Ngàn Giọt Lệ Rơi
Yung Krall Đặng Mỹ Dung
Chương 1
Yung Krall Đặng Mỹ Dung
Chương 1
Dặng Mỹ Dung, con gái của ông Đặng Quang Minh (tên thật Đặng Văn Quang) nguyên đại sứ của Mặt trận giải phóng miền Nam tại Liên Xô thời kỳ 1966-1972.
Đặng Mỹ Dung cộng tác với CIA và FBI để mạng lưới gián điệp Việt Nam hoạt động tại Mỹ thời kỳ 1976-1978, khiến ông Đinh Bá Thi, đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc bị trục xuất
Trong buổi cơm chiều hôm đó, tôi móc tờ truyền đơn trong túi quần đùi ra khoe tài biết đọc. Đọc xong, tôi hỏi ba tôi là truyền đơn nói gì. Ba tôi nói Hà Nội và Pháp đã đi đến một thoả thuận tại hội nghị Geneve, thoả thuận này mang đến hoà bình cho đất nước của chúng ta. Tây không còn giết chóc dân lành của mình nữa. Thằng Tây thua trận Điện Biên Phủ, mình thắng rồi, Tây sẽ xuống tầu về Tây.
Điện Biên Phủ, cái tên vang lừng mà tôi thuộc nằm lòng, một địa danh đem đến nhiều hy vọng cho dân tộc Việt Nam. Biết bao nhiêu chiến sĩ đã hy sinh dưới lá cờ của Việt Minh; chiến thắng, là hàng vạn quân thù đã bỏ thây nơi trận địa này, rồi mang theo giấc mơ thống trị Việt Nam trong giấc ngủ thiên thu của họ. Tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng lãnh chỉ huy trận đánh lịch sử này trở thành anh hùng dân tộc. Bấy giờ, gia đình nào có con em đi bộ đội, gặp nhau ồn ào ra mặt. Người người hãnh diện với chiến thắng này, với sự đóng góp và hy sinh của gia đình họ.
Má tôi đếm trên những ngón tay mềm mại của bà rồi dặn tôi, đừng quên lúc tôi lên tám, hoà bình đã trở lại trên xứ sở của mình. Bà dặn đi dặn lại đừng bao giờ quên lúc tôi lên tám Tây thua trận, dân tộc Việt Nam đuổi Tây về Tây, nước Việt Nam được độc lập, tự do. Dù không có tám cây đèn cầy cho tôi thổi để ước được những món quà mà tôi hằng mong ước, nhưng ngược lại, những ước mơ lớn bằng bầu trời của nước Việt đã thành sự thật trên từng tấc đất của quê hương. Ngày đó, tôi hiểu được ý nghĩa của trận mưa xanh.
Hoà bình! Hoà bình! Hoà bình! Niềm vui rạng rớ trên mặt của ba tôi, trên nụ cười. trong những bước đi lẹ làng của người, khi ông dãn tôi và Hải Vân đến trường làng buổi sáng hôm sau. Đám học trò xếp hàng chào quốc kỳ. Đây là những việc chúng tôi làm hàng ngày, nó đã thành thói quen, nhưng sáng nay buổi chào cờ trở thành trọng đại hơn, và danh dự cho những ai đứng dưới lá quốc kỳ. Khi tụi nhỏ hát bài quốc ca. ba tôi hát với chúng tôi; tôi liếc nhìn, bắt gặp nụ cười trong mắt người. Trong nắng ấm của buổi ban mai này, bỗng nhiên tôi nổi da gà từ đầu cho đến hết cơ thể bé nhỏ của tôi.
Trong những ngày hạnh phúc tuyệt vời đó, trời đất cũng theo nhịp điệu những con tim rạng rỡ của người dân giành lại được độc lập tự do. Trăng sáng trên sông, thuỷ triều lên cao, cá nhảy trước bến nhà. Gia đình tôi nói đến chuyện dọn nhà về bên ngoại. Tôi vụt nghĩ đến cậu Hai Hợi, người thợ mộc tài ba trong Xẻo Môn đã từng săn sóc, giúp đỡ gia đình tôi mỗi lần phải tản cư. Rồi cậu sẽ vô rước chúng tôi về làng; thế nào cậu cũng sẽ lặp đi lặp lại cái câu quen thuộc: “Dân mình đá đít thằng Tây”. Rồi cậu ăn mừng bằng một xị đế nặc nồng.
Đời sống của chúng tôi sẽ thay đổi kể từ giờ phút này. Dân trong làng của ông bà ngoại ở ngoài “vùng giải phóng” sẽ không còn sợ sệt, với hai tay cầm nón cung kính khi nói chuyện với quan Tây hay quan thầy nữa. Những người trong xóm “coolie” được trở về làng mạc của họ, để sống với danh dự của nhà nông. Tôi sung sướng khi nh(in thức rằng chúng tôi không còn phải chạy xuống hầm núp trốn máy bay, và tránh những trận mưa bom nữa. Từ đây không còn những trận máy bay oanh tạc. hết xác chết trôi sông, hết nhà cháy, hết thấy mấy con trâu vô tội phơi thây ngoài ruộng lúa và cả người lẫn thú hết sợ thằng Tây!
Tôi nghe trong tiếng đờn vĩ cầm của ba tôi có những sung sướng này, những tiếng nhạc từ phương xa ba tôi thường giải trí vợ con, đã lâu ông mới đờn lại. Linh hồn của những chiến sĩ đã hy sinh ở Điện Biên Phủ hình như đang lại vang đâu đây với chúng tôi, và tự do đến gần với tầm tay, mà tôi tưởng là mình có thể với tay được.
Nhưng, những người chế tạo hoà bình ở Hà Nội có những meu đồ khác. Hoà bình theo ý dân chưa đủ: hoà bình giản dị như chúng tôi và người đãn Việt mong muốn không phải là thứ hoà bình mà mấy người ngoài Hà Nội bàn tính với nhau. Tôi không hiểu họ muốn cái gì, khi tôi nghe lỏm những lần ba má tôi cãi lộn nhau. Rồi, tinh thần Điện Biên Phủ chết non trong gia đình tôi. Ba má tôi cãi nhau có khi đến khuya về “xã hội chủ nghĩa” hay con khỉ khô gì đó; còn nhỏ quá tôi không hiểu được. Nhưng hai người cãi nhau, chung qui về cái “xã hội chủ nghĩa”. Má tôi khóc cũng tại nó. Con cái trong nhà, đứa nào cũng đau lòng về những cuộc cãi vã này. Ba tôi bắt má tôi ngồi nghe ông giảng bài cách mạng, ông lại là một người lánh nạn, với một giải thưởng đắt giá treo trên cổ ông. Vì vậy, những giờ phút được gặp vợ con thật là quý báu. Khi nào an ninh được bảo vệ thi ông lén về thăm vợ mới, con thơ.
Một tên sĩ quan tình báo Pháp nhận đặc trách theo dõi ông. Nó tìm hiểu về những thói quen của ông, biết cặn kẽ về mối liên hệ trong gia đình, về kẻ quen người thuộc của ông. Nó còn biết đến những thứ tiêu khiển, cũng như cái say mê trong lòng của người đàn ông yêu nước này. Nó biết ông sẽ phải về thăm người cha già đang đau nặng. Rồi một buổi trưa nọ, trong khi mọi người đang nghỉ trưa, một thằng Tây và tên tay sai người Việt xóc bảng xuống đến nhà cha mẹ của ông.
Chúng tưởng chúng đến bất ngờ. Nhưng trong lúc chúng mang giầy Tây đi lụi đụi trên con đường đất dẫn vô nhà ông bang biện Cận, có một thanh niên nhận ra chúng. Anh vội phóng đường tắt về nhà báo động. Ba tôi nhanh nhẹn lấy bộ đồ bà ba của người làm ruộng mặc vô, quấn trên đầu cái khăn sọc của người em gái, giả dạng một thôn nữ, rồi leo lên cây vú sữa, làm bộ hái trái. Tên Việt gian trờ đến, đứng dưới gốc cây, tay che mặt ngẩng đầu lên hỏi cô thôn nữ có biết “thầy giáo Quang” ở đâu không? “Chú vô hỏi vợ thầy hoặc má thầy thử coi” ba tôi trả lời.
Tên sĩ quan tình báo Tây và tay sai vội làm theo lời ba tôi. Vào nhà, chúng tỏ ra lịch sự, ngọt ngào với má tôi. Chúng nói chúng là những người mến mộ ba tôi, đến xem tác phẩm nghệ thuật của ba tôi (một vài tấm gỗ ba tôi chạm hồi còn đi học). Tên sĩ quan Tây nhìn anh Khôi gật gù khen anh giống cha nhiều lắm. Họ hoi má, ba tôi đâu rồi. Tên tay sai cố làm cho má tôi yên lòng nên nói:
- Tôi là bạn của ảnh, chúng tôi từng dậy cùng một trường ở Vĩnh Long cho tới khi tôi đổi qua học mỹ thuật, chị ạ. Chị tin tôi đi.
Câu nói đó không lay chuyển được má tôi. Bà đáp:
- Khó mà biết ai tin được, bởi vì chó còn ăn thịt chó nữa kia, ông ơi.
Tên sĩ quan Tây vò đầu con của kẻ thù, rồi nói câu thòng trước khi bỏ đi:
- Cho cha mi hay là ta sẽ trở lại.
Sau khi họ đi rồi, ba tôi từ trên cay tuột xuống ôm lấy vợ con. Lúc đó má tôi đang mang bầu. Ba dặn mà đừng bao giờ trả lời kẻ thù những gì khác hơn là “không biết”. Ông ôm chặt đứa con trai vào lòng thật lâu, rồi xin cha mẹ thương yêu săn sóc vợ con. Sau do ông biến dạng.
Ngày tháng trôi qua, má tôi không thấy mặt cũng chẳng nghe tin tức gì của chồng. Một đồng chí tin cẩn cho biết là ba tôi đã được lịnh đi bên Xiêm mua khí giới cho cách mạng. Má tôi quyết định dẫn con về làng của bà, vì cũng sắp đến ngày sanh nở. Kỳ nghén này, sức khoẻ của má tôi rất kém; mà lại có song thai, vậy bà cần về bên ngoại để được chị của má săn sóc. Đến ngày má đi sanh. ba xuất hiện một cách bí mật và bất ngờ, lẻn vào nhà thương Cần Thơ chứng kiến một sự nhiệm mầu. Má tôi sanh hai người con gái, trước sau ba mươi phút. Đây không phải là hai cục vàng mà là hai viên kim cương; ba tôi đặt hai chị là Kim và Cương. Một lần nữa, để bảo vệ an ninh cho chính mình, ba tôi lại phải ra đi ngay lập tức.
Hai năm sau, ba tôi thật sự “biến mất”. Khó mà biết ông ở đâu vì đối với ông, vắng mặt thật lâu đã trở thành thói quen. Nhưng lần này có tin cho biết ba tôi đã bị Tây bắt. Má tôi không tin, nhưng rồi cũng phải tin, vì chính tên sĩ quan tình báo đã một lần đến nhà tôi khoe rằng chính nó đã bắt ba tôi. Ba tôi bị đầy ra Côn Nôn.
Má tôi che giấu nỗi tuyệt vọng khi thằng Tây ra giá với bà: nếu bà chịu khai với mật thám Tây về những hoạt động cách mạng của ba tôi, thì bà sẽ được phép đi thăm nuôi. Những bà nói là việc thăm nuôi không có ích lợi gì, vì bà đang đau và phải chăm sóc gia đình. Bà nói: Tôi là vợ, chớ tôi không là đồng chí của ổng nên hỏi tôi về việc chánh trị tôi mịt mù không biết gì đâu. Mấy chuyện tôi biết chẳng quan trọng gì với ông. Tôi chỉ biết chuyện thay tã và giờ giấc cho con bú thôi.
Mấy tháng trôi qua, không có tin tức trực tiếp gì của ba tôi và các cậu. Những người được phóng thích từ khám lớn trở về ghé thăm má tôi. Họ cho biết là ba tôi và hai người anh của ba đã chịu đựng hết các cuộc tra tấn khủng khiếp. Họ khuyên má viết thơ cho ba tôi khuyên ông nhượng bộ để tránh những cuộc khẩu cung dẫn những trận tra tấn dã man. Khi má tôi nghe họ kể tỉ mỉ về những trận tra tấn trong tù và các tù nhân khác, qua xúc động bà muốn nghe lời họ. Nhưng khi má hỏi ý kiến ông ngoại, ông nói “Con nên nghe lời nó dặn lúc nó còn ở nhà. Nó biết chuyện nó làm. Con đừng có nghe lời người ngoài chi biểu. Kiên nhẫn, chịu đựng và đừng viết thơ”.
Từ tháng này qua năm khác, gia đình không ai nhận được một lá thơ nào của ba. Má tôi cùng hai người chị dâu, mợ Tư Diệp và mợ Năm Sắc, âm thầm chờ chồng. Gia đình chỉ sống với những tia hy vọng mỏng manh qua lời nhắn của những người được phóng thích sớm. Nào là mấy ổng còn sống, mấy ổng còn ở trong tù, mấy ổng bị bịnh, v.v… Có người tình nguyện đem thơ và hình của má và anh chị tôi, vì ba tôi xin được thấy hình vợ con. Má tôi vội dẫn anh Khôi, và hai chị Kim, Cương đi chụp hình. Má làm được việc này hai lần trong suốt năm nam. Như ông ngoại đã dậy, má nhẫn nại nuôi con, chờ chồng. Nhờ tài may vá kiếm đủ ăn, bà còn dành dụm chút ít, với hy vọng trong tương lai sẽ cùng ba sống trong một mái ấm gia đình.
Tháng Tám, năm 1945, Đệ nhị thế chiến chấm dứt. Ba tôi cùng hàng vạn người làm cách mạng khác bị Tây giam giữ ở Côn Đảo rợi khỏi địa ngục này vào khoảng trung tuấn tháng Tám năm đó. Ông là một trong số hành khách trên chuyến tầu đầu tiên cập bến Đại Ngãi, Sóc Trăng.
Cau Năm Sắc bị lao phổi nặng. Cậu về trong chuyến tầu thứ hai cập bến tại Cần Thơ cùng với cậu Tư Diệp và 200 đồng chí của hai cậu. Những người còn đủ sức khoẻ đã cong cậu Năm ra khỏi trại xuống tầu. Người thì chống gậy, kẻ lê lết. Họ gào thét trong sung sướng khi an vị trên tầu.
Ba tôi kể lại: nhiều người qua kiệt sức vì bịnh nặng, vì thiếu dinh dưỡng, nên đã chết trên đường về đất liền. Bởi trong tù, Tây cho ăn cá muối ướp với vôi trắng. nên bị phù thũng. Nhiều người đi không nổi, bạn bè phải dìu dắt ra khỏi những cái chuồng. Việc đầu tiên của những người bị biệt giam là chạy tìm nhau coi ai mất ai còn. Những vòng tay ôm lấy nhau trong ngày ấy cũng trở thành những vòng tay siết chặt trong công cuộc đoàn kết đấu tranh sau này trong vùng giải phóng chống ngoại bang.
Rồi họ lần lượt xuống tầu rời Côn Đảo, trở về với mái ấm gia đình. Trong cơ thể ba tôi, nhiều ống xương bị gẫy. Bàn tay trại giầy đinh đạp gẫy mấy lóng tay. Mấy lần được thả ra khỏi hầm, ba tôi lấy than vẽ cảnh hoạt động trong sân trại. Bị bọn cai tù cấm nhiều lần, nhưng ông không nghe lời, nên bị chúng đạp lên bàn tay. Ba trải qua không biết bao nhiêu trận tra tấn đớn đau. Những trận tra tấn đó để lại những vết thẹo trên lưng, trên vai, trên tay người làm cách mạng, và sau hơn nữa, có những vết thương trong lòng người đàn ông yêu nước. Nhưng kẻ thù đã thất bại vì nhà cách mạng này không dễ bị lung lạc, không chồn bước và tinh thần lúc nào cũng vững như thành đồng. Đó là tinh thần của một người Việt Nam yêu nước, quyết tâm giành độc lập, tự do cho quê hương mình.
Tháng chín năm 1945 lại mở đầu cho một chiến dịch mới của Việt Minh. Ba tôi và các cậu rút vô trong bưng, vợ con lần lượt tản cư theo.
Tháng 5-1946, tôi ra đời, và ba năm sau em tôi nối tiếp. Ba đặt tên em là Hải Vân vì lúc đó bộ đội vừa đánh đèo Hải Vân. Công cuộc chiến đấu của ba tôi không ngừng cũng như cuộc xâm lăng của ngoại bang vẫn tiếp diễn.
Tôi còn nhớ có một lần gia đình tôi phải bỏ chạy, vì Tây ập đến đốt nhà, phá làng. Gia đình tôi phải chạy xuống một chiếc ghe, tản cư đến một làng khác; nơi đó, gia đình tôi lại bắt đầu cuộc sống mới trong một ngôi nhà mới.
Như một phim tài liệu trắng đen chiếu đi chiếu lại trong tâm thảm của tôi, mà má tôi là người kể chuyện. Tôi nhà hoài ngôi nhà gần ngã từ Ong Vèo, nằm trong một làng nhỏ cũng trong tỉnh Rạch Giá. Tôi năm tuổi. Hải Vân hai tuổi, má tôi đang mang bầu sắp sanh. Ngôi nhà ngói đỏ, trước hiên có bốn cây cột gỗ mun to tưởng. tôi ôm mà không hết vòng tay. Nhà này không phải là nhà riêng, mà là cơ quan hoạt động chánh trị của ba tôi. Má tôi biết Việt Minh lấy nhà của những chủ điền giầu có để làm trụ sở, các cơ quan và nhà ở cho gia đình cán bộ. Những chủ điền mất nhà phải trở về ruộng cất nhà khác, hoặc phải tạm ở đậu với tá điền.
Ba tôi không thích chủ trương cướp nhà kiểu này, mà phải âm thầm sống trong hoàn cảnh trái với lương tâm mình. Nhưng rồi má tôi xin tiền của ông bà ngoại để lén trả tiền mướn nhà và đất cho chủ điền. Hành động “phản đường lối” này chỉ có má tôi và chủ điền biết thôi, và mỗi lần di chuyển đến địa phương khác, Việt Minh vẫn mướn nhà, mướn đất như vậy. Má tôi tiếp tục “phản đường lố”. để không bị lương tâm cắn rứt.
Khi chúng tôi ở Ong Vèo, nhà luôn luôn đông khách. Họ tới để họp với ba tôi hoặc tạm trú để đi chữa răng ở một trạm nha y gần đó. Có người từ miền xa đi công tác ghé qua ăn một bữa cơm gia đình. Con đông, khách nhiều, một mình má tôi lo không xuể. Bà nhắn về Bang Thạch xin ông bà ngoại giúp đỡ, đồng thời gửi cho ba hai người giúp việc. Bà ngoại mướn hai người em cô cậu ruột của má là Dì Mận và Dì Chi vô giúp má tôi; lại thêm chị Hiển, con của người trong làng Bang Thạch để giữ em.
Thỉnh thoảng có hai người tù đến chèo ghe cho ba tôi đi công tác. Đó là chú Hương và chú Đời. Họ cũng tá túc trong nhà chúng tôi một vài ngày chở ba tôi đi công tác. Họ không có tội gì nặng hay nguy hiểm, nên chị em chúng tôi không sợ. Tội của họ là buôn lậu những đồ từ ngoài thành đem vô.
Khách của ba tôi là các đồng chí của ông. Họ đến hội họp, ăn uống, đôi khi ngủ lại. Họ chiếm gần nửa căn nhà. Trong khi đó, má tôi chỉ có hai người khách quý, đó là ông bà ngoại của chúng tôi. Thỉnh thoảng nghe Tây bố ở trong khu, nóng ruột vì sự an ninh của con cháu, ông bà vô thăm nom, nhưng không bao giờ để lộ sự lo âu cho ba tôi thấy.
Một trong những người khách thường xuyên của gia đình là chú Lê Đức Mai. em trai của bác Lê Đức Thọ. Gia đình tôi là gia đình thứ nhì của chú, vì gia đình của chú ở tận ngoài Bắc. Anh Khôi là người bạn tí hơn của chú, và má tôi là người cho chú ăn những bữa cơm thanh đạm của miền Nam.
Nhà tôi ở gần trạm nha y, nơi bộ đội và những người trong tổ chức cách mạng khắp miền Tây đến chữa răng. Cũng tại cái trạm nha y này mà Ong Vèo không còn là một nơi an cư nữa cho dân làng. Khi Tây phát giác ra trạm nha y và những trụ sở của Việt Minh chung quanh đó, Ong Vèo trở thành mục tiêu cho những trận không tạc khủng khiếp không ngừng.
Gia đình tôi phải tập đi tập lại để thuộc lòng con đường chạy trốn máy bay. Hầm núp cũng thay đổi vị trí hoài. Tất cả người dân đều được phân công rõ ràng, mỗi người có một trách nhiệm khi nghe tiếng máy bay từ xa. Dì Mận và Dì Chi có trách nhiệm mang theo những đồ quý giá trong nhà lúc chạy máy bay. Tôi nhớ là nhà tôi trong vùng kháng chiến không có cái gì quý giá, chỉ có tánh mạng chúng tôi và cái bàn máy may của má. Lần nào chạy máy bay, cái đầu máy cũng được mang trước. Nó nằm trong bụi tre cho tới khi Tây bay đi xa rồi mới được đem vô nhà.
Tôi được dặn kỹ là phải chạy theo sát bên má, trong khi má bồng Hải Vân. Để không chết chùm, hầm trú ẩn của ai thì người này phải trốn vô đó. Riêng má tôi và Hải Vân thì cùng xuống một hầm vì nó còn nhỏ quá, không thể để nó một mình.
Có một thời, anh Khôi và hai chị Kim, Cương đi học ở một trường nội trú tỉnh Bạc Liêu. Mỗi lần máy bay của Tây tấn công Ong Vèo, má lại lo cho ba người ở xa. Rồi chính ngôi trường đó bị Tây bỏ bom cháy rụi; ba anh em phải trở về nhà, chừng đó má và thêm ba đứa con để trông chừng mỗi lần chạy máy bay. Tóm lại cuộc sống trong bưng biền của chúng tôi, ở đâu rồi cũng sợ. Sợ chết chùm, sợ chết lẻ loi, sợ chết trôi chết nổi, sợ phơi thây ở rừng sâu nước đọc. Sợ thằng Tây lông lá, sợ người Việt ngã lòng vì không khuất phục được những thử thách quá khó khăn.
Tôi thường nhớ đến tuổi thơ của tôi, đến quãng đời với nỗi sợ hãi đó. Kỷ niệm về cuộc sống ở Ong Vèo vẫn còn trong trí nhớ của tôi, vẫn còn ấm trong con tim của người fon gái đã sống với đất nước và dân tộc.
Nhà tôi ở không xa cái chợ chồm hổm, nơi dân làng tụ hội, ăn uống, đổi chác cá, khoai, gà, vịt. Người ta cũng tới đây ban đêm để nghe Việt Minh tuyên truyền, nghe đi nghe lại những khẩu hiệu chống Pháp cứu nước. Có một lần chị Hiển, người giữ Hati Vân, bồng em và dẫn tôi theo chị ra đầu làng coi “Bà Bông”. Cái Bà gì mà dơ dáy, bẩn thỉu, bị nhốt trong cái chuồng để ở giữa chợ chồm hổm cho người ta tới coi. Mặt “Bà” bị bầm tím, đầu tóc rối nùi. Một anh bộ đội mang súng trên vai đứng canh người đàn bà bất hạnh đó. Má tôi cũng không hiểu sao bá ấy cứ la: “Tui là đàn bà, chứ không phải là đàn ông, thả tui ra”. Bà còn vạch áo cho người là bu chung quanh chuồng thấy áo nịt ngực, rồi la lớn hơn: “Coi nè, tui là đàn bà!”.
Tôi càng không hiểu, vì người đó không có vú như mấy dì, em bà con của má. Ngực của người đó lép như ngực của chú Hương và chú Đời. Về sau tôi mới hiểu người đàn ông đó trá hình đàn bà. Nhà cầm quyền địa phương nhốt ông ta vô chuồng để răn những ai dám phô trương họ thuộc loại đồng tính luyến ái.
Tôi không dám nói với ai là tôi thương hại người đó, và tiếng kêu gào của người trong chuồng làm tôi thao thức nhiều đêm.
Ở Ong Vèo, ba tôi có những công tác gần nhà, nên người thường có mặt ở nhà. Vì vậy, ông chơi với chúng tôi nhiều hơn trước. Ba tôi thường đờn vĩ cầm, và dậy anh Khôi những ngón đờn mà anh hay bị trật lên trật xuống. Tôi mò mẫm được mấy bài hát nho nhỏ qua cây đờn mandoline của anh Khôi. Ba tôi đã kèm cho tôi đờn được bài quốc ca. Tôi còn nhớ bàn tay bé nhỏ của Hải Vân trên những sợi dây đờn. Nó dùng ngón trỏ móc những dây cho kêu lên để cả nhà vỗ tay tán thưởng, vào thời đó, nhà tôi vui lắm, luôn luôn có tiếng đờn tiếng hát của người lớn lẫn trẻ thơ, tiếng má ru em, tiếng mấy dì “hò khoan”, tiếng chị Hiển “ù ơi, dí dầu” để ru ngủ Hải Vân trên cái võng. Anh chị em chúng tôi hay nghêu ngao hát bài “Tình đồng chí”.
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
(1948)
Chúng tôi hát cho quê hương nghèo khổ, giặc giã, cho tình đồng chí trung kiên. Chúng tôi ca ngợi những chàng trai yêu nước, các anh vệ quốc quân nằm gai nếm mật, những bà mẹ chiến sĩ thương con, thương cả những người con xa gia đình> Mối thù quan xâm lăng đã vĩ đại trong từng con tim nhỏ bé của chúng tôi từ lúc ấy, và tình yêu đất nước có sẵn trong tim và nó tự nhiên như tình yêu ông ba, cha mẹ.
Sáng sớm, ba má tôi hay ra bắt sâu, nhổ cỏ trong cái vườn nhỏ sau hè. Ba tôi trong sâm cho má uống để có thêm chất bổ, cho “mẹ tròn con vuông”, vì má tôi đang có thai.
Một hôm đi ăn giỗ về, vừa mở cửa bước vô nhà, ba tôi vui vẻ khoe rằng có người dưới xóm chỉ cách cho ông nuôi tằm lấy tơ. Má tôi nghe xong chỉ lắc đầu cười. Nhưng ba tôi như một đứa trẻ vừa có món đồ chơi mới. Ông chọn cái hiên bên hông nhà, rồi cùng anh Khôi xây dựng cho nuôi tằm, ông vừa làm vừa hát. Người nuôi tằm cho ba tôi hai vỉ tiằ. Trò giải trí của ba tôi chẳng bao lâu trở thành công việc bận hàng ngày của má, dì Chi và dì Mận. Khi tằm sinh sôi nảy nở quá nhiều, má phải mướn người xắt lá dâu cho tằm ăn. Tôi thấy mỗi lần rải lá dâu lên những con tằm trong vỉ, là chúng trườn lên đống lá ngay, ăn lẹ hơn con của má tôi ăn vặt.
Ba tôi đi công tác xa đến gần Tết mới về, và dẫn theo một người con trai trạc tuổi anh Khôi, mười lăm hay hay mười sáu gì đó, tên là Nhãi. Anh Nhã ốm như cây tre miễu, tóc anh hớt ngắn, trông xấu xí như có lần anh Khôi bị một người thợ lạ làm hư mái tóc đến nỗi anh phát khóc. Khi ba tôi giới thiệu người con trai nhút nhát, nhỏ nhẹ này với má, tôi mới biết là ba má đã nhận 4 người con nuôi hồi nào má tôi không biết, nay dẫn về nhà ra mắt má và các em. Lúc vắng mặt anh Nhã, anh Khôi cho tôi biết má của anh Nhã chết trong một trận máy bay oanh tạc ở làng của anh. Còn ba anh thì bị ho lao chắc cũng sẽ chết. Kể từ ngày gia đình tan nát, anh ở với ông nội. Nay ông cũng đã quá già. Ông nội và ba anh đã xin ba má tôi nhận anh làm con nuôi. Trong những năm loạn lạc, ba má tôi làm cha mẹ đỡ đầu, cha mẹ nuôi của nhiều trẻ mồ côi. Lúc đầu, vừa nghe anh Nhã kêu má tôi là “má”, tôi coi anh là đối thủ liền. Tôi ganh với anh, vì mấy ngày đầu, ba má săn sóc anh nhiều quá. Anh Khôi hiểu được nỗi lòng của tôi qua những cử chỉ và ánh mắt của tôi, nên anh dẫn tôi ra sau hè, rầy cho một trận. Anh nói mình nên chia sẽ cái diễm phúc của gia đình mình, chia tình thương của ba má cho anh Nhã; phải thương anh ấy. Tôi lắng nghe nhưng không hứa hẹn gì hết, vì còn muốn coi anh ấy có đáng được thương không. Anh Khôi chê tôi là “đồ xấu bụng”. Tôi không sợ mà chỉ biết là tôi đang ghen với “cây tre miễu” này. Những sau đó thấy anh Nhã hiền, hoà mình với tất cả mọi người trong nhà. Anh kiên nhẫn chơi với con nít. Một buổi sáng nọ, ba tôi ngồi trước mái hiên nói chuyện với con cái, trong đó có cả anh Nhã. Ba dậy cho chúng tôi biết ánh sáng của mặt trời là một nguồn năng lượng quý giá. Khi ở tù, mỗi lần bị biệt giam dưới hầm đất ẩm ướt, ba ts khổ cực vì chật chội chỉ đủ để trở mình; lúc ngủ thì phải nằm co như cái bào thai trong bụng mẹ. Chỉ tiếp xúc được với thế giới bên ngoài nhờ một cái lỗ nhỏ đủ rộng cho cai tù đưa đồ ăn xuống. Ba tôi bị ghẻ lở đầy người. Để giữ gìn sức khoẻ, sáng nào cũng chờ mặt trời lên cao, ba tôi cởi hết quần áo ra, kiên nhẫn “tắm nắng” dưới tia sáng của mặt trời qua cái lỗ nhỏ. Cuối cùng, khi ông được kéo lên khỏi hầm, thằng Tây cai tù ngạc nhiên nhìn cái vai rám nắng của ba tôi. Nó đưa tay lên chào tỏ vẻ thán phục.
Mỗi lần nghe ba kể chuyện ở tù ngoài Côn Đảo, hai chị Kim Cương đều ôm ba khóc. Anh Khôi thì tỏ vẻ tức giận những kẻ hành hạ ba. Tôi thầm hãnh diện về người cha can đảm của mình.
Nghe xong chuyện năng lượng rnặt trời, tôi quyết định đi kiếm chút mặt trời cho mình, vì ba còn cho biết ánh sáng mặt trời không những bồi bổ cho da, mà còn có thể giết vi trùng lao nữa. Như những đứa trẻ khác, tôi sợ người cùi, tôi sợ ma. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy cùi hay ma. Bây giờ tôi sợ luôn vi trùng lao, vì cậu Năm của tôi đi tù về đã chết vì bịnh lao. Từ đó tôi sợ anh Nhã đem vi trùng lao của ba anh về nhà này, những cũng không dám thổ lộ cho người lớn biết, sợ bị chê là “do xấu bụng” nữa.
Sáng hôm saui, tôi lấy chiếc chiếu trải giữa đường đi từ nhà ra hè, nhắm mắt lại (vì ba dặn không nên nhìn thẳng tia nắng sẽ làm hư mắt). Một lát sau, đang thiu thiu ngủ, tôi nghe như có tiếng của một đàn trâu đi tới từ đang nhà chú Tư Nhờ - một chủ điền giầu có trong vùng. Ông có một bầy trâu lớn lắm. Tiếng động càng lúc càng lớn haơ, gần hơn, làm tôi phải mở mắt ra mới biết rằng tôi không mơ, mà có cả trăm con trâu chen lấn nhau đi về phía tôi. Cùng một lúc, tôi nghe kêu hốt hoảng, tiếng của hai chị xen lẫn vào tiếng chân của đàn trâu. Lại có tiếng người la lớn: “Nằm xuống, đừng nhũ nhích”. Tôi vội nằm sát xuống mặt đất, không dám cựa quậy, hé mắt nhìn bầy trâu chuyển hướng. Chúng rẽ thành hai hàng, rồi từng con trâu khổng lồ đi qua chỗ tôi nằm, những con não cũng tránh đạp lên mình tôi. Khi con trâu cuối cùng đi khỏi, anh là người đầu tiên chạy ra xớt tôi lên. Như có một sự mầu nhiệm, tôi không bị hề hấn gì.
Lớn lên tôi sống trong cảnh nồi da xáo thịt của đất nước, nhiều lận tôi hỏi Thượng đế: “Sao Ngài dậy được con trâu không giết tôi mà không dậy được con người đừng giết nhau?”.
Ở đây có giông bão, có muda mưa nước lụt, có bầy trâu của ông Tư Nhờ mà má tôi sợ. Nhưng thiên tai không phải là nguy cơ. Tây mới là thảm hoạ, vì họ đã khám phá ra nha y và những hoạt động của Việt Minh tại Ong Vèo. Nhà cầm quyền cách mạng bắt đầ cbh để dời các cơ quan đến một địa điểm bí mật khác. Mhg chưa kịp tản cư thì căn cứ Ong Vèo bị oanh tạc liên tiếp mấy ngày trời. Nhiều nhà trong làng bị cháy; họ không cònchỗ nào trú ẩn nữa. Nhiều người nghĩ rằng người Pháp đem Thiên chúa giáo tới đây, có thể máy bay của chúng vị nể Chúa của họ, sẽ không bỏ bom nhà thờ. Vì vậy có nhiều người khi thấy máy bay từ xa, xúm nhau chạy vô nhà thờ trốn. Nhưng máy bay cũng bỏ bom nhà thờ; người chết đầy dưới chân Chúa.
Trong những ngày bom đạn đổ xuống làng tôi, thì ba tôi lại đi công tác chưa về. Trong nhà không có đàn ông, chỉ có anh Khôi. Một hôm, khi nghe tiếng máy bay đến gần, anh dẫn hai chị em xuống hầm núp, má bồng Hải Vân, tôi chạy sát bên má. Lúc ba mẹ con băng qua cây cầu dừa, một chiếc máy bay sà xuống bắn, đạn bay tứ tung, cây cầu sập. Nhưng tôi chạy trước nên phóng qua bên kia bờ được. Má và Hải Vân rơi theo cây cầu xuống rạch rồi bị lún sình; Hải Vân khóc thét lên làm tôi hoảng hơn, tưởng em bị đạn. Mà la lớn, cho biết là em vì sợ mà kêu, chớ không hề hấn gì. Mà kêu tôi tới tiếp má bồng em để má leo lên bờ. Nhưng Hải Vân sợ quá, không chịu buông má ra. Má nhìn quanh, thấy cái vỏ đạn đồng sáng trưng, còn nóng hổi, bèn lượm lên đưa cho Hải Vân cầm chơi. Nó quên sợ, đưa tay cho tôi ẵm. Má tôi nặng nhọc với cái bụng bầu, bò lên khỏi cái rạch sình lầy.
Chúng tôi ngồi trên bờ một lát, chưa biết máy bay có trở lại nữa không. Có khi chúng quay lại bỏ bom lần nữa, có khi cả tuần dân chúng được bình yên. Bỗng lại có tiếng máy bay. Má tôi vội vàng tuột ngay xuống mương, bồng Hải Vân theo. Tôi nằm up như dán mình xuống sát đất. Lần này có hai chiếc máy bay nối đuôi nhau. Chúng vừa bỏ bom, vừa ria súng bắn xuống đất, đạn bay vèo vèo. Đất văng vô mặt, vô mình tôi. Tôi ép sát mình xuống đất hơn nữa. Tôi van với Trời Phật, van vái linh hồn của ông bà, những người thân thuộc đã chết về phù hộ, che chở chúng tôi. Ông bà nội tôi đã qua đời trước khi tôi ra đời, nên tôi thường van với ông bà mỗi khi chúng tôi gặp hoạn nạn.
Sau mỗi cuộc oanh tạc, biết mình được an toàn, chúng tôi thường nhớn nhác chạy tìm nhau để xem ai còn, ai mất, hoặc có ai bị thương tích gì không. Lần này cũng vậy, tôi theo má đi tìm anh Khôi, hai chị Kim, Cương, dì Mận, dì Chi và chị Hiển. Tất cả đều binh yên vô sự. Những mồ mả của gia đình ông chủ đất bị trúng bom. Xương khồ từ dưới mồ văng lên ngổn ngang trên mặt đất.
Gia đình tôi rời Ong Vèo vào một buổi chiều. Hôm đó hình như trời có sắc vàng hơn những buổi chiều trước đó. Tại sao. Chắc Ong Vèo muốn đứa bé tinh nghịch này nhớ thương mảnh đất đó suốt đời. Làm sao mà quên được! Tôi đem theo trong lòng mầu lá non của cây ôti trước nhà. Miệng tôi còn nghe vị chát đắng của những trái ổi non mà tôi không đủ kiên nhẫn chờ đến lúc chín được, và dĩ nhiên là những trái ổi chín ngọt chim ăn mất một nửa trên tán ngọn cây, tôi ăn phần còn lại. Anh Khôi cất cái nhà trên cây để tôi chơi nhà chồi. Gần như suốt ngày tôi sống trên trên cây ổi này, tôi được nghe lỏm những câu chuyện giữa chú Lê Đức Mai và anh Khôi. Có lần anh Khôi hỏi cách nào em bé ra khỏi bụng má. Chú Mai cười với tiếng Bắc chú trả lời …
Từ cái nhà này tôi đã nghe chú dậy cho anh Khôi biết những gì về Hồ Chí Minh. Chú thường lặp đi lặp lại với anh hai những bài học “Bác Hồ” dậy.
Những đêm trăng sáng ở Ong Vèo, ba tôi hay bơi xuồng chở tôi và Hải Vân giữa sông, dậy cho chúng tôi tên của những vì sao. Lúc đó còn nhỏ quá, tôi và Hải Vân chỉ biết có chị Hằng và chú Cuội. Có một đên trăng chưa tròn, Hải Vân nhìn mặt trăng hỏi ba:
- Nửa cái mặt trăng kia đâu rồi?
- Ba không biết.
- Con bẻ mặt trăng làm hai, con liệng nó xuống sông kia”.
Ba tôi yêu đêm đó và đứa con thông mình tuyệt vời suốt đời.
Con sông dẫn vào Ba Ngọn từ từ nhỏ lại. Dừa nước và Ô rô mọc đầy hai bên bờ. Nước đục chảy lừ đừ buồn bã. Ghe chở chúng tôi đến một thôn làng vắng vẻ. Nơi đây không có một dấu hiệu gì hứa hẹn cuộc sống của chúng tôi sẽ vui như ở Ong Vèo. Đêm cũng như ngày, tiếng muỗi kêu không dứt. Những ngôi nhàđã bị phá huỷ, nền nhà cỏ mọc cao. Ngói đỏ của những mái nhà bay văng rải rác khắp nơi. Trong cảnh chết chóc của ngôi làng hoang vắng này chỉ có sự sống tầm thường mới có mặt một cách âm thầm. Đó là mấy con nòng nọc và bèo cám nở đấy trên mặt nước trong những hố bom. Má tôi buồn bã nhìn quanh, rồi lắc đầu nhìn cảnh điêu tàn. Sau đó, bà cùng ba tôi và cậu Hai Hợi đi quanh miếng đất, tìm chỗ thích họp để xây tổ ấm mới cho gia đình
Ba Ngọn hoang vắng, điêu tàn, nhưng rồi như đã có hẹn trước, một người đàn ông dắt theo con chó đến gặp ba tôi. Ông dẫn ba và cậu Hai Hợi đi quan sát chung quanh. Cậu Hai sẽ cất nhà cho chúng tôi. Trong khi người lớn đi tìm đất cất nhà, thì con nít tụi tôi phải ngồi lại trong ghe. Trước khi đi, cậu Hai chặt cho một buồng dừa nước để tụi tôi có thể ngồi trong ghe vài giờ. Ở Ong Vèo vườn đất có đủ loại trái cây; Ba Ngọn chỉ có dừa nước. Anh tôi chặt từng trái dừa cho mấy đứa em ăn cho qua thì giờ.
Sợ máy bay thám thính phát giác, cậu Hai chặt là dừa phủ lế mui ghe. Công việc này nhằm mục đích bảo vệ tánh mạng chúng tôi. Nhưng mỗi lần gia đình tôi càng được bảo vệ, tôi càng biết là tôi có thể bị Tây bắn. Từ đó, tôi đâm ra sợ chết. Rồi tôi bị ám ảnh là mình sẽ bị máy bay bắn chết dưới sông, ba ngày sau mới nổi lên mặt nước, sình trương. Mối lo sợ của tôi bắt nguồn từ những “thằng chòng” trôi lếnh bềnh trên nhiều khúc sông mỗi khi chúng tôi đi tản cư qua.
Cậu Hai Hợi nói: “Ba Ngọn, cho chó ở, chó cũng hổng thèm”. Có lẽ cậu nói đúng, bởi vì chúng tôi không được lội sông ở đây. Dân địa phương cho biết vào mùa cá Bông đẻ, nó giữ con, nên có ai lại gần, nó cắn. Anh Khôi về nhà kể chuyện về một ngư phủ đi chái với đứa con trai. Lúc cái lưới chài bị mắc kẹt dưới sông, ông lặn xuống để gỡ, thì bỗng dưng đứa con thấy mấu nổi lên mặt nước. Nó kêu cứu. Khi dân làng đem được ông lên thì “chỗ kín” của ông bị cá cắn mất tiêu! Tôi hỏi má “chỗ kín” là chỗ nào, má chỉ sau đầu gối, rồi tôi thấy người lớn cười. Anh Khôi nói, dù anh có thèm tắm sông tới đâu anh cũng không xuống cái sông đó.
Mấy tuần sau, chờ khi nước ròng, ba và anh Khôi giăng luới quanh cái cầu dưới bến để chặn cá bông, cho anh em tôi tắm sông được an toàn. Nếu chúng tôi không được bơi lội tự do dưới sông, thì đời con gì là thú vị nữa.
Mùa xuân năm 1952 em gái tôi ra đời. Sự có mặt của em đem lại sự sống cho con rạch đục ngầy vắng vẻ đó, cho cái xóm hoang tàn sống lại với tiếng cười, tiếng hát trong gia đình tôi. Ba đặt tên em là Hoà Bình, lấy theo tên của một tỉnh ngoài Bắc vừa giành lại khỏi tay của thực dân Pháp.
Và ba tôi nói hoà bình là hết giặc, vì ông mơ ước có hoà bìnhcho mọi người dân Việt Nam lúc bấy giờ. Hoà bình là hết giặc, hết chạy xuống hầm núp. Với tôi, hoà bình chỉ giản dị và ngay thật như vậy; và hoà bình đẹp như em Hoà Bình của tôi vậy.
Trong thời chiến, thảm họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nó không đi xa mình. Kể cả trong những ngày giờ hạnh phúc nhứt của đời người, thảm hoạ cũng có thể đến gõ của nhà mình được. Em tôi còn thơm mùi sữa thì có một người lạ đem một hung tin đến. Anh Liêm của cậu Năm Sắc (má tôi thứ tám) bị Tây bắn chết vài tháng trước. Anh đi ghe xuống Bạc Liêu để về trường Việt Minh, tiếp tục học trung học. Anh bị Tây bắn từ tầu tuần tiễu của chúng. Anh chết trong nhà một người quen cách xóm chúng tôi không bao xa. Người ta chôn anh trên đất hoang. Nhờ lời trăng trối của anh mà người ta tìm được chúng tôi. Anh Liêm chỉ mới có mười bẩy tuổi mà đã bị chết một cách tức tưởi. Anh là con trai trưởng của cậu Năm Sắc. Ba anh mất sau khi ra khỏi nhà tù Côn Đảo. Mẹ anh theo kháng chiến để anh và ba người em cho ông bà nội nuôi.
Riêng gia đình tôi còn nhiều may mắn, vì vẫn có nhau. Chúng tôi nhặt nhạnh những gì còn lại để sống; sống với thâm tình trong cái xóm mà cậu Hai Hợi gọi là “cái đất trời hại”.
Má tôi dần dần quen với những người ở các làng lân cận và may vá kiếm tiền nuôi con, nuôi chống. Cả bốn người học trò đến học may. Họ là con gái của những gia đình khá giả. Học may để may vá trong gia đình, và cũng để sửa soạn làm người vợ đảm đang khéo tay khi lấy chống.
Chị Hồng Nga, con của cậu Tư Diệp đi học ở Bạc Liêu, ghé thăm chúng tôi. Chị nói bác sĩ ở trong khu khuyên mỗi gia đình nên trồng sả, vì sả ngừa được nhiều bịnh, nhứt là trong thời gian đó nhiều người bị bịnh lao. Chị đi rồi, má tôi nhờ mấy người trong cơ quan trồng sả hai bên đường đi vào nhà tôi.
Comment