Với tôi cũng như với nhiều người được đọc, được nghe và có được tí chút độc lập suy nghĩ thì cuộc chiến chống Mỹ chẳng có gì là bất ngờ.
Cuộc “mà cả” về Việt Nam đâu có ở Việt Nam. Nó diễn ra từ khi Nixon sang Tàu, Brezhnev sang Mỹ, ở các cuộc bắt tay, khi nóng, khi lạnh giữa các ông trùm chính trị ở các cuộc hội đàm công khai, bí mật và kết cuộc là sự “nắn gân”, đọ sức, mặc cả nhau bằng cuộc chiến leo thang ở Việt Nam. Đâu phải nó nổ ra từ vụ hải quân tí hon Bắc Kỳ dám “đánh cú liều” vào tầu Maddox ở vịnh Bắc Bộ!
Quần áo, mũ, giày, thắt lưng, bao đạn, lương khô... tất cả là...Tàu! Kalachnikoff, T54, Sam I, Sam II, Mig 17 hay Mig 21...tất cả đều đến từ Matxcơva...Còn dân Việt Nam chỉ có...người mà con người Việt Nam thì chỉ cần đứng trước hai chữ “xâm lược” là sẵn sàng, kẻ thù nào cũng... “oánh”! Thế là tất cả lại một lần nữa sẵn sàng lên đường đánh giặc.
Của đáng tội, có ai có gì nhiều nhặn mà luyến tiếc cho cam? Tư sản đích thực và tư sản bị quy kết oan sai đã sạch vốn. Cửa hàng buôn bán, lớn, nhỏ đã bị mậu dịch hóa hết...! “Giầu” như... tôi, cũng chỉ có một cái piano cũ, cái radio Orion, hai cái xe đạp là đáng giá. Không ai lúc này có “cái nhà của tôi.” Người nào có cái nhà rộng một chút đã bị Nhà Nước “lấy” cho thuê, có khi ghép vào đấy đến...10, 15 hộ! Vậy thì có đi đâu, có sập hoặc cháy nhà cũng chẳng có gì đáng tiếc, ngoài cuốn sổ gạo, tập tem phiếu là vật bất ly thân…
Thế là thủ trong hầu bao tệp phiếu gạo, phiếu dầu, tem thịt, tem đậu..., tất cả lại lên đường đi sơ tán!
Ba đứa con tôi theo trường và trại trẻ ở hai, ba nơi cách xa Hà Nội bốn, năm chục cây số. Vợ theo nhà hát, lúc thì phục vụ các chiến trường, kể cả đi B. Một mình tôi, “trụ” lại Hà Nội làm công việc thăm nuôi, tiếp tế cho các con và... sẵn sàng “chiến đấu” bằng sáng tác khi có lệnh!
Thời gian phân tán tứ tung này đã đưa nghệ thuật cổ động, nghệ thuật tranh áp phích, đưa văn học vào thời kỳ “ký”, “ghi chép”... nghĩa là viết để bỏ xó hoặc đem cân bán ký! Còn sân khấu là một loạt vở kịch bà Lệ Xuân ngủ với đại sứ Mỹ, Cao Kỳ, Cao Trí buôn lậu, chơi gái... phát trên sóng, dựng trên sân khấu vội vã, ngắn gọn, kịp thời.
Các nhà hát như giao hưởng, trường nhạc, sơ tán về nông thôn không dám tập vì sợ át tiếng báo động máy bay. Tóm lại, mọi sự manh nha rụt rè để đi vào con đường nghệ thuật đích thực đều bị gác lại để trở về con đường... tuyên truyền cho “oánh và... oánh. ”
Chính đêm 5-8-1964 là đêm ra mắt đầu tiên bài hát chiến đấu “theo kiểu cũ” của tôi: Sẵn sàng! Bắn! Chả là tôi và một số văn nghệ sĩ được điều về các điểm nóng có thể xảy ra chiến tranh đầu tiên ở miền Bắc, đã có mặt ngay buổi oanh tạc đầu tiên của không lực Hoa Kỳ tại Bãi Cháy Quảng Ninh. Tại trận địa cao xạ pháo, tôi ghi chép tất cả những gì mà đại đội trưởng Trọng Danh nói với anh em nhạc sĩ đi thực tế như “Phải nhằm thẳng vào đầu máy bay”... phải “hợp đồng thật hay” giữa các số 1, 2, 3...vv... và tôi biến nó thành ca khúc ngay tại chỗ, viết bằng giản phổ trên vỏ bao diêm Thống Nhất. Sau đó, tay cầm ngọn đèn bão, tay cầm bản nhạc vừa phác thảo bằng những con số 1, 2, 3, 4..., tôi hát cho chiến sĩ nghe. Một chuyện cười đến vỡ bụng là do chưa thuộc chính bài hát mình làm, lại thêm thiếu ánh sáng, tôi đã hát...“nhịu”:“Bao nghèo đói” thành “Bao...ngòi đ...”! Các diễn viên nhà hát ca múa nhạc Trung Ương đi theo đoàn, đến hôm nay, ai còn sống chắc không thể quên cái kỷ niệm phục vụ kịp thời gây hậu quả nghiêm trọng này! Trăm sự chỉ tại ông Đỗ Nhuận, trưởng đoàn cứ thúc bách tôi để tỏ ra “Tiếng hát át tiếng bom” cụ thể đây này! Công bằng mà nói: Các chiến sĩ và đồng nghiệp của tôi hoàn toàn không thấy gì đáng xấu hổ về “sự cố” đáng tiếc này vì sau đó tất cả thính giả, ngồi kín một sườn đồi, đã động viên: “Không sao! Hát lại! Hát lại!”
Sẵn Sàng! Bắn! đã mở đầu cho hàng loạt “hành khúc chống Mỹ” của tôi và còn được tái bản đi tái bản lại, thu đĩa, được các đoàn văn công từ trung ương đến địa phương dàn dựng, đưa sang Cuba in đĩa và đoạt giải “Cancionnes protesta”. Bài hát “có ngay” của tôi nhiều đến mức anh em đặt tên tôi là “thằng tuần chay nào cũng có nước mắt”! Đặc biệt đài phát thanh Xè Gòn, chịu không nổi đã vài lần gọi đúng tên tôi ra mà chửi là...“bồi bút cộng sản”, là...là...
Còn tôi, để tỏ vẻ ta đây có lập trường trước cả ông trung ương ủy viên kiêm giám đốc Trần Lâm, tôi cũng hăng hái “đáp lễ” rằng: “Thưa quí vị! Quí vị nói quá... đúng! Toàn thể anh em văn nghệ sĩ miền Bắc chúng tôi đều là... bồi bút! Nhưng.. chúng tôi bồi bút cho...nhân dân chúng tôi chứ không cho một kẻ ngoại bang nào!”...Bài đấu khẩu này tôi hoàn toàn improvisé nên chẳng còn nhớ nguyên văn. Vậy mà sau này khi về Sài Gòn, một số anh em trong đài tiền tuyến bị kẹt lại đã nhắc gần như nguyên xi khi gặp tôi với nhận xét “thì ra bố Tô Hải này...“nói dzậy mà không phải dzậy”, nhất là khi tôi vạch ra cái chủ ý chỉ nhận mình là bồi bút của Nhân Dân thôi, không một chữ cho Đảng (và cả chính phủ nữa) vì tôi đâu có là...đảng viên!
Tôi cũng chẳng chửi ông Thiệu, ông Kỳ mà chỉ chửi “ngoại bang” thôi!...Và anh em, nhất là Y Vân, sau này không tuần nào không mang một hộp thuốc lá sợi vàng miền Bắc tự cuốn, đến chơi với tôi. Hai anh em ngồi hút thuốc, nhắc tới nỗi khổ muôn đời của ba anh nghệ sĩ ở hai cái đầu nước...mất nước suốt đời này! Nhiều chuyện bi hài giữa tôi và mấy anh em nhạc sĩ “tại chỗ” còn tiếp diễn dài dài...
Trở lại thời kỳ buộc phải lao vào phong trào “tiếng hát át tiếng bom” để “quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ”, tôi vào cuộc hoàn toàn khác trước, chuyên nghiệp và có ý thức rõ ràng về hướng đi của mình hơn.
Tôi tiếp tục “vẽ” tranh cổ động bằng âm thanh, nhưng là tranh cổ động có nghệ thuật hơn, nghĩa là mỗi bài hát tôi đều tìm tòi một cái gì mới, cố sáng tạo tối đa trong giai điệu, trong hòa thanh, phối khí. Còn phần lời ca thì...dễ ợt! Muốn gì, muốn thế nào cũng...có ngay.
Tôi là nhạc sĩ, tôi chỉ sáng tạo bằng âm nhạc, lời ca là do các ông yêu cầu thì tôi “cho vào” như Etude en Mi của Chopin ai đó đã đặt lời thành Tristesse! Và tôi đã để lại trong anh em chuyên nghiệp một số ấn tượng về các tìm tòi giai điệu, điệu thức, cấu trúc, kết cấu... Đặc biệt tôi cố bỏ hẳn cách nối tiếp kiểu TDT ([1]), thậm chí bỏ cả điệu thức chủ, chẳng có mineur, majeur gì rõ ràng, làm mấy ông chuyên đệm ghi-ta theo kiểu cũ lúng túng bở hơi tai. Ca sĩ nào không học hành tử tế cũng “tóe khói” về những quãng khó, những ly điệu bất ngờ. Nói thẳng ra là tôi luyện tay nghề rất nhiều qua tìm tòi này mà chẳng cần đến sự vỗ tay, món thù lao... đáng giá 2 bát phở nào.
Tất nhiên, chữ nghĩa và cái đầu đề đao to búa lớn như Bài Ca Đánh Thắng Giặc Mỹ, Một Lần Sang Sông, Một Lần Chiến Thắng, Trên Đường Vào Trận Đánh... bao giờ cũng được ưu tiên thu, phát trên đài, nhưng nhiều lắm là một hai lần rồi…xếp vào kho! Số lượng băng thu của tôi trong thời gian này theo cô Cẩm Thi, người phụ trách thu, in cho biết...“nhiều đến phát khiếp!” Cô in lại cho tôi đầy 4 cuốn băng cái, tốc độ 38, băng Orwo sau này, gửi ra Hội Nhạc Sĩ để xét khen thưởng đã bị “lưu trữ” đến phát mốc meo! Hiện con trai tôi đang giữ tại 19 Hàng Trống các bản lưu. Ước sao chúng không bị vô sọt rác nốt!
Như đã nói, “thu nhiều song phát chẳng bao nhiêu do ghét bỏ hay dìm nhau” chẳng có nghĩa gì với tôi. Tôi tự xác định đã “hoàn thành nhiệm vụ” và còn được mài giũa tay nghề. Mọi ca khúc thời kỳ này rồi sẽ qua đi như hàng trăm ca khúc của các nhạc sĩ tài danh thế giới. May ra chỉ có một Schubert tồn tại trong lịch sử âm nhạc bằng những ca khúc mà thôi! Tôi chẳng tiếc nuối, chẳng thèm dựng lại để... kỷ niệm ngày “cúng cụ” này, cụ khác! Nhưng để khỏi uổng công sáng tạo, tôi tự cho phép tôi... “ăn cắp” các giai điệu của chính tôi đưa vào những nhạc phẩm không lời! Ai biết tôi “xài lại” những thứ bị “bỏ tủ lạnh”, bị lãng quên khi nhạc đã bị tước phần lời? Cứ thế, tôi cho nó “phục sinh” trong các phim, các vở kịch như Tiền Tuyến Gọi, Bài Ca Ra Trận, Đại Đội Trưởng Của Tôi, Tự Thú Trước Bình Minh, Như Thế Là Tội Ác... Đặc biệt, trong những concertino, sonate cho đàn bầu, cho violon+piano sau này, tôi xử dụng giai điệu những ca khúc không được các nhà nắm đầu ra âm nhạc mến mộ như esquisses cho các bức tranh sẽ dựng lại tử tế. Chẳng ai phát hiện Buồn, Vui Và Khát Vọng tôi viết cho đàn bầu và giao hưởng chính là... Hải Phòng Rực Sáng Biển Đông hay Hoài Niệm Lúc Hoàng Hôn viết cho violon+piano chính là Những Người Trẻ Mãi biến tấu thành... nhạc không lời! Chẳng thấy “giáo sư”, “tiến sĩ”, “nhà phê bình” nào phê phán là buồn bã, là yếu đuối, là kém tính chiến đấu, là thiếu nhân dân tính, thiếu đảng tính... như khi nó còn lời! Kể ra, ông Huy Thành đạo diễn điện ảnh, “nghệ sĩ nhăn răng” là người thẳng ruột ngựa nhất, khi nhận xét để trả tiền cho nhạc sĩ làm nhạc cho phim của ông bằng một câu xanh rờn nhưng cực kỳ đúng với trình độ âm nhạc của ông và cả phần đông các vị cầm cân nảy mực trong đời sống âm nhạc lúc bấy giờ: “Bố ai biết được nhạc sĩ các ông nói cái gì trong mấy phút tò te tí toe ấy mà nhận với chẳng xét!”
Thế đấy! Âm nhạc có hay không có lập trường vô sản là ở cái...“nhời!”. Sống hay chết trong âm nhạc hiện thực xã hội chủ nghĩa chỉ là do ba cái khẩu hiệu “Giết, giết, giết! Chiến thắng!” hoặc “Muôn năm Bác Hồ, muôn năm Đảng cộng sản Việt Nam”, hoặc...“Người về đem tới ngày vui... Đảng đã cho tôi sáng mắt, sáng lòng”, còn âm nhạc thì đúng là...“bố ai biết được” tôi nói gì ở cái nước Việt Nam ù ù cạc cạc về âm nhạc này!
Thời chống Mỹ, giới âm nhạc miền Bắc cứ như trúng mùa...đẻ non. Đủ kiểu bài hát nôm na chửi cha mách qué, viết ra chỉ sau khi được động viên 15 phút là... hoàn thành! Tuy nhiên không phải không có những văn nghệ sĩ muốn đi “xem thử” cái gì đang xảy ra mà ông Cù Huy Cận ngày nào cũng ngồi rung đùi, ăn phở Ngã Năm Lò Đúc phát ra được câu thơ “Đi đánh Mỹ vui như...đi trẩy hội!” Thế là, chẳng chịu nằm tại chỗ chờ bom Mỹ rơi xuống đầu bất cứ lúc nào, từng đoàn trong đó có tôi lên đường đi “thăm chiến trường”.
Chỉ với chiếc xe đạp, vài kí bánh mì khô, chúng tôi vào vùng “cán chảo”, thăm các “túi bom”, vô giới tuyến tạm thời...Vào Nghệ Tĩnh cùng tôi có Vũ Thanh, Lê Lôi ([2]), Hoàng Hiệp. Vào Thanh Hóa có các ông Lưu Trọng Lư ([3]), Học Phi. Ra vùng mỏ cùng Đỗ Nhuận là Hoàng Vân, Lê Lôi, Trần Kiết Tường, Trọng Bằng, Chu Minh... Đáng nhớ nhất, gây ấn tượng nhất và nhiều nhận thức mới nhất là chuyến đi đường 559, “con đường mang tên Hồ Chí Minh huyền thoại” không phải ai cũng dám đi, vì chỉ một tích tắc là... có thể biến thành bụi, đừng hòng để lại tí xương nằm với cái bia liệt sĩ bằng mảnh thùng gỗ bên đường! Một nhạc sĩ đã nói rất thật và cũng rất... “liều” ngay giữa đoàn đi đường 559 là “Tôi không hiểu tại sao tụi mình lại ngu như thế nhỉ! Cần gì phải vào tận đây mới viết được!” Không phải tất cả chúng tôi không có ý nghĩ ấy nhưng phát biểu thẳng ra và thậm chí, không chịu tiếp tục đi nữa thì... đố ai dám liều bằng anh.
Qua chuyến đi này, Tân Huyền, Văn Dung có vài bài hát mà nếu cứ ở nhà, chẳng đi thực tế chiến trường, các anh vẫn thừa sức đẻ ra những bài chẳng thua gì Chào Em Cô Gái Lam Hồng, Tiểu Đội Xe Không Kính của những tác giả như Ánh Dương, Hoàng Hiệp! Họ chẳng cần phải ba bảy lần suýt mất mạng như chúng tôi mới viết đuợc! Riêng tôi, tôi thấy là không có những chuyến đi gần với cái chết đó, tôi không thể có những nhận thức mới, những tình cảm mới về chiến tranh, về con người, về SỰ THẬT, cái sự thật đầy máu me, chết chóc mà các nhà chính trị phủ lên một tấm màn vinh quang của chủ nghĩa này chủ nghĩa nọ!
Chưa bao giờ, trong tôi lại có được nhận thức mới về cuộc chiến tranh mà dân tộc đã không may phải chịu đựng dài lâu, ác liệt và hao người, tốn của đến thế!
Tại sao các dân tộc khác, xung quanh ta thôi, họ đều là thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ lại được độc lập, tự do, mở mang đất nước, kinh tế phát triển? Còn Việt Nam? Cái gì đã để cho họ ghét tới mức thay nhau diệt sạch dân mình thế nhỉ? Hỏi tức là trả lời! Tôi đã một lần nữa khẳng định được lý do của cuộc chiến tranh này: Đây là cuộc chiến của loài người chống nạn cộng sản vô luân, vô đạo lý! Đây là sự hy sinh cực kỳ vô duyên cho cái chủ nghĩa không tưởng, cho sự tiếm quyền của một lớp người âm mưu làm VUA của cái nước Việt Nam khốn khổ này bằng chiêu bài Độc Lập, Tự Do mà ở các nước, người ta đã có từ nửa thế kỷ nay rồi vì may mắn thay, họ không có Đảng Cộng Sản cầm quyền!
Bi kịch lớn của triệu tấn bi kịch nhỏ chính là đây! Và nhiệm vụ của văn nghệ, nếu không nói được điều “cốt lõi” này thì... dù chế biến ra sao, mọi sáng tác chỉ mãi mãi là những điều nói dối, nói láo và...lừa bịp. Những cán bộ cách mạng, hoặc lạc vào cách mạng, tha hồ thét lác, ngồi xổm lên đầu những người có học gấp vạn lần, tự coi mình “đỉnh cao trí tuệ”, có quyền giảng dạy để “cải tạo tư tưởng cho lũ văn nghệ sĩ nô lệ của Đảng. Đáng buồn hơn là viên tham tá canh nông kiêm nhà thơ lớn Cù Huy Cận lại biến cái sự đại ngu dốt ấy thành... văn vần kiểu “Đi đánh Mỹ vui như đi trẩy hội.” Quả là đáng xấu hổ!
Thành thật mà nói, tôi không thể gọi những gì ông thứ trưởng nhà thơ này viết từ sau 1945 là...THƠ!. Tôi cũng buồn cười cho những ai chưa từng đi Trường Sơn mà cứ viết theo kiểu ông Lưu Trọng Lư thời xưa: Trường Sơn thơ mộng, Trường Sơn hào hùng, bay bổng... kiểu “B quăng sai” (B52), kiểu “chú nai vàng nghiêng đôi tai ngơ ngác”... có “hoa, lá cây rừng”, có “cô thiếu nữ đón anh bên bờ suối.” Với tôi, đường Trường Sơn là điểm cao nhất của một quyết tâm: Để bảo vệ cái chủ nghĩa học mót được ở bên Đức, bên Nga, bên Tầu, người ta sẵn sàng hy sinh đến người dân Việt cuối cùng, miễn không có con cái của mấy trùm mafia cộng sản dỏm.
Đánh, đánh, 5, 10, 100...năm cũng đánh, “còn một cái lai quần cũng đánh”! Nhưng đánh sao đây, đánh bằng cách gì? Ai đánh? Chỉ đi vài cung đường, dừng chân ở vài binh trạm, gặp gỡ vài đại đội thanh niên — thanh nữ xung phong thì đúng hơn — tôi đã thấy hàng vạn con người chết trên con đường này, hàng triệu thanh niên đang “đi B” kia sẽ phải đổ máu, mất xác, thậm chí biến thành tro bụi sau các đợt bom B52 chẳng quăng sai tí nào.
Tất cả họ chẳng qua chỉ là những “con tin” để các nhà chính trị thế giới và trong nước mặc cả nhau trên bàn hội nghị! Ký kết được với nhau hoặc kéo dài, cù cưa... nào có ai nghĩ đến chuyện máu người Việt Nam đổ nhiều hay ít! Vũ khí để chúng mày giết nhau cho chúng tao tọa hưởng kỳ thành thì...sẵn lắm, tốt lắm! Cứ tiếp tục giết nhau đi! Lương thực cũng chẳng cần đến phiếu, đến tem. Trên đường Trường Sơn này, gạo, muối, đường, bột ngọt... tha hồ lấy, không cần cân đong, đo, đếm thậm chí nhặt được cả bên vệ đường, dưới ta-luy âm, trên ta-luy dương, trong các đoàn xe Molotova bị bắn cháy, cái nghiêng, cái ngửa, cái còn nguyên vẹn bị đẩy nhanh xuống vực sâu, khe núi... “Con đường chết” chúng tôi đã đi qua ấy chỉ có một mầu đỏ, mầu đỏ của đất, của máu và của cả...lá nữa vì lá đâu còn mầu xanh khi mỗi ngày đều được...“tưới” bằng thuốc diệt cỏ, bằng bom tấn, bom bi, bom CBU, bom Napalm... đủ loại. Còn dòng suối nào nước không tanh mùi máu, bờ suối nào không trở thành những “bẫy chết” với các thứ mìn, mìn cóc, mìn nhái, ”mìn tơ hồng”, cho bất cứ ai, chẳng cần biết là cộng sản, quốc gia, “bên ta”, “bên nó”!
Trang bị của anh lính “ngụy” bị bắt sau chiến dịch Lam Sơn 719 giải ra miền Bắc mà chúng tôi gặp trên đường từ đầu đến chân Made in USA! Còn anh “giải phóng quân” thì từ chân đến đầu, từ miếng thịt hộp, rau khô, áo, quần, giầy tất, đều Made in China! Tôi đã tự hỏi một cách ngộ nghĩnh: Chẳng hiểu miền Bắc và miền Nam sẽ làm gì khi hai ông Nixon và Brezhnev, bỗng một tối nào đó bắt tay nhau đòi lại tất tần tật vũ khí máy bay, xe tăng và cúp luôn cả xăng dầu lẫn... tiền bạc? Hai ông nông dân hai miền sẽ lại mài dao, rèn mác đánh nhau chắc?
Ôi, cái sự nhân danh thứ “isme” này chống thứ “isme” kia của hai ba “ông trùm” đã làm thế giới hủy diệt lẫn nhau biết bao lần từ khi có xã hội loài người.
Ở Trường Sơn, số phận con người bị các nhà chính trị coi như viên đạn đồng, không hơn không kém. Những bài Trường Sơn Đỏ, Trường Sơn Xanh, Những Người Trẻ Mãi của tôi đã mang phần nào cái nhức nhối, tiếc thương cho những số phận ấy, đặc biệt là phần dàn nhạc. Trong Những Người Trẻ Mãi, tôi mở ra bằng một “hành khúc tang lễ” với phần tutti của bộ dây ở Sul G, điểm vào là từng tiếng Timpani và cồng (dùng piano thay) làm các vị có nghề (nhưng khác quan điểm) giật mình và quyết định: “Cho nó vào tủ lạnh” hoặc hạ lệnh xóa băng! Cái này giải thích vì sao nhiều tác phẩm của tôi được các nhà chuyên môn đánh giá là sáng tạo, là tìm tòi, là có bản lãnh vv... thậm chí được các ông bạn dạy Đại Học mang vào giáo trình, được nhiều nghệ sĩ chuyển thể sang cho các nhạc cụ solo, nhưng cuối cùng vẫn không “bay” được? Vì cái “đầu ra” cho âm nhạc lúc ấy chỉ duy nhất có ông... đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam, còn cái “đầu ra” thứ hai là nhà xuất bản Văn Hóa với phương tiện in khắc gỗ cực kỳ lạc hậu lại chính là “đầu ra thu hẹp” của đài! Có nghĩa là chỉ in những gì đã phát nhiều lần trên đài, được “quần chúng yêu cầu”! Chúng tôi gọi các nhà xuất bản là “biên…tập hậu”, gọi “ca nhạc quần chúng yêu cầu” là yêu cầu của...thời sự, hoặc đôi khi, “yêu cầu...dỏm” vì có bài vừa thu xong, chưa duyệt trên băng đã có thư yêu cầu của...chính tác giả và con cháu tác giả.
Tiếc thay, người ta cứ phóng bạt mạng lên những thành tích về con số, về phần trăm đề tài mà ít có ai dám vạch ra giá trị đích thực của một bài hát! Một số lợi dụng chỗ ngồi “có thế” ở cơ quan truyền thông, tung ra liên tục những bài chẳng có một xu sáng tạo nghệ thuật nhưng mang đúng tên một đề tài đang cần tuyên truyền!
Đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam với chức năng tờ báo nói duy nhất trở thành kẻ độc tài về thẩm mỹ âm nhạc. Ai chiếm được nhiều lần làn sóng là nhạc sĩ “số dách” !
Biện minh cho sự hạ thấp nghệ thuật này, người ta thường nói “Chúng tôi là một tờ báo nói! Phải chiến đấu kịp thời!” Khi có cái tên do phát mãi trên đài dù chưa học qua một lớp đồ rê mi nào vẫn nghiễm nhiên thành... “nhạc sĩ” được vào hội các nhà soạn nhạc Việt Nam — Composer’s Association theo tôi chỉ là Association des chansonniers et paroliers mélodistes Vietnamiens — Hội những người viết bài hát và làm lời có giai điệu!
Tôi còn nhớ trong một cuộc gặp gỡ các nhạc sĩ Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga... tại cuộc liên hoan âm nhạc hiện đại Festival de la Musique Contemporaine tại Sophia, Bulgaria, tôi thật xấu hổ khi bị hỏi về tình hình âm nhạc hiện đại của đất nước mình thế nào. Tất cả đều chỉ biết trả lời “do tình hình chiến tranh”, “do không có điều kiện...” Trưởng đoàn Lương Ngọc Trác rất thận trọng và... “chính trị”, nhưng khi Goleminov ([4]), người thầy yêu quí của Hoàng Việt, nói tiếng Pháp như Pháp, ngồi lại thì ba cái miệng mới thật sự dám mở...khoá kéo! Chúng tôi đều nói ra cái “tử huyệt” của sự lạc hậu trong nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng ở một nước “xã hội chủ nghĩa chân đất - chữ của Goleminov - là không có con người âm nhạc đích thực”! Đường lối phát triển âm nhạc một nước rơi vào tay những nhà chính trị thuần túy và những kẻ tuy hiểu biết chút ít, nhưng cơ hội, ham danh lợi, chỉ biết “dạ thưa anh!” ... đúng là tai họa cho cả một nền âm nhạc.
Chúng tôi cũng nói tới những gì đã kìm hãm sự phát triển âm nhạc, đặc biệt là ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của “mấy ông cộng sản nông dân” hết sức thoải mái, chẳng lo chạm lòng tự ái dân tộc, chẳng có “khen cho phải đạo!” Theo Goléminov, “lịch sử âm nhạc Bulgaria mới có hơn 30 năm (lúc đó là năm 1992) và nhờ có... 6 người!” Họ đều nổi tiếng như cồn ở nước ngoài bằng tác phẩm, bằng lý luận và sư phạm. Theo ông, không có nền âm nhạc Bulgaria hiện đại, nếu không có những người được đào tạo đến nơi đến chốn. Tiếc thay người mà ông hy vọng sẽ giống như ông, như Tarkov, Strijianov thì...“ở Việt Nam các anh, người ta đã xử dụng quá lãng phí!” (Ý nói không cần thiết đưa Hoàng Việt đi B để mất mạng như thế).
Có những người như Hoàng Việt, Hoàng Vân, Chu Minh, Đỗ Nhuận... mà dùng vào việc đi chiến trường để viết ca khúc kịp thời thì đúng là đưa các giáo sư, bác sĩ ra chiến hào băng bó vết thương như một cứu thương, một y tá! Điều này đã được Hoàng Vân “hèn nhát” (hay anh dũng?) phát ra một câu “để đời” giúp những kẻ ghen tị, kèn cựa mang ra “hại ngầm” anh đến mãi hôm nay, 1998, khi xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho những nhạc sĩ... còn sống, sau đợt xét toàn cho người...đã chết. Đó là câu “Tại sao lại “thí tướng” trước khi “thí tốt?” khi có lệnh điều anh đi B. Anh đúng một nửa khi người đi thay anh là Hoàng Việt (cũng gọi là “tướng”) cùng Văn Cận, Vĩnh Long... Họ đều lần lượt “hy sinh” vì trúng bom chứ đâu có cầm súng đánh ai mà anh với chả dũng! Sai lầm của Hoàng Vân là chạm tự ái của quá nhiều con “Tốt” không muốn bị đánh giá là... “Tốt”!? Hoàng Việt trước khi ra đi để không bao giờ trở về, đã ôm hôn tôi trong bữa rượu suông tại nhà Bửu Huyền ở ngõ Liên Trì: “Chúc các “tốt đen”, ”tốt đỏ” ở lại may mắn cùng các ông tướng... sợ chết!”
Một sự thật nhiều người biết nhưng không ai dám nói ra là Hoàng Việt cũng chỉ như hàng trăm ngàn “anh hùng bất đắc dĩ” khác đã phải nhận một việc mà chính anh thấy là...“cực kỳ lãng phí”! Lúc ấy Hoàng Việt mới về nước, đang nung nấu một bản giao hưởng số 2. Anh rất phấn khởi vì khi đi học nhạc tử tế ở nước ngoài 1957, nhà hát giao hưởng đối với chúng tôi mới chỉ là ước mơ thì hôm nay, khi anh trở về, điều kiện để có được tác phẩm “âm nhạc ra âm nhạc”, có cái để mà tư duy âm nhạc hẳn hoi đã nằm trong tầm tay. Anh nghĩ thế với hàng loạt toan tính đưa âm nhạc Việt Nam tiến lên một bước “có tầm cỡ” để khỏi đi đâu cũng cứ chìa ra mấy ca khúc chiến tranh hoặc dân ca, tuồng, chèo y xì như cách đây ba thế kỷ! Ở đây, giữa tôi và Hoàng Việt đều gặp nhau trong cái câu tự khẳng định mình của Goleminov: “Sáu người làm nên lịch sử âm nhạc hiện đại của Bulgaria”. Tiếc thay tất cả những ước mơ táo bạo đó đã bị ngăn chặn, bị bóp chết từ trứng nước bởi một số có quyền lúc bấy giờ bằng lý luận phê phán sặc mùi Mao-Xít với những ai từ chối đi B! Là “chạy trốn thực tế”, là “giấu giếm bản chất sợ chiến đấu, sợ chết”, thậm chí “có tư tưởng đầu hàng.” Mọi bi kịch của âm nhạc thời này xuất phát từ quan điểm “tất cả cho tiền tuyến”, “tất cả để chiến thắng”, một cách duy ý chí lại được các vị quan văn nghệ coi “đánh Mỹ như đi trảy hội”, coi “đường ra mặt trận là con đường mùa xuân” hùa nhau phát động văn nghệ sĩ “vẽ tranh cổ động” bằng đủ loại hình nghệ thuật và tặng nhau những giải thưởng, những danh hiệu mà sau này tất cả đều trở thành vật...“cúng cụ!”
Cuộc “mà cả” về Việt Nam đâu có ở Việt Nam. Nó diễn ra từ khi Nixon sang Tàu, Brezhnev sang Mỹ, ở các cuộc bắt tay, khi nóng, khi lạnh giữa các ông trùm chính trị ở các cuộc hội đàm công khai, bí mật và kết cuộc là sự “nắn gân”, đọ sức, mặc cả nhau bằng cuộc chiến leo thang ở Việt Nam. Đâu phải nó nổ ra từ vụ hải quân tí hon Bắc Kỳ dám “đánh cú liều” vào tầu Maddox ở vịnh Bắc Bộ!
Quần áo, mũ, giày, thắt lưng, bao đạn, lương khô... tất cả là...Tàu! Kalachnikoff, T54, Sam I, Sam II, Mig 17 hay Mig 21...tất cả đều đến từ Matxcơva...Còn dân Việt Nam chỉ có...người mà con người Việt Nam thì chỉ cần đứng trước hai chữ “xâm lược” là sẵn sàng, kẻ thù nào cũng... “oánh”! Thế là tất cả lại một lần nữa sẵn sàng lên đường đánh giặc.
Của đáng tội, có ai có gì nhiều nhặn mà luyến tiếc cho cam? Tư sản đích thực và tư sản bị quy kết oan sai đã sạch vốn. Cửa hàng buôn bán, lớn, nhỏ đã bị mậu dịch hóa hết...! “Giầu” như... tôi, cũng chỉ có một cái piano cũ, cái radio Orion, hai cái xe đạp là đáng giá. Không ai lúc này có “cái nhà của tôi.” Người nào có cái nhà rộng một chút đã bị Nhà Nước “lấy” cho thuê, có khi ghép vào đấy đến...10, 15 hộ! Vậy thì có đi đâu, có sập hoặc cháy nhà cũng chẳng có gì đáng tiếc, ngoài cuốn sổ gạo, tập tem phiếu là vật bất ly thân…
Thế là thủ trong hầu bao tệp phiếu gạo, phiếu dầu, tem thịt, tem đậu..., tất cả lại lên đường đi sơ tán!
Ba đứa con tôi theo trường và trại trẻ ở hai, ba nơi cách xa Hà Nội bốn, năm chục cây số. Vợ theo nhà hát, lúc thì phục vụ các chiến trường, kể cả đi B. Một mình tôi, “trụ” lại Hà Nội làm công việc thăm nuôi, tiếp tế cho các con và... sẵn sàng “chiến đấu” bằng sáng tác khi có lệnh!
Thời gian phân tán tứ tung này đã đưa nghệ thuật cổ động, nghệ thuật tranh áp phích, đưa văn học vào thời kỳ “ký”, “ghi chép”... nghĩa là viết để bỏ xó hoặc đem cân bán ký! Còn sân khấu là một loạt vở kịch bà Lệ Xuân ngủ với đại sứ Mỹ, Cao Kỳ, Cao Trí buôn lậu, chơi gái... phát trên sóng, dựng trên sân khấu vội vã, ngắn gọn, kịp thời.
Các nhà hát như giao hưởng, trường nhạc, sơ tán về nông thôn không dám tập vì sợ át tiếng báo động máy bay. Tóm lại, mọi sự manh nha rụt rè để đi vào con đường nghệ thuật đích thực đều bị gác lại để trở về con đường... tuyên truyền cho “oánh và... oánh. ”
Chính đêm 5-8-1964 là đêm ra mắt đầu tiên bài hát chiến đấu “theo kiểu cũ” của tôi: Sẵn sàng! Bắn! Chả là tôi và một số văn nghệ sĩ được điều về các điểm nóng có thể xảy ra chiến tranh đầu tiên ở miền Bắc, đã có mặt ngay buổi oanh tạc đầu tiên của không lực Hoa Kỳ tại Bãi Cháy Quảng Ninh. Tại trận địa cao xạ pháo, tôi ghi chép tất cả những gì mà đại đội trưởng Trọng Danh nói với anh em nhạc sĩ đi thực tế như “Phải nhằm thẳng vào đầu máy bay”... phải “hợp đồng thật hay” giữa các số 1, 2, 3...vv... và tôi biến nó thành ca khúc ngay tại chỗ, viết bằng giản phổ trên vỏ bao diêm Thống Nhất. Sau đó, tay cầm ngọn đèn bão, tay cầm bản nhạc vừa phác thảo bằng những con số 1, 2, 3, 4..., tôi hát cho chiến sĩ nghe. Một chuyện cười đến vỡ bụng là do chưa thuộc chính bài hát mình làm, lại thêm thiếu ánh sáng, tôi đã hát...“nhịu”:“Bao nghèo đói” thành “Bao...ngòi đ...”! Các diễn viên nhà hát ca múa nhạc Trung Ương đi theo đoàn, đến hôm nay, ai còn sống chắc không thể quên cái kỷ niệm phục vụ kịp thời gây hậu quả nghiêm trọng này! Trăm sự chỉ tại ông Đỗ Nhuận, trưởng đoàn cứ thúc bách tôi để tỏ ra “Tiếng hát át tiếng bom” cụ thể đây này! Công bằng mà nói: Các chiến sĩ và đồng nghiệp của tôi hoàn toàn không thấy gì đáng xấu hổ về “sự cố” đáng tiếc này vì sau đó tất cả thính giả, ngồi kín một sườn đồi, đã động viên: “Không sao! Hát lại! Hát lại!”
Sẵn Sàng! Bắn! đã mở đầu cho hàng loạt “hành khúc chống Mỹ” của tôi và còn được tái bản đi tái bản lại, thu đĩa, được các đoàn văn công từ trung ương đến địa phương dàn dựng, đưa sang Cuba in đĩa và đoạt giải “Cancionnes protesta”. Bài hát “có ngay” của tôi nhiều đến mức anh em đặt tên tôi là “thằng tuần chay nào cũng có nước mắt”! Đặc biệt đài phát thanh Xè Gòn, chịu không nổi đã vài lần gọi đúng tên tôi ra mà chửi là...“bồi bút cộng sản”, là...là...
Còn tôi, để tỏ vẻ ta đây có lập trường trước cả ông trung ương ủy viên kiêm giám đốc Trần Lâm, tôi cũng hăng hái “đáp lễ” rằng: “Thưa quí vị! Quí vị nói quá... đúng! Toàn thể anh em văn nghệ sĩ miền Bắc chúng tôi đều là... bồi bút! Nhưng.. chúng tôi bồi bút cho...nhân dân chúng tôi chứ không cho một kẻ ngoại bang nào!”...Bài đấu khẩu này tôi hoàn toàn improvisé nên chẳng còn nhớ nguyên văn. Vậy mà sau này khi về Sài Gòn, một số anh em trong đài tiền tuyến bị kẹt lại đã nhắc gần như nguyên xi khi gặp tôi với nhận xét “thì ra bố Tô Hải này...“nói dzậy mà không phải dzậy”, nhất là khi tôi vạch ra cái chủ ý chỉ nhận mình là bồi bút của Nhân Dân thôi, không một chữ cho Đảng (và cả chính phủ nữa) vì tôi đâu có là...đảng viên!
Tôi cũng chẳng chửi ông Thiệu, ông Kỳ mà chỉ chửi “ngoại bang” thôi!...Và anh em, nhất là Y Vân, sau này không tuần nào không mang một hộp thuốc lá sợi vàng miền Bắc tự cuốn, đến chơi với tôi. Hai anh em ngồi hút thuốc, nhắc tới nỗi khổ muôn đời của ba anh nghệ sĩ ở hai cái đầu nước...mất nước suốt đời này! Nhiều chuyện bi hài giữa tôi và mấy anh em nhạc sĩ “tại chỗ” còn tiếp diễn dài dài...
Trở lại thời kỳ buộc phải lao vào phong trào “tiếng hát át tiếng bom” để “quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ”, tôi vào cuộc hoàn toàn khác trước, chuyên nghiệp và có ý thức rõ ràng về hướng đi của mình hơn.
Tôi tiếp tục “vẽ” tranh cổ động bằng âm thanh, nhưng là tranh cổ động có nghệ thuật hơn, nghĩa là mỗi bài hát tôi đều tìm tòi một cái gì mới, cố sáng tạo tối đa trong giai điệu, trong hòa thanh, phối khí. Còn phần lời ca thì...dễ ợt! Muốn gì, muốn thế nào cũng...có ngay.
Tôi là nhạc sĩ, tôi chỉ sáng tạo bằng âm nhạc, lời ca là do các ông yêu cầu thì tôi “cho vào” như Etude en Mi của Chopin ai đó đã đặt lời thành Tristesse! Và tôi đã để lại trong anh em chuyên nghiệp một số ấn tượng về các tìm tòi giai điệu, điệu thức, cấu trúc, kết cấu... Đặc biệt tôi cố bỏ hẳn cách nối tiếp kiểu TDT ([1]), thậm chí bỏ cả điệu thức chủ, chẳng có mineur, majeur gì rõ ràng, làm mấy ông chuyên đệm ghi-ta theo kiểu cũ lúng túng bở hơi tai. Ca sĩ nào không học hành tử tế cũng “tóe khói” về những quãng khó, những ly điệu bất ngờ. Nói thẳng ra là tôi luyện tay nghề rất nhiều qua tìm tòi này mà chẳng cần đến sự vỗ tay, món thù lao... đáng giá 2 bát phở nào.
Tất nhiên, chữ nghĩa và cái đầu đề đao to búa lớn như Bài Ca Đánh Thắng Giặc Mỹ, Một Lần Sang Sông, Một Lần Chiến Thắng, Trên Đường Vào Trận Đánh... bao giờ cũng được ưu tiên thu, phát trên đài, nhưng nhiều lắm là một hai lần rồi…xếp vào kho! Số lượng băng thu của tôi trong thời gian này theo cô Cẩm Thi, người phụ trách thu, in cho biết...“nhiều đến phát khiếp!” Cô in lại cho tôi đầy 4 cuốn băng cái, tốc độ 38, băng Orwo sau này, gửi ra Hội Nhạc Sĩ để xét khen thưởng đã bị “lưu trữ” đến phát mốc meo! Hiện con trai tôi đang giữ tại 19 Hàng Trống các bản lưu. Ước sao chúng không bị vô sọt rác nốt!
Như đã nói, “thu nhiều song phát chẳng bao nhiêu do ghét bỏ hay dìm nhau” chẳng có nghĩa gì với tôi. Tôi tự xác định đã “hoàn thành nhiệm vụ” và còn được mài giũa tay nghề. Mọi ca khúc thời kỳ này rồi sẽ qua đi như hàng trăm ca khúc của các nhạc sĩ tài danh thế giới. May ra chỉ có một Schubert tồn tại trong lịch sử âm nhạc bằng những ca khúc mà thôi! Tôi chẳng tiếc nuối, chẳng thèm dựng lại để... kỷ niệm ngày “cúng cụ” này, cụ khác! Nhưng để khỏi uổng công sáng tạo, tôi tự cho phép tôi... “ăn cắp” các giai điệu của chính tôi đưa vào những nhạc phẩm không lời! Ai biết tôi “xài lại” những thứ bị “bỏ tủ lạnh”, bị lãng quên khi nhạc đã bị tước phần lời? Cứ thế, tôi cho nó “phục sinh” trong các phim, các vở kịch như Tiền Tuyến Gọi, Bài Ca Ra Trận, Đại Đội Trưởng Của Tôi, Tự Thú Trước Bình Minh, Như Thế Là Tội Ác... Đặc biệt, trong những concertino, sonate cho đàn bầu, cho violon+piano sau này, tôi xử dụng giai điệu những ca khúc không được các nhà nắm đầu ra âm nhạc mến mộ như esquisses cho các bức tranh sẽ dựng lại tử tế. Chẳng ai phát hiện Buồn, Vui Và Khát Vọng tôi viết cho đàn bầu và giao hưởng chính là... Hải Phòng Rực Sáng Biển Đông hay Hoài Niệm Lúc Hoàng Hôn viết cho violon+piano chính là Những Người Trẻ Mãi biến tấu thành... nhạc không lời! Chẳng thấy “giáo sư”, “tiến sĩ”, “nhà phê bình” nào phê phán là buồn bã, là yếu đuối, là kém tính chiến đấu, là thiếu nhân dân tính, thiếu đảng tính... như khi nó còn lời! Kể ra, ông Huy Thành đạo diễn điện ảnh, “nghệ sĩ nhăn răng” là người thẳng ruột ngựa nhất, khi nhận xét để trả tiền cho nhạc sĩ làm nhạc cho phim của ông bằng một câu xanh rờn nhưng cực kỳ đúng với trình độ âm nhạc của ông và cả phần đông các vị cầm cân nảy mực trong đời sống âm nhạc lúc bấy giờ: “Bố ai biết được nhạc sĩ các ông nói cái gì trong mấy phút tò te tí toe ấy mà nhận với chẳng xét!”
Thế đấy! Âm nhạc có hay không có lập trường vô sản là ở cái...“nhời!”. Sống hay chết trong âm nhạc hiện thực xã hội chủ nghĩa chỉ là do ba cái khẩu hiệu “Giết, giết, giết! Chiến thắng!” hoặc “Muôn năm Bác Hồ, muôn năm Đảng cộng sản Việt Nam”, hoặc...“Người về đem tới ngày vui... Đảng đã cho tôi sáng mắt, sáng lòng”, còn âm nhạc thì đúng là...“bố ai biết được” tôi nói gì ở cái nước Việt Nam ù ù cạc cạc về âm nhạc này!
Thời chống Mỹ, giới âm nhạc miền Bắc cứ như trúng mùa...đẻ non. Đủ kiểu bài hát nôm na chửi cha mách qué, viết ra chỉ sau khi được động viên 15 phút là... hoàn thành! Tuy nhiên không phải không có những văn nghệ sĩ muốn đi “xem thử” cái gì đang xảy ra mà ông Cù Huy Cận ngày nào cũng ngồi rung đùi, ăn phở Ngã Năm Lò Đúc phát ra được câu thơ “Đi đánh Mỹ vui như...đi trẩy hội!” Thế là, chẳng chịu nằm tại chỗ chờ bom Mỹ rơi xuống đầu bất cứ lúc nào, từng đoàn trong đó có tôi lên đường đi “thăm chiến trường”.
Chỉ với chiếc xe đạp, vài kí bánh mì khô, chúng tôi vào vùng “cán chảo”, thăm các “túi bom”, vô giới tuyến tạm thời...Vào Nghệ Tĩnh cùng tôi có Vũ Thanh, Lê Lôi ([2]), Hoàng Hiệp. Vào Thanh Hóa có các ông Lưu Trọng Lư ([3]), Học Phi. Ra vùng mỏ cùng Đỗ Nhuận là Hoàng Vân, Lê Lôi, Trần Kiết Tường, Trọng Bằng, Chu Minh... Đáng nhớ nhất, gây ấn tượng nhất và nhiều nhận thức mới nhất là chuyến đi đường 559, “con đường mang tên Hồ Chí Minh huyền thoại” không phải ai cũng dám đi, vì chỉ một tích tắc là... có thể biến thành bụi, đừng hòng để lại tí xương nằm với cái bia liệt sĩ bằng mảnh thùng gỗ bên đường! Một nhạc sĩ đã nói rất thật và cũng rất... “liều” ngay giữa đoàn đi đường 559 là “Tôi không hiểu tại sao tụi mình lại ngu như thế nhỉ! Cần gì phải vào tận đây mới viết được!” Không phải tất cả chúng tôi không có ý nghĩ ấy nhưng phát biểu thẳng ra và thậm chí, không chịu tiếp tục đi nữa thì... đố ai dám liều bằng anh.
Qua chuyến đi này, Tân Huyền, Văn Dung có vài bài hát mà nếu cứ ở nhà, chẳng đi thực tế chiến trường, các anh vẫn thừa sức đẻ ra những bài chẳng thua gì Chào Em Cô Gái Lam Hồng, Tiểu Đội Xe Không Kính của những tác giả như Ánh Dương, Hoàng Hiệp! Họ chẳng cần phải ba bảy lần suýt mất mạng như chúng tôi mới viết đuợc! Riêng tôi, tôi thấy là không có những chuyến đi gần với cái chết đó, tôi không thể có những nhận thức mới, những tình cảm mới về chiến tranh, về con người, về SỰ THẬT, cái sự thật đầy máu me, chết chóc mà các nhà chính trị phủ lên một tấm màn vinh quang của chủ nghĩa này chủ nghĩa nọ!
Chưa bao giờ, trong tôi lại có được nhận thức mới về cuộc chiến tranh mà dân tộc đã không may phải chịu đựng dài lâu, ác liệt và hao người, tốn của đến thế!
Tại sao các dân tộc khác, xung quanh ta thôi, họ đều là thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ lại được độc lập, tự do, mở mang đất nước, kinh tế phát triển? Còn Việt Nam? Cái gì đã để cho họ ghét tới mức thay nhau diệt sạch dân mình thế nhỉ? Hỏi tức là trả lời! Tôi đã một lần nữa khẳng định được lý do của cuộc chiến tranh này: Đây là cuộc chiến của loài người chống nạn cộng sản vô luân, vô đạo lý! Đây là sự hy sinh cực kỳ vô duyên cho cái chủ nghĩa không tưởng, cho sự tiếm quyền của một lớp người âm mưu làm VUA của cái nước Việt Nam khốn khổ này bằng chiêu bài Độc Lập, Tự Do mà ở các nước, người ta đã có từ nửa thế kỷ nay rồi vì may mắn thay, họ không có Đảng Cộng Sản cầm quyền!
Bi kịch lớn của triệu tấn bi kịch nhỏ chính là đây! Và nhiệm vụ của văn nghệ, nếu không nói được điều “cốt lõi” này thì... dù chế biến ra sao, mọi sáng tác chỉ mãi mãi là những điều nói dối, nói láo và...lừa bịp. Những cán bộ cách mạng, hoặc lạc vào cách mạng, tha hồ thét lác, ngồi xổm lên đầu những người có học gấp vạn lần, tự coi mình “đỉnh cao trí tuệ”, có quyền giảng dạy để “cải tạo tư tưởng cho lũ văn nghệ sĩ nô lệ của Đảng. Đáng buồn hơn là viên tham tá canh nông kiêm nhà thơ lớn Cù Huy Cận lại biến cái sự đại ngu dốt ấy thành... văn vần kiểu “Đi đánh Mỹ vui như đi trẩy hội.” Quả là đáng xấu hổ!
Thành thật mà nói, tôi không thể gọi những gì ông thứ trưởng nhà thơ này viết từ sau 1945 là...THƠ!. Tôi cũng buồn cười cho những ai chưa từng đi Trường Sơn mà cứ viết theo kiểu ông Lưu Trọng Lư thời xưa: Trường Sơn thơ mộng, Trường Sơn hào hùng, bay bổng... kiểu “B quăng sai” (B52), kiểu “chú nai vàng nghiêng đôi tai ngơ ngác”... có “hoa, lá cây rừng”, có “cô thiếu nữ đón anh bên bờ suối.” Với tôi, đường Trường Sơn là điểm cao nhất của một quyết tâm: Để bảo vệ cái chủ nghĩa học mót được ở bên Đức, bên Nga, bên Tầu, người ta sẵn sàng hy sinh đến người dân Việt cuối cùng, miễn không có con cái của mấy trùm mafia cộng sản dỏm.
Đánh, đánh, 5, 10, 100...năm cũng đánh, “còn một cái lai quần cũng đánh”! Nhưng đánh sao đây, đánh bằng cách gì? Ai đánh? Chỉ đi vài cung đường, dừng chân ở vài binh trạm, gặp gỡ vài đại đội thanh niên — thanh nữ xung phong thì đúng hơn — tôi đã thấy hàng vạn con người chết trên con đường này, hàng triệu thanh niên đang “đi B” kia sẽ phải đổ máu, mất xác, thậm chí biến thành tro bụi sau các đợt bom B52 chẳng quăng sai tí nào.
Tất cả họ chẳng qua chỉ là những “con tin” để các nhà chính trị thế giới và trong nước mặc cả nhau trên bàn hội nghị! Ký kết được với nhau hoặc kéo dài, cù cưa... nào có ai nghĩ đến chuyện máu người Việt Nam đổ nhiều hay ít! Vũ khí để chúng mày giết nhau cho chúng tao tọa hưởng kỳ thành thì...sẵn lắm, tốt lắm! Cứ tiếp tục giết nhau đi! Lương thực cũng chẳng cần đến phiếu, đến tem. Trên đường Trường Sơn này, gạo, muối, đường, bột ngọt... tha hồ lấy, không cần cân đong, đo, đếm thậm chí nhặt được cả bên vệ đường, dưới ta-luy âm, trên ta-luy dương, trong các đoàn xe Molotova bị bắn cháy, cái nghiêng, cái ngửa, cái còn nguyên vẹn bị đẩy nhanh xuống vực sâu, khe núi... “Con đường chết” chúng tôi đã đi qua ấy chỉ có một mầu đỏ, mầu đỏ của đất, của máu và của cả...lá nữa vì lá đâu còn mầu xanh khi mỗi ngày đều được...“tưới” bằng thuốc diệt cỏ, bằng bom tấn, bom bi, bom CBU, bom Napalm... đủ loại. Còn dòng suối nào nước không tanh mùi máu, bờ suối nào không trở thành những “bẫy chết” với các thứ mìn, mìn cóc, mìn nhái, ”mìn tơ hồng”, cho bất cứ ai, chẳng cần biết là cộng sản, quốc gia, “bên ta”, “bên nó”!
Trang bị của anh lính “ngụy” bị bắt sau chiến dịch Lam Sơn 719 giải ra miền Bắc mà chúng tôi gặp trên đường từ đầu đến chân Made in USA! Còn anh “giải phóng quân” thì từ chân đến đầu, từ miếng thịt hộp, rau khô, áo, quần, giầy tất, đều Made in China! Tôi đã tự hỏi một cách ngộ nghĩnh: Chẳng hiểu miền Bắc và miền Nam sẽ làm gì khi hai ông Nixon và Brezhnev, bỗng một tối nào đó bắt tay nhau đòi lại tất tần tật vũ khí máy bay, xe tăng và cúp luôn cả xăng dầu lẫn... tiền bạc? Hai ông nông dân hai miền sẽ lại mài dao, rèn mác đánh nhau chắc?
Ôi, cái sự nhân danh thứ “isme” này chống thứ “isme” kia của hai ba “ông trùm” đã làm thế giới hủy diệt lẫn nhau biết bao lần từ khi có xã hội loài người.
Ở Trường Sơn, số phận con người bị các nhà chính trị coi như viên đạn đồng, không hơn không kém. Những bài Trường Sơn Đỏ, Trường Sơn Xanh, Những Người Trẻ Mãi của tôi đã mang phần nào cái nhức nhối, tiếc thương cho những số phận ấy, đặc biệt là phần dàn nhạc. Trong Những Người Trẻ Mãi, tôi mở ra bằng một “hành khúc tang lễ” với phần tutti của bộ dây ở Sul G, điểm vào là từng tiếng Timpani và cồng (dùng piano thay) làm các vị có nghề (nhưng khác quan điểm) giật mình và quyết định: “Cho nó vào tủ lạnh” hoặc hạ lệnh xóa băng! Cái này giải thích vì sao nhiều tác phẩm của tôi được các nhà chuyên môn đánh giá là sáng tạo, là tìm tòi, là có bản lãnh vv... thậm chí được các ông bạn dạy Đại Học mang vào giáo trình, được nhiều nghệ sĩ chuyển thể sang cho các nhạc cụ solo, nhưng cuối cùng vẫn không “bay” được? Vì cái “đầu ra” cho âm nhạc lúc ấy chỉ duy nhất có ông... đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam, còn cái “đầu ra” thứ hai là nhà xuất bản Văn Hóa với phương tiện in khắc gỗ cực kỳ lạc hậu lại chính là “đầu ra thu hẹp” của đài! Có nghĩa là chỉ in những gì đã phát nhiều lần trên đài, được “quần chúng yêu cầu”! Chúng tôi gọi các nhà xuất bản là “biên…tập hậu”, gọi “ca nhạc quần chúng yêu cầu” là yêu cầu của...thời sự, hoặc đôi khi, “yêu cầu...dỏm” vì có bài vừa thu xong, chưa duyệt trên băng đã có thư yêu cầu của...chính tác giả và con cháu tác giả.
Tiếc thay, người ta cứ phóng bạt mạng lên những thành tích về con số, về phần trăm đề tài mà ít có ai dám vạch ra giá trị đích thực của một bài hát! Một số lợi dụng chỗ ngồi “có thế” ở cơ quan truyền thông, tung ra liên tục những bài chẳng có một xu sáng tạo nghệ thuật nhưng mang đúng tên một đề tài đang cần tuyên truyền!
Đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam với chức năng tờ báo nói duy nhất trở thành kẻ độc tài về thẩm mỹ âm nhạc. Ai chiếm được nhiều lần làn sóng là nhạc sĩ “số dách” !
Biện minh cho sự hạ thấp nghệ thuật này, người ta thường nói “Chúng tôi là một tờ báo nói! Phải chiến đấu kịp thời!” Khi có cái tên do phát mãi trên đài dù chưa học qua một lớp đồ rê mi nào vẫn nghiễm nhiên thành... “nhạc sĩ” được vào hội các nhà soạn nhạc Việt Nam — Composer’s Association theo tôi chỉ là Association des chansonniers et paroliers mélodistes Vietnamiens — Hội những người viết bài hát và làm lời có giai điệu!
Tôi còn nhớ trong một cuộc gặp gỡ các nhạc sĩ Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga... tại cuộc liên hoan âm nhạc hiện đại Festival de la Musique Contemporaine tại Sophia, Bulgaria, tôi thật xấu hổ khi bị hỏi về tình hình âm nhạc hiện đại của đất nước mình thế nào. Tất cả đều chỉ biết trả lời “do tình hình chiến tranh”, “do không có điều kiện...” Trưởng đoàn Lương Ngọc Trác rất thận trọng và... “chính trị”, nhưng khi Goleminov ([4]), người thầy yêu quí của Hoàng Việt, nói tiếng Pháp như Pháp, ngồi lại thì ba cái miệng mới thật sự dám mở...khoá kéo! Chúng tôi đều nói ra cái “tử huyệt” của sự lạc hậu trong nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng ở một nước “xã hội chủ nghĩa chân đất - chữ của Goleminov - là không có con người âm nhạc đích thực”! Đường lối phát triển âm nhạc một nước rơi vào tay những nhà chính trị thuần túy và những kẻ tuy hiểu biết chút ít, nhưng cơ hội, ham danh lợi, chỉ biết “dạ thưa anh!” ... đúng là tai họa cho cả một nền âm nhạc.
Chúng tôi cũng nói tới những gì đã kìm hãm sự phát triển âm nhạc, đặc biệt là ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của “mấy ông cộng sản nông dân” hết sức thoải mái, chẳng lo chạm lòng tự ái dân tộc, chẳng có “khen cho phải đạo!” Theo Goléminov, “lịch sử âm nhạc Bulgaria mới có hơn 30 năm (lúc đó là năm 1992) và nhờ có... 6 người!” Họ đều nổi tiếng như cồn ở nước ngoài bằng tác phẩm, bằng lý luận và sư phạm. Theo ông, không có nền âm nhạc Bulgaria hiện đại, nếu không có những người được đào tạo đến nơi đến chốn. Tiếc thay người mà ông hy vọng sẽ giống như ông, như Tarkov, Strijianov thì...“ở Việt Nam các anh, người ta đã xử dụng quá lãng phí!” (Ý nói không cần thiết đưa Hoàng Việt đi B để mất mạng như thế).
Có những người như Hoàng Việt, Hoàng Vân, Chu Minh, Đỗ Nhuận... mà dùng vào việc đi chiến trường để viết ca khúc kịp thời thì đúng là đưa các giáo sư, bác sĩ ra chiến hào băng bó vết thương như một cứu thương, một y tá! Điều này đã được Hoàng Vân “hèn nhát” (hay anh dũng?) phát ra một câu “để đời” giúp những kẻ ghen tị, kèn cựa mang ra “hại ngầm” anh đến mãi hôm nay, 1998, khi xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho những nhạc sĩ... còn sống, sau đợt xét toàn cho người...đã chết. Đó là câu “Tại sao lại “thí tướng” trước khi “thí tốt?” khi có lệnh điều anh đi B. Anh đúng một nửa khi người đi thay anh là Hoàng Việt (cũng gọi là “tướng”) cùng Văn Cận, Vĩnh Long... Họ đều lần lượt “hy sinh” vì trúng bom chứ đâu có cầm súng đánh ai mà anh với chả dũng! Sai lầm của Hoàng Vân là chạm tự ái của quá nhiều con “Tốt” không muốn bị đánh giá là... “Tốt”!? Hoàng Việt trước khi ra đi để không bao giờ trở về, đã ôm hôn tôi trong bữa rượu suông tại nhà Bửu Huyền ở ngõ Liên Trì: “Chúc các “tốt đen”, ”tốt đỏ” ở lại may mắn cùng các ông tướng... sợ chết!”
Một sự thật nhiều người biết nhưng không ai dám nói ra là Hoàng Việt cũng chỉ như hàng trăm ngàn “anh hùng bất đắc dĩ” khác đã phải nhận một việc mà chính anh thấy là...“cực kỳ lãng phí”! Lúc ấy Hoàng Việt mới về nước, đang nung nấu một bản giao hưởng số 2. Anh rất phấn khởi vì khi đi học nhạc tử tế ở nước ngoài 1957, nhà hát giao hưởng đối với chúng tôi mới chỉ là ước mơ thì hôm nay, khi anh trở về, điều kiện để có được tác phẩm “âm nhạc ra âm nhạc”, có cái để mà tư duy âm nhạc hẳn hoi đã nằm trong tầm tay. Anh nghĩ thế với hàng loạt toan tính đưa âm nhạc Việt Nam tiến lên một bước “có tầm cỡ” để khỏi đi đâu cũng cứ chìa ra mấy ca khúc chiến tranh hoặc dân ca, tuồng, chèo y xì như cách đây ba thế kỷ! Ở đây, giữa tôi và Hoàng Việt đều gặp nhau trong cái câu tự khẳng định mình của Goleminov: “Sáu người làm nên lịch sử âm nhạc hiện đại của Bulgaria”. Tiếc thay tất cả những ước mơ táo bạo đó đã bị ngăn chặn, bị bóp chết từ trứng nước bởi một số có quyền lúc bấy giờ bằng lý luận phê phán sặc mùi Mao-Xít với những ai từ chối đi B! Là “chạy trốn thực tế”, là “giấu giếm bản chất sợ chiến đấu, sợ chết”, thậm chí “có tư tưởng đầu hàng.” Mọi bi kịch của âm nhạc thời này xuất phát từ quan điểm “tất cả cho tiền tuyến”, “tất cả để chiến thắng”, một cách duy ý chí lại được các vị quan văn nghệ coi “đánh Mỹ như đi trảy hội”, coi “đường ra mặt trận là con đường mùa xuân” hùa nhau phát động văn nghệ sĩ “vẽ tranh cổ động” bằng đủ loại hình nghệ thuật và tặng nhau những giải thưởng, những danh hiệu mà sau này tất cả đều trở thành vật...“cúng cụ!”
Comment