1. 1
... Nếu xác tôi tan trong cát bụi
xin cho tôi biến thành
cát bụi Việt Nam
Nếu hồn tôi lạc lõng thiên đàng
bơ vơ địa ngục
xin cho tôi hóa kiếp
cầm thú
côn trùng
thảo mộc Việt Nam
Đừng bắt tội tôi
đầu thai công dân Mỹ
công dân Pháp
công dân Anh
Tôi hãnh diện đã làm người Việt Nam
vẫn hãnh diện
đến phút giây tôi nhắm mắt...
ĐỘC NGỮ
(Di chúc)
*****
2. Nhà Văn Duyên Anh từ trần tại Pháp ở tuổi 63
Paris. Nhà văn Duyên Anh đã từ trần tại Paris, Pháp quốc ngày 6 tháng 2 năm 1997, nhằm ngày 29 Tết Bính Tý, ở tuổi 63, vì bệnh ung thư gan.
Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long, sinh ngày 16-8-1935 tại Thái Bình. Ông Duyên Anh ở vào thế hệ được chứng kiến, tham dự và chịu những ảnh hưởng sâu xa những giai đoạn lịch sử của đất nước 1945, 1954 và 1975. Mới 10 tuổi ông đã chứng kiến những thảm cảnh phát xít Nhật, thực dân Pháp, rồi chủ nghĩa Cộng sản, thiên tai đầy đọa dân tộc ông mà sau này nó đã trở thành giòng văn chương trong tác phẩm của ông.
Ông bắt đầu văn nghiệp vào năm 1962 và nổi tiếng ngay với tác phẩm đầu tay "Hoa Thiên Lý:. Trước khi trở thành nhà văn và sống bằng ngòi bút, ông đã làm đủ thứ nghề để mưu sinh: giữ xe đạp, quảng cáo trên hè hố cho gánh xiệc, kèm trẻ em tại tư gia, dạy đánh đàn guitare rồi đến biên tập viên cho Bộ Thanh Niên. Bước vào thế giới chữ nghĩa, ông là một ký giả, rồi chủ bút, chủ báo, giámđốc nhà xuất bản. Ông đã cộng tác với hầu hết những tờ báo lớn ở miềân Nam trước 75 như: Xây Dựng, Sống, Chính Luận, Công Luận, Con Ong, Tuổi Ngọc... Ông vẫn tự nhận mình là một nhà báo có lớp da nhà văn.
Sau 1975, ông bị cộng sản xếp vào hàng những nhà văn nguy hiểm cho chế độ và gán cho cái danh hiệu"... tên biệt kích của mặt trận văn hóa tư tưởng". Ông bị bắt và bị đầy ải trong các trại cải tạo 6 năm, từ tháng 8-1976 đến tháng 11-1981.
Sau khi ra khỏi nhà tù cộng sản, ông tìm đường vượt biển đến được Mã Lai, rồi sau đó định cư tại Pháp tháng 3-1983.
Năm 1985 sang Hoa Kỳ lần đầu, ông chính thức cộng tác với Ngày Nay và là một trong những cây bút trụ cột của bản báo cáo cho tới ngày ông từ trần. Ngoài ra, ông cũng còn cộng tác không thường xuyên nhiều tuần báo, nguyệt san khác ở hải ngoại.
Tin ông Duyên Anh qua đời đã gây xúc động lớn trong lòng những người yêu mến ông và là một tổn thất lớn lao cho văn học, cho chữ nghĩa và cho chính nghĩa. Duyên Anh là một nhà văn, nhà báo có chỗ đứng cao trong văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông là một cây bút chống cộng hàng đầu và là một người tài hoa trong nhiều lãnh vực (thơ, văn, nhạc...). Ngoài ra, còn phải kể Duyên Anh là một nhà văn có sức sáng tạo dồi dào khó ai bì kịp: 34 năm cầm bút với 101 tác phẩm, trong đó có gần 10 năm như là một phế nhân sau đòn thù bạo lực đê hèn và 6 năm trong lao tù cộng sản.
Sau những năm tù tội và bí cấm viết ở quê nhà, ra được nước ngoài ông đã "đi lại từ đầu". Ông đã sát tác một loạt những tác phẩm mở mang tầm nhìn cao rộng hơn, những suy tư mới sâu sắc hơn.
Chính những tác phẩm sau này đã đưa Duyên Anh ra khỏi ranh giới quốc gia. Một số những tác phẩm sau này đã được các nhà xuất bản ngoại quốc đón nhận nồng nhiệt, được dịch ra ngoại ngữ, được xuất bản, được đưa lên màn ảnh, và đánh giá cao tại một trung tâm văn hóa thế giới: nước Pháp.
Những tác phẩm này đã trở thành những vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng chống lại chế độ độc tài cộng sản khiến kẻ thù phải nể sợ. Đó là con đường mà ông đã chọn để phục vụ chính nghĩa, là sứ mạng đích thực của người cầm bút.
Những đóng góp của Duyên Anh cho văn học và cho cuộc đấu tranh vì tự do của dân tộc là một sự nghiệp sáng chói sẽ còn ảnh hưởng lâu dài.
TANG LỄ
Tang lễ ông Duyên Anh đã được cử hành ngày 14 tháng 2 năm 1997 theo nghi thức Công giáo tại thánh đường Saint Madeleine, Plessi Robinson, Pháp. Đồng chủ sự thánh lễ là linh mục Jean Mais (người trước đây đã rửa tội cho ông Duyên Anh theo đạo Công giáo và cũng là người dịch tác phẩm "Một người Nga tại Sàigon ra Pháp văn), và linh mục Đinh Đồng Sách.
Tham dự tang lễ ngoài những thân nhân của ông, còn có một số đông thân hữ và những người mến mộ ông. Có những người từ Hoa kỳ qua, đã ở tại Paris cả tuần lễ chờ dự tang lễ của ông. Ngoài ra, trong tang lễ còn có sự hiện diện của Sư huynh Trần Văn Nghiêm, người đã góp một phần vào sự nghiệp văn chương lúc cuối đời cuả Duyên Anh. Sư huynh là một trong những người đã dịch thuật các tác phẩm cũng như tìm kiếm những đại diện các nhà xuất bản Pháp để giới thiệu Duyên Anh với văn giới Pháp.
Theo lời bà Duyên Anh thì, trước khi mất, ông không để lại chúc thư cho gia đình. Nhưng lúc sanh tiền, ông vẫn thường tâm sự với bạn bè và gia đình là khi qua đời, ông muốn hài cốt được thiêu thành tro để sau này có nghệ sĩ điêu khắc nào mến mộ ông thì lấy tro đó mà nặn tượng. Tôn trọng ước nguyện của ông nên gia đình đã làm lễ hỏa táng ông.
Trong bài giảng tại tang lễ Duyên Anh, linh mục Jean Mais có nhận xét sau:
"Một con vật Duyên Anh thường nói đến là con gọng vó trong tiểu thuyết và Thơ Tù của anh: con vật này có đặc tính là luôn luôn bơi ngược giòng nước. Duyên Anh cũng đi ngược dư luận và mọi biến cố. Vì vậy đôi khi anh cũng bị biến cố xô đẩy dữ dội".
... Nếu xác tôi tan trong cát bụi
xin cho tôi biến thành
cát bụi Việt Nam
Nếu hồn tôi lạc lõng thiên đàng
bơ vơ địa ngục
xin cho tôi hóa kiếp
cầm thú
côn trùng
thảo mộc Việt Nam
Đừng bắt tội tôi
đầu thai công dân Mỹ
công dân Pháp
công dân Anh
Tôi hãnh diện đã làm người Việt Nam
vẫn hãnh diện
đến phút giây tôi nhắm mắt...
ĐỘC NGỮ
(Di chúc)
*****
2. Nhà Văn Duyên Anh từ trần tại Pháp ở tuổi 63
Paris. Nhà văn Duyên Anh đã từ trần tại Paris, Pháp quốc ngày 6 tháng 2 năm 1997, nhằm ngày 29 Tết Bính Tý, ở tuổi 63, vì bệnh ung thư gan.
Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long, sinh ngày 16-8-1935 tại Thái Bình. Ông Duyên Anh ở vào thế hệ được chứng kiến, tham dự và chịu những ảnh hưởng sâu xa những giai đoạn lịch sử của đất nước 1945, 1954 và 1975. Mới 10 tuổi ông đã chứng kiến những thảm cảnh phát xít Nhật, thực dân Pháp, rồi chủ nghĩa Cộng sản, thiên tai đầy đọa dân tộc ông mà sau này nó đã trở thành giòng văn chương trong tác phẩm của ông.
Ông bắt đầu văn nghiệp vào năm 1962 và nổi tiếng ngay với tác phẩm đầu tay "Hoa Thiên Lý:. Trước khi trở thành nhà văn và sống bằng ngòi bút, ông đã làm đủ thứ nghề để mưu sinh: giữ xe đạp, quảng cáo trên hè hố cho gánh xiệc, kèm trẻ em tại tư gia, dạy đánh đàn guitare rồi đến biên tập viên cho Bộ Thanh Niên. Bước vào thế giới chữ nghĩa, ông là một ký giả, rồi chủ bút, chủ báo, giámđốc nhà xuất bản. Ông đã cộng tác với hầu hết những tờ báo lớn ở miềân Nam trước 75 như: Xây Dựng, Sống, Chính Luận, Công Luận, Con Ong, Tuổi Ngọc... Ông vẫn tự nhận mình là một nhà báo có lớp da nhà văn.
Sau 1975, ông bị cộng sản xếp vào hàng những nhà văn nguy hiểm cho chế độ và gán cho cái danh hiệu"... tên biệt kích của mặt trận văn hóa tư tưởng". Ông bị bắt và bị đầy ải trong các trại cải tạo 6 năm, từ tháng 8-1976 đến tháng 11-1981.
Sau khi ra khỏi nhà tù cộng sản, ông tìm đường vượt biển đến được Mã Lai, rồi sau đó định cư tại Pháp tháng 3-1983.
Năm 1985 sang Hoa Kỳ lần đầu, ông chính thức cộng tác với Ngày Nay và là một trong những cây bút trụ cột của bản báo cáo cho tới ngày ông từ trần. Ngoài ra, ông cũng còn cộng tác không thường xuyên nhiều tuần báo, nguyệt san khác ở hải ngoại.
Tin ông Duyên Anh qua đời đã gây xúc động lớn trong lòng những người yêu mến ông và là một tổn thất lớn lao cho văn học, cho chữ nghĩa và cho chính nghĩa. Duyên Anh là một nhà văn, nhà báo có chỗ đứng cao trong văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông là một cây bút chống cộng hàng đầu và là một người tài hoa trong nhiều lãnh vực (thơ, văn, nhạc...). Ngoài ra, còn phải kể Duyên Anh là một nhà văn có sức sáng tạo dồi dào khó ai bì kịp: 34 năm cầm bút với 101 tác phẩm, trong đó có gần 10 năm như là một phế nhân sau đòn thù bạo lực đê hèn và 6 năm trong lao tù cộng sản.
Sau những năm tù tội và bí cấm viết ở quê nhà, ra được nước ngoài ông đã "đi lại từ đầu". Ông đã sát tác một loạt những tác phẩm mở mang tầm nhìn cao rộng hơn, những suy tư mới sâu sắc hơn.
Chính những tác phẩm sau này đã đưa Duyên Anh ra khỏi ranh giới quốc gia. Một số những tác phẩm sau này đã được các nhà xuất bản ngoại quốc đón nhận nồng nhiệt, được dịch ra ngoại ngữ, được xuất bản, được đưa lên màn ảnh, và đánh giá cao tại một trung tâm văn hóa thế giới: nước Pháp.
Những tác phẩm này đã trở thành những vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng chống lại chế độ độc tài cộng sản khiến kẻ thù phải nể sợ. Đó là con đường mà ông đã chọn để phục vụ chính nghĩa, là sứ mạng đích thực của người cầm bút.
Những đóng góp của Duyên Anh cho văn học và cho cuộc đấu tranh vì tự do của dân tộc là một sự nghiệp sáng chói sẽ còn ảnh hưởng lâu dài.
TANG LỄ
Tang lễ ông Duyên Anh đã được cử hành ngày 14 tháng 2 năm 1997 theo nghi thức Công giáo tại thánh đường Saint Madeleine, Plessi Robinson, Pháp. Đồng chủ sự thánh lễ là linh mục Jean Mais (người trước đây đã rửa tội cho ông Duyên Anh theo đạo Công giáo và cũng là người dịch tác phẩm "Một người Nga tại Sàigon ra Pháp văn), và linh mục Đinh Đồng Sách.
Tham dự tang lễ ngoài những thân nhân của ông, còn có một số đông thân hữ và những người mến mộ ông. Có những người từ Hoa kỳ qua, đã ở tại Paris cả tuần lễ chờ dự tang lễ của ông. Ngoài ra, trong tang lễ còn có sự hiện diện của Sư huynh Trần Văn Nghiêm, người đã góp một phần vào sự nghiệp văn chương lúc cuối đời cuả Duyên Anh. Sư huynh là một trong những người đã dịch thuật các tác phẩm cũng như tìm kiếm những đại diện các nhà xuất bản Pháp để giới thiệu Duyên Anh với văn giới Pháp.
Theo lời bà Duyên Anh thì, trước khi mất, ông không để lại chúc thư cho gia đình. Nhưng lúc sanh tiền, ông vẫn thường tâm sự với bạn bè và gia đình là khi qua đời, ông muốn hài cốt được thiêu thành tro để sau này có nghệ sĩ điêu khắc nào mến mộ ông thì lấy tro đó mà nặn tượng. Tôn trọng ước nguyện của ông nên gia đình đã làm lễ hỏa táng ông.
Trong bài giảng tại tang lễ Duyên Anh, linh mục Jean Mais có nhận xét sau:
"Một con vật Duyên Anh thường nói đến là con gọng vó trong tiểu thuyết và Thơ Tù của anh: con vật này có đặc tính là luôn luôn bơi ngược giòng nước. Duyên Anh cũng đi ngược dư luận và mọi biến cố. Vì vậy đôi khi anh cũng bị biến cố xô đẩy dữ dội".
Comment