Phản Động
Tác giả: Ha Jin Saboteur
Dịch giả: Hải Ngữ
Chuẩn ngồi từ tốn ăn sáng với người vợ mới cưới ở quảng trường đang nằm uể oải ngay trước ga xe lửa Hải-phòng. Chàng không biết quảng trường này tên gì, trông nó nhỏ hoảnh bằng cái bàn tay, nhìn lại bẩn thỉu chứ không được sạch như quảng trường Ba- đình ở Hà-nội, nơi chàng là giáo viên chính ngạch của trường Đại-học Luật khoa. Dẫn vợ từ phòng trọ đến nhà ga, Chuẩn chỉ thấy chỗ này là tương đối sạch để có thể ngồi chờ chuyến xe lửa đưa vợ chồng chàng về Hà-nội sau tuần trăng mật. Những chiếc ghế đá nằm rải rác chung quanh không còn giữ được màu xám nguyên thuỷ thân hình chúng được bôi lên tất cả những gì có thể. Hàng ngày cả nghìn người ào đến sân ga, kẻ buôn người bán, đôi bàn tay bẩn không có nước rửa nên tiện tay họ chùi hết vào những chiếc ghế đá từ lưng ghế đến bàn ngồi. Khi không còn chỗ để chùi thì họ lại quệt lên trên lớp cũ, lâu ngày những chất dơ khô cứng ngả sang màu nâu sậm bám chết vào ghế đá như đám vi-trùng lao nằm lì trong hai lá phổi cố bào mòn cho hết. Có những chiếc sứt mẻ loang lổ để lộ lớp xi-măng đen đủi trông như thân hình bệ rạc của một người bị sâu ghẻ đục khoét tàn tạ lớp biểu bì. Gió ban mai thổi nhè nhẹ, quyện trong không khí một mùi vị hỗn tạp mà khứu giác của chàng nghe ngai ngái mùi cơm thừa canh cặn hắt ra từ xóm hàng quán. Chuẩn rón rén ngồi xuống mặt ghế đá, không dám tựa lưng vào thành ghế như sợ những con vi-trùng sẵn sàng nhảy xổ vào người chàng để gieo bệnh.
Thật ra chàng không muốn ngồi ở đây để ăn sáng nhưng lại sợ trễ chuyến xe lửa nên đành phải kiếm một chiếc ghế trông tương đối đỡ bẩn. Đặt mông ngồi xuống mà chàng vẫn thấy ơn ớn ở sống lưng. Chuẩn mở hai hộp giấy đựng thức ăn vừa mới mua ở cửa hàng quốc doanh trước mặt, kèm với 2 ly nước ngọt đặc sản thành phố Hải-phòng. Uống một hớp chàng mới khám phá ra chỉ là nước pha với đường bỏ chút phẩm đỏ nhìn cho đẹp mắt. Mà nước quái gì uống vào lại lờ lợ Ở cổ họng, nhổ ra thì tiếc nên Chuẩn cắn răng nuốt một hơi cho xong chuyện. Chàng ân cần nói với vợ:
- Ăn đi em, lên xe lửa rồi mình làm một giấc.
Chuẩn gắp một miếng thịt heo bỏ vào miệng trệu trạo nhai. Quai hàm chàng bạnh ra, hai hàm răng liên tiếp đập vào nhau cố dần mềm miếng thịt để nuốt. Phía bên phải, hai anh công an giữ trật tự nhà ga đang ngồi uống trà, cười đùa vui vẻ. Hình như anh công an đứng tuổi kể một chuyện tiếu lâm cho anh công an trẻ có tướng cao ráo vạm vỡ cả hai phá lên cười ngặt nghoẽo. Anh công an đứng tuổi thỉnh thoảng đưa mắt liếc xéo sang chiếc ghế đá chỗ hai vợ chồng chàng đang ngồi. Chuẩn thoáng thấy những tia mắt hằn học phóng ra từ đôi mắt xếch của hắn nhưng chàng cứ lờ đi xem như không biết.
Không khí nồng nặc mùi thức ăn xốc vào mũi chàng. Ruồi nhặng bay vo ve chung quanh hai hộp thức ăn, chỉ chờ dịp là phóng xuống. Khung cảnh sân ga náo nhiệt hẳn lên với những chuyến xe buýt đổ người xuống, rồi mang hành khách đi toa? ra khắp bốn hướng. Những người bán hàng rong xuất hiện ngày càng nhiều, trẻ có, già có, thậm chí có những đứa con nít quần áo xốc xếch vá lỗ chỗ, kẹp trong tay rổ khoai, bên trên phủ lớp lá chuối, miệng thều thào những lời rao mời khách mà chàng biết chắc nó chưa có một miếng gì vào bụng kể từ chiều hôm quạ Chuẩn nhìn chúng thản nhiên không biểu lộ một thứ tình cảm nào. Khi còn thanh niên, với tấm lòng đầy nhiệt huyết chàng cảm thấy chạnh lòng khi nhìn những đứa trẻ nghèo khổ lê la đầu đường xó chợ nhưng lâu dần hình ảnh của chúng nhan nhãn khắp phố chợ toàn cõi miền Bắc thì sự nhạy cảm về lòng thương xót của chàng cũng phai nhạt theo năm tháng; hơn nữa bận rộn với miếng cơm manh áo cho chính chàng nên còn đâu trái tim cho những kẻ xa lạ.
Chuẩn đưa mắt nhìn quanh, gần đầu quảng trường có độ chừng 10 cô gái trẻ, ăn mặc khá gọn gàng, tay cầm tấm bảng viết hàng chữ khách sạn có máy lạnh, điểm tâm miễn phí, phòng ngủ nhìn ra cảng …, miệng liến thoắng rủ rê khách. Ngay giữa quảng trường, chiễm chệ đứng một tượng bác Hồ đúc bằng thạch cao sơn màu xám xịt; mới nhìn qua cứ tưởng được đúc bằng xi-măng. Bức tượng lâu ngày không được tô phết chăm sóc nên không ai còn nhận ra mặt mũi của bác nữa. Khuôn mặt bác nhạt nhoè, trơn trụi không còn những đường nét sắc sảo như thuở dựng tượng tuyên dương các chiến sĩ gái oanh liệt dùng súng trường bắn máy bay Mỹ ở cảng Hải-phòng. Những người già yếu, những kẻ tàn tật quần áo rách rưới chia chỗ nằm la liệt ngay dưới chân bức tượng. Vài con chim sẻ nhảy chuyền từ cánh tay bức tượng đậu ngay trên đỉnh đầu bác. Nó lúc lắc cái đuôi, són ra một chút phân rồi vỗ cánh bay vụt đi.
Gói cơm trộn mấy miếng dưa chuột kho mặn giúp chàng nuốt trôi xuống bao tử. Vẻ mệt mỏi hằn lên khuôn mặt vàng vọt của Chuẩn. Chàng thở ra một hơi dài. Chuẩn cảm thấy lòng vui vui sau một tuần trăng mật và vợ chồng chàng chuẩn bị đáp chuyến xe lửa về Hà-nội. Cả tuần chàng cứ phập phồng lo sợ căn bệnh viêm gan cấp tính sẽ tái phát mà bác sĩ mới khám phá 3 tháng trước. Lần đó, cơn bệnh hành hạ cứ tưởng chàng sắp chết. Nước da vàng khè, ăn không tiêu, ngủ không được. Chỉ mới hai tuần mà chàng sụt đi hơn 10 kí. Thân hình chàng vốn chẳng mập mạp gì, bị căn bệnh quái ác nên nhìn chàng như một bộ xương biết đi. Thật may, thuốc thang đầy đủ chàng bình phục nhưng người lại yếu hẳn. Lá gan vẫn còn sưng và trương nước. Bác sĩ dặn dò phải chăm sóc miếng ăn kỹ lưỡng, nếu cần nên kiêng ăn uống để giúp gan phục hồi. Chuẩn làm theo lời chỉ bảo của vị bác sĩ từng chút một nên cả tháng trôi qua chàng chỉ cảm thấy mệt mỏi chứ không nóng sốt, đau quặn phía dưới bụng như trước đây. Chàng bằng lòng với tình trạng sức khoẻ đang hồi phục, lại có thêm cô vợ mới cưới đầu gối tay ấp nên trong người cảm thấy thơ thới hân hoan. Chuẩn nhìn lại người vợ, trông nàng xinh xắn đang nhỏ nhẹ nhai từng miếng cơm. Cặp kiếng đen treo lủng lẳng trước ngực nàng, mồ hôi nhỏ lấm tấm xuống hai bên thái dương có những sợi tóc mai cong vút bay đùa theo cơn gió nhẹ ban mai. Chàng âu yếm hỏi:
- Em đỡ mệt chút nào chưa?
Nàng nuốt vội miếng cơm, lắc đầu:
- Nhức đầu quá anh ơi. Cả đêm qua em có chợp mắt được chút nào đâu.
- Người em đổ mồ hôi kìa. Có lẽ em bị sốt. Uống đỡ viên thuốc xem sao, nhé!
- Không sao đâu anh. Em gắng được mà, để dành thuốc khi khác. Ngày mai chủ nhật em tha hồ ngủ trễ.cc- Ừ! Chốc nữa lên xe lửa em cứ tha hồ ngủ. Để anh thức xem chừng hành lý cho.
Hai vợ chồng đang chuyện trò tương đắc thì bỗng anh công an đứng tuổi đứng dậy hắt nguyên ly nước trà về phía chàng. Đôi săng- đan của hai vợ chồng ướt đẫm nước. Vợ chàng tắc lưỡi:
- Ơ kìa!
Chuẩn nhìn xuống chân rồi đứng bật dậy quay sang phía 2 anh công an, cao giọng:
- Này đồng chí công an! Sao lại vô ý hắt nước vào người chúng tôi thế kia?
Như để phân bua, Chuẩn chìa chân phải ra cho hắn thấy chiếc săng- đan ướt nhẹp. Anh công an trẻ miệng huýt sáo cứ như không có chuyện gì xảy ra còn tay công an đứng tuổi hất mặt, giọng thách thức:
- Anh nói tôi làm gì?
- Thì đây thôi, anh hắt cả ly nước vào người chúng tôi này.
Tay công an tiến lên một bước, chỉ tay vào mặt Chuẩn:
- Này này… láo vừa vừa, anh đổ nước xuống chân rồi bảo tôi hắt nước vào người anh là thế nào?
- Cái gì? Sao lại có chuyện lạ thế này! Nhiệm vụ của đồng chí là giữ an ninh trật tự cho nhân dân mà lại cố ý vu oan cho chúng tôi là thế nào. Đồng chí phạm luật thì làm sao bảo nhân dân giữ luật được?
Khách qua đường nghe lớn tiếng đứng lại dăm ba người hóng chuyện. Lại có số người chờ xe buýt hiếu kỳ đổ sang, cả đám người ở mấy hàng quán lộ thiên húp vội tô bún mọc tò mò chạy đến. Ban đầu chỉ đôi người rỗi nghề tò mò dừng chân, nhưng chỉ mấy phút sau số người tăng dần vây quanh Chuẩn và hai tên công an. Thấy lớp người đứng vòng trong vòng ngoài khá đông, tên công an đứng tuổi phất tay bảo anh công an trẻ:
- Phải giữ thằng này lại.
------------------------------------------------------------------------------------------
Tức thì cả hai tiến tới giữ chặt lấy hai cánh tay Chuẩn. Tên công an đứng tuổi lôi ra chiếc còng số tám mổ ngay vào cổ tay chàng. Chuẩn hét lớn:
- Các anh làm gì vậy? Sao lại bắt tôi? Các anh vô lý hết sức.
Hắn rút ngay khẩu súng lục, vung vẩy thị uy:
- Câm mõm lại. Đồ lắm mồm. Cứ về đến trạm làm việc xem còn điêu nữa không cho biết.
Anh công an trẻ chỉ ngón tay vào mặt chàng, bồi thêm:
- Mày là tên phản động, biết không? Chuyên phá rối trị an, cản trở chúng ông làm việc.
Nhìn chồng bị còng, vợ Chuẩn run lên bần bật. Cái dáng hùng hổ của hai tên công an đã làm nàng khiếp hãi, chưa kể đến khẩu súng lăm lăm trong tay, chỉ chờ nổ ngay một phát vào đầu chồng. Sự việc xảy ra quá nhanh, nàng không biết xoay xở ra sao. Một sinh viên Mỹ-thuật vừa mới tốt nghiệp như nàng chẳng mấy quen với cảnh chợ đời, nhất là những vụ dính líu đến công an, lại còn bị khép vào tội phản động nữa thì kể như đã tận số. Cái tội phản động đâu phải đùa; chết đến mấy đời chứ chẳng chơi, nàng lẩm bẩm. Mặt tái nhợt, người nàng run rẩy như cành cây cong gặp bão. Cố gắng lắm, nàng chỉ thều thào được dăm ba chữ, mà phải đứng sát mới nghe tiếng được tiếng mất:
- Xin… xin các… ông… tha… tha cho nhà… tôi.
Cả hai tên công an lôi Chuẩn đi, chàng cố trì lại, hai tay ghì chặt lấy chiếc ghế đá, miệng la lớn như muốn phân trần với đám nhân dân đang đứng trố mắt nhìn. Chuyện kêu cứu với đám người đứng chung quanh là chuyện không tưởng. Không ai dám dây dưa vào việc của nhà nước, nhất là việc bắt bớ của công an. Hơn nữa, họ đã nghe loáng thoáng hai chữ “phản động” nên có cho vàng cũng không ai dám mở miệng khuyên can. Dính vào không khéo lại bị bắt vì cái tội đồng lõa thì không biết đến bao giờ mới thấy mặt vợ con. Thấy không ai can thiệp, Chuẩn hốt hoảng thật sự:
- Bác đảng ơi! Các anh mang tôi đi đâu? Chúng tôi đang chờ xe lửa. Vé tôi đã mua rồi.
Tên công an dứng tuổi trợn mắt:
- Im bố cái miệng mày lại đi. Vé với lại không vé. Mày trễ tàu thì việc gì đến ông.
Thấy Chuẩn cong người ghì chặt lấy thành ghế, hắn trở đầu súng, tay cầm lấy nòng đập báng súng liên hồi xuống bàn tay chàng. Đau quá, chàng đành thả tay ra. Mu bàn tay Chuẩn rướm máu, sưng húp thấy rõ. Hai tên công an xốc nách Chuẩn đẩy chàng đi về phía trước. Thấy không còn lối thoát, Chuẩn ngoáy đầu lại hét to dặn dò vợ:
- Em cứ đáp xe lửa về nhà. Đừng chờ anh. Nếu chiều mai anh không về thì kiếm người bảo lãnh cho anh nhé.
Khuôn mặt ràn rụa nước mắt, nàng gật đầu nhè nhẹ. Trước khi đi khuất ở dãy phố, Chuẩn còn thấy vợ chàng đổ gập người xuống, hai bàn tay che hết mặt, nức nở.
Đến trạm công an ga Hải-phòng, tên công an nhốt Chuẩn vào một căn phòng nhỏ hẹp nằm phía sau trạm. Căn phòng ẩm thấp, mùi nước tiểu xông lên nồng nặc. Căn phòng nhận ánh sáng từ phía cửa sổ, có chắn 6 thanh sắt cỡ hai ngón taỵ Cửa sổ nhìn ra một khoảng sân sau, khá rộng, cuối sân đứng sừng sững vài cây thông reo vui trong gió. Chuẩn nghe tiếng dao thớt đều đặn vọng lên đâu đó. Chắc nhà bếp ở phía trên lầu, chàng nghĩ thầm.
Chuẩn gần như kiệt sức. Chàng nằm vật ra chiếc chõng tre kê ở góc phòng. Sự việc xảy ra quá đột ngột. Mới nửa tiếng đồng hồ trước đây, chàng còn ngồi chuyện trò với vợ chờ chuyến xe lửa trở ngược ra Hà-nội, thế mà giờ đây vợ chồng mỗi người một ngả và chàng bị bắt tù vì tội phản động. Chuẩn nhắm nghiền đôi mắt. Nghĩ cho cùng, chàng không có gì phải sợ đám công an du thủ du thực ở đây. Cơn ác mộng của lần cải cách ruộng đất đã tan biến từ lâu. Thời kỳ đàn áp nhóm văn nghệ sĩ trí thức Giai phẩm Nhân văn cũng đã qua rồi. Đất nước đã thống nhất cả mười năm nay, chẳng mấy khi chàng nghe những vụ công an bắt bớ người trái phép. Thì đọc hai tờ báo đảng Chuẩn có thấy gì đâu. Toàn là những tin thu hoạch vụ mùa đạt kế hoạch, hoặc sản lượng nhà nước tăng vượt chỉ tiêu. Cả nước đăng phấn khởi hồ hởi tiến lên xã hội chủ nghĩa thì tàn dư của thời phong kiến tư bản như bệnh cửa quyền, tham ô lãng phí, hống hách với nhân dân làm sao sống sót được dưới trào lưu tiến hoá của đảng. Chuẩn còn là một giáo viên chính ngạch tại Đại học Hà-nội – thủ đô của một nước dân chủ cộng hòa – chưa bao giờ làm một điều gì phi pháp cả. Chàng lại giảng dạy về luật pháp, giải thích luật dưới ánh sáng cương lĩnh của đảng để giúp nhân dân hiểu và thi hành luật. Chương trình giảng dạy của Chuẩn ở cấp đại học đã đào tạo những luật sư, những viên án sát, những vị chánh thẩm ở toà án; tất cả để củng cố một nền dân chủ tự do có luật pháp phân minh hẳn hòi. Sở công an cũng chỉ là một công cụ để giúp nhân dân có cơ hội thực hiện những hiểu biết về luật pháp của nhà nước. Chuẩn còn nhớ mới đây có học tập một nghị quyết của đảng trong đó phần mở đầu đã nhìn nhận rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Nhưng điểm quan trọng vẫn là chàng chẳng làm gì sai trái cả. Đành rằng “pháp bất vị thân” nhưng luật đặt ra chỉ để bảo vệ quyền lợi của nhân dân mà thôi; thế thì chẳng có gì phải lo, chàng thầm nghĩ. Không chừng chốc nữa Chuẩn phải nói rõ cho mấy anh công an biết chàng đang dạy luật ở Đại học Hà-nội. Nằm miên man với những suy nghĩ, Chuẩn thiếp đi lúc nào không biết.
Mãi xế chiều, có người đánh thức chàng dậy và đưa lên phòng hỏi cung ở lầu hai. Lầm lũi bước lên cầu thang, Chuẩn đụng đầu với tên công an đứng tuổi bắt chàng lúc sáng. Gặp Chuẩn, hắn đứng hẳn lại, đưa đôi mắt ốc nhồi nhìn chàng, bàn tay xếp lại làm thành khẩu súng, chĩa về phía chàng và lảy cò tưởng tượng. Hắn phá lên cười rồi lững thững đi xuống thang. Thằng khốn nạn , chàng chưởi thầm trong miệng rồi tiếp tục lết cho hết mấy bực thang dẫn lên lầu trên.
Ngồi trong phòng hỏi cung, Chuẩn ợ một tiếng rõ tọ Chàng vội đưa tay lên che lấy miệng; có lẽ thức ăn buổi sáng không tiêu. Trước mặt Chuẩn, phía bên kia chiếc bàn dài, viên thủ trưởng công an ngồi vẻ mặt nghiêm nghị, bên cạnh lại có một tên công an, khuôn mặt dài ngoẵng như mặt lừa. Trên mặt bàn, Chuẩn thấy tấm bìa cứng, bên trong thấp thoáng có xấp giấy; chắc chắn đó là hồ sơ về vụ bắt giữ chàng. Chuẩn không ngờ chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ, bọn công an đã viết xong cả chục tờ giấy về cái chuyện con con hắt nước vào chân vợ chồng chàng. Chuẩn băn khoăn tự hỏi không biết chữ nghĩa đâu mà bọn này lại viết nhanh đến thế. Hay là chúng nó đã có sẵn những chi tiết của đời chàng từ trước? Chuẩn lắc đầu xua đuổi ước đoán ra khỏi tâm trí. Hải-phòng cách Hà-nội cả hơn trăm cây số, là nơi chàng sinh sống và dạy học; đây lại là lần đầu tiên chàng đặt chân đến vùng phố cảng thì không thể nào chúng nắm được lý lịch của chàng.
Tên thủ trưởng đằng hắng để gây sự chú ý. Người gầy đét như con mắm, đầu hắn hói hơn nửa. Khuôn mặt hắn cứng, thô, vẻ lạnh lùng. Bầu không khí trong phòng vốn đã ngột ngạt, nhìn nét mặt của hắn ai cũng cảm thấy khó thở hơn. Chàng tự hỏi không biết hắn có bao giờ cười chưa? Hay là cái nghề công an không cho phép hắn cười? Chuẩn chú ý đến đôi mắt sáng loang loáng nằm sắp đều dưới vầng trán rộng. Trông hắn khá thông minh, cái thông minh quỷ quyệt của một nghề chuyên bắt bớ và tra tấn. Chàng rùng mình nhè nhẹ. Không thèm nhìn Chuẩn, tên thủ trưởng nhìn vào tờ giấy in sẵn những lời hỏi cung căn bản do sở công an soạn. Bên trái Chuẩn, một thanh niên chuyên ghi lời khai ngồi yên lặng, mắt nhìn đăm đăm về phía trước. Tấm bìa cứng kẹp xấp giấy vàng vàng nằm ngay ngắn trên đùi, nghe tên thủ trưởng đằng hắng, anh ta ngồi thẳng lưng, chiếc bút nguyên tử cầm hờ trên tay sẵn sàng ghi mọi lời khai của chàng.
Tiếng tên thủ trưởng vang lên nghe rõ và sắc như lưỡi dao cạo:
- Tên?
- Lê Chuẩn.
- Tuổi?
- Ba mươi bốn.
- Nghề nghiệp?
- Giáo viên đại học.
- Đơn vị phục vụ?
- Đại học Hà-nội, phân khoa Luật.
- Tình trạng chính trị?
- Đảng viên.
Hắn bỏ tờ giấy xuống, ngẩng mặt lên, dõng dạc từng tiếng một:
- Tội của anh là tội phá hoại. Mặc dù chưa gây ra một hậu quả trầm trọng nào cho nhân dân nhưng vì anh là đảng viên nên hình phạt cần phải gia tăng để làm gương cho mọi người. Anh đã gây một ấn tượng không đẹp cho đảng và…
Chuẩn ngắt lời:
- Xin lỗi đồng chí…
- Cái gì?
- Tôi không làm gì sai trái cả. Nhân viên của đồng chí mới chính là kẻ phá rối trị an. Chúng hắt nguyên cả ly nước trà nóng xuống chân hai vợ chồng tôi. Đúng ra đồng chí phải khiển trách và trừng phạt hai người đấy.
Hắn chồm người về phía trước, giọng đanh lại:
- Anh nói thế có bằng chứng gì không? Ai làm chứng cho anh những điều anh vừa nói. Làm sao tôi tin anh được?
Chuẩn chìa mu bàn tay vẫn còn sưng húp ra, phân trần:
- Bằng chứng đây. Nhân viên của đồng chí dùng báng súng đập sưng bàn tay tôi này.
- Bàn tay sưng của anh đâu thể chứng minh chân anh bị hắt nước trà. Hai chuyện này khác nhau hoàn toàn. Chưa kể anh ngã bị dập tay ở đâu không biết rồi lại vu oan cho chúng tôi. Làm sao biết được.
Nghe hắn bình thản đưa ra những luận cứ ngang ngược, Chuẩn hơi mất bình tĩnh:
- Nhưng đấy là sự thật, thưa ông! Hai nhân viên của ông phải xin lỗi tôi. Cái vé xe lửa đã hết hạn, các ông phải bồi thường; cả đôi săng- đan nữa, lớp da trên mặt đã bị Ố vì nước trà, các ông cũng phải bồi thường cho tôi luôn. Đừng nghĩ tôi phải run sợ trước những lời vu cáo của ông. Tôi là giáo viên trường luật, dạy cho sinh viên biết về luật lệ của nhà nước. Cho nên, thưa ông, tôi rất biết rõ về luật. Ông cũng cần biết rằng, mỗi khi đặt ra luật mới, nhà nước phải hỏi ý kiến chúng tôi. Nói thế để ông biết rằng tôi gián tiếp đẻ ra luật, dạy cho mọi người biết luật và tôn trọng luật pháp ở xã hội này. Nếu cần, tôi sẽ đi với ông lên viện Án sát, toà án tối cao ở Hà-nội để đối chất.
Chuẩn nói một hơi dài, đưa ra những sự thật về nghề nghiệp của chàng. Thông thường khi nghe đến những công việc chàng đang làm, ai cũng phải nhựợng bộ rút lui. Trong quá khứ, Chuẩn dành lại phần chủ động cũng nhờ vào bài diễn thuyết nho nhỏ như thế. Tên công an mặt lừa xen vào:
- Anh đừng huênh hoang lừa bịp chúng tôi. Loại phản động như anh chúng tôi hỏi cung không biết bao nhiêu lần. Chúng tôi có đủ bằng chứng để buộc tội anh, anh biết không? Nhà anh làm luật, dạy luật mà không biết giữ luật thì cũng mang tội phản động như thường.
------------------------------------------------------------------------------------
Gã lôi ra vài tờ giấy từ tấm bìa cứng, đẩy nhẹ đến trước mặt chàng. Mới liếc sơ qua, Chuẩn không ngờ bọn công an lại tráo trở dựng đứng sự việc xảy ra lúc sáng. Tờ giấy ghi rõ chàng đứng quát tháo, sỉ vả công an trước mặt nhân dân; đến khi được mời về trạm làm việc chàng lại lớn tiếng chống cự. Một phụ nữ mở quán hàng xén kế bên thấy rõ sự việc và còn cả chục nhân chứng khác đều có một lời khai giống nhau về thái độ của chàng. Đọc chưa hết tờ giấy, Chuẩn bỗng thấy đau quặn ở phía dưới bụng. Cơn đau đi dần lên phía ngực và chàng thở hắt ra một hơi dài, miệng than không ra tiếng.
Tên thử trưởng ân cần:
- Nào, bây giờ anh đã biết tội của anh rồi. Mặc dù xét về hình tội thật nghiêm trọng nhưng chúng tôi không trừng phạt anh quá nghiêm khắc đâu. Bù lại, anh phải làm giấy tự kiểm và hứa là không bao giờ phá rối trị an nữa. Tóm lại, được tha hay không tất cả đều tùy thuộc vào thái độ nhận thức lỗi lầm của anh.
Đến nước này thì Chuẩn không còn giữ lễ với hắn nữa. Chàng hét lớn:
- Đừng hòng. Tôi không viết gì hết, cho dù một chữ, anh hiểu chứ. Tôi vô tội. Tôi muốn anh phải viết một lá thư kể rõ lại sự thật để tôi trình với phòng làm việc ở trường đại học, giải thích tại sao tôi không về kịp để dạy vào sáng thứ Hai.
Hai tên công an nhìn Chuẩn nhếch môi cười khinh bỉ. Tên thủ trưởng hít một hơi thuốc:
- Viết cái gì? Muốn viết thì anh viết lấy. Còn chuyện anh vô tội, tôi nói thêm cho anh biết, từ khi bộ công an được thành lập để bảo vệ thành trì xã hội chủ nghĩa đến nay, có người nào bị bắt mà không nói là vô tội. Trước anh đã có hàng triệu người, sau anh cũng có triệu triệu người với cùng một luận điệu. Chúng tôi còn lạ gì bọn phản động các anh.
Chuẩn vẫn khẳng định:
- Tôi biết tôi vô tội, thế thôi. Còn chuyện những người khác tôi không cần biết.
Vẻ mặt tên thủ trưởng kênh kiệu, giọng chắc nịch:
- Tin tôi đi, nói gì thì nói trước sau gì anh cũng phải nghe lời chúng tôi làm bản tự kiểm.
Để biểu lộ uy quyền qua lời nói, hắn ngang nhiên phà một luồng hơi thuốc vào mặt Chuẩn làm chàng ho sặc sụa. Hắn vẫy tay ra hiệu, hai tên gác xông đến nốc nách Chuẩn lên, lôi ra ngoài. Chàng còn cố nói vói, giọng tức giận:
- Tôi sẽ báo cáo lên cấp thành phố. Các anh sẽ phải trả lời về những chuyện vu khống trắng trợn này. Tôi không ngờ các anh còn dã man hơn bọn phát-xít Nhật nữa.
Những tiếng sau cùng của Chuẩn nhỏ, đứt quãng vì cơn tức dâng lên chặn thấy thanh quản. Qúa uất ức và mệt mỏi, chàng không còn đứng vững trên đôi chân, hai tên gác phải dìu chàng đi. Đôi chân kéo lê sền sệt trên sàn gỗ, bắt đầu hành trình kết án của một nạn nhân như hàng trăm nghìn người trước đây bị ghép vào tội phản động.
Sẩm tối, tên gác ném cho Chuẩn một gói cơm trộn muối. Hạt cơm vừa đụng vào đã vữa ra nát choẹt trên đầu ngón tay cọng với mùi hôi của thứ gạo mốc làm chàng không thể nhai nuốt nổi. Cơn sốt bắt đầu hành hạ Chuẩn; khoảng nửa tiếng người chàng nóng bừng bừng rồi nửa tiếng lạnh đến run người. Chàng biết nỗi uất hận đã đâm vào lá gan những nhát dao chí tử, khơi dậy bệnh viêm gan cấp tính nguy hiểm. Không có thuốc men để khống chế căn bệnh đang dấy lên nổi lọan vì mấy lọ thuốc viêm gan nằm trong cái sắc tay vợ chàng giữ. Nếu không có mấy tên công an sáng nay, giờ này chàng đang ngồi trước TV, nhâm nhi ly trà theo dõi mục tin tức buổi chiều. Ngồi bó gối cô đơn trong căn phòng chật hẹp hôi hám, Chuẩn bỗng thấy thấm thía hai chữ tự dọ Sức khoẻ hiện tại của chàng cũng leo lét như ngọn đèn đỏ quạnh treo lơ lửng trên đầu giường chiếu tỏa ánh sáng yếu ớt không đủ soi rõ mặt người. Đêm yên tịnh. Chuẩn nghe những tiếng động vọng vào qua cái lỗ khoét vuông vắn trên cánh cửa để đưa thức ăn cho tù. Hai ba tên công an trực đang chơi bài cãi vã ồn ào ở phòng kế bên. Văng vẳng tiếng đàn ắcco húng hắng vọng lên từ góc trạm; có lẽ một tên công an đang tập chơi. Trên chiếc bàn gỗ nhỏ xíu, một tờ giấy và cây bút nguyên tử đang nhìn chàng trêu chọc. Tên gác đưa cho Chuẩn để chàng viết bài tự kiểm. Chuẩn chợt nhớ một câu nói truyền khẩu trong giới nhà giáo: khi một nhà trí thức thảo luận với một tay bộ đội, càng biện minh càng thấy mình đuối lý.” Nghe buồn cười nhưng đó là sự thật não lòng. Bạn bè chàng đã dặn dò, trí thức đi đôi với trí thức, đừng dây dưa với bộ đội nhất là công an. Dưới mắt họ, đám trí thức chúng mình chỉ là một lũ ăn hại, không làm nên trò trống gì. Chuẩn không mấy tin khi nghe lời bàn tán. Chàng không tin vì chân lý ở đâu vẫn là chân lý, cho dù công an hay bộ đội họ cũng lý luận dựa trên những nguyên tắc căn bản chứ. Bây giờ ngồi ủ rũ trong căn phòng tối, hai tay cào xới mái tóc bê bết mồ hôi, Chuẩn mới thấy thấm thía hết những kinh nghiệm thương đau của đồng nghiệp.
Chuẩn thấy chưa bao giờ đời chàng khốn nạn đến thế. Hai tay chàng xoa bụng thành những đường vòng. Nói cho đúng, Chuẩn cảm thấy uất nghẹn hơn là run sợ. Bị vu khống một chuyện không đâu làm trễ nải biết bao công việc. Chàng nhớ đến bài bình phẩm về luật giao thương mà chàng phải nộp cho tạp chí cộng sản tuần tới, rồi cả chục cuốn sách chàng phải ngốn cho xong trước khi vào học trình đầu mùa Thụ Đang mải mê nghĩ, Chuẩn chợt nghe có tiếng dép lẹp xẹp đâu đó ở bên ngoài, chàng chạy vội đến chiếc lỗ vuông, gọi lớn tiếng:
- Này, dồng chí gác… đồng chí gác.
Tiếng càu nhàu vọng lại:
- Muốn gì?
- Tôi muốn đồng chí báo cho cấp trên là tôi bị đau nặng, vừa tim vừa viêm gan đồng chí ạ! Nếu không có thuốc men gì chắc tôi không qua khỏi…
- Cấp trên không làm việc cuối tuần. Anh cứ đợi đến sáng thứ Hai rồi báo cáo.
- Cái gì? Đồng chí tính giữ tôi cả ngày mai nữa sao?
- Tất nhiên.
- Tất cả các anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm những gì xảy ra cho sức khoẻ của tôi.
- Được rồi, cứ yên trí! Anh cứ ngủ qua đêm là khỏi bệnh liền.
Tiếng dép lười biếng lê xa dần rồi mất hẳn. Ngồi một mình trong căn phòng sáng lờ mờ, đầu óc Chuẩn đặc quánh không nghĩ thêm được một điều gì. Cái chõng tre cứng ngắc chứa đầy rệp. Lúc trưa, mệt quá thiếp đi nên không để ý, mãi đến khi thức dậy chàng mới thấy ngứa ngáy khắp người. Vén tay áo lên thấy từng đốm đỏ sưng phồng, Chuẩn biết ngay là rệp. Những con rệp đói nằm mai phục ở những ngõ ngách ngửi được hơi người chui ra tấn công tấm thân tiều tuỵ của chàng. Hút máu hả, cho chúng mày lây bệnh viêm gan luôn, Chuẩn nghiến răng rủa thầm.
Có một điều làm Chuẩn ngạc nhiên là chàng không nhớ gì mấy người vợ mới cưới. Thật ra chàng lại thích thú khi ngủ riêng một mình; có lẽ sau tuần trăng mật Chuẩn đã mệt nhoài, hơn nữa sức khoẻ chàng đang ở giai đoạn phục hồi nên rất cần tịnh dưỡng. Mệt quá nên Chuẩn nằm vật xuống chõng, mặc kệ cho mấy con rệp bắn rào rào bám lên thân xác chàng, tha hồ rỉa rói. Trong cơn ngủ mê người Chuẩn gần như tê liệt nhưng khi vừa mở mắt tất cả những cảm giác đói, lạnh, ngứa ngáy đổ ập lên người làm chàng nằm lịm trong đau đớn. Căn bệnh viêm gan chắc chắn đang chờ chàng đâu đó sẵn sàng nhảy xổ ra chụp lấy lá gan chai cứng, băm nát ra từng mảnh.
Buổi sáng chủ nhật, nhìn ra sân sau yên ắng, Chuẩn bỗng thấy lòng quạnh hiu hơn bao giờ. Ánh nắng yếu ớt mặt trời buổi ban mai đổ tràn trên hàng cây thông. Một vài con chim sẻ nhảy chuyền trên đất, thỉnh thoảng thấy được mồi dừng lại mổ mổ rồi ngửa cổ nuốt trôi. Hai tay nắm chặt lấy song sắt, Chuẩn hít vào một hơi dài đầy buồng phổi. Thoang thoảng mùi thịt nướng quyện trong không khí, Chuẩn cảm thấy ruột gan cồn cào. Nước miếng ứa ra đầy miệng, chàng nuốt xuống bao tử đánh ực. Đã một ngày trời chàng không có tí gì vào bụng. Chàng mơ ước một đĩa cơm, một tô bún, hoặc một miếng thịt dai như giẻ rách mà chàng nhai mãi mới nát ngày hôm quạ Trong khi sự thèm muốn dằn vặt từng thớ thịt, kích thích thần kinh, óc tưởng tượng những gì có thể nghĩ đến thì chàng chợt nhớ đến câu nói của một danh nhân: nếu không thay đổi được hoàn cảnh thì nên chấp nhận nó . Nhắm mắt lại, Chuẩn hít thở đều đặn và chàng bỗng thấy tâm hồn thư thái hơn bao giờ.
Vừa đuổi được cái đói ra khỏi tâm trí, Chuẩn lại nhớ đến căn bệnh hiểm nghèo. Chàng cố giữ lòng bình thản, không thèm nghĩ đến những con vi trùng đang đục khoét lá gan. Vậy mà không được. Cơn sốt hành hạ Chuẩn từ hôm qua bắt chàng phải nghĩ đến lần nằm liệt giường suýt chết. Chuẩn biết lá gan trong người đang sưng tấy lên, trương nước vì không thuốc men gì cả hơn một ngày trời. Cả ngày, nằm nhiều hơn là ngồi, Chuẩn gần như lịm đi trong cơn đau đớn. Tâm trí chàng chập chờn, không xác định được thời gian và không gian. Cả hai cái đói và đau đẩy Chuẩn vào một vùng bóng tối đen quánh, dày đặc như lần chìm dưới đáy sông vì bị chuột rút. Có lúc chàng cảm thấy thân thể nhẹ tênh, chơi vơi bay lên cao, lơ lửng ở vùng trời đó thật lâu. Đôi lúc tỉnh lại, nhớ đến hai tên công an, Chuẩn lại nghiến răng chưởi rủa. Cũng may, ngày chủ nhật không ai để ý đến tù, hơn nữa người quá yếu nên tiếng chưởi của Chuẩn chỉ lầm bầm trong cuống họng nên chẳng ai nghe. Chuẩn thề với lòng mình là khi ra khỏi đây, chàng sẽ viết một bài kể rõ những thoái hoá trong guồng máy công an, sự ức hiếp dân lành và tính quan liêu cửa quyền của những kẻ nắm trong tay quyền lực cách mạng.
--------------------------------------------------------------------------------
Đêm về. Chuẩn biết được là do luồng ánh sáng từ khung cửa sổ tắt lịm khi tỉnh dậy. Căn phòng tối đen như hũ nút. Chàng nghĩ giờ này trường đại học đã biết tin và chắc chắn họ sẽ gửi người xuống để bảo lãnh chàng thoát khỏi nơi đây. Như thế, chàng cần phải kiên nhẫn chờ cùng lắm là ngày mai, đại diện của trường sẽ đến nói chuyện với tên thủ trưởng. Khi đó, chúng có thả ra chàng cũng bắt phải xin lỗi – bằng giấy trắng mực đen chứ không phải nói miệng qua loa – rồi mới ung dung rời khỏi chốn thổ tả này. Tiên sư cả lò chúng nó , Chuẩn lại nghiến răng chưởi rủa. Chàng thề sẽ không bao giờ đặt chân đến cái thành phố khốn nạn này nữa.
Khi Chuẩn thức dậy vào buổi sáng thứ Hai, luồng ánh sáng từ khung cửa đã soi chiếu rõ căn phòng. Định ngồi dậy, Chuẩn chợt nghe loáng thoáng có tiếng người đàn ông rên đau đớn; hình như từ phía sân sau. Ngáp một hơi dài, chàng lồm cồm bò dậy, mon men đến cánh cửa nhìn ra ngoài. Ngay giữa sân, một người đàn ông bị trói thúc ké vào thân cây thông, hai tay bị còng phía sau giống như ôm ngược thân cây. Hắn quằn quại, dãy dụa, miệng la hét không ngớt nhưng chẳng thấy tên công an nào lên tiếng. Chàng dụi mắt nhìn cho kỹ, dáng người đàn ông có vẻ quen quen.
Qúa yếu, hai tay Chuẩn bám chặt lấy song sắt để giữ thân hình đứng cho vững. Chuẩn lắc lắc đầu cho thật tỉnh rồi dụi mắt lần nữa và chàng chợt nhận ra người đàn ông. Đúng nó rồi, Pha đây mà, một sinh viên vừa mới tốt nghiệp phân khoa Luật, đại học Hà-nội. Hai năm trước, Chuẩn có dạy một lớp chủ nghĩa duy vật biện chứng mà Pha ghi danh theo học. Thời gian trôi qua mau chóng, chàng chỉ còn nhớ mài mại khuôn mặt. Không hiểu Pha làm gì nên tội mà bị hành hạ dở sống dở chết thế?
Và Chuẩn chợt hiểu ra Pha đến đây chỉ vì chuyện của chàng chứ không gì khác! Bác đảng ơi, con vợ mình dại quá! Thật đúng là con mọt sách, cả ngày chỉ biết vùi đầu vào sách vở, đến khi đụng chuyện không biết phải xoay xở thế nào cho xong! Chàng cứ nghĩ vợ mình đủ khôn ngoan đi báo cáo với nhân viên an ninh của trường để gửi đồng chí bí thư đến hoặc tìm những người có thế lực chứ đời thuở nào lại đi nhờ thằng Pha thì nên cơm cháo gì. Đúng là thứ đàn bà vô dụng! Thằng Pha có giữ chức vụ nào trong đảng đâu. Nó mới tấp tểnh đi tập sự, nghe đâu làm việc ở một văn phòng luật sư chỉ có vài ba mống, làm cái nghề trinh thám tư chuyên theo dõi những thằng chồng ngoại tình vụng trộm, chụp hình lấy bằng cớ cho các bà vợ mang ra toà đòi ly dị chia của. Gà què ăn quẩn cối xay thì làm sao ăn nói lại mấy thằng công an đầu trâu mặt ngựa ở cái đất Hải-phòng mất dạy này được. Nghĩ đến đó, Chuẩn cảm thấy chóng mặt, muốn mửa thốc tháo hết những gì nằm bụng. Bao tử trống rỗng từ hôm qua nên chẳng có gì để nôn ói và Chuẩn bỗng thấy đau nhói ở phía dưới bụng.
Không biết có nên gọi Pha cho biết mình đang bị giam ở trong phòng không? Chuẩn nghĩ không nên vì chàng có biết ất giáp việc gì xảy ra cho Pha đâu. Có thể nó giở lý lẽ cãi nhau với bọn công an nên mới ra nông nỗi. Nghĩ cho cùng, nó đi cũng vì lòng tốt thầy trò với nhau chứ dại gì mà một thân một mình leo lên xe lửa xuống đây để chuốc lấy cực hình. Chuẩn nghĩ chàng phải cứu nó ra bằng bất cứ giá nào. Nhưng cứu thế nào đây? Thân chàng còn lo chưa xong thì nói đến cứu ai!
Trời nắng chang chang. Ánh nắng loang loáng của buổi trưa hè đổ tràn lên mặt sân, hắt vào khung cửa sổ từng vạt lửa làm Chuẩn rát cả da mặt. Chàng phải lấy tay che mắt cho bớt chói nhưng cũng chỉ thấy lờ mờ. Hơi nóng hừng hực phun lên từ mặt đất, Chuẩn thấy luồng hơi màu tim tím lung linh chung quanh chỗ Pha bị trói. Chàng biết chẳng còn bao lâu nữa Pha sẽ bị chết nóng. Khi nghe tên gác lục đục đẩy bát cơm qua lỗ vuông, chàng chạy vội lại hỏi:
- Này anh, cho tôi hỏi thăm. Cái anh bị trói ở gốc cây thông bị tội gì vậy?
- À! Thằng phản động. Nó dám gọi thủ trưởng chúng tôi là đồ thổ phỉ. Thằng láo quá! Tướng mất dạy như nó mà dám xưng là luật sự Sức lực bao nhiêu mà dám bẻ cây chống trời.
Câu trả lời của tên gác có đến ba lần “dám”. Kể ra thằng Pha liều thật. Ở trong hang hùm mà dám chưởi hùm thì phải nói là gan. Tay trí thức “phản động” này chơi được. Dạy được một thằng học trò như thế kể cũng không uổng công. Đang vui vui nghĩ đến nét mặt của tên thủ trưởng khi bị chưởi thẳng vào mặt thì Chuẩn nghe tiếng la đau đớn từ sân sau. Chàng nhảy xổ lại phía cửa sổ. Một tên công an vai u thịt bắp đứng trước mặt Pha, dưới chân là một sô nước. Chuẩn nhận ra ngay thằng công an trẻ măng bắt chàng ở ga xe lửa hai ngày trước. Hắn xuống tấn, khuỳnh chân lấy thế rồi vung tay đấm vào mũi Phạ Quả đấm bắn đi cọng với cái sức của một tên khuân vác càng gia tăng trọng lượng của cú đấm, Chuẩn rùng mình nghĩ đến mũi Pha bị lún ngược vào trong. Chàng có cảm giác sống mũi của Pha vỡ vụn ra từng mảnh. Đồ hèn nhát, Chuẩn rủa thầm. Tên công an lại đưa tay lên, bàn tay chuối nắn xoè rộng, ngưng trong không khí vài giây để lấy đà, rồi hắn vả một cái như trời giáng từ phải sang trái, và quật ngược trở lại. Bàn tay xé gió phóng vun vút từ trên cao xuống, đập vào thái dương đẩy đầu Pha nghiêng hẳn qua một bên; chưa kịp yên vị thì bị xoay ngược lại vì cú rờ-vẹ Pha rú lên đau đớn, người oằn đi, mềm rũ như sợi bún. Thân hình Pha đổ ập về phía trước, may nhờ hai cánh tay bị trói ngước vào gốc cây giữ cho người không ngã xoài trên đất. Bị cú đấm, máu mũi chảy ròng ròng, bây giờ lại bị hai cái tát nẩy lửa, Pha thổ ra một nhúm máu. Tên công an hắt nguyên sô nước vào mặt, miệng cười hô hố:
- Không chết liền đâu nghe con. Sô nước giữ cho mày khỏi bị chết cháy. Độ nửa giờ nữa, ông lại ra tẩn cho mày một trận rồi thưởng cho sô nước.
Chuẩn rùng mình, yếu ớt cỡ chàng đứng ngoài sân chừng tiếng đồng hồ chắc đi luôn, chưa nói đến cú đấm với hai cái tát vẹo cả người. Bác đảng ơi, sao chúng nó ác quá sức! Chàng thấy đôi mắt Pha nhắm nghiền, hàm răng nghiến chặt cố giữ đừng phun thêm một lời chưởi rủa nào. Khuôn mặt Pha méo mó, biểu hiện sự giằng co giữa lòng thù hận thôi thúc Pha chưởi đổng lên cho đỡ tức nhưng đồng thời nỗi đau đớn về thân xác thuyết phục chàng không nên chọc giận chúng nữa. Pha cố ngửa mặt lên, thều thào:
- Xin… cho tôi… đi giải (tiểu).
Tên công an cười hềnh hệch:
- Giải mẹ nó trong quần đi, tiếc gì nữa.
Nắm lấy thanh sắt, hai tay Chuẩn trắng bệch, nổi rõ gân xanh. Chàng cắn răng cố nuốt trôi sự phẫn nộ. Hơn ai hết, Chuẩn biết chàng phải cứu Pha ngay bằng mọi cách. Thằng công an đồ tể bước ra sân lần nữa thì Pha chắc phải chết với nó. Trước khi trở vào, hắn quay nhìn về phía cửa sổ phòng giam - chỗ chàng đứng - hếch hếch cằm dáng điệu thách thức. Chuẩn nhìn thấy bàn tay hắn đặt hờ lên bá súng mạ kền lấp lánh ánh nắng treo ở bên hông, như sẵn sàng rút ra đẩy một viên vào đầu những thằng “phản động” như chàng và Pha.
Chuẩn đang suy tính cách để cứu Pha thì cửa phòng giam bật mở. Tên gác vẫy tay ra hiệu chàng bước ra khỏi phòng. Hắn dẫn Chuẩn lên lầu, đẩy chàng vào phòng hỏi cung ngày hôm kia. Cũng tên thủ trưởng, cũng thằng công an mặt lừa, chỉ khác là anh ghi chép lời khai ngồi kế bên nhưng lại không có giấy bút trong taỵ Tên thủ trưởng vồn vã:
- À! Anh đây rồi. Ngồi xuống rồi chúng ta làm việc.
Chuẩn ngồi xuống. Bàn tay phe phẩy chiếc quạt nan, hắn trầm giọng:
- Chắc anh thấy thằng luật sư của anh rồi chứ gì? Nó còn trẻ nên không biết phép tắc lịch sự gì cả. Chúng tôi phải dạy cho nó một bài học về cách đối xử, thế thôi. Mong anh không lấy gì làm phiền.
- Ông có biết bắt và đánh người như thế là trái phép nhà nước không? Ông không nghĩ là sự việc sẽ bị phanh phui trên mặt báo à?
Tên thủ trưởng tắc lưỡi, lắc lắc đầu như ngầm bảo Chuẩn sao quá ngây thơ:
- Báo nào? Anh cho tôi biết báo nào sẽ đăng chuyện công an đánh người. Anh là đảng viên mà sao không thấu triệt nguyên tắc và đường lối của đảng gì hết vậy. Nói cho anh biết nhé, chuyện xấu thì phải dấu đi chứ, đúng không nào? Thanh danh của đảng mới trên hết. Không chừng anh phải khuyên thằng luật sư của anh đừng nói xấu đảng thế. Nói xấu đảng là nói xấu anh đấy, hiểu chưa nào?
Chuẩn ngẩn người ra nghe tên thủ trưởng nói toạc móng heo những gì hắn nghĩ trong đầu. Không hiểu hắn học ở đâu cái lối ngụy biện lộng quyền đến vậy. Cũng với một giọng đều đều, hắn nhếch môi cười nham hiểm:
- Thôi, anh nên nhìn nhận tội lỗi của anh đi. Có lỗi thì sửa, chả sao cả.
- Nếu tôi không nhận thì sao?
Hắn quay mặt đi, giọng trở nên sắc lẻm:
- Thì thằng luật sư của anh sẽ đứng ngoài nắng cho đến chết chứ sao.
Chuẩn thở dốc. Chàng biết hắn nói thật. Pha sẽ không đợi lâu đêchết cháy, chỉ cần thằng công an trẻ bước ra sân sau lần nữa, vung tay đấm vài quả thì mặt mũi Pha sẽ nát bấy. Lúc đó, có được tha thì với khuôn mặt bầy nhầy như thế Pha cũng khó làm lại cuộc đời và chàng sẽ ân hận mãi khôn nguôi. Đột nhiên mắt Chuẩn hoa lên, tai ù đi vì cơn đau dốc đâm thẳng từ bụng ngược lên đến đỉnh đầu. Đầu óc nhức buốt không thể tả, chàng cảm thấy buồn nôn, choáng váng mà nếu hai tay không giữ chặt lấy thành ghế có lẽ Chuẩn đổ gập người xuống mặt bàn. Chuẩn biết ngay bệnh viêm gan đã trở lại. Triệu chứng giống in hệt ba tháng trước, khi chàng bị đau quặn dưới bụng từng cơn, đầu óc lùng bùng như muốn nổ tung và bác sĩ cho biết đó là bệnh viêm gan cấp tính. Sự phẫn nộ dâng chẹn ngang cuống họng làm cả vùng ngực nóng bừng bừng. Cổ họng Chuẩn khô và đắng nghét. Giọng tên thủ trưởng ngọt ngào:
- Tôi biết anh yếu, cần chạy chữa thuốc men nên chuẩn bị cho anh mọi chuyện. Đây nhé, bản tự kiểm tôi đã viết sẵn, anh chỉ việc ký vào là xong chuyện.
Chuẩn cắn răng vừa nhịn đau vừa gìm cơn tức giận:
- Đưa tôi xem qua đã.
Nhếch môi cười đắc thắng, tên công an mặt lừa đẩy tới trước mặt chàng tờ giấy; trên có có hàng chữ: “Tôi ký tên dưới đây xác nhận vào ngày 13/7 tôi đã phá rối trật tự tại nhà ga và tôi cũng không nghe lời khuyến cáo của công an giữ an ninh tại đó, rồi cũng chống cự lại khi được mời về trạm làm việc. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của tôi. Tôi bị tạm giam tại trạm công an nhà ga và sau hai ngày tự kiểm thảo tôi đã nhận ra hành vi phản động của tôi, hoàn toàn bêu xấu thanh danh đảng và nhà nước. Từ bây giờ về sau, tôi hứa tự giáo dục bản thân và phấn đấu không bao giờ phá rối trật tự trên đường phố nữa.”
Chuẩn không ngờ bọn chúng có thể vu khống trắng trợn và trơ trẽn đến thế. Nhìn nét bút nghuệch ngoạc như mới tập viết và lối hành văn bậc tiểu học của bọn thổ phỉ, chàng chỉ muốn vo tờ giấy ném vào mặt thằng công an mặt lừa, chưởi đổng thằng thủ trưởng rồi muốn ra sao thì ra. Nhưng khi nghĩ đến sinh mạng chỉ mành treo chuông của Pha, Chuẩn đành dấu dịu:
- Nếu tôi ký, anh chịu thả tôi và luật sư của tôi không?
Hắn nhịp nhịp ngón tay lên tấm bìa cứng đựng hồ sơ phản động của chàng, giọng bằng lòng:
- Dĩ nhiên, tôi giữ các anh lại làm gì.
Không nói thêm một lời, Chuẩn nghiến răng ký tên vào chỗ để trống, chàng còn phải điềm chỉ (in vân ngón tay lên giấy) ngay bên cạnh. Cả hai tên công an đứng lên, nét mặt rạng rỡ hơn bao giờ. Lần đầu tiên, Chuẩn thấy tên thủ trưởng cười thoa? mãn:
- Thế là xong, anh thấy không! Các anh có quyền ra đi.
Chàng không đủ sức đứng lên. Một khi bệnh viêm gan trở mặt hoành hành, bệnh nhân không đi, không đứng, không ăn, không ngủ, chỉ còn nằm một chỗ hy vọng thuốc men giúp mình đánh bại đám vi trùng dã man. Bằng một cố gắng cùng cực, chàng đè tay vào thành ghế đứng lên. Chuẩn lê bước chân xuống nhà dưới, lết ra sân sau để gặp Phạ Tim đập dồn dập, lồng ngực Chuẩn nóng rát như một quả bom sửa soạn nổ tung. Chuẩn bỗng thèm có một quả bom, một ký thuốc nổ, hay một loại chất công phá nào đó đủ trọng lượng để chàng san bằng bình địa cái trạm công an chứa toàn những con vật trong hình dáng người. Chuẩn sẽ làm không một chút lưỡng lự, suy tính. Nhưng chàng chỉ ước thế thôi, làm gì có bom hay thuốc nổ trong tay để nổ. Lúc cơn đau ở bụng đánh thốc lên óc một lần nữa, Chuẩn chợt bắt được một tia sáng vừa loé lên trong trí. Chàng lẩm bẩm gật gù và khi hình dung được hậu quả có thể xảy ra, Chuẩn nghiến răng rủa thầm: tiên sư chúng mày, không giết được cách này tao sẽ giết chúng mày cách khác.
Ra đến sân, Chuẩn cắn răng giữ mối cảm xúc không bật ra thành lời khi nhìn thân hình tàn tạ của Phạ Thật không còn hình tượng con người nữa. Chàng chỉ biết đưa tay bụm lấy miệng cố nuốt tiếng chưởi rủa xuống tận đáy lòng. Khuôn mặt Pha méo mó, sưng vếu, bầm dập. Mộr sợi máu nằm vắt vẻo ngang nhân trung nhìn như con đỉa chết khộ Chàng đặt nhẹ tay lên vai người học trò:
- Đau quá hả anh? Xin lỗi để bọn chúng tra tấn anh nhưng tôi cũng chẳng biết làm gì hơn.
Chuẩn phân trần với Pha, người học trò hết lòng vì thầy. Pha ngước lên, nét mặt nhăn lại vì đau đớn:
- Em… biết. Làm sao nói với hạng người man di mọi rợ như chúng được.
Bàn tay run run, Pha phủi những cọng thông còn bám trên áo, vuốt lại cho ngay ngắn. Nước còn nhỏ long tong từ gấu quần, không biết nước do thằng công an tạt lên người hay nước tiểu nữa. Chuẩn đỡ lấy người Pha:
- Thôi chúng ta đi.
Vừa bước ra khỏi trạm công an, Chuẩn thấy ngay xe bán nước trà rong bên kia đường. Cả hai dìu nhau bước qua đường, tiến vào quán. Ngồi phịch xuống ghế, Chuẩn gọi hai bát trà và móc túi trả tiền. Chưa đã khát, chàng gọi thêm hai bát nữa. Tỉnh tỉnh đôi chút, cả hai đứng lên đi về phía nhà ga mua vé về Hà-nội. Vừa đi được khoảng 50 mét, Chuẩn lại thấy một quán lộ thiên và chàng rủ Pha tạt vào. Người học trò gật đầu, nói thêm:
- Thầy đừng lo cho em. Cứ để em tự nhiên.
- Không, tôi muốn anh ăn với tôi. Chẳng mấy khi cùng nhau mắc nạn thế này.
Chuẩn gọi hai tô bún. Hình như bị cơn đói khát hành hạ hơn hai ngày nên nhìn thứ gì Chuẩn cũng thèm, cũng muốn ăn. Có điều lạ, Chuẩn không ăn hết tô, độ lưng lưng rồi bỏ. Chuẩn dẫn người học trò đi ngược trở lại, ghé cho hết mọi hàng quán, sạp ăn lộ thiên, xe đẩy bán rong chung quanh trạm công an. Chuẩn gọi bún mọc, phở, bún riêu, bún thang, bún thịt heo…, lúc nào cũng hai tô một cho chàng và một cho Phạ Lần nào cũng thế, chàng chỉ ăn được một nửa rồi bỏ dở. Bước ra khỏi quán thứ ba thì bụng Pha căng phồng, chàng xua tay từ chối. Chuẩn bắt Pha cứ đi theo chàng, không ăn nhưng lại ngồi chờ. Đến quán thứ sáu, Chuẩn chỉ nhâm nhấm qua loa chứ không còn bụng dạ để chứa nữa. Pha thắc mắc không hiểu sao thầy mình bỏ cả tô bún phung phí quá, mà đói thì cứ ngồi một chỗ ăn cho thoa? thích chứ sao đi từ hàng này đến quán khác mỏi cả chân.
Ở quán nào cũng thế, Chuẩn vừa ăn vừa lầm bầm, giết hết bọn mày mới hả giận, đồ súc vật. Pha nhìn người thầy khó hiểu. Khuôn mặt Chuẩn đanh lại, ánh mắt loé lên đầy vẻ bí mật. Lần đầu tiên, Pha thấy khuôn mặt của người thầy cũ hoàn toàn xa lạ.
Độ tháng sau, có hơn 800 người ở Hải-phòng được ghi nhận mắc bệnh viêm gan cấp tính. Bệnh viện không đủ giường nằm nên bác sĩ chỉ cho thuốc về nhà uống cầm chừng. Đa số những người vướng bệnh đều buôn bán ăn uống ở những quán hàng rong chung quanh trạm công an. Mới hơn tuần, đã có 6 người chết gồm 2 trẻ em và 4 người lớn, trong đó có tên công an đứng tuổi chuyên ăn quỵt hàng quán của nhân dân từ nhiều năm nay.
Chẳng một ai biết cơn dịch viêm gan cấp tính phát xuất từ đâu!
Nguyên tác: SABOTEUR
HA JIN
(trích từ Antioch Review)
Tác giả: Ha Jin Saboteur
Dịch giả: Hải Ngữ
Chuẩn ngồi từ tốn ăn sáng với người vợ mới cưới ở quảng trường đang nằm uể oải ngay trước ga xe lửa Hải-phòng. Chàng không biết quảng trường này tên gì, trông nó nhỏ hoảnh bằng cái bàn tay, nhìn lại bẩn thỉu chứ không được sạch như quảng trường Ba- đình ở Hà-nội, nơi chàng là giáo viên chính ngạch của trường Đại-học Luật khoa. Dẫn vợ từ phòng trọ đến nhà ga, Chuẩn chỉ thấy chỗ này là tương đối sạch để có thể ngồi chờ chuyến xe lửa đưa vợ chồng chàng về Hà-nội sau tuần trăng mật. Những chiếc ghế đá nằm rải rác chung quanh không còn giữ được màu xám nguyên thuỷ thân hình chúng được bôi lên tất cả những gì có thể. Hàng ngày cả nghìn người ào đến sân ga, kẻ buôn người bán, đôi bàn tay bẩn không có nước rửa nên tiện tay họ chùi hết vào những chiếc ghế đá từ lưng ghế đến bàn ngồi. Khi không còn chỗ để chùi thì họ lại quệt lên trên lớp cũ, lâu ngày những chất dơ khô cứng ngả sang màu nâu sậm bám chết vào ghế đá như đám vi-trùng lao nằm lì trong hai lá phổi cố bào mòn cho hết. Có những chiếc sứt mẻ loang lổ để lộ lớp xi-măng đen đủi trông như thân hình bệ rạc của một người bị sâu ghẻ đục khoét tàn tạ lớp biểu bì. Gió ban mai thổi nhè nhẹ, quyện trong không khí một mùi vị hỗn tạp mà khứu giác của chàng nghe ngai ngái mùi cơm thừa canh cặn hắt ra từ xóm hàng quán. Chuẩn rón rén ngồi xuống mặt ghế đá, không dám tựa lưng vào thành ghế như sợ những con vi-trùng sẵn sàng nhảy xổ vào người chàng để gieo bệnh.
Thật ra chàng không muốn ngồi ở đây để ăn sáng nhưng lại sợ trễ chuyến xe lửa nên đành phải kiếm một chiếc ghế trông tương đối đỡ bẩn. Đặt mông ngồi xuống mà chàng vẫn thấy ơn ớn ở sống lưng. Chuẩn mở hai hộp giấy đựng thức ăn vừa mới mua ở cửa hàng quốc doanh trước mặt, kèm với 2 ly nước ngọt đặc sản thành phố Hải-phòng. Uống một hớp chàng mới khám phá ra chỉ là nước pha với đường bỏ chút phẩm đỏ nhìn cho đẹp mắt. Mà nước quái gì uống vào lại lờ lợ Ở cổ họng, nhổ ra thì tiếc nên Chuẩn cắn răng nuốt một hơi cho xong chuyện. Chàng ân cần nói với vợ:
- Ăn đi em, lên xe lửa rồi mình làm một giấc.
Chuẩn gắp một miếng thịt heo bỏ vào miệng trệu trạo nhai. Quai hàm chàng bạnh ra, hai hàm răng liên tiếp đập vào nhau cố dần mềm miếng thịt để nuốt. Phía bên phải, hai anh công an giữ trật tự nhà ga đang ngồi uống trà, cười đùa vui vẻ. Hình như anh công an đứng tuổi kể một chuyện tiếu lâm cho anh công an trẻ có tướng cao ráo vạm vỡ cả hai phá lên cười ngặt nghoẽo. Anh công an đứng tuổi thỉnh thoảng đưa mắt liếc xéo sang chiếc ghế đá chỗ hai vợ chồng chàng đang ngồi. Chuẩn thoáng thấy những tia mắt hằn học phóng ra từ đôi mắt xếch của hắn nhưng chàng cứ lờ đi xem như không biết.
Không khí nồng nặc mùi thức ăn xốc vào mũi chàng. Ruồi nhặng bay vo ve chung quanh hai hộp thức ăn, chỉ chờ dịp là phóng xuống. Khung cảnh sân ga náo nhiệt hẳn lên với những chuyến xe buýt đổ người xuống, rồi mang hành khách đi toa? ra khắp bốn hướng. Những người bán hàng rong xuất hiện ngày càng nhiều, trẻ có, già có, thậm chí có những đứa con nít quần áo xốc xếch vá lỗ chỗ, kẹp trong tay rổ khoai, bên trên phủ lớp lá chuối, miệng thều thào những lời rao mời khách mà chàng biết chắc nó chưa có một miếng gì vào bụng kể từ chiều hôm quạ Chuẩn nhìn chúng thản nhiên không biểu lộ một thứ tình cảm nào. Khi còn thanh niên, với tấm lòng đầy nhiệt huyết chàng cảm thấy chạnh lòng khi nhìn những đứa trẻ nghèo khổ lê la đầu đường xó chợ nhưng lâu dần hình ảnh của chúng nhan nhãn khắp phố chợ toàn cõi miền Bắc thì sự nhạy cảm về lòng thương xót của chàng cũng phai nhạt theo năm tháng; hơn nữa bận rộn với miếng cơm manh áo cho chính chàng nên còn đâu trái tim cho những kẻ xa lạ.
Chuẩn đưa mắt nhìn quanh, gần đầu quảng trường có độ chừng 10 cô gái trẻ, ăn mặc khá gọn gàng, tay cầm tấm bảng viết hàng chữ khách sạn có máy lạnh, điểm tâm miễn phí, phòng ngủ nhìn ra cảng …, miệng liến thoắng rủ rê khách. Ngay giữa quảng trường, chiễm chệ đứng một tượng bác Hồ đúc bằng thạch cao sơn màu xám xịt; mới nhìn qua cứ tưởng được đúc bằng xi-măng. Bức tượng lâu ngày không được tô phết chăm sóc nên không ai còn nhận ra mặt mũi của bác nữa. Khuôn mặt bác nhạt nhoè, trơn trụi không còn những đường nét sắc sảo như thuở dựng tượng tuyên dương các chiến sĩ gái oanh liệt dùng súng trường bắn máy bay Mỹ ở cảng Hải-phòng. Những người già yếu, những kẻ tàn tật quần áo rách rưới chia chỗ nằm la liệt ngay dưới chân bức tượng. Vài con chim sẻ nhảy chuyền từ cánh tay bức tượng đậu ngay trên đỉnh đầu bác. Nó lúc lắc cái đuôi, són ra một chút phân rồi vỗ cánh bay vụt đi.
Gói cơm trộn mấy miếng dưa chuột kho mặn giúp chàng nuốt trôi xuống bao tử. Vẻ mệt mỏi hằn lên khuôn mặt vàng vọt của Chuẩn. Chàng thở ra một hơi dài. Chuẩn cảm thấy lòng vui vui sau một tuần trăng mật và vợ chồng chàng chuẩn bị đáp chuyến xe lửa về Hà-nội. Cả tuần chàng cứ phập phồng lo sợ căn bệnh viêm gan cấp tính sẽ tái phát mà bác sĩ mới khám phá 3 tháng trước. Lần đó, cơn bệnh hành hạ cứ tưởng chàng sắp chết. Nước da vàng khè, ăn không tiêu, ngủ không được. Chỉ mới hai tuần mà chàng sụt đi hơn 10 kí. Thân hình chàng vốn chẳng mập mạp gì, bị căn bệnh quái ác nên nhìn chàng như một bộ xương biết đi. Thật may, thuốc thang đầy đủ chàng bình phục nhưng người lại yếu hẳn. Lá gan vẫn còn sưng và trương nước. Bác sĩ dặn dò phải chăm sóc miếng ăn kỹ lưỡng, nếu cần nên kiêng ăn uống để giúp gan phục hồi. Chuẩn làm theo lời chỉ bảo của vị bác sĩ từng chút một nên cả tháng trôi qua chàng chỉ cảm thấy mệt mỏi chứ không nóng sốt, đau quặn phía dưới bụng như trước đây. Chàng bằng lòng với tình trạng sức khoẻ đang hồi phục, lại có thêm cô vợ mới cưới đầu gối tay ấp nên trong người cảm thấy thơ thới hân hoan. Chuẩn nhìn lại người vợ, trông nàng xinh xắn đang nhỏ nhẹ nhai từng miếng cơm. Cặp kiếng đen treo lủng lẳng trước ngực nàng, mồ hôi nhỏ lấm tấm xuống hai bên thái dương có những sợi tóc mai cong vút bay đùa theo cơn gió nhẹ ban mai. Chàng âu yếm hỏi:
- Em đỡ mệt chút nào chưa?
Nàng nuốt vội miếng cơm, lắc đầu:
- Nhức đầu quá anh ơi. Cả đêm qua em có chợp mắt được chút nào đâu.
- Người em đổ mồ hôi kìa. Có lẽ em bị sốt. Uống đỡ viên thuốc xem sao, nhé!
- Không sao đâu anh. Em gắng được mà, để dành thuốc khi khác. Ngày mai chủ nhật em tha hồ ngủ trễ.cc- Ừ! Chốc nữa lên xe lửa em cứ tha hồ ngủ. Để anh thức xem chừng hành lý cho.
Hai vợ chồng đang chuyện trò tương đắc thì bỗng anh công an đứng tuổi đứng dậy hắt nguyên ly nước trà về phía chàng. Đôi săng- đan của hai vợ chồng ướt đẫm nước. Vợ chàng tắc lưỡi:
- Ơ kìa!
Chuẩn nhìn xuống chân rồi đứng bật dậy quay sang phía 2 anh công an, cao giọng:
- Này đồng chí công an! Sao lại vô ý hắt nước vào người chúng tôi thế kia?
Như để phân bua, Chuẩn chìa chân phải ra cho hắn thấy chiếc săng- đan ướt nhẹp. Anh công an trẻ miệng huýt sáo cứ như không có chuyện gì xảy ra còn tay công an đứng tuổi hất mặt, giọng thách thức:
- Anh nói tôi làm gì?
- Thì đây thôi, anh hắt cả ly nước vào người chúng tôi này.
Tay công an tiến lên một bước, chỉ tay vào mặt Chuẩn:
- Này này… láo vừa vừa, anh đổ nước xuống chân rồi bảo tôi hắt nước vào người anh là thế nào?
- Cái gì? Sao lại có chuyện lạ thế này! Nhiệm vụ của đồng chí là giữ an ninh trật tự cho nhân dân mà lại cố ý vu oan cho chúng tôi là thế nào. Đồng chí phạm luật thì làm sao bảo nhân dân giữ luật được?
Khách qua đường nghe lớn tiếng đứng lại dăm ba người hóng chuyện. Lại có số người chờ xe buýt hiếu kỳ đổ sang, cả đám người ở mấy hàng quán lộ thiên húp vội tô bún mọc tò mò chạy đến. Ban đầu chỉ đôi người rỗi nghề tò mò dừng chân, nhưng chỉ mấy phút sau số người tăng dần vây quanh Chuẩn và hai tên công an. Thấy lớp người đứng vòng trong vòng ngoài khá đông, tên công an đứng tuổi phất tay bảo anh công an trẻ:
- Phải giữ thằng này lại.
------------------------------------------------------------------------------------------
Tức thì cả hai tiến tới giữ chặt lấy hai cánh tay Chuẩn. Tên công an đứng tuổi lôi ra chiếc còng số tám mổ ngay vào cổ tay chàng. Chuẩn hét lớn:
- Các anh làm gì vậy? Sao lại bắt tôi? Các anh vô lý hết sức.
Hắn rút ngay khẩu súng lục, vung vẩy thị uy:
- Câm mõm lại. Đồ lắm mồm. Cứ về đến trạm làm việc xem còn điêu nữa không cho biết.
Anh công an trẻ chỉ ngón tay vào mặt chàng, bồi thêm:
- Mày là tên phản động, biết không? Chuyên phá rối trị an, cản trở chúng ông làm việc.
Nhìn chồng bị còng, vợ Chuẩn run lên bần bật. Cái dáng hùng hổ của hai tên công an đã làm nàng khiếp hãi, chưa kể đến khẩu súng lăm lăm trong tay, chỉ chờ nổ ngay một phát vào đầu chồng. Sự việc xảy ra quá nhanh, nàng không biết xoay xở ra sao. Một sinh viên Mỹ-thuật vừa mới tốt nghiệp như nàng chẳng mấy quen với cảnh chợ đời, nhất là những vụ dính líu đến công an, lại còn bị khép vào tội phản động nữa thì kể như đã tận số. Cái tội phản động đâu phải đùa; chết đến mấy đời chứ chẳng chơi, nàng lẩm bẩm. Mặt tái nhợt, người nàng run rẩy như cành cây cong gặp bão. Cố gắng lắm, nàng chỉ thều thào được dăm ba chữ, mà phải đứng sát mới nghe tiếng được tiếng mất:
- Xin… xin các… ông… tha… tha cho nhà… tôi.
Cả hai tên công an lôi Chuẩn đi, chàng cố trì lại, hai tay ghì chặt lấy chiếc ghế đá, miệng la lớn như muốn phân trần với đám nhân dân đang đứng trố mắt nhìn. Chuyện kêu cứu với đám người đứng chung quanh là chuyện không tưởng. Không ai dám dây dưa vào việc của nhà nước, nhất là việc bắt bớ của công an. Hơn nữa, họ đã nghe loáng thoáng hai chữ “phản động” nên có cho vàng cũng không ai dám mở miệng khuyên can. Dính vào không khéo lại bị bắt vì cái tội đồng lõa thì không biết đến bao giờ mới thấy mặt vợ con. Thấy không ai can thiệp, Chuẩn hốt hoảng thật sự:
- Bác đảng ơi! Các anh mang tôi đi đâu? Chúng tôi đang chờ xe lửa. Vé tôi đã mua rồi.
Tên công an dứng tuổi trợn mắt:
- Im bố cái miệng mày lại đi. Vé với lại không vé. Mày trễ tàu thì việc gì đến ông.
Thấy Chuẩn cong người ghì chặt lấy thành ghế, hắn trở đầu súng, tay cầm lấy nòng đập báng súng liên hồi xuống bàn tay chàng. Đau quá, chàng đành thả tay ra. Mu bàn tay Chuẩn rướm máu, sưng húp thấy rõ. Hai tên công an xốc nách Chuẩn đẩy chàng đi về phía trước. Thấy không còn lối thoát, Chuẩn ngoáy đầu lại hét to dặn dò vợ:
- Em cứ đáp xe lửa về nhà. Đừng chờ anh. Nếu chiều mai anh không về thì kiếm người bảo lãnh cho anh nhé.
Khuôn mặt ràn rụa nước mắt, nàng gật đầu nhè nhẹ. Trước khi đi khuất ở dãy phố, Chuẩn còn thấy vợ chàng đổ gập người xuống, hai bàn tay che hết mặt, nức nở.
Đến trạm công an ga Hải-phòng, tên công an nhốt Chuẩn vào một căn phòng nhỏ hẹp nằm phía sau trạm. Căn phòng ẩm thấp, mùi nước tiểu xông lên nồng nặc. Căn phòng nhận ánh sáng từ phía cửa sổ, có chắn 6 thanh sắt cỡ hai ngón taỵ Cửa sổ nhìn ra một khoảng sân sau, khá rộng, cuối sân đứng sừng sững vài cây thông reo vui trong gió. Chuẩn nghe tiếng dao thớt đều đặn vọng lên đâu đó. Chắc nhà bếp ở phía trên lầu, chàng nghĩ thầm.
Chuẩn gần như kiệt sức. Chàng nằm vật ra chiếc chõng tre kê ở góc phòng. Sự việc xảy ra quá đột ngột. Mới nửa tiếng đồng hồ trước đây, chàng còn ngồi chuyện trò với vợ chờ chuyến xe lửa trở ngược ra Hà-nội, thế mà giờ đây vợ chồng mỗi người một ngả và chàng bị bắt tù vì tội phản động. Chuẩn nhắm nghiền đôi mắt. Nghĩ cho cùng, chàng không có gì phải sợ đám công an du thủ du thực ở đây. Cơn ác mộng của lần cải cách ruộng đất đã tan biến từ lâu. Thời kỳ đàn áp nhóm văn nghệ sĩ trí thức Giai phẩm Nhân văn cũng đã qua rồi. Đất nước đã thống nhất cả mười năm nay, chẳng mấy khi chàng nghe những vụ công an bắt bớ người trái phép. Thì đọc hai tờ báo đảng Chuẩn có thấy gì đâu. Toàn là những tin thu hoạch vụ mùa đạt kế hoạch, hoặc sản lượng nhà nước tăng vượt chỉ tiêu. Cả nước đăng phấn khởi hồ hởi tiến lên xã hội chủ nghĩa thì tàn dư của thời phong kiến tư bản như bệnh cửa quyền, tham ô lãng phí, hống hách với nhân dân làm sao sống sót được dưới trào lưu tiến hoá của đảng. Chuẩn còn là một giáo viên chính ngạch tại Đại học Hà-nội – thủ đô của một nước dân chủ cộng hòa – chưa bao giờ làm một điều gì phi pháp cả. Chàng lại giảng dạy về luật pháp, giải thích luật dưới ánh sáng cương lĩnh của đảng để giúp nhân dân hiểu và thi hành luật. Chương trình giảng dạy của Chuẩn ở cấp đại học đã đào tạo những luật sư, những viên án sát, những vị chánh thẩm ở toà án; tất cả để củng cố một nền dân chủ tự do có luật pháp phân minh hẳn hòi. Sở công an cũng chỉ là một công cụ để giúp nhân dân có cơ hội thực hiện những hiểu biết về luật pháp của nhà nước. Chuẩn còn nhớ mới đây có học tập một nghị quyết của đảng trong đó phần mở đầu đã nhìn nhận rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Nhưng điểm quan trọng vẫn là chàng chẳng làm gì sai trái cả. Đành rằng “pháp bất vị thân” nhưng luật đặt ra chỉ để bảo vệ quyền lợi của nhân dân mà thôi; thế thì chẳng có gì phải lo, chàng thầm nghĩ. Không chừng chốc nữa Chuẩn phải nói rõ cho mấy anh công an biết chàng đang dạy luật ở Đại học Hà-nội. Nằm miên man với những suy nghĩ, Chuẩn thiếp đi lúc nào không biết.
Mãi xế chiều, có người đánh thức chàng dậy và đưa lên phòng hỏi cung ở lầu hai. Lầm lũi bước lên cầu thang, Chuẩn đụng đầu với tên công an đứng tuổi bắt chàng lúc sáng. Gặp Chuẩn, hắn đứng hẳn lại, đưa đôi mắt ốc nhồi nhìn chàng, bàn tay xếp lại làm thành khẩu súng, chĩa về phía chàng và lảy cò tưởng tượng. Hắn phá lên cười rồi lững thững đi xuống thang. Thằng khốn nạn , chàng chưởi thầm trong miệng rồi tiếp tục lết cho hết mấy bực thang dẫn lên lầu trên.
Ngồi trong phòng hỏi cung, Chuẩn ợ một tiếng rõ tọ Chàng vội đưa tay lên che lấy miệng; có lẽ thức ăn buổi sáng không tiêu. Trước mặt Chuẩn, phía bên kia chiếc bàn dài, viên thủ trưởng công an ngồi vẻ mặt nghiêm nghị, bên cạnh lại có một tên công an, khuôn mặt dài ngoẵng như mặt lừa. Trên mặt bàn, Chuẩn thấy tấm bìa cứng, bên trong thấp thoáng có xấp giấy; chắc chắn đó là hồ sơ về vụ bắt giữ chàng. Chuẩn không ngờ chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ, bọn công an đã viết xong cả chục tờ giấy về cái chuyện con con hắt nước vào chân vợ chồng chàng. Chuẩn băn khoăn tự hỏi không biết chữ nghĩa đâu mà bọn này lại viết nhanh đến thế. Hay là chúng nó đã có sẵn những chi tiết của đời chàng từ trước? Chuẩn lắc đầu xua đuổi ước đoán ra khỏi tâm trí. Hải-phòng cách Hà-nội cả hơn trăm cây số, là nơi chàng sinh sống và dạy học; đây lại là lần đầu tiên chàng đặt chân đến vùng phố cảng thì không thể nào chúng nắm được lý lịch của chàng.
Tên thủ trưởng đằng hắng để gây sự chú ý. Người gầy đét như con mắm, đầu hắn hói hơn nửa. Khuôn mặt hắn cứng, thô, vẻ lạnh lùng. Bầu không khí trong phòng vốn đã ngột ngạt, nhìn nét mặt của hắn ai cũng cảm thấy khó thở hơn. Chàng tự hỏi không biết hắn có bao giờ cười chưa? Hay là cái nghề công an không cho phép hắn cười? Chuẩn chú ý đến đôi mắt sáng loang loáng nằm sắp đều dưới vầng trán rộng. Trông hắn khá thông minh, cái thông minh quỷ quyệt của một nghề chuyên bắt bớ và tra tấn. Chàng rùng mình nhè nhẹ. Không thèm nhìn Chuẩn, tên thủ trưởng nhìn vào tờ giấy in sẵn những lời hỏi cung căn bản do sở công an soạn. Bên trái Chuẩn, một thanh niên chuyên ghi lời khai ngồi yên lặng, mắt nhìn đăm đăm về phía trước. Tấm bìa cứng kẹp xấp giấy vàng vàng nằm ngay ngắn trên đùi, nghe tên thủ trưởng đằng hắng, anh ta ngồi thẳng lưng, chiếc bút nguyên tử cầm hờ trên tay sẵn sàng ghi mọi lời khai của chàng.
Tiếng tên thủ trưởng vang lên nghe rõ và sắc như lưỡi dao cạo:
- Tên?
- Lê Chuẩn.
- Tuổi?
- Ba mươi bốn.
- Nghề nghiệp?
- Giáo viên đại học.
- Đơn vị phục vụ?
- Đại học Hà-nội, phân khoa Luật.
- Tình trạng chính trị?
- Đảng viên.
Hắn bỏ tờ giấy xuống, ngẩng mặt lên, dõng dạc từng tiếng một:
- Tội của anh là tội phá hoại. Mặc dù chưa gây ra một hậu quả trầm trọng nào cho nhân dân nhưng vì anh là đảng viên nên hình phạt cần phải gia tăng để làm gương cho mọi người. Anh đã gây một ấn tượng không đẹp cho đảng và…
Chuẩn ngắt lời:
- Xin lỗi đồng chí…
- Cái gì?
- Tôi không làm gì sai trái cả. Nhân viên của đồng chí mới chính là kẻ phá rối trị an. Chúng hắt nguyên cả ly nước trà nóng xuống chân hai vợ chồng tôi. Đúng ra đồng chí phải khiển trách và trừng phạt hai người đấy.
Hắn chồm người về phía trước, giọng đanh lại:
- Anh nói thế có bằng chứng gì không? Ai làm chứng cho anh những điều anh vừa nói. Làm sao tôi tin anh được?
Chuẩn chìa mu bàn tay vẫn còn sưng húp ra, phân trần:
- Bằng chứng đây. Nhân viên của đồng chí dùng báng súng đập sưng bàn tay tôi này.
- Bàn tay sưng của anh đâu thể chứng minh chân anh bị hắt nước trà. Hai chuyện này khác nhau hoàn toàn. Chưa kể anh ngã bị dập tay ở đâu không biết rồi lại vu oan cho chúng tôi. Làm sao biết được.
Nghe hắn bình thản đưa ra những luận cứ ngang ngược, Chuẩn hơi mất bình tĩnh:
- Nhưng đấy là sự thật, thưa ông! Hai nhân viên của ông phải xin lỗi tôi. Cái vé xe lửa đã hết hạn, các ông phải bồi thường; cả đôi săng- đan nữa, lớp da trên mặt đã bị Ố vì nước trà, các ông cũng phải bồi thường cho tôi luôn. Đừng nghĩ tôi phải run sợ trước những lời vu cáo của ông. Tôi là giáo viên trường luật, dạy cho sinh viên biết về luật lệ của nhà nước. Cho nên, thưa ông, tôi rất biết rõ về luật. Ông cũng cần biết rằng, mỗi khi đặt ra luật mới, nhà nước phải hỏi ý kiến chúng tôi. Nói thế để ông biết rằng tôi gián tiếp đẻ ra luật, dạy cho mọi người biết luật và tôn trọng luật pháp ở xã hội này. Nếu cần, tôi sẽ đi với ông lên viện Án sát, toà án tối cao ở Hà-nội để đối chất.
Chuẩn nói một hơi dài, đưa ra những sự thật về nghề nghiệp của chàng. Thông thường khi nghe đến những công việc chàng đang làm, ai cũng phải nhựợng bộ rút lui. Trong quá khứ, Chuẩn dành lại phần chủ động cũng nhờ vào bài diễn thuyết nho nhỏ như thế. Tên công an mặt lừa xen vào:
- Anh đừng huênh hoang lừa bịp chúng tôi. Loại phản động như anh chúng tôi hỏi cung không biết bao nhiêu lần. Chúng tôi có đủ bằng chứng để buộc tội anh, anh biết không? Nhà anh làm luật, dạy luật mà không biết giữ luật thì cũng mang tội phản động như thường.
------------------------------------------------------------------------------------
Gã lôi ra vài tờ giấy từ tấm bìa cứng, đẩy nhẹ đến trước mặt chàng. Mới liếc sơ qua, Chuẩn không ngờ bọn công an lại tráo trở dựng đứng sự việc xảy ra lúc sáng. Tờ giấy ghi rõ chàng đứng quát tháo, sỉ vả công an trước mặt nhân dân; đến khi được mời về trạm làm việc chàng lại lớn tiếng chống cự. Một phụ nữ mở quán hàng xén kế bên thấy rõ sự việc và còn cả chục nhân chứng khác đều có một lời khai giống nhau về thái độ của chàng. Đọc chưa hết tờ giấy, Chuẩn bỗng thấy đau quặn ở phía dưới bụng. Cơn đau đi dần lên phía ngực và chàng thở hắt ra một hơi dài, miệng than không ra tiếng.
Tên thử trưởng ân cần:
- Nào, bây giờ anh đã biết tội của anh rồi. Mặc dù xét về hình tội thật nghiêm trọng nhưng chúng tôi không trừng phạt anh quá nghiêm khắc đâu. Bù lại, anh phải làm giấy tự kiểm và hứa là không bao giờ phá rối trị an nữa. Tóm lại, được tha hay không tất cả đều tùy thuộc vào thái độ nhận thức lỗi lầm của anh.
Đến nước này thì Chuẩn không còn giữ lễ với hắn nữa. Chàng hét lớn:
- Đừng hòng. Tôi không viết gì hết, cho dù một chữ, anh hiểu chứ. Tôi vô tội. Tôi muốn anh phải viết một lá thư kể rõ lại sự thật để tôi trình với phòng làm việc ở trường đại học, giải thích tại sao tôi không về kịp để dạy vào sáng thứ Hai.
Hai tên công an nhìn Chuẩn nhếch môi cười khinh bỉ. Tên thủ trưởng hít một hơi thuốc:
- Viết cái gì? Muốn viết thì anh viết lấy. Còn chuyện anh vô tội, tôi nói thêm cho anh biết, từ khi bộ công an được thành lập để bảo vệ thành trì xã hội chủ nghĩa đến nay, có người nào bị bắt mà không nói là vô tội. Trước anh đã có hàng triệu người, sau anh cũng có triệu triệu người với cùng một luận điệu. Chúng tôi còn lạ gì bọn phản động các anh.
Chuẩn vẫn khẳng định:
- Tôi biết tôi vô tội, thế thôi. Còn chuyện những người khác tôi không cần biết.
Vẻ mặt tên thủ trưởng kênh kiệu, giọng chắc nịch:
- Tin tôi đi, nói gì thì nói trước sau gì anh cũng phải nghe lời chúng tôi làm bản tự kiểm.
Để biểu lộ uy quyền qua lời nói, hắn ngang nhiên phà một luồng hơi thuốc vào mặt Chuẩn làm chàng ho sặc sụa. Hắn vẫy tay ra hiệu, hai tên gác xông đến nốc nách Chuẩn lên, lôi ra ngoài. Chàng còn cố nói vói, giọng tức giận:
- Tôi sẽ báo cáo lên cấp thành phố. Các anh sẽ phải trả lời về những chuyện vu khống trắng trợn này. Tôi không ngờ các anh còn dã man hơn bọn phát-xít Nhật nữa.
Những tiếng sau cùng của Chuẩn nhỏ, đứt quãng vì cơn tức dâng lên chặn thấy thanh quản. Qúa uất ức và mệt mỏi, chàng không còn đứng vững trên đôi chân, hai tên gác phải dìu chàng đi. Đôi chân kéo lê sền sệt trên sàn gỗ, bắt đầu hành trình kết án của một nạn nhân như hàng trăm nghìn người trước đây bị ghép vào tội phản động.
Sẩm tối, tên gác ném cho Chuẩn một gói cơm trộn muối. Hạt cơm vừa đụng vào đã vữa ra nát choẹt trên đầu ngón tay cọng với mùi hôi của thứ gạo mốc làm chàng không thể nhai nuốt nổi. Cơn sốt bắt đầu hành hạ Chuẩn; khoảng nửa tiếng người chàng nóng bừng bừng rồi nửa tiếng lạnh đến run người. Chàng biết nỗi uất hận đã đâm vào lá gan những nhát dao chí tử, khơi dậy bệnh viêm gan cấp tính nguy hiểm. Không có thuốc men để khống chế căn bệnh đang dấy lên nổi lọan vì mấy lọ thuốc viêm gan nằm trong cái sắc tay vợ chàng giữ. Nếu không có mấy tên công an sáng nay, giờ này chàng đang ngồi trước TV, nhâm nhi ly trà theo dõi mục tin tức buổi chiều. Ngồi bó gối cô đơn trong căn phòng chật hẹp hôi hám, Chuẩn bỗng thấy thấm thía hai chữ tự dọ Sức khoẻ hiện tại của chàng cũng leo lét như ngọn đèn đỏ quạnh treo lơ lửng trên đầu giường chiếu tỏa ánh sáng yếu ớt không đủ soi rõ mặt người. Đêm yên tịnh. Chuẩn nghe những tiếng động vọng vào qua cái lỗ khoét vuông vắn trên cánh cửa để đưa thức ăn cho tù. Hai ba tên công an trực đang chơi bài cãi vã ồn ào ở phòng kế bên. Văng vẳng tiếng đàn ắcco húng hắng vọng lên từ góc trạm; có lẽ một tên công an đang tập chơi. Trên chiếc bàn gỗ nhỏ xíu, một tờ giấy và cây bút nguyên tử đang nhìn chàng trêu chọc. Tên gác đưa cho Chuẩn để chàng viết bài tự kiểm. Chuẩn chợt nhớ một câu nói truyền khẩu trong giới nhà giáo: khi một nhà trí thức thảo luận với một tay bộ đội, càng biện minh càng thấy mình đuối lý.” Nghe buồn cười nhưng đó là sự thật não lòng. Bạn bè chàng đã dặn dò, trí thức đi đôi với trí thức, đừng dây dưa với bộ đội nhất là công an. Dưới mắt họ, đám trí thức chúng mình chỉ là một lũ ăn hại, không làm nên trò trống gì. Chuẩn không mấy tin khi nghe lời bàn tán. Chàng không tin vì chân lý ở đâu vẫn là chân lý, cho dù công an hay bộ đội họ cũng lý luận dựa trên những nguyên tắc căn bản chứ. Bây giờ ngồi ủ rũ trong căn phòng tối, hai tay cào xới mái tóc bê bết mồ hôi, Chuẩn mới thấy thấm thía hết những kinh nghiệm thương đau của đồng nghiệp.
Chuẩn thấy chưa bao giờ đời chàng khốn nạn đến thế. Hai tay chàng xoa bụng thành những đường vòng. Nói cho đúng, Chuẩn cảm thấy uất nghẹn hơn là run sợ. Bị vu khống một chuyện không đâu làm trễ nải biết bao công việc. Chàng nhớ đến bài bình phẩm về luật giao thương mà chàng phải nộp cho tạp chí cộng sản tuần tới, rồi cả chục cuốn sách chàng phải ngốn cho xong trước khi vào học trình đầu mùa Thụ Đang mải mê nghĩ, Chuẩn chợt nghe có tiếng dép lẹp xẹp đâu đó ở bên ngoài, chàng chạy vội đến chiếc lỗ vuông, gọi lớn tiếng:
- Này, dồng chí gác… đồng chí gác.
Tiếng càu nhàu vọng lại:
- Muốn gì?
- Tôi muốn đồng chí báo cho cấp trên là tôi bị đau nặng, vừa tim vừa viêm gan đồng chí ạ! Nếu không có thuốc men gì chắc tôi không qua khỏi…
- Cấp trên không làm việc cuối tuần. Anh cứ đợi đến sáng thứ Hai rồi báo cáo.
- Cái gì? Đồng chí tính giữ tôi cả ngày mai nữa sao?
- Tất nhiên.
- Tất cả các anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm những gì xảy ra cho sức khoẻ của tôi.
- Được rồi, cứ yên trí! Anh cứ ngủ qua đêm là khỏi bệnh liền.
Tiếng dép lười biếng lê xa dần rồi mất hẳn. Ngồi một mình trong căn phòng sáng lờ mờ, đầu óc Chuẩn đặc quánh không nghĩ thêm được một điều gì. Cái chõng tre cứng ngắc chứa đầy rệp. Lúc trưa, mệt quá thiếp đi nên không để ý, mãi đến khi thức dậy chàng mới thấy ngứa ngáy khắp người. Vén tay áo lên thấy từng đốm đỏ sưng phồng, Chuẩn biết ngay là rệp. Những con rệp đói nằm mai phục ở những ngõ ngách ngửi được hơi người chui ra tấn công tấm thân tiều tuỵ của chàng. Hút máu hả, cho chúng mày lây bệnh viêm gan luôn, Chuẩn nghiến răng rủa thầm.
Có một điều làm Chuẩn ngạc nhiên là chàng không nhớ gì mấy người vợ mới cưới. Thật ra chàng lại thích thú khi ngủ riêng một mình; có lẽ sau tuần trăng mật Chuẩn đã mệt nhoài, hơn nữa sức khoẻ chàng đang ở giai đoạn phục hồi nên rất cần tịnh dưỡng. Mệt quá nên Chuẩn nằm vật xuống chõng, mặc kệ cho mấy con rệp bắn rào rào bám lên thân xác chàng, tha hồ rỉa rói. Trong cơn ngủ mê người Chuẩn gần như tê liệt nhưng khi vừa mở mắt tất cả những cảm giác đói, lạnh, ngứa ngáy đổ ập lên người làm chàng nằm lịm trong đau đớn. Căn bệnh viêm gan chắc chắn đang chờ chàng đâu đó sẵn sàng nhảy xổ ra chụp lấy lá gan chai cứng, băm nát ra từng mảnh.
Buổi sáng chủ nhật, nhìn ra sân sau yên ắng, Chuẩn bỗng thấy lòng quạnh hiu hơn bao giờ. Ánh nắng yếu ớt mặt trời buổi ban mai đổ tràn trên hàng cây thông. Một vài con chim sẻ nhảy chuyền trên đất, thỉnh thoảng thấy được mồi dừng lại mổ mổ rồi ngửa cổ nuốt trôi. Hai tay nắm chặt lấy song sắt, Chuẩn hít vào một hơi dài đầy buồng phổi. Thoang thoảng mùi thịt nướng quyện trong không khí, Chuẩn cảm thấy ruột gan cồn cào. Nước miếng ứa ra đầy miệng, chàng nuốt xuống bao tử đánh ực. Đã một ngày trời chàng không có tí gì vào bụng. Chàng mơ ước một đĩa cơm, một tô bún, hoặc một miếng thịt dai như giẻ rách mà chàng nhai mãi mới nát ngày hôm quạ Trong khi sự thèm muốn dằn vặt từng thớ thịt, kích thích thần kinh, óc tưởng tượng những gì có thể nghĩ đến thì chàng chợt nhớ đến câu nói của một danh nhân: nếu không thay đổi được hoàn cảnh thì nên chấp nhận nó . Nhắm mắt lại, Chuẩn hít thở đều đặn và chàng bỗng thấy tâm hồn thư thái hơn bao giờ.
Vừa đuổi được cái đói ra khỏi tâm trí, Chuẩn lại nhớ đến căn bệnh hiểm nghèo. Chàng cố giữ lòng bình thản, không thèm nghĩ đến những con vi trùng đang đục khoét lá gan. Vậy mà không được. Cơn sốt hành hạ Chuẩn từ hôm qua bắt chàng phải nghĩ đến lần nằm liệt giường suýt chết. Chuẩn biết lá gan trong người đang sưng tấy lên, trương nước vì không thuốc men gì cả hơn một ngày trời. Cả ngày, nằm nhiều hơn là ngồi, Chuẩn gần như lịm đi trong cơn đau đớn. Tâm trí chàng chập chờn, không xác định được thời gian và không gian. Cả hai cái đói và đau đẩy Chuẩn vào một vùng bóng tối đen quánh, dày đặc như lần chìm dưới đáy sông vì bị chuột rút. Có lúc chàng cảm thấy thân thể nhẹ tênh, chơi vơi bay lên cao, lơ lửng ở vùng trời đó thật lâu. Đôi lúc tỉnh lại, nhớ đến hai tên công an, Chuẩn lại nghiến răng chưởi rủa. Cũng may, ngày chủ nhật không ai để ý đến tù, hơn nữa người quá yếu nên tiếng chưởi của Chuẩn chỉ lầm bầm trong cuống họng nên chẳng ai nghe. Chuẩn thề với lòng mình là khi ra khỏi đây, chàng sẽ viết một bài kể rõ những thoái hoá trong guồng máy công an, sự ức hiếp dân lành và tính quan liêu cửa quyền của những kẻ nắm trong tay quyền lực cách mạng.
--------------------------------------------------------------------------------
Đêm về. Chuẩn biết được là do luồng ánh sáng từ khung cửa sổ tắt lịm khi tỉnh dậy. Căn phòng tối đen như hũ nút. Chàng nghĩ giờ này trường đại học đã biết tin và chắc chắn họ sẽ gửi người xuống để bảo lãnh chàng thoát khỏi nơi đây. Như thế, chàng cần phải kiên nhẫn chờ cùng lắm là ngày mai, đại diện của trường sẽ đến nói chuyện với tên thủ trưởng. Khi đó, chúng có thả ra chàng cũng bắt phải xin lỗi – bằng giấy trắng mực đen chứ không phải nói miệng qua loa – rồi mới ung dung rời khỏi chốn thổ tả này. Tiên sư cả lò chúng nó , Chuẩn lại nghiến răng chưởi rủa. Chàng thề sẽ không bao giờ đặt chân đến cái thành phố khốn nạn này nữa.
Khi Chuẩn thức dậy vào buổi sáng thứ Hai, luồng ánh sáng từ khung cửa đã soi chiếu rõ căn phòng. Định ngồi dậy, Chuẩn chợt nghe loáng thoáng có tiếng người đàn ông rên đau đớn; hình như từ phía sân sau. Ngáp một hơi dài, chàng lồm cồm bò dậy, mon men đến cánh cửa nhìn ra ngoài. Ngay giữa sân, một người đàn ông bị trói thúc ké vào thân cây thông, hai tay bị còng phía sau giống như ôm ngược thân cây. Hắn quằn quại, dãy dụa, miệng la hét không ngớt nhưng chẳng thấy tên công an nào lên tiếng. Chàng dụi mắt nhìn cho kỹ, dáng người đàn ông có vẻ quen quen.
Qúa yếu, hai tay Chuẩn bám chặt lấy song sắt để giữ thân hình đứng cho vững. Chuẩn lắc lắc đầu cho thật tỉnh rồi dụi mắt lần nữa và chàng chợt nhận ra người đàn ông. Đúng nó rồi, Pha đây mà, một sinh viên vừa mới tốt nghiệp phân khoa Luật, đại học Hà-nội. Hai năm trước, Chuẩn có dạy một lớp chủ nghĩa duy vật biện chứng mà Pha ghi danh theo học. Thời gian trôi qua mau chóng, chàng chỉ còn nhớ mài mại khuôn mặt. Không hiểu Pha làm gì nên tội mà bị hành hạ dở sống dở chết thế?
Và Chuẩn chợt hiểu ra Pha đến đây chỉ vì chuyện của chàng chứ không gì khác! Bác đảng ơi, con vợ mình dại quá! Thật đúng là con mọt sách, cả ngày chỉ biết vùi đầu vào sách vở, đến khi đụng chuyện không biết phải xoay xở thế nào cho xong! Chàng cứ nghĩ vợ mình đủ khôn ngoan đi báo cáo với nhân viên an ninh của trường để gửi đồng chí bí thư đến hoặc tìm những người có thế lực chứ đời thuở nào lại đi nhờ thằng Pha thì nên cơm cháo gì. Đúng là thứ đàn bà vô dụng! Thằng Pha có giữ chức vụ nào trong đảng đâu. Nó mới tấp tểnh đi tập sự, nghe đâu làm việc ở một văn phòng luật sư chỉ có vài ba mống, làm cái nghề trinh thám tư chuyên theo dõi những thằng chồng ngoại tình vụng trộm, chụp hình lấy bằng cớ cho các bà vợ mang ra toà đòi ly dị chia của. Gà què ăn quẩn cối xay thì làm sao ăn nói lại mấy thằng công an đầu trâu mặt ngựa ở cái đất Hải-phòng mất dạy này được. Nghĩ đến đó, Chuẩn cảm thấy chóng mặt, muốn mửa thốc tháo hết những gì nằm bụng. Bao tử trống rỗng từ hôm qua nên chẳng có gì để nôn ói và Chuẩn bỗng thấy đau nhói ở phía dưới bụng.
Không biết có nên gọi Pha cho biết mình đang bị giam ở trong phòng không? Chuẩn nghĩ không nên vì chàng có biết ất giáp việc gì xảy ra cho Pha đâu. Có thể nó giở lý lẽ cãi nhau với bọn công an nên mới ra nông nỗi. Nghĩ cho cùng, nó đi cũng vì lòng tốt thầy trò với nhau chứ dại gì mà một thân một mình leo lên xe lửa xuống đây để chuốc lấy cực hình. Chuẩn nghĩ chàng phải cứu nó ra bằng bất cứ giá nào. Nhưng cứu thế nào đây? Thân chàng còn lo chưa xong thì nói đến cứu ai!
Trời nắng chang chang. Ánh nắng loang loáng của buổi trưa hè đổ tràn lên mặt sân, hắt vào khung cửa sổ từng vạt lửa làm Chuẩn rát cả da mặt. Chàng phải lấy tay che mắt cho bớt chói nhưng cũng chỉ thấy lờ mờ. Hơi nóng hừng hực phun lên từ mặt đất, Chuẩn thấy luồng hơi màu tim tím lung linh chung quanh chỗ Pha bị trói. Chàng biết chẳng còn bao lâu nữa Pha sẽ bị chết nóng. Khi nghe tên gác lục đục đẩy bát cơm qua lỗ vuông, chàng chạy vội lại hỏi:
- Này anh, cho tôi hỏi thăm. Cái anh bị trói ở gốc cây thông bị tội gì vậy?
- À! Thằng phản động. Nó dám gọi thủ trưởng chúng tôi là đồ thổ phỉ. Thằng láo quá! Tướng mất dạy như nó mà dám xưng là luật sự Sức lực bao nhiêu mà dám bẻ cây chống trời.
Câu trả lời của tên gác có đến ba lần “dám”. Kể ra thằng Pha liều thật. Ở trong hang hùm mà dám chưởi hùm thì phải nói là gan. Tay trí thức “phản động” này chơi được. Dạy được một thằng học trò như thế kể cũng không uổng công. Đang vui vui nghĩ đến nét mặt của tên thủ trưởng khi bị chưởi thẳng vào mặt thì Chuẩn nghe tiếng la đau đớn từ sân sau. Chàng nhảy xổ lại phía cửa sổ. Một tên công an vai u thịt bắp đứng trước mặt Pha, dưới chân là một sô nước. Chuẩn nhận ra ngay thằng công an trẻ măng bắt chàng ở ga xe lửa hai ngày trước. Hắn xuống tấn, khuỳnh chân lấy thế rồi vung tay đấm vào mũi Phạ Quả đấm bắn đi cọng với cái sức của một tên khuân vác càng gia tăng trọng lượng của cú đấm, Chuẩn rùng mình nghĩ đến mũi Pha bị lún ngược vào trong. Chàng có cảm giác sống mũi của Pha vỡ vụn ra từng mảnh. Đồ hèn nhát, Chuẩn rủa thầm. Tên công an lại đưa tay lên, bàn tay chuối nắn xoè rộng, ngưng trong không khí vài giây để lấy đà, rồi hắn vả một cái như trời giáng từ phải sang trái, và quật ngược trở lại. Bàn tay xé gió phóng vun vút từ trên cao xuống, đập vào thái dương đẩy đầu Pha nghiêng hẳn qua một bên; chưa kịp yên vị thì bị xoay ngược lại vì cú rờ-vẹ Pha rú lên đau đớn, người oằn đi, mềm rũ như sợi bún. Thân hình Pha đổ ập về phía trước, may nhờ hai cánh tay bị trói ngước vào gốc cây giữ cho người không ngã xoài trên đất. Bị cú đấm, máu mũi chảy ròng ròng, bây giờ lại bị hai cái tát nẩy lửa, Pha thổ ra một nhúm máu. Tên công an hắt nguyên sô nước vào mặt, miệng cười hô hố:
- Không chết liền đâu nghe con. Sô nước giữ cho mày khỏi bị chết cháy. Độ nửa giờ nữa, ông lại ra tẩn cho mày một trận rồi thưởng cho sô nước.
Chuẩn rùng mình, yếu ớt cỡ chàng đứng ngoài sân chừng tiếng đồng hồ chắc đi luôn, chưa nói đến cú đấm với hai cái tát vẹo cả người. Bác đảng ơi, sao chúng nó ác quá sức! Chàng thấy đôi mắt Pha nhắm nghiền, hàm răng nghiến chặt cố giữ đừng phun thêm một lời chưởi rủa nào. Khuôn mặt Pha méo mó, biểu hiện sự giằng co giữa lòng thù hận thôi thúc Pha chưởi đổng lên cho đỡ tức nhưng đồng thời nỗi đau đớn về thân xác thuyết phục chàng không nên chọc giận chúng nữa. Pha cố ngửa mặt lên, thều thào:
- Xin… cho tôi… đi giải (tiểu).
Tên công an cười hềnh hệch:
- Giải mẹ nó trong quần đi, tiếc gì nữa.
Nắm lấy thanh sắt, hai tay Chuẩn trắng bệch, nổi rõ gân xanh. Chàng cắn răng cố nuốt trôi sự phẫn nộ. Hơn ai hết, Chuẩn biết chàng phải cứu Pha ngay bằng mọi cách. Thằng công an đồ tể bước ra sân lần nữa thì Pha chắc phải chết với nó. Trước khi trở vào, hắn quay nhìn về phía cửa sổ phòng giam - chỗ chàng đứng - hếch hếch cằm dáng điệu thách thức. Chuẩn nhìn thấy bàn tay hắn đặt hờ lên bá súng mạ kền lấp lánh ánh nắng treo ở bên hông, như sẵn sàng rút ra đẩy một viên vào đầu những thằng “phản động” như chàng và Pha.
Chuẩn đang suy tính cách để cứu Pha thì cửa phòng giam bật mở. Tên gác vẫy tay ra hiệu chàng bước ra khỏi phòng. Hắn dẫn Chuẩn lên lầu, đẩy chàng vào phòng hỏi cung ngày hôm kia. Cũng tên thủ trưởng, cũng thằng công an mặt lừa, chỉ khác là anh ghi chép lời khai ngồi kế bên nhưng lại không có giấy bút trong taỵ Tên thủ trưởng vồn vã:
- À! Anh đây rồi. Ngồi xuống rồi chúng ta làm việc.
Chuẩn ngồi xuống. Bàn tay phe phẩy chiếc quạt nan, hắn trầm giọng:
- Chắc anh thấy thằng luật sư của anh rồi chứ gì? Nó còn trẻ nên không biết phép tắc lịch sự gì cả. Chúng tôi phải dạy cho nó một bài học về cách đối xử, thế thôi. Mong anh không lấy gì làm phiền.
- Ông có biết bắt và đánh người như thế là trái phép nhà nước không? Ông không nghĩ là sự việc sẽ bị phanh phui trên mặt báo à?
Tên thủ trưởng tắc lưỡi, lắc lắc đầu như ngầm bảo Chuẩn sao quá ngây thơ:
- Báo nào? Anh cho tôi biết báo nào sẽ đăng chuyện công an đánh người. Anh là đảng viên mà sao không thấu triệt nguyên tắc và đường lối của đảng gì hết vậy. Nói cho anh biết nhé, chuyện xấu thì phải dấu đi chứ, đúng không nào? Thanh danh của đảng mới trên hết. Không chừng anh phải khuyên thằng luật sư của anh đừng nói xấu đảng thế. Nói xấu đảng là nói xấu anh đấy, hiểu chưa nào?
Chuẩn ngẩn người ra nghe tên thủ trưởng nói toạc móng heo những gì hắn nghĩ trong đầu. Không hiểu hắn học ở đâu cái lối ngụy biện lộng quyền đến vậy. Cũng với một giọng đều đều, hắn nhếch môi cười nham hiểm:
- Thôi, anh nên nhìn nhận tội lỗi của anh đi. Có lỗi thì sửa, chả sao cả.
- Nếu tôi không nhận thì sao?
Hắn quay mặt đi, giọng trở nên sắc lẻm:
- Thì thằng luật sư của anh sẽ đứng ngoài nắng cho đến chết chứ sao.
Chuẩn thở dốc. Chàng biết hắn nói thật. Pha sẽ không đợi lâu đêchết cháy, chỉ cần thằng công an trẻ bước ra sân sau lần nữa, vung tay đấm vài quả thì mặt mũi Pha sẽ nát bấy. Lúc đó, có được tha thì với khuôn mặt bầy nhầy như thế Pha cũng khó làm lại cuộc đời và chàng sẽ ân hận mãi khôn nguôi. Đột nhiên mắt Chuẩn hoa lên, tai ù đi vì cơn đau dốc đâm thẳng từ bụng ngược lên đến đỉnh đầu. Đầu óc nhức buốt không thể tả, chàng cảm thấy buồn nôn, choáng váng mà nếu hai tay không giữ chặt lấy thành ghế có lẽ Chuẩn đổ gập người xuống mặt bàn. Chuẩn biết ngay bệnh viêm gan đã trở lại. Triệu chứng giống in hệt ba tháng trước, khi chàng bị đau quặn dưới bụng từng cơn, đầu óc lùng bùng như muốn nổ tung và bác sĩ cho biết đó là bệnh viêm gan cấp tính. Sự phẫn nộ dâng chẹn ngang cuống họng làm cả vùng ngực nóng bừng bừng. Cổ họng Chuẩn khô và đắng nghét. Giọng tên thủ trưởng ngọt ngào:
- Tôi biết anh yếu, cần chạy chữa thuốc men nên chuẩn bị cho anh mọi chuyện. Đây nhé, bản tự kiểm tôi đã viết sẵn, anh chỉ việc ký vào là xong chuyện.
Chuẩn cắn răng vừa nhịn đau vừa gìm cơn tức giận:
- Đưa tôi xem qua đã.
Nhếch môi cười đắc thắng, tên công an mặt lừa đẩy tới trước mặt chàng tờ giấy; trên có có hàng chữ: “Tôi ký tên dưới đây xác nhận vào ngày 13/7 tôi đã phá rối trật tự tại nhà ga và tôi cũng không nghe lời khuyến cáo của công an giữ an ninh tại đó, rồi cũng chống cự lại khi được mời về trạm làm việc. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của tôi. Tôi bị tạm giam tại trạm công an nhà ga và sau hai ngày tự kiểm thảo tôi đã nhận ra hành vi phản động của tôi, hoàn toàn bêu xấu thanh danh đảng và nhà nước. Từ bây giờ về sau, tôi hứa tự giáo dục bản thân và phấn đấu không bao giờ phá rối trật tự trên đường phố nữa.”
Chuẩn không ngờ bọn chúng có thể vu khống trắng trợn và trơ trẽn đến thế. Nhìn nét bút nghuệch ngoạc như mới tập viết và lối hành văn bậc tiểu học của bọn thổ phỉ, chàng chỉ muốn vo tờ giấy ném vào mặt thằng công an mặt lừa, chưởi đổng thằng thủ trưởng rồi muốn ra sao thì ra. Nhưng khi nghĩ đến sinh mạng chỉ mành treo chuông của Pha, Chuẩn đành dấu dịu:
- Nếu tôi ký, anh chịu thả tôi và luật sư của tôi không?
Hắn nhịp nhịp ngón tay lên tấm bìa cứng đựng hồ sơ phản động của chàng, giọng bằng lòng:
- Dĩ nhiên, tôi giữ các anh lại làm gì.
Không nói thêm một lời, Chuẩn nghiến răng ký tên vào chỗ để trống, chàng còn phải điềm chỉ (in vân ngón tay lên giấy) ngay bên cạnh. Cả hai tên công an đứng lên, nét mặt rạng rỡ hơn bao giờ. Lần đầu tiên, Chuẩn thấy tên thủ trưởng cười thoa? mãn:
- Thế là xong, anh thấy không! Các anh có quyền ra đi.
Chàng không đủ sức đứng lên. Một khi bệnh viêm gan trở mặt hoành hành, bệnh nhân không đi, không đứng, không ăn, không ngủ, chỉ còn nằm một chỗ hy vọng thuốc men giúp mình đánh bại đám vi trùng dã man. Bằng một cố gắng cùng cực, chàng đè tay vào thành ghế đứng lên. Chuẩn lê bước chân xuống nhà dưới, lết ra sân sau để gặp Phạ Tim đập dồn dập, lồng ngực Chuẩn nóng rát như một quả bom sửa soạn nổ tung. Chuẩn bỗng thèm có một quả bom, một ký thuốc nổ, hay một loại chất công phá nào đó đủ trọng lượng để chàng san bằng bình địa cái trạm công an chứa toàn những con vật trong hình dáng người. Chuẩn sẽ làm không một chút lưỡng lự, suy tính. Nhưng chàng chỉ ước thế thôi, làm gì có bom hay thuốc nổ trong tay để nổ. Lúc cơn đau ở bụng đánh thốc lên óc một lần nữa, Chuẩn chợt bắt được một tia sáng vừa loé lên trong trí. Chàng lẩm bẩm gật gù và khi hình dung được hậu quả có thể xảy ra, Chuẩn nghiến răng rủa thầm: tiên sư chúng mày, không giết được cách này tao sẽ giết chúng mày cách khác.
Ra đến sân, Chuẩn cắn răng giữ mối cảm xúc không bật ra thành lời khi nhìn thân hình tàn tạ của Phạ Thật không còn hình tượng con người nữa. Chàng chỉ biết đưa tay bụm lấy miệng cố nuốt tiếng chưởi rủa xuống tận đáy lòng. Khuôn mặt Pha méo mó, sưng vếu, bầm dập. Mộr sợi máu nằm vắt vẻo ngang nhân trung nhìn như con đỉa chết khộ Chàng đặt nhẹ tay lên vai người học trò:
- Đau quá hả anh? Xin lỗi để bọn chúng tra tấn anh nhưng tôi cũng chẳng biết làm gì hơn.
Chuẩn phân trần với Pha, người học trò hết lòng vì thầy. Pha ngước lên, nét mặt nhăn lại vì đau đớn:
- Em… biết. Làm sao nói với hạng người man di mọi rợ như chúng được.
Bàn tay run run, Pha phủi những cọng thông còn bám trên áo, vuốt lại cho ngay ngắn. Nước còn nhỏ long tong từ gấu quần, không biết nước do thằng công an tạt lên người hay nước tiểu nữa. Chuẩn đỡ lấy người Pha:
- Thôi chúng ta đi.
Vừa bước ra khỏi trạm công an, Chuẩn thấy ngay xe bán nước trà rong bên kia đường. Cả hai dìu nhau bước qua đường, tiến vào quán. Ngồi phịch xuống ghế, Chuẩn gọi hai bát trà và móc túi trả tiền. Chưa đã khát, chàng gọi thêm hai bát nữa. Tỉnh tỉnh đôi chút, cả hai đứng lên đi về phía nhà ga mua vé về Hà-nội. Vừa đi được khoảng 50 mét, Chuẩn lại thấy một quán lộ thiên và chàng rủ Pha tạt vào. Người học trò gật đầu, nói thêm:
- Thầy đừng lo cho em. Cứ để em tự nhiên.
- Không, tôi muốn anh ăn với tôi. Chẳng mấy khi cùng nhau mắc nạn thế này.
Chuẩn gọi hai tô bún. Hình như bị cơn đói khát hành hạ hơn hai ngày nên nhìn thứ gì Chuẩn cũng thèm, cũng muốn ăn. Có điều lạ, Chuẩn không ăn hết tô, độ lưng lưng rồi bỏ. Chuẩn dẫn người học trò đi ngược trở lại, ghé cho hết mọi hàng quán, sạp ăn lộ thiên, xe đẩy bán rong chung quanh trạm công an. Chuẩn gọi bún mọc, phở, bún riêu, bún thang, bún thịt heo…, lúc nào cũng hai tô một cho chàng và một cho Phạ Lần nào cũng thế, chàng chỉ ăn được một nửa rồi bỏ dở. Bước ra khỏi quán thứ ba thì bụng Pha căng phồng, chàng xua tay từ chối. Chuẩn bắt Pha cứ đi theo chàng, không ăn nhưng lại ngồi chờ. Đến quán thứ sáu, Chuẩn chỉ nhâm nhấm qua loa chứ không còn bụng dạ để chứa nữa. Pha thắc mắc không hiểu sao thầy mình bỏ cả tô bún phung phí quá, mà đói thì cứ ngồi một chỗ ăn cho thoa? thích chứ sao đi từ hàng này đến quán khác mỏi cả chân.
Ở quán nào cũng thế, Chuẩn vừa ăn vừa lầm bầm, giết hết bọn mày mới hả giận, đồ súc vật. Pha nhìn người thầy khó hiểu. Khuôn mặt Chuẩn đanh lại, ánh mắt loé lên đầy vẻ bí mật. Lần đầu tiên, Pha thấy khuôn mặt của người thầy cũ hoàn toàn xa lạ.
Độ tháng sau, có hơn 800 người ở Hải-phòng được ghi nhận mắc bệnh viêm gan cấp tính. Bệnh viện không đủ giường nằm nên bác sĩ chỉ cho thuốc về nhà uống cầm chừng. Đa số những người vướng bệnh đều buôn bán ăn uống ở những quán hàng rong chung quanh trạm công an. Mới hơn tuần, đã có 6 người chết gồm 2 trẻ em và 4 người lớn, trong đó có tên công an đứng tuổi chuyên ăn quỵt hàng quán của nhân dân từ nhiều năm nay.
Chẳng một ai biết cơn dịch viêm gan cấp tính phát xuất từ đâu!
Nguyên tác: SABOTEUR
HA JIN
(trích từ Antioch Review)