Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Ngàn Giọt Lệ Rơi - Yung Krall Đặng Mỹ Dung

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Chương 44


    Ngày Chúa Nhứt 18 tháng Chạp, chúng tôi đề nghị cả gia đình đi picnic ở vùng quê ngoại ô thành phố Luân Đôn để ba má tôi có dịp thay đổi không khí. Nhưng tôi ngạc nhiên khi ba tôi từ chối. Ông đề nghị cứ đưa Lance đi chơi vui vẻ, ông thích ở nhà hơn.

    Tôi không hiểu tại sao ba tôi lại từ chối cuộc đi chơi để cùng sinh hoạt chung với gia đình. Cuối cùng, má tôi kể tôi vô phòng riêng của bà để giải thích cho tôi biết. Buổi tối đi đón ba tôi ở phi trường, trên gia đình về, tôi đã nói giỡn với ba tôi là tôi “bắt cóc” ông nếu ông không chịu ở lại với má. Ông đã hốt hoảng, và từ hôm đó tới nay, ba tôi không biết tôi nói thật hay nói chơi. Bây giờ chúng tôi nói tới chuyện đi về miền đông quê, xa toà đại sứ Việt Nam, thì ông sự tôi làm thiệt.
    Tôi hối hận vô cùng vì đã làm ba tôi bất an trong mấy ngày này. Nhưng tôi vẫn nuôi dưỡng cái ước mơng tách ba tôi khỏi nước Việt Nam. Mỗi lần nghĩ tới chuyện đó thì tâm tư tôi rộn radng, tim tôi đập tứ tung. Nhưng tôi không có ý đồ gì trong chuyến đi picnic này. Má tôi đã phải năn nỉ ba tôi nhiều lần như vậy; cuối cùng cũng thuyết phục được ông đi với chúng tôi.
    Ba tôi miễn cưỡng đi, nhưng ông không thoải mái chút nào trong suốt buổi đi chơi. Khi chúng tôi ngưng lại bên một cánh đồng, ông không muốn ra khỏi xe, và có thể ông cũng không muốn nhúc nhích, nếu Lance không nắm tay ông năn nỉ:
    - Ông ngoại. Lance muốn chơi với ông?
    Mắt ông không ngừng ngó quanh cánh đồng suốt buổi picnic đó, như có ý đề phòng một nhóm người bất thình lình xuất hiện từ bờ cây bụi cỏ để bắt cóc ông. Phải chi tôi đừng nói tới hai chữ “bắt cóc”, rồi chờ khi có dịp thuận tiện ở một địa điểm tốt, sẽ thực hiện điều đó. Tôi tâm sự với má tôi thì bà la tôi liền:
    - Con à, không bao giờ có dịp nào thuận tiện hay địa điểm nào tốt để làm chuyện đó với ba con nghe chưa.
    Chúng tôi phải rút ngắn buổi đi chơi ngoài trời, vì ba tôi tỏ ra quá lo lắng. Sự căng thẳng tinh thần đã làm ông mệt mỏi, nên kín vừa về tới nhà, ông lên phòng Lance nằm nghỉ.
    Tôi hối hận vô cùng. Không ngờ lời nói của tôi đã ảnh hưởng mạnh tới tinh thần ba tôi như vậy. Có thể suốt những ngày thăm viếng gia đình tôi, ông đã lo lắng, chứ không phải chỉ buổi picnic hôm nay. Tôi nói với má tôi là tôi biết mình có lỗi với ba nhiều quá. Bà khuyên tôi nên xin lỗi ba tôi.
    Tôi bước vô phòng của Lance, thấy ba tôi năm bất động trên giường, nhìn tôi mà không nói gì. Tôi lên liếng:
    - Ba à, tại con quá tuyệt vọng nên đã nói bậy. Có lẽ vì ngu mới nuôi ảo tưởng, mới xây nhà lầu trên cát; và cũng chỉ vì con thương ba má quá. Vậy con xin ba tha lỗi cho con. Con phát ngôn bừa bãi để ba phải lo lắng!
    Ông nằm lấy tôi siết mạnh, rồi nói:
    - Ba tha lỗi cho con rồi.
    Ông không muốn nhắc lại chuyện cũ nữa, ông lật gối qua mặt kia, rồi nằm xuống lại, như muốn ngủ tiếp. Tôi ra khỏi phòng, nói với John, tôi cần đi bộ một lát.
    Gió tháng Chạp thổi vô mặt tôi lạnh buốt khi tôi đứng trên cây cầu ở công viên Regent. Hai ông bà già người Anh nắm tay nhau đi qua cầu. Bà già phải chống gậy. Ông già nhắc nón lên chào, khi hai ông bà đi qua tôi. Tôi hình dung ba má tôi được sống bên nhau như hai ông bà này, nhưng tôi đã biết không còn hy vọng gì nữa. Tôi thèm thuồng nhìn theo họ cho tới lúc họ quẹo sang đường khác.
    Trên đường về nhà, tôi dừng lại trước nhà thờ St. Marks, nhìn lên khung cửa kiếng nhiều mầu và cứ hỏi:
    - Tại sao thương yêu mà đau quá vậy?
    Khi tôi về tôi nhà, ba tôi đã dậy và đang đọc cuốn Solar Energy (Năng lượng mặt trời) của John. Thấy tôi, ông cười nhưng nụ cười không tươi như trước đó.
    Có lần ba tôi tâm sự:
    - Ba thèm địa vị của má, vì má may mắn được nuôi dậy con. Ba chỉ có được thấy các con lớn lên trong tưởng tượng mà thôi. Ba đã vẽ hình tất cả các con, tuyệt đẹp trong sự tưởng tượng của ba.
    Nói gì bây giờ. Tốt hơn là nghe ba tôi tâm sự, để ông trút hết nỗi lòng hai chục năm này không thổ lộ được với ai.
    Đêm hôm đó, khi tôi đưa ba về nhà, tôi nấn ná trong phòng ngủ của ông lâu hơn mọi khi. Tôi ước mong có một điều gì đó có thể khiến tôi làm, hoặc nói để ông đổi ý, hoặc có một phép lạ nào trong đêm Giáng Sinh làm việc đó thay tôi. Nhưng cuộc đời với ba tôi không có phép lạ, không có nhiệm mầu. Chỉ có tình yêu, chỉ có bổn phận, chỉ có tổ quốc, và chỉ có kẻ thù. Đời của ba tôi có chiến tranh, có hoà bình, hy vọng, đau thương, vui tươi và buồn phiền, nhưng không có nhiệm mầu. Tôi làm giường cho ông, lấy quần áo dơ mang về nhà giặt, và cứ lăng xăng bên cạnh ông mà không làm gì, nói gì hết. Cuối cùng ông hỏi:
    - Con đang nghĩ gì vậy?
    Tôi lắc đầu rồi vội hôn ba tôi, chào từ biệt.
    Đường về nhà lúc sau nửa đêm trông như một cảnh trong một phim huyền bí. Sương mù bao phủ cây cối, và lác đác mấy ngọn đèn đường toả ánh sáng mờ ảo vô những toà nhà vách đá. Trong khi lái xe, tôi bỗng cảm thấy tức giận. Giận chính tôi, giận thế giới, giận hoàn cảnh đã đưa gia đình tôi vô thế kẹt này. Mấy tháng trước, má tôi hỏi tôi sẽ làm gì, nếu ba tôi từ chối trở về sống với gia đình? Tôi không thể trả lời câu hỏi đó. Tôi đã nói với bà như sau:
    - Con không trả lời câu hỏi đó được đâu. Cũng như con không trả lời khi ai hỏi con sẽ có cảm giác gì, nếu con rớt từ từng lầu thứ 25 xuống đất.
    Đáng lẽ tôi nên nói với má tôi: “Con xin phó thác mọi việc cho ông Trời”. Không biết lúc này tôi có được ở trong bàn tay yêu thương của ông Trời không nữa? Tôi muốn tin là có.
    Về tới nhà, tôi ăn mấy cái bánh và uống ly sữa mà tôi và Lance đã để trên bàn mời ông già Noel rồi đi ngủ. Tôi nghĩ rằng nhiệm mầu của Giáng Sinh đã ban cho gia đình tôi được xum họp vui vẻ dưới một mái nhà ở Luân Đôn. Nhưng ước mơng khác có được thì tuỳ thuộc ở ba tôi, và cần thêm nhiều phép lạ bùa mê lắm mới khắc phục được lý tưởng mà ông đang theo, và sự trung thành tuyệt đối với sự nghiệp đó.
    ***
    Một buổi trưa, tôi và má tôi ngồi nói chuyện, má nói:
    - Ba thương con, ba thương hết tụi mình, đừng bao giờ nghi ngờ điều đó nhưng ông phải đeo đuổi sự nghiệp của ông.
    - Má à, con muốn thử thời vận mình một lần nữa, xin ba nghĩ kỹ lại.
    Má tôi nói:
    - Ba con hãnh diện về việc cuộc đời của một người tiên phong đi làm cách mạng. Ba tin là người ta còn cần tới ông. Ở Mỹ sung sướng với ai kia, chớ không phải với ba. Ba sẽ khổ lắm, rồi ba sẽ chết héo chết mòn khi ông trở thành một người không có quê hương, xứ sở. Mình cũng như nhiều người khác, sống ở đâu cũng được. Còn ba con thì không làm sao sống xa cái khuôn khổ của ông. Thôi, để yên cho ba con.
    Tối hôm đó, sau bữa ăn, ba tôi và tôi nói chuyện riêng rất lâu. Chúng tôi ngồi xếp bằng trên giường của Lance. Tôi nắm lấy hai bàn tay ba tôi như muốn trút hết tâm tư của mình. Tôi nói:
    - Ba à, con muốn ba biết là ba đã đem tới cho chúng con cái lễ Giáng Sinh tuyệt vời chưa bao giờ có trong đời chúng con. Ba đã làm cho má con vui. Con cảm ơn ba đã chung vui với chúng con và cho Lance được cái diễm phúc được biết ông ngoại. Cám ơn ba chấp nhận thằng rể của ba vô trong gia đình mình!
    Ba tôi lắng nghe rồi nói:
    - Ba cũng cám ơn gia đình con cho ba có mặt ở đây. Ước gì cảnh xum họp này kéo dài vô tận để nghe má con cười, để má con vui.
    Ba tôi nhìn ra một nơi xa xăm, rồi ông nói một câu ngắn gọn:
    - Ba phải trở về nước của ba.
    - Ba à, ba đã theo lý tưởng của ba quá lâu rồi; ba hiến đời ba cho đảng cộng sản, cho dân tộc và đất nước. Bây giờ ba không thể sống cho gia đình của ba được sao? Tình thương của ba cho má, ba phải giấu mấy chục năm nay, thì bây giờ ba đâu còn phải giấu nữa.
    Ông nói bằng một giọng chắc nịch:
    - Ba cũng muốn những điều như con muốn. Nhu cầu của chúng ta không khác nhau; của má con cũng vậy. Ba thương con, ba chung thuỷ với má con. Nhưng điều con đòi hỏi ba, thì ba không thể chiều con được.
    Đôi mắt ông như có lửa giận, vì một lần nữa tôi nhắc lại chuyện hưu trí, ở lại với má tôi. Ông nói tiếp:
    - Ba đã dậy con của ba phải trung thành, phải là người có tín nhiệm. Ba muốn làm gương cho những điều giáo huấn do.
    Tôi ra giọng năn nỉ:
    - Con đâu có đòi ba phải phản bội họ. Con chỉ muốn ba chia sẻ cuộc sống với tụi con, sống với má cho tới già, bỏ qua chính trị, bỏ qua đảng cộng sản luôn.
    Ba tôi bình tĩnh nói:
    - Con yêu cầu ba bỏ nước mình đi, rồi tới ở một nước đã từng là thù địch của ba. Con nghĩ lại coi như vậy có được không, con gái của ba?
    Tôi đáp ngay:
    - Ba à, con đã nghĩ về chuyện này lâu lắm rồi; con nghĩ kỹ lắm. Con đâu có đòi ba phải sống ở Mỹ. Ba lựa một nước nào khác. Một nước trung lập, hay bất cứ một nơi nào mà ba được quyền thương yêu gia đình của ba, nơi nào mà ba được tự chủ, tự do.
    Ông ngắt lời tôi:
    - Ba là người Việt Nam, sanh trưởng tại Việt Nam và ba sẽ chết ở Việt Nam với đồng bào của ba.
    - Thưa ba, con đâu có nói tới chuyện chết chóc. Con chỉ nói tới chuyện sống, tới chuyện chia ngọt sẽ bùi với những người thân yêu của ba. Ai cũng muốn có ba bên cạnh, như đất cần mưa, như cá cần nước.
    Ba tôi có vẻ dịu đi một chút, cúi xuống hôn lên tóc tôi, rồi nói:
    - Được con của ba thương ba, là danh dự lắm.
    - Ước gì trong một giây phút bá biến thành con, để ba có thể hiểu tại sao con mong mỏi ba trở về xum họp với gia đình.
    - Ba không cần là con. ba cũng có thể hiểu tấm lòng của con. Có nhiều lần ba cần các con, cần má con lắm… Đó là những lúc ba ráng tưởng tượng các con khôn lớn như thế nào, các con đang làm gì, các con ra sao, đời có tử tế với con của ba không? Đó là những lúc khó khăn nhứt cho ba. Nhung bổn phận của ba đối với đất nước vẫn trên hết!
    - Làm con của ba là niềm hãnh diện, nhưng làm con của ba khó quá, vì tụi con không sống nổi theo sự đòi hỏi của con nhà cách mạng. Con nghĩ chiến tranh đã a chấm dứt, đã trở thành dĩ vãng. Bây giờ chúng con có quyền đòi lại ba, đòi lại những gì của riêng chúng con đã bị mất.
    Tôi vừa nói vừa cố gượng cười.
    Ba tôi cũng mỉm cười, rồi nói:
    - Mình có thể làm cho tình gia đình mình phong phú mạnh mẽ hơn với thái độ không vị kỷ. Hãy giúp đỡ nhau đối phó với hoàn cảnh hiện tại của gia đình, đi tiứi một sự hiểu biết rộng rãi hơn.
    Chúng tôi ngồi trong im lặng một lát.
    Ba tôi có vẻ đăm chiêu khi nhắc tới chuyện về miền Nam sau tháng 4-1975. Ông nói:
    - Ba về nhà sau khi Sài gòn được giải phóng, không một người bạn nào cho ba biết vợ con ba đã di Mỹ. Rồi ba về Cần Thơ. Khi tới giữa chợ Bang Thạch, bạn hữu của gia đình ra chào mừng ba, nhung không một ai nhắc tới má con. Cuối cùng về của ông ngoại bà ngoại, dì Bảy mới cho biết má con đã đi Mỹ, các con đã yêu cầu má đi. Trong mấy ngày liền, ba đau đớn lắm. Ba rất hổ thẹn mà thú nhận rằng ba không đáp ứng sự mong mỏi của vợ con. Nhung rồi ba cũng mừng, là ba không mất hẳn gia đình của ba.


    Nói tới đây thì má tôi bước vô phòng. Ba tôi ngồi xích một bên để nhường chỗ cho má. Rồi ông nói tiếp:
    - Khi ba mười sáu tuổi, là một người trẻ trung làm cách mạng, ba đã hiểu rằng bảo vệ tổ quốc không phải là một việc làm hay một nghề nghiệp mà là một bổn phận và danh dự của người dân. Trong lúc đất nước lâm vào nguy biến, làm cách mạng là một điều quan trong hơn bất kỳ việc gì khác trong đời ba. Người làm cách mạng tin vào lý tưởng mình đang theo, tinh thần phải vững mạnh, vì vậy gia đình là chủ yếu cho người làm cách mạng. Người làm cách mạng cần có một gia đình vững chắc bên cạnh để yểm trợ cho mình về mọi phương diện.
    Ba đã tin tưởng như vậy và ba quyết định rằng người vợ tương lai của ba cũng là một người bạn đời của ba, người có thể làm cho tinh thần mình lên cao và ý chí mình luôn luôn vững mạnh. Người vợ của ba sẽ sanh con cho ba và nuôi dưỡng chúng nên người, dạy con ba yêu nước, yêu dân tộc. Ba để tâm tìm kiếm người đàn bà đó. Ba đã tưởng ba sẽ phải sống cô đơn tới già. Nhưng rồi, năm hai mươi sáu tuổi ba gặp có em gái của một đồng chí. Ba yêu cố đó ngay. Và, như một phép lạ, cô có đủ mọi đức tánh của một người vợ mà ba mơ ước. Ba thưa với ông bà nội rằng với giòng giống của hai gia đình như vậy, ba tin rằng sau nay ba sẽ có những đứa con tuyệt vời. Ông nội bèn chánh thứ hỏi cô gái đó cho ba.
    Tôi thấy niềm vui trong đôi mắt sáng long lanh của ba tôi khi người hồi tưởng lại thời trai trẻ của mình.
    Ba tôi mỉm cười rồi tiếp tục kể:
    - Hoàn cảnh đất nước chúng ta hồi đó không cho phép ba được sống bên cạnh má con, nhưng má con lúc nào, kể cả bây giờ cũng là người gần gũi với ba, hiểu ba nhứt. Ba có thể hiểu được tình yêu và lòng chung thuỷ của má con. Những năm xa nhà, ba nhìn ảnh phản chiếu của một giòng sông im lặng và biết rằng ba không cô đơn. Khi bọn Pháp bắt giam nhiều người làm cách mạng, mối lo sợ lớn nhứt của các đồng chí của ba là con cái sẽ bơ vơ và gia đình sẽ tan nát. Nhưng trong tận đáy lòng ba, ba biết gia đình ta vẫn yên lành và con của ba vẫn được má chăm lo, nuôi dạy. Như vậy, các con thấy rõ là các con rất may mắn mới có bà mẹ như má.
    Buổi trưa đó má tôi rầy cho tôi một mẻ:
    - Con đã làm ba buồn. má không thích như vậy. Mình không có giúp ích gì được cho bên nhà cũng như người ở lại bằng cách chửi cộng sản trước mặt ba mày. Đừng có hành hạ ba. Đừng có giận cá chém thớt. Cái chế độ đó ra đời không phải để đem hạnh phúc cho dân, mà họ làm giầu làm mạnh cho đảng thôi. Không còn ai cứu nước Việt Nam được, luôn thằng Mỹ cũng chịu thua.


    Con không được lớn lên với ba, nên cứ tưởng ba còn trẻ. Trong trí nhớ của con, ba trẻ trung, ba là Việt Minh chống Pháp những bây giờ ba con không còn trẻ nữa. Thôi, để ba về Việt Nam cho ông đem theo những kỷ niệm vui của cuộc viếng thăm này. Đây là lần cuối cùng mình gặp ba. Má yêu cầu con lên xin lỗi ba.


    Trong gia đình, ai cũng biết tôi là đứa bướng bỉnh, cứng đầu; vậy mà sau khi má tôi dứt lời, tôi ngồi xuống đất khóc. Má tôi khóc.
    Má tôi nhìn ra cửa sổ rồi nói thêm:
    - Mà biết con đau đớn lắm, nhưng con còn trẻ, thời gian sẽ làm cho con khuây khoả. Trong khi đó, ba con già rồi, ba không có thời gian để hàn gắn vết thương nào. Đừng để ba mày khổ, tội nghiệp ba.
    Trong phòng của Lance, ba tôi nằm nghiêng, lưng quay ra cửa. Tôi ngắm kỹ ông, thấy rõ xương vai dưới lớp áo trắng mỏng. Tôi nghĩ rằng má tôi nói đúng về cảm nghĩ của chúng tôi với ông. Tôi chưa bao giờ trông thấy ba tôi già như lúc này. Đối với tôi, ông luôn luôn là một người Việt Minh cương nghị, đầy nhiệt huyết của một nhà cách mạng chống Pháp. Bây giờ ba tôi già ốm yếu, với mái tóc hoa râm. Đây là lần đầu tiên tôi thấy ba tôi già. Nhưng tuổi già của ông lại khiến tôi không đồng ý với má tôi, là để ông trở về Việt Nam: tôi càng muốn giữ ông ở lại với chúng tôi.
    Hồi còn nhỏ, tôi thường nghe má tôi ao ước sớm được sưn sóc ba tôi, muốn làm những món ăn ngon cho ông, muốn may quần áo, muốn nâng khăn sửa túi cho ba. Bà muốn cùng ông hưởng những giây phút sung sướng khi Hải Vân được khen thưởng mỗi cuối năm học. Ba muốn ông đi gặp ông hay bà hiệu trưởng khi ba nhận được giấy khiển trách về tội Hải Vân nghịch phá trong trường. Tôi thì lúc nào cũng chỉ mong ba tôi trở về gia đình, để tôi không bị mang tiếng là đứa con không có cha. Khi lớn lên, tôi vẫn cần có ba tôi. Những lúc này, khi bước vô phòng, tôi chỉ muốn săn sóc ông.
    Tôi bỗng cảm thấy bầu không khí bao bọc chung quanh ba tôi và tôi trở nên mong manh quá, chỉ một bước hụt là tất cả sẽ đổ vỡ tan tành.
    Tôi rụt rè để nhẹ tay lên cánh tay ông. Ông quay lại ngay. Ông nhìn tôi bằng đôi mắt hiền lành, bao dung như giữa chúng tôi chưa hề tranh luận gây gổ. Ông bình tĩnh, trìu mến nhìn tôi.
    - Ba ơi, con xin lỗi đã làm ba buồn.
    Ông trả lời ngay:
    - Ba đã tha thứ cho con rồi, nhưng từ nay con đừng nhắc lại chuyện đó trước mặt mà nữa. Con chỉ làm má buồn thôi.
    Ngưng một chút, ông tiếp:
    - Con à, mình chỉ nên nói chuyện vui với nhau thôi. Trước khi thay đổi đề tài, ba muốn con biết rằng ba rất hãnh diện về cách giáo dục của má trong việc nuôi dậy con của ba, dầu rằng ba đã từng mong mỏi các con hiểu cho lý tưởng của ba.
    Ba tôi đổi đề tài:
    - Thôi, mình xuống nhà xem đồ chơi mới của Lance đi. Không biết ông già Noel đêm hôm qua cho nó cái gì.
    Ông sửa lại quần áo cho ngay ngắn, rồi đi xuống phòng khách ở dưới nhà để gặp mọi người trong gia đình.


    Comment


    • #47
      Tôi còn nán lại trong phòng và nằm lên đúng chỗ ba tôi vừa nằm lúc nãy để nghe hồi âm của ba tôi. Rồi tôi thầm hỏi:
      - Không được gần ba hai mươi lăm năm trước, mà bây giờ cũng không; vậy lúc nào, hả ba? Ba ra đi khi con quá nhỏ để hiểu tại so”, mà bây giờ con già rồi, con vẫn còn mập mờ về mục đích và sứ mệnh ngày ra đi của ba.
      Lần đầu tiên tôi muốn buông xuôi hết mối thù, và không hiểu sao ý nghĩ này làm tâm hồn tôi nhẹ như bay. Kệ FBI, CIA, Bộ tư pháp. Kệ luôn ông Griffin Bell bộ trưởng Bộ tư pháp, dù ông đã trông cậy tôi làm nhân chứng trong vụ án Trương Đình Hùng. Tôi mệt mỏi làm người đáng tin cậy. Tôi cảm thấy cô đơn trong sự lựa chọn này. Tôi cũng mệt mỏi, chán nản chuyện nài nỉ, thuyết phục ba tôi làm nhiệm vụ của ông với vợ con và gia đình.
      Trên vách tường trong căn phòng tôi đang nằm, má tôi có treo một bức tranh của Đức Mẹ Maria bồng chúa hài đồng. Đức Mẹ nhìn tôi. Tôi vội ngoảnh đi chỗ khác để tránh đôi mắt nhắc nhở của ba, trong khi vẫn nhớ lời hứa của tôi mấy tháng trước. Đó là lời hứa với hai người đại diện của FBI và CIA ngay tại nhà tôi:
      - Tôi sẽ ra toà làm chứng, nếu và khi nào Bộ tư pháp cần tới tôi, nhưng chỉ khi việc làm của tôi không phương hại tới địa vị và sự an ninh của ba tôi và anh tôi thôi. Tôi xin long trọng hứa với hai anh như vậy. Đó là bổn phận công dân của tôi. Tôi đã nêu ra kế hoạch này, và tôi sẽ chấm dứt nó một cách trọn vẹn.
      Đó là lời hứa của mấy tháng trước, con bây giờ thì sao? Dường như cũng chẳng có gì quan trọng hết. Nếu ngay đêm nay tôi kêu điện thoại cho Rob và Bill để cho hai ông biết rằng tôi đã thay đổi ý kiến, thì lịch sử có gì khác không? Có ai quan tâm không? Tôi thầm nghĩ như vậy, khi tôi nằm trên giường.
      Tôi nhìn tôi trong kiếng treo trên vách tường một hồi lâu. Đó là khuôn mặt của một người đàn bà đang tự thuyết phục mình nên bỏ cuộc. Tôi chống cự với người đàn bà trong kiếng, vì tôi biết tôi phải sống với sự quyết định này, từ đây cho đến ngày tôi nhắm mắt.
      ***
      Đêm hôm đó, đêm 25 tháng Chạp, tôi lái xe đưa ba tôi về cư xá của toà đại sứ. Về nhà thì John và Lance đã lên giường nhưng chưa ngủ. Tôi nghe hai cha con kèn cựa với nhau về chuyện gãi lưng. Lance đề nghị:
      - Nếu Daddy viết chữ từ A đến Z trên lưng con, tôi mới con sẽ đi trên lưng ba hai phút.
      John đáp lại ngay:
      - Không, con đi lên lưng ba trước, ba sẽ viết chữ sau.
      - Nhưng Daddy luôn luôn ngủ mất tiêu khi con đi lên lưng, rồi Mommy nói “Để Daddy ngủ đi, Lance“. Lance nhại giọng của tôi.
      John nài nỉ:
      - Đi lên lưng ba đi, con.
      Lance hỏi:
      - Daddy muốn con đi lên lưng bao lâu?
      - Càng lâu càng tốt.
      - OK. Xong rồi đó.
      Tiếng cười của hai cha con từ trên lầu vọng xuống nhắc cho biết tôi may mắn vô cùng. Từ ngày Lance ra đời, tôi ao ước sao tôi có thể đem niềm vui lại cho ba má tôi như niềm vui Lance mang tới cho vợ chồng tôi. Chúng tôi có nhiều chị em quá, nên má tôi quá vất vả mới nuôi nổi chúng tôi. Bà đã cố gắng không ngừng, đầu tắt mặt tối để lo cho chúng tôi nên người.
      Má tôi ngồi trên giường nhìn ra cửa sổ, phía đường Regent Park; ánh sáng từ Camden Town chiếu lên mái những toà nhà xưa bên kia đường. Bà cầm trong tay một tấm hình nhỏ, đó là hình mới nhứt của anh Khôi, ba tôi mới đem qua. Anh tôi mặc áo sơ mi dài tay và quần mầu xám. Ảnh chụp tại phi trường Tân Sơn Nhứt; anh đứng trước một máy bay lớn của Mỹ C-130. Trông anh khoẻ mạnh và đẹp trai như thuở nào.
      - Má không biết thằng Khôi nó sống ra làm sao? Mình có còn quan trọng đối với nó không? Hay nó là con bác, con đảng rồi? - Má tôi lau nước mắt bằng tay áo bà ba - Má thắc mắc về anh Khôi quá. Không biết tụi cộng sản có làm gì nó không? Họ có hại gì tới tinh thần nó không?
      Tôi an ủi má tôi:
      - Má à, anh sống với mình mười bảy năm trời, anh là người tốt. Con nghĩ cộng sản không thể huỷ hoại con cái trong gia đình mình được đâu, trừ khi người đó muốn như vậy.
      Má tôi ăn tỏ vẻ lo lắng:
      - Muốn sống còn, con người ta phải ngả theo trào lưu của xã hội, rồi quên hết phải quấy con ơi.
      Má tôi nhìn hình ảnh Khôi một lần nữa, rồi luồn vô cái khuôn hình nhỏ.
      Căn phòng nhỏ bé trở nên im lặng một cách khó chịu. Tôi nghe như trận bão trong lòng tôi bắt đầu trở lại. Ước gì đêm nay tôi nằm chiêm bao thấy được ông ngoại, để ông chỉ cho tôi gỡ cái rắc rồi này.
      Tôi tin rằng nếu tình thương của ba tôi dành cho chúng tôi không tăng thêm thì cũng không tàn lui. Tình yêu của cha mẹ là bất diệt và vô điều kiến. Tôi đã từng nói với tôi rằng, làm con của ba má tôi không phải dễ, vì mọi người phải thấy rõ sự phức tạp trong mối liên hệ của mọi người trong gia đình. Chúng tôi phải hiểu và chấp nhận tình trạng hiện tại, nếu không, mình sẽ tự xây những bức tường ngăn cách giữa a mình với những người ruột thịt, máu mủ.
      Đêm hôm đó, sau khi hai cha con John ngủ, má và tôi xuống dưới nhà để tiếp tục nói chuyện. Tôi ngạc nhiên, thấy thái độ của má tôi đã thay đổi. Ba đứng về phe ba tôi và yêu cầu tôi đừng nói gì làm ông buồn.
      Suy nghĩ một lát, rồi, lần đầu tiên, kể từ ngày ba tôi tới Luân Đôn, tôi nói tới chuyện tôi làm việc cho hai cơ quan tình báo và phản gián:
      - CIA sẵn sàng đưa ba sang Mỹ ngay nếu mình bằng lòng. Rob nói với con như vậy.
      Má tôi liền cảnh cáo:
      - Ba con sẽ tự tử, nếu con làm như vậy.
      Tôi lại nói ngay:
      - Con nghĩ con nên nói cho ba biết con đang hoạt động cho CIA.
      Má tôi lắc đầu, khoát tay hốt hoảng.
      Tôi giải thích:
      - Con thì nghĩ, ba nên biết như vậy trước khi ba trở về Việt Nam. Con không muốn giấu ba một điều gì. Mà ba cũng cần biết để đề phòng.
      Má tôi chậm rãi nói:
      - Con cứ làm điều gì mà con thấy cần phải làm, cũng như ba con vậy. Con đừng có nghĩ con có tội vì con chồng cái đảng của ba. Con dính líu với CIA cũng không làm mất uy tín của ba con đâu, nhưng liên hệ giữa ba con và con sẽ chấm dứt kể từ đây.
      - Con không biết xử sự làm sao má à? - Tôi nói yếu xỉu.
      - Má biết. Cái gì ba không biết thì không ai hại được. Má biết, má không thể cấm con làm việc cho CIA, cũng như mà không thể đòi ba con bỏ cộng sản được. Con hiểu lòng trung thành nó ảnh hưởng con người đến mức độ nào rồi.
      Má tôi nhìn tôi trách móc. Bà chỉ tay vô mặt tôi, nói tiếp:
      - Con là người hiểu điều đó hơn ai hết.
      Tôi biết má tôi phiền tôi làm về việc hợp tác với CIA và Bộ tư pháp.
      - Con cảm ơn sự tháng thắn của má, những mà con vẫn nghĩ con phải cho ba biết việc làm của con.
      - Biết sự thật?
      - Dạ.
      Ba nghiêm giọng nói với tôi:
      - Con đã ráng hết sức của con. Con đổ mồ hôi, nước mắt vô việc này với họ. Còn con muốn tự tay con bắt hai thằng gián điệp, bây giờ sắp thành công. Con không muốn để nó lọt lưới, phải không?
      - Dạ phải.
      - Vậy thì con đừng nói gì với ba hết. Ông không kiếm cách cứu thằng Hùng, nhưng ba mày phải cứu chú Thi. Ông sẽ cố gắng che chở, báo về cho Bộ ngoại giao khỏi bị mất mặt, ông cũng sẽ bảo vệ quyền lợi của chánh phủ Việt Nam. Như vậy thì con với mấy người bạn FBI, CIA của con chỉ còn nước nhìn nhau mà khóc thôi!
      Má tôi nói câu nào rõ câu đó.
      Tôi cái bướng:
      - Con nghĩ nếu con cho ba biết sự thật, có thể ba thay đổi ý, rồi ba ở lại đây luôn.
      Trong khi nói, tôi phải giữ vẻ mặt bình tĩnh, vì chính tôi cũng nghĩ “ngu ơi là ngu”. Má tôi khuyên:
      - Con phải giữ kín chuyện của con, tránh cho ba con khỏi che đậy, khỏi nói láo với đảng của ông về con gái cưng của ông. Ba con phải ở trong địa vị của một người vô tư, vô tội, một người bị con gạt, không biết gì hết, để yên thân ba. Con hiểu không?
      Ba nghiêm giọng nói tiếp:
      - Con không thấy ba con cẩn thận sao con? Ông không bao giờ hỏi mấy thằng rể làm gì, không bao giờ muốn biết cấp bậc của thằng John. Ba có hỏi má về chồng của chị Kim, chồng của chị Cương, nhưng bà chỉ muốn biết hai người đó có tốt với con gái của ông không thôi? Ba con không bao giờ hỏi tụi nó làm nghề gì hoặc giầu hay nghèo. Như một người tù binh, tốt hơn hết ba chỉ cần biết tên của con, tuổi của con, ngoài ra ba không nên biết gì về con hết.
      Má tôi nhìn tôi một hồi lâu rồi cười, nụ cười vị tha, trìu mến. Bà có vẻ hài lòng. Tôi phục má tôi, trong hoàn cảnh này mà bà vẫn giữ được tính hài hước. Tôi nhìn bà, rồi hứa:
      - Dạ, con nghe lời má. Con hy vọng má đúng.
      Bà tỏ vẻ bằng lòng, tin tưởng lời hứa của tôi, rồi đi ngủ.
      ***
      Ba tôi sẽ rời Luân Đôn ngày thứ Ba, hai mươi bảy. Vì vậy, ngày cuối cùng, ông muốn tôi đưa ông tới toà đại sứ Việt Nam. Ông muốn cám ơn các nhân viên toà đại sứ đã tiếp đãi ông tử tế. Nhưng ông cũng muốn tôi đi theo để gặp những người đã từng làm việc dưới quyền ông khi ông là đại sứ lưu đông ở các nước vùng Bắc Ây những năm 1970.
      Toà đại sứ chưa có đại sứ chánh thức. Ông Trần Hoàn mỗi được chỉ định, những theo lời “đồng chí Chiểu” thì Bộ ngoại giao sẽ cử ông ta làm đại sứ.
      Khi chúng tôi tới toà đại sứ, ba tôi gặp riêng ông Thi bốn mươi lăm phút để thảo luận về chuyện hành chánh. Ông Thi là người tạm thời lãnh đạo toà đại sứ, chờ Bộ ngoại giao chính thức bổ nhiệm một đại sứ.
      Trong bữa ăn điểm tâm, hai vị còn nói tới thời gian cùng làm việc ở Oslo và Copenhagen, nhắc lại những đồng chí cũ hiện này giữ chức vụ gì và ở đâu, ở Việt Nam hay hải ngoại. Tôi mừng là ông Thi đã không hỏi nhiều về tình trạng sức khoẻ của má tôi, chắc chắn ông cũng được thông báo là má tôi “bịnh nặng”.
      Cả ông Thi lẫn ba tôi đều khuyến khích tôi nên liên lạc thường xuyên với toà đại sứ để quen biết các nhân viên sau khi ba tôi đã về nước, ông Thi vui vẻ nói:
      - Chúng tôi là gia đình của chị.
      Gần trưa, ba tôi và tôi rời toà đại sứ để các nhân viên có thể về chung cư ăn cơm trưa. Chúng tôi vừa bắt đầu đi bộ dưới bầu trời xám ngắt của Luân Đôn, thì mưa lác đác rồi với những cơn gió lạnh buốt. Chúng tôi phải kiếm taxi để đi. Trong khi đứng chờ ở một góc đường, nhìn những xe taxi có khách chạy vụt qua, tôi nắm tay ba tôi. Vì tôi siết mạnh quá, ba tôi bị đau ngón lấy cái; đó là ngón tay bị gẫy khi mật thám Tây tra tấn ba tôi mấy chục năm về trước. Để thử lòng ba tôi một lần nữa, tôi nói:
      - Ba à, con chưa bao giờ nói với ai chuyện này: năm con mười hai tuổi, con hay nghĩ tới Thượng đế, rồi con coi ba như Thượng đế của con. Nhiều lần con tự trấn an rằng “dù ba không ở gần con, nhưng ba vẫn ở bên con, như Thượng đế luôn luôn ở bên cạnh mọi người”. Con khắc phục được con sông Bến Hải, 1.600 cây số cũng không làm cho ba xa con được.
      Ba tôi mỉm cười và tỏ vẻ bằng lòng.
      - Ba muốn con hiểu điều này - ông nói - Ba con có trách nhiệm với nhiều người ở Việt Nam, trong đó có anh Khôi của con. Nếu con giữ ba ở lại đây, ba sẽ chết dần, chết mòn. Như vậy, ba cũng không ích lợi gì cho con của ba nữa.
      Một lần nữa, trong khi nói với tôi, mắt ông nhìn về một nơi xa vắng.
      Tôi giận ba tôi, vì ông một mực từ chối tôi. Bỗng tôi có ý định xúc phạm ông cho đã nư, đã giận. Tôi nói:
      - Có thể ba không bao giờ muốn sống gần tụi con; sao ba không nói thẳng cho rồi!
      Ba tôi cãi lại liền:
      - Ba không nói vì điều đó không dùng sự thắt. Con hãy nhìn thẳng mắt ba để nghe ba nói, rồi ghi nhớ suốt doi. Con cũng nên nói lại cho chị em con và con cháu con cũng biết. Ba của con rất yêu con, yêu má con và các anh chị em con. Ba đã yêu như vậy trong quá khứ, và ba còn yêu mãi mãi trong tương lai. Ba đã phục vụ đất nước hơn bốn mươi sáu năm; ba vẫn tiếp tục phục vụ cho tới ngày đất nước không còn cần ba nữa. Nếu ba không trở về Việt Nam, ba sẽ chỉ là một người bỏ cuộc, một người đào ngũ. Lúc đó con có còn hãnh diện về ba nữa không?
      Ba tôi nhìn tôi chằm chặp để chờ câu trả lời của tôi. Tôi mạnh dạn đáp:
      - Con đâu có xúi ba đào ngũ. Con chỉ muốn ba về hưu để ở với gia đình. Để cho những người khác làm chánh trị trên sân khấu của Việt Nam.
      - Bây giờ ba hỏi ngược lại con. Ba đã nghĩ vợ chồng con và Lance về sống ở Việt Nam. Ba sẽ không ép các con vô đảng cộng sản. Ba muốn các con về làm việc cho chánh phủ Việt Nam thôi. Chuyên môn của John về năng lượng mặt trời rất cần cho nước ta ngày nay. John sẽ được trả lương cao, và các con sẽ có một biệt thự riêng để ở, có kẻ hầu người hạ. Con nghĩ sao?
      Tôi ớn lạnh vì đề nghị khủng bố khiếp của ba tôi, và ông biết ông đã thầng cuộc. Ông nói:
      - Nào, bây giờ thì con hiểu tâm can của ba rồi. Minh đâu có khác gì nhau. Mình là con nhà họ Đặng, và mình sống theo nguyên tắc đạo đức riêng của từng người.
      Ông nhìn tôi, nét giận hờn biến mất rồi nói tiếp:
      - Con hãy cười vui khi ba trở về Việt Nam, và tin rằng ba của con lúc nào cũng xứng đáng với sự tin cậy của con. Ba sẽ hết lòng phục vụ dân tộc của chúng ta.
      Tôi vùi mặt tôi vô vai ông để chùi nước mặt bắt đầu chảy xuống má. Tôi nghẹn ngào nói:
      - Những hy vọng, những lo sợ kinh hoàng, những tuyệt vọng của người dân miền Nam Việt Nam là những hy vọng, những lo sợ kinh hoàng và những tuyệt vọng của chính con, ba à.
      Trời lạnh run, tôi vừa nói vừa đánh bò cạp.
      Ba tôi đã quen cái lạnh ở Liên Xô, cho nên cái lạnh của Luân Đôn không làm cho ba tôi khó chịu. Ông bình tĩnh nói:
      - Ba hiểu ý con.
      Đúng lúc đó, khi mưa chiến dịch nặng hạt, một xe taxi trống trờ tới. Chúng tôi vội vàng vô xe để về nhà. Ba tôi lau những hạt nước mưa đóng trên tóc bằng cái khăn tay má tôi mới tặng ba trong ngày Giáng Sinh.
      ***
      Trong buổi họp mặt gia đình tôi hôm đó, má tôi bắt tôi không được nói tới chuyện chánh trị, Việt Nam, cộng sản, từ bản… hay bất cứ vấn đề gì có thể gây tranh luận. Suốt buổi chiều, tôi nấu nướng những món ba tôi thích. Trong khi đó, ba tôi chơi với Lance ở phòng khách, gần lò sưởi. Ông dậy cháu ông vẽ, rồi ông còn ngồi cho cháu vẽ chân dung ông. Khi Lance vẽ xong, John nhìn bức hình, nói:
      - Con có hoa tay như ông ngoại.
      Ba tôi có ý định ở chơi lâu với gia đình buổi tối cuối cùng, nên đã kêu cho người quản gia để báo tin ông sẽ về trễ. Ông đã vui với chúng tôi tới quá nửa đêm. Tôi nghĩ rằng “lệnh cấm” của má tôi đã khiến cho bầu không khí của buổi tối đó êm ấm. Ba và John nói chuyện về nhiên liệu mặt trời sẽ được sử dụng nhiều trong tương lai; ba tôi cũng hiểu rất nhiều về địa hạt này.
      Tuy nhiên, đêm hôm đó cũng có một chút buồn, khi ba tôi kể lại chuyện gặp cô tôi, em ruột của ba. Sau ngày “giải phóng”, ba tôi tạm trú trong khách sạn Majestic ở Sài gòn. Một hôm, nhân viên trục ở quầy phía trước báo cho ba tôi biết có người muốn gặp ba tôi. Ông xuống ngay và thấy một người đàn bà là hoắc, ông tự hỏi: “Bà già này là ai đây?”
      Vừa thấy ba tôi, người đàn bà đứng dậy đưa hai tay chờ ôm lấy ông. Ông giựt mình hỏi:
      - Xin lỗi, chị là ai?
      Người đàn bà oà tên khóc, ôm lấy ông, sụt sùi nói:
      - Anh ơi, em, em là em… của anh đây!
      Lúc đó ba tôi mới nhận ra có Sáu Trong, em của ba, từ Ba Càng lên Sài gòn tìm anh. Ba tôi thứ Năm, cô thứ sáu, cô nhỏ hơn ba tôi khoảng mười tuổi.
      Lúc tôi rửa chén, ba đi theo nói chuyện. Đây là lên đầu tiên ba tôi nhắc tới những vấn đề rắc rồi của anh Khôi với chính quyền Hà Nội mấy năm về trước.
      Ba tôi lúc nào cũng quan tâm tới anh, nhưng chính anh lại gây cho ba tôi nhiều chuyện khó khăn, phiền phức. Khi ở Hà Nội, theo lời ba tôi kể, anh quan hệ với nhiều phụ nữ, khiến các đồng chí cao cấp của ba tôi chau mày. Có người đã cố gắng thuyết phục anh sửa đổi, học tập để trở thành một người có hạnh kiếm tốt, ngõ hầu có thể được thu nhận vô đảng cộng sản, nhưng anh làm ngơ. Điều này đưa ba tôi vô cái thế rất khó xứ.
      Trong thời còn chiến tranh, một nữ mật vụ của công an ngầm được lịnh điều tra anh Khôi, giả bộ làm người tình của anh. Một đêm, sau khi anh ngủ thiếp đi, cô mật vụ gắn máy nghe lén dưới giường và bàn viết của anh. Bất chợt anh thức giấc, bắt quả tang nên nổi nóng đánh cô ta. Anh bị đưa ra toà về tôi “nhục mạ một nhân viên nhà nước”. May mắn cho anh, ông chánh án lại là bận của ba tôi và ông tin lời của anh Khôi, khai không biết tình nhân là “nhân viên nhà nước”. Nhờ vậy, anh không bị kết tội về hành vi chánh trị.
      Ba tôi tiếp tục:
      - Anh của con đã lớn, ba không thể bắt buộc nó phải nghe lời ba. Nó có làm gì, thì vẫn là con của ba; ba không thể giận nó lâu được.
      Ba tôi thương anh Khôi quá, nên đã tha thứ mọi lỗi lầm của anh dù những lỗi lầm ấy làm ông mắc cỡ. Tôi lại phân tách rằng, cũng có thể trong tâm thức của ba, anh Khôi là hiện thân của một người dân muốn sống tự do; anh như một luồng gió sạch, lành mạnh trong đời sống của ông. Anh Khôi là cái gì thật, rất bình thường, trong cái thế giới giả tạo của xã hội chủ nghĩa. Anh như con cá cần nước, con hổ nhà rừng; nếu mất anh Khôi, ai nhắc nhở ba ngoài kia người dân cũng muốn sống.


      Đêm hôm đó, chúng tôi không khóc khi ba tôi từ biệt. Ba má tôi đã nói chuyện riêng với nhau thật lâu trước khi ba tôi ra đi. Ba tôi ôm chặt từng người từ trong bếp, rồi ra phòng khách ông còn ôm má tôi lần nữa, ông hơn Lance và ôm ghì thằng cháu của ông lâu thật là lâu. Ông bắt tay John, rồi ôm anh và nói:
      - Cám ơn con của ba. Khi nào tình thế giữa hai nước thuận tiện hơn, ba sẽ mời con về thăm Việt Nam.
      - Anh ráng kiếm cách cho Khôi qua đây nhen! - Má tôi câu cuối cùng.
      Ba tôi im lặng, đội nón lên, rồi cầm lấy cái túi xách từ tay bà, đi ra cửa mà không ngoảnh lại nhìn.
      Tôi lái xe chầm chậm về nhà trọ của toà đại sứ, mà muốn đường dài hơn chút nữa.
      Đường xa vắng vẻ và yên lặng trong đêm khuya. Lúc đó gần một giờ sáng. Cái túi xách để dưới chân ông. Trong túi có hai bộ quần áo ngủ mới, hai áo sơ mi và mấy cái quần xà lỏn má tôi mới may cho ông. Ngoài ra con hai cái sơ mi mới của anh Khôi nữa.
      Chúng tôi đánh thức ông quản gia dậy, ông mở cửa cho chúng tôi vào, rồi lặng lẽ đi ngủ lại ngay. Tôi muốn giúp ba tôi thu xếp hành trang, nhưng ông từ chối và nói:
      - Ba quen xếp hành lý một mình, vì xếp lấy ba mới dễ tìm đồ ba cần.
      Cuộc sống của ông đã khiến ông quen làm như vậy. Mọi thứ phải theo khuôn khổ, hạn chế trong một giới hạn nào đó. Cái trật tự ấy khiến ông thoải mái trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tôi thắc mắc, ba tôi sống với những thôi quen và trật tự đó quá lâu, không biết ba tôi còn có thể hoạt động bình thường không, nếu được tự do. Ông có sẵn sàng tìm tự do nếu không bị cộng sản kiềm chế không? Tôi cần tìm hiểu ba tôi một chút nữa. Tôi ngồi xuống mép giường rồi nắm lấy tay ông, hỏi:
      - Ba, bây giờ không đúng lúc, cũng không đúng chỗ, nhưng con muốn hỏi ba một điều.
      - Cứ hỏi đi.
      Tôi hít vô một hơi dài, rồi đánh liều như người chơi thể thao phóng từ đỉnh núi xuống một giòng sông. Hên thì sống, mống thì chết, tôi hỏi:
      - Nếu con công khai chống lại chánh phủ của ba thì ba có bị ảnh hưởng gì không?
      Ông có vẻ bực mình, nuốt nước miếng, rồi đáp:
      - Ba là một thành phần của Chánh phủ mà con vừa nói tới.
      Tôi nhấn mạnh:
      - Con chống Chánh phủ, chớ không phải chồng ba!
      Ông nói bằng một giọng lạnh lùng:
      - Con là con, ba là ba. Ba không chịu trách nhiệm những hành động của con.
      - Nói một cách khác, nếu con công khai chống Hà Nội, ba có bị khiển trách gì không? Con muốn biết rõ điều này.
      Ông có vẻ giận dữ, lắc đầu, nói sang chuyện khác:
      - Bây giờ trễ rồi, sáng mai ba phải dậy sớm vì ba phải tham dự một buổi họp ở toà đại sứ.

      Comment


      • #48
        Chuơng Kết



        Vậy là cuộc viếng thăm chấm dứt!

        Chúng tôi đã được gặp ba tôi và đã hỏi bằng nhiều cách muốn ông trở về sống với gia đình và đã bị ông từ chối. Má tôi đã yêu cầu được gặp con trai của ba, và lời yêu cầu cũng đã bị bác bỏ. Không còn gì để làm hay để nói nữa.
        Bill Fleshman hăm hở sửa soạn về Washington với vẻ mặt của một người thẳng cuộc khi từ biệt chúng tôi. Trong khi đó, lần đầu tiên Rob và tôi cảm thấy cùng một phe với nhau - những dự tính, những mục đích của tôi và CIA sắp sửa bị huỷ bỏ hết, khi bị đưa ra công khai trước toà án. Tôi muốn chia sẻ với Rob cái cảm giác của người bị thất bại, nhưng không có lời nào nói lên được cảm tưởng đó. Một bầu không khí trống rỗng bao phù chúng tôi khi tôi gặp Rob lần chót tại Reeve Mouse.
        Trên xe taxi về nhà, tôi cố gắng quên chuyện đã qua. Trước mắt là chuyện bây giờ, hôm nay và ngày mai. Tôi nghĩ tới Trương Đình Hùng. Từ đây về sau, cơ quan truyền thông sẽ biết đến anh với cái tên David Trường. Tôi hình dung vẻ mặt sửng sốt của anh khi bị bắt, rồi tưởng tượng ra cảnh anh bị giải từ nhà tù ra toà án. Hùng sẽ nở nụ cười giượng trước những ống kính của các phóng viên nhà báo và đài truyền hình, nụ cười của một kẻ tự cho mình là đã hy sinh cho một lý tưởng, và tôi cũng nghĩ tới phản ứng của ba tôi ở Sài gòn, khi ông hay tin động trời về đứa con gái của ông. Ông sẽ nghỉ một ngày ở nhà để sống biệt lập trong căn biệt thự của ông, ông sẽ thiền, sẽ nằm bất động như vài lần ông đã nằm ở tư thế đó tại nhà tôi.
        Chúng tôi rời Luân Đôn ngày 12 tháng Giêng năm 1978. Bây giờ nghĩ lại, đó là ngày lý tưởng để từ giã Luân Đôn. Hôm đó, lò sưởi căn nhà mướn của tôi bị hư, nhà lạnh cóng, trong khi tuyết bao phủ khắp nơi và mặt trời ẩn trốn sau những đám mây u ám từ nhiều ngày đó. Trời lạnh lẽo cũng như sự lạnh lùng của má tôi. Tuyết rơi suốt dọc đường đưa gia đình tôi ra phi trường Heathrow. Từ đây, nước Mỹ là nhà…
        ***
        Với tâm hồn của người du mục, John và tôi đã chịu đựng được những cuộc di chuyển và thay đổi liên tục của gia đình hải quân. Khi trở về Washington, chúng tôi ở tạm trong một khách sạn gần hai tuần lễ để tìm nhà ở vùng Springfield, Virginia. Bộ tư pháp khuyên chúng tôi không nên lấy đồ trong kho về xài, vì có thể sau phiên toà, chúng tôi sẽ phải di chuyển tới một nói an toàn hơn. Khi kiếm được một ngôi nhà để mướn, chúng tôi phải mướn đồ đạc, bàn ghế. Chúng tôi đi PX của quân đội để mua nồi niêu xoong chảo và các thứ lính tinh cần thiết khác. Mà về ở với em tôi ở Alexandria, Virginia. Trong khi John đi làm, Lance về học lớp Ba, trường gần nhà, đi bộ tới được. Trong khi đó, ngày ngày tôi phải ra Alexandria, để thảo luận với luật sư của Bộ tư pháp và CIA, chuẩn bị cho ngày ra toà.
        Trong thâm tâm, má tôi vẫn tin rằng anh Khôi sẽ không trốn khỏi Việt Nam khi mà ba tôi còn ở đó. Bà mong Bộ tư pháp trì hoãn cuộc khởi tố càng lâu càng tốt: biết đâu có một phép lạ nào đưa tới.
        Những chả có phép lạ nào hết. Cuối cùng, Bill Fleshman cho tôi biết người tà sẽ bắt David Trường và Ronald Humphrey vào ngày 31 tháng Giêng, 1978. Buổi tối 30, tôi rước má tôi về nhà tôi ngủ để có nhau.
        Khi tôi sửa soạn cho Lance đi ngủ, má tôi gỡ nút áo cho cháu xong thì ngước lên nhìn tôi, má nói:
        - Con có một ngày nữa thôi, rồi con sẽ hối hận.
        Tôi đáp:
        - Con sẽ không có gì để hối hận, má à. Như má, con cũng đâu có muốn chuyện này xảy ra. Con đã làm việc với thằng Hùng, giả bộ là đồng chí của nó, đóng kịch là đồng loã với nó suốt gần một năm trời. Con đã ăn sáng, ăn trưa với nó, con đã uống trà trên nhà của nó. Có một lần nó hết tiền, con cho nó năm đồng bạc để đi xe bus. Con tội nghiệp nó như con tội nghiệp những người từ tội khác.
        Má tôi vẫn lạnh lùng, không nhìn tôi.
        - Má, đây là nhà của mình, quê hương mới của mình. Con tin tưởng một cách mãnh liệt là con có bổn phận phải bảo vệ nước này. Hồi đó, mình sống trên đất Việt Nam mình không có làm gì để bảo vệ đất nước, giỏi nhứt là không làm Việt Cộng thôi. Việt Nam như cái cây bị người ta bẻ hết trái mà không ai vun xới, nên mình mới mất miền Nam. Bây giờ…
        Má tôi có vẻ giận, bà cắt lời tôi:
        - Con không nên dậy đời má như vậy.
        - Má đừng làm khó con nữa. Mấy tháng nay con như người sống dưới địa ngục kể từ ngày Bộ tư pháp đưa chưn vô nhà tụi con.
        Ba nói:
        - Con có dịp từ chối họ mà.
        Tôi không tin má tôi muốn nói như vậy. Tôi chưa kịp nói gì, thì bà tiếp:
        - Má thấy má vô dụng trong cái nhà này rồi. Hay là con để má đi Atlanta ở với chị Kim và Minh Tâm đi.
        Thú thật, nghe má tôi nói vậy, tôi nhẹ trong lòng vô cùng. Thật ra, ở Washington má tôi không giúp gì được cho tôi, ngày nào hai mẹ con gặp nhau rồi cùng bàn đi bàn lại: tôi bị la rầy, má trách đúng lắm. Tôi muốn tránh mặt má tôi, những trốn đâu trong căn nhà mướn chỉ có ba cái phòng ngủ, ngoài sân thì tuyết phủ đầy đường. Xa nhau sáu trăm dặm, may ra tránh làm khổ nhau. Ý định này tôi cũng nghĩ từ trước đó, những không dám đề nghị, sợ má giận là tôi “đuổi” má.
        Nhớ lời ông ngoại tôi dậy: “Làm người khó, làm chó thì dễ”. Làm người Việt Nam càng khó hơn ngoại ơi!
        - Dạ, con sẽ mua vé máy bay cho má đi xuống chị Kim. Nhưng con muốn má biết là má đã nghĩ không đúng khi má nói: mà vô dụng ở đây. Lúc nào con cũng cần má, má à. Con dệt chiếc chiếu này cho con thì con nằm lên nó; nó êm thì con nhờ, nó có gai có gốc thì con chịu. Con đâu có mượn ai nằm lên giùm con được.
        Má tôi hôn Lance, chúc cháu ngủ ngon, rồi tắt đèn. Lance hỏi nhỏ:
        - Má cãi lộn với bà ngoại hả?
        - Không, bà với má bàn công chuyện.
        Lance nói bằng một giọng nghiêm trang:
        - Con nghĩ bà ngoại giận má đó.
        - Không, bà không có giận má đâu.
        - Tốt.
        Rồi Lance đổi giọng nhõng nhẽo nói:
        - Má xoa lưng cho con đi, rồi viết chữ từ A tới Z cho con ngủ.
        ***
        Tôi thức trắng đêm, nghĩ hoài đến những thử thách, gay go sắp tới. Khoảng sau giờ rưỡi sáng, tôi nhón gót ra khỏi giường rồi đi vô bếp pha cafe. Ngoài sân, có một lớp tuyết mỏng mới rơi đêm đó. Tuyết phủ lên những mảng bằng từ nhiều ngày trước. Bốn bề yên lặng, tôi nghe nhịp đập của tim tôi. Một vài miếng tuyết dầy rơi từ nóc nhà xuống cái bàn ngoài sân và trên nắp thùng rác, làm tôi giựt mình.
        Ý kiến má tôi đi Atlanta là ý kiến hay. Lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy bức bí, hồi hộp một cách kỳ lạ khi tôi tới gần má tôi. Tôi hoảng sợ khi nghe tiếng chân của bà đi xuống nhà bếp. Tôi làm bộ chăm chú vô việc pha cafe và thay giấy lọc để khỏi phải nói chuyện với bà. Nhưng rồi bà lên tiếng trước:
        - Tối hôm qua má ngủ không được.
        - Con cũng vậy, suốt đêm con nghĩ hoài tới Trương Đình Hùng.
        Bà hỏi:
        - Nếu chuyện đó làm con khổ tâm, tại sao con lại làm?
        Tôi miễn cưỡng trả lời:
        - Tại con phải làm.
        Sau khi Lance đi học, John đi làm, má tôi về phòng, kéo màn cửa sổ che lại rồi đi nằm. Tôi mở va-li, lấy ra mấy bộ đồ để ủi, giết thì giờ.
        Khoảng mười giờ rưỡi, John về nhà. Tôi hơi ngạc nhiên thấy anh về sớm, những mừng quá, vì tôi sợ cái yên lặng ngợp thở trong căn nhà này rồi. John rủ tôi đi chợ mua với thứ lặt vặt.
        Chúng tôi mời má tôi đi cùng, nhưng bà từ chối, viện cớ là trời lạnh. Quá trưa một chút, trên đường về nhà, tôi mở radio nghe im tức, thì ngay lúc đó người xướng ngôn viên đọc bản tin Trương Đình Hùng và Ronald Louis Humphrey vừa bị bắt. Tôi chưa bao giờ gặp Humphrey. Hùng chỉ cho tôi biết ông ta là “một người có thẻ đặc biệt để lên từng lầu thứ bảy của Bộ ngoại giao và có thể lấy bất cứ tài liệu nào chúng ta muốn”.
        Thay vì thấy lòng nhẹ nhõm và vui mừng vì thành công, tâm tư tôi tràn trề sự thương xót cho Hùng. Tôi nhướng to hai con mắt để nước mắt khỏi trào ra. John đưa khăn tay cho tôi. John biết tôì sẽ xúc động hơn, vì vậy anh mới bỏ sở vế nhà với tôi. Nếu không có người chồng hiểu tôi, bao bọc tôi như John, ai cứu má và hai em tôi trước ngày cộng sản cướp miền Nam? Ai nâng tôi khi ngã, ai cười tôi khi tôi không biết kể chuyện cười?
        - Dễ nhứt là mình tránh làm những việc phải! - Tôi than thở
        - Không, không phải vậy. Làm sao sống được với lương tâm của em, nếu em từ chối Bộ tư pháp bây giờ? Em sẽ cảm thấy như một con lừa.
        Tôi mỉm cười trong nước mắt:
        - Trên thế gian này không thiếu gì con lừa; có thêm một con nữa cũng chẳng chết ai.
        Chồng tôi nghiêm giọng:
        - Đứng có nói bậy như vậy. Em đã tự há giá em. Việc em làm là một việc trọng đại. Thời gian sẽ cho em hiểu việc em làm cho đất nước này.
        - Nghe cổ lỗ sĩ quá! Em có cảm tưởng mình là một người non dại đang làm một việc cũ rích cho Chánh phủ.
        Anh nói:
        - Tốt nhất là em nên im lặng, đừng nói gì nữa, nếu không muốn anh nổi giận.
        Nghe giọng anh, tôi biết anh đã nổi giận rồi.
        Sáu giờ chiều hôm đó, má tôi coi tin tức dài truyền hình, bà giữ im lặng, không thèm nói với tôi một lời. Tôi không coi truyền hình, bỏ lên lầu đọc chuyện cho Lance nghe. Tôi thầm tự hỏi, tôi sẽ phải nói gì với con tôi, nếu thằng nhỏ nghe tin tức về chuyện tôi dính dấp vô, hoặc thấy hình tôi trên bảo trong buổi xử án!
        Cho tới giờ phút này. Lance vẫn tưởng má nó là một người “buôn bán đồ sứ” bên Paris. Chuyện gì khó qua mà John thế tôi được, tôi đùn cho anh. Thôi thì để chừng nào cần cho Lance biết, bà nó nói chuyện với nó giùm tôi vậy.
        Tin tức báo chí và truyền hình cho biết David Trường bị bắt tại một sở lựa thơ trên đường K vùng Tây Bắc, Washington. Có lần Hùng nói với tôi rằng anh chọn việc làm trong một sở nhỏ. Việc lựa thơ là việc rất tầm thường, để che mắt mọi người cho anh làm “việc lớn”. Còn ông Humphrey bị bắt ở một công sở quan trọng hơn, đó là trụ sở của cơ quan Thông tin Hoa Kỳ. Người ta cũng nêu tên một số đồng loã nhưng không bị bắt, như: Huỳnh Trung Đồng, chủ tịch Hồi Việt kiều yêu nước tại Paris; Phan Thanh Nam của toà đại sứ Mặt trận giải phóng miền Nam tại Paris, và đại sứ Đinh Bá Thi, trường phái đoàn Việt Nam cộng sản tại Liên hợp quốc ở New York.
        Cho đến lúc này, Bộ tư pháp chưa tiết lộ danh tánh của những người hoặc những nhân viên mật vụ tham dự cuộc điều tra, kể cả tôi. Không một ai thuộc phe cộng sản nghi ngờ tôi. Sự che giấu lý lịch của tôi có thể coi như hoàn hảo đến độ Nguyễn Thị Ngọc Thoa, đồng chí của David Trường vội gởi thơ khẩn cấp qua Luân Đôn cho tôi để báo động, khuyên tôi không nên về Mỹ và nên có một luật sư để che thân. Chị cũng khuyên tôi nên đốt hết mọi giấy tờ liên lạc giữa tôi và Hùng, cũng như với chị và những hội đoàn Việt Nam. Cuối thơ, chị nhấn mạnh: “Đừng về Mỹ!”
        Huỳnh Trung Đồng cũng gởi một buu thiệp bí mật bắt tôi huỷ mọi giấy tờ hoặc tài liệu “liên hệ giữa cô và chúng tôi”, ông ra lịnh cho tôi “không được tới gần toà đại sứ và các nhân viên. Đừng để cho bất cứ ai biết cô là con gái của ông ấy”.
        Là một điệp viên, tôi coi những lời cảnh cáo đó như mội lời khen cho thành tích của mình. Điều đó chứng tỏ rằng tôi không để lại một dấu vết nào chứng tỏ tôi theo phe “tư bản” hoặc tôi là một tên “phản động”.
        Mãi tới ngày 17 tháng Ba, báo chí mới biết “Keyseat” là ai, khi luật sự của David Trường đệ trình toà an một bản yêu sách, hỏi về lập trường và động cơ của tôi. Trong bản yêu sách, ông ghi địa chỉ của tôi ở số 8 Regal Lane, Regent Park, London. Đó là địa chỉ cuối cùng của tôi mà Hùng biết.
        Hôm sau Lance đi học về, nói với tôi rằng cô giáo của Lance đưa hình tôi trong tờ báo, hỏi có phải người làm chứng trong vụ án là má của Lance không. Lance trả lời cô giáo: “Chắc là đúng vì chỉ có một Dung Krall đã ở nhà số 8 Regal Lane. London thôi”. Vợ chồng tôi đã mất nguyên một buổi tối để giải thích đứa nhỏ mới bảy tuổi hiểu về những hoạt động của má nó trong hai năm qua. Nó lắng nghe cẩn thận, rồi cuối cùng nói:
        - Vậy là má làm cho FBI! Con thấy Bill Fleshman có bộ dáng của FBI.
        Tôi và John nin cười muốn bể bụng.
        Tôi không rõ con tôi hiểu việc này tới mức nào, nhưng chúng tôi cố gắng cho Lance biết rằng, từ nay trở đi, cẩn thận giữ mình là điều quan trọng. Chúng tôi dặn Lance không bao giờ ra khỏi sân trường trong giờ học, không được đi theo người lạ.
        Sau buổi nói chuyện đó mấy ngày, có kẻ cây cửa lên vô tôi khi chúng tôi đi vắng. Khi về, tôi thấy đèn treo trên nóc trên bàn ăn bị bẻ, mạnh thuỷ tinh văng tứ tung trong phòng. Trên bàn ăn có chữ “phản bội” viết nguệch ngoạc bằng mực đen trên tấm giấy có gạch hàng.
        Tôi giận hơn là sợ, liền gọi cho John biết. Sau đó tôi gọi ông Don Marsland, người giám sát của chiến dịch “Magic Dragon”. Chỉ trong vòng có mấy phút, John về tới nhà: nhân viên FBI cũng tới ngay sau đó. Cả xe cảnh sát cũng hú kèn chạy tới. Nhà biến thành một nơi công cộng. Các điều tra viên lấy dấu tay trên nắm cửa, mặt bàn, tủ lạnh, bếp. Tôi phải trả lời liên tục những câu hỏi má tôi biết chẳng có liên quan gì cho cuộc điều tra. Điều mà tôi lo ngại hơn hết là con tôi. Vì vậy, tôi yêu cầu mọi người cố gắng làm cho xong việc trước khi con tôi đi học về. Tôi không muốn Lance lo sợ. Tôi muốn con tôi sống một cách vô tư, bình thường như những đứa con có cha mẹ bình thường hơn tôi.
        Chiều hôm đó, tôi nói dối với Lance là tôi đã vô ý làm bị vỡ đèn khi tôi cuốn sợi đây điện cho ngắn lại để ba cháu không bị đụng đầu mỗi khi ngồi xuống đứng lên tại bàn ăn, vì trước đó John cũng đã bị đụng đấu vô cái chá đèn mấy lần rồi. Lance tin tôi ngay và còn chọc tôi:
        - Vậy thì má phải để dành tiền để mua cái đèn khác, thường cho chủ nhà.
        Thằng nhỏ nói đúng, vì đây là nhà mướn; làm hư đồ trong nhà thì phải thường cho chủ. Tôi gật đầu đồng ý với con.
        Don Marsland cho chồng tôi biết chung quanh nhà tôi sẽ có người canh chừng suốt ngày đêm, ông ta đoán rằng kể xâm phạm có thể trở lại. Một người khác được biết phái tới để coi chừng Lance ở sân trường vào giờ ra chơi.
        Hai ngày sau đó, tôi đi bộ với Lance tới trường. Trường chỉ cách nhà có vài đoạn đường ngắn. Nhưng tới ngày thứ ba, Lance phản đối:
        - Con lớn rồi, con đi học một mình được mà.
        Tôi đành để Lance đi một mình. Tôi biết mình đã vô tình truyền sự lo sợ của mình qua thằng nhỏ. Tôi không thích nó cứ phải lo sợ nhìn trước nhìn sau, lúc đi tới trường.
        Một tuần sau, một việc kinh hoàng xảy tới cho gia đình tôi. Tan học rồi mà mười phút sau Lance không về nhà như thường lệ.
        Tôi ráng chờ thêm năm phút nữa, rồi lao mình ra khỏi nhà, chạy dọc theo con đường quen thuộc mọi khi. Tới trường, tôi chạy vô sản chơi kiếm Lance, phòng vệ sinh của con trai thì vắng lặng, văn phòng hiệu trưởng cũng vắng. Người gác dan cũng giúp tôi kiếm cháu. Không có một vết tích nào của Lance, kể cả hộp đựng cơm trưa có vẽ hình người Nhện. Tôi như người mất trí.
        Tôi lại chạy về nhà, hy vọng trong tuyệt vọng sẽ thấy con mình ngồi trên ghế dài ở phòng khách, coi hí hoạ trong truyền hình. Nhưng căn nhà vẫn trong trơn. Tôi kêu điện thoại cho hai bà mẹ của hai đứa bạn của Lance, nhưng cả hai đều cho biết họ không thấy Lance. Lúc đó là đúng một giờ mười lăm phút sau giờ tan học. Tôi cố lấy lại bình tĩnh để kêu cho chồng tôi. Anh cho biết anh sẽ về nhà ngay. Tôi trở lại trường kiếm Lance một lần nữa.
        Giờ đó, sân chơi vắng về. Tôi đi vòng quanh sân, trong khi tim tôi đập thình thịch trong lồng ngực và đầu tôi quay cuồng. Người gác dan thấy tôi, hỏi:
        - Bà vẫn chưa kiếm được thằng nhỏ a? Sao bà không báo cảnh sát?
        Tôi rất sợ phương pháp điều tra của cảnh sát. Họ có thể hỏi tôi Lance có phải là một đứa nhỏ hư không? Nó có hay bỏ trốn đi không? Nó có hay bị cha mẹ đánh không?
        Tôi không biết làm gì nữa, đành trở về nhà. Trên máy truyền hình trong phòng khách, có một bức hình Lance chụp ở trường học bên Luân Đôn. Đó là một tấm hình Lance sún răng cửa như tất cả mấy cậu bé bảy tuổi. Tôi cầm lấy tấm hình rồi quỳ xuống sàn, ôn lại giây phút cuối cùng hồi sáng nay trước khi Lance đi học. Lance đòi ăn bánh mì nướng, nhưng nhà đã hết bánh mì, Lance muốn nước cam, nhưng tôi cho cháu nước chocolat nóng để “con được âm“, tôi nói với Lance như vậy. Lúc tôi đánh thức cháu dậy đi học, Lance xin ngủ thêm năm phút nữra, nhưng tôi không cho. Tôi ôn lại những điều tôi đã làm con tôi thất vọng sáng nay. Tôi bật khóc, rồi nói lớn:
        - Lance ơi, về nhà với má đi. Má sẽ cho con bánh mì nướng, cho con nước cam và tất cả những gì con thích!
        Thình lình cửa cái mở tung ra. Lance xuất hiện ngày giữa cửa, như nó vừa nhảy ra khỏi bức hình mà tôi đang ôm. Vẫn cái áo jacket mầu kem bằng nhung kẻ, vẫn cái áo chemise trắng, vẫn nụ cười răng sún. Lance hớn hở nói lớn:
        - Hi Mom!
        Trong giây khắc, tôi giận điếng lên. Nhưng tôi vội nuốt vô bụng, chạy ra cửa. Chắc Lance không hiểu tại sao tôi bồng nó lên, ôm ghì lấy nó, rồi vừa khóc vừa cười, vừa ngạc nhiên. Lance cho biết lý do về trễ:
        - Con có một thằng bạn mới, ba nó là không quân mới dọn tới. Nhà nó ở ngay sau nhà mình. Máà có thấy căn nhà mầu xám kia không? Nhà nó đó. Hôm nay xe chở đồ tới, họ mở đồ ra. Tụi con được coi đồ chơi của nó. Vui lắm, má ơi!
        Tôi chẳng vui chút nào! Mặt mày hớn hở, Lance vừa nói vừa lôi tay tôi, chỉ cho biết nhà thằng bạn mới.
        Tôi hoàn hồn, đi hâm soup cho Lance ăn. Ráng bình tĩnh, nhỏ nhẹ mà dặn Lance rằng, từ này trở đi, khi tan học nó phải về thẳng nhà, nó phải xin phép mới được đi chơi nhà bạn. Bạn là ai? Ở đâu? Tôi cố gắng giấu nỗi lo sợ của tôi, để đầu óc non nớt của con tôi không bị xáo trộn. Nhưng tôi cũng không giấu nổi thằng nhỏ nhậy cảm này.
        - Chuyện gì xảy ra vậy? - Lance hỏi hai ba lần.
        Cuối cùng tôi đành phải nói thật, là suốt hơn một tiếng đồng hồ vừa qua, tôi đã tưởng tôi có thể chết, vì nó không về nhà đúng giờ. Thấy con buồn hiu, tôi lại hối hận. Tự do cũng quan trọng với mấy đứa con nít. Tôi không muốn tước đoạt những quyền đó của con tôi. Tôi làm điệp viên cho CIA, tôi phải chịu nghịch cảnh, chớ con tôi vô tư, vô tội.
        Khi John bỏ sở từ ngoài Pentagon hấp tấp chạy về mấy phút sau đó. Lance ngồi ở phòng khách coi TV một cách vô tư. Như tôi lúc này, anh cũng nổi giận, tắt TV và la con một trận. Lance bối rối khóc, vì cũng như những đứa trẻ khác, Lance đã quên chuyện vừa xảy ra, nhưng Lance cũng hứa với ba nó là từ nay nó sẽ đi thẳng về nhà sau khi tan học, trở thành thói quen. Lance đã giữ dùng lời hứa đó cho tới năm ra trường trung học. Đi thưa về trình, và luôn luôn giữ đúng giờ. Cũng như Lance, tôi giữ lời hứa: Lance muốn ăn món gì là có món đó. Bây giờ con tôi sống xa nhà, vagi tháng gọi về cho biết: “Con hết chả giò, con hết thịt nướng”.
        ***
        Giữa tháng Tư, tôi nhận được một lá thơ, ngoài bao thơ đề tên tôi. Tôi mở ra đọc ngay:
        “Gửi Mỹ Dung
        Tôi nhờ một người bạn gởi thơ này cho cô. Rất tiếc là tôi không thể đích thân gặp cổ để thảo luận sâu xa hơn để cô hiểu về lập trường của chúng tôi những người có trách nhiệm ở trong nước.
        Làm con của ba cô, ít nhứt cô phải biết điều đó. Danh dự và quyền lợi của quê cha đất tổ phải được đặt lên trên tất cả mọi thứ. Khi ra toà làm chứng, cô trở thành kẻ phản quốc. Có đã đọc sử nên biết rằng chúng ta xử tử kẻ phản quốc để trừng phạt. Không phải chỉ một tên phản quốc bị trừng phạt mà cả ba đời nhà nó.
        Cô có mẹ, có chú bác, cô dì, có anh chị em, tất cả mọi người đều là nạn nhân của tội ác ngu dại của cô.
        Tuy nhiên cô còn đủ thời gian ngưng lại việc tai hại đó. Tôi sẽ không liên lạc với cô nữa. Cô không được trình thơ này vho người Mỹ coi. Tôi hy vọng cô có yhgi suy nghĩ kỹ để ngẫm lại.
        Cuối thơ, chỉ ghi “một người bạn của ba cô”.
        Tôi đưa lá thơ cho một nhân viên FBI và dịch sang tiếng Mỹ cho ông ta.
        Bây giờ chúng tôi phải kiếm cách bảo vệ Lance cẩn thận hơn trước. Giúp nước không có nghĩa là để mặc cho con gặp nguy hiểm. John và tôi quyết định gởi cháu tới ở nhà chị thứ tư của tôi là chị Cương. Anh Wray, chồng chị, hiện đang trú đóng tại căn cứ Fort Huachuca, tiểu bang Arizona, và tôi nghĩ rằng nhà ở trong căn cứ quân sự là nơi an toàn nhứt có thể an toàn hơn toà Bạch ốc.
        Tôi cầu cứu với chị Cương thì chị mừng lắm. Tôi nghe đám cháu của tôi reo hò khi má nó cho biết Lance sẽ xuống Arizona ở đi học.
        Chồng tôi gọi ông chỉ huy trưởng của Fort Huachuca, trình bày trường hợp của gia đình tôi, và nhờ ông chú ý con của chúng tôi về việc nhập học cũng như an ninh của nó. Sau khi họ sẵn sàng nhận công tác đó, chúng tôi giải thích cho Lance biết, rằng tôi sẽ rất bận rộn khi ra toà làm chứng và ba cháu vẫn phải đi làm, nên chúng tôi nghĩ rằng đây là dịp tốt để Lance chơi với mấy người anh chị bà con.
        Kenneth bằng tuổi Lance. Hai chị của nó là Therese và Christina lớn hơn Lance bốn năm tuổi. Lance hớn hở nhận lòi ngay. Hai ông Bill Fleshman và Don Maryland đều ủng hộ ý kiến đó. Không những vậy, họ còn thu xếp cho một nhân viên FBI gặp chúng tôi ở phi trường Tucson để lái xe đưa chúng tôi tới tới Fort Huachuca, cách phi trường chừng hai tiếng lái xe.
        Rời mùa đông lạnh lẽo ở Virginia, Lance có vẻ thích thú khi thấy trời nắng của Arizona. Ngồi trên xe do một thám tử của FBI lái, Lance xin quay cửa kiếng xuống để được hưởng nắng ấm, rồi kêu lên:
        - Trời nắng tuyệt vời quá! Ấm quá! Đẹp quá? Goodbye London, goodbye Washington, D.C, goodbye Virginia!
        Ông thám tử của FBI chắc cũng mệt vì những câu hỏi của Lance:
        - Có rắn độc ở sa mạc không? Ông có dám ăn xương rồng nếu bị lạc trong sa mạc không có nước uống?
        Ấy là chưa kể tại những thắc mắc về chính ông ta, như:
        - Ông có phải là nhân viên FBI không? Tại sao ông không đeo súng? Ông Bill Fleshman, bạn của má, lúc nào cũng đeo súng, chỉ khi sang London thì Bill không đeo súng.
        Nhưng may quá, mới đi được nữa đường thì Lance ngã ra ngủ.
        Chị Cương, anh Wray và ba đứa con của chị tôi vui mừng khi Lance tới tỵ nạn nhà anh chị. Lance hoà nhập một cách tự nhiên với mọi người. Sáng hôm sau, chúng tôi dẫn Lance tới trường xin đi học, và Lance có một nhận xét:
        - Đây là trường thứ ba trong năm nay của con, nhưng con vẫn thích lắm.
        Chị Cương và tôi nhìn nhau. Chị ứa nước mắt.
        - Tội nghiệp cháu tôi quá! - chị nói.
        - Đừng lo đi chị Cương. Lance thích Arizona lắm.
        Tôi cho Lance biết tôi sẽ phải trở về Washington, Lance tỏ vẻ bình tĩnh, chỉ dặn tôi nhớ kêu điện thoại cho cháu mỗi tuần một lần vào chiều thứ sáu, sau khi đi học về. Lance còn nhấn mạnh:
        - Con không có tiền để kêu ba má, mà con nghĩ rằng con cũng không có quyền xài điện thoại của uncle Wray kêu đi xa. Vậy mà phải kêu con đó nhen.
        Tôi long trọng hứa chắc với Lance, tôi sẽ kêu Lance mỗi chiều thứ sáu.
        Lance chợt hỏi:
        - Mommy, có phải má cũng đi xa ba má của má hồi mà bảy tuổi không?
        - Không, tới chín tuổi má mới đi xa.
        - Má có khóc không?
        - Mà quen rồi. Nhưng nếu con khóc cũng không sao. - Tôi nuốt nước mắt trả lời con tôi.
        - Mà đừng lo.
        Tôi cho Lance biết bà ngoại sẽ xuống đây thăm gia đình dì Cương. Nghe vậy. Lance mừng lắm, vì lúc nhỏ, Lance đã quen hơi quen tiếng của má tôi, qua nhiều dịp được ở chung với bà ngoại.
        Mười mấy năm sau, nhờ chị Cương nói, tôi mới biết má tôi không có ý xuống thăm gia đình chị Cương mà má nóng ruột cho Lance, tội nghiệp nó, nên mới xuống Arizona ở ba tháng với nó.





        Cuộc xử án bắt đầu ngày 1 tháng Năm, 1978. Lúc đó chúng tôi đã dọn ra khỏi căn nhà mướn và sang khách sạn Ramada Inn trên đường Seminary, nơi tạm trú của chúng tôi. Chiều thứ sáu nào tôi cũng kêu điện thoại cho Lance như đã hứa, rồi khóc cả tiếng đồng hồ sau khi nghe tiếng của con. Má tôi đã tôi Arizona và kêu tôi đừng gọi Lance thường, vì mỗi lần nói chuyện với tôi xong, cháu lại kiếm cỡ lạnh lánh mặt mọi người, như vô phòng tắm khoá cửa lại, hay làm bộ đi ngủ. Con nói giọng người lớn với chị bà con của nó:
        - Đừng ai làm phiền tôi. Tôi cảm nặng rồi.
        Ngày Mothers Day, tôi điện thoại cho má tôi, rồi nói chuyện với Lance sau đó. Lần này thì Lance than là nhớ nhà. Rồi vừa nói vừa khóc trong điện thoại:
        - Mothers Day là ngày ngu lắm tại vì Mommy không có đây.
        Trong khách sạn Ramada chúng tôi tạm ở để chờ ngày ra toà, một hôm, khi John đã đi làm, tôi nằm trên giường, nhìn loanh quanh trên trần nhà. Cách trang trí trong phòng tẻ nhạt. Mấy tranh đóng chặt vô tường. Đèn cũng đóng dính trên mặt bàn. Máy truyền hình cũng khoá chặt xuống sàn… như tôi cũng bị đóng dính, kết cứng với Bộ tư pháp. Tôi nghe rõ nhịp đập của tim tôi, nghe được cả mạch máu rần rần trên gôi. Tôi thấy vẻ mặt không bằng lòng của má tôi. Tôi thấy đôi vai xương xẩu của ba tôi, mái tóc hoa râm đi theo cuộc đời của người làm cách mạng.





        Tôi tự hỏi không biết ông có sự thanh thản nơi ông ỏ, để hiểu tại sao tôi làm những việc này không? Tôi mong đảng của ông không bóp méo việc tôi làm, như họ đã bóp méo sự thật về cái chết của em tôi. Ba tôi vẫn tin Hải Vân bị “Mỹ giết”. Tôi mong rằng, sau khi gặp tôi kỳ rồi ba tôi đã biết, tôi cũng như ông, lý tưởng là động cơ thúc đẩy những hành động trong đời sống của ba tôi. Ba tôi thương tôi và đã yêu cầu tôi làm theo “tinh thần và danh dự của một người Việt Nam”. Tôi cảm thấy tôi không còn là người Việt Nam nữa. Ngày mai tôi sẽ bước vô phòng xử của toà án, tôi sẽ phải nói tất cả sự thật: đường dây gián điệp Việt Nam sẽ bị tiết lộ. Tôi sẽ làm tất cả để bảo vệ quyền lợi của nước thù địch lớn nhứt của ông. Tôi sẽ làm theo tinh thần của một công dân Mỹ.

        Comment


        • #49
          Tôi không muốn bị làm rộn, nên đi ra cửa máng tấm bản “Xin đừng làm rộn” vô nắm cửa bên ngoài, rồi trở lại giường nằm.


          Tôi nghĩ tới cuộc viếng thăm của Bill Fleshman ngày hôm qua. Ông mời tôi đi ăn trưa. Dù ông không nói gì nhiều, tôi cũng hiểu ông được lịnh của ông Griffin Bell, bộ trưởng Bộ tư pháp tới thăm dò coi thái độ của tôi ra sao. Khi ông đưa tôi trở về khách sạn, trước khi chia tay, tôi nói:
          - Anh về nói với ông chánh án Bell là “Keyseat” vẫn còn ở đây. Tôi không có trốn đi đâu đâu.


          Bill cười gượng gạo, có vẻ mắc cỡ, vì tôi biết được ý nghĩ của ông.


          Chị Cương của tôi có lẽ là người đã nâng đỡ tinh thần tôi nhiều nhứt trong giai đoạn thử thách này. Hôm tôi từ giã chị và Lance, chị kéo tôi ra riêng mà nói:
          - Cưng cứ làm cái gì mà tim cưng cho là đúng. Đừng vì FBI, cũng đừng làm cho ba đau vì cưng giận ba. Chỉ có một mình cưng sẽ phải sống suốt đời với sự quyết định của cưng mà thôi. Chị không thể nào biểu cưng làm hay đừng làm.


          Tôi không biết chị tôi đồng ý hay bất đồng ý với việc làm của tôi. Chị xử sự rất đúng; quyết định này của tôi và do tôi mà thôi.


          Tôi nhớ hồi còn ở Luân Đôn, Rob cho biết sẽ giữ an ninh cho gia đình tôi bằng một khẩu súng máy. Bây giờ ở đây, trong căn phòng của khách sạn, tôi có cây súng của James Bond-Walther PPK với hai bì đạn, tổng cộng là mười viên. Một bì đã nằm sẵn trong cây súng. Tôi nghĩ tôi không cần súng lục hay súng máy. Nhờ có sự yểm trợ tfch cực của các nhân viên KBI tham dự chiến dịch “Magic Dragon”, từ ngày trở về Mỹ, tôi cảm thấy hoàn toàn an ninh. Tôi biết CIA không vui gì khi tôi đã nhận lời ra toà làm chứng. Như vậy là tôi không còn giúp ích gì cho họ được nữa, mà ngược lại tôi đã làm gián đoạn nhiều kế hoạch của họ. Khi tôi vừa trở lại Washington từ Luân Đôn, văn phòng của đô đốc Standfield Turner, Giám đốc CIA, cho biết đến giờ phút chót này cũng chưa trễ, nếu tôi muốn từ chối ra toà làm chứng.
          Sự “lựa chọn” mà họ đề nghị cùng với vẻ chán nản của Rob, khiến tôi có cảm tưởng tôi phản bội CIA. Nhưng mỗi quan tâm ấy không thể sánh với mới lo sợ cao hơn cái núi của tôi, khi nghĩ tới ba tôi. Họ sẽ làm gì để trừng phạt ông vì đứa con gái “lạc đường”? Cảm tưởng của ông ra sao khi tin tức về tới Việt Nam? Tôi biết hành động của tôi sẽ huỷ bỏ mọi cơ hội của bất cứ ai trong gia đình muốn gặp lại ba tôi và anh Khôi tôi trong tương lai. Má tôi đã trách tôi đưa cuộc đời anh Khôi vô vòng nguy hiểm, và đẩy tuổi già của ba tôi vô vòng tăm tối.


          Tôi lấy một tấm hình nhỏ của ba tôi từ trong bóp ra, nhưng tôi không đủ can đảm để nhìn. Tôi không khóc được, mà tôi ráng quên đi cái điều tai hại tôi có thể gây cho ông. Tôi nhớ có lần ông đã nói:
          - Con là con, ba là ba.


          Lớn lên, không ai trách tôi về những tội ác mà Mặt trận giải phóng miền Nam và cộng sản Hà Nội đã gây nên trên đất nước tôi. Vì vậy, tôi hy vọng rằng chánh phủ mà ba tôi đang phục vụ cũng sẽ coi tôi như người khác biệt với ông, không bắt ông chịu trách nhiệm về hành động của tôi.


          Nghĩ vậy cho đỡ sự, đỡ lo tạm thời, chứ làm sao mà so sánh con gái của một gia đình yêu nước với một lũ cộng nô.
          Tôi nằm vật lộn với những ý nghĩ dồn nén trong tôi, mà cảm thấy mình cô đơn. Cô đơn như hai tên gián điệp đang nằm trong khám chờ ngày hầu toà.


          Tôi chưa bao giờ gặp Ron Humphrey. Lần đầu tiên tôi thấy mặt ông là một bức hình trên mặt báo khi bị bắt, hai tay bị còng và các nhân viên FBI bao quanh, trong đó có mấy anh nhân viên FBI là bạn tôi.


          Tôi tội nghiệp cho Humphrey, như một con vật mắc bẫy. Là nhân viên của toà đại sứ Mỹ tại Sài gòn, ông gian díu với một người đàn bà Việt Nam, lúc vợ chồng ông ở Sài gòn. Ông là một viên chức cao cấp của Bộ ngoại giao Mỹ. Ông chỉ là một người dính dấp vô một việc vượt quá sức của ông. Qua cuộc điều tra, được biết, sau tháng Tư năm 1975, ông tìm đủ mọi cách để đưa người đàn bà ấy ra khỏi Sài gòn. Cuối cùng, ông liên lạc với toà đại sứ Hà Nội tại Đông Đức, và tại đó cái giá chuộc tự do cho người tinh vụng trộm của ông, là phản quốc. Lúc tôi gặp Trương Đình Hùng, thì Cộng sản đã cho người đàn bà đó và hai đứa con qua Mỹ, nhưng họ giữ lại đứa con trai làm con tin để đòi thêm tài liệu mật.


          Tôi tội nghiệp cho người ngu dại, chỉ mong ông được an bình trong tay Thượng đế, vì tôi biết rằng chỉ có Thượng đế mới có thể cứu rỗi ông sau khi tôi ra toà làm chứng.


          Tôi tội nghiệp cho David Trường hơn, vì tôi nghĩ rằng quá uổng cho một người trai trẻ, con nhà giầu, học giỏi, vì tham vọng mà phải ngồi tù. Anh cống hiến tuổi trẻ của anh cho lý tưởng. Hùng sanh trưởng trong một gia đình thượng lưu ở Sài gòn. Có lần Hùng nói gia đình anh là gia đình đầu tiên lái chiếc xe Mercedes. Trong thời gian hoạt động cho cộng sản, mê theo lý tưởng của mình, nên bộ đồ tốt nhứt của Hùng cũng do các bạn ở Paris mua tặng để Hùng có một bộ đồ cho xứng hầu có thể trà trộn vô khu Quốc Hội Mỹ lấy tin tức.





          Hùng là một người lạnh lùng, tính toán và tàn nhẫn. Tôi không bao giờ quên sự lãnh đạm của anh đối với cha mẹ anh. Ông Trương Đình Dzu đã viết thơ cho Hùng do anh Huỳnh Trung Đồng đưa cho tôi đem về cho Hùng. Ông yêu cầu Hùng xin cấp trên của anh ta cho ông bà được xuất ngoại chữa bịnh.


          Nhưng Hùng đã từ chối mà không cần suy nghĩ trước mặt tôi, như đó là việc anh đã dự tính trước. Rồi anh giải thích lý do từ chối đó:
          - Các ông ấy (giới chức cộng sản) sẽ nghĩ gì về tôi, nếu lời xin cho ba má tôi rời khỏi Việt Nam? Nước nhà đã được giải phóng, thì những người Việt Nam yêu nước phải ở lại để cùng xây dựng đất nước.
          Nghe Hùng nói, tôi toát mồ hôi. Khi lấy lại bình tĩnh, tôi đề nghị Hùng nên nghĩ lại; tôi sẵn sàng nói chuyện với Phan Thanh Nam, nếu anh ta bằng lòng nhờ Phan Thanh Nam giúp đỡ. Nhưng Hùng nhấn mạnh rằng, ngoài tôi ra, không ai được biết lại yêu cầu của ba má anh ta. Trương Đình Hùng đặt sự tin nhiệm và thể diện của anh ta trước con mắt của cộng sản cao hơn sự sống còn của cha mẹ.
          Có quá nhiều người bị ảnh hưởng bởi sự quyết định của tôi. Trước hết là đại gia đình của tôi: rồi tôi anh chàng người Mỹ phản quốc để lấy một người đàn bà; một anh chàng tham vọng, sẵn sàng hy sinh người khác để đạt tới mục đích riêng của mình.
          Nắm trên giường, tôi bỗng có ý nghĩ điên rồ. Tôi vùng dậy, mà bóp ra coi. Trong đó có bọn mười lăm Mỹ kim, bảy mươi lăm đồng Phật lăng Pháp, một nắm tiền lẻ của Anh, và một thẻ tín dụng American Express. Nếu tôi muốn trốn, với số tiền này tôi đi được tới đâu? Tôi không thể lái chiếc xe Thunderbird mà chúng tôi đang chạy, vì đó là xe mướn; người ta có thể kiếm ra chiếc xe trong vòng năm phút. Tôi không có thể đi taxi tới Vienna ở tiểu bang Virginia để trốn trong khách sạn Wolf Trap, nơi mà không ai có thể kiếm ra tôi. Những tiền đi xe taxi tới đó cùng đã hết bọn mười lăm Mỹ kim rồi. À, mà tôi cũng có thể dùng thẻ tín dụng của tôi để trốn trong một phòng khác ngay trong khách sạn này mà không ai biết. Tôi có một cái tên giae, thẻ giả, tên là John Hopkins để ghi tên vô khách sạn này!
          Trong một cơn bốc đồng, tôi lấy một túi xách ra và bắt đầu liệng vô đó một đôi giầy, quần áo lót, hai bộ đồ. Trong cơn hối hả chuẩn bị đi trốn, bỗng có tiếng gõ cửa. Năm tiếng, rồi ngưng, thêm hai tiếng nữa. Tôi biết đó là chồng tôi vì dùng “mật hiệu”.
          Tôi lẩm bẩm:
          - Nè, chưa trốn mà bị phát giác rồi!
          Tôi mở cửa cho anh vô. Khi nhìn thấy cái túi xách trên giường, anh ngạc nhiên hỏi:
          - Em làm gì vậy?
          - … Cất quần áo vô tủ.
          - Vậy ha!
          Anh thản nhiên nói và không hề có một chút nghi ngờ gì về cơn rối loạn lầm than của tôi mà anh đã tình cờ cứu tôi. Anh vui vẻ nói:
          - Thay đồ đi có! Mình xuống dưới nhà uống nước.


          Tôi nhìn khinh bỉ cái túi xách, rồi vô phòng tứm để thay đồ. Tôi nghĩ về người đàn ông má tôi kết hôn.
          Có người đeo bùa hộ mạng. Tôi không có bùa mà có John. Anh luôn luôn đem may mắn lại cho tôi, sẵn sàng bảo vệ và ủng hộ tôi. Tôi hiểu rằng một mình tôi không thể thành công. John luôn luôn ở cạnh tôi khi tôi cần đôi vai vững mạnh để nương tựa. Không những vậy, anh con cho tôi quyền tự do khi tôi muốn quyết định lấy một mình.


          Tôi mắc cỡ, không dám cho anh biết sự thật tôi đang làm gì khi anh tình cờ về nhà buổi trưa đó.


          Tôi cũng đã học “thân ở đâu thì tâm ở đó”, những trong giờ phút kinh hoàng ấy, tâm trí của tôi cứ nghĩ tới ngày ra toà, mong tới ngày chót của cuộc xử án này, để được sống một đời sống bình thường với gia đình. Chứng đó tôi mới cho John biết anh đã cứu tôi ra khỏi cơn kinh hoàng trước một ngày tôi ra toà làm chứng trong tâm thức của một người Hoa Kỳ.



          HẾT

          Comment

          Working...
          X