Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Quê hương và tuổi trẻ

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Quê hương và tuổi trẻ

    QUÊ HƯƠNG VÀ TUỔITRẺ




    - Cái ngày tôi được tên rời đảo từ PULAU BIDONG để sang trại chuyển tiếp SUNGEI BESI. Xem như, chiếc cổng thiên đường hé mở…
    Đến Pháp được gần mười năm. Bao gian nan trầm bổng dặm trường… Rồi thời gian trôi qua, cuộc sống cũng đã ít nhiều hội nhập vào xã hội Âu châu. Một hôm ,được dịp để sang thăm người quen ở tiểu bang N.J –Hoa kỳ . Chuyến bay đầu tiên ra khỏi châu Âu cũng gây cho tôi một ấn tượng mới-mẽ. Cô tiếp viên của hảng American Air lines nhã nhặn thông báo, máy bay vừa vào không phận của Hoa-kỳ . Ghé nhìn qua cửa sổ, xuyên qua lànmây thưa là một vùng biển xanh thẳm, xa xa loáng thoáng một rừng cao ốc đồ sộ . Độ cao xuống dần hướng về phi đạo rỏ dạng .
    Đất rộng người đông . Những đợt sóng dân tỵ nạn từ Đông Nam châu Á đã tỏa rộng đến đây, tính từ thập niên 70. Vào dịp giáng sinh vé đi phi trường N.W đã hết, tôi đành lấy vé đi N.Y qua ngả phi trường quốc tế J.F.K. Cũng tiện, thuận đường tôi viếng thăm thành phố của Nử thần tự do nổi tiếng vào bật nhất nhì trên đất Mỹ này.
    - New york vào tiết Noël cũng khá lạnh. Vốn cũng đã quen cái lạnh từ Paris nên tôi không thấy khó chịu lắm.Rời phi trường . Để tiết kiệm chi phí,tôi dùng phương tiện di chuyển bình dân đó là xe điện ngầm (Subway), cũng hay, như vậy lại có dịp tìm hiểu phần nào đời sống hàng ngày của giới bình dân ở đây. Điều lạ, là thay vì chờ nhận chiếc vé như bên Paris. Ở đây thì lại là một đồng xu nhỏ (Jeton). Dường như tàu điện ở đây cũng có cùng thời với “Métro”bên Paris (Độ 100 năm). Với hai băng ghế dài theo hông tàu , có lẽ kỷ sư thiết kế đã muốn tận dụng hết các khoảng trống để chứa người. Nó càng bị mất đi thẩm mỹ, vì bị các bạn trẻ viết vẽ loạn xạ. Trên băng trên tường. Trạm đợi – cũng cũ-kỷ, không được bảo quản tốt lắm.Cùng toa tàu với tôi, một số du khách Đức - Nhật và Triều tiên. Họ cũng có vẻ bở-ngở . Với bản đồ cầm tay- mắt ngó quanh quẩn.Trong toa đã có sẳn một số hành khách người gốc Mễ (Mexico) và châu Phi . Nhìn họ thì thấy ngay vẻ mỏi mệt trên khuôn mặt. Một số, trao đổi vài ba câu với nhau , sau đó, thì gà gật ngủ . Bên Pháp cũng vậy. Họ có câu rằng : “Métro – Boulot – Do do “ Đại khái là : Sáng dậy để đi Métro, sau đó đến sở làm việc, chờ tối về…Ngủ !...
    - Vài người Mỹ trắng cạnh đấy cũng không có vẻ gì khá hơn. Ở đâu cũng thế, người giàu - Kẻ nghèo. Bất chợt, một người Á châu đi ngang trước tôi. Tay anh ta lôi một sợi dây được nối vào một thùng cây nhỏ,với bốn bánh cao su bên dưới. Bên trong chứa nào là Hộp quẹt điện tử có đèn nhấp nháy đỏ xanh - bút máy - kiếng mát có cả đồ chơi trẻ con. Thật ngộ nghỉnh. Rời đất nước khá lâu - Bổng chốc, một hình ảnh quen thuộc làm tôi nhớ lại : Chợ cũ chợ Huỳnh Thúc Kháng hay đường Lê Lợi năm xưa. Ở châu Âu, hầu như không có vì bị cấm triệt để, thỉnh thoảng có vài người Ấn (Srilanca) hoặc Phi châu bán đậu phọng rang hay bắp nướng , nhưng thường bị cảnh sát Pháp rượt đuổi như bắt cướp, trong các hàng lang ngầm để đổi tuyến xe điện. Qua lối chào hàng, tôi nhận ra đượccách phát âm của người Hoa ở chợ lớn hay người Caomiên gì đó – Tôi thầm nhủ : “Đáng tiếc thật ! Gian nan bao nhiêu để đánh đổi một cuộc sống như thế , trong khi bên châu Âu không có được nhiều thuận lợi như vậy…” Nhưng rồi ý nghỉ lại tiếp nối :“ Nếu chính anh ta đã an phận theo thuyết Trung hoa cỗ là : Tri túc , tiện túc hà thời túc …Và có lẽ anh ấy đã tìm thấy sự an nhàn - Tự tại…”
    - Thỉnh thoảng, tôi vẫn có tật dể xúc động. Hay buồn buồn (theo nghĩa Nam cờ ) Chẳng hạn như : Trưa hè – Nghe vẳng tiếng cô Út bạch Lan hát dạy con gái sắp đi lấy chồng trong Radio… Não ruột - se long, vậy là nước “mắm” nó muốn ứa ra rồi… Đôi lúc, tôi cũng thấy mình hơi … Lãng xẹc vớ vẫn. Có lẽ cái tật mủi lòng đó đã bị ảnh hưởng từ những bài ca dao điệu ru hời, đã in sâu trong tôi từ tuổi ấu thơ. Tuy vậy, mẩu người hiên ngang tiết độ, anh hùng xưa vẫn luôn là phương châm tôi cố theo đuổi ( Nhưng chưa được )… Xe điện ngừng lại. Tôi bừng tỉnh cơn mơ hoài cỗ.Đi đến cửa ra ( Tay xách nách mang, theo đúng nghĩa) .
    Hai cánh cửa ra bằng ống sắt như răng cá mập lỉa chỉa thấy ớn. Tôi đang lúng túng, thì một người Mỹ da màu bước đến. Anh ngỏ ý muốn giúp tôi bằng cách : Tôi sẽ chung vào “hàm cá mập” trước, và anh ta sẽ chuyển heo sau cho tôi chiếc valy. Tôi vốn thận trọng, và cũng để tránh sự việc đáng tiếc. Tình thật, thì tôi quả không dám tin anh ta lắm . Phòng xa vẩn
    hơn. Tôi lịch sự cám ơn và ngỏ ý không muốn làm phiền – Anh ta nhìn tôi với một nụ cười chẳng lấy gì làm khó hiểu cho lắm - Tôi giải hòa , bằng một lời cám ơn vói qua bức màn sắt và tặng thêm một nụ cười Á châu. Dường như, người Âu - Mỹ cho rằng nụ cười của ta khó hiểu !? Thương cũng cười-giận cũng cười, buồn cũng cười và rồi vui cũng chỉ một nụ cười lạ lùng?... Hôm nay, thêm một anh người Phi châu được đưa vào mục lục đó… Cũng cùng một trường hợp như trên. Hồi tôi mới đến tỵ nạn ở Pháp . Sau một thời gian ngắn ở trại hướng dẫn đời sống, cách xa Paris độ 500 km. (Vendée) Tọa lạc trong một ngôi làng hẻo lánh xa ngoại ô. (Cả làng chỉ có một cửa tiệm duy nhất - Vừa bán thuốc lá thức ăn; đồ gia dụng và giải khát) Hết hạn, mọi người tùy theo điều kiện và trình độ. Lần lượt, từ giả làng quê với ngôi nhà thờ có từ thế kỷ thứ 10. Những con bò sữa màu trắng có đốm đen lông dài ngoằn; mấy con ngựa to bằng con bò thật lạ; cây sồi đại thụ; mấy cô đầm nhà quê chất phát (Không biết cả Mac Donal là gì, chuyện thật 100 % !) người xuống miền Nam, kẻ lên Hướng Bắc . Buổi sáng hôm ấy, tôi cũng được báo trước và đã chuẩn bị sẳn để từ giả mọi người, tâm trạng âu lo trước khúc quanh mới, những người ở lại thì buồn bả, khi nghỉ đến ngả ba đường trước mặt họ…
    - Chiếc xe ca đưa tôi ra nhà ga xe lửa (Niort) nhìn những cánh đồng lúa mì thẳng tấp mà lòng tôi rười rượi mênh mong , nghỉ lại thân phận, lo cho tương lai… Vào trưa, thì xe đến Paris. Đường xá như máng nhện, hết lội trên rồi lại lặn dưới - Hệ thống đường ngầm để đổi tuyến nằm vắt lung tung như rắn bò. Mệt vì vác quá nhiều hành lý, mồ hôi ra như tắm, trong hàng lan ngầm lại có gió luồng, nên tôi bị mắc phải gió lạnh. Đầu trỉu nặng , tay chân bủn-rủn. Mắt quáng gà, nên tôi đã đi lầm đường. Đang thừ người ra. Có lẽ, vẻ ngáo ộp của tôi quá thảm thương, nên đã làm một cô thiếu nữ người da màu chú ý. Với vẻ đầy cảm thông, cô liền đến hỏi tôi có cần giúp một tay? Tuy hơi ái ngại,nhưng tôi đã nhận lời ngay. Đi được một quảng ngắn,cô chợt quay lại hỏi tôi đi về tuyến nào vì chúng tô đã đến một ngả rẽ. (Trong khi cô, thì phải đi hướng ngược lại !)Tôi ú-ớ giải thích, chợt nhìn thấy một tấm bảng chỉ đường đổi hướng (Correspondance) tôivội nói : “Cô xem giùm và chỉ hộ tôi. Cô ta tưởng tôi không biết đọc và vẻ hơi ngại ngần cô khẻ nói:” Tôi không biết đọc ông ạ…” Tôi cố kìm nổi cảm xúc và cám ơn cô rối rít. Cô đã đi trở lại một quảng xa, mà tôi vẩn trông theo với bao lẩn lộn của tình người và sự cảm phục…
    -”Oh sorry !” Không biết ai là người đụng ai , tôi và người bộ hành đều nhanh miệng xin lỗi nhau. Ra đến bên trên. Trời đã sụp tối, ánh điện muôn màu rực rỡ bùng lên ngập mắt. Đường xá New york được thiết kế thẳng tấp. Đứng đầu đường, có thể trông được cuối tít đoạn. Những phim ảnh ngày xưa tôi đã xem khi còn ở Sài gòn, nói về các Đại gia đình bố già, lãng vãng trong trí nhớ, thật ra không đổi mới gì nhiều . Tôi hỏi thăm một người Á châu đường đến trạm trung tâm (Port authority bus terminal), anh ta không trả lời và bỏ đi thẳng (?!) Trạm nằm ngay trên đường số 42, tôi chỉ cách đó một con đường. Rừng nhà chọc trời - Lạnh lùng trước mặt . Tôi tự nhiên thấy ngột ngạt - Đường xá không sạch lắm. Những truyện của A.Hitcock toác mồ hôi lạnh, nói về ai đó bị chết lạnh cóng trên tầng thượng. Vì bị nhốt bên ngoài. Tôi bất giác ngẩn lênxem vẩn vơ. Dân ở đây nói rằng : “Muốn biết ai là du khách , cứ chờ họ ngẩng đầu ! “ Kể ra, thì các danh lam thắng cảnh ở châu Âu như : Pháp - Đức Ý– Áo- Thụy sĩ có được cái đẹp vì chất chứa lịch sử.? Nơi đây, chỉ thấy một đống hộp…Đủ cỡ. Tôi đã thấy cổng vào khu bán vé xe, một anh cảnh sát Mỹ mập mạp nhìn tôi và những thứ mà tôi đang cưu mang có vẻ lạ lùng. Tiện, tôi tiến đến chào và hỏi anh nơi bán vé đi N.J. Lòng vòng một hồi tôi cũng tìm đuợc quầy vé. Lên ngồi được trên xe thì đã gần 10 giờ đêm rồi.. Để chắc chắn, tôi đến nhờ người tài xế hướng dẩn cho nơi tôi phải xuống .
    - N.J tọa lạc ở hướng Đông-Bắc và cách N.Y độ 45 phút đường xe hơi. Để ra khỏi N.Y xe đi qua một đường hầm và phải đóng tiền (Tollway) . Bắt đầu vào N.J . Cảnh trí hầu như hoàn–toàn thay đổi. Tiệm tùng không lớnsang trọng như ở N.Y. Cứ san sát như ở Saìgòn và thật hiếm thấy nhà có hai tầng, chỉ toán nhà trệt. Tiệm bán thức ăn nhanh (fast food) ; tiệm uốn tóc , nhiều nhất là các tiệm làm móng tay (Nails). Đêm nay là đêm giáng sinh, mà phố xá có vẻ im lìm; vắng tênh.
    dường như dân ở đây thích hưởng vui riêng, nhà ai nấy tổ chức. Tôi chợt nhớ lại câu chuyện “Cô bé bán diêm”đã đọc khi còn ở Việt nam. Trong chúng ta, nhiều người cũng đã từng mủi lòng về tập truyện ngắn
    “The Gifts”( Những món quà ) được dịch lại trước kia. Truyện nói về một bé gái mồ côi. Chẳng ai ngó ngàng đến cô bé nghèo hèn đi bán diêm đêm Noël. Đến đổi sau cùng. Qua ảo giác những giấc mơ của mỗi que diêm bật cháy, cũng để tự sưởi ấm. Cô đã tìm thấy mẹ cô, từ bên kia thế giới về đến đón cô. Người ta tìm thấy xác đông cứng của cô sáng hôm sau, với một nụ cười an lành
    - Nhân đây, tôi cũng xin thuật lại một câu chuyện có thật,để chúng ta có thể suy gẩm về sự đùm bọc giửa những chiếc lá rách nát của người Việt nam. Chuyện này cũng nói về một cô bé . Sau năm 1975, bao cảnh chia lìa đã ghi sâu vào ký ức của nhiều thế hệ. Cảnhvợ xa chồng, cha lìa con gia đình ly tán. Lịch sử Việt nam đã sang một trang đầy nước mắt và máu lửa - đau thương…
    - Hôm ấy, độ 9 giờ sáng tại một trại tập trung cải tạo ở miền trung. Anh H. được gọi tên để đi gặp ngườ inhà thăm nuôi. Khi nghe gọi tên để được ở lại trại,không đi lao động buổi sáng. Anh H. ngở rằng có sự lầm lẩn, nhưng người công an giử tù đã quả quyết và dường không giấu hết đuợc nét cảm thông. (Kể ra thì điều này rất hiếm) Trên đường ra nhà thăm nuôi. AnhH. lục hết trí nhớ để đoán người thăm anh là ai? Vợ anh? Không! Chị ấy đã sang ngang theo đề nghị của anhtừ lâu lắm rồi. Chỉ còn bà mẹ già, điều nầy thì vô lý, vì bà cụ đã quá già yếu, không thể nào?... Đã gần mười năm bị chuyển từ trại này sang trại khác,từ Nam ra Bắc rồi lại từ Bắc chuyển vô miền Trung.Chẳng bao giờ anh hy vọng được một bửa ăn no; đầy thịt cá như các bạn đồng liêu may mắn, có người nhà thoát được ra nước ngoài gửi tiền về nuôi. Đói riết rồi cũng thành thói quen và anh đã chấp nhận phần số… -
    “Vào đi “ Tiếng người công an gọi giật. Anh chợt thấy một đứa bé gái độ 8 hay 9 tuổi gì đó. Anh ngạc nhiên nhìn quanh- Không ai khác; chỉ có đứa bé ? – “ Ba, Con là bé L. nè ba !” Nó vừa nói vừa mếu. Người công an vụt quay đi ra ngoài (Có sắt đá đến mấy, trước cảnh trên, ai không khỏi động lòng?...) Anh H. sửng sờ… Mắt anh, từ lâu đã khô cạn. Bổng dưng, bao nhiêu oán hận;thương tủi như không còn chịu đựng được nửa, đã vở bờ. Khi anh chợt hiểu…Ôm chầm lấy đứa con thơ bé bỏng gầy mòn như chính anh. Bao nhiêu hình ảnh quay cuồng. Thôi, quả đúng rồi, đây là chiếc bào thai mà anh chỉ nghe phong phanh sau khi đã vào trại tập trung được vài tháng. – “ Con biết là ba liền , Mà sao ba ốm và già quá dậy ba, ba ăn có đủ no hôn dậy ba? Bà nội có đưa hình của ba cho con coi nên con biết ba gồi đóng hen!” Nó cứ nói không ngưng. Người anh run lên, không còn nhận thức được mình đang hạnh phúc hay khổ đau…Cả hai tình cảm đó như hoà lẫn làm tim anh thắt lại . Cứ ôm con mà nghẹn ngào không thốt nên lời…Trời ơi ! Một đứa con chưa từng được biết. Đúng là ông trời có mắt mà! Bao nhiêu lời nguyện cầu với đức từ bi, mà anh ít khi nào nghỉ tới khi còn ở ngoài đời, có lẻ đã được chứng giám ? Sau khi để dịu bớt cơn cảm xúc. Anh bắt đầu nghẹn ngào ngắt quảng hỏi con -: “Bà nội còn sống không con, sao con đi có một mình vậy ? “(Nó nhỏ giọng) -:”Con nghe nói trong này đói lắm phải hôn ba? Nè ba ăn đi !” Anh nắm lấy bàn tay gầy guột bé xíu vừa lôi ra từ chiếc giỏ đệm rách bươm, một bọc đường tán đen ngòm. Nó vội quay lại như sực nhớ gì , tiếp tục lục lọi trong túi đệm, tay vuốt tóc rối bời cuả con, anh lịm người. Mắt nó chợt sáng lên. “Mấy bà đi buôn ở trên xe nghe con kể đi kiếm thăm ba ở ngoài Bắc rồi ngược vô đây. Mấy bả thấy tội nghiệp mới cho con nè”. Nó lại lôi ra thêm độ 1 kg thịt heo (Quên trả lời cha, nó lại tiếp) :”Dọc đường đồ con bị rách, họ cho kim chỉ nửa nè ba!” Anh xót thương con dại và thầm trách người vợ đã đoạn đành… Nó bắt đầu kể :” Má đi ở chổ khác lâu rồi, má nói phải đi mua bán xa, nên bà nội giử con tới bây giờ đó, lâu lâu má ghé thăm con. Nội mắt mờ rồi mà còn luộc khoai lang đi bán đó ba- Con xin nội đi kiếm ba, Nội hổng cho. Con nhớ ba, nên con trốn đi đại. Con nhờ thím hai hàng xóm viết tên ba, địa chỉ, mấy chú công an thấy con ai cũng tội nghiệp nên cho con đi xe lửa hổng tốn tiền. Ở ngoài Bắc lạnh quá trời hén ba? Mấy ổng cho con áo lạnh nửa nè, áo bự thấy mồ, mà tối đắp củng đở lạnh. Rồi-ừng sao ba biết hôn, ở ngoải người ta nói ba vô đây, rồi họ gởi con đi xe lửa vô đây. Con gặp ba con mừng quá trời đó à nghen! Bà nội tưởng ba chết, cứ đốt nhang hoài hà” (Anh vẩn thỉnh thoảng xin được con tem để gửi thư, nhưng thư đi không đến nơi, mà cũng chẳng trở lại ?) . Câu chuyện đã làm xôn xao cả trại. Vài tháng sau đó, có lẽ để trấn an tư tưởng mọi người. Anh H. được trả tự do. Anh về nhờ sự hiếu thảo của con anh. Con anh tìm được anh, nhờ sự chia xẻ đùm bọc của những tấm lòng các bà ; các chị buôn gánh bán bưng, và trong đó, có cả chính kẻ thù của anh. Tôi đã suy nghĩ nhiều năm trước khi cầm bút viết lại chuyện trên đây. Lịch sử đã sang trang, nhưng trong đó, bao nhiêu mảnh đời thầm lặng đã gục ngả trong tối tăm, bao nhiêu hy sinh chẳng ai người biết đến. Và họ cũng chẳng cần ai biết đến, họ đã được sinh ratrên quê hương, và đã mặc nhiên làm tròn trách nhiệm mà không một lời thở than trách oán số phận mình.Chúng ta hãy dọn một gốc nhỏ trong tâm hồn mình dành cho họ… Vinh danh cho những thịt xương đó đã ươm xanh tổ quốc chúng ta. Cho dù trong hay ngoài nước. Có ai đón ở lòng nào quên đi được những vết dấu xót xa này!…
    :”Đến nơi rồi ông ạ !” Người tài xế chỉ còn tôi là người khách cuối cùng trên xe. Theo lộ trình thì anh phải đi thêm một quảng xa nửa. Nhưng vì đây là chuyến cuối cùng đêm giáng sinh. Có lẻ anh cũng muốn về sớm với gia đình, nên năn nĩ tôi :” Ông chỉ đi qua ngã tư thứ hai là đến nơi rồi đó. Xe bị kẹt nhiều ở phiá trước, ông vui lòng xuống ở đây, như vậy, tôi có thể quẹo trái ngay thì tiện cho tôi lắm!” Tôi không có lý do gì để trách anh ta. Tôi gật đầu và chúc anh một giáng sinh vui vẻ cùng gia đình. Tôi vừa vác vừa đi được một quảng ngắn. Đúng như anh tài xế nói. Con đường tôi tìm đã nằm ngay trước mặt. Qua đèn đỏ rồi rẻ phải độ vài mươi thước tôi đã đứng trước tiệm Nails của người quen. Nhìn qua khung kính, cách trang trí cũng tương đối. Không một bóng người Mỹ trắng. Chểm chệ trên mấy chiếc ghế, tôi thấy có vài cô bé độ chừng mười bốn hay mười lăm tuổi gì đó, và một số các bà sồn-sồn, vừa là da màu và gốc Mễ. Các cô bé tận dụng quá sớm tuổi dậy thì, cố làm ra vẻ già dặn.Tôi thấy bồi hồi, khi nghỉ đến các em cũng như thế ở Saì gòn hay Nam vang (Có lúc tôi phải lên tận xứ chùa tháp để tìm đường vượt biên) Chẳng ai bỏ công lo cho các em, vì đó là hiện tượng chung. Trời sanh voi -Trời sanh cỏ. Cuộc sống dạy các em phải tự lo lấy.Có được mấy người hảo tâm bỏ hơi sức ra để kêu gọi sự san sớt, đùm bộc, cũng dễ hiểu, vì bản thân của chính họ còn chưa được yên - Nào cơm áo - nào gạo tiền. Chuyện của quê hương quả là đáng buồn. Nhớ làm gì cho đau lòng thêm. Có lẻ lâu dần, rồi nổi dày vò lương tâm cũng khô héo đi ?... Phật và chúa có linh thiêng xin hãy cứu vớt cho tuổi trẻ Việt nam. Ở trong - cũng như ở ngoài nước. Những ai khéo léo khôn ngoan đã tự tìm cách cứu vớt lấy bản thân. Lỡ không may, mắc phải những bệnh ngặt nghèo nan y, thì lại quay về với thánh thần; thế thôi. “Thuốc đắng thì dã tật lời thật thì mất lòng”. Óc chăm biếm trào phúng đã thấm đầy từ trong ra ngoài của dân tộc ta. Tuy nhiên, chỉ biết chăm biếm, mà không tự thức tĩnh để đạt đến cái thiên chức “Người” thì thật đáng tiếc thay ! Được làm người là điều quí. Đàn ông hay đàn bà cũng đều đáng quí như nhau. (Mấy ông Thánh hiền ngày xưa cũng tào lao. Cho là chỉ có đàn ông mới đáng trọng vọng ?) Vì bởi có mẹ hiền, thì mới cho ra được chính nhân quân tử ? Cũng may mà trong Tam Tự Kinh còn ghi lại được “Tích Mạnh mẫu, trạch lân xử- Tử bất học đoạn cơ trử ” Chuyện nói về mẹ của thầy Mạnh tử bên Tàu ngày xưa. Bà đã chặt đức con thoi dệt vải bán kiếm sống qua ngày, để dạy con biếng học.
    - Cảnh đời oái oăm, có lúc chỉ thấy hổ mẫu nuôi dạy hổ tử, hổ phụ biệt tăm tích đi lo đại sự. Thấy được đôi vợ chồng nào ăn ở trọn đạo nghỉa, thì quả thật đáng mừng cho họ vô cùng.
    Có cay đắng, cũng chỉ vì đứng trước các dân tộc thông minh và hùng mạnh, tự thấy mình chưa có tầm vóc ngang hàng. Những ước mong một ngày nào đó, dân trí ta được kết tinh để thoát thân biến thành người Phù Đổng-Lấy nhân nghĩa để đối xử với nhau. Thấy được dân ta vươn mình ngẩn mặt. Thiệt, có tan xương nát thị tcũng cam lòng…
    - Cái ung nhọt trên quê hương về cuộc chiến tương tàn, đã làm mất đi bao nhân tài của đất nước. Mất bao nhiêu thời gian và cơ hội để dựng xây quê cha đất tổ. Thù hằn cá nhân thấp hèn. Ngay mồ mã của người đã chết cũng không tha. Ngày xưa, thì đào lên rồi đem đổ chì để trả thù vặt, lấy sọ người làm ống nhổ. Ngày nay, thì không cần đào mà đem lấp và san bằng luôn.Trong khi Đông Đức và Tây Đức thống nhất không tốnmột giọt máu, nước Nga là nguồn gốc cộng sản. Họ cũng đã thức tỉnh để một sớm một chiều thay đổi chế độ. Còn dân Á châu thì sao? Như Ta; Tàu rồi Nam Bắc Triều tiên (Đại Hàn). Cái thâm sâu và hiểm độc là ở chỗ đó. Nghỉ mà ngán ngẩm cho người Á châu vô cùng tận…
    Chúng ta cần có tiếng nói chung, hầu, đấu lưng; góp sức để dựng xây cho con cháu mai hậu. Nhân bản là nền tảng, lấy nghỉa khí chính trực để tương thân tương ái.Người xưa nói rằng: “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng” Cuộc đời ngắn ngủi, sống sao để khi nhắm mắt, cháu con không tủi phận thấp hèn. Nhục cá thể sao cho bằng nhục quốc thể? Đã bao nhiêu năm rồi,người Việt nam hởi ? Đến khi nào chúng ta mới chịu mở mắt và mở lòng đây ? Nghỉ mà thương cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ngày trước có viết rằng : “ Trong tâm tối, quê hương này. Ta bước đi hoài sao chưa tới?...“ Ông đã đau riêng, cho nổi đau chung. Có mấy ai hiểu được lòng ông ?...Sống khôn thác thiêng . Ông Trịnh Công Sơn ơi, ông hoá thần linh hiển về mà độ trì cho quê hương khốn khỗ này…
    - Tôi đẩy cửa bước vô và chào mọi người có mặt. Người tôi quen là một cặp vợ chồng trẻ, khá thành công trongngành làm móng tay . Vì đang bận khách họ khẻ gật đầu chào lại tôi và lên tiếng mời tôi ngồi chơi. Tôi ra dấu hiểu ý. Vài bạn thợ trẻ nhìn tôi không buồnkhông vui, tuy vậy, họ cũng khẻ gật đáp lời chào của tôi, dáng vẻ mỏi mệt. Đặt đồ đạc vào một chổ trong góc tiệm, tôi bước ra bên ngoài để hút điếu thuốc lá. Khách bộ hành thưa thớt, tôi thả bước để quan sát sinh hoạt phố xá. Các cửa tiệm đóng dần. Tôi đứng lại trước một tiệm “One $” (1 đô cho tất cả mặt hàng) do người Ấn hay Mễ gì đó làm chủ. Đảo một vòng bên trong, hầu như mọi mặt hàng đều được nhập từ Trung quốc, tôi cũng chọn một vài Postcard (Bưu thiếp) mang hình ảnh địa phương, rồi vội trả tiền bước ra. Một đám thanh niên vừa đá mấy chiếc lon vừa cười nói inh-ỏi , cách ăn mặc thật lạ, áo và quần rộng hết cở, giầy thể thao thì dây chẳng cột cứ để lòng thòng, trong số đó có vài em người da màu tướng tá to mập kềnh càng (So với dân da màu bên châu Âu thì có phần trội hơn nhiều) Vẻ lạc lỏng và bất cần, chợt nhớ lại các em thiếu niên khi còn trên đảo Bi dong bên Mả Lai. Gần đây tôi có nghe một tin không vui lắm,là mấy em “Mineur” đánh nhau và gây án mạng bên Úc rồi Canada. Số em này không có cha mẹ đi cùng, hoặc có,nhưng bị chết trên biển cả. Sang đất người “Cô thân độc mả” vô hướng lạc phương, phải tự mưu sinh. Trước bao khó khăn về ngôn ngữ; về sự phân biệt đối xử. Nếu không tự khoát cho mình một vẻ lì - lợm , thì chắc cũng khó đứng vững trên mảnh đất đày rẫy luật kẻ mạnh này. Có lẻ nổi ưu tư này cũng đã có nhiều bậc thức giả và những đoàn thể tôn giáo đứng ra mang trọng trách, hướng thiện. Nhưng vòng tay họ chưa đủ rộng. Nếu như mỗi chúng ta cùng ý thức để gồng gánh thì tuổi trẻ VN ở nước ngoài sẽ có cơ may hơn. Mong là tương lai của họ sẻ không như hiện tại của chúng ta. Điều đáng nói, mà nói không thành lời thì lòng ấm ức. Thôi thì còn lại chút khẩu khí cũng ráng mà mượn cây bút thay lời vậy. Mục đích cũng chỉ là muốn đóng góp vào cái chung, tương lai của con em ta cũng là sự sống còn cho một nền văn hoá, sức mạnh củamột dân tộc là tùy thuộc vào dân tộc tính. Sinh hoạt cộng đồng thiếu tỗ chức; rời rạc, thiếu nhiều nhân tố biết hy sinh vì cái chung . Cả một thế hệ vừa qua đã phải trả một giá quá đắc vì thiếu sự chuẩn bị.Điều đó cho ta thấy con người là vô giá; là đáng qúi và phải trân trọng. sao ta có thể quên được những sựhy sinh máu xương vô ích, ngoài chiến trường , trong trại tập trung. Cũng chỉ vì quyền tư lợi của một nhómngười. Tóm lại, lý tưởng giờ cũng chẳng còn gì. Đemdân tộc ra làm vật hy sinh, mặc nhiên sống, quên đi tầng lớp bên dưới đang chạy từng bửa gạo để sống còn.Ôi, chuyện đất nước có đem kể không biết khi nào mới hết. Chỉ một thoáng nhìn lại, đề cùng rút tỉa nhữnglầm lẫn; cùng đúng ra chịu trách nhiệm trước lịch sử. Chỉ khi nào trong mỗi chúng ta ý thức được nhược điểm và nhìn nhận trước tỗ tiên, trước bao vong linh vô tội. Bằng tất cả lòng chân thật. Để chung sức vắt những khôn ngoan- nghiền ngẫm và đặt đúng chỗc ái HÙNG KHÍ,thì chất NGƯỜIđó mới có thể tạo nên NHÂNKHÍ Khi ấy NHÂNTRÍ tự nó sẽ sinh sôi DŨNGKHÍ tự ngàn năm sẽ khơi mạch;đâm chồi. Lúc ấy cái DŨNG kHÍ đó, không còn dùng để chém giết mà dùng để vun lấp nỗi nhục nhược tiểu bằng dựng xây. Cách xử sự cao thượng và hay nhất là quên đi thù hận cũ để cùng nhau ngồi lại. Ông cha ta đã dựng nước từ thiên niên cũng nhờ tinh thần đoàn kết. Nó không thể tự sinh sôi,mà phải được rèn luyện; hun đúc. Từ trong gia đình rồi ra đến xã hội. Chúng ta còn chờ đợi gì nửa, mà chưa chịu đối mặt nhau để chọn những người tài,thỉnh mời các bậc cao minh từ mọi ngành nghề để chung lưng đấu vai mà gáng vác việc hàn gắn tình anh em,ngỏ hầu vươn lên bằng người… Sống trên đời, ai không mơ ước. – Tôi, không bằng cấp, không tiếng tăm , không tiền tài danh vọng- Tứ cố vô thân. Hành trang chỉ vỏn vẹn một tấm lòng đã thừa hưởng được từ bà mẹ Việt nam tần tảo nắng mưa cả đời chỉ biết hy sinh cho đế khi nhắm mắt…Tôi mang theo và cố gìn giử vốn liếng quí báu đó. Tôi mơ ước tấm lòng đó, từ khắp nơi hội ngộ - Tụ kết đâm chồi nẩy lộc. Tôi quả quyết là không ai trong người Việt chúng ta, trong cũng như ngoài nước không có một tấm lòng dấu kín. Vì loạn ly nhiểu nhương nó đã bị chìm lắng và khuất lấp. Đôi khi, con người ta đi đào bới những kho tàng hữu hạn mà quên đi tự trong họ, đang tiềm ẩn một kho báu quí giá. “ Ngọc bất trác, bất thành khí –Nhân bất học, bất tri lý ”.Đã đến lúc ta phải khai tôn” Tấm lòng vàng ” Nó sẽ nhân danh dân tộc và là biểu tượng tiền đồ. “ Vạn sự khởi đầu nan “Tất nhiên, chúng ta phải vượt qua nhiều thử thách như sự cố chấp ;Phân biệt nhưng nếu có ĐẠI NGHĨA thì tiểu tiết sẽ đương nhiên mà tự hủy. Đó là điều chắc chắn. Chúng ta đã miệt mài bao canh trắng để ưu tư.Giờ hành động đã điểm - Thế giới sẽ biết đến tan hư một chủng tộc thông minh và hiếu hoà. Ngay bây giờ,chúng ta phải chuẩn bị cho thế hệ kế tiếp. Trái đất không quá to như ta tưởng. những biến đổi sẽ khôn cùng. Thiên tai hiểm họa tự diệt sẽ khó lường được.Tự ngàn xưa, con người tự vạch chia ranh giới. Quên rằng thượng đế đã cho ta tinh cầu này để cùng chung sống. Dẫu có khác phong tục và tiếng nói, nhưng chung qui, cũng là con người như nhau.
    các nước tiên tiến,đã có những ngành về tương lai học. Những công trình nghiên cứu của họ chẳng ăn nhập gì đến trái đất ta đang sống. Hoa kỳ đã gửi bao nhiêu tín hiệu vào không gian vô tận để mong tìm một sự sống mới của các thái dương hệ xa xôi hàng tỷ năm ánh sáng. Việc tìm kiếm của họ, không ngoài mục đích phục vụ nền khoa học chung cho nhân loại. Đến đây, ta không khỏi ngao ngán. Hia bảy dặm chúng ta không có, trong nước vẫn còn trâu cày, có nơi người thế cả trâu. Cứ cái đà này, một ngày nào đó sự nhục nhã sẽ được chia cho tất cả người Việt nam, trong cũng như ngoài nước. Giàu nghèo, giỏi dở , già trẻ nam nữ có phần đều nhau. (Nghe thật khủng khiếp!) Tương lai ở tuổi trẻ. Nhưng chúng ta có trách nhiệm hướng đạo cho họ. Tôi thương tiếc cho tuổi trẻ của tôi , của những người trước tôi và có lẻ cho cả sau tôi. Cần có nhiều cánh én thì mới mong thấy được mùa Xuân. Tiêng nói đơn độc. Tất nhiên không vang , không xa. Chỉ biết trải lòng này, kêu cầu đến những bậc cao minh , thức giả, xin họ quên đi lòng tự ái . Đôi khi chúng ta cũng nên quên cái “NGẢ” Để nhớ đến nổi đau chung. Tôi rất mù mờ về chính trị, còn bao nhiêu đồng bào cũng dốt nát như tôi. Không có quí vị, ai sẻ đứng ra gánh vác sơn hà , tế thế an bang? Chỉ cần ngồi lại với nhau thôi. Điển tích Tàu ngày xưa có kễ rằng : Hai ông quan. Một văn một vỏ, đã quên đi thù riêng để cùng chung lo việc nước. Tôi khâm phục vô cùng… Đất nước cần nhiều bàn tay và chí khí. Đất nước cần anh hùng- Anh hùng hiện hữu. Chờ gì nửa mà còn chưa ra mặt ?!... Ôi,nó hùng tráng và khí phách quá. Tôi viết mà không ngăn được dòng thương hận. Ai muốn cười tôi, cứ cười đi. Tấm lòng này cũng như “Hồ mã tê Bắc phong”. Loài ngựa có nghĩa người đời xưa còn biết truyền tụng.Chỉ xin quí vị từ tâm, tri thấu lời chân tình mà chuyễn lòng đứng ra gây dựng lại cơ đồ. Chúng ta cùng gục đầu khóc cho quê hương, Nhạc sĩ Lê Thương đã cảm lòng mà viết lên như sau: “ Từng gốc Đa cỗ thụ bên đình, từng mái tranh ngôi mộ bên làng - Nguồn sử xa nhâm thầm vẫn sống. Bao mối thương vang dạy trong lòng…” Tổ quốc ơi, chúng con khắc ghi tấm lòng này, thay cho thanh gươm báu ngày xưa. Trước vong linh của cố nhạc sĩ…
    ML và T là một cặp vợ chồng trẻ, hấp thụ cùng lúc hai nền văn hoá Việt - Mỹ một cách vội vả. Bị cuộn theo cơn lũ đời. Để sinh tồn, họ đã làm tất cả những gì có thể làm được để kiếm tiền càng nhanh càng tốt, bất kể phương tiện nào. Thợ đến và đi cùng nhịp độ. Trong số thợ, tôi thấy có cả những em đang học đại học, vì cần tiền sinh sống, nên vừa làm vừa học. Hội nhập lối sống Mỹ hóa không tiêuchuẩn, đã biến dạng ít nhiều trong họ. Dễ sống sượng và sổ sàng , đôi khi trân tráo. Chúng ta tạm ngưng ở đây, để đi ngược giòng thời gian…
    - Qua ký ức của kiều bào sinh sống ở ngoài nước, trước năm 1975. một số thành phần xuất ngoại là du học sinh.Còn lại, thì theo dạng vợ chồng. Tình trạng của những người về nước theo quân đội Pháp ( Sau hiệp định Genève 1954) Đất lạ, quê người, (ở đây, những người đã từng chịu lưu vong mới hiểu được hết nỗi niềm) Ngôn ngữ bất đồng, cô đơn; lạc lỏng , xa lạ với tất cả, thiếu thốn mọi bề. Ăn cơm là chuyện không thể có, (Người Pháp chỉ ăn bánh mì) không có nước mắm.
    Tóm lại họ bị cắt đứt mọi giềng mối với quê hương VN. Tuổi trẻ của họ là : Trại lính, mọi sinh hoạt đều bị phân biệt đối xử theo lối thuộc địa.Tiếng mẹ đẻ thì quên dần, tiếng Pháp thì chưa được học, ngôn ngữ pháp mà họ dùng là một thứ trộn lẫn của cả hai Việt – Pháp. Chỉ có họ mới hiểu nhau được. Đôi lúc, chỉ biết hồi tưởng lại những hình ảnh khi còn ở quê nhà. Họ thèm từ cọng rau muống, đến muỗng nước mắm , nổi da diết nơi chôn nhau cắt rốn.
    Họ nhớ từ ngọn đèn dầu, xóm nhỏ ngoại ô, con hẻm nhỏ ngập lội khi mùa mưa tới, hay chiếc cầu váng gập ghềnh. Sự đồng cảm đã đưa họ lại gần nhau hơn ,một lòng mong mỏi được ngày trở về quê hương. tuyết lạnh giá buốt mùa Đông lâu dần đã làm héo hắt niềm hy vọng đó. Có những bà mẹ đã phải tự tìm cách sinh nhai vì bị cấp dưỡng thiếu thốn. Mùa Đông giá, cũng phải đi làm thuê với giá bóc lột vì họ vốn dốt nát ,không có được một chử bẻ làm đôi. Tương lai cũng chẳng sáng sủa gì hơn khi còn ở bên nhà. Gốc gác cội nguồn thì cũng chẳng còn để mà mất…Tuổi trẻ không có cả kỷ niệm để mà nhớ…
    - Riêng số sinh viên du học thì khá hơn, dù sao họ cũng được sống bên ngoài, nổi khỗ có phần khác nhau. điều kiện cũng khác nhau, trong số này có một ít đã thực hiện đuợc ý định là về Việt nam. Nhờ có số vốn liếng học thức, họ đã trở về làm việc với hoài bảo cao cả. Quê hương cũng rộng tay chào đón. Cùng lúc, với cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Tuổi trẻ bên nhà bấy giờ, thì lo âu. Ai may mắn thi đậu bằng cao, thì được vào làm việc cho chínhquyền, như không, thì phải xung vào quân ngủ. Tới tuổi thi hành nghỉa vụ (18 tuổi) thì ở nhà cũng không xong,ra đường lại sợ cảnh sát bắt. Có người vì quá lo sợ đã tự hủy hoại thân thể, để không phài ra chiếntrường. Đó là thành thị. Còn ờ thôn quê, thì lại thảm hại hơn. Nếu là vùng “Xôi đậu” (Những nơi lẩn lộn quốc gia và cộng sản) Ban đêm, thì du kíchviệt cộng ra bắt theo, ban ngày, thì có cảnh sát quốc gia đi lùng sục xét tra. Thế rồi, một lần dính máu ,thì tay đã nhúng chàm. Cả một lớp tuổi trẻ, lấy lối sống yêu cuồng sống vội để quên đi cảnh sống nay chết mai. Lính Mỹ vào đến miền Nam mang theo sa đọa. Ma túy; mua bán dâm, rồi từ đó, các tệ nạn khác tăng theo : Cướp giật; du đảng; bài bạc trở thành thú mua vui…Dân nghèo từ thôn quê bỏ làng xã lên thành thị để kiếm sống. Đêm đêm ở các vĩa hè trẻ em bụi đời vànhững gia đình nghèo ngũ tràn lan. Một tuổi trẻ không tương lai; không lý tưởng. Luật hè phố chiếm lãnh tận hang cùng ngỏ hẻm. Các bậc tri thức tự dối lòng để nhắm mắt, trôi cuốn theo cơn sốt tiền tài và danh vọng.Gian thương tự tác tung hoành thị trường. Dân nghèo đã khổ, càng khốn khó hơn. Căm thù một quê hương dối lừa. Máu nợ vay, cứ thế mà đỗ từ thành thị đến thôn quê. Bom Mỹ đạn Nga, mìn Trung quốc. Tình người bị dày xéo. Thùng rác chiến tranh rực đỏ đốt cháy hết sĩ diện, mọi tội lỗi được trút vào đấy.
    - Còn tuổi trẻ bên kia thì thế nào ? Họ chẳng khá hơn, bị áp chế - tuyên truyền dối trá bưng bít, rồi phần do đói khỗ, thế là từng lớp thanh niên say mê kéo nhau lênTrường sơn để lấy máu tưới xanh rừng thiêng nước độc Miên- Lào. Mang theo hoang tưởng giải phóng quê hương… Xác người; xương trắng trải dài từ Bắc vào Nam.( Cũng có khi đó là nợ diệt chủng mà dân ta phải trả cho dân tộc Chiêm Thành thuở xưa chăng?...) Có ai đó say mê mà viết như sau :

    Vui vẻ chết (?)như cày xongthửa ruộng,”

    ngã mình trên luống cỏ ngủ ngon lành…

    - Lớp trên, thì tự cho quyền bán mua quê hương, luân thường đạo lý ngàn xưa bị bán bổ. Chẳng còn Chúa- Phật. Ông bà cha mẹ cũng không được phép thờ cúng. Một số may mắn trốn thoát vào miền Nam năm 1954. Mưu cầu hạnh phúc để rồi…theo giòng đời lại phải mang con cái chạy nạn bỏ cả xứ sở quê hương để trốn ra nước ngoài năm 1975.
    - Chúngta trở lại Lớp trẻ sau 75 có được gì hơn ? Một số các em, vì chinh chiến loạn lạc gia đình ly tán. Qua các hội từ thiện, đã may mắn ra đến nước ngoài ở tuổi măng non. Thế là gốc gác cội nguồn mất hút. Có em tự chối bỏ hẳn, do kinh tởm một quê hương đầy máu và thù hận, như sợ đến gần một đàn sói tranh thịt tanh hôi.
    Kế đến, là một loại nạn nhân khác cũng bị sinh sôi từ cuộc chiến. Chẳng hiểu các em này có may mắn hay hãnh diện không. Khi phải mang hai giòng máu trong người ? Họ đương nhiên, không được chấp nhận như những trẻ conViệt nam bình thường khác. Trong chúng ta có gốc nhỏ nào để chấp chứa các em không ? Đối với quê hương họ là gì ? Một ngón tay thừa, Một đứa con dị tật ? Chúng ta đã mặc nhận và tiếp tục đổ lỗi cho chiến tranh. Chiến tranh là do đâu? Do ai ? Quê hương đã xấu hỗ vì các em - Hay các em xấu hỗ và đau đớn khi sinh nhằm quê hương ? Còn bao nhiêu câu hỏi nửa mà ta vô phương không tìm được lời giải đáp ?...
    Vết đạn - mảnh trái phá. Có đau đớn nhất thời về thể xác nhưng rồi cũng lành. Nhưng vết đau của một đứa con bị anh chị em rẻ rúng, họ hàng khinh khi, nó còn kéo dài từ đời này sang đời khác. Tuổi trẻ này , theo tôi là đáng thương nhất – Tôi có một anh bạn quen. Anh mang hai giòng máu Pháp - Việt. Hôm ấy, vào đêm giao thừa .Chúng tôi đang nhâm nhi ly rượu cay. Bất chợt, anh sụt sùi kể lại tình bà cháu ( Mẹ anh dường như đã mất khi anh còn bé ) Bà đã thay mẹ để gánh cháo lòng đi bán nuôi anh khôn lớn. Đêm nay giao thừa anh nghẹn ngào :”Tôi buồn khóc vì ngày Bà chết (bên VN) tôi đã không kịp về nước để nghe được vài lời Bà trối trăn!” Anh tức tưởi tự trách mình…
    - Mặc sự xua duổi của nòi giống , anh tự chấp nhận thân phận và đã đáp lại bằng tình yêu thương chân thật-Anh đã “Người” hơn nhiều người. Tôi quí anh, tôi quí Bà cuả anh,…
    Thoát ly quê hương binh lửa; tranh dành. Tuổi trẻ lớn lên ở ngoại quốc được may mắn có điều kiện và phương tiện để tháo bỏ lớp vỏ tự ti. Một số đã thoát xác hẳn để thành những con bướm lạ; đẹp , vô tư lự. Họ không có quê hương, hay đúng hơn, họ không cần có một quê hương đầy oán ghét. Quê hương không còn mang đúng danh. Thì nhân cái gì đây, để kêu gọi trái tim họ ? Quê hương mất họ, chứ họ đâu mất quê hương?! Sợi dây mong manh cuối cùng rồi cũng nhẹ đứt…
    Chẳng ai tiếc nuối ai ?...
    - Một nhánh sông đã tự tách rời để biến thân thành hồ nước động , ao tù…
    Thôi ,thì thôi vậy, tạo hoá cứ oái oăm thực thi cái luật của nó. Chỉ tiếc một ít người có lòng, cứ bị lương tâm dày xé. Họ đã mượn vũ trụ vô thường để tự an- ủi chút tình người còn sót lại…Ai tạo chi cảnh trớ trêu ?...
    Conđường ta đi qua, bao diều để ghi nhận. Cho dẩu chỉ để đánh một ít dấu vết, mà rồi thời gian cũng sẽ làm phai nhoà - mất hút…
    - Mùa Noël này, trên đất Mỹ, lòng tôi cũng chẳng vui gì hơn ,khi thấy các bạn thợ Nails đi làm về thì kéo nhau xuống hầm nhà, nơi họ ăn và ngủ; xem TV, rồi lại chờ ngày mai trong tối tăm… Cầu mong cho họ sẽ tìm được một ánh ban mai thật sự. Cho dù trong hoàn cảnh nào , ở nơi đâu đi chăng nửa, có đôi lúc phải cắn răng chua xót cho kiếp lạc loài . Nhưng hình ảnh quê hương vẫn tiếp tục đang sống trong tiềm thức của chúng ta.Tôi rời nước Mỹ mà tâm trạng bồi hồi thương cảm…

    “ Hò ơ ớ ơ, ngó lên trời, trời trong mây trắng “
    “ Nhìnxuống nước, nước trắng lại trong “
    “ Nhỏ nhỏ như ai, chớ nhỏ nhỏ như em đây chắt dạ bền
    lòng Hờ ơ………”


    THOÁT TỤC


    Đã bao đêm ta nhủ lòng tự vấn.
    Đời ít vui, đã vậy, thế thì thôi…
    Cao xanh kia, cẩu vân định sẳn rồi.
    Thời thuận lẽ, về thu hình ẩn dật.
    Từng Thu qua gẩm suy đời gai mật,
    Hổ rừng thiêng cất vuốt đỉnh non cao
    Ừm…Từ đây rủ mộng để tiêu dao,
    Vườn trúc cũ, vẫn xanh hồn khí phách.
    Mặt trời soi, một đời ta rữa sạch.
    Chốn phù vân bụi bấn khách phong lưu.
    Cõi hùng xưa, miên- tục tống oan cừu.
    Lần dấu cỏ, vết tiên về chốn cũ,
    Mượn văn chương, ta làm nơi ẩn ngụ.
    Lấy phong vân, bằng hữu hội thi đàn …




    Paris,1997
    THẠCHPHÙ

    Dũng Đà Lạt
Working...
X