Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Gõ cửa thiền

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    84. True Friends

    A long time ago in China there were two friends, one who played the harp skillfully and one who listened skillfully.

    When the one played or sang about a mountain, the other would say: “I can see the mountain before us.”

    When the one played about water, the listener would exclaim: “Here is the running stream!”

    But the listener fell sick and died. The first friend cut the strings of his harp and never played again. Since that time the cutting of harp strings has always been a sign of intimate friendship.


    Tri kỷ

    Ngày xưa, ở Trung Hoa có hai người bạn, một người rất giỏi chơi đàn và một người rất giỏi nghe đàn.

    Khi người đàn giỏi gẩy đàn hay ca lên một khúc nhạc về núi non, người kia liền nói: “Tôi hình dung được ngọn núi ấy trước mắt chúng ta.”

    Và khi người ấy diễn đạt về suối nước, người kia liền kêu lên: “Kìa là dòng nước đang tuôn chảy!”

    Nhưng rồi người giỏi nghe đàn mắc bệnh qua đời. Người bạn kia liền cắt đứt dây đàn và không bao giờ chơi đàn nữa!

    Từ đó, việc cắt đứt dây đàn luôn được xem là biểu hiện của (sự chấm dứt) một tình bạn thân thiết.


    Viết sau khi dịch

    Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu! Câu chuyện cảm động về tình bạn tri âm tri kỷ giữa Bá Nha với Tử Kỳ là một trong những câu chuyện mà hầu hết người Á Đông đều biết. Nhưng điểm nổi bật nhất trong tình bạn của họ lại cũng không có gì đặc biệt ngoài hai chữ “hiểu nhau”. Khi người ta chơi đàn, họ cần có người biết nghe! Dù chỉ đàn cho một người biết nghe cũng đã là quá đủ, nhưng nếu có cả trăm người nghe mà rơi vào cảnh “đàn gẩy tai trâu” thì cũng không một nghệ sĩ nào có thể tìm được cảm hứng!

    Ngày xưa đức Thế Tôn đưa lên cành hoa chỉ có một mình ngài Ca-diếp nhận biết, nhưng từ đó cốt tủy của thiền đã được truyền mãi về sau không đứt đoạn. Vì thế, pháp hội Linh Sơn chỉ có một Ca-diếp đã là quá đủ, nhưng giá như không có ngài thì có lẽ muôn vạn thính chúng cũng vẫn là còn thiếu!
    ***************

    Comment


    • #92
      85. Time To Die

      Ikkyu, the Zen master, was very clever even as a boy. His teacher had a precious teacup, a rare antique. Ikkyu happened to break this cup and was greatly perplexed. Hearing the footstep of his teacher, he held the pieces of the cup behind him. When the master appeared, Ikkyu asked: “Why do people have to die?”

      “This is natural,” explained the older man. “Everything has to die and has just so long to live.”

      Ikkyu, producing the shattered cup, added: “It was time for your cup to die.”


      Đến lúc phải chết

      Thiền sư Ikkyu[97] từ nhỏ đã là một đứa trẻ rất thông minh. Thầy của ngài[98] có một tách trà rất quý, là một món đồ cổ hiếm có. Ikkyu lỡ tay làm vỡ cái tách và hết sức lo lắng. Nghe tiếng chân thầy từ xa, cậu bé liền giấu những mảnh vỡ của cái tách ra sau lưng. Khi thầy vừa đến, cậu bé hỏi: “Bạch thầy, tại sao người ta phải chết?”

      Vị thầy già giải thích: “Điều đó là tự nhiên. Tất cả mọi vật trên đời đều chỉ sống được trong một quãng thời gian nhất định và đều phải chết.”

      Cậu bé Ikkyu liền đưa cái tách vỡ ra và tiếp lời thầy: “Vậy đã đến lúc cái tách của thầy phải chết rồi!”


      Viết sau khi dịch

      Cậu bé Ikkyu thật láu lỉnh, nhưng cái láu lỉnh đó được dựa trên một chân lý hầu như không cần bàn cãi, nên có lẽ thầy chú cũng không làm được gì khác hơn là bật cười trước trò láu lỉnh này!








      [97] Tức thiền sư Ikkỷ Sơjun. Xem lại chuyện Ý nguyện cuối cùng và di thư, trang 164.

      [98] Vị thầy này của ngài Ikkyu là thiền sư Keno ở chùa Kenniji.
      ***************

      Comment


      • #93
        86. The Living Buddha and the Tubmaker

        Zen masters give personal guidance in a secluded room. No one enters while teacher and pupil are together.

        Mokurai, the Zen master of Kennin temple in Kyoto, used to enjoy talking with merchants and newspapermen as well as with his pupils. A certain tubmaker was almost illiterate. He would ask foolish questions of Mokurai, have tea, then go away.

        One day while the tubmaker was there Mokurai wished to give personal guidance to a disciple, so he ask the tubmaker to wait in another room.

        “I understand you are a living Buddha,” the man protested. “Even the stone Buddhas in the temple never refuse the numerous persons who come together before them. Why then should I be excluded?”

        Mokurai had to go outside to see his disciple.


        Ông Phật sống và người thợ đóng thùng

        Các vị thiền sư đưa ra những chỉ dẫn dành cho từng thiền sinh trong một căn phòng riêng biệt. Không ai được vào đó khi vị thiền sư đang trao đổi với thiền sinh.

        Vị thiền sư chùa Kennin ở Kyoto là Mokurai thường thích nói chuyện với các thương nhân, những người làm báo cũng như các học trò của ngài. Có một người thợ đóng thùng gỗ hầu như không biết chữ, thường đến hỏi ngài những câu ngớ ngẩn, uống trà xong rồi bỏ đi.

        Một hôm, trong khi người thợ đóng thùng gỗ đang có mặt ở đó, ngài Mokurai muốn chỉ dẫn riêng cho một đệ tử nên bảo ông ta sang đợi ngài trong một phòng khác. Người này phản đối: “Tôi biết ngài là một vị Phật sống, nhưng ngay cả những tượng Phật đá trong chùa cũng không bao giờ từ chối việc có đông người đến lễ lạy. Vậy có lẽ nào tôi lại bị từ chối?”

        Thiền sư Mokurai đành phải đi ra bên ngoài phòng để trao đổi với người đệ tử của ngài.


        Viết sau khi dịch

        Người này không biết chữ và thường nói ra những câu ngớ ngẩn. Nhưng trong cái ngớ ngẩn của ông vẫn có những điều không phải là không hợp lý. Vì thế mà thiền sư phải chấp nhận sự phản đối của ông! Nhưng suy cho cùng, chỉ dẫn cho thiền sinh trong một phòng riêng hay riêng ở ngoài phòng thì cũng có gì khác nhau đâu?
        ***************

        Comment


        • #94
          87. Three Kinds of Disciples

          A Zen master named Gettan lived in the latter part of the Tokugawa era. He used to say: “There are three kinds of disciples: those who impart Zen to others, those who maintain the temples and shrines, and then there are the rice bags and the clothes-hangers.”

          Gasan expressed the same idea. When he was studying under Tekisui, his teacher was very severe. Sometimes he even beat him. Other pupils would not stand this kind of teaching and quit. Gasan remained, saying: “A poor disciple utilizes a teacher’s influence. A fair disciple admires a teacher’s kindness. A good disciple grows strong under a teacher’s discipline.”


          Ba hạng đệ tử

          Thiền sư Gettan[99] sống vào khoảng cuối thời đại Tokugawa[100] đã từng nói rằng: “Có ba hạng đệ tử: một hạng có thể trao truyền thiền học cho người khác, một hạng chỉ lo được việc gìn giữ chùa chiền, và một hạng nữa chỉ là phường giá áo túi cơm.”[101]

          Thiền sư Gasan cũng diễn đạt cùng một ý tưởng đó. Khi ngài theo học với thiền sư Tekisui, vị thầy này rất nghiêm khắc, thậm chí đôi khi còn đánh ngài. Nhiều thiền sinh khác không chịu được kiểu giáo huấn này và bỏ đi. Ngài Gasan vẫn ở lại và nói: “Một đệ tử yếu kém chỉ biết dựa vào ảnh hưởng của thầy. Một đệ tử khá hơn thích được thầy chỉ dạy theo cách hiền từ. Một đệ tử giỏi sẽ lớn lên mạnh mẽ dưới sự nghiêm khắc của thầy.”


          Viết sau khi dịch

          Cùng một nhận thức về mối quan hệ thầy trò nhưng được diễn đạt theo hai cách khác nhau, từ hai cương vị khác nhau. Từ đó có thể hiểu rằng, một đệ tử phải lớn lên mạnh mẽ dưới sự nghiêm khắc của thầy mới có khả năng truyền bá thiền học cho người khác; một đệ tử ưa thích sự chỉ dạy hiền từ của thầy chỉ có khả năng gìn giữ chùa chiền; và những đệ tử hoàn toàn phụ thuộc vào ảnh hưởng của thầy ắt chỉ là những phường giá áo túi cơm mà thôi!








          [99] Tức thiền sư Gettan Soko, sinh năm 1326 và mất năm 1389, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

          [100] Thời đại Tokugawa: từ năm 1603 đến năm 1867. Xem lại chuyện Lời khuyên của mẹ, trang 79.

          [101] Phường giá áo túi cơm: thành ngữ chỉ chung những kẻ vô dụng, chẳng làm được gì có ích, nên thân thể họ chẳng khác nào cái giá để treo áo, cái túi để đựng cơm!
          ***************

          Comment


          • #95
            88. How To Write a Chinese Poem

            A well-known Japanese poet was asked how to compose a Chinese poem.

            “The usual Chinese poem is four lines,” he explained. “The first line contains the initial phase; the second line, the continuation of that phase; the third line turns from this subject and begins a new one; and the fourth line brings the first three lines together. A popular Japanese song illustrates this:

            Two daughters of a silk merchant live in Kyoto.

            The elder is twenty, the younger, eighteen.

            A soldier may kill with his sword,

            But these girls slay men with their eyes.”


            Làm thơ

            Một nhà thơ nổi tiếng của Nhật được hỏi về cách làm một bài thơ chữ Hán.

            Ông giải thích: “Một bài thơ chữ Hán thường có 4 câu. Câu thứ nhất nêu ý khởi đầu, câu thứ hai tiếp tục ý câu thứ nhất, câu thứ ba chuyển từ chủ đề này sang bắt đầu một chủ đề khác, và câu thứ tư liên kết cả ba câu đầu lại với nhau.

            “Có một khúc dân ca Nhật minh họa được cho điều này như sau:

            Hai cô gái con một người buôn lụa sống ở Kyoto,

            Cô chị được đôi mươi, cô em vừa mười tám.

            Một chiến binh có thể giết kẻ thù với thanh gươm,

            Nhưng những cô gái này giết chết đàn ông bằng

            khóe mắt.”


            Viết sau khi dịch

            Người ta thường nói điểm chung nhất của những người làm thơ là tinh thần phóng khoáng, không chấp nhận sự gò bó, trói buộc. Nhưng họ không biết rằng việc làm thơ cũng có những quy củ nhất định của nó, không thể không tuân theo. Tuân theo mà không bị trói buộc mới là đạt đến nghệ thuật của việc làm thơ, mà đó cũng không khác mấy với chỗ đạt được của người học thiền!
            ***************

            Comment


            • #96
              89. Zen Dialogue

              Zen teachers train their young pupils to express themselves. Two Zen temples each had a child protégé. One child, going to obtain vegetables each morning, would meet the other on the way.

              “Where are you going?” asked the one.

              “I am going wherever my feet go,” the other responded.

              This reply puzzled the first child who went to his teacher for help.

              “Tomorrow morning,” the teacher told him, “when you meet that little fellow, ask him the same question. He will give you the same answer, and then you ask him: ‘Suppose you have no feet, then where are you going?’ That will fix him.”

              The children met again the following morning.

              “Where are you going?” asked the first child.

              “I am going wherever the wind blows,” answered the other.

              This again nonplussed the youngster, who took his defeat to his teacher.

              “Ask him where he is going if there is no wind,” suggested the teacher.

              The next day the children met a third time.

              “Where are you going?” asked the first child.

              “I am going to market to buy vegetables,” the other replied.


              Thiền cơ

              Các thiền sư thường dạy dỗ cho những chú tiểu nhỏ biết cách tự mình diễn đạt. Trong hai thiền viện kia, mỗi nơi đều có một chú tiểu nhỏ được nuôi dưỡng. Một chú thường đi mua rau mỗi buổi sáng và gặp chú kia trên đường đi. Chú kia lên tiếng hỏi: “Huynh đi đâu thế?”

              Chú này đáp: “Tôi đi bất cứ nơi nào bàn chân tôi đến.”

              Câu trả lời làm chú tiểu kia bối rối và chạy đi nhờ thầy mình giúp.

              Thầy chú bảo: “Sáng mai, khi con gặp nó hãy hỏi lại cùng câu ấy. Khi nó trả lời giống như vậy thì hãy hỏi: ‘Nếu như không có chân, huynh sẽ đi đâu?’ Như vậy sẽ chỉnh được nó đấy.”

              Hai chú tiểu lại gặp nhau vào sáng hôm sau.

              Chú thứ nhất hỏi: “Huynh đi đâu thế?”

              Chú kia trả lời: “Tôi đi bất cứ nơi nào gió thổi.”

              Câu trả lời này lại một lần nữa làm chú tiểu nhỏ lúng túng, chạy về kể lại sự thất bại với thầy.

              Thầy chú dặn: “Con hãy hỏi xem nó sẽ đi đâu nếu không có gió.”

              Hôm sau, hai chú tiểu gặp nhau lần thứ ba.

              Chú thứ nhất hỏi: “Huynh đi đâu thế?”

              Chú kia trả lời: “À, tôi đi chợ mua rau.”


              Viết sau khi dịch

              Thiền cơ như ánh chớp, làm sao có thể đợi hỏi lại thầy? Mà nếu các vị thầy có thể giúp được, thì hàng đệ tử cần chi phải nỗ lực tu tập? Tuy vậy, chú tiểu sau ba lần thất bại cũng không phải là vô ích!
              ***************

              Comment


              • #97
                90. The Last Rap

                Tangen had studied with Sengai since childhood. When he was twenty he wanted to leave his teacher and visit others for comparative study, but Sengai would not permit this. Every time Tangen suggested it, Sengai would give him a rap on the head.

                Finally Tangen asked an elder brother to coax permission from Sengai. This the brother did and then reported to Tangen: “It is arranged. I have fixed it for you to start on your pilgrimage at once.”

                Tangen went to Sengai to thank him for his permission. The master answered by giving him another rap.

                When Tangen related this to his elder brother the other said: “What is the matter? Sengai has no business giving permission and then changing his mind. I will tell him so.” And off he went to see the teacher.

                “I did not cancel my permission,” said Sengai. “I just wished to give him one last smack over the head, for when he returns he will be enlightened and I will not be able to reprimand him again.”


                Gõ một lần cuối

                Ngài Tangen đã theo học với thiền sư Sengai[102] từ nhỏ. Khi được hai mươi tuổi, ngài muốn ra đi để đến tham vấn các thiền sư khác để so sánh, nhưng thiền sư Sengai không cho phép. Cứ mỗi lần ngài Tangen đưa ra đề nghị này, Sengai thường gõ lên đầu ngài một cái.

                Cuối cùng, ngài Tangen phải nhờ một vị sư huynh đến thuyết phục thầy cho phép mình ra đi. Vị sư huynh này đến gặp thầy và sau đó bảo ngài Tangen: “Xong rồi! Ta đã thu xếp ổn mọi chuyện và sư đệ có thể lên đường học đạo ngay lập tức.”

                Ngài Tangen liền đến gặp thầy để cảm ơn về việc đã cho phép. Vị thầy đáp lại bằng cách gõ đầu ngài cái nữa.

                Khi ngài Tangen liền kể lại mọi việc với người sư huynh, ông này nói: “Có chuyện gì vậy? Sư phụ không có quyền cho phép rồi lại thay đổi ý kiến. Để ta đến nói với thầy như vậy.” Và ông ta lập tức đến gặp thầy.

                Thiền sư Sengai nói: “Ta đâu có thay đổi việc cho phép! Ta chỉ muốn gõ đầu hắn một lần cuối mà thôi, bởi vì khi trở lại đây hắn sẽ chứng ngộ rồi và ta không còn quở trách gì được nữa!”


                Viết sau khi dịch

                Có được một lời cầu chúc tốt đẹp như vậy, làm sao ngài Tangen có thể không đạt được kết quả trên đường cầu đạo? Tuy nhiên, chính vì chưa nhận hiểu nổi lời cầu chúc tốt đẹp đó nên ngài không khỏi phải lặn lội nhiều năm cầu học!






                [102] Tức thiền sư Sengai Gibon (Tiên Nhai Nghĩa Phạm), sinh năm 1750 và mất năm 1837. Ngài đã từng trú trì chùa Shơfukuji, một trong các thiền viện lớn nhất ở Nhật Bản. Ngài cũng từng được Hoàng đế ban thưởng tử y (áo tía), một vinh dự rất lớn, nhưng ngài từ chối và chỉ dùng tấm áo cũ rách của mình.
                ***************

                Comment


                • #98
                  91. The Taste of Banzo’s Sword

                  Matajuro Yagyu was the son of a famous swordsman. His father, believing that his son’s work was too mediocre to anticipate mastership, disowned him.

                  So Matajuro went to Mount Futara and there found the famous swordsman Banzo. But Banzo confirmed the father’s judgment. “You wished to learn swordsmanship under my guidance?” asked Banzo. “You cannot fulfill the requirements.”

                  “But if I work hard, how many years will it take me to become a master?” persisted the youth.

                  “The rest of your life,” replied Banzo.

                  “I cannot wait that long,” explained Matajuro. “I am willing to pass through any hardship if only you will teach me. If I become your devoted servant, how long might it be?”

                  “Oh, maybe ten years,” Banzo relented.

                  “My father is getting old, and soon I must take care of him.” continued Matajuro. “If I more intensively, how long would it take me?”

                  “Oh, maybe thirty years,” said Banzo.

                  “Why is that?” asked Matajuro. “First you say ten and now thirty years. I will undergo any hardship to master this art in the shortest time.”

                  “Well,” said Banzo, “in that case you have to remain with me for seventy years. A man in such a hurry as you are to get results seldom learns quickly.”

                  “Very well,” declared the youth, understanding at last that he was being rebuked for impatience, “I agree.”

                  Matajuro was told never to speak of fencing and never to touch a sword. He cooked for his master, washed the dishes, made his bed, cleaned the yard, cared for the garden, all without a word of swordsmanship.

                  Three years passed. Still Matajuro labored on. Thinking of his future, he was sad. He had not even begun to learn the art to which he had devoted his life.

                  But one day Banzo crept up behind him and gave him a terrific blow with a wooden sword.

                  The following day, when Matajuro was cooking rice, Banzo again sprang upon him, unexpectedly.

                  After that, day and night, Matajuro had to defend himself from unexpected thrusts. Not a moment passed in any day that he did not have to think of the taste of Banzo’s sword.

                  He learned so rapidly he brought smiles to the face of his master. Matajuro became the greatest swordsman in the land.


                  Nếm mùi lưỡi kiếm Banzo

                  Matajuro Yagyu là con trai của một kiếm khách trứ danh, nhưng cha anh cho rằng năng lực của anh quá tầm thường, không thể trở thành một kiếm sư lão luyện. Vì thế, ông từ chối không dạy cho con mình.

                  Thế là Matajuro tìm đến núi Futara và gặp được vị kiếm khách nổi danh là Banzo. Nhưng Banzo cũng khẳng định lại sự đánh giá của cha anh. Ông nói: “Con muốn học kiếm thuật với ta sao? Con không thể đáp ứng được các yêu cầu của ta.”

                  Chàng trai trẻ vẫn khăng khăng theo hỏi: “Nhưng nếu con nỗ lực hết sức thì phải mất bao nhiêu năm mới trở thành kiếm sư?”

                  Banzo đáp: “Phải mất trọn phần đời còn lại của con.”

                  Matajuro nói: “Con không thể đợi lâu như thế! Nếu thầy chấp nhận dạy con, con sẵn sàng vượt qua bất cứ khó khăn nào. Nếu con tự nguyện làm người phục dịch cho thầy thì thời gian học sẽ phải mất bao lâu?”

                  Banzo tỏ vẻ cảm thông hơn: “Có lẽ phải mất mười năm.”

                  Matajuro tiếp tục: “Cha con đã già rồi, con phải sớm trở về chăm sóc ông ấy. Nếu con tích cực hơn nữa thì phải mất bao lâu?”

                  Banzo đáp: “Có lẽ phải đến ba mươi năm.”

                  Matajuro thắc mắc: “Sao lạ thế? Thầy vừa nói mười năm, giờ lại nói ba mươi năm! Con sẽ vượt qua bất cứ khó khăn nào để am hiểu được kiếm thuật trong thời gian ngắn nhất!”

                  Banzo nói: “À, nếu thế thì con phải ở đây cùng ta trong bảy mươi năm. Một người quá nóng lòng muốn đạt được kết quả như con thì rất hiếm khi có thể học nhanh.”

                  Chàng thanh niên quyết định: “Được rồi, con đồng ý.”

                  Cuối cùng chàng cũng hiểu ra được rằng mình đang bị quở trách vì thiếu kiên nhẫn.

                  Banzo cấm Matajuro không bao giờ được nhắc đến kiếm thuật và cũng không bao giờ được chạm đến thanh kiếm. Chàng lo việc nấu ăn cho thầy, rửa chén bát, trải giường ngủ, quét sân, chăm sóc vườn tược... tất cả mọi việc mà không nói gì đến kiếm thuật.

                  Ba năm trôi qua, Matajuro vẫn tiếp tục công việc nặng nhọc. Nghĩ đến tương lai chàng thấy buồn. Thậm chí chàng còn chưa được bắt đầu học về môn học mà chàng đã chấp nhận hiến trọn đời mình!

                  Nhưng một ngày kia Banzo lặng lẽ xuất hiện ngay sau lưng chàng và dùng một thanh kiếm gỗ quất cho chàng một cú khủng khiếp.

                  Hôm sau, khi Matajuro đang lúi húi nấu cơm, Banzo lại bất ngờ quất cho anh một cú nữa.

                  Rồi từ đó, ngày cũng như đêm, Matajuro luôn phải tự bảo vệ mình trước những đòn đánh bất ngờ. Không một giây phút nào trôi qua trong ngày mà chàng không phải nghĩ đến việc nếm mùi lưỡi kiếm của Banzo!

                  Chàng học rất nhanh đến nỗi vị kiếm sư luôn nở những nụ cười hài lòng. Và chàng trở thành một tay kiếm giỏi nhất trong cả nước.


                  Viết sau khi dịch

                  Người cha hẳn không phải là không nhận biết được năng lực của con, nhưng ông biết chắc một điều là ông không thể dạy cho con trở thành kiếm sư. Vì thế, việc đẩy con trai ra khỏi vòng tay mình là một quyết định chính xác, và điều đó đã giúp khơi dậy quyết tâm trong lòng Matajuro cũng như tạo ra điều kiện cần thiết để Banzo dạy dỗ thành công chàng trai này. Tiếc thay, những sự góp sức âm thầm như thế thường được rất ít người biết đến!
                  ***************

                  Comment


                  • #99
                    92. Fire-Poker Zen

                    Hakuin used to tell his pupils about an old woman who had a teashop, praising her understanding of Zen. The pupils refused to believe what he told them and would go to the teashop to find out for themselves.

                    Whenever the woman saw them coming she could tell at once whether they had come for tea or to look into her grasp of Zen. In the former case, she would serve them graciously. In the latter, she would beckon to the pupils to come behind her screen. The instant they obeyed, she would strike them with a fire-poker.

                    Nine out of ten of them could not escape her beating.


                    Thiền đũa bếp

                    Thiền sư Hakuin[103] thường nói với các đệ tử của mình về một bà cụ có mở một quán trà, ca ngợi sự hiểu biết về thiền của bà. Nhưng các đệ tử không tin vào sự ca ngợi đó và thường đến quán trà để tự mình tìm hiểu.

                    Mỗi khi thấy họ đến, bà cụ đều có thể biết ngay là họ đến để uống trà hay để khảo hạch sự chứng đắc về thiền của bà. Đối với những người đến uống trà, bà thường tiếp đãi rất ân cần. Còn với những đệ tử muốn khảo hạch về thiền, bà thường ra hiệu bảo họ đến sau bức màn che. Và ngay khi họ đến, bà thường dùng đũa bếp đánh họ.

                    Trong mười người thì có đến chín không thoát nổi cú đánh của bà!


                    Viết sau khi dịch

                    Thế thì còn phải khảo hạch gì nữa? Chỉ riêng đôi mắt tinh tường phân biệt chính xác như vậy đã đủ cho thấy một tâm thức bén nhạy rồi; còn những cú đánh sấm sét thế kia thì làm sao nhầm được?








                    [103] Tức thiền sư Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc). Xem chuyện Thật thế sao, trang 20.
                    ***************

                    Comment


                    • 93. Storyteller’s Zen

                      Encho was a famous storyteller. His tales of love stirred the hearts of his listeners. When he narrated a story of war, it was as if the listeners themselves were on the field of battle.

                      One day Encho met Yamaoka Tesshu, a layman who had almost embraced masterhood in Zen. “I understand,” said Yamaoka, “you are the best storyteller in our land and that you make people cry or laugh at will. Tell me my favorite story of the Peach Boy. When I was a little tot I used to sleep beside my mother, and she often related this legend. In the middle of the story I would fall asleep. Tell it to me just as my mother did.”

                      Encho dared not attempt to do this. He requested time to study. Several months later he went to Yamaoka and said: “Please give me the opportunity to tell you the story.”

                      “Some other day,” answered Yamaoka.

                      Encho was keenly disappointed. He studied further and tried again. Yamaoka rejected him many times. When Encho would start to talk Yamaoka would stop him, saying: “You are not yet like my mother.”

                      It took Encho five years to be able to tell Yamaoka the legend as his mother had told it to him.

                      In this way, Yamaoka imparted Zen to Encho.


                      Thiền kể chuyện

                      Encho là một người nổi tiếng về nghệ thuật kể chuyện. Những câu chuyện tình của anh làm rung động trái tim người nghe. Khi anh kể chuyện về chiến tranh, người nghe cảm thấy như chính mình đang ở giữa bãi chiến trường.

                      Ngày kia, Encho gặp Yamaoka Tesshu, một cư sĩ hầu như đã đạt đến trình độ lão luyện về thiền. Yamaoka nói: “Tôi biết anh là người kể chuyện hay nhất nước, có thể tùy ý làm cho người nghe cười hay khóc theo câu chuyện của anh. Anh hãy kể tôi nghe câu chuyện cổ tích Cậu bé Trái đào mà tôi yêu thích nhất. Khi còn bé, tôi thường ngủ bên cạnh mẹ tôi, và bà thường kể câu chuyện cổ tích này. Tôi thường thiếp ngủ đi vào giữa chừng câu chuyện. Hãy kể tôi nghe theo cách giống như mẹ tôi đã kể.”

                      Encho không dám thử việc này. Anh xin một thời gian để nghiền ngẫm vấn đề. Mấy tháng sau, anh đến gặp Yamaoka và nói: “Xin cho phép tôi kể câu chuyện đó.”

                      Nhưng Yamaoka trả lời: “Hãy để hôm khác.”

                      Encho hết sức thất vọng. Anh ta tiếp tục nghiền ngẫm thêm về câu chuyện và thử một lần nữa. Yamaoka từ chối anh nhiều lần. Mỗi khi Encho sắp bắt đầu kể chuyện thì Yamaoka thường ngăn lại và nói: “Anh vẫn chưa được giống như mẹ tôi.”

                      Encho phải mất đến 5 năm mới có thể kể câu chuyện cổ tích ấy giống như người mẹ Yamaoka đã kể trước đây.

                      Bằng cách này, Yamaoka đã truyền dạy thiền cho Encho.


                      Viết sau khi dịch

                      Cắm hoa, uống trà, thư pháp, thi ca, múa kiếm, bắn cung... cho đến kể chuyện, đều là những nghệ thuật mà khi đạt đến đỉnh cao sẽ hội nhập với thiền. Sở dĩ như thế là vì tính nghệ thuật của chúng vốn xuất phát từ thiền, nên lìa khỏi thiền thì những nghệ thuật này sẽ không còn sức sống, không còn là nghệ thuật.

                      Bằng cách đưa ra một yêu cầu khắc nghiệt và nuôi dưỡng một sự khát khao ngày càng mạnh mẽ hơn, Yamaoka đã làm thức tỉnh trong tâm thức Encho một năng lực tự nhiên để đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật kể chuyện, và thông qua đó cũng chính là đạt đến một sự thực chứng về thiền!
                      ***************

                      Comment


                      • 94. Midnight Excursion

                        Many pupils were studying meditation under the Zen master Sengai. One of them used to arise at night, climb over the temple wall, and go to town on a pleasure jaunt.

                        Sengai, inspecting the dormitory quarters, found this pupil missing one night and also discovered the high stool he had used to scale the wall. Sengai removed the stool and stood there in its place.

                        When the wanderer returned, not knowing that Sengai was the stool, he put his feet on the master’s head and jumped down into the grounds. Discovering what he had done, he was aghast.

                        Sengai said: “It is very chilly in the early morning. Do be careful not to catch cold yourself.”

                        The pupil never went out at night again.


                        Một chuyến đi đêm

                        Thiền sư Sengai đang dạy thiền cho rất nhiều thiền sinh. Có một người trong bọn họ thường thức dậy trong đêm, trèo qua bức tường của chùa và đi xuống phố chơi.

                        Một đêm nọ, khi ngài Sengai đi xem xét các phòng ngủ liền phát hiện thiền sinh này vắng mặt. Ngài cũng tìm thấy cái ghế cao mà anh ta đã dùng để trèo qua tường. Ngài lấy cái ghế đi và đứng thay vào chỗ đó.

                        Khi gã chơi rông trở về, không biết là ngài Sengai đang thế chỗ cái ghế nên đặt chân đứng lên đầu thầy và nhảy xuống đất. Khi biết ra việc mình vừa làm, anh ta kinh hoảng!

                        Nhưng vị thiền sư chỉ nói: “Trời sáng sớm lạnh lắm! Con hãy cẩn thận đừng để bị cảm lạnh.”

                        Từ đó, anh thiền sinh này chẳng bao giờ ra ngoài vào ban đêm nữa!


                        Viết sau khi dịch

                        Anh thiền sinh này có thể nói là đã rơi vào tâm trạng khiếp sợ không sao tả xiết khi bị bắt quả tang đi chơi đêm về lại còn cả gan đứng lên đầu thầy! Nhưng thiền sư đã kéo anh ra khỏi tâm trạng đó bằng một lời nhắc nhở thể hiện tình thương bao la không bờ bến! Cho nên, sự khiếp sợ trong anh đã chuyển sang thành kính phục. Và sự kính phục bao giờ cũng có năng lực chuyển hóa mạnh mẽ hơn nhiều so với sự khiếp sợ. Vì thế, điều tất nhiên là anh ta không thể tái phạm, dù chỉ một lần!
                        ***************

                        Comment


                        • 95. A Letter to a Dying Man

                          Bassui wrote the following letter to one of his disciples who was about to die:

                          “The essence of your mind is not born, so it will never die. It is not an existence, which is perishable. It is not an emptiness, which is a mere void. It has neither color nor form. It enjoys no pleasures and suffers no pains.

                          “I know you are very ill. Like a good Zen student, you are facing that sickness squarely. You may not know exactly who is suffering, but question yourself: What is the essence of this mind? Think only of this. You will need no more. Covet nothing. Your end which is endless is as a snow-flake dissolving in the pure air.”


                          Thư gửi người sắp chết

                          Một trong các đệ tử của ngài Bassui đang hấp hối và ngài đã viết cho anh ta lá thư sau đây:

                          “Thể tánh trong tâm con không sinh nên cũng không bao giờ diệt. Thể tánh ấy như một khoảng trống. Thể tánh ấy không có màu sắc, hình thể. Thể tánh ấy không thọ hưởng niềm vui và cũng không chịu đựng khổ đau.

                          “Ta biết con bệnh rất nặng. Là một thiền sinh giỏi, con đang dũng cảm đối mặt với căn bệnh. Có thể con không biết chính xác là ai đang đau đớn, nhưng hãy tự vấn rằng: ‘Thể tánh của tâm này là gì?’ Chỉ suy nghĩ duy nhất một điều này thôi! Con sẽ không cần gì thêm nữa. Đừng mong cầu gì cả. Cái chết của con vốn không phải là chấm dứt, chỉ như một bông tuyết tan biến giữa trời không!”


                          Viết sau khi dịch

                          Thể tánh của tâm không sinh không diệt, vậy cái gì như bông tuyết tan giữa trời không? Cho nên, vòng sinh diệt nối tiếp không ngừng rốt lại chẳng liên quan gì đến thể tánh của tâm, chỉ vì không nhận biết điều đó mà mỗi chúng ta luôn tự nhận lấy sự sống chết. Thiền sư dạy chỉ suy nghĩ duy nhất một điều, đó chính là đã buông bỏ được vô số những suy nghĩ sai lầm khác!
                          ***************

                          Comment


                          • 96. A Drop of Water

                            A Zen master named Gisan asked a young student to bring him a pail of water to cool his bath.

                            The student brought the water and, after cooling the bath, threw on to the ground the little that was left over.

                            “You dunce!” the master scolded him. “Why didn’t you give the rest of the water to the plants? What right have you to waste even a drop of water in this temple?”

                            The young student attained Zen in that instant. He changed his name to Tekisui, which means a drop of water.


                            Một giọt nước

                            Thiền sư Gisan nhờ một thiền sinh trẻ mang đến một thùng nước để pha nước tắm.

                            Người thiền sinh mang nước đến. Sau khi pha đủ nước tắm, anh ta đổ chút nước còn thừa ra nền đất.

                            Thiền sư quở trách: “Đồ ngốc! Tại sao con không dùng nước thừa để tưới cây? Con không được hoang phí dù chỉ một giọt nước trong chùa này.”

                            Ngay khi ấy người thiền sinh trẻ bừng tỉnh ngộ. Anh ta đổi tên là Tekisui, trong tiếng Nhật có nghĩa là “một giọt nước”.


                            Viết sau khi dịch

                            Hiểu được ý nghĩa của một giọt nước cũng là hiểu được ý nghĩa của một đời tu tập. Người tu hành nếu vô tâm trong việc hoang phí dù chỉ một giọt nước thì dựa vào đâu để đạt được sự chứng ngộ?
                            ***************

                            Comment


                            • 97. Teaching the Ultimate

                              In early times in Japan, bamboo-and-paper lanterns were used with candles inside. A blind man visiting a friend one night, was offered a lantern to carry home with him.

                              “I do not need a lantern,” he said. “Darkness or light is all the same to me.”

                              “I know you do not need a lantern to find you way,” his friend replied, “but if you don’t have one, someone else may run into you. So you must take it.”

                              The blind man started off with the lantern and before he had walked very far someone ran squarely into him. “Look out where you are going.” he exclaimed to the stranger. “Can’t you see this lantern?”

                              “Your candle has burned out, brother,” replied the stranger.


                              Giảng dạy chân lý

                              Vào thời xưa, người Nhật thường dùng những chiếc đèn lồng làm bằng nan tre phết giấy chung quanh và thắp nến bên trong. Đêm nọ, một người mù đến thăm bạn và khi ra về được trao cho một chiếc đèn lồng để đi đường.

                              Anh ta nói: “Tôi không cần đèn lồng. Với tôi thì tối hay sáng cũng vậy thôi.”

                              Người bạn đáp: “Tôi biết anh không cần đèn để thấy đường đi, nhưng nếu không có đèn thì người khác có thể đụng vào anh. Cho nên anh phải cầm lấy.”

                              Người mù ra về với chiếc đèn lồng và đi chưa được bao xa thì bỗng có một người đâm sầm vào anh. Anh ta lớn tiếng với người ấy: “Này, đi đứng thận trọng chứ! Anh không nhìn thấy cái đèn này sao?”

                              Người lạ trả lời: “Này anh bạn, nến đã cháy hết mất rồi!”


                              Viết sau khi dịch

                              Mặt trời mặt trăng tuy sáng nhưng chẳng ích gì cho người mù. Chân lý có thể mang lại đời sống giải thoát nhưng cũng chẳng ích gì cho những kẻ mê lầm. Người giảng dạy giáo pháp tối thượng nếu không tự mình đạt được sự chứng ngộ thì thật khó tránh khỏi như người mù kia, cứ ngỡ mình đang soi sáng đường đi mà không biết rằng nến trong đèn đã tắt!
                              ***************

                              Comment


                              • 98. Non-Attachment

                                Kitano Gempo, abbot of Eihei temple, was ninety-two years old when he passed away in the year 1933. He endeavored his whole life not to be attached to anything. As a wandering mendicant when he was twenty he happened to meet a traveler who smoked tobacco. As they walked together down a mountain road, they stopped under a tree to rest. The traveler offered Kitano a smoke, which he accepted, as he was very hungry at the time.

                                “How pleasant this smoking is,” he commented. The other gave him an extra pipe and tobacco and they parted.

                                Kitano felt: “Such pleasant things may disturb meditation. Before this goes too far, I will stop now.” So he threw the smoking outfit away.

                                When he was twenty-three years old he studied I-King, the profoundest doctrine of the universe. It was winter at the time and he needed some heavy clothes. He wrote his teacher, who lived a hundred miles away, telling him of his need, and gave the letter to a traveler to deliver. Almost the whole winter passed and neither answer nor clothes arrived. So Kitano resorted to the prescience of I-King, which also teaches the art of divination, to determine whether or not his letter had miscarried. He found that this had been the case. A letter afterwards from his teacher made no mention of clothes.

                                “If I perform such accurate determinative work with I-King, I may neglect my meditation,” felt Kitano. So he gave up this marvelous teaching, and never resorted to its powers again.

                                When he was twenty-eight he studied Chinese calligraphy and poetry. He grew so skillful in these arts that his teacher praised him. Kitano mused: “If I don’t stop now, I’ll be a poet, not a Zen teacher.” So he never wrote another poem.


                                Không vướng mắc

                                Vị trú trì chùa Eihei là Kitano Gempo viên tịch vào năm 1933, thọ 92 tuổi. Suốt đời ngài đã cố gắng để không bị vướng mắc vào bất cứ điều gì.

                                Năm lên 20 tuổi, khi còn làm một vị tăng hành cước, ngài tình cờ gặp một khách bộ hành hút thuốc lá. Hai người cùng đi trên một đoạn đường núi và dừng nghỉ dưới một tàn cây. Người khách mời hút thuốc và ngài Kitano nhận lời vì lúc đó ngài đang rất đói.

                                Rồi ngài nhận xét: “Hút thuốc thế này thật dễ chịu quá!” Người kia liền biếu thêm cho ngài một ống điếu và ít thuốc lá. Sau đó họ chia tay.

                                Ngài Kitano suy nghĩ: “Những thứ tạo ra cảm giác thích thú đến thế có thể quấy nhiễu sự thiền định. Trước khi vướng quá sâu vào việc này, ta phải dừng lại ngay.” Thế là ngài vất bỏ cả thuốc và ống điếu.

                                Năm 23 tuổi, ngài nghiên cứu Dịch học, học thuyết uyên áo nhất về vũ trụ. Vào mùa đông, ngài cần một số quần áo ấm nên viết thư cho thầy ở cách đó một trăm dặm để cho thầy biết nhu cầu của mình. Ngài trao thư cho một khách bộ hành nhờ chuyển giúp. Mùa đông gần như đã sắp qua hết nhưng không thấy thư trả lời, cũng chẳng thấy quần áo gửi đến! Vì thế, ngài Kitano liền dùng đến khả năng tiên tri của Dịch học thông qua khoa chiêm bốc để xác định xem lá thư của ngài có bị thất lạc hay không. Kết quả cho thấy là thư đã bị lạc. Sau đó, ngài nhận được thư của thầy và quả nhiên không thấy nói gì đến vấn đề y phục.

                                Ngài Kitano lại nghĩ: “Nếu nhờ vào Dịch học mà ta thực hiện được những tiên đoán chính xác đến thế, ta có thể sẽ xao lãng việc thiền định.” Thế là ngài từ bỏ môn học kỳ diệu này và chẳng bao giờ dùng đến năng lực của nó nữa.

                                Khi được 28 tuổi, ngài theo học thư pháp chữ Hán và làm thơ. Ngài trở nên tài hoa trong những môn nghệ thuật này đến nỗi thầy dạy ngài hết sức khen ngợi. Ngài tự nhủ: “Nếu ta không dừng lại ngay lúc này, có lẽ ta sẽ trở thành một nhà thơ chứ không phải thiền sư!” Và thế là ngài không bao giờ làm thơ nữa!


                                Viết sau khi dịch

                                Những sự vướng mắc luôn sẵn có quanh ta và ngay bên trong ta. Vấn đề là ta có chấp nhận chúng hay không và quyết tâm từ bỏ chúng như thế nào. Chỉ cần có thể thực sự không vướng mắc thì con đường đi đến giải thoát sẽ tự nhiên rộng mở, mọi chướng ngại đều không còn nữa!
                                ***************

                                Comment

                                Working...
                                X