Xương Trắng Trường Sơn - Xuân Vũ
Về đến lều thì thấy trong lều của Thu hai người con gái nằm trên võng của Thu. Tôi nhận ra ngay là Ngân, khách của Thu. Ngân quen với Thu à ? Tôi tự hỏi thầm. Và lòng tôi thấy hơi xao xuyến. Tôi đã gặp Ngân trên kho gạo. Tôi còn đang lúng túng thì Thu đã gọi :
- Anh ơi ! Sang đây, có người muốn gặp anh đấy !
Tôi càng bối rối. Nhưng lại thấy chút gì phấn chấn trong người’?
Năm Cà Dom đang đổ hết gói thuốc ra đất đang chọn một cái lọ để trút dầu vào chắc. Năm Cà Dom không nhìn tôi, mà nói:
- Thì đi sang đi. Người ta mê văn của cậu chớ gì nữa ?
- Bày chuyện nữa đa !
- Để rồi xem. Tớ bấm mạch không đúng, tớ sẽ đền ! Thôi đi đi, “e lệ” cái gì! Kẻo người ta chờ!… Khí … khí.. hôm gặp cô nàng ở kho gạo là tớ bắt nhãn thấy rõ rồi mà ! Đi đi !
Tôi bước đi trong tiếng giục của Năm Cà Dom. Giá không có Thu ở đấy thì tôi chẳng ngại ngùng gì. Và giá tôi không mất tự nhiên đối với nàng tóc xoăn thì tôi cũng không lo chi. Đằng này thì tôi có xúc động về cái gương mặt khả ái kia, và ác nghiệt hơn nữa, Thu đã đoán biết sự xúc động đó của tôi đối với nàng.
Phái nữ giỏi thật. Nhìn Ngân mà Thu đoán ra tất cả. Và chẳng sai mảy may!
Tôi chào Ngân và hỏi:
- Cô ở đâu tới ? Quen với tôi à ?
- Quen chớ sao không quen ! Thu vui vẻ nói hớt Ngân. Ngân nghe tiếng anh lâu lắm, muốn gặp anh mà không biết anh ở đâu chẳng ngờ vừa qua đi lãnh gạo Ngân được một người bạn chỉ anh cho Ngân.
Tôi đã lúng túng càng lúng túng thêm ! Thu nói tiếp:
- Em đưa quyển sách của anh cho Ngân mượn đọc tự nãy giờ trong lúc Ngân chờ anh.
Ngân đang ngồi trên võng cùng với Thu, cúi xuống đọc quyển sách của tôi đặt giữa hai đùi nàng. Những ngón tay thon nhỏ đang đỡ quyển sách, hoặc đang nằm im trên trang sách.
Nghe Thu giới thiệu nàng với tôi, Ngân vẫn đọc, thỉnh thoảng ngước lên nhìn tôi rồi lại cúi xuống đọc.
Tôi cảm thấy quyển sách đã biến thành trái tim tôi và đang nằm gọn trong tay nàng. Cho nên mỗi khi nàng giở một trang sách thì tim tôi cũng rung động theo.
Chao ôi ! Những ngón tay hay những thỏi ngà ? Những ngón tay mà tôi bắt gặp lúc di chuyển vào đây khi chúng nắm giữ nhánh tre để nó khỏi bật vào mặt tôi đang từ phía sau tới. Không hiểu sao tôi lại mến cái cử chỉ văn minh đó, một cái cử chỉ văn minh giữa một vùng man dã.
Thu cười làm tôi khẽ giật mình. Thu nói và vỗ vai Ngân:
- Tác giả đấy, nói chuyện tìm hiểu tác giả rồi hãy đọc chuyện mới hay.
Ngân quay sang nhìn Thu, mặt đỏ ra, tỏ vẻ bất mãn một cách hài lòng về hai tiếng “tìm hiểu” của Thu cố ý dùng vừa rồi.
Ngân chẳng nói gì, cứ ngồi đọc mãi, hết trang này, đến trang khác Chốc chốc, những ngón tay lại khẽ giở sang trang và tờ giấy chỉ khua một tiếng rất khẽ mà có lẽ tôi cảm thấy hơn là nghe thấy !
- Thôi chào hai cô nhé ! Tôi đứng dậy và nói.
- Anh về à ?
-Về lo công việc.
- Ở chơi, Ngân muốn nói chuyện với anh mà. Ngân cũng muốn viết văn đấy !
- Thôi để khi khác.
Rồi tôi đi ngay. Tôi cảm thấy nếu ngồi đó càng lâu thì càng lộ rõ chân tướng của mình cho Thu nhìn.
Năm Cà Dom không nhìn tôi, vẫn hí hoáy với mấy cái lọ dầu lửa con con, Năm nói:
- Cô ấy đẹp đấy nhỉ.
- Thôi đi, nhỉ với chả nhé !
- Kỹ sư nông lâm phải không ?
-Ai bảo?
- Thì chính cậu nói với tớ mà.
- Không rõ đâu !
- Chối mãi !
- Tớ thề mà !
- Liếm mũi coi có đụng không mà thề ?
Chập sau, Ngân sang lều tôi. Ngân nói:
- Cho em mượn quyển sách này.
Năm Cà Dom vọt miệng đáp:
- Tặng luôn cho cô đấy !
- Úy ? Sao lạm quyền vậy ?
- Thì trước sau gì cậu cũng tặng mà !
- Đùa hoài.
- Để rồi xem.
Ngân nói:
- Em chẳng dám mong được tác giả tặng sách đâu, chỉ mong được mượn đọc thôi.
- Cái gì chớ cái đó thì tôi nghĩ rằng không phải là chuyện khó gì cho lắm! Cô có quyền lấy luôn làm của cũng được. Bởi vì theo tôi biết dù người ta có ăn cắp sách thì cũng chẳng tội lệ gì.
Năm Cà Dom bảo:
- Cô ngồi chơi đi. Coi chỗ nào ngồi được thì cứ ngồi . Này cô là Kỹ sư Nông Lâm hả?
- Dạ.
- Học trò của ông Của phải không ?
- Anh biết ông à ?
- Biết chớ. Ổng người Sóc Trăng mà.
Ngân hỏi:
- Sao anh biết rõ vậy ?
- Tôi có thằng bạn tên Bình là bác sĩ thú y học trò của ổng và một ông chú cũng là học trò của ổng. – Năm Cà Dom lắc đầu.- Kẹt lắm cô kỹ sư ơi ! Dân Nam Bộ mình ra ngoài đó không có chỗ ngồi đã đành, chỗ đứng cũng không có luôn.
- Thế hả?
- Còn làm bộ không biết nữa. Nè tôi hỏi cô, chớ cô về Nam là để “giải phóng ” hay vì bất mãn ?
- Anh hãy tự hỏi anh đi !
- Tôi à ? Miền Nam đâu có cần mình. .. ” giải phóng. ” Mình lê cái thân còm về đến nơi là để người ta nuôi báo cô chớ đâu còn sức để mà “giải phóng” ai? … Nhưng mà cô định vào Nam để dạy ông bà nông dân cấy lúa chắc ?
- Em chưa biết sao. Nhưng đi thì đi. Về tới trong đó hãy hay.
- Ai nghe mà dạy ? Giống lúa miền Bắc không cấy được ở miền Nam. Cũng như người Nam ra Bắc khó sống lắm. Người cũng vậy mà cây cỏ cũng vậy.
Năm Cà Dom cười hắc hắc, thích thú. Tôi bảo:
- Ông bác sĩ Cà Dom này nói leo qua lãnh vực chuyên môn của kỹ sư nông lâm rồi đó.
Năm Cà Dom vẫn thản nhiên tiếp:
- Còn nữa ! Ví dụ như cây so đũa trong mình. Không biết ai trong Nam đem hột giống ra phân phát cho các nông trường còn quý hơn hột nhân sâm. Vậy mà vẫn lãnh về trồng. Cao lên tới trời. Có bông mà không đậu trái nào hết. Đó, cô bạn kỹ sư nông lâm, có phải chúng mình là so đũa kia không ?
Tôi trừng mắt nhìn Năm Cà Dom:
- Ê tốp lại nghe !
- Thì mình nói ba lăng nhãng chơi ai nghe không nghe thời thôi.
- Thôi sao được. Cây vú sữa là tượng trưng cho cái gì biết không?
- Không biết.
Nữ kỹ sư nông lâm cười:
- Ảnh nói đúng chớ. Cây nào đất ấy. Người nào xứ ấy mà !
- Nọ ọ ! Tôi có người ủng hộ rồi. Mai mốt có đi ngang đây, cô ghé nhà tôi uống trà hoa nhài chơi cô kỹ sư he!
Ngân từ giã ra về. Năm Cà Dom nguých tôi và lén lén trỏ Thu. Tôi suỵt bảo im.
- Khà khà !
Thu nói vọng sang:
- Cô kỹ sư đẹp quá anh Năm nhỉ ?
- Ừ, đẹp quá !
- Thế cho nên mấy anh mới chủ trương ta về ta tắm ao ta phải không ?
- Đâu phải !
- Chớ sao ?
- Ao người mà mát mẻ thì ta cũng cứ tắm !
- Anh nói thế chứ!
- Thì đó, có phải tôi nói đúng không. “Bằng chứng hiển nhiên” đang ngồi ở đây một đống đây này ! Ông có về “tắm ao ta ” đâu.
- Các anh thì ghê gớm lẩm ! Nói thế nào nghe cũng xuôi.
Tôi biết Thu hờn trong bụng rồi. Nhưng Thu không nói ra. Đàn bà con gái trong vấn đề tình cảm, khi sổ sàng thì sổ sàng không ai bằng nhưng khi tế nhị thì cũng rất tế nhị.
Tôi không biết cách nào để đính chính khéo rằng tôi chỉ yêu nàng thôi. Mặc dù sự đính chính đó là giả dối. Nhưng dù sao, sự nịnh hót đó cũng vuốt ve được lòng tự ái của Thu.
Đêm xuống, tôi nằm trăn trở mãi, có ý không ngủ để chứng tỏ với Thu rằng tôi đang suy nghĩ, đau khổ vì Thu. Chắc nàng hài lòng lắm. Lúc chiều, cơm xoàng quá, không cải thiện được món gì , thành thử hơi xót ruột. Tôi gợi ý với Thu:
- Ta nấu chè ăn đi Thu.
- Anh Năm ơi! Thu gọi. Hùn đường nấu chè ăn đi!
Năm không đáp. Tôi biết là Năm không muốn tham gia.
- Tôi còn ít đường đây, ăn phức cho rồi. Trước sau gì cũng ăn.
Nói vậy rồi tôi lục túi lấy gói đường còn chừng bằng nửa nắm tay. Năm trăm gram đường đi hơn tháng nay còn từng ấy. Đôi lúc cố ý quên nó đi để giữ được nó lâu dài trong ba lô.
Nhưng đêm nay tôi thấy cần cho mình thêmn một ít nhiệt lượng như máy cần thêm xăng nhớt.
Tôi hăng hái nhóm bếp. Còn Thu thì soạn đồ nấu. Tiếng củi cháy lắc rắc, tiếng thở của hai đứa hòa nhau. Không khí trong lều ấm áp lạ thường.
Thu nhìn lửa với đôi mắt buồn rời rợi. Tôi chỉ biết có tôi mới làm cho Thu vui thôi. Tôi hỏi:
- Em nghĩ gì ?
- Em nghĩ rất nhiều thứ, nhưng không nghĩ gì cả.
- Nghĩa là sao ?
- Nghĩa là rốt cuộc rồi mình vẫn nằm trong cái túi gió túi mưa này. Nghĩ cho mấy rồi cũng không làm gì được.
- Em hay nghĩ vớ vẩn.
- Chứ anh nghĩ cụ thể à ?
- Đúng Anh mở mắt ra là nghĩ tới sự ăn uống. Mười ngày như một.
Nhưng vẫn là chuyện vớ vẩn vì anh không giải quyết được gì cả. Tôi thấy từ mấy hôm nay, tôi đối với Thu hơi nhạt nhẽo hơn trước Bây giờ, ngồi bên cạnh nàng trong cái không khí này tôi mới tự phát hiện ra điều đó. Bởi vì trước kia…
Trước kia, khi tôi ngồi gần nàng, tôi hơi phập phồng, run run, cử chỉ không tự nhiên. Trước kia, tôi trông thấy tóc nàng đẹp, môi nàng xinh, khung mặt tuyệt mỹ, nhưng những điều đó chẳng bao lâu mà nay trở thành ký ức.
Có lẽ vì Ngân xuất hiện chăng ?
Không hoàn toàn như vậy. Đối với Ngân, sự xúc động của tôi cũng thường. Tôi biết Ngân có vẻ đẹp riêng. Có thể Ngân đang mở qua cái lối cỏ ướt sương cho tôi bước vào. Nhưng tôi cũng không thiết. Tôi không thấy rạo rực, tôi không mơ ước nồng cháy như trước kia.
Đối với Thu không phải tôi bớt yêu nàng vì tôi đã đạt được cái gì rất cụ thể mà nàng đã mất cho tôi.
Bây giờ ngồi viết những dòng này, tôi mới nhìn rõ lại tình cảm của tôi trong những ngày ấy.
Cái gì cũng do sức khỏe mà nên, mà ra cả. Không có sức khỏe thì còn mong làm gì. Trong lúc mình cần sức dai bền của một lực sĩ thì mình lại như con bún thiu, thì đầu óc mình còn chứa đựng làm sao nổi một giấc mơ.
Thu bảo tôi:
- Anh bỏ đường vào đi. Gạo nở rồi.
- Bỏ hết nhé !
- Tùy anh.
- Cho nó ngọt !
Tôi thấy trong mắt Thu cả một nỗi u buồn. Có lẽ Thu cũng như tôi. Nàng đang hơ lửa đây, lửa là bếp lửa kia, lửa là tôi, tôi cố bốc thành lửa, nhưng vẫn không thấy nóng. Sóng mất nàng long lanh gợi cảm vô cùng, nhưng nay thì mờ hẳn.
Những câu nói của tôi và Thu không “đối đáp” nhau nữa, không cưới nhau chặt chẽ nữa. Nó chỉ va chạm nhau vừa phải để cho khỏi tẻ nhạt.
Những cử chỉ của hai đứa không còn đượm tình nồng thắm của nhau nữa mà nó mang tính chất xã giao.
Tôi nhớ lúc vượt con đường lấy suối làm đường bộ, đêm đó mưa dầm, tôi mắc võng cho Thu nằm, đánh gió cho Thu. Đôi chân Thu hiện lên trước mắt tôi, trong ánh hoàng hôn… Giữa cơn mưa và sau một cơn bơi lội ầm ì dưới nước, thế mà lửa trong người tôi vẫn bốc.
Còn bây giờ…
Tôi với Thu ngồi ăn chè nhạt nhạt, nói ít, húp chậm rãi, muốn cho chóng xong để về nghỉ ngơi !
Nhưng khi ăn xong bát chè, tôi lại có ý định khác. Tôi không nói gì hết, tôi cứ lên võng Thu nằm bừa.
Thu cũng không nói gì hết.
Hai đứa cứ giữ sự im lặng ấy, thi gan nhau xem đứa nào làm thinh được lâu hơn.
Kẻ thua trận là tôi. Thấy lạnh nhạt quá, tôi không chịu được, vả lại tôi đang bày cảnh để gây sự. Tôi nói:
- Anh bị con ve cắn ở sau gáy đây em!
- Anh chỉ bịa.
- Thật mà!
- Anh đóng kịch tài lắm.
Thu nói vậy, nhưng vẫn bước lại gần võng. Thu hơi rụt rè đề phòng, bước lại dầu võng mò ba lô. Tôi biết là Thu tìm cái đèn pin. Tôi bảo:
- Không cần đèn, em sờ vào là bắt được nó ngay.
Thu vẫn rút chiếc đèn pin và tra pin vào (Pin gói để bên ngoài vì sợ để sẵn trong đèn điện sẽ thoát đi hết) .
Thu vừa bước tới là tôi đã ôm ngoặc lấy đôi chân Thu và dìu Thu ngã lên võng. Thu kêu khe khẽ:
-Đứt dây!
- Không sao đâu.
- Ơ kìa, anh không nhớ cô gì ở trạm …
- Chặc, đã bảo anh xem rồi mà.
- Đút dây thì chết.
Thu không còn nói được nữa vì những thủ đoạn vừa êm dịu vừa thô bạo của chàng. Nàng như con nai vàng ngơ ngác biết sắp sa bẫy mà vẫn cứ bước vào…
…Tôi khẽ nắm mấy ngón chân nàng rồi lủi thủi trở về võng. Sương khuya lộp độp điểm trên nóc tăng ni lông.
Tôi không sao ngủ được. Trong một cái không khí ma thiêng nước độc mà đặc biệt như đêm nay của tôi, thì biết bao nhiêu điều gợn lên trong tâm trí.
Tôi bắt đầu thấy sợ những sự mơ ước về tình yêu. Tôi thấy sợ sự có mặt của đàn bà trong cuộc sống của tôi. Không hẳn như vậy nhưng nó có một sự “xuống thấp” của nhiệt tình.
Tôi không còn thích Thu nũng nịu, không hăng hái mắc võng treo tăng cho Thu, không thích trêu chọc Thu, cũng không thích đáp lại với tất cả sự “galanterie ” mỗi khi nàng đùa duyên với mình.
Nhưng Thu thì ngược lại. Nàng vẫn vui vẻ, đẹp và hay đùa. Sức khỏe nàng có sút đi, nhưng không đến nỗi thảm hại như tôi.
Sau mấy cơn sốt mà mấy quí ông giao liên ở những trạm trước đoán rằng tôi sẽ chết, tôi chỉ còn lại một lực lượng tổng trừ bị quá gầy gò.
Đi rừng đàn bà khỏe hơn đàn ông. Người ta nói thế như một câu tổng kết, không biết có đúng không nhưng theo tôi thấy thì tất cả đàn bà con gái mà tôi gặp trên đường này đều có mang đồ giúp cho bọn đàn ông, hoặc nấu cơm, nấu cháo cho đàn ông.
Thu không sốt mấy khi. Chỉ đau chân. Bây giờ thì ăn cũng khỏe, đi cũng khỏe. Có lẽ cơ thể nàng đã vượt được thử thách rồi chăng. Tôi nom thấy nàng hơi béo ra. Tuy nhiên dù nàng không được tốt, nhưng nàng rắn rỏi và gân guốc hơn lên.
Tôi lại nhớ lời của bác sĩ Cà Dom mà sợ:
- Coi chừng lại có con nít khóc oe oe trên đường này.
Tôi suy nghĩ đủ thứ chuyện trên đời, chuyện gì cũng có dính một tí đến Thu. Tôi chỗi dậy lại muốn sang Thu một lần nữa thì Thu đã lên tiếng. Thu ho húng hắng. Thu biết tôi còn thức. Tôi đứng dậy quờ chân mang giép.
Thu chưa ngủ. Thu biết tôi sang, nhưng vẫn nằm im. Khi tôi vừa tiến đến võng thì Thu đã ngồi bật dậy và bước xuống đất.
Thu bước lại bếp lửa, cời than. Những hòn than nằm dưới tro ánh lên, ngon lành như những viên kẹo.
Hai đứa ngồi bên nhau, không nói gì.
Ngoài trời tối om như mực tàu tuôn chảy khắp không gian. Tôi biết tình cảm giữa hai đứa đang ở một bước ngoặc. Tôi cảm thấy Thu sắp nói ra một điều gì quan trọng.
Quả thật, Thu hất mái tóc ra như một cử chỉ quả quyết rồi nói:
- Anh ạ!
-Gì em?
Thu nói suông sẽ mạch lạc như đã sắp sẵn từ lâu.
- Em định nói với anh từ lâu tâm tình của em. Em cảm thấy em có tội rất nhiều anh ạ. Đó là tâm tư sâu kín của em. Em đã có người yêu, đã hứa hôn. Cả trường và bạn bè ở Hà Nội đều biết. Chính vì thế mà em vừa xung phong vừa được chọn lựa đi Nam.
Hai điều đó phối hợp lại thành ra cái chuyến đi phiêu lưu này của em. Em nói rành rẽ như thế bởi vì nếu em chỉ xung phong mà không nằm trong danh sách chọn lựa em cũng không được đi. Ngược lại có những kẻ được chọn lựa mà không chịu đi đập bệnh để xin ở lại. Riêng đối với em thì được cả hai, mỗi bên một nửa.
Nhưng khi đi một quãng thì em thấy không muốn đi nữa và đi thêm một quãng nữa thì sự không muốn đi đó gia tăng gấp bội. Nhưng phân tích cho kỹ thì em không muốn đi là vì hai lẽ. Lẽ thứ nhất là như em vẫn thường nói với anh. Nghĩa là cực quá, phung phí sức lực vô ích, và em đau chân, vô đến nơi em cũng không làm nên trò trống gì. Lý do thứ hai là em thấy tình cảm của em đối với anh ấy đổi thay một cách lạ kỳ.
Giống y như truyện phiêu lưu của một nhân vật thần thoại. Đi vào với người yêu nhưng trên đường đi, mình lại yêu một người khác Người khác đó là ai, anh biết rồi. Nếu em không đi với anh thì chắc chắn không có cái người khác đó xen vô cuộc đời em. Tuy rằng em vừa nói với anh rằng em có tội với anh ấy, nhưng nghĩ cho cùng em không có tội, vì công bình mà nói, em không yêu anh ấy. Sau này, nếu có dịp em sẽ nói với ảnh về điều này. Nhưng dù sao thì em cũng đã có lời hứa với người ta.
- Em có hứa thật à ?
- Có!
-Tại sao?
- Em cũng không biết tại sao.
- Tại sao không biết?
- Chưa ai hỏi em như anh.
- Thì bây giờ anh hỏi.
- Vì thế em mới đáp là em không biết tại sao.
Tôi thấy vừa tức tối, vừa tự ái, vừa ghen hờn, vừa đau khổ. Giá đừng yêu. Giá Thu đừng nói. Giá Thu đừng nói “vĩnh biệt ” từ nay. Tôi biết Thu có người yêu đã đi trước trong Nam nhưng đi bên cạnh Thu tôi không hề nhớ tới chuyện đó. Cũng như tôi đã quên khuấy đi rằng tôi từ giã người yêu của tôi rẽ xuống khu năm. Biết làm sao bây giờ.
Tình yêu là một thứ khách không mời mà đến hoặc ngược lại mời mà không đến. Khi nó đến thì nó đến, không ai cản ngăn được.
Tôi và Thu sống cực nhọc với nhau trên con đường này, nhưng không buông thả tình cảm , mà ngược lại rất dè xẻn, hà tiện và thận trọng như đứa bé nhận được tấm giấy thấm mới tinh thơm phức của mẹ mua cho, nó dự định sẽ thấm khô những dòng chữ nắn nót của nó, để nó nhìn lại trong giấy thấm mà thích thú về những dòng chữ ấy, nhưng trái ngược lại với ý muốn của nó. Những dấu mực trên mặt giấy thấm không làm cho nó vui. Tôi lẫn Thu hai đứa học trò thơ ngây đã đổ vấy mực ra cả tấm giấy thấm rồi, loang lỗ đốm to đốm nhỏ thành những hình hài kỳ quái, bất thường.
Yêu là một thứ bệnh không thể được miễn về sau cũng không có tiêm chủng ngừa được.
Thật tình cái gì mình sợ nhất lại thường xảy đến. Trong tình yêu càng như thế. Càng rào đón kín đáo lại càng sơ hở. Càng lẩn tránh nó càng đuổi theo. Tôi nói:
- Được rồi. Anh sẽ làm theo lời em. Em muốn gì cũng được. Bấy nhiêu tinh cảm em cho anh đã đủ lắm rồi. Tất cả tình cảm của người ta cho anh trong suốt từ xưa đến nay gộp lại cũng chỉ nhiều bằng của một mình em trong mấy ngày qua! Nếu em nói em có tội với người ta thì anh cũng không thể vô tội được. Nhưng tự trong thâm tâm của mình thì chính mình cho phép mình làm những điều mà mình cho rằng có tội ấy và cũng lại chính là mình tự bôi mặt để lên giọng quan tòa. Giết hay tha cũng đều có lý.
Thu ngồi im.
Tôi liếc nhìn Thu. Nàng đau khổ thực sự. Tôi biết nàng sống rất nặng về nội tâm. Nàng không phải là người con gái tầm thường. Nàng rất kiêu kỳ, và ngược lại rất ngoan ngoãn.
Tôi đợi nàng nói thêm. Tôi sẵn sàng làm theo những lời của nàng một cách tự nguyện, vì lòng tự ái. Tôi muốn xóa tan, đập nát ngay những tình cảm của hai đứa ngay trước mặt nàng, nên những tình cảm đó là những mảnh thủy tinh để cho nàng, chính nàng nghe thấy những tiếng tan vỡ vang động trên mặt đất và trong lòng nàng.
Thu nói tiếp:
- Em biết anh yêu em. Như một kẻ đi trên sa mạc bất thần gặp một con suối nhỏ. Anh uống thỏa thuê rồi anh lại đi.
- Và anh không bao giờ quên con suối ấy. Tôi tiếp ngay- tình yêu không thể nào là cuộc sống bình thường được. Em nên nhớ rằng em vừa nói rất đúng, nhưng hãy còn thiếu sót. Em nên làm con suối nhỏ giải được cơn khát cho anh giữa sa mạc hơn là làm một cái biển mênh mông trong lúc anh đang dầm mưa. Tình yêu là cái gì hiếm hoi, đắt giá và độc nhất. Em thử tự hiểu xem em nên là con suối hay làm cái biển kia đối với anh.
Có thề em chia tay với anh ngay bây giờ nhưng em sẽ còn yêu anh mãi mãi. Em ạ. Vì như thế anh làm cốc rượu nồng hồng tươi làm em say em nhớ mãi hương vị trận say đó hơn là em uống hằng vại nước mà chẳng còn giữ lấy một hương vị gì. Anh cho rằng chúng mình cứ chia tay nhau ngay bây giờ đi. Anh thì quay lại với Phương, còn em thì cứ nhắm anh bạn của em làm đích. Ai về tổ ấy.
Tôi cười, tôi reo lên rất hồn nhiên:
- Thế mà hay ! Thế mà hay !
Thu lặng ngắt người ra. Ánh lửa không làm hồng nổi đôi má nàng. Có lẽ nàng tưởng rằng khi nàng thốt ra thì tôi sẽ phản đối và tôi càng vồ vập, tha thiết yêu nàng. Chẳng ngờ sự phản ứng của tôi rất xuôi chèo mát mái theo nàng. Nàng nói:
- Lúc nào anh cũng trêu tức em và làm cho em đau khổ.
- Ơ kìa ! Em nói có thực lòng em không ?
- Em em… cảm thấy như thế!
- Ô hay! Em đang ngồi thực trên mặt đất thì những điều em nói ra phải là thực chớ không thể cảm thấy được. Anh làm cho em đau khổ hay ngược lại ? Ai đã bảo chia tay trước ? Em ạ ! Trường Sơn gian khổ, gai góc, đầy đỉnh dốc, đầy hố sâu. Ta đã đi trên dốc, bên miệng hố, dẫm trên gai góc thì không thử thách nào mà ta không vượt nổi. Tuy có đau thương, nhưng có thấm gì ?
Tôi thấy tôi nói lan man bâng quơ và trong thâm tâm tôi, tôi cũng thấy đau khi chấp nhận sự chia tay dù nó hợp lý. Tôi nói:
- Anh biết em là người con gái đầy trí tuệ, cả trong những giây phút sôi nổi nhất, em vẫn giữ phần lớn trí tuệ còn trái tim thì chỉ dự một phần.
Thu gạt ngang:
- Anh nhầm. Anh là đàn ông, anh không thể hiểu. Anh nói như thế là không đúng. Bao giờ anh có vợ, vợ anh sẽ giải thích cho anh điều đó. Anh sẽ nhận chân lại lời nói của em hôm nay. Chính em đã bỏ mất hết trí tuệ của em !
Rồi nàng gục đầu xuống nức nở.
Bỏ mạng rồi ! Cuộc đấu khẩu đấu trí đấu tính cuối cùng đã làm cho tôi mang nợ. Nàng khóc là tại vì tôi.
- Thu! Thu!
Tôi lay vai nàng và gọi.
Nhưng nàng đã biến thành một giọt nước mắt khổng lồ tan ra và thấm ướt cả tâm hồn tôi, làm mềm yếu cả nghị lực tôi. Tôi thấy khổ tâm và hối hận.
Tôi ôm lấy nàng, khuân nàng đặt lên võng như ẩm một đứa trẻ con.
Đêm trở nên ngắn và tâm sự vơi đi nhanh chóng. Tất cả uẩn khúc, u sầu, hờn dỗi, đều tan đi biến hết. Thu ngồi dậy, ngó ra bên ngoài một chập như tìm kiếm một điều gì lẩn quất đâu đây, rồi Thu bước xuống đất, đi nhóm bếp… Trong lơ mơ, tôi nó nghe Thu bảo:
- Anh uống một miếng đi.
Tôi uống một chất ngọt từ tay Thu nâng lên mồm tôi, như là đường như là sữa, như là một chất gì tôi chưa từng nếm qua trên đời, rồi tôi lại ngủ thiếp đi.
Tôi cũng không nhớ tôi thức giấc hồi nào. Tôi nghe thầm thì bên tai tôi tiếng của Thu, tôi nghe sự vuốt ve trên trán tôi của bàn tay Thu, và tôi nghe toàn thân tôi lọt tỏm vào một sự mơ hồ mà cụ thể, sự tan vỡ mà đang quật cường , sự rã rời mà phấn chấn.
Thu bảo:
- Anh nhọc quá!
- Không có gì đâu em ! Bằng một chuyến vượt dốc là cùng.
- Anh cứ liều.
- Lúc này đang nghỉ, mai không phải đi.
- Anh không lo xa à?
- Lo cũng không được.
Thu sờ vai tôi, mân mê mãi một chỗ mà tôi nghe hình như rườm máu.
- Anh ạ!
- Gì em?
- Đêm nay là đêm cuối cùng của đôi ta nhé !
- Lại sắp nói nhảm nữa phải không ?
- Em nói thật !
Hay khóc mà lại trêu người ta.
- Bài hát gì đấy. hay ghê cơ !
-Bài gì?
- Em không nhớ tác giả và tên bài vì em chỉ nghe loáng thoáng.
Rồi Thu hát.
- Thôi em ạ!
- Gì cơ?
- Em đừng hát nữa. Để lúc khác.
- Đây chính là lúc em rất cần hát. Bài hát này nói thay em.
- Thế à?
- Vâng ! Khi yêu anh, em đã tự nhủ rằng có lúc em sẽ hát tặng anh bài này. Em nghĩ lơ mơ vậy mà đúng thật. Anh ạ ! Xa em anh có buồn không ỉ
- Vui chứ.
- Vì sao?
- Vì đó là ý muốn của em.
- Anh có đủ can đảm làm theo ý muốn của em ư?
- Có chứ, có thừa.
- Vì sao?
- Vì tự ái.
- Thế là anh chẳng yêu em nhất.
- Vì sao?
- Khi chưa yêu thì còn tự ái, nhưng khi đã yêu rồi tự ái không còn.
Trời đất. Tôi giật mình.
Không biết cô gái Hà Nội đã ứng khẩu nới câu này hay đã đọc ở một quyền sách nào hay chính cô đã tổng kết từ lâu.
Thu tiếp:
- Anh có nhớ không. Có lần anh sốt nặng dọc đường, anh ngồi trên cái đế cối 82 bị bỏ dọc đường, lúc bấy giờ em mở nút bi-đông nâng vào miệng anh mà anh vẫn không uống. Anh cương quyết từ chối.
Đó là vì anh chưa yêu em, cho nên anh tự ái hay tự trọng cũng thế. Rồi sau đó có lần đùa với em, anh nói: “Anh muốn làm một hạt bụi dưới chân em!” Em đáp ngay: ” Em sẽ dẫm nát anh ra ! ” Thì anh lại đáp: ” Anh sẽ bay lên đáp trên tóc, trên má em ! ” Đó là lúc anh yêu em và đối xử với em rất tế nhị. Em nói gì anh cũng nghe, cũng như em bảo anh gì anh cũng không chối từ. Đâu còn tự ái nữa.
Tôi nói ngay:
- Đúng! Em bảo anh việc gì anh cũng vâng lời, ngay cả những việc mà cả thế gian này đều không thể làm được, anh cũng vui lòng làm, nhưng chỉ trong rường hợp là việc đó có ý nghĩa tình yêu. Còn đây em bảo chúng mình hãy chia tay đi vì em sắp gặp ai đấy, thì nó lại khác rồi. Anh không thề dẹp lòng tự ái được ! Em đã dày anh dưới chân em. Thì nhất định anh không thể nằm im cho em dày.
Thu cười:
- Con người lầm lì thế mà tự ái to bằng cái… nồi.
- Nếu anh nói như em thì sao?
- Ừ thì anh nói đi, nói đi, nói đi!
- Anh không nói. vì không nghĩ như em.
- Không nghĩ thì thôi sao còn ” nếu ? ” Em mong anh nói như thế đấy!
- Anh nói thì em sẽ làm sao ?
- Anh thử đoán xem !
- Khóc là cùng ? Có đúng không ! Ơ kìa sao lại quay mặt đi ? Quay lại xem nào. Có đúng không !
- Đúng ! Đúng t Đúng ! Hỏi nữa thôi ? Em khóc gào lên bây giờ.
Lòng tự ái đã giúp tôi chiến thắng một cách vẻ vang.
Hết Chương 16 - Xem Tiếp Chương 17
Chương 16
Về đến lều thì thấy trong lều của Thu hai người con gái nằm trên võng của Thu. Tôi nhận ra ngay là Ngân, khách của Thu. Ngân quen với Thu à ? Tôi tự hỏi thầm. Và lòng tôi thấy hơi xao xuyến. Tôi đã gặp Ngân trên kho gạo. Tôi còn đang lúng túng thì Thu đã gọi :
- Anh ơi ! Sang đây, có người muốn gặp anh đấy !
Tôi càng bối rối. Nhưng lại thấy chút gì phấn chấn trong người’?
Năm Cà Dom đang đổ hết gói thuốc ra đất đang chọn một cái lọ để trút dầu vào chắc. Năm Cà Dom không nhìn tôi, mà nói:
- Thì đi sang đi. Người ta mê văn của cậu chớ gì nữa ?
- Bày chuyện nữa đa !
- Để rồi xem. Tớ bấm mạch không đúng, tớ sẽ đền ! Thôi đi đi, “e lệ” cái gì! Kẻo người ta chờ!… Khí … khí.. hôm gặp cô nàng ở kho gạo là tớ bắt nhãn thấy rõ rồi mà ! Đi đi !
Tôi bước đi trong tiếng giục của Năm Cà Dom. Giá không có Thu ở đấy thì tôi chẳng ngại ngùng gì. Và giá tôi không mất tự nhiên đối với nàng tóc xoăn thì tôi cũng không lo chi. Đằng này thì tôi có xúc động về cái gương mặt khả ái kia, và ác nghiệt hơn nữa, Thu đã đoán biết sự xúc động đó của tôi đối với nàng.
Phái nữ giỏi thật. Nhìn Ngân mà Thu đoán ra tất cả. Và chẳng sai mảy may!
Tôi chào Ngân và hỏi:
- Cô ở đâu tới ? Quen với tôi à ?
- Quen chớ sao không quen ! Thu vui vẻ nói hớt Ngân. Ngân nghe tiếng anh lâu lắm, muốn gặp anh mà không biết anh ở đâu chẳng ngờ vừa qua đi lãnh gạo Ngân được một người bạn chỉ anh cho Ngân.
Tôi đã lúng túng càng lúng túng thêm ! Thu nói tiếp:
- Em đưa quyển sách của anh cho Ngân mượn đọc tự nãy giờ trong lúc Ngân chờ anh.
Ngân đang ngồi trên võng cùng với Thu, cúi xuống đọc quyển sách của tôi đặt giữa hai đùi nàng. Những ngón tay thon nhỏ đang đỡ quyển sách, hoặc đang nằm im trên trang sách.
Nghe Thu giới thiệu nàng với tôi, Ngân vẫn đọc, thỉnh thoảng ngước lên nhìn tôi rồi lại cúi xuống đọc.
Tôi cảm thấy quyển sách đã biến thành trái tim tôi và đang nằm gọn trong tay nàng. Cho nên mỗi khi nàng giở một trang sách thì tim tôi cũng rung động theo.
Chao ôi ! Những ngón tay hay những thỏi ngà ? Những ngón tay mà tôi bắt gặp lúc di chuyển vào đây khi chúng nắm giữ nhánh tre để nó khỏi bật vào mặt tôi đang từ phía sau tới. Không hiểu sao tôi lại mến cái cử chỉ văn minh đó, một cái cử chỉ văn minh giữa một vùng man dã.
Thu cười làm tôi khẽ giật mình. Thu nói và vỗ vai Ngân:
- Tác giả đấy, nói chuyện tìm hiểu tác giả rồi hãy đọc chuyện mới hay.
Ngân quay sang nhìn Thu, mặt đỏ ra, tỏ vẻ bất mãn một cách hài lòng về hai tiếng “tìm hiểu” của Thu cố ý dùng vừa rồi.
Ngân chẳng nói gì, cứ ngồi đọc mãi, hết trang này, đến trang khác Chốc chốc, những ngón tay lại khẽ giở sang trang và tờ giấy chỉ khua một tiếng rất khẽ mà có lẽ tôi cảm thấy hơn là nghe thấy !
- Thôi chào hai cô nhé ! Tôi đứng dậy và nói.
- Anh về à ?
-Về lo công việc.
- Ở chơi, Ngân muốn nói chuyện với anh mà. Ngân cũng muốn viết văn đấy !
- Thôi để khi khác.
Rồi tôi đi ngay. Tôi cảm thấy nếu ngồi đó càng lâu thì càng lộ rõ chân tướng của mình cho Thu nhìn.
Năm Cà Dom không nhìn tôi, vẫn hí hoáy với mấy cái lọ dầu lửa con con, Năm nói:
- Cô ấy đẹp đấy nhỉ.
- Thôi đi, nhỉ với chả nhé !
- Kỹ sư nông lâm phải không ?
-Ai bảo?
- Thì chính cậu nói với tớ mà.
- Không rõ đâu !
- Chối mãi !
- Tớ thề mà !
- Liếm mũi coi có đụng không mà thề ?
Chập sau, Ngân sang lều tôi. Ngân nói:
- Cho em mượn quyển sách này.
Năm Cà Dom vọt miệng đáp:
- Tặng luôn cho cô đấy !
- Úy ? Sao lạm quyền vậy ?
- Thì trước sau gì cậu cũng tặng mà !
- Đùa hoài.
- Để rồi xem.
Ngân nói:
- Em chẳng dám mong được tác giả tặng sách đâu, chỉ mong được mượn đọc thôi.
- Cái gì chớ cái đó thì tôi nghĩ rằng không phải là chuyện khó gì cho lắm! Cô có quyền lấy luôn làm của cũng được. Bởi vì theo tôi biết dù người ta có ăn cắp sách thì cũng chẳng tội lệ gì.
Năm Cà Dom bảo:
- Cô ngồi chơi đi. Coi chỗ nào ngồi được thì cứ ngồi . Này cô là Kỹ sư Nông Lâm hả?
- Dạ.
- Học trò của ông Của phải không ?
- Anh biết ông à ?
- Biết chớ. Ổng người Sóc Trăng mà.
Ngân hỏi:
- Sao anh biết rõ vậy ?
- Tôi có thằng bạn tên Bình là bác sĩ thú y học trò của ổng và một ông chú cũng là học trò của ổng. – Năm Cà Dom lắc đầu.- Kẹt lắm cô kỹ sư ơi ! Dân Nam Bộ mình ra ngoài đó không có chỗ ngồi đã đành, chỗ đứng cũng không có luôn.
- Thế hả?
- Còn làm bộ không biết nữa. Nè tôi hỏi cô, chớ cô về Nam là để “giải phóng ” hay vì bất mãn ?
- Anh hãy tự hỏi anh đi !
- Tôi à ? Miền Nam đâu có cần mình. .. ” giải phóng. ” Mình lê cái thân còm về đến nơi là để người ta nuôi báo cô chớ đâu còn sức để mà “giải phóng” ai? … Nhưng mà cô định vào Nam để dạy ông bà nông dân cấy lúa chắc ?
- Em chưa biết sao. Nhưng đi thì đi. Về tới trong đó hãy hay.
- Ai nghe mà dạy ? Giống lúa miền Bắc không cấy được ở miền Nam. Cũng như người Nam ra Bắc khó sống lắm. Người cũng vậy mà cây cỏ cũng vậy.
Năm Cà Dom cười hắc hắc, thích thú. Tôi bảo:
- Ông bác sĩ Cà Dom này nói leo qua lãnh vực chuyên môn của kỹ sư nông lâm rồi đó.
Năm Cà Dom vẫn thản nhiên tiếp:
- Còn nữa ! Ví dụ như cây so đũa trong mình. Không biết ai trong Nam đem hột giống ra phân phát cho các nông trường còn quý hơn hột nhân sâm. Vậy mà vẫn lãnh về trồng. Cao lên tới trời. Có bông mà không đậu trái nào hết. Đó, cô bạn kỹ sư nông lâm, có phải chúng mình là so đũa kia không ?
Tôi trừng mắt nhìn Năm Cà Dom:
- Ê tốp lại nghe !
- Thì mình nói ba lăng nhãng chơi ai nghe không nghe thời thôi.
- Thôi sao được. Cây vú sữa là tượng trưng cho cái gì biết không?
- Không biết.
Nữ kỹ sư nông lâm cười:
- Ảnh nói đúng chớ. Cây nào đất ấy. Người nào xứ ấy mà !
- Nọ ọ ! Tôi có người ủng hộ rồi. Mai mốt có đi ngang đây, cô ghé nhà tôi uống trà hoa nhài chơi cô kỹ sư he!
Ngân từ giã ra về. Năm Cà Dom nguých tôi và lén lén trỏ Thu. Tôi suỵt bảo im.
- Khà khà !
Thu nói vọng sang:
- Cô kỹ sư đẹp quá anh Năm nhỉ ?
- Ừ, đẹp quá !
- Thế cho nên mấy anh mới chủ trương ta về ta tắm ao ta phải không ?
- Đâu phải !
- Chớ sao ?
- Ao người mà mát mẻ thì ta cũng cứ tắm !
- Anh nói thế chứ!
- Thì đó, có phải tôi nói đúng không. “Bằng chứng hiển nhiên” đang ngồi ở đây một đống đây này ! Ông có về “tắm ao ta ” đâu.
- Các anh thì ghê gớm lẩm ! Nói thế nào nghe cũng xuôi.
Tôi biết Thu hờn trong bụng rồi. Nhưng Thu không nói ra. Đàn bà con gái trong vấn đề tình cảm, khi sổ sàng thì sổ sàng không ai bằng nhưng khi tế nhị thì cũng rất tế nhị.
Tôi không biết cách nào để đính chính khéo rằng tôi chỉ yêu nàng thôi. Mặc dù sự đính chính đó là giả dối. Nhưng dù sao, sự nịnh hót đó cũng vuốt ve được lòng tự ái của Thu.
Đêm xuống, tôi nằm trăn trở mãi, có ý không ngủ để chứng tỏ với Thu rằng tôi đang suy nghĩ, đau khổ vì Thu. Chắc nàng hài lòng lắm. Lúc chiều, cơm xoàng quá, không cải thiện được món gì , thành thử hơi xót ruột. Tôi gợi ý với Thu:
- Ta nấu chè ăn đi Thu.
- Anh Năm ơi! Thu gọi. Hùn đường nấu chè ăn đi!
Năm không đáp. Tôi biết là Năm không muốn tham gia.
- Tôi còn ít đường đây, ăn phức cho rồi. Trước sau gì cũng ăn.
Nói vậy rồi tôi lục túi lấy gói đường còn chừng bằng nửa nắm tay. Năm trăm gram đường đi hơn tháng nay còn từng ấy. Đôi lúc cố ý quên nó đi để giữ được nó lâu dài trong ba lô.
Nhưng đêm nay tôi thấy cần cho mình thêmn một ít nhiệt lượng như máy cần thêm xăng nhớt.
Tôi hăng hái nhóm bếp. Còn Thu thì soạn đồ nấu. Tiếng củi cháy lắc rắc, tiếng thở của hai đứa hòa nhau. Không khí trong lều ấm áp lạ thường.
Thu nhìn lửa với đôi mắt buồn rời rợi. Tôi chỉ biết có tôi mới làm cho Thu vui thôi. Tôi hỏi:
- Em nghĩ gì ?
- Em nghĩ rất nhiều thứ, nhưng không nghĩ gì cả.
- Nghĩa là sao ?
- Nghĩa là rốt cuộc rồi mình vẫn nằm trong cái túi gió túi mưa này. Nghĩ cho mấy rồi cũng không làm gì được.
- Em hay nghĩ vớ vẩn.
- Chứ anh nghĩ cụ thể à ?
- Đúng Anh mở mắt ra là nghĩ tới sự ăn uống. Mười ngày như một.
Nhưng vẫn là chuyện vớ vẩn vì anh không giải quyết được gì cả. Tôi thấy từ mấy hôm nay, tôi đối với Thu hơi nhạt nhẽo hơn trước Bây giờ, ngồi bên cạnh nàng trong cái không khí này tôi mới tự phát hiện ra điều đó. Bởi vì trước kia…
Trước kia, khi tôi ngồi gần nàng, tôi hơi phập phồng, run run, cử chỉ không tự nhiên. Trước kia, tôi trông thấy tóc nàng đẹp, môi nàng xinh, khung mặt tuyệt mỹ, nhưng những điều đó chẳng bao lâu mà nay trở thành ký ức.
Có lẽ vì Ngân xuất hiện chăng ?
Không hoàn toàn như vậy. Đối với Ngân, sự xúc động của tôi cũng thường. Tôi biết Ngân có vẻ đẹp riêng. Có thể Ngân đang mở qua cái lối cỏ ướt sương cho tôi bước vào. Nhưng tôi cũng không thiết. Tôi không thấy rạo rực, tôi không mơ ước nồng cháy như trước kia.
Đối với Thu không phải tôi bớt yêu nàng vì tôi đã đạt được cái gì rất cụ thể mà nàng đã mất cho tôi.
Bây giờ ngồi viết những dòng này, tôi mới nhìn rõ lại tình cảm của tôi trong những ngày ấy.
Cái gì cũng do sức khỏe mà nên, mà ra cả. Không có sức khỏe thì còn mong làm gì. Trong lúc mình cần sức dai bền của một lực sĩ thì mình lại như con bún thiu, thì đầu óc mình còn chứa đựng làm sao nổi một giấc mơ.
Thu bảo tôi:
- Anh bỏ đường vào đi. Gạo nở rồi.
- Bỏ hết nhé !
- Tùy anh.
- Cho nó ngọt !
Tôi thấy trong mắt Thu cả một nỗi u buồn. Có lẽ Thu cũng như tôi. Nàng đang hơ lửa đây, lửa là bếp lửa kia, lửa là tôi, tôi cố bốc thành lửa, nhưng vẫn không thấy nóng. Sóng mất nàng long lanh gợi cảm vô cùng, nhưng nay thì mờ hẳn.
Những câu nói của tôi và Thu không “đối đáp” nhau nữa, không cưới nhau chặt chẽ nữa. Nó chỉ va chạm nhau vừa phải để cho khỏi tẻ nhạt.
Những cử chỉ của hai đứa không còn đượm tình nồng thắm của nhau nữa mà nó mang tính chất xã giao.
Tôi nhớ lúc vượt con đường lấy suối làm đường bộ, đêm đó mưa dầm, tôi mắc võng cho Thu nằm, đánh gió cho Thu. Đôi chân Thu hiện lên trước mắt tôi, trong ánh hoàng hôn… Giữa cơn mưa và sau một cơn bơi lội ầm ì dưới nước, thế mà lửa trong người tôi vẫn bốc.
Còn bây giờ…
Tôi với Thu ngồi ăn chè nhạt nhạt, nói ít, húp chậm rãi, muốn cho chóng xong để về nghỉ ngơi !
Nhưng khi ăn xong bát chè, tôi lại có ý định khác. Tôi không nói gì hết, tôi cứ lên võng Thu nằm bừa.
Thu cũng không nói gì hết.
Hai đứa cứ giữ sự im lặng ấy, thi gan nhau xem đứa nào làm thinh được lâu hơn.
Kẻ thua trận là tôi. Thấy lạnh nhạt quá, tôi không chịu được, vả lại tôi đang bày cảnh để gây sự. Tôi nói:
- Anh bị con ve cắn ở sau gáy đây em!
- Anh chỉ bịa.
- Thật mà!
- Anh đóng kịch tài lắm.
Thu nói vậy, nhưng vẫn bước lại gần võng. Thu hơi rụt rè đề phòng, bước lại dầu võng mò ba lô. Tôi biết là Thu tìm cái đèn pin. Tôi bảo:
- Không cần đèn, em sờ vào là bắt được nó ngay.
Thu vẫn rút chiếc đèn pin và tra pin vào (Pin gói để bên ngoài vì sợ để sẵn trong đèn điện sẽ thoát đi hết) .
Thu vừa bước tới là tôi đã ôm ngoặc lấy đôi chân Thu và dìu Thu ngã lên võng. Thu kêu khe khẽ:
-Đứt dây!
- Không sao đâu.
- Ơ kìa, anh không nhớ cô gì ở trạm …
- Chặc, đã bảo anh xem rồi mà.
- Đút dây thì chết.
Thu không còn nói được nữa vì những thủ đoạn vừa êm dịu vừa thô bạo của chàng. Nàng như con nai vàng ngơ ngác biết sắp sa bẫy mà vẫn cứ bước vào…
…Tôi khẽ nắm mấy ngón chân nàng rồi lủi thủi trở về võng. Sương khuya lộp độp điểm trên nóc tăng ni lông.
Tôi không sao ngủ được. Trong một cái không khí ma thiêng nước độc mà đặc biệt như đêm nay của tôi, thì biết bao nhiêu điều gợn lên trong tâm trí.
Tôi bắt đầu thấy sợ những sự mơ ước về tình yêu. Tôi thấy sợ sự có mặt của đàn bà trong cuộc sống của tôi. Không hẳn như vậy nhưng nó có một sự “xuống thấp” của nhiệt tình.
Tôi không còn thích Thu nũng nịu, không hăng hái mắc võng treo tăng cho Thu, không thích trêu chọc Thu, cũng không thích đáp lại với tất cả sự “galanterie ” mỗi khi nàng đùa duyên với mình.
Nhưng Thu thì ngược lại. Nàng vẫn vui vẻ, đẹp và hay đùa. Sức khỏe nàng có sút đi, nhưng không đến nỗi thảm hại như tôi.
Sau mấy cơn sốt mà mấy quí ông giao liên ở những trạm trước đoán rằng tôi sẽ chết, tôi chỉ còn lại một lực lượng tổng trừ bị quá gầy gò.
Đi rừng đàn bà khỏe hơn đàn ông. Người ta nói thế như một câu tổng kết, không biết có đúng không nhưng theo tôi thấy thì tất cả đàn bà con gái mà tôi gặp trên đường này đều có mang đồ giúp cho bọn đàn ông, hoặc nấu cơm, nấu cháo cho đàn ông.
Thu không sốt mấy khi. Chỉ đau chân. Bây giờ thì ăn cũng khỏe, đi cũng khỏe. Có lẽ cơ thể nàng đã vượt được thử thách rồi chăng. Tôi nom thấy nàng hơi béo ra. Tuy nhiên dù nàng không được tốt, nhưng nàng rắn rỏi và gân guốc hơn lên.
Tôi lại nhớ lời của bác sĩ Cà Dom mà sợ:
- Coi chừng lại có con nít khóc oe oe trên đường này.
Tôi suy nghĩ đủ thứ chuyện trên đời, chuyện gì cũng có dính một tí đến Thu. Tôi chỗi dậy lại muốn sang Thu một lần nữa thì Thu đã lên tiếng. Thu ho húng hắng. Thu biết tôi còn thức. Tôi đứng dậy quờ chân mang giép.
Thu chưa ngủ. Thu biết tôi sang, nhưng vẫn nằm im. Khi tôi vừa tiến đến võng thì Thu đã ngồi bật dậy và bước xuống đất.
Thu bước lại bếp lửa, cời than. Những hòn than nằm dưới tro ánh lên, ngon lành như những viên kẹo.
Hai đứa ngồi bên nhau, không nói gì.
Ngoài trời tối om như mực tàu tuôn chảy khắp không gian. Tôi biết tình cảm giữa hai đứa đang ở một bước ngoặc. Tôi cảm thấy Thu sắp nói ra một điều gì quan trọng.
Quả thật, Thu hất mái tóc ra như một cử chỉ quả quyết rồi nói:
- Anh ạ!
-Gì em?
Thu nói suông sẽ mạch lạc như đã sắp sẵn từ lâu.
- Em định nói với anh từ lâu tâm tình của em. Em cảm thấy em có tội rất nhiều anh ạ. Đó là tâm tư sâu kín của em. Em đã có người yêu, đã hứa hôn. Cả trường và bạn bè ở Hà Nội đều biết. Chính vì thế mà em vừa xung phong vừa được chọn lựa đi Nam.
Hai điều đó phối hợp lại thành ra cái chuyến đi phiêu lưu này của em. Em nói rành rẽ như thế bởi vì nếu em chỉ xung phong mà không nằm trong danh sách chọn lựa em cũng không được đi. Ngược lại có những kẻ được chọn lựa mà không chịu đi đập bệnh để xin ở lại. Riêng đối với em thì được cả hai, mỗi bên một nửa.
Nhưng khi đi một quãng thì em thấy không muốn đi nữa và đi thêm một quãng nữa thì sự không muốn đi đó gia tăng gấp bội. Nhưng phân tích cho kỹ thì em không muốn đi là vì hai lẽ. Lẽ thứ nhất là như em vẫn thường nói với anh. Nghĩa là cực quá, phung phí sức lực vô ích, và em đau chân, vô đến nơi em cũng không làm nên trò trống gì. Lý do thứ hai là em thấy tình cảm của em đối với anh ấy đổi thay một cách lạ kỳ.
Giống y như truyện phiêu lưu của một nhân vật thần thoại. Đi vào với người yêu nhưng trên đường đi, mình lại yêu một người khác Người khác đó là ai, anh biết rồi. Nếu em không đi với anh thì chắc chắn không có cái người khác đó xen vô cuộc đời em. Tuy rằng em vừa nói với anh rằng em có tội với anh ấy, nhưng nghĩ cho cùng em không có tội, vì công bình mà nói, em không yêu anh ấy. Sau này, nếu có dịp em sẽ nói với ảnh về điều này. Nhưng dù sao thì em cũng đã có lời hứa với người ta.
- Em có hứa thật à ?
- Có!
-Tại sao?
- Em cũng không biết tại sao.
- Tại sao không biết?
- Chưa ai hỏi em như anh.
- Thì bây giờ anh hỏi.
- Vì thế em mới đáp là em không biết tại sao.
Tôi thấy vừa tức tối, vừa tự ái, vừa ghen hờn, vừa đau khổ. Giá đừng yêu. Giá Thu đừng nói. Giá Thu đừng nói “vĩnh biệt ” từ nay. Tôi biết Thu có người yêu đã đi trước trong Nam nhưng đi bên cạnh Thu tôi không hề nhớ tới chuyện đó. Cũng như tôi đã quên khuấy đi rằng tôi từ giã người yêu của tôi rẽ xuống khu năm. Biết làm sao bây giờ.
Tình yêu là một thứ khách không mời mà đến hoặc ngược lại mời mà không đến. Khi nó đến thì nó đến, không ai cản ngăn được.
Tôi và Thu sống cực nhọc với nhau trên con đường này, nhưng không buông thả tình cảm , mà ngược lại rất dè xẻn, hà tiện và thận trọng như đứa bé nhận được tấm giấy thấm mới tinh thơm phức của mẹ mua cho, nó dự định sẽ thấm khô những dòng chữ nắn nót của nó, để nó nhìn lại trong giấy thấm mà thích thú về những dòng chữ ấy, nhưng trái ngược lại với ý muốn của nó. Những dấu mực trên mặt giấy thấm không làm cho nó vui. Tôi lẫn Thu hai đứa học trò thơ ngây đã đổ vấy mực ra cả tấm giấy thấm rồi, loang lỗ đốm to đốm nhỏ thành những hình hài kỳ quái, bất thường.
Yêu là một thứ bệnh không thể được miễn về sau cũng không có tiêm chủng ngừa được.
Thật tình cái gì mình sợ nhất lại thường xảy đến. Trong tình yêu càng như thế. Càng rào đón kín đáo lại càng sơ hở. Càng lẩn tránh nó càng đuổi theo. Tôi nói:
- Được rồi. Anh sẽ làm theo lời em. Em muốn gì cũng được. Bấy nhiêu tinh cảm em cho anh đã đủ lắm rồi. Tất cả tình cảm của người ta cho anh trong suốt từ xưa đến nay gộp lại cũng chỉ nhiều bằng của một mình em trong mấy ngày qua! Nếu em nói em có tội với người ta thì anh cũng không thể vô tội được. Nhưng tự trong thâm tâm của mình thì chính mình cho phép mình làm những điều mà mình cho rằng có tội ấy và cũng lại chính là mình tự bôi mặt để lên giọng quan tòa. Giết hay tha cũng đều có lý.
Thu ngồi im.
Tôi liếc nhìn Thu. Nàng đau khổ thực sự. Tôi biết nàng sống rất nặng về nội tâm. Nàng không phải là người con gái tầm thường. Nàng rất kiêu kỳ, và ngược lại rất ngoan ngoãn.
Tôi đợi nàng nói thêm. Tôi sẵn sàng làm theo những lời của nàng một cách tự nguyện, vì lòng tự ái. Tôi muốn xóa tan, đập nát ngay những tình cảm của hai đứa ngay trước mặt nàng, nên những tình cảm đó là những mảnh thủy tinh để cho nàng, chính nàng nghe thấy những tiếng tan vỡ vang động trên mặt đất và trong lòng nàng.
Thu nói tiếp:
- Em biết anh yêu em. Như một kẻ đi trên sa mạc bất thần gặp một con suối nhỏ. Anh uống thỏa thuê rồi anh lại đi.
- Và anh không bao giờ quên con suối ấy. Tôi tiếp ngay- tình yêu không thể nào là cuộc sống bình thường được. Em nên nhớ rằng em vừa nói rất đúng, nhưng hãy còn thiếu sót. Em nên làm con suối nhỏ giải được cơn khát cho anh giữa sa mạc hơn là làm một cái biển mênh mông trong lúc anh đang dầm mưa. Tình yêu là cái gì hiếm hoi, đắt giá và độc nhất. Em thử tự hiểu xem em nên là con suối hay làm cái biển kia đối với anh.
Có thề em chia tay với anh ngay bây giờ nhưng em sẽ còn yêu anh mãi mãi. Em ạ. Vì như thế anh làm cốc rượu nồng hồng tươi làm em say em nhớ mãi hương vị trận say đó hơn là em uống hằng vại nước mà chẳng còn giữ lấy một hương vị gì. Anh cho rằng chúng mình cứ chia tay nhau ngay bây giờ đi. Anh thì quay lại với Phương, còn em thì cứ nhắm anh bạn của em làm đích. Ai về tổ ấy.
Tôi cười, tôi reo lên rất hồn nhiên:
- Thế mà hay ! Thế mà hay !
Thu lặng ngắt người ra. Ánh lửa không làm hồng nổi đôi má nàng. Có lẽ nàng tưởng rằng khi nàng thốt ra thì tôi sẽ phản đối và tôi càng vồ vập, tha thiết yêu nàng. Chẳng ngờ sự phản ứng của tôi rất xuôi chèo mát mái theo nàng. Nàng nói:
- Lúc nào anh cũng trêu tức em và làm cho em đau khổ.
- Ơ kìa ! Em nói có thực lòng em không ?
- Em em… cảm thấy như thế!
- Ô hay! Em đang ngồi thực trên mặt đất thì những điều em nói ra phải là thực chớ không thể cảm thấy được. Anh làm cho em đau khổ hay ngược lại ? Ai đã bảo chia tay trước ? Em ạ ! Trường Sơn gian khổ, gai góc, đầy đỉnh dốc, đầy hố sâu. Ta đã đi trên dốc, bên miệng hố, dẫm trên gai góc thì không thử thách nào mà ta không vượt nổi. Tuy có đau thương, nhưng có thấm gì ?
Tôi thấy tôi nói lan man bâng quơ và trong thâm tâm tôi, tôi cũng thấy đau khi chấp nhận sự chia tay dù nó hợp lý. Tôi nói:
- Anh biết em là người con gái đầy trí tuệ, cả trong những giây phút sôi nổi nhất, em vẫn giữ phần lớn trí tuệ còn trái tim thì chỉ dự một phần.
Thu gạt ngang:
- Anh nhầm. Anh là đàn ông, anh không thể hiểu. Anh nói như thế là không đúng. Bao giờ anh có vợ, vợ anh sẽ giải thích cho anh điều đó. Anh sẽ nhận chân lại lời nói của em hôm nay. Chính em đã bỏ mất hết trí tuệ của em !
Rồi nàng gục đầu xuống nức nở.
Bỏ mạng rồi ! Cuộc đấu khẩu đấu trí đấu tính cuối cùng đã làm cho tôi mang nợ. Nàng khóc là tại vì tôi.
- Thu! Thu!
Tôi lay vai nàng và gọi.
Nhưng nàng đã biến thành một giọt nước mắt khổng lồ tan ra và thấm ướt cả tâm hồn tôi, làm mềm yếu cả nghị lực tôi. Tôi thấy khổ tâm và hối hận.
Tôi ôm lấy nàng, khuân nàng đặt lên võng như ẩm một đứa trẻ con.
Đêm trở nên ngắn và tâm sự vơi đi nhanh chóng. Tất cả uẩn khúc, u sầu, hờn dỗi, đều tan đi biến hết. Thu ngồi dậy, ngó ra bên ngoài một chập như tìm kiếm một điều gì lẩn quất đâu đây, rồi Thu bước xuống đất, đi nhóm bếp… Trong lơ mơ, tôi nó nghe Thu bảo:
- Anh uống một miếng đi.
Tôi uống một chất ngọt từ tay Thu nâng lên mồm tôi, như là đường như là sữa, như là một chất gì tôi chưa từng nếm qua trên đời, rồi tôi lại ngủ thiếp đi.
Tôi cũng không nhớ tôi thức giấc hồi nào. Tôi nghe thầm thì bên tai tôi tiếng của Thu, tôi nghe sự vuốt ve trên trán tôi của bàn tay Thu, và tôi nghe toàn thân tôi lọt tỏm vào một sự mơ hồ mà cụ thể, sự tan vỡ mà đang quật cường , sự rã rời mà phấn chấn.
Thu bảo:
- Anh nhọc quá!
- Không có gì đâu em ! Bằng một chuyến vượt dốc là cùng.
- Anh cứ liều.
- Lúc này đang nghỉ, mai không phải đi.
- Anh không lo xa à?
- Lo cũng không được.
Thu sờ vai tôi, mân mê mãi một chỗ mà tôi nghe hình như rườm máu.
- Anh ạ!
- Gì em?
- Đêm nay là đêm cuối cùng của đôi ta nhé !
- Lại sắp nói nhảm nữa phải không ?
- Em nói thật !
Hay khóc mà lại trêu người ta.
- Bài hát gì đấy. hay ghê cơ !
-Bài gì?
- Em không nhớ tác giả và tên bài vì em chỉ nghe loáng thoáng.
Rồi Thu hát.
- Thôi em ạ!
- Gì cơ?
- Em đừng hát nữa. Để lúc khác.
- Đây chính là lúc em rất cần hát. Bài hát này nói thay em.
- Thế à?
- Vâng ! Khi yêu anh, em đã tự nhủ rằng có lúc em sẽ hát tặng anh bài này. Em nghĩ lơ mơ vậy mà đúng thật. Anh ạ ! Xa em anh có buồn không ỉ
- Vui chứ.
- Vì sao?
- Vì đó là ý muốn của em.
- Anh có đủ can đảm làm theo ý muốn của em ư?
- Có chứ, có thừa.
- Vì sao?
- Vì tự ái.
- Thế là anh chẳng yêu em nhất.
- Vì sao?
- Khi chưa yêu thì còn tự ái, nhưng khi đã yêu rồi tự ái không còn.
Trời đất. Tôi giật mình.
Không biết cô gái Hà Nội đã ứng khẩu nới câu này hay đã đọc ở một quyền sách nào hay chính cô đã tổng kết từ lâu.
Thu tiếp:
- Anh có nhớ không. Có lần anh sốt nặng dọc đường, anh ngồi trên cái đế cối 82 bị bỏ dọc đường, lúc bấy giờ em mở nút bi-đông nâng vào miệng anh mà anh vẫn không uống. Anh cương quyết từ chối.
Đó là vì anh chưa yêu em, cho nên anh tự ái hay tự trọng cũng thế. Rồi sau đó có lần đùa với em, anh nói: “Anh muốn làm một hạt bụi dưới chân em!” Em đáp ngay: ” Em sẽ dẫm nát anh ra ! ” Thì anh lại đáp: ” Anh sẽ bay lên đáp trên tóc, trên má em ! ” Đó là lúc anh yêu em và đối xử với em rất tế nhị. Em nói gì anh cũng nghe, cũng như em bảo anh gì anh cũng không chối từ. Đâu còn tự ái nữa.
Tôi nói ngay:
- Đúng! Em bảo anh việc gì anh cũng vâng lời, ngay cả những việc mà cả thế gian này đều không thể làm được, anh cũng vui lòng làm, nhưng chỉ trong rường hợp là việc đó có ý nghĩa tình yêu. Còn đây em bảo chúng mình hãy chia tay đi vì em sắp gặp ai đấy, thì nó lại khác rồi. Anh không thề dẹp lòng tự ái được ! Em đã dày anh dưới chân em. Thì nhất định anh không thể nằm im cho em dày.
Thu cười:
- Con người lầm lì thế mà tự ái to bằng cái… nồi.
- Nếu anh nói như em thì sao?
- Ừ thì anh nói đi, nói đi, nói đi!
- Anh không nói. vì không nghĩ như em.
- Không nghĩ thì thôi sao còn ” nếu ? ” Em mong anh nói như thế đấy!
- Anh nói thì em sẽ làm sao ?
- Anh thử đoán xem !
- Khóc là cùng ? Có đúng không ! Ơ kìa sao lại quay mặt đi ? Quay lại xem nào. Có đúng không !
- Đúng ! Đúng t Đúng ! Hỏi nữa thôi ? Em khóc gào lên bây giờ.
Lòng tự ái đã giúp tôi chiến thắng một cách vẻ vang.
Hết Chương 16 - Xem Tiếp Chương 17
Comment