Một sự dối trá trâng tráo đến tởm lợm!
Chẳng biết ngay đêm đó, về bật đài VOA, đài BBC lên, ông Dương Đình Thảo có thấy xấu hổ và đau đớn hơn bị tát tai vì câu chuyện “Thành Được bị bắt cóc” ở Tây Đức –– lúc này hai nước Đức chưa thống nhất –– hay không? Mà chuyện này đâu có phải được phát một lần rồi thôi. Hai Đài này phát đi phát lại chuyện Thành Được chạy sang “thế giới tự do” có kèm bình luận làm ngay những người bình thường nhất của Sài Gòn cũng phải ngượng thay cho cái mồm của những chuyên gia nói dối và bịa đặt!
Còn các ông tuyên huấn? Chắc chắn không! Vì cái lối “nói dzậy chứ không phải dzậy” là công việc, là nhiệm vụ, là lẽ sống của các ông Goebbels ([19]) Việt Nam từ lâu rồi! Việc này giới văn nghệ miền Bắc ít biết là có lý do của nó. Người ta dìm nó xuống càng sâu càng tốt.
Đó là cách làm thường thấy của mấy ông “lãnh tụ” miền Nam để bảo vệ nhau khỏi cái nhìn hẹp hòi, đao to búa lớn của mấy ông “lãnh tụ” miền Bắc. Ở đây, thực chất của vấn đề là các vị “lãnh tụ” miền Nam không muốn “mấy cha” giáo điều Lê Đức Thọ, Trường Chinh...“xía dzô” nội bộ của của họ để có thể tọa hưởng kỳ thành trên cái “vương quốc Sài Gòn” mới chiếm được.
Những chuyện “đừng vạch áo cho người (miền Bắc) xem lưng” xảy ra trong mọi lãnh vực, nhất là qua các vụ chia chác quyền lợi, cướp bóc “chiến lợi phẩm”, các vụ ăn chơi trác táng, chiếm nhà, đoạt vợ.., nếu có “lộ tẩy” đều là do các cán bộ Bắc Kỳ tố cáo, hoặc do cán bộ Miền Nam “gài độ” nhau để giành ghế mà thôi!
Cú đánh trả tất yếu phải được tung ra, điển hình là vụ “Đường Sơn Quán”. Cái quán này thực chất là một ổ điếm, điểm ăn chơi của các quan chức giàu có. Hàng loạt cán bộ “tăng cường” được đưa từ miền Bắc vào lần đầu tiên bị bêu riếu công khai cả tên tuổi lẫn chức vụ trên báo chí, rồi bị đưa ra toà! Không hiểu vì lẽ gì mà trong những tấm ảnh “chết người” được in trên trang nhất các báo người ta đã che mặt cho người đẹp Diễm My, ngôi sao “số dzách” của miền Nam thời ấy? Theo lời đồn thì có thể cô là vợ bé hay bồ nhí của nhà buôn danh tiếng Triệu Bỉnh Thiệt còn đang được dùng cho những thương vụ xuất nhập khẩu với Hồng Kông, mà cũng có thể cô ta còn có quan hệ với anh Năm anh Bảy nào đó nên được các anh che chở. Hậu quả là sau vụ ra tay...diệt nhau đó, hàng loạt “đồng chí” đã bị thanh trừng. Có anh phó giám đốc vận tải xăng dầu lãnh án 12 năm, có anh làm đến trưởng phòng điều tra xét hỏi của Công An thành phố cũng vào tù theo, con gái nhục quá đã tự tử!
Trong khi đó, ở các biệt thự kín cổng cao tường, trên các khách sạn nhiều tầng, hàng loạt cuộc “vui chơi báo thù” của mấy ông cán bộ “Rờ”, cán bộ “Miền” và anh chị em mới hoà hợp (tại chỗ), diễn ra liên tục, từ tối đến sáng và từ sáng đến tối! Chẳng thế mà nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu ([20]) đã lè nhè hát “Mỗi ngày tôi nhậu một lần thôi... nhậu từ sáng đến tối...” xuyên tạc lời một bài ca của Trịnh Công Sơn để mỉa mai mấy ông cách mạng... “thích đủ thứ” này!
Tôi hết hồn khi mấy anh em nhạc công “tại chỗ” mời tới dự buổi chiêu đãi tại một nhà hàng trên đường Trần Hưng Đạo. Ngoài những suối rượu, suối bia, gọi là màn A thì sau B,C,D,Đ,E... không thể thiếu được là màn Z! Chính cái tiết mục Z.. “con heo” này, được hướng dẫn bởi một máy chiếu phim 8 ly, mới là cái mê mẩn nhất của mấy ông cách mạng mà vợ đã “quá đát” từ lâu! Cái “hay” của mấy anh miền Nam “hư thân mất nết thứ thiệt” là ở chỗ, tất cả đều...“lòng vả cũng như lòng sung” nên không ai tố cáo ai. Còn mấy anh miền Bắc thì...do “hám của lạ” nên rất dễ bị gài độ, bị làm xăng-ta, và khi cần thiết, chỉ cần một cú đẩy nhẹ là... ngã ngựa!
Cần phải nói tới hàng ngàn “cán bộ tăng cường” vào một ngày đẹp trời bỗng nhiên được lệnh...“trở về Trung ương” –– thật ra là... đuổi khéo về Bắc –– nhất là sau ngày vội vã thống nhất đất nước, giải tán Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam! Rốt cuộc ở lại Sài Gòn chỉ có những người miền Nam chính cống với tư tưởng và sinh hoạt “phóng khoáng”, với “tinh thần yêu thương đoàn kết” không hại nhau, không tố nhau và biết... chia chung miếng ăn, ghế ngồi. Vả lại, với chiến lợi phẩm ê hề của cuộc chiến thắng thì làm thế sẽ bớt phần phải chia chác!
Chỉ riêng chuyện Trung Ương cần phải có trụ sở thứ hai ở miền Nam hay không đã nổ ra một cuộc đấu tranh không kém ầm ĩ ở ngay cái cơ quan nhỏ bé của tôi. Người ta bỗng nhận ra toàn bộ nhà xuất bản Giả...i Phóng này đều là 100% “đồ Bắc nhập” ở giờ thứ 25, mặc dầu lẫn vào đấy cũng có vài chú bé học sinh miền Nam mới lớn!
Thế là số phận của nó được định đoạt: “Giải tán, trả về bộ Văn Hoá”! Tuy nhiên, nếu ở các ngành khác việc giải tán hoặc sáp nhập diễn ra dễ dàng và đơn giản thì ở ngành văn hoá văn nghệ công việc không chiều theo ý muốn chủ quan của những vị muốn tống cổ hết dân Bắc Kỳ về Bắc. Ông Bảo Định Giang tuyên bố “trục xuất” hoạ sĩ Lưu Công Nhân giữa cuộc họp thành lập Hội Mỹ Thuật thành phố HCM khi họa sĩ “coi trời bằng vung” này dám lên tiếng chất vấn “vì sao ông này luôn có mặt hết sức vô duyên” ở các cuộc họp của bất cứ ngành văn học nghệ thuật nào? Một cú đánh thẳng mặt vào sự “lãnh đạo toàn diện” của “Đảng miền Nam” mà đại diện lăng xăng nhất chính là ông Bảo Định Giang.
Kết quả là Lưu Công Nhân được anh em hai miền, cả cách mạng cũng như “tại chỗ” hoan nghênh nhiệt liệt! Cuối cùng, Lưu Công Nhân vẫn “được” ở lại, vẫn tiếp tục sáng tác, triển lãm... chẳng cần sự lãnh đạo của ai, ngoài của bà...xã! Khá nhiều người có chức, có quyền trong giới văn học nghệ thuật nhận thức “nếu không có những người như Lưu Công Nhân, lấy ai mà làm cánh tay phải, tay trái khi tiếp xúc với những Nguyễn Trung, với Rừng ([21])? Vậy, nếu đuổi hết về Bắc thì mấy ông “trót” bị giao lãnh đạo văn nghệ biết nói gì khi anh em “tại chỗ” hỏi về tác phẩm, về khuynh hướng, về trường phái, thậm chí cả về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa?
Chính điểm yếu nhất của những vị quanh năm ăn theo, nói leo, nói vớt, cùng các văn nghệ sĩ Rờ quanh năm ăn đói, mặc rách, viết “lách” kiểu Hòn Đất của Anh Đức ([22]), ít có điều kiện học hành, thăng hoa trong nghề nghiệp đã là lý do để một số văn nghệ sĩ Bắc Cờ, hoặc “Bắc Cờ hóa” được giữ lại giúp các vị i-tờ, trực diện với một nền văn nghệ mà...càng đấu tranh càng thấy mình... thua chắc!
Nhưng cũng chính ở điểm này, sự đầu hàng trước “nghệ thuật phi chiến tranh” đã bắt đầu nẩy sinh để đi đến chỗ... đầu hàng thực sự! Câu nói của Lương Ngọc Trác khi sống những ngày đầu trong hoà bình năm xưa lại vang lên trong tôi, chỉ cần sửa lại đôi chút: “Nền ca khúc muốn tồn tại ở cái môi trường mới này không còn con đường nào khác là phải đi vào...nhạc nhẹ!” Mặt khác, phải cố gắng nuôi mầm cho một nền âm nhạc bác học, dù hết sức khó khăn. Chính nhờ sự giằng co về đường lối này, những người như Tô Vũ, Nguyễn Văn Tý, Lưu Công Nhân, như tôi được tiếp tục sống và làm việc ở Sài Gòn “giải phóng”... để rồi... chịu cảnh... thua trận cuối cùng!
Như trên đã nói, cái ảo tưởng về cuộc sống tự do, không lo ai cắt sinh hoạt phí, cắt phiếu, tem thịt, sổ gạo... của tôi biến thành mây khói theo gia đình tôi sang… Huê Kỳ. Thế mà, rốt cuộc tôi không phải “kéo cờ trắng về Bắc” như rất nhiều anh em khác, mà được...“giữ lại” để:
–– 1/ Tiến hành ngay việc thu thanh một số bài ca, bản nhạc để có cái thay thế những gì đã cấm và tịch thu... (Nằm mơ giữa ban ngày, vì sau này, những gì cấm và tịch thu cứ dần dần được phép trở lại và thống lãnh thị trường lúc nào không hay).
–– 2/ Mở ngay những lớp nhạc, sáng tác, hoà thanh ... cho số anh em trẻ để họ có thể thay thế dần những đàn anh đã ra đi và sẽ cho đi (nhưng phải nạp “cây” mua bãi cho công an và “các anh”) những ngày sắp tới!
Và... tôi lại lao vào làm anh Don Quichotte! ([23])
Gần một năm trời, theo gợi ý và cả các quyết định rất cụ thể, tôi một mình đứng ra tập hợp anh em, ca sĩ, nhạc công thu tới 9 cuốn băng cối gồm bài hát của các nhạc sĩ cách mạng với niềm tin không gì lay chuyển nổi là “tất cả chỉ là chuyện dã tràng xe cát.” Câu hỏi được đặt ra với tôi từ gần 20 năm chuyên thu thanh, in đĩa (33 và 45 vòng) ở miền Bắc là “thu để bán cho ai”, lần này lại được đặt ra, gay gắt hơn, khó giải đáp hơn?
Ở miền Bắc, trước đó, máy ghi âm là dụng cụ xa xỉ, thậm chí còn phải có “giấy đăng ký” (vì có bóng điện tử!), người mua rất hiếm. Nhưng do yêu cầu tuyên truyền, đặc biệt vì mọi chi phí sản xuất đều được “bao cấp”, chẳng cần tính toán lỗ lãi...nên cứ đều đều mỗi năm ra lò dăm bảy đĩa với số tirage khiêm nhường do các hãng Melodia (Liên Xô), Supraphon (Tiệp Khắc) in “cho không”.
Lần này là sự đối mặt với một thị trường “thực dân mới”(!), từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền núi, từ nhà giàu đến nhà nghèo, cái máy cassette, dàn máy Teac, Akai...ai ai cũng có, tới mức bão hoà. Kèm theo đó là hàng triệu cuốn băng đủ loại đang còn sống “chui” trong các nhà tư, các quán giải khát, các nhà hàng..., nhất là trong trái tim của nhân dân miền Nam đã sống với nó, ăn, ngủ với nó quá lâu rồi. Vậy thì quẳng ra mấy cuốn băng nhạc cách mạng liệu chúng có...chết chìm ngay tắp lự? Hơn nữa, sẽ thu những gì đây? Ai hát? Ai đàn? Thu theo phong cách nào? Ấy là chưa kể cái nhà xuất bản Âm Nhạc Giải Phóng (tách ra từ nhà xuất bản Giải Phóng) chỉ độc có... hai người: Hoàng Hiệp và tôi, trong tay chẳng có một đồng vốn.
Thế là “kinh tế hai thành phần” ra đời, chẳng đợi trung ương Đảng kêu gọi. Một nhà “tư sản yêu nước”, bà Sáu Liên, “cơ sở” cũ của ông Tư Ánh Trần Bạch Đằng hăng hái bỏ tiền, bỏ sức ra để chúng tôi lao vào cuộc chiến âm nhạc một cách…“cho có” này.
Cái khó đầu tiên là thu cái gì? Rõ ràng những cuốn băng cách mạng sẽ không có “đầu ra” nếu lại thu Bão Nổi Lên Rồi, Sài Gòn Quật Khởi, Tiến Về Sài Gòn, Phải Giết Lũ Giặc Mỹ..! Thế là một cuộc rà soát theo thứ tự alphabet các ông tác giả miền Bắc và miền Nam (Rờ) xem ai có cái gì...“nhè nhẹ” chút ít không? Đến đây, mới lòi ra cái tử huyệt của mấy ông nhạc sĩ cách mạng: Ông nào cũng chỉ có mấy bức “tranh cổ động bằng âm thanh” là hết. Liệu có ai chịu bỏ tiền ra mua chúng để thưởng thức trong nhà riêng, phòng riêng của mình, dù tranh cổ động của mấy ông có nghệ thuật cao siêu đến mấy.
Chín cuốn băng do chính tôi biên tập, tổ chức thu thanh, phối âm, phối khí cùng một số anh em “tại chỗ” như Duy Hải, Y Vân, đặc biệt là Thanh Tùng, lần lượt ra đời... không một tiếng vang, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Thay thế vào những băng nhạc với các giọng ca Thái Thanh, Thanh Lan, Chế Linh...(vì sợ các ông “ba mươi” cướp mất dàn máy với lý do hát nhạc Ngụy!), đâu đâu cũng chỉ nghe thấy những băng nhạc ngoại quốc của các nhóm pop–rock thời thượng, các băng nhạc không lời của Paul Mauriat, Richard Clayderman. Tuyệt đối không thấy trong một quán cà phê, một tiệm ăn hoặc trong các gia đình (kể cả các gia đình cách mạng) vang lên những Tiếng Đàn Ta Lư, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây hoặc Từ thành phố này Người đã ra đi (dù đã được “nhẹ hóa” rất nhiều)! Tuy vậy, những đại lý của bà Sáu Liên, nhà tư sản chủ hãng Asia xưa, ủng hộ việc in băng nhạc cách mạng bằng số băng còn tồn kho, đều báo cáo: Đã bán sạch! Thì ra, với cách “bán như cho”, người ta tranh nhau mua để mang về in lên các thứ nhạc mà người ta yêu thích!
Trong khi đó, một số lượng nho nhỏ gởi ra miền Bắc lập tức vấp phải phản ứng không thuận lợi, thậm chí có vị có quyền còn phán những câu chết người: “Lại ăn phải bả tư sản, thực dân mới.” Tệ hại hơn, không ít vị cho là “Tô Hải lại quay về với Nụ Cười Sơn Cước, lại rơi vào con đường nhạc tắc xình của dân... ngụy.”
Xuất phát những ý kiến phản đối băng “nhạc giải phóng” này chủ yếu từ hai nguồn:
–– 1/ Từ những vị tìm mãi không ra bài nào hợp với loại hình thu “băng để thưởng thức” (chứ không phải để phát ra chỗ công cộng!) nên các vị tự ái vì thiếu tên mình trên nhãn băng. Cả các vị mà tôi rất kính nể, đào bới mãi cũng chẳng tìm ra bài nào tương đối nhè nhẹ, ít chất hò hét, tiến lên, bắn, bắn, giết, giết cả! Điển hình như Đỗ Nhuận, Nguyễn Xuân Khoát, Lưu Hữu Phước, Trọng Bằng, Trọng Loan, Đàm Linh, Nguyễn Đình Tấn... (những vị mà tiếng nói lúc bấy giờ trọng lượng đến cả ngàn cân!), Sau khi trao đi đổi lại, cuối cùng đành... xin lỗi các vị vậy! (lúc ấy mà những bài hát của Văn Cao, Đoàn Chuẩn... được phép phổ biến như bây giờ thì đẹp mặt cho Cách Mạng biết bao)!
Mặt khác, hoàn cảnh Sài Gòn những năm 1975-1980, bới đâu ra một dàn nhạc có đủ gỗ, đồng, dây, gõ, bới đâu ra một ban đồng ca có thể thu được các hợp xướng lớn của Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, giao hưởng, concerto của Hoàng Vân, Chu Minh, Đàm Linh, Ca Lê Thuần? Thêm nữa, các phòng thu thanh ở Sài Gòn lúc ấy đều thiết kế cho một dàn nhạc nhẹ 5, 7 cây đàn và một ca sĩ đơn ca là vừa chặt cứng! (Âm nhạc chỉ là đơn ca, diễn ra cho tới những năm cuối thế kỷ 20, khi tôi đang viết những trang hồi ký này). Sự xúc phạm bắt buộc tới vô số vị chuyên làm các bức sơn mài lớn (giao hưởng, opera... ) và các vị chỉ vẽ tranh cổ động (thợ vẽ âm nhạc) đã làm các vị lên án và không chấp nhận các băng nhạc do tôi chủ trì là dễ hiểu. Tuy nhiên các vị không để ý là chính bản thân tôi, một tay chuyên vẽ tranh cổ động bằng âm nhạc, đã đoạt nhiều giải về thể loại phục vụ kịp thời cũng không hề có bài nào trong cả chín cuốn băng do chính tôi làm ra!
–– 2/ Phản ánh mạnh nhất, vô tư nhất chính là sự mâu thuẩn muôn đời về cái...Đẹp. Số là để tiến hành thu thanh kịp thời, một vấn đề lớn được đặt lên bàn: Ai sẽ thu đây? Bên cạnh các ca sĩ cách mạng, đảng viên như Quốc Hương, Tô Lan Phương, một số ca sĩ “tại chỗ” có được hát không? Liệu có mắc “tội” mất lập trường đề cao kẻ có quá khứ chống phá cách mạng không? Vấn đề cứ được bàn lên cãi xuống, thậm chí bộ trưởng Lưu Hữu Phước cũng chẳng dám quyết và sau này được biết ông còn cử người sang hỏi cả bên bộ Công An. Cuối cùng, chúng tôi chọn giải pháp: cứ dùng các nhạc công tại chỗ vì không có tên ghi ngoài bìa còn ca sĩ thì theo bên sân khấu và điện ảnh (trừ cải lương) là thay tên đi! Ví dụ Thanh Lan thành Lan Thanh, Lệ Thu thành...Lệ Xuân, Lệ Hè...chẳng hạn.
Tôi còn nhớ cái đau vô hạn của ngày 20 tháng 7 năm 1975, khi tôi cùng hai “nghệ sĩ cách mạng” vào loại... chịu chơi là Hoàng Mãnh (có ông bố tiếng tăm ở miền Nam là Võ Đức Thu) và Quốc Hương (có tác phong rất...Tây do mấy năm du học và...ăn chơi ở Hungari, Tiệp Khắc...) đến nhà riêng của Thanh Lan và Lệ Thu để mời họ ra thu thanh phục vụ cách mạng. Dù chúng tôi đi trên chiếc xe khá sang trọng của một viên tướng hải quân vứt lại, dù tôi và Quốc Hương đều ăn mặc khá là...chim cò, ria mép kiểu Clark Gable ([24]), thế mà họ đón tiếp chúng tôi chẳng mấy lịch sự. Sau khi cho chúng tôi ngồi chơi xơi nước cả tiếng đồng hồ, các siêu sao miền Nam mới thướt tha trong các tấm áo…ngủ hạ cố ra chào. Sau đó là mấy câu xin lỗi “không có hẹn trước”... vì các “sao” còn ngủ, vì mắc chuẩn bị vệ sinh, trang điểm…nên để các ông phải chờ. Và khi biết được “thiện ý” của chúng tôi, họ đều... xin chào thua một cách rất kiêu kỳ và khiêm tốn: “Chúng tôi sợ không hát nổi những bài hát của cách mạng vì... nó... “cao” quá.” Cao ở đây vừa có ý nghĩa “cao siêu” về nội dung vừa cao về... cao độ trong... âm nhạc! Nhất là khi phải nói đến chuyện rất khó nói là đổi tên thì lập tức, họ phản ứng ra mặt bằng cách từ chối thẳng thừng!
Chẳng biết ngay đêm đó, về bật đài VOA, đài BBC lên, ông Dương Đình Thảo có thấy xấu hổ và đau đớn hơn bị tát tai vì câu chuyện “Thành Được bị bắt cóc” ở Tây Đức –– lúc này hai nước Đức chưa thống nhất –– hay không? Mà chuyện này đâu có phải được phát một lần rồi thôi. Hai Đài này phát đi phát lại chuyện Thành Được chạy sang “thế giới tự do” có kèm bình luận làm ngay những người bình thường nhất của Sài Gòn cũng phải ngượng thay cho cái mồm của những chuyên gia nói dối và bịa đặt!
Còn các ông tuyên huấn? Chắc chắn không! Vì cái lối “nói dzậy chứ không phải dzậy” là công việc, là nhiệm vụ, là lẽ sống của các ông Goebbels ([19]) Việt Nam từ lâu rồi! Việc này giới văn nghệ miền Bắc ít biết là có lý do của nó. Người ta dìm nó xuống càng sâu càng tốt.
Đó là cách làm thường thấy của mấy ông “lãnh tụ” miền Nam để bảo vệ nhau khỏi cái nhìn hẹp hòi, đao to búa lớn của mấy ông “lãnh tụ” miền Bắc. Ở đây, thực chất của vấn đề là các vị “lãnh tụ” miền Nam không muốn “mấy cha” giáo điều Lê Đức Thọ, Trường Chinh...“xía dzô” nội bộ của của họ để có thể tọa hưởng kỳ thành trên cái “vương quốc Sài Gòn” mới chiếm được.
Những chuyện “đừng vạch áo cho người (miền Bắc) xem lưng” xảy ra trong mọi lãnh vực, nhất là qua các vụ chia chác quyền lợi, cướp bóc “chiến lợi phẩm”, các vụ ăn chơi trác táng, chiếm nhà, đoạt vợ.., nếu có “lộ tẩy” đều là do các cán bộ Bắc Kỳ tố cáo, hoặc do cán bộ Miền Nam “gài độ” nhau để giành ghế mà thôi!
Cú đánh trả tất yếu phải được tung ra, điển hình là vụ “Đường Sơn Quán”. Cái quán này thực chất là một ổ điếm, điểm ăn chơi của các quan chức giàu có. Hàng loạt cán bộ “tăng cường” được đưa từ miền Bắc vào lần đầu tiên bị bêu riếu công khai cả tên tuổi lẫn chức vụ trên báo chí, rồi bị đưa ra toà! Không hiểu vì lẽ gì mà trong những tấm ảnh “chết người” được in trên trang nhất các báo người ta đã che mặt cho người đẹp Diễm My, ngôi sao “số dzách” của miền Nam thời ấy? Theo lời đồn thì có thể cô là vợ bé hay bồ nhí của nhà buôn danh tiếng Triệu Bỉnh Thiệt còn đang được dùng cho những thương vụ xuất nhập khẩu với Hồng Kông, mà cũng có thể cô ta còn có quan hệ với anh Năm anh Bảy nào đó nên được các anh che chở. Hậu quả là sau vụ ra tay...diệt nhau đó, hàng loạt “đồng chí” đã bị thanh trừng. Có anh phó giám đốc vận tải xăng dầu lãnh án 12 năm, có anh làm đến trưởng phòng điều tra xét hỏi của Công An thành phố cũng vào tù theo, con gái nhục quá đã tự tử!
Trong khi đó, ở các biệt thự kín cổng cao tường, trên các khách sạn nhiều tầng, hàng loạt cuộc “vui chơi báo thù” của mấy ông cán bộ “Rờ”, cán bộ “Miền” và anh chị em mới hoà hợp (tại chỗ), diễn ra liên tục, từ tối đến sáng và từ sáng đến tối! Chẳng thế mà nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu ([20]) đã lè nhè hát “Mỗi ngày tôi nhậu một lần thôi... nhậu từ sáng đến tối...” xuyên tạc lời một bài ca của Trịnh Công Sơn để mỉa mai mấy ông cách mạng... “thích đủ thứ” này!
Tôi hết hồn khi mấy anh em nhạc công “tại chỗ” mời tới dự buổi chiêu đãi tại một nhà hàng trên đường Trần Hưng Đạo. Ngoài những suối rượu, suối bia, gọi là màn A thì sau B,C,D,Đ,E... không thể thiếu được là màn Z! Chính cái tiết mục Z.. “con heo” này, được hướng dẫn bởi một máy chiếu phim 8 ly, mới là cái mê mẩn nhất của mấy ông cách mạng mà vợ đã “quá đát” từ lâu! Cái “hay” của mấy anh miền Nam “hư thân mất nết thứ thiệt” là ở chỗ, tất cả đều...“lòng vả cũng như lòng sung” nên không ai tố cáo ai. Còn mấy anh miền Bắc thì...do “hám của lạ” nên rất dễ bị gài độ, bị làm xăng-ta, và khi cần thiết, chỉ cần một cú đẩy nhẹ là... ngã ngựa!
Cần phải nói tới hàng ngàn “cán bộ tăng cường” vào một ngày đẹp trời bỗng nhiên được lệnh...“trở về Trung ương” –– thật ra là... đuổi khéo về Bắc –– nhất là sau ngày vội vã thống nhất đất nước, giải tán Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam! Rốt cuộc ở lại Sài Gòn chỉ có những người miền Nam chính cống với tư tưởng và sinh hoạt “phóng khoáng”, với “tinh thần yêu thương đoàn kết” không hại nhau, không tố nhau và biết... chia chung miếng ăn, ghế ngồi. Vả lại, với chiến lợi phẩm ê hề của cuộc chiến thắng thì làm thế sẽ bớt phần phải chia chác!
Chỉ riêng chuyện Trung Ương cần phải có trụ sở thứ hai ở miền Nam hay không đã nổ ra một cuộc đấu tranh không kém ầm ĩ ở ngay cái cơ quan nhỏ bé của tôi. Người ta bỗng nhận ra toàn bộ nhà xuất bản Giả...i Phóng này đều là 100% “đồ Bắc nhập” ở giờ thứ 25, mặc dầu lẫn vào đấy cũng có vài chú bé học sinh miền Nam mới lớn!
Thế là số phận của nó được định đoạt: “Giải tán, trả về bộ Văn Hoá”! Tuy nhiên, nếu ở các ngành khác việc giải tán hoặc sáp nhập diễn ra dễ dàng và đơn giản thì ở ngành văn hoá văn nghệ công việc không chiều theo ý muốn chủ quan của những vị muốn tống cổ hết dân Bắc Kỳ về Bắc. Ông Bảo Định Giang tuyên bố “trục xuất” hoạ sĩ Lưu Công Nhân giữa cuộc họp thành lập Hội Mỹ Thuật thành phố HCM khi họa sĩ “coi trời bằng vung” này dám lên tiếng chất vấn “vì sao ông này luôn có mặt hết sức vô duyên” ở các cuộc họp của bất cứ ngành văn học nghệ thuật nào? Một cú đánh thẳng mặt vào sự “lãnh đạo toàn diện” của “Đảng miền Nam” mà đại diện lăng xăng nhất chính là ông Bảo Định Giang.
Kết quả là Lưu Công Nhân được anh em hai miền, cả cách mạng cũng như “tại chỗ” hoan nghênh nhiệt liệt! Cuối cùng, Lưu Công Nhân vẫn “được” ở lại, vẫn tiếp tục sáng tác, triển lãm... chẳng cần sự lãnh đạo của ai, ngoài của bà...xã! Khá nhiều người có chức, có quyền trong giới văn học nghệ thuật nhận thức “nếu không có những người như Lưu Công Nhân, lấy ai mà làm cánh tay phải, tay trái khi tiếp xúc với những Nguyễn Trung, với Rừng ([21])? Vậy, nếu đuổi hết về Bắc thì mấy ông “trót” bị giao lãnh đạo văn nghệ biết nói gì khi anh em “tại chỗ” hỏi về tác phẩm, về khuynh hướng, về trường phái, thậm chí cả về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa?
Chính điểm yếu nhất của những vị quanh năm ăn theo, nói leo, nói vớt, cùng các văn nghệ sĩ Rờ quanh năm ăn đói, mặc rách, viết “lách” kiểu Hòn Đất của Anh Đức ([22]), ít có điều kiện học hành, thăng hoa trong nghề nghiệp đã là lý do để một số văn nghệ sĩ Bắc Cờ, hoặc “Bắc Cờ hóa” được giữ lại giúp các vị i-tờ, trực diện với một nền văn nghệ mà...càng đấu tranh càng thấy mình... thua chắc!
Nhưng cũng chính ở điểm này, sự đầu hàng trước “nghệ thuật phi chiến tranh” đã bắt đầu nẩy sinh để đi đến chỗ... đầu hàng thực sự! Câu nói của Lương Ngọc Trác khi sống những ngày đầu trong hoà bình năm xưa lại vang lên trong tôi, chỉ cần sửa lại đôi chút: “Nền ca khúc muốn tồn tại ở cái môi trường mới này không còn con đường nào khác là phải đi vào...nhạc nhẹ!” Mặt khác, phải cố gắng nuôi mầm cho một nền âm nhạc bác học, dù hết sức khó khăn. Chính nhờ sự giằng co về đường lối này, những người như Tô Vũ, Nguyễn Văn Tý, Lưu Công Nhân, như tôi được tiếp tục sống và làm việc ở Sài Gòn “giải phóng”... để rồi... chịu cảnh... thua trận cuối cùng!
Như trên đã nói, cái ảo tưởng về cuộc sống tự do, không lo ai cắt sinh hoạt phí, cắt phiếu, tem thịt, sổ gạo... của tôi biến thành mây khói theo gia đình tôi sang… Huê Kỳ. Thế mà, rốt cuộc tôi không phải “kéo cờ trắng về Bắc” như rất nhiều anh em khác, mà được...“giữ lại” để:
–– 1/ Tiến hành ngay việc thu thanh một số bài ca, bản nhạc để có cái thay thế những gì đã cấm và tịch thu... (Nằm mơ giữa ban ngày, vì sau này, những gì cấm và tịch thu cứ dần dần được phép trở lại và thống lãnh thị trường lúc nào không hay).
–– 2/ Mở ngay những lớp nhạc, sáng tác, hoà thanh ... cho số anh em trẻ để họ có thể thay thế dần những đàn anh đã ra đi và sẽ cho đi (nhưng phải nạp “cây” mua bãi cho công an và “các anh”) những ngày sắp tới!
Và... tôi lại lao vào làm anh Don Quichotte! ([23])
Gần một năm trời, theo gợi ý và cả các quyết định rất cụ thể, tôi một mình đứng ra tập hợp anh em, ca sĩ, nhạc công thu tới 9 cuốn băng cối gồm bài hát của các nhạc sĩ cách mạng với niềm tin không gì lay chuyển nổi là “tất cả chỉ là chuyện dã tràng xe cát.” Câu hỏi được đặt ra với tôi từ gần 20 năm chuyên thu thanh, in đĩa (33 và 45 vòng) ở miền Bắc là “thu để bán cho ai”, lần này lại được đặt ra, gay gắt hơn, khó giải đáp hơn?
Ở miền Bắc, trước đó, máy ghi âm là dụng cụ xa xỉ, thậm chí còn phải có “giấy đăng ký” (vì có bóng điện tử!), người mua rất hiếm. Nhưng do yêu cầu tuyên truyền, đặc biệt vì mọi chi phí sản xuất đều được “bao cấp”, chẳng cần tính toán lỗ lãi...nên cứ đều đều mỗi năm ra lò dăm bảy đĩa với số tirage khiêm nhường do các hãng Melodia (Liên Xô), Supraphon (Tiệp Khắc) in “cho không”.
Lần này là sự đối mặt với một thị trường “thực dân mới”(!), từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền núi, từ nhà giàu đến nhà nghèo, cái máy cassette, dàn máy Teac, Akai...ai ai cũng có, tới mức bão hoà. Kèm theo đó là hàng triệu cuốn băng đủ loại đang còn sống “chui” trong các nhà tư, các quán giải khát, các nhà hàng..., nhất là trong trái tim của nhân dân miền Nam đã sống với nó, ăn, ngủ với nó quá lâu rồi. Vậy thì quẳng ra mấy cuốn băng nhạc cách mạng liệu chúng có...chết chìm ngay tắp lự? Hơn nữa, sẽ thu những gì đây? Ai hát? Ai đàn? Thu theo phong cách nào? Ấy là chưa kể cái nhà xuất bản Âm Nhạc Giải Phóng (tách ra từ nhà xuất bản Giải Phóng) chỉ độc có... hai người: Hoàng Hiệp và tôi, trong tay chẳng có một đồng vốn.
Thế là “kinh tế hai thành phần” ra đời, chẳng đợi trung ương Đảng kêu gọi. Một nhà “tư sản yêu nước”, bà Sáu Liên, “cơ sở” cũ của ông Tư Ánh Trần Bạch Đằng hăng hái bỏ tiền, bỏ sức ra để chúng tôi lao vào cuộc chiến âm nhạc một cách…“cho có” này.
Cái khó đầu tiên là thu cái gì? Rõ ràng những cuốn băng cách mạng sẽ không có “đầu ra” nếu lại thu Bão Nổi Lên Rồi, Sài Gòn Quật Khởi, Tiến Về Sài Gòn, Phải Giết Lũ Giặc Mỹ..! Thế là một cuộc rà soát theo thứ tự alphabet các ông tác giả miền Bắc và miền Nam (Rờ) xem ai có cái gì...“nhè nhẹ” chút ít không? Đến đây, mới lòi ra cái tử huyệt của mấy ông nhạc sĩ cách mạng: Ông nào cũng chỉ có mấy bức “tranh cổ động bằng âm thanh” là hết. Liệu có ai chịu bỏ tiền ra mua chúng để thưởng thức trong nhà riêng, phòng riêng của mình, dù tranh cổ động của mấy ông có nghệ thuật cao siêu đến mấy.
Chín cuốn băng do chính tôi biên tập, tổ chức thu thanh, phối âm, phối khí cùng một số anh em “tại chỗ” như Duy Hải, Y Vân, đặc biệt là Thanh Tùng, lần lượt ra đời... không một tiếng vang, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Thay thế vào những băng nhạc với các giọng ca Thái Thanh, Thanh Lan, Chế Linh...(vì sợ các ông “ba mươi” cướp mất dàn máy với lý do hát nhạc Ngụy!), đâu đâu cũng chỉ nghe thấy những băng nhạc ngoại quốc của các nhóm pop–rock thời thượng, các băng nhạc không lời của Paul Mauriat, Richard Clayderman. Tuyệt đối không thấy trong một quán cà phê, một tiệm ăn hoặc trong các gia đình (kể cả các gia đình cách mạng) vang lên những Tiếng Đàn Ta Lư, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây hoặc Từ thành phố này Người đã ra đi (dù đã được “nhẹ hóa” rất nhiều)! Tuy vậy, những đại lý của bà Sáu Liên, nhà tư sản chủ hãng Asia xưa, ủng hộ việc in băng nhạc cách mạng bằng số băng còn tồn kho, đều báo cáo: Đã bán sạch! Thì ra, với cách “bán như cho”, người ta tranh nhau mua để mang về in lên các thứ nhạc mà người ta yêu thích!
Trong khi đó, một số lượng nho nhỏ gởi ra miền Bắc lập tức vấp phải phản ứng không thuận lợi, thậm chí có vị có quyền còn phán những câu chết người: “Lại ăn phải bả tư sản, thực dân mới.” Tệ hại hơn, không ít vị cho là “Tô Hải lại quay về với Nụ Cười Sơn Cước, lại rơi vào con đường nhạc tắc xình của dân... ngụy.”
Xuất phát những ý kiến phản đối băng “nhạc giải phóng” này chủ yếu từ hai nguồn:
–– 1/ Từ những vị tìm mãi không ra bài nào hợp với loại hình thu “băng để thưởng thức” (chứ không phải để phát ra chỗ công cộng!) nên các vị tự ái vì thiếu tên mình trên nhãn băng. Cả các vị mà tôi rất kính nể, đào bới mãi cũng chẳng tìm ra bài nào tương đối nhè nhẹ, ít chất hò hét, tiến lên, bắn, bắn, giết, giết cả! Điển hình như Đỗ Nhuận, Nguyễn Xuân Khoát, Lưu Hữu Phước, Trọng Bằng, Trọng Loan, Đàm Linh, Nguyễn Đình Tấn... (những vị mà tiếng nói lúc bấy giờ trọng lượng đến cả ngàn cân!), Sau khi trao đi đổi lại, cuối cùng đành... xin lỗi các vị vậy! (lúc ấy mà những bài hát của Văn Cao, Đoàn Chuẩn... được phép phổ biến như bây giờ thì đẹp mặt cho Cách Mạng biết bao)!
Mặt khác, hoàn cảnh Sài Gòn những năm 1975-1980, bới đâu ra một dàn nhạc có đủ gỗ, đồng, dây, gõ, bới đâu ra một ban đồng ca có thể thu được các hợp xướng lớn của Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, giao hưởng, concerto của Hoàng Vân, Chu Minh, Đàm Linh, Ca Lê Thuần? Thêm nữa, các phòng thu thanh ở Sài Gòn lúc ấy đều thiết kế cho một dàn nhạc nhẹ 5, 7 cây đàn và một ca sĩ đơn ca là vừa chặt cứng! (Âm nhạc chỉ là đơn ca, diễn ra cho tới những năm cuối thế kỷ 20, khi tôi đang viết những trang hồi ký này). Sự xúc phạm bắt buộc tới vô số vị chuyên làm các bức sơn mài lớn (giao hưởng, opera... ) và các vị chỉ vẽ tranh cổ động (thợ vẽ âm nhạc) đã làm các vị lên án và không chấp nhận các băng nhạc do tôi chủ trì là dễ hiểu. Tuy nhiên các vị không để ý là chính bản thân tôi, một tay chuyên vẽ tranh cổ động bằng âm nhạc, đã đoạt nhiều giải về thể loại phục vụ kịp thời cũng không hề có bài nào trong cả chín cuốn băng do chính tôi làm ra!
–– 2/ Phản ánh mạnh nhất, vô tư nhất chính là sự mâu thuẩn muôn đời về cái...Đẹp. Số là để tiến hành thu thanh kịp thời, một vấn đề lớn được đặt lên bàn: Ai sẽ thu đây? Bên cạnh các ca sĩ cách mạng, đảng viên như Quốc Hương, Tô Lan Phương, một số ca sĩ “tại chỗ” có được hát không? Liệu có mắc “tội” mất lập trường đề cao kẻ có quá khứ chống phá cách mạng không? Vấn đề cứ được bàn lên cãi xuống, thậm chí bộ trưởng Lưu Hữu Phước cũng chẳng dám quyết và sau này được biết ông còn cử người sang hỏi cả bên bộ Công An. Cuối cùng, chúng tôi chọn giải pháp: cứ dùng các nhạc công tại chỗ vì không có tên ghi ngoài bìa còn ca sĩ thì theo bên sân khấu và điện ảnh (trừ cải lương) là thay tên đi! Ví dụ Thanh Lan thành Lan Thanh, Lệ Thu thành...Lệ Xuân, Lệ Hè...chẳng hạn.
Tôi còn nhớ cái đau vô hạn của ngày 20 tháng 7 năm 1975, khi tôi cùng hai “nghệ sĩ cách mạng” vào loại... chịu chơi là Hoàng Mãnh (có ông bố tiếng tăm ở miền Nam là Võ Đức Thu) và Quốc Hương (có tác phong rất...Tây do mấy năm du học và...ăn chơi ở Hungari, Tiệp Khắc...) đến nhà riêng của Thanh Lan và Lệ Thu để mời họ ra thu thanh phục vụ cách mạng. Dù chúng tôi đi trên chiếc xe khá sang trọng của một viên tướng hải quân vứt lại, dù tôi và Quốc Hương đều ăn mặc khá là...chim cò, ria mép kiểu Clark Gable ([24]), thế mà họ đón tiếp chúng tôi chẳng mấy lịch sự. Sau khi cho chúng tôi ngồi chơi xơi nước cả tiếng đồng hồ, các siêu sao miền Nam mới thướt tha trong các tấm áo…ngủ hạ cố ra chào. Sau đó là mấy câu xin lỗi “không có hẹn trước”... vì các “sao” còn ngủ, vì mắc chuẩn bị vệ sinh, trang điểm…nên để các ông phải chờ. Và khi biết được “thiện ý” của chúng tôi, họ đều... xin chào thua một cách rất kiêu kỳ và khiêm tốn: “Chúng tôi sợ không hát nổi những bài hát của cách mạng vì... nó... “cao” quá.” Cao ở đây vừa có ý nghĩa “cao siêu” về nội dung vừa cao về... cao độ trong... âm nhạc! Nhất là khi phải nói đến chuyện rất khó nói là đổi tên thì lập tức, họ phản ứng ra mặt bằng cách từ chối thẳng thừng!
Comment