Đường Đi Không Đến - Xuân Vũ
Không biết giờ này là giờ nào nữa nhưng nghe có tiếng gà cục tác. Trong mấy chú gà còn bị giam lại có cả một chú gà trống mới tập gáy như con trai mới bể tiếng. Nó kêu te te chứ chưa thành tiếng gáy. Vậy mà tôi nghe cũng vui, tưởng như mình ở giữa thôn xóm quê hương.
Bất giác tôi nhớ tới anh bệnh binh khi chiều. Nếu còn sống thì hắn ta đang ngủ hay thức? Nếu đang thức thì hắn ta nghĩ gì, ao ước gì? Có cái quân đội nào mà đứng về phương diện tổ chức kỳ cục vậy không? Hô đi, con người ta đi!. Con người ta ốm nằm dọc đường thế là bỏ phế không thuốc men, không săn sóc.
Có thứ tình người nào kỳ cục vậy không? Mạnh giỏi thì chơi với nhau, khi đau ốm thì không ngó ngàng tới nữa. Có thứ người ngợm nào kỳ cục vậy không? Khi còn mạnh giỏi thì nai lưng ra khiêng vác trèo leo bất kể đêm ngày, sống chết, khi nằm xuống rồi nhìn quanh quất bạn bè đồng chí, lãnh đạo, chỉ huy chẳng thấy một ngoe.
… Chúng tôi đang nấu cơm sáng.
Nấu cơm hôm nay là niềm phấn khởi lớn nhất đối với chúng tôi bởi vì sau bữa ăn ngon chiều qua, bữa ăn sáng nay cũng sẽ rất ngon.
Ấy vậy mà nó lại không ngon. Chúng tôi đang ăn cơm thì có người đến. Đáng lẽ các ông này đến chiều hôm qua thì bây giờ các ông mới đến. Sau khi nghe họ tiếp xúc với bệnh nhân và họ nói chuyện với nhau thì tôi biết ngay rằng đó là các cán bộ chính trị trong đó có một trợ lý chính trị tiểu đoàn. Anh ta đến bên võng giỡ mí chăn lên xem hồi lâu rồi hỏi thật to:
- Cậu đau có nặng lắm không?
Tôi không nghe bệnh nhân đáp, nhưng tôi đoán là anh ta chỉ khẽ gật đầu thôi.
Anh ta hỏi tiếp:
- Có ăn cơm ăn cháo gì không?
Tôi lại cũng không nghe tiếng bệnh nhân đáp. Ai chớ ông trợ lý chánh trị thừa biết là những người khiêng bệnh nhân tới đây đều rút lui có trật tự hết rồi.
- Bệnh tư tưởng chứ bệnh gì! – Anh trợ lý tiểu đoàn ném ra một câu bông lông.
Tôi nhìn anh ta mà điếng cả người như bị roi da quật. Tôi không hiểu anh ta định nói ai.
Anh trợ lý tiểu đoàn quay sang chúng tôi:
- Các đồng chí nghĩ coi bệnh gì mà kỳ cục vậy? Mới hôm qua đây nó còn ăn cơm rõ ràng. Chiều lại thì ngã ra đau nặng. Đang đi lại nằm ỳ ra, bắt người ta khiêng như thế? Không có người khiêng súng, người đâu mà khiêng người? Phá sản cả kế hoạch hành quân! Bệnh gì? Bệnh tư tưởng chứ bệnh gì?
Anh trợ lý chính trị nói rất hăng làm như diễn thuyết cho nên vừa chấm câu xong, anh ta mệt thở hào hển như leo dốc.
Cả ba chúng tôi không bảo nhau mà đều ngồi im. Anh ta bèn ngồi xề lại gần chúng tôi và lải nhải:
- Thiệt là một thứ bệnh nguy hiểm các đồng chí ạ! Nó lây hơn tất cả các chứng bệnh khác. Anh này thấy anh kia làm có kết quả thì bắt chước làm theo. Rồi anh nọ lại bắt chước làm theo nữa không thể nào ngăn nổi. Các đồng chí xem trong một tiểu đội mà có hai người bệnh phải khiêng thì còn đánh đấm gì nữa?
Anh trợ lý phân trần với tôi làm như chúng tôi cũng chú ý nghe hoặc đồng tình với anh ta.
- Có một dạo có một cái dịch tự sát thương để nằm lại và sau cùng là “bê quay”. Đó là lúc qua giới tuyến. Họ làm như vậy để trở về Bắc. Bây giờ tới đây thì quá sâu rồi không thể trở về được nữa thì họ lại tìm cách lùi lại và dần dần không còn ai biết tới nữa. Rồi họ tự xoá tên trong đơn vị và trở thành người rừng, như một thứ thổ phỉ. Tôi làm cán bộ chính trị cho nên tôi thuộc hết tất cả ngóc ngách tư tưởng của họ, tuy nhiên tôi không làm sao chận đứng lại được.
Anh trợ lý nuốt nước bọt và trỏ về phía võng:
- Đó là một bằng chứng của những lời tôi nói. Hôm qua anh ta còn ăn cơm rõ ràng mà. Chính mắt tôi thấy! Đang đi bỗng nhiên lại khuỵu xuống không đi được nữa. Riêng tôi thì tôi không sợ vì tôi có biệt tài trị chứng bệnh này rất nhanh. Chỉ có một phương pháp thôi: đó là không phát gạo! Đói là đầu gối phải bò!
Nghe anh trợ lý mà anh chính trị cấp tiểu đoàn tuyên bố cái phương pháp trị bệnh của ông ta, tôi nổ lỗ tai.
Anh trợ lý chính trị tiểu đoàn nói tiếp:
- Phức tạp lắm anh ơi. Đi trên con đường này, lãnh đạo một tiểu đoàn bằng lãnh đạo một sư đoàn. Mỗi một binh sĩ là một cái nợ đối với chúng tôi. Mỗi người mỗi kiểu, mỗi người mỗi hành động để chống lại chuyện đi vô Nam, chống việc khiêng đạn vác súng. Cuối cùng giả đau là thần diệu nhất. Đau để nằm lại, để tìm cách quay về Bắc, đó là mục đích của cơn đau.
Anh chính trị viên giải thích cặn kẽ mạch lạc và đoan chắc mọi điều anh nhận định là đúng hoàn toàn. Anh nói tiếp:
- Như cái anh này đây, tôi nói rồi để các anh xem! Anh ta sở dĩ đau nặng như vậy là vì chặng đường sắp tới rất gay go. Hai ngày không có suối, do đó cơm ăn trong hai ngày tới phải nấu đem đi từ đây.
Tôi làm công tác chính trị quân đội nhiều không có chứ ít ra cũng 7, 8 năm cho nên anh lính nào nháy con mắt là tôi biết trong bụng anh ta muốn cái gì rồi. Tôi hứa chắc chắn với các anh một câu xanh dờn rằng anh binh sĩ này nằm lại đây cho đến sáng mai là khỏi ngay bởi vì sáng mai đơn vị hành quân rời khỏi chỗ này. Sau đó anh ta hoạt động lại ngay, lại đi đổi gà nấu cháo xơi phây phây ra thôi!
- Nếu họ “đau” cái kiểu đó thì cứ để cho họ ở lại chớ lôi kéo họ theo làm gì cho nặng hở đồng chí? – Thu hỏi.
Bị hỏi bất ngờ, anh trợ lý “già kinh nghiệm” bị chới với nhưng anh ta cũng trả lời ngay:
- Trời! Nếu bỏ họ ở lại hết thì còn ai đi?
Anh cán bộ chính trị đã nói một câu hết sức thành thật. Nhưng anh ta biết ngay rằng mình nói hớ nên anh ta bỏ đi ngay. Anh ta quay trở lại võng bệnh nhân. Anh lắc lắc cái võng vô tri mà nói với giọng chua lòm:
- Bịnh có nặng cũng cố gắng lên, không có ai khiêng nổi đâu!
Nói xong anh cán bộ chính trị ngoe ngoảy bỏ đi. Cái võng không động đậy, cũng không lên tiếng, cơ hồ như không hay biết chuyện gì đang xảy ra bên ngoài.
Khi anh cán bộ chính trị vừa khuất dạng thì chúng tôi cũng vừa bên cơm nước thịt cá dọn ra. Bữa ăn chúng tôi đang ngon lành thì bỗng có tiếng ú ớ đằng võng. Tôi buông đũa chạy sang, vì tôi nghĩ rằng bệnh nhân đang cần sự có mặt của một người.
Tôi mất hết sự ngon lành của bữa ăn. Người nằm trên võng là một cái xác không hơn không kém. Tôi không có can đảm nhìn lâu.
Tôi thấy đôi môi anh ta mấp máy nhưng không ra tiếng. Tôi chỉ đoán anh ta cần uống nước và ăn cháo. Tôi hỏi:
- Anh khát nước phải không?
Bằng đôi mắt và với cử động rất khẽ của mí mắt, bệnh nhân trả lời với tôi.
Tôi quay về lều và trở lại với ca nước trên tay. Tôi hỏi:
- Anh ngồi dậy được không?
Tôi thấy khổ tâm quá. Một tay tôi nâng bệnh nhân lên, một tay tôi cố giữ thăng bằng ca nước, và đưa ca nước vào đôi môi của anh khô như đất nẻ mặt ruộng trong kỳ đại hạn.
Chỉ vài hớp thôi bệnh nhân đã uống cạn nước trong ca, rồi ngã vật ra trên võng dường như bất tỉnh.
Tôi nom xuống và hỏi:
- Anh cần gì nữa không?
Bệnh nhân khẽ lắc đầu.
- Anh có ăn cháo chúng tôi nấu cho. Chúng tôi đang có thịt!
Mắt anh bạn đang nhắm nghiền bỗng mở to ra như chợt trông thấy điều lành xảy đến. Anh ta nhìn tôi rất đổi ngạc nhiên. Có lẽ anh ta nghĩ rằng anh ta nghe lầm điều tôi vừa nói.
Tôi vội vã trở về múc mớ cháo loãng nấu với xương chó đang sôi sùng sục trên bếp rồi mang sang cho anh ta…
Nghe hơi cháo phất qua, anh bạn ngồi bật dậy trước mặt tôi một cách không ngờ, một tay níu chặt mép võng, một tay run run đưa ra đỡ lấy ca cháo, rồi không ngần ngại đưa lên miệng húp lia lịa, dường như không biết đó là cháo sôi mới múc ra.
Anh bạn húp một hơi hết ca cháo.
Anh ta nằm vật trên võng, mồ hồi ướt trán, mồ hôi thấm qua lớp áo kaki dày mo, gương mặt anh ta sáng hẳn lên. Đột nhiên anh ta nói, tiếng nói rõ ràng và trong sáng:
- Dù sao tôi cũng có 3 đứa con rồi! 1 gái 2 trai.
Tôi hỏi:
- Quê anh ở đâu?
- Quãng Bình, hợp tác xã Đại Phong.
- Anh em đơn vị anh có hứa bao giờ đến rước anh không?
Anh ta ngơ ngác tỏ vẻ không hiểu gì hết về câu hỏi của tôi. Tôi kể vắn tắt lại sự việc vừa xảy ra ở đây cho anh nghe nhưng tôi cố ý không kể lại sự qui kết của anh trợ lý chính trị về “cái bệnh tư tưởng” mà anh ta đã cố gán cho bệnh nhân. Rồi tôi mới trở về lều.
Thu nằm trên võng nhưng nghiêng qua một bên mà lại cong queo lên như nằm trên giường và quay lưng hẳn lại Việt. Tóc Thu rơi một ít bên mép võng. Thu nhìn xuống đất có vẻ như theo dõi một chú rắn mối hay một đàn mối càng đang di chuyển trong đám lá khô.
Tôi thì nằm vặn mình như chiếc bánh quai chèo, chân thòi ra phía bên kia, đầu thì ngoặc sang phía bên này mép võng. Tôi không nhìn ai mà cũng không nhìn gì, cũng không muốn gợi chuyện với Thu.
Tôi đang nằm lim dim bỗng nghe phía võng có tiếng è è làm như có một bàn tay nào chặn cổ bệnh nhân vậy. Tôi bật dậy nhìn về phía võng thấy chẳng có ai ngoài chiếc võng xám xịt im lìm.
Tôi dự đoán rằng anh lính bất hạn này sẽ chết nay mai.
Không hiểu tại sao tôi không biết sợ gì hết, tôi chạy ngay lại võng. Đến nơi thì thấy anh lính không còn thở nữa.
Tôi không sờ mũi, không sờ ngực nhưng quả quyết rằng tiếng è è lúc nãy là hơi thở cuối cùng của anh. Anh đã chết vì chứng “bệnh tư tưởng”!
Tôi gọi:
- Việt! Việt!
- Gì anh?
- Chạy vô trạm báo anh bệnh binh đã chết rồi.
Việt sững sờ. Thu cũng ngồi dậy ngơ ngác. Chúng tôi im lặng nhìn nhau như trao đổi với nhau nỗi buồn thảm vô tận.
Chập sau thì anh trạm trưởng và Chân ra. Và chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ sau anh trạm trưởng đến gặp tôi. Anh xoa hai tay một cách toại nguyện:
- Xong rồi!
- Vậy à đồng chí?
- Tôi nói có sai không?
- Chậc!
- Thiệt là vô nhân đạo! Đồng chí, đồng đội đó!
Tôi đứng lặng thinh lắng nghe anh trạm trưởng tiếp:
- Đấy, đồng chí thấy đơn vị có cho thằng nào trở lại không? Tôi đã nói là tụi nó đổ gánh nặng cho tôi mà!
Tôi thấy anh trạm trưởng không chút xúc động, chỉ thấy anh tức giận thôi. Anh nói:
- Tôi mà biết đơn vị nó đóng ở đâu, tôi tới níu đầu thằng chỉ huy xán cho nó mấy bốp tay và bảo nó nghỉ đi, đừng có chỉ huy lính tráng nữa.
Câu nói của anh làm cho tôi nghĩ đến những vị chỉ huy khác.
Tôi thấy eng eng muốn sốt. Tôi ngồi bật đậy và nói với Việt:
- Việt à!
- Chi anh?
- Tớ muốn hai đứa mình đi làm cái này một chút.
- Cái gì anh?
- Cậu với tôi đi xuống suối tìm một tấm đá phẳng khiêng lên đây rồi hãy hay. Có đồng ý không?
- Được rồi…nhưng để làm gì?
- Làm gì rồi sẽ hay mà!
Rồi hai đứa cùng đi. Tôi nói với Việt:
- Khắc cho anh ta một mộ bia cậu à! Tớ nói thật mà! – Tôi nói tiếp với sự kiên nhẫn – Mình nằm không sẽ bị sốt, đi hoạt động có lợi hơn!
Việt ngần ngại:
- Tôi đồng ý cái kinh nghiệm đó, nhưng khắc một bia đâu phải chuyện chơi.
- Không phải chuyện chơi nhưng ta nhất định làm được…Tội nghiệp anh ta chết không một người bên cạnh. Chỉ có cây rừng đứng lặng chung quanh. Tụi mình cũng vô tình quá…
Việt dảy nảy:
- Vô tình khỉ mẹ gì! Đến phiên mình rồi phải nằm ngay cán cuốc ra như hắn thôi, có ai ngó ngàng tới? Chôn người chưa chắc người ta chôn mình!
Tuy nói vậy nhưng Việt vẫn đi với tôi xuống suối. Hai đứa chọn mãi mới được một mặt đá phẳng.
Cái tấm đá không to lắm. Nó bằng gấp đôi tập vở học trò . Tôi cứ tưởng tôi xách một tay mà đi bon bon về nhà, nhưng khi tôi nhấc thử nó lên thì tôi mới biết là tôi không thể.
Việt thì có vẻ anh hùng hơn, Việt xăn tay áo và bảo:
- Để tôi vác cho!
Thế là cu cậu đỡ tấm đá lên vai vác về lều.
Tôi bèn chạy vô trạm, lục lạo một hồi mới được một cái lưỡi lê gãy và tên họ người xấu số. Tôi mừng quá xách cái lưỡi lê chạy về mà đưa cho Việt:
- Cậu đục trước đi, mỏi tay rồi tôi thay khắc tên tuổi quê quán của anh ta.
Việt đục cả tiếng đồng hồ, mồ hôi mồ hám ướt đẫm mà chưa xong một nét.
Việt ném dụng cụ và thở phào:
- Thôi! mệt bỏ mẹ! Cái thằng cha này nó lại báo hại mình. Chớ phải nó họ Lý họ Lê gì thì đỡ cho mình biết mấy, đằng này nó nhảy nó đè họ Nguyễn mới chết tươi mình chớ! Nội cái dấu ngã thôi khắc cũng đủ bỏ mạng mình rồi.
Tôi nói:
- Thì viết tắt.
Việt cãi lại:
- Còn tên nó làm sao viết tắt? Phải nó tên A tên B và quê ở Hà Nội cũng đỡ mệt cho mình. Đằng này cái tên đã dài cả cây số rồi, còn quê thì lại ở Quảng Bình, kéo thêm nửa cây số nữa. Khắc cái mộ bia này bằng đi một trạm!
Mãi tới chiều chúng tôi mới đục đẽo xong cái “mộ bia”. Tuy nó không ra cái hồn gì nhưng người đi qua có thể đọc và biết được kẻ nằm dưới mồ tên gì, mấy tuổi và quê ở đâu.
Tôi và Việt khệ nệ khiêng tấm bia đá đặt trên nấm mộ cách chỗ anh ta mắc võng nằm không xa.
Tôi hỏi anh trạm trưởng tại sao không đắp nấm cho người chết? Anh trạm trưởng hỏi lại tôi:
- Anh có sức đắp nổi không? – rồi anh lại tiếp – Đắp để làm gì? Sở dĩ người ta đắp nấm mộ cho người chết là để người sống tới thăm, dẫy cỏ, đốt nhang . Còn ở đây thì ai tới? Vả lại nay mai trạm chúng tôi cũng dời đi, con đường mòn này đâu còn. Ai mà đi qua đây? Tất cả đều chìm lắng, đều bị nuốt mất trong cái bụng thăm thẳm của rừng, tất cả sẽ trở thành đất … một cách vô danh.
Hết Chương 15 - Xem Tiếp Chương 16
Chương 15
Không biết giờ này là giờ nào nữa nhưng nghe có tiếng gà cục tác. Trong mấy chú gà còn bị giam lại có cả một chú gà trống mới tập gáy như con trai mới bể tiếng. Nó kêu te te chứ chưa thành tiếng gáy. Vậy mà tôi nghe cũng vui, tưởng như mình ở giữa thôn xóm quê hương.
Bất giác tôi nhớ tới anh bệnh binh khi chiều. Nếu còn sống thì hắn ta đang ngủ hay thức? Nếu đang thức thì hắn ta nghĩ gì, ao ước gì? Có cái quân đội nào mà đứng về phương diện tổ chức kỳ cục vậy không? Hô đi, con người ta đi!. Con người ta ốm nằm dọc đường thế là bỏ phế không thuốc men, không săn sóc.
Có thứ tình người nào kỳ cục vậy không? Mạnh giỏi thì chơi với nhau, khi đau ốm thì không ngó ngàng tới nữa. Có thứ người ngợm nào kỳ cục vậy không? Khi còn mạnh giỏi thì nai lưng ra khiêng vác trèo leo bất kể đêm ngày, sống chết, khi nằm xuống rồi nhìn quanh quất bạn bè đồng chí, lãnh đạo, chỉ huy chẳng thấy một ngoe.
… Chúng tôi đang nấu cơm sáng.
Nấu cơm hôm nay là niềm phấn khởi lớn nhất đối với chúng tôi bởi vì sau bữa ăn ngon chiều qua, bữa ăn sáng nay cũng sẽ rất ngon.
Ấy vậy mà nó lại không ngon. Chúng tôi đang ăn cơm thì có người đến. Đáng lẽ các ông này đến chiều hôm qua thì bây giờ các ông mới đến. Sau khi nghe họ tiếp xúc với bệnh nhân và họ nói chuyện với nhau thì tôi biết ngay rằng đó là các cán bộ chính trị trong đó có một trợ lý chính trị tiểu đoàn. Anh ta đến bên võng giỡ mí chăn lên xem hồi lâu rồi hỏi thật to:
- Cậu đau có nặng lắm không?
Tôi không nghe bệnh nhân đáp, nhưng tôi đoán là anh ta chỉ khẽ gật đầu thôi.
Anh ta hỏi tiếp:
- Có ăn cơm ăn cháo gì không?
Tôi lại cũng không nghe tiếng bệnh nhân đáp. Ai chớ ông trợ lý chánh trị thừa biết là những người khiêng bệnh nhân tới đây đều rút lui có trật tự hết rồi.
- Bệnh tư tưởng chứ bệnh gì! – Anh trợ lý tiểu đoàn ném ra một câu bông lông.
Tôi nhìn anh ta mà điếng cả người như bị roi da quật. Tôi không hiểu anh ta định nói ai.
Anh trợ lý tiểu đoàn quay sang chúng tôi:
- Các đồng chí nghĩ coi bệnh gì mà kỳ cục vậy? Mới hôm qua đây nó còn ăn cơm rõ ràng. Chiều lại thì ngã ra đau nặng. Đang đi lại nằm ỳ ra, bắt người ta khiêng như thế? Không có người khiêng súng, người đâu mà khiêng người? Phá sản cả kế hoạch hành quân! Bệnh gì? Bệnh tư tưởng chứ bệnh gì?
Anh trợ lý chính trị nói rất hăng làm như diễn thuyết cho nên vừa chấm câu xong, anh ta mệt thở hào hển như leo dốc.
Cả ba chúng tôi không bảo nhau mà đều ngồi im. Anh ta bèn ngồi xề lại gần chúng tôi và lải nhải:
- Thiệt là một thứ bệnh nguy hiểm các đồng chí ạ! Nó lây hơn tất cả các chứng bệnh khác. Anh này thấy anh kia làm có kết quả thì bắt chước làm theo. Rồi anh nọ lại bắt chước làm theo nữa không thể nào ngăn nổi. Các đồng chí xem trong một tiểu đội mà có hai người bệnh phải khiêng thì còn đánh đấm gì nữa?
Anh trợ lý phân trần với tôi làm như chúng tôi cũng chú ý nghe hoặc đồng tình với anh ta.
- Có một dạo có một cái dịch tự sát thương để nằm lại và sau cùng là “bê quay”. Đó là lúc qua giới tuyến. Họ làm như vậy để trở về Bắc. Bây giờ tới đây thì quá sâu rồi không thể trở về được nữa thì họ lại tìm cách lùi lại và dần dần không còn ai biết tới nữa. Rồi họ tự xoá tên trong đơn vị và trở thành người rừng, như một thứ thổ phỉ. Tôi làm cán bộ chính trị cho nên tôi thuộc hết tất cả ngóc ngách tư tưởng của họ, tuy nhiên tôi không làm sao chận đứng lại được.
Anh trợ lý nuốt nước bọt và trỏ về phía võng:
- Đó là một bằng chứng của những lời tôi nói. Hôm qua anh ta còn ăn cơm rõ ràng mà. Chính mắt tôi thấy! Đang đi bỗng nhiên lại khuỵu xuống không đi được nữa. Riêng tôi thì tôi không sợ vì tôi có biệt tài trị chứng bệnh này rất nhanh. Chỉ có một phương pháp thôi: đó là không phát gạo! Đói là đầu gối phải bò!
Nghe anh trợ lý mà anh chính trị cấp tiểu đoàn tuyên bố cái phương pháp trị bệnh của ông ta, tôi nổ lỗ tai.
Anh trợ lý chính trị tiểu đoàn nói tiếp:
- Phức tạp lắm anh ơi. Đi trên con đường này, lãnh đạo một tiểu đoàn bằng lãnh đạo một sư đoàn. Mỗi một binh sĩ là một cái nợ đối với chúng tôi. Mỗi người mỗi kiểu, mỗi người mỗi hành động để chống lại chuyện đi vô Nam, chống việc khiêng đạn vác súng. Cuối cùng giả đau là thần diệu nhất. Đau để nằm lại, để tìm cách quay về Bắc, đó là mục đích của cơn đau.
Anh chính trị viên giải thích cặn kẽ mạch lạc và đoan chắc mọi điều anh nhận định là đúng hoàn toàn. Anh nói tiếp:
- Như cái anh này đây, tôi nói rồi để các anh xem! Anh ta sở dĩ đau nặng như vậy là vì chặng đường sắp tới rất gay go. Hai ngày không có suối, do đó cơm ăn trong hai ngày tới phải nấu đem đi từ đây.
Tôi làm công tác chính trị quân đội nhiều không có chứ ít ra cũng 7, 8 năm cho nên anh lính nào nháy con mắt là tôi biết trong bụng anh ta muốn cái gì rồi. Tôi hứa chắc chắn với các anh một câu xanh dờn rằng anh binh sĩ này nằm lại đây cho đến sáng mai là khỏi ngay bởi vì sáng mai đơn vị hành quân rời khỏi chỗ này. Sau đó anh ta hoạt động lại ngay, lại đi đổi gà nấu cháo xơi phây phây ra thôi!
- Nếu họ “đau” cái kiểu đó thì cứ để cho họ ở lại chớ lôi kéo họ theo làm gì cho nặng hở đồng chí? – Thu hỏi.
Bị hỏi bất ngờ, anh trợ lý “già kinh nghiệm” bị chới với nhưng anh ta cũng trả lời ngay:
- Trời! Nếu bỏ họ ở lại hết thì còn ai đi?
Anh cán bộ chính trị đã nói một câu hết sức thành thật. Nhưng anh ta biết ngay rằng mình nói hớ nên anh ta bỏ đi ngay. Anh ta quay trở lại võng bệnh nhân. Anh lắc lắc cái võng vô tri mà nói với giọng chua lòm:
- Bịnh có nặng cũng cố gắng lên, không có ai khiêng nổi đâu!
Nói xong anh cán bộ chính trị ngoe ngoảy bỏ đi. Cái võng không động đậy, cũng không lên tiếng, cơ hồ như không hay biết chuyện gì đang xảy ra bên ngoài.
Khi anh cán bộ chính trị vừa khuất dạng thì chúng tôi cũng vừa bên cơm nước thịt cá dọn ra. Bữa ăn chúng tôi đang ngon lành thì bỗng có tiếng ú ớ đằng võng. Tôi buông đũa chạy sang, vì tôi nghĩ rằng bệnh nhân đang cần sự có mặt của một người.
Tôi mất hết sự ngon lành của bữa ăn. Người nằm trên võng là một cái xác không hơn không kém. Tôi không có can đảm nhìn lâu.
Tôi thấy đôi môi anh ta mấp máy nhưng không ra tiếng. Tôi chỉ đoán anh ta cần uống nước và ăn cháo. Tôi hỏi:
- Anh khát nước phải không?
Bằng đôi mắt và với cử động rất khẽ của mí mắt, bệnh nhân trả lời với tôi.
Tôi quay về lều và trở lại với ca nước trên tay. Tôi hỏi:
- Anh ngồi dậy được không?
Tôi thấy khổ tâm quá. Một tay tôi nâng bệnh nhân lên, một tay tôi cố giữ thăng bằng ca nước, và đưa ca nước vào đôi môi của anh khô như đất nẻ mặt ruộng trong kỳ đại hạn.
Chỉ vài hớp thôi bệnh nhân đã uống cạn nước trong ca, rồi ngã vật ra trên võng dường như bất tỉnh.
Tôi nom xuống và hỏi:
- Anh cần gì nữa không?
Bệnh nhân khẽ lắc đầu.
- Anh có ăn cháo chúng tôi nấu cho. Chúng tôi đang có thịt!
Mắt anh bạn đang nhắm nghiền bỗng mở to ra như chợt trông thấy điều lành xảy đến. Anh ta nhìn tôi rất đổi ngạc nhiên. Có lẽ anh ta nghĩ rằng anh ta nghe lầm điều tôi vừa nói.
Tôi vội vã trở về múc mớ cháo loãng nấu với xương chó đang sôi sùng sục trên bếp rồi mang sang cho anh ta…
Nghe hơi cháo phất qua, anh bạn ngồi bật dậy trước mặt tôi một cách không ngờ, một tay níu chặt mép võng, một tay run run đưa ra đỡ lấy ca cháo, rồi không ngần ngại đưa lên miệng húp lia lịa, dường như không biết đó là cháo sôi mới múc ra.
Anh bạn húp một hơi hết ca cháo.
Anh ta nằm vật trên võng, mồ hồi ướt trán, mồ hôi thấm qua lớp áo kaki dày mo, gương mặt anh ta sáng hẳn lên. Đột nhiên anh ta nói, tiếng nói rõ ràng và trong sáng:
- Dù sao tôi cũng có 3 đứa con rồi! 1 gái 2 trai.
Tôi hỏi:
- Quê anh ở đâu?
- Quãng Bình, hợp tác xã Đại Phong.
- Anh em đơn vị anh có hứa bao giờ đến rước anh không?
Anh ta ngơ ngác tỏ vẻ không hiểu gì hết về câu hỏi của tôi. Tôi kể vắn tắt lại sự việc vừa xảy ra ở đây cho anh nghe nhưng tôi cố ý không kể lại sự qui kết của anh trợ lý chính trị về “cái bệnh tư tưởng” mà anh ta đã cố gán cho bệnh nhân. Rồi tôi mới trở về lều.
Thu nằm trên võng nhưng nghiêng qua một bên mà lại cong queo lên như nằm trên giường và quay lưng hẳn lại Việt. Tóc Thu rơi một ít bên mép võng. Thu nhìn xuống đất có vẻ như theo dõi một chú rắn mối hay một đàn mối càng đang di chuyển trong đám lá khô.
Tôi thì nằm vặn mình như chiếc bánh quai chèo, chân thòi ra phía bên kia, đầu thì ngoặc sang phía bên này mép võng. Tôi không nhìn ai mà cũng không nhìn gì, cũng không muốn gợi chuyện với Thu.
Tôi đang nằm lim dim bỗng nghe phía võng có tiếng è è làm như có một bàn tay nào chặn cổ bệnh nhân vậy. Tôi bật dậy nhìn về phía võng thấy chẳng có ai ngoài chiếc võng xám xịt im lìm.
Tôi dự đoán rằng anh lính bất hạn này sẽ chết nay mai.
Không hiểu tại sao tôi không biết sợ gì hết, tôi chạy ngay lại võng. Đến nơi thì thấy anh lính không còn thở nữa.
Tôi không sờ mũi, không sờ ngực nhưng quả quyết rằng tiếng è è lúc nãy là hơi thở cuối cùng của anh. Anh đã chết vì chứng “bệnh tư tưởng”!
Tôi gọi:
- Việt! Việt!
- Gì anh?
- Chạy vô trạm báo anh bệnh binh đã chết rồi.
Việt sững sờ. Thu cũng ngồi dậy ngơ ngác. Chúng tôi im lặng nhìn nhau như trao đổi với nhau nỗi buồn thảm vô tận.
Chập sau thì anh trạm trưởng và Chân ra. Và chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ sau anh trạm trưởng đến gặp tôi. Anh xoa hai tay một cách toại nguyện:
- Xong rồi!
- Vậy à đồng chí?
- Tôi nói có sai không?
- Chậc!
- Thiệt là vô nhân đạo! Đồng chí, đồng đội đó!
Tôi đứng lặng thinh lắng nghe anh trạm trưởng tiếp:
- Đấy, đồng chí thấy đơn vị có cho thằng nào trở lại không? Tôi đã nói là tụi nó đổ gánh nặng cho tôi mà!
Tôi thấy anh trạm trưởng không chút xúc động, chỉ thấy anh tức giận thôi. Anh nói:
- Tôi mà biết đơn vị nó đóng ở đâu, tôi tới níu đầu thằng chỉ huy xán cho nó mấy bốp tay và bảo nó nghỉ đi, đừng có chỉ huy lính tráng nữa.
Câu nói của anh làm cho tôi nghĩ đến những vị chỉ huy khác.
Tôi thấy eng eng muốn sốt. Tôi ngồi bật đậy và nói với Việt:
- Việt à!
- Chi anh?
- Tớ muốn hai đứa mình đi làm cái này một chút.
- Cái gì anh?
- Cậu với tôi đi xuống suối tìm một tấm đá phẳng khiêng lên đây rồi hãy hay. Có đồng ý không?
- Được rồi…nhưng để làm gì?
- Làm gì rồi sẽ hay mà!
Rồi hai đứa cùng đi. Tôi nói với Việt:
- Khắc cho anh ta một mộ bia cậu à! Tớ nói thật mà! – Tôi nói tiếp với sự kiên nhẫn – Mình nằm không sẽ bị sốt, đi hoạt động có lợi hơn!
Việt ngần ngại:
- Tôi đồng ý cái kinh nghiệm đó, nhưng khắc một bia đâu phải chuyện chơi.
- Không phải chuyện chơi nhưng ta nhất định làm được…Tội nghiệp anh ta chết không một người bên cạnh. Chỉ có cây rừng đứng lặng chung quanh. Tụi mình cũng vô tình quá…
Việt dảy nảy:
- Vô tình khỉ mẹ gì! Đến phiên mình rồi phải nằm ngay cán cuốc ra như hắn thôi, có ai ngó ngàng tới? Chôn người chưa chắc người ta chôn mình!
Tuy nói vậy nhưng Việt vẫn đi với tôi xuống suối. Hai đứa chọn mãi mới được một mặt đá phẳng.
Cái tấm đá không to lắm. Nó bằng gấp đôi tập vở học trò . Tôi cứ tưởng tôi xách một tay mà đi bon bon về nhà, nhưng khi tôi nhấc thử nó lên thì tôi mới biết là tôi không thể.
Việt thì có vẻ anh hùng hơn, Việt xăn tay áo và bảo:
- Để tôi vác cho!
Thế là cu cậu đỡ tấm đá lên vai vác về lều.
Tôi bèn chạy vô trạm, lục lạo một hồi mới được một cái lưỡi lê gãy và tên họ người xấu số. Tôi mừng quá xách cái lưỡi lê chạy về mà đưa cho Việt:
- Cậu đục trước đi, mỏi tay rồi tôi thay khắc tên tuổi quê quán của anh ta.
Việt đục cả tiếng đồng hồ, mồ hôi mồ hám ướt đẫm mà chưa xong một nét.
Việt ném dụng cụ và thở phào:
- Thôi! mệt bỏ mẹ! Cái thằng cha này nó lại báo hại mình. Chớ phải nó họ Lý họ Lê gì thì đỡ cho mình biết mấy, đằng này nó nhảy nó đè họ Nguyễn mới chết tươi mình chớ! Nội cái dấu ngã thôi khắc cũng đủ bỏ mạng mình rồi.
Tôi nói:
- Thì viết tắt.
Việt cãi lại:
- Còn tên nó làm sao viết tắt? Phải nó tên A tên B và quê ở Hà Nội cũng đỡ mệt cho mình. Đằng này cái tên đã dài cả cây số rồi, còn quê thì lại ở Quảng Bình, kéo thêm nửa cây số nữa. Khắc cái mộ bia này bằng đi một trạm!
Mãi tới chiều chúng tôi mới đục đẽo xong cái “mộ bia”. Tuy nó không ra cái hồn gì nhưng người đi qua có thể đọc và biết được kẻ nằm dưới mồ tên gì, mấy tuổi và quê ở đâu.
Tôi và Việt khệ nệ khiêng tấm bia đá đặt trên nấm mộ cách chỗ anh ta mắc võng nằm không xa.
Tôi hỏi anh trạm trưởng tại sao không đắp nấm cho người chết? Anh trạm trưởng hỏi lại tôi:
- Anh có sức đắp nổi không? – rồi anh lại tiếp – Đắp để làm gì? Sở dĩ người ta đắp nấm mộ cho người chết là để người sống tới thăm, dẫy cỏ, đốt nhang . Còn ở đây thì ai tới? Vả lại nay mai trạm chúng tôi cũng dời đi, con đường mòn này đâu còn. Ai mà đi qua đây? Tất cả đều chìm lắng, đều bị nuốt mất trong cái bụng thăm thẳm của rừng, tất cả sẽ trở thành đất … một cách vô danh.
Hết Chương 15 - Xem Tiếp Chương 16
Comment