Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Gõ cửa thiền

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    40. In Dreamland

    “Our schoolmaster used to take a nap every afternoon,” related a disciple of Soyen Shaku. “We children asked him why he did it and he told us: ‘I go to dreamland to meet the old sages just as Confucius did.’ When Confucius slept, he would dream of ancient sages and later tell his followers about them.’

    “It was extremely hot one day so some of us took a nap. Our schoolmaster scolded us. ‘We went to dreamland to meet the ancient sages the same as Confucius did,’ we explained. ‘What was the message from those sages?’ Our schoolmaster demanded. One of us replied: ‘We went to dreamland and met the sages and asked them if our schoolmaster came there every afternoon, but they said they had never seen any such fellow.’”


    Trong cõi mộng

    Một người đệ tử của thiền sư Soyen Shaku kể rằng: “Mỗi ngày thầy chúng tôi thường chợp mắt một chút sau lúc giữa trưa.[52] Chúng tôi hỏi thầy vì sao lại ngủ trưa như vậy, và thầy bảo: ‘Ta đi vào trong cõi mộng để gặp các vị cổ thánh, cũng giống như Khổng Tử ngày xưa vậy.’ Khi đức Khổng Tử ngủ, ngài thường mơ thấy các vị cổ thánh và sau đó kể lại cho các đệ tử nghe về họ.

    “Một ngày kia trời quá nóng bức nên một số người trong chúng tôi thiếp ngủ đi chốc lát. Thầy quở trách chúng tôi về việc đó. Chúng tôi liền biện bạch: ‘Chúng con đi vào cõi mộng để gặp các vị cổ thánh giống như Khổng Tử.’ Thầy chúng tôi liền vặn hỏi: ‘Thế các vị cổ thánh đã nói gì?’ Một người trong bọn chúng tôi trả lời: ‘Chúng con đã đi vào cõi mộng gặp các vị thánh và hỏi xem thầy có đến đó vào mỗi buổi trưa hay không, nhưng họ nói là chưa bao giờ gặp thầy cả!’”


    Viết sau khi dịch

    Thật là những chú học trò láu lỉnh! Hẳn là các chú không khỏi thì thầm với nhau rằng “vỏ quýt dày, móng tay nhọn”, hay cũng có thể nói là “hậu sinh khả úy”!

    Nhưng thật ra thì sự suy yếu, mỏi mệt của cơ thể vào lúc tuổi già là điều không ai tránh khỏi, ngay cả các thiền sư cũng thế. Sự tinh cần nỗ lực có thể giúp họ giải thoát tâm thức khỏi mọi ràng buộc, nhưng họ vẫn chưa thoát khỏi món nợ thân tứ đại. Mấy chú điệu nhỏ chưa hiểu thấu việc này, sao dám ngỗ nghịch xuất chiêu với thầy?






    [52] Đây có lẽ là giai đoạn cuối đời, khi vị thiền sư này đã trở nên già yếu.
    ***************

    Comment


    • #47
      41. Joshu’s Zen

      Joshu began the study of Zen when he was sixty years old and continued until he was eighty, when he realized Zen.

      He taught from the age of eighty until he was one hundred and twenty.

      A student, once asked hint: “If I haven’t anything in my mind, what shall I do?”

      Joshu replied: “Throw it out.”

      “But if I haven’t anything, how can I throw it out?” continued the questioner.

      “Well,” said Joshu, “then carry it out.”


      Thiền Triệu Châu

      Ngài Triệu Châu[53] bắt đầu học thiền năm 60 tuổi và tiếp tục cho đến năm 80 tuổi thì chứng ngộ.[54]

      Ngài giáo hóa đồ chúng từ năm 80 tuổi cho đến năm 120 tuổi.

      Có lần, một thiền tăng thưa hỏi: “Nếu trong tâm con không có gì cả, con phải làm sao?”

      Ngài Triệu Châu đáp: “Hãy vất bỏ nó đi.”

      Thiền tăng lại hỏi tiếp: “Nhưng nếu con không có gì cả, làm sao vất bỏ?”

      Ngài đáp: “À, thế thì làm theo nó vậy.”


      Viết sau khi dịch

      Nói rằng trong tâm có, là có những gì? Nói rằng trong tâm không, là không những gì? Nếu trả lời được thì thật ra là chẳng có chẳng không. Vì thấy rằng trong tâm không có gì cả nên thật ra là đang ôm giữ cái thấy như thế, ngài Triệu Châu mới dạy rằng phải vất bỏ đi. Nhưng khi quay lại muốn vất bỏ thì chẳng thấy có gì để vất bỏ! Đã thấy được như vậy rồi ắt phải thường giữ làm theo như vậy!











      [53] Tức thiền sư Trung Hoa Triệu Châu Tòng Thẩm, sinh năm 778 và mất năm 897, thọ đến gần 120 tuổi.

      [54] Không biết nguyên tác dựa vào đâu để đưa ra thông tin này. Theo Phật Quang Đại từ điển thì ngài Triệu Châu xuất gia từ thuở nhỏ tại Viện Hỗ Thông ở Tào Châu (có sách nói là ở Viện Long Hưng ở Thanh Châu). Từ khi còn chưa thọ giới Cụ túc đã đến tham bái với ngài Nam Tuyền Phổ Nguyện. Sau đến giới đàn Lưu Ly ở Tung Sơn thọ giới, rồi trở lại y chỉ với ngài Nam Tuyền đến 20 năm. Sau đó đi khắp đó đây tham học với nhiều bậc danh tăng thạc đức. Đến năm 80 tuổi, đồ chúng thỉnh ngài về trụ tại Viện Quán Âm ở Triệu Châu, giáo hóa tại đây đến 40 năm. Ngài thị tịch vào năm Càn Ninh thứ tư đời vua Chiêu Tông (897), thụy hiệu là Chân Tế Đại sư, có để lại bộ Chân Tế Đại sư ngữ lục gồm 3 quyển.
      ***************

      Comment


      • #48
        Mỗi ngừ có báu thôi đừng kiếm
        Đối cảnh không tâm chớ hỏi...Thiền

        Chèng , sao mà khó quá ; hổng hỏi lấy đâu mà thấy (trong chéo áo chăng?)

        Comment


        • #49
          42. The Dead Man’s Answer

          When Mamiya, who later became a well-known preacher, went to a teacher for personal guidance, he was asked to explain the sound of one hand.

          Mamiya concentrated upon what the sound of one hand might be. ‘You are not working hard enough,” his teacher told him. “You are too attached to food, wealth, things, and that sound. It would be better if you died. That would solve the problem.”

          The next time Mamiya appeared before his teacher he was again asked what he had to show regarding the sound of one hand. Mamiya at once fell over as if he were dead.

          “You are dead all right,” observed the teacher. “But how about that sound?”

          “I haven’t solved that yet,” replied Mamiya, looking up.

          “Dead men do not speak,” said the teacher. “Get out!”


          Người chết trả lời

          Trước khi thiền sư Mamiya trở thành một bậc thầy lỗi lạc, ngài có tìm đến tham vấn riêng với một vị thầy và được yêu cầu biện giải về âm thanh của một bàn tay.

          Mamiya dồn hết tâm trí để nghĩ xem âm thanh của một bàn tay có thể là gì. Nhưng vị thầy của ngài bảo: “Con đã không nỗ lực đúng mức. Con còn bám víu quá nhiều vào chuyện ăn mặc, đồ vật, và cả âm thanh đó nữa. Tốt hơn là con nên chết đi, như thế hẳn có thể giải quyết được vấn đề.”

          Lần sau đó, khi Mamiya tìm đến, vị thầy của ngài lại yêu cầu trình bày về âm thanh của một bàn tay. Ngay lập tức, ngài Mamiya ngã lăn ra như thể đã chết.

          Vị thầy nhận xét: “Con chết đi cũng tốt, nhưng còn âm thanh ấy thì sao?”

          Ngài Mamiya ngước nhìn lên và trả lời: “Con vẫn chưa giải quyết được việc đó.”

          Vị thầy kết luận: “Người chết không nói được. Cút đi!”


          Viết sau khi dịch

          Người chết trong khi đang sống thì may ra có thể vượt qua được vấn đề, nhưng người sống trong khi đang chết thì chỉ là một kẻ đóng kịch, phỏng có ích gì? Ngài Mamiya đã hiểu lầm ý chỉ của vị thầy, nên không chịu chết khi đang sống mà lại chọn sống khi đang chết!
          ***************

          Comment


          • #50
            43. Zen in a Beggar’s Life

            Tosui was a well-known Zen teacher of his time. He had lived in several temples and taught in various provinces.

            The last temple he visited accumulated so many adherents that Tosui told them he was going to quit the lecture business entirely. He advised them to disperse and to go wherever they desired. After that no one could find any trace of him.

            Three years later one of his disciples discovered him living with some beggars under a bridge in Kyoto. He at once implored Tosui to teach him.

            “If you can do as I do for even a couple of days, I might,” Tosui replied.

            So the former disciple dressed as a beggar and spent a day with Tosui. The following day one of the beggars died. Tosui and his pupil carried the body off at midnight and buried it on a mountainside. After that they returned to their shelter under the bridge.

            Tosui slept soundly the remainder of the night, but the disciple could not sleep. When morning came Tosui said: “We do not have to beg food today. Our dead friend has left some over there.” But the disciple was unable to eat a single bite of it.

            “I have said you could not do as I,” concluded Tosui. “Get out of here and do not bother me again.”


            Thiền trong kiếp ăn mày

            Tosui[55] là một thiền sư lỗi lạc thời bấy giờ. Ngài đã từng sống trong nhiều tự viện và giáo hóa ở nhiều nơi. Khi ngài trụ ở ngôi chùa cuối cùng, có quá nhiều người theo học đến nỗi ngài phải tuyên bố với họ là sẽ chấm dứt không giảng dạy gì nữa. Ngài khuyên họ nên giải tán và đi đến bất cứ nơi nào họ muốn. Từ đó về sau, không còn ai tìm được bất cứ dấu vết nào của ngài.

            Sau đó 3 năm, một người trong số đệ tử bắt gặp ngài đang sống với mấy người ăn mày dưới một gầm cầu ở Kyoto. Ngay lập tức, người này khẩn khoản cầu xin ngài chỉ dạy.

            Ngài Tosui đáp: “Nếu con có thể làm được như ta, dù chỉ trong vài ngày, may ra ta có thể dạy con.”

            Thế là người đệ tử này liền ăn mặc giống như ăn mày và sống với ngài Tosui trong một ngày. Ngày hôm sau có một người ăn mày chết. Tosui và người đệ tử khiêng xác ông ta đi vào lúc nửa đêm và chôn cất trên một sườn núi. Sau đó, họ lại trở về chỗ ngụ dưới gầm cầu.

            Từ đó đến sáng ngài Tosui ngủ say ngon lành, nhưng người đệ tử thì không sao chợp mắt. Sáng ra, ngài Tosui bảo: “Hôm nay chúng ta không cần phải đi xin ăn. Ông bạn vừa chết còn để lại ít thức ăn ở đằng kia.” Nhưng người đệ tử không tài nào nuốt trôi dù chỉ một miếng!

            Ngài Tosui kết luận: “Ta đã nói là con không thể làm như ta. Hãy mau rời khỏi đây và đừng bao giờ quấy rầy ta nữa.”


            Viết sau khi dịch

            Sợi dây trói của thói quen, quan điểm và định kiến, không phải muốn dứt là có thể dứt ngay được! Người kia nếu làm được như ngài thì cần chi phải cầu xin được chỉ dạy? Nếu không làm được thì dù có chỉ dạy phỏng có ích gì? Ấy là do người đệ tử này tìm không đúng chỗ, không thể trách thiền sư không từ bi!






            [55] Tức thiền sư Tosui Unkei, tên phiên âm Hán-Việt là Đồng Thủy Vân Khê, sinh năm 1612, mất năm 1683, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.
            ***************

            Comment


            • #51
              44. The Thief Who Became a Disciple

              One evening as Shichiri Kojun was reciting sutras a thief with a sharp sword entered, demanding either his money or his life.

              Shichiri told him: “Do not disturb me. You can find the money in that drawer.” Then he resumed his recitation.

              A little while afterwards he stopped and called: “Don’t take it all. I need some to pay taxes with tomorrow.”

              The intruder gathered up most of the money and started to leave. “Thank a person when you receive a gift.” Shichiri added.

              The man thanked him and made off.

              A few days afterwards the fellow was caught and confessed, among others, the offence against Shichiri. When Shichiri was called as a witness he said: “This man is no thief, at least as far as I am concerned. I gave him the money and he thanked me for it.”

              After he had finished his prison term, the man went to Shichiri and became his disciple.


              Dạy dỗ kẻ trộm

              Một buổi tối, thiền sư Shichiri Kojun đang tụng kinh thì có một tên trộm đột nhập, mang theo thanh gươm bén, bảo thiền sư hãy đưa tiền cho hắn nếu không sẽ bị giết chết.

              Thiền sư Shichiri bảo hắn: “Đừng quấy rầy ta. Anh có thể lấy tiền trong ngăn kéo ở đằng kia.” Rồi ngài tiếp tục tụng kinh.

              Một lát sau, ngài dừng lại và gọi tên trộm: “Này, đừng có lấy hết! Ta cần một ít để ngày mai nộp thuế.”

              Tên trộm lấy gần hết số tiền và chuẩn bị chuồn đi. Ngài Shichiri nói thêm: “Nhận quà của người khác thì phải cảm ơn chứ, anh bạn!”

              Tên trộm cảm ơn ngài và chuồn thẳng.

              Mấy ngày sau, tên trộm bị bắt và nhận tội. Trong số những người đã bị trộm, hắn khai ra có ngài Shichiri. Khi ngài được mời đến để làm nhân chứng, ngài bảo: “Theo tôi thì người này không phải kẻ trộm. Tôi cho anh ta tiền và anh ta có cảm ơn tôi rồi.”

              Sau khi mãn hạn tù, người ấy tìm đến ngài Shichiri và trở thành đệ tử của ngài.


              Viết sau khi dịch

              Không phải chỉ nói điều tốt là có thể làm cho người khác nghe theo, mà quan trọng hơn là phải tự mình làm được điều tốt. Thiền sư đã cảm hóa được một kẻ xấu bằng hành vi cao quý của mình, còn hơn cả sự tha thứ. Ngài đã xem kẻ trộm cũng là một con người, và là một người bạn cần giúp đỡ. Với cách đối xử ấy mà không cảm động được lòng người mới là điều khó hiểu!
              ***************

              Comment


              • #52
                45. Right and Wrong

                When Bankei held his seclusion-weeks of meditation, pupils from many parts of Japan came to attend. During one of these gatherings a pupil was caught stealing. The matter was reported to Bankei with the request that the culprit be expelled. Bankei ignored the case.

                Later the pupil was caught in a similar act and again Bankei disregarded the matter. This angered the other pupils, who drew up a petition, asking for the dismissal of the thief, stating that otherwise they would leave in a body.

                When Bankei had read the petition, he called everyone before him. “You are wise brothers,” he told them. “You know what is right and what is not right. You may go somewhere else to study if you wish, but this poor brother does not even know right from wrong. Who will teach him if I do not? I am going to keep him here even if all the rest of you leave.”

                A torrent of tears cleansed the face of the brother who had stolen. All desire to steal had vanished.


                Phân biệt đúng sai

                Khi ngài Bankei[56] mở những khóa tu thiền kéo dài nhiều tuần lễ, các thiền sinh từ nhiều vùng trên khắp nước Nhật đều đến tham dự. Giữa một khóa tu như vậy, có một thiền sinh trộm đồ bị bắt quả tang. Vấn đề được trình lên ngài Bankei với yêu cầu trục xuất kẻ phạm tội. Ngài Bankei phớt lờ đi.

                Sau đó, thiền sinh này lại tái phạm rồi bị bắt một lần nữa, và ngài Bankei lại bỏ qua. Điều này khiến cho các thiền sinh khác tức giận. Họ liền viết một bản thỉnh nguyện, yêu cầu trục xuất kẻ trộm, nói rõ rằng nếu không thì tất cả bọn họ sẽ cùng nhau bỏ đi.

                Sau khi đọc bản thỉnh nguyện, ngài Bankei cho gọi tất cả mọi người đến và nói: “Huynh đệ các con đều là những người khôn ngoan, biết phân biệt đúng sai. Nếu muốn thì các con có thể đi đến một nơi nào khác để tu tập. Nhưng người huynh đệ đáng thương này của các con thậm chí còn không biết phân biệt đúng sai, nếu ta không dạy dỗ thì ai sẽ dạy nó? Ta vẫn sẽ giữ nó lại đây, cho dù tất cả các con có bỏ ta mà đi.”

                Một dòng lệ tuôn tràn trên khuôn mặt kẻ phạm tội. Bao nhiêu ham muốn dẫn đến hành vi trộm cắp đều tan biến!


                Viết sau khi dịch

                Cách nhìn nhận của ngài Bankei là hoàn toàn chính xác và hợp lý. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không biết cách nhìn nhận như thế trong cuộc sống. Thông thường, chúng ta luôn có quán tính cho rằng người làm việc xấu là người xấu, trong khi thật ra hoàn toàn không phải như thế! Chính vì cách nhìn nhận sai lầm này mà rất nhiều khi chính con người đã đẩy đồng loại của mình vào hố sâu tội lỗi, thay vì là cứu vớt họ!









                [56] Tức thiền sư Bankei Eitaku. Xem chuyện Người biết vâng lời, trang 23.
                ***************

                Comment


                • #53
                  46. How Grass and Trees Become Enlightened

                  During the Kamakura period, Shinkan studied Tendai six years and then studied Zen seven years; then he went to China and contemplated Zen for thirteen years more.

                  When he returned to Japan many desired to interview him and asked obscure questions. But when Shinkan received visitors, which was infrequently, he seldom answered their questions. One day a fifty-year-old student of enlightenment said to Shinkan: “I have studied the Tendai school of thought since I was a little boy, but one thing in it I cannot understand. Tendai claims that even the grass and trees will become enlightened. To me this seems very strange.”

                  “Of what use is it to discuss how grass and trees become enlightened?” asked Shinkan. “The- question is how you yourself can become so. Did you ever consider that?”

                  “I never thought of it in that way.” marveled the old man.

                  “Then go home and think it over,” finished Shinkan.


                  Cỏ cây giác ngộ

                  Vào thời đại Liêm Thương[57] ngài Shinkan theo học với tông Thiên Thai (Nhật) trong 6 năm rồi theo học thiền trong 7 năm. Sau đó, ngài đến Trung Hoa để thực hành thiền định thêm 13 năm nữa.

                  Khi ngài trở về Nhật, rất nhiều người muốn đến tham vấn và đặt ra với ngài những câu hỏi mơ hồ. Nhưng không mấy khi ngài tiếp khách, và nếu có thì ngài cũng hiếm khi trả lời những câu hỏi của họ.

                  Ngày nọ, có một thiền tăng 50 tuổi đang tìm cầu giác ngộ đến thưa với ngài: “Tôi đã nghiên cứu tư tưởng của tông Thiên Thai từ nhỏ, nhưng có một điều trong đó tôi không sao hiểu được. Tông Thiên Thai nói rằng ngay cả cỏ cây rồi cũng sẽ được giác ngộ. Với tôi, điều này dường như quá kỳ lạ!”

                  Ngài Shinkan liền hỏi: “Bàn luận về việc cỏ cây giác ngộ như thế nào thì có ích gì? Vấn đề là làm sao để chính bản thân ông được giác ngộ. Đã bao giờ ông suy xét điều đó chưa?”

                  Vị lão tăng ngẩn người: “Tôi chưa bao giờ suy nghĩ theo cách đó!”

                  Ngài Shinkan kết luận: “Vậy hãy trở về và suy nghĩ kỹ đi!”


                  Viết sau khi dịch

                  Vào thời đức Phật còn tại thế, chính ngài cũng luôn từ chối những câu hỏi mơ hồ, không thiết thực. Không ít người đã đến đặt ra những vấn đề như vũ trụ vô hạn hay hữu hạn... Câu trả lời chung của ngài cho tất cả những vấn đề này là hãy quay về nghiền ngẫm những gì thực sự có liên quan đến giải thoát, đến sự giác ngộ, đừng chạy theo những tri thức vô bổ. Năm mươi năm ấp ủ trong lòng một thắc mắc về sự giác ngộ của cỏ cây, nhưng lại chưa từng suy xét về sự giác ngộ của chính bản thân mình. Liệu mỗi chúng ta có đang rơi vào một trường hợp khôi hài tương tự như thế hay chăng?







                  [57] Tức thời đại Kamakura (1185-1333) của Nhật.
                  ***************

                  Comment


                  • #54
                    47. The Stingy Artist

                    Gessen was an artist monk. Before he would start a drawing or painting he always insisted upon being paid in advance, and his fees were high. He was known as the “Stingy Artist.”

                    A geisha once gave him a commission for a painting. “How much can you pay?” inquired Gessen.

                    “Whatever you charge,” replied the girl, “but I want you to do the work in front of me.”

                    So on a certain day Gessen was called by the geisha. She was holding a feast for her patron.

                    Gessen with fine brushwork did the painting. When it was completed he asked the highest sum of his time.

                    He received his pay. Then the geisha turned to her patron, saying: “All this artist wants is money. His paintings are fine but his mind is dirty; money has caused it to become muddy. Drawn by such a filthy mind, his work is not fit to exhibit. It is just about good enough for one of my petticoats.”

                    Removing her skirt, she then asked Gessen to do another picture on the back of her petticoat.

                    “How much will you pay?” asked Gessen.

                    “Oh, any amount,” answered the girl.

                    Gessen named a fancy price, painted the picture in the manner requested, and went away.

                    It was learned later that Gessen had these reasons for desiring money:

                    A ravaging famine often visited his province. The rich would not help the poor, so Gessen had a secret warehouse, unknown to anyone, which he kept filled with grain, prepared for these emergencies.

                    From his village to the National Shrine the road was in very poor condition and many travelers suffered while traversing it. He desired to build a better road.

                    His teacher had passed away without realizing his wish to build a temple, and Gessen wished to complete this temple for him.

                    After Gessen had accomplished his three wishes he threw away his brushes and artist’s materials and retiring to the mountains, never painted again.


                    Họa sĩ tham tiền

                    Thiền sư Gessen[58] là một họa sĩ. Trước khi vẽ một bức tranh, ông luôn đòi hỏi phải được trả tiền trước với một giá rất cao. Mọi người thường gọi ông là “họa sĩ tham tiền”.

                    Có lần, một kỹ nữ đặt ngài vẽ một bức tranh. Ông hỏi: “Cô trả được bao nhiêu?”

                    Cô gái trả lời: “Ông muốn bao nhiêu cũng được, nhưng ông phải vẽ trước mặt tôi.”

                    Thế là, một ngày kia cô kỹ nữ cho gọi ông đến. Cô ta đang chiêu đãi một khách làng chơi.

                    Gessen vẽ bức tranh với một phong cách tuyệt vời. Khi vẽ xong, ông đòi một giá cao nhất thời bấy giờ!

                    Sau khi trả tiền, cô kỹ nữ quay sang nói với người khách của mình: “Người họa sĩ này chỉ biết tham tiền. Những bức tranh của ông ta rất đẹp, nhưng tâm hồn ông ta thật bẩn thỉu. Tiền bạc đã làm cho tâm hồn ông ta lấm bùn. Một tác phẩm xuất phát từ tâm hồn nhơ nhớp đến thế không xứng đáng để được trưng bày. Nó chỉ đáng để trang trí trên đồ lót của tôi thôi.”

                    Rồi cô ta cởi váy ra và bảo Gessen vẽ một bức tranh khác phía sau váy lót của mình.

                    Gessen hỏi: “Cô trả tôi bao nhiêu?”

                    Cô gái đáp: “Ồ, bao nhiêu cũng được.”

                    Gessen đòi một giá cực kỳ cao rồi vẽ bức tranh đúng theo yêu cầu, Xong, ông bỏ đi.

                    Chỉ về sau người ta mới biết được rằng ngài Gessen có 3 lý do sau đây để tham tiền:

                    1. Nạn đói khủng khiếp thường xảy ra ở quê ngài. Những người giàu lại không giúp đỡ người nghèo, nên ngài Gessen đã lập một nhà kho bí mật, không ai biết. Ở đó ngài cất giữ lương thực, chuẩn bị cứu giúp khi những trận đói ngặt nghèo xảy ra.

                    2. Con đường từ làng ngài đến ngôi Quốc tự rất xấu và nhiều khách bộ hành phải khổ sở khi đi qua đó. Ngài muốn làm một con đường tốt hơn.

                    3. Vị thầy của ngài đã viên tịch mà không thực hiện được ước nguyện xây dựng một ngôi chùa, và ngài Gessen muốn hoàn tất tâm nguyện của thầy.

                    Sau khi cả 3 điều trên đã hoàn tất, ngài Gessen vất bỏ cọ vẽ và tất cả những đồ dùng vẽ tranh, lui về ẩn trong một dãy núi và không bao giờ vẽ tranh nữa.


                    Viết sau khi dịch


                    Bị làm nhục bởi một người kỹ nữ theo cách như thế, dù là một họa sĩ thông thường hẳn cũng không sao chịu nổi, đừng nói là một vị tăng! Thế nhưng ngài Gessen vẫn có thể an nhiên bất động trước mọi sự việc, chỉ một lòng hoàn thành những tâm nguyện cao quý của mình, có thể nói là ngài đã đạt được sự giải thoát tâm ý ngay trong những triền phược của đời sống.

                    Những kẻ tầm thường quả là không sao thấu hiểu được tâm nguyện và hành trạng của một vị Bồ Tát độ sinh!







                    [58] Tức thiền sư Gessen Zenne, tên phiên âm là Nguyệt Thuyền Thiền Huệ, sinh năm 1702 và mất năm 1781, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.
                    ***************

                    Comment


                    • #55
                      48. Accurate Proportion

                      Sen no Rikyu, a tea-master, wished to hang a flower basket on a column. He asked a carpenter to help him, directing the man to place it a little higher or lower, to the right or left, until he had found exactly the right spot. “That’s the place,” said Sen no Rikyu finally.

                      The carpenter, to test the master, marked the spot and then pretended he had forgotten. “Was this the place?” “Was this the place, perhaps?” the carpenter kept asking, pointing to various places on the column.

                      But so accurate was the tea-master’s sense of proportion that it was not until the carpenter reached the identical spot again that its location was approved.


                      Độ chính xác

                      Sen no Rikyu là một vị trà sư.[59] Có lần, ngài muốn treo một giỏ hoa lên một cây cột nên nhờ một người thợ mộc giúp. Ngài chỉ dẫn cho anh ta di chuyển giỏ hoa lên cao hoặc xuống thấp, sang phải hoặc sang trái, cho đến khi đạt được đúng vị trí mong muốn. Xong, ngài nói: “Đúng là chỗ ấy!”

                      Người thợ mộc muốn thử vị trà sư, liền đánh dấu điểm ấy và giả vờ quên mất. Rồi anh ta hỏi: “Có phải chỗ này không?” “Hay là chỗ này?”... Anh ta vừa hỏi vừa di chuyển giỏ hoa đến nhiều vị trí khác nhau trên cây cột.

                      Nhưng vị trà sư có một cảm quan chính xác đến nỗi chỉ khi người thợ mộc đặt giỏ hoa lại đúng vị trí trước đó thì ông mới chấp nhận.


                      Viết sau khi dịch

                      Vàng thật không sợ lửa! Vị trà sư đã một lần tìm được vị trí chính xác bằng cảm quan của mình thì tất nhiên không thể thất bại trong lần thứ hai. Nhưng anh thợ mộc cũng không phải là không có lý, vì chúng ta vẫn thường gặp trong đời không ít những kẻ luôn tỏ ra hiểu biết mà trong đầu thực sự rỗng tuếch!







                      [59] Trà sư: người thông thạo nghệ thuật uống trà theo Trà đạo của Nhật
                      ***************

                      Comment


                      • #56
                        49. Black-Nosed Buddha

                        A nun who was searching for enlightenment made a statue of Buddha and covered it with gold leaf. Wherever she went she carried this golden Buddha with her.

                        Years passed and, still carrying her Buddha, the nun came to live in a small temple in a country where there were many Buddhas, each one with its own particular shrine.

                        The nun wished to burn incense before her golden Buddha. Not liking the idea of the perfume straying to the others, she devised a funnel through which the smoke would ascend only to her statue. This blackened the nose of the golden Buddha, making it especially ugly.


                        Tượng Phật mũi đen

                        Một ni cô đang tìm cầu giác ngộ, tạo một tượng Phật và thếp bên ngoài bằng vàng lá. Đi đến đâu cô cũng mang theo tượng Phật vàng này.

                        Nhiều năm sau, ni cô vẫn mang theo tượng Phật vàng này và đến sống ở một ngôi chùa nhỏ miền quê. Nơi đây có rất nhiều tượng Phật, và mỗi tượng đều có một bệ thờ riêng.

                        Vị ni cô này muốn thắp hương trước tượng Phật của mình, nhưng không muốn hương thơm bay sang các tượng Phật khác. Vì thế, cô tạo ra một cái ống để khói hương đi vào đó và chỉ đến với tượng Phật của riêng cô. Điều này làm cho cái mũi của tượng Phật vàng bị đen dần, trông hết sức xấu xí.


                        Viết sau khi dịch

                        Xuất gia là buông xả tất cả để hướng theo mục đích duy nhất là giải thoát. Nếu không buông xả thì dù thân sống đời xuất gia nhưng tâm vẫn chưa xuất gia. Thờ kính hình tượng Phật là để nhắc nhở mục tiêu tìm cầu giác ngộ, nhưng nếu bám víu vào tượng Phật đó mà xem là của riêng mình, thì sự thờ kính lễ lạy phỏng có ích gì? Chỉ do sự chấp ngã đó mà tượng Phật vàng kia phải đen dần cái mũi, thật xấu biết bao!

                        Nhưng cái mũi đen của tượng Phật vàng là điều dễ thấy, còn có biết bao hình tượng tôn quý khác cũng đang ngày càng đen dần bởi sự chấp ngã mà ít ai nhìn thấy. Bởi không chỉ có “tượng Phật của tôi”, mà còn biết bao người vẫn đang ôm giữ lấy “ngôi chùa của tôi”, “tinh xá của tôi”, “tịnh thất của tôi”, “đệ tử của tôi”, “bổn đạo của tôi”.v.v... Giá như không có những cái “của tôi” này thì mọi việc sẽ tốt đẹp biết bao!
                        ***************

                        Comment


                        • #57
                          50. Ryonen’s Clear Realization

                          The Buddhist nun known as Ryonen was born in 1797. She was a granddaughter of the famous Japanese warrior Shingen. Her poetical genius and alluring beauty were such that at seventeen she was serving the empress as one of the ladies of the court. Even at such a youthful age fame awaited her.

                          The beloved empress died suddenly and Ryonen’s hopeful dreams vanished. She became acutely aware of the impermanency of life in this world. It was then that she desired to study Zen.

                          Her relatives disagreed, however, and practically forced her into marriage. With a promise that she might become a nun after she had borne three children, Ryonen assented. Before she was twenty-five she had accomplished this condition. Then her husband and relatives could no longer dissuade her from her desire. She shaved her head, took the name of Ryonen, which means to realize clearly, and started on her pilgrimage.

                          She came to the city of Edo and asked Tetsugyu to accept her as a disciple. At one glance the master rejected her because she was too beautiful.

                          Ryonen then went to another master, Hakuo. Hakuo refused her for the same reason, saying that her beauty would only make trouble.

                          Ryonen obtained a hot iron and placed it against her face. In a few moments her beauty had vanished forever.

                          Hakuo then accepted her as a disciple.

                          Commemorating this occasion, Ryonen wrote a poem on the back of a little mirror:

                          In the service of my Empress I burned incense to perfume my exquisite clothes,

                          Now as a homeless mendicant I burn my face to enter a Zen temple.

                          When Ryonen was about to pass from this world, she wrote another poem:

                          Sixty-six times have these eyes beheld the changing scene of autumn. •

                          I have said enough about moonlight,

                          Ask no more.

                          Only listen to the voice of pines and cedars when no wind stirs.


                          Liễu ngộ

                          Ni sư Ryonen[60] sinh năm 1797. Cô là cháu nội của Shingen, một vị tướng Nhật nổi tiếng. Sắc đẹp quyến rũ và thiên tài về thi ca đã khiến cô trở thành một công nương trong triều đình, kề cận bên hoàng hậu khi mới 17 tuổi. Tuy còn quá trẻ như thế nhưng danh vọng đã chờ đón cô.

                          Rồi vị hoàng hậu kính yêu của cô đột ngột qua đời và những mơ ước tràn đầy hy vọng của cô cũng tan thành mây khói. Cô bỗng nhận thức được một cách sâu sắc về sự vô thường trong cuộc sống trên thế gian này. Ngay khi ấy, cô mong muốn được tu học thiền.

                          Tuy nhiên, gia đình cô không đồng ý và gần như ép buộc cô phải lập gia đình. Ryonen chỉ đồng ý nghe theo với điều kiện là sau khi sinh 3 đứa con cô sẽ được phép xuất gia làm ni cô.

                          Khi cô chưa được 25 tuổi thì điều kiện này đã đáp ứng, và chồng cô cũng như những người thân khác không còn ngăn cản ước nguyện của cô nữa. Cô cạo tóc, lấy tên mới là Ryonen, có nghĩa là “liễu ngộ” hay “giác ngộ hoàn toàn”. Rồi cô khởi sự cuộc hành trình cầu đạo.

                          Cô tìm đến thành phố Edo và cầu xin ngài Tetsugyu nhận làm đệ tử. Chỉ nhìn thoáng qua, vị thầy này đã từ chối ngay vì cô quá đẹp!

                          Ryonen lại tìm đến một bậc thầy khác, ngài Hakuo. Ngài cũng từ chối với cùng lý do, bảo rằng sắc đẹp của cô hẳn chỉ gây ra phiền toái mà thôi!

                          Ryonen liền lấy bàn ủi nóng áp lên mặt mình. Chỉ trong chốc lát, sắc đẹp của cô đã vĩnh viễn không còn nữa.

                          Ngài Hakuo liền nhận cô làm đệ tử.

                          Để ghi nhớ sự kiện này, Ryonen đã viết mấy câu thơ phía sau một tấm gương soi nhỏ:

                          Ta đốt hương khi theo hầu hoàng hậu,
                          Để làm thơm những y phục đẹp xinh.
                          Giờ đây làm kẻ hành khất không nhà,
                          Ta đốt khuôn mặt để bước vào cửa thiền.

                          Khi ni sư Ryonen sắp lìa bỏ thế giới này, bà để lại một bài thơ khác:

                          Sáu mươi sáu mùa thu,
                          Từng đổi thay trước mắt.
                          Ta đã nói đủ rồi,
                          Về ánh sáng vầng trăng.
                          Thôi đừng hỏi thêm nữa,
                          Chỉ lắng nghe thông ngàn,
                          Và những cây bách hương
                          Khi không có gió!



                          Viết sau khi dịch


                          Quả là một cuộc hành trình tìm cầu chân lý có một không hai! Điều đáng nói ở đây là, mục tiêu của cuộc hành trình đã được xác lập ngay từ bước khởi đầu, khi ni sư chọn cho mình cái tên Ryonen – liễu ngộ. Dũng mãnh và dứt khoát nhưng không bồng bột, Ryonen biết rõ khi nào mới nên hành xử một cách quyết liệt. Vì thế, cô vẫn chấp nhận sự sắp xếp của gia đình để đi vào con đường mà bản thân mình không mong muốn, nhưng xác định rõ đó chỉ là một sự thỏa hiệp tạm thời. Khi đã thực sự lên đường cầu đạo, cô không thối chí trước sự từ chối của các bậc thầy, mà sẵn sàng hủy hoại nhan sắc xinh đẹp của mình khi nó trở thành một chướng ngại trên đường cầu đạo. Dù là một phụ nữ, Ryonen đã thể hiện ý chí và quyết tâm tu tập còn hơn cả nhiều đấng trượng phu lỗi lạc!





                          [60] Ryonen trong tiếng Nhật có nghĩa là “triệt ngộ” hay “liễu ngộ”, nghĩa là sự giác ngộ hoàn toàn. Vị ni sư này viên tịch vào năm 1863.
                          ***************

                          Comment


                          • #58
                            51. Sour Miso

                            The cook monk Dairyo, at Bankei’s monastery, decided that he would take good care of his old teacher’s health and give him only fresh miso, a basic of soy beans mixed with wheat and yeast that often ferments. Bankei, noticing that he was being served better miso than his pupils, asked: “Who is the cook today?”

                            Dairyo was sent before him. Bankei learned, that according to his age and position he should eat only fresh miso. So he said to the cook: “Then you think I shouldn’t eat at all.” With this he entered his room and locked the door.

                            Dairyo, sitting outside the door, asked his teacher’s pardon. Bankei would not answer. For seven days Dairyo sat outside and Bankei within.

                            Finally in desperation an adherent called loudly to Bankei: “You may be all right, old teacher, but this young disciple here has to eat. He cannot go without food forever.”

                            At that Bankei opened the door. He was smiling. He told Dairyo: “I insist on eating the same food as the least of my followers. When you become the teacher I do not want you to forget this.”


                            Thức ăn ngon

                            Tại thiền viện của ngài Bankei,[61] ông tăng phụ trách việc ẩm thực là Dairyo hết lòng muốn chăm sóc tốt cho sức khỏe vị thầy già của mình nên chỉ cho ngài dùng toàn món miso tươi. Miso là một loại thực phẩm chủ yếu làm bằng đậu nành trộn với lúa mạch và men bia, thường để lên men.

                            Ngài Bankei nhận ra rằng mình đang được ăn món miso tốt hơn so với các đệ tử của mình, liền hỏi: “Hôm nay ai nấu bếp?”

                            Dairyo được gọi đến và thưa với thầy rằng, do nơi tuổi tác và cương vị của thầy, thầy chỉ nên ăn toàn loại miso tươi mà thôi. Ngài Bankei liền bảo ông: “Nói vậy tức là ông cho rằng ta không nên ăn gì cả.” Nói xong, ngài bước vào phòng và khóa cửa lại.

                            Dairyo ngồi ngoài cửa, luôn miệng xin thầy tha lỗi. Ngài Bankei không trả lời. Trong suốt bảy ngày, Dairyo ngồi mãi bên ngoài phòng và ngài Bankei vẫn khóa cửa ở trong.

                            Cuối cùng, một người đệ tử thất vọng kêu lên: “Có thể là thầy sẽ không sao, thưa thầy. Nhưng người đệ tử trẻ này cần phải được ăn. Anh ta không thể tuyệt thực mãi!”

                            Nghe như thế, ngài Bankei mở cửa, khuôn mặt nhoẻn một nụ cười. Ngài bảo Dairyo: “Ta yêu cầu phải được ăn cùng một loại thức ăn như những đệ tử thấp kém nhất của ta. Khi nào con trở thành một bậc thầy, ta muốn con đừng quên điều đó.”


                            Viết sau khi dịch

                            Chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của một vị thầy già thì có gì là sai? Nhưng vị thầy ấy lại không muốn được hưởng những đặc quyền ưu tiên hơn so với các đệ tử của mình. Thật ra, ngài không hề giận dỗi hay quở trách vị tăng nấu bếp, nhưng chỉ muốn dạy cho ông này – cũng như tất cả các đệ tử khác – một bài học quý giá mà thôi!








                            [61] Tức thiền sư Bankei Eitaku, phiên âm Hán Việt là Bàn Khuê Vĩnh Trác . Xem lại bài Người biết vâng lời ở trang 23.
                            ***************

                            Comment


                            • #59
                              52. Your Light May Go Out

                              A student of Tendan, a philosophical school of Buddhism, came to the Zen abode of Gasan as a pupil. When he was departing a few years later, Gasan warned him: “Studying the truth speculatively is useful as a way of collecting preaching material. But remember that unless you meditate constantly your light of truth may go out.”


                              Không còn sáng tỏ

                              Một tăng sinh theo tông Thiên Thai (Nhật), một trường phái triết học của Phật giáo, tìm đến thiền viện của ngài Gasan[62] học thiền. Mấy năm sau, khi anh ta sắp sửa ra đi, ngài Gasan nhắc nhở rằng: “Suy cứu chân lý về mặt giáo điển như một phương cách để thu thập giáo pháp là hữu ích, nhưng hãy nhớ rằng, nếu con không tu tập thiền định miên mật thì sự tỏ ngộ của con có thể không còn nữa.”


                              Viết sau khi dịch

                              Nếu như lý thuyết và thực hành được xem là hai yếu tố quan trọng như nhau để đưa đến thành công, thì việc suy cứu chân lý về mặt giáo điển quả thật vẫn là một phương tiện hữu ích cho người tu tập. Đôi khi các bậc thầy nhắc nhở người học không đi sâu vào những tri thức giáo điển, chỉ vì sợ rằng họ sẽ chìm đắm trong đó mà quên đi mục đích tối hậu của việc tu tập.






                              [62] Tức thiền sư Gasan Jitou (Nga Sơn Tự Trạo). Xem lại chuyện Không xa quả Phật, trang 64.
                              ***************

                              Comment


                              • #60
                                53. The Giver Should Be Thankful

                                While Seisetsu was the master of Engaku in Kamakura he required larger quarters, since those in which he was teaching were over-crowded. Umezu Seibei, a merchant of Edo, decided to donate five hundred pieces of gold called ryo toward the construction of a more commodious school. This money he brought to the teacher.

                                Seisetsu said: “All right. I will take it.”

                                Umezu gave Seisetsu the sack of gold, but he was dissatisfied with the attitude of the teacher.

                                One might live a whole year on three ryo, and the merchant had not even been thanked for five hundred.

                                “In that sack are five hundred ryo.” hinted Umezu.

                                “You told me that before.” replied Seisetsu.

                                “Even if I am a wealthy merchant, five hundred ryo is a lot of money,” said Umezu.

                                “Do you want me to thank you for it?” asked Seisetsu.

                                “You ought to,” replied Umezu.

                                “Why should I?” inquired Seisetsu. “The giver should be thankful.”


                                Người cho phải biết ơn

                                Khi thiền sư Seisetsu giáo hóa ở chùa Engaku[63] tại Kamakura,[64] ngài cần có những giảng đường rộng hơn, vì những nơi ngài đang giảng dạy đều đã chật chội vì có quá đông người theo học. Một thương gia ở Edo[65] là Umezu Seibei quyết định sẽ tài trợ 500 đồng ryo vàng để xây dựng thêm một giảng đường rộng rãi hơn. Ông liền mang số tiền này đến gặp vị thiền sư.

                                Ngài Seisetsu nói: “Được rồi, tôi sẽ nhận.”

                                Umezu trao túi vàng cho ngài Seisetsu, nhưng ông ta không hài lòng với thái độ của vị thầy. Chỉ với 3 đồng ryo vàng là có thể đủ để một người sống trọn trong một năm, nhưng đưa ra đến 500 đồng ryo vàng mà ông ta thậm chí không nhận được cả một tiếng cảm ơn!

                                Ông ta nhắc khéo: “Trong túi đó có 500 ryo.”

                                Ngài Seisetsu đáp: “Lúc nãy ông có nói rồi.”

                                Umezu nói: “Dù tôi có là một thương gia giàu có thì 500 ryo vẫn là một món tiền rất lớn!”

                                Ngài Seisetsu hỏi: “Ông muốn tôi cảm ơn ông về việc này?”

                                Umezu đáp: “Vâng, thầy nên làm như thế mới hợp lẽ.”

                                Ngài Seisetsu hỏi vặn lại: “Sao lại là tôi? Người cho mới phải cảm ơn chứ!”


                                Viết sau khi dịch

                                Có những cách nghĩ tưởng như khác thường, chỉ vì quá đúng với sự thật! Hầu hết những nhận thức của thiền đối với cuộc sống này đều là những cách nghĩ như thế. Người thương gia muốn bỏ tiền ra để làm một việc tốt, cầu phước đức về sau – vì nếu không tin điều này, ông ta đã không làm như thế – thì tất nhiên ngài Seisetsu chính là người đã giúp ông thực hiện tâm nguyện. Nếu không có ngài, ông ta liệu có dùng số tiền ấy để mua phước đức được chăng? Vì thế, chính ông ta mới là người phải biết ơn vị thiền sư. Lại nói, ngài Seisetsu nhận số tiền ấy chẳng phải để dùng vào việc riêng, nên bản thân ngài chẳng có gì để phải cảm ơn cả. Tuy nhiên, khi làm đúng như thế thì hầu hết mọi người lại cho đó là chuyện ngược đời!






                                [63] Chùa Engaku, tức Engakuji, là một ngôi chùa quan trọng của tông Thiên Thai ở Nhật.

                                [64] Kamakura: một thành phố của Nhật nằm trên đảo Honshu, cách Tokyo 45 km về phía tây nam.

                                [65] Edo là tên cũ của Tokyo, thủ đô nước Nhật ngày nay.
                                ***************

                                Comment

                                Working...
                                X