Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Gõ cửa thiền

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    13. A Buddha



    In Tokyo in the Meiji era there lived two prominent teachers of opposite characteristics. One, Unsho, an instructor in Shingon, kept Buddha’s precepts scrupulously. He never drank intoxicants, nor did he eat after eleven o’clock in the morning. The other teacher, Tanzan, a professor of philosophy at the Imperial University, never observed the precepts. When he felt like eating he ate, and when he felt like sleeping in the day-time he slept.

    One day Unsho visited Tanzan, who was drinking wine at the time, not even a drop of which is supposed to touch the tongue of a Buddhist.

    “Hello, brother,’” Tanzan greeted him. “Won’t you have a drink?”

    “I never drink” exclaimed Unsho solemnly.

    “One who does not drink is not even human,” said Tanzan.

    “Do you mean to call me inhuman just because I do not indulge in intoxicating liquids!” exclaimed Unsho in anger. “Then if I am not human, what am I?”

    “A Buddha,” answered Tanzan.


    Ông Phật



    Vào thời Minh Trị, ở Tokyo có hai bậc thầy lỗi lạc với cá tính trái ngược nhau. Thiền sư Unsho[18] giảng dạy ở Shingon là người luôn giữ theo giới luật một cách hết sức nghiêm cẩn. Ngài chẳng bao giờ nhấp môi một ngụm rượu nào, cũng không ăn gì sau khoảng 11 giờ trưa. Bậc thầy kia là Tanzan,[19] một giáo sư triết học tại Đại học Hoàng gia, và là người chẳng bao giờ giữ theo giới luật. Khi thích ăn thì ngài ăn, khi buồn ngủ thì ngay giữa ban ngày ngài cũng ngủ!

    Một hôm, ngài Unsho đến thăm ngài Tanzan vào lúc vị này đang uống rượu. Đối với người Phật tử thì ngay cả một giọt rượu cũng không nên để chạm đến môi!

    Ngài Tanzan chào hỏi: “Chào sư huynh! Uống một chút nhé?”

    Ngài Unsho lớn tiếng đáp một cách nghiêm nghị: “Tôi không bao giờ uống rượu!”

    Ngài Tanzan nói ngay: “Người mà không uống rượu thì chẳng phải là người nữa!”

    Ngài Unsho tức giận to tiếng: “Có phải anh bảo tôi không phải là người chỉ vì tôi không buông thả với thứ nước độc hại đó? Được rồi, nếu tôi không phải là người, vậy tôi là gì nào?”

    Tanzan đáp ngay: “À, sư huynh là một ông Phật!”


    Viết sau khi dịch



    Giữ theo giới luật là điều tối cần thiết đối với tất cả những người Phật tử, dù là tại gia hay xuất gia. Tuy nhiên, việc giữ giới không chỉ hạn cuộc trong những hành vi nhìn thấy được của thân, mà còn bao gồm cả sự tu dưỡng tinh thần, rèn luyện tâm ý. Giới ngoài thân là để tạo điều kiện cho sự tu dưỡng trong tâm. Nếu trong tâm không có sự tu dưỡng, tiến bộ, thì việc giữ giới ngoài thân cũng không thể mang lại nhiều kết quả.




    ** [18] Tức thiền sư Unsho Toman, tên phiên âm là Vân Chiếu, sinh năm 1792 và mất năm 1858, thuộc tông Tào Động của Nhật.

    ** [19] Thiền sư Tanzan, tên phiên âm là Đàm Sơn, sinh năm 1819, mất năm 1892, thuộc tông Tào Động của Nhật.
    ***************

    Comment


    • #17
      14. Muddy Road



      Tanzan and Ekido were once traveling together down a muddy road. A heavy rain was still falling.

      Coming around a bend, they met a lovely girl in a silk kimono and sash, unable to cross the intersection.

      “Come on, girl,” said Tanzan at once. Lifting her in his arms, he carried her over the mud.

      Ekido did not speak again until that night when they reached a lodging temple. Then he no longer could restrain himself. “We monks don’t go near females” he told Tanzan, “especially not young and lovely ones. It is dangerous. Why did you do that?”

      “I left the girl there,” said Tanzan. “Are you still carrying her?”


      Quãng đường lầy lội



      Có một lần Tanzan và Ekido cùng đi trên một quãng đường lầy lội. Cơn mưa nặng hạt vẫn còn đang trút xuống.

      Đến một khúc quanh, họ gặp một cô gái xinh xắn mặc bộ áo kimono và thắt lưng bằng lụa, đang loay hoay không biết làm sao băng qua ngã tư đường.

      Ngay lập tức, Tanzan lên tiếng: “Đi nào, cô gái!” Và nhấc bổng cô gái lên trong tay mình, ông mang cô vượt qua khỏi vũng lầy.

      Từ lúc đó Ekido im lặng đi không nói tiếng nào, cho đến khi đêm xuống họ vào trú ngụ trong một ngôi chùa. Và rồi Ekido không còn nhịn được nữa, ông lên tiếng bảo Tanzan: “Chúng ta là những người tu hành, không nên đến gần nữ giới, nhất là những người trẻ đẹp. Điều đó rất nguy hiểm. Tại sao sư huynh lại làm như thế?”

      Tanzan đáp lời: “Tôi đã bỏ cô ta xuống nơi đó rồi. Anh vẫn còn mang theo cô ta đó sao?”


      Viết sau khi dịch



      Lại một giai thoại nữa về Tanzan! Chúng ta không thể không nhận ra tinh thần phóng khoáng của một người đã nhuần nhuyễn trong việc nghiêm trì giới luật. Đối với ngài, giới luật không phải là những khuôn thước cứng nhắc, mà chính là phương tiện khéo léo để bảo vệ và giúp đỡ người tu tập. Vì thế, vấn đề không chỉ giới hạn ở việc giữ theo giới luật, mà còn là phải thấu triệt được những ý nghĩa và mục đích của giới!
      ***************

      Comment


      • #18
        15. Shoun and His Mother

        Shoun became a teacher of Soto Zen. When he was still a student his father passed away, leaving him to care for his old mother.

        Whenever Shoun went to a meditation hall he always took his mother with him. Since she accompanied him, when he visited monasteries he could not live with the monks. So he would build a little house and care for her there. He would copy sutras, Buddhist verses, and in this manner receive a few coins for food.

        When Shoun bought fish for his mother, the people would scoff at him, for a monk is not supposed to eat fish. But Shoun did not mind. His mother, however, was hurt to see others laugh at her son. Finally she told Shoun: “I think I will become a nun. I can be a vegetarian too.” She did, and they studied together.

        Shoun was fond of music and was a master of the harp, which his mother also played. On fullmoon nights they used to play together.

        One night a young lady passed by their house and heard music. Deeply touched she invited Shoun to visit her the next evening and play. He accepted the invitation. A few days later he met the young lady on the street and thanked her for her hospitality. Others laughed at him. He had visited the house of a woman of the streets.

        One day Shoun left for a distant temple to deliver a lecture. A few months afterwards he returned home to find his mother dead. Friends had not known where to reach him, so the funeral was then in progress.

        Shoun walked up and hit the coffin with his staff. “Mother, your son has returned,” he said.

        “I am glad to see you have returned, son,” he answered for his mother.

        “Yes, I’m glad too,” Shoun responded. Then he announced to the people about him: “The funeral ceremony is over. You may bury the body.”

        When Shoun was old he knew his end was approaching. He asked his disciples to gather around him in the morning, telling them he was going to pass on at noon. Burning incense before the picture of his mother and his old teacher, he wrote a poem:

        For fifty-six years I lived as best I could.

        Making my way in this world.

        Now the rain has ended, the clouds are clearing,

        The blue sky has a full moon.

        His disciples gathered about him, reciting a sutra, and Shoun passed on during the invocation.


        Hai mẹ con

        Shoun là một thiền sư thuộc tông Tào Động của Nhật. Khi ngài còn là một thiền sinh thì cha ngài đã sớm qua đời, nên ngài phải sớm hôm chăm sóc mẹ già.

        Mỗi khi Shoun đến thiền đường, ngài luôn đưa mẹ cùng đi. Và vì có mẹ đi theo, nên khi đến các tự viện, ngài không thể sống chung với tăng chúng. Vì thế, ngài thường dựng một căn nhà nhỏ và chăm sóc mẹ ở đó. Ngài thường làm việc sao chép kinh điển, thi kệ để kiếm chút đỉnh tiền mua thức ăn.

        Khi thấy Shoun mua cá cho mẹ ăn, người ta chế nhạo ngài, vì một vị tăng sao lại ăn cá! Shoun chẳng để tâm việc ấy. Tuy nhiên, mẹ ngài lại cảm thấy đau lòng khi thấy những người khác cười chê con trai mình. Cuối cùng, bà bảo Shoun: “Mẹ muốn làm ni cô. Mẹ cũng có thể ăn chay như con.” Bà làm như thế thật, và hai mẹ con cùng nhau tu tập.

        Shoun rất thích âm nhạc và là người chơi đàn tỳ bà rất giỏi. Mẹ ngài cũng biết chơi. Vào những đêm trăng tròn, họ thường cùng nhau gảy đàn.

        Một đêm nọ, có cô gái trẻ đi ngang qua nhà họ, nghe được tiếng nhạc và cảm thấy rung động sâu xa, liền mời ngài Shoun tối hôm sau đến nhà cô chơi đàn. Ngài nhận lời.

        Vài ngày sau, ngài Shoun gặp cô gái trẻ ấy trên đường phố và ngỏ lời cảm ơn cô vì sự tiếp đãi chu đáo. Mọi người nghe thấy đều cười nhạo, vì hóa ra ngài đã đến viếng nhà một cô gái lầu xanh!

        Ngày kia, ngài Shoun phải đi giảng pháp ở một ngôi chùa xa. Sau đó mấy tháng, ngài trở về nhà và mẹ ngài vừa mới qua đời. Vì những người quen không biết tìm ngài ở đâu nên lúc đó đang cử hành tang lễ.

        Khi ấy, ngài Shoun liền tiến lên phía trước, cầm gậy gõ vào quan tài và nói: “Mẹ ơi! Con trai mẹ đã về!”

        Rồi ngài tự trả lời thay lời cho mẹ: “Mẹ rất mừng thấy con đã về.”

        Và cuộc đối thoại được tiếp tục: “Vâng, con cũng rất mừng.”

        Rồi ngài tuyên bố với mọi người quanh đó: “Tang lễ đã hoàn tất! Các vị có thể chôn cất được rồi.”

        Về già, ngài Shoun tự biết đã sắp đến ngày cuối đời. Một buổi sáng, ngài triệu tập tất cả đệ tử đến và cho biết là đến trưa ngài sẽ thị tịch. Ngài thắp hương trước di ảnh mẹ và thầy mình rồi viết bài kệ sau:


        Sáu mươi năm sống giữa đời,
        Tận tâm tận lực làm người tốt thôi!
        Mây tan mưa tạnh hết rồi,
        Trăng tròn vành vạnh giữa trời trong xanh.


        Đồ chúng vây quanh tụng một thời kinh và ngài Shoun ra đi trong sự nguyện cầu của họ.


        Viết sau khi dịch


        Sáu mươi năm nỗ lực tu hành chỉ để lại một câu chuyện đời thật giản đơn nhưng không đơn giản. Làm một thầy tăng đi mua cá giữa chợ, vô tư đến viếng thăm nhà một kỹ nữ lầu xanh, cho đến dự tang lễ mẹ không một giọt nước mắt hay một tiếng than khóc... Đều là những chuyện để người đời chế nhạo mà không phải ai cũng có thể làm! Nhưng với ngài đó đều là những việc làm tốt nhất, vì không ai có thể làm tốt hơn! Cuối cùng, ngài bỏ lại tất cả để ra đi một cách an nhiên tự tại, như người khách rời bỏ con thuyền khi đã cập bến sông!
        ***************

        Comment


        • #19
          Hết Nhựt rồi giờ tới Thiền Đại Hàn , Thiền VN đê ê ê. Bắt ghế ngồi hóng mát , nhấp trà xanh

          Comment


          • #20
            16. Not Far from Buddhahood



            A university student while visiting Gasan asked him: “Have you ever read the Christian Bible?”

            “No, read it to me,” said Gasan.

            The student opened the Bible and read from St. Matthew: “And why take ye thought for raiment. Consider the lilies of the field, how they grow. They toil not, neither do they spin, and yet I say unto you that even Solomon in all his glory was not arrayed like one of these... Take therefore no thought for the morrow, for the morrow shall take thought for the things of itself.”

            Gasan said: “Whoever uttered those words I consider an enlightened man.”

            The student continued rending: “Ask and it shall be given you, seek and ye shall find, knock and it shall be opened unto you. For everyone that asketh receiveth, and he that seeketh findeth, and to him that knocketh, it shall be opened.”

            Gasan remarked: “That is excellent. Whoever said that is not far from Buddhahood.”



            Không xa quả Phật



            Một sinh viên đại học đến viếng ngài Gasan[20] và hỏi: “Thầy đã bao giờ đọc Kinh Thánh của đạo Thiên chúa chưa?”

            Ngài Gasan đáp: “Chưa, đọc ta nghe xem.”

            Người sinh viên mở cuốn Kinh Thánh và đọc trong phần thánh Matthew:[21] “...Và tại sao anh em phải lo lắng về áo mặc? Hãy suy xét việc những hoa huệ ngoài đồng mọc lên như thế nào. Chúng không làm lụng cực nhọc, cũng không kéo sợi. Tuy thế, Thầy bảo cho các anh em biết rằng, ngay cả vua Salomon dù vinh hoa tột bậc cũng không ăn mặc đẹp được như một trong các bông hoa ấy...[22] Vậy nên đừng lo lắng về ngày mai, vì ngày mai cứ để ngày mai lo...”[23]

            Gasan nói: “Ai nói ra được những lời ấy, ta cho đó là một người giác ngộ.”

            Người sinh viên tiếp tục đọc: “...Anh em cứ xin thì sẽ được cho, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì cửa sẽ mở. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ thì cửa sẽ mở ra cho.”[24]

            Gasan nhận xét: “Tuyệt lắm! Ai đã nói ra điều đó thật không còn xa quả Phật.”


            Viết sau khi dịch


            Chân lý không có sự phân biệt đông tây kim cổ. Những gì phù hợp với chân lý sẽ giống nhau dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc về thời đại nào. Chỉ tiếc là con người thường dựa vào những yếu tố không thực sự cấu thành chân lý để định danh và phân biệt, từ đó mà tạo thành trăm sai ngàn khác!





            **[20] Tức thiền sư Gasan Jitou, sinh năm 1727 và mất năm 1797, thuộc tông Lâm Tế của Nhật, tên phiên âm là Nga Sơn Tự Trạo.

            [21] Tức phần Tin mừng theo thánh Matthew (Mt), một trong bốn sách tin mừng thuộc Tân ước.

            [22] Trích từ Mt 6, 28.

            [23] Trích từ Mt 6, 34.

            [24] Trích từ Mt 7, 7-8.
            ***************

            Comment


            • #21
              17. Stingy in teaching


              A young physician in Tokyo named Kusuda met a college friend who had been studying Zen. The young doctor asked him what Zen was.

              “I cannot tell you what it is,” the friend replied, “but one thing is certain. If you understand Zen, you will not be afraid to die.”

              “That’s fine,” said Kusuda.” I will try it. Where can I find a teacher?”

              “Go to the master Nan-in,” the friend told him.

              So Kusuda went to call on Nan-in. He carried a dagger nine and a half inches long to determine whether or not the teacher himself was afraid to die.

              When Nan-in saw Kusuda he exclaimed: “Hello, friend. How are you? We haven’t seen each other for a long time!”

              This perplexed Kusuda, who replied: “We have never met before.”

              “That’s right,” answered Nan-in. “I mistook you for another physician who is receiving instruction here.”

              With such a beginning, Kusuda lost his chance to test the master, so reluctantly he asked if he might receive Zen instruction.

              Nan-in said: “Zen is not a difficult task. If you are a physician, treat your patients with kindness. That is Zen.”

              Kusuda visited Nan-in three times. Each time Nan-in told him the same thing. “A physician should not waste time around here. Go home and take care of your patients.”

              It was not yet clear to Kusuda how such teaching could remove the fear of death. So on his fourth visit he complained: “My friend told me that when one learns Zen one loses his fear of death. Each time I come here all you tell me is to take care of my patients. I know that much. If that is your so-called Zen, I am not going to visit you any more.”

              Nan-in smiled and patted the doctor. “I have been too strict with you. Let me give you a koan.” He presented Kusuda with Joshu’s Mu to work over, which is the first mind-enlightening problem in the book called The Gateless Gate.

              Kusuda pondered this problem of Mu (No-Thing) for two years. At length he thought he had reached certainty of mind. But his teacher commented: “You are not in yet.”

              Kusuda continued in concentration for another year and a half. His mind became placid. Problems dissolved. No-Thing became the truth. He served his patients well and without even knowing it, he was free from concern over life and death.

              Then when he visited Nan-in, his old teacher just smiled.


              Nói ít, hiểu nhiều



              Một y sĩ trẻ ở Tokyo tên là Kusuda gặp lại người bạn học. Người bạn này đã từng học thiền. Kusuda liền hỏi anh ta xem thiền là gì.

              Người bạn đáp: “Tôi không thể nói cho anh biết thiền là gì, nhưng có một điều chắc chắn là nếu anh hiểu được thiền, anh sẽ không còn sợ chết.”

              Kusuda nói: “Thế cũng tốt. Tôi sẽ thử xem. Tôi có thể tìm thầy ở đâu?”

              Người bạn bảo anh ta: “Hãy đến chỗ thiền sư Nan-in.”[25]

              Thế là Kusuda tìm đến chỗ ngài Nan-in. Anh ta mang theo một con dao găm dài khoảng hơn một gang tay để xác định xem bản thân vị thiền sư này có sợ chết hay không.

              Vừa nhìn thấy Kusuda, ngài Nan-in đã lớn tiếng chào ngay: “Ô kìa, anh bạn. Anh có khỏe không? Đã lâu rồi chúng ta không gặp!”

              Điều này làm cho Kusuda lúng túng, anh nói: “Nhưng chúng ta chưa từng gặp nhau!”

              Ngài Nan-in đáp: “Đúng vậy! Ta đã nhầm anh với một y sĩ khác đang học thiền ở đây.”

              Với một khởi đầu như thế, Kusuda mất đi cơ hội để thử nghiệm vị thiền sư. Vì thế, anh ta miễn cưỡng hỏi xem mình có thể học thiền với ngài hay không.

              Ngài Nan-in đáp: “Thiền không phải là chuyện khó. Nếu anh là thầy thuốc, hãy chữa trị bệnh nhân với một tấm lòng tốt. Đó chính là thiền.”

              Kusuda tìm đến ngài Nan-in ba lần, lần nào ngài cũng chỉ nói với anh một điều tương tự: “Một thầy thuốc không nên phí thời gian nơi đây. Hãy trở về chăm sóc bệnh nhân của anh.”

              Kusuda không sao hiểu được vì sao những lời dạy như thế lại có thể trừ bỏ được nỗi sợ chết. Vì thế, khi tìm đến ngài Nan-in lần thứ tư anh than phiền: “Người bạn của con nói rằng khi học thiền rồi thì người ta không còn sợ chết. Nhưng mỗi lần con đến đây, thầy chỉ dạy con về chăm sóc bệnh nhân. Con đã quá rõ điều đó rồi. Nếu cái gọi là thiền của thầy chỉ có thế thôi thì con sẽ không đến đây học nữa.”

              Thiền sư Nan-in mỉm cười vỗ về: “Ta đã quá nghiêm khắc với anh. Thôi để ta cho anh một công án.”

              Và ngài trao cho Kusuda công án “chữ không của Triệu Châu”[26] để nghiền ngẫm. Đây là công án khai ngộ đầu tiên trong sách Vô môn quan.[27]

              Kusuda nghiền ngẫm mãi về công án “chữ không” này trong 2 năm. Lâu dần, anh nghĩ là anh đã đạt đến một trạng thái tâm thức nhất định nào đó, nhưng vị thầy của anh nhận xét: “Anh vẫn chưa vào được.”

              Kusuda tiếp tục tập trung nỗ lực thêm một năm rưỡi nữa. Tâm hồn anh trở nên tĩnh lặng. Mọi vấn đề đều tan biến. “Cái không” trở thành chân lý. Anh chữa trị cho bệnh nhân rất tốt, và không biết từ lúc nào anh đã không còn bận tâm đến chuyện sống chết.

              Và khi anh đến thăm ngài Nan-in, vị lão sư này chỉ mỉm cười.


              Viết sau khi dịch


              Kusuda đến với thiền chỉ vì sự tò mò: Sao người ta lại có thể không sợ chết? Ngài Nan-in dạy anh rằng thiền là lấy từ tâm chăm sóc bệnh nhân thật tốt. Và khi anh từ chối lời dạy đó, ngài bảo anh về nghiền ngẫm một chữ “không”. Những sự việc này dường như đều rời rạc và chẳng có liên quan gì đến nhau. Toàn bộ công phu ba năm rưỡi của Kusuda hóa ra chỉ là để liên kết những vấn đề rời rạc này lại với nhau. Vì thế, cuối cùng thì anh cũng đã thấy được “cái không” hiển hiện trong cuộc sống, đã chăm sóc bệnh nhân thật tốt và không còn bận tâm lo nghĩ đến vấn đề sống chết. Không cần nói ra, nhưng khi liên kết được tất cả những vấn đề này thành một mối thì anh đã hiểu được thiền là gì. Nghệ thuật chỉ giáo của ngài Nan-in chính là ở chỗ: nói ít, hiểu nhiều!






              **[25] Tức thiền sư Nan-in Zengu, sinh năm 1834 và mất năm 1904, thuộc tông Lâm Tế của Nhật, tên phiên âm Hán Việt là Nam Ẩn Toàn Ngu.

              [26] Hòa thượng Triệu Châu, một thiền sư danh tiếng của Trung Hoa, tức Triệu Châu Tùng Thẩm, sinh năm 778 và mất năm 897.

              [27] Vô môn quan: bộ thiền ngữ nổi tiếng của Trung Hoa, do thiền sư Vô Môn tuyển soạn, gồm cả thảy 48 tắc công án kèm theo lời niêm, tụng. Công án đầu tiên (Đệ nhất tắc) này có tên là “Con chó của ngài Triệu Châu” (Triệu Châu cẩu tử), toàn văn như sau: “Có vị tăng hỏi ngài Triệu Châu: Con chó có tánh Phật hay không? Ngài Triệu Châu đáp: Không.” Vì thế, ở đây gọi là công án “chữ không của Triệu Châu”.
              ***************

              Comment


              • #22
                18. A Parable


                Buddha told a parable in sutra.

                A man traveling across a field encountered a tiger. He fled, the tiger after him. Coming to a precipice he caught hold of the root of a wild vine and swung himself down over the edge. The tiger sniffed at him from above. Trembling, the man looked down to where, far below, another tiger was waiting to eat him. Only the vine sustained him.

                Two mice, one white and one black little by little started to gnaw away the vine. The man saw a luscious strawberry near him. Grasping the vine with one hand, he plucked the strawberry with the other. How sweet it tasted!


                Ngụ ngôn


                Trong kinh điển, Đức Phật có kể lại một ngụ ngôn như sau:

                Một người băng qua cánh đồng và gặp một con cọp. Anh ta bỏ chạy, con cọp đuổi theo. Chạy đến một bờ vực sâu, anh ta nắm chặt lấy một cái rễ dây leo và buông mình xuống vực. Con cọp đứng trên bờ vực gầm gừ ngó xuống. Run rẩy, anh ta nhìn xuống đáy vực và thấy một con cọp khác đang chờ để đớp lấy anh! Anh chỉ còn bám víu duy nhất vào sợi dây leo.

                Nhưng rồi hai con chuột xuất hiện, một trắng một đen, bắt đầu gặm đứt dần từng chút một vào sợi dây leo. Anh ta chợt nhìn thấy một trái dâu rừng chín mọng ngon lành ở gần đó. Một tay nắm chặt sợi dây leo, anh ta đưa tay kia với hái lấy trái dâu. Ôi trái dâu thơm ngọt biết bao!


                Viết sau khi dịch


                Không chỉ ở bên trên và bên dưới, mà cuộc sống quanh ta bốn phương tám hướng đều là những con cọp hung dữ, sẵn sàng đẩy ta vào địa ngục để nhận chịu những ác nghiệp đã tạo ra. Sợi dây leo mong manh mà ta đang nắm lấy là mạng sống được duy trì trong từng hơi thở này, vốn dĩ thở ra không hẹn thở vào! Nhưng hai con chuột thời gian ngày và đêm đang kiên trì gặm đứt dần mạng sống, vì mỗi ngày trôi qua ta càng đến gần hơn với cái chết. Thế mà trái dâu ngũ dục vẫn làm cho ta ngày ngày vui thích, say mê không thức tỉnh. Ăn ngon, mặc đẹp, sắc dục, tiền tài... Nếu biết đó chỉ là một trái dâu rừng trong lúc mạng sống đang nguy cấp, sao còn có thể say mê quên cả hiểm nguy?
                ***************

                Comment


                • #23
                  19. The First Principle


                  When one go to Ơbaku temple in Kyoto he sees carved over the gate the words “The First Principle”. The letters are unusually large, and those who appreciate calligraphy always adorn them as being a masterpiece. They were drawn by Kosen two hundred years ago.

                  When the master drew them he did so on paper, from which workmen made the larger carving in wood. As Kosen sketched the letters a bold pupil was with him who had made several gallons of ink for the calligraphy and who never failed to criticize his master’s work: “That is not good,” he told Kosen after the first effort. “How is that one?” “Poor. Worse than before,” pronounced the pupil.

                  Kosen patiently wrote one sheet after another until eighty-four First Principles had accumulated, still without the approval of the pupil.

                  Then, when the young man stepped outside for a few moments, Kosen thought: “Now is my chance to escape his keen eye,” and he wrote hurriedly, with a mind free from distraction: “The First Principle.”

                  “A masterpiece,” pronounced the pupil.


                  Kiệt tác


                  Khi đến thăm chùa Ơbaku[28] ở Kyoto, người ta có thể nhìn thấy ngay dòng chữ khắc trên cổng chùa: “Đệ Nhất Đế”. Những chữ này cực kỳ lớn và luôn được những người yêu thích nghệ thuật thư pháp ngưỡng mộ như một kiệt tác. Chúng được thiền sư Kosen[29] viết ra từ hai trăm năm trước.

                  Khi vị thiền sư viết những chữ này, ngài đã viết trên giấy, và từ mẫu chữ trên giấy, những người thợ mới khắc lại thành chữ lớn hơn trên gỗ. Trong khi ngài viết, có một chú tiểu bướng bỉnh luôn ở bên cạnh và giúp ngài mài rất nhiều mực để viết những chữ này. Chú học trò nhỏ bao giờ cũng tìm ra được một điểm nào đó để phê phán chính xác tác phẩm của thầy. Ngay từ bức đầu tiên chú đã nói: “Không đẹp!” Qua một bức khác, vị thầy hỏi: “Bức này thế nào?” Chú kêu lên: “Tồi quá! Còn tệ hơn cả bức trước.”

                  Ngài Kosen vẫn kiên nhẫn viết hết bức này đến bức khác, cho đến khi đã chất chồng đến 84 bức mà vẫn không được chú học trò tán thưởng.

                  Rồi khi chú học trò nhỏ có việc phải bước ra ngoài trong chốc lát, ngài Kosen liền nghĩ: “Đây chính là cơ hội để ta tránh được đôi mắt tinh nhạy của nó.” Và ngài phóng bút một cách vội vã, hoàn toàn tập trung vào nét bút, viết ngay ba chữ “Đệ Nhất Đế”.

                  Chú học trò nhỏ trở vào reo lên: “Ồ! Kiệt tác!”


                  Viết sau khi dịch


                  Khi đọc câu chuyện này, hầu hết chúng ta đều thán phục thiền sư Kosen đã tạo ra một kiệt tác có một không hai lưu truyền mãi đến ngày nay, nhưng ít ai trong chúng ta nhận ra rằng chính chú tiểu vô danh trong câu chuyện đã góp phần quyết định trong việc tạo ra kiệt tác này.

                  Đây chắc chắn là một chú tiểu có thiên tư bẩm sinh cực kỳ bén nhạy, vì chú đã liên tục đưa ra được những phê phán chuẩn xác khiến cho vị thầy của chú không sao bảo vệ được tác phẩm của mình. Nếu chú chỉ khen chê một cách tùy tiện, chắc chắn thầy chú đã không ngần ngại thưởng cho chú một gậy và đuổi cổ ra ngoài để ông dễ dàng tập trung vào công việc. Nhưng vì ông cũng thừa nhận chú có “đôi mắt tinh nhạy” nên vẫn kiên trì chấp nhận những lời phê phán của chú. Và điều này được xác định một cách chắc chắn qua việc chính chú là người đầu tiên thừa nhận tác phẩm (thứ 85) của ngài Kosen là một kiệt tác. Hai trăm năm trôi qua và tất cả mọi người đều đồng ý với chú.

                  Và cũng chính chú là người tạo ra tâm trạng thích hợp để ngài Kosen thực hiện tác phẩm. Sau 84 lần “bị chê”, vị thiền sư đã trở nên e dè trước đôi mắt tinh nhạy của chú, và ngài vui mừng nắm lấy cơ hội chú học trò nhỏ vắng mặt trong chốc lát để cố gắng hoàn tất tác phẩm trước khi chú bé trở vào. Vì thế, ngài đã phóng bút một cách vội vã và tâm trí không một chút xao lãng, hoàn toàn tập trung, cố viết cho xong ba chữ “Đệ Nhất Đế” trước khi chú học trò nhỏ trở vào. Chính trong tâm trạng tập trung hoàn toàn đó mà tác phẩm này được ra đời.




                  **[28] Ơbaku: ngôi chùa được đặt tên theo tông Hoàng Bá, một dòng thiền từ Trung Hoa được truyền sang Nhật, thành tông phái Ơbaku (Hoàng Bá) của Nhật.

                  [29] Tức thiền sư Takuju Kosen, tên phiên âm Hán-Việt là Trác Châu Hồ Thiên , sinh năm 1760 và mất năm 1833, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.
                  ***************

                  Comment


                  • #24
                    20. A Mother’s Advice


                    Jiun, a Shingon master, was a well-known Sanskrit scholar of the Tokugawa era. When he was young he used to deliver lectures to his brother students.

                    His mother heard about this and wrote him a letter:

                    “Son, I do not think you became a devotee of the Buddha because you desired to turn into a walking dictionary for others. There is no end to information and commentation, glory and honor. I wish you would stop this lecture business. Shut yourself up in a little temple in a remote part of the mountain. Devote your time to meditation and in this way attain true realization.”


                    Lời khuyên của mẹ


                    Jiun là một bậc thầy thuộc tông Shingon[30] của Nhật và là một học giả Phạn ngữ lỗi lạc vào thời đại Tokugawa.[31]

                    Khi còn trẻ, ngài thường có những buổi giảng pháp cho các huynh đệ đồng tu. Mẹ ngài nghe biết việc này liền viết cho ngài một lá thư như sau:

                    “Này con, mẹ không cho rằng con hiến mình vào cửa Phật chỉ vì mong muốn được trở thành một cuốn từ điển sống cho kẻ khác. Tri thức và sự giảng giải là không cùng, cũng giống như những vinh quang và sự tôn kính. Mẹ muốn con hãy thôi ngay việc thuyết giảng. Hãy tự giam mình trong một ngôi chùa nhỏ ở vùng núi non xa xôi hẻo lánh. Hãy dành trọn thời gian cho việc tu thiền và qua đó đạt đến sự giác ngộ chân thật.”


                    Viết sau khi dịch

                    Có một người mẹ như thế, xem như ngài Jiun đã có đến hai vị thầy!

                    Lời khuyên này quả thật có thể dành cho bất cứ ai đang lún sâu trong vũng lầy tri thức mà quên đi mục tiêu tối hậu của người tu tập chính là sự giải thoát rốt ráo. Đức Phật gọi đây là “sở tri chướng” và đã từng cảnh báo rằng: “Quảng văn bác học nan độ!” (Người học nhiều biết rộng thật khó hóa độ!)





                    **[30] Shingon: tức tông Chân ngôn của Nhật, được sáng lập bởi ngài Kobo Daishi, hay Kkai, Hán dịch là Không Hải , cũng gọi là Hoằng Pháp Đại Sư , sinh năm 774 và mất năm 835. Vị này đã sang Trung Hoa học đạo và nhận được chân truyền từ ngài Huệ Quả ở Trung Hoa.

                    [31] Tokugawa (thời đại Đức Xuyên): tức thời đại Giang Hồ (Epoque Edo), kéo dài trong khoảng từ năm 1603 đến 1867. Gọi tên như thế là vì thời đại này do vương triều Tokugawa nắm quyền.
                    ***************

                    Comment


                    • #25
                      21. The Sound of One Hand


                      The master of Kennin temple was Mokurai, Silent Thunder. He had a little protege named Toyo who was only twelve years old. Toyo saw the older disciples visit the master’s room each morning and evening to receive instruction in sanzen or personal guidance in which they were given koans to stop mind-wandering.

                      Toyo wished to do sanzen also.

                      “Wait a while,” said Mokurai. “You are too young.”

                      But the child insisted, so the teacher finally consented.

                      In the evening little Toyo went at the proper time to the threshold of Mokurai’s sanzen room. He struck the gong to announce his presence, bowed respectfully three times outside the door, and went to sit before the master in respectful silence.

                      “You can hear the sound of two hands when they clap together,” said Mokurai. “Now show me the sound of one hand.”

                      Toyo bowed and went to his room to consider this problem. From his window he could hear the music of the geishas. “Ah, I have it!” he proclaimed.

                      The next evening, when his teacher asked him to illustrate the sound of one hand, Toyo began to play the music of the geishas.

                      “No, no,” said Mokurai. “That will never do. That is not the sound of one hand. You’ve not got it at all.”

                      Thinking that such music might interrupt, Toyo moved his abode to a quiet place. He meditated again. “What can the sound of one hand be?” He happened to hear some water dripping. “I have it,” imagined Toyo.

                      When he next appeared before his teacher, Toyo imitated dripping water.

                      “What is that?” asked Mokurai. “That is the sound of dripping water, but not the sound of one hand. Try again.”

                      In vain Toyo meditated to hear the sound of one hand. He heard the sighing of the wind. But the sound was rejected.

                      He heard the cry of an owl. This also was refused.

                      The sound of one hand was not the locusts. For more than ten times Toyo visited Mokurai with different sounds. All were wrong. For almost a year he pondered what the sound of one hand might be.

                      At last little Toyo entered true meditation and transcended all sounds. “I could collect no more,” he explained later, “so I reached the soundless sound.”

                      Toyo had realized the sound of one hand.


                      Âm thanh của một bàn tay


                      Vị Viện chủ của thiền viện Kennin[32] là Mokurai, trong tiếng Nhật có nghĩa là “tiếng sấm im lặng”. Ngài có nhận giáo dưỡng một chú đệ tử nhỏ tên là Toyo, chỉ mới 12 tuổi.

                      Chú bé Toyo thấy các thiền sinh lớn tuổi đến phương trượng của thầy mỗi buổi sáng và tối để được thầy hướng dẫn qua hình thức tham vấn riêng (sanzen),[33] tức là những lời dạy dành riêng cho từng người, qua đó họ được trao cho những công án để đối trị sự vọng động của tâm ý.

                      Toyo ao ước mình cũng được dự các buổi tham vấn riêng như vậy. Nhưng thầy Mokurai nói: “Đợi đã, con còn nhỏ quá!”

                      Nhưng chú nhỏ một mực nài nỉ nên cuối cùng vị thầy cũng ưng thuận.

                      Trời vừa tối, chú bé Toyo đến đứng trước cửa phòng tham vấn của thầy vào lúc thích hợp. Chú thông báo sự có mặt của mình bằng cách đánh cồng, rồi cúi lễ ba lần từ ngoài cửa một cách cung kính và bước vào ngồi xuống trước mặt thầy, cung kính giữ im lặng.

                      Thầy Mokurai dạy: “Con có thể nghe được âm thanh của 2 bàn tay khi vỗ vào nhau. Bây giờ hãy cho thầy biết âm thanh của một bàn tay.”

                      Toyo lễ bái thầy và trở về phòng để suy ngẫm vấn đề này. Qua cửa sổ phòng, chú nghe vọng vào tiếng nhạc của những cô kỹ nữ. Chú reo lên: “A! Ta đã biết rồi.”

                      Chiều tối hôm sau, khi vị thầy bảo chú diễn tả âm thanh của một bàn tay, Toyo liền bắt đầu chơi nhạc như các cô kỹ nữ.[34]

                      Thầy Mokurai nói: “Không, không phải! Như thế hoàn toàn không được! Đó không phải là âm thanh của một bàn tay. Con chưa hiểu gì cả!”

                      Nghĩ rằng tiếng nhạc như thế có thể làm rối trí mình, chú bé Toyo liền dời đến ở một nơi yên tĩnh. Chú lại tiếp tục suy tư. “Cái gì có thể là âm thanh của một bàn tay?” Tình cờ, chú nghe được tiếng nước đâu đó đang nhỏ giọt tí tách. Toyo ngỡ rằng mình đã hiểu được vấn đề.

                      Lần tham vấn tiếp theo, chú liền bắt chước tiếng nước nhỏ giọt tí tách.

                      Thầy Mokurai hỏi: “Gì thế? Đó là âm thanh của nước nhỏ giọt, nhưng không phải âm thanh của một bàn tay. Hãy cố lên!”

                      Toyo tiếp tục suy ngẫm một cách vô vọng về âm thanh của một bàn tay. Chú nghe tiếng gió thổi rì rào. Nhưng âm thanh này cũng không được chấp nhận.

                      Chú lại nghe tiếng cú kêu. Âm thanh này cũng không được.

                      Âm thanh của một bàn tay cũng không phải tiếng động của những con châu chấu!

                      Đã hơn 10 lần chú bé Toyo đến trình với thầy Mokurai những âm thanh khác nhau. Tất cả đều không đúng. Rồi trong suốt gần một năm, chú nghiền ngẫm mãi không biết âm thanh của một bàn tay có thể là gì.

                      Cuối cùng, chú bé Toyo đạt đến trạng thái nhập vào chánh định và vượt qua được tất cả âm thanh. Về sau chú giải thích: “Tôi không thể thu thập thêm một loại âm thanh nào nữa cả, vì thế tôi đạt đến âm thanh vô thanh.”

                      Toyo đã nhận biết được âm thanh của một bàn tay!


                      Viết sau khi dịch


                      Mắt thấy, tai nghe, lưỡi nếm... đều là những cửa ngỏ giao tiếp giữa tâm thức với trần cảnh. Vì tâm phân biệt chịu trói buộc nên trần cảnh cũng có sự phân vạch và giới hạn. Bồ Tát Quán Thế Âm từ nơi chính cửa ngỏ nhĩ căn mà đạt đến sự chứng ngộ vạn pháp viên dung, lục căn diệu dụng. Âm thanh trong tu tập được sử dụng như một phương tiện, vì thế tất yếu phải có một khoảng cách nhất định với mục đích cứu cánh. Công phu vượt qua khoảng cách ấy chính là để biến phương tiện trở thành đồng nhất với cứu cánh, âm thanh và tai nghe cũng chỉ là một, nên âm thanh trở thành vô thanh và được cảm nhận không phải bằng nhĩ căn mà bằng chính tâm thức giác ngộ. Đó là âm thanh của một bàn tay!




                      **[32] Thiền viện Kennin: một thiền viện lớn có nhiều thiền viện chi nhánh phụ thuộc. Xem lại Chuyện nàng Shunkai ở trang 46.



                      [33] Hình thức tham vấn riêng: sự trao đổi riêng giữa vị thầy với một đệ tử duy nhất, để có những chỉ dẫn phù hợp với căn cơ của người đệ tử đó. Trong tiếng Nhật gọi hình thức tham vấn này là sanzen.

                      [34] Chú bé Toyo ngỡ rằng tiếng nhạc vang lên bởi một bàn tay gẩy đàn nên có thể xem là âm thanh của một bàn tay.
                      ***************

                      Comment


                      • #26
                        22. My Heart Burns Like Fire


                        Soyen Shaku, the first Zen teacher to come to America, said: “My heart burns like fire but my eyes are as cold as dead ashes.” He made the following rules which he practiced every day of his life.

                        In the morning before dressing, light incense and meditate.

                        Retire at a regular hour. Partake of food at regular intervals. Eat with moderation and never to the point of satisfaction.

                        Receive a guest with the same attitude you have when alone. When alone, maintain the same attitude you have in receiving guests.

                        Watch what you say, and whatever you say, practice it.

                        When an opportunity comes do not let it pass by, yet always think twice before acting.

                        Do not regret the past. Look to the future.

                        Have the fearless attitude of a hero and the loving heart of a child.

                        Upon retiring, sleep as if you had entered your last sleep. Upon awakening, leave your bed behind you instantly as if you had cast away a pair of old shoes.


                        Trái tim bốc lửa


                        Thiền sư Soyen Shaku[35] là vị thiền sư Nhật đầu tiên đến Hoa Kỳ. Ngài thường nói rằng: “Trái tim tôi bốc lửa nhưng đôi mắt tôi lạnh như tro tàn.” Ngài đã đặt ra những quy tắc sau đây để tự mình áp dụng trong suốt cả cuộc đời.

                        1. Buổi sáng, thắp hương và thiền định trước khi thay y phục.

                        2. Nghỉ ngơi đúng giờ giấc. Ăn uống cũng có giờ giấc, điều độ và không bao giờ ăn đến mức no bụng.

                        3. Khi tiếp khách vẫn giữ thái độ (tự nhiên) như khi ở một mình, và khi ở một mình vẫn giữ thái độ (cẩn trọng) như khi tiếp khách.

                        4. Thận trọng trong lời nói, và nói ra thế nào thì phải thực hành như thế ấy.

                        5. Khi cơ hội đến đừng để vuột qua mất, nhưng phải luôn suy nghĩ cẩn trọng trước khi hành động.

                        6. Đừng nuối tiếc quá khứ. Hãy hướng về tương lai.

                        7. Giữ thái độ không sợ sệt của một bậc anh hùng với trái tim yêu thương của đứa trẻ thơ.

                        8. Khi đi ngủ, hãy ngủ như đó là giấc ngủ cuối cùng. Khi thức dậy, lập tức rời khỏi giường ngủ như vất bỏ một đôi giày cũ.


                        Viết sau khi dịch


                        Sống với một trái tim sôi sục nhiệt huyết và đôi mắt nhìn đời lạnh lẽo như tro tàn; sống với thái độ dũng cảm gan dạ của bậc anh hùng và trái tim vô tư yêu thương của trẻ thơ; đó là những điều chỉ có thể tìm thấy ở một thiền sư mà thôi. Những điều khác đều giúp ta thúc liễm thân tâm, hành xử đúng đắn, nhưng thiếu đi hai phẩm chất tiêu biểu này thì khó mà tin được đó có thể là một vị thiền sư!




                        **[35] Tên vị này đôi khi cũng viết là Soen Shaku, phiên âm là Tào Sơn Bản Tịch, sinh năm 1859 và mất năm 1919, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

                        ***************

                        Comment


                        • #27
                          23. Eshun’s Departure


                          When Eshun, the Zen nun, was past sixty and about to leave this world, she asked some monks to pile up wood in the yard.

                          Seating herself firmly in the center of the funeral pyre, she had it set fire around the edges.

                          “O nun!” shouted one monk, “is it hot in there?”

                          “Such a matter would concern only a stupid person like yourself,” answered Eshun.

                          The flames arose, and she passed away.


                          Lên đường


                          Khi vị ni sư Eshun[36] đã qua tuổi 60 và sắp rời bỏ cõi đời này, bà nhờ mấy vị tăng chất một đống củi ở giữa sân.

                          Và sau khi đã lên ngồi vững vàng giữa giàn hỏa, ni sư cho đốt lửa lên từ bốn phía.

                          Một vị tăng la lên: “Sư bà ơi! Trên đó có nóng không?”

                          Ni sư Eshun trả lời: “Chỉ kẻ ngốc như ông mới quan tâm đến chuyện như thế!”

                          Ngọn lửa bốc lên cao và lão ni sư viên tịch.


                          Viết sau khi dịch


                          Đói no, nóng lạnh, sướng khổ, buồn vui... những điều đó mỗi chúng ta đều đã từng trải qua, nhưng rốt cuộc chúng chẳng để lại gì trong ta ngoài một cuộc truy tìm rong ruổi. Chỉ cần buông bỏ được thì mọi thứ đều trở nên tuyệt diệu, mọi hoàn cảnh đều có thể an nhiên tự tại. Công phu tu tập một đời chính là để đạt đến chỗ an nhiên tự tại này. Thế mà vị tăng kia chẳng quan tâm đến, lại chỉ muốn hỏi xem sư bà có bị nóng hay không! Vị lão ni sư đã đến lúc lên đường còn từ bi để lại lời dạy đủ cho ta chiêm nghiệm suốt một đời!




                          **[36] Eshun, phiên âm là Huệ Xuân. Xem lại chuyện Hãy yêu công khai, trang 27.
                          ***************

                          Comment


                          • #28
                            24. Reciting Sutras


                            A farmer requested a Tendai priest to recite sutras for his wife, who had died. After the recitation was over the farmer asked: “Do you think my wife will gain merit from this?”

                            “Not only your wife, but all sentient beings will benefit from the recitation of sutras, answered the priest.

                            “If you say all sentient beings will benefit,” said the farmer, “my wife may be very weak and others will take advantage of her, getting the benefit she should have. So please recite sutras just for her.”

                            The priest explained that it was the desire of a Buddhist to offer blessings and wish merit for every living being.

                            “That is a fine teaching,” concluded the farmer, “but please make one exception. I have a neighbor who is rough and mean to me. Just exclude him from all those sentient beings.”


                            Tụng kinh


                            Một nông dân thỉnh vị tăng phái Tendai[37] đến tụng kinh cầu nguyện cho vợ anh ta vừa mới chết. Sau khi thời kinh đã hoàn mãn, người nông dân hỏi: “Thầy có nghĩ là vợ tôi sẽ được hưởng phước nhờ việc tụng kinh này không?”

                            Vị tăng đáp: “Không chỉ riêng vợ ông, mà tất cả chúng sinh hữu tình đều sẽ được lợi lạc nhờ vào việc tụng kinh.”

                            Người nông dân liền nói: “Nếu thầy bảo rằng tất cả chúng sinh hữu tình đều được hưởng lợi, thì có lẽ những người khác sẽ giành hết phần lợi lạc mà vợ tôi đáng ra được hưởng, vì bà ấy vốn yếu ớt lắm. Vì thế, xin thầy làm ơn tụng kinh riêng cho bà ấy thôi.”

                            Vị tăng giải thích rằng, tâm nguyện của một người Phật tử là phải cầu phúc và hồi hướng công đức đến cho tất cả chúng sinh.

                            Người nông dân kết luận: “Thầy dạy như thế là chí phải, nhưng xin thầy cho một ngoại lệ. Có tên hàng xóm đối với tôi rất thô lỗ và tồi tệ, thầy hãy loại hắn ra khỏi số tất cả chúng sinh đó!”


                            Viết sau khi dịch


                            Hẳn có không ít người sẽ chê cười anh nông dân với ý tưởng ngây ngô và hẹp hòi đến thế. Nhưng bình tâm xét lại, trong tất cả chúng ta liệu có mấy người thực sự thoát khỏi được sự ngây ngô và hẹp hòi này? Chỉ là với những hình thức tinh tế, khó nhận biết hơn đó thôi!






                            **[37] Phái Tendai: tức tông Thiên Thai của Nhật.
                            ***************

                            Comment


                            • #29
                              25. Three Days More


                              Suiwo, the disciple of Hakuin, was a good teacher. During one summer seclusion period, a pupil came to him from a southern island of Japan.

                              Suiwo gave him the problem: “Hear the sound of one hand.”

                              The pupil remained three years and could not pass this test. One night he came in tears to Suiwo. “I must return south in shame and embarrassment,” he said, “for I cannot solve my problem.”

                              “Wait one week more and meditate constantly,” advised Suiwo. Still no enlightenment came to the pupil.

                              “Try for another week,” said Suiwo. The pupil obeyed, but in vain.

                              “Still another week.” Yet this was of no avail. In despair the student begged to be released, but Suiwo requested another meditation of five days. They were without result. Then he said: “Meditate for three days longer, then if you fail to attain enlightenment, you had better kill yourself.”

                              On the second day the pupil was enlightened.


                              Thêm ba ngày nữa


                              Thiền sư Suiwo,[38] đệ tử của ngài Hakuin, là một bậc thầy giỏi. Trong một khóa tu mùa hè, có một thiền sinh từ một đảo phía nam nước Nhật tìm đến học với ngài.

                              Suiwo trao cho anh ta một công án: “Hãy nghe âm thanh của một bàn tay.”

                              Người đệ tử ở lại đó 3 năm mà vẫn không giải quyết được vấn đề. Một đêm nọ, anh ta nước mắt đầm đìa tìm đến thầy Suiwo: “Bạch thầy! Con phải trở về nam trong sự xấu hổ và ngượng ngập vì không sao giải quyết được vấn đề này.”

                              Ngài Suiwo khuyên: “Con hãy ở lại thêm một tuần nữa và cố gắng thiền định miên mật.” Nhưng người đệ tử vẫn không chứng ngộ.

                              Vị thầy lại bảo: “Hãy cố thêm một tuần nữa.” Người đệ tử vâng lời, nhưng vẫn không đạt được gì.

                              “Hãy gắng thêm một tuần nữa.” Nhưng rồi vẫn không kết quả. Thất vọng, người đệ tử khẩn khoản xin được ra về, nhưng ngài Suiwo yêu cầu anh ta tiếp tục thiền định trong 5 ngày nữa. Vẫn không có kết quả gì.

                              Khi ấy, vị thầy liền dạy: “Con hãy thiền định thêm 3 ngày nữa, và nếu không đạt được sự chứng ngộ thì tốt hơn con nên tự sát đi.”

                              Vào ngày thứ hai, người đệ tử chứng ngộ.


                              Viết sau khi dịch


                              Vào đầu chuyện đã thấy nói rằng Suiwo là một thiền sư giỏi. Điều đó được chứng minh qua phương cách ngài dắt dẫn một người đệ tử tưởng như đã hoàn toàn không còn hy vọng: thật ân cần, nhẫn nại và cũng không kém phần quyết liệt, dứt khoát. Chính những phẩm chất này của vị thầy đã giúp mang đến sự thành công cho người đệ tử.




                              ** [38] Tức thiền sư Suiwo Genra, tên phiên âm là Túy Ông Nguyện Lư, sinh năm 1716 và mất năm 1789, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.
                              ***************

                              Comment


                              • #30
                                Ý chừng bao nhiêu đó chắc đủ công án tu tập rồi chăng?

                                Comment

                                Working...
                                X