Duyên Anh sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935 tại Thái Bình Bắc việt mất ngày 6 tháng 2 năm 1997 tại Paris, Pháp (nhằm ngày 29 tết). Ông đã xuất bản năm mươi tác phẩm văn chương. Năm 1975, bị coi như "một trong mười nhà văn nguy hiểm nhất của Việt Nam", chế độ mới cấm ông viết lách và bắt giam không xét xử suốt sáu năm qua các nhà tù và trại tập trung. Ông được tự do nhờ Amnesty International và Pen Club International can thiệp. Vượt biển sang Pháp, ông viết lại và cho xuất bản gần hai mươi tác phẩm, trong đó Un Russe à Saigon và La colline de Fanta do nhà Belfond xuất bản. Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình Pháp viết nhiều, nói nhiều về ông. Sử gia Piere Chaunu, giáo sư đại học Sorbonne, nhà văn lừng danh coi Duyên Anh là "nhà thơ lớn, vinh quang của quốc gia". Chưa một người Việt Nam nào tạo nổi sự vinh dự cho dân tộc ở tư thế lưu vong như Duyên Anh. Tự tin vào tài năng và sự phấn đấu của chính mình, ông đã bước lên mọi nghịch cảnh, bước qua mọi oan khiên để giành một chỗ đứng trên vũ trụ văn học quốc tế như một tiểu thuyết gia đầy đủ tư cách.
Duyên Anh (1935 - 1997)
Nhà Tù
- Duyên Anh
- hồi ký
Nguồn: hungviet.org
GỌI LÀ
THAY LỜI TỰA
Tôi không có ý định viết hồi ký về những năm tù đầy của tôi khi tôi trở lại đời sống bình thường. Con người sinh ra là để chịu đựng mọi hệ lụy. Từ đầu đường oan nghiệt, tôi khởi sự khóc và tôi sẽ gục ngã ở cuối đường oan nghiệt. Từ đấy, theo tôi, là những cái mộ u cao hơn, nhiều chông gai hơn những cái mộ u khác dốc dài sau đó. Vượt qua hay chẳng vượt qua thì rồi cũng chết. Có những cái chết thật vô tích sự và mục rả như có cây tàn tạ. Có những cái chết được phục sinh. Chinh ý nghĩa của sự sống đã phục sinh sự chết. Ý nghĩa ấy nảy mầm trong lòng những cái mộ u cao nhất của sầu đạo và mầm ấy chổi lên mặt đất, chổi lên mãi thành cây nhân sinh xum xuê lá cành xanh mướt, trĩu nặng trái chín vàng mộ bằng sự phấn đấu can đảm của con người vượt qua mộ u. Nhà tù nào cũng chỉ là một xã hội thu hẹp. Nó nhỏ bé nên nó sinh động vô cùng. Nó gần gũi nên nó lột trần muôn mặt. Nó đầy rẫy ti tiện bẩn thỉu. Nó cao thượng và nó thấp hèn. Nó phản phúc đáy tim và nó sắt son đầu lưỡi. Nó đố kỵ ban đêm và nó hòa hoãn ban ngày. Nó anh hùng trong bóng tối và nó khiếp nhược ngoài ánh sáng. Nó tạo dựng ngộ nhận, vu khống, chup mũ và hành hạ lẫn nhau, bởi quan điểm cũ kỷ, bởi lập trường sắt máu, bởi sự ngu xuẩn, bởi máu lãnh tụ và bởi cả một điếu thuốc lào, một cục đường hay một miếng thịt chia chẳng đồng đều! Nhà tù không dạy con người một bài học cao quý nào cả. Con người đã tự học ở sự tủi nhục, ở nơi cay đắng trong nhà tù. Để biết chịu đựng. Để biết coi thường tất cả. Để biết thương xót.
Không ai thích vào tủ, dù chết trong tù sẽ thành liệt sĩ hoặc ra khỏi tù sẽ thành dũng sĩ. Sát nhân cũng sợ tù. Vĩ nhân cũng sợ tù. Đại đức cũng sợ tù. Linh mục cũng sợ tù. Các nhà cách mạng càng sợ tù hơn. Bởi thế, nguc tù không bao giờ là thành tích vĩ đại để khi thoát khỏi nó, người ta vỗ ngực khoe khoang, người ta quảng cáo nó như một món hàng thương mại, người ta xử dụng nó như một phương tiện bước vào chính trường. Như những người thật thà với chính mình, tôi rất sợ hại tù đầy. Tôi ở lại Việt Nam vì vụng về trong mưu toan chạy trốn. Tôi không bao giờ ở lại để làm chứng nhận lịch sử cả. Công việc phi thường nầy dành cho người khác. Tôi ở lại và tôi bị bắt bỏ tù. Tôi thành ở tù. Khi được thả về, nghĩa là khi biết mình chưa chết, tôi mới dám nghĩ tới những năm tù đầy bất hạnh của tôi là hạnh phúc cho riêng tôi, cho những cuốn tiểu thuyết tôi sẽ viết mai nầy. Tôi xin nhắc lại: Tôi không có ý định viết hồi ký về những năm tù đầy của tôi khi tôi trở lại đời sống bình thường. Nhưng tại sao tôi lại viết?
Tháng 10 năm 1983, tôi đến Paris như một thuyền nhân buồn bã. Bạn bè tôi, những người đã cứu tôi thoát khỏi ngục tù cộng sản, hay tin tôi đã có mặt tại Pháp, tới thăm tôi, chia nỗi vui mừng với tôi. Tất cả đều hỏi tôi về đề lao Gia Đình, về Sở Công An, về khám Chí Hòa, về các trại tập trung và những hình phạt mà những tù nhân phải chịu đựng năm nầy qua năm khác, và suốt một kiếp người. Họ hỏi tôi về những người trí thức Việt Nam vì đấu tranh cho nhân quyền mà bị lưu đầy, phát vãng. Họ hỏi tôi về các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, những tù nhân tư tưởng của thời đại khốn kiếp của chúng ta. Tôi bỗng thấy tôi có bốn phận viết hồi ký. Hồi ký của tôi sẽ không phải chỉ là bản báo cáo nỗi khổ lê thê và riêng rẽ về số phận văn nghệ sĩ, trí thức. Cũng không phải là những trang ngục sử ca ngợi các vị anh hùng không bao giờ có ở nhà tù cộng sản. Tôi có tham vọng, trong hồi ký của tôi, diễn tả cái thủ thuật gian ác và hèn mọn của chủ nghĩa cộng sản là triệt để khai thác sự yếu đuối của con người, đe dọa, khủng bố để con người khiếp nhược, đánh vào dạ dày con người bằng roi gạo để con người đê tiện và tạo mâu thuẫn để con người thù hằn con người. Những con người, con người tù nhân Việt Nam, đã chết, sắp chết hay sẽ chết vẫn tồn tại với định nghĩa làm người rực rỡ. Trong thống khổ và cô đơn.
Hồi ký của tôi gồm 2 cuốn. Cuốn thứ nhất mang tên NHÀ TÙ. Cuốn thứ hai mang tên TRẠI TẬP TRUNG. Như đã trình bày, nhà tù là một xã hội thu hẹp, nó gần gũi nên nó tự lột trần muôn mặt. Tôi có gắng ghi chép thật trung thực cái muôn mặt đỏ.
Montreuil, tháng Giêng, 1984.
Duyên Anh
Yêu thương tặng Nguyễn Ngọc Phương,
nhà tôi, người đã tốn nhiều
nước mắt nuôi chồng tù
Duyên Anh
Duyên Anh (1935 - 1997)
Nhà Tù
- Duyên Anh
- hồi ký
Nguồn: hungviet.org
GỌI LÀ
THAY LỜI TỰA
Tôi không có ý định viết hồi ký về những năm tù đầy của tôi khi tôi trở lại đời sống bình thường. Con người sinh ra là để chịu đựng mọi hệ lụy. Từ đầu đường oan nghiệt, tôi khởi sự khóc và tôi sẽ gục ngã ở cuối đường oan nghiệt. Từ đấy, theo tôi, là những cái mộ u cao hơn, nhiều chông gai hơn những cái mộ u khác dốc dài sau đó. Vượt qua hay chẳng vượt qua thì rồi cũng chết. Có những cái chết thật vô tích sự và mục rả như có cây tàn tạ. Có những cái chết được phục sinh. Chinh ý nghĩa của sự sống đã phục sinh sự chết. Ý nghĩa ấy nảy mầm trong lòng những cái mộ u cao nhất của sầu đạo và mầm ấy chổi lên mặt đất, chổi lên mãi thành cây nhân sinh xum xuê lá cành xanh mướt, trĩu nặng trái chín vàng mộ bằng sự phấn đấu can đảm của con người vượt qua mộ u. Nhà tù nào cũng chỉ là một xã hội thu hẹp. Nó nhỏ bé nên nó sinh động vô cùng. Nó gần gũi nên nó lột trần muôn mặt. Nó đầy rẫy ti tiện bẩn thỉu. Nó cao thượng và nó thấp hèn. Nó phản phúc đáy tim và nó sắt son đầu lưỡi. Nó đố kỵ ban đêm và nó hòa hoãn ban ngày. Nó anh hùng trong bóng tối và nó khiếp nhược ngoài ánh sáng. Nó tạo dựng ngộ nhận, vu khống, chup mũ và hành hạ lẫn nhau, bởi quan điểm cũ kỷ, bởi lập trường sắt máu, bởi sự ngu xuẩn, bởi máu lãnh tụ và bởi cả một điếu thuốc lào, một cục đường hay một miếng thịt chia chẳng đồng đều! Nhà tù không dạy con người một bài học cao quý nào cả. Con người đã tự học ở sự tủi nhục, ở nơi cay đắng trong nhà tù. Để biết chịu đựng. Để biết coi thường tất cả. Để biết thương xót.
Không ai thích vào tủ, dù chết trong tù sẽ thành liệt sĩ hoặc ra khỏi tù sẽ thành dũng sĩ. Sát nhân cũng sợ tù. Vĩ nhân cũng sợ tù. Đại đức cũng sợ tù. Linh mục cũng sợ tù. Các nhà cách mạng càng sợ tù hơn. Bởi thế, nguc tù không bao giờ là thành tích vĩ đại để khi thoát khỏi nó, người ta vỗ ngực khoe khoang, người ta quảng cáo nó như một món hàng thương mại, người ta xử dụng nó như một phương tiện bước vào chính trường. Như những người thật thà với chính mình, tôi rất sợ hại tù đầy. Tôi ở lại Việt Nam vì vụng về trong mưu toan chạy trốn. Tôi không bao giờ ở lại để làm chứng nhận lịch sử cả. Công việc phi thường nầy dành cho người khác. Tôi ở lại và tôi bị bắt bỏ tù. Tôi thành ở tù. Khi được thả về, nghĩa là khi biết mình chưa chết, tôi mới dám nghĩ tới những năm tù đầy bất hạnh của tôi là hạnh phúc cho riêng tôi, cho những cuốn tiểu thuyết tôi sẽ viết mai nầy. Tôi xin nhắc lại: Tôi không có ý định viết hồi ký về những năm tù đầy của tôi khi tôi trở lại đời sống bình thường. Nhưng tại sao tôi lại viết?
Tháng 10 năm 1983, tôi đến Paris như một thuyền nhân buồn bã. Bạn bè tôi, những người đã cứu tôi thoát khỏi ngục tù cộng sản, hay tin tôi đã có mặt tại Pháp, tới thăm tôi, chia nỗi vui mừng với tôi. Tất cả đều hỏi tôi về đề lao Gia Đình, về Sở Công An, về khám Chí Hòa, về các trại tập trung và những hình phạt mà những tù nhân phải chịu đựng năm nầy qua năm khác, và suốt một kiếp người. Họ hỏi tôi về những người trí thức Việt Nam vì đấu tranh cho nhân quyền mà bị lưu đầy, phát vãng. Họ hỏi tôi về các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, những tù nhân tư tưởng của thời đại khốn kiếp của chúng ta. Tôi bỗng thấy tôi có bốn phận viết hồi ký. Hồi ký của tôi sẽ không phải chỉ là bản báo cáo nỗi khổ lê thê và riêng rẽ về số phận văn nghệ sĩ, trí thức. Cũng không phải là những trang ngục sử ca ngợi các vị anh hùng không bao giờ có ở nhà tù cộng sản. Tôi có tham vọng, trong hồi ký của tôi, diễn tả cái thủ thuật gian ác và hèn mọn của chủ nghĩa cộng sản là triệt để khai thác sự yếu đuối của con người, đe dọa, khủng bố để con người khiếp nhược, đánh vào dạ dày con người bằng roi gạo để con người đê tiện và tạo mâu thuẫn để con người thù hằn con người. Những con người, con người tù nhân Việt Nam, đã chết, sắp chết hay sẽ chết vẫn tồn tại với định nghĩa làm người rực rỡ. Trong thống khổ và cô đơn.
Hồi ký của tôi gồm 2 cuốn. Cuốn thứ nhất mang tên NHÀ TÙ. Cuốn thứ hai mang tên TRẠI TẬP TRUNG. Như đã trình bày, nhà tù là một xã hội thu hẹp, nó gần gũi nên nó tự lột trần muôn mặt. Tôi có gắng ghi chép thật trung thực cái muôn mặt đỏ.
Montreuil, tháng Giêng, 1984.
Duyên Anh
Yêu thương tặng Nguyễn Ngọc Phương,
nhà tôi, người đã tốn nhiều
nước mắt nuôi chồng tù
Duyên Anh
Comment