Trung Thành đã làm trong trường hợp chúng tôi vậy.
                        Tháng 6 năm 1992, Lê Giản gọi đưa tôi xem cái đơn anh gửi Ban chấp hành trung ương đảng đề nghị lập một tiểu ban xét lại vụ giết oan mười mấy cán bộ và đảng viên Trung Quốc trong đó có Hồng Tông Cúc, bạn anh và là bố vợ tôi hồi cuối năm 1947.
                        Đơn - mười một trang lớn - viết tỉ mỉ, xúc động. Theo đó thì chính Lê Đức Thọ sau Cách mạng tháng Tám đã trao những anh em này cho Lê Giản để tổ chức một nhóm công tác đặc biệt trực thuộc Lê Giản. Nhóm có quỹ riêng và chỉ làm việc với mình Lê Giản. Rồi Lý Ban xuất hiện. Nhóm trưởng Ngô Kỳ Mai (hay Ưng Khầy Mùi) cùng tù Sơn La với Lê Đức Thọ thế nào rồi hoá thành đặc vụ Tưởng Giới Thạch. Lan cả sang Xìn Xí Pô, cố vấn quân sự Trung Quốc phái sang ta, cũng tù Sơn La với Thọ. Trong hồi ký Một cơn gió bụi, trong bảy “yếu nhân” Việt Minh, Trần Trọng Kim nêu ra có Pô cùng với Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng, Bùi Lâm. Ở Sơn La, Ưng Khầy Mùi và Xìn Xí Pô đã dạy tù cộng sản hát Xên Xên - Tiến lên, quốc ca Trung Quốc sau này. Họ phần lớn là bạn cũ của Lê Giản. Riêng Ưng Khầy Mùi còn kết nghĩa anh em. Ưng Khầy Mùi và Hồng Tông Cúc lại thân hơn một nấc nữa: đổi tên cho nhau.
                        Năm 1947, Pháp đánh Việt Bắc, nhằm đúng căn cứ địa trung ương, Lê Giản bận bảo vệ Trung ương và Hồ Chủ tịch chạy giặc, đã gửi anh em tổ đặc nhiệm này ở ty công an Tuyên Quang của Nguyễn Văn Luân. Tình cờ ghé qua ty, nghe nói có họ ở đây, Lê Đức Thọ đã lệnh giết. (Lê Giản, khi nói với tôi đã hất đầu, bắt chước động tác ngụ ý thủ tiêu của Sáu Thọ mà Nguyễn Văn Luân làm lại cho anh xem). Đều mất xác. Bố vợ tôi - Hồng Tông Cúc, lúc ấy ba mươi tuổi.
                        Trong đơn Lê Giản viết một câu nói lên hết nỗi lòng anh: “Khi tôi quay lại đón anh em thì như “sét đánh ngang tai”, anh em đã “bị thủ tiêu hết”.
                        Năm 1951 hay 52, vẫn đơn viết, một đoàn cán bộ Đảng cộng sản Trung Quốc sang tìm hiểu vụ này, Lê Giản đã gặp họ, trình bày rằng các anh em đó bị thủ tiêu oan. Đoàn Trung Quốc nghe chăm chú. Lê Giản hy vọng vụ án sẽ được làm sáng tỏ nhưng rồi mọi sự lại rơi vào im lặng. Lê Giản đành nuốt hận một mình, từ nay anh không được phép thổ lộ với ai. Tôi cho rằng Trung Quốc thấy đã có Lý Ban rồi thì cho qua - Lý Ban là tỉnh uỷ viên Quảng Đông hoạt động ở Trung Quốc măỉ cho tới cuối 1945 nên đáng tin hơn số anh em kia - nhưng Lê Giản nói chỗ này anh không biết.
                        Tôi đánh máy rồi photocopy nhiều bản trao lại Lê Giản, nói rất cảm ơn anh. Lê Giản nhăn rút mặt lại đấm mạnh tôi một cái nói: “Tao đã đau khổ quá mà mày lại cảm ơn!” Tôi ngỡ anh bật khóc.
                        Văn phòng trung ương báo anh là đã nhận được đơn, sẽ nghiên cứu. Báo tôi, Lê Giản lắc đầu: Thế này là sang bước om tép ngâm tôm đây… Còn biết làm sao nữa bây giờ?
                        Hệ thống chân rết Sáu Thọ chăng lên bao la rồi. Phận kẻ bị oan nhỏ như con sâu cái kiến làm sao mà chòi tới được công lý, cái thứ vốn bị đáng coi là xấu xa, phản động của chế độ tư bản.
                        Đơn Lê Giản đề nghị minh oan cho hơn mười cán bộ đảng viên Trung Quốc là có cả ý kiến của thiếu tướng Nguyễn Văn Luân, nguyên trưởng ty công an Tuyên Quang thời thủ tiêu nhóm đặc nhiệm. Luân nhiều lần ngùi ngùi bảo tôi: Lương tâm và trách nhiệm của bọn tôi là phải xin minh oan. Luân và Lê Giản đã lên lại tận nơi các anh em kia từng bị giết. Nhưng nay nhà cửa phố xá đầy đặc cả rồi, không nhận ra nổi địa thế xưa nữa, Luân cho tôi hay.
                        Tháng 2-1998, Lê Giản lại làm giấy chứng nhận ông Hồng Tông Cúc là cán bộ hoạt động bí mật của Nha công an “bị mất tích trong đợt tập kích của giặc Pháp đánh lên Tuyên Quang tháng 10 năm 1947”, và đưa cho con cháu của ông Hồng Tông Cúc giữ cho địa phương đỡ quấy quả.
                        Lê Giản và Nguyễn Văn Luân, quan chức kỳ cựu ngành công an thường bảo vợ chồng tôi: Minh oan cho các đồng chí ấy là chúng tôi làm theo đúng lương tâm người cộng sản.
                        “Vậy thì hai anh đã công nhận rõ rằng người phụ trách đảng cộng sản là không có lương tâm”, tôi thầm nghĩ. Và thương cho hai anh còn tin vào hai chữ lương tâm thấp cổ bé họng trong chế độ này.
                        Mà ngay đến Lê Giản thì nông nỗi nào cũng có ít lênh đênh.
                        Một hôm đến anh, tôi thấy anh giập giập xoá xoá, thuật lại thời kỳ bị tù ở Madagascar được quần Anh giải phóng khỏi nhà tù Pháp, huấn luyện công tác tình báo như lấy tin, truyền tin, mật mã, điện đài rồi thả dù xuống Việt Bắc để tìm Việt Minh theo nguyện vọng của các anh. Với quân lính Anh thì miễn là sẵn sàng đánh Nhật, ngoài ra chuyện vặt hết. Đảng lúc ấy người hiếm của kiệm nên tin ngay các anh. Nhưng nay người ê hề, chế độ phải ngặt nghèo, đảng cần xét kỹ quan hệ cửa các anh với đế quốc đề xem có đáng được cấp huân chương, trợ cấp không. Có thể tin cậy kỹ thuật tình báo các anh học của chúng nhưng bụng dạ các anh, đảng phải cảnh giác. Tôi thật không ngờ đến giữa những năm 90, đảng lại lôi chuyện xưa ra bắt các anh từng được đảng tin dùng mãi phải lận đận giãi bày tấm lòng son, một việc làm nếu biết suy nghĩ sẽ thấy là hết sức nực cười, lố bịch, ừ, nhưng mà biết thế nào được! Nhân dịp khai lý lịch lấy tiền trợ cấp này có khi lại lòi ra chuyện man trá.
                        … Có một chuyện tình cờ rất hay: Không hề bàn với nhau, trong thời gian Lê Giản gửi đơn, Lý Bạch Luân, tức Lý Nguyên Cát, cựu bí thư Yên Bái, cựu phó bí thư và phó chủ tịch Quảng Ninh cũng gửi Trung ương một đơn xin minh oan cho Hồng Tông Cúc, với tư cách bạn thân thiết của Hồng. Bằng vào quan hệ lâu ngày, Lý khẳng định những anh em bị thủ tiêu oan đều là người trung thành với cách mạng. Theo Lý, đây là một vụ giết người oan trái do một cá nhân ra lệnh, không có xét xử của đảng. Không cả ai luận tội kết án.
                        Lý Bạch Luân viết: “Tôi đã định nhiều lần nói ra nhưng lại sợ không hay cho uy tín của đảng nên đành im cam chịu một mình. Tôi đã bao đêm không ngủ nghĩ tới các đồng chí bị giết oan cùng gia đình vợ con họ không còn đâu nương tựa”.
                        Cuối 1948, Lý viết tiếp, trên đường công tác qua Hoa kiều vụ Liên khu 10, tôi thấy ở đấy có hai cháu bé giống Hồng Tông Cúc quá bèn thăm hỏi rồi đưa về Trung đoàn 98 của tôi hoạt động tiễu phỉ ở Đông Triều, Đồng Vành, Bến Tắm Hải Ninh. Cháu Hồng Linh là chị, lúc này lên mười, đứa em Hồng Phong lên tám. Ba đứa em dưới đều cho làm con nuôi.
                        (Linh kể lúc mới làm “bộ đội” nhớ mẹ đau quặn bụng, không đi nổi cứ ôm bụng ngồi sụp. Có lẽ vì thế mà bảy chục tuổi từ giã cõi đời liêu xiêu vì ung thư, hay chính mối oan chính trị này di căn sang cơ thể). Trước đó mấy mẹ con theo bà con người Hoa lên tận Quản Bạ, Đồng Văn, Mã Pì Lèng, Cổng Trời, Lũng Cú. Mẹ kiết lị nặng, chỉ nằm - mà may vẫn sống sót; chị cả bảy tám tuổi ngày ngày đi bắt ngoé nhái về để mẹ thịt cho lũ em từ một tuổi rưỡi trở lên ăn. Rồi những ngày theo bộ đội tiễu phỉ, nhìn bộ đội mổ bụng phỉ lấy gan nhai sống, những tối cố nhớ xem hôm ấy trong lán có ai coi vẻ tươi tỉnh với mình thì lén đến chân giường người ấy mượn tạm dép ra suối rửa chân. Đoạn suối này hổ đã vồ mất mấy anh bộ đội. Có lần qua vùng “bà ngoại” tản cư, xin phép về qua thăm. Bà (thật ra là “xaipua, sai bà, - bà giúp việc lâư đời trong nhà) ho lao được dân cho lên ở một cái lán. Đứa cháu dưới chân núi ngửa cổ gọi mãi bà: Bà đi giặt thuê. Lại cắm đầu chạy đến hơn cây số mới đuổi kịp đơn vị. Linh không biết là bố bị giết ở đó, mẹ nay làm cấp dưỡng ở ty công an Tuyên Quang, cái cơ quan đã giết chồng mình, và “bà ngoại” ở lại chỗ có xác ông chủ cũng chết, mất luôn tăm tích. Nghĩa là có thể bố đã nghe thấy tiếng đứa con gái gọi bà… Cả một tuổi thơ gian truân lặng lẽ tha một quả núi đen ngòm ở trong đầu: Bố nó đặc vụ bị ta thịt. Hầu như câu “bố nó đặc vụ bị ta thịt” là tiếng nổ duy nhất sớm chiều vọng lên làm nỗi kinh hoàng nhật tụng trong lòng đứa bé phải gánh chịu oan bố, không người an ủi. Thế mà đứa bé đã không sa vào cái vực đốn mạt là nịnh hót, cầu cạnh xin một con mắt đỡ đần. Thế này là “tuổi thơ rên thầm” phản diện bên cạnh “tuổi thơ dữ dội” chính diện đấy Phùng Quán nhỉ? Một đằng dữ dội vì chiến đấu cho chính nghĩa, một đằng câm lặng vì ở phe phản động. Bốn năm sau, 1952, Linh cũng không biết mình đã trở lại trung đoàn 98 múa hát liên hoan sau trận đánh Mộc Châu. Lúc ấy Vũ Lãng mới về phụ trách 98. Và tôi thì lần đầu tiên gặp Hồng Linh ở đó, cô văn công mười bốn tuổi, cạnh các chị Thuỳ Chi, Song Ninh)…
                        Trở lại đơn Lý Bạch Luân. Cuối đơn ông viết: “Là một đảng viên cộng sản Việt Nam, tôi cả đời hoạt động cho cách mạng Việt Nam, nay đã gần chín chục, tôi xin Trung ương trước hết vì sự trong sáng của đảng, vì kỷ cương và công bằng xã hội và vì quan hệ Việt Trung lâu dài, hãy minh oan cho vụ án”.
                        Lý viết thư này ở thị xã Quảng Yên. Ông đã bị xúc đi khỏi Hòn Gai, bất chấp là đảng viên từ 1930 và bí thư tỉnh, ông còn nhẹ nợ, không phải như Lê Giản viết tường trình vì sao lại được tình báo Anh chọn huấn luyện và rồi lại về Việt Nam? Lẽ ra ông cũng phải viết vì lý do gì mà Trung Cộng lại cho ông sang Việt Nam chứ nhỉ?
                        Tôi chắc khi đơn tâm huyết của mình không ai đếm xỉa mà cứ phải nghe những pháp chế, công bằng, đạo đức, văn minh thì Lê Giản, Lý Bạch Luân dứt khoát cũng thấy mình đã vớ phải một cha đại bịp lăm lăm một khẩu súng sẵn sàng nhả đạn ở trong tay.
                        Hồng Phong, em dưới Linh, rồi định cư ở Canada. Trong bữa ăn li biệt Lý Bạch Luân, người cưu mang Phong cho đến trưởng thành, Phong nói: “Bố mẹ chúng con rồi chúng con đều tuyệt đối tin cách mạng, theo cách mạng, ông cũng thế. Nhưng rồi chúng con tan nát, ông thì bị hắt hủi đến xó này. Ôi, con thật tình sự cách mạng quá rồi, sao cách mạng lại chỉ thích đầu rơi máu chảy, thù hận nghi ngờ và tiêu diệt?”
                        Năm 1997, Lý Ch., một người Việt gốc Hoa cho tôi quyển Một đời Ngô Kính Nghiệp của Ban nghiên cứu lịch sử đảng tỉnh uỷ Quảng Đông xuất bản tháng 3 năm 1990. Theo sách này, Ngô Kính Nghiệp từng “bị tù với Hồ Chí Minh và từng là thư ký chính trị của Hồ Chí Minh”. Ông ở trong số người bị giết nói trên. Vợ con ông trốn được về Trung Quốc do đó Đảng cộng sản Trung Quốc đã minh oan, bình phản tuyên dương cho ông. Nhắc đến tên Ngô Kỳ Mai (Ưng Khầy Mùi), Hồng Tông Cúc, cuốn sách đã vạch tội “Việt Cộng thủ tiêu oan các đảng viên chân chính của Đảng cộng sản Trung Quốc mà đến nay vẫn chưa phục hồi danh dự”, Nay kéo Việt Nam, Trung Quốc lại lờ. Như đã lờ sau khi nghe Lê Giản trình bày vụ án oan thảm khốc. Quyển sách kể đủ tên 13 người “bị Việt Cộng bí mật hành quyết” gồm: Ngô Kỳ Mai (Ưng Khầy Mùi), Ngô Kính Nghiệp, Trình Mẫn Đức (Xin Xí Pô), Hồng Tông Cúc, Ngô Kỳ Anh, Trần Tinh Minh, Chung Quỳ Hưng, Lâm Trung, Lý Lý, Tô Cô, Tẩy Trung Nam, Phùng Chỉ Thương, Lữ Giang Vượng.
                        Năm 1991, Hiến pháp Việt Nam bỏ câu Trung Quốc là thù, Ban dân vận trung ương cử hai cán bộ đến gặp Linh. Định lập một đoàn văn công người Hoa, ban mời Hông Linh giúp. Linh đã dự cuộc họp nhưng khi Ban lại mời lần hai thì Linh kiếu. Đề nghị đảng minh oan cho bõ chúng tôi rồi hãy dùng chúng tôi. Không nói mới hôm nào đảng đuổi tôi đi cơ mà!
                        Từ đấy tạnh luôn…
                        Tờ báo năm 19 tuổi tôi làm phóng viên mang tên Sự Thật.
                        Ôi, cái tên mới thích chui rúc ấn nấp làm sao! Mà một chỗ ẩn nấp để có thể rúc rích tốt nhất là dưới ghế bành của Ban tổ chức.

                        Comment


                        • #57
                          Chương 55

                          Đã nói thì nói cho kiệt. Cuối cùng, nạn nhân vĩ đại!
                          Vâng, đó là Hồ Chí Minh. Vâng, vào mấy thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời cách mạng vô sản mà ông quyết liệt dấn thân, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đều nạn nhân đích thực. Nạn nhân trước hết của chủ nghĩa cộng sản và của đảng chính trị kiểu Lê-nin.
                          Cuộc trường chinh của vô sản Đông Dương vừa khởi động, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh liền nạn nhân lập tức.
                          Các đồng chí Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong sớm cho ông nếm đắng cay. Lập xong Đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc tức thì mất ghế. Mất đứa con tình thần: Chính cương. Mất cả tên dân tộc (Việt Nam) của đảng. Chửi Pháp thâm hiểm lập Đông Dương (Indochine) nhưng thay ngon cái tên Đông Dương cho Việt Nam. Lệnh Stalin mà!
                          Ngay từ đầu đã ra oai, Stalin nhằm giáo dục cho toán cộng sản Việt cộng đầu tiên, những lãnh tụ tương lai của Việt Nam - trong có Nguyễn Ái Quốc - thấm thía hai chân lý nền: Việt Nam dưới Liên Xô và răm rắp tuân lệnh Stalin.
                          Nguyễn Ái Quốc đã là một a-giăng thâm niên sáu năm của Quốc tế Cộng sản! Đã theo học môn tuyên truyền kích động (“agit-prop”) ở Kommunisticheskii Universitet Trudjashikhsja Vostoka, nơi chuyên đào tạo các nhân viên gốc Viễn Đông. Sách “Komintem i Vietnam”, - “Quốc Tế Cộng Sản và Việt Nam” của giáo sư Nga, Anatoli A. Sokolov nói đến việc Hồ Chí Minh ứng dụng chủ nghĩa cộng sản Liên Xô vào Việt Nam. Đám báo Sự Thật chúng tôi từng nghe Nguyễn Khánh Toàn, Trần Văn Giàu kể về thời các ông cùng Nguyễn Ái Quốc học làm cách mạng vô sản ở đó. Kể lại cũng để tỏ ra chúng tỏ ngày ấy không kém thưng ông Bác lắm đâu.
                          Và mới nhất: báo Nhân Dân ngày 30-6-2013 ra một bài kỷ niệm rất trang trọng viết: “Nguyễn Ái Quốc đến nước Nga ngày 30-6-1923 và đã có khoảng thời gian hơn sáu năm học tập và hoạt động ở quê hương cửa Cách mạng Tháng Mười, đất nước của Lê-nin vĩ đại, trung tâm của phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế, (tôi nhấn) từ ngày 30-6-1923 đến tháng 10-1924; từ tháng 6-1927 đến 11-1927 và từ tháng 6-1934 đến tháng 10-1938”.
                          Tóm lại sáu năm ở Liên Xô chỉ để học phương pháp làm cách mạng vô sản. Cách mạng dân tộc đã cũ tàng tu, chà còn gì phải học.
                          Ngày Hồ Chí Minh lần đầu đến nước Nga 90 năm trước mà báo đảng gọi là “sự kiện lịch sử, đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Người và cũng là bước ngoặt quyết định đối với cách mạng Việt Nam”. (Tôi nhấn).
                          Đúng, có qua cửa Mác sân Lê mới thành lãnh tụ giai cấp kiêm dân tộc được. (Như thời phong kiến phải qua cửa Khổng sân Trình).
                          Nhưng sao bước ngoặt của Hồ Chí Minh chỉ được là “quan trọng”? Người làm cho số phận Việt Nam neo cột vào Liên Xô mà lại không là quyết định ư?
                          Cuối cùng bài báo công nhận: “Sau 90 năm nhìn lại,… Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô - viết (CCCP) chỉ còn là ký ức đẹp đầy nuối tiểc”.
                          Song “… Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Việt Nam đầu tiên khám phá (tôi nhấn) ra nước Nga Xô viết, học tập nước Nga, đã suốt đời giáo dục nhân dân ta ghi nhớ công ơn to lớn của Lê-nin và Cách mạng Tháng Mười, trân trọng xây đắp tình hữu nghị thắm thiết, thuỷ chung, trong sáng giữa nhân dân hai nước Việt-Xô (Việt - Nga ngày nay) (tôi nhấn).
                          Cài kỹ thêm cả “Việt - Nga ngày nay”, bài báo muốn dặn rằng Hồ Chí Minh đã báo trước - rằng dù có hết là Liên Xô thì nước Nga vẫn đáng quý hơn mọi nước.
                          Một câu hỏi nổi lên: Sao Đảng bỗng rầm rộ kỷ niệm lẻ ngày Hồ Chí Minh đến Liên Xô? Chắc đơn phương lấy lòng Trung Cộng mà cứ bị ức hiếp hoài thì lôi ông anh cả ra cho cân lại “hai vai hai gánh ân tình”, nền tảng của thắng lợỉ chinh chiến xưa, mặc dù ông đã theo chủ nghĩa tư bản, nhá rau ráu thặng dư giá trị.
                          Theo bài báo, trước khi về nước lập đảng (“chú ý cực kỳ quan trọng: đảng vô sản chứ cấm là dân tộc) Nguyễn đã phải nếm đủ mọi thử thách thể xác ở cấp cơ sở đề rèn cho mình có đức tính trung thành tuyệt đối với Quốc tế và Stalin.
                          Xin đọc tiếp một đoạn nữa: “Qua Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí của Người, cách mạng Việt Nam đã thật sự gắn với cách mạng vô sản thế giới, gắn bó với Lê-nin và Cách mạng Tháng Mười (Tôi nhấn). Những người lãnh đạo cách mạng Việt Nam hoạt động và rèn luyện ngay tại cơ quan đầu não và trường học lớn của cách mạng vô sản thế giới là Quốc tế Cộng sản (Tôi nhấn). Từ đây, đường lối của Quốc tế Cộng sản, chính sách, kinh nghiệm của Nhà nước Xô viết, công tác đào tạo cán bộ của Đảng Cộng sản Nga đã trực tiếp tác động đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Đó cũng là hành trang Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị được để lên đường về tổ quốc, gánh vác sứ mệnh trọng đại mở lịch sử đã lựa chọn và giao phó”. (Tôi nhấn mạnh).
                          Vậy thì sẽ thế nào? Vậy thì hành trang “made in CCCP” trăm phần trăm mà Nguyễn Ái Quốc đem về Tổ quốc… tất yếu sẽ dẫn Việt Nam đến số phận CCCP Liên Xô!
                          Là sụp đổ. Hay là sau nhờ có thêm kim chỉ nam mà số phận Việt Nam không hoá thành hồi ức đẹp đầy hối tiếc?
                          Vậy phải ca ngợi trước tiên công khám phá ra Mao cuối 1949 chứ?
                          Bài báo trên còn viết rõ “Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 và thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là những thắng lợi đầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh, người học trò trung thành, xuất sắc của Lê-nin”.
                          Không phải thế! Là thất bại đầu tay lập nước!
                          Trần Phú đã được Stalin cử về lập lại đảng rồi làm Tổng bí thư kèm luận cương Trần Phú để từ đó mỗi năm nhận 5.000 quan Pháp hay 1.200 đô la Mỹ do Quốc tế Cộng sản cấp cho mà hoạt động. Rồi Stalin lại một lèo phủ nhận nốt Cách mạng Tháng Tám và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cùng Hồ Chí Minh là chủ tịch ngày 2-9. Về sứ mệnh vĩ đại của mình, cộng sản thường nói: “lịch sử đã lựa chọn và giao phó”. Nhưng dân Việt lại chửi lịch sử là thằng ác ôn nào mà chuyên trao cho các ông những nhiệm vụ khốn khổ khốn nạn.
                          Mà kìa, cũng thằng lịch sử ấy đã trao cho Đảng cộng sản Liên Xô sứ mệnh bỏ ghế lãnh đạo, về vườn.
                          ***
                          Một nguyên tắc như sinh tử lệnh về tổ chức của Quốc tế cộng sản: Tất cả các đảng cộng sản và lãnh tụ của nó ra đời dứt khoát phải do Stalin chọn và duyệt. Tự nhận là anh toi ngay. Vận mệnh của cả loài người trong tay Stalin mà.
                          Đền đáp lại công ơn đề bạt có xét duyệt nghiêm ngặt này năm 1949, mừng Stalin thọ 70, các đảng cộng sản, hay hệ thống chân rết biệt động đội quốc tế của Stalin đã tôn ông lên làm “Cha các dân tộc” - cha cả Lạc Long Quân, Âu Cơ.
                          Và tuy Stalin xoá sổ Việt Cộng, báo Sự Thật vẫn ra một số đặc biệt chúc mừng Cha. (Tôi đã xúc động xem hình “cha các dân tộc” hiện ra dần dần dưới lưỡi dao khắc của Phạm Cao Tăng. Một tài năng hiếm có, Tăng đã bị tù vì làm bạc giả thời Pháp. Rồi sau chuyên làm giấy tờ giả cho tình báo, anh được Nhà nước tuyên dương nhưng… bí mật).
                          Dân tộc vốn dĩ xấu, phải có giai cấp tốt cải tạo. Nguyên lý này phải nằm lòng. Để chứng minh xin xem một câu văn ngắn trong cương lĩnh cứu quốc của Việt Minh do Hồ Chí Minh và Trường Chinh soạn ở Hội nghị trung ương 8 Pắc Bó tháng 5-1941: 1/ Pháp - Nhật không chỉ là kẻ thù của công nông mà 2/ còn là kẻ thù của các dân tộc Đông Dương.
                          Sao không Pháp - Nhật là kẻ thù của dân tộc Việt Nam mà cứ phải chi li tách riêng “công nông” khỏi “các dân tộc”?
                          Phải lớp lang trên dưới ngăn nắp như vậy bởi Quốc tế Cộng sản có cây nỏ thần chuyên nhằm bắn rụng các chú chim líu lô bài ca quốc gia.
                          Xem thêm một chuyện: Năm 1935, Trần Văn Giàu ở Nga Xô về Sài Gòn và bị bắt. Toà án Pháp xử ông năm năm tù và báo Đàn bà Mới đã “lợi dụng dân chủ” đăng lại gần hết đối đáp của toà và Giàu. Dẫn một đoạn sau đây: (… ) “Anh làm (việc lập lại đảng cộng sản Đông Dương) có ai giúp tiền cho anh? - “Tiền của giai cấp vô sản giúp” - “Năm 1932 - 1933, anh có 600 đồng. Tiền đó của ai giúp?” - “Tôi đã nói là tiền của giai cấp vô sản giúp. Giai cấp vô sản không có quốc gia, không có chủng tộc, không có địa vực, cứ đi tới, đi mãi”.
                          Học ở trường đảng Liên Xô càng giỏi, càng lâu - chẳng hạn sáu năm - thì phần dân tộc ở trong lòng càng teo tóp. Người ta nuôi khống anh ư? Không chỉ Giàu, tất cả những ai từng làm a-giăng biên chế ăn lương của Liên Xô đều có chung phẩm chất thờ Quốc tế, nhẹ Quốc gia như Giàu thổ lộ ở trên kia. Để rồi hun đúc nên “quy luật” cao siêu này: Chủ nghĩa xã hội bảo đảm cho độc lập dân tộc.
                          Thử giả dụ: Nếu giống như trường đào tạo quan lại thuộc địa của Pháp, trường Kommunisticheskii Universitet chuyên dạy lật đổ của Quốc tế cộng sản cũng không nhận Nguyễn Ái Quốc vào học? Thì sao?
                          ***
                          Trên kia nói về đận nạn nhân đầu tiên của Nguyễn - Hồ (Stalin không công nhận đảng cộng sản do Nguyễn Ái Quốc lập rồi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Hồ Chí Minh là chủ tịch). Đến đây sang đận thử hai là nạn nhân của Hồ Chí Minh.
                          Ai cũng biết Nguyễn rất khao khát về quê hương hoạt động. Nhưng sao tớ khi ra đi “tìm đường cứu nước” 1911, mãi đến 1941, ba mươi năm sau, Nguyễn mới về Pắc Bó? Thực dân Pháp ngăn chặn?
                          Nhưng Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai… vẫn về ngon đó! Mà Nguyễn Ái Quốc hoạt động bí mật nào có thua.
                          Vậy đã có người cấm Nguyễn về nước cứu dân và người ấy phải đủ dữ. Ai đây? Stalin, còn ai nữa?
                          Phải đợi tới năm 1940, khi Đệ tam Quốc tế Cộng sản giải tán (để Liên Xô được Mỹ viện trợ mả chống Đức) và Trung ương của Nguyễn Văn Cừ đã bị Pháp cất lưới - tức là khi không còn cấp trên cộng sản nào ngăn chặn - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh mới tới sống nhờ Đệ tứ Chiến khu của tướng Trương Phát Khuê - địa bàn hoạt động quen thuộc của các đảng quốc gia Việt Nam - để bắt liên lạc với Trung ương còn lại ở trong nước.
                          Dịp đi Bãi Cháy viết hồi ký cho Trường Chinh, tôi có hỏi Trường Chinh tại sao Hội nghị trung ương 8 tổ chức Trung ương mới mà Bác không làm Tổng bí thư? Trường Chinh nói tôi có đề nghị Bác làm nhưng Bác kiếu, nói còn bận công việc của Quốc tế.



                          Tôi tin là thật vì không biết Quốc tế đã giải tán. Nhưng Bác thì thừa hiểu rằng còn Stalin thì Bác không thể đảm đương chức trách lãnh đạo nào hết.
                          Vậy cớ sao 1945, Hồ Chí Minh lại ra làm Chủ tịch nước?



                          Chắc Hồ Chí Minh nghĩ mình đã lập công cho được một nước Việt Nam cộng sản ra đời thì Stalin sẽ xá hết, xoá hết.



                          Ai ngờ chính trong dịp Đại Khánh vẻ vang này, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và cả một Việt Nam búa liềm đã bị Stalin công khai hắt hủi, ruồng bỏ. Trong khi Sukarno vừa được máy bay Nhật đặc cách đưa từ Sài Gòn về Indonesia giành chính quyền (trước Việt Nam hai ngày) liền được Stalin công nhận ngay!



                          Có điều lạ: Stalin từng lệnh cho Trần Phú thay Nguyễn Ái Quốc làm Tổng bí thư đảng thì sao sau mồng 2 tháng 9 năm 1945, Stalin lại không yêu cầu Hồ Chí Minh xuống cho người khác vừa mắt Stalin lên thay làm chủ tịch nước mà cứ một mực gạt thẳng. Lý do? Phải chăng Stalin không muốn De Gauìle thấy ông thân thiết với Việt Cộng?
                          Bảy Trấn bảo tôi lúc chưa bị Pháp bắt, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai ở trong Trung ương của Nguyễn Văn Cừ vẫn hay cho đản em ôn lại bài học Quốc tế kỷ luật Nguyễn Ái Quốc. Trong đàn em này có Lê Duẩn. Đã nghe đàn anh đem bài học phản diện Nguyễn Ái Quốc ra rèn giũa lập trường (chẳng hạn Hà Huy Tập nói tớ đã viết hẳn ra rằng chủ trương cách mạng thiếu quan điểm giai cấp của Nguyễn Ái Quốc là “ngu ngốc và buồn cười”) thì Lê Duẩn rất khó hình dung Nguyễn có ngày lại là lãnh tụ tối cao của Đảng và dân tộc. Vậy khi biết Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc thì Lê Duẩn có chột dạ không? Rồi lại biết Hồ Chí Minh cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bị Stalin tiếp tục lờ nữa thì Lê Duẩn sẽ phàn ứng sao? Duẩn tất yếu phải tin anh hùng Stalin vừa chiến thắng Hitler, cứu vớt loài người chứ sao lại đi bênh chằm chặp Hồ Chí Minh ôm tình báo Mỹ ở bên mình? Khó mà không dành lòng nghi ngại sẵn ở một bên.
                          Từ đầu thập niên 1950, vùng căn cứ trong Nam tự nhiên có kiểu gọi mới: Cụ Hồ là đèn 500 bu-gi, Duẩn 200 bu-gi, Dư luận cho rằng độ lux, - độ rọi này do Sáu Thọ định lượng và như vậy là Thọ lờ hẳn Tổng bí thư Trường Chinh. Không được vào Bộ chính trị nên Thọ ức? Hay bất mãn vì bị đẩy vào Nam? Có ý kiến nói sau khi được Duẩn truyền cho Thọ các nhận định của lãnh tụ Stalin về Nguyễn Ái Quốc mà cánh Hà Huy Tập phổ biến cho các uỷ viên trung ương thời Nguyễn Văn Cừ, Sáu Thọ liền hàng phục lẹ Duẩn và nây ý phò Duẩn. Ít ra Duẩn đã cùng công tác với các vị từng hoạt động với Đệ tam Quốc tế. Hàng phục đến mức Sáu Thọ xưng em với Lê Duẩn nhưng hai người chưa dám đụng đến Hồ Chí Minh. Mai Lộc, đạo diễn điện ảnh cho tôi hay là khi anh về thăm vợ, Thọ đã nhờ anh mang mấy quyển an-bom chống Pháp của Quân khu 7 cho Duẩn lúc ấy ở nhà gia đình vợ anh. Trên đường đi, chính mắt Mai Lộc đọc lời Thọ đề tặng Lê Duẩn và ký Em, Sáu Thọ. Trường Chinh đừng mơ tưởng nghe được chữ em này ở miệng Sáu Thọ. Nếu tin cậy nhìn Hồ Chí Minh thì 1946, Lê Duẩn đã không chê ngay Hiệp định sơ bộ và Tạm ước 6 tháng 3, đã không phê phán sau Điện Biên Phủ sao không đánh một lèo đi để giải phóng cả nước. Ròi sau này định cho Nguyễn Chí Thanh thay Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước và cuối cùng để tuổi già Bác có những ngày hiu hắt xử người v.v…



                          Tinh thần cơ bản của Hội nghị trung ương lần thứ 9 khoá 3 là gì? Là Lê Duẩn đã bắt đầu cho Tư tưởng Mao công khai đổi ngôi lên làm tư tưởng Lê-nin trong thời đại ba dòng thác cách mạng Á-Phi-La, lấy “thiên hạ đại loạn Trung Quốc được nhờ” làm mục tiêu cụ thể trước mắt - vừa phá đường lối hoà bình của Khroutchev vừa mở cơ hội cho Trung Quốc vươn mình, lại vừa ra hiệu với Mỹ rằng “tớ với cậu choảng Mỹ là có chỗ giống nhau”. Hồ Chí Minh không biểu quyết - tức là không tán thành “thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ”. Ta biết Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình bị khốn đốn vì đã gở bỏ tư tưởng Mao Trạch Đông ra khỏi điều lệ đảng!
                          Duẩn đã chọn đứng về Mao, lănh tụ của thời đại ba dòng thác cách mọng Á-Phi-La. Biết trong điện Panthéon thờ các vị thần, Hồ Chí Minh chỉ là á thần. Á là thứ hai, á cũng là câm.
                          Trước việc Stalin lờ Hồ Chí Minh và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong lớp phụ trách của đảng khó tránh khỏi có hai cách nhìn. Một bên Hồ Chí Minh và Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng… - giải thích sự tình theo Hồ Chí Minh như thế nào đó. Và một bên là Lê Duẩn v.v… - giải thích theo những người đã khuất: Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ… Với cách nhìn lãnh tụ riêng biệt, hai phe cùng tồn tại chờ đến lúc quyết liệt chống nhau. Lúc quyết liệt đều có tay ấn của lãnh tụ tối cao ngoại bang dính vào nữa, hoặc Stalin, hoặc Mao Trạch Đông.



                          ***



                          Thế nhưng - xin đi tiếp dòng chuyện - tại sao đang lờ hẳn thì đến 1950, Stalin lại tiếp Hồ Chí Minh? Và đang khai trừ, trục xuất thì lại quay sang lưu dụng?
                          Ngày 1-10-1949, Trung Cộng lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Mao sẽ đi gặp Stalin đầu năm 1950. Hồ Chí Minh sang Bắc Kinh dịp đó nhưng phải chờ Mao hội kiến Stalin xong. Lần đầu tiên hai lãnh tụ cộng sản sừng sỏ hội đàm, một người đã bị thành trì cách mạng giập tên xoá số thì sao mà cùng dự được?
                          Ờ đây lại mượn báo đảng ngày 30-6-2013: “Cuộc gặp gỡ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng chí Xta-lin (tháng 2-1950) có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là cơ hội thuận lợi (Tôi nhấn). cho Chủ tịch Hồ Chí Minh được trực tiếp trình bày với các nhà lãnh đạo Liên Xô về tình hình cách mạng Việt Nam, về những chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đang tiến hành để nhận lấy sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô từ đấy”.



                          Vậy nay thì cơ hội thuận lợi ở đâu ra?



                          Ở Mao. Phải nói đến vai trò rất lớn của Mao Trạch Đông trong việc trục vớt Việt Cộng trở lại phe cộng sản, tuy Việt Cộng không nhắc đến nó bao giờ.
                          Từng hai phen đánh trượt thí sinh Hồ Chí Minh thì nay nghe Mao, Stalin đã gặp Hồ Chí Minh và cho gia nhập phe!
                          Và cho Trung Cộng “phụ trách” luôn Việt Cộng. Để ghi nhận cho Trung Cộng cái công vớt nạn nhân bị chính Stalin đẩy té biển, đồng thời cũng là để hối lộ vị anh hùng đã làm cho con Sư tử ngủ phương Đông thức dậy nhưng lại kị Xô.



                          Bằng cách vừa cho Mao gộp vấn đề Biển Đông và Việt Nam vào chung một hồ sơ Trung Quốc lại vừa giúp Stalin lánh xa cái người Stalin từ lâu đã không ưa.
                          Bởi thế, 1951, ở Hội nghị San Francisco, Liên Xô đòi Biển Đông và mấy quần đảo - trong có Hoàng Sa, Trường Sa - cho Trung Quốc! Bất cần Hồ Chí Minh nghĩ sao.
                          Còn lại vấn đề này: Mao xin Stalin nhận Hồ Chí Minh và Việt Nam là do động cơ vô tư trong sáng, hoàn toàn vì lợi ích quốc tế vô sản của Mao hay sao?
                          Câu trà lời ở trong Sách Trắng của Hà Nội công bố năm 1979.
                          Té ra từ rất rất lâu sóng bạc Biển Đông đã lấp loá trong tầm nhìn Đại Hán của Mao. Trước khi lên cầm quyền toàn cõi Trung Hoa, Mao đã nuôi mộng xơi cả Việt Nam. Nay cơ trời đã hé rạng cho Trung Hoa nên mới run rủi cho Việt Cộng tự nguyện đem mình đến xin làm phên giậu để Mao thao túng, sử dụng cái yếu địa này làm bàn đạp vươn ra xây chín khúc lưỡi bò.
                          Vậy là cùng với “Chính quyền công nông đầu tiên xuất hiện ở Đông Nam”, mầm hoạ của dân tộc cũng cắm rễ luôn vào cơ thể Việt Nam. Trong tay Xô Cộng, Trung Cộng, ý hệ cộng sản đã trở thành một thứ “ngựa thành Troie”.



                          ***



                          Trong kho lưu trữ văn kiện của Liên Xô và Bắc Kinh không thể không có các biên bản ghi chép buổi Stalin và Mao Trạch Đông bàn về có nên công nhận Việt Nam và cố nhiên cả Hò Chí Minh hay không.
                          Tôi cũng đã nhiều lẫn thầm hỏi: Điều gì khiển Hồ Chí Minh quên nhanh được các sầu tủi Stalin, Mao gieo cho Cụ?
                          Chỉ thấy báo đảng viết Hồ Chí Minh đã nói: “Việt Nam có câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh, gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lê-nin và Cách mạng Tháng Mười”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, 1.12, tr. 305).
                          Suy tôn một nước khác, chứ không phải dân, lên làm nguồn sống của mình!



                          ***



                          Có một trớ trêu này! Là khi Nhà Thanh sụp đổ, Việt Nam đã toan theo phong trào Duy Tân của Nhật tràn sang Trung Quốc thì một chuyện đã bẻ ngoặt số phận Việt Nam rẽ sang một ngả khác.
                          Để cho Liên bang Xô viết trứng nước có hai cánh tả phù hữu bật hai chân trời đông tây, Lê-nin đã chi tiền lập Pháp Cộng và Trung Cộng.



                          Thế là sử thi giải phóng loài người ra đời cùng với hài kịch! Hài kịch quá: Bộ ba hạt nhân “cách mạng vô sản” Nga, Trung Quốc, Pháp đều được cho ương ở ba đế quốc phản động bậc nhất - Đại Nga, Đại Hán, Đại Pháp - trong đó hai đứa đã cai trị, đàn áp Việt Nam!
                          Là hài kịch nên Liên Xô búa liềm vẫn giữ y nguyên đất đai đế quốc Nga, nằm trên 14 múi giờ gồm hơn một trăm sắc tộc và 200 ngôn ngữ đàn em! Mãi tới năm 2008, sau 200 năm chiếm đóng, quân Nga mới rút hết khỏi Abkhazia hay gì đó, tôi không nhớ.
                          Còn Trưng Quốc, sừng sững với tuyên ngôn Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ, - dưới gầm trời này không đâu không là đất thiên triều ông và đến nay lại thêm mặc phi vương hải, - không đâu không là biển ông cho nên mới vài chục năm giương búa liềm lên mà đã đánh Việt Nam ba làn, (hai lần ở biển), đánh Ẩn Độ, Nội Mông, Liên Xô, Tadjikistan…



                          Và đặc biệt: trong khi đế quốc trụi đi thì vô sản này cứ phình ra to thêm. Và phình sang đầu óc Việt sớm hơn cả đất biển nhưng đảng lại coi là đại thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Mao Trạch Đông.
                          Lịch sử Việt Nam đã chịu hai ý hệ thống trị: Khổng và Mác-xít-Lê-Mao. Đều từ Trung Quốc sang và đều gây khiếp đảm cho kẻ theo nó.
                          Quốc gia có số phận như cá nhân. Chúng ta vớ phải một hàng xóm sống với tiêu chí kép “Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ”“vô sản tứ hải giai huynh đệ”. Ngả nào anh ta cũng giăng lưới, cắm đăng hết. Mà chúng ta xem vẻ lại niết anh ta. Không cho chúng mày thoát thật!
                          Một chút so sánh ngộ nghĩnh: Mỹ, kẻ thù muôn đời muôn kiếp không tan thì toàn chịu lép trước Việt Nam - rút quân, tốn kém bao tiền của, mạng sống mà chẳng sơ múi gì trừ nghe chửi, hoà bình buôn bán chỉ bị nhập siêu trong khi anh “Răng” toàn xơi của em “Môi” - chiếm luôn biển đảo, cả vú lấp miệng em rồi xuất siêu, trúng thầu… Ngay đến dân số cũng kỳ dị: Dân Việt cả triệu di cư sang nhờ Mỹ còn dân Trung Quốc lại thành làng thành phố sang sống nhờ Việt Nam.



                          ***



                          Lần thứ ba Hồ Chí Minh là nạn nhân lớn là vào hồi Nghị quyết 9, vào chính lúc Mao dạy “một tách đôi” là quy luật biện chứng để phá sự thống nhất của phong trào cộng sản. Tấm lòng son hai vai hai gánh ân tình của Hồ Chí Minh liền chịu cơn thử thách kinh hoàng.
                          Lớn đến độ sau đó Hồ Chí Minh ngồi chơi xơi nước. Còn suýt theo máy bay đâm xuống đất. Thoát nạn để chứng kiến hai cộng sự cùng mình làm nên Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hạ đài thiểu não.
                          Tôi đã đùa bảo Hoàng Minh Chính: Vì tên tuổi Hồ Chí Minh quá chói lọi nên vụ án này mới cho đội tên ông! Có người muốn là vụ án Hồ Chí Minh cơ.
                          Tháng 7-1966, Cụ Hồ kêu gọi dân Việt đánh Mỹ.
                          Thế nhưng chưa đầy nửa năm, sức khỏe Cụ bỗng sa sút nghiêm trọng, khó đi lại, chỉ nằm, phải sang Trung Quốc chữa bệnh.
                          Sao sức khỏe Cụ sa sút nhanh thế? Anh em xét lại lờ mờ thấy việc Cụ đi Trung Quốc và Võ Nguyên Giáp đi Đông Âu “dưỡng bệnh” - một người không biểu quyết, một người bỏ phiếu trắng - là kết quả nhân sự ghê rợn của Nghị quyết 9.
                          Đi chưa tới nửa năm Hồ Chí Minh đã về. Nhưng khoảng một tháng lại đi. Lần này vắng nhà rất lâu. Rồi lãnh tụ tối cao đã phải cùng Vũ Kỳ lọ mọ dò đài tự cung tự cấp tin diễn biến Tết Mậu Thân. Bộ chính trị chỉ cần Bác phát vào micro lời chúc “tin mừng thắng lợi nở như hoa…”



                          Cần chú ý: Đầu tháng 7-1967 lãnh tụ về nước thì cuối tháng 7 bỏ tù mớ xét lại đầu tiên - những kẻ phản đối nội chiến, cần phải nói rõ ra như thế - và tháng 9, Giáp rời nước đi dưỡng bệnh.
                          Phải chăng về nựớc để cố ngăn chuyện đàn áp xét lại?



                          Cụ biết chuyện đàn áp sẽ xảy ra và nó sẽ là mũi dao đâm chí mạng vào mạng sườn đảng để rồi chính nó chứ không phải cái gì khác sẽ giam nhốt đảng ở trong vòng gian dối cứu mệnh. Chả lẽ để dân qua Lăng lại kháo nhau “ông Cụ trong kia cũng bị cho nghỉ việc đấy” sao?
                          Đảng rất chăm chút gìn giữ dấu tích lãnh tụ. Càng nhiều thì uy tín đảng càng dầy trong lòng dân. Đó, căn nhà số 9 Villa Compoint, Paris 17. Nhưng căn nhà Hồ Chí Minh ở “chính chủ” cách Bắc Kinh sáu chục cây sổ để chữa bệnh thì lại hương tàn khói lạnh! Hồ Chí Minh không bằng lòng Mao lên ngôi Lênin của thời đại mới thì sao Mao lại cho xây dựng dấu tích lịch sử của Hồ ở nước ông được?
                          Đã không cho nhà lưu niệm mà còn xúc phạm!
                          Năm 2013, báo chí Trung Quốc bỗng nói đến cuốn sách “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” của học giả Hồ Tuấn Hùng, giáo sư chính trị Trường Đại học quốc lập Đài Loan ở Đài Bắc, cháu họ nhân viên tình báo Trung Cộng Hồ Tập Chương. Bắc Kinh không hề lên tiếng bác bỏ (Còn riêng cá nhân tôi thấy Hồ Chí Minh hết sức Nghệ và hết sức Việt Nam)!



                          Vẻ như ganh với giáo sư Hồ Tuấn Hùng, China Org. com, một cổng thông tin điện tử của chinh phủ Trung Quốc có bài đánh giá mười công trình kiến trúc xấu nhất thế giới. Đã chọn Lăng Hồ Chí Minh. Nhận xét giống như nhà xí công cộng thời La Mã!



                          Lịch sử không thể lờ đi sự thật này: Với Hồ Chí Minh, ai vung nhát đao đầu tiên và ai hạ lưỡi đao cuối cùng? Thưa, hai lãnh tụ Quốc tế tối cao Stalin và Mao.
                          Pierre Brocheux nói: “Trong vụ án xét lại chống Đảng cũng vậy, ông Hồ Chí Minh cũng đã nhận ra bản chất của chế độ nhưng chẳng làm gì được. Hơn nữa, kể từ nắm 1960 chính nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh mới thực sự là những người nắm quyền. Theo nghiên cứu cửa tôi thì cá một giai đoạn trước khi qua đời, ông Hồ bị cách lỵ khỏi quyền lực, tức là không hề có quyền gì. Ông ấy bị biến thành một biểu tượng”.
                          Cuối cùng một vấn đề nổi lên: Nạn nhân chính trị của đảng đều kháng cự hết. Thí dụ chúng tôi! Chúng tôi coi lẽ phải cao hơn uy tín đảng.
                          Hồ Chí Minh có câu nổi tiếng Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Một nguyện ước xa vời. Công dân nước Cộng hoà Xâ hội Chủ nghĩa Việt Nam vào nhà tù xã hội chủ nghĩa chính vì hai chữ tự do. Và bản thân Hồ Chí Minh? Có được tự do lập đảng không? Có được tự đo bỏ ngoài tai ý muốn của Stalin và Mao không? Có được tự do xử lý hình hài sau khi chết không?… Có lẽ chỉ được tự do duy nhất là đi gặp Mác, Lê… Nhưng ai kiểm chứng? Chưa nói dân tiếc giá như Bác nói đi gặp cả Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung nữa… Ta có thể thấy lòng trung của Hồ Chí Minh với Lê-nin, Stalin, Mao là vô bờ. Và phải chăng vì thế mà lòng trung của Hồ Chí Minh với nước Việt, dân Việt không ăm ắp?
                          Hồ Chí Minh còn một câu nữa: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Nhưng vừa độc lập, công bằng liền bị vi phạm. Bác Hồ kêu gọi Tuần lễ vàng, dân hưởng ứng nồng nhiệt và vàng đó đã được hối lộ cho tướng lĩnh Tưởng Giới Thạch ở Hà Nội để họ không thực hiện nhiệm vụ “cầm Hồ (bắt giữ- Hồ Chí Minh) diệt cộng” (ép cộng sản rút lui). Vì lợi ích dân mà phải hối lộ bấn thỉu còn tạm xá. Nhưng đằng này hối lộ thành công, yên ổn đâu đấy rồi, Đảng liền theo đúng chủ thuyết tiến lên “cầm dân miệt chủ”, giữ dân làm kẻ bị lãnh đạo còn đảng thì nắm hết, hưởng hết.
                          Phải nói trong khi cho quân Tưởng vàng, Bác cũng có cho dân những lời châu báu: “Hồ Chí Minh chỉ biết có mỗi Đảng Việt Nam” nên đã giải tán đảng cộng sản.
                          Sau đó sang Pháp, Hồ Chí Minh tuyên bố trên Journal de Genève: Bạn bè chúng tôi không nên lo chủ nghĩa mác-xít sẽ du nhập vào đất nước chúng tôi. Lại trên báo Le Pays: Những lí thuyết mác-xít không thể áp dụng ở nước chúng tôi được.
                          Lúc ấy chưa được phép nói nhân dân Việt Nam coi Liên Xô, tổ quốc Cách mạng Tháng Mười Nga là tổ quốc thứ hai của mình.



                          ***



                          Có thể khẳng định một điều: Chiến tranh “chống đế quốc Pháp, Mỹ” của Việt Cộng đều chịu sự chỉ đạo của ý thức hệ cộng sản - chính quyền ra từ nòng súng, vừa “giải phóng dân tộc” vừa “đánh đổ từng bộ phận chủ nghĩa đế quốc”, góp phần quan trọng “giải phóng loài người”.
                          Vậy cuộc kháng chiến chống Pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946 thì sao?
                          Vì thực dân Pháp quay lại! Quá đúng. Không thể bác bỏ. Tướng De Gaulle đang muốn phục hồi danh dự Đại Pháp vốn xây dựng lâu đời trên hệ thống thuộc địa. Mà khốn thay Roosevelt, tổng thống Mỹ lại phất cờ giải thực!
                          (Nhưng chú ý: Thực dân Pháp quay lại không có nghĩa là không thể thương lượng thoả hiệp. Indonesia chiến tranh với Hà Lan một thời gian rồi độc lập đó).



                          Phải thấy còn một cái vì rất quan trọng khác nữa.



                          Có thể nói chiến tranh Việt - Pháp nổ ra năm 1946 là vì Stalin không công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời ngày 2-9-1945 cùng chủ tịch Hồ Chí Minh của nó. Và lý do không công nhận nằm ở trong một mẹo sách lược toàn cầu của Stalin!



                          Vâng, là thế này: Ngay sau khi Thế chiến 2 kết thúc, để kéo De Gaulle lìa bỏ Mỹ - Anh, Stalin đã chủ trương ủng hộ De Gaulle khôi phục thế lực Đại Pháp bằng chiếm lại các thuộc địa đã mất - ít nhất với Đông Dương thì cũng từng nêu ý kiến trao nó cho quốc tế quản trị, Cho nên Stalin phải lờ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Công nhận thì bằng nẫng Đông Dương của De Gaulle mà đẩy De Gaulle ngả hẳn theo Mỹ - Anh mất ư? Ở đây chưa nói chuyện Stalin không mấy ưng Hồ Chí Minh.



                          Theo Stalin thì Việt Nam ở tư cách thuộc địa sẽ đóng góp được cho cách mạng vô sản nhiều hơn. Nguyên tắc này rồi dẫn tới “qui luật” chủ nghĩa xã hội bảo đảm độc lập dân tộc. Và Stalin nắm nguyên tắc này hơn ai hết.
                          Kết quả là các đảng cộng sản liên quan với Pháp, nhất là Đảng cộng sản Pháp, đều nhận được chỉ thị ủng hộ De Gaulle lấy lại thuộc địa. Khi làm chánh soái đưa quân viễn chinh Pháp sang Việt Nam, tướng D'Argenlieu đã được Maurice Thorez, Tổng bí thư Đảng cộng sản Pháp lúc đó là phó thủ tướng Pháp, cổ vũ nhiệt liệt: Hãy tẩn ra trò chúng nó đi nhá!



                          Trong khi Hồ Chí Minh không! Không nhận đưọc một thứ gì hết! Thế là bèn bày ra ở trước mắt Việt Cộng con đường duy nhất là vũ trang chiến đấu. Đó, hai bài học chói lọi: Một của Xô Cộng đã nêu năm 1917, một của Trung Cộng hiện đang tiến hành với cái tên “Trì cửu chiến” mà rồi Việt Cộng chuyển sang thành “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”. Mà cũng chẳng phải bước ngoặt hiểm trở gì vì từ 1941, noi theo hai bài học chói lọi nói trên, Cương lĩnh Việt Minh đã nêu “đánh Pháp đuổi Nhật”, vậy bây giờ có nồ súng đánh Pháp thì cũng là chấp hành tiếp cương lĩnh đó ở trong điều kiện đảng đã cầm quyền ở cả nước - tức là so với thời Tân Trào thì còn thuận lợi hơn rất nhiều. Trì cửu chiến mà Việt cộng chuyển sang thành Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi, ngụ ý thắng lợi cuối cùng là đảng nắm chính quyền. Nếu chẳng may kẻ thù có mạnh hơn thì tạm dạt sang lánh nạn bên Quảng Tây, chờ thời cơ. Cù cưa chiến. Việt Nam dứt khoát phải do cộng sản lãnh đạo, dù đất cát có bị nát bươm ra vì bom đạn!



                          Thử giả thiết nếu Hồ Chí Minh nhận được cửa Stalin chỉ thị thoả hiệp với Pháp?
                          Thì Việt Cộng sẽ chấp hành tắp lự! Việt Nam sẽ theo đúng Tạm ước và Hiệp định sơ bộ đã được Hồ Chí Minh ký kết mà gia nhập Liên hiệp Pháp! Nghĩa là sẽ không có cuộc kháng chiến chống Pháp - hoặc có thì cũng chóng kết thúc - cùng chuyện mở biên giới cho “kim chỉ nam” vào chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Sẽ không có hằng hà sa số các loại nạn nhân trong đó có Hồ Chí Minh.
                          Cũng có thể có người nói: Không, Hồ Chí Minh sẽ chống lại.
                          Vâng, dám chống thì đã không có Cải cách ruộng đất, thảm hoạ của dân Việt.
                          Kíp tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, tình hình lại càng khác xa nữa. Stalin không còn, Lê Duẩn xoay trục đã suy tôn Mao lên làm Lê-nin thời đại cách mạng Á-Phi-La. Đền lại, ở Việt Nam, Mao Trạch Đông xoay trục nhân sự thì Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh vọt lên.
                          Còn nếu nói không bạo lực là phản động thì các vị Gandhi, Phan Chu Trinh, Nelson Mandela, Martin Luther King Jr., Aung San Suu Kyi… đều đáng phỉ nhổ cả?



                          ***



                          Đến đây có thể khép lại phần bàn về nạn nhân Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
                          Nên nhớ nạn nhân vĩ đại thì dễ dắt díu cà một đất nước, một dân tộc nạn nhân theo.
                          Để tránh chuyện này, các nước người ta đòi dân phải bỏ phiếu bầu người cầm quyền. Anh trình cương lĩnh anh ra, dân đánh giá rồi chọn. Lúc này thì ứng cử viên thường là đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại.
                          Nhưng Hồ Chí Minh đã đem giấu lý tưởng huy hoàng nhất của mình đi - mục tiêu cộng sản. Vừa mới quen hơi bén tiếng mà cộng đem mình ra chọi thì cộng thua là cái chắc. Dân không ưa công hữu, thứ ảo thuyết ngoại lai. Nhưng cộng phải bằng mọi cách tồn tại ở xứ sở này.



                          ***



                          Ồ, tồn tại! Hamlet đã tự hỏi, “tồn tại hay không tồn tại” - to be or not to be. Rồi để giải quyết được cái điên loạn thật trong triều, chàng đã phải giả điên, giết nhà vua kiêm chú ruột và cuối cùng hy sinh, cởi được câu hỏi chính yếu và giữ vẹn toàn nhân cách. Đằng này Hồ Chí Minh và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tồn tại là nhờ tay Stalin và Mao. Và dân Việt Nam bèn trúng độc như nàng Ophelia thơ ngây.
                          Trong Hamlet, các nhân vật chết hết. Cái tồn tại âm tính đến phũ phàng, đau xót này nêu ra bài học là muốn tồn tại thì trước tiên phải tự tại. Đức Phật Gautama, Thích Ca Mâu Ni đã chỉ ra: “Con người phải là chỗ dựa của chính mình. Chớ tìm trú ẩn ở nơi khác”.
                          Tự tại mới độc lập đầu óc để nhận rõ tốt xấu, không dễ dàng và đam mê dâng nộp mình cho cái ác.
                          Song chúng ta lại mắc nợ đồng lần. Dân nợ Đảng cái công “giải phóng” để rồi cả đời vâng lời Đảng. Đảng mắc nợ Quốc tế đã trao cho quyền lãnh đạo Việt Nam cùng cái chủ nghĩa dọn đường tới tương lai bằng bạo lực để rồi một mực kiên trung vâng lời nó.

                          Comment


                          • #58
                            KẾT

                            Vô sản Việt Nam, Trung Quốc hãy rời nhau ra!



                            (Nửa thế kỷ trước, lúc Trung Quốc, Liên Xô đánh nhau tồi tệ, báo Pháp Le Monde đã có một biếm hoạ đề, “Vô sản toàn thế giới, tan tác đi!” chế khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới, hợp nhất lại!” của Marx. Xem ra quy luật chân chính phải là thế, kẻo lại hoá thành cây lớn với dây leo).
                            Giữa tháng 3-2014, trước Quốc hội Nhật, Trương Tấn Sang, chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố chống dùng vũ lực trên Biển Đông.
                            Năm 1959 sục sôi vũ lực! (Đêm không ngủ, ngày không ăn vì nó)!
                            Nghị quyết 15 mở ra cuộc đổ máu kinh hoàng mười năm tiếp theo cho người Việt. Bãi tắm Đồ Sơn, danh lam khoe mông chọe vẽ, cái thắng cảnh nghỉ mát nổi tiếng chính là nơi dựng đại kế hoạch thảo phạt miền Nam.
                            Sính sấm sét bão bùng (chính quyền ra từ nòng súng) rồi lại sính sóng yên biển lặng. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ thị: xảy chuyện gì ở Biển Đông cũng không được làm chi hại đến mối tình mười sáu chữ vàng!
                            Ôi, nếu Đầu nhà ngang tầm Đầu ngoại!
                            Thì đã biết không cho thiên hạ đánh Mỹ bằng máu đứa khác!
                            … Hai ba ngày sau khi Trương Tấn Sang tuyên bố phương châm nhũn con chi chi, Trung Quốc tuyên bố dựng đèn biển ở Hoàng Sa, Trường Sa…
                            Kỷ niệm Điện Biên Phủ làn thứ 60, Hà Nội trương lên câu Sức mạnh Việt Nam, Tầm vóc thời đại… Bọn 16 chữ vàng phái ngay giàn khoan khủng HD981 và tàu quân sự vào tận lãnh thổ Việt Nam tung hoành, xem sau Điện Biên Phủ trên đất liền và trên không, Hà Nội có dám mở một Điện Biên Phủ trên biển nữa không!
                            Hay co lại hãi hùng?
                            A,… tới đây xin dừng lại ở chữ hãi hùng. Tại sao sợ chết - hãi hùng - và không sợ chết - anh hùng - hai tư thế đối nghịch này lại cùng dựa lưng vào chữ hùng?
                            Vốn là hãi hung (sợ) nhưng nó không thuận vần, ông cha bèn trẹo nó ra thành hãi hùng và thế là vô tình minh hoạ tài tình cho tục ngữ Anh hùng như thể khúc ìươn, Khi co thì ngắn, khi vươn thì dài… Hèn và bạo thường ôm nhau sống êm âm ở cùng một chủ thể. Giống hai mặt sấp ngửa tạo nên đồng tiền.
                            Trong vụ giàn khoan, Trung Quốc vi phạm hai điều: Luật pháp quốc tế và tình hữu nghị vô sản thiêng liêng. Nhưng Hà Nội không đụng đến việc ông anh phản bội tình cảm. Một cái gì đó có lẽ còn hơn cá đứt ruột nát gan, không dễ mà thổ lộ. Hình như đụng đến chỗ đó sẽ có cơ trắng tay mất hết. Ta “tiến về Sài Gòn, ta tiến về thành đô…” nào đã đủ, còn phải tiến đến Thành Đô xứ bạn nữa mới thực sự vững nền bền móng.
                            Phải nhận là thâm: Xưa dựng anh hùng ở đây đề dụ đứa nơi khác đừng sợ cọp giấy. Nay dùng anh hùng xưa để hù các kẻ xung quanh hãy nín thinh, đừng cứng cố. Tiền đồn hai mang chuyên dụng: lúc xung trận, lúc nép mình. Nép đến mức khi Dương Khiết Trì sang Hà Nội về vụ giàn khoan, báo Trung Quốc có tờ viết Dương đến để đưa đứa con hư trở về. Quyền huynh thế phụ thật.
                            Không thể không nói đến lời lẽ của báo Hoàn cầu Thời nay (Global Times) tiếng Anh, phụ bản của Nhân dân Nhật báo (báo Nhân Dân, Hà Nội cũng ra một tờ Thời Nay - bắt chước?) viết ngay sau khi Lê Hồng Anh sang xin Bắc Kinh “hàn gắn sứt mẻ” trong vụ Giàn khoan: “Việt Nam đối đầu với Trung Quốc là chiến lược không thông minh. Việt Nam nên uyển chuyển hơn khi quan hệ Việt - Trung trở nên canh chẳng ngọt cơm chẳng lành. Hai nước cần nhìn vào thực tế đề thoả hiệp trong những thời điểm nhất định. (Xin chú giải: Uyển chuyến là tu từ của cúi đầu, khom lưng,- thoả hiệp là tu từ của dạ dạ, nghe lời). Trung Quốc đã rất kiềm chế, nhưng tình hình có thể mất kiểm soát nếu Việt Nam tiếp tục khiêu khích.
                            Chơi trò leo dây giữa Mỹ và Trung Quốc là nguy hiểm cho Việt Nam. Hà Nội cần dừng ngay kiểu xoay trục và giữ một thái độ nhất quán về biển Đông. Hà Nội cần chiến lược lớn và thông minh hơn là mẹo vặt và cơ hội”.
                            Chỉ có thể bình một câu: đe doạ ra mặt; khinh miệt: ra mặt!
                            Tự nhiên như nghe thấy tiếng véo von: “Ta ôm nhau chặt, ta bay lên cùng, như vạt áo quấn theo thân người…”
                            Cách đây nửa thế kỷ, “sen đầm quốc tế” Mỹ nói vào Việt Nam để ngăn chặn cộng sản bành trướng. Nay Thủ tướng Nguyễn Tăn Dũng mời “sen đầm” thò mũi vào Việt Nam cộng sân càng dài càng hay. Xưa Trung Cộng đỡ lưng Việt Cộng. Nay hết xoa lưng mà đẫm huỳnh huỵch. Bó đũa kêt đoàn hoá thành ngọn giáo khiêu chiến cái que. Ngược lại Mỹ thôi đấm thì xoa.
                            Xưa câu Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần viết lên lá bằng mỡ rồi cho trôi sông trôi suối để xây nên sự tích sấm trời bằng miệng kiến mà còn lưu lụi hậu thế thì hỏi những “tình môi răng” và “Tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng Lê-nin thời ba dòng thác cách mạng” in hẳn lên giấy mực cho dân nước học tập sẽ ấn vào đâu cho kín nổi đây?
                            Thế là đã già nửa thế kỷ, cái đèn cù với bộ ba Mỹ - Trung - Việt bạn thù một lũ đổi chỗ như bỡn cứ lồng tít, tít mù ấy mây lại vòng quanh về điểm xuất phát, với Việt Nam mê tít cung thang. Mà chủ quyền Việt Nam hụt lớn và tình đồng chí trong hậu cung đảng mẻ to. Vật chất, tinh thần đều bại thảm.
                            Ngày xưa Hà Nội gọi chế độ Việt Nam Cộng Hoà là nguỵ bán nước vì để cho quân Mỹ vào. Nay nhiêu người gọi Việt Cộng là bán nước. Thì đó, để Trung cộng chiếm dần biển đảo mà cứ im mãi, khi đấu tranh lại nêu cao “nhân nghĩa”? (lời Nguyễn Thiện Nhân “tổng kết ý dân gửi Quốc hội họp ngày 20-5-2014 về vụ giàn khoan Trung Quốc).
                            Tháng 3-1946, Hò Chí Minh nói ở Nhà hát lớn Hà Nội: Hô Chí Minh chết thì chết chứ không bán nước!
                            Hình như đang có hiện tượng phục tổ ở đây.

                            Comment


                            • #59
                              NGHI LỄ MỘT LỜI GẤP SÁCH

                              Ngàn năm mây trắng mãi rong bay

                              (“Bạch vân thiên tải không du du”)



                              Quanh Hồ Gươm có hơn 90 loại cây. Người Pháp đã dựng một sưu tập thực vật quý quanh vùng nước này. Tiếc không có biển đề tên từng loại.



                              Trên rẻo đất trồi ra hồ, ở trước toà Đốc lý cũ, có cây lộc vừng và từ đấy đến vùng vông bên hông Tháp Bút (mùa đông hàng chục cây vông rụng hết lá trông giống như quần thể điêu khắc Calder đổ bằng bê tông miêu tả các các dạng tâm thế quằn quại đóng băng của bão) là mấy cây muồng hoa đào. Hoa lộc vừng đền miếu thâm u bao nhiêu, muồng hoa đào đài các, lộng lẫy bấy nhiêu. Tại rìa vườn hoa Con Cóc, trông sang đầu hồi khách sạn Métropole, nơi trước kia là dẫy bếp lò cao chiều chiều thả mùi thịt, mùi bơ thơm lừng sang vườn hoa, các cụ hưu trí ngồi vườn hoa thường đùa là vừa được Ban tổ chức trung ương cấp tem phiểu cho đặc cách đến hóng mùi bồi dưỡng miễn phí từ xa (xa là vì phải giữ thể diện quốc gia), cũng có một cây muồng hoa đào, thân uốn vặn một thế đúng của vũ nữ Ấn Độ. Mỗi khi tán lá nó ngả xoà ra gánh trọng lượng con lũ hoa ào ào trổ rộ, tôi lại ngỡ trông thấy một sườn Phú Sĩ ngập cánh anh đào. Hay gò má geisha tranh cổ Nhật. Sau cơn bão số mấy một năm quá mắn bão, nó đổ. Cùng cây lá trắng trước trụ sở tù mù mang tên Đoàn Kết nhiều phần là của Đảng dân chủ. Màu hoa - là - lá này ngỡ đâu như mẫu mã prototype, - đơn bản vị của sắc tuyết. Hai cây muồng hoa đào và lá trắng luôn khiến tôi nghĩ tới bàn phấn mỹ nhân.



                              Một chiều tôi bắt gặp một sự kiện chắc một đòi chỉ thấy một lần: Cả một mùa lộc vừng cùng lúc rủ nhau lìa đời, trút thả hơi thử mênh mang xuống trạt kín lấy một vạt hồ rộng. Những cánh hoa lộc vừng dập dờn, khe khẽ chao sóng nom ngỡ một rừng bướm xuân mê mải động tình. Thèm vớt được tấm thảm ren xao động này làm mảng trời riêng. Rồi lại thèm có cung sinh tử của loài hoa vượt chuẩn vương giả này. Ở nó, chết là sống tiếp một lần sống huy hoàng nữa. Ròi bỏ chiều cao, cái sống này khoe lộ hết mình trên pha lê nước, đốt cháy đến quang tử cuối cùng, phô tông cuối cùng, nộp hết lửa vào lễ hội, giữ nguyên vẹn cho đến giây phút cuối cùng cái đẹp phơi phới nguyên bản. Tôi đã có diễm phúc ngắm mãi một nghiệp sống xú ve, (sous-verre, dưới kính), dan díu, bồng bềnh, nghiệp sống - tầng - phóng - thứ - hai mang chứa phần hồn, kiếp sống tác phẩm…



                              Hồ chiều như một sàn diễn vũ trụ. Tôi lại được chiêm ngưỡng ngay sau đó tiền sử ra đời!



                              Một con rùa đang nhích dần ra khỏi mặt hồ, leo thận trọng lên đảo tháp. Trước mắt tôi, Hồ Gươm bỗng êm ả, bỗng bát ngát mở ra cửa mình đàn bà. Mặt nước gợn trau là màng ối đang đau đáu, khoan thai tự xé bóc cho khởi nguyên mốc thếch, sợ sệt, lặng lẽ trình diện.



                              Hai màu phẩm nhuộm hàng xén chợ quê (bạc hà và hồng hoàng của rượu chanh, rượu cam quốc doanh) rót loè loẹt từ biển hiệu Thuỷ tạ xuống mảng hè đầy que kem, tàn tích xa hoa một chiều chủ nhật người xương xẩu chen nhau đi để nhìn người gầy guộc. Nay vắng ngắt. Kéo lê thúng lom khom mót que kem để bán lại, những đứa trẻ chợt nom rỗng xẹp, nhẹ bỗng, như bằng cặn nê-ông gồm các xác thiêu thân nát vụn anh ánh ngân nhũ.



                              Bên kia, từ trong ngõ tối và khai sặc sụa, hai người đàn bà trẻ rời nhà vệ sinh không đèn đóm thong thà qua đường. Vai tựa vai, họ như đặt ướm từng bước. Hai áo len đỏ cà chua móc crô-sê, - những hình hoa hình trám giống những miếng cà rốt tỉa làm dưa góp đính lỏng lẻo vào nhau, hai quần phăng ống túm màu mát-tít, hai đôi guốc Sài Gòn bạc xám hoa lau, gót dẹt dài tựa một mỏ chim hạ - nhác thấy nét viền đen men theo rìa mỏ hay một mí mắt, còn thân guốc thì là cổ hạc khoan xuyên vào gió. Hai vùng mông tròn lẳn như hai đôi mặt âu yếm gù nhau. Thoáng một lằn âm điện ở cương vực thâm nghiêm của vương quốc sinh nở.



                              Ở đất nước này chỉ còn thiên nhiên và đàn bà tràn trề nghĩa! Mê mải phát nghĩa!



                              Mới hôm qua, trên khúc rẽ đền bà Kiệu ra Cột đồng hồ, một xe máy chở một thiếu phụ lướt êm như trôi đi. Thường đầy ắp người và xe đạp để vón lại thành một dòng rác rển lừ đừ đặc sệt, lúc này con đường bỗng quang quẻ, bừng sáng, như dạo khúc tiền tấu dọn lối cho đại điển lễ mở màn. Người thiếu phụ khoan thai ngửa cổ lên dâng mặt cho lưỡi dao bén ngọt của gió. Gió liền tíu tít ập đến và những phoi cẩm thạch liền vun vút bay ra và các biến tấu của vũ khúc tóc liền cuồng vui vờn ôm lấy toà nhan sắc mà con tạo đang đích thân chế tác ra từng chi tiết để đặt ra chuẩn đẹp của giống người. Người thiếu phụ quay lại: bức điêu khắc về “sắc bất ba đào dị nịch nhân” hiện ra toàn vẹn ở trước mắt tôi. Còn tôi, tượng kẻ mất hồn.



                              Ôi, Hà Nội quá nhiều Bích Câu. Chỉ thiếu kỳ ngộ nên đành hoá tượng.
                              Tối ấy, trước khi về nhà, tôi tạt qua chuồng công. Hay nhà nguyện của tôi.
                              Ờ đầu cành cây làm chỗ công đậu, thù lù một khối đen đúa. Một người ăn mày nào mới đem vật bất ly thân, cái bị rách của ông quàng vào đó.
                              Tôi bỗng thèm một bị ăn mày. Đựng cái đời tôi chiêu như thanh tỉ mà mộ đà như tuyết, cái đời đã nộp hết tô sống rẽ. Quyển sách này là cái bị ăn mày ấy? Thà thế! Còn hơn cái bọc da thối tha Trần Thái Tông khuyên từ bỏ trong Khoá hư lục.
                              Tôi rất yêu hai câu thơ của Ferdinand Pessoa: Tất cả những gì tôi có là những gì tôi cảm và Đẹp là bóng của các vị Thượng đế.



                              Nghĩ cái bị ăn mày là đời mình, chợt thấp thoáng thấy bóng các vị Thượng đế.



                              XIN THÔNG CẢM



                              Gồm nhiều chuyện, thường là kinh lịch của bản thân tôi, kể cả những điều tôi đọc, sách này được viết từ những năm 90 thế kỷ trước nhưng vì lý do khách quan tôi không thể cho ra mắt sớm do đó chắc chắn khó tránh khỏi những bất cập về diễn biến cùng ý nghĩa của những vấn đề tôi nhắc đến mà không thể bổ sung cập nhật cho chính xác hoàn toàn - đòi hỏi này e có phần duy ý chí. vả chăng không nhằm nghiên cứu - việc này hoàn toàn vượt quá bản lĩnh cùng mục đích viết văn học chủ yếu dựa vào cảm quan cá nhân của mình tôi - tôi không thể tra cứu rộng khắp và đầy đủ các sự kiện nói đến trong sách. Vậy xin bạn đọc thứ lỗi nếu có những thiếu sót ở bình diện thông tin vốn vượt khỏi tầm với tri thức chim cánh cụt cũn cỡn của tôi nhưng lại vô cùng cánh đại bằng quấy gió bốn phương ở phía bạn đọc có mắt thiên lý vọng.



                              Xin cảm ơn.
                              Trần Đĩnh

                              Comment


                              • #60
                                Phỏng vấn Trần Đĩnh


                                Trần Đĩnh
                                : “Ờ Đèn Cù, cái tôi Trần Đĩnh hiện ra nguyên vẹn, không chung vai diễn với bất kỳ ai”.

                                Phỏng vấn do Đinh Quang Anh Thái thực hiện đầu tháng 11-2014

                                Đinh Quang Anh Thái
                                : Ông viết Đèn Cù bằng lối văn “truyện tôi”, có gì, nhớ gì thì ghi lại, bình thản, không để cảm tính chen vào; nhưng độc giả vẫn cảm được những nỗi đau vô cùng to lớn của ông, của gia đình ông, và lớn hơn, của Việt Nam: Nỗi đau như những giọt máu nhỏ xuống từng trang giấy. Không biết cảm nhận như thế có nói được phần nào tâm tư của ông không ạ?


                                Trần Đĩnh
                                : Tôi nghĩ tâm tư có lẽ chính là sự lắng đọng của những điều ta từng sống hết mức, từng lăn lóc lâu dài với chúng. Tới mức lắng đọng nào đó, tâm tư của người viết sẽ trở thành hơi thở của hắn và khi được thể hiện thì tâm tư đó sẽ ra tự nhiên, bình thản như hơi thở. Việc nhào nặn ở vô thức và ý thức này chính là công trình làm giả - hay đúng hơn, sáng tạo - vì nó là hậu-trải nghiệm, sống lại, và về chất, nó có khác đôi phần với diện mạo ban đầu vốn dĩ thường thô mộc của trải nghiệm. Trong điện ảnh có diễn viên đóng thế nhưng không ai chê bộ phim là giả. Viết bình lặng nỗi đau cũng là một kiểu đóng thế. Thế cho tiếng khóc, tiếng gầm. Chắc hẳn nhiều người đọc thấy tôi có lúc đuối giọng. Viết bình lặng nỗi đau cũng là một kiểu đóng thế. Thế cho tiếng khóc, tiếng gầm. Đã từ lâu, chả hiểu sao khi nghĩ, khi nhìn, tôi luôn cố tìm sự bình lặng.

                                Nhận là “truyện tôi”, tôi có ý khoanh những điều tôi đã sống, đã trải vào phạm vi cá nhân. Như thế tôi hy vọng sẽ tránh lên mặt “ta đây nạn nhân”, thân phận vốn dễ được đồng tình, bảo hộ. Và đồng thời tôi cũng không gây hận. Đôi lúc chợt nhấn nha viết về cái đẹp của thiên nhiên, về cảm thụ riêng của bản thân là tôi muốn cho chính tôi rời người đọc lãng đi được một thoáng những giây phút nặng nề bày ra trước đó. Một làn gió thoảng mơn trớn vết đau.



                                Tôi nhiều cái xấu. Như chậm mở mắt (trước cái Ác). Như hay sợ. Tôi đã viết trong Đèn Cù: “Nếu tát cạn được bụng mình thì tôi sẽ thấy vô số xác cái sợ ở đó”. Song có một cái xấu hình như lớn hơn mà tôi luôn cố lìa cho xa là thói không ngay thẳng với bản thân. Nhờ đó tôi đã không tự vẽ mình thành kẻ vừa nhận thấy cái xấu liền phủi nó sạch bong. (Tức là vừa mạnh mẽ lên án người dối trá vừa cho bản thân mạnh bạo bịa đặt, tự tô vẽ mình, điều mà khi cầm bút hình như ta để bỏ quên đi mất). Vâng, một thời gian tôi còn le lói hy vọng vào một thứ cộng sản có mặt người.



                                Mong được ngay thẳng, tôi dành một chương thú nhận lỗi lầm với vợ.
                                Đèn Cù là tiếng kêu đau của tôi. Nó không mang mục tiêu chính trị rõ rệt. Vâng, đúng vậy. Tôi đau, vợ tôi, anh ruột tôi, bố vợ tôi và các bạn bè thân thiết của tôi đau. Quốc tế cộng sản có câu ca tập hợp “hỡi những ai cực khổ bần hàn” nhưng chúng tôi, những chiến binh của Quốc tế (cộng sản) đã bị đẩy vào biển khổ và bị gạt bỏ hết sức dửng dưng, không được hưởng qua cành tượng dù là kệch cỡm của pháp đình (cộng sản).

                                Đinh Quang Anh Thái
                                : Khi thấy đứa con tinh thần, Đèn Cù, ra mắt độc giả, ông có nguôi ngoai chút nào không, vì đã trút được những u uất chất chứa bao năm nay trong lòng?


                                Trần Đĩnh
                                : Tôi không thấy rõ điều này. Vì tôi không bao giờ thấy đau khổ của mình là ghê gớm. Trong đất nước biết bao người còn khốn nạn hơn gấp bội. Tôi cố đánh giá đúng chỗ của mình ở vùng đất đẫm nước mắt này. Tôi không mượn cái khố để tự nâng cấp. Tất nhiên tôi rất sung sướng khi nhiều người ái ngại, áy náy cho tôi. Còn gì bằng được nhiều người quan tâm, chia sẻ. Mà quan tâm là yêu, chia sẻ là yêu. Được trăm nghìn người yêu là hạnh phúc vô cùng. Viết “truyện tôi”, tôi mong được xã hội chìa ra cho tôi một bàn tay anh chị em, bạn bè. Từ đó cùng đứng bên nhau ngăn chặn tệ nạn giày xéo cuộc đời người khác để thực hiện cái lý tưởng chưa từng tỏ lộ hình thù nhưng được bảo là giải phóng nhân loại thiêng liêng lắm, huy hoàng lắm.

                                Tôi thích khái niệm người hiền. Hay người khôn ngoan. Vì khôn (ở trí tuệ sáng) và ngoan (ở lòng nhân ái từ bi). Viết Đèn Cù, tôi chỉ thấy hài lòng vì đã làm được một điều mình hằng tâm nguyện.

                                Đinh Quang Anh Thái
                                : Đèn Cù được xuất bản ngoài nước, nhưng cũng phổ biến rộng rãi trên mạng Internet và bán truyền tay cũng được đón nhận nồng nhiệt tại quê nhà; tâm trạng ông ra sao khi thấy mọi người đọc ông?


                                Trần Đĩnh
                                : Được đông người ân cần đón nhận quyển sách mình viết về đời mình, cái cảm thụ ấy, cảm thụ bát ngát về một nhân quần thân thiện, bầu bạn, giao hoà, chính là một bù đắp, một nuôi dưỡng hết sức to lớn cho kẻ viết. Ở Đèn Cù, cái tôi Trần Đĩnh hiện ra nguyên vẹn, không chung vai diễn với bất kỳ ai.


                                Đinh Quang Anh Thái
                                : Một số người nhận định, Đèn Cù là liều thuốc “trục độc” Chủ nghĩa Cộng sản khỏi cơ thể Việt Nam; có người nói Đèn Cù là lời “giải thiêng” huyền thoại Hồ Chí Minh, ông có tâm đắc với những cảm nhận này không ạ?


                                Trần Đĩnh
                                : Nhận xét này vượt khỏi ý định cầm bút viết Đèn Cù ở tôi. Ý định tôi là viết sự thật. Cho thấy nên xa lìa chủ nghĩa cộng sản coi thường con người. Cho thấy công cuộc thần thánh hoá một cá nhân là đòi hỏi phải dìm một số đông cá nhân khác vào trạng thái đầu óc mụ mị, thấp kém. Và phải nói dối v.v… Còn ở tôi, những mục tiêu “trục độc” và “giải thiêng” chưa hình thành rõ như thế. Song các nhà văn, nhà báo đã nhận ra ý tại ngôn ngoại này. Tôi xin chịu tầm nhìn và sức cảm của các vị. Phóng cây lao đi, người viết có mấy khi biết nó sẽ lao bao xa. Giới phê bình đo cái đó.



                                Đinh Quang Anh Thái: Đèn Cù toàn tập là một công trình nhiều năm; sau Đèn Cù, ông có dự tính gì không?


                                Trần Đĩnh
                                : Tôi không quen báo trước sẽ viết cái gì. Rất dễ thành anh Cả Phiệu, viết bằng miệng. Dĩ nhiên anh viết nào cũng đều muốn viết liên tục nhung trước tiên cần xem tâm tư đã đủ chứa chan chưa.


                                Đinh Quang Anh Thái
                                : Cám ơn ông đã trả lời phỏng vấn của Người Việt nhân dịp Đèn Cù II ra mắt độc giả.



                                HẾT

                                Comment

                                Working...
                                X