Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Gõ cửa thiền

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên Văn Bài Viết Của Akuna View Post
    Ý chừng bao nhiêu đó chắc đủ công án tu tập rồi chăng?



    ..còn nhiều mà bác Akuna , mời bác chén trà thơm trong lúc chờ đợi



    ***************

    Comment


    • #32
      26. Trading Dialogue for Lodging

      Provided he makes and wins an argument about Buddhism with those who live there, any wandering monk can remain in a Zen temple. If he is defeated, he has to move on.

      In a temple in the northern part of Japan, two brother monks were dwelling together. The elder one was learned, but the younger one was stupid and had but one eye.

      A wandering monk came and asked for lodging, properly challenging them to a debate about the sublime teaching. The elder brother, tired that day from much studying, told the younger one to take his place. “Go and request the dialogue in silence,” he cautioned.

      So the young monk and the stranger went to the shrine and sat down.

      Shortly afterwards the traveler rose and went in to the elder brother and said: “Your young brother is a wonderful fellow. He defeated me.”

      “Relate the dialogue to me,” said the elder one.

      “Well,” explained the traveler, “first I held up one finger, representing Buddha, the enlightened •one. So he held up two fingers, signifying Buddha and his teaching. I held up three fingers, representing Buddha, his teaching, and his followers, living the harmonious life. Then he shook his clenched fist in my face, indicating that all three come from one realization. Thus he won and so I have no right to remain here.” With this, the traveler left.

      “Where is that fellow?” asked the younger one, running in to his elder brother.

      “I understand you won the debate.”

      “Won nothing. I’m going to beat him up.”

      “Tell me the subject of the debate,” asked the elder one.

      “Why, the minute he saw me he held up one finger, insulting me by insinuating that I have only one eye. Since he was a stranger I thought I would be polite to him, so I held up two fingers, congratulating him that he has two eyes. Then the impolite wretch held up three fingers, suggesting that between us we only have three eyes. So got mad and started to punch him, but he ran out and that ended it!”


      Tranh biện

      Nếu thắng được trong cuộc tranh biện về Phật pháp với những vị tăng sống trong một thiền viện, thì bất cứ vị tăng hành cước nào cũng sẽ được quyền trú ngụ trong thiền viện đó. Nhưng nếu thất bại, vị ấy sẽ phải tiếp tục ra đi.

      Trong một thiền viện ở miền bắc nước Nhật, có hai vị tăng cùng tu tập. Vị sư huynh thật uyên bác, nhưng người sư đệ rất ngốc nghếch và chột mắt.

      Một vị tăng hành cước ghé lại thiền viện để xin trú ngụ, theo đúng thông lệ nên đề nghị một cuộc tranh biện về Chánh pháp. Hôm ấy, vị sư huynh sau một ngày học tập đã quá mỏi mệt nên bảo người sư đệ hãy thay thế mình. Ông dặn dò: “Hãy đến đó và yêu cầu một cuộc tranh biện không dùng lời.”

      Thế là người sư đệ cùng vị khách tăng đến trước điện thờ và ngồi xuống.

      Không lâu sau đó, khách tăng đứng dậy, đi đến chỗ vị sư huynh và nói: “Sư đệ của ngài thật tuyệt vời. Ông ấy đã thắng được tôi.”

      Vị sư huynh bảo: “Hãy kể cho ta nghe cuộc tranh biện.”

      Vị khách tăng giải thích: “Vâng, trước hết tôi đưa lên một ngón tay, tượng trưng cho đức Phật, bậc giác ngộ. Thế là ông ấy đưa lên hai ngón tay, muốn chỉ đến đức Phật và giáo pháp của ngài. Tôi liền đưa lên ba ngón tay, tiêu biểu cho đức Phật, giáo pháp của ngài và chư tăng, những người luôn sống đời hòa hợp. Ông ấy liền đưa bàn tay nắm chặt vào mặt tôi, ngụ ý rằng tất cả đều xuất phát từ một sự chứng ngộ. Như thế là ông ta đã thắng, nên tôi không được quyền trú ngụ lại đây.” Nói xong, vị khách tăng ra đi.

      Ngay sau đó, người sư đệ chạy vội đến chỗ sư huynh và hỏi dồn: “Gã ấy đâu rồi?”

      “Ta biết là sư đệ đã thắng rồi!”

      “Không thắng gì cả! Em sẽ nện cho hắn một trận.”

      Vị sư huynh hỏi: “Thế sư đệ đã tranh biện về điều gì?”

      “Hừm! Ngay khi vừa thấy em là hắn đã đưa lên một ngón tay, xúc phạm em bằng cách ám chỉ rằng em chỉ có một mắt! Vì hắn là khách lạ, em nghĩ là nên đối xử lịch sự với hắn, nên em đưa lên hai ngón tay, chúc mừng hắn có đủ hai mắt. Thế là tên khốn bất nhã ấy liền đưa lên ba ngón tay, chỉ ra rằng cả hai người chỉ có ba con mắt! Thế là em nổi khùng lên và bắt đầu vung tay đấm hắn, nhưng hắn đã bỏ chạy và cuộc tranh biện kết thúc!”


      Viết sau khi dịch

      Nghe có vẻ khôi hài biết bao khi cùng một sự việc mà hai bên lại diễn giải theo hai cách trái ngược nhau. Đối với một người thì đó hoàn toàn là những điều hợp với Chánh pháp, trong khi đối với người kia thì thật không khác gì một cuộc tranh cãi trong đám hạ lưu hỗn tạp. Tất cả đều xuất phát từ những nền tảng tri thức và quan điểm khác nhau. Và nếu hiểu được như thế, ta cũng sẽ dễ dàng nhận ra rằng trong cuộc sống quanh ta vẫn thường có vô số những trường hợp khôi hài tương tự như thế!
      ***************

      Comment


      • #33
        27. The Voice of Happiness

        After Bankei had passed away, a blind man who lived near the master’s temple told a friend: “Since I am blind, I cannot watch a person’s face, so I must judge his character by the sound of his voice. Ordinarily when I hear someone congratulate another upon his happiness or success, I also hear a secret tone of envy. When condolence is expressed for the misfortune of another, I hear pleasure and satisfaction, as if the one condoling was really glad there was something left to gain in his own world.

        “In all my experience, however, Bankei’s voice was always sincere. Whenever he expressed happiness, I heard nothing but happiness, and whenever he expressed sorrow, sorrow was all I heard.”


        Âm hưởng của niềm vui


        Sau khi ngài Bankei[39] viên tịch, một người mù sống gần ngôi chùa của ngài nói với người bạn ông ta:

        “Vì mù nên tôi không thể quan sát vẻ mặt của người khác, bởi vậy tôi phải phán đoán cá tính con người thông qua giọng nói. Thông thường, khi tôi nghe ai đó chúc mừng người khác nhân một dịp vui mừng hay một sự thành công, tôi cũng nghe được âm hưởng ghen tỵ tiềm ẩn trong đó. Khi người ta bày tỏ sự chia buồn với nỗi bất hạnh của kẻ khác, tôi cũng nghe được âm hưởng khoái chí và hài lòng, như thể người chia buồn ấy thực ra đang vui mừng vì có điều gì đó vẫn còn lại trên thế gian này để bản thân anh ta có thể chiếm được.

        “Tuy nhiên, với tất cả kinh nghiệm của mình, tôi thấy giọng nói của ngài Bankei là luôn luôn chân thật! Khi ngài bày tỏ niềm vui, tôi không nghe được âm hưởng nào khác ngoài sự vui mừng; và khi ngài bày tỏ nỗi buồn, tôi chỉ nghe duy nhất sự buồn bã mà thôi!”


        Viết sau khi dịch

        Điều mà người mù này nhận ra, có lẽ mỗi chúng ta cũng có thể nhận ra. Khi sự chấp ngã vẫn ngự trị trong tâm ta thì hầu như mọi “người khác” đều là đối nghịch! Cái “được” của bất cứ ai đó cũng đều là cái “mất” của ta, và cái “mất” của bất cứ ai đó cũng đều tạo ra cơ hội cho cái “được” của ta! Vì thế, trong mối quan hệ chằng chịt được xây dựng trên nền tảng của cái “bản ngã” luôn cần được bảo vệ, vun bồi này, chúng ta sẽ không bao giờ có thể diễn đạt được một âm hưởng thuần túy của niềm vui!




        [39] Tức thiền sư Bankei Eitaku. Xem lại chuyện Người biết vâng lời, trang 23.
        ***************

        Comment


        • #34
          28. Open Your Own Treasure House

          Daiju visited the master Baso in China. Baso asked: “What do you seek?”

          “Enlightenment,” replied Daiju.

          “You have your own treasure house. Why do you search outside?” Baso asked.

          Daiju inquired: “Where is my treasure house?”

          Baso answered: “What you are asking is your treasure house.”

          Daiju was enlightened! Ever after he urged his friends: “Open your own treasure house and use those treasures.”


          Hãy mở kho báu của chính mình

          Ở Trung Hoa, Thiền sư Đại Châu[40] đến ra mắt ngài Mã Tổ.[41] Mã Tổ hỏi: “Ông tìm cầu gì?”

          Ngài Đại Châu đáp: “Con cầu giác ngộ.”

          Mã Tổ hỏi: “Ông tự có kho báu của riêng mình, sao còn tìm kiếm bên ngoài?”

          Đại Châu thưa hỏi: “Chẳng biết kho báu của con ở đâu?”

          Mã Tổ đáp: “Cái mà ông đang dùng để hỏi ta đó chính là kho báu của ông.”

          Ngài Đại Châu nhân đó chứng ngộ! Từ đó về sau, ngài luôn thúc giục những bạn đồng tu của mình: “Hãy mở kho báu của chính mình mà dùng.”[42]


          Viết sau khi dịch

          Kho báu quý giá mỗi người đều sẵn có nhưng hầu hết đều rong ruổi tìm cầu đó đây mà không chịu quay về tự mở. Ngài Mã Tổ cũng có nói: “Tức tâm tức Phật.” Mỗi người đều có tâm, nên ai ai cũng có thể thành Phật! Vấn đề là làm sao để tâm ấy thành Phật? Tuy đây không phải là việc dễ dàng, nhưng dù sao cũng phải biết được đúng chỗ để tìm. Nếu hướng mãi ra bên ngoài tìm cầu, khác nào người mài gạch muốn thành gương soi?




          [40] Tức thiền sư Đại Châu Huệ Hải, họ Châu, người Việt Châu, ban đầu xuất gia tu học với Trí Hòa Thượng ở chùa Đại Vân, Việt Châu. Sau mới đến tham học Mã Tổ, được chứng ngộ. Đương thời tôn xưng là Đại Châu Hòa Thượng. Về sau ngài có soạn quyển Đốn ngộ nhập đạo yếu môn luận, được Mã Tổ khen ngợi. Hiện không biết được niên đại chính xác của ngài, nhưng căn cứ theo niên đại của Mã Tổ (709–788) thì ngài cũng sống vào khoảng thế kỷ 8.

          [41] Tức thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất (709–788), đời Đường, người huyện Thập Phương, Hán Châu (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên) Trung Quốc. Ngài xuất gia với Đường Hoà thượng ở Tứ Châu, sau theo học với thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng hơn 10 năm, được truyền tâm ấn.

          [42] Chuyện này có ghi trong sách Ngũ Đăng Hội Nguyên (quyển 3) với nội dung đầy đủ hơn, xin trích lại như sau: Sơ tham Mã Tổ... ...Tổ viết: “Lai thử nghĩ tu hà sự ? Viết: “Lai cầu Phật pháp. Tổ viết: “Ngã giá lý nhứt vật dã vô, cầu thậm ma Phật pháp? Tự gia bảo tạng bất cố, phao gia tán tẩu tác ma .” Viết: “A ná cá thị Huệ Hải bảo tạng? Tổ viết: “Tức kim vấn ngã giả, thị nhữ bảo tạng. Nhất thiết cụ túc, cánh vô khiếm thiểu, sử dụng tự tại, hà giả ngoại cầu?” Sư ư ngôn hạ, tự thức bổn tâm. Bất do tri giác, dũng dược lễ tạ.
          ***************

          Comment


          • #35
            29. No Water, No Moon

            When the nun Chiyono studied Zen under Bukko of Engaku she was unable to attain the fruits of meditation for a long time.

            At last one moonlit night she was carrying water in an old pail bound with bamboo. The bamboo broke and the bottom fell out of the pail, and at that moment Chiyono was set free!

            In commemoration, she wrote a poem:

            In this way and that I tried to save the old pail

            Since the bamboo strip was weakening

            and about to break

            Until at last the bottom fell out.

            No more water in the pail!

            No more moon in the water!


            Không còn trăng trong nước

            Ni sư Chiyono[43] theo học với thiền sư Bukko ở Engaku trong một thời gian rất lâu mà vẫn không đạt được kết quả.

            Cuối cùng, vào một đêm trăng sáng, bà đang xách nước với một cái thùng cũ đan bằng nan tre thì những nan tre chợt đứt rời và đáy thùng rơi xuống. Ngay lúc ấy, ni sư Chiyono đạt được sự giải thoát!

            Để ghi nhớ sự kiện này, ni sư viết một bài kệ như sau:

            Ta đã tìm mọi cách để giữ lại chiếc thùng cũ,

            Vì những sợi nan tre đã yếu ớt và sắp đứt,

            Cho đến cuối cùng rồi đáy thùng cũng rơi mất.

            Không còn nước trong thùng!

            Không còn trăng trong nước!





            [43] Tức ni sư Mugai Nyodai, tên phiên âm là Vô Nhai Như Đại, sinh năm 1223 và mất năm 1298, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.
            ***************

            Comment


            • #36
              30. Calling Card

              Keichu, the great Zen teacher of the Meiji era, was the head of Tofuku, a cathedral in Kyoto. One day the governor of Kyoto called upon him for the first time.

              His attendant presented the card of the governor, which read: Kitagaki, Governor of Kyoto.

              “I have no business with such a fellow,” said Keichu to his attendant. “Tell him to get out of here.”

              The attendant carried the card back with apologies.

              “That was my error,” said the governor, and with a pencil he scratched out the words Governor of Kyoto. “Ask your teacher again.”

              “Oh, is that Kitagaki?” exclaimed the teacher when he saw the card. “I want to see that fellow.”


              Thiếp báo danh

              Ngài Keichu[44] là một thiền sư lỗi lạc thời Minh Trị, trụ trì ngôi chùa lớn Tofuku ở Kyoto. Một hôm, vị thống đốc Kyoto lần đầu tiên đến viếng thăm ngài.

              Người thị giả trình tấm danh thiếp của viên thống đốc, trên đó ghi: “Kitagaki, Thống đốc Kyoto”.

              Thiền sư Keichu bảo người thị giả: “Ta chẳng liên quan gì đến người này. Bảo ông ta rời khỏi đây ngay.”

              Người thị giả mang trả tấm danh thiếp với lời xin lỗi.

              Viên thống đốc nói: “Đó là lỗi của tôi.”

              Rồi ông ta lấy bút chì gạch bỏ ngay dòng chữ “Thống đốc Kyoto” và nói: “Xin thưa lại với sư phụ lần nữa.”

              Lần này, thiền sư vừa nhìn thấy tấm danh thiếp đã kêu lên: “Ồ, là Kitagaki đó sao? Ta muốn gặp ông ta.”


              Viết sau khi dịch

              Có quan trọng gì một cái tên gọi mà khiến cho thiền sư phải thay đổi thái độ? Bởi vì xét cho cùng, khi người ta biết thay đổi danh xưng thì chứng tỏ họ đã biết phải ứng xử như thế nào là thích hợp.




              [44] Tức thiền sư Keichu Bundo, sinh năm 1824 và mất năm 1905, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.
              ***************

              Comment


              • #37
                31. Everything Is Best

                When Banzan was walking through a market he overheard a conversation between a butcher and his customer.

                “Give me the best piece of meat you have,” said the customer.

                “Everything in my shop is the best,” replied the butcher. “Yon cannot find here any piece of meat that is not the best.”

                At these words Banzan became enlightened.


                Chỉ có loại tốt nhất

                Khi thiền sư Banzan[45] đi qua một khu chợ, ngài tình cờ nghe được mẩu đối thoại giữa một người hàng thịt với khách hàng.

                Người mua nói: “Cho tôi một phần thịt tốt nhất ở đây.”

                Người hàng thịt đáp lại: “Ở đây món nào cũng là tốt nhất cả! Quý khách không thể tìm thấy ở đây bất cứ miếng thịt nào mà không thuộc loại tốt nhất!”

                Nghe qua những lời này, ngài Banzan bỗng chứng ngộ!


                Viết sau khi dịch

                Dưới mắt người bán thịt thì tất cả các món thịt của anh ta đều là tốt nhất! Dưới mắt vị thiền sư chứng ngộ thì tất cả cảnh giới đều là cảnh giới giải thoát! Bởi vậy cho nên: “Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh, bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân "






                [45] Tức thiền sư Kumazawa Banzan, tên phiên âm là Bàn Sơn, sinh năm 1619 và mất năm 1691, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.
                ***************

                Comment


                • #38
                  32. Inch Time Foot Gem

                  A lord asked Takuan, a Zen teacher, to suggest how he might pass the time. He felt his days very long attending his office and sitting stiffly to receive the homage of others.

                  Takuan wrote eight Chinese characters and gave them to the man:

                  Not twice this day

                  Inch time foot gem.

                  This time will not come again.

                  Each minute is worth a priceless gem.


                  Mỗi khắc một phân vàng

                  Một lãnh chúa đến nhờ thiền sư Takuan chỉ dạy cho một cách nào đó để tiêu khiển thời gian. Ông ta cảm thấy mỗi ngày trôi qua đều dài lê thê khi phải luôn dự vào những buổi triều kiến và ngồi ngây ra như tượng gỗ để nhận sự lễ kính của người khác.

                  Thiền sư Takuan viết 8 chữ Hán trao cho ông ta, với ý nghĩa như sau:

                  Ngày đi không trở lại,

                  Mỗi khắc một phân vàng.

                  Thời gian trôi đi mãi,

                  Mỗi phút quý vô vàn!


                  Viết sau khi dịch

                  “Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê!” Thật vậy, ai cũng muốn sống lâu muôn tuổi, nhưng ít ai nghĩ đến việc sẽ làm gì nếu thực sự có được quãng thời gian đó! Và trong thực tế thì ngày dài nhất là ngày không có việc gì để làm. Bởi thế, người bận rộn nhất chính là người không biết sẽ làm gì vào ngày mai; và ngược lại, người thảnh thơi nhất là người biết chắc mình sẽ làm gì hôm nay, ngày mai và mãi mãi!
                  ***************

                  Comment


                  • #39
                    33. Mokusen’s Hand

                    Mokusen Hiki was living in a temple in the province of Tamba. One of his adherents complained of the stinginess of his wife.

                    Mokusen visited the adherent’s wife and showed her his clenched fist before her face.

                    “What do you mean by that?” asked the surprised woman.

                    “Suppose my fist were always like that. What would you call it?” he asked.

                    “Deformed,” replied the woman.

                    Then he opened his hand flat in her face and asked: “Suppose it were always like that. What then?”

                    “Another kind of deformity,” said the wife.

                    “If you understand that much,” finished Mokusen, “you are a good wife.” Then he left.

                    After his visit, this wife helped her husband to distribute as well as to save.


                    Bài học bàn tay

                    Thiền sư Mokusen Hiki đang sống ở một ngôi chùa thuộc tỉnh Tamba. Một trong các vị thí chủ của chùa thường than phiền về tính keo kiệt của người vợ ông ta.

                    Ngài Mokusen liền đến thăm nhà bà vợ keo kiệt này và nắm chặt bàn tay thành nắm đấm đưa ra trước mặt bà.

                    Người đàn bà ngạc nhiên hỏi: “Ngài làm thế có ý gì?”

                    Thiền sư hỏi: “Nếu bàn tay ta cứ nắm chặt lại như thế này mãi, bà sẽ gọi là gì?”

                    Người đàn bà trả lời: “Như thế là dị dạng.”

                    Thiền sư liền xòe bàn tay đưa lên trước mặt bà và hỏi: “Nếu bàn tay ta lại cứ mở ra như thế này mãi, bà sẽ gọi là gì?”

                    Bà vợ này đáp: “Là một kiểu dị dạng khác.”

                    Vị thiền sư kết luận: “Nếu bà hiểu rõ được điều đó thì bà là một người vợ hiền.”

                    Rồi thiền sư ra về.

                    Sau lần viếng thăm của ngài, bà vợ này đã biết giúp chồng trong việc bố thí cũng như dành dụm.


                    Viết sau khi dịch

                    Nắm được, buông được mới thật là người hiểu biết! Việc tốt đẹp đến đâu mà cứ cố chấp một mực không thay đổi thì cũng không thể mang lại kết quả tốt đẹp. Vì thế, bài học của thiền sư Mokusen không chỉ chuyển hóa được bà vợ keo kiệt này, mà còn có thể được ứng dụng trong rất nhiều trường hợp khác!
                    ***************

                    Comment


                    • #40
                      34. A Smile In His Lifetime

                      Mokugen was never known to smile until his last day on earth. When his time came to pass away he said to his faithful ones: “You have studied under me for more than ten years. Show me your real interpretation of Zen. Whoever expresses this most clearly shall be my successor and receive my robe and bowl.”

                      Everyone watched Mokugen’s severe face, but no one answered.

                      Encho, a disciple who had been with his teacher for a long time, moved near the bedside. He pushed forward the medicine cup a few inches. This was his answer to the command.

                      The teacher’s lace became even more severe. “Is that all you understand?”‘ he asked.

                      Encho reached out and moved the cup back again.

                      A beautiful smile broke over the features of Mokugen. “You rascal,’’ he told Encho. “You worked with me ten years and have not yet seen my whole body. Take the robe and bowl. They belong to you.”


                      Nụ cười cuối đời

                      Trước ngày thiền sư Mokugen[46] viên tịch, chưa có ai từng được thấy ngài mỉm cười trước đó. Khi sắp đến giờ viên tịch, ngài bảo các đệ tử thân cận nhất: “Các con đã theo học với ta hơn mười năm rồi. Hãy bày tỏ cho ta thấy các con thực sự hiểu gì về thiền. Ai có thể trình bày sáng tỏ nhất sẽ là người kế tục và được nhận y bát của ta.”

                      Mọi người đều theo dõi khuôn mặt nghiêm nghị của thiền sư, nhưng không ai trả lời.

                      Thế rồi Encho, một đệ tử đã từng theo học rất lâu năm, bước đến gần giường thầy. Ông đẩy chén thuốc về phía trước mấy phân. Đây là câu trả lời của ông để đáp lại lời thầy.

                      Khuôn mặt vị thầy càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngài hỏi: “Có phải đó là tất cả những gì con hiểu?”

                      Encho với tay lấy cái chén và đưa về chỗ cũ.

                      Một nụ cười tươi bừng nở trên khuôn mặt thiền sư Mokugen. Ngài bảo Encho: “Thằng nhãi ranh! Con nỗ lực với ta đã mười năm rồi mà chưa từng thấy được toàn thân ta. Hãy nhận lấy y bát! Những thứ ấy thuộc về con.”


                      Viết sau khi dịch

                      Một nụ hoa chỉ nở một lần trong suốt cuộc đời, sao có thể không là hoa đẹp? Sống với nhau mười năm mà thầy chẳng biết trò, trò chẳng hiểu thầy, làm sao có thể cười tươi được? Cũng may, trước giờ nhắm mắt còn được “thằng nhãi ranh” nhìn thấu ruột gan, kể cũng đáng một đời tận tụy!







                      [46] Tức thiền sư Mokugen Genjaku, tên phiên âm là Mặc Huyền, sinh năm 1629 và mất năm 1680, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.
                      ***************

                      Comment


                      • #41
                        35. Every-Minute Zen

                        Zen students are with their masters at least ten years before they presume to teach others. Nan-in was visited by Tenno, who having passed his apprenticeship, had become a teacher. The day happened to be rainy, so Tenno wore wooden clogs and carried an umbrella. After greeting him Nan-in remarked: “I suppose you left your wooden clogs in the vestibule. I want to know if your umbrella is on the right or left side of the clogs.”

                        Tenno, confused, had no instant answer. He realized that he was unable to carry his Zen every minute. He became Nan-in’s pupil, and he studied six more years to accomplish his every-minute Zen.


                        Thiền miên mật

                        Các thiền sinh thường theo học với thầy ít nhất là mười năm mới được xem là có thể chỉ dạy người khác. Thiền sư Tenno đã trải qua giai đoạn này và trở thành một bậc thầy. Một hôm, ngài đến viếng thiền sư Nan-in.[47]

                        Tình cờ, hôm ấy lại là một ngày mưa suốt nên ngài Tenno phải đi guốc gỗ và mang theo dù. Sau khi chào hỏi, thiền sư Nan-in nói: “Tôi nghĩ là ông đã để guốc lại bên ngoài tiền sảnh. Tôi muốn biết ông đã đặt cái dù bên phải hay bên trái đôi guốc.”

                        Ngài Tenno lúng túng, không có câu trả lời ngay. Ngài nhận ra ngay là mình chưa có khả năng thực hành thiền một cách miên mật. Ngài trở thành học trò của thiền sư Nan-in và tu tập thêm 6 năm nữa mới đạt được công phu thiền miên mật.


                        Viết sau khi dịch

                        Nói thiền là một môn học cũng đúng, nhưng dường như không đủ! Thiền chú trọng vào sự thực hành trong đời sống, nên dù học hiểu suốt đời cũng vẫn không có khả năng nhận biết được thiền. Dù vậy, thời gian tối thiểu mười năm sống với thầy, nếu không phải để học thì là gì? Chỉ nên nhớ rằng, với thiền thì sự học hỏi không thôi là chưa đủ, mà cần phải có sự vận dụng, thực hành trong đời sống, và phải là trong từng giây phút không gián đoạn.







                        [47] Tức thiền sư Nan-in Zengu. Xem chuyện Tách trà, trang 9.
                        ***************

                        Comment


                        • #42
                          36. Flower Shower

                          Subhuti was Buddha’s disciple. He was able to understand the potency of emptiness, the viewpoint that nothing exists except in its relationship of subjectivity and objectivity.

                          One day Subhuti, in a mood of sublime emptiness, was sitting under a tree. Flowers began to fall about him.

                          “We are praising you for your discourse on emptiness,” the gods whispered to him.

                          “But I have not spoken of emptiness,” said Subhuti.

                          “You have not spoken of emptiness, we have not heard emptiness,” responded the gods. “This is the true emptiness.” And blossoms showered upon Subhuti as rain.


                          Mưa hoa

                          Ngài Tu-bồ-đề[48] là đệ tử Phật. Ngài có khả năng thấu triệt được tác động của tánh không, tức là sự quán chiếu rằng không có gì thực sự hiện hữu ngoài sự tương quan giữa chủ thể và khách thể.

                          Ngày kia, ngài Tu-bồ-đề đang ngồi dưới một cội cây, thể nhập vào trạng thái siêu việt của tánh không. Vô số những cánh hoa bắt đầu rơi xuống quanh ngài. Rồi có tiếng chư thiên thì thầm: “Chúng con đang xưng tán ngài vì đã thuyết giảng về tánh không.”

                          Ngài Tu-bồ-đề nói: “Nhưng ta chưa nói về tánh không.”

                          Chư thiên đáp lời: “Ngài chưa nói về tánh không, chúng con chưa nghe về tánh không. Đây mới là tánh không chân thật.

                          Và hoa lại rơi xuống như mưa phủ trên thân ngài!


                          Viết sau khi dịch

                          Người thuyết pháp chưa từng thuyết, người nghe pháp chưa từng nghe, đó mới thật là thuyết pháp! Trong kinh Kim cang, Phật dạy ngài Tu-bồ-đề rằng: “Tu-bồ-đề! Thuyết pháp giả, vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp.” Này Tu-bồ-đề! Người thuyết pháp, không pháp nào có thể thuyết, đó gọi là thuyết pháp.) Nhưng không thuyết không nghe thì dựa vào đâu mà hiểu được? Cho nên, chỗ thuyết mà không thuyết đó mới chính là cái ý nghĩa sâu xa mầu nhiệm nhất của Chánh pháp.







                          [48] Tu-bồ-đề (Phạn ngữ là Subhti), dịch nghĩa là: Thiện Hiện, Thiện Cát, Thiện Nghiệp, một trong mười vị đại đệ tử của Phật, được Phật nhận là Giải Không đệ nhất, vì ngài thấu hiểu sâu xa nhất về ý nghĩa tánh không.
                          ***************

                          Comment


                          • #43
                            37. Publishing the Sutras

                            Tetsugen, a devotee of Zen in Japan, decided to publish the sutras, which at that time were available only in Chinese. The books were to be printed with wood blocks in an edition of seven thousand copies, a tremendous undertaking.

                            Tetsugen began by traveling and collecting donations for this purpose. A few sympathizers would give him a hundred pieces of gold, but most of the time he received only small coins. He thanked each donor with equal gratitude. After ten years Tetsugen had enough money to begin his task.

                            It happened that at that time the Uji River overflowed. Famine followed. Tetsugen took the funds he had collected for the books and spent them to save others from starvation. Then he began again his work of collecting.

                            Several years afterwards an epidemic spread over the country. Tetsugen again gave away what he had collected, to help his people.

                            For a third time he started his work, and after twenty years his wish was fulfilled. The printing blocks which produced the first edition of sutras can be seen today in the Obaku monastery in Kyoto.

                            The Japanese tell their children that Tetsugen made three sets of sutras, and that the first two invisible sets surpass even the last.


                            Ấn tống kinh điển

                            Ngài Tetsugen[49] là một người Nhật đã dành trọn cuộc đời mình cho việc tu thiền. Vào thời ấy, kinh điển chỉ có ở dạng chữ Hán, và ngài quyết định thực hiện việc ấn tống kinh điển. Toàn bộ kinh điển sẽ được in bằng các bản khắc gỗ, với số bản in lên đến 7.000 bản. Quả là một công trình hết sức lớn lao.

                            Ngài Tetsugen khởi sự bằng cách đi khắp nơi quyên góp tiền cho công việc này. Cũng có một số ít người hiểu được ý nghĩa công trình và góp vào cả trăm đồng tiền vàng, nhưng đại đa số chỉ trao cho ngài những đồng xu nhỏ nhoi. Dù vậy, ngài bày tỏ một sự biết ơn như nhau đối với tất cả những người đã góp tiền. Sau mười năm dài, ngài Tetsugen đã nhận được đủ tiền để bắt đầu công việc.

                            Tình cờ vào lúc đó lại có một trận lụt lớn do nước sông Uji dâng cao, kéo theo sau là nạn đói. Ngài Tetsugen mang toàn bộ số tiền đã quyên góp được cho việc in kinh dành trọn vào việc cứu đói. Rồi ngài lại bắt đầu công việc quyên góp.

                            Nhiều năm sau đó, một trận dịch bệnh lan tràn khắp nước. Ngài Tetsugen lại dùng tất cả tiền đã quyên góp được để cứu giúp mọi người.

                            Và ngài lại bắt đầu việc quyên góp lần thứ ba. Sau hai mươi năm thì ý nguyện của ngài thành tựu. Các bản gỗ được dùng để in ra tạng kinh điển đầu tiên ngày nay vẫn còn được thấy tại chùa Ơbaku ở Kyoto.

                            Những người dân Nhật thường dạy con cái họ rằng, ngài Tetsugen đã thực hiện được đến ba bộ kinh, và hai bộ đầu tiên không thể nhìn thấy được nhưng còn hơn cả bộ thứ ba!


                            Viết sau khi dịch

                            Đức Phật để lại kinh điển với mục đích duy nhất là giúp tất cả mọi người được thoát khổ. Nhưng nếu người ta không biết động lòng trước cảnh khổ của người khác thì việc in ấn kinh điển phỏng có tác dụng gì? Một người bạn đang sống ở Hoa Kỳ kể với tôi rằng, khi nghe tin quê nhà xảy ra bão lụt, có một vị tăng đã bán cả ngôi chùa mình đang trụ trì để gửi tiền về nước cứu trợ! Khi đọc chuyện này, tôi bỗng dưng nhớ đến vị tăng ấy và thấy hết lòng khâm phục. Tiếc thay, vẫn còn không ít những nơi khác người ta bo bo giữ chặt hàng tỷ bạc để chuẩn bị cho việc xây cất đồ sộ hơn mà không nghĩ rằng những đồng tiền ấy có thể cứu giúp được rất nhiều người!







                            [49] Tức thiền sư Tetsugen Doko, sinh năm 1630 và mất năm 1682, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.
                            ***************

                            Comment


                            • #44
                              38. Gisho’s Work

                              Gisho was ordained as a nun when she was ten years old. She received training just as the little boys did. When she reached the age of sixteen she traveled from one Zen master to another, studying with them all.

                              She remained three years with Unzan, six years with Gukei, but was unable to obtain a clear vision. At last she went to the master Inzan.

                              Inzan showed her no distinction at all on account of her sex. He scolded her like a thunderstorm. He cuffed her to awaken her inner nature.

                              Gisho remained with Inzan thirteen years, and then she found that which she was seeking.

                              In her honor, Inzan wrote a poem:

                              This nun studied thirteen years
                              under my guidance.
                              In the evening she considered
                              the deepest koans.
                              In the morning she was wrapped
                              in other koans.
                              The Chinese nun Tetsuma
                              surpassed all before her.
                              And since Mujaku none has been
                              so genuine as this Gisho!
                              Yet there are many more gates
                              for her to pass through.
                              She should receive still more blows
                              from my iron fist.

                              After Gisho was enlightened she went to the province of Banshu, started her own Zen temple, and taught two hundred other nuns until she passed away one year in the month of August.


                              Cuộc đời Gisho

                              Ni sư Gisho xuất gia từ khi mới mười tuổi. Khi ấy, dù là phái nữ nhưng bà vẫn phải chịu sự rèn luyện giống như các chú tiểu nam giới. Khi được mười sáu tuổi, bà bắt đầu đi khắp đó đây để tham học với tất cả các vị thiền sư.

                              Bà theo học với thiền sư Unzan trong ba năm, với thiền sư Gukei sáu năm, nhưng vẫn không đạt được một sự hiểu biết rõ ràng. Cuối cùng, bà tìm đến với thiền sư Inzan.

                              Cho dù bà là phái yếu, ngài Inzan cũng tỏ ra không một chút nương tay. Ngài quát mắng bà như sấm sét. Ngài đánh tát để làm thức tỉnh nội tâm của bà.

                              Ni sư Gisho theo học với ngài Inzan trong mười ba năm, và rồi rồi tìm ra được những gì bà đang tìm kiếm.

                              Để ngợi khen bà, ngài Inzan đã viết một bài kệ như sau:

                              Ni cô này theo học
                              Với ta mười ba năm.
                              Buổi tối cô nghiền ngẫm
                              Công án sâu sắc nhất.
                              Buổi sáng lại đắm chìm
                              Trong những công án khác.
                              Một ni sư người Hoa
                              Tên là Tetsuma,
                              Vượt trội hơn tất cả
                              Những người đi trước cô.
                              Kể từ Mujaku,
                              Chưa có ai chân thật
                              Như ni Gisho này!
                              Nhưng còn lắm cửa ải,
                              Để cô phải vượt qua.
                              Và còn phải nhận thêm,
                              Rất nhiều quả đấm thép!

                              Sau khi ni sư Gisho chứng ngộ, bà đi đến tỉnh Banshu lập nên thiền viện riêng của mình và dạy dỗ một ni chúng 200 người, cho đến khi bà viên tịch vào tháng tám một năm nọ!


                              Viết sau khi dịch

                              Từ khi xuất gia cho đến lúc thực sự được chỉ dạy về thiền, người phụ nữ này không hề nhận được bất cứ sự ưu ái nào dựa vào giới tính của mình. Quả thật cũng có phần bất công khi bà phải chịu đựng tất cả những gì mà một bậc mày râu phải nhận chịu, nhưng đây lại chính là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công trong sự nghiệp tu tập của bà!
                              ***************

                              Comment


                              • #45
                                39. Sleeping in the daytime

                                The master Soyen Shaku passed from this world when he was sixty-one years of age. Fulfilling his life’s work, he left a great teaching, far richer than that of most Zen masters. His pupils used to sleep in the daytime during midsummer, and while he overlooked this he himself never wasted a minute.

                                When he was but twelve years old he was already studying Tendai philosophical speculation. One summer day the air had been so sultry that little Soyen stretched his legs and went to sleep while his teacher was away.

                                Three hours passed when, suddenly waking, he heard his master enter, but it was too late. There he lay, sprawled across the doorway.

                                “I beg your pardon, I beg your pardon,” his teacher whispered, stepping carefully over Soyen’s body as if it were that of some distinguished guest. After this, Soyen never slept again in the afternoon.


                                Ngủ ngày

                                Thiền sư Soyen Shaku[50] viên tịch vào năm 61 tuổi. Suốt cuộc đời mình, ngài đã để lại một sự nghiệp giáo huấn vĩ đại, rất nhiều hơn so với hầu hết các vị thiền sư khác. Các đệ tử của ngài thường ngủ gật ban ngày vào giữa mùa hè, và ngài luôn bỏ qua điều này cho họ, nhưng bản thân ngài thì lại không bao giờ chểnh mảng.[51]

                                Khi mới lên 12 tuổi, ngài đã theo học giáo lý triết học của tông Thiên Thai (Nhật). Vào một ngày mùa hè, khí trời quá oi bức đến nỗi cậu bé Soyen duỗi dài hai chân và ngủ thiếp đi khi thầy của cậu vừa đi vắng.

                                Trải qua ba giờ liền, rồi cậu bé giật mình thức giấc vừa lúc nghe tiếng chân thầy bước vào, nhưng đã quá trễ! Cậu đang nằm duỗi dài chắn ngang cửa ra vào.

                                “Thật xin lỗi con, thật xin lỗi con...” Thầy chú nói giọng thầm thì, thận trọng bước thật nhẹ nhàng ngang qua người chú như thể đó là một vị khách quý đặc biệt.

                                Kể từ sau lần này, Soyen không bao giờ ngủ vào buổi chiều nữa!


                                Viết sau khi dịch

                                Có hai phương cách qua đó người đệ tử kính nể vị thầy của mình. Một là nể sợ và hai là nể phục. Khi nể sợ thì tâm trạng sợ sệt đó có thể giảm nhẹ đi với thời gian trôi qua, nhưng với sự nể phục thì hầu như sẽ không bao giờ thay đổi. Vì thế, đây chính là phương cách chuyển hóa tốt nhất mà các bậc thầy có thể vận dụng với đệ tử của mình.







                                [50] Là vị thiền sư đầu tiên đến hoằng hóa tại Hoa Kỳ. Xem chuyện Trái tim bốc lửa, trang 87.

                                [51] Xem lại những quy tắc sống do vị thiền sư này đặt ra, trong chuyện Trái tim bốc lửa.
                                ***************

                                Comment

                                Working...
                                X