Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Gõ cửa thiền

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Gõ cửa thiền

    GÕ CỬA THIỀN
    101 Zen Stories
    Thiền Sư Muju
    NGUYÊN MINH dịch và chú giải
    Nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin 2009




    Lời nói đầu


    Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này. Vì thế, thiền không phải là một lãnh vực siêu nhiên vượt ngoài phạm trù ý thức thông thường như nhiều người lầm tưởng, mà trái lại chính là sự soi rọi, chiếu sáng những trạng thái tâm thức hết sức bình thường mà mỗi người chúng ta đều đã và đang trải qua trong cuộc sống thường ngày.

    Một trăm lẻ một câu chuyện trong sách này là một trăm lẻ một câu chuyện hết sức bình thường. Phần lớn được chuyển dịch sang Anh ngữ từ tập sách tiếng Nhật có tựa là Shaseki-shu (được dịch sang Anh ngữ là Collection of stone and sand) có nghĩa là “góp nhặt cát đá”. Đúng như tên gọi đó, trong tuyển tập này bạn sẽ không tìm thấy những ngọc ngà châu báu rực rỡ muôn màu, mà chỉ có những đá sỏi, đất cát hết sức bình thường, luôn có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi được soi rọi dưới ánh sáng tỉnh thức của thiền, mỗi một hòn sỏi, hạt cát nơi đây đều sẽ toát lên những ý nghĩa phi thường. Khi hiểu được điều này, người đọc sẽ nhận ra bằng tâm thức rộng mở của chính mình rằng phép mầu vi diệu nhất chính là việc bước đi vững vàng trên mặt đất.

    Từ khi thiền sư Muju (Vô Trú) đưa ra tác phẩm này tại Nhật Bản vào khoảng thế kỷ 13, nó đã nhanh chóng cuốn hút đông đảo mọi tầng lớp người đọc. Có người tìm thấy trong tác phẩm những nụ cười ý vị, những phút giây thanh thản giải tỏa sự căng thẳng trong cuộc sống; người khác lại tìm thấy nơi đây những thông điệp sâu sắc về ý nghĩa đời sống, về mục đích cao cả nhất của một kiếp người... Nói chung, tùy theo những khả năng nhận hiểu khác nhau mà tác phẩm này hầu như có thể khơi mở được tất cả những dòng suy tư khắc khoải của mỗi người. Đó chính là nét độc đáo của tác phẩm, và cũng chính là lý do giải thích vì sao đã có rất nhiều bản dịch tác phẩm sang các ngôn ngữ khác liên tục ra đời.

    Mặt khác, năng lực nhận thức của mỗi chúng ta luôn thay đổi qua sự học hỏi và kinh nghiệm sống. Vì thế, nếu bạn đã từng đọc qua tác phẩm này cách đây nhiều năm, thì chắc chắn khi đọc lại nó một lần nữa bạn cũng sẽ có được những cảm nhận khác biệt hơn so với lần đọc trước. Đây lại là một nét độc đáo khác nữa của tác phẩm. Và điều này giải thích vì sao tác phẩm vẫn tồn tại và duy trì được giá trị của chính nó qua nhiều thế kỷ, cũng như chắc chắn sẽ còn tiếp tục tồn tại lâu dài trong tương lai.

    Bản Việt dịch này được thực hiện dựa trên bản Anh ngữ của Nyogen Senzaki và Paul Reps, được ấn hành lần đầu tiên tại London (Anh quốc) vào năm 1939, chủ yếu dựa vào tác phẩm trước đây của thiền sư Muju và sưu tập thêm một số các giai thoại khác trong nhà thiền, được lưu truyền rộng rãi ở Nhật trong suốt hơn 5 thế kỷ. Chúng tôi cố gắng giới thiệu với quý độc giả qua hình thức song ngữ để tạo điều kiện đối chiếu với bản tiếng Anh, qua đó những người có khả năng sử dụng tiếng Anh sẽ có thể tiếp cận tác phẩm một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Và điều này cũng nhằm bổ sung những chỗ khiếm khuyết mà có lẽ ít nhiều không sao tránh khỏi trong bản Việt dịch, như kinh nghiệm đã cho thấy từ những bản dịch trước đây.

    Cuối cùng, trong quá trình chuyển dịch, người dịch đã không sao ngăn được dòng cảm hứng được khơi dậy từ tác phẩm, nên cũng mạn phép ghi lại những cảm xúc của mình sau mỗi câu chuyện. Đây là những ý tưởng, nhận thức chủ quan của người dịch, chỉ ghi lại đây để chia sẻ phần nào cùng bạn đọc, hoàn toàn không có ý giảng giải hay bình luận về tác phẩm. Vì thế, nếu có những sai lầm hoặc nhận thức lệch lạc nào đó trong phần này, xin bạn đọc hiểu cho đó chỉ là lỗi lầm của cá nhân người dịch, không liên quan đến tác phẩm. Ngoài ra, hầu hết những câu chuyện này đều xảy ra ở Nhật, nên danh từ “thiền” trong toàn bộ dịch phẩm này mặc nhiên được dùng để chỉ cho pháp thiền ở Nhật (Zen) chứ không chỉ chung các phái thiền khác nhau trong đạo Phật.

    Và bây giờ, xin mời bạn đọc bước vào thế giới của những câu chuyện bình thường, với những nhân vật và sự kiện rất bình thường, để qua đó cảm nhận được những ý nghĩa hết sức phi thường!

    Mùa Xuân 2008

    Nguyên Minh


    1. Tách trà - A Cup of Tea

    Nan-in, a Japanese master during the Meiji era (1868-1912), received a university professor who came to inquire about Zen.

    Nan-in served tea. He poured his visitor’s cup full, and then kept on pouring.

    The professor watched the overflow until he no longer could restrain himself. “It is overfull. No more will go in!”

    “Like this cup,” Nan-in said, “you are full of your own opinions and speculations. How can I show you Zen unless you first empty your cup!”

    Tách trà


    Nan-in[1] là một thiền sư Nhật sống vào thời đại Minh Trị (1868-1912). Ngày kia, ngài tiếp một giáo sư đại học đến tham vấn về thiền.

    Thiền sư rót trà mời khách. Ngài rót đầy tách trà của khách rồi nhưng vẫn tiếp tục rót.

    Vị giáo sư ngồi nhìn nước trong tách trà tràn ra mãi, cho đến khi không dằn lòng được nữa phải kêu lên: “Đầy quá rồi, không thể rót thêm vào được nữa!”

    Thiền sư nói: “Cũng giống như tách trà này, trong lòng ông đang chứa đầy những quan điểm và định kiến. Làm sao tôi có thể trình bày với ông về thiền nếu như trước tiên ông không làm trống cái tách của ông đi?”


    Viết sau khi dịch


    Mỗi chúng ta đều có một tách trà, và phần lớn là những cái tách đã đầy ắp. Vì thế, quá trình tiếp thu mỗi một tư tưởng mới thường bao giờ cũng là sự đối chọi, xung đột và tranh chấp với các tư tưởng cũ, chen chúc nhau trong một tâm thức ngày càng thu hẹp.

    Thiền không chấp nhận tiến trình này. Các thiền sư không bao giờ tranh biện hay thuyết phục người khác tin theo mình. Họ chỉ giản dị sống và thể hiện thiền qua chính cuộc sống. Vì thế, sẽ không có bất cứ phương cách nào để bạn tiếp nhận thiền trừ phi bạn buông bỏ những quan điểm, định kiến sẵn có. Khi tách trà của bạn đã được làm trống, tâm thức bạn sẽ tự nhiên rộng mở và dòng nước thiền cũng tự nó dạt dào tuôn chảy. Tách trà ấy tự nó có thể chứa đựng cả ba ngàn đại thiên thế giới!



    ** [1] Tức thiền sư Nan-in Zengu, tên phiên âm Hán Việt là Nam Ẩn Toàn Ngu, sinh năm 1834 và mất năm 1904, là một thiền sư thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

    Last edited by Hiểu Kỳ; 04-11-2012, 05:13 AM.
    ***************

  • #2
    2. Hạt ngọc trong bùn - Finding a Diamond on a Muddy Road


    Gudo was the emperor’s teacher of his time. Nevertheless, he used to travel alone as a wandering mendicant. Once when he was on his way to Edo, the cultural and political center of the shogunate, he approached a little village named Takenaka. It was evening and a heavy rain was falling. Gudo was thoroughly wet. His straw sandals were in pieces. At a farmhouse near the village he noticed four or five pairs of sandals in the window and decided to buy some dry ones. The woman who offered him the sandals, seeing how wet he was, invited him to remain for the night in her home. Gudo accepted, thanking her. He entered and recited a sutra before the family shrine. He then was introduced to the woman’s mother, and to her children. Observing that the entire family was depressed, Gudo asked what was wrong.

    “My husband is a gambler and a drunkard,” the housewife told him. “When he happens to win he drinks and becomes abusive. When he loses he borrows money from others. Sometimes when he becomes thoroughly drank he does not come home at all. What can I do?”

    “I will help him,” said Gudo. “Here is some money. Get me a gallon of fine wine and something good to eat. Then you may retire, I will meditate before the shrine.”

    When the man of the house returned about midnight, quite drunk, he bellowed: “Hey, wife, I am home. Have you something for me to eat?” “I have something for you,” said Gudo. “I happened to be caught in the rain and your wife kindly asked me to remain here for the night. In return I have bought some wine and fish, so you might as well have them.”

    The man was delighted. He drank the wine at once and laid himself down on the floor. Gudo sat in meditation beside him.

    In the morning when the husband awoke he had forgotten about the previous night. “Who are you? Where do you come from?” he asked Gudo, who still was meditating.

    “I am Gudo of Kyoto and I am going on to Edo,” replied the Zen master.

    The man was utterly ashamed, he apologized profusely to the teacher of his emperor.

    Gudo smiled. “Everything in this life is impermanent,” he explained. “Life is very brief. If you keep on gambling and drinking, you will have no time left to accomplish anything else, and you will cause your family to suffer too.”

    The perception of the husband awoke as if from a dream. “You are right,” he declared. “How can I ever repay you for this wonderful teaching. Let me see you off and carry your things a little way.”

    “If you wish,” assented Gudo.

    The two started out. After they had gone three miles Gudo told him to return. “Just another five miles,” he begged Gudo. They continued on.

    “You may retain now,” suggested Gudo. “After another ten miles,” the man replied.

    “Return now,” said Gudo, when the ten miles had been passed.

    “I am going to follow you all the rest of my life,” declared the man.

    Modern Zen teachers in Japan spring from the lineage of a famous master who was the successor of Gudo. His name was Mu-nan, the man who never turned back.

    Hạt ngọc trong bùn


    Thiền sư Gudo [2]là bậc thầy của vị hoàng đế đương thời. Dù vậy, ngài thường du phương hoằng hóa, một mình đi khắp đó đây như một vị tăng khất thực. Một hôm, ngài đang trên đường đến Edo [3], trung tâm văn hóa chính trị của chính quyền quân sự thời ấy [4]. Khi sắp đến ngôi làng nhỏ Takenaka thì trời đã tối và mưa tầm tã. Thiền sư bị ướt đẫm trong mưa, đôi dép rơm của ngài rách tả tơi. Đến một ngôi nhà gần làng, ngài nhìn thấy có khoảng bốn, năm đôi dép để nơi cửa sổ. Ngài định ghé vào mua một đôi khô ráo. Người phụ nữ trong nhà biếu ngài đôi dép và nhận thấy ngài bị ướt sũng nên mời ngài trú lại qua đêm. Thiền sư nhận lời và cảm ơn bà.

    Ngài vào nhà và đọc kinh trước bàn thờ của gia đình. Sau đó, ngài được giới thiệu với mẹ và các con của người phụ nữ. Nhận thấy cả nhà đều có vẻ buồn bã, thiền sư liền hỏi họ xem có việc gì bất ổn không.

    Người phụ nữ thưa với ngài: “Chồng của con là người mê cờ bạc và nghiện rượu. Lúc có vận may được bạc, anh ta uống say và đánh đập vợ con. Lúc đen đủi thua bạc, anh ta vay mượn tiền người khác. Thỉnh thoảng anh ta uống đến say mềm và không về nhà. Con biết làm sao đây?”

    Ngài Gudo nói: “Tôi sẽ giúp anh ta. Chị cầm lấy ít tiền đây và mua cho tôi bình rượu ngon với đồ nhắm. Rồi chị có thể đi nghỉ, tôi sẽ ngồi thiền trước bàn thờ.”

    Khi người đàn ông về nhà vào khoảng nửa đêm, anh ta say khướt, la lối: “Này bà, tôi đã về rồi! Nhà có gì ăn không?”

    Thiền sư lên tiếng: “Tôi có đồ ăn cho anh đây. Tôi bị mắc mưa và vợ anh đã tử tế mời tôi nghỉ chân qua đêm. Để đáp lại, tôi có mua về đây ít rượu và cá, anh có thể dùng.”

    Người đàn ông hài lòng lắm, lập tức ngồi vào đánh chén cho đến khi ngã lăn ra sàn nhà. Ngài Gudo ngồi thiền ngay cạnh anh ta.

    Sáng ra, khi tỉnh dậy thì người chồng đã quên sạch chuyện đêm qua nên hỏi ngài Gudo, khi ấy vẫn còn đang ngồi thiền: “Ông là ai? Ông từ đâu đến đây?”

    Thiền sư đáp: “Tôi là Gudo ở Kyoto, đang trên đường đến Edo.”

    Nghe tên vị Quốc sư, người đàn ông vô cùng hổ thẹn, hết lời xin ngài tha lỗi.

    Ngài Gudo mỉm cười dạy: “Mọi thứ trên đời này đều vô thường. Cuộc sống rất ngắn ngủi. Nếu anh cứ tiếp tục cờ bạc rượu chè, anh sẽ không có thời gian để tự mình đạt được bất cứ điều gì khác, và cũng gây ra nhiều khổ đau cho gia đình.”

    Người đàn ông chợt thức tỉnh như vừa ra khỏi một giấc mơ. Anh ta nói: “Thầy dạy chí phải. Làm sao con có thể đền đáp ơn thầy đã dạy dỗ thức tỉnh con. Xin cho con mang hành lý tiễn thầy một đoạn ngắn.”

    Thiền sư chấp thuận: “Được, tùy ý anh vậy.”

    Hai người khởi hành. Sau khi đi được khoảng ba dặm, ngài Gudo bảo anh ta quay về.

    Anh ta nài nỉ: “Xin đi thêm năm dặm nữa thôi.”

    Và họ tiếp tục đi, cho đến khi ngài Gudo quay sang bảo anh ta: “Giờ thì anh trở về được rồi.”

    Người đàn ông đáp lại: “Xin cho con tiễn thầy mười dặm nữa.”

    Khi đã đi thêm được mười dặm, thiền sư bảo: “Bây giờ anh hãy về đi.”

    Người đàn ông quả quyết: “Không, con sẽ đi theo thầy suốt quãng đời còn lại của con.”

    Các thiền sư Nhật thời hiện đại có nguồn gốc truyền thừa từ một vị thiền sư lỗi lạc nối pháp ngài Gudo. Vị thiền sư ấy có tên là Mu-nan [5], nghĩa là “người không bao giờ quay lại”.

    Viết sau khi dịch


    Từ một kẻ đam mê cờ bạc rượu chè, trong thoáng chốc đã trở thành người dứt bỏ tất cả để dấn thân vào con đường cầu đạo giải thoát và trở thành một viên ngọc quý chói sáng trong cửa thiền. Quả là một cuộc chuyển hóa nhiệm mầu, kỳ diệu đến mức vượt ngoài sức tưởng tượng!

    Nhưng mỗi chúng ta thật ra đều có thể tự mình thực hiện một cuộc chuyển hóa tương tự như thế. Bởi vì vấn đề cốt lõi được nhận ra ở đây không phải đi tìm một sự toàn hảo tuyệt đối, mà là biết quay lưng vĩnh viễn với những sai lầm đã từng mắc phải.

    Người có thể dứt khoát quay lưng với những sai lầm của chính mình thì sẽ không có việc gì khác không thể làm được. Điều đó hoàn toàn không dễ dàng, nhưng lại là điều mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Chỉ cần bạn đạt được quyết tâm “không bao giờ quay lại” thì con đường phía trước chắc chắn sẽ rộng mở thênh thang hướng về một tương lai tươi sáng.




    **[2] Thiền sư Gudo: tức thiền sư Gudo Toshoku, tên phiên âm Hán Việt là Ngu Đường Đông Thật, sinh năm 1579 và mất năm 1661, thuộc tông Lâm Tế (Rinzai) của Nhật.

    ** [3] Edo là tên cũ của Tokyo, thủ đô nước Nhật ngày nay. Kể từ năm 1868, cùng lúc với sự sụp đổ của chính quyền quân sự, nơi này bắt đầu được chọn làm thủ đô và đổi tên là Tokyo.

    **[4] Giai đoạn xảy ra câu chuyện này là vào khoảng thời đại Giang Hồ (Epoque Edo), trong khoảng năm 1600 đến 1868. Vào thời ấy, thủ đô của chính quyền quân sự là Kyoto, đến năm 1868 mới dời sang Edo, tức là Tokyo ngày nay. Chính quyền quân sự thời ấy là vương triều Tokugawa.

    ** [5] Tức thiền sư Shido Mu-nan, tên phiên âm Hán Việt là Chí Đạo Vô Nan , dịch nghĩa là Vô Quy (không bao giờ quay lại). Ngài sinh năm 1603 và mất năm 1676, là một thiền sư thuộc tông Lâm Tế của Nhật.



    Last edited by Hiểu Kỳ; 04-11-2012, 05:18 AM.
    ***************

    Comment


    • #3
      3. Thật thế sao? - Is That So?


      The Zen master Hakuin was praised by his neighbors as one living a pure life. A beautiful Japanese girl whose parents owned a food store lived near him. Suddenly, without any warning, her parents discovered she was with child.

      This made her parents angry. She would not confess who the man was, but after much harassment at last named Hakuin.

      In great anger the parents went to the master. “Is that so?” was all he would say.

      After the child was born it was brought to Hakuin. By this time he had lost his reputation, which did not trouble him, but he took very good care of the child. He obtained milk from his neighbors and everything else the little one needed.

      A year later the girl-mother could stand it no longer. She told her parents the truth that the real father of the child was a young man who worked in the fishmarket.

      The mother and father of the girl at once went to Hakuin to ask his forgiveness, to apologize at length, and to get the child back again.

      Hakuin was willing. In yielding the child, all he said was, “Is that so?”

      Thật thế sao?


      Thiền sư Hakuin[6] luôn được mọi người sống quanh ngài ca ngợi về nếp sống trong sạch, đạo hạnh. Gần nơi ngài sống có một cửa hàng thực phẩm. Hai vợ chồng người chủ cửa hàng có một cô con gái trẻ đẹp. Thật bất ngờ, một hôm hai người bỗng nhận ra cô con gái của mình đã mang thai!

      Điều này làm cho cha mẹ cô gái bừng bừng nổi giận. Cô lại nhất định không chịu khai ra ai là tác giả cái bào thai đó. Tuy nhiên, sau bao nhiêu lần tra vấn hạch hỏi, cuối cùng cô lại chỉ đến thiền sư Hakuin!

      Trong tâm trạng cực kỳ tức giận, cha mẹ cô lập tức tìm đến chỗ vị thiền sư. Sau khi nghe sự việc, ngài chỉ hỏi lại: “Thật thế sao?” Rồi chẳng biện bạch gì.

      Sau khi đứa bé được sinh ra, người ta mang đến giao cho ngài. Vào lúc này, thanh danh của ngài chẳng còn gì nữa, nhưng ngài không màng đến điều đó. Ngài hết lòng chăm sóc đứa bé. Ngài đi xin sữa từ những người hàng xóm cũng như tất cả những thứ cần thiết để nuôi dưỡng nó.

      Một năm sau, người mẹ trẻ không còn dằn lòng được nữa, liền thú nhận sự thật với cha mẹ nàng, rằng người cha thực sự của đứa trẻ là một thanh niên làm việc ở chợ cá. Cha mẹ nàng lập tức đến chỗ thiền sư Hakuin để tạ lỗi, cầu xin sự tha thứ của ngài, và xin được nhận đứa bé về.

      Thiền sư vui vẻ chấp thuận. Khi trao lại đứa bé, ngài cũng chỉ nói mỗi một câu: “Thật thế sao?”

      Viết sau khi dịch


      Khi phải chịu đựng những sự oán giận hay chê trách về một sự việc mà mình không hề thực hiện, chỉ có thực hành nhẫn nhục mới có thể giúp ta vượt qua được với tâm trạng thản nhiên mà không có sự khổ đau, uất ức.

      Thiền sư đã chứng tỏ một khả năng chịu đựng oan khuất gần như không giới hạn. Nhưng điều đáng nói hơn nữa là ngài hầu như không tỏ ra vẻ gì cho thấy việc ngài đang phải chịu đựng. Hạnh nhẫn nhục của ngài đã thành tựu đến mức có thể chấp nhận mọi nghịch cảnh với một tâm thức an nhiên không lay động.



      **[6] Tức thiền sư Hakuin Ekaku, phiên âm Hán Việt là Bạch Ẩn Huệ Hạc, sinh năm 1685 và mất năm 1768, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.
      Last edited by Hiểu Kỳ; 04-11-2012, 05:20 AM.
      ***************

      Comment


      • #4
        4. Người biết vâng lời - Obedience


        The master Bankei’s talks were attended not only by Zen students but by persons of all ranks and sects. He never quoted sutras nor indulged in scholastic dissertations. Instead, his words were spoken directly from his heart to the hearts of his listeners.

        His large audiences angered a priest of the Nichiren sect because the adherents had left to hear about Zen. The self-centered Nichiren priest came to the temple, determined to debate with Bankei.

        “Hey, Zen teacher!” he called out. “Wait a minute! Whoever respects you will obey what you say, but a man like myself does not respect you. Can you make me obey you?”

        “Come up beside me and I will show you,” said Bankei.

        Proudly the priest pushed his way through the crowd to the teacher.

        Bankei smiled. “Come over to my left side.”

        The priest obeyed.

        “No,” said Bankei, “we may talk better if you are on the right side. Step over here.”

        The priest proudly stepped over to the right.

        “You see,” observed Bankei, “you are obeying me and I think you are a very gentle person. Now sit down and listen.”


        Người biết vâng lời


        Những buổi giảng pháp của thiền sư Bankei[7] không chỉ có các thiền sinh tham dự mà còn lôi cuốn rất nhiều người thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội. Ngài không bao giờ viện dẫn kinh điển, cũng không đi sâu vào những học thuyết cao siêu. Thay vì vậy, những lời ngài nói ra luôn xuất phát từ tâm thức của ngài và đi thẳng vào tâm thức người nghe.

        Thính giả đông đảo của ngài làm cho một vị tăng thuộc phái Nichiren[8] tức giận, vì có nhiều môn đồ đã rời bỏ ông để đến nghe giảng dạy về thiền. Vị tăng tự phụ này liền tìm đến chỗ ngài Bankei, quyết tâm tranh biện với ngài.

        Đến nơi, ông ta gọi lớn: “Này, thiền sư! Đợi chút đã nào! Những ai kính trọng ông đều sẽ vâng lời ông, nhưng người như tôi đây không kính trọng ông, liệu ông có thể làm cho tôi vâng lời ông chăng?”

        Thiền sư Bankei nói: “Được, ông cứ đến bên tôi, tôi sẽ cho ông thấy.”

        Ông tăng ra vẻ tự đắc, rẽ đám đông tiến về phía ngài Bankei.

        Ngài Bankei mỉm cười nói: “Được rồi, hãy đến đứng bên trái tôi.”

        Ông tăng làm theo. Nhưng ngài Bankei lại nói: “Ồ không, có lẽ chúng ta sẽ nói chuyện tốt hơn nếu ông đứng bên phải tôi. Nào, hãy bước sang đây.”

        Ông tăng vẫn với vẻ tự phụ, bước sang đứng bên phải ngài Bankei.

        Thiền sư kết luận: “Ông thấy đó, ông thật biết vâng lời, và tôi nghĩ ông là một người rất hòa nhã. Nào, bây giờ xin hãy ngồi xuống đó lắng nghe!”


        Viết sau khi dịch

        Lời xưa thường nói: “Nóng mất ngon, giận mất khôn.” Có những việc tưởng như rất dễ nhận ra, nhưng trong tâm trạng bị sân hận che lấp thì chúng ta thường trở nên si mê đến nỗi không sao nhận biết được. Trường hợp của ông tăng cao ngạo này là như vậy: Ngoan ngoãn vâng theo sự sai khiến của ngài Bankei mà không hề biết rằng mình đang rơi vào một cái bẫy. Và sự thành công của ngài Bankei chính là ở chỗ biết mình biết người, đã đánh đúng vào nhược điểm của một người đang tức giận, đó là sự thiếu sáng suốt.

        Nhưng xét cho cùng thì mục tiêu của thiền cũng không phải là gì khác ngoài việc cố gắng loại trừ tất cả những tâm trạng thiếu sáng suốt. Vì vậy, người như ông tăng này mà tìm đến với ngài Bankei thì quả thật là đúng thầy, đúng thuốc rồi vậy !


        **[7] Tức thiền sư Bankei Eitaku, phiên âm Hán Việt là Bàn Khuê Vĩnh Trác , sinh năm 1623 và mất năm 1693, thuộc tông Lâm Tế của Nhật.

        **[8] Nichiren: tức tông Nhật Liên, do ngài Nichiren (1222-1282) sáng lập, còn gọi là tông Pháp Hoa, vì tông này lấy kinh Pháp Hoa làm tông chỉ.
        Last edited by Hiểu Kỳ; 04-11-2012, 05:23 AM.
        ***************

        Comment


        • #5
          5. Hãy yêu công khai - You Love, Love Openly


          Twenty monks and one nun, who was named Eshun, were practicing meditation with a certain Zen master.

          Eshun was very pretty even though her head was shaved and her dress plain. Several monks secretly fell in love with her. One of them wrote her a love letter, insisting upon a private meeting.

          Eshun did not reply. The following day the master gave a lecture to the group, and when it was over, Eshun arose. Addressing the one who had written her, she said: “If you really love me so much, come and embrace me now.”

          Hãy yêu công khai

          Có 20 tăng sinh và một ni cô tên Eshun[9] cùng theo học thiền với một vị thiền sư.

          Ni cô Eshun vô cùng xinh đẹp, cho dù đã cạo tóc và ăn mặc đơn sơ. Nhiều tăng sinh đem lòng thầm yêu trộm nhớ, và một người trong số đó đã viết cho cô một lá thư tình, khẩn khoản xin cô một buổi hẹn hò.

          Eshun không viết thư trả lời. Ngay hôm sau đó, vị thiền sư có buổi giảng pháp chung cho cả nhóm. Sau buổi giảng, Eshun từ chỗ ngồi đứng dậy, hướng mắt về phía vị tăng sinh đã viết thư cho mình và nói: “Nếu anh thật lòng yêu tôi nhiều đến thế, thì ngay bây giờ hãy đến ôm tôi đi!”

          Viết sau khi dịch


          Có những việc dù biết là không tốt nhưng người ta vẫn có thể mắc vào, nếu họ tin rằng sẽ không có ai hay biết. Trong đạo Phật thường nói đến cả hai tâm trạng tàm và quý. Khi lỡ mắc phải một sai lầm, cần phải có cả hai tâm tàm và quý mới có thể giúp ta nhanh chóng cải hối và không còn tái phạm. Tàm là tự thẹn với lòng mình, và quý là xấu hổ với người khác. Hầu như đa số mọi người đều biết xấu hổ với người khác về việc xấu mình đã làm, nhưng biết nuôi dưỡng tâm hổ thẹn với chính mình thì không phải ai cũng có. Ông tăng lén lút nghĩ đến chuyện tư tình, chính là vì đã có quý mà chẳng có tàm! Vì thế nên cách tốt nhất để liệu trị căn bệnh của ông không gì bằng công khai sự việc!



          **[9] Eshun: từng được phiên âm là Huệ Xuân.
          Last edited by Hiểu Kỳ; 04-11-2012, 05:24 AM.
          ***************

          Comment


          • #6
            6. Chẳng động lòng thương - No Loving-Kindness


            There was an old woman in China who had supported a monk for over twenty years. She had built a little hut for him and fed him while he was meditating, finally she wondered just what progress he had made in all this time.

            To find out, she obtained the help of a girl rich in desire. “Go and embrace him,” she told her, “and then ask him suddenly: “What now?”

            The girl called upon the monk and without much ado caressed him, asking him what he was going to do about it.

            “An old tree grows on a cold rock in winter,’” replied the monk somewhat poetically. “Nowhere is there any warmth.”

            The girl returned and related what he had said.

            “To think I fed that fellow for twenty years!” exclaimed the old woman in anger. “He showed no consideration for your need, no disposition to explain your condition. He need not have responded to passion, but at least he should have evidenced some compassion.”

            She at once went to the hut of the monk and burned it down.

            Chẳng động lòng thương


            Có một bà cụ ở Trung Hoa là thí chủ của một vị tăng trong hơn hai mươi năm. Bà đã dựng cho ngài một cái am nhỏ và cúng dường thực phẩm hằng ngày để ngài tu thiền. Cuối cùng, bà muốn biết việc tu tập của vị tăng đã tiến triển đến mức nào trong suốt thời gian đó.

            Để biết được điều đó, bà liền nhờ đến một cô gái đầy dục vọng. Bà bảo cô gái: “Hãy đến ôm lấy ông ta rồi bất ngờ hỏi xem ông ấy muốn làm gì.”

            Cô gái tìm đến chỗ vị tăng, bất ngờ ôm chầm lấy và vuốt ve ông, rồi hỏi ông muốn làm gì tiếp theo.

            Vị tăng trả lời có phần hơi thơ mộng: “Như cây cổ thụ mọc trên tảng đá lạnh mùa đông, không tìm đâu ra chút hơi ấm nào!”

            Cô gái quay về và kể lại những gì vị tăng đã nói.

            Bà cụ kêu lên một cách giận dữ: “Nghĩ mà xem! Vậy mà ta đã nuôi dưỡng cái gã ấy hơn hai mươi năm rồi! Hắn ta chẳng lưu tâm gì đến nhu cầu của cô, cũng không thèm tìm hiểu rõ hoàn cảnh của cô. Cứ cho là hắn không cần phải đáp lại dục tình, nhưng ít nhất cũng phải biểu lộ đôi chút từ tâm chứ!”

            Bà lập tức đến chỗ cái am nhỏ của vị tăng và nổi lửa thiêu rụi.

            Viết sau khi dịch


            Tình dục và tình thương dường như không có sự phân biệt rõ nét. Đôi khi tình dục có thể biến thành tình thương, nhưng thường xảy ra hơn lại là điều ngược lại.

            Phụ nữ là đối tượng khơi dậy tình dục, nên người tu tập phải hết sức cảnh giác cũng là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, xét cho cùng thì phụ nữ cũng là con người. Nếu chỉ vì họ là đối tượng khơi dậy tình dục nơi nam giới mà không yêu thương họ thì thật sai lầm và bất công!

            Vì thế, đòi hỏi của bà cụ nơi vị tăng kia tuy có phần hơi quá đáng nhưng thật ra cũng không phải là không có lý!
            ***************

            Comment


            • #7
              7. Thông báo - Announcement


              Tanzan wrote sixty postal cards on the last day of his life, and asked an attendant to mail them. Then he passed away.

              The cards read:

              I am departing from this world.
              This is my last announcement.

              Tanzan
              July 27, 1892.

              Thông báo

              Ngày cuối đời, thiền sư Tanzan[10] đã viết 60 tấm bưu thiếp và bảo người thị giả của ngài mang gửi hết đi. Rồi ngài viên tịch.

              Trên tấm bưu thiếp viết rằng:

              Tôi sắp rời khỏi thế giới này.
              Đây là thông báo cuối cùng của tôi.

              Tanzan,
              Ngày 27 tháng 7 năm 1892

              Viết sau khi dịch

              Mỗi ngày quanh ta đều có những lời cảnh báo về cái chết, khi có những người khác từ giã cuộc đời này. Nhưng hầu hết chúng ta đều phớt lờ đi và không bao giờ chịu nhớ rằng chính mình rồi cũng sẽ chết. Nếu mỗi người chúng ta đều luôn nhớ đến điều này, chắc chắn ta sẽ làm được nhiều việc có ý nghĩa hơn!

              Thiền sư với tâm từ bi vô lượng nên trước khi rời bỏ cuộc đời còn cố gắng gửi đến cho chúng ta những lời cảnh báo cuối cùng, nhất là những lời cảnh báo về cái chết được đưa ra bởi một người còn sống!




              **[10] Thiền sư Tanzan thuộc tông Tào Động của Nhật Bản, sinh năm 1819, mất năm 1892, tên phiên âm là Đàm Sơn.
              Last edited by Hiểu Kỳ; 04-11-2012, 05:27 AM.
              ***************

              Comment


              • #8
                Vậy là ông Thầy Liên Tông này gặp hên rồi, được đại sư phụ Bankei khai thị

                Comment


                • #9
                  Nguyên Văn Bài Viết Của Hiểu Kỳ View Post
                  [SIZE="3"]6. Chẳng động lòng thương - No Loving-Kindness

                  Vị tăng trả lời có phần hơi thơ mộng: “Như cây cổ thụ mọc trên tảng đá lạnh mùa đông, không tìm đâu ra chút hơi ấm nào!”

                  Cô gái quay về và kể lại những gì vị tăng đã nói.

                  Bà cụ kêu lên một cách giận dữ: “Nghĩ mà xem! Vậy mà ta đã nuôi dưỡng cái gã ấy hơn hai mươi năm rồi! Hắn ta chẳng lưu tâm gì đến nhu cầu của cô, cũng không thèm tìm hiểu rõ hoàn cảnh của cô. Cứ cho là hắn không cần phải đáp lại dục tình, nhưng ít nhất cũng phải biểu lộ đôi chút từ tâm chứ!”

                  Bà lập tức đến chỗ cái am nhỏ của vị tăng và nổi lửa thiêu rụi.

                  Ủa, còn khúc sau nưã mà. Cũng như vậy có bổn lại viết:"Tui biết, cô biết , đừng để bà già biết"
                  (ý ổng nói là hần tui tui giữ , phần cô cô giữ, chẳng ăn thung chi tới...bà già)

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên Văn Bài Viết Của Akuna View Post
                    Vậy là ông Thầy Liên Tông này gặp hên rồi, được đại sư phụ Bankei khai thị
                    Nguyên Văn Bài Viết Của Akuna View Post
                    Ủa, còn khúc sau nưã mà. Cũng như vậy có bổn lại viết:"Tui biết, cô biết , đừng để bà già biết"
                    (ý ổng nói là hần tui tui giữ , phần cô cô giữ, chẳng ăn thung chi tới...bà già)

                    ...có từng đó thôi hà...bác Akuna..đang ngũ...ngã...hay thiền......mời bác đọc tiếp theo nà...
                    Last edited by Hiểu Kỳ; 04-11-2012, 05:18 AM.
                    ***************

                    Comment


                    • #11
                      8. Great Waves

                      In the early days of the Meiji era there live a well-known wrestler called O-nami, Great Waves.

                      O-nami was immensely strong and knew the art of wrestling. In his private bouts he defeated even his teacher, but in public he was so bashful that his own pupils threw him.

                      O-nami fell he should go to a Zen master for help. Hakuju, a wandering teacher, was stopped in a little temple nearby, so O-nami went to see him and told him of his trouble.

                      “Great Waves is your name,” the teacher advised, “so stay in this temple tonight, imaging that you are those billows. You are no longer wrestler who is afraid. You are those huge waves sweeping everything before them, swallowing all in their path. Do this and you will be the greatest wrestler in the land.”

                      The teacher retired. O-nami sat in meditation trying to imagine himself as waves. He thought of many different things. Then gradually turned more and more to the feeling of the wave. As the night advanced the waves became huger and huger. They swept away the flowers in their vases. Even the Buddha in the shrine was inundated. Before dawn the temple was nothing but the ebb and flow of an immense sea.

                      In the morning the teacher found O-nami meditating, a faint smile on his face. He patted the wrestler’s shoulder. “Now nothing can disturb yon,” he said. “You are those waves. You will sweep everything before you.”

                      The same day O-nami entered the wrestling contests and won. After that, no one in Japan was able to defeat him.


                      Những đợt sóng lớn


                      Vào đầu thời Minh Trị (1868-1912), có một nhà đô vật nổi tiếng tên là O-nami, trong tiếng Nhật có nghĩa là “những đợt sóng lớn”.

                      O-nami vừa có sức mạnh cực kỳ, vừa giỏi thuật đô vật. Trong những trận đấu không có người xem, anh ta đánh bại cả thầy dạy, nhưng khi thi đấu trước công chúng, anh ta lại quá bối rối đến nỗi để thua cả những học trò của chính mình!

                      O-nami cảm thấy nên tìm đến sự giúp đỡ của một vị thiền sư. Khi ấy, có một vị tăng hành cước[11] là Hakuju đang dừng chân ở một ngôi chùa nhỏ gần đó. O-nami liền tìm đến bái kiến và trình bày với ngài những bất ổn của mình.

                      Vị thiền sư bảo: “Tên anh có nghĩa là ‘những đợt sóng lớn’, vậy đêm nay anh hãy ở lại chùa này, cố hình dung mình là những đợt sóng lớn đó. Hãy nghĩ rằng anh không còn là một nhà đô vật luôn lo lắng, sợ sệt nữa, mà là những đợt sóng lớn cuốn phăng đi mọi thứ ở phía trước, nhấn chìm tất cả những gì cản đường. Hãy làm đúng như thế và anh sẽ trở thành nhà đô vật vĩ đại nhất nước.”

                      Rồi vị thiền sư đi nghỉ. O-nami ngồi xuống thiền định, cố hình dung chính mình là những đợt sóng lớn. Ban đầu, anh nghĩ đến rất nhiều chuyện, nhưng dần dần cảm giác mình là những đợt sóng ngày càng lớn dần lên trong anh. Càng về khuya, những đợt sóng càng lớn hơn, rồi lớn hơn nữa. Chúng cuốn phăng đi những bó hoa cắm trong các độc bình. Ngay cả tượng Phật trên điện thờ cũng bị nhấn chìm trong sóng nước. Trước khi trời sáng, anh đã cảm thấy cả ngôi chùa không còn gì khác ngoài những đợt sóng tràn của mặt biển mênh mông.

                      Sáng ra, vị thiền sư nhìn thấy O-nami vẫn còn đang ngồi thiền, một nụ cười thoáng nhẹ trên khuôn mặt. Ngài vỗ nhẹ lên vai nhà đô vật và nói: “Giờ thì không còn gì có thể làm cho anh bối rối được nữa. Anh chính là những đợt sóng lớn, anh sẽ cuốn phăng đi mọi thứ ở phía trước.”

                      Ngay trong ngày đó, O-nami tham gia những trận đấu vật và đều chiến thắng. Từ đó về sau, khắp nước Nhật không còn ai có thể đánh bại được anh.


                      Viết sau khi dịch


                      Một người bạn tôi nhiều lần thi hỏng vì không sao giữ được bình tĩnh trong phòng thi. Một người bạn khác thường xuyên thất bại vì chưa bao giờ theo đuổi một dự án nào đến nơi đến chốn. Ngay cả khi mọi việc đang tiến triển thuận lợi thì anh vẫn có thể bỏ cuộc vì một nỗi ám ảnh của sự thất bại.

                      Ý chí là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công. O-nami đã có đủ mọi điều kiện để chiến thắng, nhưng anh không có một ý chí kiên định. Vì thế, vị thiền sư đã giúp anh bằng cách bổ sung đúng yếu tố này. Điều kỳ lạ nhất là, trong khi có rất nhiều tố chất bẩm sinh khác không hoàn toàn giống nhau ở mỗi người, thì việc rèn luyện một ý chí kiên định là điều mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Và hơn thế nữa, đây lại là điểm khởi đầu của tất cả mọi sự nghiệp khác nhau.


                      **[11] Tăng hành cước: vị tăng không có trú xứ nhất định mà thường xuyên đi khắp đó đây, hoặc để cầu thầy học đạo, hoặc để hoằng hóa chúng sinh



                      Last edited by Hiểu Kỳ; 04-11-2012, 05:12 AM.
                      ***************

                      Comment


                      • #12
                        9. The Moon Cannot Be Stolen

                        Ryokan, a Zen master, lived the simplest kind of life in a little hut at the foot of a mountain. One evening a thief visited the hut only to discover there was nothing in it to steal.

                        Ryokan returned and caught him. “You may have come a long way to visit me,” he told the prowler, “and you should not return empty-handed. Please take my clothes as a gift.”

                        The thief was bewildered, he took the clothes and slunk away.

                        Ryokan sat naked, watching the moon. “Poor fellow,” he mused, “I wish I could give him this beautiful moon.”


                        Vầng trăng không thể đánh cắp


                        Thiền sư Ryokan[12] sống hết sức thanh đạm trong một căn lều nhỏ dưới chân núi. Một hôm, trời vừa tối thì có tên trộm đến viếng căn lều của ngài và không tìm ra được món gì để lấy cả!

                        Vừa lúc thiền sư trở về bắt gặp. Ngài nói với tên trộm: “Hẳn là anh đã phải đi khá xa để đến thăm tôi, anh không nên trở về tay không, hãy nhận lấy quần áo của tôi như một món quà vậy.”

                        Tên trộm lấy làm hoang mang bối rối. Hắn chộp lấy bộ quần áo rồi chuồn mất.

                        Thiền sư Ryokan ngồi ngắm trăng, trên người không một tấc vải, trầm ngâm suy nghĩ: “Anh bạn tội nghiệp! Ước gì ta có thể cho anh vầng trăng xinh đẹp này!”


                        Viết sau khi dịch


                        Điều làm chúng ta giận ghét một tên trộm chính là vì đã lấy đi những thứ “của ta”. Nhưng nếu trên đời này chẳng có gì là “của ta” cả thì làm gì có kẻ trộm? Vì thế, dưới mắt thiền sư chỉ có một anh bạn tội nghiệp mà thôi! Tội nghiệp là vì luôn sẵn có những của báu vô giá như vầng trăng xinh đẹp kia nhưng anh ta chẳng bao giờ biết dùng đến, mà chỉ mải miết đi lục lọi, tìm kiếm những thứ không thật sự đáng giá!



                        **[12] Tức thiền sư Daigu Ryokan, sinh năm 1758 và mất năm 1831, tên phiên âm là Đại Ngu Lương Giám.



                        ***************

                        Comment


                        • #13
                          10. The Last Poem of Hoshin



                          The Zen master Hoshin lived in China many years. Then he returned to the northeastern part of Japan, where he taught his disciples. When he was getting very old, he told them a story he had heard in China. This is the story:

                          One year on the twenty-fifth of December, Tokufu, who was very old, said to his disciples: “I am not going to be alive next year so you fellows should treat me well this year.”

                          The pupils thought he was joking, but since he was a great-hearted teacher each of them in turn treated him to a feast on succeeding days of the departing year.

                          On the eve of the new year, Tokufu concluded: “You have been good to me. I shall leave you tomorrow afternoon when the snow has stopped.”

                          The disciples laughed, thinking he was aging and talking-nonsense since the night was clear and without snow. But at midnight snow began to fall, and the next day they did not find their teacher about. They went to the meditation hall. There he had passed on.

                          Hoshin, who related this story, told his disciples: “It is not necessary for a Zen master predict his passing, but if he really wishes to do so, he can.”

                          “Can you?” someone asked. “Yes,” answered Hoshin. “I will show you what I can do seven days from now.”

                          None of the disciples believed him, and most of them had even forgotten the conversation when Hoshin next called them together.

                          “Seven days ago,” he remarked, “I said I was going to leave you. It is customary to write a farewell poem, but I am neither poet nor calligrapher. Let one of you inscribe my last words.”

                          His followers thought he was joking, but one of them started to write.

                          “Are you ready?” Hoshin asked.

                          “Yes, sir,” replied the writer.

                          Then Hoshin dictated:

                          I came from brilliancy

                          And return to brilliancy

                          What is this?

                          The poem was one line short of the customary form, so the disciple said: “Master, we are one line short.”

                          Hoshin, with the roar of a conquering lion, shouted “Kaa!” and was gone.


                          Bài thơ cuối cùng


                          Thiền sư Hoshin[13] sống ở Trung Hoa nhiều năm rồi trở về trụ ở miền đông bắc Nhật Bản, thu nhận đồ chúng. Khi đã rất cao tuổi, ngài kể cho các đệ tử của mình nghe một câu chuyện đã từng được nghe ở Trung Hoa. Chuyện kể như sau:



                          Vào ngày 25 tháng Chạp (khoảng năm 1091), thiền sư Đức Phổ bảo với các đệ tử của ngài rằng: ‘Thầy sẽ không sống được trong năm tới, nên các con hãy chăm sóc tốt cho thầy trong năm nay.’

                          “Đồ chúng đều nghĩ là ngài đang nói đùa, nhưng vì ngài là một bậc thầy hết lòng thương yêu đệ tử nên những ngày cuối năm đó họ luôn thay phiên nhau chăm sóc và chiêu đãi ngài.

                          “Cho đến đêm giao thừa, thiền sư Đức Phổ nói với các đệ tử: ‘Các con đã đối xử rất tốt với ta. Chiều mai, khi tuyết ngừng rơi ta sẽ giã biệt các con.’

                          “Các đệ tử đều cười lớn, nghĩ rằng thầy đã già quá nên nói năng lẩm cẩm, bởi vì đêm ấy trời rất trong và không có tuyết!

                          “Nhưng đến nửa đêm thì tuyết bắt đầu rơi. Và ngày hôm sau thì không ai nhìn thấy thầy đâu cả. Họ chạy đến thiền đường. Ở đó, thiền sư đã viên tịch.”

                          Sau khi kể xong câu chuyện, thiền sư Hoshin nói với các đệ tử: “Một vị thiền sư không cần thiết phải báo trước thời điểm viên tịch của mình, nhưng nếu ngài thực sự muốn làm điều đó thì có thể làm được.”

                          Một người trong số đồ chúng lên tiếng hỏi: “Thầy có thể làm vậy được không?”

                          Thiền sư Hoshin đáp: “Được! Bảy ngày nữa ta sẽ cho các con thấy điều ta có thể làm được.”

                          Không một đệ tử nào tin lời thầy! Thậm chí đến bảy ngày sau, khi ngài Hoshin cho gọi mọi người đến thì hầu hết bọn họ đều đã quên bẵng đi câu chuyện ấy!

                          Khi ấy, thiền sư Hoshin nói với các đệ tử: “Cách đây bảy ngày, ta có nói là sẽ giã biệt các con. Theo lệ thường thì ta phải viết một bài kệ thị tịch, nhưng ta chẳng biết làm thơ, cũng không viết chữ đẹp, vậy một người nào đó trong các con hãy ghi lại những lời cuối cùng của ta.”

                          Mọi người đều nghĩ rằng ngài đang nói đùa. Tuy nhiên, một người trong bọn cũng chuẩn bị để viết.

                          Thiền sư Hoshin hỏi: “Con đã sẵn sàng chưa?”

                          Người cầm viết đáp: “Vâng, thưa thầy.”

                          Ngài Hoshin bắt đầu đọc:

                          Quang minh tịch chiếu hà sa,

                          Ta từ đó đến cũng về đó thôi.

                          Quang minh ấy thật là gì?

                          Theo hình thức thông thường thì bài kệ này còn thiếu một câu, vì thế người đệ tử liền nói: “Bạch thầy, chúng ta còn thiếu một câu nữa.”

                          Ngài Hoshin hét lên như tiếng gầm của một con sư tử chinh phục muông thú: “Kaa!”

                          Rồi ngài viên tịch.


                          Viết sau khi dịch


                          Báo trước được thời điểm viên tịch không phải là điều kiện tất yếu để trở thành một thiền sư chứng ngộ, nhưng một thiền sư chứng ngộ thì chắc chắn có thể báo trước thời điểm viên tịch của ngài. Vị thiền sư chứng ngộ không cần thiết phải làm điều đó, bởi vì như thế chỉ có thể làm cho mọi người thán phục chứ không giúp ích gì cho sự giải thoát của ngài. Điều quan trọng hơn cần thấy được ở đây chính là sự ung dung tự tại trong sống chết, cho thấy rằng vị ấy đã biết chắc được nơi mình sẽ đến!



                          ** [13]1 Tức thiền sư Hosenji Hoshin.
                          ***************

                          Comment


                          • #14
                            11. The Story of Shunkai


                            The exquisite Shunkai whose other name was Suzu was compelled to marry against her wishes when she was quite young. Later, after this marriage had ended, she attended the university, where she studied philosophy.

                            To see Shunkai was to fall in love with her. Moreover, wherever she went, she herself fell in love with other. Love was with her at the university, and afterwards, when philosophy did not satisfy her and she visited a temple to learn about Zen. The Zen students fell in love with her. Shunkai’s whole life was saturated with love.

                            At last in Kyoto she became a real student of Zen. Her brothers in the sub-temple of Kennin praised her sincerity. One of them proved to be a congenial spirit and assisted her in the mastery of Zen.

                            The abbot of Kennin, Mokurai, Silent Thunder, was severe. He kept the precepts himself and expected his priests to do so. In modern Japan whatever zeal these priests have lost for Buddhism they seem to have gained for having wives. Mokurai used to take a broom and chase the women away when he found them in any of the temples, but the more wives he swept out, the more seemed to come back.

                            In this particular temple the wife of the head priest became jealous of Shunkai’s earnestness and beauty. Hearing the students praise her serious Zen made this wife squirm and itch. Finally she spread a rumor about Shunkai and the young man who was her friend. As a consequence he was expelled and Shunkai was removed from the temple.

                            “I may have made the mistake of love,” thought Shunkai, “but the priest’s wife shall not remain in the temple either if my friend is to be treated so unjustly.”

                            Shunkai the same night with a can of kerosene set fire to the five-hundred-year old temple and burned it to the ground. In the morning she found herself in the hands of the police.

                            A young lawyer became interested in her and endeavored to make her sentence lighter. “Do not help me,” she told him. “I might decide to do something else which would only imprison me again.”

                            At last a sentence of seven years was completed, and Shunkai was released from the prison, where the sixty-year-old warden also had become enamored of her.

                            But now everyone looked upon her as a “jailbird.” No one would associate with her. Even the Zen people, who are supposed to believe in enlightenment in this life and with this body, shunned her. Zen, Shunkai found, was one thing and the followers of Zen quite another. Her relatives would have nothing to do with her. She grew sick, poor, and weak.

                            She met a Shinshu priest who taught her the name of the Buddha of Love and in this Shunkai found some solace and peace of mind. She passed away when she was still exquisitely beautiful and hardly thirty years old.

                            She wrote her own story in a futile endeavor to support herself and some of it she told to a woman writer. So it reached the Japanese people. Those who rejected Shunkai, those who slandered and hated her now read of her life with tears of remorse.


                            Chuyện nàng Shunkai


                            Nàng Shunkai[14] xinh đẹp còn có tên gọi là Suzu, khi còn rất trẻ đã bị ép buộc phải lập gia đình, dù nàng không ưng thuận. Sau khi cuộc hôn nhân này tan vỡ, nàng bắt đầu theo học môn triết ở một trường đại học.

                            Nàng quá đẹp nên ai nhìn thấy cũng đem lòng yêu. Hơn nữa, chính nàng cũng nảy sinh tình yêu với người khác ở khắp nơi. Nàng sống trong tình yêu suốt thời gian ở trường đại học. Rồi sau đó, khi không thỏa mãn với triết học, nàng tìm đến một ngôi chùa để học về thiền. Tại đây, các thiền sinh lại đem lòng yêu nàng. Cả cuộc đời Shunkai luôn thấm đẫm tình yêu!

                            Cuối cùng, nàng trở thành một thiền sinh thực sự ở Kyoto. Các vị sư huynh ở thiền viện chi nhánh của Kennin đều ca ngợi sự chân thành của nàng. Một người trong số đó tỏ ra rất tương đắc và đã giúp nàng am hiểu về thiền.

                            Vị Viện chủ của thiền viện Kennin tên là Mokurai, trong tiếng Nhật có nghĩa là “tiếng sấm im lặng”. Ông là một người rất nghiêm khắc. Ông tự mình nghiêm trì giới luật và đòi hỏi các tăng sĩ trong thiền viện của ông cũng phải vậy. Trong thời hiện đại ở Nhật, bầu nhiệt huyết mà các tăng sĩ đã mất đi đối với đạo Phật dường như lại trở nên sôi sục khi họ theo đuổi đời sống có gia đình! Ngài Mokurai thường cầm chổi rượt đuổi những người phụ nữ khi thấy họ xuất hiện ở bất cứ thiền viện nào (thuộc Kennin). Nhưng ngài càng xô đuổi thì dường như họ lại càng trở lại nhiều hơn!

                            Tại thiền viện chi nhánh nơi nàng Shunkai tu tập, bà vợ của vị sư trưởng trở nên ghen ghét với lòng nhiệt thành và sắc đẹp của nàng. Khi nghe các thiền sinh ca ngợi việc hành thiền nghiêm cẩn của nàng, bà càng thấy lúng túng, khó chịu. Cuối cùng, bà phao tin rằng Shunkai dan díu với một tăng sinh trẻ, bạn của nàng. Kết quả là anh tăng sinh này bị trục xuất và Shunkai cũng bị đuổi ra khỏi thiền viện.

                            Nàng Shunkai suy nghĩ: “Dù ta có mắc lỗi về chuyện yêu đương thì bà vợ ông sư trưởng cũng không thể ở lại thiền viện này nếu như bạn ta bị đối xử quá bất công như vậy.”

                            Và ngay trong đêm ấy, nàng mang một thùng dầu hỏa đến châm lửa đốt rụi ngôi thiền viện cổ đã 500 năm tuổi này. Sáng hôm sau, nàng bị nhà cầm quyền bắt giam.

                            Một luật sư trẻ quan tâm đến nàng và đã cố gắng làm giảm nhẹ bản án. Nhưng nàng bảo anh ta: “Đừng giúp tôi! Biết đâu tôi sẽ quyết định làm một việc gì khác nữa và cũng sẽ vào tù lại thôi.”

                            Cuối cùng, bản án 7 năm tù cũng trôi qua, và Shunkai được thả ra khỏi nhà tù, chia tay với người cai tù 60 tuổi đã đem lòng yêu nàng say đắm!

                            Nhưng giờ đây mọi người đều nhìn nàng như một kẻ mang tiền án “vào tù ra tội”. Không ai muốn gần gũi nàng! Ngay cả những người trong nhà thiền cũng xa lánh nàng, dù họ được cho là luôn tin vào sự giác ngộ ngay trong kiếp này, với thân xác này. Shunkai chợt nhận ra rằng, thiền học là một chuyện, và những người học thiền lại là một chuyện hoàn toàn khác! Bà con thân thuộc cũng không ai muốn liên hệ gì với nàng. Nàng ngã bệnh, trở nên nghèo nàn và yếu đuối.

                            Rồi nàng gặp một tăng sĩ thuộc phái Shinshu.[15] Vị này dạy nàng pháp môn niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà, nhờ đó nàng tìm được đôi chút khuây khỏa và thanh thản. Nàng qua đời khi nhan sắc vẫn còn tuyệt đẹp và chưa tròn 30 tuổi!

                            Nàng đã ghi chép lại chuyện đời mình trong một nỗ lực vô vọng nhằm động viên chính mình và cũng kể lại phần nào cho một nhà văn nữ. Nhờ vậy mà câu chuyện đời nàng đã được người dân Nhật biết đến. Những người trước đây đã từng từ khước Shunkai, đã từng phỉ báng và ghét bỏ nàng, giờ đây đều đọc lại câu chuyện đời nàng với những giọt nước mắt ăn năn hối tiếc!


                            Viết sau khi dịch


                            Với một nhan sắc bẩm sinh và một tâm hồn đa cảm, chuyện đời nàng Shunkai thấm đẫm hương vị tình yêu cũng là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, điều này không đủ để tạo nên bi kịch, vì nàng hoàn toàn có thể trở nên một quý phu nhân giàu sang quyền quý, nếu như nàng muốn thế. Nhưng vì ngay từ khi còn trẻ nàng đã muốn khước từ cuộc sống gia đình và ấp ủ một sự khát khao đi tìm chân lý, thể hiện qua việc theo học triết học và rồi từ bỏ triết học để đến với thiền, nên cuộc đời nàng mới tràn ngập những sóng gió biến động.

                            Tiếc thay! Nàng đã không có đủ cơ duyên để gặp được những pháp khí chân thật của thiền môn, nên đã không thể chuyển hóa được những nhân tố khổ đau trong cuộc đời mình. Dù vậy, phải thừa nhận là nàng đã sống hết sức mình, và đã làm được tất cả những gì có thể!





                            **[14] Shunkai: được phiên âm là Xuân Khai.

                            ** [15] Tức Chân tông , do ngài Chân Loan (1173–1262) sáng lập vào đầu thế kỷ 13 ở Nhật Bản.
                            ***************

                            Comment


                            • #15
                              12. Happy Chinaman



                              Anyone walking about Chinatowns in America will observe statues of a stout fellow carrying a linen sack. Chinese merchants call him Happy Chinaman or Laughing Buddha.

                              This Hotei lived in the Tang dynasty. He had no desire to call himself a Zen master or to gather many disciples about him. Instead he walked the streets with a big sack into which he would put gifts of candy, fruit, or doughnuts. These he would give to children who gathered around him in play. He established a kindergarten of the streets.

                              Whenever he met a Zen devotee he would extend his hand and say: “Give me one penny.” And if anyone asked him to return to a temple to teach others, again he would reply: “Give me one penny.”

                              Once as he was about his play-work another Zen master happened along and inquired: “What is the significance of Zen?”

                              Hotei immediately plopped his sack down on the ground in silent answer.

                              “Then,” asked the other, “what is the actualization of Zen?”

                              At once the Happy Chinaman swung the sack over his shoulder and continued on his way.


                              Hoan Hỷ Phật


                              Bất cứ ai từng dạo qua các phố người Hoa ở Mỹ đều nhìn thấy những pho tượng tạc hình một người mập mạp vác cái túi vải trên vai. Những thương gia người Hoa gọi đó là “ông Tàu vui vẻ” hay Hoan Hỷ Phật.[16]

                              Vị Hòa thượng Bố Đại này sống vào đời nhà Đường.[17] Ngài không bao giờ muốn tự gọi mình là thiền sư, cũng không muốn nhận đệ tử để dạy dỗ. Thay vì vậy, ngài thường lang thang trên đường phố với một cái túi vải lớn và cho vào đó đủ các món xin được như bánh kẹo, trái cây... Rồi ngài mang những thứ ấy phân phát cho những đứa trẻ con tụ tập chơi đùa quanh ngài. Ngài biến đường phố thành những khu vui chơi của trẻ.

                              Mỗi khi gặp một người tận tụy với thiền, ngài thường chìa tay ra và nói: “Cho tôi một xu nào!” Và nếu có ai bảo ngài quay về chùa để thuyết pháp, ngài cũng chỉ đáp lại: “Cho tôi một xu nào!”

                              Có lần, ngài đang trên đường rong chơi thì một thiền sư khác tình cờ cùng đi và hỏi: “Ý nghĩa của thiền là gì?”

                              Hòa thượng Bố Đại lập tức đặt cái túi xuống đất và im lặng.

                              Vị thiền sư kia lại hỏi: “Vậy chỗ thực dụng của thiền là gì?

                              Ngay lập tức, “ông Tàu vui vẻ” này quảy cái túi lên vai và tiếp tục bước đi.


                              Viết sau khi dịch


                              Bảo đó là thiền cũng được, không phải là thiền cũng được, nhưng điều quan trọng là lúc nào cũng hoan hỷ và ung dung tự tại. Vì thế, ngài không tự xưng là thiền sư, cũng chẳng dạy cho ai đạo thiền, bởi ý nghĩa của thiền chính là sự buông xả mọi thứ, nhưng chỗ thực dụng của thiền lại chính là giữ lấy cái túi vải và tiếp tục con đường hoằng hóa!







                              **[16] Thật ra hình tượng này bắt nguồn từ một nhân vật có thật trong lịch sử là Hòa thượng Bố Đại, sống vào đời Ngũ Đại, người huyện Phụng Hóa, Minh Châu (nay là tỉnh Triết Giang), cũng có người nói ngài ở huyện Tứ Minh. Không rõ ngài sinh năm nào nhưng thị tịch vào tháng 3 năm 916, niên hiệu Trinh Minh thứ 2 nhà Hậu Lương. Trong đời hành hóa của ngài có rất nhiều sự việc nhiệm mầu kỳ diệu được kể lại trong các sách Tống cao tăng truyện (quyển 21), Phật Tổ thống ký (quyển 43), Phật Tổ lịch đại thông tải (quyển 25) và Cảnh Đức truyền đăng lục (quyển 27). Qua đó, người đời sau tin chắc ngài là hóa thân của Phật Di-lặc, và cũng thường tôn xưng ngài là Hoan Hỷ Phật.

                              ** [17] Nguyên bản có nhầm lẫn, chính xác là ngài có sống một số năm vào cuối đời Đường, vì nhà Đường mất vào năm 907, còn ngài thị tịch năm 916, nhưng tiểu sử ngài được ghi lại trong các sách đều xếp ngài vào nhân vật của thời Ngũ Đại.
                              ***************

                              Comment

                              Working...
                              X