Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Vấn đề Duyên Anh

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vấn đề Duyên Anh

    Nhận định, ý kiến về sự kiện nhà văn Duyên Anh bị hành hung ngày 30/04/1988

    1. 1

    Chia để trị là thủ đoạn của thực dân. Chia tình con người để trị là thủ đoạn của cộng sản.
    Duyên Anh

    2. ĐI TÌM KẺ THÙ CỦA DUYÊN ANH

    Đặt bút viết bài này, đang khi tôi ở trong tình trạng mỏi mệt cả tinh thần lẫn thể xác, sau 40 tiếng đồnghồ lao động vinh quang! Nhưng vì lương tâm thúc hối trước cuộc bạo hành man rợï của lũ côn đồ đối với nhà văn Duyên Anh vào chiều ngày 30-4-88 ở cali., làm ông bị trọng thưởng. Mà cho đến nay không một tờø báo Việt Ngữ nào lên án hành động bắt nhân nêu trên, mặc dù trước mặt tôi có 6 tờø báo, nhưng chỉ có một vài tờø loan tin phởùt qua, có tính cách trám chỗ trống trêÏn trang báo vì thiếu quảng cáo. Dĩ chí đến cả những tổ chức mang danh "Văn Bút VN" cũng phe lờ với thái độ "Cháy nhà hàng phố bình chân như vại, khiến tôi phải đem cái kiến thức hẹp hòi góp ý trong vụ này!



    Tôi không phải nhà văn, cũng chẳng phải nhà báo, lẽ dĩ nhiên không có liên hệ bạn bè với nhà văn Duyên Anh, cũng chẳng dây mơ rễ má trong tình họ hàng thân thích. Trước kia ở Sàigòn, tôi biết tiếng ông Duyên Anh là nhà văn nổi tiếng buổi đương thời, nhưng vì bận sinh kế nên cũng chẳng thời giờ để thưởûng thức văn chương của ông. Mãi thời gian gần đây, tôi mới có hoàn cảnh đọc những tác phầm do ông sáng tác ở hải ngoại. Như vậy, đối với nhà văn Duyên Anh tôi chỉ là một độc giả, cái nợï tác quyền đã "tiền trao cháo múc", trang trải sòng phẳng không ai nợ ai ! Nhưng nếu bài này được đăng trên tạp chí Ngày Nay, chắc tôi không tránh khỏi cái tiếng "Gái góa lo việc triều đình" của những người mang danh kẻ sĩ. đã được tôn vinh đứng hàng đầu trong xã hội VN.



    Người ta thường ví: "Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại", nhưng nhà văn Duyên Anh đã bị hành hạ suốt 5 năm trời ròng rã tức Một Ngàn Tám Trăm Năm Mười Nhăm ngày (365 X 5: 1855) trong lao tù CS, chỉ vì ông đã dùng ngòi bút cùng với toàn dân, đánh CS tơi bời suốt cuộc chiến. Đến khi sa cơ thất thế bị VC bắt tù đày cũng như các chiến sĩ quốc gia khác! Thành tích này đã xác định vị trí của ông trong hàng ngũ những chiến sĩ quốc gia mà toàn dân phải ghi ơn. Tên tuổi nhà văn Duyên Anh đã ghi vào văn học sử VN như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Cái tên nhà văn Duyên Anh cũng đã vang trên chính trườøng quốc tế, khiến cơ quan ân Xá Quốc tế phải ráo riết can thiệp vớùi bạo quyền CS Hà nội, để cứu một nhân tài yêu nước của dân tộc VN, khỏi phải chết tức tưởi nơi rừng thiêng nước độc. Người ngoại quốc không cùng nòi, khác giống còn quý trọng nhà văn Duyên Anh. Lẽ tất nhiên người VN phải biết tri ơn những người đã vào tù ra khám vì chống cộng để bảo vệ tự do và hạnh phúc cho toàn dân theo cái đạo làm người. Nhưng mỉa mai thay? Khi nhàvăn Duyên Anh bước chân ra khỏi nhà tù CS, lại bị chụp cho cái mũ "ăng-ten" VC, do những tên đội lốt quốc gia đã thủ mưu sẵn từ trước, không giết được nhà văn Duyên Anh cách này thì giết cách khác!



    Kẻ tử thù của nhà văn Duyên Anh là ai?



    Nếu nhà văn Duyên Anh cứ sáng tác những loại tiểu thuyết: "Khỉ Cà Mâư', "Cậu Chó" v.v... (để làm băng hoại xã hội miền Nam thì làm gì có kẻ thù, mà đâu đến nỗi phải vào tù ra khám. Nhưng Duyên Anh đã dùng ngòi bút để đánh VC cứu nước và quét sạch lũ tham nhũng và tay sai ngoại bang để kiến quốc, nên mới mua hận chuốc thù vào người! Người ta cũng mang danh quốc gia chống cộng, nhưng một mặt chống cộng, còn mặt khác thì vơ vét thật kỹ chờ cơ hội là chuồn. Người ta cũng chống cộng, nhưng tùy theo lệnh của tòa nhà trắng. Cố vấn bảo đánh thì đánh, cố vấn bảo chuồn thì cõng vợ dắt con với va li vàng bạc nhẩy lên trực thăng quy hồi mẫu quốc. Sinh mạng của đồng bào, quyền lợi của tổ quốc thì "nô uây". Còn Duyên Anh được tặng cho cái tên Thành Phần Quốc Gia Quá Khích, nghĩa là ngoài cái việc chống cộng, chống luôn những tên tham nhũng cũng như tay sai ngoại bang nghĩa là bất cứ thằng nào con nào mưu toan bán nước hại dân là chống tuốt. Bây giờ bị chúng cấu kết nhau, chụp cho cái mũ "ăng-ten VC", đáng đời chưa!



    Ngay sau khi thoát được sang đất Pháp vào năm 1983, nhà văn Duyên Anh tiếp tục ngay sứ mạng cũ. Ông đã tự cho rằng, trước đây ông chống cộng trong phạm vi nhỏ hẹp ở miền Nam VN, nhưngnay có cơ hội nới rộng địa bàn hoạt động trên chính trường quốc tế. Thực vậy, từ khi có mặt tại thủ đô ánh sáng Paris, ông đã đóng vai trò một nhà ngoại giao tài ba, đã thuyết phục được những chính trị gia lỗi lạc bên trời âu, có thiện cảm với nhân dân VN và nhận thức được những tội ác của CSVN, bằng các buổi đọc "Thơ Tù" ở những địa điểm quan trọng thường dùng làm diễn đàn dành cho các chính khách quốc tế tại Paris.



    Đáng kể nhất, là đang ở thân phận một nhà văn khiêm tốn ở miền Nam VN, uy tín ông đã vươn lên hàng chính khách quốc tế. Bằng chứng là trong các buổi đọc "Thơ Tù" ở Paris, đã quy tụ toàn những tai to mặt lớn trong giới chính khách nhà văn, nhà báo bên trời âu. Danh tiếng đã vang sang đến Hợp Chủng Quốc, khiến Dân biểu chống cộng thuộc Hạ viện Mỹ là Bob Dornan đã mời ông sang Mỹ để diễn thuyết. Ngoài ra, ông còn viết những tác phẩm tố cộng, được dịch sang Anh, Pháp ngữ và phổ biến khắp năm châu.



    Vậy thì, qua những thành tích hoạt động trên văn đàn quốc ngoại của nhà văn Duyên Anh nêu trên, đến người thông manh cũng nhìn thấy kẻ thù của ông là ai rồi? Nếu nói là: "Vì Không Bịết Nguyên Nhân, Nên Không Thể Lên Tiếng Được" thì chỉ là thái độ đồng nghĩa với kẻ thù dân tộc, để hạ nhục nhà văn Duyên Anh với mưu toan chặn đường phục quốc của người Việt quốc gia ở hải ngoại!



    Cái mũ "ăng-ten"



    Sau khi nhận được sự can thiệp của Tổ chức Ân xá quốc tế đòi trả tự do cho nhà văn Duyên Anh, bạo quyền CS Hà nội ở vào cái thế tiến thoái lưởõng nan. Không thỏa mãn yêu sách của tổ chửc nói trên, thì mất ảnh hưởûng quốc tế, thời kỳ mà CS Hà nội đang cần mua chuộc cảm tình của dư luận quốc tế để che lấp những tội ác đã đổ lên đầu lên cổ hàng triệu quân cán chính của chế độ cũ, trong các nhà tù được thiết lập nơi rừng thiêng nước độc. Mà trả tự do cho tên "Bịệt kích Văn hóa" Duyên Anh là thả hổ về rừng! Nó còn nguy hại hơn là thả cả trăm ngàn "ngụy quân"? Mà quả thật, bây giờ nó đã ứng nghiệm đúng như sự tiên liệu của VC trước đây? Chúng đang lúng túng chống đởõ trước sự tấn công như vũ bão trên chính trường quốc tế bằng phương pháp ngoại vận, do những tác phẩm tố cộng đã được sáng tác với những buổi diễn thuyết đó đây!



    Vì tiên liệu như trên, nên VC đã phải sử dụng độc kế là chụp lên đầu nhà văn Duyên Anh cái mũ "ăng-ten", bằng ngón đòn Phản gián, để làm tê liệt tiềm năng chiến đấu trên mặt trận văn hóa của nhà văn tên tuổi này. Ngón đòn độc ác này, thời Tam Quốc bên Tàu, tướng quốc Chu Du của nước Đông Ngô đã áp dụng, làm bay đầu Thái Mạo, viên tướng chỉ huy đoàn chiến thuyền hùng hậu của Tào Tháo ở trận Xích Bích. Sau khi chém viên tùy tướng tài ba của mình, Tào Tháo tỉnh ngộ ngay, vất gươm xuống đất, đắm ngực ân hận cho hành động ngu muội của mình: "Ta đã nhầm kế phản gián của Chu Du rồi!"



    Tào Tháo là con người gian hùng quỷ quyệt, đa mưu túc kế đầy kinh nghiệm chiến trường. Đã từng cắt râu, lột áo trên chiến địa, chạy trối chết, mà còn ăn đòn phản gián của Đông Ngô. Vậy thì mấy ông "cải tạo viên" bị nhốt trong tù VC, đã bạc nhược cả tinh thần lẫn thể xác, VC chỉ giăng cái bẫy phản gián ra là mắc liền. Bằng cách chỉ dễ dãi với Duyên Anh chút xíu thôi trong sinh hoạt hằng ngày trong trại cải tạo, đủ làøm cho bạn bè Duyên Anh đánh dấu hỏi! Cái ý nghĩ Duyên Anh làm "ăng-ten" cho VC bắt đầu nhen nhúm trong thâm tâm mọi người rồi tiếp theo đó, VC chỉ cần chỉ thị cho nội tuyến rỉ tai các "cải tạo viên" là Duyên Anh làm "ăng-ten" là mọi ngườøi tin khứ! Thế là việc chế tạo cái mũ "ăng- ten" hoàn tất. Rồi sau đó, Duyên Anh một nhà văn chống cộng cùng mình, lại được chính ngườøi quốc gia vinh thăng làm "ăng-ten" cho VC.



    VC ngu si trên nhiều lãnh vực, nhưng việc sử dụng "ăng ten" thì quá chuyên nghiệp. Dinh Độc lập còn cài nội tuyến vào được, việc dùng Duyên Anh làm "ăng-ten" mà người thứ hai biết được, thì tôi cả quyết rằng VC không hớ hênh như vậy.



    Ưa thì nói tốt, không ưa thì nói xấu, đó là cái thông lệ ngàn đời của lũ tiểu nhân, thành phần cặn bã của xã hội. Tôi xin đan cử một trường hợp điển hình, còn nóng hổi, với tài liệu chứng minh cụ thể để bạn đọc Ngày Nay suy luận về nguồn tin nhà văn Duyên Anh làm"ăng-ten" cho VC để hại anh em:



    Trong cuốn Hồi ký VNMLQHT, nơi trang 361, tác giả Đỗ Mậu tố ông Cố vấn Ngô Đình Nhu:



    - "Ông Ngô Đình Nhu không những hút thuốc phiện hàng ngày, mà sau này còn làm giàu về buôn bán thuốc phiện nữa".



    Trong cuốn Hồi ký của Đại uý Đỗ Thọ, cháu kêu Đỗ Mậu là chú ruột, nguyên Tùy viên quân sự của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, nơi trang 172, người ta đọc được những ghi nhận của tác giả về trường hợp nêu trên của ông Ngô Đình Nhu như sau:



    - "ông Ngô Đình Nhu với vẻ mặt khắc khổ ngàn đời. Đến phút lâm chung, cuộc đời ông ta vẫn mang sự đau buồn hiện lên nét mặt. Khuôn mặt ông Nhu như thế nên người ta cho rằng ông ta là đồ đệ trung thành của nàng tiên nâu. Thật ra, ông ta không hút thuốc phiện như người ta đã nghĩ. Tôi tin tưởng rằng, về sau này mọi người sẽ ngạc nhiên vô cùng về điều này. Tôi xác nhận ông Ngô Đình Nhu không bịết tý gì về thuốc phiện cả! Một người hút thuốc phiện, áo, quần, mồm miệng phảng phất mùi thuốc... Phòng ngủ, văn phòng ông Nhu chẳng bao giờ nặng mùi cởm đen. Hơn nữa những người hầu cận ông Ngô Đình Nhu lên cao nguyên săn bắn ròng rã 7 tuần lễ xác nhận chẳng bao giờ bắt gặp ông ta bên bàn đèn. Một người hút thuốc phiện nặng không đủ sức đi săn với khí lạnh trên miền núi. Trời lạnh đòi hỏi người nghiện phải hút nhiều.



    Một nguồn tin, mà chú bảo CÓ cháu cả quyết là KHÔNG! Như vậy quý độc giả Ngày Nay tin ai bây giờ! Đem so sánh trường hợp nêu trên với nguồn tin phát xuất từ trại cải tạo VC, là nhà văn Duyên Anh làm "ăng-ten" cho VC, liệu quý vị có đủ dữ kiện để tin được không? Hỏi tức là trả lời vậy? Tiền nhân từng di ngôn là: "Đầu cối gạo nói cuối cối gạo không thật kia mà! Vậy mà tụi lưu manh dùng đủ mọi phương tiện và dưới mọi hình thức bôi nhọ nhà văn Duyên Anh, không có kết quả vì uy tín ông quá lớn. Cùng đường chúng phải dởû thủ đoạn côn đồ mưu toan thanh toán ông.

    "Cháy nhà ra mặt chuột", câu tục ngữ ngàn đời vẫn trúng phóc Khi nhà chưa cháy, chuột lớn, chuột nhỏ nấp nanh trong ống tre, khe gỗ . Nhưng không may khi nhà bốc cháy, chúng chạy tóe ra ngoài, lớn nhỏ giơ lũ mặt "Chuột" cho nhà văn, nhà báo thuộc thành trí thức, học rộng hiểu nhiều, đọc sách thánh hiền như kinh nhật tụng, thông suốt cái đạo làm người. Nhưng sau khi nhà văn Duyên Anh bị lũ côn đồ đánh trọng thương, bần cổ nông tôi cứ xẩm nẩm trong bụng là "cứ tưởûng thế nhưng mà cóc phải thế", mình bé cái lầm. Viết đến đây, tôi sực nhớ lại hồi còn để chỏm trên đầu, cứ thấy các bậc cha anh mắng con em là: "Mày đi học ngậm vào cái bút lông gì mà ngu?" Hồi đó tôi cứ hậm hực trong dạ dày, nhưng không dám cãi, là không học mới ngu, chứ đã đi học sao lại còn ngu? Bây giờ tôi mới ngã ngữa ra, à thì ra thế! Nhưng mà sờ lên đầu thì hình như không còn cái tóc nào đen.



    Hồng Phong

    Tạp Chí Ngày Nay

    Số 68 - 9/98

  • #2
    3. Tuyên chiến cùng bạo lực

    Lời tác giả. Với ta, Duyên Anh chỉ là một bạn văn. Trước 1975 ta chưa từng biết nhà cửa hắn ở đâu, vợ con thế nào, gã làm gì ngoài những khi cầm viết? Sau 1975 ta càng mù tịt về những đồn đại bao quanh nhà văn Duyên Anh. Qua thư tín, Công tử Simca cho hay đang bị giam tại nơi mà trước đó, Duyên Anh, Nguyễn Mạnh Côn từng bị giam chung. Ta đem nghi vấn trên hỏi bạn. Trước sau công tử Simca chỉ nhấn mạnh đến hai điều. Thứ nhất, rất khó kiểm chứng những đồn đại ấy. Thứ hai, "hãy bỏ qua hết mọi chuyện, hãy thương lấy nhau, vì kẻ thù chỉ muốn ta cấu xé tàn sát lẫn nhau. Giản dị có thế thôi".

    Ta thật buồn vì những cấu xé lẫn nhau đã xẩy ra trên báo chí hải ngoại, từng làm xấu mặt anh em, hả dạ kẻ thù. Càng không vui khi thấy Duyên Anh đưa vào giòng văn chương chống Cộng sôi nổi của anh hiện giờ, những bêu riếu về những khuôn mặt bằng hữu khác, những hằn học tư thù.

    Lần thứ nhất Duyên Anh viết một bài nhận định về thơ ta trên báo Ngày Nay, Wichita. Ta đọc rồi quên ngay tức khắc. Hai tháng sau, trên điện đàm Washington-Paris, ta mới có dịp bày tỏ: "Bài viết mày là một xúc động lớn nhất trong đời thơ tao. Thế nhưng tao không thích cái không khí đấu trường sát phạt anh em ở đó. Tao chỉ đơn thuần muốn biết phản ảnh của người đọc về thơ tao. Thế thôi".

    Bây giờ thì mọi sự đà đổi khác. Duyên Anh còn sống nhưng não bộ anh đã bị đòn thù làm chấn động mê muội. Nếu Duyên Anh thực sự mang tội danh "ăng ten" thì bây giờ kẻ chủ mưu bạo động đã nhận tội dùm anh tất cả. Bạo động không nhân danh được gì, ngoài nỗi bất lực của chính hắn. Bởi bạo động vốn là kẻ thù của công lý và liêm sỉ.

    Duyên Anh,

    Hôm nay tao viết những giòng này cho riêng mày. Hy vọng mày còn có dịp đọc để hiểu. Thú thực, mày chưa phải là bạn tốt của tao, vì đời tao chưa từng gặp bạn tốt. Nhưng hôm nay, bây giờ, tao sẵn sàng nhận trái đấm của bạo lực khốn kiếp đã dành cho mày. Bởi tao cần chút tự do chân lý để thở và để sống nốt những ngày tháng lưu đầy. Bởi thơ và tao là một. Thơ tao chưa từng mang mặt nạ và son phấn. Thơ tao là vũ khí, và mãi mãi tao tuyên chiến cùng bạo lực.

    Lacey, 21 tháng 5 năm 1988.
    Hà Huyền Chi


    mai lão chi tân
    --------------------------
    Tặng Duyên Anh

    Ngươi trên vỉa phố hôn mê oan cừu
    Xứ người đã bạc lòng kiêu
    Văn chương rao bán chợ chiều độ thân
    Vì đời, Mai Lão Chi Tân
    Cội hoa phát vãng âm thầm trổ bông
    Ngươi lăn vào chốn bụi hồng
    Oan khiên rình rập, chất chồng hờn ghen
    Tay nào bán xác anh em?
    Tay nào bạo lực bôi đen danh người

    Chúng ta sau cuộc đổi đời
    Có chi khác lũ đười ươi động rừng?

    (Thơ trong da ngựa)
    Lacey, 21-5-88
    Hà Huyên Chi

    Comment


    • #3
      4. Lương y như kế mẫu

      Chuyện nhà văn Duyên Anh bị hành hung trong ngày Quốc Hận vẫn còn là một đề tài để thiên hạ bàn tán. Trong các câu chuyện bàn tán có việc đáng chú ý nhất là khi nhà văn Duyên Anh ngộ nạn, được dìu vào một khu vực phòng mạch của một vị bác sĩ. Ở đó có hai bác sĩ (một bác sĩ là nhà văn). Thế mà hai ông "lương y" nầy lại làm ngơ trước một nạn nhân cần phải được cấp cứu ngay.

      Theo thường tình trong thiên hạ, khi biết một người bị nạn gần đó, vì lòng lân mẫn, người dân thường cũng muốn được đến xem, nạn nhân sự thể ra sao? Thế mà hai vị y sĩ nầy lại có thể làm lơ, từ chối cấp cứu một nạn nhân mà trước đó khoảng một giờ, đã cùng hai vị bác sĩ nầy bắt tay, chuyện trò. Quả là một việc không được bình thường đối với mọi người và nhất là đối với một y sĩ.

      Ta nhớ khi xưa, lúc ta còn lăn mình vào vòng lửa đạn để chiến đấu với loài quỷ đỏ. Ta có một người bạn tên Lý, cấp bậc Trung úy. Hắn không phải là một vị y sĩ. Hắn ta chỉ là một Cán Sự Y Tế được gọi nhập ngũ. Có lần đơn vị bắt được một số tù binh. Trong đó có vài tên Việt Cộng bị thương. Trung úy Lý, bạn ta vẫn đến băng bó cho từng tên địch một. Ta hỏi: "Anh có cảm tưởng gì khi ra tay cứu giúp một kẻ thù?" Bạn ta đáp: "Trước mắt tôi lúc đó, họ không phải là kẻ thù. Họ là những nạn nhân cần được giúp đỡ". Và ta đã buột miệng: "Lương y như từ mẫu".

      Trước mắt một vị lương y, nạn nhân hay bịnh nhân sẽ không bị từ chối cứu chữa vì sự khác biệt chính kiến hay tôn giáo. Họ chỉ là những người đáng thương cần được sự giúp đỡ. Tình người được thể hiện một cách cao quý.

      Sự việc không bình thường nầy vẫn có thể làm cho thiên hạ quên được nếu không có một lá thư mang tên TML nào đó, cậy đăng để bênh vực cho hai vị y sĩ kia. Việc này càng làm cho thiên hạ thêm lộn gan.

      Thiên hạ hỏi nhau: "Y sĩ mà từ chối cứu cấp một nạn nhân bị ngất xỉu như vậy không bị lương tâm cắn rứt sao?" Một người có máu tếu chen vào: "Có lương tâm đâu mà cắn". Một người khác cay cú hơn: "Mẹ kiếp! Lương tâm nhai mê đi keo nhiều quá nên rụng cả răng. Có cắn cũng không đau". Một người khác hiền hòa hơn: "Mấy cha đừng nói ẩu. Tôi biết ông bác sĩ nầy, ông ta là một người tốt, máu nghệ sĩ đầy mình. Nghệ sĩ đến chụp hình phổi, ông ta không nhận tiền. Bữa nhà văn Duyên Anh gặp nạn, ộng y sĩ nầy không chịu ra tay cấp cứu, chẳng qua là... là... là lúc đó lương tâm ông đi vắng".

      Mọi người nghe vui tai cùng nhau cười rộ. Anh vừa phát ngôn câu trên đỏ mặt, phùng mang trợn mắt, nói tiếp: "Tại sao mấy cha cười? Bằng cớ là vài ngày sau, lương tâm trở về, ông y sĩ nầy đã tự ý vào bịnh viện quan sát tình trạng của Duyên Anh hai lần. Thế là gút rồi. Đòi hỏi người ta nhiều quá đâu có đặng."

      Lá thư cậy đăng của tên TML giống như hình thức chọc giận thiên hạ. Nội việc một y sĩ biết một người bị hành hung đến ngất xỉu mà từ chối cứu giúp, thì dù có miệng lưỡi của Tô Tần hay Trương Nghi cũng không sao biện bạch được. Chuyện nầy thiên hạ đồng ý cho thông qua chỉ muốn hỏi tên TML là làm thế nào ông L có thể đoán chắc trăm lần như một là lần nào gọi cảnh sát cứu cấp 911, họ đều bóp còi inh ỏi, cần gì phải có người đến cho biết là cảnh sát cứu cấp chưa đến.


      Lá thư cậy đăng, TML viết: "Chúng ta có nên can đảm trách cứ công quyền đã trễ nải can thiệp và cấp cứu các thương vong đang xảy ra trong khu vực cộng đồng chúng ta? Chúng ta có nên thẳng thắn đòi hỏi cảnh sát, công quyền làm việc hữu hiệu hơn để đời sống chúng ta được an ninh hơn."

      Việc đòi hỏi này không phải là không hợp lý. Nhưng lỡ khi hỏi, thằng Mẽo nó hỏi lại: "Một nạn nhân Việt Nam được dìu đến phòng mạch của bác sĩ Việt Nam và vị bác sĩ Việt Nam nầy từ chối cấp cứu. Tụi mầy là đồng bào với nhau, còn từ chối giúp đỡ mà đúng ra lương tâm và bổn phận của bất cứ một y sĩ nào cũng phải làm. Chuyện nầy tụi mày trả lời làm sao đây? Còn chuyện tụi tao đến trễ, chẳng qua là lý do kỹ thuật. OK?" Nếu thằng Mẽo nó hỏi ngược lại như vậy thì trả lời sao đây ông L? Đừng có xúi dại cha nội! Nhân bất khả vô sỉ ông ạ!

      Có điều cái ông Trần Đình Thục nầy hơi lẩm cẩm, cứ ngỡ hai tiếng bác sĩ với cái nghĩa đầy Bác Ái, Độ Lượng, Vị Tha. Bộ ông không nghe cổ nhân có nói: "Nhất thế y, tam thế suy" đó sao. Mấy ông y sĩ loại nầy phải bị gọi diễu là Lương y như kế mẫu mới đúng.

      Công Tử Bạc Liêu
      Tạp chí Ngày Nay - tháng 8/1988

      Comment


      • #4
        5. Thiên hạ sự

        I. Chỗ hội "Văn Bút" không phải là chỗ "Giặt Đồ Dơ"

        Ngày 30-4-1988, nhà văn chống cộng Duyên Anh bị một tên cồn đồ hạ thủ ngay trong ngày Quốc Hận. Tin trên đã làm phẫn nộ đa số người Việt ở hải ngoại.

        Thiên hạ chờ đợi và ngạc nhiên không hiểu tại sao đến giờ nầy, đã hơn một tháng mà Trung Tâm Văn Bút Nam Cali vẫn chưa thấy lên tiếng dù rằng Duyên Anh là hội viên của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam. Thiên hạ vẫn còn nhớ trước đây khi nhà văn Hoài Điệp Tử bị đốt chết thì tức khắc các nhà văn, các nhà báo ồn ào lên tiếng, kết án nặng nề kẻ sát nhân dù thiên hạ đã nghi ngờ Hoài Điệp Tử chết vì đăng quảng cáo chuyển tiền về Việt Nam, làm lợi cho kẻ thù. Báo chí thi đua viết về Hoài Điệp Tử: "Hoài Điệp Tử, 28 Năm Trút Xong Nghiệp Dĩ" của Lâm Tường Dũ, "Văn tế Hoài Điệp Tử" của Nguyễn Tất Nhiên. Và trong mục Tạp Ghi của báo Người Việt thì Mấy Tình Cờ Tầm Lặng của Phạm Quốc Bảo. Bài Tạp Ghi viết rất hay. Chỉ cần một bài Tạp Ghi này Phạm Quốc Bảo dư sức qua cầu để tiến tới một vị trí trang trọng trong văn đàn hải ngoại. Trong bài Tạp Ghi có một câu rất kêu: "Tuần báo Mai sẽ vĩnh viễn chết trong vinh quang"? Nghe hay lắm. "rằng hay thì thật là hay. Nghe ra chua xót, mỉa mai thế nào". Chúng tôi không muốn đào lại một mồ ma, nói về một người đã nằm yên dưới lòng đất lạnh, nhưng thật tình thiên hạ không hiểu tờ báo Mai vinh quang ở cái khổ nào? Khi sống tờ báo Mai cũng chẳng có gì là vinh quang vì nó trông gần giống tập giấy quảng cáo. Trong đó có khoảng 10% bài vở mà hầu hết chỉ viết về cuộc đời ái tình và sự nghiệp của các tài tử tuồng Tây, tuồng Tàu. Còn lạo 90% là quảng cáo mà trong đó lại có quảng cáo chuyển tiền về Việt Nam, tiếp thêm công lực cho kẻ thù. Vinh quang ở cái khổ nào? Than ôi! Thiên hạ loạn cả rồi hay sao?

        Và cho đến bây giờ, Duyên Anh, một nhà văn chống cộng, bị hành hung. Bạo lực đã giáng xuống người cầm bút chống cộng này thì giới cầm bút lại im hơi lặng tiếng và Trung Tâm Văn Bút Nam Cali cũng phớt lờ. Thiên hạ thắc mắc nhìn nhau mà tự hỏi: "Răng mà họa rứa?"

        Cũng nên nhắc sơ lược sự hình thành của Trung Tâm Văn Bút Nam Cali. Phiên họp được tổ chức vào ngày 6-3-1988. Mở đầu buổi họp không khí có vẻ rất cởi mở cho đến lúc nữ ký giả Diễm CHi đặt câu hỏi: " Tại sao đã có một hội Văn Bút Việt Nam tại Hoa Kỳ nay lại lập thêm Văn Bút Nam Cali nữa?".

        Chỉ có thế mà nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh kên xì-po, phun châu nhả ngọc:"Đây không phải là chỗ cô giặt đồ dơ". Nhất trí thôi! Chỗ hội "Văn Bút" làm sao có thể là chỗ "giặt đồ dơ" được! Thế xin hỏi nhỏ chị Diễm Chi là chị có đem theo đồ dơ khi đi họp không mà để cho chị Minh Đức Hoài Trinh phải treo bảng "Not allowed to wash dirty cloth here!"? Nữ sĩ Minh Đức bào chữa: "Chỗ giặt đồ dơ cũng chẳng có gì là dơ vì ông tây bà đầm nói giặt đồ dơ là "la vê lơ lanh sa-lờ". Xe tú! Chỉ có thế! Có gì đâu dơ?

        Chữ "le linge sale" của nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh đã khiến thiên hạ nghĩ đến câu tục ngữ Pháp: "Il fault laver son linge sale en famille" Có nghĩa là việc trong nhà đóng cửa bao nhau hoặc "đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại". Chuyện xấu xa mà lại cho nổ tùm lum trên mặt báo khiến bàn dân thiên hạ có nhiều thằng xấu miệng lại cứ khơi khơi gọi cái trung tâm này là Trung Tâm Giặt Đồ Dơ. Đứa nào mà gọi như thế nó không sợ mú mồm à!

        II. Một con ngựa đau.

        Trở lại chuyện nhà văn chống cộng Duyên Anh bị hành hung ngay ngày Quốc Hận thì Trung Tâm Văn Bút nam Cali lại áp dụng câu: "Im lặng là vàng". Ông chủ nhiệm Ngày Nay gọi điện thoại yêu cầu ông Chủ tịch Trung Tâm Văn Bút lên tiếng về việc bạo hành đối với người cầm bút thì ông Chủ tịch trả lời là: "Ban Chấp Hành Trung Tâm không chịu lên tiếng vì chưa biết rõ nguyên nhân nào nhà văn chống cộng Duyên Anh bị hành hung". Úi mẹ ơi! Nghe mà muốn nổ lỗ tai. Tại sao lại cần phải rõ nguyên nhân mới lên tiếng. Tại sao lại không thể lên tiếng phản đối hành động côn đồ, dã man, thú vật, đê hèn nhắm vào người cầm bút. Lúc nhà văn Hoài Điệp Tử chết, "các ông nhà văn, nhà báo chống cộng" đã lên tiếng ngay. Có phải các ông nhà văn nhà báo nầy đã rõ cái nguyên nhân cao quý là "đăng quảng cáo chuyển tiền về Việt Nam của Hoài Điệp Tử nên quý vị lên tiếng ngay chăng?" Than ôi! Cuộc đời lắm sự lạ lùng. Nghe ra lại muốn nổi khùng như chơi.

        Sự việc không lên tiếng của Trung Tâm Văn Bút Nam Cali, nghe qua thì lạ tai đối với những người chưa biết chuyện nhưng lại không lạ chút nào đối với những người biết chuyện. Lý do rất giản dị là Duyên Anh có quá nhiều ân oán giang hồ với giới cầm bút. Trong hồi ký Nhà Tù, Duyên Anh đã mó dế nhiều vị. Tác giả Ngọn Hải Đăng Mù bị Duyên Anh cho mù luôn. Người Đi Trên Mây cũng bị Duyên Anh kéo xuống bắt phải đi trên bùn. Ộng nhà văn kiêm thợ vẽ cũng bị hỏi thăm sức khỏe. Dám chọc giận những vị tên tuổi thì sức mấy mà quý vị ấy lên tiếng cho. Thiên hạ bé cái lầm ở chỗ Trung Tâm Văn Bút lập ra đâu phải để bênh vực cho tất cả những người cầm bút mà chỉ lên tiếng bênh vực các cây viết bồ bịch với mình thôi. Ông chủ nhiệm Ngày Nay và các thân hữu Duyên Anh đừng tưởng bở. Trung Tâm Văn Bút đâu có nghĩa vụ lên án bạo lực ở những nơi gần trụ sở, ngu sao, lỡ bạo lực nó điếc không sợ súng thì bỏ bu. Người ta lên tiếng để đấu tranh chống bạo lực ở mãi tận bên Nga, bên Tầu, bên Công-Gô, hay ít ra là đít-tăng cũng nửa vòng trái đất, lên tiếng như thế là ăn chắc!

        Nhiều người trách Duyên Anh, tại sao trong Hồi Ký Nhà Tù, một tác phẩm văn chương lại kể chi cái xấu của người khác trong đó như một hình thức trả đũa. Người khác thì lại bảo: "Nhờ có Duyên Anh, thiên hạ mới rõ mặt những tên lộn sòng".

        Trong mục Phiếm Dị của Sài Gòn Nhỏ, Đào Nương viết rất dí dỏm, rất dễ thương về phiên họp của Trung Tâm Văn Bút Nam Cali. Đoạn chót có câu: "... vì tinh thần kém hiểu biết về văn hóa, nhà báo nhỏ Đào Nương không dám đi phó hội. Chỉ tại nỗi lo sợ viễn vông, sợ mình lại bầu lộn một ông... nằm vùng vào chức Chủ Tịch thì vỡ nợ". Đọc câu này ta chịu lắm và đâm ra ái mộ Đào Nương. Đào cô nương ơi! Ta với nàng tuy chưa từng gặp mặt nhưng ta rất ái mộ nàng và đồng ý với nàng "chăm phần chăm" về bài phiếm dị đó. Muốn tưởng tượnt ra vóc dáng của nàng, ta nhìn tấm hình vẽ ở mục phiếm dị thì thấy nàng to như voi và miệng cười rộng đến mang tai, ta cũng phát ớn. Nhưng người đẹp là ở tâm hồn. Có phải vậy không Đào Nương? Ta cũng có cái lo sợ y chang như nàng. Nếu chức Chủ Tịch lọt vào tay nhà văn từng nằm vùng ở báo Tin Sáng hoặc ông nhà văn ngôn rằng: 'Lính Việt Nam Cộng Hòa cắt tai người làm dây chuyền đeo cổ hoặc Tiểu Khu của Việt Nam Cộng Hòa là chỗ chuyên bàn chuyện giết người" thì vỡ nợ thiệt chứ chẳng chơi.

        Người Việt tỵ nạn có thói quen là khi trong cộng đồng Việt có việc xấu xa xảy ra thì trút mọi tội lỗi lên đầu Việt Cộng khiến những thằng hèn hạ ném đá giấu tay khoái tỉ.

        Chuyện Duyên Anh làm ăng-ten thực ra chỉ là một tin đồn mà tin đồn này càng ngày càng lớn ra đều do tay những kẻ thù của chính Duyên Anh cố ý làm ra để trả thù.

        Chính ta, ta cũng không biết Duyên Anh có làm ăng-ten không. Nhưng trong một đôi lần có dịp uống rượu với một cựu Đại Tá, Tham Mưu Trưởng sư đoàn 23, L.V.P., ông nầy nói: "Trong tù không nghe nói Duyên Anh làm ăng-ten nhưng T.T. (nhà văn kiêm thợ vẽ) làm ăng-ten thì rất nhiều người biết". Ta đưa tay chỉ trời, chỉ đất mà thề rằng ta không hề bịa nhưng xin nhấn mạnh: "Đó cũng chỉ là một tin đồn".

        Duyên Anh là một nhà văn chống cộng, chống cộng một cách kiên cường và mãnh liệt. Đối với cộng sản, Duyên Anh là một kẻ thù nguy hiểm. Muốn cho Duyên Anh mang tiếng làm ăng-ten, thật là một chuyện dễ dàng đối với chúng. Tại sao chúng ta không nghĩ là kẻ thù muốn mượn tay người quốc gia để loại Duyên Anh, kẻ thù muốn hủy diệt óc sáng tạo của Duyên Anh. Nếu đúng như vậy thì thật là một thiệt hại lớn lao chi hàng ngũ chống cộng chân chính.

        Bây giờ Duyên Anh đang nằm trong bịnh viện. May mà anh không chết. Ta hiểu rằng những vết thương trên cơ thể không làm Duyên Anh đau đớn bằng vết thương trong tâm hồn anh. Vì vết thương nầy do chính những thằng bẩn thỉu lộn sòng trong hàng ngũ quốc gia gây ra cho anh để những người cùng chiến tuyến với anh phải ngộ nhận anh.

        Bạo lực vừa giáng xuống cho một người cầm bút chống cộng. Thế mà hơn một tháng nay Trung Tâm Văn Bút Nam Cali vẫn chưa lên tiếng. Cũng rất có thể nhiều người trong giới cầm bút có ân oán giang hồ với Duyên Anhđang hả hê toét miệng ra cười. Tinh thần cầm bút trong giới cầm bút khiến ta chợt nghĩ đến câu: "Một con ngựa đau, cả tàu... ăn cỏ như điên".

        Công Tử Bạc Liêu
        Tạp chí Ngày Nay - tháng 6&7/1988

        Comment


        • #5
          6. TUYÊN CÁO

          Rất xúc động khi nhận được tin nhà văn DUYÊN ANH Vũ Mộng Long bị hành hung trọng thương tại Orange County (Los Angeles, California) vào ngày 30 tháng 4 năm 1988.

          Trên lập trường chống mọi hình thức sử dụng bạo lực với người cầm bút, bất kể xuất xứ và nguyên cớ, chúng tôi nghiêm khắc lên án việc xâm phạm an ninh nhân thân đối với nhà văn DUYÊN ANH và kêu gọi sự tương trợ cụ thể đối với ông.

          PARIS, ngày 3 tháng 5 năm 1988

          Những chữ ký đầu tiên



          nh Sơn - ca sĩ
          Bà Thanh Phương - văn sĩ
          Bà Huyền Châu - tiểu thuyết gia
          Bà Lê Thị Mỹ Lộc - bác sĩ
          Bà Đào Hiệp Thu Hương - dược sĩ
          Bà Phương Lan - quán Đào Viên
          Bà Thanh Khánh - áo dài Việt Nam
          Bà Phạm Thị Hoàn - quán Hương Giang
          Bạch Yên - ca sĩ
          Bạch Thái Hà - giáo sư
          Bạch Phát Tú Tài - dịch giả
          Bích Thuận - kịch sĩ
          Bá Dũng - ký giả nhiếp ảnh
          Chí Tâm - cải lương
          Cao Ngọc Phượng - làng Hồng
          Cát Vàng Trần Kim Thiện - ký giả
          Cung Vĩnh Viễn - viết văn, Na Uy
          Đào Tuấn Ngọc - Việt Quyền Đạo
          Đinh Hữu Tùng - kỹ sư
          Đặng Văn Nhâm - nhà báo, Đan Mạch
          Dương Kiền - nhà văn, Na Uy
          Đỗ Thành - báo Á Châu
          Đào Thị Ngọc Xuân - nghệ sĩ
          Hoàng Long - cải lương
          Hữu Phước - cải lương
          Hồ Trường An - nhà văn
          Huỳnh Tâm - nhiếp ảnh gia
          Hà Mỹ Liên - cải lương
          Hà Phong - nhiếp ảnh gia
          Hà Mạnh Tuấn - bác sĩ
          Hồ Văn Cécile - bác sĩ
          Hoàng Vĩnh Quang - bác sĩ, Bỉ
          Hồng Kim Thảo - báo Á Châu Kim Lộc - họa sĩ, Tây Đức
          Kiệt Tấn - nhà văn
          Kiều Lệ Mai - cải lương
          Khuất Cung Hiền - bác sĩ, Bỉ
          Lương Ngọc Châu - nhạc sĩ
          Lam Phương - nhạc sĩ
          Lê Thị Mỹ Lộc - bác sĩ
          Lê Ngọc Tú - ký giả
          Lê Ngọc Lang - bá sĩ, Bỉ
          Lê Ngọc Bích - bác sĩ
          Lê Trạch Lựu - nhạc sĩ
          Lê Tài Điển - họa sĩ
          Lãng Nhân - nhà văn, Anh
          Mỹ Lan - đặc phái viên VOA
          Minh Tâm - cải lương
          Mai Trung - nhà xuất bản Nam Á
          Minh Đức - ca sĩ
          Ngọc Đức - kịch sĩ Ngô Minh Khánh - nhạc trưởng
          Nguyễn Ngọc Hoàng - nhạc Phượng Hoàng
          Nguyễn Hùng Vương - ký giả, Hy Lạp
          Nguyễn Cầm - họa sĩ
          Nguyễn Quốc Hưng - cựu thẩm phán
          Nguyễn Tường Hùng - nhà văn
          Nguyễn Ang Ca - ký giả
          Nguyễn Tất Thành - văn hóa Gia Định
          Nguyễn Gia Kiểng - báo Thông Luận
          Nguyễn Thanh Hoàng - bác sĩ
          Nguyễn Đức Long - bác sĩ, Bỉ
          Nguyễn Bính Quang - cựu lính Mũ xanh
          Phương Hồng Ngọc - ca sĩ
          Phượng Mai - ca sĩ
          Phan Kim HẢi - Hifi Qualité
          Phùng Bá Tú - cựu chánh thẩm
          Phạm Hữu - báo Chiến Hữu
          Phan Gia Ân - báo Lính Ân Châu
          Phan Thị Trọng Tuyến - nhà văn
          Phạm Đình Tín - họa sĩ
          Phạm Ngọc Lân - báo Thông Luận
          Phạm Kế Viêm - giáo sư
          Phạm Ngọc Huyền - nhà báo
          Quốc Anh - ca sĩ
          Trần Quang Hải - nhạc sĩ
          Thành Được - cải lương
          Thu Hương - ca sĩ
          Tài Lương - cải lương
          Tô Văn Lai - trung tâm nhạc Thúy Nga
          Trần Thị Phương Thanh - bác sĩ
          Thích Nhất Hạnh - tu sĩ
          Trần Kim Huê - bác sĩ
          Trang Phước Đức - võ sư, Bỉ
          Trần Thanh Hiệp - chủ tịch PEN club
          Từ Nguyên - ký giả
          Trần Văn Trạch - kịch sĩ
          Trần Văn Tòng - ủy ban Trần Văn Bá
          Văn Tấn Phát - ca sĩ
          Vũ Anh Đạt - giáo sư
          Vũ Ký - nhà văn
          Vũ Ngọc Yên - báo Độc Lập
          Vũ Ngọc Long - báo Độc Lập
          Vĩnh Phúc - đài BBC
          Võ Đức Tuyết - nhạc sĩ
          Yên Tử Cư Sỹ - nhà văn

          Comment


          • #6
            7. Người ta trông cậy được gì ở TT Văn Bút VN?

            Ngày 30-4 vừa qua nhà văn Duyên Anh đã bị đả thương, mà thương tích có thể làm cho ông trở thành phế nhân, cho đến nay đã hơn một tháng mà Trung Tâm Văn Bút Việt Nam không hề có một thông cáo chính thức nào lên án việc xử dụng bạo lực đối với người cầm bút.

            Vì sao Trung Tâm Văn Bút VN đã không lên án bạo lực đối với người cầm bút qua việc nhà văn Duyên Anh bị đả thương? Câu trả lời từ phía Trung Tâm Văn Bút cho biết là: "Không biết nhà văn Duyên Anh bị đánh vì nguyên nhân gì nên không thể lên tiếng được"!

            Một ngày sau khi nhà văn Duyên Anh bị hành hung, ông Lê Hồng Long, chủ nhiệm Ngày Nay, đã liên lạc với nhà văn Nhật Tiến để yêu cầu Trung Tâm Văn Bút Việt Nam, mà ông hiện là chủ tịch, tỏ thái độ về việc xử dụng bạo lực đối với người cầm bút qua sự việc nhà văn Duyên Anh bị hành hung. Nhà văn Nhật Tiến cho biết rằng việc này cần phải họp Ban Thường Vụ của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam thì mới có quyết định được. Hai ngày sau, ông gọi ông Lê Hồng Long cho biết rằng: "Rất tiếc, Trung Tâm Văn Bút VN không biết nhà văn Duyên Anh bị đánh vì nguyên nhân gì nên không thể lênh tiếng được." Sau đó, ông cho biết thêm là ông hoàn toàn bất mãn với quyết định này, nhưng ông không thể làm gì được vì ông là thiểu số, mặc dầu ông hiện là Chủ Tịch Trung Tâm Van Bút VN, Nam Cali.

            Nhà văn Duyên Anh là hội viên của Trung Tâm Văn Bút VN, lại bị hành hung ngay tại nơi Trung Tâm đặt trụ sở là Orange County, mà Trung Tâm lấy lý do là "không biết bị đánh vì nguyên nhân gì" để từ chối nghĩa vụ của mình thì thật là mỉa mai! Không ai đòi hỏi quý vị trong Trung Tâm Văn Bút VN lên tiếng bênh vực cá nhân Duyên Anh, nhưng chống lại bạo lực là nghĩa vụ của người cầm bút. Những người từ chối nghĩa vụ của mình thì không xứng đáng để hưởng vinh dự của nghề nghiệp hay tổ thức mà mình mang danh. Thử hỏi sự việc xẩy ra ngay trước mắt mà không thể lượng định được để có thái độ thích đáng, thì những tuyên ngôn đấu tranh cho nhân quyền, tự do, công bằng, bác ái của quý vị có giá trị gì, khi những sự việc ấy xẩy ra ở những nơi cân trời góc bể?

            Cách đây mấy tháng, khi nhà báo Hoài Điệp Tử bị đốt chết, một số người nhận mình thuộc giới cầm bút, trong đó có cả đương kim chủ tịch Trung Tâm Văn Bút VN - Nhật Tiến - đã sốt sắng ra một tuyên ngôn "...cực lực lên án mọi hành vi bạo lực dù nhân danh bất cứ danh nghĩa nào, đến bất cứ từ nguyên nhân nào đối với người cầm bút..." Khi nhà báo Trần Trung Quân bị mưu sát tại Houston, 36 nhà văn, nhà thơ, nhà báo đã cực lực lên án bạo lực. Đành rằng những lần lên tiếng trước không phải là những sự lên tiếng của chính Trung Tâm Văn Bút VN, bởi vì ngày đó chưa có cái Trung Tâm Văn Bút này, nhưng đa số những nhà văn, nhà thơ, nhà báo ấy ngày nay nằm trong tổ chức Trung Tâm Văn Bút VN, mà Trung Tâm Văn Bút VN thì lại chọn thái độ im lặng là vàng đối với trường hợp Duyên Anh. Như thế có phải chăng là những vụ trước người ta đã được biết rõ nguyên nhân? Hay là vì những nạn nhân trước đây không nổi tiếng bằng Duyên Anh?

            Khi trả lời "Vì không biết nguyên nhân nên không thể lên tiếng được" trong vụ Duyên Anh, là Trung Tâm Văn Bút VN đã gián tiếp xác định thái độ sẽ vĩnh viễn không bao giờ lên tiếng khi người cầm bút bị bạo lực đàn áp hay sát hại. Bởi vì từ những vụ Chu Tử, Phan Mỹ Trúc, đến Đạm Phong, Kiều Nguyên Tá, Trần Trung Quân, Hoài Điệp Tử cho đến nay có trường hợp nào người ta được biết rõ nguyên nhân chính thức chưa?

            Như vậy thì người ta trông cậy được gì ở Trung Tâm Văn Bút VN trong nghĩa vụ chống lại bạo lực?

            Ôi! Thương thay cho những con hạc gỗ "...đi hai chân lạc có cả mày râu".

            Lực Bạo

            Ngày Nay số 68 - Tháng 6 & 7/88

            Comment


            • #7
              8. Bạo Lực Khốn Kiếp Và Lòng Ích Kỷ Tha Nhân

              Chiều 30 tháng 4 năm 1988, kỷ niệm mười ba năm kể từ ngày tập đoàn thống trị Hà Nội xua quân lấn chiếm toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Người Việt lưu vong ở khắp mọi nơi trên thế giới tự do tổ chức Ngày Quốc Hận. Tin nhà văn Duyên Anh bị kẻ thù đánh ngã từ California đưa về nghe bàng hoàng sửng sốt, chuyện mà tất cả thân hữu cũng như đa số độc giả yêu mến Duyên Anh qua những áng văn chương chống Cộng, chống bọn bịp bợm giả hình, bọn ăn cướp công lao sáng tạo của nhà văn cùng bọn đố kỵ tài năng... đang lo sợ đã xảy ra.

              Anh với một cái tôi đầy khí phách, ngạo mạn xáck kiếm xông pha vào chốn "võ lâm chữ nghĩa" bất chấp bọn gian tà, tự xưng kiếm thủ văn chương nhốt mình trên đỉnh núi, lũ trương cờ giả dạng hiền nhân thay vì đi mưu dựng cơ đồ bằng tiền lạc quyên của hàng triệu con tim ái quốc, bọn chúng đã nhẫn tâm đem tin yêu vùi xuống vũng lầy, tiếng nói dõng dạc qua ngòi bút sắc bén của anh như thanh bảo kiếm chém nát bức tường kín bưng bịp bợm, vạch rõ cho dư luận thấy đâu là lẽ phải, công bằng, giối dan và sự thật. Bằng tất cả chân tài của một nhà văn lẫy lừng về sự nghiệp anh đã không ngần ngại dấn thân vào nghiệp dĩ, đem khả năng và lòng phấn đấu của mình làm bó đuốc soi đường cho tuổi trẻ lưu vong với tinh thần chống Cộng cao độ đang trong giờ phút tối tăm lãnh đạo. Hãy nghe anh sáng ngời tâm sự: "Nếu cần, tôi xin làm đôi giép cho các bạn xỏ chân vào, dẫm lên phía trước..."

              Hãy nhìn kỹ chung quanh mình đi, hỡi những người bạn trẻ lưu vong của quê hương Việt Nam bất hạnh - bốn bề không bóng một người qua? Chỉ toàn bọn vô sỉ, thời cơ và lũ manh nha chính trị hô hoán nhất thời lợi dụng chúng ta. Ngoài ra không còn ai khác. Không còn ai đủ can đảm đem nhiệt tâm và lòng ái quốc, sắt son, tận tụy "nhả những sợi giây máu tâm tưởng cống hiến cuộc đời" trọn vẹn bằng văn chương, nung nấu can trường và thương yêu, cho tuổi trẻ Việt Nam, như chính Duyên Anh. Hãy mạng dạn xác nhận điều này:

              "Chỉ có nhà văn Duyên Anh là người làm vinh danh cho tuổi thơ và tuổi trẻ Việt Nam từ thuở xa xưa cho tới bây giờ. Kẻ nào đánh ngã Duyên Anh (ngoài kẻ thù cộng sản) đứng trong hàng ngũ quốc gia, là đánh vào mặt ân nhân mình. Kể từ lúc vượt biên sang Pháp tháng 11 năm 1983, những sáng tác của anh đã gây phấn khởi và hãnh diện cho đại đa số đồng bào đang khát khao yêu thương giữ gìn tiếng Mẹ. Từ cuốn "Một người Nga ở Sàigòn", "Đồi Fanta" đã được dịch ra Pháp ngữ xuất bản tại Âu Châu, cho đến những tác phẩm luân phiên đệp vào mặt bạo quyền cộng sản như: Hồn Say Phấn Lạ - Sỏi Đá Ngậm Ngùi - Bầy Sư Tử Lãng Mạn - Một Người Tên Là Trần Văn Bá - Nhà Tù - Trại Tập Trung - Một Tù Binh Mỹ Ở Việt Nam - Sàigòn Ngày Dài Nhất - Giặc Cờ Đỏ - Nhóc Tì Phản Động v.v... Chưa kể những bài phiếm luận độc đáo trong mục "Phép Phù" đăng trên tạp chí Ngày Nay xuất bản tại Wichita, Kansas, qua bút hiệu Đồng Nai Tư Mã, và gần đây nhất khi tập "Thơ Tù" của anh được ra mắt tại Paris đêm 19 tháng 1 năm 1987, một sử gia lỗi lạc người Pháp, ông Pierre Chaunu, đã phát biểu cảm tưởng như sau: "Duyên Anh đến đây đây chúng ta một bài học về lòng nhân ái". Lòng nhân ái của anh được người ngoại quốc ca tụng bao nhiêu, thì ngược lại chính bọn cường đồ tay sai của bạo lực, cùng là đồng bào ruột thịt của anh, lại hủy diệt đi.

              - Bọn nào đã hành hung anh ngay tại quận Cam, Cali? Chỗ mà anh gán cho cái tên "Xóm Lầy" nhưng vẫn khinh khỉnh bước vào.

              - Bọn nào đã xuống tay một cách dã man và tàn độc đối với một người cầm bút vô phương tự vệ như anh?

              - Một tổ chức có dự mưu hay lũ đố kỵ tài năng, lo sợ trước sức mạnh của cây bút Duyên Anh sẽ làm mai một tên tuổi chúng, nên không ngần ngại bán rẻ lương tâm, dùng tiền mua chuộc bọn côn đồ xuống tay hạ thủ?

              - Sự khiếp nhược và lòng ích kỷ nào đã khiến một bác sĩ Việt Nam từ chối giúp đỡ cấp cứu nạn nhân trong khi lương tâm và chức nghiệp của một người thầy thuốc không cho phép làm như vậy.

              - Một bạn văn bác sĩ trước đó mười lăm phút còn đứng trò chuyện với Duyên Anh đến khi tai nạn xảy ra vẫn an nhiên trò chuyện với bác sĩ đồng nghiệp, mặc kệ bạn mình trong cơn nguy khốn.

              Xin hỏi vì cớ gì các ông làm như vậy? Phải chăng vì lòng íck kỷ tha nhân, lo sợ trước sức mạnh của lũ côn đồ nên ôm chầm khiếp nhược. Hay trong toan tính nhất thời nghĩ rằng cơ mưu bại lộ nên phản ứng mất tự nhiên?

              Tất cả bất kể từ một nhân danh khốn kiếp nào hay chủ nghĩa Mác-Lê nhúng tay vào việc làm này đều là tội ác, một tội ác thô bỉ và hèn mạt, một hành vi đê tiện của bọn tiểu nhân nhắm mắt làm càn. Nói như anh đã nói: "Đến bất cứ từ phía nào, do bất cứ ai, nhân danh bất cứ cái gì, bạo lực phóng xuống người cầm bút ở bất cứ không gian và thời gian nào đều khốn kiếp".

              Trong thống khổ tù đày, anh được Hội Văn Bút Quốc Tế can thiệp thoát ra, vượt biên sang Pháp, rồi qua Mỹ thăm con, chưa đầy 5 tháng anh bị nạn, một tại nạn của người hại người, của đồng hương đố kỵ đồng hương trên dặm đường lưu lạc?

              *

              **

              Chỗ thành phố tôi ở cũng có mấy anh chàng vỗ ngực ngày xưng tên ngày xưa cấp tá, thiệt giả lẫn lộn như một nồi chè, bọn chúng bừa bãi xưng tôi kể luôn cả mấy bà nội trợ suốt đời không phân biệt được cái nào là bông mai vàng, cái nào là bông mai bạc. Dăm ba anh mặt mày trí thức tụt quần trước mặt vợ của bạn mình để van xin chút ái tình lãng mạn, hùng hổ phô trương những bích chương khủng bố, biếu những tờ báo đăng tải vài hàng mạ lỵ tên tuổi Duyên Anh. Chuyện của một thằng ăn cướp công lao khổ nhọc của một cụ già tối ngày tảo tần bên luống rau, luống cải, đem bán suốt những năm tháng mùa hè để dành dụm đủ tiền gởi về Việt Nam cho con trai lớn vượt biên, thay vì thấy mặt con mình trên đất đời phiêu bạt, bà lại gặp cái thằng mình bỏ công nhờ vả, nó đã gạt để con bà bị bắt, rồi ung dung vượt biển một mình... Từ những phô trương lố bịch, những hành động bỉ ổi và gian ác như vậy, tụi nó lấy tư cách gì bình phẩm người ta?

              Nhân danh những gì tôi biết tại thành phố Wichita, tôi lên án bọn giả danh đạo đức và lũ côn đồ đội lốt đàn anh, tôi bất chấp các anh dựa vào một phe đảng hay một sức mạnh (nếu có) từ tổ chức được mệnh danh là đoàn thể, hội hè của các anh tại thành phố này. Ngoại trừ những vị có tâm hồn cao đẹp đem nhiệt tâm và tài cán của mình để mưu đồ việc lớn. Các bậc cha chú và đàn anh đó tôi nghiêng mình kính trọng. Nhưng bỉ thử loài thời cơ xu nịnh, giá áo túi cơm, lộn sòng trong hàng ngũ quốc gia chân chính đi gieo mầm ích kỷ, chuyên dùng đầu óc bè phái để gây chia rẽ tìng người Việt lưu vong ở thành phố này, là điều phải nói.

              Thử hỏi trong lúc một nhà văn tên tuổi, tù đày, suốt đời dùng ngòi bút của mình để chiến đấu cho sự thật, cho tình người, bị bạo lực xuống tay đê hèn như vậy thì ở đây trên cái tờ báo biếu có nội dung chống Cộng, không định kỳ của các anh lại cho chạy đăng những giòng trích ra từ một tờ báo cũ, nhằm mục đích xuyên tạc, bôi bẩn, làm giảm uy tín cũng như cố tình gây cho độc giả một cái nhìn không mấy thiện cảm về nhà văn nổi tiếng Duyên Anh.

              Điều đó, đủ để cho người ta thấy sự hèn mọn có chủ mưu của những tâm hồn ích kỷ, lợi dụng thời cơ buông nước đục thả câu, đem cái gian ác trình làng qua màn "ném đá dấu tay" vụng về, ấu trĩ. Các anh không có cái can đảm cao thượng của một tâm hồn đối lập. Tệ hơn nữa, chút sĩ diện lương tâm và đạo đức làm người, các anh cũng đánh mất luôn.

              Đời sống có cùng mạt cỡ nào vẫn là đời sống, hành động đen tối dầu có lấp ló biển lận che dấu cỡ nào đi nữa thì cũng có ngày lộ diện lúc thanh thiên bạch nhật, cũng như sự hẹp hòi và lòng ích kỷ, dầu cố tình bao che dưới bất cứ hình thức rộng lượng đó đây nào cũng có một lần người ta phát giác.Cái tâm địa tối đen rắn độc, chực sẵn thời cơ phun nọc xú uế không làm bẩn nổi trời quang.

              Năm tháng sẽ qua, lòng người lắng dịu. Sự bình phục của nhà văn Duyên Anh qua cơn gió chướng của bạo lực sẽ trở thành sức mạnh. Một sức mạnh vô bờ có "Trời Minh Đất giám". Người biệt kích văn nghệ cô đơn "trở về từ cõi chết" trên đất đời cô tịch sẽ "bừng bừng bốc hận" đem khả năng thiên phú qua ngòi bút của mình, chận đứng những mưu toan đang bành trướng bằng tham vọng của lũ cuồng nhân sát thủ bất lương, quét sạch bọn tiểu nhân văn hóa tỵ hiềm ích kỷ đang ngồi xổm trên diễn đàn dư luận diễu võ dương oai, ngõ hầu đem lại cho đời sống tha nhân một nụ cười hy vọng, một niềm tin sắt đá vào chính nghĩa tự do có công bằng bác ái chắc chắn sẽ đập tan bạo lực bất công.

              Hãy trả lại cho nhà văn Duyên Anh chỗ đứng danh dự của một người cầm bút, cũng như tôn trọng sự thật không thể chối bỏ về những tác phẩm của ông đã đóng góp không nhỏ vào gia tài văn hóa muôn đời bất diệt của dân tộc Việt Nam.

              Một lần nữa, tôi lập lại lời của văn sĩ Duyên Anh trong bài nói chuyện về "Người Cầm Bút Và Bạo Lực":

              "Đến bất cứ từ phía nào, do bất cứ ai, nhân danh bất cứ cái gì, bạo lực phóng xuống người cầm bút ở bất cứ không gian và thời gian nào đều khốn kiếp"

              Nguyễn Minh Tranh

              Wichita, Kansas - Ngày Nay số 68 - Tháng 6&7-88

              Comment


              • #8
                9. Ân Oán Giang Hồ

                Ngay sau khi và cũng ngay tại chỗ mít tinh về ngày 30-4-75, đã xảy ra một vụ bạo hành giữa người Việt và người Việt.

                Nguyên sự kiện đó là điều đáng suy nghĩ: tư thù hay trừng trị, tình cờ hay cố ý... Hơn thế, nạn nhân là người tương đối có tiếng tăm, tốt và xấu: Duyên Anh Vũ Mộng Long. Lại là điều đáng suy nghĩ hơn.

                Không ai phủ nhận ông Duyên Anh là người viết có tài. Cũng không ai phủ nhận ông là người gây nhiều ân oán giang hồ bằng tài viết. Ngoài ra cũng ít ai là không được nghe nói về tư cách đáng chê của ông trong thời gian bị Việt cộng giam giữ.

                Là một người như mọi người thì vụ bạo hành nào cũng có thể qui vào những nguyên nhân: tình, tiền, thù hằn riêng tư. Với ông thì hơi khác:

                - Có thể cũng do những nguyên nhân riêng tư trên đây.

                - Có thể lại do những nạn nhân, nếu có, đồng trại với ông trang trải.

                - Có thể cá nhân hay tập thể nào muốn ông hết viết lách về những điều không có lợi hay có hại.
                - Có thể là đòn gây hoang mang, chia rẽ của cộng sản.

                Dù do nguyên nhân nào thì điều đáng ngạc nhiên vẫn là báo chí, giới cầm bút chuyên nghiệp - những đồngnghiệp của ông - rất lạnh nhạt trong vụ này.

                Phải chăng họ khẳng định chỉ là một việc riêng tư, và sử dụng bạo lực không cần lên án kết tội? Hoặc họ không ưa ông và cho là đáng bị trừng trị mà không cần lên tiếng? Hoặc lúc này tố cáo thủ đoạn của cộng sản hết hợp thời?

                Nếu thế thì thật đáng buồn cho du đãng, cho Duyên Anh, và cho tất cả chúng ta:

                - Ông là người ca tụng du đãng vẫn có tâm hồn, nhiều khả năng làm đẹp cái xã hội thối nát đã đẩy họ vào con đường bạo lực. Mà lại bị du đãng đích thân hay được thuê mướn chiếu cố! Thì tủi cho tác giả, tác phẩm và giới được ca tụng quá! Liệu "dân chơi" có làm sáng tỏ vụ này?

                - Giới cầm bút chuyên nghiệp đã để cảm tính riêng tư làm lệch lạc công việc thông tin, ngôn luận, a tòng với bạo lực, hiện chỉ còn là những báo chợ, báo quảng cáo?

                - Cộng sản tung hoành ngay trước mũi mà không gặp phản ứng nào?

                Thiển nghĩ, ngoại trừ cộng sản và du đãng có những thang đạo đức riêng, miễn bàn. Còn Duyên Anh chỉ là người cầm bút mà dùng sức mạnh thể chất, bất ngờ hành hung ông, chỉ là hành vi hèn nhát, bỉ ổi. Nếu là người bị ông báo cáo khi ở trại giam, vu cáo bằng bài vở mà chủ trương như thế thật đê tiện. Vì đã dùng chính thủ đoạn của kẻ mà mình lên án kết tội. Với những tên "ăng ten", vu khống, phản bội, cần vạch mặt chỉ tên, lên án minh bạch.

                Vậy mà cho đến nay, hình như ngoài ông Tạ Tỵ đích danh lên án Duyên Anh làm "ăng ten" (song tiếc là ông Tạ Tỵ nói cũng chỉ được nghe lại) thì chưa ai xác chứng được là Duyên Anh làm "ăng ten" ra sao, chưa ai thanh minh chuyện Duyên Anh vu cáo mình, chưa ai đưa bằng chứng là Duyên Anh làm việc cho cộng sản như thế nào.

                Ông Duyên Anh đã giải bày chí hướng và hành sử trong các tác phẩm sau 1975. Mong rằng những nạn nhân của ông, nếu có, sẽ phơi bày sự thực để răn đe kẻ làm bậy, lột mặt nạ tên tay sai cộng sản cho mọi người phán xét.

                E bị truy tố về việc vạch mặt chỉ tên? Chắc rằng phần ông Duyên Anh sẽ chẳng bao giờ đưa những người tố cáo ra tòa. Vả lại việc bạo hành đã chẳng chứng tỏ đâu có cần e dè pháp luật? Hay tất cả khả năng chỉ gồm việc lén lút, mờ ám. Mà không thể dõng dạc lên tiếng như chính "tên ăng ten đầu hàng cộng sản"?

                Quan niệm nghi can vẫn vô tội cho đến khi có bằng chứng phạm tội, phản đối mọi sự đối xử mờ ám bằng bạo lực côn đồ lưu manh - tiếp ngay sau buổi lên án kết tội tập đoàn côn đồ lưu manh Hà Nội chuyên lừa bịp và dùng bạo lực - chúng ta cần đi tìm sư thực, nghe cả đôi bên. Vì hình như chúa Kitô có nói: "Chớ vội phán xét kẻo sẽ bị phán xét"

                Hận thù, bạo lực, mờ ám, đánh lén, vu khống là khí giới của phỉ quyền cộng sản và lũ học trò hạng bét ngụy quyền tay sai. Thờ ơ trước những thủ đoạn đê tiện đó là thái độ đồng lõa, không thể có ở người Việt Nam chân chính.

                Người Việt đích thực luôn luôn thành tín và yêu thương, đã bị ê chề vì lường gạt và thù hận, lúc này và mai sau càng thành tín và yêu thương hơn nữa.

                Đại Mặc (Ngày Nay, Kansas, 1988)

                Comment


                • #9
                  10. DUYÊN ANH VÀ HỆ LỤY

                  Ông Duyên Anh có rất nhiều tội:

                  - Thành danh và có tiền khá sớm
                  - Cao ngạo, bất cần đếm xỉa đến ai
                  - Dễ ngứa mắt, ngứa tai, ngứa mồm

                  Nên tin ông bị hành hung không làm tôi ngạc nhiên. Nhiều người không ưa ông. Một số ít bị ông vạch mặt chỉ tên vì những điều có thể có, có thể không. Đa số vì những lời nói đi nói lại khó kiểm chứng.

                  Tôi chờ đợi phản ứng của mọi người. Cho đến nay, không có phản ứng nào đáng kể. Theo tôi, việc hành hung có thể do một trong những nguyên nhân sau:

                  - Giới đao búa được trả tiền để thanh toán một việc làm ăn riêng tư.
                  - Nạn nhân, nếu có, do ông gây tại họa trả thù.
                  - Ông làm trở ngại mưu đồ (tốt hoặc xấu)
                  - Cộng sản tạo hoang mang.

                  Nếu là lý do đầu thì đáng buồn. Duyên Anh là nhà văn rất thông cảm giới đao búa. Ông thường biện minh giùm họ rằng chính xã hội thối nát sản sinh ra họ. Họ hào hùng, có tâm hồn, muốn làm điều tốt. Xã hội tốt, họ sẽ thành người tốt. Nếu thật sự vì chút tiền thuê mướn mà giới đao búa ra tay thì Duyên Anh và những tác phẩm "ca tụng du đãng" của ông là những lầm lẫn lớn. Và điều này chỉ giới đao búa mới đủ thẩm quyền để làm sáng tỏ với tri kỷ của họ.

                  Lý do cộng sản không có gì đáng nói. Cộng sản thì cái gì cũng dám làm và thừa phương tiện, điều kiện để làm. Nhưng như vậy hóa ra cộng sản còn mạnh lắm sao? Ở đâu cũng có bàn tay cộng sản, ai cũng có thể là cộng sản, việc gì cũng do cộng sản thì chúng đâu đã bị mọi người chán ghét? Đúng lý ra, ngoại trừ một số rất ít những tên đầu sỏ vì quyền lợi bản thân, mọi người đều nhìn ra chân tướng và từ bỏ chúng chứ? Mà nếu là cộng sản, sao không ai lên tiếng báo động, vạch rõ âm mưu mà lại lơ là?

                  Nếu do các lý do khác, tôi thiển nghĩ, đều là đáng trách. Ông Duyên Anh có thể là "ăng ten", có thể nhiều lỗi lầm, nhưng ông hoạt động bằng ngòi bút. Mọi người đều có thể và đều phải dùng ngòi bút để phanh phui tội trạng của ông ta. Dùng bạo lực ngoài vòng pháp luật là hành động đê tiện. Xử một tên đê tiện cũng cần một bản án cho chính danh và cảnh cáo kẻ khác (nếu cho là việc phải làm).

                  Tôi là kẻ vô danh tiểu tốt. Trước 1975 không hề quen biết Duyên Anh. Tôi thấy ông, qua bài vở, viết có lửa, có tâm hồn, có tài lôi cuốn, sách động. Sau 30-4-75, tôi nghĩ là lúc cả kẻ thất phu cũng phải khởi sự một cuộc hành trình, và nghĩ đến văn tài của ông trong việc quốc tế vận chống cộng. Khi tổ chức được chuyến vượt biên, đi tìm, thì ông đã bị bắt cùng các văn nghệ sĩ.

                  Tình cờ gặp ông trong tù, tôi thấy ông ưa nghịch ngợm, tiếp tục lên án kết tội đủ mọi giới, thẳng vào mặt họ: hành pháp, tư pháp, lập pháp, tướng tá, cho cố, sư sãi, tư bản, khoa bảng... Người khách quan nhất cũng đến lắc đầu: "Thằng cha chỉ giỏi nghề làm cho chúng ghét!" Dĩ nhiên, từ đó sinh đủ mọi thứ chuyện.

                  Tôi được thả trước ông cỡ nửa năm. Trong nửa năm đó, các bạn tù được thả sau lục tục đến chơi và cho tin "chính mắt" thấy Duyên Anh bị bạn tù chôn sống, đập chết, đánh lòi con ngươi... Sau khi ông vượt biên, một bạn đến thì thầm: "Duyên Anh làm cò mồi, rủ người vượt biên cho cộng sản bắt. Nay sợ bị thanh toán, được cộng sản mang giấu ở An Khê". Một bạn xác định có thư từ trại tị nạn nói ổng bị đồng bào gây thương tích nặng, phải được nhà cầm quyền địa phương mang vào ở cùng nhân viên cảnh sát để bảo vệ tính mạng.

                  Những điều này cũng không làm tôi ngạc nhiên, dù đều là "đích thân, chính mắt".

                  Để chứng minh, tôi xin đan cử dăm ba thí dụ, mà chắc nhiều người cũng biết. Ngay sau 30-4-75, tôi được rất nhiều vị khả kính khằng định:

                  - Bác sĩ, kỹ sư thì đích tai nghe đài VOA, BBC loan tin ba "người" hỏa tinh đáp phi thuyền xuống trung tâm NASA tại Houston, Texas; hai tên sống khiêng một tên chết!
                  - Giáo sư trường Quốc Gia Âm Nhạc đích tay thu băng buổi phát thanh có nhạc sĩ Phạm Duy ca bài "Sàigòn ơi" rồi xúc động đền ngưng tim, chết luôn khi trình diễn dở dang!
                  - Bác sĩ đích mắt đọc Paris Match viết về ông Nguyễn Cao Kỳ chỉ huy trong chiến khu, kèm hình ảnh ông ngã lưng trên võng mắc vào hai thân cây!
                  - Linh mục đích thân được Mẹ Maria xác nhận giải phóng Viêt Nam khỏi họa cộng sản vào đúng ngày 20-12-80! Vân vân và vân vân...

                  Tôi đề nghị xin mọi người xét lại. Thì chính cả ông Duyên Anh cũng xỉ vả: "Hễ cứ niềm hy vọng nào nhen nhúm lên là ông dập cho tắt ngúm!"

                  Đâu đó Phật dạy đừng vội tin ngay cả những lời Phật nói. Riêng tôi, tôi thấy ông Duyên Anh đã trung thành với đường lối ông chủ trương ngay khi còn ở trong tù: Quốc tế vận chống cộng nhưng không bằng dối trá, hận thù. Mới đây, thăm ông trong lúc tỉnh, ông nói với tôi: "Họ làm gì kệ họ, mình vẫn theo con đường nhân ái". Nhưng tôi khôngmong ai tin tôi, mà chỉ mong mọi người nên đi tìm sự thật. Để họa chăng những người chống cộng sản còn có đường mà chống cộng.

                  Chụp nón cối lên mọi người, mọi việc phải chăng là tôn vinh cộng sản???

                  Phan Lư (Ngày Nay, Kansas, 1988)

                  Comment

                  Working...
                  X