Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Câu Chuyện Dòng Sông - Hermann Hesse

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên Văn Bài Viết Của Sapa2007 View Post
    Cám ơn anh Chu Sa Lan! Sapa cũng thích truyện này lắm! Hồi xưa siêng, rảnh, ngồi cặm cụi viết tay lại cuốn truyện này mấy lần (giống như bị phạt chép bài dzây. Hi hi). Nếu gom ba cái "hiểu khác" của anh lại có làm thành một Dòng Sông, không anh?

    Gom 3 cái hiểu khác lại cũng chưa làm thành một dòng sông. Phải đợi tới lúc đọc không hiểu. Ba cái hiểu khác cộng thêm cái không hiểu mới thành một dòng sông...

    Comment


    • #17
      Cám ơn Anh Chu Sa Lan đã khai mở thêm cho Sapa.

      Comment


      • #18
        Tôi có chút tò mò. Xin hỏi Sapa đạo Phật?

        Comment


        • #19
          Nguyên Văn Bài Viết Của bchdong View Post
          Tôi có chút tò mò. Xin hỏi Sapa đạo Phật?
          Tò mò thôi sao? Hi hi. Giỡn cho vui nha BCHDong.
          Bình thường mà nói... thì Sapa không phải Đạo Phật nhưng Sapa rất có cảm tình với Đạo Phật, và cũng có duyên cả với Tăng, Ni, Chúng (nhất là xưa kia). Sapa nhớ có lần "đè" một chú tiểu ra chích cho vài phát ngay lưng rùi "chạy thục mạng"; chạy tới bây giờ luôn.
          Chắc BCHD cũng Đạo Phật há?

          Comment


          • #20
            Chào Sapa với BCHD.

            Tôi cũng có nhiều cảm tình với Phật giáo dù không có đuyên. Sau đây xin kể một câu chuyện về Phật.

            Sau khi đi truyền đạo khắp nơi thời danh tiếng của Phật Thích Ca vang khắp nơi. Vì vậy mà có nhiều kẻ ganh ghét. Có một vị pháp sư tu hành đã lâu nên có nhiều phép mầu, nghe tiếng phật thích ca nên tới tìm để thách thức. Ông ta hỏi.

            - Ngài tu hành và đã ngộ. Vậy ngài có phép đi trên mặt nước để băng ngang qua con sông rộng này không?
            Phật thích ca trả lời.
            - Tôi không có phép thần thông gì hết...
            - Tôi tu ba mươi năm nên tôi có phép đi trên nước để băng ngang sông...
            - Bỏ ba mươi năm để tu luyện cho được phép đi trên nước và băng ngang sông thời tôi không làm, bởi vì tôi chỉ cần trả hai mươi lăm xu cũng có người chèo đò đưa tôi sang sông...

            Đó là cái '' ngộ '' của Phật.


            '' Khi một người tìm kiếm, thì thường thường anh ta chỉ thấy có điều mà anh ta tìm kiếm; và anh ta không thể gặp được cái gì, không thể thu nhận được gì, bởi anh ta chỉ nghĩ về điều anh ta đang tìm, bởi anh ta có mục đích, và bị ám ảnh vì mục đích ấy. Tìm kiếm có nghĩa là mục đích, nhưng “gặp” có nghĩa là tự do tự tại, sẵn sàng đón nhận, không có mục đích cố định nào. Hỡi người Sa Môn khả kính, có lẽ ngài quả là một người tìm tòi, vì trong khi cố đạt mục đích, ngài đã không thấy bao nhiêu sự vật trước mắt ngài...''

            Đọc đoạn văn này, theo tôi, Hermann Hesse cũng đã ngộ...

            Comment


            • #21
              Nguyên Văn Bài Viết Của chu sa lan View Post
              Chào Sapa với BCHD.

              Tôi cũng có nhiều cảm tình với Phật giáo dù không có đuyên. Sau đây xin kể một câu chuyện về Phật.

              Sau khi đi truyền đạo khắp nơi thời danh tiếng của Phật Thích Ca vang khắp nơi. Vì vậy mà có nhiều kẻ ganh ghét. Có một vị pháp sư tu hành đã lâu nên có nhiều phép mầu, nghe tiếng phật thích ca nên tới tìm để thách thức. Ông ta hỏi.

              - Ngài tu hành và đã ngộ. Vậy ngài có phép đi trên mặt nước để băng ngang qua con sông rộng này không?
              Phật thích ca trả lời.
              - Tôi không có phép thần thông gì hết...
              - Tôi tu ba mươi năm nên tôi có phép đi trên nước để băng ngang sông...
              - Bỏ ba mươi năm để tu luyện cho được phép đi trên nước và băng ngang sông thời tôi không làm, bởi vì tôi chỉ cần trả hai mươi lăm xu cũng có người chèo đò đưa tôi sang sông...

              Đó là cái '' ngộ '' của Phật.


              '' Khi một người tìm kiếm, thì thường thường anh ta chỉ thấy có điều mà anh ta tìm kiếm; và anh ta không thể gặp được cái gì, không thể thu nhận được gì, bởi anh ta chỉ nghĩ về điều anh ta đang tìm, bởi anh ta có mục đích, và bị ám ảnh vì mục đích ấy. Tìm kiếm có nghĩa là mục đích, nhưng “gặp” có nghĩa là tự do tự tại, sẵn sàng đón nhận, không có mục đích cố định nào. Hỡi người Sa Môn khả kính, có lẽ ngài quả là một người tìm tòi, vì trong khi cố đạt mục đích, ngài đã không thấy bao nhiêu sự vật trước mắt ngài...''

              Đọc đoạn văn này, theo tôi, Hermann Hesse cũng đã ngộ...
              ...và người post ni cũng đã ngộ nữa chứ (vì chỉ người ngộ mới thấy được chỗ ngộ của người ngộ thui.Hi hi )... Còn Sapa thì thấy ngộ ngộ là : Sao " không có duyên" mà lại ngộ được nhiều điều hay quá dzị?

              Comment


              • #22
                và người post ni cũng đã ngộ nữa chứ (vì chỉ người ngộ mới thấy được chỗ ngộ của người ngộ thui.Hi hi )... Còn Sapa thì thấy ngộ ngộ là : Sao " không có duyên" mà lại ngộ được nhiều điều hay quá dzị?


                hihi... người viết những dòng trên cũng đã ngộ... nếu không ngộ thì tại sao biết người ta ngộ...

                Không có duyên mà ngộ được nhiều điều hay quá dzị là nhờ được điểm nhãn...

                Sapa có đọc Tây Du Ký chưa?

                Comment


                • #23
                  Hì hì! Anh CS Lan cũng vui ha! Thú thật với anh, hồi xưa Sapa đọc và coi Tây Du Ký với tính cách tiểu thuyết thôi; rồi cuộc sống quay cuồng, rồi thời gian vô tình trôi…và Sapa cũng vô tình…quên, không có cơ hội suy gẫm ý nghĩa triết lý của bộ truyện rất hay này (ngòai cái bíết chấp vá vụn vặt là hình như 5 thầy trò Tam Tạng tượng trưng cho Ngũ Hành, ai là hành nào??? Tam Tạng tượng trưng cho Tâm, Tề Thiên tượng trưng cho Thân; còn những người kia thì sao???). Thật là một thiếu xót lớn! Nếu dược anh chỉ dẫn, thì Sapa rất cám ơn và cũng rất vui nữa. Một lần nữa cám ơn anh CS Lan rất nhiều !

                  Comment


                  • #24
                    Hehehhe............nghe lén mấy bác đàm đạo thấy lý thú quá, nặng về kinh điển Phật giáo mà lại hổng có ai đạo Phật cả........hehehhe........xin cho kẻ khờ này được ngồi nghe tiếp............thiện tai, thiện tai........
                    Cám ơn nhiều lắm.


                    Thân,
                    nahoku
                    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                    Comment


                    • #25
                      Pháp tai,Pháp tai (*)...Sapa cũng chỉ biết về Đạo Phật chút chút thôi, cũng mong Anh Na chỉ dẫn thêm. Cám ơn Anh.












                      (*) Sợ hiểu lầm, Sapa đổi thành PT, còn ht là chỉ cho Sapa hiểu biết còn nông cạn.
                      Last edited by Sapa2007; 09-10-2011, 01:47 AM.

                      Comment


                      • #26
                        Hehehhe............nghe lén mấy bác đàm đạo thấy lý thú quá, nặng về kinh điển Phật giáo mà lại hổng có ai đạo Phật cả........hehehhe........xin cho kẻ khờ này được ngồi nghe tiếp............thiện tai, thiện tai........
                        Cám ơn nhiều lắm.

                        haha… tôi với Sapa nói chuyện phiếm không ngờ lại có bác Na lắng tai nghe…
                        Nặng về kinh điển Phật giáo mà lại hông có ai đạo Phật cả… Tôi xin thanh minh với bác Na là tôi không hề biết gì về kinh điển của Phật giáo hết. Tôi chưa hề cầm bất cứ cuốn kinh nào, không đi chùa, không tụng kinh, không gõ mõ… Tôi chỉ là một kẻ rong chơi, thấy đất phật có nhiều điều lý thú nên lén vào quậy chút chút…
                        xin cho kẻ khờ này được ngồi nghe tiếp… haha… Đức Phật có nói kẻ khù khờ là kẻ mau ngộ nhất… cũng như người dốt người ngu là người dễ ngộ nhất… bởi vì họ không bị ràng buộc bởi kinh điển, sách vở và chữ nghĩa…

                        Thú thật với anh, hồi xưa Sapa đọc và coi Tây Du Ký với tính cách tiểu thuyết thôi; rồi cuộc sống quay cuồng, rồi thời gian vô tình trôi…và Sapa cũng vô tình…quên, không có cơ hội suy gẫm ý nghĩa triết lý của bộ truyện rất hay này (ngòai cái bíết chấp vá vụn vặt là hình như 5 thầy trò Tam Tạng tượng trưng cho Ngũ Hành, ai là hành nào??? Tam Tạng tượng trưng cho Tâm, Tề Thiên tượng trưng cho Thân; còn những người kia thì sao???)

                        Tôi đọc Tây Du ký lúc còn nhỏ nên cũng không hiểu gì nhiều. Bẵng đi thời gian cũng quên mất. Sau này khi có tuổi, đọc sách thiền mới hiểu đôi chút. Chắc Sapa còn nhớ trong truyện Tây Du, Trần Huyền Trang ( hay là Đường Tam Tạng ) đi qua Ấn Độ thỉnh kinh. Sau khi xin được kinh sách về rồi băng qua dòng sông bị chìm xuồng, kinh bị ướt mới đem kinh ra phơi. Lúc đó ông ta mới khám phá ra kinh chẳng có chữ nào hết, hoặc là chữ viết trên kinh biến mất. Kinh điển mà ông ta khổ nhọc đi thỉnh lại là thứ vô tự kinh. Điều này ứng vào câu nói của Bồ Đề Đạt Ma: '' Giáo ngoại biệt truyền. Bất lập văn tự. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tính thành phật…'' Mớ chữ nghĩa trong kinh điển của Trần Huyền Trang đã bị nước sông xóa nhòa. Theo tôi dòng sông mà ông ta băng qua chính là dòng sông tri thức. Phải gạt bỏ hết tri thức thời người ta mới ngộ, bởi vì tri thức chính là sự vô minh, là bức màn che mất cái tâm của mình. Tri thức là đầu mối của thất tình lục dục, phát sinh ra phiền não và đau khổ của chúng ta. Bởi vậy có người nói '' Tri thức là căn bệnh lớn nhất của con người…''
                        Huệ Năng, được tín đồ Phật giáo gọi là lục tổ, trở thành tổ sư thứ 6 của thiền trung hoa lúc ông ta mới được 24 tuổi. Sở dĩ ông ta giác ngộ rất sớm vì lý do giản dị. Ông ta khờ giống như bác Na… hihihi…dốt, không biết đọc và viết. Vì vậy mà ông ta không bị lệ thuộc vào kinh điển, chữ nghĩa hay tri thức mà người khác hay vấp phải. Nói cho vui là tri thức không đáng một xu teng, nên vất cho chó gặm. Cũng vì không lệ thuộc vào tri thức cho nên ông ta mới nói một câu: '' Không tốt, không xấu, chẳng thiện chẳng ác, anh hãy diễn tả mặt mũi của anh trước khi cha mẹ anh sinh ra…''

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên Văn Bài Viết Của chu sa lan View Post
                          [I][B] Nói cho vui là tri thức không đáng một xu teng, nên vất cho chó gặm. Cũng vì không lệ thuộc vào tri thức cho nên ông ta mới nói một câu: '' Không tốt, không xấu, chẳng thiện chẳng ác, anh hãy diễn tả mặt mũi của anh trước khi cha mẹ anh sinh ra…''
                          Mặt mũi trước khi sinh ra???.... Không biết giống ai hà, cũng không biết giống cái gì nữa?...Thì 1 nửa thì giống con giun...một nửa thì giống...cái gì tròn tròn nhỉ?...ah! trái...táo (táo VN, cô giáo dạy mờ). Đúng không Anh C. Sa Lan? Hì hì!

                          Anh CSL thiệt là hay! Sapa thích nhất câu "... dòng sông mà ông ta băng qua chính là dòng sông tri thức. Phải gạt bỏ hết tri thức thời người ta mới ngộ, bởi vì tri thức chính là sự vô minh, là bức màn che mất cái tâm của mình. Tri thức là đầu mối của thất tình lục dục, phát sinh ra phiền não và đau khổ của chúng ta."


                          Sapa có nhớ một câu không biết xuất xứ từ đâu: "Tâm như Nước, Đạo (Phật) như Trăng; Nước trong trăng tỏ, Nước đục trăng mờ"; và một câu từ Kinh Thánh: "Ai muốn vào Nước Trời thì phải trở nên như trẻ thơ … "Hình như cũng ná ná ý đó, Phải không Anh CSL?
                          Last edited by Sapa2007; 10-10-2011, 01:52 AM.

                          Comment


                          • #28
                            Heheheh........bác CSL đừng chọc quê mình nha......hehehe......Tổ Huệ Năng tuy hồi nhỏ có khù khờ thiệt nhưng Tổ có thiên chất trong sáng như bác đã nói..........Còn mình khù khờ nhưng....hổng trong sáng...hichic......Chỉ mong được mãi đọc những lời lẽ đầy lôi cuốn...( hổng dám nói "tri thức" vì bác nói hổng đáng xu teng ......hehhehe...) của bác.......Càng đọc càng sáng mắt ra , y như đang được ngồi trong lớp nghe Thầy giảng........

                            Cám ơn bác CSL nhiều lắm lắm.........


                            Thân,
                            nahoku
                            Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên Văn Bài Viết Của nahoku View Post
                              Heheheh........bác CSL đừng chọc quê mình nha......hehehe......Tổ Huệ Năng tuy hồi nhỏ có khù khờ thiệt nhưng Tổ có thiên chất trong sáng như bác đã nói..........Còn mình khù khờ nhưng....hổng trong sáng...hichic......Chỉ mong được mãi đọc những lời lẽ đầy lôi cuốn...( hổng dám nói "tri thức" vì bác nói hổng đáng xu teng ......hehhehe...) của bác.......Càng đọc càng sáng mắt ra , y như đang được ngồi trong lớp nghe Thầy giảng........

                              Cám ơn bác CSL nhiều lắm lắm.........


                              Thân,
                              nahoku

                              Thật ra tôi không chọc quê bác Na đâu... Huệ Năng lục tổ và bác Na hai người đều giống nhau ở cái tâm. Tâm thì không phân biệt. Tâm là phật, phật là tâm mà bác Na. Sở dĩ lục tổ Huệ Năng có khác bác Na vì ông ta không sống ở thời mà chúng ta đang sống, không có nhiều nhu cầu, nhiều sự quyến rũ, hấp dẫn. Nói tóm lại là nhiều thứ làm cho chúng ta ham muốn như Bác Na ở Hawaii, xứ biển thấy đàn bà con gái đẹp mặc bikini mỗi ngày... hihihi... tôi cũng muốn thăm Hawaii mà hổng có tiền mua vé máy bay... thời sự việc đó làm tăng thêm cái màn vô minh của mình...

                              Tôi xin kể cho bác Na nghe 1 câu chuyện.

                              Một thiền sư tiếp người khách quí. Ông khách này là giáo sư đại học nổi tiếng tới gặp thiền sư để nghe giảng về thiền. Mời khách ngồi xong thiền sư mới rót trà vào chén cho khách. Mặc dù chén đã đầy nước trà mà vị thiền sư cứ rót mãi tới độ nước trào ra ngoài. Thấy thế ông giáo sư mới lên tiếng.
                              - Thưa ngài chén trà đã đầy rồi. Nó không thể chứa thêm được nữa...
                              Vị thiền sư cười thốt.
                              - Chén trà cũng giống như ông vậy, chứa đầy những quan niệm, tư tưởng, luật lệ. Làm sao tôi có thể nói về thiền với ông được. Muốn hiểu thiền trước hết ông hãy quẳng cái tri thức của ông đi...

                              Tri thức tạo ra sự phân biệt, nãy ra thiện ác, xấu đẹp. Như khi nghe một người nói về đàn bà thời chúng ta thường hay bật ra câu hỏi: Cô đó xấu hay đẹp. Đẹp thì như thế nào? Vòng 1, 2, 3 bao nhiêu? Đó là phân biệt và so sánh. Nó là một trong những rắc rối của cuộc đời... Đàn ông ai cũng yêu đàn bà đẹp. Có ai yêu đàn bà xấu đâu. Đàn ông mà yêu đàn bà xấu, thời người đàn ông đó là người can đảm và anh hùng nhất... hihihi... Hôm nào rảnh rổi, đẹp trời... bác Na ra bãi biển tìm một người đàn bà xấu nhất để ngắm... Ngắm tới khi nào bác yêu được cái xấu của người đàn bà xấu... lúc đó là bác ngộ a... Yêu cái đẹp, ghét cái xấu là chấp. Yêu cái xấu là phá chấp...

                              Đâu đó năm 81, tôi qua Cali thăm người quen. Thấy tôi '' nhàn cư vi bất thiện...'' ông bạn đưa cho tôi một đống sách Thiền bằng tiếng Anh. Rồi từ đó tôi lạc vào đất thiền như một kẻ mê mãi rong chơi. Tôi đọc, nghiên cứu và tự tìm hiểu mà không có thầy, không biết kinh điển, giáo lý gì hết... Phải nói tôi đọc vì thích thú cái phóng khoáng của thiền... một khung trời mới đối với tôi. Ba mươi năm, tôi vẫn đọc. càng đọc càng mù mờ, càng mù mờ càng đọc. Có khi tôi chợt thấy sáng, có khi lại thấy tối đen. Nhưng tôi vẫn đọc vì vô cầu vô sở đắc... vì vậy mà có chút an tâm để sống...

                              Nhân đây tôi có câu hỏi. '' Bác Na đang đứng... Bác đứng không bên phải, không bên trái, không chính giữa, không phải trái, không trái phải, không chính giữa- chính giữa. Vậy thì bác đứng ở đâu?

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên Văn Bài Viết Của Sapa2007 View Post
                                Mặt mũi trước khi sinh ra???.... Không biết giống ai hà, cũng không biết giống cái gì nữa?...Thì 1 nửa thì giống con giun...một nửa thì giống...cái gì tròn tròn nhỉ?...ah! trái...táo (táo VN, cô giáo dạy mờ). Đúng không Anh C. Sa Lan? Hì hì!

                                Anh CSL thiệt là hay! Sapa thích nhất câu "... dòng sông mà ông ta băng qua chính là dòng sông tri thức. Phải gạt bỏ hết tri thức thời người ta mới ngộ, bởi vì tri thức chính là sự vô minh, là bức màn che mất cái tâm của mình. Tri thức là đầu mối của thất tình lục dục, phát sinh ra phiền não và đau khổ của chúng ta."


                                Sapa có nhớ một câu không biết xuất xứ từ đâu: "Tâm như Nước, Đạo (Phật) như Trăng; Nước trong trăng tỏ, Nước đục trăng mờ"; và một câu từ Kinh Thánh: "Ai muốn vào Nước Trời thì phải trở nên như trẻ thơ … "Hình như cũng ná ná ý đó, Phải không Anh CSL?
                                Đúng đó Sapa. Trẻ thơ ít tri thức hơn người lớn nên dễ dàng phá chấp hơn. Người lớn, nhất là người học cao, thông thái, suy tư nhiều càng chịu ảnh hưởng nặng nề của tri thức. Họ không có cái nhìn '' y như thị ''. Tôi nhớ một thiền sư nói như vầy: Khi ta chưa thiền thời ta thấy sông là sông, núi là núi. Khi ta đang thiền thời ta thấy sông không phải là sông, núi không phải là núi. Khi ta ngộ thời ta thấy sông là sông, núi là núi...

                                Comment

                                Working...
                                X