Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

BÊN THẮNG CUỘC - Huy Đức

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Chương 7

    “Giải Phóng”


    Nhiều người Việt đã cầm súng với niềm tin họ chiến đấu là để giải phóng miền Nam. Trong suốt nhiều thập niên, truyền thông nhà nước đã lặp đi lặp lại điều này như là chân lý. “Giải phóng” là cách nói để mô tả sự kiện kết thúc vào ngày 30-4-1975. “Giải phóng” là từ không chỉ được dùng bởi những người đi từ trong các chiến khu mà còn được nói như một phản xạ tự nhiên của không ít người dân. Có hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, nhưng hàng chục triệu người miền Nam vẫn chọn con đường ở lại, rồi chính họ sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ về “giải phóng”.

    Sài Gòn thay đổi

    Chiều 2-5, từ trường Petrus Ký, Ban Kinh tài Thành ủy đưa nhóm ông Võ Văn Kiệt sang “tiếp quản” nhà 222 và 224 đường Phan Thanh Giản321. Ngôi nhà này vốn là nơi ở của tùy viên quân sự Anh. Người giúp việc cho ông tùy viên lại cũng là một cơ sở bí mật của Cách mạng. Ông Võ Văn Kiệt tới, gia đình rất mừng, và từ hôm đó họ trở thành “cán bộ Thành ủy”.
    Lại nói về người lái chiếc xe GMC chở “đại quân” vô Sài Gòn chiều 30-4. Khi đưa ông Kiệt tới trường Petrus Ký, Tư Thạch kêu anh lái xe quay lại đón những anh em đi sau. Xong việc, Tư Thạch cho anh về. Tới chiều ông Kiệt hỏi: “Hai chú tài xế chiều nay đâu?”. Anh em nói: “Ảnh về rồi”. Ông Kiệt kêu: “Có hỏi tên tuổi, nhà cửa người ta không?”. Không ai hỏi cả.
    Trong ngày hôm đó, biết bao người đã “xuống đường”, rất nhiều người trong số họ đã làm một việc gì đó rồi trở thành “cán bộ”, lớp cán bộ về sau được gọi là “Cách mạng 30-4”; rất nhiều người khác, sau khi “phục vụ cách mạng”, đã trở về nhà và đã vô danh như thế.
    Chiều 2-5-1975, khi tình hình đã tạm ổn định, ông Kiệt kêu Chín Anh về Bình Thạnh kiếm gia đình ông Sáu Hoa. Gia đình ông Sáu Hoa là một cơ sở nuôi giấu “Việt Cộng” trong nội thành từ đầu thập niên 1950. Giữa năm 1956, ông Lê Duẩnđược ông Nguyễn Văn Linh đón lên Sài Gòn và đưa về giấu trong nhà ông Sáu Hoa gần ba tháng. Năm 1963, từ Củ Chi, ông Võ Văn Kiệt cũng vào Sài Gòn trên một chuyến xe do Sáu Hoa lái ra đón. Cùng với nữ giao liên Sáu Trung, từ đó, theo yêu cầu của ông Kiệt, Sáu Hoa sẽ còn đưa ông Kiệt đi lại công khai nhiều lần. Khi từ Trung ương Cục xuống Khu IX nhận chức bí thư khu ủy, ông Kiệt đã dùng xe củaSáu Hoa đi công khai từ Châu Đốc xuống Rạch Giá. Ông Kiệt cũng đã từng ở lại căn nhà 99/9 Nơ Trang Lơng, Bình Thạnh của Sáu Hoa. Từ đây, một người cháu củaông, Chín Anh, sẽ theo ông Kiệt ra “Khu”.

    Chiều 1-5-1975, Chín Anh về Bình Thạnh. Chiếc U-oat322 đi tới đâu, người dân nghiêng ngó, xầm xì tới đó, và khi nó quẹo vô hẻm 99/9, bà con ngỡ ngàng. Mấy đứa con nhà Sáu Hoa kêu to: “Việt cộng! Việt cộng!”. Có lẽ bọn trẻ cũng không biết đó là tiếng kêu mừng hay sợ. Cho đến lúc này, vợ chồng ông Sáu Hoa vẫn hết sức dè dặt, cái dè dặt của người hoạt động trong lòng đối phương quá nhiều năm và đã gặp quá nhiều bất trắc. Lúc đó, vẫn chưa có ai trong xóm biết rõ Sáu Hoa là“Cộng”, kể cả mấy người con của ông. Nhưng lũ trẻ nhanh chóng nhận ra một trong mấy ông đi xe là Chín Anh. Bấy giờ thì chúng mừng rỡ thật.
    Chưa kịp ngồi xuống, Chín Anh nói: “Chú Sáu Dân cho gọi bác lên gặp ổng gấp”. “Ảnh ở đâu?”, Sáu Hoa lập cập hỏi. “Thì bác thay đồ lẹ lên, sáng giờ ổng nhắc bác hoài”, Chín Anh giục. Sáu Hoa khoác vội áo, ra xe. Tới nơi, ông Kiệt chạy ra tận cửa, hai người ôm lấy nhau: “Mạnh hả? Hết chết rồi hả?”. Hai ngày sau, ông Kiệt về nhà Sáu Hoa ăn bữa cơm đoàn tụ. Ông ôm từng đứa con của vợ chồng Sáu Hoa, lòng lặng đi. Tính mạng của những thiếu niên này đã từng bị đe doạ ngay chínhtrong ngôi nhà đó, trong suốt những năm ông Lê Duẩn, ông Nguyễn Văn Linh và ông Kiệt sống bí mật ở đây. Ông Kiệt bước tới, bước lui, lên gác, nhìn căn phòng, sờ những đồ vật quen thuộc, những thứ đã từng che cho ông sống.
    Năm 1957, trước khi ra Bắc, ông Lê Duẩn triệu tập Xứ ủy sang Phnom Penh và quyết định điều ông Võ Văn Kiệt về Sài Gòn thay ông Linh làm bí thư Khu ủy. Sài Gòn cuối năm 1958, khi ông Kiệt đặt chân trở lại, không còn bình yên. Chính quyềnNgô Đình Diệm đánh tróc từng cơ sở của những người cộng sản. Những cấp ủy viên mà ông Kiệt nhận bàn giao từ Phnom Penh lần lượt bị giết hoặc vô tù. Ông Kiệt đành phải tiếp cận Sài Gòn qua ngả Gia Định. Ông nhận thấy nếu có Gia Định thì Sài Gòn sẽ “tiến thoái” dễ hơn. Ông đề nghị sáp nhập Gia Định vào Khu ủy Sài Gòn và được Trung ương chấp thuận.

    Sau ngày 30-4-1975, trước nhu cầu sắp xếp cho hàng loạt bí thư khu ủy, tỉnh ủy từ trong rừng ra, việc định lại địa giới hành chánh đã có nhiều bàn cãi. Theo ôngNguyễn Thành Thơ323: “Ngày 3-5-1975, anh Mai Chí Thọ mời tôi tới truyền đạt chủ trương tách T4324: tôi làm bí thư Sài Gòn; anh Mai Chí Thọ làm bí thư tỉnh Gia Định. Rồi anh Mai Chí Thọ kêu tôi bàn giao hết”. Sau khi “bàn giao gần hết cho ông Mai Chí Thọ”, ngày 5-6-1975, ông Thơ lại nhận được thư mời tới số 7 Thống Nhất325, nghe ông Võ Văn Kiệt phổ biến chính thức: “Trung ương Cục không tán thành tách Sài Gòn-Gia Định, vậy anh là phó bí thư Thành ủy, công việc cũ không thay đổi, nay mai sẽ giao việc mới cho anh”.

    Trong thời kỳ quân quản, ông Võ Văn Kiệt là bí thư Đảng ủy Đặc biệt, đồng thời được giới thiệu là bí thư Thành ủy Sài Gòn-Gia Định. Ngày 20-1-1976, Chủ tịch Hội đồng Chánh phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát ký Quyết định 03, thay thế Ủy ban Quân quản bằng Ủy ban Nhân dân Cách mạng, chức chủ tịch được giao cho ông Võ Văn Kiệt; chức bí thư Thành ủy được giao cho ông Nguyễn Văn Linh; ông Mai Chí Thọ lãnh chức phó chủ tịch Ủy ban kiêm giám đốc Công an Thành phố.
    Trong buổi lễ bàn giao tổ chức vào sáng 21-1-1976 tại Dinh Độc Lập, Thượng tướng Trần Văn Trà cho rằng: “Chúng ta đã nắm chắc tình hình trong tay, chế độ cách mạng đã được bảo đảm vững chắc, trật tự trị an ngày càng ổn định. Thành quả ấy đạt được nhờ… nhân dân đã thực sự tham gia xây dựng chính quyền của mình”326.
    Tháng 12-1976, sau Đại hội Đảng lần thứ IV, ông Võ Văn Kiệt trở thành ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị; ông Nguyễn Văn Linh là ủy viên chính thức, được điều vềTrung ương, chức bí thư Thành ủy giao lại cho ông Kiệt. Từ trước đó, ông Võ Văn Kiệt thừa nhận là chính ông đã thúc đẩy việc lấy tên Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức đặt cho Sài Gòn-Gia Định.
    Mấy câu thơ: “Ai đi Nam Bộ / Tiền Giang, Hậu Giang / Ai về Thành phố Hồ Chí Minh / Rực rỡ tên Vàng…”327, mà Tố Hữu viết tháng 8-1954, khi Hồ Chí Minh còn nắm quyền, được coi là “sáng kiến thành văn” đầu tiên về việc đặt tên mới cho Sài Gòn. Có lẽ vì Tố Hữu khi ấy không chỉ là một nhà thơ “anh cả” mà còn là trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, nên ý kiến của ông gần như được mặc nhiên thừa nhận. Lịch sử cũng không ghi nhận bất cứ một phản ứng nào từ Hồ Chí Minh. Các văn nghệ sỹ cách mạng cũng coi đó là “vinh dự” của Sài Gòn.
    Trong tuần lễ trước ngày 30-4-1975, nhạc sỹ Cao Việt Bách đã đặt tên cho một bài hát của mình là Tiếng Hát Từ Thành Phố Mang Tên Bác. Bản Thông cáo ngày 3- 5-1975 về việc thành lập Ủy ban Quân quản cũng nói: “Thành phố Sài Gòn, thành phố được vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”. Ngày 6-5-1975, tờ Sài Gòn Giải Phóng ra đời. Sau đó, tờ Tin Sáng, tờ báo của những người thuộc “lực lượng thứ ba” của Sài Gòn trước 30-4-1975, trên nhiều chuyên mục cũng cho chạy những hàng tít lớn: Thành phố Hồ Chí Minh…
    Tuy nhiên, tại kỳ họp đầu tiên của quốc hội thống nhất, khai mạc tại thủ đô Hà Nội ngày 25-6-1976, ông Trường Chinh đã không hoàn toàn đồng ý với cách đặt vấn đề của ông Võ Văn Kiệt. Khi ông Kiệt đề nghị Bộ Chính trị để Quốc hội “công nhận Sài Gòn mang tên Thành phố Hồ Chí Minh”, ông Trường Chinh nói: “Quốc hội không phải công nhận mà là xem xét việc đặt tên cho thành phố, vì chỉ Quốc hội mới có thẩm quyền này”.
    Ông Võ Văn Kiệt nhớ lại: Đến giờ giải lao, ông vào phòng dành riêng cho chủ tịch đoàn ở phía sau Hội trường Ba Đình, nơi có mặt Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, phản đối: “Tại sao Quốc hội lại còn phải đặt tên cho Thành phố trong khi chỉ là thừa nhận một sự thật lịch sử?”. Ông Trường Chinh dứt khoát: “Lịch sử phải có văn bản, chưa có văn bản nào nói Sài Gòn đã được đổi tên”. Ông Kiệt nói:

    “Lịch sử có nhiều điều không có văn bản”. Ông Trường Chinh ôn tồn: “Thường người ta lấy tên lãnh tụ đặt cho thủ đô”. Ông Võ Văn Kiệt cãi: “Thưa anh, tên của Lênin có phải đặt cho thủ đô đâu!”. Ông Trường Chinh vẫn kiên định: “Quốc hội vẫn phải làcơ quan quyết định việc này”. Ông Kiệt không thể thuyết phục ông Trường Chinh, đành đề nghị: “Nếu như các anh đưa ra Quốc hội quyết định thì các anh phải giải trình đầy đủ quá trình Thành phố mang tên Bác”. Trước Quốc hội, ông Trường Chinh chỉ nói rất ngắn gọn về việc đổi tên Sài Gòn.
    Nhiều năm sau, ông Võ Văn Kiệt mới hiểu ông Trường Chinh lưỡng lự không chỉ vì vấn đề thủ tục. Ông Kiệt nói: “Anh Trường Chinh muốn giữ tên Sài Gòn, một cái tên đã được biết đến suốt gần 300 năm”. Tuy nhiên, trong suốt hàng chục năm, Hồ Chí Minh đã được cả hệ thống chính trị suy tôn làm “Cha Già Dân Tộc”, nên khi cóngười muốn lấy tên ông đặt cho Sài Gòn thì không ai dám đứng ra ngăn cản. Quốc hội đã dễ dàng biểu quyết việc đổi tên Sài Gòn; cũng như, vào lúc 8:20 sáng ngày 2-7-1976, đã dễ dàng đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
    Trước đó, tháng 8-1975, một loạt đường phố ở Sài Gòn cũng đã được Tuyên huấn Thành ủy cho đổi tên. Tên của các liệt sỹ cách mạng đã được dùng để thay cho tên của những vua chúa, danh nhân thời “đế quốc phong kiến”: Lý Tự Trọng thay thế Gia Long, Võ Thị Sáu thay thế Hiền Vương, Lý Chính Thắng thay cho cụTam Nguyên Yên Đỗ,… Các sự kiện mà những người cộng sản đã ghi vào lịch sử cũng được sử dụng để đổi mới các tên đường như Cách Mạng Tháng Tám, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đồng Khởi… Người dân Sài Gòn tức cảnh: “Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý / Đồng Khởi lên rồi hết Tự Do”. Những thay đổi của miền Nam, của Sài Gòn, không chỉ ở trên những tên đường, tên phố.

    Kinh tế mới

    Đầu năm 1977, cậu bé Thái Cẩm Hoàng328 thấy nhà mình thường xuyên có khách. Ông tổ trưởng tổ dân phố cùng vài cán bộ ngày nào cũng tới vận động gia đình đi kinh tế mới. Ông nói với mẹ Hoàng: “Chị phải đi thì chồng chị mới được về sớm”. Cha Hoàng, Đại úy Thái Tú Bình, đại đội trưởng đại đội chiến tranh chính trị thuộc tiểu khu Quảng Nam, giờ ấy đang là tù cải tạo. Ông Bình bị bắt ngay sau ngày 29-3-1975, ngày Đà Nẵng được “giải phóng”.
    Cuối tháng 3-1975, Hoàng – năm ấy lên bảy – theo mẹ di tản vào Sài Gòn. Ở bãi biển Đà Nẵng, Hoàng đã phải bước trên những xác chết để lên tàu. Kết thúc chiến tranh, Chính quyền Sài Gòn yêu cầu người dân trở về quê cũ, Thái Cẩm Hoàng và các em được mẹ đưa trở lại Hội An, mở một tiệm chạp-pô. Buôn bán khó khăn nhưng trong thời gian đó, mẹ Hoàng còn phải bỏ tiệm đi đắp đập Phú Ninh hơn ba tháng. Hoàng kể: “Một hôm, vừa đói, vừa nhớ mẹ quá, tôi đi bộ từ Hội An lên Đà Nẵng tìm đến nhà dì. Cả nhà hoảng hốt đi tìm. Khi trở về, ông chú đánh cho một trận. Đánh xong, ông ôm tôi vào lòng, khóc”.

    Mẹ Hoàng hình dung được điều gì chờ đợi gia đình ở khu kinh tế mới. Nhưng đấy không phải là lựa chọn của những người vợ lính. Hàng xóm chạy qua chạy lại, những người có cùng hoàn cảnh chỉ biết nhìn nhau gạt nước mắt. Biết không thể “chống chính quyền cách mạng”, trước thời điểm rời Hội An, mẹ Hoàng nhờ bà nội qua sống cùng, hy vọng giữ lại được căn nhà. Bà nội tuổi cao, chính quyền không thể buộc bà đi kinh tế mới.

    Ngày đi, từ sáng sớm, xe ca mấy chục chiếc đậu trên đường Phan Chu Trinh, nối đuôi nhau từ trường Bồ Đề đến sân Ty Thông tin Chiêu hồi. Thoạt đầu bọn trẻ con rất vui vì sắp được đi chơi xa, nhưng khi thấy người lớn khóc, bọn trẻ bắt đầu hiểu vấn đề nghiêm trọng hơn chúng tưởng. Xe chạy ba ngày hai đêm thì hết đường. Đoàn xe ca dừng lại, chờ xe ủi, ủi đường tới đâu thì tiến vào tới đó. Chập tối, đoàn xe dừng lại cho mọi người lấy đồ đạc rồi quay về, để lại hơn nghìn con người giữa rừng.

    Hoàng nhớ lại: “Hôm sau, các gia đình được chia đất. Từ người lớn cho tới trẻ con đều phải đi chặt cây làm nhà”. Mấy ngày tiếp đó, một đoàn xe tải khác đến, Chính quyền cấp cho dân kinh tế mới khẩu phần lương thực đủ ăn trong ba tháng. Hoàng kể: “Khi biết đoàn người mới đến dựng nhà là dân miền Nam, đồng bào ở buôn Chư Cà Ti, huyện Krongpak, Daklak, đã chủ động sang giúp. Đó là một khu vực đêm đêm Fulro vẫn quấy phá chính quyền nhưng Fulro để yên cho người Thượng và dân kinh tế mới. Chiều chiều, bọn trẻ vẫn cắt rừng đi lấy nước ở sông Ana, cách đấy hàng cây số”.

    Chính sách được thi hành ở mỗi địa phương thường có những điểm khác nhau. Không phải ở đâu vợ con những người đang ở trong các trại cải tạo cũng phải đi kinh tế mới. Nhiều địa phương coi đưa dân ra khỏi thành phố là để phân bố lại lao động và giải tỏa những áp lực xã hội nảy sinh sau ngày 30-4-1975.Ông Nguyễn Văn Ly, tên thường gọi là Tư Kết, năm 1975 là thư ký riêng của ông Mai Chí Thọ329, kể: “Mỗi đêm, vào khoảng mười một giờ, tôi lại cập nhật các báo cáo nhanh của công an và Bộ Tư lệnh Thành. Không có báo cáo nào là không nói về tình hình người tự tử. Thỉnh thoảng, anh trai của ông Mai Chí Thọ là Tướng Đinh Đức
    Thiện qua thành phố, ghé chơi. Thấy tôi loay hoay với mấy bản báo cáo, ông hỏi, ‘Tình hình sao?’. Tôi kể cho ông tình trạng nhiều người cảm thấy bế tắc dẫn đến nạn tự tử ở Sài Gòn. Ông Đinh Đức Thiện nói: vậy là bỏ mẹ rồi, phải đưa đi kinh tế mới mới có công ăn việc làm cho người ta, chứ không còn chết nữa”.Không chỉ Tướng Đinh Đức Thiện nghĩ “kinh tế mới” có thể giải tỏa những bế tắc cho người dân miền Nam. Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 24, họp từ ngày 13-8-1975, xác định: “Cấp bách nhất hiện nay là sắp xếp công ăn việc làm cho ba triệu người. Đây là một công việc khó khăn, nhưng ta có thuận lợi lớn là có thể mở thêm ngay vài triệu hecta canh tác đất tốt, dễ làm, nhiều vùng lại không xa Sài Gòn lắm. Hướng sắp xếp là giảm bớt dân các thành thị, đưa 1,5 triệu đến hai triệu người về nông thôn, vừa sản xuất nông nghiệp, vừa sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp”.
    Chỉ sau Hội nghị Trung ương lần thứ 24 không lâu, ngày 14-9-1975, trong một cuộc làm việc với khoảng bảy mươi kiến trúc sư tại hội trường Đại học Kiến Trúc Sài Gòn, Giám đốc Sở Kiến trúc và Quản lý Nhà đất Huỳnh Kim Trương nói rằng Thành phố sẽ đưa khoảng 1,5 triệu dân “về quê lập nghiệp”. Báo Tin Sáng ngày 16-9-1975 dẫn lời ông Trương: “Từ đây cho tới cuối năm 1975 chúng ta còn phải giảm bớt ba trăm ngàn dân ra khỏi Thành phố Hồ Chí Minh để đưa họ về các vùng lân cận tham gia vào công tác sản xuất. Và đến hết năm 1976 sẽ có thêm một triệu hai trăm ngàn dân về quê làm ăn theo đúng chương trình đã được ấn định”.
    Ông Trương cho biết: “Khoảng 600 kiến trúc sư và sinh viên sắp tốt nghiệp kiến trúc sẽ nắm giữ vai trò thiết kế các khu chỉnh trang, cũng như các loại nhà ở cho dân chúng. Ưu tiên này nhằm phục vụ cho các giới đồng bào lao động, những gia đình cách mạng, từ lâu đã hy sinh nhiều nhưng cho đến nay vẫn còn ăn nhờ ở đậu”330. Ông nhấn mạnh: “Công việc của chúng ta hiện này chỉ là một cách trả ơn, trả nghĩa cho những người đó”.

    Từ những ngày cuối tháng 8-1975, chính quyền cho xe chở hàng chục nghìn dân về quê. Tính đến đầu tháng 10-1975, có hơn 15.000 dân được đưa đi xây dựng các vùng kinh tế mới. Người thì lên Bình Phước, Tân Phú, Tây Ninh; người thì xuống Sóc Trăng, Kiến Tường, Vĩnh Long. Chỉ riêng tháng 10-1975, đã có “hơn 100.000 đồng bào Thành phố lên đường xây dựng vùng kinh tế mới. Tính cả gần năm tháng sau giải phóng, đã có gần 240.000 người phấn khởi trở về quê cũ làm ăn”331. Ngày 28- 10-1975, hội nghị mở rộng của Thường vụ Thành ủy chính thức thông qua chủ trương “đẩy mạnh cuộc vận động chính trị sâu rộng trong quần chúng nhân dân nhằm đưa 1,5 triệu người không có công ăn việc làm đi xây dựng các vùng kinh tế mới”.
    Trước đó, theo “Bản Báo cáo về Thực trạng và Khả năng Kinh tế miền Nam” được ông Nguyễn Văn Nam, một quan chức của Ủy ban liên lạc công thương đọc tại “Nhà hát Tây”332 ngày 4-8-1975: “Phân bố lại lực lượng lao động trong cả nước là yêu cầu khách quan cần thiết của đất nước”. Bản Báo cáo cho rằng: “Nền kinh tế do Mỹ để lại chỉ là một sự phồn vinh giả tạo. Kẻ thụ hưởng chỉ là các tầng lớp tư sản quan liêu còn đại đa số quần chúng vẫn sống một cuộc đời cơ cực, không có ngày mai”333.
    Không phải mọi người dân đi kinh tế mới đều bị ép buộc. Theo ông Nguyễn Thành Thơ: “Anh Phạm Văn Xô phụ trách vấn đề kinh tế mới, anh Kiệt giao cho tôiphục vụ anh Hai Xô. Nhiệm vụ của tôi là làm việc với từng địa phương để nắm các đối tượng phải đi kinh tế mới. Tôi thấy nhiều người dân ở trong những căn nhà chật chội, cạnh ao tù, nghèo đói. Chúng tôi vận động thì họ vui vẻ đi”. Ngay cả ông Tư Kết, đang là thư ký riêng của một nhân vật quyền bính như ông Mai Chí Thọ, cũngtin tưởng vào chính sách này nên đã cùng với anh trai khuyên mẹ, một “bà má phong trào”, bán căn nhà của bà ở Bùi Viện, Quận 1 để đi kinh tế mới. Các quận đoàn lúc ấy đã cử đoàn viên thanh niên, tiên phong phát hoang, mở đường, làm nhà, lập các làng mới trước khi đưa bà con lên.

    Theo ông Nguyễn Thành Thơ, nhà nước cấp đất đai, nhà cửa, gạo và tiền để sống ba tháng đầu. Nhưng thực tế không như mơ tưởng, nhất là với những người dân trước đó quen sống ở thành phố có điện, có nước, chỉ biết ngồi bàn giấy haybuôn bán, nay bỗng nhiên phải cuốc đất, trồng khoai ở nơi thâm sơn. Ông Nguyễn Thành Thơ thừa nhận, ăn hết tiền, hết gạo do Nhà nước cấp, nhiều người dân lục tục bỏ về. Các thành phố lại phải gánh chịu thêm những áp lực mới, nhất là từ những người dân bỏ kinh tế mới về khi nhà cửa không còn, do đã bán đi trước đó hoặc do bị coi là nhà “vắng chủ” đã bị “Cách mạng 30-4” nhảy vào “chốt” mất.
    Không phải khu kinh tế mới nào cũng cho dân quay trở về thành phố một cách dễ dàng. Mỗi khi người dân trong vùng kinh tế mới Krongpak, Daklak, muốn về thăm quê đều phải cắt rừng đi từ nửa đêm. Mỗi gia đình chỉ đi mỗi lần một hai người để tránh bị chính quyền để ý. Có rất ít người nghĩ tới việc bám trụ lại, nhưngnhững người vợ lính vẫn lo sợ, nếu trốn, chồng mình sẽ không sớm được về. Gần một năm sau, khi tình hình có vẻ yên yên, mẹ của Thái Cẩm Hoàng mới lén gửi Hoàng về Hội An đi học. Nhưng ngay trong năm kế tiếp, khi về thăm lại Hội An lần đầu tiên, mẹ Hoàng đưa hai đứa em về và mang Hoàng lên để chính quyền trên khu kinh tế mới khỏi nghi ngờ. Ba tháng sau, bà mới dám gửi Hoàng về lại.

    Tháng 4-1979, ông Thái Tú Bình được tha. Ông viết thư nhắn vợ bỏ khu kinh tế mới về, dự định sẽ đưa cả nhà vượt biên theo Phương án II. Bức thư ông Bình gửi vợ ở khu kinh tế mới mà cứ như đang ở trong chiến khu: “Con ở trên đó ráng xây dựng kinh tế mới, để chồng con sớm được về. Trong xóm có ông Giới đã được về rồi con ạ”. Mẹ Hoàng nhận thơ, rơi nước mắt vì nhận ra nét chữ chồng mình. Giới cũng là tên ông Thái Tú Bình mà chỉ người trong nhà mới biết. Bốn tháng sau mẹ Hoàng mới bế được cậu em út về gặp cha sau khi tìm cách gửi một đứa con, một đứa cháu về trước. Khi ấy, Phương án II đã bị cắt.

    Một lượng lớn người dân thuộc diện “hồi hương” hoặc đi kinh tế mới sau đó đã quay trở về Thành phố. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 1975-1980, vẫn còn hơn700.000 người dân đã từng sống ở Sài Gòn trước ngày 30-4-1975 không có cơ hội quay lại Sài Gòn sau khi bị buộc “hồi hương” hoặc bị đưa đi kinh tế mới334. Từ 1976- 1995, có gần 4,5 triệu người từ các địa phương trên cả nước được đưa đi xây dựng vùng kinh tế mới335.
    Đốt sách

    Năm 1953, khi từ Việt Bắc trở về, ông Võ Văn Kiệt được phân công trở lại Bạc Liêu làm phó bí thư Tỉnh ủy, bí thư là ông Ung Văn Khiêm. Cũng trong những ngày đó, ông Kiệt đã cùng với các đồng chí của mình xây dựng một “xã hội lý tưởng” trong “vùng giải phóng”: Cách mạng cấp hàng trăm nghìn héc-ta đất cho nông dân, xoá bỏ chế độ tô tức của địa chủ, phát triển các mặt chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục. Ông Kiệt nhớ lại: “An ninh tuyệt vời, nhà không phải khóa, vườn không phải rào; vệ sinh từ nhà ở đến xóm ấp đều sạch sẽ; dân chúng hát những bài ca cách mạng, xem văn công cách mạng”.
    Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận, vào năm 1975, ông cũng mong muốn xây dựng ở Sài Gòn “một xã hội lành mạnh” như ông đã từng làm ở Bạc Liêu. Như nhiều địaphương lúc bấy giờ, một trong những công việc đầu tiên mà chính quyền quân quản Sài Gòn ra tay là “chiến dịch quét sạch những tàn dư văn hoá phản động và đồi truỵ”. Thành đoàn Thanh niên Cộng sản đã đứng ra thực hiện chiến dịch này.
    Ngày 23-5-1975, trên nhiều đường phố Sài Gòn, “khí thế ra quân” của chiến dịch vô cùng sôi nổi: “Đoàn thanh niên nam nữ đi qua các đường phố và hô tonhiều khẩu hiệu đả đảo văn hoá ngoại lai đồi truỵ mất gốc phản động. Đi đầu là xe phóng thanh với một biểu ngữ dài có ghi: ‘Đội thanh niên sinh viên học sinh xung kích bài trừ văn hoá dâm ô phản động’. Theo sau là sinh viên, học sinh sắp hàng bảy, hàng tám xuất phát từ trụ sở của lực lượng thanh niên tự vệ Thành phố, số 4 Duy Tân. Đoàn diễu hành kéo dài có đến hàng cây số đường, tất cả mọi người đều có một tấm biểu ngữ trên tay…”336.

    Người dân đã đổ xô ra hai bên đường xem rất đông. “Bản hiệu triệu” mà “đoàn diễu hành” đã dùng loa phóng thanh phát oang oang, có đoạn: “Mỹ đã cút, ngụy đã nhào, Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng… Tuy vậy, còn rất nhiều khó khăn phải khắc phục. Dù đế quốc Mỹ đã nhục nhã rút lui, bọn Ngụy quyền và tay sai đã tan rã, nhưng sau hơn hai mươi năm cai trị, chúng đã để lại một xã hội băng hoại, sađoạ, đầy rẫy người ăn xin, cao bồi, gái điếm, nghiện ngập; một nền kinh tế ăn bám, thiếu sản xuất; một nền văn hoá nô dịch, mất gốc, đồi truỵ, phản động. Cùng vớisự xâm lăng bằng súng đạn, xâm lăng kinh tế, chúng nó đã cho xâm nhập hàng loạt sách báo, phim ảnh dâm ô, cổ động chủ nghĩa khoái lạc vật chất, xô đẩy thanh niên vào hố sâu tội lỗi. Bọn tay sai bán nước, trí thức vong bản đã đầu độc quần chúng, thanh niên, học sinh sinh viên bằng những tư tưởng phản động, ru ngủ,bưng bít lịch sử, chống lại Cách mạng. Đứng trước những tàn dư do Mỹ Thiệu để lại, đứng trước yêu cầu của Cách mạng nhằm tạo dựng một nền sống mới, một con người mới từ suy nghĩ tới hành động, nhiệm vụ của đồng bào và thanh niên ta hiện nay là tẩy xoá tận gốc rễ nền văn hoá nô dịch mất gốc, đồi trụy, phản động để thaythế vào đó một nền văn hoá dân tộc, cách mạng và lành mạnh… ”337.

    Ngay sau cuộc tuần hành trên đường phố của hàng chục ngàn thanh niên vệ binh, “đồng bào và các tiệm sách đã đem nộp cho đội Quận 7 một số lượng sách báo đồi trụy phản động, tất cả là mười ba xe ba gác. Ngoài ra các hàng sách bày bán trên hai lề đường Lê Lợi, Công Lý cũng tự nguyện dọn sạch và đem nộp. Trên đường Hai Bà Trưng cũng có ba nhà sách tự động đem nộp trên hai mươi cuốn. Đặc biệt, cùng ngày này, 22-5-1975, nhà sách Phúc Bài, 186 Nguyễn Thiện Thuật, Sài Gòn 3 đã tự nguyện đem nộp cho Hội Bài trừ Văn hoá đồi truỵ phản động bốn ngàn cuốn sách các loại”338.
    Ông Võ Văn Kiệt nhìn nhận, ngay từ ngày 28-5-1975, Quân quản đã cảnh báo thanh niên, sinh viên học sinh: “Chúng ta không bao giờ chủ trương đốt sách”, và nói rõ “Chiến dịch chỉ thu hồi các sách báo mang nội dung đồi trụy, đầu độc tinh thần thanh thiếu niên, bóp méo xuyên tạc cuộc chiến dành độc lập tự do của dân tộc”. Tuy nhiên, trong một không khí hết sức cách mạng được lãnh đạo bởi người mới từ trong rừng ra, sự “nhầm lẫn”, sự “quá tay” là không tránh khỏi. Các đội “thanh niên xung kích” nhiều khi đã không cần phân biệt những sách y học có vẽ cơthể người với những tranh ảnh khỏa thân khiêu dâm, không phân biệt sách triết học với sách chống cộng. Nhiều trí thức đã tìm gặp ông Kiệt để phản ánh tình hình, nhưng, như ông Kiệt nhìn nhận: “Cả tôi và chính quyền đã phải mất khá lâu mới nhận ra những sai lầm đó”339.

    Điều khó khăn theo ông Dương Đình Thảo, giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, là làm sao để xác định như thế nào là một văn hoá phẩm xấu. Một cơ quan tuyển chọn đánh giá văn hóa phẩm sau đó đã được ông Võ Văn Kiệt cho thành lập. Tuynhiên, trước khi có những đánh giá cẩn trọng, các nhà báo cách mạng đã thỏa sức đưa ra các tiêu chí của mình.
    Tư Cua, một cây viết “cà rỡn” trên mục Sài Gòn Đó Đây của báo Sài Gòn Giải Phóng đã mượn chuyên mục của mình để “tuyên ngôn” nhiều giá trị văn hóa đậm màu quân quản: “Một đồng bào và cũng là độc giả của báo Sài Gòn Giải Phóng đến toà soạn than thở: Trên một chuyến xe buýt Sài Gòn – Lăng Cha Cả, ngày 29-5, chiếc xe mang số EG 6198, đồng bào rất bực mình vì phải nghe chủ xe mở băng nhạc gồm những bản nhạc rã rời, rên rỉ, dã dượi như người mất hồn: “Khi biết em mang kiếp cầm ca / Đêm đêm phòng trà / Mang tiếng hát cho mọi người”. Độc giả này than phiền rằng giữa lúc mọi người đang phấn khởi xây dựng một xã hội mới mà ông chủ xe buýt lại cho đồng bào nghe những thứ mà hồi Mỹ-Ngụy chúng nó dùng để ru ngủ tuổi trẻ, như thế có phải là trật đường rầy không?… Thời buổi này làm chi còn có cái “kiếp cầm ca”, còn đâu có “đêm đêm phòng trà”, làm chi có chuyện “chỉ còn anh thôi, chỉ còn em thôi”… Bây giờ là lúc ta có tất cả, còn tất cả, chớ đâu có cái lạc lõng bơ vơ, sờ soạng “chỉ còn anh, chỉ còn em” như thế”340.

    Tư Cua còn định nghĩa về “sách xấu”: “Nghe nói, trong đám sách ngổn ngang đó, có những tác giả nay đã phủ nhận quê hương, xa lìa dân tộc, chuồn ra ngoạiquốc, làm nô lệ đi xin cơm, xin áo ở xứ người! Họ biết không nhỉ! Nghe nói, trong số đám sách ngổn ngang đó, có những cuốn sách đã ru ngủ họ trong suốt hai mươi mốt năm dài chiến tranh và mất nước, ngược lại đã đánh thức những “con heo” trong lòng họ dậy và đã biến cả Sài Gòn thành một “ổ điếm khổng lồ”341.

    Ngà y 30-10-1975, trên báo Sài Gòn Giải Phóng, chính quyền công bố một danh sách năm mươi sáu tác giả có tác phẩm bị liệt vào hàng “phản động, dâm ô, đầuđôc̣ ”, bi ̣cấ m lưu hà nh, trong đó có Hoà ng Ngoc̣Liên, Hà Huyề n Chi, Phan Nghi,̣ Võ Hữ u Haṇ h, Nguyên Vu,̃ Lê Xuyên, Nhã Ca, Văn Quang, Chu Tử , Doãn Quố c Sı,̃ Thanh Tâm Tuyề n, Mai Thả o, Dương Nghiễm Mậu.… Nhưng, ngay khi những cuốn sách đầu tiên bắt đầu được đốt ngoài đường bởi Thành đoàn, cũng như nhiều chủ nhà sách khác, chủ nhà xuất bản Cảo Thơm, ông bà Hồ Hải Trần Thế Nam342, đã họp với cộng sự của ông là gia đình ông bà Nguyễn Đức Phong, bàn việc xử lý kho sách lưu trữ của Cảo Thơm.

    Trước năm 1954, ông Hồ Hải đã từng có một tiệm sách ở Bờ Hồ. Khi rời Hà Nộidi cư vào Sài Gòn, ông cho xuất bản Vang Bóng Một Thời, tập sách được coi là đẹp nhất thời bấy giờ. Chính quyền Sài Gòn thời Ngô Đình Diệm lúc đầu cấm vì tác giả của nó, nhà văn Nguyễn Tuân, đang sống ở Hà Nội, nhưng bộ máy kiểm duyệt sau đó đã chấp nhận. Cuối thập niên 1960, ông Trần Thế Nam cùng với ông Nguyễn Đức Phong thành lập nhà xuất bản Cảo Thơm. Do ông Phong đang là công chức nên ông Trần Thế Nam đứng tên.
    Ngay sau khi quân Giải phóng vào Sài Gòn, cũng như các cơ sở in ấn khác, nhà in số 326/20 Võ Di Nguy343 của Cảo Thơm bị chính quyền Quân quản quản lý. Số sách vở để bên nhà 326/18 bắt đầu được phân ra: Những tập sách khảo cứu của Nguyễn Hiến Lê, sách Lịch sử Triết học Đông phương của Giản Chi, thơ Nguyễn Nhược Pháp, Vang Bóng Một Thời của Nguyễn Tuân… thì được chia nhỏ, giao cho người già, trẻ em mang đi giấu hoặc gửi ở nhà người quen344. Những sách “thị trường” khác thì Cảo Thơm huy động toàn bộ nhân lực trong hai gia đình, xé ra rồi âm thầm bán cho các bà đồng nát345.

    Cạo râu

    Từ “văn hóa phẩm”, Cách mạng muốn thay đổi đến tận gốc rễ cuộc sống của người dân. Tháng 10-1975, đợt phát động thanh niên “hớt tóc ngắn, sửa quần áo lai căng” bắt đầu được triển khai. Ở Quận 10, Đoàn Thanh niên Cộng sản liên tục mở nhiều cuộc thảo luận về “tư cách tác phong của người thanh niên” và Quận Đoàn đã đi đến quyết định: “Hớt tóc ngắn, sửa lại áo, eo quần loe, quần bó, không mang áo hở ngực, không ăn mặc lố lăng, sặc sỡ… Quận đoàn đã liên hệ với một số tiệm hớt tóc và nhà may để giới thiệu anh em đến hớt tóc và sửa lại áo quần với giá rẻ và mở ba địa điểm hớt tóc miễn phí tại phường Nhật Tảo và tại trụ sở quận đoàn”346.

    Khi tường thuật một “phiên tòa quân sự”, trước khi nói rõ tội trạng của các bị cáo, báo chí đã dành nhiều dòng để bày tỏ thái độ của Chính quyền Cách mạng về lối sống: “Lúc ấy là 13 giờ15 ngày 23-12-1975. Mọi cặp mắt đều đổ dồn về phía vành móng ngựa khi Thượng tá Chánh thẩm truyền đưa hai can phạm vào. Cả hai đều để tóc dài phủ gáy, đều rất trẻ nhưng vẻ mặt hiện rõ nét ăn chơi, trác táng.

    Tên mặc áo sơ mi trắng bỏ ngoài quần, không cài nút cổ, là Đặng Vũ Trường, sinh viên năm thứ nhất. Tên mặc áo đen nâu phủ ngoài một chiếc áo sơ mi vàng sậm là Nguyễn Đắc Hy, quê quán ở An Cựu Đông, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Cả hai đều bị bắt quả tang vào lúc 17 giờ 30 ngày 21-12-1975, ngay sau khi chúng nổ sáu phát súng vào người anh Nghiêm Mạnh Chu để đoạt chiếc Honda-50 kiểu nữ”347.

    Chuyện “hớt tóc ngắn, sửa quần ống loe” không chỉ do những phong trào tự phát của “Cách mạng 30-4”. Ngay từ ngày 3-5-1975, Ban Bí thư đã có Điện số 610: “Gửi: Trung ương Cục, anh Sáu, anh Bảy – Bộ Chính trị trao đổi ý kiến thấy rằng trong điều kiện ta thắng to và nhanh, gọn, thế ta mạnh, cho nên càng sớm ổn định mọi mặt càng tốt. Đối với quần chúng cơ bản phải giải thích chính sách, ổn định tư tưởng, làm cho họ tích cực hồ hởi tham gia bảo đảm trận tự an ninh… Đối với báo chí, nên có chủ trương rộng rãi, có cách lãnh đạo thích hợp, như vậy có lợi cho ta trên mặt trận dư luận rộng rãi. Đối với cách ăn mặc của dân, không nên dùng mệnh lệnh cấm đoán, làm phiền phức cho dân mà nên dùng giải thích thuyết phục,khuyên bảo để tránh những kiểu ăn mặc càn quấy, không để dân lầm lẫn rằng ta chống việc ăn mặc đẹp. (Lê Văn) Lương”.

    Có những người dân Sài Gòn, khi thấy “quân Giải phóng” tràn về đã nhuộn đen quần áo của các thành viên trong gia đình. Trong những show diễn hiếm hoi sau ngày 30-4-1975, nhiều nghệ sỹ Sài Gòn lên sân khấu mà không dám trang điểm. Nhiều người nghĩ một cách chân thành, Cách mạng về là không còn son phấn và giày cao gót. Nhưng những thứ quần áo mà công điện của Ban Bí thư gọi là “lai căng” đó chỉ một thời gian ngắn sau lại trở thành sự thèm khát của những thanh niên “lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa”.
    Khi chiến tranh chưa kết thúc, ít có thanh niên miền Bắc nào có hơn hai bộ áo quần, chủ yếu bằng vải sợi xanh; ít có cô gái nào có được cái quần lụa và chiếc áo “Hong Kong” bằng vải “phin”. Sau ngày 30-4-1975, khi những cán bộ miền Namtập kết được lần lượt về thăm quê, một số bộ đội cũng bắt đầu được xuất ngũ hoặc về phép thăm nhà. Trong cuộc họp ngày 16-6-1975, Ban Bí thư đã cho “một số ý kiến” bổ sung Chỉ thị 181 của thủ tướng, theo đó: “Việc kiểm soát sự ra vào vùng mới giải phóng cần được tăng cường chặt chẽ nhằm thỏa mãn yêu cầu của cán bộ và nhân dân đi lại thăm viếng gia đình ở miền Nam, nhưng đồng thời để phòng bọn xấu lợi dụng cơ hội để buôn lậu và phá rối trị an. Việc mang theo hàng hóa từ miền Nam ra miền Bắc phải được kiểm soát chặt chẽ, ngăn cấm bọn buôn lậu đầu cơ; nhưng mặt khác, đối với cán bộ và nhân dân cần có những quy định rõ ràng cho phép họ được mua sắm và mang theo một số đồ dùng riêng cho bản thân họ, tránh tình trạng bắt giữ lung tung, gây căng thẳng không cần thiết”. Tuy nhiên, miền Bắclúc đó đã phải rất vất vả để chống lại những biểu hiện “văn hóa lai căng” không chỉ lây lan từ miền Nam348.

    Ngay tại Sài Gòn, những người vừa được “giải phóng” đã biết dùng những biểu tượng của chế độ làm thơ ta thán về sự bất bình thường của Chế độ: “Các-mác (Karl Marx) mà đến Việt Nam / Râu dài róc rậm công an bắt liền / Các-mác cầu cứu Ăng-ghen (Angel) / Ăng-ghen cũng phải đóng tiền tóc râu / Truyền cho bốn biểnnăm châu / (Đến Việt Nam thì nhớ) Râu Mao Chủ tịch tóc đầu Lê nin (Lenin)349” . Lúc đầu ông Võ Văn Kiệt cũng không hiểu tại sao người dân Sài Gòn lại không ủng hộ Cách mạng bảo vệ “thuần phong mỹ tục”. Tuy nhiên, vốn là một nhà lãnh đạo kháng chiến khá nhạy cảm trước các phản ứng của dân, ông Kiệt yêu cầu tổng biên tập Tuổi Trẻ, khi ấy là ông Võ Như Lanh, tổ chức làm sao để ông nghe đượcthanh niên nói thật.
    Báo Tuổi Trẻ liền cho mời thanh niên thuộc các thành phần khác nhau, những người đã bị cưỡng bức cắt tóc, cắt quần, đến phòng họp của báo. Trước đó, ông Võ Văn Kiệt và Thư ký Nguyễn Văn Huấn đã đến sớm, ngồi “buông rèm” phía sau lắng nghe.
    Những bức xúc, dồn nén đã được các thanh niên Sài Gòn nói ra. Họ không biết một ông “Việt Cộng gộc” cũng đang “tâm trạng” lắm khi nghe họ nói. Theo ông Võ Như Lanh, khi những thanh niên này về hết, kéo rèm ra, thấy ông Võ Văn Kiệt ngồi lặng, mặt rất đăm chiêu. Khi ấy, chưa phải là ông Kiệt đã đồng ý hoàn toàn với những “đòi hỏi” của thanh niên, nhưng ông nhận ra ngay là các giá trị văn hóa không thể được ứng xử bằng những đám đông nồng nhiệt.
    Không chỉ có trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, trên nhiều mặt của đời sống, người dân miền Nam chỉ mong có được những điều kiện sống mà họ đã có trước khi được những người anh em “giải phóng”. Ngay từ cuối thập niên 1960, trong khi ở miền Bắc xe đạp cũng rất hiếm người có mà đi, ở miền Nam người dân đã có thể sở hữu ô tô, còn xe máy hai bánh thì tới đầu thập niên 1970 đã trở thành phương tiện giao thông cá nhân phổ biến350.
    Trước khi “được giải phóng”, xăng dầu phục vụ cho các loại xe có động cơ lúc nào cũng sẵn sàng. Nhưng, để thi hành Nghị định 18 của Chính phủ, ngày 12-9-1975, Ủy ban Quân quản Sài Gòn-Gia Định đã ra thông cáo về việc “cấm tồn trữ và bán xăng dầu trên thị trường tự do”. Cùng ngày, Tổng cục Vật tư ra thông báo yêu cầu đến hết ngày 18-9-1975, những ai đang tồn trữ xăng dầu đều phải khai báo và tự bảo quản cho đến ngày 19-9-1975, ngày nhà nước trưng mua toàn bộ xăng dầu. Sau ngày đó, “tư nhân mua bán, đổi chác hoặc tồn trữ xăng dầu bị coi là phạm pháp”351.
    Bắt đầu ngày 29-12-1975, xăng dầu bắt đầu được cung cấp theo chế độ tem phiếu. Người dân phải “mang theo tờ khai gia đình, thẻ chủ quyền, thẻ căn cước, giấ y giớ i thiêụ của cơ quan hiêṇ đang công tá c, mang theo tiề n lệ phı́ mỗi phiế u 0,04 đồng” để đăng ký lấy phiếu cung cấp xăng”.
    Chính sách tập trung quản lý các nguồn nhiên liệu và độc quyền xuất nhập khẩu vào tay nhà nước đã làm cho tình trạng khan hiếm xăng dầu trở nên nghiêm trọng. Từ năm 1976, một phần xe cộ bắt đầu bị xếp xó vì không có nhiên liệu hoặc không có phụ tùng thay thế. Ban liên lạc công thương đã phải “hướng dẫn một số nhà tư sả n công nghiêp̣ á p duṇ g nhiề u sá ng kiế n có giá tri ̣trong sả n xuấ t, phuc̣ vụ đờ i số ng nhân dân”. Sá ng kiến sá ng chú ý nhấ t là viêc̣ “chế taọ thà nh công” môṭ loaị chấ t lợp vớ i giá thà nh hạ được đăṭ tên là ca-rô-đa (viế t tắ t tên nhữ ng nguyên liêụ , vâṭ liêụ cấ u taọ ra nó là cao su, rơm, đấ t) của môṭ số nhà tư sả n thuôc̣ ngà nh chế biế n cao su và nhựa dẻ o. Hợp chấ t nà y có đăc̣ tıń h mề m, không tắ t lử a, không hút nó ng, rấ t tiêṇ duṇ g trong viêc̣ lợp nhà , là m măṭ bàn, măṭ giườ ng352.
    Đích thân Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt cũng phải lăn lộn ở những cơ sở chế biến than quả bàng353. Các xưở ng đúc gang thì tìm tòi chế tạo những lò nấ u than quả bà ng bằ ng đấ t có vỏ bằ ng gang. Còn các nhà tư sả n thuôc̣ ngà nh nông lâm cơ thì đã “cả i tiế n thà nh công” xe ô tô chaỵ bằ ng than là củi: “Bộ phâṇ lò hơi của xe ô tô chaỵ than củi có thể sử duṇ g cho cá c loaị má y bơm nướ c, má y tà u, má y điêṇ : Lâm trườ ng La Ngà , hãng kem Pé c-lông đang sử duṇ g loaị xe cả i tiế n này”354.
    Cùng với chính sách cải tạo trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, sự khan hiếm nhiên liệu cũng làm thay đổi địa vị con người. Hình ảnh hành khách được các lơ xe đón tận nơi, nâng từng túi hành lý, đỡ lên những chiếc xe máy lạnh của các hãng xe đò tư nhân Liên Hiệp, Hiệp Thành, Đông Á, Đại Nam, Phi Long, Tiến Lực từng “chạy suốt” ra Bắc, chỉ mấy tháng sau ngày 30-4-1975 đã nhanh chóng biến mất. Mỗi khi có việc đi xa, người dân phải xếp hàng từ nửa đêm ở bến xe, nhưng sáng ra cũng không chắc có thể mua được vé. Lên xe rồi còn phải chịu sự hành hạ của những chuyến xe già nua, cũ nát không có phụ tùng thay thế; đường sá xuống cấp không có kinh phí bảo trì. Vô phúc đi trên những chiếc xe “cải tiến thành công” từ chạy xăng sang chạy than, nếu may mắn tới đích, thì ngoại trừ hai con mắt, từ đầu đến chân của mọi hành khách đều bị bọc trong khói bụi.
    Thêm nữa, không phải cứ có tiền là có thể đi lại. Từ ngày 4-1-1977, việc “đi lại của nhân dân và cán bộ” đều phải có giấy tờ. Đi lại trong phạm vi thành phố và các tỉnh thành phố đều phải xin phép, phải đưa giấy chứng nhận nhân khẩu thường trú và giấy căn cước hoặc giấy chứng nhận cải tạo nếu có, đến công an phường, xã trình bày lý do xin đi sẽ được xét cấp. Người đi đến các vùng bờ biển thì phải mất nhiều ngày và không chắc được cấp giấy đi đường vì chính quyền chống dân vượt biên355. Trong khi đó, trên các diễn đàn, chính quyền tiếp tục ngợi ca “những giá trị mới” mà người dân đang “được hưởng”.
    “Cách mạng là đảo lộn”
    Tại Sài Gòn, kể từ sau 30-4, ông Trần Bạch Đằng, với danh nghĩa là Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Giải phóng, thường xuyên nói chuyện tại Câu lạc bộ Thanh niên Thành phố. Quan điểm của Trần Bạch Đằng lúc ấy đóng một vai trò quan trọng trong việc “định hướng thẩm mỹ Cách mạng” cho người dân miền Nam.
    Trong một bài phỏng vấn đăng trên Tuổi Trẻ, Trần Bạch Đằng cho rằng “không nên có chủ trương cho thiếu nhi ca vọng cổ”. Ông nói: “Tuy vọng cổ phổ biến ởnước ta, đặc biệt ở Nam Bộ, nhưng đối với lứa tuổi nào đó, tỷ như các em nhi đồng và thiếu niên, thì vọng cổ chưa hẳn có lợi hoàn toàn trong mục đích giáo dục… Âm điệu vọng cổ thường khó gây phấn chấn và nhứt là hạn chế tập thể trong khi biểu diễn tập thể lại là hình thức biểu diễn cần khuyến khích hiên nay”356.

    Theo ông Trần Bạch Đằng: “Một trong những tội ác tày trời của đế quốc Mỹ và bọn tay sai” là “phủ nhận cái đẹp chân chính, cái đẹp về nội dung, cái đẹp tinh thần” và “cổ vũ cho cái đẹp hình thức, cái đẹp giả tạo, cái đẹp vật chất đơn thuần”. Sau khi chỉ trích các mỹ viện đua nhau ra đời theo sau sự “triển khai ồ ạt của chủ nghĩa thực dân mới” tại miền Nam, ông Trần Bạch Đằng kết luận: “Nói cho cùng, chủ nghĩa thực dân mới mang đến cho một bộ phận thanh niên ta cái đẹp của người nô lệ, một cái đẹp vay mượn. Muốn giữ cái đẹp kiểu đó thì phải suốt đời mất nước, suốt đời ăn xin”. Rồi ông kêu gọi thanh niên “đi vào lao động, phát giương cái đẹp của lao động đối với thanh niên, định lại chân lý, định lại giá trị của con người”357. Ông Trần Bạch Đằng nhấn mạnh: “Đó là một cuộc cách mạng, một cuộc cách mạng rộng lớn, sâu sắc, một sự đảo lộn và là một sự đảo lộn cần thiết”358.
    Cùng thời gian đó, chính quyền cho phát hành tại Miền Nam một loạt sách báo cách mạng như: Học Tập Và Làm Theo Gương bác Hồ Vĩ Đại; Sống Như Anh (viết về liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi); Chuyện kể về Lý Tự Trọng, một người cộng sản chết trẻ với câu nói được cho là của anh và được Đoàn sử dụng như là một tuyên ngôn: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không còn con đường nào khác”. Đặc biệt, cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ cộng sản – Thép Đã Tôi Thế Đấy – bắt đầu được đưa đến miền Nam. Đây là cuốn tiểu thuyết từng được dịch ra bảy mươi thứ tiếng do nhà văn Nga Nikolai Alexeevich Ostrovsky viết trong thời kỳ Stalin. Nhân vật chính của cuốn sách là Pavel Korchagin, được coi là “hóa thân” của Ostrovsky.
    Phương châm sống của Pavel đã được chép lại trong hàng triệu cuốn sổ tay: “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đãhiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Thời gian đó, không ít thanh niên ngoài đời và thanh niên là nhân vật của những tác phẩm văn học mới, mỗi khi thấy “dao động”, lại ghi vào Nhật Ký: “Đồng chí Pavel ơi! ”359.
    Các đoàn nghệ thuật Cách mạng, số từ trong rừng ra, số từ ngoài Bắc vào bắt đầu chiếm lĩnh các sân khấu Sài Gòn. Nhân dịp 2-9-1975, ngày Quốc khánh nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà, 1.300 diễn viên từ các đoàn nghệ thuật đã tập trung ở Sài Gòn chuẩn bị cho những chương trình biểu diễn mới. Đặc biệt, Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị, Đoàn Ca Múa Quân Giải phóng, Đoàn Ca Múa Phòng Không Không quân, Đoàn Văn Công Hải quân, Đoàn Cải lương Giải phóng, Đoàn Kịch nói Nam Bộ, Đoàn Kịch nói Hà Nội… cũng bắt đầu đến Sài Gòn với các vở diễn như: Tiền Tuyến Gọi, Lam Sơn Tụ Nghĩa…Sài Gòn cũng không còn “Nỗi Buồn Hoa Phượng” với tiếng hát Thanh Tuyền; không còn “Chuyện Một Chiếc Cầu Gãy” với Hoàng Oanh; không còn “Đêm Đông” với Bạch Yến; không còn “Tà Áo Xanh” với Lệ Thanh; không còn được “Ngậm Ngùi” với Lệ Thu và, cho dù đang bị kẹt lại, Thái Thanh cũng không còn được hát Phạm Duy, Phạm Đình Chương… Chỉ những “nghệ sỹ Ngụy” được xếp vào hàng “không chống đối cách mạng” và được Hội Văn Nghệ cho làm tự kiểm điểm mới bắt đầu được bước lên sân khấu.
    “Vua vọng cổ” Út Trà Ôn tự kiểm điểm với Cách mạng: “Tôi chỉ có một khuyếtđiểm không sửa được là có 5 bà vợ; còn đối với Cách mạng thì tôi trong sạch”360. Chỉ một thời gian ngắn sau, Út Trà Ôn liên tục “lên sóng” với bài vọng cổ có tên “Đài Hoa Dâng Bác”. Nhờ những mối quan hệ đặc biệt, nữ nghệ sỹ Bạch Tuyết, người từng tham gia ký tên lên trái bom mà các phi công Sài Gòn mang ném ra miền Bắc, cũng bắt đầu được diễn trở lại. Những người không thực sự được nâng đỡ thì chỉ có thể bước lên các sân khấu nhỏ. “Nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân lập đoàn gồm Duy Khánh, Nhật Trường, Thanh Lan… bữa đói, bữa no, ngủ đình, ngủ chợ, mong được hát nhiều hơn là kiếm miếng ăn dẫu rằng ai cũng đói”361.
    Ở các rạp chiếu bóng, những phim cũ cũng biến mất, nhường chỗ cho những phim của Liên Xô, Trung Quốc như: Bạch Mao Nữ, Cát Đỏ, Những Người Báo Thù Không Bao Giờ Bị Bắt… Lúc đầu, người dân Sài Gòn chưa quen những loại phim này, các rạp kêu rất dữ vì có những suất chiếu chỉ có 14-15 người xem. Người dân cũng đã phản ứng trước một số chương trình biểu diễn của các đoàn văn công miền Bắc. Theo Điện đề ngày 17-6-1975 của Ban Bí Thư, do “ông Lành” (Tố Hữu) ký gửi “anh Tư Ánh” (Trần Bạch Đằng): “Về việc các đoàn văn công biểu diễn gần đây bị quấy rối nhiều như điện anh đã báo, đề nghị các anh kiểm tra kỹ tình hình cùng cấp ủy địa phương có biện pháp tích cực ngăn chặn những hoạt động mất trật tự, phải giáo dục quần chúng”.
    Chính quyền cũng nhận thấy không thể buộc người dân miền Nam phải “cai” những nhu cầu tinh thần đã gắn bó với họ hàng thập kỷ. Tuy nhiên, theo giám đốcSở Văn hóa Thông tin Sài Gòn sau 1975, ông Dương Đình Thảo: Khi cho các nghệ sỹ diễn lại các vở cải lương ăn khách ở miền Nam như Lá Sầu Riêng, Đời Cô Lựu, lập tức có phản ứng: “Thành phố đang vui vẻ đi lên thế này sao cho diễn những tuồng rên rỉ ấy”. Nhưng khi các nghệ sỹ Sài Gòn cố gắng diễn những vở “tráng ca”, không chỉ “dư luận” mà ở bên hành lang Quốc Hội nhiều vị khá quan trọng đã than phiền, “Thành ủy TP HCM để cho ‘nghệ sỹ Ngụy’ đóng cả Hai Bà Trưng”.
    Ông Võ Văn Kiệt nhớ lại, đấy không chỉ là sự ganh tị trong giới mà còn là nhận thức ấu trĩ về chính trị của khá nhiều lãnh đạo. Ông đặt câu hỏi: “Ở Sài Gòn nếu đòi hỏi người xứng đáng theo tiêu chuẩn chính trị để đóng Hai Bà Trưng thì chỉ có BàĐịnh; đóng Lenin thì chỉ có Bác Tôn thôi. Các anh cứ mời các vị ấy đóng xem thử có ai đi coi không?”362.
    Dưới góc độ con người, những văn nghệ sỹ đến từ miền Bắc cũng có nhiều tâm trạng. Năm 1976, nhà thơ ba mươi sáu tuổi Vũ Quần Phương363 khi từ miền Bắc vào thấy “Cô ca sĩ Sài gòn hát bài hát Trường Sơn”, đã viết:
    Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
    Bài hát viết từ rừng le, rừng khộp
    Năm ấy Sài Gòn lô nhô cao ốc
    Em chưa biết gì về rừng khộp, rừng le
    Anh lên xe trời đổ cơn mưa
    Mưa chưa ướt vai em khi ấy
    Rau hết rồi, măng rừng anh hái
    Hái măng rừng chưa có em đi
    Trường Sơn đông gánh gạo rừng khuya
    Cô gái ấy gánh đi, chứ em chưa biết gánh
    Thuở cô ấy ở rừng em ngồi phòng máy lạnh
    Cô gái ấy không về và em hát hôm nay.
    Đêm Sài Gòn đỏ rực cờ bay
    Trước sân khấu, tôi ngồi nghe em hát
    Em tô đỏ môi son, em kẻ xanh mi mắt
    Cô gái ấy ở rừng không có gương soi
    Bài hát như bàn tay còn ấm mồ hôi
    Em đang vịn và đi từng hồi, từng nhịp
    Những vui buồn đã xa, hôm nay em mới biết
    Cô gái ấy rất hiền sẽ dắt tiếp em đi.
    Ông Vũ Quần Phương thừa nhận, bài thơ này đã được hình thành ngay từ những ngày đầu ông tới Sài Gòn, tháng 5-1975. Hôm ấy, tại Sài Gòn, có một cuộc gặp mặt giới văn nghệ của cả hai miền. Ông Phương, phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam, được cử đi đón nghệ sỹ Kim Cương. Nữ sỹ Kim Cương khi ấy cũng tỏ ra giản dị, thay vì đi xe hơi riêng đã chấp nhận ngồi sau xe Honda do ông Phương chạy. Ông Phương nói với nữ sỹ: “Chị ngồi cẩn thận bởi tôi lái xe máy chưa quen”. Nghệ sỹ Kim Cương đùa: “Anh yên tâm, nếu tôi có bị gì mai anh xách chiếc xe ‘làm Kim Cương té’ này ra chợ trời bán là được giá lắm”. Ông Phương hiểu sức mạnh công chúng trong thông điệp như đùa đó của Kim Cương.
    Đêm ấy, cho dù các nghệ sỹ Sài Gòn đã cố gắng ăn mặc giản dị, họ vẫn “sáng rực” hơn so với những người từ miền Bắc vào hoặc từ trong rừng ra. Nhà thơ VũQuần Phương nói: “Khi nghe cô ca sỹ hát bài ‘Mắc võng trên rừng Trường Sơn’, tôi nhớ tới Phạm Tiến Duật, tác giả lời thơ của bài hát đó. Khi ấy Duật đang bị kiểm điểm không biết số phận thế nào vì bài thơ Vòng Trắng. Nhưng bài thơ chỉ bật ra khi năm 1976, trong chuyến đầu tiên sau giải phóng, các văn nghệ sỹ Việt Nam được đi Liên Xô, người ta đã để ca sỹ Trường Sơn Tô Lan Phương ở lại lấy chỗ cho một ca sỹ miền Nam. Tôi hiểu cử chỉ chính trị của các nhà lãnh đạo nhưng vẫn không khỏi chạnh lòng cho những người đã hy sinh tuổi trẻ của mình. Tuy nhiên, khi viết cái kết của bài thơ, tôi vẫn theo chuẩn mực giáo dục lúc bấy giờ, ai sớm muộn gì rồi cũng phải đi theo con đường cách mạng”. Khi ấy, không chỉ có ông Vũ Quần Phương nghĩ con đường “trở thành người tốt” cho các cô gái Sài Gòn là phải được dẫn dắt bởi các “cô gái Trường Sơn”.
    Lòng người
    Nhanh chóng “xóa bỏ tình trạng lạc hậu và phản động” ở miền Nam là một nỗ lực mà những người Cách mạng tin là nhân đạo. Nhưng “đôi khi, con đường đi tới địa ngục lại được đắp bởi những ý định tốt”364. Đã mất hàng chục năm sống trong rừng hoặc sống trong một xã hội khép kín, bưng bít nhưng “Cách mạng” lại quánồng nhiệt, nôn nóng giáo dục cho những người được học hành từ những xã hội cởi mở hơn, tiếp cận với thế giới đa dạng hơn. Niềm tin và sự nhiệt tình ấy lại được hỗ trợ một cách đắc lực bởi quyền lực tuyệt đối của cả một bộ máy. Cách mạng càng hăng say, càng để lại nhiều tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần cho nhữngngười dân “trong vùng giải phóng”.
    Cái khí thế quần chúng nhìn thấy trên đường phố và được tường thuật trên báo chí nhà nước trong những ngày ấy không phải là những gì đang diễn ra trong lòngngười dân Sài Gòn, người dân miền Nam. Bà Nguyễn Thị Hoàng Bắc, khi ấy, đang dạy học ở trường Hoàng Văn Thụ, Nha Trang. Năm học 1976-1977, trong lớp bà có một học sinh, khi ấy đang học lớp 10, đã khắc mấy câu thơ lên bàn học:
    Không muốn ngồi yên để đợi trông
    Thích làm Từ Hải giữa muôn lòng.
    Cộng lại những gì trong quá khứ,
    Sản khoái trong lòng thoả ước mong
    Theo bà thì không phải là học sinh này đã viết sai lỗi chính tả chữ “sảng” thành chữ “sản” mà học sinh ấy có ý định ghép bốn từ đầu ở các câu lại thành cụm từ: không thích cộng sản. Thái độ ấy có lẽ đã qua mấy năm tích tụ, nhưng hành độngviết ra thì chỉ là một phút bốc đồng. Có người đã báo cáo và học sinh đó đã bị bắt, bị điều tra và bị đuổi học. Bà Nguyễn Thị Hoàng Bắc kể: “Tôi và một cô giáo đồng nghiệp khác (về sau định cư ở Canada) đã cố hết sức giúp em. Hai chúng tôi đứng trước cửa lớp giờ tan học che cho một cô giáo khác lấy dao cố cạo cho hết những nét khắc sâu vào gỗ của bài thơ nhưng có người đã nhanh tay sao chép, gửi đi cho công an. Nét khắc còn lờ mờ nhưng vẫn là bằng cớ”365.
    Tôn Thất Thiện Nhân366 năm 1975 đang là một học sinh cấp III. Anh nhớ lại:“Thay vì xách cặp tới trường, tôi đi lang thang. Tôi như một đứa trẻ không nhìn thấy một lối thoát nào trước mặt. Những khoảng sân trường thơ mộng trở thành chỗ cho những cô cậu con cái các gia đình tập kết hoặc được điều từ ngoài Bắc vào ‘lên mặt’ với con cái của những kẻ ‘lầm đường’. Cũng những thầy cô giáo mà học trò ngưỡng mộ ngày nào giờ trở thành những con người khác, hoảng hốt, sợ sệt. Mặc dù mấy năm trước 1975, cuộc sống của Sài Gòn đã trở nên khó khăn, nhưng không phải như những gì mà người Sài Gòn đang đối diện. Hàng tuần từ trường trở về, tôi lại thấy một đồ đạc gì đó ở trong nhà biến mất. Tôi ngạc nhiên là tại sao trong suốt nhiều ngày mẹ tôi, một cô giáo, lại chỉ thay đổi một hai bộ đồ trong khi tủ quần áo của bà có hàng chục bộ đồ dài rất đẹp. Tôi chạy vào mở tủ ra thì thấy nó trống hoác. Tôi có cảm giác sẽ không bao giờ có thể khép lại trong lòng cái cánh tủ trống hoác đó”.
    Cha của Nhân trước 1975 cũng là giáo viên. Do đã từng đi lính, tuy chưa phải sỹ quan nên không phải đi cải tạo, nhưng sau 1975 ông không còn được đi dạy. Ông đã phải bươn chải vô số nghề trong đó có nghề nhảy tàu lên Long Khánh mua than củi mang về Sài Gòn bán. Mấy anh em Nhân thỉnh thoảng lại ra ga đợi ông như chờ đợi một điều gì đó khác hơn ngày thường. Một hôm, hai anh em nhìn thấy chamình, năm ấy chỉ mới gần bốn mươi tuổi, đu cạnh thành con tàu đang tiến dần vào ga, vứt bao than trước rồi nhảy xuống; không may, ông bị trượt chân. Nhìn gương mặt khắc khổ, tay chân đen đúa, bị những nhát cắt của những viên đá lót đường rày làm cho túa máu, Thiện Nhân nói: “Một cảm giác mất mát kinh khủng xâm chiếm con người tôi, hình như đó vừa là tình thương vừa là sự thất vọng về ông, về một thế hệ không còn có khả năng gượng lên được nữa”.
    Không chỉ có những đứa trẻ bồng bột phản ứng bằng những câu thơ, tình cảm học trò, sự trải nghiệm “Sài Gòn giải phóng” đã giúp Đỗ Trung Quân thai nghénnhững vần thơ cũng đau như những nhát cắt của dao, nhưng nó không được dại dột khắc xuống mặt bàn để bàn tay học trò phải nhận cây còng số 8. Năm 1982, ĐỗTrung Quân viết bài Tạ Lỗi Trường Sơn367. Bài thơ cho thấy một góc nhìn của người dân Sài Gòn với những người đã “giải phóng mình”:
    Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
    Các anh từ Bắc vào Nam
    Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
    Các anh đến
    Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác Của xì ke, gái điếm, cao bồi
    Của tình dục, ăn chơi
    “Hiện sinh-buồn nôn-phi lý!!!”
    Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
    Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ
    Các anh bảo Sài Gòn là trang sách “hư vô”
    Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
    Ngòi bút các anh thay súng
    Bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi
    Vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
    Các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
    Các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang”
    Nổi loạn / Là thiêu thân ủy mị, yếu hèn
    Các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
    Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa!!!

    Những người được sinh ra không đúng cửa
    Năm 1975, Đỗ Trung Quân hai mươi mốt tuổi, anh đang học năm thứ hai khoa Sử-Địa, Đại học Văn Khoa. Khi Sài Gòn “giải phóng” anh phải nghỉ học vì Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp cần thời gian để “sửa đổi chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo, đặc biệt chú trọng các môn khoa học xã hội, sao cho phù hợp với phương hướng tiến lên thống nhất dần với hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc”368.
    Vì “công tác giáo dục ở miền Nam sau ngày giải phóng” được Ban Bí thư coi là “nhiệm vụ cấp thiết số một”, nên ngay trong ngày 17-6-1975, Tố Hữu đã ký hai chỉ thị, 221 và 222; một đưa ra các quy định cho bậc học phổ thông, một cho bậc đại học và trung học chuyên nghiệp. Chỉ thị do Tố Hữu ký cho thấy Ban Bí thư coi giáo dục là “cấp thiết số một” và muốn “nhanh chóng xóa bỏ tình trạng lạc hậu do chính sách ngu dân và nô dịch của chế độ phản động Mỹ-Ngụy để lại”.
    Chỉ thị 221 về ý nghĩa chính trị đã thúc đẩy việc xóa nạn mù chữ cho không ít người dân, nhất là ở giai đoạn “hồ hởi phấn khởi” ban đầu của Cách mạng. Ngay khi vừa “giải phóng”, Chính quyền Sài Gòn-Gia Định “hạ quyết tâm” trong năm 1975 sẽ xóa mù chữ cho 250.000/500.000 người mà Cách mạng ước tính là mù chữ. Công việc này “giữ được khí thế” cho tới tháng 9-1975 với 1.596 lớp bình dân và 53.498 học viên. Tuy nhiên, không chỉ là một chính sách với dân, chương trình “bổ túc văn hóa” này đã góp phần tạo ra một đội ngũ cán bộ sẽ đi rất xa trong Đảng.
    Cũng kể từ ngày 17-6-1975, Ban Bí thư có chủ trương “đối với trường tư ở vùng giải phóng”, theo đó: “Hạn chế và cải biến từng bước, tiến tới xóa bỏ hẳn các trường tư cùng với đà cải tạo xã hội. Từ đầu năm học 1975-1976 không cho phép các tôn giáo, các đoàn thể chính trị phản động, các ngoại kiều mở trường tư, không cho phép các trường tư đào tạo giáo viên phổ thông. Các tư nhân muốn mở trườngtư phải xin phép chính quyền cách mạng”. Ngay trong năm học 1975-1976, 1.087 trường tư ở Sài Gòn-Gia Định đã bị “công lập hóa”. Chỉ thị 221 cũng quy định: “Đối với đội ngũ giáo chức của Mỹ, ngụy đã đăng ký và xin làm việc với chính quyền cách mạng, nói chung đều được thu nhận, giáo dục và sử dụng, trừ những phần tử phản động mà cơ quan an ninh xác nhận không nên cho tiếp tục dạy, những phần từ có sinh hoạt đồi trụy bị học sinh và nhân dân phản đối”369.
    Những học trò miền Nam có lẽ đã khá phấn khởi khi Ban Bí thư chỉ thị: “Nay bỏ học phí trong tất cả các trường đại học và chuyên nghiệp của Nhà nước”. Thế nhưng, học phí rồi chỉ là một phần vô cùng bé nhỏ. Hàng trăm nghìn sinh viên miền Nam đã phải “dở dang đèn sách” vì Ban Bí thư “sửa đổi cơ cấu ngành học”. Theo đó: “Cần cải tạo về cơ bản các ngành khoa học xã hội (luật, văn, triết…) trước khi mở lại các khoa này. Đối với số học sinh đang học luật, văn, triết cần có kế hoạch chuyển sang học các ngành có yêu cầu lớn như sư phạm và kỹ thuật, kinh tế. Đốivới các ngành khoa học xã hội, năm học 1975-1976 chưa tuyển sinh” (Chỉ thị 222). Ngay cả điều này cũng chỉ là những trắc trở tạm thời – nếu như sinh viên của các ngành khoa học xã hội có “lý lịch rõ ràng” thì họ cũng có thể xoay xở học xong nếu muốn.
    Chỉ thị 222 của Ban Bí thư đặt ra yêu cầu: “Qua con đường bổ túc văn hóa và tuyển sinh mà cải biến nhanh chóng thành phần giai cấp trong học sinh đại học vàchuyên nghiệp, tích cực tạo điều kiện cho các chiến sĩ quân giải phóng, cán bộ cách mạng, con em nhân dân lao động được vào học ngày một đông và chiếm đại đa số trong các trường đại học và chuyên nghiệp ở miền Nam. Cho các học sinh miền Nam đã tốt nghiệp lớp 10 ở miền Bắc và có gia đình ở trong Nam về học tại các trường đại học ở miền Nam. Giáo dục, bồi dưỡng và sử dụng các thầy giáo do chế độ cũ để lại, đồng thời đưa một số thầy giáo, nhất là các thầy giáo quê ở miền Nam đang công tác ở miền Bắc, có trình độ chuyên môn khá, có phẩm chất chính trị tốt, bổ sung vào đội ngũ các thầy giáo của các trường ở miền Nam để làm nòng cốt”.
    Trên tinh thần chỉ đạo đó, thanh niên được chia làm “13 đối tượng” để xét tuyển sinh vào đại học. Các đối tượng được ưu tiên nhận vào đại học và trung học chuyên nghiệp gồm “anh hùng dũng sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân, bộ đội, thương binh, thanh niên xung phong, cán bộ cách mạng, con của các liệt sĩ, con em các gia đình có công với cách mạng, con em các dân tộc ít người, con em miền Nam đã tốt nghiệp lớp 10 ở miền Bắc về Nam học, công nhân và những người lao động chân tay khác…”. Ngoài ra: “Trừ những phần tử phản động, tất cả nam nữ công dân, có lý lịch rõ ràng, có các điều kiện quy định về tuổi, bằng cấp và sức khỏe đều được quyền nộp đơn xin thi tuyển vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp”. Một số “đối tượng” được quyền nộp đơn, nhưng có được đi học ngay cả khi đã thi đỗ đại học hay không lại còn tùy thuộc vào quan điểm của các ban tuyển sinh về mức độ rõ ràng của lý lịch. Tính “giai cấp” thể hiện qua lý lịch đã làm tan vỡ biết bao giấc mơ của những thanh niên lớn lên sau năm 1975.
    Nhiều gia đình miền Nam, trên thực tế, bị đặt ở thứ hạng 14, 15370. Nếu như các gia đình “Ngụy” coi sự phân biệt ấy là những gì phải chịu trong “cuộc bể dâu”, thìđối với nhiều thanh niên, việc Cách mạng không cho vào đại học như là “một cái tát tai nghiệt ngã… Như một thân cây đang vươn lên khao khát đón ánh nắng cuộc đời thì bị bẻ cụt ngọn”371.
    Chỉ thị của Ban Bí thư từng được nhiều cơ sở Đảng thi hành theo hướng tùy tiện siết chặt hơn. Phan Vĩnh Hiệp, quê ở xã Nhơn Thọ, huyện An Nhơn, Nghĩa Bình, là học sinh giỏi vật lý cấp quốc gia nhưng vẫn bị chính quyền xã giữ lại không cho đithi ở Tiệp Khắc. Năm sau, Hiệp thi đậu vào Đại học Bách Khoa với số điểm đủ đi học nước ngoài, địa phương vẫn không cho học chỉ vì cha Hiệp, ông Phan Vĩnh Long, đã bỏ Đảng trong đợt “tố cộng” năm 1954 của Chính quyền Ngô Đình Diệm.
    Nguyễn Mạnh Huy, phường Lê Hồng Phong, Thành phố Quy Nhơn, tốt nghiệp cấp III năm 1981. Cũng năm ấy, Huy thi đỗ vào Bách khoa Đà Nẵng với số điểm26,5 (Á khoa) trong khi điểm chuẩn chỉ cần 17 điểm. Thay vì có thể thực hiện ước mơ, Huy nhận được lời thông báo lạnh lùng ở Ban Tuyển sinh Tỉnh: “Không được đi học vì cha chết trận”. Như hàng triệu thanh niên miền Nam khác, cha của Huy cũng đã bị “động viên” ngay sau khi “rớt tú tài”. Năm 1965, khi Huy lên hai, cha anh,một trung úy bộ binh, đã dẫm phải mìn và chết. Mẹ Huy là thư ký đánh máy cho Sở Thông tin. Tuy là con “sỹ quan ngụy”, nhưng kể từ năm hai tuổi, Huy chủ yếu lớnlên trong nhà ông nội, vốn là một đảng viên thời kháng Pháp, ngoài ra Huy còn có một người cậu và một người dì đi tập kết. “Cuộc đời tôi, việc học của tôi bị chặn ở đây sao?”, nhật ký ngày 25-11-1981 của Huy viết.
    Năm 1982, Nguyễn Mạnh Huy chọn một trường ít đòi hỏi về lý lịch hơn: Đại học Nông Nghiệp IV; kết quả: 22,5 điểm, vượt xa điểm chuẩn. Nhưng bức điện đánh từ Ban Tuyển sinh vẫn cứ lạnh lùng: “Không được đi học vì cha chết trận”. Nhật ký ngày 6-1-1983 của Huy ghi: “Một người có quyền dự báo một tương lai đen tối, nhưng bất hạnh nhất khi tự khẳng định nó là một sự thật bất biến”.
    Chàng thanh niên nặng bốn mươi ký Nguyễn Mạnh Huy từ đó đi làm thợ mộc kiếm sống nhưng vẫn nhắc mình: “Đừng buông súng khi còn sức chiến đấu”. Thế rồi cho đến sát ngày thi của năm 1983, vì quá “nôn nao, bứt rứt”, Nguyễn MạnhHuy lại nộp đơn thi vào Sư Phạm Quy Nhơn, được 18,5 điểm trong khi điểm chuẩn chỉ là 12. Lần này thì Huy không buồn đi xem kết quả nữa.
    Ông Võ Văn Kiệt nhìn nhận: “Khắc phục những hậu quả do chế độ cũ để lại đã khó, nhưng khắc phục những cái do chế độ mới sinh ra lại còn khó hơn”. Chuẩn bị Đại hội Đoàn Thành phố lần thứ Nhất, Ông Kiệt nói với nhà báo Thép Mới, lúc ấyđang cộng tác như một người viết diễn văn cho ông: “Tại sao hồi Đảng còn hoạt động bí mật mình không phân biệt, tại sao hồi đó mình vận động cả con em địa chủ, con em tư sản, con em các quan chức trong chế độ Sài Gòn… để giờ đây khi có chính quyền trong tay mình lại phân biệt! Nếu cứ kéo dài tình trạng này thì tới bao giờ thanh thiếu niên mới có thể hòa hợp được với nhau?”. Theo ông Phạm Văn Hùng, thư ký của Võ Văn Kiệt: “Trong khi trao đổi, ông Võ Văn Kiệt gần như buột miệng nói, ‘Không ai chọn cửa sinh ra’, làm cho cả ông Thép Mới và chúng tôi đều rất thích thú”.
    Tuy nhiên, trong vấn đề “lý lịch”, tư duy theo kiểu ông Kiệt là rất “thiểu số”. Ông Kiệt nói: “Tôi suy nghĩ rất nhiều, nhưng biết thay đổi không phải là việc giản đơn vì đó là nhận thức và tính nguyên tắc của cả hệ thống”. Ngày 3-7-1977, tại Đại hội Đoàn Thành phố lần thứ Nhất, Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt phát biểu: “Thế hệ trẻđang lớn lên ở Thành phố ta, ra đời từ những hoàn cảnh xã hội khác nhau, chịu ảnh hưởng tinh thần và tín ngưỡng khác nhau. Không ai chọn cửa mà sinh ra. Đối với mỗi người trẻ tuổi đang bước vào đời, chúng ta nhìn họ như nhau, cùng là những người chủ tương lai của Thành phố. Xã hội muốn tuổi thanh xuân không mặc cảm và rất thanh thản trong tâm hồn…”. Ông kêu gọi: “Xã hội phải đối xử công bằng với tất cả lớp người trẻ đi lên với xã hội này, ai ai cũng có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau… Chúng ta lấy thực tâm, thực học, thực tài làm tiêu chuẩn, không để quá khứ ràng buộc tương lai mà hạn chế chí tiến thủ và hoài bão cống hiến của mỗi người trẻ tuổi”.
    Phát biểu này của ông Võ Văn Kiệt đã không được ngay cả báo chí dưới quyền của ông đăng tải. Mãi tới hai tháng sau, báo Tuổi Trẻ mới cho đăng lá thư của “bạn đọc” Nguyễn Kỳ Tâm, nói về những bế tắc của anh vì lý lịch372 để sau đó, ngày 30- 9-1977, báo Tuổi Trẻ cho đăng tuyên bố “không ai chọn cửa sinh ra” mà ông VõVăn Kiệt đã nói tại Đại hội Đoàn vào ngày 3-7-1977. Tổng Biên tập Tuổi Trẻ từ năm 1977, ông Võ Như Lanh, thừa nhận: “Tòa soạn phải dành thời gian cân nhắc để chuẩn bị vì khi ấy không khí phân biệt lý lịch rất căng thẳng, mặc dù ông Kiệt nóivậy, nhưng Thành đoàn vẫn rất gay gắt. Thành ủy thì ngoài ông Kiệt, không có ai công khai nói gì”. Ông Võ Văn Kiệt, với vai trò hạn chế của một nhà lãnh đạo địaphương, cũng chỉ có thể xử lý vấn đề lý lịch ở tầm vụ việc373. Biết bao trường hợp vì lý lịch mà không được tới trường khi cái đúng chỉ mới tùy thuộc vào ứng xử cá nhân chứ chưa trở thành chính sách.
    “Cánh cửa” Thanh niên Xung phong
    Từ tháng 8-1975, ông Võ Văn Kiệt đã giao cho Thành đoàn tổ chức một lực lượng thanh niên xung phong đi “thí điểm” khai khẩn đất hoang. Cuối năm ấy, ông Võ Văn Kiệt triệu tập Ban Thường vụ Thành đoàn đến nhà riêng ông Phan MinhTánh, bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cách mạng miền Nam. Vào họp, ông Kiệt giao nhiệm vụ: “Thành phố cần một lực lượng, lực lượng đó là thanh niên xung phong. Giao Thành đoàn đứng ra tổ chức, cần Thành ủy hỗ trợ gì, Thành ủy sẽ đáp ứng”. Ông giải thích: “Phải tạo ra một môi trường để mọi thanh niên đều có thể tham gia lao động để có suy nghĩ tích cực và để hãnh diện về bản thân mình”.
    Ông Võ Ngọc An năm ấy ba mươi mốt tuổi, đang là ủy viên Thường vụ Thành đoàn phụ trách báo Tuổi Trẻ, nhớ lại: “Lúc đó, nghe ông Kiệt nói cảm thấy nhưđang nghe một điều gì đó thật thiêng liêng”. Sau cuộc họp ấy, ông Võ Ngọc An lãnh trách nhiệm huy động tiền bạc để may hàng ngàn bộ đồng phục xanh.
    Hàng chục năm sau, nhiều người dân Thành phố nhớ tới ngày 28-3-1976, không chỉ vì tính hoành tráng của cuộc biểu dương lực lượng ở sân vận động Thống Nhất với một “rừng người” áo xanh, tay cầm cuốc xẻng, mà ở cách mở đầu bài nói chuyện của một bí thư cộng sản. Thay vì, “các đồng chí” như cách xưng hô thống trịthời bấy giờ ở trên mọi diễn đàn, ông Võ Văn Kiệt đã làm nhiều thanh niên ứa nước mắt khi nói: “Các em đoàn viên, thanh niên yêu quý!”.
    Trong số hàng vạn thanh niên có mặt hôm ấy không chỉ có con em Cách mạng. Theo yêu cầu của ông Võ Văn Kiệt, Thành đoàn đã vận động được cả những thanh niên nghiện xì ke, ma túy, có người đã từng là “đĩ, điếm”, có người là “lính ngụy”. Theo ông Võ Ngọc An, trong số ấy có một đại úy Sài Gòn, cha anh đã từng bị giết nhầm bởi “Việt Cộng”. Những thanh niên ấy, từ sau ngày 30-4, thông qua cách cư xử của các cán bộ phường, thông qua những ngôn từ cao ngạo trên báo đài, biết được thân phận của mình, dám mong chi có ngày một ông bí thư gọi mình là “các em yêu dấu”.
    Với tư cách là một nhà lãnh đạo Đảng, ông Võ Văn Kiệt cũng nói về truyền thống theo cách của mình: “Tôi cũng xin phép được bày tỏ với lứa tuổi hai mươi của đất nước đã hết đau thương và từ đây thẳng đường đi tới chủ nghĩa xã hội với tất cả tấm lòng trìu mến và kỳ vọng thiết tha của những lớp thanh niên nối tiếp nhau đã từng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ, cách mạng Tháng Tám…”. Ông nói tiếp: “Lýtưởng của họ, ước mơ của họ chính là hiện tại mà hôm nay các em đang sống. Nếu các em sau này có điều kiện ôn lại kỹ càng một giai đoạn cách mạng hùng vĩ đãqua của dân tộc, các em sẽ biết thương yêu vô hạn Tổ quốc Việt Nam nghìn lần yêu dấu. Các em sẽ mạnh lên gấp bội vì một niềm tin ở nhân dân và đất nước”.
    Bài diễn văn được chấp bút bởi nhà báo Thép Mới, một người viết tùy bút nổi tiếng, tác giả của bài “Tre Việt Nam” in trong sách giáo khoa được thuộc lòng bởinhiều thế hệ. Tinh thần của ông Võ Văn Kiệt, có lúc, được ông Thép Mới thể hiện với giọng văn nồng nàn. Ông Võ Văn Kiệt, lúc này, vẫn để cho Thép Mới sử dụng hình tượng Pavel, hình tượng về một thế hệ quên mình để “tạo lập nên nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên”. Tuy không hùng hồn như ông Trần Bạch Đằng, nhưng cái đẹp củathanh niên theo ông Kiệt vẫn là lao động374. Kết thúc bài diễn văn, ông Kiệt nói: “Chúng tôi xin nhiệt liệt chào mừng những lớp công dân xã hội chủ nghĩa của thành phố chúng ta từ đây nối tiếp nhau nẩy nở và trưởng thành trên những công trường lao động tình nguyện. Chúc các em thành công thắng lợi, trên trận tuyến mới, trận tuyến lao động vinh quang”.
    Không có mặt ở sân vận động Thống Nhất sáng 28-3-1976, nhưng giáo sư trung học Trần Ngọc Châu vẫn chịu ảnh hưởng bởi bài diễn văn. Năm ấy, ông Châu nằm trong toán vận động thanh niên đi thanh niên xung phong của Quận đoàn I. ÔngTrần Ngọc Châu kể: “Bài diễn văn của ông Võ Văn Kiệt được quay ronéo, chúng tôi cho họp dân ở phường, đọc những đoạn cảm động nhất”.
    Theo ông Trần Ngọc Châu thì khi ấy, phường đoàn cũng có chuyện, họ lập danh sách và thường xuyên bắt tập trung những thanh niên chưa có công ăn việc làm, khiến nhiều người bất mãn. “Cộng sản” và “đồng chí” là những khái niệm rất xa cách và có khi là ác cảm với thanh niên, cho nên theo ông Châu: “Nhiều người chỉ vì thấy ông bí thư cộng sản gọi họ là em mà đi. Có người học thuộc nhiều đoạn trong bài diễn văn của ông Võ Văn Kiệt”. Ông Châu trước đó là giáo viên Anh văn, đã có bằng cao học triết, thế nhưng sau một thời gian đi vận động người khác, chính ông Châu cũng nhận ra con đường để trụ lại trong chế độ tốt nhất là phải “chọn cánh cửa” này375.
    Nguyễn Nhật Ánh376 cũng đã chọn thanh niên xung phong như là một con đường để giải tỏa áp lực nặng nề của lý lịch. Sau ngày 30-4-1975, ông hàng xóm làm thợ mộc ở phường Nhật Tảo, Quận 10, bố của ba cô con gái khá xinh mà sinh viên Nguyễn Nhật Ánh dạy kèm, bỗng nhiên trở thành chủ tịch khóm, về sau là chủ tịchphường. Nguyễn Nhật Ánh, khi ấy vừa học xong chương trình đệ nhất cấp ở Đại học Sư phạm, được ông thợ mộc đưa lên phường lo việc giấy tờ. Theo “tinh thần Chỉ thị 222”, năm 1976, anh được phép tốt nghiệp sau khi học thêm tám tháng “chính trị”. Tuy nhiên, Ánh không được phân công công tác chỉ vì cha anh lúc đó đang phải đi “học tập” do từng là trưởng Ty Thông tin Chiêu hồi Tỉnh Quảng Tín377.
    Nguyễn Nhật Ánh trở về phường Nhật Tảo khi cô con gái ông chủ tịch đã trở thành bí thư Phường Đoàn. Cô bí thư chiếu cố thầy giáo cũ của mình, mỗi khi có “phong trào” lại gọi Nguyễn Nhật Ánh vác loa đi đọc bản tin hoặc kẻ lên tường những câu khẩu hiệu “xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Đổi lại, anh có thù lao mười ký gạo mỗi tháng. Nguyễn Nhật Ánh cũng tiếp cận bài diễn văn của ông Võ Văn kiệtthông qua những lần đi vận động thanh niên xung phong. Anh kể: “Khi mọi người đi hết, tôi chợt nhận ra, không lẽ mình cứ ăn bám bà dì hoài, năm 1977, tôi cũng lên đường”.
    Chỉ huy Lực lượng Thanh niên xung phong khi ấy là ông Võ Viết Thanh. Năm 1975, khi ông Võ Văn Kiệt cần một sỹ quan trẻ biệt phái sang thanh niên xung phong, Đại úy, Tiểu đoàn trưởng Võ Viết Thanh đã được chọn. Ông Thanh nhớ lại:
    “Khi xuống U Minh, tôi cũng hơi suy nghĩ, đang là một sỹ quan được quân đội trọng dụng, giờ ra nằm giữa rừng, gian khổ không kém chi thời chiến”.
    Thanh niên xung phong thuộc nhiều thành phần, có người là tướng cướp, có người xuất thân là trí thức, sỹ quan, nhưng chủ yếu là thanh niên học sinh. Theo ông Võ Viết Thanh, họ chịu đựng gian khổ không thua gì những chiến binh. Giữa rừng U Minh, giữa Chiến khu Dương Minh Châu… mùa mưa thì nước ngập mênh mang, mùa khô thì phải chia từng giọt nước ngọt, ăn không đủ no, rồi thì đỉa, vắt và đủ thứ bệnh tật, nhưng chỉ có một thứ thuốc lá duy nhất để chữa là “xuyên tâm liên”. Thế mà họ đã sống với nhau không câu nệ quá khứ. Đa phần đều trưởng thành. Ông Võ Viết Thanh thừa nhận, chính ông cũng phải dần dần mới “bắt đượcnhịp sống với họ”. Ông Thanh nói: “Hơn sáu vạn con người không biết Cách mạng là gì, chỉ nghe lời ông Sáu Dân mà kiên gan, bền bỉ”.
    Một năm sau ngày phát động “phong trào thanh niên xung phong”, tại cuộc gặp mặt những “đại biểu thanh niên xung phong tiên tiến”, ngày 3-3-1977, ông Võ VănKiệt đã gọi thanh niên xung phong là một “trường đại học”. Ông Kiệt cho rằng sở dĩ các chàng trai cô gái đã “trưởng thành trên nhiều mặt” là vì họ đã “thấy được tiền đồ tương lai của mình nằm trong tiền đồ, tương lai của đất nước, dân tộc… Nhiều đồng chí đã xác định với tình cảm và lý trí sâu sắc lao động là vinh quang”378.
    Môi trường thanh niên xung phong ở thời điểm ấy đúng là đã tạo ra không ít câu chuyện kỳ diệu379. Trước “giải phóng”, Vũ Hoàng Vi là một tướng cướp. Lúc đầu, Vi chỉ định “trà trộn” vào lực lượng thanh niên xung phong như là một nơi để trốn.
    Nhưng tung tích của Vũ Hoàng Vi bị tổ chức phát hiện. Anh không những không bị bắt mà còn được vận động thuyết phục. Lần đầu tiên, Vi nhận ra có một nơi tôntrọng mình, anh lao động tốt, được tuyên dương, được cho đi học, được đưa lên làm đại đội trưởng và về sau còn được kết nạp Đảng.
    Trong những bài phát biểu với thanh niên xung phong về sau, ông Võ Văn Kiệt vẫn tiếp tục gọi họ là “các em”. Nhưng khi phát biểu với những “thanh niên tiên tiến”, ông đã gọi họ là “đồng chí”. Trong một đại hội thanh niên tiên tiến khác, ông Võ Văn Kiệt đã đưa một đội viên vốn là một tay anh chị nổi tiếng, “Bảy Đầu Bò”, ngồi chung trên ghế chủ tịch đoàn với mình.
    Nếu như trong những ngày đầu, nhiều thanh niên miền Nam hết sức dị ứng với cách Cách mạng xưng hô với nhau, thì ở thời điểm ấy “đồng chí” lại là một sự thừa nhận mà nhiều thanh niên tìm kiếm.
    Năm 1977, Nguyễn Nhật Ánh đang tham gia đào kênh Ba Gia ở Hố Bò, Phú Hòa. Lúc này anh đã có nhiều tác phẩm đăng trên tờ Tuổi Trẻ, nhưng với lý lịch cha là trưởng ty “chiêu hồi”, anh vẫn không được kết nạp Đoàn. Khi ấy, thanh niên xungphong ở trong những lán tranh, vách nứa, một bên là nơi ngủ của nam, một bên là nữ; phần giữa lán kê những bộ bàn ghế tạm do chính họ làm. Một buổi tối, chi đoàn nhóm họp nơi khoảng giữa lán có kê bàn ghế đó. Đang họp, một người trong Ban Chính trị Liên đội phát hiện ra Nguyễn Nhật Ánh đang nằm chèo queo trên giường, lập tức “phần tử chậm tiến” Nguyễn Nhật Ánh bị đuổi ra ngoài. Hôm ấy mưa, trời tối như bưng, Nguyễn Nhật Ánh phải đi ra, lang thang giữa rẫy khoai mì, mặt ướt đẫm vì nước mưa và nước mắt. Anh nhớ lại: “Tôi có cảm giác như bị đẩy ra khỏi đồng loại”. Nhưng cho dù cảm giác về thời đại mới ra sao thì Nguyễn Nhật Ánh cũng không có lựa chọn nào khác là phải “quay vào”, phải chứng tỏ mình là một thanh niên tiên tiến.
    Ngày 26-3-1978, mười hai giờ đêm, ông Võ Văn Kiệt lên, Nguyễn Nhật Ánh, Trần Ngọc Châu và nhiều thanh niên khác được gọi dậy: bên ngoài, đuốc được đốt lên và nhiều thanh niên của chế độ cũ, trong đó có Trần Ngọc Châu, từ đêm ấy, “vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đoàn”. Theo ông Trần Ngọc Châu: “Ông Võ Văn Kiệt đến, mặc bộ đồ thanh niên xung phong, đầu đội nón tai bèo, đứng lên đánh trống. Hình ảnh một ông Kiệt sừng sững đã đọng lại trong ký ức của lực lượng thanh niên xung phong”. Ông Châu nói: “Khi ấy, vào Đoàn là thiêng liêng lắm”.
    Đoàn thiêng liêng lắm, nhưng “ánh đuốc” trong đêm ấy không thể rọi sáng đến tất cả mọi người. Cũng như Trần Ngọc Châu, Nguyễn Nhật Ánh đã dùng cuốc chim, cuốc đá ong đào kênh cho đến khi hai tay tóe máu mà vẫn không được vào Đoàn chỉ vì cha là “Ngụy”. “Cánh cửa thanh niên xung phong” mà ông Kiệt thiết lập vẫn không đủ rộng cho các thanh niên miền Nam bước vào chế độ mới.
    “Nổi loạn”
    Nhiều thanh niên xung phong về sau vẫn nhớ về những ngày chặt cây rừng và hát tráng ca. Trong những ngày có quá nhiều người mất phương hướng ấy, phải công nhận là ông Võ Văn Kiệt đã tìm được một phương thức hiệu quả để thu hút thanh niên.
    Họ đã bước vào những chuẩn mực chính trị mới do Cách mạng thiết lập, ít nhiều bằng cảm hứng. Không phải tự nhiên mà những gót son Sài Gòn bị đưa đến chốn rừng thiêng, đạp gai rừng ấy đã không trách gì ông. Họ cũng đã đi bởi niềm tin. Nhưng bộ đồng phục thanh niên xung phong không thể che hết lòng mặc cảm, bởi mặc cảm không xuất phát từ nơi mà những người thanh niên đó được sinh ra. Sự mặc cảm xuất hiện do chế độ thiết lập quá nhiều hàng rào lý lịch. Khi mà nhữnghàng rào ấy chưa được gỡ bỏ thì đồng phục cũng không tạo ra được cảm giác đồng đội, cho dù họ ngủ cùng lán, đứng cùng hàng, chưa kể những người khi ấy vẫn ở “ngoài xã hội”380.
    Sau “giải phóng”, Cư xá Bắc Hải, Quận 10 trở thành nơi ở của những gia đình sỹ quan cao cấp của Cách mạng. Gia đình một số tướng, tá của “chế độ cũ” vẫn sống “xôi đỗ” ở đây. Con em các gia đình cách mạng đương nhiên là “nòng cốt”. Nguyễn Thế Dũng là một thanh niên như vậy.Dũng là con trai của Đại tá Nguyễn Thế Truyện, người được coi là “con hùm xám” khi còn là tư lệnh Sư 9. Đại tá Truyện hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân khitấn công đợt II vào Sài Gòn. Khi ấy ông Truyện là tư lệnh Phân khu I. Sau ngày 30-4-1975, vợ con của Đại tá Truyện được đưa về Sài Gòn sống trong căn nhà T10, Cư xá Bắc Hải. Trong những năm cuối thập niên 1970, Nguyễn Thế Dũng là phó bí thư phường đoàn, được giao đi vận động, cảm hóa con em sỹ quan “chế độ cũ”.
    Cô “tiểu thư” Lê Bích Thúy ở nhà T4, con gái Trung tá Lê Văn Dương, trưởng Phòng Quân sử, Quân lực Việt Nam Cộng hòa là một trong những “đối tượng” củaDũng. Nhưng cuối cùng người bị “cảm hóa” lại là Dũng. Hai người, một là con trai vị tư lệnh khét tiếng của cộng sản, một là con của một “ngụy quân” đang bị cải tạo trong tù, yêu nhau và kiên quyết lấy nhau. Mẹ Dũng khóc lên, khóc xuống. Phu nhân các đồng đội cũ của Đại tá Nguyễn Thế Truyện, lúc bấy giờ đa số đã là tướng, khuyên bà quả phụ phải phá bằng được cuộc hôn nhân. Nhưng Nguyễn Thế Dũng dứt khoát không chịu, anh sang nhà người yêu nói với bà mẹ: “Má chịu gả thì con cưới chứ nhà con không ai chịu sang đâu”. Bà phu nhân Trung tá Lê Văn Dương chỉ biết gật đầu lặng lẽ.
    Chị ruột của Nguyễn Thế Dũng là nhà báo Nguyễn Thế Thanh, sau là tổng biên tập báo Phụ Nữ Thành phố, chạy lên cầu cứu ông Võ Văn Kiệt. Nghe xong, ông Kiệt nói: “Mình dạy người khác không phân biệt, mình cố gắng để vợ con người ta đừng thù hận mà mình làm như thế sao người ta quên”. Rồi ông bảo: “Kêu hai đứa lên đây tao gặp”. Thế Thanh về kêu Dũng chở người yêu lên. Ông Võ Văn Kiệt tiếp hai người hết sức thân tình rồi, khi Dũng đi ra vườn, ông Kiệt hỏi Lê Bích Thúy: “Cháu có lường hết những khó khăn khi lấy Dũng không?”. Bích Thúy: “Dạ thưa, cháu yêu Dũng, cháu biết nhưng cháu chọn anh ấy”. Ông Kiệt: “Nhỡ khi đi học tập về, ba cháu không chịu thì sao?”. Bích Thúy: “Dạ không, ba cháu rất thương cháu, cháu tin là không có chuyện đó, nhưng nếu ba cháu không chịu thì cháu sẽ đấu tranh”. Ông Kiệt cho gọi Dũng vào hỏi: “Cháu có băn khoăn gì không?”. “Không!”, Dũng dứt khoát. Ông Kiệt nói: “Cháu lấy con một sỹ quan chế độ cũ thì không tránh khỏi bị nghi kỵ, bác không phải lúc nào cũng ở bên các con”. Rồi ông nói với hai đứa trẻ: “Giờ bác Sáu thay mặt ba, bác ủng hộ tụi bây”. Sau đó, ông Võ Văn Kiệt gặp bà quả phụ Đại tá Nguyễn Thế Truyện và ông chỉ dặn: “Thôi chuyện mấy đứa nhỏ chị cứ để cho tụi nó tính”.
    Năm 1982, khi Trung tá Lê Văn Dương được tha về, con gái ông đã có con với con trai một người cộng sản. Ông chủ động qua nhà T10 gặp bà đại tá nói: “Tôi đi học không biết là hai nhà chúng ta đã thành thông gia, âu cũng là số phận lịch sử. Tôi đi, cũng học được nhiều điều, bác trai đã hy sinh, hai gia đình gặp nhau trong tình thông gia thế này cũng là điều tốt”. Rồi khi thắp hương cho Đại tá Nguyễn ThếTruyện, Trung tá Lê Văn Dương khấn: “Thưa bác, tôi là Lê Văn Dương cha của con dâu bác, xin thắp nén nhang này báo với bác, chúng ta giờ là thông gia của nhau”.
    Tình yêu tự thân nó không phân chia lý lịch. Nhiều cuộc tình thanh niên xung phong cũng chịu ngang trái, có người cũng may mắn như Nguyễn Thế Dũng và Lê Bích Thúy nhưng cũng có những cuộc tình trắc trở. Cuối năm 1978, Đại úy Quân y Sài Gòn, Bác sỹ Thiều Huỳnh Chí đi học tập trở về, ông lên trình diện Sở Y tế và được đưa về Duyên Hải làm trạm trưởng y tế cho một đơn vị thanh niên xung phong, Nông trường Đỗ Hòa.
    Vốn là một bác sỹ ngoại khoa nhưng ở đấy ông Thiều Huỳnh Chí đã tự thiết kế từ chiếc ghế nhổ răng, cái hố xí hai ngăn và nổi tiếng khắp vùng với tài đỡ đẻ. Bác sỹ Chí đã quyết định ở lại trong khi vợ ông đưa các con đi vượt biên. Giám đốc Nông trường lúc ấy là chị Võ Thị Bạch Tuyết, nguyên là một chỉ huy của phong trào đốt xe Mỹ, bị tra tấn và bị đày ra Côn Đảo nhiều năm. Những ngày làm việc bên nhau đã xích bác sỹ Thiều Huỳnh Chí và Giám đốc Võ Thị Bạch Tuyết lại gần nhau. Nhưng tình yêu của họ đã không được Thanh niên Xung phong ủng hộ.
    Đảng ủy Thanh niên Xung phong kiên quyết không cho hai người lấy nhau vì Bác sỹ Chí không những là “ngụy” mà còn là một “người Việt gốc Hoa”. Ông Phan Minh Tánh nói: “Tôi hay xuống làm việc với cô Tuyết, tôi hiểu hoàn cảnh của cô ấy. Thành ủy chúng tôi ủng hộ nhưng Thanh niên Xung phong không chịu”. Sau đó, ông Mai Chí Thọ cho mời Thường vụ Đảng ủy Thanh niên Xung phong lên, hỏi họ theocách rất Năm Xuân: “Nó (chị Bạch Tuyết) lớn tuổi lại bị tra tấn không sinh nở được, giờ không cho nó lấy chồng vậy trong tụi bây có ai lấy nó không?”.
    Nhà văn Nguyễn Đông Thức, thuộc lớp thanh niên xung phong đầu tiên của Nông trường Đỗ Hòa, kể: “Trước hôm đám cưới, ông Võ Văn Kiệt, khi ấy đã ra Hà Nội làm phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đã về, xuống nông trường ngủ lại một đêm và chung vui với họ”381.
    Nhưng đám cưới của một nữ giám đốc nông trường và một “đại úy ngụy” đã không tạo ra tiền lệ. Năm 1982, Đảng ủy Thanh niên Xung phong lại ngăn cản cuộc hôn nhân của Nguyễn Nhật Ánh với Trần Thị Tiếng Thu. Tiếng Thu lúc ấy đang là phó Phòng Chính trị Lực lượng Thanh niên xung phong. Bốn ngày sau khi hội nghị chi bộ Cơ quan Lực lượng “biểu quyết khai trừ ra khỏi Đảng”, “cô dâu” Trần Thị Tiếng Thu đã viết đơn gửi Ban Tổ chức Thành ủy. Đơn của Tiếng Thu khai: “Vào khoảng giữa năm 1981, tôi và đồng chí Nguyễn Nhật Ánh đặt vấn đề tìm hiểu nhau để đi đến hôn nhân. Sau đó đã chính thức báo cáo với Đảng ủy và chi bộ cơ quan (đồng chí Nhật Ánh là thanh niên xung phong hiện công tác tại Phòng Chính trị)”. Đơn của Tiếng Thu cho biết: “Trong nửa năm qua, Đảng ủy và chi bộ đã nhiều lần thuyết phục tôi cắt đứt mối quan hệ này. Đồng chí bí thư Đảng ủy, hầu hết cácđồng chí trong Đảng ủy đã lần lượt gặp tôi. Sau đó, trong phiên họp chi bộ thường kỳ vào tháng 2-1982, chi ủy đã mang vấn đề của tôi ra kiểm điểm, nội dung: đồng chí Nguyễn Nhật Ánh tuy là một đồng chí tốt, nhưng đồng chí có người cha trướcđây làm việc cho chế độ cũ với mức độ như thế thì đứng về mặt lập trường giai cấp, một đảng viên không thể chung sống với một gia đình như vậy… Đồng thời, chi bộ cũng kiểm điểm tôi về việc trước khi tìm hiểu đồng chí Nguyễn Nhật Ánh, tôi đã không xin ý kiến trước, để bây giờ đặt tổ chức vào một việc đã rồi”.
    Lá đơn của Trần thị Tiếng Thu viết tiếp: “Trong phiên họp tháng 2 và phiên họp tháng 6 vừa qua, chi bộ đã đặt tôi vào hoàn cảnh phải chọn lựa: một là Đảng, hai là tôi sẽ tiếp tục xây dựng gia đình với đồng chí Nguyễn Nhật Ánh. Tôi đã khẳng định là tôi sẽ tiếp tục xây dựng gia đình với đồng chí Nguyễn Nhật Ánh, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi đã chọn lựa, tôi không bao giờ có ý định rời bỏ Đảng”.
    Quyết tâm của đôi lứa yêu nhau đã không dễ dàng để thành hiện thực. Cho dù là công dân, hai người có quyền đăng ký kết hôn, nhưng vì Trần Thị Tiếng Thu đang là người của lực lượng Thanh niên Xung phong, chính quyền địa phương chỉ cho phép đăng ký khi có xác nhận của lực lượng nơi chị đang đăng ký hộ khẩu tập thể. Trong khi đó, Phòng Tổ chức Lực lượng không chịu xác nhận thường trú một khi không có chấp thuận của Đảng ủy.
    Tháng 10-1983, Trần Thị Tiếng Thu đành phải thực hiện quyền công dân của mình bằng cách: chị viết một lá đơn xin “xác nhận hộ khẩu” để “bổ túc hồ sơ xin đăng ký xe”. Phòng Tổ Chức đã xác nhận cho chị. Nhưng, chữ “xe” đã được haingười yêu nhau âm mưu viết sao để sau khi ký về sửa thành chữ “kết” và “bổ túc” thêm chữ “hôn”, đăng ký xe thành “đăng ký kết hôn”. Sau đám cưới, ngày 30-5- 1984, Trần Thị Tiếng Thu đã nhận được quyết định kỷ luật “cảnh cáo”. Căn cứ để Phó Bí thư Thành ủy Phan Minh Tánh ký quyết định này là: “Xét thấy đồng chí Thu còn non kém về quan điểm lập trường và thiếu ý thức tổ chức kỷ luật trong việc xây dựng gia đình”.
    Không chỉ vượt qua những định kiến của chế độ mới dũng cảm bảo vệ tình yêu lứa đôi, rất nhiều người trong số họ đã chiến đấu để bảo vệ giang sơn vì tình yêu tổ quốc. Hàng ngàn thanh niên xung phong đã ra chiến trường khi Pol Pot giết thường dân ngoài biên giới. Theo nhà báo Trần Ngọc Châu, năm 1977-1978, khi chiến tranh Biên giới Tây Nam nổ ra, rất nhiều người xung phong ra tiền tuyến nhưng không phải ai cũng được chọn. Ngày 14-6-1978, 500 nam nữ thanh niên xung phong thuộc Liên đội 5 được điều ra biên giới, “phối thuộc” Sư đoàn 7, Quân đoàn IV, với nhiệm vụ cáng thương, tải đạn, làm đường, chống lầy, bốc xếp đạn dược, khâm liệm và chôn cất liệt sĩ. Đoạn đường mà Liên đội 5 đảm trách chỉ dài hơn 10km, nhưng lún, lầy rất nặng; thanh niên xung phong phải thường xuyên san lấp, chèn cây nhiều lớp, công việc vô cùng gian khổ.
    Chiều 21-7-1978, Trung đội 3 được giao bám sát bộ đội đang vận động tấn công Khmer Đỏ. Trung đội có một tiểu đội nữ do Đại đội Trưởng Ngô Đức Minh trực tiếp chỉ huy, di chuyển lên chốt chặn gần ngã ba Koky Som. Rạng hôm sau, ngày 22-7- 1978, một tiểu đoàn Khmer Đỏ, trên đường luồn sâu vào phía sau mặt trận, đã chạm trán Trung đội 3. Trận đánh – giữa một bên là những tên lính Khmer Đỏ hung hãn với một bên là những thanh niên chưa có một ngày được huấn luyện chiến đấu và vũ khí thì chỉ có vài người được trang bị – đã biến thành một cuộc thảm sát. Khi lực lượng Sư đoàn 7 kịp đến bao vây và tấn công, tiêu diệt toàn bộ chín mươi sáu tên Pol Pot, thì bọn chúng đã kịp giết chết hai mươi bốn người: Xác Đại đội trưởng Ngô Đức Minh bị đốt; bảy cô gái thanh niên xung phong bị hãm hiếp trước khi bịgiết giã man. Chỉ có hai người – Nguyễn Thị Lý và Nguyễn Văn Tuấn – là sống sót, nhờ được xác của đồng đội đè che, sau khi cả hai đều bị thương rất nặng.
    Tin hai mươi bốn đồng đội bị thảm sát được truyền đi trong toàn lực lượng. Cái chết của họ không làm các nam nữ thanh niên xung phong run sợ cho dù thanh niên xung phong phục vụ chiến trường khi ấy chưa được trang bị súng đạn hay bất cứ vũ khí gì để tự vệ. Họ ở phía sau. Nếu bộ đội phía trước bị bật chốt hay bị tiêu diệt thì số phận tiếp theo là chính họ. Khi nghe tin Trung đội 3 của Liên đội 3 bị thảm sát, nhà thơ Đỗ Trung Quân – khi ấy đã rời Tòa soạn báo Tuyến Đầu, nhậnnhiệm vụ ở một đơn vị Thanh niên xung phong phối thuộc Trung đoàn Gia Định – đã viết “Những bông hoa trên tuyến lửa”. Nhận được bài thơ, từ tòa soạn báo Tuyến Đầu, Cao Vũ Huy Miên viết thư tay gửi theo xe quân sự gửi Quân: “Lực lượng triệu tập, có hội diễn văn nghệ thanh niên xung phong. Ông xin phép rồi tìm xe bộ đội về thẳng Sài Gòn. Mong gặp ở Nhà Văn Hóa Thanh Niên”.
    Từ Campuchia, lúc này được gọi là “Chiến trường K”, Đỗ Trung Quân theo xe bộ đội, về tới Thành phố sau ba ngày đường dò dẫm qua những Phum Sóc không còn bóng người và thỉnh thoảng lại gặp mìn gài lại của tàn quân Pol Pot. Sau gần hai năm nhìn lại những ánh đèn Thành phố, mắt cay cay, Quân chen qua đám đông, bước vào Nhà Văn Hóa Thanh Niên. Anh nhìn thấy ở đó những “chiến sỹ văn công Tổng đội”: Ánh Hồng, Ánh Thu, Trương Tam Sa, Hoàng Tuấn, Kiều Nga, Kiều Giang… Cao Vũ Huy Miên đón Quân sau cánh gà: “Tôi tưởng ông không về kịp…”.
    Quân bước ra sân khấu, đặt chiếc ba lô xuống chân. Bộ đồng phục đã bị bụi đường nhuộn màu nâu đỏ. Đỗ Trung Quân năm ấy, một gã trẻ tuổi đeo kính cận, tóc tai bờm xờm, chỉ kịp giới thiệu mình bằng bài thơ vừa viết:
    Ở giữa rừng đâu có gương soi
    Làm sao em thấy được vết bầm trên má
    huyến tải thương về mấy lần trượt ngã
    Vì mùa mưa nào đã chịu dứt ở đây
    Anh bộ đội thương binh vừa tỉnh lại sáng nay
    Đã hỏi thăm em, người cáng thương đêm trước
    Cô ấy ngã mấy lần tôi đếm được
    Mà sao không khóc mới lạ lùng
    Chắc anh hiểu rồi em ở tấm lòng
    Nước mắt chỉ dành cho người ngã xuống
    Nên dù té đau gai rừng tê chân buốt
    Đâu để vết thương anh rỉ máu hai lần
    Em là người thanh niên xung phong không-có-súng-chỉ-có-đôi-vai-cáng- thương-tải-đạn…
    Theo ông Võ Viết Thanh, nếu ông Võ Văn Kiệt không kiên quyết thì lực lượng thanh niên xung phong đã không được trang bị súng. Sau những cái chết đau đớn của các đội viên, nhiều vị lãnh đạo vẫn sợ: “Giao vũ khí cho chúng à?”. Ông Võ Viết Thanh kể, khi đưa Lực lượng lên rừng, nhiều người vẫn lo “cái đội quân xô bồ, ô hợp ấy mà tan ra thì hậu quả không biết thế nào”. Tổng cộng đã có 5.000 lượt thanh niên xung phong tham gia phục vụ Chiến trường đánh Khmer Đỏ.
    Ngoài ông Bảy Thanh, không phải nhà “lãnh đạo lực lượng” có “cầm cờ, đứng tên” nào cũng “có một ngày đi với anh em” để biết sự tàn bạo của quân Pol Pot. Khi được trang bị vũ khí, những thanh niên phục vụ chiến trường này đã chiến đấu như những đơn vị quân sự thật sự. Chính những đội viên thanh niên xung phong xuất thân từ những người lính chế độ cũ, từng được coi là “Ngụy”, giờ ấy đã tổ chức huấn luyện cấp tốc cho đồng đội về chiến thuật, về cách sử dụng vũ khí để đánh lại kẻ thù. Nhiều người trong số họ đã hy sinh anh dũng. Ông Trần Ngọc Châu cho biết: “Công việc làm đường, tải thương và tiếp đạn đôi khi còn nguy hiểm hơn những người chiến đấu. Trung đội tôi quân số 50 thanh niên xung phong, có 30 người chết”.
    Năm 1982, khi tờ Tuyến Đầu của Thanh niên Xung phong bị lực lượng giải tán, Nguyễn Nhật Ánh, Đỗ Trung Quân, Trần Ngọc Châu, Nguyễn Đông Thức… trở về. Bộ đồng phục xanh lá cây đã làm họ thay đổi rất nhiều sau khi thấm bằng mồ hôi vàcả máu. Thanh niên xung phong là tấm giấy thông hành đem lại ít nhiều kiêu hãnh cho những người có nó. Chế độ mới đã coi những tấm giấy ấy như một chứng chỉ hoàn thành cuộc sát hạch vinh quang. Hơn sáu vạn giáo sư, bác sỹ, sinh viên, thanh niên lẽ ra có thể dành những năm đẹp nhất của cuộc đời mình để cống hiến cho xã hội những gì mà họ thành thạo nhất. Vậy mà, để được chế độ thừa nhận, họ đã phải xuống biển, lên rừng, bàn tay chai sần đi và kiến thức chuyên môn thì mai một.
    “Sài Gòn lại bắt đầu ghẻ lở”
    Nhiều thanh niên “ngụy” đã bước qua cánh cửa Cách mạng thanh niên xung phong rồi được trọng dụng hơn trong chế độ. “Nước sông công lính” đã giúp khai hoang phục hóa hàng vạn hecta đất trong các vùng chiến tranh; đào được hàng trăm kilomet kênh mương. Nhưng, không phải con kênh nào cũng thực sự có ý nghĩa về thủy lợi; không phải cánh rừng nào bị tàn phá cũng để phục vụ quốc kế dân sinh.
    Ngày 3-3-1977, khi nói chuyện tại Đại hội Thanh niên Xung phong Tiên tiến, ôngVõ Văn Kiệt biểu dương: “Trong năm qua các đồng chí đã cất được hàng chục vạn nhà, đào hàng ngàn giếng, đốn và chặt hàng triệu cây, phát hoang hàng trăm mẫu, đã góp công góp sức vào việc hoàn thành trên ba mươi xã trong số tám mươi xã kinh tế mới”. Thế nhưng, đến cuối năm, ngày 12-12-1977, trong lễ ra quân trên “Đại Công trường Thủ công” xây dựng khu kinh tế mới Dương Minh Châu, ông đã cảnh báo họ: “Đất nước còn nghèo, sống hôm nay phải nghĩ tới ngày mai, các em cần bảo nhau hết sức quý trọng… từng tấc đất và mọi tài nguyên của tổ quốc! Phải rèn giữ cho nhau từ bỏ thói quen xả láng, phung phí rất xa lạ với con người mới… Tôi dặn các em chớ thấy cây rừng mà chặt bừa bãi. Cành cây chặt xuống đừng để vương vãi, các em chịu khó thu nhặt lại, dành dụm được ít củi cho thành phố”.
    Sau hai năm lên rừng để dọn sạch những “rác rưởi” của chiến tranh, mỗi lần trở về thành phố vẫn thấy “nhan nhản những đám thanh niên tiếp tục sống bám vỉa hè,nhởn nhơ bên lề xã hội, giết thời gian bằng cách lê la tiệm quán, hết đi lượn phố lại tụ năm tụ ba ở những nơi công cộng”, nhiều thanh niên xung phong đã không khỏi nhìn lại những năm tháng đi xa xây dựng chế độ mới của mình. Tại “Lễ mừng 46 năm thành lập Đoàn”, 26-3-1978, ông Võ Văn Kiệt nói: “Nhiều em cũng viết thưcho tôi tỏ ý bất bình… Nhiều bạn trí thức sống lâu năm ở thành phố này cũng nói với chúng tôi: Cảnh đó trước đây nhìn mãi quen mắt, không ai để ý đến nữa, tưởng đời sống thanh niên thành phố vốn nó là như thế. Đến bây giờ không sao coi được. Tôi rất muốn gặp các anh em đó, hỏi các em nghĩ gì về cuộc đời này, nghĩ gì về cuộc đời bản thân của các em”.
    Ông Kiệt muốn những người “lê la tiệm quán” ấy phải tự đặt câu hỏi về tương lai của mình. Nhưng các “em thanh niên xung phong” viết thư cho ông Kiệt không chỉ để chất vấn những người “chậm tiến” ấy. Điều khiến họ hy sinh những năm tháng xa người thân, xa đèn điện là để kiến tạo một thành phố mới chứ không phải để thấy rồi những “tàn dư Mỹ Ngụy” lại vẫn cứ quay về. Sáu vạn thanh niên rời Thành phố đi xa, và sửa mình theo hướng mà Cách mạng cho là tích cực. Trong khi đó, bốn triệu thường dân khác vẫn có nhu cầu để sống một đời sống bình thường. Nếu như năm 1975, 1976, những văn nghệ sỹ miền Bắc khi đến Sài Gòn vẫn thích đeo bên hông khẩu K54, thì những năm về sau, họ đã biết uống bia, biết áo phông, quần bò. Theo Đỗ Trung Quân, bài thơ Tạ Lỗi Trường Sơn, ngoài sự dồn nén sau bảy năm “giải phóng”, còn lập tức “bật” ra thành chữ khi có một nhà văn miền Bắc, đến trước mặt anh chỉ đôi dép sa-bô, cái quần bò đang mặc và hỏi: “Ê Quân, thấy bọn này Sài Gòn chưa?”.
    Khi ấy, năm 1982, Đỗ Trung Quân viết:
    Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
    Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
    Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
    Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
    Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
    Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát, hy sinh…

    Và khi ấy
    Thì chính “các anh”
    Những người nhân danh Hà Nội
    Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
    Chửi đã đời
    Chửi hả hê
    Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình
    Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
    Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
    Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
    Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt.
    Những bà mẹ làm ra hạt lúa
    Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
    Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tămđể những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
    Bây giờ
    Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
    Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
    Các anhđang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jean xắn gấu
    Cũng phanh ngực áo, cũng xỏ dép sa bô
    Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi, casette, radio…
    Rượu bia và gái
    Các anh ngông nghênh tuyên ngôn “khôn & dại”
    Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
    Các anh cũng chạy đứt hơi
    Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi
    Sài Gòn thời quá khứ Sài Gòn 1982 lẽ nào…
    Lại bắt đầu ghẻ lở?

    Tội nghiệp em
    Tội nghiệp anh
    Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
    Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
    Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”
    Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật
    Xin ngả nón chào các ngài
    “Quan toà trong sạch”
    Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
    Bình thản đổi thay lốt cũ
    Hãy để yên cho hàng me
    Sài Gòn
    Hồn nhiên xanh muôn thuởđể yên cho xương rồng, gai góc
    Chân thật nở hoa
    Này đây!
    Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
    Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
    Sài Gòn bầy hầy, ghẻ lở Bây giờ…
    Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào “thượng đế”
    Khi sống hả hê giữa một thiên đường Ai bây giờ
    Sẽ Tạ lỗi
    Với Trường Sơn?


    Chú thích

    321 Từ tháng 8-1975 đổi tên thành đường Điện Biên Phủ.
    322 Uaz một thương hiệu xe nổi tiếng của Liên Xô, ra đời từ năm 1941.
    323 Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa IV.
    324 Khu ủy Sài Gòn-Gia Định.
    325 Nay là đường Lê Duẩn.
    326 Sài Gòn Giải Phóng, 22-1-1976.
    327 Tố Hữu, Ta Đi Tới, in trong tập thơ Việt Bắc, xuất bản năm 1954.
    328 Hiện định cư ở Orange County, California, Mỹ.
    329 Lúc ấy là phó chủ tịch kiêm giám đốc Công an Thành phố.
    330 Tin Sáng, 16-9-1975.
    331 Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, cuốn I, Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Thành phố.
    332 Sau đổi tên thành Nhà hát Thành phố.
    333 Sài Gòn Giải Phóng, 5-8-1975.
    334 Báo cáo kết quả điều tra di dân tự do vào Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kinh tế, tháng 9-1997, trang 8.
    335 Báo cáo kết quả điều tra di dân (trang 5) ghi những người đi kinh tế mới trong khoảng 1989-1995 chủ yếu là tự nguyện.
    336 Sài Gòn Giải Phóng, 25-5-1975.
    337 Sài Gòn Giải Phóng, 25-5-1975.
    338 Sài Gòn Giải Phóng, 25-5-1975.
    339 Không chỉ tuần hành thị uy ngoài đường, trong khí thế đó, các thanh niên bảo vệ Văn hoá còn dự định sẽ vào tận từng nhà để truy tìm, dẹp bỏ các văn hoá phẩm xấu. Tuy nhiên, theo ông Dương Đình Thảo, Giám đốc Sở Văn Hóa thông tin, sau chuyến công tác nước ngoài trở về, ông Thảo đã góp ý với ông Võ Văn Kiệt và đặc biệt với Trưởng Ban Tuyên huấn Trần Trọng Tân, để “chiến dịch bài trừ văn hoá” không lan vào các nhà dân.
    340 Sài Gòn Giải Phóng, 1-6-1975.
    341 Sài Gòn Giải Phóng, 4-6-1975.
    342 Ông và gia đình vượt biên năm 1978.
    343 Nay là đường Phan Đình Phùng.
    344 Về sau, khi cuộc sống khó khăn, chúng được mang ra bán ở chợ sách Đặng Thị Nhu.
    345 Theo lời kể của ông Nguyễn Diên Hồng, con trai cụ Nguyễn Đức Phong.
    346 Sài Gòn Giải Phóng, 30-10-1975.
    347 Sài Gòn Giải Phóng, 25-12-1975.
    348 Từ Đông Đức trở về, quần áo mà ông Lê Xuân Nghĩa mang theo cũng là quần loe vì nó đang là “mốt của toàn thế giới”.
    Một hôm, ông đang đạp xe giữa đường phố Hà Nội thì bị công an ách lại và ngang nhiên rạch cả hai ống quần từ gấu đến ngang hông. Tức tối, ông Nghĩa về cơ quan là Ủy ban Vật Giá để nhờ giúp phản đối chuyện can thiệp thô bạo. Nhưng, cả lãnh đạo cơ quan và Bí thư Đảng ủy đều cho rằng công an làm thế là đúng. Chủ nhiệm Ủy Ban Vật giá, ông Tô Duy nhận xét: “Cái quần nó loe thì đầu óc nó cũng loe”. Tuy, ít nơi chính thức ban hành những “mệnh lệnh cấm đoán”; nhưng, nếu như các mệnh lệnh thường có giới hạn thì các “phong trào” lại không có điểm dừng, nhất là khi các đoàn viên “hồng vệ binh” được huy động để chống những “kiểu ăn mặc càn quấy” ấy. Nhiều nơi, những người mặc quần loe, để tóc dài đã bị các đoàn viên, có nơi bị công an, giữ lại dùng dao, kéo cắt quần, cắt tóc giữa đường (Theo Đặng Phong, Tư Duy Kinh Tế Việt Nam). Ông Phan Minh Tánh, Bí thư Đoàn Thanh niên Cách mạng miền Nam kể, khi ra Hà Nội ông thấy, ở cơ quan Trung ương Đoàn cũng có bảng “không tiếp thanh niên mặc quần loe để tóc dài”.
    349 Mao không có râu còn đầu Lenin thì không có tóc.
    350 Tính đến cuối năm 1974, ở miền Nam Việt Nam có 258.514 xe, gồm: 35.384 xe vận tải nặng; 64.229 xe du lịch; còn các xe máy dầu, xe gắn máy 2-3 bánh thì không tính hết vì chính quyền miền Nam không buộc các xe dưới 49cc phải đăng ký.
    Chỉ riêng Sài Gòn năm 1974 đã có 599.215 xe gắn máy, 3.025 xe taxi, 1.270 xích lô máy, 5.348 xích lô đạp. Tổng số xe công của các cơ quan và các đoàn ngoại giao có trên toàn miền Nam đến năm 1974 là 973.624 xe.
    351 Sài Gòn Giải Phóng, 17-9-1975.
    352 Sài Gòn Giải Phóng, 7-10-1976.
    353 “Ngày 26-5-1976, trong cơn mưa bão tầm tã, đồng chí Võ Văn Kiệt, phó bí thư Thành ủy Đảng Lao động Việt Nam, chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng thành phố Hồ Chí Minh, đã đi xem cơ sở biến chế than quả bàng, nhằm giải quyết tốt vấn đề chất đốt cho nhân dân thành phố. Miền Nam trước kia rất dồi dào than củi. Nhưng từ khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến xâm lược, bằng chính sách khai quang, dùng chất độc hủy hoại cây cối, khiến các rừng đước, rừng vẹt ở rừng Sác, Cà Mau, nơi cung cấp than củi cho nhân dân thành phố bị hủy diệt trên một quy mô rộng lớn, vấn đề chất đốt trở thành mối bận tâm lớn của nhân dân thành phố. Đồng bào phải dùng điện, dầu hôi hoặc hơi đốt để nấu ăn, như thế rất tốn kém. Hoặc phải dùng than hầm, củi của các rừng miền đông cũng rất đắt, lại thiếu vệ sinh. Đồng thời, cũng phí phạm rất nhiều cây gỗ, là nguồn tài nguyên quý báu của đất nước. Để giải quyết tình trạng trên, Đảng bộ và Ủy ban Thành phố đã chỉ thị cho các ngành chuyên môn phải khẩn trương nghiên cứu, tìm biện pháp giải quyết. Và lần đầu tiên, than quả bàng được phổ biến cho nhân dân dùng và được hoan nghinh như một loại chất đốt tiện lợi và tốt. Than quả bàng làm bằng than đá từ miền Bắc gởi vào, trộn với đất, rồi dùng máy ép lại cho chặt và phơi (hoặc sấy) khô. Trước hết, giá thành rất rẻ, chỉ bẳng từ 1 phần tư đến 1 phần ba giá than củi trên thị trường. Một gia đình 5 người ăn, nấu 2 bữa cơm và 3 món thức ăn chỉ tốn mỗi ngày khoảng 1kg than quả bàng, trị giá độ 7 xu (tức 35 đồng tiền cũ)” (Sài Gòn Giải Phóng, 28-5-1976).
    354 Sài Gòn Giải Phóng, 7-10-1976.
    355 “Người xin đi đem giấy chứng nhận nhân khẩu thường trú và thẻ căn cước đến công an phường, xã; Làm một đơn trình bày lý do xin đi (mẫu đơn đã in sẵn xin tại văn phòng công an phường, xã); Làm một bản tự khai (mẫu in sẵn tại văn phòng công an phường, xã); Công an phường, xã xác nhận đơn và tờ khai chuyển lên công an quận, huyện xét cấp. Thời gian xét cấp chậm nhất là ba ngày”. Đi các vùng biên giới, hải đảo, trên biển: “Người xin đi phải đem giấy chứng nhận nhân khẩu thường trú và thẻ căn cước đến công an phường, xã; Làm một đơn trình bày lí do xin đi (mẫu đơn in sẵn tại văn phòng công an phường, xã); Công an phường, xã xác nhận đơn và bản tự khai chuyển lên công an quận, huyện và chuyển lên Sở Công an thành phố xét cấp. Thời gian xét cấp sẽ được giải quyết trong vòng ba ngày”. Đi các tỉnh phía Bắc: “Người đi đem giấy chứng nhận nhân khẩu thường trú và thẻ căn cước đến Công an phường, xã; Làm một đơn trình bày lí do xin đi; Làm một bản tự khai (mẫu in sẵn tại văn phòng công an phường, xã); Công an phường, xã xác nhận đơn và bản tự khai chuyển lên công an quận, huyện xét duyệt cấp; Riêng đối với cán bộ, công nhân viên nhà nước chỉ cần có giấy phép và giấy giới thiệu của cơ quan (không phải làm đơn, không phải làm bản tự khai, đem tới Sở Công an thành phố sẽ được xép cấp)” (Sài Gòn Giải Phóng, 21-1-1977).
    356 Tuổi Trẻ, 3-2-1976.
    357 Trần Bạch Đằng nói: “Chúng ta quan niệm đẹp từ bản chất. Đó là luân lý dân tộc và đó cũng là quan điểm khoa học.
    Tuyệt đại đa số thanh niên chúng ta hiểu cái đẹp trong tư thế chiến đấu, trong động tác xung phong đánh giặc dũng cảm, trong tư thế đĩnh đạc trước hiểm nguy và trước mặt kẻ thù. Người ta có thể dựng tượng một thanh niên cắp lê phóng vào giặc Mỹ hoặc một thanh niên ưỡn ngực trước dùi cui của bọn cảnh sát ngụy nhưng không một nghệ sĩ nặn tượng nào hứng thú về một anh thanh niên tóc xấp xỏa ngang vai, quần áo nửa xanh nửa đỏ in đầy chữ quảng cáo pepsi cola, lái honda lượn nghinh ngang trên đường phố...”. Ông Trần Bạch Đằng kết luận: “Luân lý của chế độ cũ nhồi nắn cho chúng ta cái ý thức làm ít hưởng nhiều, sự khôn ngoan là biết cách không làm gì hết mà vẫn sống phè phỡn, học hành cốt chọn một nghề gì ít mất sức nhất mà hưởng lợi nhiều nhất. Luân lý phản động ấy đã tạo cho một số thanh niên ghét nắng, kỵ mưa, mù sương không ưa… Giữ cái mịn màng của làn da hơn là giữ độc lập, tự do của dân tộc và phẩm giá, tiết trinh của chính bản thân” (Trần Bạch Đằng, luận về cái đẹp, lược ghi, đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 7-5-1976).
    358 Theo ông Võ Ngọc An, người phụ trách thời kỳ đầu của báo Tuổi Trẻ, hầu hết những bài báo “đánh tư sản mại bản”, dạy dỗ “Ngụy quân, Ngụy quyền” mà các báo đăng đều được lấy từ những tài liệu do Ban Tuyên huấn soạn sẵn và cung cấp.
    Ban Tuyên huấn Miền đến năm 1976 vẫn còn hoạt động, Trưởng Ban là ông Nguyễn Văn Linh và Phó Ban là ông Trần Bạch Đằng.
    359 Xem Nhật ký Lý Mỹ, chương III - Đánh tư sản.
    360 Theo Kim Hạnh, nguyên cán bộ Hội, tổng biên tập Tuổi Trẻ (1981-1991).
    361 Theo ca sỹ Khánh Ly.
    362 Dương Đình Thảo, trả lời phỏng vấn tác giả.
    363 Bác sỹ Vũ Quần Phương được đào tạo trên miền Bắc, nhưng ông không phải là đảng viên vì có một người chú ruột di cư vào Nam.
    364 Nguyên văn "the road to hell is paved with good intentions", bắt nguồn từ câu viết nổi tiếng L'enfer est plein de bonnes volontés et désirs của Thánh Bernard xứ Clairvaux 365 Trao đổi với tác giả qua email.
    366 Tên thật của nhà thơ Thận Nhiên.
    367 Mãi tới năm 2009 Đỗ Trung Quân mới công bố bài thơ này trên blog.
    368 Chỉ thị 222 ngày 17-6-1975 của Ban Bí thư.
    369 Trong Chỉ thị 222, Tố Hữu viết: “Trước hết, chúng ta cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc rằng thầy giáo và học sinh ở các trường đại học và chuyên nghiệp ở miền Nam là những người con của dân tộc Việt Nam, là nạn nhân của một nền giáo dục nô dịch và phản động của Mỹ và tay sai, chúng ta phải có trách nhiệm giáo dục đầy đủ để họ nhanh chóng trở thành những người công dân trí thức yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”.
    370 Ông Phan Lạc Phúc viết: “Khi tôi đi cải tạo con gái út tôi mới có năm tuổi. Khi tôi về nó đã mười lăm tuổi bắt đầu thiếu nữ. Các chị nó “vượt biên” hết cả chỉ còn nó ở lại với “mẹ cháu” đợi tôi. Khi tôi về, nó theo tôi đi chơi tha thẩn. Ở Hóc Môn nó không có bao nhiêu bạn. Nó theo tôi lên Sài Gòn chơi với Tr. T. con gái Thanh Tâm Tuyền, hay “đi chợ” với chị Ch. con gái bác Hà Thượng Nhân. Thôi thì bố chơi với bố, con chơi với con cũng là phải đạo. Chưa được gặp nhưng con tôi nó muốn gần chị G., con gái đầu của Tô Thùy Yên. G. học thật giỏi. Trong một xã hội Xã hội Chủ nghĩa (không có giai cấp) nhưng khi thi vào đại học có 15 thứ hạng. Ưu tiên hạng 1,2,3 thuộc gia đình cách mạng hay “chính sách” thì, thi 3 bài từ 7 điểm trở lên đã được “chiếu cố” vô Đại học rồi. Con gái “ngụy quân” như chúng tôi đứng hạng thứ 14 áp chót (hạng chót là gia đình phản động, phản cách mạng). Khi bố đi tù cải tạo về rùi thì lại lên được một hạng, hạng 13. Con gái ngụy quân muốn vô Đại học phải đạt 21 điểm, gấp 3 số điểm gia đình chính sách thì mới vô đại học được” (Phan Lạc Phúc, Bạn Bè Gần Xa, Nhà Xuất bản Văn Nghệ, 2002, tr 420-421).
    371 Nhật ký Nguyễn Mạnh Huy.
    372 Thư bạn đọc Nguyễn Kỳ Tâm viết: “Khi giải phóng, tôi vừa 17 tuổi. Trong cái nô nức, hồ hởi của những người chung quanh, tôi cũng thấy lòng mình rộn lên bao niềm tự hào, hãnh diện. Tôi trở về Sài Gòn tiếp tục học để thi vào đại học. Tôi tham gia những hoạt động thanh niên, và chính nơi đây, trong những buổi sinh hoạt, qua những câu chuyện, sách báo... tôi dần dần thấy ra vấn đề lý lịch của mình. Rồi tôi rớt đại học. Tôi xin vào làm tại một số cơ quan nhà nước, nhưng chờ mãi cũng chưa thấy nơi nào trả lời. Gần hai năm rồi tôi vẫn cứ là cảm tình Đoàn, và nhiều sự việc khác cứ làm tôi suy nghĩ...
    Tuổi Trẻ ơi, phải chăng tương lai của chúng tôi coi như chấm dứt, xã hội mới sẽ không có chỗ đứng nào cho những người như chúng tôi? Có phải số phận đen đủi với cái lý lịch quái ác sẽ đưa tôi ra ngoài rìa xã hội? Mà tôi có ao ước gì cao xa đâu.
    Chỉ muốn sống và công tác bình thường mà không bị nghi kỵ, thành kiến”.
    373 Năm 1978, Luật sư Trần Văn Tuyên, một trí thức nổi tiếng, có cô con gái thi đậu đại học nhưng không được học. Các trí thức Sài Gòn phản ứng nhưng không ai dám giải quyết vì đấy là nguyên tắc. Nhờ ông Kiệt can thiệp, con gái của Luật sư Trần Văn Tuyên, không những được vào đại học mà còn được đi du học tại Liên Xô.
    374 Ông Võ Văn Kiệt nhấn mạnh“hậu quả của chính sách độc hại nhất của nước Mỹ”, rồi phê phán: “Một tâm lý xã hội tiêu thụ cực đoan đã giết chết thói quen và tinh thần yêu lao động cố hữu của dân tộc. Trong mọi vết thương của chiến tranh, chính vết thương tinh thần đó là khó chữa nhất". Ông kêu gọi: “Trong những năm chiến đấu,… có bạn trẻ nào không xúc động với câu hát: ‘Nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương?’ Quê hương hôm nay không đòi hỏi mỗi người tuổi trẻ phải chết. Đất nước vĩnh viễn độc lập, tự do rồi. Quê hương đòi hỏi anh phải sống và sống cho ra sống. Câu hát đó ta nên sửa lại là: ‘Nếu là người tôi phải sống cho quê hương’. Sống là chia sẻ ngọt bùi với nhân dân. Sống không phải ăn bám mà là lao động”.
    375 Về sau Trần Ngọc Châu trở thành Tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, Phó TBT Thời báo Kinh Tế Sài Gòn.
    376 Nhà văn viết chuyện thiếu nhi.
    377 Cha Nguyễn Nhật Ánh phải cải tạo từ 1975-1982.
    378Trong bài phát biểu này, ông Võ Văn Kiệt đã nêu những ví dụ: “Ở một đại đội có hai đồng chí gàn bướng nhất đơn vị, không biết nội quy kỷ luật là gì, đánh lộn gây gỗ là thường xuyên, thì nay đã là cá nhân xuất sắc của Đại hội, một đồng chí là tiểu đội trưởng, một đồng chí là tiểu đội phó của đơn vị. Có đồng chí trước đây xâm tay xâm mình, đã lấy thanh sắt hoặc đũa nướng xóa đi những vết xâm đó, thà rằng mang thẹo còn hơn”.
    379 Theo phát biểu của ông Võ Văn Kiệt ngày 3-3-1977: “Có người xuất thân từ công nhân, ở đợ, văn hóa chưa làm được toán trừ thì nay đã là đại đội trưởng, liên đội phó xuất sắc, giỏi về công tác chính trị và cả về quản lý, kỹ thuật. Có người trước đây chuyên buôn bán chợ trời, thì nay trở thành cán bộ, giáo viên văn hóa. Có đại đội với ngót 40% thanh niên là binh lính thuộc chế độ cũ và lưu manh, xì ke ma túy, sau sáu tháng phấn đấu đã bình, tuyển được gần tám mươi cá nhân tiên tiến, xuất sắc và biểu dương. Nhiều anh em trước đây không biết chữ, nay vào thanh niên xung phong đã biết chữ”.
    380 Cách nói chỉ những người không thuộc sự quản lý của một cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị nào.
    381 Tiểu thuyết Trăm Sông Về Biển của Nguyễn Đông Thức là dựa trên câu chuyện có thật này.



    Comment


    • #17
      Phần II: Thời Lê Duẩn

      Chương 8

      Thống nhất

      Con gái ông Lê Duẩn, bà Lê Thị Muội, viết: “Gần trưa [30-4] tôi hay tin là ta đã chiếm Dinh Độc Lập… Tôi hấp tấp ra khỏi Viện Di truyền, phóng xe máy về nhà vàlao thẳng vào phòng ba tôi. Ở đấy, một mình ba tôi đang ngồi lặng lẽ… Người ngước mắt cười với tôi, rồi nước mắt bỗng trào ra… Đột nhiên, tôi thấy thời gian nhưngưng lại và ánh sáng trong căn phòng cũng không còn là thứ ánh sáng thông thường của trời đất nữa”382. Nếu như ngày 19-1-1974, Quần đảo Hoàng Sa không bị Trung Quốc chiếm đi, thì Việt Nam dưới thời ông Lê Duẩn đã bao gồm những gì mà Hoàng đế Gia Long mở mang và thâu tóm được. Thống nhất giang sơn đã khó nhưng còn khó hơn khi thống nhất lòng người. Nếu “thời gian ngưng lại” ở thời điểm 30-4-1975, lịch sử chắc chắn sẽ có một cách nhìn khác về vai trò Lê Duẩn.
      Nước Việt Nam là một
      Việc ông Lê Duẩn phải chờ ở Đà Nẵng cho tới ngày 9-5-1975 mới vào được Sài Gòn để chờ “Trung ương Cục chuẩn bị”, theo ông Trần Quỳnh, khi ấy là trợ lý Lê Duẩn, “đã làm cho anh Ba thoáng có sự lo lắng”.
      Cho dù chiến thắng bắt đầu bằng những mệnh lệnh phát đi từ “Tổng Hành dinh”, nhưng đoàn quân tiến về Sài Gòn trong ngày 30-4-1975 còn mang theo cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam và Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam. Chấm dứt sự tồn tại của một thực thể chính trị được công nhận bởi hai mươi ba quốc gia sao cho trong ấm, ngoài êm, cũng có nhiều điều lo nghĩ.
      Theo Tướng Giáp, chủ trương thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, ngày 20-12-1960, và Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam, ngày 8-6- 1969, là của “anh Ba và Bộ Chính trị”. Tuy nhiên, lá cờ sao vàng nửa đỏ nửa xanh của tổ chức này đã từng làm cho không ít người tin vào những tuyên bố trung lập của “Chính phủ Lâm thời”. Không ít thanh niên, trí thức miền Nam đã hướng về“Mặt trận”, nhất là khi họ bắt đầu bất bình với cung cách quan lại của chế độ Ngô Đình Diệm, khó chịu với sự có mặt của người Mỹ trên đường phố, trong quán bar và sự can thiệp càng ngày càng sâu của Mỹ vào chính trị.
      Ảnh hưởng của Mặt trận có vẻ như tăng hơn khi lôi kéo được nhiều trí thức có uy tín bỏ Sài Gòn ra chiến khu, trong đó có cả những trí thức đã từng chống cộng nhưông Lâm Văn Tết383. Đặc biệt, khi Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình do Luật sư Trịnh Đình Thảo làm chủ tịch quyết định ra R thì nhiều người dânmiền Nam bắt đầu nghĩ về Mặt trận như một ngọn cờ chống ngoại xâm thay vì quan tâm tới “bản chất Việt cộng” của tổ chức mà ai cũng biết là được lập ra từ Hà Nội.
      Uy tín của những trí thức trong liên minh này đã giúp Mặt trận gây ảnh hưởng đến các tổ chức của “lực lượng thứ ba” như: Phong trào Dân tộc Tự quyết do Luật sư Nguyễn Long làm chủ tịch; Phong trào Bảo vệ Nhân phẩm và Quyền lợi Phụ nữ do bà Ngô Bá Thành đứng đầu; Lực lượng Bảo vệ Văn hóa Dân tộc của Giáo sư Lê Văn Giáp; Ủy ban Vận động đòi cải thiện chế độ lao tù gồm nhiều nhân sĩ, trí thức, linh mục, như Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan; Lực lượng hòa giải dân tộc; Tổ chức nhân dân đòi thi hành Hiệp định Paris của Luật sư Trần Ngọc Liễng.
      Tính đến năm 1975, “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam” do Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch đã được hai mươi ba nước thuộc “phe xã hội chủ nghĩa” và “thế giới thứ ba” công nhận.
      Việc thành lập các cơ quan của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam đều được quyết định bởi Ban Bí thư Đảng Lao động Việt Nam. Các văn bản của cơ quan này nói rõ rằng những tổ chức nhân danh chính phủ lâm thời ấy được lập ra là “do sự cần thiết phải triển khai công tác trên mặt trận đấu tranh ngoại giao và hoạt động tranh thủ quốc tế trong giai đoạn chống Mỹ”. Từ cuối năm 1972, chủ trương hình thành ở miền Nam một “chính phủ ba thành phần” đã gieo không ít hy vọng cho “lực lượng thứ ba”. Bản thân Tướng Dương Văn Minh, trong tuần lễ vận động để thay thế ông Trần Văn Hương, cũng đã tính đến khả năng thành lập một “hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc”.
      Nhưng ngay trong ngày 1-5-1975, thái độ của Hà Nội đã được thể hiện dứt khoát trong Điện 601384 do Tố Hữu thay mặt Ban Bí thư gửi cho ông Phạm Hùng, bí thư Trung ương Cục: “Xin báo để các anh biết: theo ý kiến anh Ba, về chính phủ, không còn vấn đề ba thành phần. Cấu tạo chính phủ không thể có bọn tay sai Mỹ, không để cho Mỹ có chỗ dựa và phải làm cho quần chúng thấy rõ sức mạnh, thế mạnh của Cách mạng”. Số phận của Dương Văn Minh, người được coi là lãnh tụ của “lực lượng thứ ba”, cũng được Điện 601 nói rõ: “Những người đã đầu hàng ta như Dương Văn Minh chẳng hạn thì không bắt, nhưng cần có cách quản lý, giám sát”.
      Trong chiến tranh, lán của Mặt trận và Chính phủ Lâm thời luôn nằm bên cạnh “bản doanh” của Trung ương Cục, đó là những căn nhà mái lá dựng trên thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông ở vùng Sa Mát, Thiện Ngôn. Theo “Thứ trưởng” Lữ Phương thì “Bộ Văn hóa Thông tin” của ông chỉ gồm vài ba cán bộ đang làm việc trong Tiểu ban Văn nghệ của Ban Tuyên huấn Miền. “Bộ trưởng” Lưu Hữu Phướctrước đó là người phụ trách tiểu ban này. Các quan chức của Chính phủ Lâm thời, kể cả “Chủ tịch” Huỳnh Tấn Phát, cũng chủ yếu giết thời gian bằng cách đánh cờ hoặc chơi bài tiến lên. Mọi phát ngôn của Mặt trận, dù lớn hay nhỏ, đều do Trung ương Cục chuyển sang để các quan chức Mặt trận đọc trước máy ghi âm của Đài Phát thanh Giải phóng385.
      Hầu hết những thành viên Mặt trận đều là đảng viên, kể cả những người như bà “Bộ trưởng” Dương Quỳnh Hoa, ông “Bộ trưởng” Trần Bửu Kiếm. Có người vào đảng từ trước rồi được “phân vai”, có người vào rừng rồi mới kết nạp, nhưng khi đã vào R, nhận ra “đại cục” mà mình đang tham gia, hầu hết các thành viên đều để cho Cách mạng sử dụng tên tuổi của mình, đồng thời trực tiếp diễn xuất với tinh thần của người trong cuộc.
      Trong thời điểm lôi kéo người dân trước lựa chọn sinh tử giữa Cách mạng và Quốc gia, những trí thức Mặt trận này ít nhiều đã tạo niềm tin vào hòa bình và hòa hợp dân tộc cho những người ở bên kia chiến tuyến. Khi chiến tranh hoàn toàn kết thúc, những trí thức có lương tâm cũng cắn rứt trước số phận của những người đã đi theo những lời tuyên bố đứng tên mình. Nhưng khi vừa về đến Sài Gòn, vai tròcủa họ cũng bắt đầu chấm dứt. Không mấy ai trong số họ có cơ hội để thực hiện với dân chúng những lời đã hứa.
      Bản thân mỗi thành viên Mặt trận khi trở lại thành phố cũng đụng chạm không ít vấn đề cá nhân. Phần lớn biệt thự, điền trang, nhà máy của ngay cả các nhân vật lớn như Lâm Văn Tết, Trịnh Đình Thảo đã bị Chính quyền 30-4 “tiếp quản”. Quantrọng hơn là khi cầm lấy ngọn cờ Mặt trận, động cơ của nhiều người là “chống Mỹ” thay vì “ý thức hệ”. Họ không khỏi băn khoăn khi nhận thấy, ngay trong nhữngngày đầu tháng 5-1975, nhiều địa phương bắt đầu thống nhất cung cách điều hành theo miền Bắc. Có tỉnh, chính quyền mới buộc người dân phải xin cấp biển đăng ký cả xe đạp. Có những chi tiết tưởng là vụn vặt nhưng cũng khiến không ít ngườimiền Nam chạnh lòng: dân miền Nam đã quen cầm miếng sườn nung núc thịt nạc, nhưng sau “giải phóng”, mậu dịch viên quốc doanh bán cho họ miếng “sườn” chỉ còn xương xẩu.
      Không ai tiến hành một cuộc chiến tranh tiêu tốn hàng triệu sinh linh để kết quả cuối cùng Việt Nam vẫn tồn tại hai quốc gia, nhưng hình ảnh miền Bắc cũng làmcho không ít trí thức kháng chiến miền Nam băn khoăn. Nhiều người đã một vài lần được đưa ra miền Bắc, chứng kiến sự lạc hậu về văn hóa xã hội, sự tàn tạ về kinh tế sau gần hai thập niên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bên trong, các thành viên Mặt trận cũng có những ý kiến gay gắt. Trong phiên họp nội bộ của Hội nghị Hiệp thương Thống nhất, một số thành viên của Chính phủ Lâm thời đề nghị: đồng ý nguyên tắc là phải thống nhất, nhưng cần có thời gian để hai phần đất nước chia cắt có thời gian hòa hợp với nhau. Nhưng, lúc bấy giờ, tiếng nói và vai trò của Mặt trận có ảnh hưởng vô cùng giới hạn386.
      “Bắc hóa”
      Không chỉ có các thành viên Mặt trận và Chính phủ Lâm thời, trong những ngày ấy, nhiều cán bộ Trung ương Cục trở về thành phố cũng có cảm giác bơ vơ vì chưa được phân công, trong khi làn sóng cán bộ “chi viện” từ miền Bắc vào lặng lẽ chiếm lĩnh dần các trụ sở và vai trò then chốt. Nhà báo Pháp Jean Lacouture, quan sát tiến trình này ở miền Nam, trong một bài báo đã chơi chữ tiếng Pháp “nordmalisation- Bắc hóa” để thay thế cho chữ “normalisation-bình thường hóa”387.
      Bản thân Hà Nội cũng bất ngờ trước các phản ứng ở miền Nam. Ngày 21-4- 1975, với tinh thần chi viện mọi mặt cho nửa nước vừa “giải phóng”, Ban Bí thư gửi Thông tri 316, ra lệnh cho “các ngành ở miền Bắc có trách nhiệm giúp đỡ xây dựng, kiện toàn ngành mình ở miền Nam”. Điện 316 nhấn mạnh: “Vì tình hình khẩn trương nên việc điều động cán bộ cũng phải làm khẩn trương”388. Tuy nhiên, chỉ sau hơn một tháng, ngày 24-5-1975, chính Ban Bí thư đã phải điều chỉnh bằng Điện 733: “Nay căn cứ vào điện của các đồng chí cấp ủy miền Nam, căn cứ vào tình hình mới, chúng tôi định như sau: Kể từ nay việc điều động cán bộ vào miền Nam công tác, nhất thiết phải căn cứ vào yêu cầu của các cấp ủy miền Nam. Đối với những cán bộ, các ban, ngành Trung ương thấy cần thiết điều vào công tác ngắn hạn hay dài hạn ở miền Nam cũng phải hỏi ý kiến Trung ương Cục, hoặc Khu ủy V, hoặc hai tỉnh Trị-Thiên, nếu trong đó đồng ý mới được đưa vào”389.
      Ngay từ sau 30-4-1975, theo ông Trần Quốc Hương: không rõ từ đâu, chính sách sắp xếp, sử dụng cán bộ ở Sài Gòn và các tỉnh phía Nam được đúc kết bằng công thức “nhất trụ, nhì khu, tam tù, tứ kết” – có nghĩa là: những cán bộ bám trụ tại chỗ được coi trọng, tin cậy, bố trí vào những chức vụ quan trọng được ưu tiên vào hàng thứ nhất; ưu tiên thứ hai là cán bộ đã chiến đấu ở “khu”, còn gọi là R390, mật danh chỉ Trung ương Cục, khu bộ, xứ bộ; ưu tiên thứ ba được dành cho những cán bộ đã từng bị đi tù được tha theo Hiệp định Paris, hoặc mới được cứu ra; ưu tiên cuối cùng mới dành cho những cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc từ năm 1954 nay trở lại.
      Không phải tự nhiên mà ông Lê Duẩn phải nhấn mạnh với các nhà lãnh đạo miền Nam: “Đây là chiến công của cả nước”. Là một người Quảng Trị hoạt động ở Nam Bộ hàng chục năm, ông Lê Duẩn hiểu và rất nhạy cảm trước các vấn đề Nam-Bắc. Trước năm 1975, nhiều cán bộ miền Nam ra thăm miền Bắc đã hết sức ngỡ ngàng khi nhìn thấy cảnh nghèo nàn của “hậu phương lớn”. Một lần, Ban Thống nhất thấy tâm trạng của các đại biểu miền Nam không vui, lãnh đạo ban nói với ông Đậu Ngọc Xuân, thư ký của “anh Ba” Lê Duẩn: “Các đồng chí ấy nói không tốt về miền Bắc, anh về nói anh Ba nên gặp họ”.
      Theo ông Đậu Ngọc Xuân: “Tôi về nói: ‘Có đoàn ra thăm’. Anh Ba gật đầu: ‘Tốt’. Tôi thưa: ‘Kết quả ngược lại, các đồng chí bên Ban Thống nhất nhờ anh gặp làm công tác tư tưởng trước khi họ về’. Anh Ba cho mời họ tới, đoàn gồm hai phụ nữ và ba nam. Anh Ba hỏi: ‘Các đồng chí ra thăm miền Bắc thấy gì?’. Họ thật lòng nói, đi thăm chợ Đồng Xuân mà không thấy hàng hóa gì cả, miền Bắc nghèo quá. Anh Ba nói: ‘Các đồng chí không hiểu. Cái giàu có, cái vĩ đại của Miền Bắc là ở chỗ gia đình nào cũng có bàn thờ, con họ vào Nam là đi vào chỗ chết, thế mà họ vẫn đi, trong khi ở lại thì được đi Liên Xô, Trung Quốc’. Rồi anh Ba hỏi: ‘Ở trong R, các đồng chí có được dạy, ta đánh được Mỹ là nhờ truyền thống 4000 năm của Việt Nam không?
      Các đồng chí người ở đâu? Việt Nam! Nếu nhận người Việt Nam, không năm đời, thì mười đời cũng là gốc Bắc. Ra đây là tìm về nòi giống, cội nguồn’. Khi đoàn ra khỏi phòng, ông Lê Duẩn bảo tôi: ‘Chú xuống Viện Lịch sử, tìm một nhà sử học dẫn họ đi đến tận nơi thăm đền thờ Hai Bà Trưng, Bà Triệu’. Khi họ đi về, anh Ba hỏi: ‘Đãhiểu cội nguồn dân tộc chưa?’. Họ nói: ‘Hiểu’. Anh Ba gật đầu: ‘Bây giờ về được rồi’”.
      Tháng Giêng năm 1976, theo đề nghị của ông Lê Duẩn, ông Đậu Ngọc Xuân và ông Trần Phương, theo đường bộ, đi xe vào thẳng Sài Gòn. Ông Xuân kể, trước khi đi, Lê Đức Thọ dặn: “Vào Nam muốn làm việc được, người ta kêu uống rượu, phải uống”. Tới Sài Gòn đã là cuối tháng Chạp, ông Lê Duẩn bảo: “Năm nay ta ăn Tết ở đây, chú nào muốn về thì về trước”. Ông Đậu Ngọc Xuân đã ở lại.
      Sáng mùng Một Tết Bính Thìn, bà Nguyễn Thị Thập bên Hội Phụ nữ mời tiệc, ông Lê Duẩn tới, mâm cỗ đã “bày la liệt” nhưng ông không ngồi vào bàn. Khi các nữlãnh đạo hội mời, ông nói: “Ăn Tết làm gì, con cái miền Bắc chết ở Trường Sơn chưa ai nói tới đã nói là dân miền Bắc vào đây vơ vét hàng hóa”. Theo ông Đậu NgọcXuân thì trước đó khi nghe bên công an báo cáo “miền Bắc vào đây vơ vét từ cái quạt máy, xe đạp”, ông Lê Duẩn tức lắm nhưng ngay khi đó ông không nói gì.
      Bà Bảy Huệ, phu nhân của ông Nguyễn Văn Linh, đỡ lời: “Thưa anh Ba, đấy chỉ là số ít. Chúng em không bao giờ nói thế”. Ông Lê Duẩn tiếp: “Các chị không nóinhưng nghe ai nói phải vả vào mặt họ chứ. Có những việc ở trong này tôi đã phải giấu đồng bào miền Bắc, ví dụ như chuyện các chị để cho bộ đội chết đói ở Trường Sơn. Xương máu con người ta, người ta không tiếc, giờ mua cái quạt thì các chị kêu ca”. Theo ông Đậu Ngọc Xuân, nghe ông Lê Duẩn nói đến đó, “các chị Nam Bộ khóc như mưa”.
      Trước đó, theo ông Nguyễn Thành Thơ391: Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc do ông Lê Duẩn chủ trì, tổ chức sau Hội nghị Trung ương 24 tại trường Công An Thành phố ở Thủ Đức, Phó Bí thư Trung ương Cục Nguyễn Văn Linh nói: “Nên tiến hành ngay thống nhất lãnh thổ, thống nhất đảng, đoàn thể, mặt trận, nhà nước, quân đội.
      Nhưng về kinh tế, đề nghị để nó phát triển như nó có, ta xem ưu khuyết, cái gì phát huy, cái gì bỏ”. Ít lâu sau, tại một hội nghị bàn về văn hóa diễn ra ở Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh nói: “Có một số cán bộ đảng viên không muốn thống nhất để hưởng thụ”. Sau hội nghị đó, ông Nguyễn Thành Thơ cùng ông Trần BạchĐằng tới nhà ông Lê Đức Thọ, trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Theo ông Thơ, ông Đằng và ông Thọ cãi nhau đến mức, phải “đứng lên, ngồi xuống, quơ tay nhiều lần”. Ông Lê Đức Thọ nói: “Kinh tế là nền tảng, không thống nhất kinh tế, tất cả vấn đề khác thống nhất không có ý nghĩa”.
      Cũng trong thời gian này, tại khu biệt thự của Trung ương ở Hồ Tây, ông Trường Chinh gặp ông Nguyễn Văn Linh và ông Phan Minh Tánh, lúc đó là phó bí thư Thành ủy Sài Gòn-Gia Định. Theo ông Tánh, ông Trường Chinh nói: “Linh ơi, người ta nói cậu không muốn thống nhất đấy”. Đề nghị “thống nhất chính trị trước, thống nhấtkinh tế sau” không phải là sáng kiến của ông Nguyễn Văn Linh. Ngày 13-8-1975, tại Hội nghị Trung ương đầu tiên sau ngày “giải phóng miền Nam”, trong phát biểu của mình, ông Lê Duẩn cho biết là cả ông và ông Trường Chinh đều cho rằng nếu đưa mô hình kinh tế có “một số sai lầm” của miền Bắc “vào miền Nam thì sai lắm”392. Phát biểu của Lê Duẩn trước Trung ương vào ngày 13-8-1975 không phải là một diễn văn được chuẩn bị sẵn. Những ý kiến rời rạc, trùng lắp và mâu thuẫn liên tục trong bài nói chuyện “tay vo” này cho thấy Lê Duẩn có băn khoăn giữa ý thức hệ và thực tiễn miền Nam. Trực giác nhận thấy sự năng động của kinh tế tư nhân đã khiến Lê Duẩn có chút băn khoăn. Nhưng theo ông Trần Việt Phương: “Lê Duẩn chỉ băn khoăn đúng một tuần. Bản thân ông cũng không đủ sức thuyết phục chínhmình, nên khi bị những thế lực bảo thủ cản trở thì ông nhượng bộ. Nhượng bộ không phải họ đúng hơn ông, mà do mô hình của ông chưa hoàn thiện để có thể thay thế cái đang tiến hành ở miền Bắc”. Không đợi đến khi Lê Đức Thọ nói, lẽ raông Nguyễn Văn Linh phải nhớ, ngay trong ngày 13-8-1975, Lê Duẩn đã khẳngđịnh, thống nhất phải đi liền với chủ nghĩa xã hội, bao gồm cả “nội dung chính trị và nội dung kinh tế”393.
      Những cuộc đối thoại trên đây giữa Lê Đức Thọ, Trường Chinh, với các thuộc cấp từ miền Nam diễn ra trong khoảng thời gian từ sau Hội nghị Trung ương 24, tháng 8-1975, cho đến trước Hội nghị Hiệp thương Thống nhất. Hội nghị Hiệp thương Thống nhất họp từ 15 đến 21-11-1975 tại Dinh Độc Lập. Trưởng đoàn miền Bắc là Ủy viên Bộ Chính trị Trường Chinh; trưởng đoàn miền Nam cũng là một ủy viên Bộ Chính trị khác, Bí thư Trung ương Cục Phạm Hùng. Để giải quyết sự khác biệt về kinh tế của hai miền, Trường Chinh đã dùng “phép biện chứng” Marx-Lenin phân tích: “Ý thức có tính độc lập tương đối với thực tiễn, cho nên không nhất thiết phải chờ thực tiễn phù hợp mới thống nhất mà có thể dùng ý thức để quyết định rồi thực tiễn bắt đầu điều chỉnh”.
      Đúng 12 giờ 10 phút ngày 21-11-1975, hội nghị “Hiệp thương Thống nhất giữa hai miền Nam Bắc” kết thúc. Trong tiếng quân nhạc oai hùng, Chủ tịch Mặt trậnDân tộc Giải phóng Miền Nam Nguyễn Hữu Thọ đã lặp lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một”. Hiệp thương giữa những người đồng chí với nhau chỉ là hình thức. Kể từ ngày 30-4-1975, đất đai, quyền lực đã ở trong tay Đảng Cộng sản Việt Nam. Thống nhất chỉ đồng nghĩa với việc “Bắc hóa” mô hình kinh tế. Cuộc lánh nạn của những người di cư, vì thế, chỉ có giá trị hai mươi năm. Những gì mà họ lo sợ và bỏ chạy hồi năm 1954, sau ngày 30-4-1975 lại ở ngay trước mặtv

      Comment


      • #18
        Chủ nghĩa xã hội


        Nhiều người vẫn trích dẫn nghị quyết Hội nghị Trung ương 24, “trong một thời gian nhất định, ở miền Nam còn nhiều thành phần kinh tế”394, để phê phán cácchiến dịch cải tạo tư sản. Trên thực tế, ngay sau khi các ủy viên Trung ương từ Hội nghị Trung ương 24 trở về, Chiến dịch X-2395 được triển khai gần như ngay lập tức. Khi đưa cả hai miền “tiến lên chủ nghĩa xã hội”, thay vì phải phân tích thực tiễn, các nhà hoạch định chính sách đã tuân theo những nguyên lý của Marx-Lenin – đã thiếtlập “quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa” thì việc “xóa bỏ giai cấp tư sản” là không tránh khỏi396.
        Ngày 1-9-1975, tại Dinh Độc Lập, khi Thường Vụ Trung ương Cục làm việc với Thành uỷ Sài Gòn-Gia Định để thông qua kế hoạch “Chiến dịch X2”, các thành viên chủ chốt như Nguyễn Văn Trân, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh đều thống nhất coi “giai cấp tư sản là đối tượng của cách mạng”. Chủ trì buổi làm việc, Phó Bí thư Trung ương Cục Nguyễn Văn Linh thậm chí còn đòi “thanh toán hết giai cấp tư sản” và tỏ ra chưa thỏa mãn với con số “sáu mươi tên tư sản” bị đánh đợt đầu trongChiến dịch X2. Ông Linh yêu cầu nghiên cứu thêm để “nói đánh sáu mươi tên nhưng thực tế sẽ lan ra cả ngàn tên”397.

        Sau khi phân tích “hoàn cảnh lịch sử” của Hội nghị Trung ương 24, người thư ký gắn bó nhiều năm nhất với Tổng Bí thư Lê Duẩn, ông Đống Ngạc, nói: “Mình ngồi ở đây, bây giờ, sau khi Liên Xô sụp đổ, mà bàn chuyện cũ, khó lắm”398. Một trợ lý lâu năm khác của Lê Duẩn, ông Đậu Ngọc Xuân399, cho rằng: “Lúc đó, lợi ích giai cấp là mục tiêu quan trọng nhất”400.
        Trước khi về làm trợ lý cho Lê Duẩn, ông Đậu Ngọc Xuân là trưởng Khoa Kinh tế học Marx-Lenin của trường Nguyễn Ái Quốc. Ông Xuân nhớ lại: “Cho dù anh Ba đã rất trăn trở trước thực tế phát triển của miền Nam, nhưng khi ấy phải sáng tạo ghê gớm lắm mới có thể thoát ra khỏi sự giáo điều của cả phe cộng sản. Sáng tạo thì phải trên cơ sở có sự trưởng thành về mặt lý luận, mà điều này thì ta chưa đủ. Những nhà lý luận của ta đều học từ Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, trường đảng của chúng ta cũng bắt đầu từ các thầy Trung Quốc”. Một trợ lýkhác của ông Lê Duẩn, Giáo sư Trần Phương401, người mà ông Đống Ngạc gọi là “một nhà kinh tế tự do” cũng phải thừa nhận: “Cho đến trước khi Liên Xô sụp đổ, đầu óc của chúng tôi vẫn bị cầm tù trong sự giáo điều của chủ nghĩa Marx”402.
        Rất nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn cho rằng bộ Tư Bản của Marx là giáo khoa kinh tế học. Những người thực sự có được học về Marx một cách bài bản ở Đại học Phương Đông như Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong… thì đều đã bị người Pháp tử hình trước ngày “cướp chính quyền” . Tác giả chính của các chính sách kinh tế áp dụng ở Việt Nam hơn hai thập niên, ông Lê Duẩn, chỉ học hết lớp bốn rồi đi làm nhân viên hỏa xa. Nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ học Karl Marx qua các bạn tù. Nhiều người phải sau khi nắm quyền mới học với sự giúp đỡ của chính những người giúp việc403. Nhưng cho dù có học thì, theo ông Đậu Ngọc Xuân: “Bộ Tư Bản mênh mông, gần như không lãnh đạo nào đọc hết, nên nếu lấy ‘Tư Bản’ ra mà dọa thì một anh giúp việc có thể điều khiển được một ủy viên Bộ Chính trị”. Ông Đậu Ngọc Xuân kể: “Mấy anh giúp việc ông Trường Chinh (trong thập niên 1960) là rất hay trích dẫn Marx-Lenin. Cái câu “sản xuất nhỏ hàng ngày, hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản” làm cụ Trường Chinh rất sợ”404. Không chỉ bởi niềm tin giáo điều, tuân thủ Marx còn là vấn đề kỷ luật.

        Theo ông Đống Ngạc: “Những lần đi Liên Xô, anh Ba thấy cách quản lý kinh tếcủa Liên Xô rất dễ làm mất đi sự sáng tạo của quần chúng. Nhưng lúc đó Liên Xô thường nghe ngóng xem Việt Nam có đi chệch đường không”. Tháng 11-1957, Hội nghị các Đảng Cộng Sản và Công nhân Thế giới họp lần thứ nhất và tiếp theo đó, tháng 11-1960, đã họp lần thứ hai. Tại đây, “các đảng và các nước chủ nghĩa xã hội anh em” đã ký tuyên bố chung: “Kinh nghiệm của Đảng Cộng Sản Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản có ý nghĩa nguyên tắc đối với toàn bộ phong trào cộng sản quốc tế”. Tại Hội nghị tháng 11-1960, các đảng cộng sản đã “nhất trí lên án hình thức Nam Tư”, gọi mô hình Nam Tư là “chủ nghĩa cơ hội quốc tế”, là “lý luận của bọn theo chủ nghĩa xét lại hiện đại”.
        Ngày 29-5-1958, tức là chỉ sau hơn nửa năm ra Hà Nội, trong một cuộc nói chuyện trước 1.000 cán bộ cao cấp, ông Lê Duẩn đã cực lực đả kích chủ nghĩa xét lại Nam Tư405. Thật khó để đánh giá cuộc nói chuyện được đăng trên báo Nhân Dân này của ông Lê Duẩn là xuất phát từ nhận thức cá nhân hay chỉ để gửi một thông điệp chính trị đến Liên Xô. Lê Duẩn lúc ấy sắp trở thành tổng bí thư của một đảng vệ tinh, và Liên Xô thì rất cứng rắn với những “anh em” không chịu tuân theo “kinh nghiệm” của họ.

        Cán bộ tuyên huấn trong các quốc gia cộng sản, đặc biệt là Việt Nam, có thể dựa trên niềm tin khi lặp đi, lặp lại rằng: “Một xã hội tổ chức trên cơ sở của học thuyết Marx-Lenin mở ra những khả năng vô tận để phát triển kinh tế và văn hoá, để đảm bảo cho mọi người một mức sống cao, một đời sống hòa bình và hạnhphúc”. Nhưng những người nắm quyền thì biết rõ sự kiện Liên Xô đưa xe tăng vào nghiến nát cuộc biểu tình ở thủ đô Budapest vào tháng 11-1956 sau khi có những cải cách ở Hungary; biết rõ sự kiện Liên Xô bắt nhà cải cách, Bí thư Thứ nhất Tiệp Khắc Alexander Dubcek vào tháng 8-1968. Đêm 20-8-1968, khi cho xe tăng tiến vào thủ đô Prague, Liên Xô đã giam hãm những mầm mống cải cách trong khối xã hội chủ nghĩa suốt hai thập niên sau đó.
        Cũng phải thừa nhận, cuối thập niên 1950, đầu 1960, Liên Xô đã tạo ra nhiều thành tựu: tháng 6-1954, khánh thành nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới; tháng 10-57, phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào vũ trụ; cũng trong năm 1957, thử nghiệm thành công tên lửa vượt đại châu, dùng tên lửa phóng vệ tinh, chụp được ảnh phía sau mặt trăng. Những thành tựu này được mô tả là đã làm cho “các nước trong phe xã hội chủ nghĩa nức lòng, các nước Phương Tây hốt hoảng”. Tháng 11-1960, Liên Xô đưa người bay vào vũ trụ. Sự tuyên truyền về hệ thống xã hội chủ nghĩa mạnh mẽ đến mức có lúc, ở Việt Nam, ông Việt Phương, trợ lý Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đã phải làm thơ than: “Trăng Trung Hoa tròn hơn trăng nước Mỹ / Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thuỵ Sỹ”.

        Comment


        • #19
          “Con đường của Bác”

          Ông Đống Ngạc cho rằng, sẽ là không công bằng nếu nghĩ tác giả các chính sách cải tạo nóng vội đi lên chủ nghĩa xã hội là của Lê Duẩn. Theo ông Đống Ngạc: “Chính Bác Hồ là người ký luật hợp tác xã và chính sách cải tạo tư sản mà sau năm 1975 ta áp dụng”.
          Khi “cướp được chính quyền”, trong Bản Tuyên ngôn Độc Lập đọc tại Ba Đình vào ngày 2-9-1945, thay vì trích dẫn Marx hay Lenin, Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng những “lời bất hủ” mà ông nói rõ là lấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ nhữngquyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Phần trích dẫn thứ hai của Hồ Chí Minh trong bản tuyên ngôn cũng từ cuộc cách mạng của giai cấp tư sản: Cách mạng Pháp năm 1791.
          Cho dù từng sống ở Liên Xô trong thập niên 1930, thời kỳ huy hoàng nhất của chế độ cộng sản, Hiến Pháp năm 1946 – bản hiến pháp được coi là của Hồ Chí Minh – đã không hề có bóng dáng của nhà nước Xô Viết. Thật khó để biết đâu là sách lược, đâu là quan điểm chính trị của ông. Sau những nỗ lực tìm kiếm sự công nhận của phương Tây bất thành, năm 1948, cho dù vẫn bị Stalin khước từ406, Hồ Chí Minh chính thức xác nhận mình là một người cộng sản407. Nhưng chiến thắng của Mao Trạch Đông ở Trung Quốc vào tháng 10-1949 mới là sự kiện ảnh hưởng mang tính bước ngoặt đối với những lựa chọn sau đó của Hồ Chí Minh.
          Cho dù bị các đảng viên của mình gọi là một người “quốc tế giả danh”, chính Mao Trạch Đông đã đích thân bào chữa cho Hồ Chí Minh. Trong một bức điện gửi Lưu Thiếu Kỳ ngày 27-1-1950, Mao Trạch Đông cho rằng: “Còn quá sớm để coi việc Hồ Chí Minh ngụy trang đảng của ông ấy và tuyên bố trung lập đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là sai phạm mang tính nguyên tắc, bởi cuộc đấu tranh của người Việt Nam không hề chịu hậu quả trước hai quyết định đó”. Năm 1949, cũng chính Mao Trạch Đông giải thích với Stalin: “Hồ Chí Minh là một người theo chủ nghĩa quốc tế. Việc ông ta giải tán đảng là một quyết định tình thế để cứu cuộc đấu tranh chống Pháp”. Chính Mao đã thuyết phục Stalin công nhận và thiết lập quan hệ về đảng và nhà nước với Hồ Chí Minh, người trước đó đã bị ông ta ghẻ lạnh408. Quan hệ với Mao Trạch Đông và Stalin càng nồng ấm thì chuyên chính vô sản càng nhanh chóng được áp dụng ở Việt Nam.

          Ông Hoàng Tùng, chánh Văn phòng Trung ương, kể: Năm 1950, khi tới Điện Kremlin, Hồ Chí Minh vẫn bị Stalin quy kết: “Không cải cách ruộng đất, không dựa vào nông dân, lại đoàn kết với địa chủ. Dân tộc chủ nghĩa thế này thì còn gì là đảng cộng sản nữa”. Stalin đã chỉ hai chiếc ghế như là biểu tượng, một của quốc tế cộng sản; một là dân tộc chủ nghĩa, rồi hỏi Hồ Chí Minh: “Đồng chí chọn ghế nào?”. Theo ông Hoàng Tùng thì khi ấy Hồ Chí Minh đã “đứng”.
          Cho dù Stalin và Mao tiếp tục thúc ép, tại Đại hội II, năm 1951, thay vì chủ trương cải cách ruộng đất, Tổng Bí thư Trường Chinh đã đưa ra “thuyết ba giaiđoạn” theo đó, trước hết phải giảm tô, giảm tức rồi mới đi đến cải cách ruộng đất. Theo ông Hoàng Tùng: “Thuyết ba giai đoạn của Trường Chinh đưa ra ở Đại hội II là có ý kiến của Bác, nhưng Trường Chinh phân tích rất hay. Năm 1946, họp Xứ ủy tôi đã được nghe ông nói rằng, những cải cách nhỏ đều có ý nghĩa cách mạng, nhiều cải cách nhỏ cộng lại thành cuộc cách mạng lớn”. Nhưng, sau đại hội, theo ôngHoàng Tùng: “Mao và Stalin đã gọi Bác sang, nhất định bắt phải làm. Mao Trạch Đông nói thẳng: nếu các đồng chí không cải cách ruộng đất, chúng tôi không viện trợ nữa”. Để có viện trợ từ Liên Xô và Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã chấp nhận “cuộc đấu tranh giai cấp ở một nước Phương Đông”, điều mà ông đã từng cho là không thích hợp409.
          Thực ra, thuyết “ba giai đoạn” của Trường Chinh cũng đã thể hiện bước đi của một nhà nước công nông. Sau khi Chính phủ Đoàn kết Dân tộc tan vỡ, nhất là thờikỳ Chính phủ phải rời Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc, các chính sách mang màu sắc giai cấp đã bắt đầu được hình thành410. Từ sau năm 1951, một số cán bộ, trong đó có Ủy viên Trung ương Hồ Viết Thắng, được Đảng Lao Động Việt Nam đưa sang Trung Quốc học tập cách cải cách ruộng đất rồi về nước phát động giảm tô, giảm tức. Năm 1952, việc đấu tố địa chủ được bắt đầu với sáu xã thí điểm ở huyện Đại Từ, Thái Nguyên rồi sau đó chính thức thực hiện vào giữa năm 1953.

          Tại Hội nghị Trung ương 5, họp từ ngày 14 đến 23-11-1953, Hồ Chí Minh quán triệt: “Vấn đề mấu chốt là cải cách ruộng đất”. Mở đầu bài phát biểu trước Hội nghị này, Hồ Chí Minh cho rằng: “Phe ta ngày càng mạnh, phe địch ngày càng yếu. Liên Xô, thành trì cách mạng thế giới, đang tiến mạnh từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa cộng sản… Với sự giúp đỡ tận tâm của Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu đang ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc đã thắng lợi to trong cuộc chống Mỹ, giúp Triều, trong việc xây dựng nǎm đầu của kế hoạch năm nǎm, và đang thắng lợi trong công cuộc củng cố và phát triển dân chủ mới”.
          Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tiếp: “Đó là tóm tắt tình hình của phe ta. Tình hình phe đế quốc do Mỹ cầm đầu thì thế nào? Mỹ và mười sáu nước phe Mỹ (trong đó gồm có Anh và Pháp) đã thất bại nhục nhã ở Triều Tiên. Từ cuối thế kỷ XIX đến ngày nay, Mỹ đã nhiều lần nhờ chiến tranh mà làm giàu và chiếm được địa vị anh chị. Lần này là lần đầu tiên (nhưng chưa phải là lần cuối cùng) mà Mỹ thất bại to, đã hao người (hơn 397.500 binh sĩ Mỹ chết và bị thương), tốn của (hơn hai mươi ngàn triệu đôla), lại mất mặt với các nước. Thế của Mỹ ngày càng yếu ở Hội Liên hiệp quốc, phe Mỹ càng thêm lủng củng chia rẽ, kinh tế Mỹ ngày khủng hoảng thêm… Nói tóm lại: phe Mỹ là ba phe bảy mảng, thế ngày càng suy”. Tuy nhắc nhở các ủy viên Trung ương, “chúng ta không được chủ quan khinh địch”, nhưng ngay sau đó, Hồ Chí Minh đã nói: “Những hoạt động của địch không phải vì chúng mạnh, mà vì chúng yếu thế… Để phá tan âm mưu của địch, chúng ta phải ra sức đẩy mạnh kháng chiến. Để đẩy mạnh kháng chiến, chúng ta phải thực hiện cải cách ruộng đất”.
          Chính Hồ Chí Minh đã tự phê phán: “Chúng ta đã nặng về đoàn kết địa chủ để kháng chiến mà không xem trọng đầy đủ vấn đề nông dân và vấn đề ruộng đất”. Theo Hồ Chí Minh: “Nông dân ta chiếm 95% dân số, mà chỉ được có 3/10 ruộng đất, quanh nǎm khó nhọc mà suốt đời nghèo nàn. Giai cấp địa chủ không đầy 5% nhân số mà chiếm hết 7/10 ruộng đất, ngồi mát ăn bát vàng. Tình trạng ấy thật là không công bằng. Nước ta bị xâm lược, dân ta lạc hậu và bần cùng cũng vì đó”411. Cũng trong trung tuần tháng 11-1953, một “hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng” được nhóm họp để “tán thành chính sách cải cách ruộng đất do Trung ương đề ra”. Từ ngày 1 đến 4-12-1953, Quốc hội họp kỳ thứ III thông qua Luật Cải cách Ruộng Đất. Theo ông Hoàng Tùng: “Ngay sau khi Bác quyết định cải cách ruộng đất, Trung Quốc đã cử các đoàn cố vấn sang. Đoàn Cố vấn Cải cách ruộng đất do Kiều Hiểu Quang, phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Tây, phụ trách”.
          Về phía Việt Nam, Ủy ban Cải cách Ruộng đất cũng được thành lập ở hai cấp trung ương và địa phương. Ở cấp trung ương có chủ tịch Ủy Ban, Tổng Bí thư Trường Chinh, phụ tá – hai ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, và một ủy viên Trung ương, Hồ Viết Thắng, người vừa đi Trung Quốc học về cải cách ruộng đất. Tại địa phương, mỗi tỉnh lập ra mười đoàn, mỗi đoàn có khoảng 100 cán bộ. Đoàn trưởng nhận lệnh trực tiếp từ Ủy Ban Cải cách, không qua hệ thống đảng và chính quyền địa phương. Mỗi đoàn lại chia ra thành nhiều đội. Đội trưởng được chọn trong số bần nông hay bần cố nông. Đội có quyền hành tuyệt đối, chỉ nhận lệnh từ Ban Cải cách.

          Trước khi những cuộc đấu tố địa chủ diễn ra, các cán bộ cải cách được đưa về làng, thực hiện chính sách “tam cùng”: cùng làm việc, cùng ăn, cùng ngủ. Vào làng, cán bộ thấy ai là thành phần nghèo khổ thì “tam cùng” để làm thân, rồi tiếp đó “thăm nghèo hỏi khổ”. Ngoài việc thu thập thông tin để “xếp loại kẻ thù”, đội còn khơi gợi người nông dân thổ lộ nỗi khổ, khơi gợi lòng căm thù và tìm kiếm những người có thể bồi dưỡng để tham gia đấu tố. Những phụ nữ đã từng có quan hệ với những người giàu trong làng sẽ được đội động viên, thúc ép, hoặc đe dọa để họ đứng ra tố là đã từng bị “cường hào cưỡng hiếp”. Vợ, con cái địa chủ cũng bị lôi kéo để đấu tố cha, chồng. Cải cách ruộng đất không chỉ mang lại những tổn thất về mặt con người mà còn phá vỡ những nền tảng đạo đức làng xã, gia đình, những tôn ti, trật tự giữa cha mẹ, vợ chồng,… những giá trị mà người Việt phải mất hàng nghìn năm kiến tạo.
          Kể từ cuối 1952 đến năm 1956, trên địa bàn của 3.314 xã miền Bắc Việt Nam diễn ra tám đợt “phát động quần chúng” giảm tô và năm đợt cải cách ruộng đất, tịch thu hơn bảy mươi vạn hecta, bằng 44,6% ruộng đất trong vùng. Số người bị quy oan lên tới 123.266 người, chủ yếu vì các biện pháp truy bức để “đôn” tỷ lệ địa chủ lên trên 5% dân số như một định mức bắt buộc, dùng nhục hình như đánh, trói, giam cầm, khi chưa có tòa án xét xử, kích động và hù dọa quần chúng để họ tố oan cho nạn nhân. Ở trên thì “phóng tay phát động”; ở dưới, những “đoàn”, những “đội” cải cách thì tha hồ lộng quyền, “nhất đội nhì giời”. Một quốc gia nghèo đói như Việt Nam lúc ấy mà các đội đã đưa được “định mức địa chủ” lên tới 5,68% dân số các địa phương tham gia.

          Theo ông Hoàng Tùng, về sau chính Hồ Chí Minh đã phải than: “Mình nói để cho mình đánh Pháp xong đã rồi sẽ cải cách theo cách của Việt Nam nhưng mà cứ ép cho bằng được”. Biết bao trí thức, địa chủ đã theo Việt Minh, đã đóng góp tiền bạc từ những ngày khó khăn, giờ đây, bị “hai ông anh lớn” ép phải chấn chỉnh lại, không để địa chủ, người có gốc “Tây” đứng trong tổ chức. Giữa thập niên 1950, những “địa chủ không kháng chiến” thì đã “dinh tê”. Cải cách, đấu tố, theo ông Hoàng Tùng: “Coi như là đánh vào lực lượng của mình”.
          Ông Hoàng Tùng kể: “Khi ấy tôi thường dự họp Bộ Chính trị nên cũng biết một số việc, trong đó có việc thí điểm cải cách chọn bắn bà Nguyễn Thị Năm”. Bà Năm nổi tiếng ở Hà Nội với tên gọi là Cát Hanh Long. Bà có hai con là cán bộ Việt Minh, một người là cán bộ bậc trung đoàn trưởng làm việc ở Cục Chính trị của Văn Tiến Dũng. Từ năm 1945 đến 1953 bà Năm tham gia công tác ở Hội Phụ nữ. Trong “tuần lễ vàng”, gia đình bà hiến 100 lượng vàng. Theo ông Hoàng Tùng: “Các anh Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ thường ăn cơm ở nhà bà và được bà Năm coi như con. Họp Bộ Chính trị, Bác nói: ‘Tôi đồng ý người có tội thì phải xử, nhưng tôi cho là không phải đạo khi phát súng đầu tiên lại nổ vào người
          đàn bà mà người ấy lại giúp đỡ cho cách mạng’. Sau, Cố vấn Trung Quốc La Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói: ‘Thôi, tôi theo đa số chứ tôi vẫn cho là không phải”.
          Ông Hoàng Tùng nói: “Hồ Chí Minh bị nó coi là hữu khuynh. Khi ấy mà kháng cự thì nó cắt viện trợ”. Để có viện trợ, theo ông Hoàng Tùng: “Mỗi ngày, đội cải cách thường phải tìm cho ra một người để bắn thị uy, nói là để cho nông dân phấn khởi. Tôi đi xem bắn một vụ, tôi thương quá, anh ấy chỉ có 7,5 mẫu ruộng”. Chính Hồ Chí Minh và các ủy viên Bộ Chính trị đều biết các đội đã dùng nhục hình để quy sai địa chủ nhưng việc chấn chính chỉ dừng lại ở những lời răn dạy412.

          Ông Hoàng Tùng, ngay từ đầu cuộc nói chuyện đã gọi các “đồng chí Trung Quốc” là “nó”, tiếp: “Không chỉ có địa chủ bị bắn, nhà thờ, nhà chùa, đền đài đều bị nó phá sạch. Đền thờ An Dương Vương thì nó dùng làm nơi để phân bón. Ông Trường Chinh thì có mặc cảm, vì nhà cũng có bảy mẫu ruộng, do ông chủ yếu làm nghề viết báo nên cho người ta cày rẽ lấy tô, rất dễ bị ‘quy’. Ông Hoàng Quốc Việt thì không sâu sắc, ông Hồ Viết Thắng thì hăng hái quá. Bố ông Trần Quốc Hương, một ông thầu khoán, dành dụm mua được hai mươi mẫu ruộng, cũng bị ‘đội’ đem ra đấu. Khi ông Hương nghe, chạy về tới nơi thì bố ông đã chết. Ông Hương than: Thôi, ruộng đất thì không tiếc gì, nhưng không thể chịu được cảnh con đấu cha, vợ đấu chồng. Cách mạng cũng phải có đạo đức chứ. Bố ông Nguyễn Khắc Viện là Nguyễn Khắc Niêm, từng đỗ đầu tiến sỹ làng Giáp, Tây đưa lên hàng thượng thư.
          Kháng chiến, Hồ Chí Minh cũng có thư vận động ông Niêm. Khi cải cách, bị ‘đội’ bắt, ông Nguyễn Khắc Niêm đã tự tử chết”.

          Cùng với cải cách ruộng đất, chiến dịch “chỉnh đốn tổ chức Đảng và chính quyền” mà Hồ Chủ tịch ca ngợi trong báo cáo trước Hội Nghị Trung ương 5 cũng đã gây tổn thương nặng nề cho Đảng413. Ông Hoàng Tùng nuối tiếc: “Mình không hiểu thâm ý Trung Quốc là muốn sửa ta. Việc đầu tiên là họ sửa quân đội, lập ra chức chính ủy. Chính ủy là người bao trùm lên tư lệnh, ý họ muốn nhắm vào ông Giáp,

          một vị tướng xuất thân từ trí thức và mới chỉ tham gia đảng cộng sản từ năm 1940. Trung Quốc cho rằng ông Giáp xuất thân không phải là công nông mà nắm quân đội là không ổn. Có người, mà tôi ngờ là Lý Ban, phó của Văn Tiến Dũng, đưa cho cố vấn Trung Quốc một danh sách những cán bộ xuất thân không phải công nông định để gạt ra khỏi quân đội. Ông Giáp đưa danh sách đó cho Bác, Bác bảo đốt ngay, thay bằng ấy người thì quân đội không còn cán bộ”.

          Có tới 71,66% phú nông bị quy sai là địa chủ. Theo ông Hoàng Tùng, Pháp và Mỹ chỉ phải chịu trách nhiệm một phần, chính cải cách ruộng đất, đánh thuế công thương nghiệp và cải tạo tư sản, là nguyên nhân chính khiến cho hơn một triệu người miền Bắc đã phải di cư vào Nam414.

          “Mỗi người làm việc bằng hai”

          Nếu mô hình Stalin và Mao Trạch Đông được giới hạn ở những gì áp dụng trước năm 1956 thì miền Bắc vẫn còn cơ hội khôi phục. Chính sách cải cách ruộng đất của Hồ Chí Minh cũng đã đưa số ruộng đất “tước đoạt của giai cấp địa chủ” chia cho 72,8% số hộ nông dân Miền Bắc, chủ yếu là dân nghèo. Trước năm 1960, những người nông dân nhận đất này chưa phải vào hợp tác xã. Nhờ được tự do canh tác trên mảnh ruộng của mình, họ đã khiến cho nền nông nghiệp miền Bắc có một giai đoạn phát triển khá tốt đẹp. Tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ cũng đạt mức tăng trưởng nhanh cả ở nông thôn và thành thị. Có lúc, lực lượng thợ thủ công miền Bắc đã lên tới hơn nửa triệu người. Đến cuối năm 1957, miền Bắc vẫn còn 78.456 cơ sở buôn bán. Cải cách ruộng đất đã không chỉ được nhớ đến như một sai lầm nếu những người nông dân được chia ruộng tiếp tục được làm chủ đất đai của họ.

          Hội nghị quốc tế “các đảng anh em” lần I mà Hồ Chí Minh tham gia, họp tại Moscow tháng 11-1957, đã khẳng định nguyên lý xây dựng chủ nghĩa xã hội: “Thiết lập nền chuyên chính vô sản dưới hình thức này hay hình thức khác, thủ tiêu chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa và xây dựng chế độ sở hữu công cộng, cải tạo nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế có kế hoạch, thực hiện cách mạng tư tưởng văn hoá”.
          Ngay sau khi từ Moscow trở về, ngày 1-1-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố trước quốc dân: “Thời kỳ khôi phục kinh tế đã kết thúc và mở đầu thời kỳ phát triển kinh tế một cách có kế hoạch”. Trung tuần tháng 11-1958, Trung ương họp hội nghị lần thứ 14, quyết định: “Cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và kinh tế tư bản tư doanh…”. Ngay trong mùa thu năm 1958, đợt thí điểm đầu tiên về hợp tác hóa nông nghiệp đã được tiến hành. Đến cuối năm 1960, 86% số hộ nông dân miền Bắc bị đưa vào 41.401 hợp tác xã. Cuối năm 1960, 97% hộ tư sản bị buộc phải “công tư hợp doanh”.
          Cho dù “giai cấp tư sản miền Bắc đã phản ứng, đôi khi khá gay gắt”, tháng 4- 1959, nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 16 tuyên bố: “Nếu trong hàng ngũ tư sản có người quyết chống lại sự cải tạo…, trong trường hợp ấy, đó là mâu thuẫn giữa ta và địch. Những phần tử tư sản kiên quyết chống lại cải tạo xã hội chủ nghĩa là những phần tử tư sản phản động”.
          Càng “tuân thủ mô hình Liên Xô”, tình hình kinh tế miền Bắc càng trở nên bi đát. Ngay từ những năm đầu 1960, từ công nghiệp, thương nghiệp, cho đến tài chính đều bị đình đốn, đời sống cả nhân dân và cán bộ đều thiếu thốn khó khăn. Ở nông thôn, 80% thu nhập của các xã viên hợp tác xã có được nhờ vào đất “năm phần trăm”, còn 95% diện tích ruộng đất đưa vào hợp tác xã chỉ để “làm qua loa, tính công, chia điểm…”. Cuộc sống ở nông thôn trở nên u ám.
          Ông Vũ Quốc Tuấn415 kể: “Năm 1965, tôi đạp xe về làng, thấy tám giờ sáng nông dân mới ra đồng. Tôi nói: Làm thế này thì đói. Bà con bảo: Thì có cái gì ăn đâu mà không đói hở bác”. Điều đáng nói, theo ông Tuấn, những người nông dân này đều vốn rất chí cốt với nghề nông, khi còn ruộng cá thể, họ thức dậy từ ba bốn giờ sáng ra đồng. Vào hợp tác xã thì mãi tới khi mặt trời treo ngọn tre, nông dân mới bắt đầu uể oải cầm liềm, vác cuốc. Ngay từ khi đó, nông dân miền Bắc đã nói: “Mỗi người làm việc bằng hai / Để cho chủ nhiệm mua đài, mua xe”.

          Khi còn là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, chính sách ruộng đất mà Lê Duẩn áp dụng ở miền Nam khá mềm dẻo. Nhưng khi trở thành Bí thư Thứ nhất, nhất là sau khi đi dự Hội nghị quốc tế lần thứ II416, Lê Duẩn bắt đầu coi việc tuân thủ những “kinh nghiệm của Liên Xô” là “vũ khí sắc bén”. Sau Hồ Chí Minh, “Lê Duẩn là nhà thiết kế chính, nếu không nói là duy nhất, của mô hình kinh tế miền Bắc suốt từ năm 1960 đến 1975, và sau đó ông cũng là nhà thiết kế chính của mô hình kinh tế cả nước từ 1975 cho tới giữa năm 1986”417.

          Lê Duẩn và mối tình miền Nam

          Ông Lê Duẩn được những người giúp việc mô tả là “một người có cái đầu chỉ thích suy nghĩ”. Chưa bao giờ ông thoả mãn với những mô hình kinh tế áp dụng ở miền Bắc lúc bấy giờ. Ông thường xuyên đối thoại với những nhà lý luận hàng đầu418 nhưng chưa có một ý tưởng nào tồn tại đủ lâu để có thể hình thành trong ông và trong nhóm chuyên gia một con đường rõ rệt.
          Ông Đống Ngạc kể: “Một lần đi Hungary, thấy nông dân được canh tác tới năm mươi hecta ruộng, anh Ba rất thích nhưng khi trao đổi với một số nhà kinh tế, họ nói: ‘Làm như thế lâu [lên chủ nghĩa xã hội] lắm anh ạ’, anh Ba lại thôi”. Theo ông Trần Phương thì nhiều lần, ông Lê Duẩn bàn với ông nghiên cứu áp dụng mô hình Bắc Triều Tiên nhưng khi ông Trần Phương nói rằng miền Bắc Việt Nam chưa đủ điều kiện làm như vậy thì “anh Ba im lặng”. Đầu thập niên 1970, khi nhìn thấy những bất hợp lý của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, theo ông Nguyễn Đức Bình, ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, ông Lê Duẩn đã tỏ ra thận trọng khi đưa ra khái niệm “bước đi ban đầu”. Ông Bình nói: “Khái niệm này đã làm nức lòng giới lý luận đầu những năm bảy mươi”. Tuy nhiên, cũng theo ông Bình: “Rất tiếc, khái niệm đó đã bị chìm đi tại Đại hội IV, 1976, trong không khí say sưa vì thắng lợi”. Bài phát biểu trước Hội nghị Trung ương 24, ngày 13-8-1975, cho thấy mâu thuẫn khá rõ giữa một Lê Duẩn sắc sảo nhìn thấy vấn đề trong cuộc sống và một Lê Duẩn chưa có đủ lý luận để giải thích kinh tế thị trường. Trình độ của một nhà lãnh đạo có thể được khắc phục nếu như quy trình hình thành chính sách của Đảng cho phép tranh luận thay vì chỉ trông cậy vào sự anh minh lãnh tụ.

          Ông Lê Duẩn sinh năm 1907 tại Triệu Phong, Quảng Trị, trong một gia đình thợ nghèo. Bà Lê Thị Muội, con gái của ông với người vợ đầu ở quê tên là Lê Thị Sương, kể: “Là con trai một, ba tôi rất được cưng chiều, ông nội bắt tránh sông nước nên sống ở nông thôn mà không hề biết bơi”. Tuy nghèo, nhưng “cậu Nhuận”, tên ông hồi nhỏ, vẫn được gia đình cố lo cho ăn học, nhưng ông học đến lớp bốn thì “tự ý bỏ”. Theo ông Lê Kiên Thành, con trai của ông với bà Nguyễn Thụy Nga: “Ba tôi kể, trong một lần làm bài thi, thầy giáo ra đề ‘hãy kể những gì mà nước Pháp đã mang lại cho An Nam’. Ba tôi viết ‘nước Pháp chỉ mang lại sự áp bức’. Bài thi của ông bị đánh rớt, từ đó ông bỏ học”. Học hành dở dang, nhưng lớp bốn ở quê thời đó vẫn được coi là “hay chữ”, dân làng vẫn gọi ông là “cậu Thông Nhuận”. Ở nhà ít lâu, ông Lê Duẩn kiếm được một chân thư ký cho Công ty Hỏa xa Bắc Kỳ.

          Tham gia hoạt động từ thời Hội Thanh Niên Cách Mạng, ông Lê Duẩn trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1931,

          ông bị bắt tại Hải Phòng khi đang là ủy viên Ban Tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ, bị xử án hai mươi năm cầm cố, bị đưa qua các nhà tù Sơn La, Hỏa Lò, Côn Đảo. Năm 1936, nhờ thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp, chính quyền Đông Dương trả tự do cho nhiều tù chính trị trong đó có Lê Duẩn. Năm 1937, ông được cử giữ chức bí thư Xứ ủy Trung kỳ, và chỉ hai năm sau được bầu làm ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng.

          Cũng trong năm 1940, Lê Duẩn bị bắt, bị đày ra Côn Đảo. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông được đón về cùng với các ông Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng và Nguyễn Văn Linh. Tại Đại hội II, Lê Duẩn không dự nhưng vẫn được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị, tiếp tục làm bí thư Xứ ủy Nam Bộ. Đây là thời gian mà Lê Duẩn kiến tạo được uy tín rất cao ở trong Xứ ủy. Theo ông Võ Văn Kiệt, ngay cả những bậc trí thức kháng chiến như Phạm Văn Bạch, Phạm Ngọc Thuần, Nguyễn Thành Vĩnh, Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Tấn Phát đều quý mến ông Duẩn và gọi ông là “ông deux cents bougies”, để diễn tả sức làm việc của ông như một “ngọn đèn 200 nến”.
          Cũng như cách mà Hồ Chí Minh thi hành trong các chính phủ ban đầu, ở Nam Bộ lúc ấy, các vị trí chủ chốt như chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, ông Lê Duẩn đều giao cho người ngoài Đảng. Ngay một sở quan trọng như Sở Công an, ông Duẩn cũng để Luật sư Diệp Ba – một người không phải đảng viên – làm giám đốc, còn xứ ủy viên như ông Phạm Hùng thì làm phó. Vị trí Tổng chỉ huy Lực lượng Vũ trang Nam Bộ ông Duẩn cũng giao cho Trung tướng Nguyễn Bình, nguyên là người của Quốc dân Đảng.

          Hình ảnh ông Lê Duẩn trong những ngày lãnh đạo kháng chiến ở miền Nam


          được bà Nguyễn Thụy Nga, người vợ thứ hai của ông mô tả: “Anh mặc quần rách đít, áo rách cùi chõ, người anh lúc đó nặng bốn mươi bảy ký nhưng vì cao nên trông anh khô quắt, khô queo, áo quần thì nhuốn màu phèn Đồng Tháp Mười. Sinh hoạt của anh làm tôi xúc động. Những người như ông Phạm Văn Bạch, Phạm Ngọc Thuần, Lê Thành Vĩnh trong Uỷ Ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ, người nào cũng có nhà cửa, có người bảo vệ, người nấu bếp, tuy ở nhà lá nhưng cũng rất đàng hoàng. Còn anh, chỉ có một chiếc thuyền tam bản, đến cơ quan nào, đến nhà bà mẹ nào, anh em thư ký, bảo vệ leo lên nhà ngủ, còn anh ngủ dưới ghe. Anh nhường nhịn điều kiện tốt cho mọi người”419.
          Bà Nguyễn Thị Nga sinh năm 1925, con của một tri huyện cáo quan về viết báo và mở lò gạch tại Biên Hòa. Theo bà Nga thì cha bà đã từng là chủ bút tờ báo tiếng Pháp La Tribune Indigène. Năm mười hai tuổi, cô tiểu thư Nguyễn Thụy Nga đã từng phải khai tăng tuổi để thi. Năm mười bốn tuổi, Thụy Nga theo “mấy chú” đi hoạt động và cũng từ đây, cô “trót yêu một đồng chí đã có gia đình”. Người tình “đồng chí” của bà Nga chính là “hung thần chợ Đệm” Nguyễn Văn Trấn, một trong những người cộng sản lãnh đạo “cướp chính quyền” ở Sài Gòn năm 1945. Đây là cuộc tình mà “cả hai người vừa duy trì, vừa kìm nén trong suốt mười một năm”. Năm 1948, mối quan hệ của hai người bị lộ và bị Tỉnh ủy Cần Thơ họp kiểm điểm. Bà Nga bị buộc phải chuyển về Sài Gòn công tác.

          Đúng lúc ấy, ông Lê Duẩn từ Đồng Tháp Mười xuống Cần Thơ, dự cuộc họp Tỉnh ủy, ông cũng được nghe câu chuyện tình của bà Nga, bấy giờ đang là nữ đoàn trưởng Phụ nữ Cứu quốc. Bà Nguyễn Thị Nga được Tỉnh ủy giao nhiệm vụ kiểm tra bữa ăn sáng mà Tỉnh tổ chức cho Bí thư Xứ ủy. Khi được ông Lê Duẩn hỏi thăm về việc bị buộc chuyển công tác, bà Nga nói: “Lên Sài Gòn, đối với tôi là một công tác mới và khó, nguy hiểm nữa, nhưng tôi vui vẻ chấp nhận, không băn khoăn gì.

          Nhưng bảo tôi thôi yêu người tôi đã yêu thì khó làm được. Xa nhau cũng được nhưng yêu là do trái tim tôi, đừng bắt buộc”. Theo bà Nga thì khi ấy ông Duẩn không phát biểu gì nhưng khi trở về Xứ ủy, gặp Lê Đức Thọ, ông nói: “Nếu có cưới vợ thì tôi thích người có tình, chung thủy như chị Nga”420. Ít lâu sau, Lê Đức Thọ xuống Cần Thơ công tác, gặp bà Nga: “Anh Ba muốn hỏi chị làm vợ, chị nên ưng anh ấy đi. Anh xa nhà hai mươi năm không có tin tức gì, gia đình anh còn ở vùng địch. Nếu chị làm vợ anh ấy, chị chăm sóc anh để anh có sức khoẻ làm việc, đó cũng là một nhiệm vụ. Hiện nay trong lãnh đạo, anh ấy rất thông minh và sáng
          suốt, anh em thường gọi là ông 200 bougies, khi có người kề cận chăm sóc thì anh ấy sẽ trở thành 400 bougies. Sự sáng suốt của anh ấy rất có lợi cho cách mạng”421.

          Bà Nguyễn Thụy Nga nhớ lại: “Nghe anh Sáu Thọ nói, tôi chưng hửng, vì trong lòng tôi lúc nào anh cũng là một lãnh tụ mà mọi người kính yêu. Tôi lúc nào cũng ghi chép, đồng chí Lê Duẩn nói thế này, đồng chí Lê Duẩn nói thế kia. Tôi suy nghĩ mãi. Một lần tôi lấy hết can đảm hỏi anh: ‘Nếu bây giờ anh lấy vợ, sau này về gặp gia đình, phải giải quyết sao đây?’. Anh nói: ‘Anh cưới vợ trước kia là do cha mẹ cưới cho. Anh đi cách mạng, vợ ở nhà, sau có đưa ra Hà Nội ở một thời gian nhưng anh thấy hai người không hợp nhau. Có hai lần anh về nhà, anh nói với chị ấy nên tìm người chồng khác, anh đi cách mạng không giúp được gì cho gia đình và không biết sống chết ra sao. Nhưng người phụ nữ miền Trung còn phong kiến hơn phụ nữ trong Nam, đã có chồng rồi thì ở nhà lo cho cha mẹ chồng, nuôi con. Chồng đi xa có lấy thêm vợ thì người phụ nữ miền Trung cũng dễ chấp nhận. Nếu sau này giải phóng chị cũng sẽ ở trong quê với cha và mấy đứa con, lâu lâu anh về thăm. Còn chúng mình đi hoạt động cách mạng, có điều kiện gần gũi nhau, chắc không có gì khó khăn”422.

          Năm ấy, ông Lê Duẩn bốn mươi mốt còn tuổi thực của bà Nga là hai mươi ba, có lẽ khi lấy nhau, họ cũng không ngờ ông Lê Duẩn rồi sẽ trở thành một nhà lãnh đạo quyền lực nhất, và cuộc hôn nhân rồi sẽ mang lại cho bà Nga nhiều rắc rối nhất. Bà Nguyễn Thụy Nga thừa nhận trong cuộc hôn nhân hơn ba thập niên của bà, chỉ có ba năm là thực sự hạnh phúc. Ông Lê Duẩn đã chọn vợ vì “đức thủy chung mà ông chứng kiến bà Nga dành cho người khác” và bà thì thừa nhận là đã chọn ông qua “đạo đức và tình cảm lớn lao mà ông đã dành cho đồng chí, đồng bào”. Đám cưới ông bà do Văn phòng Xứ ủy đứng ra tổ chức: ông Lê Đức Thọ làm “ông mai”, ông Phạm Hùng làm chủ hôn. Ông Lê Duẩn đã đọc thơ ca ngợi vợ trong một bữa liên hoan đơn giản được những người kháng chiến đứng ra tổ chức.
          Bà Nga kể: “Trong tình yêu anh cũng như con nít, đi đâu anh cũng mang tôi theo. Họp hành xong, trở về nhìn thấy nhau là anh ôm chầm lấy tôi”. Họ vẫn thường di chuyển và ngủ trên một chiếc ghe tam bản có mui. Khi bà Nga mang thai người con đầu lòng tới tháng thứ bảy thì ông Lê Duẩn trở lại miền Đông. Bà Nga trở lại Sài Gòn sinh người con gái đặt tên là Lê Vũ Anh rồi gửi lại nhờ mẹ đẻ nuôi khi con mới ba tháng tuổi. Năm 1952, ông Lê Duẩn ra Bắc, kể từ đó, họ bắt đầu có rất ít thời gian ở bên nhau.
          Đầu 1954, ông Lê Duẩn từ Việt Bắc về miền Nam. Thư ký riêng của ông, ông Đống Ngạc, kể: Tới Quảng Ngãi, theo lệnh của Bộ Chính Trị, ông ở lại mở lớp cho cán bộ cao cấp miền Trung Nam Bộ, một số cán bộ từ Nam Bộ cũng kéo ra Khu V tham gia lớp học này. Khi Hiệp định Geneva có hiệu lực, Bộ Chính trị chỉ thị ông trở lại Nam Bộ, đôn đốc việc thi hành, chủ yếu là lo tổ chức tập kết rồi ra Bắc. Nhưng ông Lê Duẩn đã điện ra xin “ở lại Miền Nam”. Khi những người giúp việc của ông thắc mắc, theo ông Đống Ngạc: “Anh Ba nói, anh biết rằng sẽ không có hiệp thương và rồi tình hình miền Nam sẽ rất gay go, anh phải ở lại để tính làm sao chuyển sang đấu tranh chính trị và bảo toàn lực lượng. Anh Ba cho rằng phải làm lại cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Miền Nam”.
          Từ Quảng Ngãi, ông Lê Duẩn theo đường bộ vào Quy Nhơn rồi từ đó đáp máy bay của quân đội Pháp xuống miền Tây để triển khai việc thi hành hiệp định. Ông Võ Văn Kiệt nhớ lại: “Tuy là một người rất hùng biện trước các vấn đề gai góc, ông Duẩn đã phải ấp úng khi giải thích Hiệp định Geneva, bởi bản thân hiệp định đã không thuyết phục được ông”. Đó là những ngày mà theo bà Nguyễn Thụy Nga, ông Lê Duẩn rất băn khoăn, day dứt. Bà Nga kể: “Anh đi tới, đi lui, chắp hai tay phía sau, đốt thuốc hết điếu này đến điếu khác. Theo quyết định của Trung ương, sau khi sắp xếp tình hình xong, anh sẽ tập kết. Nhưng anh liên tục điện ra Trung ương, và tới lần thứ ba thì Trung ương và Bác Hồ đồng ý cho anh ở lại”423.

          Khi ấy, bà Thụy Nga đang mang thai người con thứ hai. Bà Nga xin ở lại, nhưng theo bà thì ông Lê Duẩn nói: “Tình hình miền Nam rồi sẽ phức tạp lắm, em ở lại không những sẽ khổ em, khổ con mà còn dễ bị lộ cho hoạt động của anh”. Cuối tháng 3-1955, bà Nguyễn Thụy Nga cùng con gái được thu xếp tập kết trên chuyến tàu áp chót. Con tàu Ba Lan mang tên Kilinski, khi ấy đợi trên cửa Sông Đốc, Cà Mau, để chở hơn 2000 cán bộ miền Nam ra Bắc. Gia đình Lê Duẩn và Lê Đức Thọ được các “đồng chí Ba Lan” dành riêng cho hai cabin. Trước mặt báo chí và Ủy ban Giám sát, ông Lê Duẩn cùng vợ con đĩnh đạc bước lên tàu.

          Khoảng mười hai giờ đêm, Kilinski nhổ neo. Ít giờ sau, một chiếc ca-nô âm thầm cập sát thành tàu. Ông Lê Duẩn hôn chia tay vợ con. Bà Thụy Nga kể: Nước mắt anh chảy xuống mặt tôi, anh nói: “Anh thương vợ con anh thế nào thì anh cũng thương vợ con đồng bào, đồng chí như thế, nên anh phải ở lại. Em ra Bắc ráng nuôi dạy hai con nên người”. Khi Lê Duẩn lên boong, một số rất ít các đồng chí thân cận của ông biết kế hoạch đứng chờ. Ông Duẩn cũng ôm hôn từ giã từng người, trong đó có Lê Đức Thọ. Rồi ông lặng lẽ leo theo mạn tàu xuống chiếc ca-nô do ông Cao Đăng Chiếm và ông Văn Viên, người của Quốc Gia Tự vệ Cuộc, lái chạy ngược vào bờ, nơi ông Võ Văn Kiệt đang chống xuồng đợi rồi đưa Lê Duẩn về một căn cứ ở Bạc Liêu.

          Ông Duẩn rất thích “căn cứ” mà ông Kiệt bố trí. Đó là một cái trại nằm giữa đồng, xung quanh mênh mông sông nước. Đêm ấy, bà chủ trại thấy ông Kiệt dẫn khách về đã ngờ ngợ. Sáng, khi ông Kiệt ra phụ nhổ lông vịt làm cơm, bà hỏi: “Có phải ông Lê Duẩn?”. Ông Kiệt giựt mình nhưng phản ứng mau lẹ: “Đâu có, ổng đi hồi hôm rồi”. Bà dứt khoát: “Ông Duẩn! Cậu không tin, tôi lấy hình cho coi”. Nói rồi bà lên trang thờ lấy hình ông Duẩn xuống. Ông Kiệt thấy khó giấu, bèn dặn: “Thì ông này giống ông Duẩn nhưng chị không được nói với bất cứ ai nhé”.
          Sáng hôm ấy ông Kiệt cứ phân vân, đến cuối buổi, ông rủ ông Duẩn ra vườn rồi nói thật: “Bà già phát hiện ra anh”. Ông Duẩn hỏi: “Ai nói?”. “Bà giữ hình anh trên trang thờ nên nhận ra”. Ông Duẩn lắc đầu: “Lại thằng Trần Bạch Đằng!”. Khi phụ trách thông tin Xứ ủy, ông Trần Bạch Đằng đã cho in hình ông Lê Duẩn treo khắp các cơ quan của Ủy ban Kháng chiến.
          Ông Kiệt trấn an: “Nhưng bà già có ý thức lắm”. Ông Duẩn suy nghĩ rất căng rồi nói: “Nhưng chỉ cần bả mừng, bả khoe với con bả là đủ lộ rồi”. Ông lệnh: “Chuẩn bị, tối chuyển”. Tối hôm đó, ông Kiệt đưa ông Lê Duẩn qua ở với ông Cao Đăng Chiếm và ông Mai Chí Thọ. Ở đây, ông Duẩn rất kỹ, cứ có khách là ông lại vô buồng. Trong khi Cao Đăng Chiếm và Mai Chí Thọ, đều là dân công an, lại cứ thản nhiên ngồi đánh bài ngay cả khi có người lạ tới. Chỉ một thời gian ngắn sau ông Lê Duẩn lo lắng quá lại phải quay về ở chung với ông Kiệt.
          Đó là những ngày cực kỳ căng thẳng. Ở trong đất liền một thời gian, thấy cần phải hạn chế xuất hiện, Lê Duẩn chuyển ra Hòn Khoai, đóng giả ông thầy thuốc Nam chữa bệnh bằng lá cây. Xung quanh ông lúc đó có Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Xô, có thuyền, ghe, có mấy chiếc xe ngựa, đảm bảo giao thông từ phía U Minh Hạ. Ông Phạm Văn Xô, một ủy viên Trung ương, được người dân quen gọi là “ông Hai xe ngựa”.
          Cuối năm 1955, ông Lê Duẩn nhận được mật báo: “Địch đã biết Lê Duẩn ở lại miền Nam và đang lần theo mọi dấu vết để truy tìm”. Ông chuyển lên Bến Tre.
          Theo Năm Hoành, một người cận vệ của ông lúc đó: “Bốn tháng đầu, tình hình tương đối yên tĩnh. Sang đầu tháng 5-1956, địch bắt đầu đánh phá mạnh các cơ sở của ta, anh Ba cử tôi về Bạc Liêu liên hệ với Liên Tỉnh ủy Hậu Giang, chuẩn bị địa điểm để khi cần thì sẽ đưa anh Ba quay lại Khu IX”. Người tiếp Năm Hoành khi ấy là ông Võ Văn Kiệt. Thu xếp xong, Năm Hoành trở lại Bến Tre, gặp khi chính quyền Ngô Đình Diệm đang bố ráp ở huyện Giồng Trôm, ông bị bắt khi còn cách nơi ở của ông Lê Duẩn chỉ vài trăm mét.
          “Cách mạng miền Nam” có thể đã khác nếu như chính quyền Sài Gòn quật ngã được khí tiết của Năm Hoành. Nhưng, dù bị tra tấn, Năm Hoành đã không khai gì về Lê Duẩn424. Sau khi Năm Hoành bị bắt, thay vì trở lại Khu IX, nơi ông Võ Văn Kiệt đã chuẩn bị đón, Lê Duẩn quyết định trở lại Sài Gòn. Ngày 14-7-1956, ông được Sáu Hoa, một cơ sở của ông Nguyễn Văn Linh, đón lên Sài Gòn bằng xe hơi. Lê Duẩn về tá túc ở nhà ông Sáu Hoa một thời gian rồi chuyển lên nhà 29 Huỳnh Khương Ninh.

          Tại ngôi nhà 29 Huỳnh Khương Ninh, Xứ ủy viên Lê Toàn Thư trước đó đã đưa các cán bộ của mình về, tạo ra một “gia đình bình phong”. Bà Nguyễn Thị Loan, khi ấy là một phụ nữ trẻ, được Xứ ủy yêu cầu mang theo hai đứa con còn nhỏ về đóng vai vợ một sỹ quan có chồng chinh chiến xa. Anh Trịnh Long Nhi, một nhà giáo, đóng vai “anh Hai” của Loan. Chị Danh, một công chức thuế quan làm việc ở sân bay Tân Sơn Nhất, đóng vai vợ Nhi. Người lớn nhất trong nhà là “bà dì” Nguyễn Thị Một và ông Phan Phát Phước, vào vai “anh bếp”. Từ cuối tháng 7-1956, ngôi nhà này có thêm “chú Chín”.

          Theo bà Nguyễn Thị Loan, trong cái đêm “chú Chín” Lê Duẩn được ông Lê Toàn Thư dẫn đến nhà 29 Huỳnh Khương Ninh, ông nom như một ông già bảy mươi với dáng gầy gò, râu dài chấm ngực, dù năm ấy ông chỉ mới chưa đầy năm mươi tuổi. Tại đây, sau khi được cắt tóc, cạo râu và thay quần áo cho giống một ông già Sài Gòn, ông Lê Duẩn bắt đầu viết Dự thảo Đề cương Cách mạng Miền Nam.

          Bản Đề cương nổi tiếng này, theo bà Loan: “Chú Chín” viết tới đâu lại đem xuống hầm cất giấu, tới đêm mới mang lên để bà Loan và ông Phước chép lại giữa hai dòng của một cuốn tiểu thuyết, bằng một thứ mực hóa học do ông Phước tự chế từ những trái cây mà bà Loan gọi là trái “ngũ bội”. Ông Lê Duẩn ở lại miền Nam cho tới đầu năm 1957, cho dù, theo bà Hồ Anh – người được Trung ương Đảng cử tìm cách liên lạc với ông – từ năm 1956 “Bác Hồ” đã quyết định gọi ông Lê Duẩn ra Hà Nội.

          Ngày 3-9-1956, bà Hồ Anh đi Quảng Châu, Trung Quốc, định tìm đường từ Hong Kong tới Sài Gòn để đón ông Lê Duẩn, nhưng các “bạn Trung Quốc” cho là phương án này không thể thực hiện. Bà Hồ Anh liền liên lạc với một đảng viên cộng sản Trung Quốc, được gọi theo bí danh là Q.M., khi ấy đang ở Phnom Penh, và “đường Phnom Penh” đã được Trung ương đồng ý. Từ Hà Nội, Phạm Hùng viết cho Lê Duẩn một lá thư đã được mã hóa để bà Hồ Anh cầm theo làm tin. Ông Q.M. nhận được lá thư, chuyển về Sài Gòn trao tận tay ông Lê Duẩn. Bà Loan dẫn “chú Chín” ra tiệm ảnh, chụp hình làm giấy thông hành còn “anh Hai” Trịnh Long Nhi thì dẫn ông đi cắt may một bộ đồ complet sang trọng.

          Theo lệnh của ông Phan Văn Đáng425, ông Lai Thanh, một cơ sở người Hoa của Xứ ủy, lo liệu giấy tờ và trực tiếp lái xe đưa ông Lê Duẩn thoát sang Phnom Penh.

          Chiếc xe Ford bốn chỗ, sơn màu đọt chuối của một cơ sở khác, tên là Nguyễn Văn Ninh, được trưng dụng cho “cuộc đào thoát lịch sử”. Ngoài ông Lai Thanh lái xe, ông Ninh chủ xe, tùy tùng thứ ba là một bảo vệ do ông Lê Duẩn trực tiếp lựa chọn: ông Bảy Dự Nguyễn Võ Danh426, vốn là một cán bộ binh vận mà ông Lê Duẩn biết rõ khi còn ở Đồng Tháp.
          Khi ấy, lệnh truy đuổi Lê Duẩn đã được chính quyền Ngô Đình Diệm ban xuống gắt gao. Ở trạm kiểm soát Gò Dầu, Tây Ninh, Bảy Dự phán đoán có ít nhất năm loại tình báo đang rình rập. Ông Ninh cầm xấp giấy tờ chạy xuống trình, thấy trong bót gác có lệnh truy nã Lê Duẩn dán hình ông hồi kháng chiến. Nhưng mật vụ kiếng đen thò đầu nhìn vào trong xe không tìm ra được mối liên hệ nào giữa một ông “bận đồ lớn”, mặt mũi phương phi, đeo kính trắng với ông Duẩn gày gò trên tờ truy nã. Cùng với khoản lót tay hậu hĩ, Lê Duẩn thoát sang Svay Rieng không mấy khó khăn. Tại đây, ông dừng lại để làm giấy tờ giả dưới danh nghĩa Việt kiều.
          Tại Phnom Penh, ông Lê Duẩn triệu tập Xứ ủy Nam Bộ lên họp bàn về tình hình “cách mạng miền Nam” trước khi ông lên một tàu buôn Anh chạy tuyến Phnom Penh – Hong Kong, theo sông Tiền, trở lại miền Nam Việt Nam, lênh đênh bốn ngày, năm đêm trên biển. Trong những ngày ấy, Lê Duẩn phải đóng vai “ông già câm” để khỏi phải giao tiếp với những người trên tàu. Đi cùng ông là Q.M. Trong vai một “đứa cháu” người Hoa, Q.M. sẽ đưa ông Lê Duẩn về Quảng Châu, nơi đó họ gặp lại nữ đồng chí Hồ Anh cũng vừa bay từ Phnom Penh đến. Ngày 4-6-1957, máy bay chở Lê Duẩn từ Trung Quốc trở về đáp xuống sân bay Gia Lâm.
          Năm 1955 bà Nga tập kết ra Bắc cùng với con gái Vũ Anh, khi ấy, bà đang mang thai người con thứ hai về sau được đặt tên là Lê Kiên Thành. Thoạt đầu, bà Nguyễn Thụy Nga được phân công làm việc ở báo Phụ Nữ Việt Nam.

          Trong suốt mùa hè đầu tiên ở miền Bắc, bà được bố trí ở trong một gara ô tô mái lợp tôn nóng bức cùng với hai phụ nữ có con nhỏ khác. Về sau, bà Mai Khanh, vợ của ông Phạm Hùng, đưa bà về ở chung trong một biệt thự trên đường Phan Đình Phùng. Tuy nhiên, ở đây mẹ con bà đã không khỏi chạnh lòng khi những người khách đến thăm ông Phạm Hùng tặng quà con cái chủ nhà mà không ai để ý đến những đứa trẻ, con của một lãnh đạo tối cao, khi ấy cũng đang khát khao quà cáp.
          Một trong những việc đầu tiên mà bà Nga làm khi ra Bắc là viết thư về thăm người bố chồng mà bà chưa bao giờ gặp mặt. Khi ấy, bố ông Lê Duẩn đang sống ở Nghệ An với con dâu là bà Lê Thị Sương, người vợ đầu ở quê của ông. Thoạt đầu, bố chồng bà đã nhờ Khu ủy Khu IV gửi trả lại món quà của bà Nga, còn bà Lê Thị Sương thì chỉ khóc. Tuy nhiên, tình hình được cải thiện khi bà Sương chấp nhận trả lời thư của bà Nga427. Sau đó, trong một dịp Tết, bà Nga đưa con về Nghệ An thăm nhà chồng. Những đứa trẻ Vũ Anh, Kiên Thành đã chiếm được cảm tình của ông nội và bà “mẹ lớn”.
          Nếu không có sự “tham gia” của đoàn thể, có thể ông Lê Duẩn đã thu xếp được chuyện gia đình với hai người vợ. Nhưng, trước khi ông Lê Duẩn được điều ra Hà Nội, bà Nguyễn Thụy Nga kể: “Anh Phạm Hùng, chị Nguyễn Thị Thập nói với tôi, trước kia vì sự nghiệp của anh mà chị ưng anh ấy, bây giờ cũng vì sự nghiệp của anh, chị nên chủ động ly dị để anh làm tròn nhiệm vụ”. Khi ấy Quốc hội vừa có Luật Hôn nhân và Gia đình quy định chế độ “một chồng, một vợ”.
          Ông Lê Duẩn ra, vui mừng gặp lại người vợ trẻ. Nhưng, theo bà Nga: “Một hôm anh nằm gần cửa sổ trên sàn nhà, đầu anh gối lên đùi tôi để tôi nhổ tóc bạc cho anh. Tôi nói: ‘Các anh chị đề nghị chúng ta ly dị nhau’. Anh khóc và nói: ‘Trong hoàn cảnh nào chúng ta lấy nhau, giờ trong hoàn cảnh nào chúng ta bỏ nhau? Có làm tổng bí thư đi nữa mà phải bỏ nhau trong lòng anh sẽ không bao giờ yên ổn.
          Người cộng sản thì phải có thủy, có chung, có tình có nghĩa’. Tôi khóc”. Mấy hôm sau, ông Lê Duẩn dẫn vợ sang Trung ương Hội Phụ nữ để trình bày, nhưng theo bà Nga thì “nhiều chị phản đối kịch liệt”. Từ đó, bà Nga nói: “Tôi trở thành đối tượng bị các chị ghét bỏ. Tôi là tỉnh ủy viên, khi ra Bắc còn chế độ nằm bệnh viện Việt Xô, nay Trung ương Hội cắt hết những quyền lợi đó, coi tôi như là một tội phạm chính trị”428.
          Những đồng chí của ông Lê Duẩn như Lê Đức Thọ, người đã mai mối bà Nga cho ông, giờ đây cũng im lặng. Bà Mai Khanh, vợ ông Hai Hùng, người chủ hôn, thì cùng với vài cán bộ khác vào tận Nghệ An vận động gia đình chống lại bà. Khi ông Lê Duẩn ra Bắc, bà Nga cũng chỉ “thỉnh thoảng mới về số 6 Hoàng Diệu để thăm chồng”. Bà kể: “Có đêm chúng tôi đang nằm bên nhau đùa giỡn với bé Thành thì con gái của anh, bé Hồng, từ ký túc xá trường đại học về đập cửa rầm rầm và la khóc. Anh khuyên tôi: ‘Thôi em đi cho nó yên’. Đi đâu? Tối hôm đó bà Nga sang nhà bà Bảy Huệ, phu nhân của ông Nguyễn Văn Linh; đến nửa đêm, bà Bảy Huệ đưa bà về lại số 6 Hoàng Diệu. Bà Nga nhớ lại: ‘Khi ấy Hồng đã vào trường, thấy tôi mắt anh mừng, sáng rỡ’ ”429.

          Tháng 12-1957, chỉ năm tháng sau khi đoàn tụ, ông Lê Duẩn phải thu xếp để cho người vợ trẻ sang Bắc Kinh công tác. Khi ấy bà đang có mang ba tháng, vừa nuôi ba đứa con vừa công tác, vừa học trong vòng năm năm. Thỉnh thoảng, trong những chuyến công du dừng chân ở Bắc Kinh, ông Lê Duẩn mới có dịp ghé thăm. Tháng 7-1962, bà Nga trở về Việt Nam nhưng không phải để đoàn tụ. Bà được phân công làm việc ở báo Hải Phòng. Bà Nga kể: “Thỉnh thoảng anh xuống thăm mẹ con tôi nhưng không một lần nào vui vẻ, vì thường anh phải đưa cô con gái của người vợ trước đi theo. Thấy anh và tôi thân mật với nhau là nó đập phá la khóc, anh lại phải buồn hiu ra về”430.

          Một lần lên Hà Nội họp, bà Nga về thăm chồng ở số 6 Hoàng Diệu. Bà kể: “Vào nhà thấy Hồng đang ăn cơm với ba, tôi vào trong thay áo ngoài. Vừa bước ra thì Hồng cầm chén cơm có chan canh đổ từ trên đầu xuống”431. Bà Nga viết: “Nhiều lần tôi muốn treo cổ tự tử ở cổng nhỏ nhà số 6 Hoàng Diệu. Nhưng tôi chết thì nhẹ cho tôi, còn anh, còn mấy đứa con tôi sẽ ra sao? Anh sẽ mất uy tín, sẽ đau khổ. Con tôi sẽ mất mẹ. Vì Đảng, vì tình thương mà tôi đã vượt qua”432. Tình riêng gác lại, từ đây Lê Duẩn được mô tả như là một người dành hết tâm, lực của mình cho đất nước.

          Chấp chính và chuyên chính

          Năm 1960, tại Đại hội Đảng lần thứ III, Lê Duẩn trở thành Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Thời gian này, thường các ủy viên Bộ Chính trị rất ít khi gặp nhau. Theo ông Đậu Ngọc Xuân, mỗi người ở một biệt thự riêng và sinh hoạt chi bộ ở nhà với thư ký, lái xe, bảo vệ. Ông Đậu Ngọc Xuân kể: “Nhiều cụ Bộ Chính trị vẫn giết thời gian bằng cách chơi tú-lơ-khơ với tổ phục vụ, nhưng anh Ba thì chủ yếu dùng thời gian đọc sách. Vốn tiếng Pháp không nhiều lắm nhưng ông vẫn cố dành cả ngày để đọc bộ Bách khoa Toàn thư bằng tiếng Pháp. Mỗi khi chúng tôi rủ ông chơi tú-lơ-khơ, ông nói: tôi đọc sách cũng là giải trí”. Các ủy viên Trung ương lại càng ít việc. Theo ông Nguyễn Văn Trấn, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, vốn là một thợ cơ khí, nhiều hôm đã lật chiếc xe đạp của ông ra sửa để giết thời gian.
          Theo ông Hoàng Tùng: Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy lề lối sinh hoạt của các thành viên trong cơ quan lãnh đạo tối cao là không ổn. Cụ Hồ nói: “Ta phải lập một chi bộ gồm tất cả ủy viên Bộ Chính trị, Bác làm bí thư để hàng tuần các đồng chí lãnh đạo còn ngồi lại với nhau chứ họp ở nhà thì coi như không làm gì cả”. Thế rồi cuối tuần, Cụ Hồ làm cơm mời các ủy viên Bộ Chính trị tới ăn, nhiều người nghe hỏi: “Hôm nay có chuyện gì hay sao thế?”. Tôi bảo: “Bác lập chi bộ”. Vào bữa, Cụ Hồ nói: “Hôm nay họp chi bộ, các chú chuẩn bị kiểm điểm, họp ở nhà toàn cần vụ, lái xe thì ai kiểm điểm các chú”. Thế nhưng, theo ông Hoàng Tùng, ăn thì họ vẫn tới ăn nhưng có khi vẫn không ai nhìn nhau cả. Có bữa ông Lê Duẩn nói “Tôi về nhà làm việc với lái xe, bảo vệ đây”.

          Khi Nguyễn Chí Thanh được cử vào Nam, cuộc gặp chiều thứ bảy bỏ. Theo ông Hoàng Tùng: “Nguyễn Chí Thanh nói với Cụ Hồ: ‘Tôi đi Nam tôi rất phấn khởi, chỉ sợ ở nhà không ai chống xét lại’. Cụ Hồ cũng rất buồn, có dịp 19-5, Cụ bỏ lên Ba Vì, Bộ Chính trị kéo lên theo, Cụ bảo: ‘Các chú lên làm gì?’. Mọi người nói: ‘Lên chúc thọ Bác!’. Cụ Hồ mắng: ‘Thọ thì có gì mà chúc, điều quan trọng là các chú phải từ bỏ chủ nghĩa cá nhân đi, các chú phải đoàn kết, có đoàn kết mới thống nhất Bắc- Nam được. Các chú mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa, chú Lê Duẩn cũng cá nhân chủ nghĩa’. Năm 1967, Cụ Hồ bảo tôi và Tố Hữu thảo bài nói chuyện ‘Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân’, tôi viết chủ nghĩa cá nhân chung chung, Cụ bảo: ‘Vấn đề là ở cấp trung ương chứ không phải ở cơ sở’”.

          Ông Trần Việt Phương, người cùng với Vũ Kỳ, Lưu Văn Lợi, sống bên cạnh Hồ Chí Minh tại Phủ chủ tịch từ năm 1954 đến 1969, kể: “Hồ Chí Minh nói: ‘Chú Ba, chú Năm, chú Tô phải thống nhất ý kiến với nhau rồi mới đưa ra Bộ Chính trị’. Bộ Chính trị họp ngay nhà sàn, trước họp ở Phủ Toàn quyền cũ. Khi về Hà Nội, chính phủ lúc đầu ở 108 sau về Phủ Toàn quyền. Nhưng rồi Hồ Chí Minh xuống ở dãy nhà của những người phục vụ Toàn quyền Pháp. Hồ Chí Minh chọn nhà ở một tầng của một người thợ điện. Phạm Văn Đồng ở cách đấy mười mét, dãy nhà sau, tầng thứ hai. Chúng tôi ở trong một garage trước chứa mười chiếc ô tô nằm giữa nhà Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng. Phạm Văn Đồng nhiều lúc trở thành người trung gian giữa Trường Chinh và Lê Duẩn”.
          Vai trò của Bí thư Lê Duẩn càng trở nên nổi bật sau khi Hồ Chí Minh qua đời. Sau khi khiến dân chúng xúc động qua bài điếu văn đọc trong “Lễ tang của Bác”, ông được mô tả như là một học trò xuất sắc nhất của “Cha Già Dân tộc”.
          Theo ông Đậu Ngọc Xuân, khi bệnh tình của Hồ Chí Minh đã chuyển sang giai đoạn khó lòng cứu chữa, Bộ Chính trị phân công ông Phạm Văn Đồng và ông Trần Quốc Hương chuẩn bị bài điếu văn để Bí thư Lê Duẩn đọc. Ngày 2-9-1969, Cụ Hồ đã qua đời, nhưng khi đọc bản dự thảo điếu văn vẫn không ai đồng ý. Ông Lê Duẩn nói với Đống Ngạc và Đậu Ngọc Xuân: “Tôi lo quá, hai chú nghĩ xem ta tự viết lấy được không”. Xem bản thảo do bên chính phủ viết xong, ông Đậu Ngọc Xuân nói: “Anh Ba ơi, bài điếu văn này chỉ viết để dành cho cán bộ bình thường thôi, không phải cho lãnh tụ”.
          Ông Xuân kể tiếp: “Khi ấy, tôi sực nhớ có hai bài điếu văn mà khi học tiếng Nga ở Liên Xô tôi rất thích: bài điếu đọc trước mộ của Karl Marx và bài điếu do Stalin đọc trong lễ tang Lenin”433. Khi ấy đã chín giờ đêm, ông Đậu Ngọc Xuân lập tức yêu cầu Văn Phòng Trung ương lục tìm trong các tuyển tập hai bài điếu văn ấy. Đến mười hai giờ thì tìm ra, cả ông Xuân và ông Đống Ngạc viết luôn một mạch cho tới năm giờ sáng. Theo ông Xuân thì điểm nhấn mà ông học được từ bài điếu văn đọc trong lễ tang Karl Marx và Lenin là câu “Vĩnh biệt Người, chúng ta thề!”.
          Sáng hôm sau, ông Lê Duẩn xuống, hỏi ngay: “Ra không?”. “Dạ có, không giống hai bài cũ”. “Đưa tôi xem”. Trong cuộc họp sau đó, các ủy viên Bộ Chính trị đã lần lượt nghe đọc qua năm dự thảo. Đến bài do nhóm giúp việc của ông Lê Duẩn trình thì ông Trường Chinh nói: “Đúng đây rồi!”. Bộ Chính trị liền giao cho Tố Hữu phối
          hợp với các ông Đống Ngạc, Đậu Ngọc Xuân, hoàn chỉnh. Khi bài điếu văn đã hoàn thành, có một lo ngại khác đó là giọng Quảng Trị của ông Lê Duẩn. Ông Duẩn vốn rất dở khi đọc diễn văn, nhưng đến bài điếu văn này, theo ông Xuân, ông Duẩn nói: “Các chú đưa đây và yên tâm, mai tôi sẽ đọc được”. Khi đứng cạnh linh cữu Hồ Chí Minh, như nằm ngủ trong cỗ quan tài bằng pha lê, trước sự chờ đợi của muôn dân,
          theo ông Đậu Ngọc Xuân: “Anh Ba khóc. Chưa bao giờ anh khóc, nhưng lần đó anh đã khóc”.
          Khi đã trở thành người “kế tục sự nghiệp của Bác”, Lê Duẩn càng thăng hoa. Có thời gian ông kéo nhóm giúp việc xuống Đồ Sơn và ở lại đó khá lâu để “tư duy”. Bộ Chính trị hầu như không biết ông đang làm gì ở đó. Một ủy viên quyền bính vào hàng bậc nhất như Bộ trưởng Nội vụ Trần Quốc Hoàn mà cũng mù tịt. Một lần, nhân khi Giáo sư Trần Phương từ Đồ Sơn trở về, ông Hoàn đã mời ông Trần Phương tới nhà dùng cơm. Ông Trần Phương nói: “Khi đó, tôi thấy lo lo, không biết có gì xảy ra mà bộ trưởng Nội vụ lại muốn gặp riêng. Nhưng trong bữa ăn, khi thấy ông Hoàn dò hỏi xem ông Lê Duẩn đã làm gì ở Hải Phòng, thì tôi thở phào nhẹ nhõm”. Ông Trần Phương nhớ lại: “Ở Đồ Sơn, ông ra tắm biển. Mọi người không thấy ông bơi, ông nhìn trời, nhìn nước, nhìn mây và suy nghĩ. Thực ra ông không tắm trong nước biển mà tắm trong những dòng suy tưởng. Lắm khi đùng một cái, ông quay lại nói về một loạt những suy nghĩ mà ông mới nảy sinh qua sóng biển đó”434.
          Mỗi khi nói tới Đại hội Đảng lần thứ IV, ông Võ Văn Kiệt vẫn tự trách mình: “Chúng tôi ra Hà Nội mà ít ai ý thức được là mình đang tham gia quyết định vận mệnh, đường đi của dân tộc. Chúng tôi đặt niềm tin tuyệt đối vào sự anh minh của lãnh tụ còn mình thì đến đại hội như đến một đại lễ mừng chiến thắng”. Đây có thể là sự nuối tiếc của một con người trách nhiệm. Nhưng, ngày 14-12-1976, khi Đại hội IV chính thức khai mạc ở Hội trường Ba Đình, mọi việc đã được Lê Duẩn và Trung ương quyết định435. Trước đó, trên chiếc chuyên cơ IL-19 chở đoàn đại biểu của Đảng bộ Thành phố bay từ Tân Sơn Nhất ra Hà Nội, ông Võ Văn Kiệt đã nhận được lời chúc mừng của các vị đi chung về việc tại Đại hội IV, ông sẽ trở thành ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị.
          Tại Hội nghị Trung ương 24, tháng 8-1975, Bí Thư Lê Duẩn nói: “Việt Nam bây giờ, đi như thế nào để tạo ra được chủ nghĩa xã hội? Đây là một vấn đề khó, khó vì sao? Chưa bao giờ người ta nói đến một nước đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, trong lịch sử chưa có quy luật đó. Mác chưa nói, Lenin cũng chưa nói. Sở dĩ có chuyện đó là do ta có các nước lớn giúp đỡ thôi”. Lê Duẩn đánh giá: “Các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc đã lợi dụng sự sa lầy và suy yếu của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam mà lớn lên”, trong khi “đế quốc Mỹ và hệ thống thế giới của chủ nghĩa đế quốc đang ngày càng suy yếu và đang lâm vào một cuộc khủng hoảng toàn diện”.

          Hơn một năm sau, tại Hội nghị Trung ương 25, quan điểm của ông Lê Duẩn về “chỗ dựa” đã hoàn toàn thay đổi, ông nói: “Trước đây, chúng ta nghĩ rằng đi từ sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa chủ yếu nhờ có sự giúp đỡ của phe ta. Nay ta thấy, nghĩ như vậy là không đúng… Việc tiến lên chủ nghĩa xã hội ở một nước trước hết là do quy luật bên trong của nền kinh tế nước ấy quyết định, do nước ấy tự làm, tự đi lên là chính”436. Theo ông Trần Phương: “Khi giải phóng miền Nam, chúng tôi đặt câu hỏi, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân rồi thì làm gì? Gần như mọi người đều tán thành: còn có thể làm gì hơn là tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội”. Ông Trần Phương nói tiếp: “Tư tưởng đó là của của Lenin. Khi đó thì đầu óc của mình chỉ biết có Lenin, cái gì Lenin đã nói thì không tranh cãi”.

          Việc Đại hội Đảng lần thứ IV áp đặt mô hình kinh tế miền Bắc cho cả miền Nam là điều không thể tranh cãi. Đó là vận nước. Những điều được viết trong đường lối Đại hội IV437 chưa phải là chính sách, chưa phải là những quy phạm, mà chỉ là những khái niệm mơ hồ thể hiện khát vọng của những người cộng sản. Những ngôn từ rất chung ấy có thể được suy diễn theo hướng tích cực bởi những người có đầu óc thực tế và có trách nhiệm với dân. Nhưng các nhà lãnh đạo khi ấy không chỉ so mình với “lịch sử 4.000 năm”. Bí thư Trung ương Xuân Thủy, khi làm thơ, còn tưởng “Ta đang tới đỉnh cao nhân loại”. Câu thơ ấy của Xuân Thủy minh họa phát biểu của Bí thư Lê Duẩn tại Hội nghị Trung ương 25 – người lãnh đạo cao nhất, khi ấy, cũng tưởng thế giới đang nhìn Việt Nam “khâm phục lắm”438.
          Ngay từ ngày 09-08-75, tức là chỉ hơn ba tháng sau khi giành được chiến thắng ở miền Nam, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết “triển khai thăm dò dầu khí trên cả nước”, với yêu cầu “nhanh chóng tìm ra và khai thác nhiều dầu, khí, vừa đủ dùng trong nước, vừa có thể xuất, tạo nguồn ngoại tệ quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa”. Chưa đầy một tháng sau Hội nghị Trung ương 24,
          ngày 20-9-1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 245, sáp nhập hơn sáu mươi tỉnh thành của cả nước thành hai mươi chín tỉnh và bốn thành phố. Việc sáp nhập các tỉnh theo Nghị quyết 245 là “nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chánh có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất”.
          Nếu như ở Hội nghị Trung ương 24, ông Lê Duẩn còn thấy phải thận trọng khi áp dụng mô hình miền Bắc vào miền Nam, thì ở Hội Nghị Trung ương 25, tháng 9- 1976, ông nói: “Ta có thể đem những hiểu biết (hợp tác xã ở miền Bắc) ấy vào làm ở miền Nam, làm trên cả 500 huyện trong cả nước để trong vòng năm năm tới,
          nông nghiệp cả nước sẽ lên chủ nghĩa xã hội như nhau”439. Ý tưởng của Tổng Bí thư Lê Duẩn về “pháo đài huyện” ngay lập tức trở thành đề tài nóng bỏng của cả bộ máy tuyên truyền, các địa phương đua nhau đi tiên phong. Nhiều nơi đòi “thay trời đổi đất, sắp đặt lại giang san”440. Ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ Tĩnh441, chính quyền quyết định xóa bỏ làng xóm cổ truyền, đốn bỏ vườn cây ăn trái từ hàng trăm năm, dời các hộ nông dân lên đồi cao, để thổ cư cũ biến thành ruộng lúa442…
          Cùng với mô hình kinh tế, bộ óc “200 bougies” của ông Lê Duẩn còn sáng tạo ra mô hình chính trị “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, và sáng tạo ra mô hình “làm chủ tập thể”. Cho dù các nhà lý luận hàng đầu trong Đảng lúc ấy cũng không hiểu Tổng Bí thư Lê Duẩn thực sự nói gì443, sau Đại hội Đảng lần thứ IV, làm chủ tập thể trở thành một môn học học bắt buộc trong các nhà trường.

          Ngày 13-3-1977, tại trường Nguyễn Ái Quốc, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: “Loài người cho đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể”444.
          Đúng như ông Đậu Ngọc Xuân nhìn nhận, “phải sáng tạo lắm mới thoát ra khỏi sự giáo điều”. Mà muốn sáng tạo thì cũng phải dựa trên khả năng tư duy của những con người cụ thể. Lê Duẩn vào thời điểm ấy cho dù vẫn cháy bỏng những khát khao cũng không tránh khỏi những hạn chế về học vấn và sức khỏe.
          Từ đầu thập niên 1970, bệnh tiền liệt tuyến đã khiến cho Lê Duẩn không có một đêm nào ngủ yên445 và không còn khả năng lắng nghe446. Ông Nguyễn Văn Trân447 nhận xét: “Anh Lê Duẩn có thói quen hay cắt lời người khác. Trong các cuộc họp Bộ Chính trị, họp Ban Bí thư có khi anh nói gần suốt cả buổi, không mấy ai còn thời giờ nói ý của mình”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Anh Ba là một con người giàu tình cảm cách mạng, có khi sôi nổi. Do đó, một mặt thì dễ gần gũi với cán bộ, quần chúng mặt khác lại có những phản ứng quá mức đối với những ý kiến khác mình. Điều đó đã hạn chế không khí dân chủ trong nội bộ, nhất là về những năm cuối đời”448.
          Lê Duẩn từng nhắc nhở thuộc cấp tránh hiện tượng “đảng là của tôi, nhà nước là của tôi, của một người”449. Nhưng ông đã không nhận thấy chính mô hình chính trị mà ông đặt ra đã mắc phải những gì mà ông cảnh báo: từ chỗ còn “có cái phải thuyết phục, có cái phải bắt buộc”450 đến chỗ đối với những ý kiến khác, chỉ còn chuyên chính. Năm 1976, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn tuyên bố: “Chế độ ta là chuyên chính vô sản. Chuyên chính trước hết là đường lối của giai cấp vô sản… Đường lối đó là khoa học nhất, là đúng quy luật, là bắt buộc. Đường lối đó không hề nhân nhượng với ai, chia sẻ với ai và không hợp tác với ai… Đường lối đó là đường lối của giai cấp công nhân, không ai được chống lại. Ai chống lại những cái đó thì bắt”451.

          chú thích

          382 Tổng tập Lê Duẩn, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, trang 933.
          383 Lâm Văn Tết (1896-1982) là một trí thức có uy tín lớn ở miền Nam. Gia đình ông là một đại điền chủ ở Bạc Liêu. Từ năm 1943, ông Lâm Văn Tết hoạt động chống Pháp nhưng thân Nhật. Ông từng ủng hộ Việt Minh nhưng sau đã bỏ về thành vì không tán thành cộng sản. Dưới thời Ngô Đình Diệm, ông chống lại sự can thiệp của Mỹ và khi ông Diệm bị lật đổ, Lâm Văn Tết được mời làm phó chủ tịch Thượng Hội đồng Quốc gia, một cơ quan giống như thượng viện (nhưng không do dân bầu). Từ năm 1965, khi ông bày tỏ sự bất mãn trước việc quân Mỹ được đưa tới miền Nam, cán bộ trí vận đã vận động được ông bỏ thành theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam.
          384 Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 36, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2004, trang 182.
          385 Các tuyên bố quan trọng của Mặt trận đều do Ban Bí thư chuẩn bị từ Hà Nội rồi chuyển vào cho Trung ương Cục. Trong bức điện số 598 ngày 30-4-75, Ban Bí thư gửi Trung ương Cục, viết: “Ngoài này đang chuẩn bị tuyên cáo của Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Khi làm xong sẽ điện vào các anh góp thêm ý kiến” (Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 36, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2004, trang 180). Ban Bí thư làm việc chi tiết đến mức, ngay trong ngày 30-4-1975, đã gửi “Điện 597” hướng dẫn: “Bình thường, thì treo một cờ Chính phủ Cách mạng, những ngày lễ lớn thì treo thêm cờ đỏ sao vàng. Trước mắt, vào Sài Gòn treo một cờ miền Nam, đến ngày mừng chiến thắng chung hãy treo hai cờ” (trang 179).
          386 Theo Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình: “Vấn đề chính trị nổi lên lúc này là nên thống nhất về mặt hành chính nhà nước vào thời gian nào? Có ý kiến cho rằng việc thống nhất hoàn toàn đất nước là không có gì phải bàn cãi vì là nguyện vọng sâu xa của toàn dân trên cả hai miền. Độc lập và thống nhất là mục tiêu cơ bản của cuộc đấu tranh trong mấy chục năm liền của dân tộc. Nhưng có nên duy trì trong một thời gian hai chính quyền với những chế độ chính trị khác nhau, miền Bắc là xã hội chủ nghĩa, còn miền Nam là chế độ dân tộc, độc lập, trung lập theo cương lĩnh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam? Như vậy là để miền Nam có thể tranh thủ sự viện trợ và hợp tác rộng rãi không những của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân tộc mà cả các nước và tổ chức tư bản. Sau cùng, ý kiến nhất trí cho rằng nên thực hiện thống nhất đất nước hoàn toàn về các mặt càng sớm càng tốt. Tôi đã giơ tay tán thành” (Nguyễn Thị Bình, Hồi ký, Nhà Xuất bản Tri Thức 2012, trang 189).
          387 Theo nhà báo, cựu dân biểu Hồ Ngọc Nhuận.
          388 Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 36, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2004, trang 163.
          389 Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 36, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2004, trang 223.
          390 Chữ R có thể xuất xứ từ chữ Ré-gion tiếng Pháp.
          391 Lúc ấy là phó bí thư Sài Gòn - Gia Định.
          392 Bí thư Lê Duẩn nói: “Tôi đi vào trong đó xem, họ có cái máy trộn nhựa đường, cho đá vào, họ bảo trộn như thế ngay lập tức có thể tráng được 100 lần[?]. Còn ta thủ công, ngồi ngay ngoài đường làm, không được bao nhiêu cả… Tại sao người thợ ở ngoài này không bằng người thợ ở trong kia? Mình trả lời sao? Anh là chủ nghĩa xã hội mà tại sao anh lại không bằng được trong kia, anh trả lời làm sao?... Tại sao chúng nó là tư bản, chúng nó bóc lột rất dữ mà năng suất vẫn cao?”. Rồi ông trả lời: “Vì tư bản đã đi đúng theo quy luật của tư bản, nó bóc lột nhưng mà vẫn tiến lên. Còn ta là chủ nghĩa xã hội nhưng ta đã chưa đi đúng theo quy luật xã hội chủ nghĩa của ta. Đúng mặt này nhưng chưa đúng mặt kia, cho nên ta cứ chập chờn mãi, chòng chành mãi”. Ông Lê Duẩn nói tiếp: “Anh Năm[Trường Chinh] có đề nghị với tôi rằng ở miền Bắc cũng cứ cho những người thợ thủ công làm chủ một số công nhân, cứ cho họ làm đi, chứ không phải chỉ riêng miền Nam đâu. Tôi cho rằng cũng nên làm việc này, cho tự do phát triển… Bộ Chính trị sau khi nghiên cứu thấy rằng cần phải để mấy thành phần kinh tế là quy luật cần thiết trong giai đoạn bước đầu này... Ở miền Bắc trước đây phải hợp tác hoá ngay lập tức… Nhưng miền nam bây giờ không thể làm như vâỵ được. Miền Nam bây giờ nếu anh không để cho giai cấp tư sản phần nào đấy, mà nông dân thì phần nào hóa tư sản rồi, anh mà làm sai đi thì công nông không liên minh được đâu. Phải có tư sản, phải cho nó phát triển phần nào đã. Phải để kinh tế mấy thành phần thì nông dân mới theo ta, liên minh mới chặt chẽ được. Bây giờ nông dân ở miền nam họ làm rất khá. Bắt hợp tác hoá là không đúng, năng suất thấp xuống thì hỏng hết cả, nó sẽ không theo giai cấp vô sản nữa, không thống nhất được đâu”( Lê Duẩn phát biểu tại Hội nghị Trung ương 24, lưu trữ tại Văn phòng Trung ương, VK.36.42).
          393 Ngày 13-8-1975, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn nói: “Bây giờ nói đến thống nhất đã. Chúng ta đồng tình thống nhất ngay bây giờ đây, đồng tình cả rồi đấy. Nhưng tôi nghĩ, vấn đề này cũng là một vấn đề rất quan trọng: có nội dung lịch sử của nó cơ; có nội dung chính trị, kinh tế, xã hội của nó cơ… Các đồng chí hôm qua nói, thắng lợi trọn vẹn nhất, chữ trọn vẹn ấy, tôi hiểu khác các đồng chí, trọn vẹn nhất có nghĩa là ba mươi năm nay từ khi có Đảng đến giờ, ta xây dựng được một nước Việt Nam Độc lập Xã hội Chủ nghĩa. Độc lập và chủ nghĩa xã hội, trọn vẹn là cái đó cơ” (Lê Duẩn phát biểu tại Hội nghị Trung ương 24, lưu trữ tại Văn Phòng Trung ương, VK.36.42).
          394 Nghị quyết Trung ương 24, khóa III, 1975.
          395 Mật danh của chiến dịch “Đánh tư sản” tháng 9-1975.
          396 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 24, khóa III: “Phải xoá bỏ tư sản mại bản bằng cách quốc hữu hóa cơ sở kinh tế của họ, biến thành sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý. Đối với kinh tế tư sản dân tộc, thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa bằng hình thức công tư hợp doanh, bắt đầu từ những cơ sở sản xuất kinh doanh quan trọng. Cho phép tư sản dân tộc tồn tại và kinh doanh một số ngành nghề nhất định phù hợp với quốc kế dân sinh, với số công nhân hạn chế, dưới sự chỉ đạo của nhà nước và sự giám sát của công nhân” (Lê Duẩn phát biểu tại Hội nghị Trung ương 24, lưu trữ tại Văn Phòng Trung ương, VK.36.42).
          397 Ngày 1-9-1975, Thường Vụ Trung ương Cục đã làm việc với Thành uỷ Sài Gòn-Gia Định để thông qua kế hoạch “Chiến dịch X2”. Mở đầu, ông Nguyễn Văn Trân, phổ biến: “Sau chiến thắng, chúng ta phải tiếp tục đưa cách mạng Miền Nam đi lên. Trước khi tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, ta phải xác định tồn tại trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ là phải đấu tranh xoá bỏ giai cấp tư sản, giai cấp bóc lột, trước hết là giai cấp tư sản mại bản. Chúng ta đã khẳng định đối tượng của cách mạng như trên thì không bao giờ có ý kiến khác”. Bí Thư Đảng ủy Đặc biệt Võ Văn Kiệt nói thêm: “Bộ Chính trị đã nhất trí với Trung ương Cục và chỉ đạo chúng ta đánh dứt điểm tư sản mại bản như anh Trân đã trình bày. Bộ Chính trị chỉ thị cho chúng ta thêm: Phải đánh và đánh sớm”. Chủ trì buổi làm việc, Phó Bí thư Trung ương Cục Nguyễn Văn Linh, kết luận: “Bước sang giai đoạn mới tiến lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải thanh toán hết giai cấp tư sản. Có nhiều cách thanh toán giai cấp tư sản và nhiều lý do: phải đi vào nhiệm vụ mới, do sự cấp bách phải ổn định tình hình đời sống nhân dân, ổn định sản xuất. Trước mắt phải đánh vào toàn bộ giai cấp tư sản mại bản. Đối với giai cấp tư sản thường [tư sản dân tộc], thì ta có biện pháp để họ làm ăn nhưng phải cải tạo họ. Đợt đầu ta tập trung đánh một số, 60 tên, nhưng cần nghiên cứu sắc lại hơn nữa. Cần nắm đầu sỏ trực tiếp các ngành quan trọng vì nếu không đánh nó sẽ tác động thị trường.
          Nói đánh 60 tên nhưng thực tế sẽ lan ra cả ngàn tên” (Biên bản cuộc làm việc giữa Thường vụ Trung ương Cục với Thành ủy Sài Gòn-Gia Định ngày 1-9-1975).
          398 Trả lời phỏng vấn tác giả ngày 17-12-2004.
          399 Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư 1992-1997.
          400 Trả lời phỏng vấn tác giả năm 2004.
          401 Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng 1982-1985.
          402 Trả lời phỏng vấn tác giả năm 2004.
          403 Theo ông Trần Phương: “Trong một dịp nghỉ dưỡng bệnh dài ngày, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị tôi giúp ông hiểu lại toàn bộ hệ thống kinh tế học của Marx trong bộ Tư Bản mà trước đó ông đã đọc. Từ đó, tôi dành một tuần hai buổi lên nhà ông để trình bày có hệ thống từ quyển I cho đến quyển IV, thời gian ‘giảng dạy’ kéo dài khoảng sáu tháng. Sau đó, ông Giáp có giới thiệu với ông Phạm văn Đồng nên ông Đồng lại mời tôi mở lớp. Lê Duẩn thì khác, ông không yêu cầu tôi giảng giải, ông muốn tự đọc. Chỗ nào cần thì ông trao đổi trực tiếp với tôi. Trên cơ sở đó, nhiều khi ông còn đi giảng giải ở trường Nguyễn Ái Quốc, ở các cơ quan về các tư tưởng kinh tế của Marx” (Đặng Phong, Tư Duy Kinh Tế Việt Nam, Nhà Xuất bản Tri Thức 2008, trang 20).
          404 Trả lời phỏng vấn tác giả.
          405 Nhân Dân, 1-6-1958.
          406 Năm 1945, mặc dù ở Hà Nội, Liên Xô có đại diện, nhưng người của Stalin chỉ đến gặp Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để tìm hiểu về những công dân Liên Xô trong quân đội Pháp-Nhật chứ không có cuộc gặp gỡ ngoại giao nào.
          Điện của Hồ Chí Minh gửi Stalin năm 1945 cũng không hề được ông ta trả lời. Năm 1947, trong một chuyến thăm Châu Âu, Phạm Ngọc Thạch tìm cách liên lạc với Liên Xô và đã gặp được đại diện Liên Xô tại Thụy Sĩ. Tháng 12-1947, ông Thạch gửi thư đề nghị giúp đỡ tới Moscow. Nhưng ông đã phải về tay không. Đầu năm 1948, Hoàng Văn Hoan, một nhà lãnh đạo từng gắn bó với Hồ Chí Minh từ thập niên 1920, cũng từ Trung Quốc đến Thái Lan, sử dụng các mối quan hệ trong Ban Cán sự Hải ngoại của Đảng để liên lạc với các quốc gia cộng sản nhưng cũng không đạt kết quả.
          407 Theo Trần Dân Tiên, Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch, xuất bản năm 1948.
          408 C.E.Goscha, 2006.
          409 Năm 1924, trong “Thư gửi đồng chí Pêtrôp, Tổng thư ký Đông Phương Bộ”, Nguyễn Tất Thành, khi ấy đã lấy tên Nguyễn Ái Quốc, viết: “Đấu tranh giai cấp ở phương Đông không giống Phương Tây, chủ nghĩa Marx xây dựng cơ sở lịch sử của mình ở châu Âu, mà châu Âu không phải là toàn thế giới”. Nguyễn Ái Quốc cũng đề nghị: “Cần bổ sung chủ nghĩa dân tộc, một động lực của lòng yêu nước, vào chủ nghĩa Mác”. Nguyễn Ái Quốc khi đó chủ trương “đoàn kết các tầng lớp yêu nước, tiến hành chống đế quốc trước - để giải phóng dân tộc; đồng thời hạn chế sự bóc lột của phong kiến, thành lập chính quyền cộng hòa dân chủ nhân dân, thay vì lập chính phủ chuyên chính vô sản”. Những ý kiến trên đây của Nguyễn Ái Quốc trái với những luận điểm của Quốc tế Cộng sản, đứng đầu là Stalin. Hậu quả là ông đã bị Stalin “hạn chế giao lưu với các đối tượng khác”. Năm 1925, khi Nguyễn Ái Quốc trở về Châu Á, Quốc tế Cộng sản đã không cấp cho ông giấy giới thiệu với Đảng Cộng sản Trung Quốc, với Quốc dân Đảng của Tôn Dật Tiên, không cung cấp tài chính để ông đi đường và sinh sống.
          410 Ngày 14-7-1949, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 78/SL, buộc “Các chủ điền phải giảm tô cho tá điền từ 25% đến 35%; lấy ruộng đất của điền chủ người Pháp và người Việt bị ghép tội Việt gian chia cho nông dân”. Ngày 22-5-1950, ông ký Sắc lệnh số 89/SL: “Xóa bỏ hợp đồng vay nợ giữa chủ điền và tá điền trước 1945, nếu món nợ sau 1945 thì chỉ phải trả vốn mà không phải trả lãi”. Ngày 20-4-1953, ký “Sắc lệnh Giảm tô”, bằng cách “Giảm thêm giá thuê đất 25%, để tổng số phí tổn của tá điền không quá 1/3 hoa lợi”.
          411 Báo cáo của Hồ Chí Minh xác định: “Mục đích cải cách ruộng đất là: tiêu diệt chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, giải phóng nông dân, thực hiện người cày có ruộng, bồi dưỡng nông dân, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến.
          Phương châm là: làm cho nông dân tự giác tự nguyện đấu tranh giành lại quyền lợi của mình, dùng lực lượng nông dân để giải phóng nông dân. Phương pháp là: phóng tay phát động quần chúng nông dân; tổ chức giáo dục và lãnh đạo quần chúng nông dân đấu tranh. Phải dựa hẳn vào quần chúng nông dân, đi đúng đường lối quần chúng. Tuyệt đối chớ dùng cách ép buộc, mệnh lệnh, bao biện, làm thay. Đường lối chính sách chung là: dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp với phú nông; tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến từng bước và có phân biệt. Phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến…”.
          412 Trong Nội San Cải Cách Ruộng Đất số ra ngày 25-2-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nhục hình là lối dã man, là cách của đế quốc, tư bản, phong kiến, nó dùng để trị quần chúng, trị cách mạng. Chúng ta có cuộc sống đúng, có lý lẽ đúng, có lực lượng mạnh, sao mà còn phải làm một cách dã man? Dùng nhục hình là chưa tẩy sạch tư tưởng dã man, đầu óc phong kiến đế quốc. Phải dùng nhục hình là vì không chịu khó phát động quần chúng. Vì vậy tuyệt đối không được dùng nhục hình, nếu dùng nhục hình là trái chính sách của Đảng, của Chính phủ, trái tác phong của cách mạng… Đánh người ta đau quá thì không có người ta cũng phải nhận là có. Như thế là cán bộ đã tự mình lừa mình. Từ nay các cô, các chú phải kiên quyết sửa chữa khuyết điểm này”. Tháng 10-1956, Bộ Chính trị thừa nhận: “Do tư tưởng chỉ đạo tả khuynh, tác phong đại khái, quan liêu, độc đoán, trấn áp, cho nên việc đánh địch càng đi tới càng mất phương hướng, đánh tràn lan, đánh vào địch và đánh cả vào hàng ngũ của ta, quy bức nhục hình phổ biến… Coi tổ chức của Đảng, coi tổ chức cũ của chính quyền và của quần chúng là do địch lũng đoạn, nên đã khủng bố tàn khốc những người nông dân vô tội, đả kích mù quáng vào đảng viên và cán bộ cốt cán của Đảng, chính quyền và đoàn thể quần chúng”.
          413 Báo cáo của Bộ Chính trị năm 1956 kết luận: “Do phương châm và phương pháp đều sai lầm, truy bức và nhục hình phổ biến, nên trong việc chỉnh đốn chi bộ, đã đả kích tràn lan vào nội bộ Đảng, giải tán chi bộ bừa bãi, bắt bớ và xử trí cả những đảng viên tốt, xử bắn lầm một số bí thư chi bộ hay chi ủy viên có nhiều công lao với Đảng. Trong số 8.829 đảng viên bị xử trí ở Tả Ngạn thì 7.000 thuộc thành phần nông dân lao động và thành phần lao động khác. Ở Hà Tĩnh thì hầu hết các chi bộ xã bị kết luận sai là do phản động lũng đoạn. Có nơi chi bộ nào tốt nhất thì bị đàn áp nặng nhất, đảng viên nào tốt nhất thì bị xử trí nặng nhất. Nhiều chi bộ có công lớn trong kháng chiến đã bị coi là chi bộ phản động, bí thư và chi ủy viên bị hình phạt: tù hoặc bắn”. Báo cáo năm 1956 của Bộ Chính trị viết tiếp: “Chỉnh đốn trên thực tế là một cuộc trấn áp dữ dội bằng những thủ đoạn tàn khốc và trên một quy mô lớn đối với tổ chức Đảng ta ở nông thôn. Ở cấp huyện và tỉnh, tổng số bị xử trí là 720 cán bộ và nhân viên, tỷ lệ là 21%. Nhưng nếu lấy cán bộ từ cấp ty trở lên thì tổng cộng có 284 người, số bị xử trí lên 105 người. Tỉnh uỷ viên tại chức dự chỉnh đốn 36 người, thì bị xử trí 19 người, tỉnh uỷ viên cũ dự chỉnh đốn là 61 người thì bị xử trí 26 người, ủy viên ủy ban hành chính tỉnh dự chỉnh đốn 17 người thì bị xử trí 15 người. Riêng Hà Tĩnh, trong 19 tỉnh uỷ viên, công an hoặc huyện đội thì tất cả bị quy là phản động, gần đây kiểm tra lại thì nhận thấy tất cả đều bị quy sai.
          Hàng vạn đảng viên tốt bị thanh trừng, hàng nghìn bị bắt, một số đảng viên có nhiều công lao bị xử oan, phải chịu những nhục hình rất tàn khốc dã man… dùng quần chúng để vạch tội đảng viên cũ, dùng truy bức nhục hình đối với đảng viên, giao cho cán bộ của đội không phải là đảng viên làm nhiệm vụ xử trí đảng viên…, sai lầm nghiêm trọng và vô nguyên tắc, vi phạm những quyền tự do cá nhân của người công dân, đem phương pháp đấu tranh với kẻ địch mà tiến hành đấu tranh trong nội bộ…”.
          414 Trong thời hạn đình chiến 300 ngày để hai miền chuyển quân theo Hiệp định Geneve, khoảng 140.000 bộ đội và cán bộ cộng sản và gia đình đã tập kết ra Bắc; chỉ có 4.358 dân thường hồi cư, một số là phu đồn điền gốc Bắc vào Nam đã lâu, một số mới di cư vào tới nơi thì đổi ý… Trong khi đó, theo thống kê của Phủ Tổng ủy Di cư Tị nạn của Chính quyền Sài Gòn, có tới 950.000 người dân miền Bắc di cư vào Nam: 871.533 người đi trước ngày 19-5-1955; 3.945 người đi trong thời gian gia hạn; 76.000 người khác đã dùng thuyền hoặc đi đường bộ xuyên rừng qua Lào để vào Nam sau khi thời hạn tự do đi lại giữa hai miền chấm dứt.
          415 Khi ấy là chuyên viên của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
          416 Hội nghị quốc tế lần thứ II, còn gọi là “Hội nghị 81 đảng”, họp vào tháng 11-1960. Đoàn Việt Nam do Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn dẫn đầu đến Moscow. Sau khi ông trở về, báo Nhân Dân ngày 7-12-1960 đăng xã luận: “Trong ba năm qua, Đảng ta luôn luôn tỏ ra tuyệt đối trung thành với Bản tuyên bố năm 1957. Từ nay về sau, cũng như đối với Bản tuyên bố năm 1957 trước đây, Đảng ta nguyện triệt để ủng hộ và tuân theo bản tuyên bố mới, coi đó là vũ khí sắc bén của mình để tăng cường lực lương về mọi mặt, và tiến lên giành những thắng lợi mới”.
          417 Đặng Phong, 2008, trang 51.
          418 Như Hoàng Tùng, Trần Quỳnh, Đào Duy Tùng, Nguyễn Cơ Thạch, Đoàn Trọng Truyến, Nguyễn Đức Bình, nguyễn Khánh, Nguyễn Vịnh, Trần Quỳnh, Trần Phương, Đậu Ngọc Xuân,… 419 Nguyễn Thụy Nga, 2000, trang 44.
          420 Nguyễn Thuỵ Nga, 2000, trang 41-42.
          421 Sđd, trang 42.
          422 Sđd, trang 43.
          423 Nguyễn Thụy Nga, 2000, trang 63.
          424 Ông Năm Hoành bị kết án tám năm tù, bị đưa đến một nhà lao dã chiến ở Pleiku. Nhưng chỉ mấy tháng sau, ông cùng gần 100 người tù khác vượt trại, trốn thoát sang Campuchia. Năm Hoành ở lại Campuchia cho đến năm 1963. Tại đây, ông biết tin Lê Duẩn đã an toàn ra Bắc. Năm 1964, khi đang ở căn cứ Trung ương Cục, Năm Hoành nhận được một bức điện của “anh Ba” Lê Duẩn: “Anh rất mừng được tin chú thoát khỏi trại giam của giặc và chiến thắng trở về. Mong chú mau hồi phục sức khỏe để công tác tốt” (Tổng tập Lê Duẩn, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, trang 925). Tháng 6-1971, Năm Hoành được đưa ra Bắc, chỉ vài hôm sau khi ông về nhà khách K5B ở Quảng Bá, ông Lê Duẩn cho xe đến đón về nhà riêng ở số 6 Hoàng Diệu, ông Năm Hoành kể: “Tôi vừa đẩy cổng bước vào thì anh Ba ôm chầm lấy tôi, nói, ‘Chú còn sống! Thế mà khi chú bị bắt anh cứ nghĩ là chúng sẽ giết chú” (trang 926).
          425 Ủy viên Trung ương Khóa III.
          426 Trong thập niên 1990 là phó bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
          427 Ngày 15-5-1955, bà Lê Thị Sương viết thư cho bà Nga: “Thân gửi dì Nga! Trong năm có nhận được thư dì và cậu cháu Hãn (tức ông Lê Duẩn), vì một phần trong người ốm đau, một phần bực một vài ý kiến trong thư dì, nên cậu (cha ông Lê Duẩn) và tôi cũng có ý trách dì. Nhưng hôm nay nhận được thư dì và chị Ái, thấy dì đã nhận được lỗi lầm. Và chị Ái cũng nói hộ thêm, vì hoàn cảnh lợi ích cách mạng mà đoàn thể đặt vấn đề, tôi và cậu lấy làm thương dì lắm. Tôi rất cảm ơn dì đã tích cực giúp đỡ cậu cháu Hãn trong khi xa gia đình, xa tôi. Hôm nay cậu cũng nhận dì là người trong gia đình và tôi thành thật xem dì như một người em, dì đừng thắc mắc nữa mà tổn hao sức khỏe” (Nguyễn Thụy Nga, trang 76).
          428 Nguyễn Thuỵ Nga, 2000, trang 83.
          429 Sđd, trang 86.
          430 Sđd, trang 127.
          431 Sđd, trang 132.
          432 Nguyễn Thuỵ Nga, 2000, trang 132.
          433 Stalin là nhân vật mà Lenin đã nhiều lần tỏ ra quan ngại nếu quyền lãnh đạo Đảng rơi vào tay ông ta. Nhưng, khi Lenin mất, Trosky thì đang đi xa. Ở Moscow, Stalin bí mật chuẩn bị tang lễ và chuẩn bị một bài diễn văn mà khi đọc lên đã khiến cho công chúng nghĩ Stalin chính là người mà Lenin gửi gắm.
          434 Giáo sư Trần Phương, khi trả lời phỏng vấn tác giả, đã cho rằng: “Những quyết định của ông Lê Duẩn cho dù hậu thế đánh giá thế nào thì cũng đều là những cố gắng sáng tạo từ sự nung nấu trong tư duy, là những sản phẩm của một bộ óc luôn luôn trăn trở, đầy trách nhiệm, đầy lo toan cho lợi ích của Đảng, của nước, và của dân”.
          435 Theo Giáo sư Trần Phương: “Nghị quyết Đại hội IV đã được anh Lê Duẩn chuẩn bị từ năm 1969. Trong vòng gần một năm trời, anh Lê Duẩn đã tập hợp một số chuyên gia như Hoàng Tùng, Trần Quỳnh, tôi, Đậu Ngọc Xuân, Đống Ngạc, Đào Duy Tùng, Nguyễn Khánh và có lúc xuất hiện Nguyễn Đức Bình, rồi đưa xuống Đồ Sơn. Tại đây, anh Lê Duẩn phác ra ý tưởng, bọn này chất vấn, thảo luận hoặc đồng tình. Khi viết gần xong, anh bảo: “Khoan đã, chờ kết thúc cuộc chiến thế nào đã”. Việc chuẩn bị vì thế tạm ngưng vào năm 1970. Đến 1973-1974 công việc lại được khởi động lại, đến năm 1975 thì hoàn chỉnh”.
          436 Lược ghi phát biểu của Lê Duẩn tại Hội nghị Trung ương 25, Văn Kiện Đảng toàn tập, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, tập 37-1976, trang 350.
          437 “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kĩ thuật, cách mạng văn hóa tư tưởng, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ…”.
          438 “Một nước nhỏ, đánh với một đế quốc to, giàu mạnh và ngoan cố, cầm đầu phe đế quốc như Mỹ, [lại] trong điều kiện phe ta mất đoàn kết nghiêm trọng, mà đã giành được thắng lợi hoàn toàn, trọn vẹn và triệt để thì thật lạ lùng. Thắng lợi vĩ đại của ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là một điều hết sức bất ngờ với kẻ thù. Thế giới khâm phục và ngạc nhiên lắm” (Văn Kiện Đảng Toàn Tập, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, tập 36-1976, trang 334).
          439 Phát biểu của Lê Duẩn, Văn Kiện Đảng Toàn Tập, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, tập 37-1976, trang 379.
          440 Khẩu hiệu của Tỉnh Nghệ Tĩnh 441 Tỉnh ghép: Nghệ An-Hà Tĩnh.
          442 Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, tác giả của các bài “địa phương ca” được đưa đến Quỳnh Lưu để viết một ca khúc mà cuối thập niên 1970, gần như trên hệ thống phát thanh, ngày nào cũng được cặp song ca tài danh Kiều Hưng-Thu Hiền hát đi hát lại: “Ai đi qua Nghệ Tĩnh / Mà không dừng Quỳnh Lưu / Đời hôm nay rộng mở / Xa bát ngát chân trời / Mảnh vườn xưa ngăn chia / Đèn nhà ai nấy rạng / Ruộng đồng xưa phân chia / Chắn tầm xa phóng khoáng…”.
          443 Giáo sư Phạm Như Cương kể: “Tư tưởng làm chủ tập thể… được sử dụng như một rường cột cho mọi quan hệ chính trị và xã hội. Đích thân anh Ba đã có nhiều buổi trình bày về tư tưởng đó ở trường Nguyễn Ái Quốc, ở Học viện Chính trị Trung-Cao…Các ‘cây lý luận’ đương thời đều được phân công đi giảng bài, viết bài để phổ biến tư tưởng đó. Riêng ở Viện Triết học thì chúng tôi không tích cực lắm… Tôi biết rằng hình như Tổng Bí thư không được vui khi thấy một tư tưởng lớn mà ông rất tâm đắc như thế mà tôi và viện triết lại không tích cực hưởng ứng, không chịu triển khai nghiên cứu. Nhưng anh Lê Duẩn là người độ lượng, không có tiểu khí, không hay có thành kiến cá nhân,… nếu có ai không đồng tình với anh thì tuy không vui, nhưng anh không thù ghét, trù dập. Có một lần nhân tôi lên làm việc với anh Trường Chinh, anh Trường Chinh cũng hỏi tôi về khái niệm làm chủ tập thể của đại đội IV. Tôi thưa với anh Trường Chinh rằng về vấn đề này báo chí cũng như các đoàn cán bộ của Trung ương đã trình bày rất nhiều và đầy đủ lắm rồi. Tôi đã trình bày thẳng thắn với anh rằng theo tôi nếu nhìn từ lý luận triết học thì có lẽ những cách giải thích hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Anh Trường Chinh gật đầu và im lặng…Tôi hiểu rằng có lẽ chính anh Trường Chinh cũng băn khoăn như tôi” (Đặng Phong, 2008, trang 81-82). Triết gia Trần Đức Thảo cũng từng được ông Lê Duẩn gọi đến để tìm sự chia sẻ “tư tưởng lớn” này. Giáo sư Trần Đức Thảo nhớ lại: Một lần ở Hà Nội, tôi đang đạp xe đi chợ, bỗng có xe ô tô xịch đến bảo tôi lên xe ngay để đi gặp Tổng Bí thư Lê Duẩn.
          Tôi ngạc nhiên lắm, nhưng cũng phải tuân lệnh lên xe đi theo anh em, mà chưa rõ có việc gì. Chiếc xe đạp của tôi có người nhận và hứa sẽ đem về tận nhà cho tôi. Đến nhà Tổng Bí thư, được ông tiếp đón rất trân trọng. Ông nói rằng ông muốn trình bày cho tôi nghe một tư tưởng triết học lớn của ông là tư tưởng làm chủ tập thế. Tôi lễ phép lắng nghe. Sau khoảng 2 giờ liền, ông nói say sưa, tôi chỉ im lặng, không dám hỏi han gì. Sau cùng, ông thấy nói mãi mà chẳng thấy tôi khen chê gì cả, ông phải nhắc tôi: “Tôi biết anh là một nhà triết học lớn, tôi muốn nghe ý kiến của anh”. Tôi bèn trả lời rất chân thành: “Thưa anh tôi thấy khó hiểu quá, xin nói thật là tôi không hiểu”. Ông có vẻ ngạc nhiên, nhưng vẫn từ tốn hỏi lại: “Ô hay! Có thật là anh không hiểu gì không?” Tôi lại thưa: “Thưa anh quả thật là tôi không hiểu gì cả. Sau đó ông thất vọng và bảo tôi đi về”(trang 83).
          444 “Bài nói của đồng chí Lê Duẩn tại lớp chính trị Trung cao cấp ngày 13-3-1977 tại trường Nguyễn Ái Quốc”, “Hồ sơ lãnh tụ Lê Duẩn”, lưu trữ tại kho Lưu trữ Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh.
          445 Năm 1973, sau chín năm xung phong vào chiến trường miền Nam, bà Nguyễn Thụy Nga từ chiến trường Khu IX ra Bắc và nhận thấy ông Lê Duẩn đã yếu đi rất nhiều. Bà Nga kể: “Khi miền Nam giải phóng anh mổ tiền liệt tuyến, suốt ngày phải mang một túi ni lông bên hông. Sáng nào cũng ba, bốn bác sỹ bu quanh làm thuốc. Vậy mà anh đi hết nơi này, nơi khác để tìm hiểu tình hình” (Hồi ký Nguyễn Thụy Nga, Bên Nhau Trọn Đời, bản thảo viết năm 1998, tr 187-188).
          446 Theo ông Trần Việt Phương: Khi Lê Duẩn sang dự Đại hội Đảng cộng sản Liên Xô, Brejenev kể với ông rằng để chuẩn bị cho Đại hội, Liên Xô phải huy động hàng trăm viện nghiên cứu, hàng nghìn nhà khoa học của nhiều lĩnh vực khác nhau.
          Lê Duẩn liền nói với Brejenev: “còn tôi, tôi chỉ cần mấy chú thư ký thôi”. Một trợ lý của Lê Duẩn, ông Trần Quỳnh, viết trong hồi ký: “Lê Duẩn là người tự mình suy nghĩ lấy những vấn đề cần giải quyết, chả bao giờ nghe ý kiến của người khác, tự bản thân Lê Duẩn thể nghiệm sự đúng đắn của những những ý kiến đó... Khi nói chuyện tay đôi với tôi, Lê Duẩn thường coi tôi là một đối tượng nghe giùm, để định hình ý nghĩ của mình, chứ không phải là người mà Lê Duẩn cần nghe ý kiến”.
          447 Bí thư Trung ương Đảng Khóa VI, viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương 1977-1987.
          448 Tổng tập Lê Duẩn, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, trang 40.
          449 Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 25, Lê Duẩn nói: “Stalin vốn là người trung thực, khiêm tốn, đọc tài liệu ta thấy trước đây đồng chí ra đứng tận cổng đón từng đồng chí ủy viên Bộ Chính trị tới họp hoặc tới gặp gỡ đồng chí, thế mà vào cuối đời mình vẫn phạm sai lầm. Vì vậy, cần phải có một cơ cấu bảo đảm làm chủ tập thể, không để một cá nhân nào đó chen vào, trồi lên, độc đoán, chuyên quyền. Thế giới có những kinh nghiệm phức tạp, có hiện tượng đảng là một người. Đảng là tôi, nhà nước là tôi. Ta cần rút kinh nghiệm để tránh” (Phát biểu của Lê Duẩn, Văn Kiện Đảng Toàn tập, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, tập 37-1976, trang 403).
          450 Phát biểu trước Hội nghị Trung ương 25, Bí thư Lê Duẩn nói: “Triều Tiên làm rất găng trong việc phát huy sức lao động.
          Ta cũng phải làm thế nhưng phải phát huy tính tự giác của nhân dân hơn. Trong làm chủ tập thể, có cái tự nguyện, có cái phải thuyết phục, có cái phải bắt buộc” (Phát biểu của Lê Duẩn tại Hội nghị Trung ương 25, Văn Kiện Đảng Toàn tập, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, tập 37-1976, tr 361).
          451 Phát biểu của Lê Duẩn tại Hội nghị Trung ương 25, Văn Kiện Đảng Toàn tập, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, tập 37- 1976, trang 403-404.

          Comment


          • #20
            Chương 9

            Xé Rào


            í thư Thành ủy Võ Văn Kiệt từng nói trước Hội đồng Nhân dân: “Khác với tất cả các xã hội có giai cấp trước đây, nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu trách nhiệm đầy đủ đối với đời sống của nhân dân, vì vậy nhà nước phải nắm toàn bộ khâu lưu thông phân phối, đặc biệt là những nhu cầu thiết yếu đối với đời sống, liên quan đến bữa ăn hàng ngày của nhân dân lao động”452. Chỉ mấy năm sau, những người như ông Kiệt nhận ra chính tham vọng tốt đẹp đó đã như những bức tường, những hàng rào, giam hãm sự năng động của toàn xã hội. Những nỗ lực “đục thủng” cơ chế “tập trung quan liêu bao cấp” đó về sau sẽ được gọi là “xé rào”.
            Bế tắc
            Bên ngoài thì giặc dã, bên trong thì bức bối, đói kém, không khí càng trở nên ngột ngạt, nhất là từ giữa năm 1978. Lượng người bỏ nước ra đi càng lúc càng tăng, cỗ xe như đang lao xuống dốc mà không ai nhìn thấy chân phanh ở đâu.
            Ông Võ Văn Kiệt quyết định gặp gỡ giới trí thức Thành phố. Với hy vọng có được sự chia sẻ từ những người Sài Gòn vốn được coi là có cảm tình với “Cách mạng”, ông Kiệt đã nói khá chân thành: “Anh em cố gắng ở lại, trong vòng ba năm nữa, nếu tình hình vẫn không thay đổi, tôi sẽ đưa anh em ra phi trường”. Cả hội trườngim lặng. Rồi, giáo sư Nguyễn Trọng Văn đứng lên: “Chúng tôi sẵn sàng ở lại, nhưng nếu ba năm nữa mà tình hình không thay đổi thì tôi cho rằng người nên ra đi phảilà các anh”.
            Câu nói của giáo sư Nguyễn Trọng Văn gây rúng động. Tối hôm ấy, tại số 56 Trương Định có một cuộc họp của Thường vụ mở rộng, Tổng Thư ký Hội Trí thứcYêu Nước Huỳnh Kim Báu được mời dự. Hầu hết ý kiến phát biểu đều phê phán Giáo sư Văn gay gắt, ông Mai Chí Thọ đề nghị: “Bắt!”. Ông Báu kể, Võ Văn Kiệt làmthinh, nhưng cặp mắt đăm chiêu. Cuối cùng, ông nói: “Sau khi nghe anh Văn nói, tôi cũng bị sốc, rất sốc. Nhưng rồi suy nghĩ, tôi thấy, anh Văn đã phát biểu rất nghiêm túc. Tôi cho rằng, nếu ba năm nữa mà tình hình không thay đổi thì rõ ràngngười ra đi không thể là các anh ấy”. Kết luận của ông Kiệt khiến cho mọi người im lặng, và nhờ nó, Giáo sư Nguyễn Trọng Văn đã không bị bắt. Ông Huỳnh Kim Báu nhớ lại: “Lúc đó, nếu ông Võ Văn Kiệt thiếu bình tĩnh, cứng với anh Văn thì tình hình sẽ diễn biến rất xấu”.
            Là người có kinh nghiệm với cả hai phía, ông Huỳnh Kim Báu nhận ra vấn đề không phải ai đúng ai sai mà sức chịu đựng của những nhà lãnh đạo đang nắm quyền tuyệt đối trong tay là rất giới hạn. Ông khuyên giáo sư Nguyễn Trọng Văn: “Anh phải kiềm chế, nếu tiếp tục phát biểu như thế, Sáu Dân không đỡ nổi đâu. Tôi không muốn trở thành người phải còng tay anh”.
            Trước “giải phóng”, ông Huỳnh Bửu Sơn là chuyên viên của Ngân hàng Quốc gia. Sau khi bàn giao mười sáu tấn vàng cho cách mạng xong, ông về làm tại ngân hàng Bến Chương Dương. Tại đây, theo quán tính của một công chức chỉnh chu, ông Huỳnh Bửu Sơn vẫn mặc áo sơ mi, quần tây, đôi khi cà-vạt và thường xuyên mang giày đến sở. Điều đó làm cho những vị lãnh đạo ngân hàng từ Bắc vô nhận xét: “Thằng này chưa giác ngộ”. Một hôm, ông Huỳnh Bửu Sơn bị gọi lên nói: “Giờchúng tôi quyết định đưa anh về ngân hàng Củ Chi”. Một cảm giác vừa chán chường vừa uất hận dâng nghẹn. Cho dù rất sợ vì chưa biết điều gì sẽ xảy ra nhưng ông Huỳnh Bửu Sơn vẫn nói: “Nếu đưa đi Củ Chi thì tôi nghỉ”453.
            Cuối thập niên 1960, khi vừa tốt nghiệp luật và văn khoa về làm tại Ngân hàng Quốc gia, ông Huỳnh Bửu Sơn được cấp một căn hộ trên đường Bà Huyện Thanh Quan. Năm 1970, khi ngân hàng xây một khu cư xá tại An Phú, Thủ Đức, ông được cấp bán một căn biệt thự xây dựng trên khuôn viên rộng 1.000m. Lương của ông Sơn khi ấy là 200.000 đồng, tương đương với sáu lượng vàng, ngoài ra cán bộ như ông còn được cấp một xe hơi hiệu Ladalat để đi lại. Là chuyên viên, ông không những có thể nuôi vợ con sung túc, mà đến tháng 4-1975, số dư trong tài khoản tiết kiệm của gia đình ông vẫn có hơn hai triệu đồng. Số tiền này đã trở thành giấy lộn sau khi đổi tiền và sau khi chính quyền “đình chỉ vĩnh viễn mười sáu ngân hàng tư nhân”.
            Để lo cho cuộc sống, cũng như nhiều gia đình khác, vợ chồng ông Huỳnh Bửu Sơn bắt đầu phải bán từ dàn máy nghe băng hiệu Akai, cái tivi, rồi hai chiếc xe gắn máy. Chuyện “ăn tiệm” diễn ra gần như hàng tuần trước đây trở thành cổ tích. Mỗi ngày đi làm, ông Huỳnh Bửu Sơn phải mang theo một lon guigoz cơm độn mì, vợ ông lấy củ hành kho tương với mấy lát khổ qua xắt. Nước mắm khi ấy vô cùng khan hiếm, người dân Sài Gòn phải lấy muối pha với nước rau để làm nước chấm. Nếu như ông Phan Lạc Phúc đã mất “13 ký mỡ” sau khi chịu cải tạo qua các trại Suối Máu, Long Khánh, Sơn La, thì ở Sài Gòn, ông Huỳnh Bửu Sơn nhớ: “Giải phóng hai năm tôi cũng sụt mất mười ba ký”.
            Không chỉ có cuộc sống của những người từng làm việc cho chế độ Sài Gòn như ông Huỳnh Bửu Sơn bị đảo lộn. Sự khốn đốn cũng không buông tha những người chiến thắng. Theo một ủy viên Trung ương Đảng, ông Nguyễn Thành Thơ454: “Một hôm, khoảng sáu giờ tối, vợ của một thiếu tướng, vốn là bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho tôi khi tôi làm bí thư Chính ủy khu miền Tây, đến đá cửa nhà tôi ầm ầm rồikêu: ‘Mười Thơ, gạo đâu ăn?’. Tôi chạy ra mở cửa, trước thái độ đói giận của chị, tôi vô nhà vác bao gạo mới được cấp, đem ra để trên xe. Chị cho xe rồ máy chạy về, đến cũng như đi, không có một lời chào hỏi”. Đó là bao gạo duy nhất còn lại trong nhà.
            Ông Nguyễn Thành Thơ kể tiếp: “Hai anh em con tôi, sau những ngày ăn bo bo, khoai bắp, hôm có ít gạo nấu nồi cháo, em vào bếp múc tô cháo ăn. Anh vô bếp thấy em ăn, hỏi: ‘Mầy ăn gì?’. Người em lấy mặt che tô cháo. Anh nắm lỗ tai kéo lên: ‘Mầy ăn cháo gạo không chờ ai à?’. Nói xong, liền đẩy đầu em xuống tô cháo. Thằng em, mặt đầy cháo, ngước dậy lấy tô cháo vụt vào mặt anh, trúng mé mắt, máu ra lai láng. Vợ tôi vội chở đến bệnh viện Gia Định cầm máu, may lại. Dọcđường thằng anh nói với mẹ: ‘Đừng đánh em, tại con mấy ngày không được ăn cơm cháo gạo, thấy em ăn cháo gạo không kêu ai nên tức giận, có thái độ không phảivới em”.

            Mậu dịch quốc doanh

            Ông Đỗ Mười đến Sài Gòn năm 1978 không chỉ tổ chức các lực lượng đánh thẳng vào “sào huyệt của giai cấp tư sản” mà còn triệu tập cán bộ dân chính Đảng tới nghe ông nói chuyện về lý luận. Ông Nguyễn Thành Thơ kể: “Anh Kiệt kêu tôi thay anh đi dự nghe”.
            Tại hội nghị, theo ông Thơ, “Đỗ Mười nói: ‘Ta cải tạo công thương thành quốc doanh, để nắm chặt, tránh cạnh tranh, tránh khủng hoảng thừa thiếu, đảm bảo yêu cầu nhân dân, tránh đầu cơ bóc lột. Về nông sản ta có trạm từ tỉnh, đảm bảo tự túc tự cung từ tỉnh, sản phẩm thừa nhà nước thu mua, có kho chứa và vận chuyển cho nơi thiếu, đảm bảo yêu cầu…’. Mỗi lần nói xong, anh Đỗ Mười nhìn lên mái nhà một lát rồi lại nói tiếp, cứ thế đến sáu giờ tối mới chấm dứt. Tôi nghe giải thích đó là xã hội chủ nghĩa, là đảm bảo yêu cầu nhân dân, là không bị đầu cơ bóc lột, những cơ chế tôi hoàn toàn không thông, vì quá mới mẻ chưa từng qua cuộc sống”.
            Theo ông Võ Văn Kiệt: “Sau cải tạo, hệ thống thương nghiệp quốc doanh bắt đầu thay thế các cửa hàng tư nhân. Ngay cả những cửa hàng tư nhân đang làm ăn trước chợ Ông Lãnh, chợ Cầu Muối, cũng phải dẹp bỏ để nhường chỗ cho thương nghiệp quốc doanh đến trưng bảng hiệu”. Trước khi cải tạo công thương nghiệp tư doanh, báo chí nhà nước liên tục đổ lỗi cho “gian thương”455. Sau ngày cải tạo, các hộ kinh doanh bị chính quyền truy quét triệt để tới cả vỉa hè, nơi trao đổi từng chiếc quạt máy, vài cái đồng hồ mà dân Sài Gòn bắt đầu phải bán đi vì túng quẫn.
            Báo chí “cách mạng” gọi những tụ điểm mua bán đồ cũ đó là “những hang ổ của bọn lưu manh trộm cướp, đầu cơ, bọn áp phe buôn lậu, bọn bán hàng giả, hàng ăn cắp của nhà nước, tiêu thụ của cướp giật, là những điểm hội tụ của tất cả những bọn làm ăn bất chính, phá rối trật tự trị an, làm hại đến đời sống nhân dân lao động”456. Công an thường xuyên phối hợp với các lực lượng thanh niên bảo vệ, “đồng loạt truy quét bọn lưu manh côn đồ tại mười ba tụ điểm chợ trời lớn trong thành phố, trong đó có xa cảng miền Tây, khu Huỳnh Thúc Kháng-Hàm Nghi- Nguyễn Huệ, khu chợ trời Trần Quốc Toản”.
            Ông Kiệt không phải chờ quá lâu để chứng kiến những gì mà chủ nghĩa xã hội mang lại cho Sài Gòn. “Toàn Đảng” và không ít người dân đã từng tin vào một tương lai tươi sáng sau khi thực hiện “kế hoạch 5 năm”, 1976-1980. Đại hội Đảng lần thứ IV đề ra mục tiêu: “Năm 1980 đạt ít nhất hai mươi mốt triệu tấn lương thực quy thóc, một triệu tấn thịt hơi các loại”. Vậy mà thực tế là, ngay trên vựa lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, sau khi “cưỡng bức tập thể hóa”, sau khi máy cày, máy kéocủa tư nhân bị đưa vào hợp tác xã, tập đoàn đã trở nên tàn phế, mặc kệ các chỉ tiêu Đại hội, sản lượng lương thực, thực phẩm giảm mạnh sau các “năm năm kế hoạch”457. Nếu như chỉ có thất bại của chính sách hợp tác hóa, người dân vẫn có thể xoay xở với một lượng lương thực chỉ giảm đi vài trăm nghìn tấn. Nhưng gạo lại để ẩm mốc ở Long An trong khi dân Sài Gòn vẫn đói. Chế độ bao cấp lương thực theo định lượng và chính sách cấm chợ ngăn sông đã trói buộc cả chính quyền lẫn người dân.
            Ngay sau ngày 30-4-1975, chính quyền mới nhanh chóng thiết lập một chế độ công hữu các dịch vụ như y tế, giáo dục, biến hàng trăm ngàn thầy cô giáo, y tá, bác sỹ trở thành công chức ăn lương. Không dừng lại ở mức độ “ưu việt” đó, BộLương thực đã điều hơn 3.000 mậu dịch viên vào Thành phố, thiết lập một hệ thống phân phối gạo bao cấp với hơn 1.000 cửa hàng ở khắp Sài Gòn-Chợ Lớn. Chính quyền dự định cấp sổ gạo cho hơn bốn triệu người dân ở Sài Gòn với mức bình quân chín ký mỗi người với giá lúc đầu là bốn mươi đồng một ký; sau đổi tiền, chỉ cònnăm mươi xu một ký, trong khi giá gạo trên thị trường năm 1975 là hai đồng rưỡi. Nhưng niềm hân hoan của người dân Sài Gòn chỉ kéo dài vài tháng.
            Cửa hàng lương thực là một trong những điểm tiếp xúc đầu tiên của dân chúng với chế độ. Theo bà Ba Thi, người dân vừa than phiền thái độ hách dịch cửa quyền của mậu dịch viên vừa thất vọng về chất lượng gạo. Lượng người xếp hàng ở mậu dịch đông, trong khi các mậu dịch viên thì thủng thẳng vô sổ, cân đong và ca cẩm. Để mua được đủ tiêu chuẩn gạo, nhiều người phải xếp hàng cả ngày.
            Gạo mậu dịch khi ấy được gọi là “gạo tổ”, thứ gạo mà trước khi nấu phải đãi sạn và gạo mục, trước khi đãi phải nhặt thóc và bông cỏ. Thế nhưng vì giá bán rẻ hơn rất nhiều so với thị trường, nên những nhà không ăn tới vẫn cho người ra xếp hàng mua hết tiêu chuẩn về cho heo, cho gà ăn, hoặc bán lại. Bà Ba Thi Nguyễn Thị Ráo458 giải thích: “Nhà nước mua lúa của nông dân với giá rẻ mạt nên người nông dân bán cho tròn bổn phận chứ không hề băn khoăn phải lựa chọn thứ lúa tốt phơi khô, rê sạch. Người ta không nói ra nhưng vẫn thấy nhà nước thật lạ, nông dân làm một nắng hai sương mới ra hột lúa, củ khoai mà thu mua như giựt”459.
            Năm 1978, khi đồng bằng sông Cửu Long mất mùa, Nhà nước phải dùng hàng vạn tấn khoai lang, sắn và hạt lúa mạch, dân tình quen gọi là bo bo để bán ra thay “tiêu chuẩn gạo”. Trong tình hình đó, Nghị quyết về “Công tác giá trong tình hình mới” của Bộ chính trị lại “đổ thêm dầu vào lửa” khi quy định giá thu mua lương thực, thực phẩm của nông dân thấp hơn rất nhiều so với giá thành460. Tình hìnhlương thực càng căng thẳng vì không thu mua được. Ngay trên địa bàn Thủ đô, cho dù Ban bí thư đã trực tiếp điện yêu cầu các địa phương đưa gạo về461, nhưng tháng 3-1978, người dân Hà Nội chỉ mua được 30% gạo trong khẩu phần lương thực; tháng 4-1978, tỷ lệ gạo mua được còn thấp hơn tháng 3. Trong khi đó, các thựcphẩm thông thường như rau, đậu phụ, mỡ, cá cũng không đủ để bán theo tem phiếu462.
            Khan hiếm lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm bắt đầu tác động mạnh mẽ lên các thị dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công nhân sống dựa vào tem phiếu và những gì được cung cấp ở các cửa hàng mậu dịch. Kể từ đầu thập niên 1960, tại Hà Nội, cán bộ cao cấp có cửa hàng phục vụ riêng tại phố Tôn Đản, cán bộ trung cấp có cửa hàng tại phố Nhà Thờ, Vân Hồ, Đặng Dung và Kim Liên, còn cán bộ, công nhân, viên chức bình thường và nhân dân mua ở các cửa hàng rải rác trong thành phố. Dân tình có thơ: Tôn Đản là chợ vua quan / Vân Hồ là chợ trung gian nịnh thần / Bắc Qua là chợ thương nhân / Vỉa hè là chợ… nhân dân anh hùng! Những người hưởng chế độ tem phiếu A1, thuộc thứ bậc thấp nhất trong hàng hưởng lương nhà nước, thì mỗi tháng chỉ được ba lạng thịt. Cán bộ, công nhân thường mỗi năm được cấp phiếu mua năm mét vải, mỗi tháng được từ 0,3 đến 0,5 ký thịt, bốn lít dầu… Thường dân thì được mua bốn mét vải một năm. Lao động gián tiếp, làm việc ở văn phòng, mỗi tháng được bán mười lăm ký gạo; giáo viên được mười ba ký; sinh viên được mười bảy ký; còn những người “lao động trực tiếp” như công nhân thì được hai mươi mốt ký gạo. Trong bài văn nộp cho cô giáo, con gái một công nhân làm việc ở Nhà máy Dệt 8-3 ước mơ: “Ngày Tết em mong sao có một nồi cơm trắng và một bát thịt kho”.
            Mỗi tháng, theo tiêu chuẩn, các gia đình được phân phối thịt. Gọi là thịt nhưng toàn mỡ vụn, bạc nhạc và lại chia làm hai lần nên phải bốc thăm. Ai trúng thì lĩnh trước, không trúng thì chờ đợt sau. “Có bị cân hụt mất cả lạng thì cũng phải cố màcười. Thịt mang về, rán cho cùng kiệt mỡ, cẩn thận đổ vô liễn rồi mới cho muối, kho mặn chát để ăn dè. Các nhu yếu phẩm khác như xà phòng, mì chính, chất đốt cũng vậy, có khi năm ba tháng liền chỉ được lĩnh vải mà không có xà phòng, có người ở nhà toàn phụ nữ nhưng khi lĩnh đồ lót phân phối thì toàn quần đùi, áo may ô và… dao cạo râu. Trong những ngày chia thịt, ở các khu phố, có không ít tiếng chì chiết của các ông chồng vì vợ bốc không trúng thăm thịt trong khi mùi mỡ cứ bay từ nhà hàng xóm sang”463.
            Trong khi đó, ở Tôn Đản, theo ông Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học: “Bố tôi là bộ trưởng Bộ Giáo dục. Ông mất ngay sau khi đất nước được thống nhất, nhưng mẹ tôi vẫn được hưởng chế độ cung cấp như khi bố tôi còn sống. Đại gia đình chúng tôi, mẹ tôi và bốn gia đình anh chị em chúng tôi, cùng chung sống dưới một mái nhà, góp tiền lương ăn chung một nồi… Tất cả chúng tôi đều là những cán bộ trung cấp, là tiến sỹ, giáo sư, phó viện trưởng hoặc tương đương nhưng tiền lương không đủ để mua hết tiêu chuẩn thực phẩm vốn đã ít ỏi cấp cho một bộ trưởng”464.
            Hơn hai thập niên, người Hà Nội đã phải sống chung với các mậu dịch quốc doanh, các cửa hàng gạo như là một biểu tượng của Hà Nội thời bao cấp: Người dân phải dậy từ nửa đêm để xếp hàng. Người bận quá thì đặt cục gạch, cục đá hay cái nón, cái rổ rá ở đấy để giữ chỗ. Gạo mua về mà ngửi không có mùi mốc là lâng lâng sung sướng.
            Ước mơ của người Hà Nội trong thập niên 1970 là một chiếc xe đạp Thống Nhất, một cái quạt tai voi hay một đôi dép nhựa Tiền Phong. Tiêu chuẩn của các cô gái Hà Nội cũng thật là đơn giản: Một yêu anh có may ô / Hai yêu anh có cá khô ăn dần /Ba yêu rửa mặt bằng khăn / Bốn yêu anh có chiếc quần đùi hoa465. Một đôi dép nhựa Tiền Phong bán chợ đen thời ấy đủ mua một vé máy bay bao cấp từ miền Nam ra Bắc466. Chỉ những người đạt các danh hiệu thi đua mới có thể được phân phối xe đạp. Xe đạp muốn lưu hành cũng phải đăng kí xin cấp giấy chứng nhận sở hữu và biển số xe467. Cho đến cuối thập niên 1970, người dân miền Bắc muốn sở hữu radio cũng cần giấy phép468. Trong khi nhu cầu hàng hóa để phân phối càng ngày càng tăng, chính sách kinh tế kế hoạch hóa đã làm hoang phế máy móc vàtriệt tiêu khả năng sản xuất kinh doanh của cơ sở.

            Máy bỏ không, công nhân cuốc ruộng

            Hầu hết các hãng, nhà máy lớn ở Sài Gòn do có “xuất nhập cảng” nên gần như đã bị quy là “tư sản mại bản” và bị “đánh” vào tháng 9-1975. Những hãng xưởng nhỏ hơn thì từ đó cho tới tháng 3-1978 bị “đánh” hoặc bị “vận động công tư hợp doanh”. Điều xót xa hơn, theo ông Vũ Đình Liệu: “Máy móc thu được của các nhà tư sản không những không tiếp tục làm ra của cải mà bị vất vào kho để cho tới khi hư hỏng”.
            Theo ông Trần Hồng Quân469: “Khoảng cuối năm 1978, đầu năm 1979, trung ương nhờ trường Đại học Bách Khoa cho sinh viên vào kho “hiện vật cải tạo”, để xem những máy móc trong đó có cái gì còn dùng được. Nhưng sinh viên thì chỉ biết mấy cái máy tiện, máy phay, những máy móc dùng trong công nghiệp nhẹ thì chưabao giờ được tiếp xúc, nên không thể làm gì. Cuối cùng, trung ương ra lệnh, tháo rã những chiếc máy đó ra, thu hồi những vòng bi làm phụ tùng, còn phần lớn thì dùng như phế liệu”. Đây là những máy móc mà “trước giải phóng” đã giải quyết việc làm cho hàng vạn công nhân và làm ra biết bao của cải cho xã hội.
            Không chỉ có “tư liệu sản xuất”, nhà cửa của “giai cấp tư sản” đưa vào “quỹ nhà cải tạo” đã được phân chia như chiến lợi phẩm. Theo ông Đỗ Hoàng Hải: “Nhữngcăn nhà mà tư sản dùng làm cơ sở thương nghiệp, rất tiện cho việc buôn bán, được chia cho những người lao động. Ngôi nhà đang một chủ, giờ chia ra mỗi hộ giữ một phòng hoặc một tầng lầu, hộ có toa-let thì không có bếp, hộ có bếp thì không cónơi phơi phóng”. Không những trong nội bộ ‘giai cấp công nhân’ bắt đầu tranh chấp, gây gổ với nhau, mà cấu trúc của ngôi nhà cũng bắt đầu bị hủy hoại. Một phần lớn nhà cửa khác được giao lại cho các đơn vị thương nghiệp quốc doanh thì phần lớn bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả.
            Các cán bộ miền Bắc cũng được các bộ, ngành điều vào để nắm giữ các nhà máy của tư sản miền Nam. Một trong số họ là ông Nguyễn Quang Lộc. Tháng 9-1975, khi được giao tiếp quản hãng Bột giặt Viso của nhà “tư sản mại bản” Trần Văn khôi, ông Lộc đã đề nghị chính quyền “áp dụng chính sách nhân đạo”, hoãn đưa ông Khôi đi cải tạo hai năm để ông Khôi “truyền kinh nghiệm quản lý nhà máy cho Cách mạng”. Đây không phải là một may mắn cho ông Trần Văn Khôi, vì năm 1977 ông vẫn phải đi tù ba năm, mà là may mắn cho chính quyền, vì trong hai năm ấy ông Khôi đã giúp những người như ông Lộc khôi phục được phần lớn khả năng hoạt động của nhà máy.
            Ông Nguyễn Quang Lộc kể: “Khi tôi vào, ông Khôi nói, mời anh làm giám đốc, tôi đề nghị để tôi làm ‘phụ tá’ thôi. Rồi tôi nói với công nhân, quý vị yên tâm, ôngKhôi dùng được quý vị thì tôi dùng được. Nhưng điều tôi lo nhất là những cán bộ từ miền Bắc vào”. Cán bộ miền Bắc, kể cả ông Lộc là kỹ sư, chưa bao giờ nhìn thấy một giây chuyền sản xuất như vậy. Chưa kể, từ miền Bắc thiếu thốn, vào thấy cáigì trong nhà máy cũng có giá, không tránh khỏi thèm thuồng. Thế nhưng, thay vì học hỏi, không ít người lại tự cao, tự đại. Ông Lộc đã phải nói với họ: “Các anh vào đây, chuyên môn chưa làm được thì phải lo mà giữ đạo đức, đừng có đi mót của, người ta khinh mình”.
            Khác với ông Trần Văn Khôi, tháng 8-1976, khi bà Nguyễn Thị Đồng được Liên hiệp Dệt cử vào “tiếp thu” Tái Thành Kỹ Nghệ thì chủ nhà máy, bà Đoàn Thị Mỹ, đã bị đi cải tạo rồi. Quan điểm của bà Đồng là “phải có chi bộ mới đề ra chủ trương lãnh đạo nhà máy được”. Đảng ủy cấp trên đồng ý cho bà lập một chi bộ có mười ba người do bà làm bí thư.
            Bà Nguyễn Thị Đồng kể: “Tôi phân công từng đồng chí đảng viên chịu trách nhiệm từng khâu. Khẩu hiệu là không làm thịt máy chết” – tức là không tháo phụtùng từ máy cũ sang thay vào máy mới. Tái Thành Kỹ Nghệ sau năm 1975 đã hoạt động cầm chừng. Nhà máy có 130 máy dệt, một máy hồ mới đem về và mười bốn máy nhuộm mà “Cách mạng vô không ráp được”. Theo bà Đồng thì những ngườithợ giỏi đã bị chủ cũ đuổi đi. Từ danh sách những người bị đuổi, bà Đồng mời được năm mươi hai thợ giỏi vào nhà máy, lúc bấy giờ được gọi là Dệt Thành Công, làm việc.
            Cũng như ông Nguyễn Quang Lộc, bà Nguyễn Thị Đồng cũng phải dặn các đảng viên: “Nghèo thì nghèo, tuyệt đối không được lạng quạng”. Thoạt đầu, bà Đồng phân công các đảng viên làm tổ trưởng. Nhưng vì những người này, theo lời bà Đồng, đều là “bộ đội quăng qua, không có nghề nghiệp gì”, nên “tôi phải gọi họ lên làm công tác tư tưởng để họ xuống làm tổ phó cho thợ giỏi lên làm tổ trưởng”.
            Những năm tháng đầu sau khi tiếp quản, bà Đồng tích cực “phát triển Đảng trong giai cấp công nhân”. Bà nói: “Mục tiêu là mỗi tổ sản xuất phải có một đảng viên, tiến tới một ‘ca’ phải có một chi bộ”. Khát vọng khi đó của bà Đồng là xây dựng “mô hình xã hội chủ nghĩa hoàn chỉnh” trên quê hương mình. Bà nói vớinhững công nhân cũ bỏ việc: “Chị nói thật với các em, chị cũng là người miền Nam, ra Bắc ráng học để trở về xây dựng ở miền Nam một xã hội tốt đẹp, cớ gì các em lại bỏ đi”. Khi ấy bà Đồng chưa nhận ra rất nhiều khó khăn xuất hiện ở miền Nam làbởi xã hội đang phải đi theo những điều mà những người như bà tin là “tốt đẹp”. Những khó khăn mà bà Đồng và ông Lộc phải đối diện không chỉ là những gì xảy ra ở bên trong. Ông Nguyễn Quang Lộc nhớ lại: “Nhà máy đã bị cơ chế quản lý xénhỏ, các bộ cắt dọc, địa phương cắt ngang: sáu mươi xe tải của Viso bị bắt bàn giao cho Bộ Giao thông Vận tải quản lý, hai máy phát điện giao Bộ Điện lực, khu liên hợp sản xuất nguyên liệu hóa chất giao cho Tổng cục Hóa chất, dây chuyền đóng góibột giặt giao cho Bộ Công nghiệp nhẹ”. Trước 1975, nhà máy Viso có năm kỹ sư nước ngoài, nguyên liệu thiếu, phụ tùng hết chỉ cần gọi điện ra là người ta đưa sang. Theo ông Lộc: “Cách làm đó ta gọi là lệ thuộc vào ngoại bang nên khi tôi đề nghị học cách làm của tư sản, tiếp tục hợp tác với nước ngoài không được ai chấp nhận”.
            Để có thể duy trì hoạt động của nhà máy, ông Nguyễn Quang Lộc đưa những người cũ, giỏi nhất về cơ khí làm quản đốc phân xưởng. Những vị quản đốc cũ này được trả lương cao, hơn hai ngàn đồng một tháng, trong khi lương ông NguyễnQuang Lộc chỉ có 117 đồng. Ông Lộc kể là khi ông trả lương bậc bảy cho một thợ cơ khí không biết chữ, Vụ Kỹ thuật của Bộ Công nghiệp nhẹ kịch liệt phản đối khiếncho ông đã rất nao núng. Nhưng khi ông muốn làm mấy cái bồn để dự trữ nhiên liệu, kêu thợ bậc bảy ngoài Bắc vào làm không được. Ông đành phải gọi một ông thợ người Hoa, ông thợ người Hoa trả lời: “Ngộ làm được”. Ông Lộc hỏi cần điều kiện gì, ông thợ người Hoa nói: “Cho ngộ năm thợ phụ, hai thợ hàn, hai thợ gò, mỗi ngày cho thêm hai bữa phụ bằng xôi và cho mấy két nước ngọt”. Rồi chỉ mười lăm ngày sau là dựng được bốn bồn đứng.
            Cách mạng đã rất tự tin khi đổi tên Tái Thành Kỹ Nghệ thành nhà máy DệtThành Công. Nhưng chỉ chưa đầy hai năm sau, Thành Công đứng trước nguy cơ phải đóng cửa, máy móc để cho tơ nhện giăng. Công nhân một nhà máy có công nghệ dệt hiện đại nhất lúc ấy phải sống bằng cách tận dụng vải vụn, tơ rối để khâu găng tay, nhồi búp bê, đan mũ, đan tất và làm thú nhồi vải vụn. Những công việc bằng tay đó cũng chỉ giải quyết được một phần lao động. Một phần lớn khác, kể cả đội ngũ công nhân dệt lành nghề, kỹ sư, thợ điện đều phải đi gặt thuê ở Long An, mở trại nuôi bò ở Long Thành, xuống Cà Mau làm ruộng, lên Đồng Nai, Sông Bé khai hoang trồng sắn, lập trang trại nuôi bò. Bí thư Dệt Thành Công, bà Nguyễn Thị Đồng, cho biết thêm: “Chủ trương đi sản xuất lương thực là từ Bộ Công nghiệp nhẹ, Liên Hiệp Dệt triển khai. Các ông ấy bị ám ảnh bởi cái đói từ thời chống Pháp”. Không chỉ công nhân trong nhà máy, theo ông Tư Kết Nguyễn Văn Ly, thư ký riêng của ông Mai Chí Thọ: “Mấy ngày sau giải phóng, ông Mai Chí Thọ chuyển từ trường Petrus Ký về cư xá Lữ Gia, ở nhà của Đại tá Đỗ Kiến Nhiễu (đô trưởng Sài Gòn cũ), sau ông thấy bất tiện nên viết giấy kêu tôi sang tiếp quản nhà 21 Duy Tân470” . Nhà 21 đường Duy Tân vốn là tư dinh của tổng giám đốc hãng Esso, có hồ bơi riêng, có máy phát điện riêng. Khi tình hình khó khăn, ông Tư Kết kể: “Tôi và Mười Lù, bác sỹ riêng của ông Mai Chí Thọ, phải phá vườn bông trồng rau muống còn hồ bơi thì nuôi cá rô phi”.
            Tư duy “tăng gia sản xuất để tự cung tự cấp” không phải xuất phát từ địa phương mà từ Chỉ thị 306-TTg mà thủ tướng ban hành ngày 18-11-1980. Theo đó, các cơ quan xí nghiệp trong cả nước phải tổ chức cho công nhân viên thay phiên nhau về nông thôn mượn đất của các hợp tác xã để trồng trọt. Kỹ sư, bác sĩ và những công nhân lành nghề bắt đầu được huy động đi vác cày, vác cuốc. Một thành phố như Đà Lạt cũng bị chỉ đạo, thay vì trồng hoa, phải phát triển diện tích trồng khoai sắn.
            Cũng có đơn vị không “chấp hành chủ trương” này như nhà máy Bột giặt Viso.
            Ông Nguyễn Quang Lộc kể: Ông Mười Hương, phó bí thư thường trực hỏi: ‘Tại sao mày không đưa người đi trồng lúa để tự túc lương thực?’. Ông Lộc bảo: ‘Việc của chúng em không phải là trồng lúa’. Ông Mười Hương: ‘Chủ trương của Trung ương là sẽ cắt hai tháng lương thực, không trồng lấy gì ăn?’. Ông Lộc: ‘Người ta chỉ công nhân hóa nông dân, không ai nông dân hóa công nhân cả. Làm ruộng cũng là mộtnghề, không phải làm phong trào’. Ông Mười Hương: ‘Tại sao người ta làm được mà mày không làm được?’. Ông Lộc: ‘Thưa anh chúng nó lếu láo, lấy xăng dầu đổi sắn, đổi gạo hết chứ không trồng cấy gì ra thóc ra lúa đâu’. Ông Mười Hương: ‘Taokhông cãi với mày, tao vẫn bảo bên Lương thực cắt hai tháng của Viso đấy’.
            Tháo gỡ
            Tác giả của mô hình kinh tế này, Tổng Bí thư Lê Duẩn, cũng rơi vào bế tắc. Theo ông Đỗ Phượng, tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam: “Không ít lần tôi báo cáo thông tin với đồng chí Tổng bí thư, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy anh Ba ngồi yên, nghe mà như không nghe, không hỏi lại mà cũng không ngắt lời”471. Khi ông Đỗ Phượng nói “muốn được nghe ý kiến của anh”, ông Lê Duẩn đứng dậy, nói bằng một giọng nhẹ nhàng mà ông Đỗ Phượng nói là ông chưa từng nghe bao giờ: “Thế anh bảo Trung ương phải làm gì đây, tôi phải làm gì đây! Các đồng chí lãnh đạo có trách nhiệm bên Đảng và bên chính phủ đều có mặt tại chỗ. Khó khăn thì phải tìm cách tháo gỡ, ngồi mà kêu cực trông chờ ai cứu mình”.
            Ở cấp địa phương, theo ông Võ Văn Kiệt: “Hàng ngày lãnh đạo Thành phố phải họp để nghe chi tiết thương nghiệp thu mua được mấy tấn thịt, mấy tấn rau mà vẫn không sao làm tốt bằng tư nhân được. Dân kêu: ngay cả khi chiến tranh ác liệt nhất, Sài Gòn vẫn có rau xanh, cá tươi, thịt ngon bán chứ không khan hiếm thế này”. Ông Kiệt thừa nhận bản thân ông lúc ấy cũng chưa nhìn thấy nguyên nhân chính nằm ở chế độ bao cấp vừa được nhanh chóng áp dụng ở miền Nam. Ông nói: “Mình có biết gì về cách mạng xã hội chủ nghĩa đâu, Trung ương bảo làm thì ráng làm. Làm rồi mới thấy không phù hợp”. Ông Kiệt cố gắng xoay xở để làm sao có cá, có rau và có thịt. Ông chỉ thị: “Không được để một người dân chết đói”.
            Thoạt đầu, ông Võ Văn Kiệt dự định “tháo gỡ” từ trên. Theo ông Nguyễn Thành Thơ: “Một hôm anh Kiệt đi công tác Cần Thơ, nghe anh Bảy Máy472, bộ trưởng Bộ Lương thực, đang đi đôn đốc cất kho trữ lúa, anh Kiệt mời anh Bảy Máy gặp bàn về lưu thông nông sản, chủ yếu là lương thực. Anh Bảy Máy nói: ‘Tôi chỉ biết nghe ý kiến chính thống, chớ không nghe ý kiến ai cả’. Anh Kiệt xếp tập sổ lại: ‘Hết làmviệc rồi’”.
            Ông Kiệt trở lại Thành phố gặp Sở Lương thực, và khi bà Ba Thi đề xuất để bà chủ động về đồng bằng sông Cửu Long tổ chức thu mua lúa gạo đem về Sài Gòn,ông Kiệt đồng ý. Ngay sáng hôm sau, ông Võ Văn Kiệt cho mời giám đốc Ngân hàng Thành phố, ông Lữ Minh Châu, giám đốc Sở Tài chánh, ông Nguyễn Ngọc Ẩn, chánh Văn phòng Thành ủy, ông Nguyễn Văn Nam và bà Ba Thi đến nhà riêng “ăn sáng”.
            Sau bữa điểm tâm, ông Kiệt nói: “Hiện nay, dự trữ gạo Thành phố chỉ còn vài ngày. Theo nguyên tắc thì Bộ Lương thực có trách nhiệm cung cấp mỗi tháng bốn mươi đến bốn mươi lăm nghìn tấn gạo nhưng nhiều lắm thì bộ chỉ cung cấp đượckhoảng ba mươi nghìn tấn thôi. Bộ không có đủ gạo vì dân không muốn bán lúa cho nhà nước theo giá quy định. Sở Lương thực thì không được phép tự ý thu mua với giá thỏa thuận. Người dân Thành phố cũng không thể tự đi mua gạo với giá hợp lý cho nông dân vì không thể vận chuyển gạo ra khỏi tỉnh. Tại sao ta không ráp haimối này lại?”.
            Ở thời điểm đó, “ráp” khả năng cung ứng lúa gạo của nông dân với nhu cầu lương thực của thị dân là phạm luật. Theo ông Lữ Minh Châu, nếu bà Ba Thi lấydanh nghĩa Sở Lương thực đi mua thóc thì bà không được quyền mua theo giá thỏa thuận; nếu bà lấy danh nghĩa cá nhân thì bên tài chánh không thể cấp vốn, ngânhàng không thể cho vay; mua được thóc cũng khó mà vận chuyển thóc từ các tỉnh về cũng khó. Ông Châu cho rằng muốn làm được thì phải “xé rào”, ông Võ Văn Kiệt lập tức đồng ý.
            Một mô hình làm việc ngay buổi sáng hôm đó đã được hình thành: tài chánh cử kế toán đi cùng, ngân hàng cử người mang tiền mặt theo, bà Ba Thi quyết địnhmua ở đâu thì kế toán làm giấy tờ, ngân hàng chi tiền. Mô hình có tên gọi là “tổ thu mua lúa gạo” do bà Ba Thi làm tổ trưởng.
            Mặc dầu đã được ông Kiệt với tư cách là ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy ra “chủ trương” nhưng bà Ba Thi vẫn lo lắng: “Chúng tôi làm được nhưng trung ương biết là đi tù đó”. Ông Võ Văn Kiệt nói: “Đừng tham ô thôi, còn nếu chỉ làm thế này mà các anh chị phải đi tù thì tôi đưa cơm!”. Rồi đích thân ông Kiệt cùng bà Ba Thi về làm việc với Tỉnh ủy Bạc Liêu và Huyện ủy Giá Rai, thuyết phục các địa phương bán gạo cho Thành phố. Khi ấy, nhiều tỉnh ban hành lệnh cấm mang lúa gạo ra khỏi địa phương. Các trạm kiểm soát được lập trên gần như tất cả mọi tuyến đường, ai đi qua cũng có thể bị khám xét, mua năm bảy ký gạo, đưa ra khỏi huyện, khỏi tỉnh là có thể bị tịch thu. Vì thế có nơi để gạo thóc ẩm mục, phải cho heo gà ăn hoặc làm phân bón, có nơi đói mà không thể lưu thông. Các sở lương thực chỉ có quyền ngồi chờ khoai sắn từ Bộ Lương thực cấp về rồi phân phối.
            Để có thể mua được lúa gạo và đưa trót lọt về Sài Gòn, bà Ba Thi vừa phải dựa vào uy của ông Võ Văn Kiệt vừa phải khai thác các mối quan hệ của chính mình. Thời gian đầu, bà phải dùng xe biển số đỏ của Bộ Tư lệnh Thành với bộ đội mang súng đi theo áp tải gạo qua địa bàn các tỉnh.
            Cái cách mà bà Ba Thi mua lúa ở miền Tây cũng “du kích” không khác gì phương thức mà bà đã hoạt động ở đồng bằng trước ngày giải phóng473. Ông Nguyễn Thành Thơ viết: “Một hôm chị Ba Thi ra Hà Nội tặng quà những ai giúp đỡ chị, quà là năm gói mì ăn liền do nhà máy chị sản xuất. Chị đưa tặng tôi, tôi nói: ‘Chị cho tôi biết tôi đã giúp đỡ gì tôi mới dám nhận quà’. Chị nói: ‘Bận tôi mua lúa gạo không có anh, nhưng tôi tìm anh, nhờ anh nói các tỉnh, giúp tôi mua lúa gạo dễ dàng, đồng thời một chuyến ghe tôi mua lúa gạo ở Rạch Giá, bị bắt, anh em chạy đến nhờ anh giúp đỡ, anh giúp có kết quả’. Tôi nói: Vậy tôi nhận quà”474.
            Một cán bộ thu mua lương thực của bà Ba Thi, bà Út Hiền, kể: “Ở nông thôn, nông dân cần dầu lửa thắp đèn, cần vải đen may quần áo đi làm ruộng, cần thuốcuống trị bệnh lúc ốm đau. Nhưng, nhiều người cầm xấp tiền mới mà không có gì để mua”. Khi đó, mới đổi tiền, 500 đồng tiền chế độ cũ đổi một đồng tiền mới. Mệnh giá đồng tiền quá lớn trong khi hàng hóa không còn. Bà Út Hiền nói tiếp: “Chúng tôi không còn mua gạo bằng đồng tiền nữa”475.
            Bà Ba Thi đề nghị Thành ủy mang hàng hóa về đổi lương thực, thuật ngữ kinh tế khi đó gọi là “hàng hai chiều”. Dầu lửa, thuốc tây, vải đen,… bắt đầu được chởxuống. Bà Ba Thi lập ra các điểm thu mua, nông dân mang lúa tới, đổi lấy những tờ phiếu lãnh hàng rồi cầm phiếu này đi nhận dầu, nhận vải, nhận thuốc. Gạo của bà Ba Thi mua về được bán theo giá “đảm bảo kinh doanh”: tính đủ chi phí mua lúa, vận chuyển, xay xát, hao hụt. Từ năm 1979, khoảng một triệu rưỡi dân Thành phốđã được mua mỗi người sáu ký gạo mỗi tháng với giá bảy đồng; năm 1982, chín ký mỗi tháng với giá mười hai đồng, rẻ hơn so với gạo của tư nhân cùng loại.
            Cùng với những “tháo gỡ” trong việc “thu mua lương thực”, cuối năm 1978, đầu năm 1979, ông Võ Văn Kiệt xuống làm việc ở nhà máy dệt Việt Thắng, một nhà máy có hàng ngàn công nhân được trang bị máy móc hiện đại. Thoạt đầu, ông Kiệtđến đây như một nhà lãnh đạo Đảng đến với giai cấp công nhân. Ông muốn chuyến đi của ông đánh tan mối nghi ngờ của một số nhà lãnh đạo lúc đó cho rằng lực lượng công nhân ở những nhà máy do giai cấp tư sản để lại như Việt Thắng đã bị chi phối bởi “công đoàn vàng”. Tuy nhiên, sau một tuần làm việc ở nhà máy, ôngVõ Văn Kiệt nhận ra điều mà “giai cấp công nhân” cần không phải là “phẩm chất chính trị” mà là công ăn việc làm. Vật tư, nguyên liệu do nhà nước cung cấp theo kế hoạch chỉ đủ cho nhà máy sản xuất được vài ba tháng. Trong khi đó, nhà máy lại không được quyền tự tìm kiếm vật tư nguyên liệu. Phần lớn công nhân phải nghỉ hưởng 70% lương.
            Ngoài Việt Thắng, ông Võ Văn Kiệt đã cùng với các ủy viên Thường vụ khác đến làm việc tại mười lăm nhà máy. Từ thực tế đó, Ban Thường vụ Thành ủy đã chủ trương “mở rộng quyền chủ động cho các cơ sở sản xuất”, cho xí nghiệp thực hiện “ba phần kế hoạch”. Theo đó, ngoài kế hoạch nhà nước giao, xí nghiệp còn được thực hiện kế hoạch 2: khai thác nguồn nguyên liệu từ tận dụng phế liệu, phế thải; kế hoạch 3: liên kết với các xí nghiệp và các địa phương để sản xuất. Thành ủy còn cho phép các xí nghiệp áp dụng chế độ “ba lợi ích”, theo đó, ngoài “lợi ích của nhà nước”, “lợi ích tập thể”, xí nghiệp còn có phần để quan tâm đến “lợi ích của người lao động”.
            Đồng thời, ông Kiệt cho phép Ủy ban Nhân dân Thành phố mở các kho chứa tài sản thu được từ các chiến dịch cải tạo tư sản ra sử dụng. Thành ủy cũng kiến nghịvới trung ương cho phép Thành phố được sử dụng nguồn phế liệu trong các kho do quân đội và các ngành trung ương quản lý. Đặc biệt, Thành phố kiến nghị để cho các xí nghiệp xuất nhập khẩu được trực tiếp giao dịch với khách hàng sau khi đã hoàn thành chỉ tiêu xuất đại ngạch cho trung ương theo kế hoạch.

            Comment


            • #21
              Nghị quyết Trung ương 6

              Việc dự trữ lương thực của một Thành phố như Sài Gòn có lúc chỉ còn đủ ăn vài ngày đã được ông Võ Văn Kiệt đưa vào chương trình nghị sự của Bộ Chính trị. Cuối năm 1978, không chỉ có Thành phố, hầu như địa phương nào cũng ở trong tìnhtrạng cực kỳ khó khăn. Đầu năm 1979, Ban Bí thư đã tiến hành điều tra thực tế miền Nam. Báo cáo của đoàn kiểm tra là cơ sở để ngày 18-5-1979, Bộ Chính trị ra Thông báo số 10, điều chỉnh một số chỉ tiêu và biện pháp kinh tế hai năm còn lại của “Kế hoạch 5 năm”. Thông báo của Bộ Chính trị thừa nhận: “Một số biện pháp tưởng là đúng đắn trước đây tỏ ra không hiệu quả, ngược lại những ý kiến bị quy kết là sai lầm nay cần được lắng nghe và xem xét một cách nghiêm túc”. Thông báo số 10 không chỉ ra “những ý kiến bị quy kết sai lầm” bao gồm chuyện thu mualương thực của Thành phố và chuyện mua đường và đậu phộng giá cao của Long An. Tuy nhiên, nhận xét của Bộ Chính trị đã gỡ bỏ được không ít “án treo”, đặc biệt là những cái “án” lơ lửng trên đầu lãnh đạo Long An.
              Năm 1977, tỉnh Long An cũng đã mua đường và đậu phộng của nông dân theo giá thị trường rồi bán giá cao tại các cửa hàng thương nghiệp. Phần nghĩa vụ, Long An thay vì nộp theo “giá chỉ đạo” lại đòi Trung ương phải trả theo giá đã thu mua. Trung ương không chịu. Tỉnh đem bán cho Công ty Xuất Nhập khẩu Thành phố Hồ Chí Minh rồi mua hàng công nghiệp về bán lại. Bằng cách đó, Long An không chỉ thu hồi được nguồn tiền bỏ ra thu mua mà còn tích lũy được khá nhiều cho ngân sách. Tuy nhiên, cách làm “trái nguyên tắc” này đã được Bộ Nội thương báo lên chính phủ. Phó Thủ tướng Phạm Hùng đã ra lệnh cho Long An dừng lại.
              Tháng 8-1979, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần 6. Không còn sự lạc quan, say sưa của ba năm trước đây, Trung ương thừa nhận: “Lẽ ra thắng lợi vĩ đại của sựnghiệp chống Mỹ cứu nước cùng những thắng lợi mấy năm qua phải tạo nên một sự phấn khởi to lớn và một sức vươn lên mãnh liệt của nhân dân lao động. Nhưng sự phấn khởi và sức vươn lên đó đã bị hạn chế và gần đây phát sinh tâm lý bi quan, xao xuyến, thiếu tin tưởng trong một bộ phận dân cư”.

              Theo chương trình toàn khóa, Hội nghị Trung ương 6 dự định sẽ nghe Chủ nhiệm Ủy Ban Kế hoạch Nguyễn Lam báo cáo về chương trình sản xuất hàng tiêu dùng. Nhưng “tháng 7-1979, khi Bộ Chính trị họp chuẩn bị cho hội nghị trung ương, ông Võ Văn Kiệt đã đề nghị Bộ Chính trị dành thời gian để nghe tình hình kinh tế-xã hội đang khó khăn ở mức đáng báo động trong cả nước. Bộ Chính trị đồng ý, và chỉtrong một thời gian ngắn, Văn phòng Trung ương cùng với Viện Kinh tế Trung ương đã khẩn trương chuẩn bị một văn kiện đưa ra các giải pháp nhằm ‘giải quyết những vấn đề cấp bách’ của đất nước”476.

              Hội nghị Trung ương 6, tuy vẫn cho rằng có nguyên nhân “kẻ địch lợi dụng tình hình để chống phá”, nhưng đã nhận ra nguyên nhân đất nước khó khăn là vì”những khuyết điểm chủ quan”477 và chủ trương xóa bỏ ngay những chính sách chế độ bất hợp lý, gây trở ngại cho sản xuất, khuyến khích việc phát triển sản xuất, mở rộng “quyền chủ động hợp lý” của các ngành, các địa phương và cơ sở nhằm làm cho sản xuất bung ra để có nhiều hàng hóa cho xã hội. Đặc biệt, Nghị quyết Trungương 6 cho phép “các địa phương được mua bán với nhau và được quyền quyết định giá”.
              Ông Võ Văn Kiệt coi Nghị quyết Trung ương 6 là một thắng lợi. Sau hội nghị này, Thành ủy càng đẩy mạnh xé rào trên nhiều mặt. Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II, tổ chức tháng 10-1980, được xác định là “Đại hội chấp hành sự chuyển hướng chính sách kinh tế của Ban Chấp hành Trung ương”.
              Ngày 14-10-1980, trên diễn đàn đại hội có ông Lê Duẩn tham dự, Võ Văn Kiệt đã phê phán “những khuyết điểm của công tác cải tạo công thương nghiệp tại miền Nam” đồng thời chỉ ra “những sai lầm trong chính sách” mà theo ông “đang dẫn đến những nguy cơ triệt tiêu động lực của chế độ làm chủ tập thể”. Sau phát biểu này của ông Võ Văn Kiệt, các ý kiến thảo luận trong đại hội đã phân tích thêm: do không nắm được đặc điểm tình hình miền Nam, nhất là Sài Gòn, cải tạo ở miền Nam đã được áp dụng như đã làm ở miền Bắc nên dẫn đến nhiều sai lầm và đã phải trả giá đắt478.

              Bù giá vào lương


              Tình trạng kiệt quệ ngân sách và thiếu hụt lương thực nghiêm trọng cuối năm 1979 đã buộc trung ương phải tham chiếu thực tiễn “xé rào” thành công của Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu năm 1980, Hội đồng Chính phủ, “dưới ánh sáng Nghị quyết Trung ương 6”, đã ra Quyết định 09-CP, áp dụng chế độ cung ứng lương thực giống như Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, những người nằm trong biên chế Nhà nước tiếp tục được mua giá cung cấp. Những cư dân đô thị khác được mua theo giá tính đủ chi phí.
              Tại Long An, ngày 22-9-1980, Ủy ban Tỉnh ra quyết định: “Giá thu mua heo con loại một là 6,5-7,5 đồng/kg thay vì 5 đồng như trước nay”. Kết quả, theo ông Bùi Văn Giao, khi ấy là trưởng Ty Thương nghiệp: “Trước đây mậu dịch quốc doanh xuống tận nhà dân truy mua, bắt trói sưng chân, heo bỏ ăn, xuống ký. Áp dụng giámới, nông dân tự bắt heo bỏ xe chở lên giao cho nhà nước, con heo sống khỏe, thịt heo ngon, các công ty trung ương cũng hoan nghênh Long An”. Người đưa ra các sáng kiến cải cách ở Long An là ông Bùi Văn Giao.
              Năm 1954, ông Bùi Văn Giao tập kết ra Bắc. Sau khi tốt nghiệp Đại học Thương nghiệp Hà Nội, ông về làm ở Bộ Nội thương, nơi “đẻ” ra tem phiếu. Ông Giao từng làm trưởng Phòng Kế hoạch, từng chứng kiến xe đạp Favorite, vải viện trợ của Thụy Điển bán giá rẻ như cho, chủ yếu là vợ con cán bộ mua rồi mang ra chợ trời bán.
              Khi về Long An làm trưởng Ty Thương nghiệp, ông Giao kể: “Hết ban ngành, đoàn thể trong tỉnh, đến các đoàn khách đến thăm đều xin mua đồ cung cấp vì giá nhà nước bán rẻ gấp năm, gấp sáu lần thị trường; tôi phải ký duyệt hàng ngàn đơn do Tỉnh ủy, Ủy ban và các ngành chuyển sang”.
              Thay vì chỉ mua đường, mua thịt theo giá cao, đầu năm 1980, ông Bùi Văn Giao nghiên cứu một bước đi táo bạo: bù giá vào lương. Giá cả năm 1979 đã tăng gấp ba lần so với năm 1976. Chênh lệch giá tem phiếu và giá thị trường cũng rất cao, ví dụ giá cung cấp thịt heo là ba đồng trong khi giá thị trường là 70 đồng/kg. Ông Giaođã lấy chín mặt hàng cung cấp, tính chênh lệch giá giữa tem phiếu và thị trường tự do rồi, thay vì cấp tem phiếu và tổ chức cửa hàng quốc doanh, ông đề nghị trả bằng tiền khoản chênh lệch ấy để viên chức nhà nước tự ra chợ mà mua.
              Bí thư Tỉnh ủy Long An lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Chính, thường được gọi là ông Chín Cần, ủng hộ ông Giao thực hiện đề án táo bạo này. Ngày 26-6-1980, Thường vụ Tỉnh ủy họp. Sau khi nghe Ty Thương Nghiệp trình bày đề án, theo ông Bùi Văn Giao, một đại tá là ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy đập bàn cái rầm: “Ai đề xuất cái này, lập trường đâu?”. Một số ủy viên từ miền Bắc và từ các trường đại học ở Đông Âu về cũng phản đối. Hội nghị kéo dài sang ngày hôm sau thì ra được Quyết định số 03-ĐB về “Biện pháp thực hiện chủ trương mua bán hàng theo giá thỏa thuận”.
              Sau khi có nghị quyết, ông Chín Cần lên Thành phố gặp ông Nguyễn Văn Linh,khi đó là ủy viên Bộ Chính trị được phân công theo dõi việc thực hiện nghị quyết ở các tỉnh phía Nam. Ông Linh nói: “Vấn đề liên quan đến tiền lương phải báo cáo anh Lê Đức Thọ”. Trưởng Ban Tổ chức Lê Đức Thọ nghe xong “cho làm thử”. Ông Linh, sau khi nghe báo cáo là đã có ý kiến “anh Sáu Thọ” và cho trợ lý xuống Long An kiểm tra, đã đồng ý cho Long An làm thử.
              Tuy nhiên, từ đó cho tới tháng 9-1980, Ủy ban Tỉnh không ra được văn bản nào để triển khai Quyết định 03-ĐB. Theo ông Bùi Văn Giao: “Ông Chín Cần bảo tôi, nếu anh không qua Ủy ban thì không làm được đâu”. Tháng 9-1980, ông Giao được đưa qua Ủy ban, làm phó chủ tịch phụ trách phân phối lưu thông. Việc đầu tiên của ông là thảo ra Chỉ thị 31 để thi hành đề án.
              Mặt hàng đầu tiên được triển khai bán ra là vải. Trong ngày đầu tiên, theo quán tính, người dân đổ xô, tranh nhau mua. Ông Bùi Văn Giao kể: “Ở huyện Đức Huệ, bí thư Huyện ủy cấm xe của thương nghiệp chở hàng về bán giá cao. Khi thấy dân mua nhiều quá, những người lúc trước không tán thành chủ trương bù giá đề nghị cho ngưng lại. Tôi xin ba ngày. Hôm sau, tôi cho xe chở hàng tới nhiều nơi trong tỉnh bán lưu động. Người dân chợt nhận ra hàng bán với giá như chợ bán, xếp hàng mua làm gì”. Khi người dân không còn mua hàng tích trữ nữa, thị trường ổn định trở lại, tỉnh bắt đầu cho giảm giá từ từ. Theo ông Giao: “Chúng tôi không những tiết kiệm được rất nhiều tiền in tem phiếu mà Phòng Tem phiếu có chín người từ đó bắt đầu hết việc làm”.
              Cũng trong năm 1980, tại An Giang, những hoạt động trao đổi lương thực của bà Ba Thi trong vùng đã như một gợi ý để An Giang thực hiện phương thức “mua cao bán cao” với nông dân. Từ đầu năm 1980, An Giang quy định giá mua phần lúa “vượt mức nghĩa vụ” của nông dân lên sát giá thị trường, đồng thời cũng cho bán phân bón, vật tư theo sát giá thị trường. Đặc biệt, từ năm 1980, An Giang bắt đầu xóa bỏ các trạm kiểm soát hàng hóa. Đến năm 1982 thì tỉnh không những “cấm gây phiền hà cho việc đi lại của nhân dân, phân biệt người buôn bán với nhân dân đi lại có mang theo ít hàng hóa để dùng hoặc để làm quà” mà quyết định ngày 29- 6-1982 của Ủy ban Tỉnh còn “cho phép nhân dân đem lúa gạo ra khỏi tỉnh để bán. Mỗi người mỗi lần được chở không quá hai tấn gạo hoặc ba tấn lúa”.
              Cắm cờ xé rào
              Sau Hội nghị Trung ương 6, trở lại Sài Gòn, nơi bức tường rào cơ chế ghi dấu vết “xé” đầu tiên, ông Võ Văn Kiệt tiếp tục sử dụng ảnh hưởng của một ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị thúc đẩy sự bung ra ở cả những xí nghiệp thuộc quyền quản lý của trung ương nhưng đóng trên địa bàn Thành phố.
              Ông Kiệt xuống nằm nhiều ngày trong các nhà máy như Bột giặt Viso, Dệt Việt Thắng, Dệt Thành Công, Thuốc lá Vĩnh Hội,… tận mắt nhìn thấy máy móc bị vất lăn lóc, trực tiếp lắng nghe từng kỹ sư, từng người thợ bậc cao nói về cách mà những người chủ cũ của họ đã điều hành những nhà máy này, lắng nghe những ràng buộc mà cơ chế đang trói tay, trói chân các doanh nghiệp. Theo ông Phạm Văn Hùng, thư ký riêng của ông Kiệt: “Những khi ông ở lại nhà máy, chúng tôi phải mang cơm cho ông vì ông không cho nhà máy tiếp đón”.
              Xuống Viso, ông Võ Văn Kiệt nói: “Không có cuộc chiến tranh nào kết thúc mà bên chiến thắng tiếp quản được một thành phố nguyên vẹn hoàn toàn như Sài Gòn.
              Những cái khó, ách tắc còn lại chỉ là tự mình gây ra, tự mình trói mình. Chúng ta phải tháo gỡ, tháo không được thì phải chòi đạp”. Giám đốc Viso, ông Nguyễn Quang Lộc, nói với ông Kiệt: “Ta phải học cách làm của tư bản thôi. Nếu muốn học tư bản thì không ở đâu tốt hơn Sài Gòn”. Ông Nguyễn Văn Kích, khi ấy là trưởng phòng Tổng hợp, Ban Thi đua Thành phố, tháp tùng ông Kiệt xuống các “điển hình”, nói: “Đến Viso, ông Kiệt trở nên cởi mở hơn, vì ở những nơi mà ông đi qua, không ai trình bày vấn đề một cách có hệ thống và chỉ ra được những ách tắc và lối ra rõ ràng như ông Lộc”.
              Được ông Võ Văn Kiệt khích lệ, thay vì đưa công nhân đi cấy lúa, trồng khoai, ông Lộc đã dùng “sức mạnh công nghiệp” làm ra sản phẩm đem đổi “thực phẩm, lương thực” về cho nhà máy. Ông Nguyễn Quang Lộc được coi là người đầu tiênnghĩ ra “tam giác” xuất khẩu: dùng sản phẩm công nghiệp đổi nông sản, dùng nông sản đổi ngoại tệ, dùng ngoại tệ mua nguyên liệu cho công nghiệp. Ông Lộc kể: “Tổng Cục không còn hóa chất cấp cho Viso, tôi đành xuống Minh Hải mua dầu dừa về nấu thành xà bông. Dùng xà bông đó đổi gạo, đổi heo. Tỉnh Minh Hải rất phấn khởi, họ cấp giấy, rồi lấy cờ Văn Phòng Tỉnh ủy cắm trên xe chở heo, chở gạo để chúng tôi có thể chạy phăng phăng về Thành phố”.
              Cũng như Viso, Dệt Thành Công không có quyền đi mua sợi về dệt vải, đồng thời không có quyền tự ý đem vải mình dệt đem bán ra thị trường. Nhà nước, thông qua Liên Hiệp Dệt, đầu năm giao kế hoạch rồi giao sợi, nếu sợi ít thì cuối năm rút bớt kế hoạch xuống. Số sợi theo kế hoạch đó dệt được bao nhiêu lại giao cho Liên Hiệp để Liên Hiệp giao lại cho Thương nghiệp. Thương nghiệp dùng vải đó phân phối theo chế độ, trong đó có phần dùng làm hàng trao đổi cho nông dân trên cơ sở nhà nước thu lại nông sản với giá “mua như cướp”.
              Để thoát ra khỏi cơ chế này, các nhà máy Viso, Dệt Thành Công và Thuốc lá Vĩnh Hội, nơi ông Lê Đình Thụy làm giám đốc, đưa ra sáng kiến tự vay ngoại tệ mua nguyên liệu sản xuất. Sản phẩm làm ra, thay vì giao cho Liên hiệp để bán cho Thương nghiệp, nhà máy tự bán trực tiếp cho các công ty xuất nhập khẩu để thu ngoại tệ. Vấn đề là khi đó chỉ có Vietcombank mới có ngoại tệ, và ngân hàng này chỉ xuất ngoại tệ theo lệnh của chính quyền chứ không có chuyện cho doanh nghiệp nào vay USD cả.
              Giám đốc Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Nhật Hồng, vàGiám đốc Sở Ngoại Thương, ông Mười Phi, không phải là những cán bộ quan liêu. Hai ông đã từng quan hệ với giới ngân hàng ở Hong Kong trong thời gian làm kinh tài chuyển tiền mua vũ khí vào Nam. Hiểu cách làm của các giám đốc năng động, hai ông đã cùng với Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt xuống tận nhà máy để nghe giải trình, và khi ông Võ Văn Kiệt “bật đèn xanh”, Vietcombank đã cấp ngoại tệ cho các nhà máy mua nguyên liệu. Sau đó, đích thân ông Võ Văn Kiệt xuống tận các nhàmáy “phát động chiến dịch”. Báo Sài Gòn Giải Phóng cử người đi theo Bí thư Thành ủy và cho đăng các bài xã luận gọi những hành động “xé rào” này là những “trận đánh táo bạo”479. Cứ mỗi lần ông Võ Văn Kiệt xuống các nhà máy “cắm cờ” là lại thêm một đoạn “tường rào cơ chế” được “xé”.
              Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận là lúc ấy ông chỉ nhận ra thực tiễn có điều gì đó thậm sai nhưng không đủ lý luận để tìm ra nguyên nhân. Ông Kiệt chỉ biết số phận chính trị của những giám đốc dám nghe ông “xé rào” còn có một “tròng” nằm trong tay các ban ngành trung ương. Giống như hồi 1973, cứ sau khi đẩy lui được một “thành trì”, ông lại cho “cắm cờ’ thi đua, khen ngợi. Sự xác nhận của một ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị như ông ít nhiều sẽ làm cho những “đặc phái viên” quan liêu được cử từ Hà Nội vào lúng túng mà chùn tay. Họ không thể “xử trảm” một cách làm ăn mà cấp ủy địa phương đã đóng dấu “điển hình tiên tiến”.
              Sau một thời gian làm việc chung với “giai cấp tư sản” miền Nam, ông Nguyễn Quang Lộc cho rằng không phải những người được đưa từ miền Bắc vào dốt hơn, kém khả năng hơn chủ cũ của các nhà máy. Sở dĩ chỉ một thời gian ngắn sau khi tiếp quản, nhà máy đi đến chỗ suy sụp, công nhân đói là vì họ tuân thủ các nguyên tắc mà họ mang từ miền Bắc vào. Ông Lộc nói: “Những người xé rào như chúng tôi không phải giỏi hơn, đơn giản chỉ vì chúng tôi không phản lại thực tế”. Ở Viso, ông Nguyễn Quang Lộc giữ nguyên bộ máy cũ, chỉ sử dụng 2% cán bộ tăng cường từ miền Bắc. Một trong những lý do khiến sáu tháng sau khi ông Lộc nắm Viso, nhà máy khôi phục được mức sản lượng trước ngày “giải phóng” là nhờ ông giữ được 90% thợ kỹ thuật giỏi người Hoa (thời kỳ “nạn kiều” không có ai ở Viso bỏ đi). Nhưng rồi ông Võ Văn Kiệt sẽ thấm thía ý kiến của Kỹ sư Dương Kích Nhưỡng: “Điều hành một đất nước phải bằng pháp luật chứ không thể bằng nghị quyết và những sáng kiến cá nhân”. Những câu chữ như “bung ra” hay “quyền chủ động hợp lý” không phải là một quy phạm để người thực thi xác định được ranh giới đúng sai; chúng chỉ là những khái niệm mơ hồ, áp dụng tới đâu là tùy thuộc vào ý chí vànhận thức. Hồ sơ tố cáo “xé rào” liên tục được gửi ra Hà Nội. Khi nghe Viso thay vì chờ Bộ cung cấp phụ tùng lại xoay xở tự tìm lấy ngoài thị trường, ông Đỗ Mười, khi ấy là phó thủ tướng, quát: “Bọn này tiếp tay cho gian thương”. Ở nhà máy dệt Thành Công, từ chỗ không có một đồng dính két, từ khoản vay 120.000 USD đầutiên trong năm 1980, Thành Công lãi được 82.000 USD; năm 1981, tích lũy ngoại tệ của Dệt Thành Công lên đến 1,3 triệu USD. Nhưng như thế là sai phạm. Ông Đỗ Mười ra lệnh thanh tra.
              Bí thư nhà máy, bà Nguyễn Thị Đồng, nhớ lại: “Chúng tôi buồn quá, khi mình đang làm giàu được cho nhà nước thì bị nhà nước đòi xử lý”. Theo bà Đồng: “Đầu tiên, một đoàn trên tám mươi cấp tá của công an cả nước vô, nghe tôi trình bày. Ông Kiệt dặn trước: liệu ăn nói thế nào để họ nghe được thì nói, không thì thôi. Nghe lời ông Kiệt dặn, khi họ hỏi những câu chọc tức, khiêu khích, tôi nín thinh hoặc kiếm cách nói sang chuyện khác”.
              Với đoàn thanh tra, bà Đồng nói: “Tôi lấy lý luận của Đảng tôi cãi lại. Tôi bảo,các anh không giao sợi, lẽ ra tôi để nhà máy dẹp. Tôi tự xoay xở, nhà nước thu tiền mệt nghỉ sao anh bắt tôi?”. Trưởng đoàn thanh tra hỏi: “Tại sao theo quy định, tiền ăn công nhân là 700 đồng, chị dám chi 1.000?”. Bà Đồng bảo: “Ngoài giờ, lẽ ra người ta ở nhà, tôi bồi dưỡng họ chút ít rồi vận động họ làm thay vì vui chơi với gia đình, họ ăn thêm 300 đồng để làm cho nhà nước chứ có làm cho nhà họ đâu”. Ông Đức nói: “Như vậy là phá rào”. Bà Đồng nói thẳng: “Không phá rào không làm được gì hết”.
              Sau khi thanh tra hết sổ sách không những không thấy thâm thủng mà còn thuvề nhiều, ông Đức trưởng đoàn thanh tra nói: “Dệt Thành Công ăn nên làm ra như vậy là rất đáng mừng. Nhưng trước khi tôi đi, anh Đỗ Mười dặn: ‘Chú vô Nam, thằng nào phá rào là phải bắt. Chú không bắt được thằng nào, tôi bắt chú’. Chắc chuyến này về tôi để ông Đỗ Mười bắt”. Khi trở ra Hà Nội, Thanh tra Đức đã không bị bắt. Tại thời điểm ấy, không chỉ có Thành phố Hồ Chí Minh xé rào. Ở Côn Đảo, Xí nghiệp Đánh cá Vũng Tàu – Côn Đảo cũng đã thành công khi áp dụng cơ chế ăn chia với từng thuyền, với từng ngư dân như cách mà tư nhân đã làm trước ngày “giải phóng”. Ở miền Bắc, nhà máy Dệt Lụa Nam Định, cũng đã sử dụng công thức “tam giác xuất khẩu” khá thành công để thoát ra khỏi tình hình bế tắc.
              Thành công của những “kẻ phá bĩnh” lúc ấy chưa làm cho các nhà hoạch định chính sách đánh giá lại niềm tin của mình vào “tính ưu việt” của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, trung ương bắt đầu công nhận một vài “lỗ thủng” được cơ sở “xé” trên bức tường cơ chế480.
              Khoán chui
              Cùng thời gian ấy, trên một “mặt trận” khác, nông dân đã tạo ra một cuộc “đồng khởi” lần hai, xé toạc bức tường rào hợp tác xã. “Đồng khởi” lần một diễn ra ở VĩnhPhúc từ năm 1966, với chủ trương về sau được gọi là “Khoán Kim Ngọc”. Tuy nhiên, khoán hộ thời Kim Ngọc đã bị dập tắt sau đó hai năm và bức tường rào cơ chế trong nông nghiệp đã “nhốt” nông dân gần hai thập niên sau đó.
              Hợp tác xã được các nhà lý luận cộng sản coi là “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội”, nên ngay từ tháng 4-1959 tại Hội nghị Trung ương 16, vấn đề “hợp tác hóa” bắt đầu được “nghị quyết hóa”. Việc nông dân phải vào hợp tác xã là không bàn cãi- chỉ có “những phần tử phản động” mới có thể đứng ngoài.
              Nói là “hợp tác”, nhưng sau khi đưa ruộng đất, trâu bò, cày bừa, mương máng vào, nông dân sẽ trở nên trắng tay, đi tát nước hay đi cày đều theo kế hoạch, có phân công, có chỉ đạo điều hành của ban chủ nhiệm. Lao động của họ được tính thành công và điểm; thu nhập của hợp tác xã sau khi nộp thuế, nộp các nghĩa vụ, trừ chi phí quản lý, sẽ tính theo công điểm để chia cho xã viên. Việc “ăn chia” phải dựa trên định mức do Bộ Nông nghiệp và Ban Nông nghiệp Trung ương hướng dẫn.
              Cách tổ chức này khiến cho mỗi người lao động không thấy lợi ích cụ thể của mình, người làm tích cực cũng có số điểm như người chây lười, ỷ lại. Trong khi đó, chủ nhiệm hợp tác xã lên huyện “đánh chén” cũng được tính công, cán bộ hợp tác xã cầm dùi ra gõ kẻng cũng “ăn” hai điểm. Tình trạng gian dối, “dong công, phóng điểm”, trở nên phổ biến. Từ thập niên 1960, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, ông Kim Ngọc, nhận ra ban quản trị các hợp tác xã “ăn rồi chỉ có ngồi họp và uống rượu, cả tháng không ra đồng ngày nào, thế mà công điểm lại nhiều hơn tất cả những người nai lưng ra làm ở ngoài đồng?”481. Trong khi đó, “nông dân cũng ngồi ở gốc đa để chờ nhau”482. Năm 1966, Bí thư Kim Ngọc chấp nhận thí điểm khoán ruộng tới hộ nông dân, kết quả đạt được rất cao, nhưng chính sách này bị ông Trường Chinh phê phán483. Ông Kim Ngọc “tự kiểm” và bỏ khoán. Ông tiếp tục làm bí thư Tỉnh ủy cho tới khi về hưu, năm 1978, nhưng chén cơm của người nông dân đã bị vơi đi vì ruộng đất lại phải đưa vào hợp tác484.
              Khoán xuất hiện lần đầu ở Hải Phòng vào năm 1962 trong vài hợp tác xã ở hai huyện Tiên Lãng, An Lão. Thấy phương thức làm ăn này hiệu quả, Bí thư Thành ủy Hải Phòng lúc bấy giờ là ông Huỳnh Hữu Nhân đã đề nghị trung ương cho mở rộng485. Tuy nhiên, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, khi đó là trưởng Ban Công tác Nông Thôn, đã không đồng ý vì cho rằng “khoán hộ là con dao hai lưỡi”486. Hải Phòng, năm 1974, cũng là nơi đầu tiên khôi phục khoán, nhưng chưa đầy hai năm sau thì bị cấm487.
              Năm 1976, cho dù chịu đói kém, cả xã có tới sáu mươi hộ có người đi ăn xin, nông dân Đoàn Xá, Hải Phòng, đã thà mò cua bắt ốc chứ nhất định không xuốnglàm ở ruộng hợp tác xã. Sau khi có biểu quyết của 90% cán bộ, xã viên, ngày 10-6- 1977, “Ban thường vụ Đảng ủy xã họp phiên bất thường và ra ‘nghị quyết miệng’, cho phép khoán sản phẩm”488. Cả xã nắm chặt tay nhau thề tuyệt đối giữ bí mật để “bảo vệ sự nghiệp và bảo vệ cán bộ”. Năm 1978, ở huyện Ứng Hòa, Hà Sơn Bình, để bảo vệ “khoán chui”, chủ nhiệm hợp tác xã Sơn Công đã phải cho gỡ bỏ một số ván trên cây cầu độc đạo dẫn vào xã, sao cho xe cải tiến chở phân, chở lúa của nông dân thì qua được nhưng xe hơi lãnh đạo về thì không qua được.
              May mắn cho Đoàn Xá, từ Bí thư Huyện ủy Nguyễn Đình Nhiên, Bí thư Thành ủy Bùi Quang Tạo, Chủ tịch Thành phố Đoàn Duy Thành đều đã cùng “đội nón, xắn quần lội xuống thăm đồng, nói chuyện chia sẻ với nông dân”, nên ngày 27-6-1980, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ra Nghị quyết 24, cho “áp dụng khoán trên 100% đất nông nghiệp”489. Toàn bộ nghị quyết này được ông Tạo cho đăng tải trên đài, báo Hải Phòng. Nhiều địa phương miền Bắc đã khăn gói về đây học tập490.
              Nhưng trong Thành ủy Hải Phòng, có bốn ủy viên không đồng ý khoán. Hai tỉnh láng giềng là Hải Hưng và Thái Bình cấm cán bộ nghe theo Hải Phòng. Một cơ quan lý luận của Trung ương đặt vấn đề: “Nếu cứ khoán như thế thì đốt hết sách Marx- Lenin đi à”.
              Trước tình hình đó, Bí thư Thành ủy Bùi Quang Tạo đã trực tiếp báo cáo với Ban Bí thư Trung ương Đảng. Trong Ban Bí thư chỉ có một nửa tán thành. Ban Nông nghiệp Trung ương, đặc biệt là Trưởng Ban Võ Thúc Đồng, quyết liệt phản đối, coi khoán là “chệch hướng, mất lập trường, mất chủ nghĩa xã hội”. Một số cán bộ của Ban ủng hộ khoán đã bị kỷ luật, Vụ trưởng Nguyễn Thái Nguyên bị khai trừ Đảng. Nhưng Hải Phòng vẫn không nao núng. Ở nhiều huyện, nạn đói vẫn còn nghiêm trọng. Ông Bùi Quang Tạo yêu cầu bí thư các huyện tiếp tục triển khai, đồng thời Thành ủy Hải Phòng “tổ chức lực lượng tiến công vào từng thành lũy quan điểm lập trường”, từ Tổng Bí thư Lê Duẩn, Chủ tịch nước Trường Chinh, đến Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
              Một thuận lợi cho Hải Phòng là có khu nghỉ mát Đồ Sơn, nơi các nhà lãnh đạo thường xuyên về nghỉ ngơi hoặc tổ chức hội nghị. Đặc biệt, năm 1962, sau khi từ Trung Quốc trở về, bà Nguyễn Thụy Nga, người vợ miền Nam của ông Lê Duẩn, đã về công tác tại báo Hải Phòng cho đến ngày trở lại Khu IX. Mối quan hệ của ông Lê Duẩn với Hải Phòng, vì thế, còn có cả tình riêng. Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nghe Chủ tịch Đoàn Duy Thành “báo cáo tình hình Hải Phòng” trong suốt ba giờ liền: nông nghiệp được báo cáo là sa sút, “người trồng lúa mà không có gạo ăn, lúa chín ngoài đồng mà không ai muốn gặt, vì gặt về mà chẳng được hột nào”.Ông Thành, một người cởi mở và ăn nói trôi chảy, lại rất được ông Lê Duẩn và bà Nguyễn Thụy Nga cảm tình, đã phân tích “nhiều yếu tố không hợp lý của hợp tác xã”. Ông Thành còn đọc cho ông Lê Duẩn nghe câu ca dao: “Mỗi người làm việc bằng hai, để cho cán bộ mua đài, mua xe. Mỗi người làm việc bằng ba, để cho chủ nhiệm xây nhà lát sân”. Theo ông Đoàn Duy Thành thì ông Duẩn nghe tới đó liền đứng phắt dậy: “Tôi đồng ý! Làm ngay! Làm ngay! Không phải hỏi ai nữa. Cứ làm ngay đi!”.
              Ngày 2-10-1980, tổng bí thư xuống thăm Hải Phòng, từ Đồ Sơn đến Kiến An, ông thấy quả là trên các thửa ruộng khoán lúa xanh tốt, nông dân phấn khởi, đờisống nhân dân đi lên khác hẳn những nơi còn duy trì lối làm ăn tập thể. Trợ lý tổng bí thư, ông Đậu Ngọc Xuân tháp tùng, gợi ý với Hải Phòng: “Nếu anh Ba đã nói cho phép làm thì phải làm thật nhanh, để đến khi ở trên có ai phản ứng thì ở dưới đã cókết quả thực hiện rồi, lúc đó có ai muốn ‘bẻ ghi’ cũng không kịp nữa”491.
              Sau khi tổng bí thư ra về, Chủ tịch Đoàn Duy Thành lại đi Hà Nội xin gặp Thủtướng Phạm Văn Đồng. Ông Thành đã không quên “thưa với thủ tướng” rằng Tổng Bí thư Lê Duẩn đã xuống thăm và “rất ủng hộ khoán”. Ngày 12-10-1980, thủ tướng xuống nghỉ mát ở Đồ Sơn, Hải Phòng lại báo cáo, và giọng của Chủ tịch Đoàn Duy Thành lại lâm ly như khi báo cáo với tổng bí thư. Thủ tướng Phạm Văn Đồng xót xa: “Làm lấy cái để ăn mà cũng còn khó như thế đấy”. Trước khi rời Đồ Sơn, thủ tướng dặn: “Các đồng chí phải cố sức thuyết phục anh Năm (tức Chủ tịch nước Trường Chinh) để sớm đi tới thống nhất”492.
              Cuộc tiếp cận với “anh Năm” mất nhiều thời gian hơn, không chỉ vì ông là người đã tuyên ngôn chống khoán thời Kim Ngọc. Trường Chinh là một con người làm việc có nguyên tắc, và nguyên tắc quan trọng nhất của ông là chủ nghĩa Marx-Lenin.
              Theo ông Phan Diễn, khi đó là trợ lý của Chủ tịch Trường Chinh: “Mùa hè năm 1980, bác Thận (tức Trường Chinh) đang nghỉ ở Đồ Sơn. Anh Bùi Quang Tạo ra thăm bác, nhưng chỉ nói qua loa về chuyện khoán hộ, coi như việc làm tự phát ở một vài nơi. Bác Thận biết ý cũng không hỏi sâu thêm”. Một cán bộ của Văn phòng Trung ương, ông Hà Nghiệp, khéo léo hé tin với Trường Chinh: “Anh Ba và anh Tô (tức tổng bí thư và thủ tướng) cũng mới xuống xem các cơ sở và tỏ ý đồng tình với khoán”. Rồi ông Hà Nghiệp gợi ý với Hải Phòng: “Thành phố nên mời chủ tịch nước xuống thăm bà con nông dân ở các hợp tác xã có khoán. Tất nhiên phải chọn địa điểm nào thật thuyết phục”493.
              Năm 1981, nhân dịp xuống nghỉ ở Đồ Sơn, Chủ tịch Trường Chinh đồng ý là sẽ “dành nửa tiếng để tiếp lãnh đạo Hải Phòng”. Các nhà lãnh đạo Hải Phòng rất lo nhưng quyết định tốt nhất là cứ nói ra sự thật. Bí Thư huyện ủy Đồ Sơn NguyễnĐình Nhiên, lại bắt đầu bằng câu chuyện “năm mươi, sáu mươi hộ xã viên của Đoàn Xá” đã từng phải đi ăn xin, do đói mà tệ nạn ăn cắp trong nông thôn phát triển.
              Ông Nhiên thưa với chủ tịch: “Cả gà, cả chó, cả lợn, rồi cả trâu của hợp tác xã người ta cũng giết trộm ngay ngoài đồng để ăn”.
              Thấy “cụ chau mày”, ông Nhiên khá lo nhưng rồi “cụ” bảo tiếp tục, ông nói tiếp: “Thưa Chủ tịch, lên quy mô lớn còn có cái tệ nữa là chè chén ghê lắm. Cái gì cũng liên hoan. Chỉ xây dựng một cái cống con chừng độ bốn, năm mét mà cũng phải có khai mạc, bế mạc. Chẳng qua là để đánh chén thôi. Ngày tổ chức đặt vòng cũngđánh chén! Cán bộ đánh chén như thế thì dân đói là phải”494. Người thư ký nhắc nhở giờ, nhưng Chủ Tịch Trường Chinh vẫn cho tiếp tục. Thay vì nửa giờ, hôm đó nhàlãnh đạo vào hàng kiên định nhất của Đảng này đã nghe nói về “xé rào” hết hơn một giờ rưỡi.
              Trước đó, tháng 8-1980, ông Lê Thanh Nghị, khi ấy làm thường trực Ban Bí thư, tổ chức một cuộc họp, mời ông Lê Duẩn cùng bốn bí thư tỉnh ủy: Trương Kiện, bí thư Nghệ Tĩnh, Hoàng Văn Hiều, bí thư Thanh Hoá, Bùi Quang Tạo, bí thư Hải Phòng, Ngô Duy Đông, bí thư Hải Hưng, bàn về hợp tác xã.
              Theo ông Trần Đức Nguyên, thư ký của ông Lê Thanh Nghị: Buổi sáng hội nghị nghe Ban Nông nghiệp trình bày một bản đề án mà trước đó ông Nghị đã cho là “không thoát khỏi tư duy cũ”. Đầu giờ chiều, Văn phòng Trung ương gửi tới những người dự hội nghị bản kiến nghị khoảng ba trang do một chuyên viên, ông Nguyễn Minh Chương, tranh thủ viết trong buổi trưa, nêu hai vấn đề: 1-Tổ chức lại các hợp tác xã quá to theo quy mô hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và trình độ cán bộ. 2- Cho hợp tác xã khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và đến người lao động.
              Hội nghị đã thảo luận sôi nổi, đa số tán thành kiến nghị này. Ông Lê Duẩn nói: “Thêm vấn đề huyện vào đây nữa”. Còn ông Ngô Duy Đông thì bác bỏ thẳng thừng: “Nếu có thể dùng dây thép gai rào lại để ngăn việc khoán sản phẩm ở Hải Phòngkhông tràn được sang Hải Hưng thì tốn mấy tôi cũng làm”. Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương Võ Thúc Đồng không phát biểu gì. Nhưng một phó ban của ông Đồng là ông Nguyễn Công Huế nói sau cùng: “Nếu khoán theo kiểu này, thì ba năm nữa, nước ta phải làm lại cuộc cải cách ruộng đất lần thứ hai!”.
              Ngay sau cuộc họp này, Thông báo 22, đã được ông Lê Thanh Nghị ký vào ngày 14-8-1980, cho phép: “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã”. Do có khoảng cách với quan điểm của Ban Nông nghiệp Trungương, theo ông Đinh Văn Niệm: “Thông báo này không được đăng báo, không được phát hành xuống cơ sở; tuy nhiên, nó cứ được truyền tay mà lan ra”.
              Từ ngày 27 đến 29-10-1980, tại Côn Sơn, ông Hoàng Tùng, bí thư Trung ương Đảng kiêm tổng biên tập báo Nhân Dân, đã lấy uy báo Đảng tổ chức một cuộc hộithảo với sự tham gia của gần 100 đại biểu, gồm lãnh đạo các tỉnh, những người chủ chốt trong ngành nông nghiệp, các nhà nghiên cứu, đại diện của các viện khoa học và đại điện của nhiều tờ báo lớn. Theo ông Hoàng Tùng, tại hội thảo này, Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương Võ Thúc Đồng tiếp tục chống lại chủ trương khoán. Phát biểu trước Hội nghị Côn Sơn, ông Đồng tuyên bố: “Học tập Đoàn Xá tức là học tập những kẻ ăn mày, lười biếng”. Nhưng ý kiến của ông Đồng đã khá lạc lõng, vì ông Hoàng Tùng đã bố trí để cho tiếng nói ủng hộ khoán trở nên áp đảo trong Hội nghị.
              Tiếp theo đó, ông Võ Chí Công chủ trì một hội nghị về khoán ngay tại Đồ Sơn.Theo ông Đinh Văn Niệm thì ông Ngô Duy Đông đã không cho Hải Hưng sang, nhiều tỉnh đến Hội nghị Đồ Sơn phải đi chui. Ông Võ Chí Công là người mà trước khi khoán được đưa ra công khai bàn đã từng phê phán phương thức khoán việc quan liêu. Ông nói: “Khoán việc có phải là cái bàn thờ đâu mà ta không dám đụng đến”. Ông cũng là người đã từng khuyến khích ông Hoàng Quy, người kế nhiệm ông KimNgọc làm bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú, tổ chức thí điểm mô hình khoán ở huyện Vĩnh Tường495. Theo ông Đinh Văn Niệm, “anh Năm” nói với anh Hoàng Quy: “Biểu cứ làm đi, thành công thì cho phát triển ra toàn tỉnh. Các đồng chí đừng sợ chi hết. Nếu khoán có làm cho trời sập thì tôi cũng xin chịu trách nhiệm”. Sau đó, ông Võ Chí Công xuống Hải Phòng thăm gặp Bí thư Đồ Sơn Nguyễn Đình Nhiên và Bí thư Thành ủy Bùi Văn Tạo. Khi trở về, ông báo cáo tình hình lên Ban Bí thư.
              Tại Hội nghị Đồ Sơn, Võ Chí Công đã nói “tay vo” trong vòng ba mươi phút. Ông nhấn mạnh: “Ta áp đặt cách làm dẫn tới các hợp tác xã thiếu ăn, có nơi đói trầm trọng. Dân đói quá phải tìm cách có được cơm no áo ấm thì ta lại cấm để dân phải “chui”, bắt dân trở lại với khoán việc, với cái đã làm dân đói. Chiến tranh cũng như hòa bình, lãnh đạo mà quan liêu, xa dân, không lắng nghe dân, quen từ trên áp đặt chủ trương thì chỉ làm cho dân đau khổ”496. Bài phát biểu của ông Công được Đài Hải Phòng ghi âm, phát thanh, sau đó được các địa phương xin sang băng đưa vềđịa phương mình phát lại. Ở Hội nghị Đồ Sơn, ông Võ Chí Công được mô tả như một vị tướng phát lệnh cho nông dân “đồng khởi”.
              Hơn một tháng sau, tại Hội nghị Trung ương 9, ngày 10-12-1980, Tổng Bí thư Lê Duẩn thay mặt Bộ Chính trị kết luận: “Việc làm thử cách khoán mới trong hợp tácxã nông nghiệp của miền Bắc… có tác dụng tốt…, phong trào lao động sản xuất bắt đầu có khí thế. Tình trạng trì trệ trong sản xuất bắt đầu chuyển biến theo hướng tốt”497. Trong khi đó, theo ông Trần Đức Nguyên, Văn Phòng Trung ương thấy rằng, vì khoán chỉ mới được nêu trong Thông báo 22 – một văn bản không có tính bắtbuộc – nên có nhiều địa phương vẫn không thi hành. Ông Vũ Quang498 đã thúc đẩy để khoán được xác định trong một văn bản có tính ràng buộc hơn.
              Sau Hội nghị Trung ương 9, Ban Bí thư đã ra “Chỉ thị 100” về khoán. Tuy nhiên, trong Đảng lúc ấy nhiều người còn băn khoăn. Chủ tịch Trường Chinh tuy trong lòng đã ủng hộ nhưng vẫn còn lo “mất chủ nghĩa xã hội ở nông thôn”. Trưởng Ban Tổ chức Lê Đức Thọ thì chấp nhận khoán vì cho rằng đây chỉ là “một bước lùi để tiến”. Chỉ thị 100 vì thế vẫn phải né tránh từ “khoán hộ” mà Kim Ngọc đã dùng bằng khái niệm “khoán đến nhóm lao động và lao động”.
              Theo ông Đinh Văn Niệm: “Khi được Ban Bí thư giao soạn thảo Chỉ thị 100, anh Năm đòi chỉ ‘khoán hộ’ hoặc ‘người lao động’ thôi. Nhưng ông Nghị không đồng ý, hai ông rất căng với nhau. Về sau, do không thể kéo dài thời gian ban hành Chỉ thị 100, anh Năm thỏa hiệp, để ngày 13-1-1981, ông Lê Thanh Nghị ký cho ‘mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động’. Tuy nhiên, anh Năm bảo lưu ý kiến là không có nhóm”.
              Mặc dù không phản đối Chỉ thị 100 nhưng Trường Chinh vẫn tỏ ra rất thận trọng. Đầu năm 1981, ông xuống Hải Hưng. Theo ông Nguyễn Thái Nguyên, người được Ban Nông nghiệp Trung ương cử tháp tùng ông Trường Chinh: Bí thư Hải Hưng Ngô Duy Đông là một người chống khoán, ông cố tình đưa Trường Chinh tới những mảnh ruộng bị chia nhỏ cho xã viên bằng những cành phi lau cắm làm ranh giới và nói: “Xã hội chủ nghĩa thế này thì còn manh mún hơn xưa”. Ông Trường Chinh lo lắng lắm. Khi về, ông nói với thư ký Phan Diễn và ông Nguyễn Thái Nguyên: “Lần tới, bác cháu ta lên Vĩnh Phú xem Hoàng Quy khoán thế nào”.
              “Đi Vĩnh Phú thì chết”, Thái Nguyên bàn với Phan Diễn là nên vận động phu nhân Trường Chinh để thay vì đi Vĩnh Phú ông đến Hà Nam Ninh. Khi ấy đã giáp tết, ông Trường Chinh đồng ý về Hà Nam Ninh, nhân thể thăm quê. Đến huyện Xuân Thủy, tỉnh bố trí để ông ở nhà khách, nhưng Trường Chinh đã về ngủ đêm ở xã Xuân Hồng.
              Đêm ấy, theo ông Nguyễn Thái Nguyên, người dân kéo đến rất đông, ai cũng xưng là cháu Trường Chinh nên bảo vệ không thể nào ngăn cản. Mấy người bà con của Trường Chinh “vô tư” khoe: “Bác ạ, nhờ giải tán hợp tác xã, khoán ruộng mà chúng cháu không còn đói nữa”. Thái Nguyên nghe sợ quá nói với Phan Diễn: “Gay rồi”. Phan Diễn cũng sợ, nhưng không ngờ, nhờ những lời nói thật của những người cậy thế cháu chắt ấy mà sáng hôm sau, thay vì trở lại Xuân Thủy, ông Trường Chinh triệu tập một cuộc nói chuyện ở xã Xuân Hồng. Tại đây, lần đầu tiên ông nhắc đến Chỉ thị 100 và công khai ủng hộ khoán.
              Năm 1982, khi trở thành phó chủ tịch trường trực Hội Đồng Bộ trưởng, ông Tố Hữu xuống thăm và tặng Hải Phòng mấy câu thơ:
              “Bốn cống ba cầu, năm cửa ô
              Đào sông lấn biển dựng cơ đồ”.
              Người dân Hải Phòng lập tức họa lại:
              “Có cống có cầu lại có ô
              Phi thương bất phú dựng cơ đồ”.
              Ông Kiệt xé rào, ông Linh lãnh đạn
              Việc “xé rào” mà ông Võ Văn Kiệt cho làm ở Thành phố Hồ Chí Minh quả là có gây tiếng vang, nhưng đồng thời cũng bị một số người quy kết là “đi chệch mục tiêu xã hội chủ nghĩa”. Theo ông Võ Văn Kiệt, điều đó khiến ông Lê Đức Thọ lo lắng.
              Ở Đại hội lần thứ IV, năm 1976, ông Võ Văn Kiệt được đưa vào Bộ Chính trị với vai trò ủy viên dự khuyết cùng với hai nhân vật khác là Tố Hữu và Đỗ Mười. Cả bađược chuẩn bị để trở thành lực lượng kế cận trong thập niên tiếp theo. Ông Võ Văn Kiệt kể: “Anh Sáu Thọ muốn đưa ngay tôi ra Trung ương. Anh Ba Lê Duẩn nói cứ để Kiệt làm ở Thành phố, làm được ở Thành phố rồi thì giữ cương vị gì cũng được. Nhưng anh Sáu Thọ nói cũng phải tập và cũng phải cho va chạm. Về sau, tôi biết thêm là anh Sáu Thọ sợ tôi sa lầy bởi vụ xé rào”499.
              Tháng 3-1982, sau Đại hội Đảng lần thứ V, cả ba ông Võ Văn Kiệt, Tố Hữu, Đỗ Mười đều trở thành ủy viên chính thức Bộ Chính trị, cùng với hai ủy viên mới là Tướng Lê Đức Anh, tư lệnh Quân Tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, và NguyễnĐức Tâm, trưởng Ban Tổ chức. Hai nhân vật bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị trong thời gian này là ông Nguyễn Văn Linh và Tướng Giáp. Sau đại hội, ông Kiệt ra Hà Nội giữ chức phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, ông Linh được điều trở lại Thành phố làm bí thư.
              Đúng như Lê Đức Thọ dự đoán, ngay trong Đại hội V, thực tiễn xé rào ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam chỉ nhận được rất ít hoan nghênh, trong khilại bị rất nhiều nơi phê phán. Ông Phạm Văn Hùng, thư ký của đoàn đại biểu Thành phố tại Đại hội V, kể: “Tôi đi dự các phiên họp, nghe thư ký các đoàn phản ánh, thấy các đoàn tuy có đánh giá mặt tích cực của “bung ra”, nhưng những tín hiệunày không những không được nâng niu, mà mặt trái của nó đã bị phê phán vô cùng gay gắt”. Đại hội V vì thế lúc đầu định bỏ chế độ hai giá trong “lưu thông phânphối”, cuối cùng vẫn phải duy trì. Nghị quyết đại hội tuy có ‘chống tập trung quan liêu bao cấp” nhưng cũng đã nhấn mạnh chống “tùy tiện, vô tổ chức vô kỷ luật” hơn. Theo ông Phạm văn Hùng: “Cuộc đấu tranh trong Đảng là vô cùng phức tạp”.
              Nửa năm sau, ngày 10-8-1982, Bộ Chính trị vào làm việc với ban lãnh đạo mới của Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay trên máy bay chuyên cơ, theo nhà báo Hữu Thọ, Tố Hữu nói: “Chưa tới Tân Sân Nhất đã ngửi thấy mùi Nam Tư”500. Tại phiên họp ở “Hội trường 10” cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh của Văn phòng Trung ương (T78), kéo dài đến hết ngày 19-8-1982, chính các nhà lãnh đạo từng ủng hộ “xé rào” trong nông nghiệp ở Đồ Sơn đã phê phán gay gắt tình trạng bung ra trong Thành phố. Nghị quyết của Bộ Chính trị tại đợt làm việc này, được gọi là “Nghị quyết 01”, đánh giá: “Những nhận định về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội chưa thật rõ và có phần buông lơi chuyên chính vô sản trên mặt trận phân phối lưu thông, mặt trận nóng bỏng nhất trong cuộc đấu tranh giữa ta với tư sản thương nghiệp và các thế lực chống đối khác”.
              Tổng Bí thư Lê Duẩn và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã chủ trì cuộc “làm việc” này, và ông Nguyễn Văn Linh, vừa mới về làm bí thư, là người “chịu trận”. Nhà báo Hữu Thọ, người có mặt ở Hội trường 10 trong phiên họp này, nhớ lại: “Ông Lê Duẩn nói: bí thư nên từ chức, chủ tịch cũng không nên làm nữa!”. Theo ông Trần Đức Nguyên, chuyên viên có mặt trong phiên họp, bị phê bình quá căng, ông Nguyễn Văn Linh nói: “Tôi về thì tình hình đã như thế này rồi”.
              Ông Nguyễn Thành Thơ, người vừa bị Lê Đức Thọ loại ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Khóa V, là một trong rất ít người khi ấy đến chia sẻ với ông Nguyễn Văn Linh. Thấy ông Mười Thơ và ông Năm Vận tới thăm, “anh Nguyễn Văn Linh rất mừng”. Hôm ấy, ông Nguyễn Văn Linh đã thuật lại cho ông Mười Thơ và ông Năm Vận nghe về cuộc làm việc tại Sài Gòn của Bộ Chính trị. Ông Linh nói: “Trước một số tình hình, anh Đồng không ngồi, đi giày lọc cọc quanh bàn họp nói: ‘Phá hoại, phá hoại, từ chức, từ chức’. Tôi giận quá muốn nói: ‘Làm cho nền kinh tế đất nướcsuy sụp thế này lẽ ra tổng bí thư và thủ tướng phải từ chức’. Nhưng vừa mới nhónglên, thấy thành phần hội nghị có bộ trưởng, thứ trưởng rất phức tạp, đành ngồi dựa ghế lặng im, hút thuốc hết điếu này đến điếu khác. Chiều tôi cử đồng chí trưởngBan kinh tế Thành ủy trình bày, đồng chí này trình bày được”501. Trưởng ban Kinh tế Thành ủy khi ấy là ông Nguyễn Ngọc Ẩn502. Ông Nguyễn Văn Linh kể: “Năm Ẩn nói xong, thấy các anh há hốc, chứng tỏ họ không hiểu gì thực tế”503.
              Nghị quyết 01, ban hành sau phiên họp này của Bộ Chính trị, được công bố vào ngày 14-9-1982, tuy cho rằng Thành phố “buông lỏng chuyên chính vô sản trên mặt trận lưu thông phân phối” nhưng đã không đòi phải xử lý cụ thể những gì. Tuy vẫn khẳng định rằng “trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ phải hoàn thành cơ bản về cải tạo xã hội chủ nghĩa”, nghị quyết vẫn nhấn mạnh “kết hợp chặt chẽcải tạo và xây dựng, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và lực lượng sản xuất mới”.
              Như một động thái chính trị nhằm triển khai Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị,ngày 30-9-1982, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh họp, dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh, phân tích nguyên nhân của tình trạng tăng giá, buôn lậu, trốn thuế… không thể ngăn chặn là do “Thành phố còn tồn tại năm thành phần kinh tế”. Nghị quyết 17, ngày 30-9-1982, của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Chuyên chính vô sản trên mặt trận phân phối lưu thông là mặt trận nóng bỏng nhất trong cuộc đấu tranh giữa ta và tư sản thương nghiệp và các lực lượng chống đối khác”.
              Năm tháng sau, ngày 4-3-1983, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ra tiếp Nghị quyết 19, đòi: “Tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh… triệt để xóa bỏ tư sản thương nghiệp, từng bước cải tạo các tầng lớp tư thương… Truy mua toàn bộ phương tiện của tư sản kinh doanh ngành vận tải, nhất là phương tiện vận tải chuyên dùng”504.
              Nghị quyết 17 và 19 có thể dùng để bổ sung vào nhận xét ông Nguyễn Văn Linh “không phải là người chống cải tạo tư sản”505. Tuy nhiên, đây là một thời điểm mà không khí cải tạo đang được tái lập. Tháng 12-1982, Ban Chấp hành Trung ương ra Nghị quyết 03, yêu cầu: “Lập lại trật tự xã hội chủ nghĩa, trước hết trong nội bộkinh tế quốc doanh và cơ quan nhà nước”. Sau khi Nghị quyết 01 phê phán “chuyên chính vô sản bị buông lỏng” ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21-1-1983, Bộ chính trị làm việc với Hà Nội, lại ra Nghị quyết 08, phê phán gay gắt hiện tượng xé rào và yêu cầu Hà Nội “mau chóng xiết chặt kỷ cương của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa”. Đầu tháng 5-1983, nhiều địa phương miền Bắc nhận được một “điện mật” của Trung ương chỉ thị thi hành một chiến dịch mang mật danh “Z-30”. Theo đó, chính quyền được phép “tiến hành điều tra, khám xét” những gia đình được gọi là có “tàisản bất minh”. Chỉ thị “Z-30” gần như chỉ được tiến hành ở Hà Nội506. Tại đây,
              những gia đình có nhà mới xây từ hai tầng trở lên, hoặc những gia đình mà xóm giềng tố cáo có vẻ giàu có, khá giả, đều bị đưa vào diện nghi vấn “làm ăn bất chính”. Hàng trăm ngôi nhà đã bị khám xét, một số nhà được gọi là bất minh đã bị tịch thu. Năm 1983, người Hà Nội nói thơ: “Ti vi, tủ lạnh, Honda / Có ba thứ ấy khám nhà như chơi”507.
              Ở Nam Định, khi công an lập một danh sách 200 hộ có “tài sản bất minh” cần kiểm tra, ông Nguyễn Văn An, khi ấy là bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, đã cho ngăn lại. Theo ông Nguyễn Văn An, khi ấy ở Hà Nội ông thấy “có gia đình cả nhà thắt khăn tang khi bị tống lên xe, kêu khóc ầm ĩ”. Bí thư Thành ủy Hải Phòng lúc bấy giờ làông Đoàn Duy Thành nhận ông là người đầu tiên và duy nhất lên Trung ương “phản đối chiến dịch Z-30”.
              “Ai thắng ai”
              Đường lối đi lên “sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa” của Đại hội IV chủ yếu được hình thành trong thời gian ông Lê Duẩn cùng nhóm giúp việc “thả mình tư duy” trên bãi tắm Đồ Sơn, trước lâu đài Vạn Hoa. Nhà nghiên cứu Đặng Phong đã dùng khoảng cách một “kế hoạch 5 năm” để “đo” quãng đường từ Vạn Hoa xuống những cánh đồng Đoàn Xá. Chính vì sự nôn nóng “sản xuất lớn”, dồn hợp tác xã ngày một to ra, mà người dân Đoàn Xá, Đồ Sơn, ở cách đó không bao xa, đã phải đi ăn xin. Chỉ khi tự “xé” bỏ con đường duy ý chí ấy, nông dân mới bắt đầu hết đói.
              Lẽ ra, Đoàn Xá phải được nghiên cứu như một điển hình về quy trình ban hành chính sách. Cấp ủy xã đã chỉ ra “nghị quyết khoán” khi có 90% dân chúng yêu cầu. Khi không được cấp thẻ Đảng vào đúng ngày thành lập Đảng 3-2, Bí thư PhạmHồng Thưởng đã nói với các đảng viên của ông: “Bây giờ cái cấp bách là cuộc sống của dân chứ chưa phải là thẻ đảng. Có thẻ đảng mà dân đói thì mang thẻ đảngcàng thêm xấu hổ. Cứ làm sao lo cho hợp tác xã lên, đấy mới là cái thẻ quý nhất”508.
              Không phải đợi đến năm 1980, khi nghe báo cáo của Hải Phòng, Tổng Bí thư Lê Duẩn mới biết vai trò khoán hộ. Theo ông Trần Phương, người năm 1968 là trợ lýcủa ông Lê Duẩn: Buổi sáng mà tạp chí Học Tập cho đăng bài của ông Trường Chinh phê phán Kim Ngọc, ông Lê Duẩn đã bước vào phòng của những người giúp việc ở Nhà khách Tây Hồ, “ném tờ Học Tập xuống bàn” với nét mặt không vui. Sau đó,theo ông Đậu Ngọc Xuân, ông Lê Duẩn đã xuống Vĩnh Phú để thăm và an ủi ôngKim Ngọc. Khi nói chuyện với Kim Ngọc, Lê Duẩn đã hết sức phân vân trước thực tế nông dân đã được nuôi sống chủ yếu bằng 5% đất được chia chứ không phải 95% đất bị đưa vào hợp tác xã.
              Khi kể lại câu chuyện này, những người thân cận của ông Lê Duẩn muốn đưa ra những ví dụ cho thấy “Anh Ba” của họ đã không phê phán Kim Ngọc như ông Trường Chinh. Nhưng điều này cũng cho thấy là từ năm 1968, ông Lê Duẩn đã biết hạn chế của cơ chế “cha chung” khi dồn ruộng của nông dân vào hợp tác. Vậy mà đến năm 1976, khi lựa chọn đường lối kinh tế, ông vẫn đẩy hợp tác xã lên một quy mô lớn hơn, và hậu quả gây ra đã nghiêm trọng hơn thời gian trước đó.
              May mà cho dù các nhà hoạch định chính sách cứ loay hoay “giữa hai con đường” và cứ đắm mình trong những “cuộc đấu tranh”, người dân chỉ có một conđường là phải tự thoát ra mà kiếm sống. Sự thay đổi của Việt Nam không bắt đầu từ một cá nhân, cũng không phải bắt đầu từ một luồng tư duy. Khi nền kinh tế xuống tận đáy và cuộc sống của nhân dân bị dồn vào chân tường, người dân đã buộc chính quyền xoay xở. Công cuộc phá bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung củaViệt Nam thành công cũng một phần nhờ viện trợ Liên Xô đã chưa bao giờ đủ nhiều để xóa sạch kinh tế tư nhân ở cả hai miền Nam – Bắc.
              Quan trọng hơn, cuộc chiến tranh được nói là “giải phóng miền Nam” đã nối nền kinh tế bị nhốt kín suốt hai mươi năm của miền Bắc với nền kinh tế thị trường ở miền Nam. Cuộc “Bắc tiến” ngoạn mục của những chiếc quạt bàn, tủ lạnh, xe máy Honda đã phần nào giải phóng tư duy cho chính những người đã lãnh đạo chiến tranh. Phần lớn những người che chở cho người dân “xé rào” sau năm 1975 đều lànhững người ít được học lý luận Marx-Lenin509. Họ vừa mới đi qua chiến tranh, đụng chạm tới cơ chế như những chiếc “xe tăng” vẫn nồng nặc mùi khói đạn. Họ khôngcòn đơn độc như thời Kim Ngọc và không sợ ai quy kết quan điểm lập trường.
              chú thích
              452 Sài Gòn Giải Phóng, 24-3-1978.
              453 Một biến cố khác xảy ra trong những ngày đó đã mang lại cho ông Sơn cả “rủi” lẫn “may”. Năm 1978, Văn phòng Trung ương Đảng vào tiếp quản An Phú, nhà ông Huỳnh Bửu Sơn nằm trong phạm vi bị trưng dụng. Sau khi vợ ông Lê Quang Uyển đi Pháp, ngôi biệt thự của ông Uyển, khi ấy đang đi “học tập”, được T78 lấy làm nơi ở cho ông Nguyễn Văn Linh.
              Ông Huỳnh Bửu Sơn được đổi sang chỗ mới là một căn nhà trên đường Phạm Văn Hai, bản thân ông thì được chiếu cố cho về làm việc ở Ngân hàng Nhà nước Thành phố. Ở đây, ông may mắn được làm việc với ông Lữ Minh Châu, một “Việt Cộng” đã từng làm nhân viên ngân hàng ở Sài Gòn trước 30-4 nên hiểu năng lực và tâm tư của những chuyên viên cũ.
              454 Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh 1975-1979.
              455 Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 15-2-1978 viết: “Thể theo nguyện vọng của đông đảo nhân dân lao động, từ ngày 1-12- 1977, Thành phố ta đã mở đợt chống gian thương và đã thu được nhiều thắng lợi tốt đẹp… Ta đã tóm cổ nhiều tên chủ vựa cá ác ôn, tịch thu trên mười tấn cá đồng và cá biển; tóm gọn nhiều chủ vựa rau, nhiều lái rau đường dài chở rau Đà Lạt về TP… Chỉ trong hai tuần lễ giáp tết, từ 23-1 đến 6-2-1978, ta đã bắt trên sáu mươi vụ gian thương… Nhân dân và lực lượng kiểm soát kinh tế các quận, huyện, đã xóa bỏ hàng chục vựa giết mổ heo lậu, trong đó có nhiều lò mổ lớn như ở Xa Cảng miền Tây, Bình Thạnh, Gò Vấp… Về mặt hàng chất đốt, ta đã xóa được một số vựa củi ở Quận 11, chặn bắt nhiều xe chở củi lậu ở Quận 10, ngăn chặn được một bước hoạt động của bọn gian thương chất đốt trong dịp tết”.
              456 Sài Gòn Giải Phóng, 17-4-1978.
              457 70% số đầu máy bị xếp xó vì hư hỏng, phụ tùng thay thế không có; khoảng 1,8 triệu hecta trong số bảy triệu hecta đất bị bỏ hoang. Năm 1976, sản lượng lúa cả nước đạt 11,8 triệu tấn. Năm 1980, sau một “kế hoạch 5 năm”, sản lượng lúa chỉ còn 11,6 triệu tấn. Tưởng sẽ có lương thực dư thừa cho xuất khẩu, năm 1980, Việt Nam phải nhập khẩu lương thực nhiều nhất trong lịch sử: 1.570.000 tấn. Về thủy sản, năm 1980 cũng chỉ đánh bắt được 500 nghìn tấn cá biển, thua xa kế hoạch và thấp hơn sản lượng đánh bắt của năm 1976, 600 nghìn tấn.
              458 Phó giám đốc sở kiêm giám đốc công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh 1978-1991.
              459 Chuyện kể về chị Ba Thi, Ban tuyên giáo tỉnh ủy Cửu Long xuất bản năm 1992.
              460 Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 4-1-1978, của Bộ chính trị: “Giá thu mua thóc tính theo tiền miền Bắc trong tình hình hiện nay ở các vùng như sau: Vùng 1: giá mua 0,32 đ/1kg, ở những nơi điều kiện sản xuất có khó khăn hơn là 0,35đ/1kg; Vùng 2: giá mua 0,40 đ/1kg, ở những nơi chưa có công trình thủy lợi là 0,43đ/1kg… Giá mua 1 kg lợn thịt ở các tỉnh miền bắc tương đương với giá mua từ 7-7,5kg thóc. Ở các tỉnh miền Nam: giá 1 kg lợn thịt là 3 đồng; gạo 0,40đ/1kg tiền miền Bắc; thịt lớn xô 2,50đ/1kg tiền miền Bắc” (Văn Kiện Đảng Toàn Tập, tập 38-1978, trang 10-11).
              461 Theo ông Đỗ Phượng, tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam: “Giữa tháng 4-1978, anh Nguyễn Duy Trinh phải thay mặt Ban Bí Thư điện yêu cầu các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hà Bắc nỗ lực cung ứng lương thực cho Hà Nội, sao sớm có được một nửa khẩu phần gạo hoặc tối thiểu được khoảng 40% gạo trong khẩu phần lương thực.
              Điện nói rõ tháng 3-1978, Thủ đô chỉ được 30% gạo trong khẩu phần lương thực và sang tháng 4-1978 dân Hà Nội sẽ không còn được như tháng 3, trong khi các thực phẩm thông thường như rau, đậu phụ, mỡ, cá cũng không đủ để bán theo tem phiếu” (Đỗ Phượng, Chuyện Thời Bao cấp, Nhà Xuất bản Thông Tấn 2011, trang 9-10).
              462 Đỗ Phượng, Chuyện Thời Bao cấp, Nhà Xuất bản Thông Tấn 2011, trang 9-10.
              463 Đinh Thị Vận, Chuyện Thời Bao cấp, Nhà Xuất bản Thông Tấn 2011, trang (?).
              464 Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy, Chuyện Thời Bao cấp, Nhà Xuất bản Thông Tấn 2011, trang 21-22.
              465 Thu Hà, Chuyện thời Bao cấp, Nhà Xuất bản Thông Tấn 2011, trang 21-22.
              466 Chuyện của cựu trung tá công an Phùng Duy Mận, ngụ tại nhà 123 Hàng Buồm: Thời đó, ông được phân phối đôi dép nhựa Tiền Phong, đi không vừa nhưng cũng không dám bán cho “con phe” sợ mang tiếng. Phải khi vào Huế công tác ông mới đem bán được năm nghìn rưỡi, đủ mua một vé máy bay, giá bao cấp, ra Bắc (Chuyện Thời Bao cấp, Nhà Xuất bản Thông Tấn 2011, trang ?).
              467 Chuyện của ông Lê Gia Thụy, nhà số 8, ngách 12/21, ngõ 12, phố Lương Khánh Thiện, chủ nhân của chiếc xe đạp Thống Nhất trưng bày tại Triển lãm Thời Bao cấp diễn ra tại Bảo tàng Dân tộc học.
              468 Cho đến năm 1978, mỗi khi đi công tác, ông Trần Thắng, Đoàn 871, Tổng Cục Chính trị, phải làm “giấy ủy quyền” cho vợ là chị Nguyễn Thị Sinh thì chị Sinh mới được dùng cái đài National đứng tên anh. Để có pin, Ban đại diện tiểu khu nơi anh chị cư trú còn phải chứng nhận anh chị là vợ chồng thì Công ty Bách hóa thành phố mới bán pin cho chị Sinh (Chuyện Thời Bao cấp, Nhà Xuất bản Thông Tấn 2011, trang ?).
              469 Đầu thập niên 1980 là hiệu trưởng Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
              470 Nay là đường Phạm Ngọc Thạch.
              471 Đỗ Phượng, Chuyện Thời Bao cấp, Nhà Xuất bản Thông Tấn 2011, trang 10.
              472 La Lâm Gia.
              473 Bà Ba Thi Nguyễn Thị Ráo cùng quê Vĩnh Long với ông Võ Văn Kiệt và ông Phạm Hùng, tham gia cách mạng khi còn thiếu niên, có nhiều năm hoạt động dưới quyền ông Nguyễn Văn Linh, và đã từng gặp gỡ ông Lê Duẩn thời kháng Pháp.
              Chồng bà Ba Thi, ông Nguyễn Trọng Tuyển, bí thư Tỉnh ủy Gia Định, chết vào tháng 7-1959, trên đường ra cứ đón Trần Bạch Đằng, đặc phái viên Xứ ủy, để tiếp thu Nghị quyết 15. Bà Ba Thi chính là người phụ nữ cười rất tươi trong tấm ảnh chụp bốn người thuộc “Phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam” ra thăm miền Bắc và “được gặp Bác Hồ” vào ngày 5-3-1969. Bà từng được gọi là “tư lệnh sân bay Lộc Ninh” do vai trò khá nổi bật của mình trong “ban đón tiếp tù binh” của Mặt trận sau Hiệp định Paris.
              474 Nguyễn Thành Thơ, Cuối Đời Nhìn Lại, Bản thảo năm 2004.
              475 Chuyện Kể Về Chị Ba Thi, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cửu Long, 1992, trang 117.
              476 Theo ông Phạm Văn Hùng thư ký riêng của ông Võ Văn Kiệt.
              477 Nghị quyết Trung ương 6 phê phán cung cách xây dựng kế hoạch tập trung quan liêu, thiếu căn cứ thực tế và khoa học; trì trệ bảo thủ trong xây dựng những chính sách cụ thể; nóng vội, giản đơn trong công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam; chưa chú ý sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế cá thể và tư sản dân tộc ở miền Nam; “khuynh hướng tả khuynh”, muốn sớm đưa cá thể vào hợp tác xã, đưa hợp tác xã lên quốc doanh; phê phán cách làm coi thị trường là bất hợp pháp.
              478 Văn kiện Đại hội II Thành phố Hồ Chí Minh, lưu trữ tại Thư viện Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Thành phố.
              479 Báo Sài Gòn Giải Phóng, 1-12-1980.
              480 Ngày 21-1-1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 25-CP công nhận điều mà ông Võ Văn Kiệt đã cho phép các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh làm từ cuối năm 1978. Quyết định 25-CP bắt đầu cho phép áp dụng chế độ ba kế hoạch: kế hoạch “chỉ tiêu pháp lệnh” do Trung ương giao, kế hoạch liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm thực hiện kế hoạch thứ nhất, kế hoạch do xí nghiệp tự xây dựng. Như vậy, Quyết định 25-CP có thể hiểu là đã “hợp pháp hóa” sự liên kết giữa các đơn vị kinh doanh, điều mà trước đó có thể bị bỏ tù vì bị coi là “móc ngoặc”.
              481 Tuổi Trẻ, 19-4-2009.
              482 Đặng Phong, 2009, trang 174.
              483 Ngày 6-11-1968, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh về Vĩnh Phú, yêu cầu tổ chức một cuộc họp Tỉnh ủy mở rộng; tại đây, ông đã đọc một bài phát biểu, phê phán Vĩnh Phú: “Trong một thời gian dài đã không thấu suốt tinh thần đấu tranh triệt để giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, giữa hai phương thức lao động tập thể và lao động cá thể ở nông thôn. Cán bộ và quần chúng nông dân hiểu biết vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp một cách nông cạn và đơn giản… nên khi vận dụng vào hoàn cảnh của địa phương đã đi chệch sang phương thức sản xuất cá thể, chuyển một phần tư liệu sản xuất của hợp tác xã cho các hộ xã viên, khôi phục dần cách làm ăn riêng lẽ” (Tạp chí Học Tập tháng 2-1969, trang 19). Ngày 12- 12-1968, Ban Bí thư có Thông tri số 224 về việc “chấn chỉnh ba khoán, kiên quyết sửa sai chống khoán hộ”, lập “ban chỉ đạo” huy động lực lượng cán bộ để truyền đạt thông tri của Trung ương và thảo luận bài “Phê phán của đồng chí Trường Chinh”; kiểm tra lại tất cả việc khoán để chấn chỉnh lại. Bí thư Kim Ngọc, sau đó đã phải làm “tự kiểm điểm” đăng trên Tạp chí Học Tập thể hiện tinh thần “quyết tâm sửa chữa”.
              484 Theo ông Nguyễn Văn Tôn: “Sản lượng hoa màu quy ra thóc: năm 1960, đạt 28.520 tấn; năm 1968 lên được 32.782 tấn; năm 1970 xuống còn 25.468 tấn và năm 1975 xuống còn 18.565 tấn” (Đặng Phong, 2009, trang 191).
              485 Tại Trung Quốc, năm 1962, sau khi chính sách tập thể hóa “Đại nhảy vọt” (từ 1959-1961) làm chết hàng chục triệu người do đói kém (khoảng 15-17 triệu người theo số liệu chính thức của Trung Quốc; khoảng 45 triệu theo các nhà nghiên cứu nước ngoài, Ezra F. Vogel, trang 41), Trần Vân (Chen Yun), một ủy viên Bộ chính trị đặc trách kinh tế đưa ra đề nghị khoán sản phẩm tới hộ cho nông dân. Đề nghị được Đặng Tiểu Bình ủng hộ nhưng ngay sau đó đã bị Mao Trạch Đông phê phán là “đi theo con đường tư bản”(Ezra F. Vogel, 2011, trang 436). Mao chỉ trích nặng tới mức Trần Vân suy sụp đến nỗi không thể nói trong vài tuần và sau đó phục hồi rất chậm(Ezra F. Vogel, 2011, trang 723).
              486 Đặng Phong, 2009, trang 197.
              487 Theo đề nghị của xã viên, một vài đội của hợp tác xã Tiến Lập, xã Đoàn Xá, huyện An Thụy, đã “khoán ruộng cho các hộ”, cứ một sào ruộng khoán, xã viên phải nộp lại cho hợp tác xã 70kg thóc, tương đương với sản lượng đạt được khi ruộng vẫn ở trong tay hợp tác. Kết quả, ngay trong vụ mùa thứ nhất, mỗi sào ruộng khoán đã thu được 1,4-1,5 tạ thóc, xã viên kiếm được bảy, tám chục ký thóc một sào. Nhưng, đầu năm 1976, thì chuyện bại lộ, huyện cử cán bộ về thanh tra, Đảng ủy xã Đoàn Xá phải tổ chức kiểm điệm, tự nhận: “Khoán là sai đường lối, làm ảnh hưởng xấu đến cuộc vận động đưa hợp tác xã lên quy mô toàn xã”.
              488 Đặng Phong, 2009, trang 204.
              489 Cải cách của Trung Quốc lại thường bắt đầu từ trên xuống, năm 1977 khi Wan Li được điều về Bí thư tỉnh An Huy (Anhui) nạn đói ở đây vẫn còn hoành hành. An Huy là nơi có khoảng từ 3-4 triệu người chết đói vì “Đại nhảy vọt”. Wan Li đã đưa ra “Đề nghị 6 điểm” theo đó giao khoán sản phẩm đến nhóm nhỏ, thậm chí tới từng cá nhân nông dân, người dân có quyền tự chủ trên ruộng khoán và được bán sản phẩm ra thị trường địa phương. Lúc này chính sách cấm khoán hộ vẫn còn có hiệu lực, “Đề nghị 6 điểm” bị nhiều người phản đối, nhưng Đặng Tiểu Bình người mới trở lại chính trường đã ủng hộ và Wan Li vẫn kiên quyết cho áp dụng và áp dụng thành công chính sách khoán ở An Huy. Năm 1978, mặc dù là người bổ nhiệm Wan Li về làm bí thư An Huy, Thủ tướng Hoa Quốc Phong vẫn bảo vệ mô hình hợp tác hóa Dazhai nghĩa là không chấp nhận khoán. Phó thủ tướng phụ trách nông nghiệp Chen Yonggui và người kế vị ông cũng bảo vệ mô hình hợp tác hóa Dazhai. Nhưng cả Đặng và Trần Vân vẫn ủng hộ An Huy. Mãi tới ngày 31-5-1980, sau khi củng cố được quyền bính Đặng mới chính thức công khai ủng hộ chính sách phi tập trung hóa trong nông nghiệp, khoán ruộng cho nông dân tới hộ (Ezra F.
              Vogel, 2011, trang 436-440).
              490 Nhà báo Thái Duy, có mặt tại Hải Phòng trong thời điểm này, kể: Các đoàn đến Hải Phòng cũng chủ yếu là đi chui, không có giấy giới thiệu, không có công tác phí, Hải Phòng cưu mang hết. Có đoàn ở xa như Nghệ Tĩnh, còn được Hải Phòng cung cấp lương thực, thực phẩm đủ ăn đến khi về tới nhà. Nhiều người ngạc nhiên vì có cả lãnh đạo huyện Thiệu Yên, Thanh Hóa. Thiệu Yên là nơi có hợp tác xã Định Công. Cùng với Vũ Thắng, Thái Bình, Định Công là một trong hai hợp tác xã điển hình toàn quốc. Trong giai đoạn hô hào hợp tác hóa, hàng nghìn đoàn đại biểu từ Nam, chí Bắc đã về “học tập Vũ Thắng, Định Công”. Té ra để có gạo nuôi sống xã viên và tiếp khách, Định Công cũng như Thiệu Yên đã phải âm thầm cho dân “khoán hộ”.
              491 Đặng Phong, 2009, trang 227.
              492 Sđd, trang 229-230.
              493 Sđd, trang 231-232.
              494 Đặng Phong, 2009, trang 233-234.
              495 Năm 1978, trước khi ông Kim Ngọc nghỉ hưu, Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phú cũng đã ra Nghị quyết 15: “Chính thức để các hợp tác xã khoán cho hộ gia đình và cho hộ gia đình mượn một số đất để làm thêm vụ đông”. Tuy nhiên, như con chim đã từng trúng tên, khoán ở Vĩnh Phú vẫn chỉ được tiến hành hết sức rụt rè. Sau đó không lâu, ông Võ Chí Công, ủy viên Bộ Chính trị, phó Thủ tướng phụ trách nông nghiệp đã về Thổ Tang, một xã hết sức năng động ở Vĩnh Phú. Theo ông Đinh Văn Niệm, thư ký của “anh Năm” Võ Chí Công: “Anh Năm so sánh năng suất đất 5% và đất hợp tác xã rồi nói: Hầu hết những người tham gia chiến đấu ở Khu V đều là dân Bắc, họ đã rất thông minh, dũng cảm. Chỉ vì cơ chế mà miền Bắc phải chịu nghèo thế này”.
              496 Nhà báo Thái Duy trả lời phỏng vấn tác giả.
              497 Văn kiện Đảng toàn tập, tập 41, trang 540.
              498 Chánh Văn phòng Trung ương Khóa IV.
              499 Trả lời phỏng vấn tác giả.
              500 Trả lời phỏng vấn tác giả.
              501 Trả lời phỏng vấn tác giả.
              502 Trước phiên họp của Bộ Chính trị, ông Nguyễn Ngọc Ẩn nói: “Những gì các đồng chí phê phán chúng tôi tiếp thu và sửa chữa. Ở đây chúng tôi cần nói những vấn đề cụ thể các đồng chí phát hiện nhận xét như: Rượu ngoại các đồng chí nói là rượu chúng tôi mua hương liệu về cất, đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu tại chỗ, các đồng chí xem thử, không phân biệt được, chứng tỏ kỹ thuật chúng tôi tương đối. Về tàu chở hàng ra nước ngoài, chúng tôi bán hàng tươi sống, mướn tàu ta cả tháng mới được, hàng hư hỏng hết còn gì xuất khẩu, còn mướn tàu của nước ngoài, trong vòng hai mươi bốn giờ là có mặt, họ chở hàng ta đến nơi, đến chốn đúng hợp đồng, đảm bảo không hư hỏng. Về tiền chúng tôi vay của ngân hàng 800 triệu để mua bán, sau một chuyến chúng tôi phải giao trả tiền ngân hàng, rồi làm thủ tục vay mượn lại để tiếp tục mua bán chuyến mới, việc làm thủ tục vay mượn mỗi chuyến kéo dài cả tháng, làm sao chúng tôi mua bán liên tục đúng định kỳ được, nên đành phải giữ tiền chuyến trước cho chuyến sau, bây giờ cần trả tiền lại chúng tôi sẽ gom trong vòng một tuần lễ đủ 800 triệu”.
              503 Theo Nguyễn Thành Thơ.
              504 Năm tháng sau đó, ngày 4-3-1983, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lại họp và ra một “nghị quyết quan trọng” khác, được gọi là “Nghị quyết 19”, cảnh báo: “Sau đợt cải tạo tư sản thương nghiệp tháng 3-1978, công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa bị buông lỏng quá lâu. Một phần do quan điểm đánh giá đã hoàn thành cơ bản công tác cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, đã cơ bản xóa bỏ giai cấp tư sản, việc còn lại chỉ là củng cố quan hệ sản xuất mới. Cũng có quan điểm cho rằng, trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn ai làm tốt hơn thì nên duy trì miễn là có nhiều sản phẩm cho xã hội. Trong thực tế đây là buông lỏng đấu tranh giai cấp, buông lỏng chuyên chính vô sản tạo sơ hở lớn để cho các đối tượng cải tạo có cơ hội phục hồi và tiến công lại trên nhiều mặt”.
              505 Nhận xét của Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Phương.
              506 Bí thư Thành ủy Hà Nội lúc bấy giờ là ông Lê Văn Lương. Năm 1956, ông Lương bị mất chức ủy viên Bộ Chính trị do những “sai lầm trong việc chỉ đạo chiến dịch chỉnh đốn tổ chức” bắt đầu từ năm 1953. Được ông Lê Duẩn đưa vào Ban Bí thư năm 1960 và đưa trở lại Bộ Chính trị năm 1976.
              507 Phóng viên Hà Nội Mới, ông Nguyễn Đức Thà, tả một ngôi nhà bị cải tạo ở Quận Hai Bà Trưng: “Bước vào nhà đã có cảm giác dễ chịu, nền gạch tráng men, nhà dưới, tầng trên đều có công trình vệ sinh riêng, có đèn neon, có gương soi. Các phòng đều có tiện nghị sinh hoạt như tivi, tủ lạnh, máy quay băng, sập gụ, tủ chè, gường modec, quạt trần, quạt bàn, salon gỗ lát, salon đệm mút… Đó là sự vô đạo đức, nỗi bất công không thể kéo dài” (Hà Nội Mới, 17-5-1983). Trên cùng số báo này, phóng viên Quang Cát viết: “Ai cũng phải đặt câu hỏi: Trong lúc đời sống còn rất khó khăn, lương chỉ đủ ăn, cá nhân nào có thể có tiền xây một nếp nhà lớn khang trang như thế? Nhà hai tầng, trang trí cầu kỳ, có bao lơn hoa văn, cánh cửa dưới nhà, trên gác đều sơn màu vàng… Trải qua nhiêu năm chiến tranh đất nước còn nghèo, làm sao có được một cơ ngơi như thế?... Một bà mẹ tóc đã hoa râm cương quyết nói: Phải xử lý chứ! Nó như cái gai trước mắt chúng tôi và nêu gương xấu cho mọi người”. Còn “bạn đọc” Nguyễn Ngọc Hiếu thì cho rằng, tịch thu tài sản bất minh là “nguyện vọng thiết tha của cán bộ và nhân dân lao động”... Chiến dịch Z-30 đã được một “luật gia” có tên là Phạm Ngọc Hải, lấy nguyên tắc của Lenin, “tước đoạt của những kẻ tước đoạt”, để phân tích: “Chính quyền đã thu hồi có chính sách rõ ràng phần tài sản bất minh để chuyển thành cơ sở phúc lợi công cộng. Các vật liệu chiến lược như xi măng, sắt, thép, gỗ… đều do nhà nước quản lý và phân phối, thế mà số hộ bị kiểm tra thường là có đầy đủ các vật liệu ấy để xây dựng nhà cửa có giá trị lớn. Chúng ta cũng hoan nghênh tính chất nhân đạo trong quyết định của chính quyền thành phố. Chúng tôi mong rằng chính quyền Thủ đô tiếp tục cuộc đấu tranh rất được quần chúng đồng tình này. Chế độ chuyên chính vô sản của chúng ta không những phải trấn áp sự phản kháng của bọn bóc lột mà còn phải nghiêm trị cả những bọn gian thương, tham ô, trộm cướp, phá rối trật tự.
              Bọn chúng đều là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, hằng ngày đầu độc không khí trong lành của xã hội chúng ta” 508 Đặng Phong, 2009, trang (?).
              509 Giáo sư Trần Đình Bút, người dẫn đoàn giáo sư Liên Xô sang giảng dạy ở trường Quản lý Kinh tế Cao cấp Trung ương đến nghiên cứu kinh nghiệm “xé rào” của ông Năm Ve ở Xí nghiệp Đánh cá Côn Đảo-Vũng Tàu đầu thập niên 1980, kể: Sau khi nghe giới thiệu toàn bộ quá trình hình thành và hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp, trưởng đoàn Liên Xô đặt câu hỏi: “Đề nghị các nhà khoa học, các giáo sư Liên Xô và Việt Nam, hãy trả lời gọn trong một câu thôi: Nguyên nhân nào làm xí nghiệp quốc doanh Đánh cá Côn Đảo đã có những thành công đáng khâm phục như vậy?”. Mọi người im lặng, trưởng đoàn nửa đùa nửa thật nói: “Tại vì Năm Ve không học, không biết các nguyên tắc quản lý và hạch toán xã hội chủ nghĩa mà chúng ta vẫn giảng”. Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận là cho đến khi trở thành ủy viên Bộ Chính trị, ông chưa thực sự học qua một trường lớp lý luận chính quy nào.

              Comment


              • #22
                Chương 10

                Đổi mới


                Từ chỗ tập trung vào tay nhà nước ruộng đất, nhà máy và tất cả các quyền sản xuất, kinh doanh, từ tháng 12-1986, Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu cho phép “các thành phần kinh tế” được làm ăn một cách có giới hạn. Đồng thời, nhà nướccũng từng bước cho tự do lưu thông hàng hóa trong nước, để thị trường điều tiết giá cả thay vì lên kế hoạch và quyết định bằng các mệnh lệnh hành chánh. Việc chấp nhận nền kinh tế vận hành theo các quy luật gần giống như nó vốn có được Đảnggọi là “đổi mới”. Để đi tới quyết định đó, các nhà khởi xướng cũng đã phải mất rất nhiều thời gian để thuyết phục các đồng chí trong Đảng và thuyết phục chính mình.

                Hội nghị Đà Lạt

                Giữa năm 1983, khi đến làm việc tại nhà máy Viso, một trong những những điển hình xé rào ở Sài Gòn, ông Trường Chinh nói với Giám đốc Nguyễn Quang Lộc: “Nay tôi đến đây để nghe. Chú như một chuyên gia cứ báo cáo hết chứ không phải lễ lạt gì”. Ông Lộc báo cáo xong thì đã mười một giờ trưa. Bác sỹ riêng yêu cầu Trường Chinh nghỉ, nhưng ông nói: “Tôi phải xuống xem nhà máy đã”. Năm ấy Trường Chinh bảy mươi lăm tuổi.
                Sau khi trở lại sân chính, mọi người nhìn thấy ông, vây quanh. Theo ông Lộc thì họ là những công nhân đã làm việc ở đây từ trước 1975, là những người mà “cơ quan chức năng” từng nghi ngờ là “địch”. Trường Chinh nói: “Phải chụp ảnh với giai cấp công nhân”. Chụp ảnh xong, ông ôm vai ông Lộc ngay giữa sân: “Hôm nay bác chỉ dặn cháu một điều, làm gì thì làm cũng phải xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”. Ông Lộc nhớ lại: “Tôi có cảm giác đó là lời thầm thì của một papa”.
                Sở dĩ những người như ông Trường Chinh và đa số trong Ban Bí thư lúc ấy đồng ý với “Khoán 100”, theo ông Trần Đức Nguyên, là vì nó chưa đụng đến chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Khoán ruộng cũng như “xé rào”, để được chấp thuận thì điều quan trọng nhất là phải làm cho các “Papa” tin rằng chúng không hề thách thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
                Ông Trường Chinh đến Viso từ một gợi ý của ông Võ Văn Kiệt. Theo ông Đặng Xuân Kỳ, con trai ông Trường Chinh: “Anh Sáu Dân giúp ông cụ hiểu thêm nhiều về thực tế, đặc biệt là từ Hội nghị Trung ương 6, giữa năm 1979. Anh khuyên cụ đi cơ sở nhiều hơn để trực tiếp nắm bắt tình hình”. Tháng 9-1982, Bộ Chính trị vào làm việc tại Sài Gòn, phê phán xé rào hết sức nặng lời, có người còn quy thành phố là “phản động”. Tại hội nghị, theo ông Nguyễn Văn Huấn, thư ký của ông Kiệt: “ÔngTố Hữu bóng gió: Sáu Dân định làm vua Sài Gòn”.
                Cũng như ông Nguyễn Văn Linh, trong cuộc “làm việc” này, ông Kiệt chọn con đường im lặng. Ông Kiệt và Thành ủy Thành phố nhận ra phải tìm một con đường khác để từng bước thuyết phục trung ương thừa nhận nhận xé rào. Con đường đó, theo ông Nguyễn Văn Huấn, khi ấy là thư ký riêng của ông Kiệt, là: “Mời các anh Bộ Chính trị đi thực tế, xuống cơ sở, để các anh ấy tự nhận ra làm ăn theo cách cũ là không được nữa”.
                Trước đó, tháng 4-1983, ông Trường Chinh đã đến Tây Nguyên để tìm hiểu cách “đồng bào Tây nguyên đi lên chủ nghĩa xã hội”. Tại đây, ông giật mình khi biết trên văn bản nói là có 93% hộ dân Tây Nguyên đã vào tập đoàn, hợp tác xã, nhưng hoạt động của mô hình “kinh tế xã hội chủ nghĩa” đó chỉ là hình thức. Đồng bào vẫn du canh, phá rừng, làm rẫy với cách canh tác lạc hậu như cũ; hợp tác xã vẫn phânphối theo lối bình quân vì chưa biết tính toán định mức, cộng điểm. Theo ông Đặng Xuân Kỳ, người tháp tùng chuyến đi này: “Anh Y Ngông Niek Đam, bí thư Daklak, nhờ tôi giúp báo cáo sự thật này vì anh ngại”. Nghe xong, ông Trường Chinh hỏi: “Chả nhẽ ở dưới người ta nói dối Bộ Chính trị và Trung ương?”. Y Ngông thật thà: “Dạ, nói dối”.
                Theo ông Trần Đức Nguyên, thư ký của Trường Chinh, ngay trong chuyến đi đó, ông Trường Chinh đồng ý cho Daklak tiếp tục chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ đồng bào dân tộc. Đồng thời, khi trở lại Hà Nội, ông Trường Chinh đã “văn bản hóa” quan điểm này trong một chỉ thị của Ban Bí thư do ông ký. Tháng 5-1983, sau nhiều chuyến “vi hành” trở về, họp Bộ Chính trị, ông Trường Chinh phát biểu: “Chúng ta đang ở trong tình hình nói dối phổ biến mà mọi người làm như là không nói dối”.
                Sau chuyến đi đến nhà máy Viso, ông Trường Chinh muốn chia sẻ những vấn đề ông ghi nhận được từ hiện tượng xé rào mà ông Võ Văn Kiệt nhen nhúm và cắm cờ điển hình từ năm 1979. Tháng 7-1983, nhân khi có một số vị trong chính phủ khác đang cùng ông nghỉ tại Đà Lạt, Trường Chinh đã liên hệ với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu có báo cáo chính thức về “xé rào”.
                Bí thư Thành ủy lúc ấy là ông Nguyễn Văn Linh xuống Viso nói với ông Lộc: “Lộc ơi, ta phải đi Đà Lạt. Các anh lãnh đạo đang nghỉ trên đó”. Ông Lộc hỏi: “Làm gìanh Mười?”. Mười Cúc: “Tôi cho rằng anh Trường Chinh muốn các anh ở ngoài kia hình dung được công việc của các cậu. Các cậu cũng phải gặp để các anh ấy biết một tầng lớp cán bộ mới”. Ngoài Nguyễn Quang Lộc, giám đốc Viso, “tùy tùng” ông Linh bao gồm những “điển hình xé rào” của ông Võ Văn Kiệt: Lê Đình Thụy, giám đốc Thuốc lá Vĩnh Hội; Nguyễn Thị Lý, giám đốc Dệt Việt Thắng; Trần Tựu, giám đốc Dược phẩm 2-9.
                Ông Lộc nhớ lại: Lê Đình Thụy vào phòng họp vừa nhìn thấy các “papa” liền khóc rống lên. Ông Phạm Văn Đồng mắng: “Làm sao anh khóc?”. Ông Thụy mếu máo: “Chúng tôi khổ quá, được giao kế hoạch mà trên không cân đối vật tư, phải tự chạy vạy để hoàn thành kế hoạch trên giao và nuôi sống công nhân. Vậy mà không được động viên lại còn nay đòi thanh tra, mai đòi bắt”. Ông Đồng lại mắng: “Khi người ta giao kế hoạch người ta phải cân đối chứ. Tại sao có thể thế được?”. Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Chí Công nói: “Nó giao đại thể thế chứ không có cân đối đâu anh ơi”. Ông Đồng nói: “Tại sao không báo Đỗ Mười?”. Ông Công: “Trên nó còn thứ trưởng, bộ trưởng làm sao nó lên tới phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mà báo cáo được”.
                Cũng tại Hội nghị Đà Lạt, ông Trường Chinh đã nghe ông Phan Văn Khải, phó chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh, và ông Mười Phi, giám đốc ngoại thương, nói về “xé rào” trong hoạt động của khối phân phối lưu thông. Theo ông Nguyễn QuangLộc: “Sau bốn ngày lắng nghe, ông Trường Chinh ra ôm vai chúng tôi, nói: Các chú gặp khó khăn nhưng đã rất dũng cảm. Phàm là một người cộng sản, chúng ta đừng sợ khó khăn, đừng sợ sai lầm, sai thì sửa. Nhưng gì thì gì, phải kết hợp tốt giữa lý luận với thực tiễn”.
                Từ cuối tháng 12-1981, ông Võ Văn Kiệt ra Hà Nội làm chủ nhiệm Ủy Ban Kế hoạch Nhà nước. Sau hai năm ngồi ở trung ương, ông nhận ra nếu không “tháo gỡđược cách nhìn thì sẽ không tháo gỡ được cơ chế”. Ông Kiệt gặp Bùi Văn Long, tổng giám đốc Liên hiệp Dệt, đề nghị tổ chức hội nghị ngành dệt để các giám đốc nói hết những ách tắc của mình. Ông Kiệt dặn: “Mời được càng nhiều lãnh đạo trung ươngvề nghe càng tốt”.
                Tháng 4-1984, tại khuôn viên công ty Dệt Phước Long, hơn hai mươi giám đốc trong và ngoài ngành dệt đã báo cáo trước 200 đại biểu gồm lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các bộ, ban ngành và gần như đầy đủ các vị trong Hội đồng Bộ trưởng. Tuy hội nghị khá dài, kéo tới ba ngày, nhưng không khí càng về sau càng cởi mở. Trả lời một chất vấn về chính sách “hạch toán hai sổ”, Tổng Giám đốc Bùi Văn Long nói thẳng: “Đúng là tôi có hai sổ: một sổ ghi thu chi các sản phẩm đầu vào theo giá nhà nước, hợp pháp nhưng không hợp lý; một sổ ghi thu chi theo giá thật trên thị trường, hợp lý nhưng không hợp pháp. Sổ hợp pháp để báo cáo cấp trên, sổ hợp lý để điều hành doanh nghiệp. Ví dụ: Tôi mua cây tre, người ta chỉ bán với giá 1,5 đồng một cây nhưng Ủy ban Vật giá chỉ cho phép mua với giá một đồng một cây. Tôi đành nói anh em mua một cây tre rồi chặt ra làm đôi, tính hai cây để ghi vào sổ cho hợp pháp”510.
                Những hội nghị như Đà Lạt hay Dệt Phước Long đã giúp các nhà lãnh đạo nghe được trực tiếp những gì đang diễn ra thay vì nghe qua các báo cáo mà, theo ông Trần Nhâm, thường không phản ánh đúng thực tế, cho dù được đóng dấu “mật” và chỉ lưu hành trong nội bộ. Nếu như những người như ông Võ Văn Kiệt không tạo ra thực tiễn xé rào thì những người như ông Trường Chinh sẽ không nhìn thấy sự bức bối của cơ chế. Nhưng nếu như ông Trường Chinh không đủ bản lĩnh chính trị và năng lực tư duy để giải thích thực tiễn và chuẩn bị cơ sở lý luận thích hợp với môi trường chính trị lúc bấy giờ thì ông cũng khó mà thuyết phục được các đồng chí của ông trong Đảng.
                Nhóm giúp việc mới
                Sau chuyến đi Tây Nguyên, ông Trần Đức Nguyên bị điều đi khỏi văn phòng Trường Chinh. Ông Trần Nhâm, một đồng nghiệp của ông Nguyên, cho biết: “Lý do công khai để Ban Tổ chức thay anh Nguyên là vì anh Nguyên có một người chị định cư ở Pháp. Thời ấy lý lịch như thế là ghê lắm”. Nhưng, cũng theo ông Nhâm, nguyên nhân sâu xa là do trong các cuộc làm việc chung của nhóm, ông Trần Đức Nguyên hay “nhận xét về các nhà lãnh đạo khác”. Một người trong nhóm giúp việc đã ghi lại đầy đủ các phát ngôn này và sau đó đi báo với Ban Tổ chức.
                May mắn là chỗ trống của ông Nguyên đã được “điền” bằng ông Hà Nghiệp, một nhà nghiên cứu xuất sắc của thập niên 1980. Ông Hà Nghiệp lúc ấy đang làm vụtrưởng Vụ Tổng hợp Văn phòng Trung ương Đảng. Ông có bằng đại học và phó tiến sỹ về cơ khí ở Liên Xô, về nước giảng dạy ở trường Đại học Bách khoa. Năm 1975 ông được trưng tập vào Nam tiếp quản các cơ sở kinh tế, rồi về công tác ở Văn phòng Trung ương Đảng. Khi ấy, ông Trần Đức Nguyên cũng được điều từ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước về Văn phòng Trung ương. Ông Nguyên kể: “Hai chúng tôi thường làm việc với nhau, rất thân nhau, hiểu nhau vì Vụ của anh Nghiệp đảmnhiệm chính công tác nghiên cứu, biên tập phục vụ Ban Bí thư, Bộ Chính trị. Tôi đặc biệt quý anh Hà Nghiệp ở cách nghĩ không bị gò vào khuôn khổ thông thường mà luôn luôn tìm tòi cái mới phù hợp với thực tế. Hồi đó, những người có tư tưởng đổi mới rất dễ bị phê phán. Anh Hà Nghiệp nói vui: những người này phạm sai lầm vì đúng quá sớm”.
                Theo ông Đặng Xuân Kỳ, chính ông Trường Chinh đã yêu cầu Ban Tổ chức chọn đích danh ông Hà Nghiệp. Tháng 7-1983, khi đang ở miền Nam để chuẩn bị cho Hội nghị Đà Lạt, Trường Chinh đã cho gọi Hà Nghiệp vào dù khi ấy thủ tục Ban Tổ chức làm vẫn chưa hoàn chỉnh. Ở Văn phòng Trung ương, Hà Nghiệp nổi tiếng luôn “nói ngược”. Theo ông Trần Nhâm: “Một vị lãnh đạo trong Văn phòng Trung ương cũng muốn đẩy đi, vì nghĩ kiểu Hà Nghiệp chỉ có thể làm việc với cụ Trường Chinh không quá ba tháng. Không ngờ, ở càng lâu Hà Nghiệp càng trở thành một trợ lý mà ông Trường Chinh tâm đắc nhất”.
                Ông Đặng Xuân Kỳ cho rằng: “Sẽ không có Trường Chinh của năm 1986 nếu như đầu thập niên 1980 ông không tự mình lựa chọn những người giúp việc”. Ông Đặng Xuân Kỳ kể: “Tôi học ở Nga tới năm 1965. Sau hai năm về nước, tôi nhận ra bộ máy của mình có vấn đề. Tôi đề nghị cha tôi bắt đầu từ việc đổi mới bộ máy giúp việc cán bộ chủ chốt. Nhiều người trong số họ xa rời thực tế, chỉ dựa dẫm vào tiếng tăm các nhà lãnh đạo để hưởng bổng lộc. Nhưng năm ấy cụ không nghe tôi. Phải tới năm 1972, cha tôi mới thừa nhận là cần phải thay người Trợ lý số Một. Nhưng khi thay xong, tôi nói với ông: ‘Người này cũng không khác những người trước’. Cha tôi bảo: ‘Đây là người Ban Tổ chức đưa về mà?’. Tôi nói: ‘Nhưng vẫn không phải là người ta cần’. Cha tôi ngạc nhiên: ‘Tổ chức thì làm sao sai được?’”.
                Quyền lực của Ban Tổ Chức Trung ương dưới thời Trưởng Ban Lê Đức Thọ có mặt gần như ở khắp nơi. Nhưng theo ông Kỳ: “Từ năm 1980, cha tôi không để cho ông Lê Đức Thọ can thiệp nữa. Cụ tự chọn lấy những người giúp việc, và nếu Ban Tổ chức không đồng ý ai, cụ yêu cầu phải giải thích”.
                Cuối năm 1983, ông Trường Chinh nói với ông Hà Nghiệp và Trần Nhâm: “Tình hình cấp bách, nếu cứ tiếp tục như thế này, đất nước sẽ bế tắc”. Ông yêu cầu lậpmột nhóm nghiên cứu tư vấn. Ông dặn: “Phải chọn những người có đầu óc mới mẻ, hiểu chính sách kinh tế mới”. Nhóm nghiên cứu ngay sau đó được hình thành.
                Ngoài Hà Nghiệp và Trần Nhâm, nhóm còn gồm Đào Xuân Sâm, chủ nhiệm Khoa Quản lý Kinh tế của Học viện Nguyễn Ái Quốc; Lê Xuân Tùng, phó chủ nhiệm khoa của học viện này kiêm thư ký của ông Lê Đức Thọ; Võ Đại Lược, viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới; Dương Phú Hiệp, phó viện trưởng Viện Triết học; Lê Văn Viện, giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đang làm chuyên gia giúp tổng bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; một phó Ban Cơ yếu Trung ương và ba chuyên viên cao cấp Ban Kinh tế Trung ương, Nguyễn Thiệu, Trần Đức Nguyên và NguyễnVăn Đào nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại thương.
                Giáo sư Dương Phú Hiệp nói: “Trước đó đã có tiền lệ Tổng Bí thư Lê Duẩn lập ra nhóm nghiên cứu về Làm Chủ Tập Thể, nên ông Trường Chinh cũng có cơ sở để báo cáo với Bộ Chính trị về việc hình thành nhóm nghiên cứu của ông”. Theo Giáo sư Hiệp, trong buổi gặp đầu tiên, ông Trường Chinh nói: “Tôi biết các đồng chí lànhững nhà khoa học, những người yêu nước, muốn đóng góp. Tuy nhiên, nếu phát biểu ra ngoài những ý kiến mạnh mẽ bây giờ rất dễ bị quy chụp. Nhưng ở đây, chúng ta cứ nói thẳng, nói hết, để tôi tìm cách nói lại trong Bộ Chính trị, để Bộ Chính trị tìm biện pháp khắc phục những thiếu sót của đất nước”.
                Trong các cuộc họp của nhóm nghiên cứu, ông Trường Chinh chỉ nghe và hỏi thêm chứ không phát biểu ý kiến hay kết luận. Theo ông Trần Đức Nguyên: “Ôngmuốn chúng tôi thật sự phát huy tự do tư tưởng, không bị trói buộc bởi những quan điểm giáo điều, bảo thủ”. Trường Chinh nói với nhóm nghiên cứu: “Tôi lắng nghe các đồng chí, nhưng vì tuổi cao, ghi chậm nên việc ghi chép xin nhờ mấy đồng chí thư ký của tôi giúp”. Nhưng khi các chuyên gia phát biểu, ông không chỉ lắng nghe mà còn mở sổ, cặm cụi ghi chép với một thái độ trân trọng và khiêm tốn. Phương pháp của ông Trường Chinh đã tạo ra một không khí làm việc hết sức cởi mở trong nhóm.
                Một lần, khi ông Trường Chinh hỏi Giáo sư Dương Phú Hiệp: “Khi nào thì ta có thể kết thúc chặng đường đầu? Khi nào thì ta có thể kết thúc thời kỳ quá độ đi lênchủ nghĩa xã hội?”. Giáo sư Hiệp trả lời: “Thưa bác cháu chưa biết”. Ông Trần Nhâm và ông Hà Nghiệp nói: “Anh là chuyên gia về phân kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội mà?”. Ông Dương Phú Hiệp chậm rãi: “Để trả lời câu hỏi này, cho phép cháu kể một câu chuyện ngụ ngôn Nga”. Mặc dầu ông Trường Chinh nói: “Đang làm kế hoạch mà nói chuyện dân gian Nga à?”. Nhưng ông có vẻ thích thú, bước tới đứng sát nơi ông Hiệp ngồi, lắng nghe.
                Giáo sư Hiệp kể: Một người đi đường, khi ra tới bìa rừng thì gặp một bác tiều phu, ông dừng lại hỏi: “Bác ơi, khi nào tới bến sông?” Người tiều phu trả lời: “Không biết”. Người đi đường thất vọng bước tiếp và sau khi đi được chừng mươi bước, bác tiều phu gọi giật lại bảo: “Còn bốn giờ nữa”. Người đi đường ngạc nhiên: “Sao nãy bác không nói?” Bác tiều phu: “Khi nãy anh đứng tôi không biết, giờ anh đi tôi mới biết”. Rồi ông Dương Phú Hiệp quay về phía ông Trường Chinh: “Thưa bác, hiện nay ta chỉ dẫm chân tại chỗ chứ không đi nên thật khó trả lời là đến khi nào thì đi hết thời kỳ quá độ”.
                Ông Trường Chinh nghe xong, cười và nói: “Đồng chí văn nghệ thì để tôi cũng góp chút văn nghệ”. Ông đọc bài Tiết Lập Xuân của Cao Bá Quát: “Khứ nhật xuân lai phá cựu hàn / Kim chiêu hồng tử đấu thiên ban / Hà đương thế sự như hoa sự? / Phong vũ giang sơn tận cải quan”, rồi đọc phần dịch thơ của ông: “Hôm trước xuân về tan giá lạnh / Sáng nay muôn tía đấu ngàn hồng / Việc đời ví được như hoa nhỉ /Mưa gió qua rồi đẹp núi sông”. Ông nói với anh em giúp việc: “Giờ ta đang khó khăn nhưng đừng bi quan quá. Mây tan, gió tạnh sẽ về thôi”.
                Không bi quan không có nghĩa là mũ ni che tai, ông Trường Chinh tìm cách để hiểu những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Một hôm, Giáo sư Dương Phú Hiệp tới trễ. Ông Trường Chinh hỏi thăm, ông Hiệp nói: “Đêm qua cháu phải thức đêm xách nước bác ạ”. Ông chép miệng: “Vất vả nhỉ”. Ông Hiệp nói: “Không phải mình cháu. Các khu tập thể ở Hà Nội đều thiếu nước, người dân phải xếp hàng tới khuya mới hứng được vài xô nước mang về dùng. Bác ạ, bên ngoài người ta đang hát: Đêm đến cả nhà lo việc nước / Sáng ra cả nước lo việc nhà”. Theo ông Trần Nhâm, từ đó, Trường Chinh yêu cầu thu thập những câu nói trong dân gian, đặc biệt là những chuyện tiếu lâm chính trị như là một phần giúp ông hiểu tâm tư nguyện vọng của dân chúng.
                Thập niên 1980 có lẽ là giai đoạn để lại nhiều chấn thương cả về thể chất lẫn tinh thần cho người Việt nhất. Những người lính tham gia hai cuộc chiến tranh ởbiên giới phía Bắc và Campuchia không còn có cái hào hùng của những người lính trên đỉnh Trường Sơn năm xưa. Không còn những bộ quân phục vải Tô Châu xanh bền, phải lăn lộn trên các chiến trường giá rét ở phía Bắc, gay gắt ở Tây Nam, bộ ka ki Vĩnh Phú của người lính nhanh chóng rách gối, thủng đít. Bộ đội có sáng kiến cắt ống, quay phần lành lặn từ phía sau lên thay cho đầu gối và gọi đấy là “ưu tiên phía trước”.
                Cuộc sống của những người dân ở hậu phương cũng trăm bề khó khăn: Cây đinh phải đăng ký / Trái bí cũng sắp hàng / Khoai lang cần tem phiếu / Thuốc điếu phải mua bông / Lấy chồng phải cai đẻ / Bán lẻ chạy công an / Lang thang đi cải tạo / Hết gạo ăn bo bo / Học trò không có tập… Đầu thập niên 1980, ở Sài Gòn có khoảng năm vạn sỹ quan, công chức được tha về từ các trại cải tạo. Họ đương nhiên là không thể xin việc làm, chỉ có thể kiếm sống qua ngày bằng cách ra đường. Các sỹ quan cách mạng, những người hùng ngày nào giờ đây cũng: Đầu đường đại tá bơm xe / Giữa đường trung tá bán chè đỗ đen / Cuối đường thiếu tá buôn kem… Cho dù bộ máy tuyên truyền hoạt động hết công suất nhưng tinh thần của dân chúng dường như không còn có khả năng gượng dậy511.
                Mãi cho tới gần cuối thập niên 1980, ngay tại những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, người dân vẫn phải xoay xở bằng cách nuôi heo, nuôi cá trê phi để sống. Nhiều người “sống chung với heo” trong những căn hộ chật chội trên tầng năm, tầng tám. Ở Hà Nội, cán bộ viên chức cũng phải xoay xở. Có một giai thoại nổi tiếng về Giáo sư Văn Như Cương: Ông bị người dân trong một khu tập thể ở Hà Nội kiện vì nuôi lợn trong căn hộ của ông ở tầng hai làm mất vệ sinh. Chính quyền khu phố tới nhà phê bình và ghi vào biên bản: “Giáo sư Văn Như Cương nuôi lợn ở tầng hai”. Ông không phản đối nhưng trước khi ký nhận chỉ xin sửa lại: “Lợn nuôi Giáo sư Văn Như Cương ở tầng hai”.
                Bằng nhiều kênh khác nhau, có khi qua nhóm nghiên cứu, qua những người giúp việc, có khi qua những người trong gia đình hoặc những cán bộ cương trực nói lại, ông Trường Chinh nghe được khá đầy đủ sự ta thán của dân tình. Người dân gọi những năm đầu thập niên 1980 là thời kỳ “Ba-Đồng-Chinh”512. Có những câu đồng dao được mọi người đọc cho nhau: “Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh / Ba anh có biết dân tình sao không / Rau muống nửa bó một đồng / Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân”.
                Theo ông Đặng Xuân Kỳ thì cha ông còn dũng cảm để nghe cả những tiếu lâm chính trị nói trực diện tới mình. Một trong những tiếu lâm đó được kể: Một hôm, ba nhà lãnh đạo cao nhất của đảng đi chung một chuyến chuyên cơ, ngó xuống hạ giới thấy dân tình nheo nhóc, đói khát, mặt mũi thểu não. Bỗng một người hỏi: “Bây giờ mình ném cái gì xuống thì đám dân ấy mới tươi tỉnh lên được nhỉ?”. Bác Đồng nói trước: “Chắc họ đang đói. Hãy ném cho họ mấy bữa cơm không độn”. Bác Chinh cho rằng: “Điều họ thiếu là lý tưởng. Hãy ném cho họ lý luận về thời kỳ quá độ đilên chủ nghĩa xã hội”. Bác Duẩn lắc đầu: “Không phải! Không phải! Họ cần làm chủ tập thể”. Trong khi ba bác còn chưa thống nhất được nên ném gì cho dân thì anh phi công lái chuyến chuyên cơ rụt rè đề nghị: “Dạ thưa, cháu có ý kiến được khôngạ?”. Ông Lê Duẩn nói ngay: “Tại sao không? Cứ phát huy dân chủ”. Bấy giờ anh phi công mới nói: “Dạ, muốn cho đám dân tình dưới đó reo vang hạnh phúc thì chỉ có cách là ném cả ba bác ra khỏi máy bay thôi ạ”.
                Người của những khúc quanh lịch sử
                rong những thời khắc khó khăn nhất của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Trường Chinh đều đã có mặt: có khi là để lãnh đạo Việt Minh cướp chính quyền như hồi năm 1945, có khi đứng ra chịu trách nhiệm cá nhân về sai lầm của Đảng trong cải cách ruộng đất năm 1956, và trong thập niên 1980 là tự thức tỉnh và dẫn dắt Đảng thoát ra khỏi sự bế tắc bởi chính những đường lối của mình513.
                Tháng 1-1941, Nguyễn Ái Quốc về Pác Bó, Cao Bằng, sau ba mươi năm “bôn ba”. Tại đây, tháng 5-1941, ông chủ trì Hội nghị Trung ương 8: Trường Chinh chínhthức được bầu làm tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, kiêm trưởng Ban Tuyên huấn. Từ đầu năm 1942, Nguyễn Ái Quốc đã trở lại Trung Quốc và tháng tám nămấy bị Quốc dân Đảng Trung Hoa bắt giam. Mọi công việc tuyên truyền chuẩn bị đều do Trường Chinh tổ chức thực hiện. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng: “Bác Hồ là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhưng đề ra đường lối cụ thể, chỉ đạo
                cụ thể về lý luận với cuốn “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, là do anh Trường Chinh”. Đặc biệt, trong giai đoạn “tiền khởi nghĩa”, vai trò quyết định là của Trường Chinh. Công cụ cách mạng sắc bén nhất của Trường Chinh giai đoạn này là ngòi bút514.
                Ngày 8-3-1945, sau khi phân tích các nguồn tin, Trường Chinh nhận định: “Nhật sắp lật Pháp”, rồi lập tức triệu tập Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng tại chùa Đồng Kỵ. Chập choạng tối 9-3-1945, trong cuộc họp có mặt Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Văn Trân…, khi Tổng Bí thư vừa tuyên bố lý do họp thì tiếng chó rộ lên, đồng thời có người đập cửa dồn dập. Sư cụ cho chú tiểu ra mở cửa, thấy hai bóng người tay cầm đèn pin bước vào. Sư cụ liền: “chào thầy phó, thầy trương” thật to để báo động.
                Cuộc họp Ban Thường vụ Trung ương phải chuyển sang “phương án hai”. Các nhà lãnh đạo Đảng nhanh chóng thu xếp giày dép, khăn áo, chui qua bụi tre sauchùa, theo hướng nam, đi sang làng Đình Bảng. Vừa vượt qua đường xe lửa, tới địa phận Đình Bảng thì nghe tiếng súng nổ dữ dội phía Hà Nội. Ông Trường Chinh reo lên: “Nhật, Pháp bắn nhau rồi anh em ơi!”. Lúc đó là đúng 8 giờ 25 phút tối ngày 9-3-1945. Sau Hội nghị, Trường Chinh lánh sang chùa Dận, viết Chỉ thị: “Nhật Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta”, bản chỉ thị ngay sau đó, được bí mật in ấn để phát đi toàn quốc515.
                Trước khi Hồ Chí Minh từ Trung Hoa trở về Pac Bó, Trường Chinh đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ, chủ trương lập “bảy chiến khu cách mạng” và “thống nhất các lực lượng vũ trang”. Theo ông Trần Quốc Hương, trước khi lên Tân Trào, biết Hồ Chí Minh đang bệnh, Trường Chinh quay lại ATK ngoại thành, gọi Mười Hương ra nói: “Tôi phải lên chiến khu ngay. Trung ương cần một bác sĩ và một số thuốc để đưa lên ấy phục vụ cách mạng”. Bác sỹ Lê Văn Chánh được Mười Hương tiến cử đã theo ông Trường Chinh mang theo dụng cụ y tế và thuốc men lên Việt Bắc.
                Theo dặn dò của ông Trường Chinh, tối 15-8-1945, sau khi biết chắc Nhật xin đầu hàng Đồng Minh, ông Nguyễn Khang triệu tập Hội nghị Xứ ủy gồm: Lê Liêm,Trần Tử Bình, Nguyễn Văn Lộc… Tại làng Vạn Phúc, chỉ thị ngày 12-3-1945, “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Trường Chinh lại được đưa ra thảo luận. Sau khi phân tích những điều kiện “tất yếu cho cuộc tổng khởi nghĩa” mà Trường Chinh chỉ ra, các ủy viên dự họp đã reo lên: “Thế này là đúng rồi. Ta phải lãnh đạo quần chúng nổi dậy, tổng khởi nghĩa ngay lập tức!”. Hội nghị quyết định thành lập Ủy ban Quân sự Cách mạng Bắc Bộ để lãnh đạo quần chúng nổi dậy khởi nghĩa trong phạm vi mười tỉnh ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
                Trong khi các đại biểu đang ở Tân Trào để dự đại hội do Hồ Chí Minh chủ trì, các địa phương đã theo chỉ thị của xứ ủy, lần lượt nổi dậy chiếm phủ, huyện rồi tiến vào chiếm tỉnh lị. Ở Hà Nội, Ủy ban Quân sự Cách mạng được thành lập do Ủy viênthường vụ Xứ ủy Nguyễn Khang trực tiếp làm chủ tịch để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.
                Lấy danh nghĩa Kỳ bộ Việt Minh, Xứ ủy ra một bản thông báo cho các địa phương tiến hành khởi nghĩa dành chính quyền. Ngày 19-8-1945, lực lượng của Nguyễn Khang chiếm Phủ Khâm sai516.
                Khi Hà Nội đã rực trong cờ đỏ sao vàng, các đại biểu đi dự Đại hội Quốc dân ở Tân Trào vẫn chưa rời căn cứ. Xứ ủy Bắc Bộ và Thành ủy Hà Nội lập tức cử đại diện lên chiến khu “mời Bác và trung ương” về, các đại diện này đi đến Thái Nguyên thì gặp ông Trường Chinh, cũng đã nghe tin, đang trên đường từ Tân Trào xuôi về. Chiều ngày 25-8-1945, Hồ Chí Minh và tùy tùng theo đường sông Hồng về đến Chèm. Các cán bộ thuộc “Công tác Đội” đón và bố trí ông ở nhà bà Chánh Hai ở Phú Thượng, một cơ sở của xứ ủy nằm trong ATK517. Sẩm tối ngày 26-8-1945, Hồ Chí Minh được ông Trường Chinh đón bằng một chiếc xe hơi hiệu Citroen. Chiếc Citroen mang biển số T.A.20 này, hôm 19-8-1945, đã được ông lái xe tên là Nền lái đưa ông Nguyễn Khang đi khắp Hà Nội chỉ huy khởi nghĩa. Sau khi đón ông Trường Chinh từ Phù Đổng về, ông Nguyễn Khang đã giao chiếc xe lại cho tổng bí thư.
                Trường Chinh đưa Hồ Chí Minh về 35 Hàng Cân, mặt sau nhà 48 Hàng Ngang của ông bà Trịnh Văn Bô, một nhà tư sản có tiếng ở Hà Nội. Hàng ngày, sau khi ăn sáng tại nhà Trịnh Văn Bô, Hồ Chí Minh làm việc tại nhà hoặc ra Bắc Bộ phủ. Còn ông Trường Chinh thì từ hôm 26-8 đã tạm dời sang số 6 phố Hàng Đào.
                Khi Hồ Chí Minh thành lập Chính phủ Liên hiệp, ông Trường Chinh không nắm giữ chức vụ nào. Trong thời gian Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật, ông làm hội trưởng “Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương”. Tại Đại hội Đảng lần II, ông chính thức trở lại làm tổng bí thư, lúc này, Đảng đã đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam.
                Năm 1953, khi Cụ Hồ đồng ý với Stalin và Mao Trạch Đông thi hành cải cách ruộng đất, Trường Chinh là “trưởng Ban Cải cách Trung ương”. Ba năm sau, tháng 9-1956, khi Trung ương “sửa sai”, ông phải đứng ra nhận lãnh trách nhiệm bằng cách từ chức. Chức vụ nhà nước đầu tiên mà ông được giao là phó thủ tướng chính phủ kiêm chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước (năm 1958). Tháng 7-1960, ông được cử làm chủ tịch Quốc hội, và nắm giữ chức vụ này hơn hai mươi năm. Tháng 7-1981, ông chuyển sang làm chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Thời kỳ này, theo ông Trần Nhâm: “Văn phòng đồng chí Trường Chinh nhận được hàng trăm, hàng ngàn báo cáo, kiến nghị của các cơ quan, các cấp, các ngành và địa phương cùng với thư từ của cán bộ, đảng viên và nhân dân khắp nơi tới tấp gửi về”518.
                Từ chính sách Kinh Tế Mới
                Ông Trường Chinh cùng nhóm nghiên cứu của ông đã chọn điểm bắt đầu bằng cách “nhận thức lại những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin”. Mô hình “xã hội chủ nghĩa” mà Liên Xô buộc các nước phải tuân thủ519 đã được chính thức giảng dạy trong hệ thống các trường đảng của Việt Nam520. Kinh qua những khóa học ở trường đảng là tiêu chuẩn bắt buộc để một người có thể đảm đương các cương vị lãnh đạo chủ chốt521. Tính đến đầu thập niên 1980, có hơn một triệu người Việt Nam đã được giáo dục về mô hình Stalin ở trong các trường của Đảng. Chỉ có nhân danh chủ nghĩa Marx-Lenin mới có thể làm thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ đó.
                Lúc này, các nhà nghiên cứu như Hà Nghiệp, Đào Xuân Sâm, Trần Đức Nguyên đã có một thời gian tiếp xúc với “chính sách kinh tế mới của Lenin”, thông qua những khóa học do các chuyên gia Liên Xô giảng dạy. Năm 1978, khi nhận ra những hạn chế về lý luận của đội ngũ cán bộ các cấp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã thay mặt Bộ Chính trị làm việc với Học viện Chính trị Quốc gia và Viện Quản lý Trung ương, đặt vấn đề phải dạy quản lý kinh tế cho cán bộ cao cấp.
                Thời gian này ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đang “dò đá qua sông”, chấp nhận cả “mèo trắng lẫn mèo đen miễn là bắt được chuột”. Vận nước thật trớ trêu – Việt Nam đã không ít lần lệ thuộc Trung Hoa, nhưng đã không “lệ thuộc” những khiTrung Quốc có những bước đi tích cực. Khi ấy Việt Nam đang coi người láng giềng phương Bắc này của mình là “kẻ thù truyền kiếp”. Những thay đổi ở Trung Quốcvào thời điểm đó nếu có xuất hiện trên các diễn đàn của Việt Nam thì cũng chủ yếu để đả kích và phê phán. Trong hoàn cảnh ấy, Hiệp định Hợp Tác Toàn Diện giữa Việt Nam và Liên Xô được ký kết. Theo đó, Liên Xô không chỉ mang đến cho Việt Nam một tỷ rúp mỗi năm mà còn đem theo một đội ngũ chuyên gia hùng hậu.
                Đội ngũ chuyên gia Liên Xô đến Việt Nam trong giai đoạn này bao gồm các cố vấn quản lý và các chuyên gia nghiên cứu. “Tổng Cố vấn” là ông Paskar, nguyênchủ tịch Hội đồng Bộ trưởng của Nước Cộng hòa Xô viết Moldavia. Theo Giáo sư Đào Xuân Sâm, nếu như các cố vấn quản lý như Paskar mang theo não trạng cũ, càng“cố vấn” càng làm cho bộ máy nhà nước Việt Nam vận hành “quan liêu bao cấp” hơn, thì các chuyên gia lý luận lại có công giúp đội ngũ cán bộ Việt Nam tìm được lối thoát về tư duy một cách tích cực. Ngoài hàng ngàn cán bộ đã được đưa đi đào tạo từ dài hạn, trung hạn đến ngắn hạn ở Liên Xô, từ tháng 3-1979, đoàn giảng viên đầu tiên đã đến Việt Nam, mang theo “chính sách kinh tế mới của Lenin”,
                chính sách được biết đến với tên viết tắt là NEP522.
                Chính sách kinh tế mới được Lenin đưa ra chỉ một thời gian ngắn ngay sau khi chính sách “cộng sản thời chiến” xóa hết tư hữu mà ông áp dụng ở nước Nga thấtbại. Theo ông Đào Xuân Sâm: Khi áp dụng NEP, Lenin không nói rõ đây là một sách lược tạm thời hay lâu dài. Sau khi Staline lên nắm quyền, NEP không chỉ bị kết liễu mà nó gần như không được nhắc tới ngay cả trong nhà trường. Ở Liên Xô, chỉ những chuyên gia lý luận cao cấp mới có quyền được nghiên cứu NEP.
                Cuối thập niên 1980, sau những bế tắc của mô hình cũ, các nhà lý luận Liên Xô bắt đầu đề cập đến Lenin thông qua chính sách kinh tế mới. Tới Việt Nam, Viện trưởng Kinh tế học Liên Xô Abalkin, người về sau trở thành phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã cho rằng sai lầm của mô hình cũ là “phủ nhận thị trường, xây dựng kế hoạch một cách duy ý chí”. Viện sỹ Viện Hàn lâm Nông nghiệp Liên Xô Igor Tikhonov thì coi căn bệnh hợp tác xã cao cấp ở Việt Nam cũng giống như bệnh ở các nông trang tập thể Liên Xô. Một chuyên gia trẻ khác là Kulikov thì viện dẫn Lenin ủng hộ việc sử dụng kinh tế cá thể, tư bản tư doanh và tư bản nước ngoài: “hãy bắt giai cấp tư sản làm nốt sứ mệnh của nó”.
                Bài giảng của các chuyên gia Liên Xô táo bạo và mới mẻ tới mức chính Tổng Cố vấn Paskar cũng đã nhiều lần tỏ thái độ không đồng tình. Tuy nhiên, Paskar không thể làm gì vì bản thân các vị viện sỹ hàn lâm này cũng đều là những người thế lực. Igor Tikhonov là em ruột của Nicolas Tikhonov, người lúc đó là chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Theo Giáo sư Đào Xuân Sâm thì Tikhonov đã nói với ông về các cố vấn quản lý như Paskar: “Bọn này ở bên kia cũng làm khổ tụi tao nhiều lắm”.
                Về phía Việt Nam, một số học viên “kiên định lập trường” đã báo cáo lên trung ương. Giới lý luận trong nước cho rằng “Liên Xô sang giảng bài chống lại lý luận của đảng ta”. Ông Lê Duẩn, ông Trường Chinh, ông Phạm Văn Đồng cho người đi nghe về báo lại nhưng cả ba ông đều không có ý kiến gì. Theo Giáo sư Đào Xuân Sâm: “Lúc đó niềm tin với Liên Xô vừa được khôi phục trở lại. Những lý luận đó lại được dẫn từ NEP của Lenin. Nên cho dù trái với Marx, các nhà lý luận cấp tiến ở trung ương đã tự an ủi rằng, đây là sách lược tạm thời, bước lùi tạm thời, khi khá lên lại tập trung hóa, lại xóa tư hữu như Marx nói”.
                Hơn 1000 cán bộ Việt Nam đã tham gia các lớp nghiên cứu về NEP trước khi Trung ương bắt đầu có những sửa đổi ở Hội nghị Trung ương 6 vào giữa năm 1979. Đặc biệt, các chuyên gia Liên Xô đã tổ chức năm lớp học cho các cán bộ cấp bộ trưởng, thứ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh. Hội nghị Trung ương 6 có cơ sở lý luận hơn để phân tích “những vấn đề kinh tế cấp bách” để “cởi trói” dần cho sản xuất. Theo Giáo sư Trần Đình Bút, phân hiệu trưởng của trường Quản lý Kinh tế Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh, các viện sỹ Liên Xô tham gia giảng dạy NEP ở Việt Nam đã tới tìm hiểu giải pháp “bù giá vào lương” ở Long An và “khoán” ở xí nghiệp đánh cá Côn Đảo – Vũng Tàu. Các vị viện sỹ đã rất đồng tình ủng hộ.
                Khác với hai ông Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, chỉ tiếp cận với các lớp giảng dạy về chính sách kinh tế mới của Lenin thông qua báo cáo, ông Trường Chinh thường xuyên thảo luận với các chuyên gia của mình về những nội dung của NEP. Đặc biệt, từ đầu năm 1983, Trường Chinh liên tục đi tới các địa phương: ngày 10 đến 14-4- 1983, ông đi Đak Lak; ngày 15 đến 19-4-1983 ông tới Gia Lai- Kon Tum; ngày 18 đến 22-7-1983, ông làm việc ở Lâm Đồng; ngày 21 đến 22-8-1983, ông đến khu công nghiệp Biên Hòa; ngày 23 đến 25-8-1983, ông xuống Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo; ngày 11 đến 15-8-1984, sau khi dự Quốc khánh Campuchia, ông về Thành phố Hồ Chí Minh rồi đi khảo sát chính sách “bù giá vào lương” ở Long An523. Chuyến đi Long An có ấn tượng tốt. Theo ông Trần Nhâm: “Chưa bao giờ tôi thấy vẻ mặt ông rạng rỡ và tinh thần ông phấn chấn đến như thế”. Trong năm 1985, Trường Chinh tiếp tục nghiên cứu thực tế để củng cố tư duy đổi mới của mình: ngày 16 đến 19-1-1985, ông trở lại Thành phố Hồ Chí Minh cùng Nguyễn Văn Linh thăm một số nhà máy, xí nghiệp có cách làm ăn mới mẻ; ngày 20 đến 23-1- 1985, ông trở lại Long An rồi từ đó đi An Giang, Đồng Tháp; chuyến đi kéo dài ba tuần lễ này kết thúc ở Cần Thơ vào ngày 5-2-1985. Cho dù, tháng 8-1985, Trường Chinh còn đi Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh và tới tháng 11-1985, ông xuống Hải Phòng, theo ông Trần Nhâm, thực tế sinh động ở miền Nam đã “khắc họa tư duy đổi mới của Trường Chinh”.
                Đến chọc thủng thành trì bao cấp
                Kết quả nghiên cứu từ thực tiễn tới lý luận của Trường Chinh bắt đầu được ông tung ra tại Hội nghị Trung ương 6, họp từ ngày 3 đến 10-7-1984. Bài phát biểu của ông đã để lại một khoảng cách khá lớn giữa Trường Chinh và các đồng chí của mình. Khoảng cách đó càng bộc lộ rõ khi ý kiến của ông được đặt bên cạnh bài phát biểu của Tổng Bí thư Lê Duẩn.
                Ông Lê Duẩn mở đầu Hội nghị Trung ương 6 bằng một bài phát biểu được chuẩn bị công phu. Tình hình kinh tế lúc ấy đã lâm vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, nhưng bản báo cáo của tổng bí thư vẫn “kiên định”: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng; đưa ngay nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; lấy kế hoạch làm trung tâm của hệ thống quản lý kinh tế; làm chủ tập thể trong phân phối lưuthông,… Ông cho rằng, kế hoạch “đặt lên hàng đầu giá trị sử dụng bằng cách cân đối hiện vật”524.
                Ngay sau báo cáo chính trị của tổng bí thư, ông Trường Chinh trình bày một bài phát biểu dài khoảng ba mươi trang, yêu cầu trung ương “nhìn thẳng vào những sự thật trong đời sống kinh tế”. Trường Chinh nói: “Chế độ bao cấp trong những năm qua làm cho bức tranh kinh tế của chúng ta trở thành giả tạo”. Ông cho rằng: “Trên quan liêu nên dưới phá rào… tình trạng báo cáo sai sự thật đang lan tràn ở mọingành mọi cấp”. Trước hai hiện tượng tiêu cực, “quan liêu, bao cấp, bảo thủ, trì trệ” và “tự do chủ nghĩa, vô tổ chức, vô kỷ luật”, theo ông Trường Chinh, tình trạng“quan liêu, bao cấp, bảo thủ, trì trệ” nguy hiểm hơn.
                Ngay tại Hội nghị Trung ương này, ông Trường Chinh đã yêu cầu Đảng, dù muốn hay không “cũng phải thừa nhận sự tồn tại khách quan của giá thị trường, đó là giá thực tế mà cả xã hội dang phải sống hàng ngày với nó”. Trường Chinh kêu gọi “khôi phục tính chân thật của các hoạt động kinh tế”. Theo ông, bao cấp không những làm cho nhà nước “sa vào công việc sự vụ hàng ngày, làm thay công việc của các doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế, can thiệp sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bận bịu, tất bật đến nỗi không còn thời gian để suy nghĩ đến việc mình phải cầm lái như thế nào”, mà còn dẫn tới “một hệ thống giá cứng nhắc và quá thấp, gây thiệt hại lớn đến lợi ích quốc gia và người lao động”525.
                Có không ít ủy viên trung ương ngạc nhiên khi “papa” Trường Chinh đưa ví dụ có nơi “lương giáo viên được trả bằng phân bón”. Ông nói trước hội nghị: “Giáo viên mang phân được trả với giá 7 đồng/kg bán ra thị trường với giá 50 đồng/kg để lấy tiền chi cho sinh hoạt”. Theo ông: “Tiền lương của người lao động hiện nay chỉ đủsống trong mười ngày và đang có xu hướng giảm hơn nữa, kể cả khi được cung cấp các mặt hàng định lượng. Vậy còn hai mươi ngày nữa phải sống sao đây!”.
                Khi nghe Trường Chinh nhấn mạnh: “Giải quyết tiền lương lúc này, chính là giải quyết sản xuất, đồng thời cứu lấy giai cấp công nhân”, những người có mặt ở Hội nghị Trung ương 6 đã đứng dậy vỗ tay nhiệt liệt. Trước đó, khi ông Trường Chinh nhắc đến cụm từ “tự động xé rào”, cả hội trường cười ầm lên. Bài phát biểu tại Hội nghị Trung ương 6 của Trường Chinh làm cho nhiều ủy viên trung ương “sửng sốt”. Ông Phạm Văn Đồng thừa nhận: “Anh Thận nói làm tôi rợn người”. Ngay sau hội nghị, các ngành, các địa phương đã phổ biến, truyền tụng những quan điểm chính yếu trong bài phát biểu này.
                Theo ông Hà Nghiệp, quan điểm của ông Trường Chinh tại Hội nghị Trung ương 6 rất khác với bản báo cáo của ông Lê Duẩn, nhưng đấy không phải là một cuộc đụng độ. Cho dù uy tín của Trường Chinh là rất lớn trong dân, trong Đảng, nhưngtrước khi đưa ra Trung ương, ông vẫn thường trực tiếp cầm bài phát biểu của mình sang trao đổi với ông Lê Duẩn526. Vào thời điểm ấy, sức khỏe của ông Lê Duẩn đã bắt đầu giảm sút. Có lẽ điều ông quan tâm lớn nhất là hệ thống hóa tư duy lý luậncủa mình, nên thay vì nắm bắt những gì đang diễn ra, bản báo cáo dài hơn bảy mươi trang của ông chủ yếu xoay quanh “mười quy luật kinh tế rường cột” đậm chất kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa mà mà ông đã nghiên cứu từ thời viết Dưới Ngọn Cờ Vẻ Vang Của Đảng527.
                Giá-Lương-Tiền
                Sau Hội nghị Trung ương 6, nhiều địa phương bắt đầu áp dụng thử chính sách “bù giá vào lương và tính đủ giá thành vào sản phẩm”. Kết quả trên thực tế diễn ratích cực không ngờ. Năm tháng sau đó, tại Hội nghị Trung ương 7, họp từ ngày 10 đến 17-12-1984, Trường Chinh kêu gọi: “Dứt khoát bãi bỏ cơ chế quan liêu bao cấp. Phải mổ xẻ và loại bỏ cái ung nhọt này càng sớm càng hay. Không một chút gì đáng để chúng ta luyến tiếc”. Hội nghị Trung ương 7 đã nhất trí với đề nghị của ông Trường Chinh, cho thành lập Tiểu Ban Nghiên cứu Giá-Lương-Tiền, chuẩn bị đề án trình Hội nghị Trung ương 8.
                Hội nghị Trung ương 8, tháng 6-1985, đã coi việc giải quyết giá-lương-tiền là “khâu đột phá có tính quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán kinhdoanh xã hội chủ nghĩa”. Hai tháng sau khi có nghị quyết, số lượng các địa phương làm thử bù giá vào lương lên đến hai mươi tám tỉnh, thành; mười hai tỉnh, thành khác cũng tích cực chuẩn bị. Người đứng đầu “Bộ Tham mưu” cải cách Giá-Lương- Tiền là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Phương, một chuyên gia hàng đầu của bộ máy kế hoạch hóa tập trung; giúp việc ông là sáu bộ trưởng và tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước. Ông Hà Nghiệp gọi ông Trần Phương là người “cấp tiến nhất trong phe bảo thủ”. Còn ông Trần Phương thì thừa nhận: “Khi đó bọn mình
                nghĩ về giá còn ngây thơ lắm”.
                Sở dĩ các địa phương như Long An, Hải Phòng,… thí điểm bù giá vào lương thành công là nhờ mức bù giá căn cứ trên giá bán được “những hiện vật tính thành lương” như xà bông, vải, gạo, thịt,… Trong khi, để thực hiện Nghị quyết 8, ngày 10-8-1985, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 28: phê chuẩn mức giá mua thóc từ 15-18 đồng/kg, ở vùng thuận lợi từ 26-28 đồng/kg ở vùng khó khăn; phê chuẩn mứclương tối thiểu cho cán bộ công nhân viên 2.200 đồng/tháng… Mức giá mua thóc lên đến từ 26-28 đồng/kg là dựa trên ý kiến của chính ông Trương Chinh trong khi mức giá được đề nghị là 10 đồng/kg. Ông Trường Chinh đã đúng khi cho rằng nếu mua thóc với giá mười đồng thì vẫn theo tư duy bao cấp. Tuy nhiên, theo ông Trần Phương, từ chuẩn giá thóc như vậy, các loại vật tư hàng hóa khác cũng phải điều chỉnh tăng lên khoảng mười lần.
                Theo ông Trần Phương: “Đầu thập niên 1980, Việt Nam có một triệu rưỡi quân, hai triệu cán bộ công nhân viên chức và mười triệu dân thành phố. Để cung cấp lương thực, thực phẩm cho lực lượng này, Bộ Nội thương đã phải ép nông dân đểmua thóc và lợn với giá chỉ bằng một nửa giá mà người dân trao đổi với nhau ngoài chợ. Với tư cách một nhà nghiên cứu, tôi chống lại điều phi lý đó. Ngay từ năm 1981, khi làm bộ trưởng Bộ Nội thương, tôi đã yêu cầu phải sửa giá chuyển sang giá thỏa thuận, sửa giá toàn bộ và sửa lương. Đề án của tôi trình ra như một quả bom, các bộ ai cũng run. Lê Duẩn kết luận: phải theo kế hoạch nhưng giá phải theo thị trường”.
                Đề án “Giá-Lương-Tiền” năm 1985 của Trần Phương “dè dặt hơn” Đề án 1981 vì theo ông: “Quỹ hàng hóa năm 1985 eo hẹp hơn”. Thời gian này, ông Lê Duẩn ốm, vài tháng phải sang Liên Xô điều trị một lần. Theo thường lệ, “nhân vật số hai” Trường Chinh thay thế chủ trì các hội nghị Bộ Chính trị. Trường Chinh kết luận: Làm ngay một bước, không làm từng bước, theo đề án của mình. Nhưng, khi ra Hội đồng Chính phủ, bộ trưởng Bộ Cơ khí tuyên bố nếu giá bán vật tư như vậy thì các xínghiệp cơ khí sẽ phải đóng cửa, các bộ trưởng khác cũng nói, nếu làm ngay một giá hàng công nghiệp không bán được. Ông Phạm Văn Đồng kết luận: “Vật tư công nghiệp lấy bằng 70% giá thị trường”. Thực tế cho thấy nhà nước nắm hai khối hàng và trong khi hàng công nghiệp bán ra chỉ bằng 70% giá thị trường, phải mua lại nông sản với giá bằng 100% thị trường. Chưa làm đã thấy quỹ hàng hóa công nghiệp bán sẽ không đủ bù mua quỹ hàng nông nghiệp.
                Mất cân đối về lý thuyết lại xuất hiện thêm khi ông Võ Chí Công chủ trì một hội nghị của Ban Bí thư với các địa phương. Đề án bỏ lương hiện vật bằng tiền lương, nhưng theo tính toán thì chỉ có thể tăng lương lên 20%. Các tỉnh nói mức lương đó chỉ đủ ăn một tuần, các tỉnh miền Nam đề nghị tăng lương lên bằng 100%. Trần Phương phản đối thì Võ Chí Công nói: “Tôi thật không hiểu anh Phương. Mức lương này sao sống được?”. Trần Phương: “Thưa anh, tôi hiểu mức lương này sống rất khốn nạn, nhưng nhà nước đang không có tiền”. Cho dù ngân sách không có, Võ Chí Công vẫn kết luận: “Chấp nhận đề án do các tỉnh miền Nam đề nghị, tăng lương tối thiểu lên 100%”. Chính hai quyết định trên đây đã dẫn tới lạm phát.
                Theo mức giá mới, Hội đồng Bộ trưởng tính toán nền kinh tế cần phải có một lượng tiền mặt lên tới 120 tỷ đồng để lưu thông. Nhưng lượng tiền phát hành trênthực tế chỉ mới có khoảng sáu mươi tỷ đồng, lấy đâu ra thêm sáu mươi tỷ đồng tiền giấy? Theo ông Trần Phương, tháng 8-1985, nhân có mười hai tỷ đồng tiền mới được in từ Đông Đức đưa về, Hội đồng Bộ trưởng tính toán nếu in thêm cho đủ lượng tiền cần thiết thì không thể kịp và tốn kém nên quyết định nâng mệnh giáđồng tiền mới này lên mười lần rồi đổi tiền để biến mười hai tỷ đồng thành 120 tỷ đồng, thỏa mãn nhu cầu lưu thông theo “Giá-Lương-Tiền” mới.
                Ông Trường Chinh không đồng tình với cách làm này. Ngày 29-8-1985, ông gửi thư tới Tổng Bí thư Lê Duẩn, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và các phó của ông Đồng, Võ Chí Công, Đỗ Mười, Tố Hữu. Thư Trường Chinh viết: “Riêng về tiền, sắp tới có mười hai tỷ đồng tiền mới, tương đương với 120 tỷ đồng hiện nay. So với lương mới và giá mới sắp tới thì số tiền đó là chưa đủ, tiền sẽ tiếp tục căng thẳng. Nên chăng đề nghị các anh tính lại, không đổi tiền mà cho lưu hành song song hai đồng tiền với tỷ lệ một đồng mới ăn mười đồng cũ. Như vậy, có thêm hơn sáu mươi tỷ đồng hiện nay cứ cho tiếp tục lưu hành, lặng lẽ thu hồi và hủy dần khi có tiền mới về tiếp, tránh được căng thẳng về tiền mặt, bảo đảm yêu cầu của sản xuất, thu mua, kinh doanh đang chuyển theo cơ chế mới, không gây xáo trộn về tâm lý”528. Thư gửi đi chưa được trả lời, ngày 1-9-1985, khi họp Bộ Chính trị, Trường Chinh lại nhắc lại đề nghị trên. Phạm Văn Đồng giải thích: “Ý kiến Anh Năm cũng hợp lý, nhưng mọi việc đã chuẩn bị hết cả rồi. Chúng ta đang cưỡi lên lưng hổ, không thể xuống được nữa”. Theo Trần Nhâm: “Ông chấp hành quyết định của Bộ Chính trị và sáng ngày 3-9-1985, nhân danh là chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Trường Chinh đặt bút ký sắc lệnh đổi tiền mà trong lòng rất áy náy”.
                Tuần lễ sau đó, tiền mặt được vận chuyển vào Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất; các cửa hàng thương nghiệp quốc doanh không bán các mặt hàng cao cấp; các ngân hàng không nhận tiền nộp vào. Ngày 11-9-1985, phần lớn nhân viên ngân hàng bị giữ lại trụ sở. Tin tức đổi tiền bắt đầu lọt ra. Trong khi đó, ngày 12-9-1985, báo Tuổi Trẻ vẫn chạy tít lớn trên trang nhất: “Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền củagian thương”. Bài báo đanh thép tuyên bố: “Với sự tăng cường hiệu lực của bộ máy chuyên chính vô sản mọi hậu quả tin đồn phải được thanh toán triệt để”.
                Để rồi, sáng 14-9-1985, hệ thống loa truyền thanh giăng mắc khắp các góc phố bắt đầu thông báo lệnh đổi tiền. Chính báo Tuổi Trẻ, trong số kế tiếp, ra ngày 14-9- 1985, cũng đăng quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm văn Đồng về việc “phát hành tiền ngân hàng mới, thu đổi tiền cũ”. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Khải lên báo giải thích: “Đổi tiền là vì lợi ích của nhân dân lao động”.
                “Quyết định đổi tiền không phải là hoàn toàn bất ngờ đối với mọi người dân. Ấy thế mà lúc sáu giờ sáng thứ bảy, ngày 14-9, khi nghe loa truyền thanh trên đườngphố tiếp âm Đài Tiếng nói Việt Nam bắt đầu thông báo chương trình phát thanh đặc biệt kéo dài đến 7 giờ 15 thì những người ra đường sớm đều dừng lại, đứng chụm nhum thành từng nhóm để nghe cho hết từng quyết định, thông báo. Và từ đó, tinđổi tiền thành đề tài số một ở tất cả mọi nơi, của tất cả mọi người”529.
                Không sững sờ sao được khi cả thành phố gần bốn triệu dân, chính quyền chỉ thiết lập 900 bàn đổi tiền và chỉ cho “nhân dân lao động” có một khoảng thời gianrất ngắn, trong vòng từ sáu đến mười hai giờ trưa ngày 14-9, để kê khai; người dân chỉ được kê khai một lần và chỉ được đổi ngay một phần. Theo quyết định do Phạm Văn Đồng ký ngày 13-9-1985: mỗi hộ gia đình được đổi ngay tối đa 2.000 đồng tiền mới; mỗi hộ độc thân và mỗi người trong hộ tập thể (bộ đội, công an, cơ quan nhà nươc) được đổi ngay tối đa 1.500 đồng; mỗi hộ kinh doanh có môn bài bậc cao được đổi ngay tối đa 5.000 đồng tiền mới. Đối với số vượt mức đổi ngay thì nộp cho bàn đổi tiền, lấy biên nhận, Ban Chỉ đạo Thu Đổi Tiền cấp tỉnh, thành phố, quận
                huyện sẽ xem xét và giải quyết sau. Đặc biệt: “Số tiền mặt do đầu cơ, buôn lậu, nhận tiền phân tán và do nguồn thu nhập bất chính khác đều bị tịch thu, nhập vào tài khoản của ngân sách”.
                Hàng nghìn câu chuyện dở khóc dở cười đã xảy ra do cách mà nhà nước đối xử với tiền bạc của người dân theo kiểu đánh úp này. Do có hộ chỉ có bốn mươi đồng tiền cũ để đổi nên “dịch vụ” đổi tiền giúp đã phát sinh giữa những người không có lượng tiền mặt vượt quá mức 2.000 đồng tiền mới với các gia đình giàu có. Bằng kinh nghiệm lần đổi tiền thứ nhất trong “Chiến dịch X3”, biết trước tương lai mất giácủa những đồng tiền “vượt mức đổi ngay” nộp cho ngân hàng rồi chờ “xem xét giải quyết sau”, nhiều người đã tung tiền ra mua hàng.
                Theo Sài Gòn Giải Phóng, ngay trong sáng 14-9-1985, ở chợ An Lạc, giá một con vịt lên tới 3.000 đồng tiền cũ; một ký thịt heo lên tới 2.000 đồng, trong khi một ký thịt heo nạc bán trước ngày đổi tiền chỉ là 325 đồng tiền cũ. Trước chín giờ sáng ngày 14-9-1985, các đội kiểm soát đã bắt “một gian thương” mua gom chín tấn gạo. Cũng trong buổi sáng, Quản lý Thị trường đã “phát hiện” tại Quận 10 “một hộ đầu cơ phụ tùng xe đạp; một hộ chứa vải bất hợp pháp; một hộ buôn vàng và đá quý, tịch thu một khối lượng tiền mặt lên tới 380.000 đồng tiền cũ”.
                Bi kịch cũng không tha các cơ quan nhà nước. Ngân hàng biết trước chuyện đổi tiền từ trước đó, không những đã không chịu thu tiền về mà còn tìm cách dí tiền mặt xuống cho các cơ quan, đơn vị. Ông Trần văn Thêm, giám đốc Dệt Bình Minh kể: “Sáng 13-9-1985, ngân hàng ấn cho chúng tôi gần một triệu đồng, bây giờ chúng tôi phải vất vả giải trình”530. Ngay trong ngày 15-9, nhiều xí nghiệp đã phảingưng hoạt động vì tiền cũ nộp, đi tiền mới chưa được cầm, không có tiền lo bữa ăn giữa ca cho công nhân. Dệt Bình Minh có 900 công nhân, chỉ nhận được 5.000đồng. May Hòa Bình nhận được 2.500 đồng. Tình cảnh của nhiều cá nhân, đặc biệt là với những người đang bị xếp vào diện “khách vãng lai”, thì lại còn bi kịch hơn gấp bội.
                Vài ngày sau đổi tiền, ông Võ Văn Kiệt gửi thư báo cáo Phạm Văn Đồng và ông Trường Chinh: “Kết quả của việc đổi tiền cho thấy tiền nằm trong nhân dân tương đối ít, số hộ có số tiền đổi thấp là khá đông, cho chúng ta một kết luận đáng suy nghĩ và day dứt về mức sống của nhân dân lao động hiện nay. Một kết quả khác cho thấy tiền nằm trong tay tư sản không đáng kể, chúng ta đã ‘đánh hụt’ vì để cho bọn chúng quá nhiều thì giờ để chuẩn bị đối phó, thẳng tay thu gom, vơ vét hàng của nhà nước và chuyển tài sản từ tiền ra những giá trị khác”531.
                Cũng theo ông Võ Văn Kiệt: “Chúng ta có nhiều sơ hở trong vụ đổi tiền, gây nên những hậu quả bất lợi đáng quan tâm. Sự thiếu bảo mật đã làm cho hàng của nhà nước tuồn hết về người có tiền, tiền của các hộ buôn bán lớn chuyển hết cho các xí nghiệp, công ty nhà nước, và thương nghiệp bị rút hết hàng nhanh chóng, suy yếu khả năng chống đỡ trên thị trường. Chúng ta không thực sự chuẩn bị cho một vụ đổi tiền, một đồng mới ăn mười đồng tiền cũ, không chuẩn bị một cơ cấu giấy bạc của tiền mới thích nghi với nhu cầu thanh toán nhỏ. Giả dụ rằng chúng ta chỉ phát hành đến mức năm mươi đồng tiền mới và nhiều đơn vị tiền lẻ, tình hình có lẽ đỡ xấu hơn”.
                Sau khi tiền mới được tung ra, giá cả tăng còn nhanh hơn ngựa chạy. Ngay trong ngày 15-9-1985, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phải tổ chức hội thảo và sau đó cho lập các “đội thanh niên kiểm tra giá”. Ủy ban Nhân dân Thành phố tuyên bố “Rút giấy phép kinh doanh những ai bán phá giá”. Nhưng giá cả đã tỏ ra không hề sợ hãi chính quyền. Nhiều người dân khi nhận được đồng tiền mới, sức mua đã giảm hàng chục lần khi họ giao tiền cũ cho nhà nước. Tình hình xấu đi trông thấy: ngân hàng thiếu tiền, thương nghiệp thiếu hàng, công nghiệp thiếu vật tư, công nhân đói vì cầm đồng tiền mất giá, nông dân khóc vì phải bán nông sản với giá thấp hơn chi phí bỏ ra. Sản xuất giảm. Đầu tư nhà nước giảm. Chỉ số giá bán lẻ trên thị trường tự do năm 1986 tăng 587,2% so với năm 1985.
                Lạm phát chưa phải là thảm họa duy nhất của nền kinh tế. Như ông Kiệt phân tích, mệnh giá thấp nhất của đồng tiền mới tự dưng bị nâng lên gấp mười, mộtđồng tiền mới có sức mua theo lý thuyết bằng mười đồng tiền cũ. Cho dù loại giấy bạc từ mười đồng tiền cũ trở xuống vẫn còn được lưu thông, nhưng nếu dùng một đồng tiền mới để mua một que kem thì phải nhận thối về một ôm tiền lẻ. Sự bất mãn tăng nhanh trong xã hội.
                Tháng 12-1985, Quốc hội khóa VII triệu tập kỳ họp thứ 10. Trước khi ra Hà Nội, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cửu Long quyết định phải “nã pháo” vào Giá-Lương- Tiền. Người nhận lãnh trách nhiệm này, bà Đào Thị Biểu, với biệt danh là bà Sáu Trầu, kể lại: “Trước khi đi họp, anh Trịnh Văn Lâu, trưởng đoàn hỏi: ai dám phát biểu? Nhiều người xung phong. Nhưng anh nói, vấn đề gay gắt lắm, phải có giọng nữ nhẹ nhàng, nói năng từ tốn, thành tích kháng chiến tốt, phải dũng cảm, có thể ‘hy sinh’. Tôi nghĩ mình phát biểu là đem ý dân gửi cho Đảng, để dân mất lòng tin vào Đảng là mình có tội. Thế là tôi nhận”.
                Bài phát biểu đã được chuẩn bị sẵn từ ở nhà và đã nộp cho chủ tịch đoàn Quốc hội đăng ký tham luận theo nguyên tắc của thời kỳ đó. Nhưng, theo bà Sáu Trầu,Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, khi đọc “Báo cáo Tình hình Kinh tế Xã hội” trước Quốc hội, đã “đổ thêm dầu vào lửa” bằng cách phê bình các địa phương “không biết phát huy thế mạnh đổi tiền”. Lúc đó, theo bà Sáu Trầu: “Giá tăng cao gấp mười lần. Lương người sản xuất thấp lẹt đẹt, còn lương kinh doanh cao ngút trời. Tiền thì không có tiền lẻ; mua thuốc, ăn hủ tiếu… phải thế lại giấy chứngminh. Giá vé xe đò tăng cao gấp năm đến bảy lần, nhiều người về xa không đủ tiền phải nằm lại bến. Cuộc sống xã hội đầy khó khăn như phơi bày ra đó, cử tri cực kỳ bức xúc. Phải chăng đó là ưu thế!”.
                Bà Sáu và đoàn đại biểu Quốc hội Cửu Long quyết định viết lại bài phát biểu, nói thẳng vào vấn đề hơn. Trước khi lên diễn đàn, bà Sáu Trầu dặn các đồng chí của mình: “Gia đình tôi năm người tham gia cách mạng, hy sinh hết bốn rồi, giờ dẫu có ‘hy sinh’ thêm nữa thì cũng chẳng sao. Nếu tôi có bị sao thì nhớ chăm sóc con tôi và giáo dục nó sống tốt, xứng đáng như mẹ nó”.
                Ngày cuối cùng của kỳ họp, trước giờ bế mạc, bà Sáu – với hình ảnh được gần 500 đại biểu ghi nhớ: “một phụ nữ miền Nam phúc hậu, ăn trầu bỏm bẻm” – bước lên diễn đàn, chất vấn thẳng vào vấn đề: “Chúng tôi cho rằng mười năm qua chưa lần nào dân xôn xao, bất bình, thậm chí phẫn nộ bằng đợt phá giá-lương-tiền vừa qua. Chúng tôi đã chứng kiến biết bao cảnh các cửa hàng ách tắc, bao nhiêu cuộc cãi vã xô xát, bao nhiêu tiêu cực: vo tròn giá hay nâng giá vì thiếu tiền lẻ và mua bán tiền lẻ… Trung ương nói địa phương không biết phát huy ưu thế sau đổi tiền, nhưng ưu thế gì mà phát huy? Giá cả tăng năm, bảy lần so với trước, có thứ gấp mười, mười lăm lần, đội rất xa giá thị trường. Chúng tôi chứng kiến cảnh bắt và tịch thu hàng của người tự sản, tự tiêu vì bán giá thấp hơn giá nhà nước quy định, đạo lý gì phải làm như vậy? Đồng chí Đỗ Mười nói rằng tỷ giá công nông hiện nay đã rất hợp lý, thậm chí nông dân còn có lợi nhiều hơn trước. Chúng tôi chưa nhất trí với nhận định đó”. Bà Sáu Trầu nói tới đâu “cả hội trường vỗ tay rần rần” đến đó. Hôm ấy, khi bà Sáu về phòng, nhiều đoàn đại biểu Quốc hội gõ cửa và tặng bà rất nhiều… trầu cau. Bà Sáu Đào Thị Biểu nói: “Họ đồng cảm vì khó khăn ở đâu cũng vậy nhưng chưa dám nói”.
                Sau kỳ họp này, ông Trần Phương nhớ lại: Tôi quyết định phải từ chức nhưng khi chia sẻ điều này với Đồng Sỹ Nguyên, Bộ trưởng Bộ Giao thông Đồng Sỹ Nguyên nói: “Nếu từ chức, phải từ chức cả Hội đồng Bộ trưởng”. Tôi bảo: “Đằng nào cũng phải có người chịu trách nhiệm. Nếu mình tôi chịu trách nhiệm được với dân thì không nhất thiết phải kéo thêm nhiều người”. Trần Phương bị kỷ luật, nhưng ngay từ lúc đó, dân gian đã nói: “Đổi tiền là chuyện Triều đình / Cớ sao chịu tội một mình Trần Phương”.
                Sự nghiệp chính trị của ông Trường Chinh có những tình huống thật éo le. Phản đối đổi tiền, nhưng khi không thuyết phục được Bộ Chính trị, sáng 3-9-1985, ông vẫn nhân danh chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký sắc lệnh đổi tiền. Là một trong những nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, Trường Chinh đồng thời cũng phải phục tùng cái tập thể mà ông lãnh đạo đó. Là người đưa ra “thuyết ba giai đoạn” trong Đại hội II, năm 1951, theo đó trước hết phải giảm tô, giảm tức rồi mới đi đến cải cách ruộng đất, nhưng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh chấp nhận sức ép của Mao Trạch Đông và Stalin, vội vàng cải cách ruộng đất, Trường Chinh vẫn nhận trách nhiệm chủ tịch Ủy ban Cải cách Ruộng đất. Để rồi khi Hồ Chí Minh “sửa sai”, ông lại một mình mất chức.
                Ông Trần Nhâm viết: “Sau khi Trường Chinh ký Sắc lệnh Đổi tiền, khắp nơi gửi thư đến phàn nàn, nhiều cán bộ cách mạng lão thành gặp ông trách cứ: sao quanđiểm của anh đổi mới thế mà việc làm của anh lại khác như vậy? Ông cười xòa nói: đó là quyết định của Bộ Chính trị, chứ không phải của một cá nhân nào. Ông thàchịu đựng trước búa rìu của sự phê phán đối với cá nhân ông, chứ không bao giờ vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Hồi Cải cách ruộng đất cũng vậy, ông tự phê bình nghiêm khắc, tự nguyện rút khỏi cương vị tổng bí thư. Ông thường tâm sự với chúng tôi: làm cách mạng không phải lúc nào cũng suôn sẻ, có việc muốn làm thì không làm được, có việc không nên thì lại cứ làm, người ta ai nói gì thì tùy họ, miễn là không thẹn với lòng. Việc đổi tiền ông đã làm hết sức mình để ngăn không cho nó xảy ra, nhưng cuối cùng nó vẫn xảy ra”532.
                Sau “Giá-Lương-Tiền”, có ý kiến cho rằng thất bại của tổng điều chỉnh Giá-Lương-Tiền có nguyên nhân từ Nghị quyết Trung ương 8. Tại Hội nghị Trung ương 9, họp từ ngày 9 đến 16-12-1985, Trường Chinh cho rằng Nghị quyết Trung ương 8 là “nghị quyết đi vào cuộc sống nhanh nhất và có hiệu quả cao nhất. Song, điều đáng tiếc là trong chỉ đạo thực hiện, chúng ta đã phạm một loạt sai lầm, khuyết điểm… Chúng ta đã nặng về điều chỉnh mặt bằng giá và lương mà coi nhẹ đổi mới cơ chế quản lý… Nghị quyết Trung ương Tám chưa được triển khai thực hiện tốt, cơ chế quản lý mới chưa kịp hình thành thì đùng một cái chúng ta đã tiến hành đổi tiền trong thế bị động. Lẽ ra có thể giải quyết việc thiếu tiền theo cách khác”533.
                Quan điểm của Trường Chinh tiếp tục có thêm thành viên trong Bộ Chính trị đồng tình ủng hộ. Ngày 19-2-1986, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch phát biểu trong một phiên họp của Bộ Chính trị534: “Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội và sức mạnh của nền chuyên chính vô sản cũng không thể đi ngược lại với những quy luật kinh tế…”. Ông Thạch cho rằng: “Một chính sách của nhà nước vừa ban hành là người dân cần phải tính toán ngay để quyết định sản xuất cái gì, mua cái gì. Nhưng bộ máy tính giá của Ủy ban Vật giá phải mất một năm mới tính toán xong. Hệ thống giá cả đó gửi đi mỗi tỉnh tốn mỗi năm bốn mươi tấn giấy”. Ông Thạch nêu ví dụ điển hình về tính phi lý của giá: “Giá báo Nhân Dân rẻ quá đưa đến tình trạng con buôn mua gom báo để làm giấy gói hàng còn người cần đọc báo thì không còn báo”.
                Trước thềm Hội nghị Trung ương 10, Trần Phương gửi tới các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương một bản giải trình dài chín mươi hai trang, tiếp tục bảo vệ quan điểm “quy tội” cho Nghị quyết 8. Nhóm chuyên gia của Trường Chinh, trực tiếp là Trần Đức Nguyên, lập tức làm việc suốt ngày đêm chuẩn bị cho Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Lam một bài phát biểu ba mươi trang, lần lượt phản bác lại “giải trình chín mươi hai trang” của Trần Phương. Tháng 6-1986, Hội nghị Trung ương 10 kết luận chính thức: “Nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương và các Nghị quyết 28, 31 của Bộ Chính trị về Giá-Lương-Tiền là đúng đắn”.
                Nã pháo vào bộ tổng
                Kết luận của Hội nghị Trung ương 10 cho thấy khuynh hướng đổi mới mà Trường Chinh khởi xướng đang thắng thế, cho dù từ đầu năm 1986, Trường Chinh bắt đầu gặp phản công. Có lẽ do uy tín của Trường Chinh trong Đảng quá lớn, và do ông đã rất chặt chẽ khi bắt đầu tiến trình đưa ra các quan điểm của mình, nên không ai dám có phản ứng đích danh.
                Nhưng đầu năm 1986, khi Giáo sư Đào Xuân Sâm, một chuyên gia trong nhóm Trường Chinh, công khai đưa ra khái niệm “thị trường có tổ chức”, nó đã bị coi như là một “quả bom” vì động đến nơi linh thiêng nhất của nền kinh tế kế hoạch hóa.
                Sau khi cho rằng không thể “lẩn trốn thị trường” nếu muốn thoát ra khỏi “quan liêu bao cấp”, Đào Xuân Sâm đã dẫn câu nói của Lenin: “Đi với chó sói thì phải gào lên”.
                Tháng 3-1986, Ban bí thư tổ chức hội thảo, giáo sư Đào Xuân Sâm được mời và ông có bài phát biểu: “Kinh doanh xã hội chủ nghĩa và quyền tự chủ của người kinh doanh”. Một số nhân vật trong Ban Bí thư khen phát biểu ấy nên báo Nhân Dân lấy đăng ở mục Diễn đàn liên tiếp ba số báo từ ngày 17 đến 19-3-1986. Nhưng theogiáo sư Đào Xuân Sâm: “Đúng lúc ấy Bộ Chính trị họp, Đỗ Mười, Tố Hữu phê phán rất căng. Đỗ Mười nói: thằng này nã trọng pháo vào bộ Tổng”.
                Ngày 20-3-1986, Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước Phan Văn Tiệm nhận xét trong một cuộc giao ban của ủy ban: “Những biện luận của vị giáo sư trên báo Nhân Dân mấy ngày qua chỉ là một suy nghĩ ngông cuồng”. Báo Nhân Dân sau đócũng liên tiếp viết bài phê phán quan điểm của Đào Xuân Sâm, cùng lúc, các tạp chí như Nghiên cứu Kinh tế, Thông tin Lý luận đăng nhiều bài lên án. Các “nhà lý luận kiên định” coi Đào Xuân Sâm như là một “Otar Sik535 của Việt Nam”. Cho dù ông không có được một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về “tự do hóa nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo cơ chế thị trường” như Otar Sik, giới nghiên cứu chính thống và Học viện Nguyễn Ái Quốc vẫn muốn xếp ông vào diện “xét lại”.
                Bài viết của Đào Xuân Sâm còn bị các chuyên gia Liên Xô phê phán, nhất là sau khi Trưởng đoàn Paskar có buổi làm việc trực tiếp với Phó Chủ tịch Hội đồng Bộtrưởng Đỗ Mười. Ngày 8-5-1986, sau hơn một tháng trở lại Việt Nam, đoàn Chuyên gia Kinh tế Cao cấp Liên Xô đã gặp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, các Phó Chủ tịch: Võ Chí Công, Tố Hữu, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt. Phía Liên Xô, ngoài Đại sứ Sepplin, Cố vấn trưởng Paskar, còn có ba tiến sỹ, trong đó có viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế toàn Liên Bang, ba phó tiến sỹ khoa học kinh tế và những chuyên gia có kinh nghiệm khác.
                Sau khi ghi nhận những “chuyển biến quan trọng”, Paskarđã chỉ ra nhiều “thiếu sót nghiêm trọng” trong phát triển kinh tế536. Về công nghiệp, Paskar cho rằng: “một số ngành sản xuất đang đi chệch những chỉ tiêu kế hoạch; nhiều nhà máyđược xây dựng chỉ sử dụng 50% công suất”. Về tình trạng cung cấp vật tư, Paskar phê phán những thành quả “xé rào”. Paskar cho rằng “khó khăn của xí nghiệp, nhà máy là ở chỗ, các xí nghiệp có quyền mua bán vật tư theo giá thỏa thuận”. Sau khi cảnh báo hiện tượng “chưa tập trung đúng mức quyền lực vào trung ương”, ông nói: “Chúng tôi theo dõi cuộc tranh luận trên báo chí ở Việt Nam; hình như có những người phê phán trung ương tập trung quan liêu làm cho địa phương không hoạt động được”.
                Sau khi nhấn mạnh “quyền lực của nhà nước trung ương”, cố vấn Paskar nói: “Chúng tôi cảm thấy Việt Nam hiện đang có hai trào lưu: trào lưu phi tập trung hóa, giao thêm quyền lực cho địa phương và giao lưu thông phân phối cho thị trường tự do; trào lưu thứ hai là tập trung quyền lực và kế hoạch”. Dừng lại một chút, Paskar tuyên bố: “Chúng tôi gia nhập trào lưu thứ hai này!”. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng phụ họa: “Không thể khác được đồng chí Paskar ạ!”. Võ Chí Công bổ sung: “Trào lưu thứ nhất chỉ có một ít thôi. Bài báo của Đào Xuân Sâm là sai. Chúng tôi đã cấm và kiểm điểm tòa soạn”. Paskar phấn khởi: “Chúng tôi muốn nói tới bài báo đó. Không thể có chủ nghĩa xã hội nếu giao lưu thông phân phối cho tư thương. Không thể có chủ nghĩa xã hội nếu sản xuất không có kế hoạch. Từ bỏ kế hoạch thì chủ nghĩa xã hội chỉ còn khẩu hiệu, không ai thừa nhận đó là chủ nghĩaxã hội”. Paskar kết thúc cuộc họp: “Bây giờ phải tăng cường kỷ luật lập lại trật tự”. Khi ấy, Liên Xô đang cấp cho Việt Nam mỗi năm một tỷ rúp.
                Khép lại trang sử Lê Duẩn
                Cho dù ở trường Nguyễn Ái Quốc, quy trình phong hàm giáo sư cho ông Sâm bị trì hoãn sau nhận xét của Đỗ Mười và Cố vấn Paskar, Đào Xuân Sâm tiếp tục được mời tới các cuộc thảo luận trong nhóm nghiên cứu của Trường Chinh. Tình hình đất nước vào thời điểm ấy đã vô cùng nguy ngập. Trường Chinh biết rõ Đảng đang ở trong tình thế “đổi mới hay là chết”. Trong cuộc đời của làm cách mạng của mình, đây chính là cơ hội để Trường Chinh khắc phục những sai lầm không chỉ là của Đảng mà cả của chính cá nhân ông nữa.
                Theo ông Trần Nhâm: “Sáng 29-9-1988, một ngày trước khi ông Trường Chinh mất, khi làm việc với ông, tôi có hỏi, tại sao khi đó bác lại làm lớn chuyện ‘khoán Vĩnh Phú’ lên vậy? Ông điềm tĩnh trả lời tôi rằng có lẽ lúc bấy giờ nhận thức của mình không bắt kịp thực tế, trong khi những thông tin được báo cáo lên lại không chính xác”537.
                Ông Trần Phương cho rằng: “Trường Chinh đổi mới như thế là quá chậm, sau hai mươi lăm năm thôi chức tổng bí thư, có thời gian nghiên cứu hơn, nhưng cũng phải tới gần cuối đời, ông mới giác ngộ được. Nếu khi giải phóng miền Nam mà Trường Chinh cũng nhìn được như Lê Duẩn thì tình hình đã khác. Khi đó, Lê Duẩn nhận ra không thể áp dụng chính sách kinh tế ở miền Nam giống như những gì đã làm ở miền Bắc. Nhưng nhìn qua nhìn lại không có ai đồng tình, Trường Chinh thì imlặng”. Ông Trường Chinh không chỉ bỏ qua cơ hội sau năm 1975. Cuộc cải cách lần thứ nhất ở Hội nghị Trung ương 6, khóa IV năm 1979, cũng không có ông.
                Nghị quyết Trung ương 6 năm 1979, cho dù đã kích thích sự “bung ra” ở nhiều nơi nhưng cũng chỉ là một “tháo gỡ” nửa vời thay vì thay đổi trên nền tảng tư duy, nên từ sau Đại hội V, khi tình hình tiếp tục khó khăn, xu hướng quay lại đã xuất hiện. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, tháng 12-1983 và Hội nghị Trung ương 6, tháng 7-1984, vẫn còn đánh giá nguyên nhân của tình hình khó khăn là do “chậm cải tạo xã hội chủ nghĩa và cải tạo thị trường tự do”. Tháng 1-1983, Trường Chinh vẫn ký Nghị quyết 8 của Bộ Chính trị chuyên đề về Hà Nội. Nghị quyết được nói là có thêm những “tình tiết tăng nặng” để “Chiến dịch Z-30” tiến hành “cải tạo lần hai”.
                Tới năm 1986, Trường Chinh đã đi được một quãng đường khá dài, đã ra khỏi “tháp ngà”, đã đến tận cơ sở để lắng nghe thay vì tin vào các báo cáo mà ông nhận ra là dối trá. Từ năm 1982 cho đến năm 1986, trên diễn đàn các hội nghị trung ương, Trường Chinh thẳng thắn và đầy sức thuyết phục, đấu tranh không khoan nhượng, từng bước xác lập nền tảng lý luận để giải thích thực tế và bắt đầu đổi mới. Thủ tướng Phan Văn Khải, khóa V là ủy viên dự khuyết Trung ương, nhớ lại:“Khi đó, những bài phát biểu của Trường Chinh liên tục nhận được nhiều tràng pháo tay. Ý kiến của ông rất mới mẻ và thực sự làm thay đổi tư duy của Đảng”.
                Sức khỏe của Tổng Bí thư Lê Duẩn cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong những diễn biến chính trị trước Đại hội VI. Theo bà Nguyễn Thụy Nga, người vợ thứ hai của ông Lê Duẩn: “Đầu năm 1986, những vết sẹo phổi có từ hồi nằm Côn Đảo bị đánh bầm dập nay phát sinh nước trong phổi. Anh đi Liên Xô điều trị… Khi từ Liên Xô trở về, anh nằm dưỡng bệnh ở Biệt thự số 7 Hồ Tây. Tôi ra thăm, anh bắt tay tôi, bàn tay nóng hôi hổi, môi anh đỏ mọng. Chú Hiền, bác sỹ riêng của anh nói, anh thường xuyên sốt 38˚, 39˚ nhưng vẫn dự họp Trung ương hoặc gặp đồng chí này, đồng chí kia để lo nội dung và nhân sự đại hội”538.
                Theo ông Việt Phương và bà Lê Thị Muội, con gái Lê Duẩn, những ngày bệnh Lê Duẩn nằm ở Biệt thự số 7 Hồ Tây, mỗi lần nghe có ông Trường Chinh sang là ông lại bắt dìu từ gác hai xuống phòng khách, cho dù ông Trường Chinh đề nghị ông sẽngồi bên giường bệnh để nói chuyện với ông Lê Duẩn. Trong khi đó, cứ thấy Lê Đức Thọ đến là Lê Duẩn lại “phẩy tay đuổi đi”.
                Ông Hoàng Tùng nói: “Càng về sau, ông Lê Duẩn càng nhận ra sự thao túng của Lê Đức Thọ, đặc biệt là sự thao túng nhân sự trong Đại hội V năm 1982”. Trần Nhâm, thư ký riêng của Trường Chinh, kể: Trong một phiên họp Bộ Chính trị, cụ Duẩn đã ốm lắm nhưng vẫn dự. Ông chỉ mặt Lê Đức Thọ: “Có phải có những trungương ủy viên anh rút từ trong tay áo ra?” Lê Đức Thọ tái mặt. Cụ Trường Chinh cầm tay áo cụ Duẩn kéo ông ngồi xuống: “Anh đừng làm anh em người ta sợ”. Trongmột phiên họp Bộ Chính trị, ông Lê Duẩn nói với Lê Đức Thọ: “Anh đừng họp Bộ Chính trị nữa”. Một thời gian sau, Lê Đức Thọ đi họp lại, Lê Duẩn lại nói: “Tôi đã bảo anh không họp nữa mà. Lê Đức Thọ phải ra về”539.
                Tại Hội nghị Tổ chức chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ VI, diễn ra vào tháng 4- 1986, ông Lê Đức Thọ gián tiếp chỉ trích Lê Duẩn: “Lâu nay nói đường lối đại thể đúng, cụ thể sai. Nói như vậy không đúng. Kế hoạch năm năm 1976-1980 là duy ý chí, phiêu lưu. Đáng lẽ làm hai, ba năm khôi phục rồi mới đi vào xây dựng kinh tế thì tốt hơn”. Về nhân sự, ông Lê Đức Thọ nói: “Lãnh đạo của ta già quá, từ năm 1980 tới nay không có phê bình và tự phê bình. Lúc Hồ Chủ tịch già không làm việc thường xuyên nhưng phải báo cáo công việc hàng ngày với Bác. Mấy năm nay, tổng bí thư không làm việc, anh Trường Chinh, tôi, không có phê bình. Năm năm Bộ Chính trị không có tự phê bình và phê bình. Ủy viên Bộ Chính trị của ta thấp nhất là sáu mươi lăm tuổi, cao nhất là tám mươi nên rất hẫng. Dư luận nhiều nhưng cho đến nay chưa thống nhất về nhân sự. Tình hình kinh tế phức tạp. Đồn đại anh Ba chết, tiền, giá, kẻ địch lợi dụng nhiều”. Rồi ông Lê Đức Thọ chỉ đích danh: “Anh Trường Chinh làm tổng bí thư mười tám năm; anh Ba làm tổng bí thư hai mươi lăm năm. Cả hai đều già trên tám mươi tuổi. Theo tôi, điều lệ nên ghi, một người không giữ chức tổng bí thư quá hai nhiệm kỳ”540. Ông Lê Đức Thọ được nói còn có một nỗ lực tái lập chức chủ tịch đảng để tăng thêm cơ hội541.
                Năm 1985, ông Trường Chinh giới thiệu Nguyễn Văn Linh vào Bộ Chính trị lần hai. Tháng 6-1986, ông Linh được đưa ra Hà Nội giữ chỗ thường trực Ban Bí thư, một vị trí mà khi đó ông Tố Hữu đang chờ đợi. Tại Hội nghị Trung ương 10, chính ông Trường Chinh đã điều khiển phiên họp theo hướng để Nguyễn Văn Linh nắm giữ cương vị này. Ông Linh bàn giao ở Thành phố Hồ Chí Minh xong, ra tới Hà Nội ngày 1-7-1986. Ngày 10-7-1986, ông Lê Duẩn qua đời. Ngày 14-7-1986, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp phiên bất thường, chính thức bầu Trường Chinh giữ chức tổng bí thư, sau đúng ba mươi năm gián đoạn.
                Vai trò của Mikhail Gorbachev
                Từ tháng 6-1986, Trường Chinh đã được giao làm trưởng Tiểu Ban Chuẩn bị Văn kiện, nhưng công việc soạn thảo cho đến khi ấy vẫn do Tố Hữu phụ trách542. Khi ông Lê Duẩn mất, điều ông Trường Chinh lo lắng nhất là “cương lĩnh”. Theo ông Đặng Xuân Kỳ: “Tôi kiến nghị, có hai việc phải chấn chỉnh ngay: một là báo cáo chính trị, hai là vấn đề nhân sự”. Ông Trường Chinh băn khoăn: “Thời gian còn ngắn quá”. Ông Kỳ bảo: “Nếu biết cách tổ chức, ba tháng xong, nhưng cái khó là nhân sự”.
                Ngày 13 và 14-5-1986, phát biểu tại hội nghị Bộ Chính trị, Trường Chinh nói: “Cách nghĩ cách làm cũ đã cản trở chúng ta phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, làm cho nhân tài bị mai một”. Nguyên nhân của tình hình đó được ông phân tích do quan niệm phong kiến, hẹp hòi theo kiểu gia trưởng “sống lâu lên lão làng” đã “ràng buộc, hạn chế tầm nhìn của chúng ta, khiến ta không thấy đầy đủ vốn quýbáu đó”.
                Trong bài phát biểu này, Trường Chinh cảnh báo tình trạng “chọn người rồi mới tìm việc để ấn vào” thay vì từ nhu cầu của công việc mà chọn người thực hiện. Lê Đức Thọ không những không đồng ý với bài phát biểu mà còn truy hỏi gay gắt: “Aiviết cho Trường Chinh?”. Chỉ khi vấn đề được phát biểu trước Hội nghị Trung ương 11 và được Ban Chấp hành Trung ương bày tỏ sự đồng tình, Lê Đức Thọ mới thôi phản ứng. Theo ông Hà Nghiệp: “Đại hội VI tuy thành công về mặt đường lối, đãthất bại về nhân sự”.
                Trước khi ông Lê Duẩn mất không lâu, ngày 2-6-1986, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh ký quyết định miễn nhiệm những cán bộ liên đới trách nhiệm trong vụ Giá-Lương-Tiền. Hai trong số đó là các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Quỳnh và Trần Phương543. Hạ tuần tháng 7-1986, Trường Chinh quyết định thay thế nhóm biên soạn báo cáo chính trị làm việc dưới thời Lê Duẩn, đứng đầu là Tố Hữu, Trần Quỳnh. Theo ông Việt Phương, một thành viên trong nhóm soạn thảo văn kiện thời kỳ Tố Hữu, thì cho tới lúc ấy, nhóm chỉ mới soạn thảo đề cương và đề cương này chưa bao giờ được trình lên tổng bí thư vì lúc ấy tình hình sức khỏe của Lê Duẩn đã rất xấu.
                Tổ Biên tập Báo cáo Chính trị Đại hội VI được thành lập mới, gồm mười người, tổ trưởng là Hoàng Tùng, tổ phó là Đào Duy Tùng; nhóm chuyên gia tư vấn của ông Trường Chinh có ba người tham gia, Hà Nghiệp, Lê Văn Viện và Trần Đức Nguyên. Lê Văn Viện khi ấy đang ở Lào, làm chuyên gia tư vấn giúp Kay-Sỏn Phôm-Vi-Hẳn, tổng bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Người cuối cùng được đưa vào nhóm này là Lê Xuân Tùng. Theo Việt Phương: “Trong nhóm dự thảo Văn kiện Đại hội VI, Lê Xuân Tùng là người đóng góp ít nhất vào việc viết ra đường lối đổi mới, nhưng về sau là người đạt được cương vị cao nhất trong thời kỳ đổi mới: ủy viên Bộ Chínhtrị”.
                Chấn chỉnh việc chuẩn bị văn kiện đại hội xong, đầu tháng 8-1986, Trường Chinh đi Liên Xô. Đây là một chuyến đi bất thường, nhưng là lệ thường. Các nước “xã hội chủ nghĩa anh em” mỗi khi thay đổi đường lối hay người lãnh đạo đều phải đến “ông anh cả” Moscow trình diện. Ông Trường Chinh ở lại Moscow một tuần, và ngày 12-8-1986, ông gặp Tổng Bí thư Gorbachev lần đầu tiên.
                Chuyến đi thứ hai của ông Trường Chinh diễn ra vào tháng 11-1986, khi công việc chuẩn bị đại hội đã tới giai đoạn hoàn tất. Trường Chinh tới Moscow lần này là để dự cuộc gặp các Tổng bí thư, các Bí thư Thứ nhất các Đảng Cộng sản và các nước thuộc Hội đồng Tương trợ Kinh tế. Thực tế là ông đi với một sứ mệnh quan trọng là tìm kiếm sự ủng hộ của Liên Xô cho công cuộc cải cách của mình. Theo Chánh Văn phòng Trung ương Đảng khóa V Nguyễn Khánh: “Theo lệ xưa nay, mỗi khi Đảng Cộng sản Việt Nam đại hội thì đường lối phải được Đảng Cộng sản Liên Xôvà Trung Quốc đồng tình. Nếu họ không đồng tình thì đường lối sẽ không thực hiện được. Lúc bấy giờ, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc còn gay gắt nên chỉ phải đi Liên Xô”.
                Trường Chinh đến Moscow ngày 9-11-1986, cuộc gặp Gorbachev được sắp xếp vào ngày 12-11-1986. Theo ông Hà Nghiệp: “Chúng tôi đã rất lo lắng”. Trước ngày lên đường đi Moscow không lâu, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Hà Nội, ngày 19-10- 1986, Trường Chinh tuyên bố: “Chúng ta đang ở thời kỳ quá độ, có thể bỏ qua tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng dứt khoát không thể bỏ qua sản xuấthàng hóa”. Ở thời điểm ấy, nếu Gorbachev “bác” đường lối đổi mới của Việt Nam thì ở trong nước, Trường Chinh chắc chắn sẽ gặp khó khăn với những người bảo thủ.
                Sau khi Trường Chinh nhấn mạnh vai trò của kinh tế thị trường tại phiên họp ngày 18-5-1986 của Bộ chính trị, ông Phạm Văn Đồng nói: “Anh thì khi nào cũnghàng hóa”. Trường Chinh nhẹ nhàng nhấc chén trà trước mặt: “Tôi hỏi anh, cái chén này bán ở ngoài cửa hàng không phải hàng hóa thì là cái gì?”. Phạm Văn Đồng: “Đất nước đang nước sôi lửa bỏng mà anh lúc nào cũng lý luận”. Trường Chinh: “Đúng là tôi đang tư duy lý luận. Nhưng, khi nhà cháy mà chúng ta không trước hết nghĩ cách, cứ lao hết vào lửa thì cháy hết cả nhà lẫn người”544. Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười thì không ít lần công khai dẫn lời Chủ nhiệm Ủy ban Kếhoạch Nhà nước Liên Xô Baibakov: “Chủ nghĩa xã hội là Sông Đà chứ không phải là chợ Đồng Xuân”.
                Tháp tùng chính thức Trường Chinh tới Moscow có Hà Nghiệp, Trần Nhâm và Chánh Văn phòng Nguyễn Khánh. Giáo sư Dương Phú Hiệp cũng có mặt. ÔngDương Phú Hiệp kể: Theo lịch, cuộc gặp Gorbatchev sẽ diễn ra lúc ba giờ chiều. Một giờ, ông Trường Chinh cho gọi chúng tôi sang trao đổi. Trường Chinh tỏ ra lo lắng.
                Mọi lo lắng hóa ra lại không cần thiết. Theo Hà Nghiệp thì cuộc gặp Gorbachev diễn ra suôn sẻ. Gorbachev đánh giá những dự định cải cách của Việt Nam là sáng tạo, ông đồng ý với những đề nghị của Trường Chinh và nhận xét: “Có những điều các đồng chí còn đi xa hơn cả chúng tôi”. Gorbachev nói điều đó không chỉ để làm vui lòng Trường Chinh. Trong khi Việt Nam bắt đầu công nhận “kinh tế hàng hóa nhiều thành phần”, thì một tuần sau, vào ngày 21-11-1986, Xô Viết Tối Cao Liên Xô, trong một nỗ lực cải cách, chỉ đưa ra được luật cho phép lập các “xưởng cá nhân và gia đình”, theo đó người dân chỉ được sản xuất “dựa vào chính sức mình và của những người trong gia đình”.
                Ngày 28-7-1986, khi tới thăm vùng Viễn Đông Liên Xô, Gorbachev tỏ ra quan tâm tới Việt Nam khi tuyên bố: “Mong muốn biên giới Việt – Trung trở thành mộtbiên giới hòa bình, láng giềng và thân thiện”. Cũng trong chuyến đi đó, Gorbachev bắt đầu đề cập tới cải tổ. Ngày 31-7-1986, ông tuyên bố ở Vladivostock: “ĐảngCộng sản Liên Xô và toàn thể đất nước Xô Viết hoàn toàn hiểu rằng cần phải tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề mà cuộc sống đặt ra ngay trong khuôn khổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa”. Ông nhấn mạnh: “Dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng không được sống theo lối cũ”. Báo chí Việt Nam thời gian đó bắt đầu dành nhiều tin bài để nói về Liên Xô. Từng bước đi của Gorbachev đều được báo chí Việt Nam, đặc biệt là tờ Tuổi Trẻ, tường thuật545.
                Cho dù đổi mới ở Việt Nam là một tiến trình diễn ra với sự hối thúc từ bên trong, nhưng sự thay đổi của Liên Xô đã đóng một vai trò quan trọng. Cái chết của Brezhnev vào ngày 10-11-1982 đã chấm dứt kỷ nguyên trì trệ kéo dài suốt mười tám năm kể từ khi Brezhnev ngồi lên ghế tổng bí thư Liên Xô. Người kế vị ông, Andropov, thì nằm trên giường bệnh nhiều tháng trước khi qua đời trong thời gian ở ngôi tổng bí thư mười lăm tháng. Người kế nhiệm Andropov chưa phải là Mikhail Gorbachev như ông ta muốn mà là một ủy viên Bộ Chính trị ốm yếu khác:Chernenko. Cái chết của Chernenko sau đó mười ba tháng đã đưa Gorbachev lên vị trí tổng bí thư. Ngày 11-3-1985, ngày Gorbachev nhậm chức, đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của lịch sử thế giới546.
                Trường Chinh từ Moscow trở về, tưởng mọi chuyện đều trôi chảy. Nhưng khi bắt đầu đại hội, các đại biểu đã rất hoang mang. Trần Quỳnh, sau khi cùng Võ Chí Công đến Hungary dự cuộc họp của Hội đồng Tương trợ Kinh tế về, nói rằng: “Thủ tướng Liên Xô nói Liên Xô không tán thành Việt Nam đi theo khuynh hướng chủ nghĩa xã hội thị trường”. Nhiều người nghe Trần Quỳnh tỏ ra rất sợ; hầu hết đại biểu đều đã học qua Nguyễn Ái Quốc, đều biết số phận của Tiệp Khắc khi dám qua mặt Liên Xô làm “chủ nghĩa xã hội thị trường”.
                Nhưng, theo Giáo sư Dương Phú Hiệp, Trường Chinh là một người làm việc hết sức chặt chẽ. Ông hỏi văn phòng: “Anh Trần Quỳnh nói có kèm theo văn bản không?”. Văn phòng trả lời “không”. Ông nói: “Thế thì không được. Tôi có văn bản. Tôi và Gorbachev có ký chung một văn bản nhất trí với nhau đây”. Biên bản được phát ra, những người ủng hộ Trường Chinh mới thở phào nhẹ nhõm khi thấy “Liên Xô không ngăn cản ta đổi mới”. Khi ấy, Trường Chinh mới nhắc lại bài viết của viện trưởng Viện Chính trị Kinh tế Thế giới mà Gorbachev đã rất thích: “Ở Liên Xô cũng có những kẻ hay dọa thế”547.
                Tuyên ngôn đổi mới
                Đó là những ngày sôi động. Sau khi Trường Chinh nhận chức tổng bí thư, ông cùng Hoàng Tùng, tổ trưởng Tổ Biên tập Báo cáo Chính trị Đại hội VI, và các thành viên của Tổ Biên tập, xuống nhà nghỉ Vạn Hoa, tòa lâu đài ở Đồ Sơn, nơi mà Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng thai nghén Nghị quyết Đại hội IV. Tại đây, theo ông Hoàng Tùng: “Chúng tôi lần lượt trả lời hai mươi câu hỏi mà tình hình đặt ra và quán triệt tinh thần của báo cáo chính trị chỉ trong hai chữ: đổi mới”.
                Tổ Biên tập sau đó làm việc chính ở Hồ Tây. Mỗi phần của báo cáo được phân cho một nhóm biên soạn, Trường Chinh trực tiếp đọc và sửa. Khi đánh giá những sai lầm sau 1975, theo ông Đặng Xuân Kỳ: tôi đề nghị ghi rõ sai lầm của ta là sai lầm về đường lối chứ không chỉ chủ trương chính sách lớn. Ông Lê Phước Thọ cũng đề nghị: “Đảng ta trước sau phải thừa nhận thời kỳ đó là sai lầm về đường lối”. Nhưng cha tôi nói: “Anh Ba vừa mới mất, nói sai lầm đường lối là đánh giá tổng bí thư. Cũng phải coi hoàn cảnh lịch sử lúc đó để đánh giá như thế nào là vừa mức”. Tuy nhiên, trước áp lực “nhìn thẳng vào sự thật”, Trường Chinh cũng đã phải tự tay ghi vào văn kiện: “Trong nhiều năm qua, Đảng đã phạm những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương chính sách lớn”. Ngày 19-10-1986, phát biểu tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Hà Nội, Trường Chinh phân tích thêm: “Đó là sai lầm tả khuynh, ấu trĩ, duy ý chí, làm trái quy luật khách quan… khi đã mắc sai lầm lại bảo thủ, trì trệ, không dũng cảm sửa chữa”.
                Tổ biên tập phân công Phan Diễn viết “Đổi mới tư duy về cơ cấu kinh tế”, Hà Đăng viết phần “Chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần”, Trần Đức Nguyên viết “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế”. Với sự thận trọng truyền thống, từng vấn đề một,Trường Chinh đều cho chuẩn bị kỹ, đưa ra Bộ Chính trị thảo luận rồi thông qua từng phần trước khi đưa vào “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội”548.
                Thế nhưng, theo ông Trần Đức Nguyên: “Một buổi sáng sát ngày đại hội, tôi vừa tới nơi làm việc của Tổ biên tập ở Hồ Tây thì được anh Đào Duy Tùng chuyển cho hơn mười điểm mà các anh ủy viên Bộ Chính trị trong Chính phủ (gồm Phạm VănĐồng, Đỗ Mười, Võ Chí Công) thấy cần sửa. Tôi xem ngay và sau đó gọi điện thoại cho anh Năng, thư ký của anh Tô (Phạm Văn Đồng), nhờ báo cáo với anh Tô cho tôi được trình bày lại, vì nếu sửa văn kiện theo ý bên chính phủ thì khác với kết luậncủa Bộ Chính trị về ba quan điểm đã bàn. Chỉ ít phút sau, tôi được anh Năng gọi điện lại truyền đạt ý kiến anh Tô là viết như kết luận của Bộ Chính trị”.
                Sau khi tạo được sự thống nhất trong nội bộ, Tổng Bí thư Trường Chinh đã chọn Đại hội Đại biểu Đảng bộ Hà Nội để công bố với nhân dân. Ngày 19-10-1986, tại Hà Nội, ông phát biểu: “Đối với cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa, đổi mới là con đường vươn lên đáp ứng đòi hỏi của thời đại, đáp ứng những nhu cầu chính đáng và ngày càng cao của nhân dân. Đối với nước ta, đổi mới cũng là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có tầm quan trọng sống còn. Yêu cầu đó vừa là đòi hỏi bên trong của nước ta, vừa phù hợp với xu thế đổi mới của thời đại”. Bài phát biểu được các phương tiện truyền thông chính thức trích dẫn ngay trong ngày, ngay sau đó nó được đón nhận như một Tuyên Ngôn Đổi Mới.

                Comment


                • #23
                  Bàn tay Lê Đức Thọ

                  Trước Đại hội VI, theo ông Hoàng Tùng: “Lê Đức Thọ không thèm quan tâm đến báo cáo chính trị mà tập trung những nỗ lực cuối cùng để cấy nhân sự vào nhiệm kỳ kế tiếp”. Có thể nói, chưa bao giờ bản lĩnh Lê Đức Thọ thể hiện kiên nhẫn và sắt đá như giai đoạn này – giai đoạn mà uy tín của ông xuống đến mức những người thân tín nhất của ông lần lượt bị “phế truất” thông qua lá phiếu bầu từ các đại hội địa phương và ngành, đặc biệt là từ quân đội.
                  Đúng như Lê Đức Thọ nhận xét trong Hội nghị Công tác Tổ chức, tháng 4-1986: “Đời sống khó khăn gây nhiều chuyện tiêu cực, kể cả quân đội cũng tiêu cực ghê gớm”. Ông Thọ thừa nhận: “Năm mươi sáu năm nay lúc này phẩm chất trong Đảng ta là sa sút nhất. Trong Đảng hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, nên không muốn rời chỗ đứng của mình vì nếu rời đi thì mất nhiều quyền lợi. Có người thắc mắc, nghỉ hưu chết có được quốc tang không? Được mấy vòng hoa khi chết, đem nhiều vòng hoa để biết người chết cách mạng to hay nhỏ, rồi chôn ở nghĩatrang nào?”. Lê Đức Thọ đã nói đến những tiêu cực này như một người ngoài cuộc. Thế nhưng, từng vị chỉ huy quân đội biết rõ nguyên nhân đến từ đâu.

                  Sự kiện Võ Nguyên Giáp bị xếp sau Lê Đức Thọ theo thứ bậc trong Bộ Chính trị sau Đại hội IV đã khiến các tướng lĩnh cảm thấy bị xúc phạm. Liền sau đó là sự rađi của Tướng Trần Văn Trà. Người thay thế Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Văn Tiến Dũng, một vị tướng có nhiều đóng góp. Tuy nhiên, Tướng Dũng đã đánh mất khá nhiều uy tín của mình khi cho xuất bản cuốn hồi ký Đại Thắng Mùa Xuân, gần nhưbỏ qua vai trò của Tướng Giáp trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

                  Ngày 13-10-1986, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Toàn Quân IV, diễn ra tại Hà Nội. Ngay trong lễ khai mạc, các đại biểu đã bày tỏ thái độ. Đại hội, trong khi chỉ dành vài tràng vỗ tay lẹt đẹt cho Đại tướng Văn Tiến Dũng, đã nhất loạt đứng lên vỗ taynhư sấm khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước vào hội trường. Tướng Giáp chỉ là một đại biểu được mời dự, nhưng đã được quân đội đón chào bằng cả những tiếng hoan hô và nước mắt. Những tiêu cực trong quân đội, tình trạng thiếu thốn, khổ sở của người lính trên các chiến trường được các tướng lĩnh phê phán gay gắt. Tham luận của Thiếu tướng Lê Phi Long, người vừa trực tiếp đốc chiến trên chiến trường Vị Xuyên trở về, mô tả đời sống khó khăn, chết chóc hàng ngày của người lính trên
                  biên giới Việt-Trung; đối lập với tình trạng lợi dụng phương tiện quân sự buôn lậu, thu vén cá nhân của gia đình một vài tướng lĩnh.
                  Ngày 18-10-1986, đại hội đã “cách chức” hai đại tướng Chu Huy Mân và Văn Tiến Dũng bằng cách gạch tên hai nhân vật cao nhất của quân đội ra khỏi danhsách bảy mươi mốt đại biểu toàn quân đi dự Đại hội Đảng Toàn Quốc. Duy nhất chỉ có hai ý kiến bảo vệ Văn Tiến Dũng và Chu Huy Mân. Một trong hai người đó là Tướng Lê Ngọc Hiền, phó tổng tham mưu trưởng. Tướng Hiền đã bị phản đối quyết liệt khi đề nghị đại hội bầu cử lại.
                  Do Văn Tiến Dũng và Chu Huy Mân đang là ủy viên Bộ Chính trị khóa V nên theo Điều lệ Đảng, đương nhiên có mặt tại Đại hội VI. Tuy nhiên, cả hai vị đã không còn uy tín và không đủ điều kiện để được giới thiệu tiếp vào Ban Chấp hành Trung ương. Đại tướng Hoàng Văn Thái thì cũng vừa chết khá đột ngột ngày 2-7-1986.
                  Trong quân đội, người được coi sẽ ở vào vị trị kế tiếp là Đại tướng Lê Trọng Tấn549.Tuy nhiên, một tháng là thời gian đủ dài để Trưởng Ban Tổ chức Lê Đức Thọ chuẩn bị. Ngày 5-12-1986, khi Đại tướng Lê Đức Anh từ Campuchia về Nhà khách T66 của Bộ quốc phòng, khi đại biểu từ khắp các tỉnh thành trong cả nước đã tập trung về Hà Nội để dự đại hội, Tướng Lê Trọng Tấn từ một cuộc họp ở Trung ương đi thẳng đến số 6 Nguyễn Cảnh Chân gặp Lê Đức Thọ. Không ai biết rõ những gì đã xảy ra trong cuộc gặp chóng vánh này. Từ Nguyễn Cảnh Chân, Tướng Tấn lên xe về nhà riêng, 36C Lý Nam Đế. Ở nhà, Tướng Lê Ngọc Hiền đang chờ ông về cùng ăn cơm.
                  Tướng Lê Ngọc Hiền là em vợ của Tướng Tấn, nhưng anh em có những bất đồng vì ông Hiền, trước đó, “phù thịnh”, đứng hẳn về phía Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân. Giữa Lê Trọng Tấn và Lê Ngọc Hiền có nói với nhau vài câu ngắn. Bỗng nhiên,Tướng Tấn gục xuống bàn. Bà Lê Thị Minh Sơn, phu nhân Đại tướng Lê Trọng Tấn từ nhà dưới chạy lên. Tướng Giáp từ 30 Hoàng Diệu, chạy đến đầu tiên. Người thứ hai là Tướng Đinh Đức Thiện. Trong khi Tướng Giáp cắn chặt răng, đau đớn, Tướng Đinh Đức Thiện, em ruột Lê Đức Thọ kêu lên: “Tấn ơi, đứa nào hại mày?”. Khi được dìu lên giường, Tướng Tấn chỉ kịp tháo chiếc đồng hồ Titoni mà ông đã đeo cả đời, đưa cho cháu nội trai là Lê Đông Giang, dặn: “Con cố trưởng thành”.
                  Ngay lập tức, ông được đưa ra khỏi nhà. Đến đêm, gia đình được thông báo là ông đã mất. Mãi tới sau ngày 7-12-1986, ngày tang lễ của ông, các báo mới đăngthông cáo của Ban Chấp hành Trung ương: “Đại tướng Lê Trọng Tấn từ trần hồi 18 giờ 50 phút ngày 5-12-1986, thọ bảy mươi hai tuổi, sau một cơn đau cấp tính vì đồng chí đã mắc bệnh tim mạch nặng từ lâu”. Hiếm có một cáo phó nào lại phải “vòng vo” như vậy về nguyên nhân của một cái chết và điều này càng làm tăngthêm hoài nghi.
                  Khi Tướng Lê Trọng Tấn mất, Lê Đức Thọ vừa là người phụ trách công tác tổ chức, vừa phụ trách Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương, cơ quan quyết định tới từng viên thuốc của các nhà lãnh đạo. Cái chết của Đại tướng Lê Trọng Tấn ngay bên thềm Đại hội Đảng, cũng như cái chết trước đó của Đại tướng Hoàng Văn Thái, rất có thể chỉ là do tuổi tác và bệnh tật như “thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương”, nhưng lịch sử phi chính thống đã xếp những cái chết này vào hàng “nghi án”.
                  Hơn một tháng sau cái chết của Tướng Lê Trọng Tấn, ngày 20-1-1987, trong một chuyến đi săn, khi ông Đinh Đức Thiện lấy khẩu súng từ trong xe ra thì đạn nổ, viên đạn xuyên từ cằm lên đỉnh đầu, đục thủng trần xe. Vị tướng đã xông pha biết bao chiến trường ấy cuối cùng đã chết vì “súng bị cướp cò”.
                  Ở hành lang Đại hội Đảng, các đại biểu xì xầm, nhưng cái chết đột ngột của Tướng Lê Trọng Tấn, người lẽ ra sẽ giữ chức bộ trưởng quốc phòng sau đại hội này, đã không được công khai nói đến. Cho đến lúc đó, công tác nhân sự vẫn được ông Lê Đức Thọ kiểm soát gần như tuyệt đối. Quy trình công tác cán bộ của Quốc tế III vốn đã có vấn đề lại càng trở nên “quái gở”, như nhận xét của ông Việt Phương, sau khi mang thêm dấu ấn cá nhân của những con người như Stalin, Mao Trạch Đông, Beria, Khang Sinh, và được Lê Đức Thọ mang về Việt Nam, và theo Việt Phương, trở thành “một cách làm sai hỏng đã được quy tắc hóa”.
                  Theo quy trình này, nhân sự của nhiệm kỳ mới, về lý là do đại hội bầu, nhưng danh sách đưa ra để đại hội bầu với một số lượng sít sao lại do Ban Chấp hành Trung ương khóa cũ, tức là những người sắp rời nhiệm sở, đề nghị. Nếu có ai đó được đại hội đề nghị mà Ban Chấp hành Trung ương không tán thành thì chính họ sẽ được Tiểu Ban Nhân sự yêu cầu “tự nguyện rút”. Cũng có nhiều trường hợp, người được đề cử không rút, và mỗi đại hội, Tiểu Ban Nhân sự đều nhân nhượng đưa vào danh sách bầu cử một số ứng cử viên. Nhưng lịch sử các đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi cầm quyền, hầu như không có ứng cử viên nào đắc cử trung ương nếu như không nằm trong danh sách chính thức được đề cử bởi Ban Chấp hành cũ. Nói là Ban Chấp hành nhưng, người đóng vai trò quyết định vẫn là Lê Đức Thọ.
                  Ông Việt Phương cho rằng cả Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng đều phó thác toàn bộ công tác nhân sự cho Lê Đức Thọ. Trường Chinh tuy có quan tâm nhưng ông lại chỉ thường chú trọng các vấn đề nguyên tắc. Ông Việt Phương xác nhận: “Những năm cuối đời, anh Lê Duẩn ác cảm ra mặt bởi sự lộng quyền của Lê Đức Thọ trong công tác cán bộ. Ông nhiều lần nói với nhóm giúp việc chúng tôi: Ban Chấp hành Trung ương có 150 người, may ra tôi chỉ biết hai mươi người, còn lại do anh Thọ sắp xếp.
                  Tuy rằng anh ấy có báo cáo, nhưng rồi Bộ Chính trị, Trung ương cũng chủ yếu quyết định theo trình bày của anh ấy”. Cũng theo Việt Phương, chính Hồ Chí Minh cũng từng phải than rằng: “Công tác cán bộ của ta đều do chú Thọ cả. Chú thích ai thì chú báo cáo tốt, ghét ai báo cáo xấu, chứ Bộ Chính trị có biết hết đâu”.
                  Trong suốt ba mươi hai năm làm thủ tướng, cứ mỗi nhiệm kỳ, ông Phạm Văn Đồng lại “trình quốc hội” một danh sách chính phủ mới. Bản danh sách ấy khôngphải của ông Phạm Văn Đồng mà là của ông Lê Đức Thọ, cả về thành phần lẫn văn vẻ. Theo ông Việt Phương: “Trước mỗi lần đọc, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại rị mọ ngồi sửa lại chữ nghĩa trong bản danh sách nội các trình Quốc hội phê chuẩn. Ông Phạm Văn Đồng sửa vì ông là một người trí thức thận trọng chữ nghĩa, ông khôngthể đọc trước Quốc hội một văn bản mà ông than: họ viết câu bất thành cú. Tuy nhiên, ông chỉ có thể chữa lại ngữ pháp, chính tả, chứ nội dung của nó thì thủ tướng cũng không có quyền thay đổi”. Nhiều nhân vật, cho đến khi được ông Lê Đức Thọ đưa lên làm “thành viên chính phủ”, Thủ tướng Phạm Văn Đồng chưa hề gặp mặt lần nào550.
                  Nhân sự cho Đại hội VI vẫn do Lê Đức Thọ điều khiển cả về quy trình và con người cụ thể. Theo người kế nhiệm của ông Thọ, ông Nguyễn Đức Tâm: “Trong quá trình chuẩn bị, anh Thọ luôn nhắc nhở chúng tôi phải chú ý phương châm: thận trọng, dân chủ. Trong từng trường hợp một, với cương vị là trưởng Ban Nhân sự Đại hội, anh Thọ đều bố trí thời gian nghe một cách chăm chú và hỏi lại cặn kẽ những chi tiết còn chưa thật rõ”551. Tuy nhiên, giữa những lời dặn dò và cách mà ông Lê Đức Thọ làm nhân sự, theo trải nghiệm của nhiều ủy viên trung ương là rất khác nhau và có khi vô cùng “hình sự”552.
                  Đối với các trường hợp được giới thiệu vào Bộ Chính trị, theo ông Nguyễn Đức Tâm: “Anh Thọ càng thận trọng xét đi xét lại kỹ lưỡng, báo cáo Bộ Chính trị rồi trao đổi lại với từng người một, cứ như vậy cho đến khi có sự nhất trí trong Bộ Chính trị rồi mới giới thiệu ra trung ương. Đến Đại hội VI về cơ bản cũng làm theo phương pháp trên, nhưng đặc biệt ở đại hội này, việc lựa chọn tổng bí thư gặp khó khăn nhất. Qua nhiều lần trao đổi riêng với từng đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư vẫn chưa nhất trí”553.

                  Phút 89

                  Chính vì nhân sự chủ chốt chưa nhất trí được trong Bộ Chính trị mà ở hai kỳ hội nghị trung ương – Hội nghị 11, họp từ 17-25 tháng 11-1986; Hội nghị 12, họp trước và trong khi bắt đầu “Đại hội Nội bộ”, từ 5-12-1986 – nói là để “bàn nhân sự”, nhưng theo ông Lê Văn Triết, khi ấy là ủy viên trung ương dự khuyết, các cuộc thảo luận ở trung ương chỉ bàn về nguyên tắc chứ không được bàn về nhân sự cụ thể.
                  Việc không để các ủy viên trung ương và các đại biểu thảo luận nhân sự cụ thể đã tạo ra một khoảng trống ở đại hội. Trước khi về Hà Nội, các đoàn đại biểu, đặc biệt là các đại biểu miền Nam, những người hiểu rõ Nguyễn Văn Linh và đang kỳ vọng to lớn vào Trường Chinh đã có một cuộc vận động để Trường Chinh tiếp tục làm tổng bí thư khóa VI. Theo ông Trần Nhâm, thoạt đầu, ông Trường Chinh nói trong Bộ Chính trị: “Tuổi tôi lớn rồi. Tôi xin thôi”. Nhưng về sau, có lẽ ý thức trước sứ mệnh mà các đảng viên muốn giao phó cho ông và khó chịu trước cách làm của Lê Đức Thọ, ông Trường Chinh giữ im lặng.
                  Lê Đức Thọ đủ kinh nghiệm để thấy vào thời điểm ấy, ông không còn uy tín để tìm kiếm cơ hội cuối cùng cho mình554, nhưng vẫn rất “thao lược’ để cài cắm trong bộ máy mới nhân sự của mình. Ông Trần Nhâm cho rằng việc không đưa nhân sự cụ thể ra thảo luận công khai là “động cơ cá nhân” của ông Lê Đức Thọ. Trong Đại hội Nội bộ, có hơn 900 đại biểu trong số 1.129 đại biểu về dự Đại hội VI ghi vào phiếu thăm dò đề nghị ông Trường Chinh tiếp tục làm tổng bí thư. Các đoàn đại biểu, đặc biệt là các đoàn từ miền Nam ra liên tục xin gặp Trường Chinh để thuyết phục.
                  Theo lịch Đại hội Nội bộ, sáng ngày 13-12-1986, các đại biểu tập trung ở Hội trường Ba Đình. Nhưng, chờ mãi tới chín giờ, Ban Tổ chức mới thông báo: “Mời đại biểu về nghỉ. Chiều nay ba giờ lên hội trường để thống nhất nhân sự kết thúc đạihội trù bị”. Vài giờ trước đó, theo ông Trần Nhâm: Tôi đến số 3 Nguyễn Cảnh Chân, nhà riêng Tổng Bí thư Trường Chinh, lúc sáu giờ. Sáu giờ ba mươi, Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Khánh tới hỏi: “Cụ dậy chưa?”. Tôi bảo: “Đêm qua họp Bộ Chính trị khuya, giờ cụ chưa dậy”. Nguyễn Khánh về, tới 7 giờ 30 thì “một lômột lốc kéo tới”, gồm Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đức Tâm, Võ Chí Công. Lê Đức Thọ ép ông ký vào lá đơn “xin không ứng cử”. Khi ông Trường Chinh chưa kịp trả lời, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Phạm Hùng nói: “Anh không rút thì rất căng”555. Ông Trường Chinh đã phải gật đầu, nhưng ông đã không ký vào lá đơn “xin rút” do Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Khánh chuẩn bị.
                  Ba giờ chiều ngày 13-12-1986, các đại biểu lại lục tục lên hội trường, Phạm Hùng, người có thâm niên trong Bộ Chính trị chỉ sau ba vị trưởng lão sắp rời chính trường, thông báo với đại hội các vị Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ đã ‘xin rút tên” rồi Phạm Hùng đọc bản “tuyên dương công trạng to lớn” của “ba cụ”556. Xếp theo thứ bậc trong Đảng thì Phạm Hùng sẽ là nhân vật số một còn tham gia Ban Chấp hành Trung ương. Ông trở thành ủy viên Bộ Chính trị năm 1956, khi ông Nguyễn Văn Linh chưa là trung ương ủy viên. Từ năm 1967-1975, ông là bí thư Trung ương Cục miền Nam trong khi ông Linh là phó. Nhưng lúc ấy, những nhân vật mạnh nhất trong Đảng đều vận động cho Nguyễn Văn Linh. Ông Nguyễn Đức Tâm kể: “Anh Thọ vẫn kiên trì giữ ý kiến để anh Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư”557. Ông Hoàng Tùng nhận xét: “Phạm Hùng là người nghiên cứu kinh tế không sâu nên ít đưa ra sáng kiến. Trong thời gian làm ‘phó’, Phạm Hùng cũng không phải là một người mềm mỏng với cả ông Phạm Văn Đồng”.
                  Ông Đồng vốn có cảm tình hơn với Nguyễn Văn Linh vì trong thập niên 1930 khi cùng ở tù Côn Đảo với nhau, Nguyễn Văn Linh – khi ấy mới chỉ là một cậu thiếu niên mười sáu tuổi – say mê đọc những tài liệu về chủ nghĩa Marx-Lenin do Phạm Văn Đồng dạy và dịch từ tiếng Pháp. Ngày 13-11-1986 khi ở Viên Chăn dự Đại hội Đại biểu Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, trước các nhà lãnh đạo các “đảng anh em”,Phạm Văn Đồng đã cố gắng giới thiệu Nguyễn Văn Linh như một thế hệ lãnh đạo kế tục ông thay vì chỉ tháp tùng trong chuyến đi đó.
                  Vào giờ chót, như một lá phiếu bỏ trước cho Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng đã chuyển bài phát biểu khai mạc Đại hội VI mà Hội nghị Trung ương 11 đã giao cho ông và đã được người giúp việc của ông là Việt Phương viết cho Nguyễn Văn Linh. Theo ông Việt Phương, Nguyễn Văn Linh đã chỉ sửa một vài từ có tính “nhân xưng” rồi đọc trong phiên khai mạc Đại hội Nội bộ ngày 5-12. Ông Linh còn diễn đọc lại bài này trong phiên khai mạc Đại hội Công khai vào ngày 15-12-1986. Bài phát biểu về sau đã góp phần giúp báo chí gọi Nguyễn Văn Linh là tổng bí thư đổi mới.

                  chú thích

                  510 Đặng Phong, 2009, trang 66.
                  511 Nhân hai sự kiện: Tháng 7-1980, phi công Phạm Tuân được Liên Xô đưa vào vũ trụ trong một chuyến bay cùng với đại tá người Nga Gorbatko theo chương trình intercosmos; tháng 10-1980, nghệ sỹ Đặng Thái Sơn đoạt giải nhất cuộc thi Piano Quốc tế Frédéric Chopin. Với Phạm Tuân thì dân chúng dễ dàng nhận thức ra vấn đề, nếu như truyền thông suốt ngày nói về “niềm tự hào dân tộc” thì người dân lại coi đó là một trường hợp “quá giang”. Sự hờ hững này được lột tả trong hai câu ca dao hiện đại: “Bo bo còn phải độn mì/ Mi lên vũ trụ làm gì hở Tuân”. Trường hợp của nghệ sỹ Đặng Thái Sơn thì khác.
                  Khi ấy, Sơn đang học tại nhạc viện Tchaikovsky, Liên Xô. Thành tích của anh thật đáng để ngợi ca (Báo chí Việt Nam lúc đó hoàn toàn không biết sự kiện hai vị giám khảo Martha Argerich và Nikita Magaloff đã bỏ Hội đồng Giám khảo cuộc thi vì thí sinh mà theo họ là tài năng nhất, Ivo Pogorelich, không lọt vào vòng chung kết do bị một giám khảo người Nga cho điểm 0). Nhưng sự kiện Sơn đoạt giải và được tung hô càng khiến cho tầng lớp trí thức nhớ lại và xót thương cho thân phận cha anh, ông Đặng Đình Hưng, một nhà thơ cách tân bị ghép vào vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Đặng Thái Sơn kể: “Nhờ có Concours Chopin 1980 mà bố tôi được sống thêm mười năm. Vì lúc ấy bố tôi bị ung thư phổi nặng, đang phải sống ở gầm cầu thang nhà một ông bạn, không nhà không cửa mà đưa vào viện thì cũng chỉ nằm chờ chết. Đúng hôm thi, bố tôi vào viện. Ở nhà điện sang nói tôi thi xong phải về ngay. Lúc đó tôi tính nếu ở trong nước mà không chạy chữa được cho bố thì tôi sẽ đưa ông ra nước ngoài. Cuối cùng, Giáo sư Tôn Thất Tùng và Giáo sư Hoàng Đình Cầu đã chữa chạy cho bố tôi, giúp ông sống thêm được mười năm nữa. Concours Chopin đã đem lại nhiều thay đổi không chỉ với cuộc đời tôi mà cả gia đình tôi”.
                  512 "Chinh" là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất.
                  513 Ông Trường Chinh sinh ngày 9-2-1907 tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, trong một gia đình được nói là hậu duệ của Đặng Tất, một danh tướng thời Hậu Trần (Ngày 28-12-1975, ông Trường Chinh, tên khai sinh là Đặng Xuân Khu đã về thắp hương cho tiên tổ Đặng Tất, Đặng Dung ở Hà Tĩnh, là sự kiện được coi như một động thái “nhận họ” của ông Trường Chinh). Khi còn học ở bậc Thành Chung, Trường Chinh đã tham gia đấu tranh đòi ân xá cho Phan Bội Châu; ông cũng là một trong những người lãnh đạo cuộc bãi khóa ở Nam Định để truy điệu Phan Chu Trinh và bị đuổi học. Năm 1927, khi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Thương mại, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội rồi trở thành một trong những người đầu tiên vận động thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc kỳ. Cuối năm 1930, Trường Chinh bị bắt cùng với Nguyễn Đức Cảnh, ông Cảnh sau đó bị kết án tử hình, còn Trường Chinh lãnh án tù mười hai năm. Trong tù, ông vẫn làm chủ bút một tờ báo để tranh luận với các “đối thủ Việt Nam Quốc dân Đảng”, năm 1936 ông được tha trước thời hạn. Sau khi ra tù, ông trở thành xứ ủy viên Bắc kỳ, làm chủ bút tờ báo Cờ giải phóng, cơ quan của xứ ủy; ngoài ra, ông còn phụ trách các tờ báo tiếng Pháp như Le Travail, Rassemblement, En Avant và báo Tin tức. Ngày 26-9-1939, sau khi Chiến tranh Thế giới II nổ ra, Tổng thống Pháp Lebrun ban hành sắc lệnh "Giải tán Đảng Cộng sản ở Pháp cũng như ở các thuộc địa của Pháp” trong đó có Đông Dương. Ngay trong tháng đầu tiên sau chiến tranh, người Pháp đã bắt khoảng 2000 đảng viên cộng sản ở Việt Nam, riêng Nam Kỳ, hơn 800 đảng viên bị bắt. Ngày 17-1-1940, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, rồi tiếp đó, các Ủy viên Trung ương Lê Hồng Phong, Võ Văn Tần bị đưa vào ngục. Người tiền nhiệm của ông Cừ là Hà Huy Tập thì đã bị người Pháp bắt từ ngày 1-5-1938. Ở Xứ ủy Bắc kỳ, Trường Chinh, Hạ Bá Cang, Hoàng Văn Thụ, Lương Khánh Thiện chạy thoát trước khi các chiến dịch bắt bớ diễn ra. Trung ương Đảng, lúc ấy chỉ còn đúng một ủy viên là ông Phan Đăng Lưu, quyết định chuyển cơ quan trung ương từ Nam ra Bắc, đồng thời bàn việc phối hợp hành động với miền Bắc và miền Trung khi “Nam Kỳ khởi nghĩa”. Ở Hà Nội, Phan Đăng Lưu họp với Xứ ủy Bắc Kỳ, lập Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, bầu bổ sung Hoàng Văn Thụ, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) và Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt). Phan Đăng Lưu thay vì nhận chức tổng bí thư đã nhất trí cùng những người dự họp cử Trường Chinh làm quyền tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.
                  514 Ngày 15-1-1942, Trường Chinh viết trên báo Cứu Quốc: “Hỡi các giới sĩ, nông, công, thương, binh! Hỡi các đoàn thể cứu quốc! Hỡi toàn thể đồng bào mất nước Việt Nam. Đã 80 năm, Tổ quốc kính yêu mất quyền độc lập, sa vào vòng nô lệ của giặc Pháp tham tàn. Đã 80 năm, dân tộc Việt Nam phải mang trên trán vết quốc sỉ nhuốc nhơ mà máu đào của bao nghĩa sĩ anh hùng tới nay vẫn chưa rửa sạch. Giờ đây, quốc sỉ tăng thêm nhục nhã, quốc thù tăng thêm căm hờn; giờ đây, giang sơn tổ tiên lại thêm giặc Nhật chà đạp, tấm thân trâu ngựa lại bị thêm 1 lần áp bức đọa đầy. Nhật khai chiến với Anh, Mỹ, lôi cuốn xứ sở ta vào vòng khói lửa binh đao. Trước cảnh nước mất, nhà tan thê thảm, Cứu Quốc, Cơ quan cổ động của Việt Nam Độc lập Đồng minh ra đời, thống thiết kêu gọi toàn quốc đồng bào mau hợp sức cùng lòng đánh đuổi Pháp, Nhật, rửa nhục cho non sông, đưa Tổ quốc tới chốn vinh quang độc lập”. Ông long trọng kêu gọi: “Cứu Quốc sẽ giải bày nỗi lầm than thống khổ của muôn dân. Cứu Quốc sẽ nêu cao những ý muốn thiết tha của trăm họ. Cứu Quốc sẽ là người chỉ lối trung thành cùng đồng bào cùng tiến lên trên đường giải phóng dân tộc… Toàn thể đồng bào yêu nước hãy tận tâm ủng hộ Cứu Quốc về mọi phương diện, hãy cương quyết tiến lên dưới bóng cờ sắc đỏ sao vàng!”.
                  515 Đêm 9-3-1945, khi vừa ra khỏi rừng từ chuyến “ngự săn” ở Quảng Trị, Hoàng đế Bảo Đại được người Nhật đưa “hồi cung” ngay. Một sỹ quan Nhật nói với quan Ngự tiền Văn phòng Tổng lý Phạm Khắc Hòe: “Quân đội Thiên Hoàng chỉ truất quyền của thực dân Pháp thôi, chớ không đụng chạm gì đến Nam Triều” (Phạm Khắc Hòe, Từ Triều đình Huế đến Chiến khu Việt Bắc, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2007). Hôm sau, Đại sứ Nhật ở Đông Dương Yokoyama vào “chầu và tâu lên nhã ý muốn công nhận nền độc lập” cho Việt Nam. Có mặt trong buổi “chầu” đó, Phạm Quỳnh nói với Đại sứ Nhật: “Chúng tôi cần phải có được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân, và để đạt được điều đó, uy tín của chính phủ chúng tôi cần phải được tăng cường bằng một hành động long trọng tuyên cáo độc lập”. Yokohama cho rằng, tuyên cáo độc lập để chứng tỏ chủ quyền là công việc nội bộ mà và Chính phủ Việt Nam có “tự do tuyệt đối” để hành động. Ngày 11-3-1945, sau khi họp Hội Đồng Cơ Mật, vua Bảo Đại ký ban dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884. Ngày 17-3-1945, Nhà Vua lại ra một Dụ khác tuyên bố sẽ tự tay mắm quyền trên cơ sở “dân vi quý”. Người Nhật cũng đã đưa nhà sử học Trần Trọng Kim ra Huế sau khi ông “nhận lời làm Thủ tướng”. Ngày 17-4-1945, nhà vua ban Đạo dụ thành lập Chính phủ. Khi ấy, nạn đói bắt đầu lan ra phía Bắc, trong khi đường sá thường xuyên bị máy bay và pháo hạm của Đồng Minh oanh tạc (tháng 5-1945, Bộ trưởng Vũ Ngọc Anh đã bị máy bay Mỹ bắn chết sau một chuyến kiểm tra các cơ sở y tế ở Thái Bình). Mặc dù tự nhận là “dân chúng đòi hỏi và chờ mong rất nhiều mà Chính phủ chưa làm được gì đáng kể”, những việc mà Chính phủ Trần Trọng Kim đã làm là rất ấn tượng: Yêu cầu Nhật chuyển giao tất cả các cơ sở hành chính cho các viên chức Việt Nam; Thu hồi đất Nam Kỳ và các nhượng địa đã dành cho Pháp; Ân xá toàn thể các phạm nhân chính trị; Cho phép thành lập các đảng phái chính trị; Miễn thuế cho công chức, thợ thuyền và dân nghèo; Thiết lập các Ủy ban tư vấn quốc gia để soạn thảo Hiến Pháp và nghiên cứu cải tổ chính trị, hành chính và giáo dục. Chỉ trong gần 5 tháng tại vị, Chính phủ Trần Trọng Kim đã: Đưa chương tiếng Việt vào chương trình giáo dục thay thế tiếng Pháp (có vai trò quan trọng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Mỹ thuật Hoàng Xuân Hãn); miễn thuế cho dân vô sản; hoãn nợ cho dân nghèo; đưa từ miền Nam ra miền Trung và miền Bắc gần hai nghìn tấn gạo; đại xá cho chính trị phạm; trừng trị một số quan lại tham nhũng; đề bạt một số quan lại trẻ… Tháng 8-1945, Nội các Trần Trọng Kim bắt đầu tan rã dần vì sự trỗi dậy mạnh mẽ của phong trào có vũ trang của Việt Minh.
                  516 Ngày 13-8-1945, người Nhật ở Hà Nội đã gặp Việt Minh tại phủ Khâm Sai, “mời Việt Minh tham gia chính phủ lâm thời Trần Trọng Kim” nhưng theo ông Trần Quốc Hương, phái viên của Tổng Bí thư Trường Chinh tại Hà Nội, Việt Minh đã từ chối. Ngày 14-8-1945, Chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố công khai “vẫn hợp tác chặt chẽ với nhà đương cục Nhật”.
                  Trước đó, ngày 12-8, Bộ trưởng Thanh Niên của Trần Trọng Kim, Luật sư Phan Anh, gửi điện cho các nơi nhắc nhở: “Chớ nhẹ dạ dễ bị lừa đảo vì bọn phiến loạn và bọn tuyên truyền có mục đích gieo sự loạn lạc vô trật tự”. Bọn “phiến loạn” mà ông Phan Anh nói trong bức điện trên đây được hiểu là “ám chỉ Việt minh”. Ngày 17-8-1945, khi “Tổng hội viên chức Hà Nội” tổ chức một cuộc biểu tình lớn tại Nhà hát Tây để ủng hộ Chính phủ Trần Trọng Kim, những người cộng sản đã bí mật chuẩn bị để khi cuộc mit-tin vừa diễn ra, nhảy lên, cướp diễn đàn, biến cuộc mit-tin ủng hộ Trần Trọng Kim thành tố cáo Chính phủ của ông là “bù nhìn”. Một cuộc biểu tình khác được Xứ ủy quyết định sẽ tổ chức một hoạt động khác, lần này không chỉ là “cướp biểu tình” mà là chính thức “cướp chính quyền”. Ngày 19-8-1945, Việt Minh tràn ngập Bắc Bộ Phủ, nơi vốn là Phủ Thống sứ và khi ấy đang là văn phòng của Khâm sai Phan Kế Toại. Người Nhật sau đó đã triển khai một đơn vị xe tăng, hăm dọa cuộc biểu tình. Theo ông Mười Hương, đại diện Việt Minh đã nói với viên chỉ huy quân Nhật: “Nhật không nên can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam”. Câu nói ấy có thể chỉ tình cờ phát ra để ngăn chặn một mối đe dọa tức thời nhưng cũng chứa đựng biết bao dự báo. Ngay lúc ấy, Quốc Dân Đảng và những người tham gia Chính phủ Trần Trọng Kim đều được gọi là “Đại Việt gian”. Cuộc đấu tranh của những người cộng sản ở giai đoạn này chưa phải với ngoại xâm mà với những đảng phái không cộng sản.
                  517 An toàn khu.
                  518 Trần Nhâm, 2005, trang 14-15.
                  519 Nền kinh tế Liên Xô đã được Stalin thiết kế dựa trên nền tảng lý thuyết mà Preobrajensky và Bukharin đã viết trong cuốn ABC của Chủ nghĩa Cộng sản, xuất bản năm 1919. Cho dù cả Bunkharin và Preobrajensky đều đã bị Stalin thanh trừng vào giữa thập niên 1930 nhưng cuốn sách của hai ông đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng như Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc. Từ lý thuyết của Preobrajensky và Bukharin và thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô trong thập niên 1930, năm 1952, Stalin viết cuốn Những Vấn Đề Kinh Tế Của Chủ Nghĩa Xã Hội ở Liên Xô. Năm 1953, các nhà lý luận Xô Viết đã dựa trên sách của Stalin để viết ra cuốn “Sách Giáo Khoa Kinh Tế Chính Trị Học”. Cả hai cuốn đã được in tới sáu triệu bản trong vòng hơn một năm và trở thành sách “gối đầu giường” của cán bộ các nước xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam, năm 1953, Nhà Xuất bản Sự Thật đã dịch và xuất bản cuốn sách của Stalin; năm 1956, xuất bản cuốn Sách Giáo Khoa Kinh Tế Chính Trị Học.
                  520 Hệ thống được Đảng Lao động Việt Nam thiết lập từ đầu thập niên 1950 và được gọi là Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, khi dời từ trong Chiến khu về Hà Nội. Ngay sau khi giành được chiến thắng ở miền Nam, ngày 22-12-1975, Ban Bí thư đã quyết định “mở rộng quy mô trường Nguyễn Ái Quốc, theo đó Trường phải “liên tục mở các lớp nghiên cứu sinh” để đưa số học viên từ 1.500 trong năm học 1975-1976 lên 1.800 rồi 2.000 học viên trong hai năm kế tiếp. Năm 1976, Ban Bí thư đã ra quyết định xây dựng trường Nguyễn Ái Quốc II tại Sài Gòn; Nguyễn Ái Quốc III tại Gia Lâm; Nguyễn Ái Quốc IV tại Đà Nẵng và, cuối năm 1976, cho xây dựng tại Hà Nội Trường Đảng Cao cấp Tại chức đảm bảo huấn luyện 3.000 học viên/năm.
                  Ngoài ra, cũng trong năm 1976, Ban Bí thư còn ra quyết định mở rộng Trường Tuyên huấn Trung ương ở Hà Nội và hai tháng sau đó ra quyết định xây dựng trường Tuyên huấn Trung ương II với quy mô 1.000 học viên tại Đà Nẵng.
                  521 Như: Bộ trưởng, Thứ trưởng, Vụ trưởng, Trưởng ban các Ban của Trung Ương, Bí thư và Chủ tịch của các tỉnh, Bí thư và Chủ tịch của các huyện, giám đốc các xí nghiệp, Cục trưởng, Vụ trưởng, Viện trưởng...
                  522 Novaya Economishéskaya Potika 523 Theo Giáo sư Trần Nhâm, thư ký của ông Trường Chinh.
                  524 Lê Duẩn nhấn mạnh: “Trong chủ nghĩa tư bản, có tiền là mua được tất cả. Trong chủ nghĩa xã hội, đồng tiền không còn vị trí như vậy, cái quyết định là sử dụng lao động xã hội trên cơ sở làm chủ tập thể… Giá cả phải là giá có kế hoạch, hình thành từ trong sản xuất, chứ không phải hình thành do quan hệ cung cầu trên thị trường”. Ông đòi hỏi nhà nước phải nhanh chóng thống nhất quản lý và độc quyền kinh doanh những mặt hàng lớn. Lê Duẩn nói: “Phải chống khuynh hướng muốn lấy giá thị trường tự do làm tiêu chuẩn để định giá nhà nước, hoặc khóa tay chúng nó lại, không cho phép tự do mua bán lương thực, nông sản, hàng công nghiệp chủ yếu, tuyên chiến với bọn phá hoại, đầu cơ, buôn lậu, lập lại trật tự xã hội chủ nghĩa trên thị trường”.
                  525 Trường Chinh chỉ ra bài toán về giá trước Hội nghị Trung ương: “Chúng ta đã bán vật tư với giá thấp, dưới 50% giá trị, khiến cho giá thành tính toán bị sai lệch rất xa so với thực tế, gây thiệt hại mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Với chính sách giá như vậy, hàng năm chúng ta đã để tuột ra khỏi tay mình một khối lượng lớn vật tư nhập khẩu. Đưa một tỷ rúp vật tư ra, ta chỉ thu về khoảng 20 tỷ đồng. Nếu tính theo tỷ giá hối đoái 100 đồng/ rúp thì số mất lại càng lớn hơn, tới 130 tỷ đồng. Điện là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt, chỉ có Nhà nước độc quyền kinh doanh, nhưng ta đã bán với giá rất thấp hơn hàng chục lần so với giá thành sản xuất, làm thiệt hại hàng năm gần tới gần 40 tỷ đồng. Xăng dầu, than, sắt thép, xi măng…tình hình cũng tương tự. Nhà nước mất mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Từ cuối năm 1983 lại đây, ta mới vận động mua công trái chưa được 2 tỷ đồng… đủ thấy mất mát của chúng ta quá lớn, không có nguồn thu nào bù đắp được”.
                  526 Theo ông Trần Việt Phương: Trường Chinh và Lê Duẩn luôn thể hiện sự tôn trọng nhau. Tôi nghe cả hai ông kể về những ngày ở tù. Phía sau Hỏa Lò có một con đường chạy sang tòa án. Người Pháp thường đưa tù tử hình ra xử bắn ở đấy vào lúc 2-3 giờ sáng. Trường Chinh nói: “Có những lần chúng tôi đau mà không khóc, nhìn cảnh người ta xử tử ngay dưới lòng đường”. Họ là những người đã từng gắn bó nhau sinh tử. Lúc bấy giờ những người trong Bộ Chính trị chuẩn bị phát biểu gì đều gửi cho các ủy viên Bộ Chính trị khác để xin ý kiến. Lê Duẩn có một chỉ thị: “Nếu các ủy viên khác có ý kiến về bài của tôi thì phải cho tôi biết, nếu anh Năm chữa gì thì cứ thế mà chấp hành”. Ông Lê Duẩn biết ông Trường Chinh rất thận trọng. Trường Chính biết có những điều mình và Lê Duẩn không hợp nhau, nhưng ông không bao giờ chữa, chỉ chữa những lỗi chữ nghĩa.
                  527 Nhiều tháng trước Hội nghị Trung ương 6, ông Lê Duẩn đã sử dụng mười chuyên gia giúp việc để chắp bút bản báo cáo này. Theo ông Trần Phương, người có tham gia thảo luận trong quá trình hình thành “mười quy luật kinh tế” của ông Lê Duẩn, các ông Trần Phương, Trần Quỳnh, Hoàng Tùng, Đống Ngạc là người chấp bút chính bài phát biểu nói trên của ông Lê Duẩn.
                  528 Trần Nhâm, 2005, trang 117.
                  529 Sài Gòn Giải Phóng, 15-9-1985.
                  530 Tuổi Trẻ, 16-9-1985.
                  531 Trần Nhâm, 2005, trang 120-121.
                  532 Trần Nhâm, 2005, trang 119.
                  533 Sđd, trang 58-60.
                  534 Tài liệu lưu trữ cá nhân của Giáo sư Trần Đình Bút.
                  535 Nhà kinh tế học mà quan điểm của ông được áp dụng ở Tiệp Khắc hồi giữa thập niên 1960.
                  536 Những phát biểu của Paskar và các ý kiến liên quan đến bài báo của Giáo sư Đào Xuân Sâm trong đoạn này được trích từ biên bản họp Hội đồng Bộ trưởng ngày 8-5-1986.
                  537 Trần Nhâm, 2005, trang 270.
                  538 Nguyễn Thụy Nga, 2000, trang 204.
                  539 Theo ông Đoàn Duy Thành và Hoàng Tùng, tháng 12-1985, ông Lê Duẩn yếu dần và thường không còn tham gia họp Bộ Chính trị, Trường Chinh xử lý hầu hết các công việc trong Đảng. Thế nhưng, Lê Đức Thọ vẫn lên Hồ Tây thăm và xin Lê Duẩn: “Anh ốm, sức khỏe của anh bắt đầu hạn chế, anh giới thiệu với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương để tôi thay anh đi”. Ông Lê Duẩn nói: “Với tình hình Đảng ta bây giờ, anh chưa thay tôi được mà phải Trường Chinh”. Tháng 4-1986, Lê Đức Thọ lại đến, lần này đi hai vợ chồng. Ông Thọ, được tả là đã quỳ xuống chân Lê Duẩn nhưng bị Lê Duẩn hất ra: “Anh lạ thật, tôi đã từ chối rồi. Những khi nào cần nổi danh là anh cứ xin tôi, đi Paris, rồi đi miền Nam khi sắp giành chiến thắng. Tôi đã nói rồi, Trường Chinh”.
                  540 Bản ghi phát biểu của Lê Đức Thọ tại Hội nghị.
                  541 Trước Đại hội V, tháng 3-1982, Lê Đức Thọ chuẩn bị một đề án thiết lập chế định Chủ tịch Đoàn trong Đảng, theo đó: năm vị đang giữ cương vị cao nhất trong Đảng sẽ giữ chức chủ tịch Đảng; Lê Duẩn, nhà lãnh đạo cao nhất sẽ giữ chức danh Chủ tịch Đoàn Chủ tịch; một trong năm vị chủ tịch sẽ giữ chức tổng bí thư, vị trí được cho là của Lê Đức Thọ. Theo ông Việt Phương, thư ký Tổng Bí thư Lê Duẩn, thì đấy là mô hình mô phỏng Trung Quốc; ở Trung Quốc khi áp dụng mô hình này, Đặng Tiểu Bình, tuy không ở trong Chủ tịch Đoàn nhưng đã giữ chức tổng bí thư, một cương vị tuy thấp hơn nhưng có thực quyền vì xử lý thường vụ mọi vấn đề trong Đảng. Đề án của Lê Đức Thọ đã làm cho nhiều người lo lắng: sau khi “tôn vinh” Lê Duẩn làm chủ tịch, thực quyền sẽ thuộc về “Tổng Bí thư” Lê Đức Thọ. Tuy nhiên, Lê Duẩn đã dập tắt ý định này khi mở đầu cuộc họp, ông tuyên bố: “Ở Việt Nam chỉ có Bác xứng đáng làm chủ tịch Đảng. Ai muốn làm chủ tịch thì cứ làm, tôi không dám”.
                  542 Thoạt đầu, Tố Hữu được ông Lê Duẩn “bồi dưỡng” để kế nhiệm chức Tổng bí thư, nhưng thất bại của cải cách Giá- Lương-Tiền đã đánh mất nốt chút uy tín còn lại của một “nhà thơ đi làm kinh tế”.
                  543 Tố Hữu không bị cách chức ông vẫn được đưa vào danh sách ứng cử vào Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội VI nhưng thất cử (cùng với Hoàng Tùng).
                  544 Ông Phạm Văn Đồng được những người giúp việc đánh giá là “một nhà văn hóa hơn là một nhà kinh tế”. Ông thường tự tay soạn thảo các phát biểu của mình rồi mới đưa cho thư ký chữa thay vì thư ký chuẩn bị như những người khác. Theo Việt Phương: “Ông nghĩ sâu xa cân nhắc trước khi viết ra, nói ra”. Bằng một thứ tiếng Pháp lưu loát, ông Phạm Văn Đồng rất dễ gây cảm tình với các nhà báo và các đồng sự quốc tế. Bên trong, với tác phong giản dị, nhân hậu, ông cũng có được sự yêu mến của cấp dưới và công chúng.
                  Ông Phạm Văn Đồng sinh năm 1906 ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Thường được gọi là anh Tô. Sự nghiệp cách mạng của ông bắt đầu từ phong trào bãi khóa chống Pháp của học sinh, sinh viên năm 1925, nhân đám tang của nhà chí sỹ Phan Châu Trinh. Năm 1926, ông sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện cách mạng do Hồ Chí Minh tổ chức và gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Tháng 7-1929, ông bị người Pháp bắt, bị kết án mười năm tù và bị đày đi Côn Đảo. Mãi tới năm 1936, ông mới được ra tù để rồi năm 1940, cùng Võ Nguyên Giáp, bí mật sang Trung Quốc cùng gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa ở biên giới Việt - Trung. Tại Quốc dân Đại hội Tân trào, năm 1945, ông được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm năm người thuộc Ủy ban Dân tộc Giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.
                  Trong chính phủ đầu tiên của Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng là bộ trưởng tài chính và sau đó kiêm thêm chức phó trưởng Ban Thường vụ Quốc hội. Tháng 6-1946, khi Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam từ chối đi Pháp dự Hội nghị Fontainebleau, ông được Hồ Chí Minh cử thay Nguyễn Tường Tam làm Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia hội nghị. Từ tháng 7-1949, ông là phó thủ tướng duy nhất trong chính phủ do Hồ Chí Minh đứng đầu, mặc dù, mãi tới Đại hội II, năm 1951, ông mới trở thành ủy viên Bộ Chính trị. Ông Đồng là người nhận lãnh sứ mệnh lịch sử khi được cử làm Trưởng phái đoàn Chính phủ dự Hội nghị Genève về Đông Dương, nơi, ông ký vào bản Hiệp định chia Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc. Từ tháng 9-1955, ông làm thủ tướng rồi chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho đến năm 1987. Ông Phạm Văn Đồng đứng đầu chính phủ trong một giai đoạn mà nền kinh tế vận hành dựa trên nguyên tắc kế hoạch hóa tập trung. Cả miền Bắc như một cỗ máy đã được lập trình, vai trò hình thành chính sách gần như không đáng kể. Cho dù, ông là người ký các nghị định của chính phủ ban hành chính sách cải tạo công thương nghiệp ở cả miền Bắc, hồi năm 1958, và miền Nam, năm 1977, Phạm Văn Đồng chỉ là người thừa hành chứ không phải là tác giả. Cũng có một số chính sách xuất hiện khi ông Phạm Văn Đồng còn là thủ tướng có tác dụng tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh như: Nghị quyết Trung ương 6, khóa IV, tháng 6-1979; Quyết định 25-CP, 21-1-1981. Nhưng, vai trò của Phạm Văn Đồng trong đổi mới là rất mờ nhạt. Theo Hà Nghiệp, vào thời điểm ấy, xung quanh Phạm Văn Đồng không còn người giỏi nữa. Trợ lý xuất sắc nhất của ông là Việt Phương, sau khi xuất bản tập thơ “Cửa Mở” đã bị tách ra.
                  Về đời tư, ông Phạm Văn Đồng là một người không may mắn. Năm 1946, ông lấy vợ, bà Phạm Thị Cúc, nhưng chỉ một tuần sau khi cưới, chiến tranh bùng nổ, ông được cử làm đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ tại Nam Trung bộ. Cuối năm 1948, bà Cúc được đưa vào với chồng. Sau nhiều tháng đi bộ, tháng 3-1949, bà tới nơi nhưng gặp chồng chỉ được chưa đầy tuần thì Phạm Văn Đồng lại có lệnh ra Bắc. Năm ấy bà Cúc chỉ mới hai mươi ba tuổi. Có lẽ hoàn cảnh ấy đã tác động lớn tới tinh thần của bà, năm 1950 bà bắt đầu bị bệnh tâm thần phân liệt. Ông Trần Việt Phương kể: “Lúc đầu chỉ là một cơn kịch phát sau đến mức bị trầm uất, các bác sỹ Nga và Trung Quốc đều tận tình nhưng rồi không chữa được. Một lần, các bác sỹ nhận thấy chị Cúc rất nhớ chồng. Họ nói với tôi là nên đưa chị về để anh chị gần nhau, hy vọng là điều ấy có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh tình của chị. Tôi về, nói với Phạm Văn Đồng, anh đồng ý, chỉ nhờ tôi tìm giúp các phương tiện tránh thai. Hai ngày sau, Phạm Văn Đồng mang trả tôi các bao cao su rồi lắc đầu: họ nhầm. Về sau, chị Cúc được đưa về một ngôi nhà ở phố Phúc Hạo. Mỗi lần Phạm Văn Đồng ra, anh đưa tay cho vợ, chị Cúc cũng đưa tay ra, nhưng hai bàn tay run lên bần bật, chới với, mong muốn mà không nắm nổi tay chồng. Tôi nhận thấy cả hai, một tỉnh, một không, đều rất đau đớn”. Ông Phạm Văn Đồng sống cô độc như thế cho đến tận cuối đời cho dù nhiều lần, nhiều người trong Trung ương có khuyên ông lấy vợ. Ông Việt Phương nói: “Hồ Chí Minh ủng hộ lựa chọn này của Phạm Văn Đồng”. Bà Cúc kịp sinh cho ông một người con trai tên là Phạm Sơn Dương trước khi bệnh tình của bà trở nên vô phương cứu chữa.
                  545 Ngày 20-9-1986, trên tờ Pravda, Gorbachev nói về “Đổi mới, làm chủ và sáng tạo”. Ngày 1-10-1986, Gorbachev cho rằng: “Cái cũ không dễ dàng đầu hàng, phải dũng cảm để đưa ra cái mới”. Ngày 11-10-1986, các báo Việt Nam vừa đưa tin về cuộc gặp giữa Gorbachev và Tổng thống Mỹ Reagan tại Iceland vừa đăng phát biểu của Gorbachev trước đó tại Đảng Khu ủy Graxnoda: “Dân chủ như không khí, như đòn bẩy nâng cả xã hội vào công cuộc đổi mới”.
                  546 Chính những cải cách mà Gorbachev tiến hành vào tháng 2-1986 tại Đại hội 27 Đảng Cộng sản Liên Xô như glasnost (mở cửa), perestroika (cải tổ)… đã dẫn đến chấm dứt hoàn toàn chiến tranh lạnh và làm sụp đổ căn bản hệ thống xã hội chủ nghĩa chỉ trong một nhiệm kỳ của Gorbachev.
                  547 Theo Ogomolov: “Trong cải tổ kinh tế, có một số vấn đề then chốt mà, theo tôi, chúng ta sượng sùng lảng tránh. Đó là vấn đề thị trường dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ thị trường phần lớn được nhắc tới một các tiêu cực”. Sau khi phát biểu này đăng trên tờ Sự Thật, nhà kinh tế Clagoliev nói lại, cũng trên Sự Thật: “Trong tất cả các kiểu thổi phồng của tuyên truyền tư bản xét lại thì huyền thoại về thị trường là nguy hiểm hơn cả”.
                  548 Phần chủ yếu phải viết lại trong Báo cáo Chính trị là phần kinh tế. Ba vấn đề lớn mà Tổ Biên tập báo cáo xin ý kiến Trưởng Chinh: Đổi mới tư duy về cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, khắc phục khuynh hướng ham công nghiệp nặng và công trình lớn, chuyển hướng đầu tư và phát triển sản xuất vào ba mục tiêu cơ bản và cấp bách để vượt qua khủng hoảng kinh tế- xã hội là lương thực, thực phẩm - hàng tiêu dùng - hàng xuất khẩu; Chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần, coi kinh tế cá thể và tư nhân còn cần thiết và tồn tại lâu dài trong thời kỳ quá độ. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể và kinh tế gia đình gắn với nó hợp thành lực lượng kinh tế xã hội chủ nghĩa chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế; việc cải tạo các thành phần kinh tế khác là nhiệm vụ lâu dài, gắn với yêu cầu sử dụng, phát huy khả năng của họ theo phương châm: sử dụng để cải tạo, cải tạo để sử dụng tốt hơn; Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Lúc này, mới chấp nhận kinh tế hàng hoá và sử dụng quan hệ hàng hoá-tiền tệ để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, chưa giải thoát được nhận thức coi kinh tế thị trường và cơ chế thị trường không dung hợp với chủ nghĩa xã hội.
                  549 Tướng Lê Trọng Tấn cùng với Tướng Hoàng Văn Thái là hai chỉ huy quân đội đã sát cánh với Tướng Giáp suốt hai cuộc kháng chiến, cả hai người đều có mặt tại Điện Biên Phủ. Tướng Giáp cho rằng Lê Trọng Tấn là “một trong các vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các thời đại”. Chính Đại Đoàn 320 của Lê Trọng Tấn đã cắm cờ trên hầm De Castries, dành chiến thắng huy hoàng ở Điện Biên Phủ. Ba mươi mốt năm sau, cũng chính chiếc xe tăng 390 nằm trong Cánh Quân Phía Đông của Lê Trọng Tấn đã húc đổ cổng Dinh Độc Lập, kết thúc cuộc chiến tranh thống nhất hai miền Nam Bắc. Ngày 18-10-1986, tại Đại hội Đảng Toàn Quân, Lê Trọng Tấn được bầu làm trưởng đoàn đại biểu quân đội đi dự Đại hội Đảng lần thứ VI.
                  550Ông Lữ Minh Châu kể rằng, tháng 6-1986, khi đang làm giám đốc Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh, trong một ngày, ông nhận được điện của Ban Tổ chức Trung ương gọi ra Hà Nội. Cầm bức điện mật trong tay mà ông không rõ là bị “triệu” bởi một việc lành hay dữ. Đến chiều, ông biết mình trở thành tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi nghe Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin về Quyết định bổ nhiệm ông của Bộ Chính trị. Người mà ông Châu gặp khi ra tới Hà Nội không phải là nhân vật đứng đầu Chính phủ của ông mà là Lê Đức Thọ. Ông Đỗ Quốc Sam cũng được nhấc từ “ghế” Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng về làm Chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng Cơ bản Nhà nước vào tháng 6-1982 theo cách đột ngột như vậy. Ông Sam kể lại rằng, khi ông đến dự phiên họp Chính phủ đầu tiên, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phải hỏi: “Anh là ai? Tại sao lại ngồi ở đây?”. Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Văn phòng, đang làm thư ký phiên họp, đã phải đỡ lời: “Thưa, đây là anh Đỗ Quốc Sam, thành viên mới của Chính phủ ạ”.
                  551 Lê Đức Thọ, Người Cộng sản Kiên cường…, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2011, trang 69.
                  552 Trích Hồi ký của ông Nguyễn Thành Thơ: Trước Đại hội IV, anh Thọ kêu tôi đến gặp. Ngang Sở Nông nghiệp Thành phố, ngang đường Cách mạng Tháng Tám, có con đường đi sâu vô ruột khu phố, nơi có nhiều biệt thự do công an quản lý.
                  Tôi đến một biệt thự rộng lớn, anh Thọ bảo bảo vệ cán bộ nhân viên tản ra các biệt thự xung quanh, anh dắt tôi lên lầu, chỉ hai người ngồi bàn ngang nhau, anh có sổ và cầm viết ghi. Anh nói: “Tôi cần hỏi anh một số câu, để có quyết định về anh: quê anh thuộc về đảng bộ nào?”. Tôi nói, khi Châu Văn Liêm, thường vụ Xứ ủy, chuyển từ “Thanh niên Đồng chí Hội” sang lập “An Nam Cộng sản Đảng”, có đến công tác ở xã tôi. Anh Nhung ở Vĩnh Long làm thầy giáo ở Ô Môn, đã được Châu Văn Liêm kết nạp vào Đảng một lượt với Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp. Cùng lúc thành lập chi bộ Cờ Đỏ. Ngày đầu, đảng bộ quê tôi thuộc về đảng bộ Châu Văn Liêm. Trả lời xong câu hỏi này, thấy anh Sáu Thọ trầm ngâm. Lê Đức Thọ hỏi tiếp: “Anh có quen biết Trần Văn Giàu không?”. Tôi nói: “Lúc nhỏ đọc báo nói về vụ Des Champs, Pháp đưa hơn năm mươi người cộng sản bị bắt ra tòa, có viết những câu hỏi của tòa và trả lời của Trần Văn Giàu, tôi rất thích, như: Tòa hỏi: ‘Anh làm nghề gì?’; anh Giàu trả lời: ‘Tôi đã nói, tôi làm cách mạng chuyên nghiệp, còn làm nghề gì nữa’. Tòa hỏi: ‘Làm sao anh đi Nga được?’. Anh Giàu trả lời: ‘Tôi có ý chí làm cách mạng là tôi đi được’. Sau này gặp anh Giàu tôi thuật lại, anh Giàu cười nói: ‘Trước tòa tôi khai dóc chứ từ Pháp đi Liên Xô có gì là khó”. Sau khi xác minh thấy tôi “không có quan hệ gì với Trần Văn Giàu”, ông Lê Đức Thọ nói: “Tôi sẽ giới thiệu cho Đại hội, bầu anh vào Trung ương Đảng, sau khi đắc cử sẽ rút anh đi khỏi thành phố”. Thế là ông Mười Thơ trở thành ủy viên Trung ương khóa IV.
                  Đến Đại hội V, tháng 3-1982, tôi được Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu về tỉnh Hậu Giang ứng cử đại biểu đại hội V. Tôi dự cuộc họp Trung ương khóa IV, lần cuối, đóng góp dự thảo báo cáo Đại hội V và danh sách đề cử trung ương ủy viên, trong danh sách đầu tiên có tên tôi. Chiều lại, anh Sáu Thọ kêu tôi đến gặp. Tôi nói với các đồng chí trong Tổ: “Chắc tôi phải rút ra khỏi danh sách đề cử đây”; rồi cười xách cặp đi. Đến nhà khách của Ban Bí thư, tôi ngồi trên ghế salon cá nhân ngang mặt với Sáu Thọ, anh biểu qua ngồi ghế salon với anh, rồi nói: “Tôi đối với anh sao anh cũng biết, các đồng chí Bộ Chính trị găng với anh lắm, trong cùng khóa Ban Chấp hành Trung ương mâu thuẫn nhau, sẽ ảnh hưởng lãnh đạo chỉ đạo của Trung ương. Tôi đề nghị anh vì sự nghiệp lớn của Đảng, anh hi sinh cho chúng tôi đưa tên anh ra khỏi danh sách giới thiệu vào Trung Ương Khóa V. Sau Đại hội, công tác của anh ra Bắc vô Nam thoải mái”. Tôi phát biểu: “Tôi tham gia cách mạng hồi mấy tuổi, luôn được điều đi nơi khó, và được giao trọng trách lúc khó. Tôi không nghĩ có thể sống đến độc lập thống nhứt. Giờ đương còn sống là lời quá sức rồi, có gì không hi sinh được. Nếu thấy tôi ở Trung ương làm mất đoàn kết, trở ngại cho Trung ương phát huy vai trò, tôi sẵn sàng rút tên, các anh cứ bôi tên tôi khỏi danh sách đề cử vào Trung ương đi”. Nói xong, tôi đứng dậy chào và về tổ họp. Đến khi họp Trung ương, danh sách giới thiệu ra ứng cử không có tên tôi. Mười Kỷ đi gặp Lê Duẩn hỏi về chuyện bôi tên Mười Thơ trong danh sách đề cử vào Trung ương, ông Ba Duẩn nói: “Tôi không tán thành bôi tên Hai Văn, Mười Thơ, Năm Vận, Mười Kỷ”. Hôm khai mạc Đại hội Đảng lần V, trên đường vào hội trường, tôi gặp Mai Chí Thọ, anh ôm tôi rất tha thiết nói: “Trường đồ tri mã lực, cửu nhựt kiến nhân tâm” (Đường dài mới biết ngựa hay/ Lâu ngày lòng người mới tỏ). Giờ giải lao, anh Đinh Đức Thiện khều tôi ra sân nói: “Mầy cho tao kêu mầy bằng mầy, vì tao lớn hơn mầy nhiều tuổi. Tao đi hết các tỉnh miền Tây, nếu mầy như họ nói, không thể có miền Tây anh hùng như vậy. Tao nói với ông Sáu Thọ, giải quyết cán bộ như thế, sau nầy họ sẽ đào mồ, cuốc mả cha mẹ mình lên”.
                  Tôi nắm chặt hai tay anh Thiện nói: “Tôi nhận anh là anh tôi”. Cũng trong thời gian họp, anh Hai Văn điện thoại kêu tôi đến nơi ở đoàn đại biểu tỉnh Cửu Long gục đầu xuống bàn khóc, nước mắt chảy ướt mặt bàn. Sau Đại hội anh Nguyễn Văn Linh gặp tôi nói: Tôi có hỏi anh Sáu Thọ về việc bôi tên anh trong danh sách đề cử vào Trung ương, anh Sáu Thọ trả lời: “Tôi nói với nó, nó trả lời với tôi không đầy ba phút, đứng dậy đi, nếu nó năn nỉ tôi, tôi đã cho ở lại”. Tôi nói với anh Sáu Thọ: “Người cộng sản chân chính không bao giờ năn nỉ đâu”. Rồi anh Linh lại nói: “Tôi làm sao đấu tranh cho lẽ phải được, anh thấy hoàn cảnh tôi không, trong Đại hội nầy người ta vận động không bỏ thăm cho tôi, kết quả tôi đạt được số thăm đắc cử là may lắm”.
                  553 Lê Đức Thọ Người Cộng sản Kiên cường…, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2011, trang 69.
                  554 Theo ông Nguyễn Đức Tâm, khi chưa thuyết phục được Bộ Chính trị rằng ai sẽ làm tổng bí thư, ông Tâm đã hỏi Lê Đức Thọ: “Tình hình khó khăn quá, anh nên nhận chức tổng bí thư đi, dễ thống nhất hơn?”. Lê Đức Thọ nói: “Mình đã nhiều tuổi, sức khỏe cũng kém, để đồng chí khác làm tốt hơn”(Bài viết của Nguyễn Đức Tâm do ông Nguyễn Đình Hương cung cấp).
                  555 Thư ký của ông Trường Chinh, ông Trần Nhâm nói, Trường Chinh đã chịu áp lực, kể cả đe dọa, để buộc phải rút lui, nhưng ông Nguyễn Khánh thì cho rằng không có sự đe dọa.
                  556 Bài phát biểu, còn được diễn đọc lại tại Đại hội Công khai vào ngày 18-12-1986, viết: “Chúng ta sắp bầu các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương mới… Trong danh sách đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa VI, thể theo đề nghị của đồng chí Trường Chinh, đồng chí Phạm Văn Đồng và đồng chí Lê Đức Thọ, Đoàn Chủ tịch Đại hội nhất trí tôn trọng quyền không ứng cử của ba đồng chí vì tuổi cao, sức đã yếu. Cử chỉ cao đẹp của ba đồng chí làm nổi bật truyền thống quý báu của dân tộc ta, của Đảng ta là: Thế hệ trước ân cần dìu dắt thế hệ sau và thế hệ sau kế tục trung thành sự nghiệp của thế hệ trước”. Sau khi “long trọng truyên dương” cả “ba đồng chí”, ông Phạm Hùng đề nghị “Đại hội trao trách nhiệm cao cả” làm cố vấn cho cả ba bậc công thần của Đảng.
                  557 Lê Đức Thọ Người Cộng sản Kiên cường…, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2011, trang 70.

                  Comment


                  • #24
                    Chương 11

                    Campuchia


                    iữa trưa 7-1-1979, khi nghe con rể là Giáo sư Hồ Ngọc Đại đánh thức báo tin, “Quân ta đã vào Phnom Penh”, ông Lê Duẩn chỉ “ừ” rồi ngủ tiếp. Ông Hồ Ngọc Đại nói: “Tôi rất ngạc nhiên. Khi nhận được điện thoại từ Cục Tác chiến tôi cũng không ngờ chuyện long trời lở đất như thế mà ông vẫn ngủ”. Đưa đại quân đến thủ đô một quốc gia khác tưởng nhẹ tựa giấc ngủ trưa của một đấng quân vương nhưng phải mười năm sau Quân đội Việt Nam mới rút được chân ra khỏi đó. Cho dù câu chuyện xảy ra bên ngoài lãnh thổ, mười năm ấy sẽ trở thành một phần lịch sử Việt Nam,lịch sử can thiệp vào một quốc gia khác.
                    “Pot ở đầu phum ta cuối phum”
                    Theo Tướng Lê Đức Anh: “Khi đánh Campuchia, trong lãnh đạo Đảng ta có hai ý kiến: một là đánh xong giao lại cho bạn rồi rút về ngay, hai là đánh xong phải giúp bạn xây dựng cho vững rồi mới bàn giao và rút về nước… Anh Lê Duẩn bảo đánh xong giao cho bạn rồi rút cho bộ đội về Nam Bộ làm ruộng”558. Ông Ngô Điền xác nhận, khi mới lên Phnom Penh, ông Lê Đức Thọ có nói đại ý, “ta cố làm tốt một thời gian, ba tháng, sáu tháng rồi giao cho bạn”. Nhưng làm sao trong ba hoặc sáu tháng những người lính Việt Nam có thể “trở về Nam Bộ làm ruộng” khi Khmer Đỏ chỉ mới bị đánh đuổi chứ chưa bị đánh tan.
                    Chưa đầy một tháng sau khi khởi binh, ngày 17-1-1979, bộ đội Việt Nam đã đánh đổ chính quyền cuối cùng của Pol Pot ở thị xã Ko Kong. Nhưng, như Cụctrưởng Cục Tác chiến Lê Hữu Đức thừa nhận, “chúng ta chiếm được Phnom Penh và các thành phố, thị xã, nhưng chúng ra không diệt được sư đoàn nào của Pol Pot.Sinh lực địch bị tiêu hao không đáng kể”. Trung tướng Lê Hữu Đức cho rằng: “Chúng ta đã dùng búa tạ diệt ruồi, sử dụng binh chủng hợp thành như đánh Pháp, đánh Mỹ, để đánh với một đội quân du kích”.
                    Khmer Đỏ bỏ chạy nhưng chúng không phải là một tàn quân. Tướng Đức nói: “Chúng được các cố vấn Trung Quốc dạy rất kỹ, cứ thấy xe tăng là chạy rồi gài mìn lại. Mìn Trung Quốc không giết chết mà chỉ sát thương. Cứ một người trúng mìn, quân ta lại phải mất bốn người để cáng”. Khi tiến quân vào Phnom Penh, thế Việt Nam như “chẻ tre”, nhưng khi tới những vùng biên giới xa, các đơn vị Việt Nam lập tức bị Khmer Đỏ đặt trong tầm phục kích. Đây là giai đoạn quân đội Việt Nam bắt đầu chịu hy sinh lớn nhất.
                    Mùa khô năm 1980-1981, Khmer Đỏ mở cuộc phản kích lần thứ nhất. Khi ấy, lực lượng Quân Tình nguyện Việt Nam tại Campuchia vẫn ở mức cao. Không giành lại được đất, nhưng Pol Pot cũng đã kéo Quân Tình nguyện và Quân đội của Heng Samrin vào một cuộc chiến khốc liệt không chỉ bởi mức độ thương vong.
                    Mùa mưa năm 1983, ông Phạm Văn Trà, lúc bấy giờ là phó tư lệnh Tham mưu trưởng Mặt trận 979, trực tiếp lên vùng biên giới Ko Kong chỉ đạo Sư đoàn 4. Ông Trà kể: “Suốt mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10, hầu như tuyến trước bị cắt đứt hoàn toàn liên lạc với tuyến sau; đặc biệt là việc tiếp tế, vận chuyển tê liệt hoàn toàn. Trong khi đó, địch sử dụng pháo đất từ Thái Lan bắn dai dẳng, ngày này quangày khác vào khu vực có bộ đội ta, các trận địa, bãi mìn của địch bủa giăng khắp nơi; anh em mình cứ đi ra khỏi địa bàn quen thuộc là vướng mìn, thương vong rất nhiều. Xuống các bệnh xá, trạm phẫu của sư đoàn, bắt gặp nhiều chiến sĩ trẻ trung, khôi ngô bị mìn nổ tiện mất chân, có đồng chí cụt cả hai chân, tôi không cầm được nước mắt, thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm với anh em. Và cũng thật đớn đau, sau một mùa khô, một mùa mưa, giật mình thấy hàng ngũ của anh em mình thưa thớt, trống vắng mất một phần”559.
                    Ở nơi hòn tên mũi đạn, bữa cơm người lính, theo ông Trà, chỉ gạo mục, cá khô mục, thịt ôi. Động viên anh em cũng chỉ tăng gia được một ít rau xanh để cải thiện bữa ăn, có thêm tí chất rau. Khí hậu thì khắc nghiệt, sốt rét, sốt rét ác tính cứ như“thần chết cầm lưỡi hái” đứng chờ mỗi ngày. Người lính cần vụ của Tướng Trà đã bị sốt rét, chết khi mới mười tám tuổi.
                    Ông Phạm Văn Trà kể: “Riêng tôi, mặc dù không bị sốt rét quật ngã, nhưng cũng đã nếm trải những cơn sốt kinh khủng. Sợ nhất là đang xuống đơn vị, cắt rừng kiểm tra trận địa phòng ngự của bộ đội, bất thần cơn sốt ập đến, người run lên bần bật, mắt hoa lên, bước đi lẩy bẩy, anh em không kịp dìu thì khuỵu xuống giữa đường, giữa rừng. Bộ đội ốm đau, bị thương do pháo, mìn, nhiều trường hợp bình thường, nếu cấp cứu kịp, chữa trị chu đáo sẽ qua khỏi, nhưng vì không chuyển được về tuyến sau nên đành nằm lại chịu chết”. Đặc biệt trong mùa khô, theo Tướng Phạm Văn Trà, nước uống thiếu “là nỗi đe dọa kinh hoàng”. Ông Trà kể: “Tôi đã nghe cán bộ, chiến sĩ đơn vị kể lại những chuyện rất thương tâm: bộ đội khát nước bò lê trên đất, gặp cây gì xanh, mềm đều dùng răng gặm, may chăng kiếm được giọt nước. Khi đó, mọi phản xạ của con người gần như là bản năng. Cũng có trường hợp bộ đội chết khát, rất đau lòng” 560.
                    Mùa khô cũng là mùa tác chiến quan trọng nhất. Trận đánh ngày 25-5-1984 của Sư đoàn 330 mở màn đợt tấn công mùa khô 1984 được coi là thắng lợi, nhưng theo ông Phạm Văn Trà, để có chiến thắng đó, Sư đoàn đã phải trả giá rất đắt: 103 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, 485 bộ đội bị thương. Bốn căn cứ của Khmer Đỏ bị chiếm, thu giữ hơn 300 khẩu súng. Nói là “loại khỏi vòng chiến đấu 700 tên Khmer Đỏ” nhưng trong những trận đánh như thế, Khmer Đỏ đều chủ động bỏ chạy để bảo tồn lực lượng, số sinh lực địch bị tiêu hao là rất ít.
                    Mùa khô 1983-1984, Khmer Đỏ tổ chức “cuộc phản kích thứ hai” nhưng thất bại.
                    Mùa khô 1984-1985, quân đội Việt Nam mở một chiến dịch lớn đánh thẳng vào căn cứ địa của “ba phái Khmer phản động” nằm trên đường biên giới, trong đó có những phần nằm sâu vào đất Thái Lan, phá hủy mười sáu căn cứ của “ba phái Khmer”.
                    Sau đó, Tướng Lê Đức Anh chủ trương đưa “quân đội và nhân dân bạn” ra làm chủ biên giới bằng cách cho xây dựng Công trình K5: phát quang hơn 800km đường biên làm tuyến tuần tra, sau đó cho trồng tre, đào hào, gài mìn, dựng lên một hàng rào ngăn Pol Pot thâm nhập từ các căn cứ trên phần đất Thái Lan sang.
                    Theo tướng Mai Xuân Tần, trưởng Đoàn Chuyên gia 478: “Làm K5 có ý nghĩa rất rõ và thiết thực. Một là, có công trình phòng thủ biên giới thì các đơn vị vũ trang của bạn mới cảm thấy vững tâm hơn, từ đó mới dám tự lực bảo vệ tuyến đường biên, và như vậy quân tình nguyện của ta mới rảnh ra thực hiện nhiệm vụ của đơn vị chủ lực cơ động chiến lược. Hai là, nếu lúc đó bảo bạn đứng ra tổ chức những trận đánh lớn hoặc một chiến dịch lớn, một cuộc vận động cách mạng lớn thì bạnchưa làm được. Nhưng bảo bạn đứng ra tổ chức cho dân cò cây, đào hào, trồng tre làm thành đường tuần tra biên giới thì bạn làm được và dần dần làm tốt”561.
                    Rào biên giới để ngăn giặc là một kế hoạch táo bạo. Nhưng Thái Lan và Campuchia có một đường biên dài hàng nghìn cây số, núi cao, rừng thiêng; Khmer Đỏ cũng không phải là con nai hay con trâu mà là những chiến binh áo đen. Từnhững Preah Vihear, Dangrek, Pailin, Poi Pet, Phnom Malai, Anlong Veng,… những bóng đen ấy vẫn thoắt ẩn, thoắt hiện, qua lại biên giới như con thoi; Pol Pot tiếp tục lập căn cứ sâu bên trong lãnh thổ Campuchia sau khi có K5.
                    Tướng Mai Xuân Tần giải thích: “Việc tổ chức Công trình K5 là nơi thực tế để tập dượt cho bạn biết làm công tác vận động và tổ chức quần chúng”. Nhưng không phải tự nhiên mà “hồi đó và cả bây giờ vẫn có một số đồng chí thắc mắc và cho rằng K5 là tốn kém và không cần thiết”562. Trên thực tế, “K5” đã từng là nỗi sợ hãi của người Campuchia. Để làm K5, theo ông Ngô Điền: “Ta đã thúc đẩy bạn huy động khoảng bảy triệu ngày công của quần chúng từ các tỉnh hậu phương đi xây dựng phòng tuyến biên giới”.
                    Hàng chục vạn dân công, phối hợp với bộ đội của Heng Samrin trên Công trường K5 không chỉ là những mục tiêu sống của Khmer Đỏ mà còn là của sốt rét, bệnh tật. Phần thì bị phục kích, đánh úp, phần bị sơn lam, chướng khí, không thể tính hếtcon số thường dân Campuchia bị thương bởi mìn, bị chết bởi súng đạn và đau ốm, trong cuộc “tập dượt làm công tác vận động quần chúng” này.
                    Sau K5, chiến sự càng ác liệt, nhất là khi hơn năm vạn quân tình nguyện Việt Nam được rút đi. “Từ năm 1983, bạn đảm đương được nhiệm vụ bảo vệ ấp, xã, thị xã, thị trấn, trừ hai thành phố Phnom Penh và Kongpong Som; năm 1984, bạn tự đảm đương hoàn toàn bốn tỉnh, Svey Rieng, Prey Veng, Kongpong Cham, Kandal; năm 1985, bạn tự đảm đương được một phần biên giới Campuchia-Thái Lan”563. Tuy nhiên, lực lượng Việt Nam đã phải dàn mỏng trên những vùng chiến trường rộng lớn. Những người lính trực tiếp ở đơn vị chiến đấu cảm nhận rất rõ điều đó và đây là trường hợp của Thượng úy Long.
                    Tháng 5-1986, Thượng úy Trần Hữu Long, đang là giáo viên quân sự ở trường Quân chính Quân khu VII, được điều sang chiến trường Campuchia làm đại độitrưởng Đại đội 11, Trung đoàn 4, Sư 5, Mặt trận 479. Long kể: “Đơn vị đóng ở nơi ác liệt nhất, nhưng vũ khí vẫn rất thiếu thốn. Đại đội tôi có 110 người mà chỉ còn chín mươi khẩu súng; theo lý thuyết thì hỏa lực phải được trang bị tới tận phân đội nhưng tiểu đội thì có B40, trung liên, tiểu đội không”.
                    Đóng quân ở bìa rừng, nơi lực lượng Khmer Đỏ thường từ Thái Lan vượt biên giới vào bên trong đất Campuchia. Long kể: “Chiến tranh như trò đùa, chúng tôi thì cứ phơi mặt ra, trong khi Khmer Đỏ lại lẩn khuất trong bóng đêm, trong dân. Từ biên giới luồn qua, tụi lính Pol Pot lại dừng lại đánh nhau với tụi tôi một chặp, sau đó đi về lại bắn nhau thêm một chặp nữa. Chúng tôi phải đắp tường và đào hào vây quanh doanh trại theo kiểu pháo đài. Loại pháo đài tường đất với những ngôi nhà tranh tre chỉ cần một phát B40 là cháy rụi”.
                    Sự ác liệt mà những người lính ở Campuchia đã phải trải qua là không thể định lượng. Đánh chiếm một căn cứ của Khmer Đỏ thì có vẻ như rất dễ, nhưng tiêu diệt lực lượng Pol Pot thì rất khó. Có những đơn vị Quân Tình nguyện Việt Nam đã từng bị “xóa sổ”. Thượng úy Long kể: Đầu mùa khô năm 1986, trung đoàn tổ chức truy lùng địch, đại đội tôi được giao ở nhà giữ cứ. Tối, tôi qua Đại đội 13, anh em kêu ngồi vào uống ly rượu tiễn. Đang ăn, Đại đội trưởng Thụ hỏi: “Còn đạn K54 không?”. Tôi rút nguyên băng đạn từ khẩu K54 bên hông đưa cho Thụ. Trưa hôm sau ra phum, thấy mấy người già Khmer ngồi khóc, nói: “Bộ đội ông Thụ chết hết rồi”.
                    Toàn bộ lực lượng Đại đội 13 tham gia trận đánh bị hy sinh, chỉ còn một người lính vác chân đại liên sống sót. Đêm ấy, gần 300 lính Khmer Đỏ bị Trung đoàn 4 bao vây, dồn đánh. Chúng buộc phải mở đột phá khẩu. Nơi chúng chọn nằm trong phạm vi chốt chặn của Đại đội 13. Những tên lính Khmer Đỏ hung hãn nã B40 nhưvãi xuống những người lính đang phơi lưng giữa đồng trống. Người lính sống sót về kể rằng, trước khi chúng đến, anh kịp nằm sấp xuống, kéo xác đồng đội đè lên.
                    Lính Khmer Đỏ lần lượt bắn bồi vào những cái xác bộ đội Việt Nam, nhưng không hiểu sao anh sống sót. Sáng hôm sau, người dân đưa xe bò vào rừng chở về bốn mươi xác bộ đội trong đó có cả “Đại đội trưởng Thụ”.
                    Sau trận ấy, Thượng úy Long triệu tập đơn vị nói, lực lượng mỏng, chúng ta có thể bị đánh bất cứ lúc nào. Rồi ra lệnh mở kho đạn, nâng cấp báo động, đặt đơn vị trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Đầu năm 1987, một tiểu đoàn Pol Pot xuất hiện trong khu vực đại đội Long đóng quân. Lúc này, Long đã chuyển sang chỉ huy Đại đội 12. Người dân trong phum nói: “Ông Long ơi, nó chuẩn bị đánh bộ đội 12 đó”.
                    Nguôn, tiểu đoàn trưởng Khmer Đỏ, nhắn qua dân: “Nói ông Long chỉ cần ra khỏi doanh trại, bước qua bìa phum là tôi bắn”. Thượng úy Long nhắn lại: “Nói ông Nguôn có giỏi thì cứ đưa quân về đây”. Khmer Đỏ không đánh ngay mà cứ dấm dứ hàng tháng trời hòng đặt bộ đội của Thượng úy Long trong trạng thái căng thẳng kéo dài cho đến khi mệt mỏi. Bộ đội của Long vẫn thường nghêu ngao hát: “Pot ở đầu phum / Ta cuối Phum / Uống chung dòng nước thối um um / Lên đây đã trải bao mùa lúa / Pot vẫn đầu phum ta cuối phum”564.
                    Thượng úy Long kể: “Đêm Campuchia tối tới mức ngửa lòng bàn tay ra đưa lên trước mặt cũng không nhìn thấy. Khi hành quân đêm, chúng tôi phải bắt con sâu đất có ánh lân tinh quệt lên ba lô của người lính trước mặt để bám theo nhau. Đêm đi qua trảng trống, nếu lỡ tụt lại phía sau phải nằm sát mặt đất may ra mới nhìn thấy bóng những người lính hành quân in trên nền trời”. Những khoảnh khắc hay bị phục kích nhất là ở thời điểm trăng vừa lên, Khmer Đỏ phục sẵn chỉ chờ có ánh sáng nhận rõ mục tiêu là bắn. Khi tiểu đoàn Khmer Đỏ của Nguôn vẫn thập thò ngoài rừng, Long kể: “Cứ hai tiếng một lần, tôi lại phải dậy đi một vòng đốc gác. Tiền đồn tối như mực mà không có lấy một trái hỏa châu. Khmer Đỏ áp sát hàng rào cũng khó lòng nhìn thấy”.
                    Sau bốn ngày bị bao vây, “bộ đội 12” căng như dây đàn nhưng đám lính Khmer Đỏ vẫn chưa khởi chiến. Trung đoàn 4 lúc đó cũng không còn khả năng chi viện vì lực lượng đã bị dàn mỏng. Tiểu đoàn nhắn xuống: “Tập trung phòng thủ cho tốt”.
                    Khoảng 4:30 sáng, Thượng úy Long đi đốc gác lần cuối, thấy anh em chấp hành nghiêm, anh trở về lán. Long kể: Vừa đặt lưng, tôi nghe tiếng AK nổ phát một bụp, bụp. Chưa kịp nhảy ra thì quả B40 thứ nhất nổ sát nóc nhà sở chỉ huy. Tôi phóng xuống hầm.
                    Nghe đạn của tụi Pol Pot bắn hết cỡ mà không thấy tiếng súng bắn trả của anh em mình. Tôi nói với cậu liên lạc: không ra đánh là chết hết. Vừa dợm chân ra thì một trái B40 nổ ngay cửa hầm hất mình trở lại. Nhìn thấy miệng cậu liên lạc mấp máy, tôi hét lên: “Tao còn sống, đánh!”. Ra khỏi hầm, thấy hàng chục nóc nhà đang bốc lửa. Một nhóm bộ đội đang vác khẩu cối 82 chạy ra phía sau. Long hét: “Dựng nòng, bắn cấp tập”. Hô xong vẫn không nghe tiếng cối, Long quát: “Không bắn, tao bắn tụi bây bây giờ”. Quát xong nhìn lại, thấy miệng khẩu cối chớp liên tục, anh em không kịp gá chân, cứ thế dựng nòng, thả đạn. Khi ấy, Long mới biết tai mình đã điếc.
                    Chạy xuống Trung đội 1, thấy một chiến sỹ bị thương lòi ruột, anh em đang lấy bát úp bụng băng lại. Ở Trung đội 2, Trung đội trưởng Nê bị một viên đạn xuyênqua ngực, chết trong khi tay ôm chặt một chiếc gối hồng. Đại đội trưởng Long giật mình. Chỉ hai ngày trước, khi nhìn thấy chiếc gối, Long đùa: “Ai tặng đây?”. Nê tự hào: “Người yêu em tặng. Có chết em cũng sẽ ôm theo chiếc gối”. Người yêu của Nê là một cô gái người Khmer mới quen. Người lính có mặt trong giờ phút trung đội trưởng Nê hy sinh kể: “Anh ấy đang chỉ huy thì khựng lại, máu rỉ ra từ một vết nhỏ trên ngực. Ngay lập tức anh ấy bảo em vào hầm lấy chiếc gối, rồi ra lệnh: Bắn! Anhấy ôm chặt chiếc gối cho đến khi mặt tái lại và lịm dần”.
                    Trời sáng, lực lượng Khmer Đỏ rút lui. Ở Trung đội 3, hai người lính đang cố gắng để nâng xác một đồng đội bị B40 xé nát một mảng lưng. Lửa vẫn cháy ở gần như tất cả những ngôi nhà của đại đội. Ba người lính hy sinh, ba người khác bị thương. Xác anh em được đưa về Sở Chỉ huy. Long lấy khăn lau mặt cho từng tử sỹ rồi đợi xe bò của người Khmer vào đưa xác những bộ đội xấu số lên trung đoàn. “Đêm khô như tiếng mõ trâu / Rừng khô như tờ bánh tráng / Trời không một tia gió thoảng”565. Mùa khô ở Campuchia, đất sắt lại, phải hai ba người đào một ngày mới được một cái huyệt để chôn đồng đội.
                    Ngay cổng chính, xác một lính Khmer Đỏ bị bắn chết khi đang vác khẩu B40 với viên đạn đã sẵn sàng nhưng chưa kịp bắn. Trên lưng hắn ta còn sáu quả đạn. Tiếng AK “bụp” phát một mà Long nghe khi vừa trở về chỗ nằm là của người lính mà anh vừa gặp khi đi đốc gác. Nếu anh bộ đội để cho tên lính Khmer Đỏ mang bảy quả B40 ấy lọt qua hàng rào thì thế trận có nguy cơ vỡ. Đêm ấy, lực lượng Pol Pot chỉ tấn công ba mặt, chừa một mặt để, nếu “bộ đội 12” bỏ chạy, sẽ rơi trọn vào bẫy phục kích của chúng. Đấy là trận tập kích khốc liệt nhất của Khmer Đỏ vào nơi đóng quân của “bộ đội 12” nhưng không phải là trận đánh duy nhất. Thượng úy Long đến Mặt trận 479 tháng 5-1986, từ đó cho tới giữa năm 1987 anh chỉ huy đơn vị phản công, phục kích và truy kích Khmer Đỏ tổng cộng sáu mươi tám trận.
                    Cùng thời gian ấy, có tin đồn ở Sài Gòn rằng Long hy sinh. Mẹ Long, bà Đỗ Thị Bích Hà, đến Phòng Cán bộ Quân khu nhiều lần để hỏi thăm. Nhưng thông tin liênlạc tới chiến trường, nhất là tới những đơn vị đóng sát biên giới Thái Lan như đơn vị Long là hết sức khó khăn. Sau ba tháng hỏi han, mẹ Long chỉ được cho biết: Vào thời gian ấy tại Mặt trận 479 có ba thượng úy tên Long chết.
                    Tháng 8-1987, Trần Hữu Long có lệnh rời chiến trường. Nghe tin Long về nước, Tuân, người nhận bàn giao chức đại đội trưởng Đại đội 11 từ Long, cho liên lạc cắt rừng, gửi anh một lá thư ngắn: “Mình được tin Long về nước mà không gặp được.
                    Chỉ mong Long về nhà, hạnh phúc”. Tuân và Long đã từng mắc võng nằm trò chuyện với nhau suốt đêm ngoài rừng. Đấy là lá thư cuối cùng giữa hai người.Khi Long về tới Bộ Chỉ huy Sư đoàn 5, xác của Tuân và một người phó của anh cũng vừa được đưa về Sư đoàn bộ. Ở chiến trường có những cái chết không thể nào lường trước. Tuân không chết bởi Khmer Đỏ mà chết bởi đạn của một chiến sỹ, trong cơn kích động do chịu đựng căng thẳng kéo dài, đã mất trí bắn vào đồng đội. Cho đến nay, người dân vẫn không được biết chính xác có bao nhiêu “quân tình nguyện” đã hy sinh ở Campuchia. Con số bộ đội Việt Nam bị chết, bị tàn phế bởi mìn zip và mìn K58 trong mười năm ở đây lên đến hàng trăm nghìn566. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam lúc đó mô tả: “Đất nước vừa có hòa bình vừa có nguy cơ xảy ra chiến tranh”.
                    Nhưng không chỉ là nguy cơ. Đưa quân sang Campuchia là để giữ cho không gian chiến tranh ở xa biên giới Tây Nam, vậy mà ở những quân y viện Sài Gòn, Cần Thơ vẫn tấp nập thương binh. Những người lính ở “Chiến trường K” lâu ngày bặt tin đã đưa không gian chiến tranh tràn về những làng quê, góc phố.
                    “Xuất khẩu cách mạng”
                    Năm 1978, Ouk Bun Xươn, bí thư một vùng ở Quân khu Đông, cầm đầu một nhóm Khmer Đỏ chạy sang Việt Nam. Ouk Bun Xươn đề nghị Việt Nam giúp xâydựng một “khu giải phóng” dọc biên giới, giúp xây dựng lực lượng vũ trang, từ đó, những người Khmer sẽ tự chiến đấu để “giải phóng Campuchia” khỏi chế độ Khmer Đỏ. Theo ông Ngô Điền, phó Ban B68, “đề nghị hợp lý này đã không được chấp nhận”.
                    Bắt đầu từ tháng 6-1978, ông Lê Đức Thọ vào Sài Gòn lập ra Ban B68, ban chỉ đạo “giải quyết chiến tranh biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn”.
                    Theo Tướng Lê Đức Anh: “Ông Lê Đức Thọ là người thiết kế từ đầu, là người quyết định những vấn đề lớn như xây dựng lực lượng, phương thức tiến hành, phương án chiến đấu, điều binh khiển tướng”.
                    Khi chính quyền Khmer Đỏ tháo chạy, người dân Campuchia đang ở trong các công trường giống như những trại tập trung thời Đức Quốc xã, run rẩy, đói khát, hôihám. Công việc của bộ đội Việt Nam trong mấy ngày đầu chủ yếu là cứu đói và cứu sống hàng vạn người Khmer đang thoi thóp. Những hố chôn người tập thể, những giếng nước đầy xương người có thể tìm thấy tại hàng ngàn phum, sóc của đất nước nhỏ bé này.
                    Sau hơn ba năm chín tháng sống dưới bàn tay Pol Pot, Campuchia thực sự trở thành những “cánh đồng chết”. Hàng triệu người bị hành quyết hoặc bị hành hạ cho đến chết trong các công xã và trên những đại công trường567. Bộ đội Việt Nam đã giúp từng người dân tìm lại nhà, tìm lại những người sống sót trong gia đình, mang từng hạt bắp, hạt đậu từ Việt Nam sang để người dân Campuchia khôi phục công việc đồng áng. Những “hạt giống cách mạng” cũng đồng thời được mang tới, hình thành ở Campuchia một chế độ theo đúng mô hình Việt Nam.
                    Các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam đứng chân ở đâu có nhiệm vụ giúp lập nên chính quyền ở đấy. Tiểu đoàn, đại đội, “giải phóng huyện” thì giúp lập ra chính quyền cấp huyện, tiểu đội “giải phóng xã” thì giúp từng xã lập nên chính quyền tạm thời gọi là “ủy ban tự quản”. Những người “thù Pol Pot, không có nợ máu với dân, đoàn kết với Việt Nam” có thể được cơ cấu vào các ủy ban này.
                    Những người lính Việt Nam trong độ tuổi hai mươi chưa từng lập gia đình, chưa từng một ngày “làm quan” bỗng nhiên trở thành “chuyên gia” ở xã và có khi ởhuyện. Ông Lê Đức Thọ muốn dựng lên ở Campuchia một bộ máy hoàn chỉnh, theo mô hình Việt Nam, mặc dù ông chỉ tập hợp được vẻn vẹn sáu mươi mốt cán bộ người Khmer trước khi “Phnom Penh giải phóng”.
                    Cuối năm 1978, báo chí Việt Nam dồn dập đưa tin về các lực lượng nổi dậy, về “Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia”, liên tục phát thanh những “lời kêu gọi” của Heng Somrin, Chea Sim. Nhưng cho tới lúc đó, trên lãnh thổCampuchia không hề có nổi dậy, chỉ có những cuộc đào thoát của người Campuchia đến Việt Nam. Tháng 9-1978, những người đào thoát này mới được tập hợp lại thành “đoàn đại biểu lực lượng nổi dậy đến thành phố Hồ Chí Minh” yêu cầu ViệtNam giúp đỡ.
                    Theo ông Ngô Điền568: “Lãnh đạo Việt Nam lúc đó rất khó mà đánh giá các nhóm từ Campuchia sang nên điều dễ hiểu là phải dành sự tin cậy của mình cho những nhóm cán bộ năm 1954 tập kết ra Bắc. Oái oăm là những cán bộ tập kết có tầm cỡ đã lần lượt được đưa về lại Campuchia từ 1970 và đã lần lượt bị bọn Pol Pot thủ tiêu. Những người còn sót lại tới năm 1978 là những cán bộ rất khó sử dụng. AnhLê Đức Thọ đã dùng cụm từ ‘vơ bèo, vạt tép’ nhưng cũng chỉ kiếm được khoảng bốn mươi người”569. Ông Ngô Điền thừa nhận: “Thực tế là ta dựng lên nhóm lãnh đạo bảy người; ta dựng lên Ủy ban Trung ương Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước mười bốn người; ta viết cương lĩnh Mặt trận 11 điểm; ta tổ chức lễ ra mắt của Mặt trận ở vùng Mimot ngày 2-12-1978”.
                    Chỉ có khoảng hai mươi cán bộ trong “lực lượng nổi dậy” được quân đội Việt Nam mang theo khi tiến vào Phnom Penh. Theo ông Ngô Điền: “Ta tuyên truyền như là một cuộc tổng tiến công và nổi dậy của bạn, có sự giúp đỡ quân sự của Việt Nam. Sự thực, sau khi Phnom Penh giải phóng rồi, đội quay phim quân đội của ta đã bố trí quay cảnh một cánh quân Cách mạng Campuchia, thực ra là chiến sĩ Việt Nam mặc quân phục Campuchia, ngày 7-1-1979, tiến nhanh dưới lá cờ đỏ năm tháp vàng xông vào chiếm hoàng cung giống như cảnh đánh chiếm Cung điện Mùa đông trong Cách mạng tháng Mười”570.
                    Tối ngày 8-1-1979, thế giới nghe được tuyên bố thành lập “Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia” của những người nổi dậy. Nhưng sự thực thì vài giờ trước đó, theo ông Ngô Điền: “Tại Bộ Tư lệnh Quân khu VII, ông Lê Đức Thọ mới chủ trì một cuộc họp gồm lãnh đạo B68 và Tiền phương Bộ Quốc phòng để xem xét lầncuối danh sách chính phủ mới của Campuchia trước khi công bố. Cuộc họp không có bạn Campuchia tham dự. Ta đã quyết định không gọi là ‘chính phủ’ mà gọi là ‘Hội đồng Nhân dân cách mạng’. Việc lớn mà ta quyết định nhanh như vậy và mọi người xem như bình thường”571.
                    Mãi tới ngày 20-1-1979, tại Nhà khách 14 Võ Văn Tần, ông Lê Đức Thọ mới làm tiệc tiễn hơn bốn mươi cán bộ người Campuchia còn lại về Phnom Penh chấp chính. Trong số đó có bảy nhân vật chủ chốt: Pen Sovan, Chea Xim, Heng Samrin, Van Xôn, Bou Thong, Nan Xarin tức Chan Kiri và Hun Sen.
                    Tư tưởng nước lớn
                    Từ cuối tháng 1-1979, ông Đỗ Mười cùng một số chuyên viên đã được đưa sang Phnom Penh. Ngày 11-2-1979, toàn bộ “Trung ương bạn” có mặt ở Hoàng cung dự họp với Lê Đức Thọ, Đỗ Mười và các thành viên B 68. Ông Đỗ Mười trình bày một dự thảo hiệp định theo đó, Việt Nam sẽ viện trợ cho Campuchia 400 triệu đồng, tương đương với 60-70 triệu USD theo thời giá. Một tuần sau, Thủ tướng Phạm Văn Đồng bay sang, ký với Chủ tịch Heng Samrin một hiệp ước có giá trị trong vòng hai mươi lăm năm gọi là “Hiệp ước Hòa bình Hữu nghị và Hợp tác”, theo đó, “Campuchia yêu cầu Việt Nam để quân tình nguyện ở lại”.
                    Một năm sau khi đánh sang Campuchia, ông Lê Đức Anh được thăng quân hàm từ trung tướng lên thượng tướng. Ngày 20-5-1981, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân Tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, lấy phiên hiệu là “Bộ Tư lệnh 719”. Ông Lê Đức Anh, khi ấy đang là tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu VII, được bổ nhiệm làm tư lệnh Quân Tình nguyện.
                    Vừa làm tư lệnh 719, ông Lê Đức Anh vừa trực tiếp làm trưởng Đoàn Chuyên gia quân sự 478, cơ quan giúp hình thành Bộ Quốc phòng và xây dựng lực lượng vũ trang Campuchia. Bên cạnh lực lượng “Quân Tình nguyện” còn có một “Đoàn Chuyên gia” giúp xây dựng hệ thống chính quyền dân sự, có mật danh là B68, do ông Trần Xuân Bách, ủy viên Trung ương Đảng phụ trách. Tháng 3-1982, tại Đại hộiĐảng lần thứ V của Việt Nam, ông Trần Xuân Bách vào Ban Bí thư trở về Hà Nội làm chánh Văn phòng Trung ương; ông Lê Đức Anh được bầu vào Bộ Chính trị, trở lại Campuchia, thống lĩnh cả Đoàn Chuyên gia B68 và Quân Tình nguyện.
                    Những năm ấy ở Việt Nam, kinh tế thì kiệt quệ, kinh nghiệm thì chỉ có cơ chế quan liêu, bao cấp. Vậy mà mô hình chính trị, kinh tế, văn hóa mà chính Việt Namcũng đang cần phải đổi mới ấy lại được đưa sang áp đặt ở Campuchia, một quốc gia vốn rất khác biệt về văn hóa và đã quá hoảng sợ chính quyền vô sản từ thời KhmerĐỏ.
                    Những người Việt Nam làm “nhiệm vụ quốc tế” ở Campuchia, theo tướng Lê Đức Anh, còn mắc phải “tư tưởng nước lớn”. Từng cán bộ Việt Nam, đặc biệt là đội ngũ “chuyên gia giúp bạn”, biết rõ nguồn gốc lý lịch của từng cán bộ người Campuchia.
                    Thật khó để bỗng chốc họ có được thái độ đúng mực với những người vừa được đưa lên lãnh đạo ở tầm quốc gia ấy.
                    Những người thực sự có năng lực và đã từng nắm giữ những chức vụ cao trong hàng ngũ Khmer Đỏ chạy sang Việt Nam thì chưa được tin cậy. Trong giai đoạn 1979-1981, nhóm “tập kết” được ông Lê Đức Thọ giao nắm giữ các chức vụ tổng bí thư, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, bộ trưởng Bộ Quốc phòng; 3/8 ủy viên Bộ chínhtrị; 8/17 bộ trưởng; 7/29 chủ tịch, bí thư tỉnh, thành.
                    Những người tập kết từ miền Bắc Việt Nam đưa về trình độ rất giới hạn. Người được chọn “cầm cờ” là Pen Sovan cũng chỉ vốn là trưởng Phòng tiếng Khmer ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Người sau đó thay Pen Sovan giữ chức chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông Chan Si, khi ở Việt Nam chỉ là trưởng một phân xưởng của nhà máy nhiệt điện Việt Trì, Vĩnh Phú. “Tư lệnh Binh đoàn I” và sau đó là chủ tịch thành phố Phnom Penh, Khang Sarin, nguyên là một thượng úy ở Thị đội Sơn Tây. Khi được Lê Đức Thọ kêu, Khang Sarin đã về hưu, đang đi cọ rửa thùng phuy với tiền công hai đồng một cái. Men Som Ol, từ một nữ y tá hai mươi sáu tuổi ở Quân khu VII, đượcông Lê Đức Anh đưa về làm cục phó Cục Cán bộ Bộ Quốc phòng. Som Sosor, người gác cổng một nhà máy, được ông Lê Đức Thọ bố trí làm bí thư tỉnh Kongpong Speu. Mọi quyết định về nhân sự cao cấp của Campuchia đều do một tay ông Lê ĐứcThọ. Sau ngày 20-1-1979, “Ban Xây dựng đảng”, chỉ mới hình thành trước đó mấy ngày, được ông Thọ gọi là “Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia” và theo ông Ngô Điền, Pen Sovan được ông Lê Đức Thọ gọi là tổng bí thư, cùng với Chia Xim, Van Xon hợp thành Ban Thường vụ. Nói là trung ương, là ban thường vụ, nhưng theo ông Ngô Điền: “Trên thực tế chẳng mấy khi họp, mọi quyết định lớnđều do phía ta làm rồi truyền đạt cho Pen Sovan, Pen Sovan nêu ra với Trung ương như là ý kiến của Ban Thường vụ. Cái đầu thực sự là Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể là Lê Đức Thọ. Làm giúp chỉ là cách nói thôi, trên thực tế là làm thay”572. Từ thực tế này, ông Ngô Điền thừa nhận tâm lý coi thường của cán bộ Việt Nam là không tránh khỏi.
                    Ông Ngô Điền là đại sứ kiêm cố vấn cho Bộ Ngoại giao Campuchia. Bộ trưởng là Hun Sen, năm ấy mới hai mươi bảy. Ngô Điền là người hướng dẫn cho Hun Sen từ cách cầm từng cái ly, cái nĩa. Khi đã được đưa lên làm chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, năm 1985, giữa công khai, Hun Sen vẫn giới thiệu ông Ngô Điền với mọi người: “Đây là người thầy vĩ đại của tôi”. Bộ Ngoại giao Campuchia trong những ngày đầu chỉ có một bộ trưởng, một chuyện gia, mọi văn kiện, từ thư của Chủ tịch Heng Samrin gửi các nguyên thủ quốc gia, đến các tuyên bố quốc tế quan trọng đều do một tay ông Ngô Điền thảo. Ông Điền thừa nhận: “Có lúc phải viết bằng tiếng Pháp cho kịp thời gian”. Ngay cả khi Đại sứ Ngô Điền “trình quốc thư” lên “Quốc trưởng” Heng Samrin, mọi hoạt động, kể cả việc “Quốc trưởng tiếp thân mật đại sứ” đều do chính ông Ngô Điền sắp đặt573.
                    Hun Sen thuộc trong số những người khi về Phnom Penh là ý thức được vai trò “chủ thể của nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia”. Từ một người không biết gì về ngoại giao, nhờ thông minh, năng động và chịu khó học, Hun Sen đã trở thành một nhà ngoại giao thực sự. Ông Ngô Điền kể: “Mỗi lần tôi gặp đều tranh thủ giải thích thêm những vấn đề có liên quan. Hun Sen chăm chú lắng nghe, chỗ nào không rõ thì hỏi lại, không giấu dốt”.
                    Ngược lại, cũng có những người, theo ông Ngô Điền: “Thoắt cái nhảy lên địa vị mới, nắm trong tay nhiều quyền lực, họ sống như trong giấc mộng… Quên mấtmình vốn chỉ là những bình vôi vô danh, được đưa đặt dưới gốc cây đa, do có hương đèn cúng vái mà thành thần… Rất nhanh chóng, họ trở thành những người lạmdụng chức quyền, sống buông thả theo tiền, theo gái”574. Điển hình trong số đó là Pen Sovan. Theo ông Ngô Điền: “Pen Sovan thường lên mặt lãnh tụ thông thạo, đôi lần còn giảng giải lại cho tôi… Và, chẳng mấy chốc, đã bộc lộ tham vọng làm một lãnh tụ độc tài”575. Cho dù nói là “giúp bạn chân thành và vô điều kiện”, nhưng những người thực sự nắm quyền lúc đó ở Campuchia cũng không thể chấp nhận cung cách của Pen Sovan. Ngày 2-12-1981, Pen Sovan bị bắt576.
                    Không ai phủ nhận Khmer Đỏ là một chế độ diệt chủng, và cho dù lên án Việt Nam “xâm lược”, chính Sihanouk cũng phải thừa nhận Việt Nam đã cứu nhân dânCampuchia thoát khỏi bàn tay Pol Pot. Trong hơn mười năm ở lại Campuchia, những người lính Việt Nam đã làm nhiều việc để ngăn cản Pol Pot quay trở lại. Họ hy sinhrất nhiều xương máu. Nhưng đồng thời họ cũng can thiệp vào không ít quyết định của Chính quyền Campuchia. Chính “tinh thần quốc tế vô sản” này đã dẫn đến khá nhiều sai lầm, trong đó có “sai lầm Seam Riep”.
                    Mùa khô năm 1982-1983, Khmer Đỏ dùng thủ đoạn “phản tình báo”, cho một trung đoàn phó ra trá hàng. Kẻ trá hàng này khai có hàng loạt cán bộ trong chínhquyền Campuchia vừa làm việc cho Phnom Penh vừa làm cho Pol Pot. Ở Campuchia lúc ấy, không chỉ có một số cá nhân, một số chính quyền địa phương cũng ngày thìlàm việc cho Heng Samrin, tối thì làm cho Pol Pot. Kiểu như vậy gọi là “chính quyền hai mặt”. Không phải ai tham gia “chính quyền hai mặt” cũng là để chống Việt Nam. Trong một tình thế mà đêm đêm Khmer Đỏ vẫn từ trong rừng lẻn ra, sẵn sàng dùng dao quắm chặt đầu những người Khmer trung thành với Việt Nam, thì “hợp tác” chỉ là lựa chọn để tồn tại. Theo ông Lê Đức Anh: “Căn cứ vào lời khai của thằng trung đoàn phó trá hàng, anh em đã bắt và xét nhà một số cán bộ của bạn”.
                    Khoảng bốn mươi cán bộ người Campuchia đã bị bắt vì âm mưu của một kẻ trá hàng, hầu hết đều là cán bộ chủ chốt của chính quyền Seam Riep. Bí thư Tỉnh ủy Seam Reap đã tự sát khi “các đồng chí Việt Nam” của ông đến bắt. Theo ông Ngô Điền: “Việc bắt bớ, truy bức, tra tấn đã làm cho nhiều người dân và cán bộ chết oan, bị vùi dập. Chua xót biết bao khi nghe dư luận cán bộ bạn đặt câu hỏi: cán bộ Việt Nam sao lại ác như vậy”. Một không khí hoang mang, lo sợ và oán giận Việt Nam bao trùm Seam Reap rồi nhanh chóng lan ra khắp đất nước Campuchia. Trước khi tiến hành “vụ Xiêm Riệp”, Bộ tư lệnh 719 đã “xin ý kiến cấp trên” ở Hà Nội577. Nguồn gốc của những sai lầm kiểu như vụ Seam Riep, theo ông Ngô Điền,đều có căn nguyên từ “tư tưởng dân tộc nước lớn”. Ông Điền nói: “Biểu hiện rõ nhất của tư tưởng nước lớn là việc ta mặc nhiên tự cho mình cái vai trò làm lại cuộc cách mạng Campuchia, sắp xếp từ đầu đến chân bộ máy Campuchia”. Ông Lê Đức Thọ có thể vẫn ung dung trong buồng tắm trong khi một vị “nguyên thủ” Campuchia ngồi đợi bên ngoài. Còn Tổng Bí thư Lê Duẩn thì đối xử với tổng bí thư của “bạn” không hề theo nghi lễ578.
                    Bị cô lập
                    Khi đến Liên Hiệp Quốc, trong khi tố cáo “Việt Nam xâm lược”, Sihanouk đồng thời cũng tố cáo “tội ác diệt chủng” của Khmer Đỏ. Tuy nhiên, thế giới dường như chỉ chú ý đến sự hiện diện của gần hai trăm nghìn quân Việt Nam tại Campuchia, khía cạnh cứu “nhân dân Khmer” của cuộc chiến tranh thì không ai thừa nhận. Người Mỹ khôi phục lại lệnh cấm vận thương mại, nhiều nước ASEAN quay qua hậu thuẫn cho các lực lượng Khmer chống Việt Nam. Sau năm 1975, khi ôngNguyễn Cơ Thạch sang Bangkok, các bộ trưởng ASEAN được nói là sắp hàng đứng chờ bắt tay ông. Sau ngày Việt Nam có mặt ở Campuchia, khi ông Thạch tới Bangkok, những người biểu tình gọi ông là “dog eater-kẻ ăn thịt chó”.
                    Tháng 4-1984, khi quân đội Việt Nam mở chiến dịch đánh vào căn cứ địa của “ba phái Khmer phản động” nằm trên đường biên giới, trong đó có những phần nằm sâu trong đất Thái Lan, một máy bay trinh sát L19 của Thái đã bị trúng đạn phòng không Việt Nam, một trực thăng khác bị bắn hỏng. Tháng 5-1984, pháo của quân tình nguyện Việt Nam bắn sâu vào lãnh thổ Thái Lan, phần thuộc tỉnh Surin làm chết và bị thương một số dân làng. Quan hệ với Thái Lan càng thêm căng thẳng. Theo ông Trần Quang Cơ, đại sứ Việt Nam tại Thái Lan đầu thập niên 1980, chính quyền Thái Lan lúc đó gắn bó rất chặt với Trung Quốc trong việc nuôi dưỡng Pol Pot chống Việt Nam nên, hầu như không có tháng nào là không có những đám đông biểu tình trước sứ quán hò hét phản đối Việt Nam “xâm lược Campuchia”, xâm phạm lãnh thổ Thái.
                    Sự căng thẳng giữa hai quốc gia đã dồn thêm nhiều áp lực lên cộng đồng Việt Kiều. Các tỉnh Đông Bắc Thái Lan là nơi có nhiều người Việt từ hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An tới làm ăn. Họ đã từng được Thái Lan chào đón. Cuối thập niên 1920, Nguyễn Ái Quốc thường dừng chân tại đây để gây dựng cơ sở, truyền bá chủ nghĩa cộng sản trong cộng đồng và liên lạc với các phong trào trong nước. Đây cũng là vùng có hàng ngàn người Thái cảm tình với chủ nghĩa cộng sản, nuôi ý đồ làm cách mạng.
                    Năm 1947, chính phủ có thiện cảm với Hồ Chí Minh của Thủ tướng Bridi Banomyong bị thay thế bởi một chính phủ thân Mỹ. Lo sợ chủ nghĩa cộng sản nảy nở, chính quyền mới ban hành luật cấm tuyên truyền cộng sản, cấm lập hội và không cho tự do ngôn luận. Vùng biên giới Đông Bắc Thái Lan bị thiết quân luật.
                    Người Việt ở đây, tuy vẫn được lưu dung, nhưng bị coi là “tị nạn bất hợp pháp”.
                    Theo ông Trần Quang Cơ: “Họ không được cấp ‘tàng-đạo’ – giấy chứng nhận ngoại kiều – cũng không được nhập quốc tịch Thái. Mặc dù đã làm ăn sinh sống trên đất Thái hàng chục năm, hàng chục vạn người Việt vẫn bị quản thúc, muốn ra khỏi nơi cư trú, muốn đến sứ quán ở Bangkok những dịp Tết Nguyên đán hay ngày Quốc khánh, đều phải xin giấy phép. Đại sứ Việt Nam cũng không thể tới những tỉnh Đông Bắc để thăm người Việt”579.
                    Năm 1979, khi đến Liên Hiệp Quốc, ông Hoàng Sihanouk đã dừng lại ở New York khá lâu để chờ chấp thuận tị nạn. Nhưng sự im lặng của người Mỹ đã đẩy ông trở lại tay Trung Quốc. Tất cả các dinh thự mà người Trung Quốc và Bắc Triều Tiên tặng ông ở Bắc Kinh và Bình Nhưỡng vẫn chờ đợi ông. Thoạt đầu, Sihanouk tuyên bố “không bao giờ hợp tác với Pol Pot”. Sihanouk đã từng nói với Đặng Tiểu Bình: “Ngài có thể mở tiệc chiêu đãi tôi, nhưng chúng ta đừng thảo luận về Pol Pot và Khmer Đỏ, nếu không, cuối cùng chúng ta sẽ ném cốc chén và bát đĩa vào mặtnhau”. Nhưng, khi Trung Nam Hải để Đặng Dĩnh Siêu, bà quả phụ Chu Ân Lai, người mà ông rất quý trọng, tiếp, ông Hoàng đã không còn khăng khăng nữa. Đặng Dĩnh Siêu đã nói với ông: “Hãy quên những nỗi đau riêng của ngài đi”.
                    Liên Hợp Quốc vẫn giữ chiếc ghế của Campuchia cho Pol Pot. Ngày 22-6-1982, tại Kualalumpur, Đảng Funcinpec của Hoàng thân Norodom Sihanouk đã ngồi lại với Khmer Đỏ – những kẻ đã giết mười tám người thân của ông – cùng với Mặt trận Giải phóng Dân tộc Nhân dân Khmer (KPNLF) của Son Sann, lập “Chính phủ Liên hiệp Ba phái Campuchia Dân chủ” do Sihanouk làm chủ tịch. Lại một lần nữa Sihanouk đánh cờ cho “Trung Hoa”, củng cố vị thế chính trị cho lực lượng chủ yếu là Khmer Đỏ.
                    Phương Bắc
                    Sau khi ký Hiệp định Paris, Kissinger đã đến Việt Nam. Có nhiều giai thoại nói rằng khi đó, Kissinger cảnh báo: từ nay, mối đe dọa của Việt Nam sẽ đến từ phương Bắc. Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn tác giả cuốn sách này, Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger đã cười và giải thích: “Khi tới Hà Nội, Lê Đức Thọ dẫn tôi đến bảo tàng lịch sử, ở đó chưa nói gì về chiến tranh với người Mỹ trong khi mô tả khá chi tiết những lần xung đột với Trung Hoa. Anh nghĩ, Hà Nội còn cần tôi nói với họ điều mà họ đã thuộc làu qua lịch sử!”.
                    Cảnh giác với người Trung Hoa là điều có từ trong máu người Việt Nam. Nhưng, trong lịch sử nghìn năm kháng cự để tồn tại với “Thiên Triều”, chưa có triều đại nào lại công khai xác định Trung Quốc là “kẻ thù truyền kiếp và lâu dài” trong các văn kiện chính thức như thời Tổng Bí thư Lê Duẩn. Trong suốt thập niên Trung Quốc đánh Việt Nam, Hà Nội vẫn giữ đại sứ tại Bắc Kinh và Bắc Kinh vẫn giữ đại sứ củamình tại Hà Nội. Nhưng đó là một mối quan hệ không bình thường.
                    Theo Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc giai đoạn 1974- 1987, ngay từ khi mới xảy ra vấn đề người Hoa, ông đã rất “vất vả với các trò trẻ con của Trung Quốc”. Tướng Vĩnh kể: “Trung Quốc bố trí hai chiếc xe ô tô con luôn luôn chầu chực ở hai cửa của sứ quán ta, cán bộ mình đi đâu nó theo đấy, ngay đại sứ đi nó cũng đi theo. Có lần tôi ngồi xe có cắm cờ Việt Nam đi từ sứ quán ta ra, đi được một đoạn, mặc dù đồng chí Quảng đang lái rất nghiêm chỉnh, đúng luật, thế mà cảnh sát Trung Quốc lại thổi còi bắt dừng xe, rồi bắt lái xe xuất trình giấy tờ. Giấy tờ đủ cả! Rồi họ cũng phải cho đi tiếp vì không biết làm cách nào, không tìm ra cái gì để bắt bẻ nữa. Chủ yếu là họ làm chậm hành trình để tôi sai hẹn với đối tác hoặc với đại sứ nước nào đó”. Nhân viên sân bay Bắc Kinh cũng từng bắt Tướng Vĩnh đi vào cửa kiểm tra hành lý, cho dù ông được quyền “miễn trừ ngoại giao”.
                    Tướng Vĩnh dọa “họp báo tố cáo Bắc Kinh vi phạm công ước quốc tế” và dọa sẽ áp dụng biện pháp tương tự với đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội theo “nguyên tắc đối đẳng” họ mới để ông đi theo cửa không kiểm tra hành lý.
                    Sau khi Trung Quốc rút hết quân vào ngày 18-3-1979, hai bên đã có hai vòng đàm phán – vòng 1, từ 18-4 đến 18-5-79 tại Hà Nội và vòng 2, từ 28-6-79 đến 6-3- 80, tại Bắc Kinh – chủ yếu là giải quyết vấn đề tù binh. Theo ông Trần Quang Cơ: “Từ năm 1980 đến cuối năm 1988, ngót hai chục lần Việt Nam gửi thư hoặc công hàm cho Trung Quốc đề nghị nối lại đàm phán nhưng đều bị Trung Quốc bác. Trung Quốc nâng cao dần điều kiện lên: về quân sự đòi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, về chính trị đòi Việt Nam chấp nhận sẽ lập chính phủ liên hiệp ở Campuchia, bao gồm cả Khmer Đỏ”.
                    Chỉ hơn một năm sau khi tuyên bố rút quân, Trung Quốc bắt đầu gây chiến tranh trở lại580. Duy trì chiến sự trên biên giới phía Bắc không chỉ làm suy kiệt Việt Nam mà còn là nơi để Trung Quốc phối hợp tấn công khi các phái Khmer chống Việt Nam bị đánh đuổi trên vùng biên giới Thái581. So với thời điểm tháng 2-1979, cuộc tiến công năm 1984 của Trung Quốc có trình độ tác chiến cao hơn hẳn. Ngày 16-5- 1984, chỉ sau mười tám ngày điều quân, Trung Quốc đã chiếm và chốt giữ hai mươi chín điểm dọc biên giới Việt Nam.
                    Cuộc phản công đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu từ ngày 11-6-1984, đánh vào các cao điểm 233, 685 nhưng không thành công. Cuộc phản công quy mô hơn vào ngày 12-7-1984 cũng bị coi là thất bại. Chiến sự ở thế dằng co kéo dài cho tới tháng Giêng năm 1985. Có những nơi, chốt của quân đội Việt Nam cách chốt của quân Trung Quốc chỉ từ sáu đến tám mét; có những điểm cao, đôi bên liên tục giành giật, chiếm đi, chiếm lại ba bốn chục lần. Do địa hình phía Việt Nam hiểm trở, tháng 3-1985, Trung Quốc chiếm lại được bốn điểm cao quan trọng thuộc khu vực Quân khu II, đặc biệt là các khu vực thuộc vùng biên giới Hà Giang. Đây là giai đoạn chiến tranh có tỉ lệ thương vong cao nhất ở vùng biên giới582.
                    Tháng 2-1979, khi Đặng Tiểu Bình đánh Việt Nam, Liên Xô đang có năm mươi sáu sư đoàn ở vùng biên giới với Trung Quốc nhưng đã không có bất cứ một động thái quân sự nào. Trước “thông điệp” này, Đặng Tiểu Bình quyết định “đi đêm” ngay với Moscow, và mặc dù nhận ra sự yếu kém của quân đội, Đặng quyết định không cần vội vã chi tiền hiện đại hóa quân sự583. Tuy nhiên, Đặng vẫn duy trì chiến tranh quy mô nhỏ trên vùng biên giới, một mặt giữ chân thường xuyên hơn 800 nghìn quân Việt Nam584, mặt khác, biên giới trở thành chiến trường thật để quân đội Trung Quốc có nơi huấn luyện. Trong thập niên 1980, gần hết lực lượng bộ binh Trung Quốc ở trên cả nước đã được luân chuyển đến tác chiến ở vùng biên giới Việt Nam585.
                    Chiến cuộc đã giữ chân đội quân bảo vệ biên giới phía Bắc Việt Nam lên tới ba quân đoàn, mười một sư đoàn, mười ba trung đoàn trung đoàn và bảy mươi tiểu đoàn độc lập, góp phần đưa lượng quân thường trực ở cả hai đầu đất nước lên tới 1,6 triệu người. Sau khi Gorbachev nhận chức tổng bí thư, viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam bắt đầu bị cắt giảm. Người lính trên biên giới phía Bắc vừa rất khổ về vật chất, vừa rất căng thẳng về tinh thần. Hà Nội nhận ra không thể tiếp tục duy trìtình trạng đó.
                    “Giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia” liên quan đến “bình thường hóa quan hệ Việt – Trung” được Bộ Chính trị đặt ra trong Nghị quyết 32/BCT21, ngày 9- 7-1986, một ngày trước cái chết của Tổng Bí thư Lê Duẩn. Hội nghị do Trường Chinh chủ trì. Nghị quyết 32 ra đời, theo Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, “không phải là ngẫu nhiên”. Gần hai mươi ngày sau đó (28-7-1986), tại Vladivodstock, Gorbachev công bố chính sách đối ngoại mới, theo đó, Liên Xô sẽ: “Xích gần lại với Trung Quốc, giải quyết ‘ba trở ngại’ mà Trung Quốc nêu ra: rút quân khỏi Afghanistan, chấm dứt xung đột biên giới Trung-Xô, giải quyết vấn đề Campuchia”. Gorbachev tuyên bố: “Vấn đề Campuchia không thể giải quyết ở các thủ đô xa xôi, kể cả ở Liệp Hiệp quốc mà phải giải quyết giữa Việt Nam và Trung Quốc là hai nước xã hội chủ nghĩa láng giềng”.
                    Vấn đề “Việt Nam rút quân khỏi Campuchia” đã từng được Trung Quốc đề cập tại vòng một, đàm phán Xô-Trung, tháng 10-1982. Sau chiến dịch pháo kích và tập kích quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới miền Bắc – kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6-1984 – Trung Quốc tuyên bố: chỉ cần Việt Nam hứa rút quân khỏi Campuchia thìhai bên sẽ bắt đầu đàm phán. Ngày 21-1-85, trong thư gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Ngô Học Khiêm viết: “Quan hệ Trung-Việt xấu đi, vấn đề cốt lõi là quân đội Việt Nam xâm chiếm Campuchia… Sau khi Việt Nam công khai cam kết và thực hiện rút quân thì đàm phán mới có ý nghĩa thực tế”586.
                    Ngày 7-3-1987, chưa đầy ba tuần sau khi ông Lê Đức Anh nhận chức bộ trưởng Quốc phòng, Bộ Chính trị tổ chức một hội nghị hẹp, Tướng Lê Đức Anh cho rằng: “Trung Quốc gây xung đột vũ trang ở biên giới không phải có ý định xâm lược mà vì một mục đích khác”587. Sau Hội nghị đó, Tướng Lê Đức Anh đã cho: “Điều chỉnh tạm thời lại thế bố trí chiến đấu ở biên giới phía Bắc: Các đơn vị chủ lực cơ động lui xuống phía sau, tuyến thứ hai; đưa dân lên sống và sản xuất, đưa dân quân, bộ đội địa phương và bộ đội biên phòng lên tuyến một”. Theo ông thì sự điều chỉnh này “là bước thăm dò đầu tiên với phía bên kia” 588.
                    Đầu năm 1987, Việt Nam bắt đầu “giảm tuyên truyền chống đối Trung Quốc”. Theo Thứ trưởng Trần Quang Cơ: “Ngày 20-5-87, Bộ Ngoại giao làm tờ trình lên Bộ Chính trị kiến nghị sửa Lời nói đầu của Hiến pháp, bỏ chỗ nói Trung Quốc là “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất” như đã sửa Điều lệ Đảng. Mãi tới 26-8-88 Quốc hội mới có nghị quyết thông qua việc sửa này”589.
                    Ngày 20-5-1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 13, xác định: “Bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc là một quá trình gay go, phức tạp, đòi hỏi có thời gian. Sau khi bình thường hóa, quan hệ hai nước khó trở lại ngay như những năm 1950, 1960… Cần phòng ngừa, khắc phục những tư tưởng lệch lạc, chỉ thấy giới hạn Trung Quốc là bá quyền, không thấy Trung Quốc là xã hội chủ nghĩa; hoặc chỉ thấy Trung Quốc là xã hội chủ nghĩa mà không thấy bá quyền, bành trướng”590.
                    Lúc này, cả Hà Nội và Phnom Penh đều nhận thấy không thể trì hoãn việc rút quân đội Việt Nam ra khỏi Campuchia. Càng ngày, Phnom Penh càng chịu nhiều sức ép quốc tế và các nhà lãnh đạo Phnom Penh biết rõ: Không có quân đội Việt Nam thì Pol Pot có thể cướp lại chính quyền, nhưng nếu vẫn còn quân đội Việt Nam thì vai trò chính trị của Phnom Penh vẫn bị coi là lệ thuộc. Họ nhận thấy cơ hội của mình và chấp nhận tác chiến độc lập với một đối thủ đã từng tàn bạo.
                    Ngày 5-1-1989, khi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đến Phnom Penh dự lễ kỷ niệm “ngày 7 tháng Giêng”, trong cuộc hội đàm lúc mười sáu giờ chiều cùng ngày, theo đề nghị của Chủ tịch Heng Samrin, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã sửa bài diễn văn chuẩn bị từ Việt Nam. Để chiều 6-1-1989, hai nhà lãnh đạo cùng tuyên bố: “Việt Nam rút hết quân chậm nhất là tháng 9-1989 nếu có giải pháp chính trị”591. Trước ngày rút hết quân, Việt Nam cho lập năm tổng lãnh sự quán ở những vùng nguy cơ Khmer Đỏ cao. Những người giữ chức tổng lãnh sự này đều là sỹ quan cấp tá dày dạn chiến trường chứ không phải là các nhà ngoại giao.
                    Ngày 30-9-1989, bốn ngày sau khi Việt Nam rút quân đợt cuối, lực lượng Son Sann đánh chiếm Thmar Ponk. Ngày 22-10-1989, Khmer Đỏ đánh chiếm Pailin và uy hiếp thị xã Battambang. Bộ đội Campuchia ở Pailin bỏ chạy. Phnom Penh cầu cứu và Việt Nam đã đưa một lực lượng đặc biệt lên giúp bộ đội Phnom Penh tái chiếm. Quân đội Campuchia thấy Việt Nam chưa bỏ rơi mình, Khmer Đỏ cũng ý thức rõ hơn điều đó nên về sau, đã không còn có chiến dịch nào uy hiếp mạnh hơn592.
                    Tuyên bố rút hết quân khỏi Campuchia vào năm 1989 của Việt Nam đã phá vỡ nhiều bế tắc, các diễn đàn mới về Campuchia được khai thông. Trung Quốc không còn có thể gây sức ép với Việt Nam và ASEAN như trước, cho dù vẫn tìm cách chống phá Việt Nam, và gây xung đột vũ trang ở Trường Sa vào tháng 3-1988593.
                    Hội nghị Thành Đô
                    Ngày 7-10-1989, khi tiếp Tổng Bí thư Lào, ông Kayson Phomvihan, Đặng Tiểu Bình đã dùng sáu mươi phút trong toàn bộ bảy mươi phút nói chuyện để nói về Việt Nam. Trong khi phê phán nặng nề Lê Duẩn, Đặng đã ca ngợi Nguyễn Văn Linh là “người sáng suốt”. Một thông điệp bình thường hóa giữa Đặng Tiểu Bình và Nguyễn Văn Linh đã được truyền đi. Tuy nhiên, theo ông Trần Quang Cơ, Bắc Kinh vẫn tiếp tục lạnh lùng sau khi Nguyễn Văn Linh phản hồi tích cực.
                    Con đường đến với Bắc Kinh còn qua một kênh khác mà cả Tướng Lê Đức Anh lẫn Bộ Ngoại giao đều hoàn toàn không biết. Tháng 9-1989, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Phan Văn Khải sang Nhật gặp chủ tịch Đảng Tự do Dân chủ, ôngMichio Watanabe594. Cuộc gặp tại trụ sở đảng của ông Watanabe diễn ra thân mật, đôi bên bàn một số vấn đề chiến lược về hợp tác kinh tế, bàn những công việc cóthể bắt đầu ngay sau khi Mỹ bỏ cấm vận. Theo ông Phan Văn Khải, cuối cuộc gặp, ông Watanabe gợi ý: “Tôi có nhiều bạn bè quốc tế, liệu tôi có thể giúp được gì không?”. Được lời, ông Khải nói: “Việt Nam muốn bình thường hóa với các nước, đặc biệt là với Trung Quốc và Mỹ”.
                    Giữa năm 1990, ông Michio Watanabe đi Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân. Sau chuyến đi đó, ngày 7-5-1990, Watanabe lặng lẽ bay tới Sài Gòn. Ông được đưa tới biệt thự 261 Điện Biên Phủ, nơi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Phan Văn Khải, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mai Chí Thọ và người trung gian, ông Charles Đức595 đang đợi. Ông Phan Văn Khải thừa nhận, ông Watanabe chuyển tới Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh những tín hiệu tích cực. Sau khi ông Watanabe rời Sài Gòn, Bắc Kinh gửi Thứ trưởng Ngoại giao Từ Đôn Tín đến Hà Nội.
                    Trước khi Từ Đôn Tín đến Hà Nội, ngày 5-6-1990, ông Nguyễn Văn Linh mời Đại sứ Trương Đức Duy đến Nhà khách Trung ương Đảng “nói chuyện thân mật”. TổngBí thư Nguyễn Văn Linh nói với Trương Đức Duy là ông sẵn sàng đến Bắc Kinh. Ông Nguyễn Văn Linh thừa nhận: “Trong quan hệ hai nước, mười năm qua có nhiều cái sai. Có cái đã sửa như việc sửa đổi Lời nói đầu của Hiến Pháp, có cái sai đang sửa”596. Sáng hôm sau, ngày 6-6-1990, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh cũng mời cơm Đại sứ Trương Đức Duy. Trương Đức Duy vốn là thông dịch, rất thạo tiếng Việt nên cuộc gặp chỉ có hai người. Bộ Ngoại giao chỉ biết thông tin về cuộc gặp nàyvào chiều 10-6-1990 từ Bí thư Thứ nhất sứ quán Trung Quốc Hồ Càn Văn597.
                    Ngày 29-8-1990, Đại sứ Trương Đức Duy xin gặp gấp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, chuyển thông điệp của Bắc Kinh mời Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô – thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc – vào ngày 3-9-1990 để “hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước”. Chuyến đi Thành Đô vào ngày 2-9-1990 gồm Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng, được tháp tùng bởi Hồng Hà, chánh Văn phòng Trung ương, Hoàng Bích Sơn, trưởng Ban Đối ngoại và Thứ trưởng Ngoại Giao Đinh Nho Liêm. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch không có trong thành phần cuộc gặp.
                    Hội nghị Thành Đô đóng vai trò quyết định trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Nó là cơ sở để thiết lập hòa bình trên biên giới Việt- Trung, một biên giới chiến trường bắt đầu có cơ hội chuyển sang biên giới thị trường. Tuy nhiên, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh không chỉ muốn cuộc gặp gói gọn trong vấn đề hai nước.
                    Ngày 5-6-1990, trong cuộc gặp Đại sứ Trương Đức Duy, tổng bí thư Việt Nam đã sốt sắng ngỏ ý muốn sang gặp lãnh đạo Trung Quốc để “bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội”. Ông Nguyễn Văn Linh nói với Trương Đức Duy: “Chúng tôi muốn cùng những người cộng sản chân chính bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội… Tôisẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại quan hệ hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay… Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin”598. Thay vì bắt đầu một kỷ nguyên Việt Nam thiết lập quan hệ với Trung Quốc bằng tư thế độc lập của một quốc gia và chỉ vì quyền lợi quốc gia, Trung Quốc vẫn được coi là đàn anh trong mối tương quan của hai quốc gia cộng sản. Điều này còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Hà Nội và Phnom Penh.
                    Trong cuộc gặp Trương Đức Duy ngày 5-6-1990, tổng bí thư tiếp tục đề cập đến “giải pháp Đỏ”, giải pháp chấp nhận Khmer Đỏ trong thành phần chính phủ mới ở Phnom Penh. Ông Nguyễn Văn Linh giải thích: “Không lý gì những người cộng sản lại không thể bàn với những người cộng sản; họ gặp Sihanouk còn được huống chi là gặp lại nhau”599. Ngày 6-6-1990 Tướng Lê Đức Anh nói với Trương Đức Duy: “Sihanouk sẽ chỉ đóng vai trò tượng trưng, danh dự, còn lực lượng chủ chốt của haibên Campuchia là lực lượng Heng Somrin và lực lượng Pol Pot, Trung Quốc và Việt Nam mỗi bên sẽ bàn với bạn Campuchia của mình, và thu xếp để hai bên gặp nhau giải quyết vấn đề. Đây là gặp nhau bên trong, còn bên ngoài hoạt động ngoại giao vẫn như thường… Ngày xưa Pol Pot là bạn chiến đấu của tôi”600.
                    Tại Hội nghị Thành Đô, sáng kiến “giải pháp đỏ” mà lãnh đạo Việt Nam đưa ra đã bị Lý Bằng và cả Giang Trạch Dân bác bỏ. Giang Trạch Dân đã giảng giải cho phía Việt Nam: “Tình hình quốc tế hiện nay nếu để hai đảng cộng sản bắt tay nhau là sách lược không lợi cho chúng ta”. Theo ông Trần Quang Cơ, trong bảy điểm về Campuchia thống nhất ở Hội nghị Thành Đô, có hai điểm có tính chất chung, năm điểm còn lại hoàn toàn là đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc, không có điểm nào theo yêu cầu của Việt Nam601.
                    Campuchia thời hậu Việt Nam
                    Đất nước Campuchia may mắn đã không rơi trở lại vào tay của Khmer Đỏ sau khi Việt Nam rút quân như trường hợp Afganistan rơi vào tay Taliban thời kỳ hậuLiên xô. Và cũng thực sự may mắn cho người dân Campuchia khi những người được Hà Nội đưa lên nắm quyền ở Phnom Penh, đặc biệt là Hun Sen, đã không nghe theo Hà Nội một cách mù quáng. Khi đứng trước thời cuộc mới, họ đã biết quyết địnhdựa trên quyền lợi của dân tộc mình.
                    Ngay sau Hội nghị Thành Đô, ngày 5-9-1990, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Nguyễn Cơ Thạch và Lê Đức Anh, bay sang Phnom Penh thuyết phục Phnom Penh chấp nhận thỏa thuận Thành Đô, coi Trung Quốc là một đồng minh. Nhưng điều này chỉ làm cho Phnom Penh càng xa hơn với Hà Nội. Theo Đại sứ Ngô Điền: “Về công khai, bạn cố tránh tỏ ra bị lệ thuộc vào Việt nam. Trên cơ sở tính toán về lợi ích của mình, bạn tự quyết định lấy đối sách, không trao đổi trước với ta, hoặc quyết định trái với sự gợi ý của ta trên nhiều việc”.
                    Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, muốn Phnom Penh chọn “giải pháp Đỏ” nhằm để “hai phái Khmer cộng sản” hợp tác với nhau. Nhưng, hơn ba năm sống dưới triềuđại Pol Pot, các nhà lãnh đạo Campuchia đã mất đủ máu xương để biết sợ cái gọi là “cộng sản”. Năm tháng trước khi Việt Nam rút hết quân, ngày 30-4-1989, Phnom Penh quyết định đổi tên nước “Cộng hòa Nhân dân Campuchia” thành “Nhà nước Campuchia”.
                    Ngày 18-10-1991, khi Việt Nam không còn can thiệp được vào các quyết định của Phnom Penh, Campuchia đã sửa đổi hiến pháp theo hướng từ bỏ chủ nghĩa xã hội: chấp nhận kinh tế thị trường tự do và hệ thống chính trị đa đảng. Tên nước, quốc kỳ, quốc ca, ngày quốc khánh thời Sihanouk được đưa ra dùng trở lại. Hai chữ “cách mạng” trong tên gọi Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, đảng mà Việt Nam giúp dựng lên, đã được bỏ đi.
                    Năm 1985, khi tổng kết một lớp tập huấn chuyên gia, Tướng Lê Đức Anh cho rằng lực lượng Quân Tình nguyện sẽ rút trước sau khi giúp Phnom Penh tự đảmđương được về quân sự, nhưng đội ngũ chuyên gia thì phải ở lại Campuchia cho tới năm 2000. Trên thực tế, khi Việt Nam ngỏ lời rút chuyên gia, “bạn” sốt sắng đồng ý và thúc đẩy tiến trình này diễn ra nhanh hơn. Đoàn Chuyên gia đã được giải thể từ ngày 30-12-1988.
                    Trừ một số không nhiều cán bộ Việt Nam thực sự có năng lực, phần lớn chuyên gia chỉ là những người năng nổ, nhiệt tình, sốt sắng áp đặt những kinh nghiệm, lề lối làm việc máy móc từ chế độ quan liêu bao cấp Việt Nam. Sau Hội nghị Cán bộ Đảng toàn quốc lần thứ II, tháng 4-1989, Hun Sen đã khen ngợi Bí thư tỉnh Takeo, Pol Saroeun, khi ông này đã biết “báo cáo láo” để qua mặt chuyên gia về thành tích xây dựng “hợp tác hóa” trong nông nghiệp. Nhờ không hình thành mô hình tổ đoàn kết sản xuất theo yêu cầu của chuyên gia Việt Nam, trong khi vẫn báo cáo “có” lên chuyên gia, sản xuất nông nghiệp của Takeo đã khá hơn các tỉnh khác.
                    Cũng tại Hội nghị Cán bộ Đảng toàn quốc lần II, Campuchia đã thay căn bản thành phần nhân sự mà chuyên gia Việt Nam trước đây áp đặt. Giai đoạn 1979- 1981, nhóm “tập kết” được ông Lê Đức Thọ đưa về gần như thống lĩnh Phnom Penh. Từ tháng 4-1989, nhóm từ lực lượng Quân Khu Đông (khu 203) chạy sangViệt Nam, cầm đầu bởi Chea Sim, Hun Sen, Ouk Bun Sươn, Heng Samrin, bắt đầu thâu tóm dần quyền bính602.
                    Đây không hẳn là sự kỳ thị. Theo ông Ngô Điền, ngay từ đầu chuyên gia Việt Nam đã không tin những người thuộc phái Khu 203. Ở Bộ Nội vụ, những người thực sự có năng lực như Sin Song được cả Heng Samrin lẫn Chea Sim đề cử nhưng vẫn không được chuyên gia chấp nhận; trong khi đó, Khang Sarin, một người “năng lực có hạn, đạo đức kém, sinh hoạt bừa bãi”, lại được đưa lên làm bộ trưởng (1981). Khi thấy Khang Sarin không hoàn thành nhiệm vụ, “chuyên gia” lại đưa Nay Pena, một người năng lực không khá gì hơn lên thay. Phải đến khi chuyên gia rút, “bạn” mới đưa được Sin Song lên làm Bộ trưởng.
                    Yim Chhay Li, vốn là y tá, chỉ bổ túc nghề ở Việt Nam một thời gian ngắn, cũng được “chuyên gia” đưa lên làm bộ trưởng Y tế. So Niet, theo ông Ngô Điền, “dốt nát và thường say rượu”, cũng được cử làm thứ trưởng Bộ Nội vụ. Đặc biệt, nữ y táQuân khu VII Mel Sam Ol đã được Tướng Lê Đức Anh và các chuyên gia Trần Xuân Bách, Đỗ Chính, Phạm Bái đưa lên giữ chức trưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng thay cho Xại Phuthong, một kháng chiến quân kỳ cựu603. Ngay từ khi chuyên gia chưa rút, các quyết định lớn về nhân sự, Heng Samrin, Chea Sim và Hun Sen đã phải làm thay. Sau tháng 4-1989, tuy chưa tiện đưa Mel Sam Ol ra khỏi Bộ Chínhtrị nhưng nữ ý tá này chỉ còn giữ chức chủ tịch Công đoàn. Hun Sen càng ngày càng tỏ ra bản lĩnh, tách khỏi các ảnh hưởng của Việt Nam và đưa ra những quyết định thích hợp hơn với thời cuộc.
                    Tối 23-10-1991, Hội nghị hòa bình về Campuchia kết thúc. Một hiệp định đã được ký kết tại Paris, theo đó, Liên Hiệp Quốc sẽ gửi tới Campuchia một lực lượng gìn giữ hòa bình gọi là UNTAC. UNTAC sẽ cùng với Hội đồng Dân tộc Tối cao SNC điều hành chính quyền Campuchia và tổ chức bầu cử. Mặc dù, theo ông Trần Quang Cơ, ngày 24-2-1991, khi gặp Heng Samrin ở Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh vẫn cố ép “thực hiện tốt chính sách hòa hợp dân tộc, không nên nhấn mạnh vấn đề diệt chủng, SNC nên gồm mười ba thành viên do Sihanouk làm chủ tịch”. Nhưng Phnom Penh đã không nghe theo lời khuyên ấy.
                    Trong khi đó, Hà Nội đã không bắt kịp tình hình, vẫn giữ “ông thầy” Ngô Điền của Hun Sen ở lại Phnom Penh sau khi Hiệp định Paris về Campuchia đã có hiệu lực, “nguyên thủ” mới là Sihanouk chứ không còn là Heng Sarin. Chính phủ Hun Sen có nhu cầu thiết lập một trật tự mới trong chính sách đối ngoại, áp dụng sách lược tách khỏi Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế và tránh bị các phái Khmer khai thác. Một chỉ lệnh đã được bí mật truyền đi trong nội bộ Đảng Nhân dân Campuchia lúc đó, yêu cầu các cấp tiêu hủy các tài liệu liên quan đến Việt Nam, tránh công khai nhắc đến Việt Nam.
                    Mặc dù giữa năm 1991, cả Hun Sen và Sihanouk đều không tỏ thái độ gì về phương án ông Ngô Điền tiếp tục ở Phnom Penh làm đại sứ, nhưng ngày 3-9-1991, khi tới thăm Ngô Điền tại Phnom Penh, phóng viên tờ báo Pháp Le Monde, J.C. Pomonti đã hỏi: “Liệu Sihanouk có vừa lòng khi một người đã được ông ta gọi là thái thú (proconsul) lại là đại sứ bên cạnh SNC?”. Tháng 10-1991, tại Hội nghị Paris, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm hỏi Sihanouk về việc Ngô Điền kiêm nhiệm đại sứ bên cạnh SNC, Sihanouk đã viện cớ Son Sann không đồng thuận để ngầm từ chối. Khi ông Cầm hỏi Hun Sen, Hun Sen đã trả lời: “Có lẽ là phải làm như vậy”.
                    Từ giữa tháng 9-1991, Hun Sen bốn lần từ chối tiếp “người thầy vĩ đại của mình” nhưng chính sách của Hà Nội đối với Phnom Penh phải nhiều tháng sau mới thay đổi604. Ngày 5-11-1991, khi Ngô Điền liên hệ, Hun Sen đã cáo bận. Ngày 6-11- 1991, một ủy viên Bộ Chính trị Campuchia là Sok An, gặp đại sứ Ấn Độ, Cu Ba và một số nước đã từng là “cộng sản”, thông báo, các nước nên rút đại sứ trước ngày 14-11-1991, ngày Sihanoul về Phnom Penh, một cách “lặng lẽ, lịch sự và không tuyên bố”; vì, Hun Sen sẽ nói với Sihanouk, tất cả các đại sứ bên cạnh chính phủ của ông đã rút.
                    Khi ấy, các lãnh đạo Việt Nam như Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Mạnh Cầm lại đang ở thăm Trung Quốc. Mãi tới ngày 10-11-1991, ông Ngô Điền mới được lệnh rời khỏi Campuchia. Ông chỉ có hai ngày để chia tay bạn bè và thu xếp hành trang.
                    Sau mười ba năm làm “thái thú” ở Campuchia, ông Ngô Điền phải rời Phnom Penh mà không được một quan chức Campuchia nào đưa tiễn.
                    Sáng 13-11-1991, trong khuôn viên đại sứ quán Việt Nam, hai người nấu bếpcủa sứ quán vốn là người Khmer Krom đã phải quấn xà-rông, ôm hoa tặng ông Ngô Điền để chụp hình. Ít phút sau, ông cùng vợ lên xe, theo đường bộ, rời khỏi Phnom Penh mãi mãi. Hun Sen khi đó đã lên đường đến Bắc Kinh đón Hoàng thân Sihnouk. Từ 1987, Hun Sen đã gặp Sihanouk nhiều lần, Đảng Nhân dân Campuchia biết vai trò của ông Hoàng trong cộng đồng quốc tế và biết rõ lòng sùng kính của nhân dân dành cho ông. Trưa 14-11-1991, chiếc Boeing 737 của Hàng không Trung Quốc hạ cánh xuống sân bay Pochentong. Ông Hoàng xuất hiện trước cửa máy bay giữa tiếng hò reo nồng nhiệt của đám đông. Kế bước theo ông là Hun Sen. Các thiếu nữ choàng lên cổ Sihanouk và Hun Sen những vòng hoa nhài.
                    Trước đó, chính quyền Phnom Penh đã lùng mua được một chiếc Chevrolet mui trần, loại xe ông Hoàng ưa dùng khi đang ở trên đỉnh cao quyền lực. Một người lái xe cũ của Hoàng gia cũng đã được tuyển chọn để lái chiếc xe đón Hoàng thânSihanouk. Trên con đường dài gần 8km, chạy từ sân bay về Hoàng Cung, người dân Campuchia đứng chen nhau trong cờ hoa để đón chào ông Hoàng của họ. Trênchiếc Chevrolet mui trần ấy, Hun Sen đứng bên cạnh ông Hoàng, chia sẻ những vinh quang mà người dân Campuchia dành cho ông. Trước đó, Đảng Nhân dân Campuchia cũng đã chi một khoản tiền lớn để tu bổ Hoàng cung, mua sắm phương tiện cho ông hoàng Sihanouk605.
                    Trước bầu cử, UNTAC cho phép lập ở Campuchia hai mươi đảng chính trị, bốn tổ chức nhân quyền và cấp phép cho ra đời nhiều tờ báo đối lập. Theo đại sứ Việt Nam tại Phnom Penh, ông Trần Huy Chương: “Việc giết hại người Việt xảy ra ở nhiều nơi do một số báo tuyên truyền, kích động. Trong các cuộc họp của P5, Trung Quốcluôn có thái độ có hại cho lợi ích của Việt Nam”.
                    Các tổ chức chính trị còn cáo buộc quân đội Việt Nam chưa rút hết khỏi Campuchia. Ngày 25-01-1992, Sihanouk phải xác nhận không còn quân đội ViệtNam. Nhưng con trai ông, Hoàng thân Ranaridh, ngày 12-05-1992 lại nói là đang có 40.000 quân Việt Nam và một triệu Việt kiều ở Campuchia. Hơn hai tuần sau, ngày 28-05-1992, ông Akashi đại diện đặc biệt của tổng thư ký Liên Hợp quốc đã phải làm dịu tình hình bằng cách tuyên bố “không có bằng chứng về sự hiện diện của quân đội Việt Nam ở Campuchia” nữa.
                    Trước khi UNTAC tới Phnom Penh, chính quyền Hun Sen cũng đã đưa ra khỏi các cơ quan nhà nước một số người có thể “bị nghi ngờ là Việt Nam”. Chính UNTAC, khi giám sát và kiểm soát năm bộ của Chính phủ Hun Sen cũng đã loại bỏ thêm một số người bị cho là lai Việt.
                    Theo Đại sứ Trần Huy Chương: “Ngày 1-3-1993, sau nhiều lần điều chỉnh địnhnghĩa, khái niệm ‘lực lượng nước ngoài’, UNTAC phát hiện ba người đã từng ở trong quân đội Việt Nam nhưng sau khi giải ngũ lấy vợ sanh con và ở lại. UNTAC đòi đưa ba người này ra khỏi Campuchia. Ta giải thích rằng, việc trục xuất họ, chẳng những sai trái về mặt pháp luật, mà còn là tội ác vô nhân đạo, vi phạm nhân quyền. Cuốicùng UNTAC không nêu lại vấn đề này và cũng không dẫn độ ba người nói trên ra khỏi Campuchia”606.
                    Các lực lượng đối lập với Hun Sen phối hợp với Khmer Đỏ tiến hành nhiều cuộckhủng bố để xua đuổi Việt kiều. Cuối năm 1992, một lực lượng mà Chính phủ Hun Sen nói là Khmer Đỏ đã sát hại chín mươi hai người Việt Nam ở Đầm Be. Đây là số lao động do Công ty Miền Đông, một công ty được Quân Khu VII lập ra thời kỳ hậu Campuchia, đưa sang khai thác gỗ theo một thỏa thuận ký giữa quân đội Việt Nam và Chính phủ Phnom Penh.
                    Ngày 15-3-1993, Hoàng thân Shihanouk “khuyên người Việt nam về nước vì ở Campuchia không có an ninh”. Theo Đại sứ Trần Huy Chương: UNTAC đã làm ngơ trước hành động khủng bố, làm cho hàng vạn người Việt đã phải rời khỏi Campuchia về nước, mặc dù họ đã sống qua nhiều thế hệ ở Campuchia. Tính đến khi cuộc vận động bầu cử chấm dứt vào ngày 18-5-1993, có 131 người bị KhmerĐỏ giết, 250 người bị thương, năm mươi ba người bị bắt cóc; đặc biệt 25.000 người Việt đã phải rời Campuchia chạy qua biên giới lánh nạn, phần lớn về định cư tại một số tỉnh miền Nam Việt Nam. Hơn 4000 người đã bị kẹt lại ở Korthum, biên giới Việt Nam-Campuchia”.
                    Trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 23-5-1993, Đảng Funcinpec của Ranaridh dẫn trước với số phiếu chiếm 45%, Đảng Nhân dân Campuchia của Hun Sen chỉ được 38%, Mặt trận KNLF của Son Sann được 4%. Nhưng trước áp lực của Hun Sen, Sihanouk phải thuyết phục con trai nhượng bộ607. Ngày 15-6-1993 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc công nhận kết quả bầu cử và đề cao vai trò lãnh đạo của Shihanouk. Hôm sau, ngày 16-6, Sihanouk đề cử Ranaridh và Hun Sen làm đồng thủ tướng của chính phủ liên hiệp lâm thời, cho phép các đảng có chân trong quốc hội được tham gia chính phủ.
                    Ngày 8-8-1993 chính phủ tấn công vào các khu vực Khmer Đỏ đã lấn chiếm trong thời kỳ UNTAC như Kongpong Thom, Preah Vihear, Siem Riep, Ban Tây Miên Chây nhằm xóa bỏ thế da báo. Cuộc tấn công có sự phối hợp của ba phái cầm quyền thu được kết quả lớn. Khmer Đỏ phải rút về khu vực mà chúng kiểm soát trước khi có Hiệp định Paris.
                    Ngày 24-9-1993 Hiến pháp Campuchia được công bố chính thức. Nhà vua với tư cách là quốc trưởng chỉ định Ranaridh làm thủ tướng thứ nhất, Hun Sen làm thủ tướng thứ hai; Sihanouk tuyên thệ làm vua, Monique trở thành hoàng hậu. Ngày25-10-1993, Quốc hội Campuchia họp phiên đầu tiên và hôm sau, lễ trao quyền cho Chính phủ được thực hiện.
                    Các lực lượng UNTAC rút khỏi Campuchia vào ngày 15-11-1993. Quyền lực trên thực tế vẫn nằm trong tay Hun Sen. Tuy phải chia sẻ một số ghế ở chính quyền trung ương, nhưng chính quyền địa phương về cơ bản vẫn nằm trong tay ĐảngNhân dân Campuchia. Hun Sen còn bị thách thức ba lần trước khi ông thâu tóm gần như hoàn toàn quyền lực608.
                    Cho dù Hun Sen rồi sẽ bị chỉ trích như một nhà độc tài, quyền lực của ông càng được củng cố ở Campuchia càng làm cho các nhà lãnh đạo Việt Nam cùng thời yên tâm. Phía Tây Nam từ đây là một quốc gia láng giềng. Phần tiếp giáp với Trung Quốc cũng bắt đầu trở thành một đường biên mậu dịch. Chiến tranh chính thức kết thúc đối với Việt Nam. Hà Nội trở về với những vấn đề lợi quyền muôn thuở.
                    Chú thích
                    558 Đại Tướng Lê Đức Anh, Nhà Xuất bản Quân Đội Nhân Dân, 2005.
                    559 Phạm Văn Trà, 2009, trang 326-327.
                    560 Phạm Văn Trà, 2009, trang 327-328.
                    561 Mai Xuân Tần, 2005, trang 176.
                    562 Mai Xuân Tần, 2005, trang 176.
                    563 Sđd, trang 177.
                    564 Theo điệu bài hát Anh Ở Đầu Sông Em Cuối Sông, Phan Huỳnh Điểu.
                    565 Văn Lê, thơ.
                    566 Mìn zip và K58 thường không làm chết người. Mìn zip thì cắt đứt gót chân của những người đạp phải nó. Mìn K58 thì bật lên và nổ ở độ cao khoảng 80cm, sức sát thương đủ cắt đứt hai chân của người lính dẫm lên nó và còn có khả năng sát thương cả người đi phía sau, phía trước.
                    567 Điều tra của Ben Kiernan trong cuốn The Pol Pot Regime cho rằng: 1,67 triệu người, tương đương với 21% dân số Campuchia lúc ấy (7,89 triệu người) đã bị chết dưới bàn tay Khmer Đỏ; 100% người Việt, với mười nghìn sống trong các đô thị và mười nghìn người khác sống ở các vùng nông thôn, đều bị Khmer Đỏ giết sạch. Tuy, được hậu thuẫn bởi Bắc Kinh, nhưng chế độ Khmer Đỏ cũng không tha mạng cho người Hoa. Khoảng 50% người Hoa sống ở Campuchia, tương đương với 215 nghìn người đã phải chết dưới bàn tay Pol Pot.
                    568 Đại sứ Việt Nam tại Campuchia giai đoạn 1979-1991.
                    569 Ngô Điền, 1992, trang 63.
                    570 Ngô Điền, 1992, trang 63.
                    571 Sđd, trang 60.
                    572 Ngô Điền, 1992, tr 60.
                    573 Hun Sen sinh năm 1952 (Năm sinh trong lý lịch là 1951) quê ở huyện Stưng Troong, Kongpong Cham. Khi còn học phổ thông, Hun Sen có tham gia phong trào học sinh, bị khủng bố, lánh về Kratie buôn hàng tiếp tế cho Quân Giải phóng miền Nam. Khi Lonnol đảo chính, Hun Sen chạy theo bộ đội Việt Nam và sau đó tham gia một đơn vị vũ trang Campuchia do bộ đội Việt Nam huấn luyện. Năm 1972, Hun Sen đã lên đến tiểu đoàn trưởng. Năm 1975, khi tham gia “giải phóng Kompong Cham”, Hun Sen bị thương nặng và hỏng mắt trái. Thời Pol Pot, Hun Sen là trung đoàn phó, tham mưu trưởng Trung đoàn Vùng 21. Tháng 6-1977, trung đoàn của Hun Sen được lệnh chuẩn bị tác chiến, trinh sát về báo, mục tiêu được giao là đồn biên phòng Hoa Lư của Việt Nam. Sau khi một số cán bộ trung đoàn được gọi về quân khu học tập không thấy quay trở lại, Hun Sen cùng với một số cán bộ tâm phúc khác chạy thoát sang Việt Nam. Hun Sen đã được hai cán bộ Việt Nam tiếp đón và giúp đỡ trong thời kỳ đầu, ông Tám Quang và Ba Cung, đánh giá rất cao. Sau một số lớp huấn luyện đầu tiên, Hun Sen đã viết những kiến nghị có tầm chiến lược, được nói là, đã làm cho các cán bộ Việt Nam kinh ngạc. Khi trở thành bộ trưởng, biết mình bắt đầu từ số không, Hun Sen, với tư chất thông minh, đã nỗ lực hết mình để học tập. Theo ông Ngô Điền: “Bộ Ngoại giao Việt Nam nhanh chóng soạn một giáo trình sơ đẳng về ngoại giao, cử cán bộ sang giúp tôi mở lớp đào tạo cấp tốc. Hun Sen học trước, học riêng và học rất chăm, sau đó tự mình lên bục giảng lại bài cho các cán bộ Campuchia khác”. Cách làm này vừa giúp Hun Sen nắm bài chắc hơn vừa giúp ông kiến tạo uy tín trong hàng ngũ cán bộ Campuchia.
                    Theo ông Ngô Điền, khác với Pen Sovan, muốn tỏ ra tự mình làm được, không chịu tranh thủ sự giúp đỡ của chuyên gia, anh Hun Sen lúc đầu luôn khai thác chuyên gia, học rồi hỏi. Nhưng, những việc như chọn cán bộ, giải quyết các mối quan hệ nội bộ thì Hun Sen lại thường tự làm.
                    574 Ngô Điền, 1992, trang 65.
                    575 Sđd, trang 76.
                    576 Pen Sovan bị đưa trở lại Hà Nội giam giữ cho tới ngày 25-1-1992.
                    577 Theo Tướng Lê Đức Anh: “Trở về Hà Nội, Bộ Chính trị họp bàn xét vụ này. Lúc đó, tôi nhớ anh Tô (Phạm Văn Đồng) đã phê phán rất gay gắt và đề nghị một mức kỷ luật rất nặng đối với toàn bộ cán bộ chủ chốt của Bộ Tư lệnh 479 và 719 có liên quan đến vụ việc. Tôi nghĩ, lúc đó bất cứ ai đứng vào cương vị và nhiệm vụ của tôi cũng cảm thấy rơi vào trạng thái khó xử, vì nếu tình hình chỉ thuần túy là anh em tự động làm, sai đến đâu kiểm điểm kỷ luật đến đó thì không khó. Nhưng đằng này lại có chuyện đồng chí Hồ Quang Hóa có ra Hà Nội báo cáo cấp trên. Vậy thì mấy ông ‘cấp trên’ này trách nhiệm đến đâu phải do Bộ Chính trị định đoạt. Bởi vậy, tôi đề nghị với Bộ Chính trị là giao cho tôi xử lý thì tôi chỉ xin xử lý những việc cụ thể và những con người cụ thể của Bộ tư lệnh 719 và 479 có liên quan thôi. Bộ Chính trị chấp nhận. Tôi cũng đề xuất Bộ Chính trị nên cử một đồng chí có cương vị cao, thay mặt Đảng ta sang xin lỗi Đảng bạn, Bộ Chính trị nhất trí cử anh Chu Huy Mân” (Đại tướng Lê Đức Anh, Nhà Xuất bản Quân Đội Nhân Dân, 2005, tr 186-187). Theo ông Lê Đức Anh: “Việc đầu tiên, tôi điện sang ngừng tất cả các cuộc bắt bớ và thả tất cả những người đã bắt. Tôi vào Thành phố Hồ Chí Minh, sang Camphuchia, yêu cầu các đồng chí có trách nhiệm, không chỉ của Mặt trận 479 mà cả các mặt trận khác lên báo cáo tình hình. Tôi nghe rất kỹ, hỏi rất kỹ và đi kiểm tra thực tế thì thấy rằng các đồng chí không hề có ác ý hay thủ đoạn gì ở đây, chẳng qua chỉ là do ấu trĩ và nôn nóng nên dẫn đến sai lầm… Không kỷ luật thì không được nhưng kỷ luật nặng quá cũng không nên. Cuối cùng chỉ kỷ luật hai người, mỗi người hạ một sao cho về nước” (Đại Tướng Lê Đức Anh, trang 188).
                    Hai nhân vật mà ông Lê Đức Anh đề cập là Thiếu tướng Hồ Quang Hóa và Thiếu tướng Tư Thanh, tư lệnh Mặt trận 479, cả hai bị giáng cấp xuống đại tá. Ông Hồ Quang Hóa còn bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương, nơi ông chỉ vừa mới được bầu vào hồi tháng 3-1982.
                    578 Tháng 10-1985, Tổng Bí thư Lê Duẩn tới Phnom Penh dự Đại hội lần thứ V Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.
                    Theo ông Ngô Điền: “Anh Lê Duẩn lúc đó đã bảy mươi tám tuổi, ăn uống phải theo chế độ cẩn thận. Anh Heng Samrin định đến ăn tối với đoàn nhưng do buổi tối anh Duẩn chỉ ăn nhẹ trong phòng riêng nên anh thu xếp ăn trưa cùng đoàn ở nhà khách Chamcar Mon. Suốt bữa ăn, anh Ba Duẩn nói say sưa về một số đề tài mà anh thường nhắc đi nhắc lại: làm chủ tập thể, xây dựng 400 pháo đài cấp huyện… Anh Heng Samrin không nói chen vào được bao nhiêu, chủ yếu ngồi nghe. Anh Ba Duẩn ăn ít, xong phần mình, anh nói: ‘Thôi nhé, ta đi nghỉ’, rồi kéo ghế đứng dậy đi về buồng mình ở ngay sau chỗ anh ngồi. Anh Heng Samrin đành thôi ăn, đứng dậy… Chắc anh Lê Duẩn không nghĩ ngợi gì, cho là cách xử sự của mình là bình thường. Mới hay tư tưởng nước lớn của ta đối với bạn đã ăn sâu và trở thành tự nhiên đến vậy” (Ngô Điền, 1992, trang 86).
                    579 Trần Quang Cơ, 2003, trang (?).
                    580 Tháng 8-1980, chiến sự xảy ra ác liệt ở điểm cao 1992, thuộc Sín Mần. Tháng 5-1981 Trung Quốc lại tiến đánh các cao điểm 1800A-1800B, thuộc Lao Chải, Hà Tuyên. Cũng tháng 5-1981, trên tuyến Đông Bắc, Trung Quốc tiến đánh bình độ 400, thuộc Cao Lộc, cao điểm 820, 630, thuộc Thất Khê, Lạng Sơn. Tháng 2-1982 Trung Quốc đánh vào Đồng Văn, Mèo Vạc, tháng 4-1983, đánh Mường Khương… 581 Ngày 26-3-1984, khi Quân Tình nguyện Việt Nam mở đợt tấn công lớn, phá vỡ các căn cứ của Khmer Đỏ tại biên giới Thái Lan, Trung Quốc liền điều quân và trong suốt hơn ba tuần lễ - từ ngày 2-4 đến 27-4-1984 - pháo kích cấp tập vào 205 mục tiêu ở hai mươi khu vực thuộc sáu tỉnh biên giới Hà Tuyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu. Có ngày, Trung Quốc bắn tới hơn 6.000 viên đạn pháo, có nơi phải chịu từ 1.000-3.000 viên đạn mỗi ngày. Nơi xa nhất bị bắn phá là thị xã Hà Giang, cách biên giới 18km. Trong các ngày từ 28-4 đến 30-4-1984, Trung Quốc bắn 12.000 quả đạn pháo vào sáu điểm tựa của Việt Nam để chi viện cho bộ binh tấn công đánh chiếm hàng loạt điểm cao như 226, 233, 772, 1509, bình độ 300-400. Ngày 15-5-1984, Trung Quốc dùng một trung đoàn tăng cường đánh xuống phía Đông sông Lô, ngay trong ngày chiếm được các điểm cao 1030, Si Cà Lá, 1250.
                    582 Trên biên giới Vị Xuyên-Yên Minh, chiến sự kéo dài từ tháng 4-1984 cho đến tháng 4-1989. Những điểm cao như 1545, 1509, 1030 ở Vị Xuyên hay 1250, Núi Bạc ở Yên Minh, Hà Giang đã trở thành những địa danh máu lửa. Trên những cao điểm chủ yếu được đánh số ấy, hàng ngàn người lính Việt Nam đã ngã xuống để giành giật từng tấc đất với quân Trung Quốc.
                    583 Theo Ezra F. Vogel (2011): Hai tuần sau khi rút quân khỏi Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Hoa đã gặp Đại sứ Liên Xô tại Bắc Kinh, đưa ra danh sách những vấn đề hai bên cần thảo luận để đi đến bình thường hóa quan hệ. Từ tháng 4 đến tháng 10-1979, đã có 5 cuộc gặp ở cấp thứ trưởng giữa Liên Xô và Trung Quốc. Cho dù mục tiêu ép Trung Quốc rút quân khỏi vùng Ngoại Mông và thôi trợ viện trợ cho quân đội Việt Nam ở Campuchia không thành công nhưng Đặng Tiểu Bình đã dẹp được mối đe dọa quân sự từ Liên Xô(trang 536). Ba ngày sau khi rút quân, 19-3-1979, khi họp với Ủy ban quân sự đặc trách khoa học và công nghệ, Đặng nhận định rằng: “Ít nhất trong 10 năm tới sẽ không có chiến tranh quy mô trên thế giới. Chúng ta không cần phải vội như vậy. Quân số quá đông. Chúng ta phải giảm xuống”. Chi phí quốc phòng của Trung Quốc giảm từ 4,6% GDP năm 1979 xuống còn 1,4% năm 1991. Trong thập niên 1980s, lượng vũ khí nhập ngoại của Trung Quốc chỉ bằng 1/6 của Việt Nam (trang 540-541). Quân số Trung Quốc giảm từ 6,1 triệu năm 1975 xuống còn: 5,2 triệu năm 1979; 4,2 triệu năm 1982; 3,2 triệu năm 1988 (trang 526).
                    584 Chiến cuộc đã giữ chân đội quân bảo vệ biên giới phía Bắc Việt Nam lên tới 3 quân đoàn, 11 sư đoàn, 13 trung đoàn và 70 tiểu đoàn độc lập.
                    585 Ezra F. Vogel, 2011, trang 534.
                    586 Trần Quang Cơ, 2003, trang (?).
                    587 Khuất Biên Hoà, 2005, trang 216.
                    588 Khuất Biên Hoà, 2005, trang 216.
                    589 Trần Quang Cơ, 2003, trang (?).
                    590 Sđd, trang (?).
                    591 Trần Quang Cơ, trả lời phỏng vấn tác giả năm 2004.
                    592 Theo ông Trần Quang Cơ, ngày 2-12-1989, ông Nguyễn Cơ Thạch đã đến Phnom Penh nói với Bộ Chính trị Campuchia: Chiến tranh ở Campuchia là một cuộc nội chiến, Việt Nam không thể đưa quân trở lại. Chỉ khi đạt được một giải pháp chính trị thì Trung Quốc mới thôi đứng sau lưng Khmer Đỏ, điều kiện cần thiết để lực lượng đe dọa Phnom Penh nhiều nhất này yếu đi.
                    593 Ngày 14-2-1988, Trung Quốc đưa 3 tàu chiến tới vùng biển Trường Sa. Vào lúc 1:30 ngày 15-2-1988, tàu HQ 701 nhận được lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam lao cắm vào đảo chìm Đá Lớn, lấy cả con tàu làm bia chủ quyền. Ngày 6-2- 1988, tàu HQ 701 khi trên đường đưa hàng Tết ra đảo Nam Yết, đã được lệnh neo lại đảo Đá Lớn, chờ. Đầu tháng 3-1988, Trung Quốc huy động hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa. Để bảo vệ các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam đã điều đến đây các tàu của Lữ đoàn vận tải 125 mang theo một số phân đội của Trung đoàn Công binh 83 và Lữ đoàn 146. Ngày 12-3-1988, tàu HQ-605 được lệnh từ đảo Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 6 giờ sáng ngày 14-3. Sau 29 tiếng hành quân, tàu HQ-605 đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14-3, cắm cờ Việt Nam trên đảo. Chín giờ sáng ngày 13-3, tàu HQ-604 và tàu HQ-505 được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Trong tình thế tàu Trung Quốc áp sát uy hiếp, đêm 13-3, Hải quân Việt Nam đã bí mật đổ bộ, cắm cờ Việt Nam trên đảo Gạc Ma. Sáng 14-3- 1988, bốn tàu lớn của Trung Quốc tiến gần đảo Gạc Ma, dùng loa nói ra mật danh của tàu HQ 604 và yêu cầu tàu rời đảo.
                    Một tổ 3 người trên tàu HQ 604 được Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân Việt Nam, cử lên đảo Gạc Ma bảo vệ Quốc kỳ. Hải quân Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo, bắn chết Thiếu úy Trần Văn Phương và chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, đâm trọng thương Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh. Từ hai chiến hạm của mình, Trung Quốc bắn pháo 100 mm làm chìm tàu HQ-604. Lữ đoàn phó Trần Đức Thông, Đại úy thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và nhiều sĩ quan, chiến sĩ đã hy sinh cùng tàu HQ-604. Sau khi thấy tàu HQ-604 bị bắn chìm, thuyền trưởng tàu HQ-505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo, tăng tốc cho tàu ủi bãi. Tàu HQ-505 đã kịp trườn được hai phần ba thân lên đảo Co Lin trước khi bị bắn cháy. Cùng ngày, tàu HQ-605 của Hải Quân Việt Nam cũng bị tàu Trung Quốc bắn tại đảo Len Đao, thủy thủ đoàn bơi thoát về đảo Sinh Tồn. Trước đó, không ai nghĩ là Trung Quốc sẽ bắn. Các chiến sỹ Hải quân Việt Nam chỉ được trang bị súng AK nhưng khi xuống đảo chìm, họ để hết vũ khí ở khoang hàng. Trung Quốc đã bắn như vãi đạn vào những người lính đang đứng giữa biển trong tay không tấc sắt. Trong trận chiến không cân sức ấy, Hải quân Việt Nam chịu tổn thất: 3 tàu bị cháy; 64 sĩ quan, chiến sĩ hy sinh; 11 người bị thương. Nhưng, chủ quyền tại các đảo Cô Lin và Len Đao đã được bảo vệ.
                    Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma.
                    594 Bộ trưởng Ngoại giao Nhật 1991-1993; Bộ trưởng Tài chánh 1980-1982.
                    595 Tổng Giám đốc Công ty kinh doanh ngoài nước (OFTC).
                    596 Trần Quang Cơ, 2003, trang (?).
                    597 Theo ông Trần Quang Cơ: Mãi tới ngày 19-6-1990, Tướng Lê Đức Anh mới nói trong cuộc họp Bộ Chính trị để đánh giá cuộc đàm phán giữa Trần Quang Cơ với Từ Đôn Tín, ông gặp Trương Đức Duy để nói cụ thể thêm ba ý mà anh Linh nói với đại sứ Trung Quốc hôm 5-6-1990: gặp cấp cao hai nước; hai nước đoàn kết bảo vệ chủ nghĩa xã hội; hai nhóm cộng sản Khmer nên nói chuyện với nhau. Cuộc gặp còn được viết trong cuốn tự truyện của ông Lê Đức Anh: “Ông (Lê Đức Anh) nói Cục trưởng Cục Đối ngoại quân sự Vũ Xuân Vinh đến mời Đại sứ Trương Đức Duy tới Nhà khách Bộ Quốc phòng ở số 28 Cửa Đông để ông mời cơm. Bữa cơm và cuộc gặp bí mật đó chỉ có hai người, vừa ăn vừa nói chuyện. Ông điểm lại quá trình Trung Quốc giúp Việt Nam… Đề nghị đồng chí Đại sứ báo cáo với lãnh đạo Trung Quốc. Ông mới nhậm chức nhưng cũng sẽ báo cáo với lãnh đạo của Việt Nam. Để lãnh đạo hai nước gặp nhau giải quyết việc này… Hôm đó Đại sứ Trương Đức Duy vừa ngạc nhiên vừa vui mừng ra mặt khi nghe ông nói những lời như vậy. Trương nói: Vậy thì tôi phải về báo cáo với lãnh đạo bên tôi” (Khuất Biên Hoà, 2005, trang 220).
                    598 Trần Quang Cơ, 2003, trang (?).
                    599 Sđd, trang (?).
                    600 Trần Quang Cơ, 2003, trang (?).
                    601 Sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, ngày 5-11-1991, Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã đi thăm chính thức Bắc Kinh. Quan hệ Việt - Trung trở lại bình thường như hai quốc gia có quan hệ ngoại giao với nhau. Nhưng, Trung Quốc không còn là một “đồng minh” như đã từng trong thập niên 1950s, 1960s nữa. Sau Đại hội Đảng lần thứ VII, tháng 6-1991: ông Nguyễn Văn Linh thôi chức Tổng Bí thư, ông Đỗ Mười thay thế; ông Lê Đức Anh, được xếp vào hàng thứ 2, từ năm 1992 sẽ làm Chủ tịch Nước kiêm Bí thư phụ trách quốc phòng-an ninh - ngoại giao; ông Võ Văn Kiệt làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; nhà lý luận Đào Duy Tùng giữ chức Thường trực Ban bí thư. Ông Nguyễn Cơ Thạch, người mà Trung Quốc đã đặt ra rìa trong các cuộc tiếp xúc song phương, bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị. Theo ông Trần Quang Cơ: “Sau Đại hội VII, mọi vấn đề quan trọng về đối ngoại của Nhà nước đều do Hồng Hà, Bí thư Trung ương, phụ trách đối ngoại - dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê Đức Anh và tất nhiên được sự tán thưởng của Tổng Bí thư Đỗ Mười - quyết định. Những phần công việc xưa nay vốn do Bộ Ngoại giao đảm nhiệm nay đều do Hồng Hà và Ban Đối ngoại chủ trì”. Theo ông Cơ: Ngày 5-8-1991, tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, Hồng Hà tuyên bố: “Từ nay trong quan hệ với Trung Quốc các ngành cứ tập trung ở chỗ anh Trương Đức Duy (Đại sứ Trung Quốc), không cần qua sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh”. Phó ban Đối ngoại Trung Quốc Chu Lương từng đề nghị: vì lý do kỹ thuật, quan hệ giữa hai Đảng xin làm qua Trương Đức Duy. Đây không chỉ là bỏ qua nguyên tắc ngoại giao, theo ông Trần Quang Cơ, mà còn là vấn đề “danh dự và quốc thể”.
                    602 Đến năm 1991, lực lượng Khu 203 có 19/62 ủy viên Trung ương, 8/16 ủy viên Bộ Chính trị, trong khi lực lượng tập kết chỉ có 5/62 ủy viên, 1/16 ủy viên Bộ Chính trị. Các chức vụ như tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch quốc hội, bí thư Thành ủy Phnom Penh, bộ trưởng Nội vụ, trưởng Ban Tổ chức Trung ương… đều là người của Khu 203. Phần còn lại trong chính trường Campuchia là lực lượng bắt đầu “tham gia cách mạng” sau ngày 7-1-1979: 24/62 ủy viên Trung ương; 2/16 ủy viên Bộ Chính trị, 40% ghế bộ trưởng, 28,5% số bí thư tỉnh, thành, 57,1% số chủ tịch tỉnh.
                    603 Mel Sam Ol là người Khmer nhưng gia nhập quân đội Việt Nam từ năm 17 tuổi. Năm 1979, từ một nữ y tá, chị được đưa về Phnom Penh giữ chức cục phó Cục Cán bộ, Bộ Quốc phòng, rồi sau đó được đưa vào Ban Bí thư, giữ chức trưởng Ban Tuyên huấn.
                    604 Ngày 10-12-1991, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 05/CT-TW, xác định: “Quan hệ giữa Đảng ta với Đảng Nhân dân Campuchia theo những nguyên tắc tôn trọng độc lập tự chủ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và theo phương thức mới, chủ yếu là quan hệ nội bộ, tránh mọi sơ hở gây hậu quả xấu, không lợi cho quan hệ về mặt Nhà nước và việc thi hành Hiệp định Paris về Campuchia… Trước mắt, Đảng ta chỉ quan hệ với Đảng Nhân dân Campuchia; sẽ xem xét tình hình các đảng và lực lượng khác để quyết định vấn đề quan hệ tùy từng trường hợp. Hai bên duy trì quan hệ giữa các đoàn thể quần chúng, các hội hữu nghị, tổ chức xã hội, tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, phù hợp với Hiệp định Paris về Campuchia và tập quán quốc tế. Hai bên ngừng các quan hệ kết nghĩa giữa các tỉnh thành phố của hai nước, quan hệ giữa các tỉnh, thành phố sẽ được giải quyết trong khuôn khổ quan hệ giữa hai Nhà nước”.
                    605 Ngày 16-11-1991, trong cuộc họp báo đầu tiên tại Hoàng Cung kể từ khi trở về, khi trả lời câu hỏi của phóng viên Tuổi Trẻ về việc Việt Nam đưa quân tới Campuchia, Sihanouk nói: “Vấn đề có hai mặt (deux aspects). Tôi biết ơn Việt Nam đã cứu tôi, gia đình tôi và nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng. Mặt khác, tôi lên án việc thực dân hóa Campuchia của Việt Nam. Thà chết vì tay Pol Pot còn hơn là nước không có độc lập”.
                    606 Trả lời phỏng vấn của tác giả năm 2004.
                    607 Ngày 11-6-1993, Khmer Đỏ tuyên bố không thừa nhận kết quả bầu cử và kêu gọi ám sát sáu nhân vật thuộc Đảng Nhân dân Campuchia. Trong khi, ông Hun Sen tố cáo cuộc bầu cử do UNTAC tổ chức là gian lận. Đảng Nhân dân Campuchia trong thế bị loại ra khỏi chính quyền đã dựng lên “phong trào ly khai đòi tự trị” trong nhiều vùng. Hai đại biểu của Đảng là Sinsong và Chakkrapong từ chối nhận chức đại biểu và đứng ra lãnh đạo phong trào này. Lo sợ đất nước bị chia cắt và nội chiến tái phát, Shihanouk đề nghị công thức chia quyền 45% + 45% + 10%. Funcinpec phải chấp nhận vì thắng lợi của họ là nhờ ảnh hưởng của ông hoàng Sihanouk.
                    608 Một lần suýt bị các đồng chí của ông ép từ chức. Một lần bị đảo chính hụt bởi Bộ trưởng Nội vụ Sin Song có sự hậu thuẫn của Chea Sim (2-7-1994). Một lần bị đảo chính bởi Funcinpec va lực lượng Khmer Đỏ: cuộc đảo chính được thực hiện ngày 5-7-1997 khi Hun Sen đang ở Vũng Tàu và Ranaridth thì lánh ra nước ngoài; ngày 6-7-1997, một ngày sau khi Hun Sen trở về, ông đập tan cuộc đảo chính; bảy tướng của Funcinpec bị giết.v

                    Comment


                    • #25
                      Phụ lục

                      Phụ lục 1 – Sự thật lịch sử về tăng 390 và tăng 384


                      rong suốt hơn hai mươi năm kể từ ngày 30-4-1975, truyền thông trong nước đã mặc nhiên thừa nhận chiếc xe 843 của Bùi Quang Thận đã húc đổ cổng Dinhtrong khi sự thật chính là xe 390. Theo Trung tá Bùi Văn Tùng: “Sau khi biết Thậnlà người cắm cờ, báo chí vây lấy cậu ấy. Chắc thằng Thận không nói, nhưng các nhà báo suy ra Thận cắm cờ thì 843 của Thận phải là xe vào trước. Khi về tới Long Bình, anh em đã báo cáo lên, xe 390 húc đổ cổng Dinh, nhưng khi nghe báo nói xe 843 anh em cũng cho qua. Về sau, do vụ “ai cắm cờ” đã khá bầm dập nên nhiều người nghĩ, cải chính làm chi cho phức tạp. Sau đó, Việt Nam lại xung đột với Trung Quốc mà chiếc 390 là T59, viện trợ của Trung Quốc, trong khi chiếc 843, T54, viện trợcủa Liên Xô nên càng không ai nghĩ tới việc làm rõ sự kiện này”.

                      Lữ đoàn 203 có bốn chiếc tăng bị bắn cháy trước khi vào đến Dinh Độc Lập. Vào lúc 9 giờ sáng, những chiếc tăng của Lữ 203 đã bị chặn lại trong một trận đọ sức ác liệt giữa các chiến xa của hai bên. Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 1, Ngô Quang Nhỡ, mở nắp tháp pháo nhô người ra chỉ huy đã bị bắn xuyên qua trán, chết khi chiến tranh kết thúc chỉ còn trong gang tấc. Chiếc tăng 866 khi chạy tới Thị Nghè cũng bị trúng đạn, một người chết ngay tại chỗ, một người bị thương nặng rớt xuốngđường. Những người lính vào giờ phút ấy nhận ra sống sót là tấm huân chương quan trọng nhất. Trong suốt hai mươi năm, bốn người lính trên chiếc tăng 390 tiếp tục chiến đấu ở Campuchia, ở phía Bắc rồi lầm lũi mưu sinh chứ không hề tìm kiếm vinh quang. Khi coi phim tài liệu, thấy Bùi Quang Thận cầm một lá cờ rất to, loại cờ không chứa trong những chiếc xe tăng tiến vào Dinh trong ngày 30-4, Thiếu úy Lê Văn Phượng lại tặc lưỡi nghĩ rằng, “lịch sử đôi khi được làm bằng báo chí”.

                      Sáng 1-5-1975, khi rút về căn cứ Long Bình, Lê Văn Phượng đã viết tường trình đúng như những gì xảy ra. Anh không biết cấp trên báo cáo ra sao để “lịch sử thành văn” chỉ nhắc đến chiếc xe của Bùi Quang Thận. Những thước phim, những bức ảnh “húc đổ cổng Dinh Độc Lập” được phục dựng đã thế chỗ sự thật và số phận của những người được nói đến thật cách biệt với những người im lặng. Bùi Quang Thận sau ngày 30-4 được điều về Bộ chỉ huy, còn Thiếu úy Lê Văn Phượng và ê-kíp xe 390 được điều lên biên giới Tây Ninh, chuẩn bị cho cuộc chiến ở Campuchia, rồi tháng 3-1979 lại được điều ra tham gia cuộc chiến tranh phía Bắc. Ba người trên chiếc xe tăng 390 xuất ngũ năm 1981, một người, Lê Văn Phượng, xuất ngũ năm 1986. Kể từ đó, bốn anh em không có điều kiện gặp nhau.
                      Thượng úy Lê Văn Phượng ra quân, về quê; năm 1992 anh học hớt tóc, rồi dựng lều hành nghề ở bờ hào bên thành nhà Mạc, bị công an đuổi chạy lên, chạy xuống. Sau, người lính đã cho xe tăng nghiến lên cổng Dinh Độc lập ấy đã phải chạy về mở lán cắt tóc gần cổng Trường Sĩ quan Lục Quân ở Sơn Tây. Tuy không tranh dành quyền lợi ở chốn quan trường, nhưng trong thẳm sâu, người lính ấy cũng tự hào về những gì mà mình đã làm cho đất nước. Anh đem câu chuyện “húc đổ cổng Dinh Độc Lập” ra kể với các con. Nhưng, ở trường, lịch sử được dạy không giống như những gì đã xảy ra. Đứa con gái học tiểu học về khóc: “Bố nói bố chỉ huy xe 390vào Dinh Độc lập trước tiên, con khoe với bạn học và cô, nhưng bài học dạy, bác Bùi Quang Thận lái xe vào trước và cắm cờ trên Dinh. Chúng bạn trêu con nói phét. Con xin nghỉ học”. Lê Văn Phượng chỉ biết phân trần với chính quyền địa phương nhưng nào ai biết là anh đúng hay sách đúng.
                      Mãi tới năm 1995, khi nữ ký giả Pháp có tên là Francoise De Mulder đến Việt Nam, những người lính tăng trên chiếc xe làm nên lịch sử ấy mới có dịp gặp nhau. Francoise De Mulder là người phụ nữ mà sau khi tăng 390 cán qua cổng Dinh đã chụp được tấm hình Lê Văn Phượng nhô đầu ra khỏi tháp xe và nhìn thấy bà trongmột khoảng thời gian rất ngắn. Francoise De Mulder sinh năm 1944, sang Việt Nam làm phóng viên ảnh từ năm 1963, lúc mười chín tuổi. Năm 1976, bà có mặt ở Lebanon, nơi có hàng trăm người tị nạn Palestine bị hành quyết bởi lực lượng vũ trang cánh hữu Phalang. Tại trại tị nạn ở quận Quarantaine – Beirut, bà chụp được cảnh một phụ nữ đang van xin các binh lính tha chết cho chồng trên một đường phố đang bốc cháy, ngay giữa thủ đô Beirut. Tấm hình này đoạt giải nhất của Giải WPPA lần thứ 20, là ảnh báo chí xuất sắc nhất thế giới năm 1976. Bà cũng là nữ ký giảảnh đầu tiên đoạt giải này. Năm 2003 De Mulder bị bệnh bạch cầu và liệt người. Năm 2005, bà mất tại Paris, thọ 61 tuổi.
                      Năm 1995, tại Paris, bà Francoise De Mulder tổ chức triển lãm những tấm ảnhbà chụp được trong ngày 30-4-1975. Những bức ảnh đã gây chú ý cho một sỹ quan khi ấy đang làm tùy viên quân sự tại Pháp, anh đã giúp đỡ để đầu tháng 3-1995, bà Francoise De Mulder về đến Việt Nam. Người đầu tiên mà bà gặp là anh Nguyễn Văn Tập, lái tăng 390, khi ấy đang lái xe ba gác ở Thái Bình. Rồi bà gặp anh Vũ Đăng Toàn, chính trị viên đại đội, khi ấy đang nuôi heo ở Hưng Yên. Bà không tìmra anh Ngô Sỹ Nguyên, pháo thủ I, vì khi ấy anh Nguyên không sống ở địa phương. Cuối cùng, bà đến Sơn Tây gặp Lê Văn Phượng đúng khi anh đang hành nghề cắt tóc. Sau cuộc gặp đó, ngày 22-6-1995, Thiếu úy Lê Văn Phượng được mời dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Lữ đoàn 203, bấy giờ đã phiên thành Trung đoàn xe tăng 203.
                      Ở đó, Lê Văn Phượng gặp lại Nguyễn Văn Tập và Vũ Đăng Toàn rồi cả ba được vào tham quan Dinh, bấy giờ đã có tên là Dinh Thống Nhất. Khi đó, họ mới biết chiếctăng 843 “hiện vật” vẫn được trưng bày tại Bảo tàng Tăng Thiết Giáp, Hà Nội, còn chiếc “843” sau này trưng bày trong Dinh chỉ là một chiếc tăng cùng loại được sơn và ghi số hiệu vào. Trong khi chiếc xe của Bùi Quang Thận được sơn phết, bảo dưỡng, lau chùi, nâng niu từ sau 30-4-1975 đến nay, tăng 390 vẫn rong ruổi trên chiến trường Campuchia, mãi đến sau 1995 mới được đem về Bảo tàng Tăng Thiết Giáp.
                      Chuyến đi của Bà Francoise De Mulder được phát trên VTV và sau đó được thể hiện lại trong một cuốn phim xúc động. Bốn chiến sĩ xe tăng 390 cũng trở nên nổi tiếng nhưng là dưới một biệt danh mới do người xem đặt ra: Ông gác đầm cá Vũ Đăng Toàn; Ông đánh giậm Nguyễn Văn Tập; Ông lái xe lam Ngô Sĩ Nguyên; Ông cắt tóc bị công an đuổi ở Bờ Hào Lê Văn Phượng. Các học viên Lục Quân sau khi biết Lê Văn Phượng qua bộ phim “Bốn chiến sĩ xe tăng 390” thường để dành tóc “đem đầu” đến tiệm cắt tóc của ông; bảo vệ trường sỹ quan cũng thương tìnhkhông đuổi. Sau một thời gian chạy xe lam, Ngô Sĩ Nguyên được một anh bạn thanh lý cho một chiếc xe Gát 69 làm phương tiện vận chuyển hàng hóa cho cácchủ hàng trên tuyến Hà Nội-Thường Tín. Nhằm giúp Nguyễn Văn Tập giải quyết khó khăn, Bưu điện huyện Gia Lộc, Hải Dương, đã nhận anh vào làm bưu tá xã. Năm 2003, khi xem một chương trình giao lưu với bốn chiến sĩ xe tăng 390, một trí thức và là một nhà doanh nghiệp đã liên lạc với bốn chiến sĩ xe tăng 390, viết thư cho từng anh, tự giới thiệu mình là chủ tịch hội đồng quản trị một công ty, mời các anh lên thăm. Từ tháng 11-2003, Vũ Đăng Toàn được công ty này mời về phó giám đốc một xí nghiệp sản xuất sơn giao thông và ông Nguyễn Văn Tập cũng được mời về đây vừa làm thủ kho, vừa điều khiển xe nâng hàng. Những “người hùng” kể về sự tiếp nhận của nhà doanh nghiệp này như một sự hàm ơn.
                      Phụ lục 2 – Tướng Big Minh sau 1975
                      Tướng Dương Văn Minh đã từng quyết định ở lại để “làm dân một quốc gia độc lập”, nhưng cho dù được ông Võ Văn Kiệt đối xử trân trọng, cuối thập niên 70 ông vẫn quyết định rời Việt Nam. Không chỉ do cuộc sống có những khó khăn mà có lẽ những gì xảy ra lúc ấy ở miền Nam cũng khiến lòng ông giằng xé. Tuy nhiên, ông tỏra hết sức cẩn trọng trong mọi ứng xử. Trước khi sang định cư ở Pháp, ông Minh hỏi bà Năm Mè (Bùi Thị Mè), “thứ trưởng” Bộ Y tế của “Cộng hòa Miền Nam” và là bạn từ thiếu thời của ông: “Tổng Lãnh sự Pháp mời cơm tôi, theo chị tôi có nên nhận lời không?”. Bà Mè đem chuyện hỏi ông Võ Văn Kiệt, ông Kiệt nói: “chị kêu ảnh cứ gặp và chị nhớ đừng nói gì để anh ấy nghĩ là tôi dặn dò. Con người như thế mình nói gì thêm với họ là không cần thiết”. Trong bữa cơm với Lãnh sự Pháp, ông Tổng Lãnh sự hoan nghênh vợ chồng ông Minh đã chọn Pháp làm nơi cư trú, ông nói: “Ngài Đại sứ gửi lời thăm và muốn tôi nói với ông là Chính phủ Pháp sẽ lo hết chuyến đi củaông”. Ông Dương Văn Minh đã đáp lại: “Tôi xin cám ơn, Chính phủ của tôi đã lohết”. Trước khi ông Minh đi Pháp, ông Kiệt kêu Thư ký Phạm Văn Hùng bố trí ở nhà bà Năm Mè một “bữa cháo gà”, theo lời ông Hùng thì hai người đã nói chuyện với nhau suốt nhiều giờ tâm đắc.
                      Năm 1984 khi dự Quốc khánh Cộng hòa Dân chủ Đức, sau đó đi thăm chính thức Algeria, trên đường về, ông Võ Văn Kiệt có ghé qua Pháp thăm ông Dương văn Minh, hai người đã trò chuyện khá lâu và theo ông Kiệt là rất cởi mở. Trong những ngày ở Pháp, Tướng Dương Văn Minh vẫn liên lạc với bà Năm Mè. Trong một bức thư viết tay đề ngày 28-8-1988, ông tâm sự: “Ở Montheny được cái yên tĩnh như ở làng bên mình nên tôi và “nhà tôi” rất khỏe. Cũng nhờ không khí ở đồng nên sức khỏe tốt. Đau ốm thì có bác sĩ và thuốc men đầy đủ, mỗi hai tháng đi khám sức khỏe một lần, về cả thử máu (thử đủ chuyện). Tất cả đều được miễn phí nên được yên tâm phần nào. Nhưng dẫu sao cũng nhớ nhà lắm chị Năm ơi! Nhớ bạn bè, nhớ bà con thân thuộc. Nhớ người nầy, nhớ người kia, nhất là nhớ mẹ tôi năm nay đã già mà tôi ở xa quá. Ở nhà còn hai đứa em trai và một đứa em gái nhưng tôi thấy tụi nó không biết lo cho mẹ già đúng mức…” Trong thập niên 90, khi tình hình trongnước đã khá dần lên, bản thân ông Võ Văn Kiệt cũng muốn ông Dương Văn Minh trở về Việt Nam như một minh chứng cho “Đổi mới”. Năm 1994, khi ông Hồ NgọcNhuận đi Pháp, có đến thăm ông Minh và tất nhiên là có chuyển lời mời của ông Võ Văn Kiệt.
                      Một bức thư của bà Năm Mè gửi cho ông Dương Văn Minh vào giữa thập niên 90 cho thấy việc xúc tiến đón ông trở lại Sài Gòn đã được làm khá tích cực. Bức thư viết: “Anh Hai kính mến! Năm mới chúng tôi xin chúc Anh: sức khỏe, hạnh phúc. Tôi có nhận 2 fax của cháu Đức. Chưa trả lời được cho cháu vì tôi bị cấp cứu về tim. Được fax anh, tôi vội trả lời để anh yên tâm. Tôi đã chuyển lời chúc tết của anh đến các anh em. Về chuyện nhà của anh Hai đừng bận tâm, anh em đã lo. Lài đã xây xong nhà, qua tết gia đình Lài sẽ dọn đi. Anh Hai cứ lo việc về, anh em dặn tôi viết thư cho anh để anh yên tâm… Không có gì trở ngại, anh Hai đừng lo. Anh cứ xúctiến việc về. Mọi người đều kiểm tra nhà Lài. Bà Bảy cũng đã hứa. Sáng nay anh em cho biết sau tết là gia đình Lài sẽ dọn về nhà mới. Trong việc Anh sẽ không có gìkhó khăn, mọi người đều mong Anh. Kính chúc anh sức khỏe và được đón anh một ngày rất gần đây. Các cháu rất mong cậu Hai. Nhà cửa sữa xong rồi. Kính mến”. Kèm theo bức thư của bà Năm Mè, Luật sư Trần Ngọc Liễng viết: “Kính anh Minh thân mến! Tôi hoàn toàn đồng ý với chị Năm Mè về việc yên ổn cho Anh khi trở về đây. Riêng tôi thấy có sự lưu ý giúp đỡ của các bạn của chị Năm thì trăm việc không có sơ sẩy điểm nào. Điều cần thiết là vấn đề sức khỏe của anh và sự bình yên về tâm trí thì đâu cũng là hạnh phúc cho cá nhân và cho mọi người xungquanh. Kinh chào thân mến. Liễng”.
                      Trong bức thư gửi bà Năm Mè đề ngày 10-4-1996, ông Dương Văn Minh đã rất nôn nóng. Ông viết: “Tôi có nhận được thơ của chị. Mỗi lần đọc thơ và tin tức ở quê hương là tôi muốn, phải chi có cánh bay về ngay thì vui biết mấy. Nếu bữa nay tôi viết chữ không được ngay ngắn, khó đọc xin chị thứ lỗi cho. Vì tôi vừa mổ xong mắt trái đến nay mỗi tuần phải đi bác sĩ khám. Có lẽ đến tháng septembre (tháng 9) họ mới mổ con mắt thứ nhì. Phải đợi lâu vì bên này họ quá kỹ và đông người mình phải đợi đến phiên mình. Tôi rất nóng lòng, lúc nào cũng mong đâu đó cho mổ để vềsớm mà cứ bị kẹt chuyện này chuyện nọ hoài bực quá. Có điện nhờ chị thưa với anh Sáu để anh Sáu được rõ lòng tôi. Viết đến đây, cay mắt quá nghĩ chút sẽ viết tiếp nghe chị… Tội nghiệp Đức, lúc nào nó cũng cố gắng tìm đủ cách để giúp tôi về nước đến với quê hương. Lúc nào nó cũng đặt hết hy vọng nơi anh Sáu và chị. Nó tính làsẽ thành công. Theo những câu chuyện của nó, tôi thấy nó và Đạo (con trai bà Năm Mè- HĐ) rất hợp ý nhau. Thấy vậy tôi rất mừng. Tôi về được quê hương gặp lại mấy cháu chắc là vui lắm. Hy vọng sớm gặp nhau. Thương nhớ”.
                      Về sau, Bà Năm Mè có sang Pháp để gặp ông Dương Văn Minh, không rõ câu chuyện ra sao mà từ đó ông Minh bắt đầu suy nghĩ lại. Sau khi ông Minh mất tại Mỹ (6-8-2001), Dân biểu Nguyễn Hữu Chung, người đã đọc Điếu văn trong Lễ tang Tổng thống Dương Văn Minh, có gửi email cho ông Hồ Ngọc Nhuận. Email, đề ngày 29-1-2004, viết: “Có mấy chuyện tôi muốn nói để anh rõ. Chuyện ông TướngDương Văn Minh: Sau khi bà Minh mất, ông Minh rất buồn, nhất là vì hai con dâu đối đãi với ông Minh không được đàng hoàng lắm. Trước tình trạng đó, ông Minh muốn về Việt Nam sinh sống, ông có hỏi ý tôi và tôi đã OK, chỉ cho ý kiến là về ViệtNam không nên ở “Hồng Thập Tự” (Dinh Hoa Lan) mà nên lên Thủ Đức ở vì Thủ Đức là nhà của ông trong khi nhà đường Hồng Thập Tự là nhà của Nhà nước. Ông cũng không nên có một hoạt động gì cả (Tôi cảnh giác ông Minh điều này vì thấy ở Việt Nam có nhiều phe quá, chưa chi đã có phe chửi bới ông, họ nói Nhà nước cho ông về vì xưa kia ông đã được Cách mạng móc nối…Công việc của ông Minh càng phức tạp hơn khi Đức (con trai của ông) đi về Việt Nam vận động cái gì đó và có gặp ông Võ Văn Kiệt. Ông Kiệt có gửi cho ông Minh một cái thư mời ông Minh về, lời lẽ rấtdễ thương (mà ông Minh có gửi cho tôi bản sao). Trong thời gian đó lại có bà Mè, chị vợ của anh Lý Chánh Trung hay tới lui thăm viếng, tạo một bầu không khí cách mạng náo nhiệt chung quanh ông Minh khiến nhiều người thân với ông (trong đó có mấy người bạn ông và chị Mai con gái lớn của ông) không bằng lòng. Tới một lúc nào đó, ông Minh thấy mình không chịu nổi cái ồn ào ở Paris nên ông đi Mỹ ở với chị Mai. Sau vài lần đi về như thế, ông thấy có thể ở yên bên Mỹ nên ông quyết định ở luôn”.

                      Cũng năm 2004, khi xem lá thư nói trên của Dân biểu Nguyễn Hữu Chung, ông Võ Văn Kiệt cho biết là cá nhân ông Đỗ Mười cũng cho người tiếp xúc, với ý định mời ông Dương Văn Minh về tham gia Mặt trận Tổ quốc. Theo ông Hồ Ngọc Nhuận, vị sứ giả mà ông Đỗ Mười phái đi gặp ông Dương Văn Minh là cựu Chủ tịch Thượng viện, bà Lê Phước Đại. Ông Nguyễn Hữu Chung tâm sự tiếp với ông Hồ Ngọc Nhuận trong email đề ngày 29-1-2004: “Tôi có thể nói rằng nếu tôi khuyên ông Minh về Việt Nam thì ông đã về vì rất nhiều lần ông hỏi ý, và còn có ý rủ tôi cùng về. Nhưng tôi cảm thấy có một sự bất ổn nào đó nên đã không khuyên ông về. Tội nghiệp ông đã phải sống những năm chót trong sự cô đơn, về Việt Nam sống thì chắc vui hơn. Tôi hơi mệt nên xin phép anh tạm ngưng bút. Hẹn thư sau. Về bài Điếu văn hôm đám ma ông Minh, tôi có nhờ anh Trần Văn Sơn chuyển cho anh. Hy vọng anh đã nhận được. Chung”. Đây chính là bức thư cuối cùng của ông Nguyễn Hữu Chung gửi cho ông Hồ Ngọc Nhuận. Ông Chung sau đó đã mất ở Canada vì bệnh ung thư.

                      Theo ông Nguyễn Hữu Chung, ông Hồ Ngọc Nhuận và những người thân khác, Tướng Dương Văn Minh đã lặng lẽ ra đi mà không hề để lại một dòng hồi ký. Ông Minh có lẽ đã khôn ngoan quyết định cứ để cho người đời bàn cãi về việc ai đã ra lệnh giết hai anh em nhà Ngô Đình Diệm; về việc vì sao lại chọn cách đi vào lịch sử như một kẻ đầu hàng.

                      Comment


                      • #26
                        Tác giả

                        HẾT CUỐN I.
                        (Tìm đọc Bên Thắng Cuộc, CUỐN II: QUYỀN BÍNH).
                        Tác giả.
                        Huy Đức - Trương Huy San.
                        sinh năm 1962 tại Hà Tĩnh.
                        nhập ngũ tháng 3-1979.
                        học viên trường Sỹ quan Hoá Học (1980-1983).
                        chuyên gia quân sự ở Campuchia (1984-1987).
                        phóng viên báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, và Sài Gòn Tiếp Thị (1988-2009).
                        blogger của trang Osinblog (2006-2010).
                        Humphrey Fellow về phân tích chính sách tại Đại học Maryland (2005-2006).
                        Nieman Fellow về phân tích chính trị tại Đại học Harvard (2012-2013).
                        Liên hệ tác giả qua thư điện tử osinbook@gmail.com.
                        Facebook: https://www.facebook.com/BenThangCuocBook.
                        Mục lục
                        Mấy lời của tác giả
                        Lời cám ơn
                        Phần I: Miền Nam
                        Chương I: Ba Mươi Tháng Tư
                        Đi từ bưng biền
                        Xuân Lộc
                        Tướng Big Minh
                        Trại Davis
                        Nguyễn Hữu Hạnh
                        Sài Gòn trong vòng vây
                        Xe tăng 390
                        Đầu hàng
                        Tuẫn tiết
                        Chương II: Cải tạo
                        Những ngày đầu
                        “Ngụy Quyền”
                        “Ngụy Quân”
                        “Đoàn tụ”
                        “Phản động”
                        Tù và cải tạo
                        “Thăm Nuôi”
                        “Học Tập”
                        Chương III: Đánh tư sản
                        “Chiến dịch X-2”
                        Đổi tiền
                        “Gian thương”
                        “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh”
                        Hai gia đình tư sản
                        Kinh tế mới
                        Chương IV: Nạn Kiều
                        Đội quân thứ năm
                        Hiệp định Geneva
                        “Chổi ngắn không quét xa”
                        Hoàng Sa
                        Sợ “con ngựa thành Troy”
                        “Nạn Kiều”
                        “Phương án II”
                        “Ban 69”
                        Vụ Cát Lái
                        Chương V: Chiến tranh
                        Biên giới Tây Nam
                        Pol Pot
                        Đi dây
                        Khmer Đỏ và Campuchia dân chủ
                        “Kẻ Thù Lịch Sử”
                        Thất bại trong tấn công ngăn chặn (Pre-emptive War)
                        “Nhất Biên Đảo”
                        “Áo lính lại khoác vào ngay”
                        Chương VI: Vượt biên
                        “Vượt biên”
                        Từ “trí thức yêu nước”
                        Đến “thường dân”
                        Trước khi tới biển
                        Đường tới các trại tị nạn
                        Chương VII: “Giải Phóng”
                        Sài Gòn thay đổi
                        Kinh tế mới
                        Đốt sách
                        Cạo râu
                        “Cách mạng là đảo lộn”
                        Lòng người
                        Những người được sinh ra không đúng cửa
                        “Cánh cửa” Thanh niên Xung phong
                        “Nổi loạn”
                        “Sài Gòn lại bắt đầu ghẻ lở”
                        Phần II: Thời Lê Duẩn
                        Chương VIII: Thống nhất
                        Nước Việt Nam là một
                        “Bắc hóa”
                        Chủ nghĩa xã hội
                        “Con đường của Bác”
                        “Mỗi người làm việc bằng hai”
                        Lê Duẩn và mối tình miền Nam
                        Chấp chính và chuyên chính
                        Chương IX: Xé Rào
                        Bế tắc
                        Mậu dịch quốc doanh
                        Máy bỏ không, công nhân cuốc ruộng
                        Tháo gỡ
                        Nghị quyết Trung ương 6
                        Bù giá vào lương
                        Cắm cờ xé rào
                        Khoán chui
                        Ông Kiệt xé rào, ông Linh lãnh đạn
                        “Ai thắng ai”
                        Chương X: Đổi mới
                        Hội nghị Đà Lạt
                        Nhóm giúp việc mới
                        Người của những khúc quanh lịch sử
                        Từ chính sách Kinh Tế Mới
                        Đến chọc thủng thành trì bao cấp
                        Giá-Lương-Tiền
                        Nã pháo vào bộ tổng
                        Khép lại trang sử Lê Duẩn
                        Vai trò của Mikhail Gorbachev
                        Tuyên ngôn đổi mới
                        Bàn tay Lê Đức Thọ
                        Phút 89
                        Chương XI: Campuchia
                        “Pot ở đầu phum ta cuối phum”
                        “Xuất khẩu cách mạng”
                        Tư tưởng nước lớn
                        Bị cô lập
                        Phương Bắc
                        Hội nghị Thành Đô
                        Campuchia thời hậu Việt Nam
                        Phụ lục 1. Sự thật lịch sử về tăng 390 và tăng 384
                        Phụ lục 2. Tướng Big Minh sau 1975
                        Tác giả
                        Danh mục sách tham khảo

                        Comment


                        • #27
                          Danh mục sách tham khảo

                          1. Archimedes L. A. Patti, Why Vietnam, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2007.
                          2. Ba mươi năm Công giáo Việt Nam dưới chế độ Cộng sản 1975 – 2005, Nguyệt san diễn đàn giáo dân và phong trào giáo dân Việt Nam hải ngoại cơ sở Đức quốc, 2005.
                          3. Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2001, Nền Kinh tế trước ngã ba đường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.
                          4. Ban Tuyên giáo Thành ủy – Cục Chính trị quân khu 7 Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn Mậu Thân 1968, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2008.
                          5. Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Kỷ yếu Thủ tướng Phan Văn Khải làm việc với Ban nghiên cứu và tổ kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Chính phủ, Bản thảo ngày 13 tháng 2 năm 2004.
                          6. Bản thảo Hồi ký Ngô Công Đức 1936 – 2007.
                          7. Bộ Ngoại giao, Phạm Văn Đồng và Ngoại giao Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2006.
                          8. Bùi Diễm, Gọng kìm lịch sử, cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai, 2000.
                          9. Carl Bernstein, Hillary Rodham Clinton người đàn bà quyền lực, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2008.
                          10. Chính Đạo Việt Nam niên biểu 1939 – 1975, Văn hóa xuất bản và phát hành, 2000.
                          11. Chương trình Khoa học Công nghệ cấp nhà nước KX.01, “Quá trình phát triển nhận thức của Đảng về con đường XHCN qua cuộc đổi mới”, Bản thảo năm 1994.
                          12. Chuyện kể về chị Ba Thi nữ anh hùng lao động, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long, 1992.
                          13. Chuyện thời bao cấp tập 1, Nhà xuất bản Thông tấn, 2011.
                          14. Christopher E. Goscha, Courting Diplomatic Disaster? The Difficult Intergration of Vietnam into the Internationalist Communist Movement (1945-1950), “Vietnam Studies” Conference April 6, 2006, UC Berkeley.
                          15. Duyên Anh, Nhà tù hồi ký, Nhà xuất bản Xuân Thu, 1987.
                          16. Dương Đức Dũng, Nhà doanh nghiệp cần biết Những gương mặt tỷ phú Sài Gòn trước năm 1975, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1992.
                          17. Đại tướng Phạm Văn Trà, Đời chiến sĩ hồi ký, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2009.
                          18. Đại tướng Văn Tiến Dũng, Đại thắng mùa xuân, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 1976.
                          19. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Hành Dinh trong Mùa Xuân Toàn Thắng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000.
                          20. Đại Việt Sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, 2003.
                          21. Đào Xuân Sâm, Viết theo dòng đổi mới tư duy kinh tế, Nhà xuất bản Thanh niên, 2000.
                          22. David G. Marr, Vietnam 1945, The Regents of the University of California, 1995.
                          23. Đặng Phong, “Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới, Nhà xuất bản Tri thức, 2009.
                          24. Đây là Đài Phát thanh Giải phóng, Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1997.
                          25. Egon Krenz, Mùa thu Đức 1989, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2010.
                          26. Ezra F. Vogel, Deng Xiaoping and the Transformation of China, the Belknap Press of Harvard University Press, 2011.
                          27. Giáo giới trong đấu tranh đô thị qua hai thời kỳ Nam Bộ kháng chiến (1945 – 1975), Bản thảo tháng 6 năm 2004.
                          28. GS. Trần Nhâm, Trường Chinh – Một tư suy sáng tạo, một tài năng kiệt xuất, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2009.
                          29. Hà Văn Thư – Trần Hồng Đức, Tóm tắt Niên biểu Lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, 1996.
                          30. Henry Kissingger, Ending the Vietnam War, Simon & Schuster, 2003.
                          31. Henry Kissinger, Những năm bão táp (Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng), Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 2003.
                          32. Hoàng Dũng, Chiến tranh Đông Dương III, Văn Nghệ xuất bản, 2000.
                          33. Hoàng thân Norodom Shihanouk cùng Bernard Kriser, Hồi ký Shihanouk, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 1999.
                          34. Hoàng Minh Thắng, Nơi ấy tôi đã sống, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2003.
                          35. Hoàng Ngọc Thành và Trần Thị Nhân Đức, Tài liệu Sử: Những ngày cuối cùng của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
                          36. Hoàng Tùng, Những kỷ niệm về Bác Hồ.
                          37. Học viện Chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đồng chí Trường Chinh – Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Cách mạng Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, 2007.
                          38. Hồ Ngọc Nhuận, Bản thảo Đời hay Chuyện về những người tù của tôi.
                          39. Hồ Ngọc Nhuận, Bản thảo Tình bạn hay Những là thư tâm tình về tình hình chính trị tại miền Nam Việt Nam trước 1975.
                          40. Hồi ký của Nguyễn Kỳ Nam 1945 – 1954, Xuân Giáp Thìn 1964.
                          41. Hồi ký Trần Văn Giàu 1940 – 1945.
                          42. Hồi ức Mai Chí Thọ, tập 2 Theo bước chân lịch sử, Nhà xuất bản Trẻ, 2001.
                          43. Hội nghị Genève năm 1954 về Đông Dương.
                          44. Hội thảo Khoa học Lịch sử phát triển Kinh vĩnh tế, Sở Khoa học Công nghệ môi trường An Giang, 1999.
                          45. Huỳnh Bá Thành, Vụ án Hồ Con Rùa, Phụ bản báo Tuổi trẻ, 1983.
                          46. Lê Duẩn, Thư vào Nam, Nhà xuất bản Sự Thật, 1985.
                          47. Lê Hoài Nguyên, Vụ Nhân văn – giai phẩm từ góc nhìn Một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc Cách mạng văn học không thành.
                          48. Lê Xuân Khoa, Việt Nam 1945 – 1995, Tiên Rồng xuất bản, 2004.
                          49. Lịch sử Phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên Sài Gòn – Gia Định và các thành thị Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1928 – 1975), Bản thảo tháng 9 năm 2004.
                          50. Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh, Phong trào đấu tranh của công nhân Nam Bộ 1945 – 1975, Bản thảo tháng 6 năm 2004.
                          51. Lưu Văn Lợi – Nguyễn Anh Vũ, Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 2002.
                          52. Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, Thông tấn xã Việt Nam, 2008.
                          53. My life Bill Clinton, William Jefferson Clinton, 2004.
                          54. Ngã ba Đồng Lộc – Ngã ba anh hùng, Bản thảo năm 1971.
                          55. Nghiêm Xuân Hồng, Cách mạng và hành động (1789 – 1917 – 1933 – 1949), Quan điểm xuất bản.
                          56. Ngô Điền, Campuchia nhìn lại và suy nghĩ, Bản thảo ngày 30 tháng 7 năm 1992.
                          57. Ngô Thảo, Dĩ vãng phía trước, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2011.
                          58. Nhớ về anh Lê Đức Thọ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000.
                          59. Nhà Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2003.
                          60. Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận Văn hóa – Tư tưởng, Nhà xuất bản Văn hóa, 1980.
                          61. Những sự kiện lịch sử Đảng Bộ thành phố Hồ Chí Minh (1975 – 1995) tập 1.
                          62. Những sự kiện lịch sử Đảng Bộ thành phố Hồ Chí Minh (1975 – 1995) tập 2.
                          63. Những sự kiện lịch sử Đảng Bộ thành phố Hồ Chí Minh (1975 – 1995) tập 2.
                          64. Nguyễn Đình Đầu, Tìm hiểu Thềm lục địa – biển Đông hải đảo Việt Nam, Ủy ban đoàn kết Công giáo thành phố Hồ Chí Minh, 2009.
                          65. Nguyễn Duy Oanh, Chân dung Phan Thanh Giản, Tủ sách Sử học Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên, 1974.
                          66. Nguyễn Khánh, Phong cách Võ Văn Kiệt, Bản thảo ngày 20 tháng 10 năm 2009.
                          67. Nguyễn Thế Anh, Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Lửa thiêng xuất bản, 1970.
                          68. Nguyễn Thị Ngọc Hải, Chuyện đời Đại sứ, Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ, 2012.
                          69. Nguyễn Thị Ngọc Hải, Trở lại xứ Ka Đô, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 2011.
                          70. Nguyễn Nhật Lâm, Trở lại, Nhà xuất bản Văn học, 2012.
                          71. Nguyễn Văn Trung, Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nam Sơn, 1963.
                          72. Nguyễn Văn Linh, Đổi mới để tiến lên, Nhà xuất bản Sự Thật, 1991.
                          73. Nguyễn Văn Linh, Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm, Nhà xuất bản Sự thật, 1985.
                          74. Nguyễn Văn Linh, Hành trình cùng lịch sử, Nhà xuất bản Trẻ, 1999.
                          75. Nguyễn Văn Trấn, Viết cho mẹ và Quốc hội.
                          76. Nguyễn Tiến Hưng, Tâm tư Tổng thống Thiêu, Cơ sở xuất bản Hứa Chấn Minh, 2010.
                          77. Nguyễn Xuân Oánh, Đổi mới vài nét lớn của một chính sách kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
                          78. Nguyễn Văn Xương, Lược dịch và chú giải Sắc lệnh điền thổ 21 tháng 7 năm 1925, in lần thứ nhì, 1971.
                          79. Peter Braestrup, Big Story, Presidio, 1977.
                          80. PGS Đào Công Tiến, Nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Giáo dục và đào tạo – mấy cảm nhận và đề xuất, Bản thảo tháng 6 năm 2009 81. PGS Đào Công Tiến, Với các Dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng XI – Mấy trao đổi, đóng góp, Bản thảo năm 2005.
                          82. Phạm Khắc Hòe, Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2007.
                          83. Phạm Sơn Khai, Hồi ký.
                          84. Phan Lạc Phúc, Bè bạn gần xa, Nhà xuất bản Văn nghệ, 2000.
                          85. Philip Short, Polpot, John Murray, 2004.
                          86. Phong trào đấu tranh của phụ nữ Sài gòn – Gia Định trong Nam Bộ kháng chiến (1945 -1975), Bản thảo tháng 5 năm 2004.
                          87. Quốc triều Hình luật, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1995.
                          88. Stanley Karnow, Vietnam A History the first complete account of Vietnam at War, WGBH Educational Foundation and Stanley Karnow, 1983.
                          89. Sophie Quinn-Judge, Ho Chi Minh: The Missing Years 1919-1941, University of California Press, 2002.
                          90. Tạ Chí Đại Trường, Sử Việt đọc vài quyển, Nhà xuất bản Văn Mới, 2004.
                          91. Tạ Chí Đại Trường, Người lính thuộc địa Nam Kỳ (1861 – 1945), Nhà xuất bản Tri thức, 2011.
                          92. Tạ Chí Đại Trường, Một khoảnh Việt Nam Cộng hòa nối dài.
                          93. TGM F. X Nguyễn Văn Thuận, Chứng nhân hy vọng, Công đoàn Đức Mẹ La Vang ấn hành, 2000.
                          94. Thành ủy - Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Viện lịch sử Quân sự Việt Nam, Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 1998.
                          95. Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Ban Tư tưởng – Văn hóa Thành ủy, Biên Niên sự kiện (1986 – 1995), Bản thảo năm 2000.
                          96. Thụy Khuê, Nói chuyện với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp, Nhà xuất bản Văn Nghệ, 2002.
                          97. Thượng tướng Trần Văn Trà, Những chặng đường của “B2 – Thành đồng” tập V Kết thúc chiến tranh 30 năm, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1982.
                          98. Trần Công Tấn, Nguyễn Chí Thanh sáng trong như ngọc một con người, Nhà xuất bản Văn học, 2009.
                          99. Trần Quang Cơ, Hồi ức và suy nghĩ, Bản thảo năm 2003.
                          100.Trần Quốc Hương, Những năm tháng làm việc bên anh Trường Chinh, Bản thảo tháng 5 năm 2002.
                          101.Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về Lê Duẩn (trích).
                          102.Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử lược, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2002.
                          103.Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Nhà xuất bản Vĩnh Sơn, 1969.
                          104.Tuyển tập Đào Duy Tùng tập 1, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2008.
                          105.Tuyển tập Đào Duy Tùng tập 2, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2008.
                          106.Tướng Nguyễn Văn Vịnh – Như anh còn sống, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2003.
                          107.Trần Huy Chương, Campuchia Hậu UNTAC, Hồi ký – bản thảo 2002.
                          108.Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Đề án Quy hoạch, phát triển hạ tầng giao thông đô thị, khắc phục tình trang ùn tắc giao thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bản thảo tháng 11 năm 2007.
                          109.Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Viện kinh tế, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học “Kinh tế vỉa hè” tại thành phố Hồ Chí Minh: Hiện trạng và các giải pháp, Bản thảo tháng 1 năm 2005.
                          110.Văn phòng Quốc hội, Quốc hội Việt Nam 60 năm hình thành và phát triển, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2006.
                          111.Văn kiện Đảng toàn tập 1 (1924 – 1930), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1998.
                          112.Văn kiện Đảng toàn tập tập 36 (1975), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2004.
                          113.Văn phòng Chính phủ, Hội thảo Khoa học Tuyển tập các báo cáo toàn văn, Hà Nội tháng 9 năm 2000.
                          114.Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, Bản thảo tháng 4 năm 2005.
                          115.Viện nghiên cứu Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Đô thị hóa ở Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn Lịch sử - Văn hóa, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2008.
                          116.Viện nghiên cứu Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh Những vấn đề nghiên cứu, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2009.
                          117.Việt Nam cộng đồng người Việt tị nạn trên thế giới 1975 – 2004, Nhóm nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận và hiện đại, 2004.
                          118.Vĩnh Sính, Nhật Bản cận đại, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh Khoa Sử trường Đại học Sư Phạm, 1991.
                          119.Võ Nhơn Trí, Việt Nam cần đổi mới thật sự, Đông Á xuất bản, 2003.
                          120.Võ Văn Kiệt, Quyết thắng trên mặt trận Văn hóa và Tư tưởng, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1981.
                          121.Vũ Đình Hòe, Hồi ký Thanh Nghị tập 1, Nhà xuất bản Văn học, 1997.
                          122.Vũ Đình Hòe, Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trẻ, 2008.
                          123.Vũ Mão, Ngọn cờ tiên phong, Bản thảo năm 2005.
                          124.Vũ Quốc Thông, Pháp Chế Sử Việt Nam, Tủ sách Đại học Sài Gòn, 1971.
                          125.Zhao Ziyang, Prisoner of the State, Simon & Schuster, 2009.
                          126.Yoshiharu Tsuboi, Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 – 1885, Nhà xuất bản Tri thức, 2011.

                          Comment

                          Working...
                          X