Chương 17
Ban biên tập của chương trình phát thanh gồm có: đại uý Thịnh, chủ bút; thiếu uý Nguyễn Triệu Nam, cây viết và linh hồn của chương trình: và ba cô thơ ký đánh máy. Xướng ngôn có Thảo, một người đẹp không biết từ đâu giảng xuống Cần Thơ. Mỗi lần Thảo bước vô cổng trại Lê Lợi, xe Jeep ngừng chạy, gác cổng bị trặc cổ, lính Mỹ ở các văn phòng huýt gió, chim trên cành cũng phải giựt mình vỗ cánh bay xa.
Tôi được làm đệ tử của thiếu uý Nam. Chúng tôi ngồi cái bàn viết của ông đại uý Mỹ. Ông là nhiếp ảnh viên trưởng, nên với ba tuần ông mới về Phóng V một lần. Khi ông về, thiếu uý Nam và tôi chuyển ra cái bàn bên ngoài, hoặc chúng tôi đem giấy xuống câu lạc bộ làm việc. Tuần lễ đầu tiên, thiêu uý Nam cho tôi đọc báo quân đội do ông lựa chọn. Tôi phải đọc những bài ông làm dấu X bằng mực đổ. Đó là những bài bình luận của cấp chỉ huy các binh chủng, và những bài của những cây viết “có tiếng” của Nha chiến tranh tâm lý. Tôi còn là học trò thò lò mũi xanh, làm sao biết được những cây viết “có tiếng” trên Sài gòn. “Có tiếng”, với tôi thời đó là Khái Hung, Nhất Linh, Hồ Biểu Chánh, chuyện ma. Lê Xuyên nổi tiếng như cồn, nhưng má cấm tôi cam đọc. Tôi chỉ được đọc những sách má cho phép mac thôi.
Thiếu uý Nam muốn tôi bỏ cách viết văn má tôi đã học ở trường. Ông muốn tôi hít thở cái không khí của tuyên truyền. Vì vậy, suốt tuần lễ đầu tôi phải cố gắng “nuốt” những bài báo viết khô khan trong đống báo quân đội mà thiếu uý Nam giao cho. Ông muốn tôi mau chóng “trưởng thành” như một người lính. Tôi thầm tự hỏi, một cô gái mới 18 vừa chân ướt chân ráo ra khỏi trường, dù có ăn gian thêm một tuổi cũng mới có 19, làm sao có thể rượt thời gian để trưởng thành như một người lính được. Rồi ai hưởng cái tuổi mới dậy thì giùm tôi đây? Mà làm sao tôi có thể trưởng thành như một người lính của Quân Lực Việt Nam Cộng hoà được? Các anh ra chiến trường, luôn luôn nằm kề bên cái chết với cây súng, gối đầu bằng cô đơn, với những giấc mơ gia đình, đất nước và hòa bình? Tôi biết cái can đảm của tôi lớn bằng hai lá gan, những chưa thể so sánh với cái can đảm của người lính chiến. Nghĩ vậy, tôi tự nhủ phải ráng học với ông thiếu uý để làm việc.
Tôi gọi thiếu uý Nam bằng “ông Nam”, dù ông không bằng lòng, vì tôi chưa quen dùng cấp bậc để gọi một người trong quân ngũ. Ông rất kiên nhẫn, tử tế, và thích dậy học. Sau những giờ gấp rút để hoàn tất một chương trình cho có Thảo thâu gởi xuống đài phát thanh Sóc Trăng, thiếu uý Nam và tôi thật sự làm quen với nhau. Ông sanh trưởng trong một gia đình Nho giáo ở Hà Nội, di cư vào Nam cùng với hơn 800.000.000 người muốn sống tự do. Tôi không biết gì nhiều về quá khứ của ông, nhưng tôi có cảm tưởng ông không có nhiều cảm tình với đàn bà. Mỗi khi nói đến đàn bà, ông thường có giọng cay đắng. Một hôm, thấy tôi nhăn mặt khi nghe ông kể một chuyện tinh, ông vội nói:
- Cô là con gái, chưa phải là đàn bà. Dù có già thêm vài tuổi cô vẫn giũ được cái ngây thơ của cô.
Thỉnh thoảng, ông cho tôi xem những bài thơ ông ca ngợi đàn bà. Có bài nói về một người con gái với lời tha nhẹ nhàng, có bài với những lời âu yếm đành cho một mối tình. Ông là người đa tình, đa cảm, nên dễ rung động trước vẻ đẹp của phụ nữr. Có người đáp lại tình ông, mà cũng có người đã phụ tình ông. Tôi cũng vẫn nghĩ rằng đa tình như thơ của ông có vẻ “mết quá”. Những mối tình của ông, tôi ví như những sợi dây trói buộc ông lại, làm cho ông héo hắt. Nếu cứ mới lần yêu là “chết trong lòng một ít”, không biết lòng ông còn sống được bao lâu nữa? Hèn chi vọng cổ mới có câu hát “yêu là đau khổ, tình là dây oan”. Riêng tôi, tôi nghĩ rằng tình yêu đẹp như trăng rằm, sáng như sao trên trời, vui như những ngày hội lớn, thơm như hoa bưởi, hoa cam… Khi thấy con gái Cần Thơ định nghĩa về tình yêu như trên, thiếu uý Nam chỉ nói:
- Chúc cô may mắn.
Ông hút thuốc liên miên, nên hai ngón tay vàng khè, môi thâm sì. Sau tuần lễ đầu, ông hỏi tôi có ghét khói thuộc không? Tôi nói gì bấy giờ, vì tôi biết nếu không có khói thuốc lá không có thầy, mà “không có thầy, đó mày làm nên”. Tôi trả lời:
- Miễn ông đừng đổi hiệu thuốc khác là tôi chịu đựng được.
Từ ngày đó, ông bớt nghiêm nghị với tôi, ông tỏ vẻ thân mật với tôi hơn, coi tôi như mấy ông thượng sĩ, thiếu uý ở phòng V. Nhưng ông vẫn còn nghiêm nghị với ba có thơ ký đánh máy và cô xướng ngôn viên. Ông cho tôi đề tài để viết; còn tin tức, tôi sẽ lấy trong báo cáo bên Trung tâm hành quân. Tôi viết bình luận những trận đánh trong vùng Chương Thiện, Sóc Trăng. Mỗi khi viết xong, tôi đưa cho thiếu uý Nam duyệt. Trong khi ông đọc, tôi ngầm theo dõi phản ứng của ông. Có lúc ông nhíu mày, có lúc ông lắc đầu nhẹ nhẹ. Điều làm tôi mắc cỡ nhứt, là cây viết mực đỏ của ông không ngừng di chuyển trên những trang giấy tôi viết. Có trang ông vo tròn liệng vô thùng rác, sắp những trang còn lại cho ngay ngắn, rồi cất vào tủ của ông.
Ngày qua ngày như vậy cả một tháng dài. Tôi không biết ai thử tánh kiên nhẫn của ai, nhưng tôi vẫn nhớ “không thầy đố mày làm nên”. Vậy là tôi cứ tiếp tục viết, thiếu uý Nam tiếp tục liệng thùng rác, và cất giữ.
Một hôm, sau khi đưa chương trình phát thanh cho cô Thoa, thiếu uý Nam kêu tôi theo ông xuống câu lạc bộ uống nước. Tôi thấy ông ôm một xấp giấy dầy cộm. xếp trong một bìa cứng, tôi đoán xấp giấy đó là những bài tôi viết; tôi hồi hộp đi theo ông. Một là tôi lên đoạn đầu đài; hai là tôi chính thức trở thành biên tập viên. Tôi tự trấn an: “Hổng sợ. Mình đã từng sống trong rừng U Minh, muỗi cắn không chết, rắn, cá bông chưa cắn chết, cũng không bị máy bay của thằng Tây lấy bỏ bom trúng, thì những khó khăn sắp tới nên coi nhẹ như lông hồng.
Thiếu uý Nam phê bình những bài tôi viết một cách thẳng thắn, chính đáng, và xây dựng. Vấn đề lớn nhứt là tôi viết như viết báo cáo, nghĩa là quá trung thực. Ông nói:
- Chúng tôi có cả ngàn, cả vạn tay viết báo, những tiếng nói của Quân Lực Việt Nam Cộng hoà tại vùng 4 Chiến thuật cần họ. Nếu cô chưa biết gì về cộng sản, tôi sẽ dậy cho cô biết về chúng. Nếu cô không thù ghét cộng sản, cô cũng phải cho cả ngàn cả vạn thính giả biết quân ta nơi chiến trường can đảm mức nào để diệt chúng. Không những thế, cô còn phải cho người ta thấy rõ bộ mặt thật tàn bạo của Việt Cộng. Chúng không phải là bạn của người dân, vì chúng thẳng tay giết hại đàn bà con trẻ con.
Thiếu uý Nam chỉ một tấm hình lớn của trung sĩ Mai Hoà chụp mấy ngày trước. Đó là hình một người đàn bà nằm trên vũng máu với một bầy con nít, đứa lớn nhất chừng mười tuổi, đứa nhỏ nhất chưa biết đi, đang khóc bên xác mẹ. Tôi đã từng nếm mùi chia ly, đã chứng kiến cảnh nhà tan cửa nát, và đã thấy những xác nạn nhân chiến tranh trôi lềnh bềnh trên sông. Vậy mà chưa bao giờ tôi phải đứng trước cảnh mấy đứa con nhỏ khóc bên xác mẹ. Tôi cắn môi, cúi mặt để cố nứn cơn xúc động trong lòng, và gật đầu.
Thiếu uý Nam nói tiếp:
- Cô viết được, nhưng tôi muốn cô nhớ rằng cô không phải là một nhà báo, mà là một cán bộ tuyên truyền. Chúng tôi có phóng viên chiến trường, tin tức được chuyển thẳng từ mặt trận về. Cố khai thác những tin đó để cổ vũ, động viên tinh thần người lính Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Đồng thời, cô phải làm nản bọn cán binh Việt Cộng bằng cách cho chúng thấy tương lai của chúng mờ mịt, vì chúng tranh đấu cho một Chánh phủ ma.
Tôi giựt mình khi nghe thiếu uý Nam gọi Chánh phủ của ba tôi là “Chánh phủ ma”. Nhưng tôi không dám phát biểu một lời nào. Thiếu uý Nam không biết gì về lý lịch của tôi. Ông nói tiếp:
- Cô giầu tưởng tượng, nên ngòi bút của cô có thể trở thành vũ khí sắc bén để đánh giặc này.
Tôi nhìn thiếu uý Nam bằng cặp mắt cương quyết, rồi hỏi:
- Ông muốn nói là đánh thằng giặc này?
Tôi muốn cho ông biết tôi đã hiểu nhiệm vụ của tôi.
- Cô nói đúng! - Ông trả lời bằng một giọng nửa ngao ngán, buồn rầu - Đôi khi tôi thấy mình quen với chiến tranh như quen với cái áo cũ, hay với một người đàn bà đã chung sống lâu dài, đến độ chán ngấy, nhưng nếu không có cô ta thì tôi lại không sống được.
Ông lắc đầu nhìn xuống ly café, nói thêm:
- Thật ra tôi cũng chả biết làm gì khi hết giặc!
Tôi dò ý ông:
- Ông có thể xuất bản thơ của ông hoặc ông viết tiểu thuyết và sống một cuộc đời hạnh phúc bên người đàn bà ông yêu.
Quả thật, viễn tưởng một cuộc sống như vậy cũng làm tôi ham muốn, ao ước. Sống thanh bình bên người mình yêu không phải là một cuộc sống chứa chan hạnh phúc sao? Nhưng thiếu uý Nam vẫn có giọng buồn buồn:
- Tôi làm thơ chỉ để giãi bầy tâm sự của riêng tôi. Tôi cũng không biết sống hạnh phúc là sống làm sao?.
Tôi nói:
- Là không có những trái hoả châu ban đêm, không có phục kích giữa ban ngày, không còn nhận được tin những người thân của mình chết bất ngờ tức tưởi…
Thiếu uý Nam khẽ thở dài, chán nản:
- Cuộc chiến này sẽ không bao giờ dứt.
Thiếu uý Nam dậy tôi về tuyên truyền như sau:
- Tuyên truyền là một nghệ thuật, làm với đầu óc chớ không phải làm với con tim.
Rất may là tuyên truyền không làm với con tim, vì trái tim nhà thơ Nguyễn Triệu Nam mềm xèo.
Một buổi sáng, tôi ngồi ngoài phòng thâu băng để nghe Thảo đọc bản tin tôi mới viết. Tận đáy lòng, tôi hãnh diện vô cùng. Rồi tôi cũng được chấp nhận góp sức với quốc gia mà tôi đã lựa chọn và hết lòng tin cậy. Trước đó, dù được đi học trường công, nhưng lúc nào tôi cũng thấy hai chân tôi chưa đứng vững trong xã hội này. Bất cứ lúc nào người Quốc gia cũng có thể hất chân con cái của Việt Cộng ra khỏi cuộc sống. Bất cứ lúc trường Phan Thanh Giản cũng có thể đuổi con cái của Việt Cộng ra khỏi trường.
Tôi đem về nhà 6,000 đông kỳ lãnh lương đầu tiên sau tháng làm việc. Tôi đặt xấp tiền trên bàn trước mặt má tôi nói:
- Tiền này của má, con xin 200 để tụi con đi ăn bánh mì chú Lý Ngầu.
Nhưng má tôi đưa cho tôi 500, rồi cắt số còn lại vô hộc của bàn máy may. Mà nói hai tiếng “cảm ơn” rồi tiếp tục việc. Tôi không ngạc nhiên khi thấy mà không vui, vì tôi biết má cũng không muốn tôi đi làm mà phải tiếp tục học, nhưng vì hoàn cảnh gia đình, mẹ côn tôi phải chấp nhận.
Trưa hôm đó ở Phòng V, chúng tôi nhận được tin khẩn cấp từ Quân y viện Cần Thơ cho biết thương binh từ mặt trận Chương Thiện chuyển về qua nhiều, nên bệnh viện thiếu máu. Bác sĩ Hiếu kêu gọi tất cả dân quân trong các trại chung quanh hiến máu. Tôi hưởng ứng lời kêu gọi, nên xin về sớm để tới Quân Y viện.
Tới cổng nhà thương, một rừng người nôn nóng chờ giờ mở cửa được vô thăm thân nhân. Đó là những người từ trong ra chen chúc bên những người từ những tỉnh khác đến. Có những ông bà già mệt mỏi ngồi phệt xuống đất chờ. Có mấy bà khóc lóc vì biết thân nhân đang ở trong tình trạng nguy ngập, thất sinh. Nghe họ than thở, tôi biết rằng có người đã không được gặp chồng hoặc con cả năm trời: khi được tin thì lại tin dữ.
Lính gác cổng mở hé cổng bệnh viện cho tôi, khi biết tôi đến hiến máu. Tôi xếp hàng sau bốn người đàn ông. Khi thấy mũi kin của cô y tá đâm vô tay một người đang nằm trên bàn, tôi rùng mình, nhắm mắt lại. Sao cây kim dài hơn kim vá bao cả ròn. Mùi nhà thương cũng làm tôi bủn rủn tay chân. Tôi thầm nghĩ rằng nếu bị bịnh tôi cũng không dám vô đây, vì có thể không có ngày về. Một cô y tá vội vàng chạy vô lấy bịch máu vừa hiến, rồi biến mất tiêu. Một cô y tá giả nở nụ cười rồi hỏi tôi về loại máu. Tôi chỉ biết lắc đầu, vì tôi không biết. Cô y tá thở dài nói:
- Khó quá! Không ai biết máu mình loại máu gì.
Sau lưng tôi có tiếng một người đàn ông nói lớn:
- Loại máu tui là loại máu dê.
Mọi người trong phòng cười rần lên làm bầu không khí nặng và khó thở tan biến. Tôi quay lại nhìn mặt người đàn ông vô truyền đó. Tôi buột miệng nói với cô y tá:
- Máu của cháu nữa Mông Cổ, nửa Việt Nam.
Tôi muốn dằn mặt người tự nhận có máu dê này cho bõ ghét. Cô y tá nhận ra tôi, vì cô là bạn học của má tôi trước kia. Cô là Tám Quán, làm y tá trưởng bên dân y viện. Nay quân y viện thiếu người, mời cô qua giúp. Có nói với tôi:
- Thôi, ngồi xuống đây!
Tôi vâng lời cô. Trong khi sửa soạn lấy máu của lời, cô than thở:
- Cả tuần nay cái gì cũng lộn xộn, ngổn ngang hết. Cô thức trắng đêm hôm qua tới giờ.
- Sao cô không ngủ? - Tôi ngây thơ hỏi.
Bà thở dài đáp:
- Làm sao mà ngủ được. Cái gì cũng thiếu: thiếu bác sĩ, thiếu máu, thiếu giường…
Tôi nằm chờ bà lấy máu mà không dám nhìn lên cánh tay. Tôi sợ quá nên khi cô Tám đâm kim vô tay, tôi cũng không biết đau. Rồi việc lấy máu xong lúc nào tôi cũng không hay.
Tối đó tôi trở lại quân y viện, vì tôi tò mò kiếm cô Tám Quán, muốn biết người lính nào đã được tiếp máu của tôi, cũng muốn biết sự hiến máu của tôi có cứu sống được ai không. Một lát sau, cô Tám Quan cho tôi biết số phòng và số giường của người lính đã nhận máu của tôi. Nhưng tôi đến thì đã trễ, vì tôi bước vô phòng, thấy tấm vải trải giường trắng loang lổ máu phủ lên xác một người. Tôi cảm thấy bơ vơ, tuyệt vọng và yếu đuối trước những cái chết mà biết bao nhiêu người đã có cấp cứu cũng không kịp. Chiến tranh như những cơn giông, cơn bão, những đợt sóng thần, cuốn đi không biết bao nhiêu sinh mạng.
Mười tám tuổi, tôi không có thì giờ làm con gái; cả ngày đêm chỉ suy nghĩ chuyện nước non. Tôi muốn đi lính, ma không cho. Tôi muốn làm nhiếp ảnh viên chiến trường, lại nhút nhát không dám lao mình ra khỏi máy bay trực thăng.
Trong phòng, có một người đàn bà ngồi dưới đất, cạnh chân giường. Bà gục đầu lên hai cánh tay để trên đầu gối và rung theo tiếng nấc rên rỉ, thảm thiết. Tôi muốn ra khỏi phòng nhưng lại không nỡ bỏ bà ta một mình. Tôi nhẹ đặt tay lên vai bà. Bà liền ngước lên hỏi:
- Cô quen con tôi hả?
Rồi bà kéo tà áo dài lên chùi nước mắt. Tôi đáp:
- Dạ không. Cháu chỉ tới thăm.
- Làm sao có biết con tôi?
Nỗi thất vọng hiện lên trên gương mặt người mẹ. Tôi có cảm giác bà muốn gặp một người quen của con bà, để tìm một kỷ niệm con bà để lại, tôi lại phải đính chính, tôi nói tôi không biết con của bà, nhưng tôi cho bà biết tôi đã hiến máu cứu thương binh.
Người mẹ vịn thành giường sắt đứng dậy, bước tại đầu giường giở tấm vái, vuốt tóc người con trai. Tôi không dám nhìn nỗ thương tâm đó.
- Nếu có mặt ba nó ở đây, người ta người ta cứu sống con tôi rồi. Nó 20 tuổi. Trời ơi, sao lại bắt con tôi đi? Tôi chỉ có một mình nó thôi.
Tôi không biết nói gì. Má tôi có 7 đứa con, chỉ một người theo ba tôi ra Hà Nội mà má tôi đã héo hắt cả cõi lòng vì nhớ thương rồi. Đằng này người mẹ ngồi trước xác con của mình mà không hẹn ngày trở lại.
Bà mẹ cho tôi biết chồng bà là một sĩ quan đang tham dẹ hành quân ở Chương Thiện. Chính trong cuộc hành quân này, người lính 20 tuổi đã hy sinh. Khi nhân viên của nhà thương đem băng ca tới. Họ chuyển người lính sang băng ca. Bà mẹ chạy theo, đưa hai tay âu phụ đỡ lấy băng ca. Tiếng nói của bà đứt quãng trong tiếng khóc. Bá đứng đó một hồi, tay vịn giường sắt nhìn người ta thay vải giường một cách nhanh nhẹn và vô tình, như họ đã làm việc này liên tục mỗi ngày mỗi tháng. Chiến tranh làm con người quen với cái chết. Không biết người ta có trân quý sự sống hay không, trong cái nhà chứa toàn những thương binh này? Tôi, đứa con gái vừa lớn lên với nhiều tình cảm chất chứa, dễ xúc động trước sinh ly tử biệt, không thể cầm lòng được. Tôi lặng người trước cái chết của người lính trẻ vừa rồi. Tiếng khóc than của người mẹ làm tôi mất tinh thần. Khi người ta thay xong tấm vải, tôi định bỏ đi, nhưng tình cờ nhìn sang giường kế bên. Một người lính bị băng bó kín đầu, để hở hai con mắt, cái mũi, và miệng. Thân anh ta đắp một tấm vải mầu kaki. Khi thấy tôi gần, anh nhìn tôi bằng đôi mắt lờ đờ như vô thần. Tôi hỏi thăm:
- Anh có khoẻ không?
Anh không trả lời tôi mà hỏi lại:
- Nó đi rồi hả, cô? Thằng nhỏ đi rồi hả?
- Đã. Còn anh khoẻ không?
- Việt Cộng… cái kiếp chó đẻ này.
Anh thương binh vừa chửi thề vừa quờ quạng cánh tay lên thành giường làm cho giường rung rinh, rồi hậm hực nói:
- Mắt đui a? Giò tui cụt, cổ tui gãy, làm sao mà khoẻ được!.
Nghe anh nói, tôi mới biết anh bị thương nặng như vậy.
Tôi không biết nói gì với người thương binh này, và bước nhanh ra cửa. Ra khỏi khu đó, thấy có một nhà thờ nhỏ trong sân nhà thương, tôi rón rén bước vô. Tôi biết biết nói gì với Chúa đây? Một đứa con của Chúa vừa chết yểu; một đứa đang giẫy giụa vì những vết thương trầm trọng. Tôi chợy nhớ lại lời của ông ngoại tôi hồi nào: “Chúa thương yêu các con của ông, nhưng ông không có xen vô chuyện của mình ở đây”.
Comment