Gìn giữ
văn hóa Việt,
ngôn ngữ Việt
nơi đất khách.
Protect Vietnamese culture,
Vietnamese Language in you while
living abroad.
Tô Ngọc Thủy
(tổng giám đốc
Thúy Nga Paris By Night)
1
To Hong Kong and Chinese people
who supported our Vietnamese
refugees while they were fleeing
away from Vietnam after 1975. We
would not be who we are without
your help in those hardship days.
Thanks again and again for your
helps that change our lives and our
history.
Author
2
To every of our readers, beyond the
preamble to this book, I would like to
request you to neglect all of your
political bias before reading,
otherwise put this book back to its
slot on the bookshelf.
Thank you!
3
BÓNG NƯỚC HỒNG KÔNG
HONG KONG
IN BAY REFLECTION
TG Dang Hoang Van
BT Ngo Phan Chau
NXB A.H England
4
5
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày 01 tháng 7 năm 2007 là ngày ở
Hồng Kông người ta kỷ niệm 10 năm thành phố
hoa lệ này được trao trả lại cho Trung Hoa, kết
thúc hơn 100 năm cai quản của Vương Quốc
Anh1. Với tôi, Hồng Kông cũng là một nơi không
thể nào quên với bao kỷ niệm có cả ngọt bùi lẫn
đắng cay. Nơi đó là cái nôi của cuốn sách này,
chuyện của người Việt Hải Ngoại.
Trong khi lướt qua những tư liệu về người tị nạn,
tôi không thể bỏ qua đoạn tin về người Việt ở
Hồng Kông đăng trên tờ Washington Post:
1 Ban đầu là một thương cảng, Hồng Kông đã trở thành lãnh
địa độc lập với Trung Quốc, và dưới quyền cai quản của
Vương Quốc Anh từ năm 1842. Trao trả lại cho Trung Quốc
năm 1997.
6
HONG KONG (FEB. 5) UPI - Fire broke out
briefly Wednesday in a tense and heavily
patrolled Vietnamese detention centre where 21
inmates died a day earlier while trapped in a
burning hut, authorities said.
(HỒNG KÔNG (5-tháng 2)-Vào hôm Thứ Tư,
các nhà chức trách cho hay hiện nay cảnh sát
đang tuần tra rất nghiêm ngặt quanh một trung
tâm giam giữ người Việt vì một ngày trước đó 21
người bị chết vì bị bẫy trong một cái lều cháy.)
HK CAMP TRAGEDY SHOWS BOAT PEOPLE
MUST GO HOME
By David Stamp
HONG KONG, Feb 5, Reuter - Rioting at a Vietnamese
camp in which 21 inmates were burned alive underlines
the urgent need for boat people to go home, the Hong
Kong government said on Wednesday.
Newsgroups: soc.culture.vietnamese
From: Stephen R Denney
<sden...@UCLINK.BERKELEY.EDU>
7
Date: Mon, 25 Apr 1994 22:37:22 -0700
Local: Tues 26 Apr 1994 06:37
Subject: Boat People's Dreams of Freedom End (fwd)
(BI KỊCH Ở TRẠI HK CHO THẤY NHỮNG
THUYỀN NHÂN VIỆT NAM PHẢI HỒI HƯƠNG.)
David Stamp
Hồng Kông, ngày 5 tháng 2( Reuter)-Bạo động
xẩy ra ở trại tị nạn người Việt trong đó 21 người
trong trại bị thiêu sống, điều đó nhấn mạnh rằng
những thuyền nhân Việt phải hồi hương gấp,
nhà nước Hồng Kông cho hay hôm Thứ Tư.2
Tôi không thể cầm lòng mặc dù chuyện ấy đã
xẩy ra lâu lắm rồi. Cảnh nồi da xáo thịt3 diễn ra
2 Những đoạn này do người viết tự dịch theo cách hiểu của
mình. Chỉ có giá trị tham khảo.
3 Anh em trong nhà tàn sát lẫn nhau.
8
từ hồi Trịnh-Nguyễn4 phân tranh đến 30-4-75
vẫn chưa đủ để thanh toán nợ nần. Trong hoàn
cảnh phải tha hương, cùng nhau trên con đường
phiêu bạt vô định, mà nhiều người vẫn không
thể hòa đồng. Trong khi ai ai cũng lo mưu sinh,
giúp đỡ và yêu thương nhau để cùng vượt qua
giai đoạn đắng cay của cuộc đời, thì họ lợi dụng
hoàn cảnh để gợi lại và khơi sâu mâu thuẫn sắc
tộc. Hai phe đánh nhau dai dẳng tới mấy ngày,
chính quyền thậm chí còn phải huy động đến cả
quân đội. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra ban
đầu của các nhà chức trách thì nguyên nhân chỉ
là tranh nhau nước nóng, mà dẫn đến thảm kịch
làm chết cháy 21 người.
Tôi đã đọc một câu châm ngôn, nôm na là: Mặc
dù tiếng súng đã yên, nhưng hòa bình thì vẫn
còn xa lắm. Lần đầu đọc câu này tôi không hiểu
4 Có thể coi Trịnh-Nguyễn là sự chia cắt đầu tiên trong lịch
sử Việt Nam cận đại. Thời kỳ nội chiến kéo dài từ 1631 đến
1673, ranh giới của họ vào khoảng sông Gianh ngày nay. Sau
đó là thời kỳ gần 100 năm hòa hoãn, thực ra xung đột vẫn
thường xuyên xẩy ra nhưng ít căng thẳng hơn.
9
rõ ý tứ của nó, bây giờ hình dung cảnh người
Việt tàn sát lẫn nhau trong trại tị nạn mới thấy
như vỡ vạc dần ra. Quả là khó mà đạt được một
nền hòa bình thực sự. Ngay cả việc giữ cho lòng
mình bình yên cũng không dễ.
X
X X
Ngày 30-4 năm 1975 đã chấm dứt một thời gian
dài đau thương tang tóc trong chiến tranh.
Người thì hồ hởi đón chính quyền mới, kẻ thì
đau đớn ầm thầm chịu chung số phận của người
không chiến thắng.
Những người chủ chốt trong chính quyền Việt
Nam cộng hòa đều đã ra đi theo những chuyến
bay cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ. Những
người ở lại có đủ mọi tầng lớp, người thì thân với
10
cộng sản, người thì trung dung, lại có người
thâm thù cộng sản thà chết không đội trời
chung. Đó là một xã hội có đủ thập cẩm mọi thứ
quan điểm, mọi thứ hằn thù, yêu ghét, với rất
nhiều cách sống và kiếm sống. Đó mới đích
thực là hình ảnh của một xã hội tự nhiên, có đủ
mọi mầu sắc, hương vị. Đó là di sản của nhiều
thế hệ người Việt với sự đa dạng nhẩy vọt trong
hơn 100 năm trở lại đây, kể từ khi Pháp có mặt
ở Đông Dương5.
Từ ngày toàn cõi Việt Nam hoàn toàn nằm trong
tay chính quyền mới từ Hà Nội vào. Hoàn cảnh
chính trị xã hội thay đổi, từ Bắc vào Nam có rất
nhiều người bị rơi vào cảnh không nơi nương
tựa, không lo nổi cho mình và gia đình mình có
cơm ăn áo mặc. Đói khổ mà không dám kêu ca,
đau trong lòng mà không dám khóc, vì sau chiến
5 Trước khi người Pháp nhẩy vào Việt Nam, nước ta chỉ có
nông nghiệp và thủ công. Người Pháp khai thác mỏ than
Quảng Ninh và khai sinh ra giai cấp công nhân Việt Nam. Từ
đó, phân ngành kinh tế cũng như phân loại giai cấp mới
phong phú dần lên. Tác giả chỉ nói sự thật lịch sử, không có
ý hàm ơn người Pháp.
11
tranh và vì đủ mọi lý do kinh tế, chính trị, xã hội.
Họ chỉ âm thầm chịu đựng như những đứa con
của một gia đình nghèo. Tuy nhiên, trong số họ
có rất nhiều người không chịu khuất phục trước
hoàn cảnh, họ tìm cách ra đi.
Con đường vượt biên đi tìm miền đất hứa là con
đường chỉ có chông gai, đói khát và chết chóc
trước khi nhìn thấy ''hoa hồng''. Có nhiều người
không muốn nhắc lại những kỷ niệm không lấy
gì làm ngọt ngào này, nhưng có nhiều người lại
muốn ôn cố tri tân. Kể ra ai cũng có lý của mình,
người muốn quên thì cho rằng quên để sống,
người muốn nhớ lại cho rằng còn sống thì không
được quên .
Những nguời Mỹ gốc Việt thế hệ đầu tiên bây
giờ cũng lớn tuổi, hầu hết họ đã bước vào hậu
trường của mọi hoạt động chính trị xã hội. Với
họ, những vết thương đã lành thịt da sau hơn 30
năm, những ký ức về trại tị nạn đã nhòa dần
nhường chỗ cho những lo toan thường nhật và
12
những phút giải trí đậm đà bản sắc Việt với Thúy
Nga-Paris By Night6. Một số vẫn còn chút đam
mê chính trị, thì tham gia các hoạt động của
đảng này hay phái kia để có tiếng nói phản biện
với những quan điểm của Hà nội. Họ đều là
những người yêu nước, và thể hiện tình yêu của
họ bằng cách riêng của mình.
Vậy nên, cuốn sách ra đời không có tham vọng
dành được sự hưởng ứng của tất cả độc giả, mà
chỉ mong dành được sự quan tâm của những ai
đã nếm trải những ngày vượt biên, những ai đã
biết hay nghe về Hồng Kông, ai đã ở trại tị nạn
và những ai yêu mến thành phố hoa lệ này.
X
X X
Khác với những cuộc chiến tranh dựng nước và
giữ nước vĩ đại trong đó xuất hiện những anh
hùng tiếng tăm vang dội như Lê Lợi, Trần Hưng
6 Thúy Nga Paris by Night là nhà tổ chức biểu diễn, phát
hành đĩa ca nhạc có trụ sở chính ở Hoa Kỳ, xuất thân ở Pháp.
13
Đạo, Quang Trung. Trong cuộc viễn du tìm miền
đất hứa(7) người ta chỉ thấy những bi kịch hãi
hùng, và những cái chết âm thầm.
Câu chuyện về những người Việt đi vượt biên
bằng đường biển để tìm miền đất hứa không
mang một màu sắc chính trị nào, mà cũng
không có chủ ý suy tôn hay chỉ trích ai hay tổ
chức nào, mà thông qua những bi kịch hãi hùng
làm nổi lên trên hết cả là tinh thần Việt, ý chí
Việt, cụ thể là ý chí của những người kiên quyết
vượt lên mọi nguy nan để tìm cuộc sống đích
thực cho mình.
Trên con đường gian truân ấy, người ta cũng
thấy có tình yêu, một vài mối tình bị chết yểu khi
chưa kịp đơm hoa kết quả, nhưng cũng có
những mối tình để lại cho đời hoa thơm và trái
ngọt.
Những chuyện viết về các cuộc chiến tranh,
7 Promise Land-Đất hứa, là từ được dùng lần đầu trong kinh
thánh.
14
trong đó người ta thường suy tôn các anh hùng.
BÓNG NƯỚC HỒNG KÔNG
viết về những người vượt biên sang Hồng Kông,
không có các anh hùng mà chỉ có các sự kiện,
khi bi thương, khi khốc liệt. Trong suốt thời gian
kéo dài từ năm 1975 đến những năm 1997 của
thế kỷ 20 ), UNHCR(8) lập ra các trại tị nạn ở đó
để tiếp nhận rồi sau đó dàn xếp với một số quốc
gia giầu có để đưa họ đến định cư lâu dài. Quá
trình này đã đưa người Việt đi rải rác khắp mọi
nơi trên thế giới. Ở Hồng Kông, có thời kỳ cao
điểm người ta phải tiếp nhận hàng chục thuyền
mỗi ngày. Tổng số người trong các trại thậm chí
lên đến hàng chục nghìn người.
8 UNHCR là viết tắt của cụm từ United Nation High
Commission for Refugees, là cao ủy về người tị nạn của liên
hiệp quốc.
15
Các tư liệu của UNHCR có ghi lại tương đối đầy
đủ những diễn biến phức tạp của quá trình này.
Khác với tư liệu của UNHCR,
BÓNG NƯỚC HỒNG KÔNG
không phải cuốn biên niên sử, và cũng không có
tham vọng mô phỏng lại toàn bộ tư liệu, mà chỉ
xây dựng
những câu chuyện không có thật
để mô tả một phần sự thật
về cuộc di dân lịch sử sau 30-4 -1975.
16
Các bi kịch của W. Shakespeare(9) hầu hết đều
liên quan đến thịnh-suy của các vương triểu, còn
bi kịch trong BÓNG NƯỚC HỒNG KÔNG phản
ánh sự bất khuất, kiên cường của tinh thần Việt,
viên ngọc vẫn còn sau mỗi cuộc bể-dâu(10). Mỗi
cái chết bi thương của một nhân vật đều gắn
liền với sự tỏa sáng của một phong cách, một
nét rất riêng của người Việt.
X
X X
9 William Shakespeare là nhà viết kịch nổi tiếng người Anh.
Rửa tội lần đầu ngày 26 tháng 4 năm 1564, lập nghiệp ở
London, mất ngày 23 tháng 4 năm 1616 tại Stratford-Upon-
Avon.
10 Điển cố Trung Hoa, Nguyễn Du nhắc tới trong Truyện
Kiều:
‘’Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà
đau đớn lòng’’, việc bãi biển biến thành nường dâu là hình
ảnh ẩn dụ của một cuộc cách mạng, và cuộc cách mạng nào
cũng để lại những hậu quả đâu đớn, không thể làm vừa lòng
phe này mà không làm mất lòng phe đối kháng.
17
Các nhân vật hầu hết đều có xuất thân khác
nhau, trải qua những bi kịch khác nhau trước khi
cùng đến Hồng Kông.
Kiên là một trong những nhân vật đi suốt câu
chuyện. Có thể coi việc anh tốt nghiệp Đại Học
và cưới vợ là mốc đầu tiên, vào năm 1970, và
cuối cùng là năm 2000.
Anh được chứng kiến, được nghe và can thiệp
vào nhiều sự việc của người Việt trong trại.
Trước đó, anh đã chứng kiến chiến tranh và sự
kết thúc của cuộc chiến. Rồi anh cũng chứng
kiến cuộc chiến tranh biên giới với Trung-Việt.
Trên đường sang Hồng Kông, anh được chứng
kiến cuộc sống cơ cực và cảnh chết trên thuyền.
Người gắn bó với đời sống tinh thần của Kiên là
An. Cô là người biết yêu chung thủy, nồng nàn.
Sống can đảm đầy nghị lực, giải quyết công việc
khôn ngoan, quyết đoán. Cô còn sống vì không
18
có lý do để chết, nhưng ai cũng có thể hình
dung được tình yêu trong cô sẽ héo hắt, bi lụy
thế nào.
Hạ, Đầy là một cặp vợ chồng hạnh phúc, mái
ấm của họ là niềm mơ ước của nhiều người. Cái
chết bất ngờ đau đớn của Hạ dẫn đến sự ra đi
của Đầy. Cùng với vô số cái chết nơi biển sâu,
cái chết của Đầy lại mang một nét nhân văn
khác.
Trên công trường xây dựng, vì cứu một người
bạn(11) mà chết, đó là Minh. Anh chết bi mà
không tráng như người khác, nhưng những gì
anh để lại cho đời đủ làm ấm lòng bè bạn.
Út Thường, giống như Kiên, là một nhân vật gắn
liền với nhiều sự kiện quan trọng của Việt nam.
Anh là chàng thủy quân-lục chiến sy tình, hai lần
ôm xác người yêu, và cuối cùng không chịu nổi
11 Khi cứu Hùng, Minh chưa biết đó là em mình.
19
bức xúc nội tâm nên phải tự thiêu. Ngọc Lan,
mối tình đầu của Thường, bị bắn trong khi tầu
công an biên phòng Việt Nam truy đuổi, chết
trên thuyền. Ngân là một cô bé ngây thơ nhất
trại, Thường si mê nàng như chưa từng yêu bao
giờ, khi bị đốt trại nàng được Thường cứu nhưng
không thoát, cũng chết trên tay chàng. Cái chết
của Ngọc Lan và Ngân là tiền đề cho cái chết bi
tráng của Thường trong ngọn lửa.
Huệ không nằm trong số những người vượt biên
đi Hồng Kông, nhưng những chuyện xẩy ra liên
quan đến cô là cơ sở mà trên đó nẩy sinh nhiều
tình tiết khác nhau dẫn đến bi kịch sau này. Đây
cũng là bối cảnh của xã hội Việt Nam bấy giờ.
Huệ ra đi, thân xác vùi sâu trong vực thẳm,
nhưng nàng siêu thoát mang theo nhân cách
trong suốt, một phần quan trọng của nhân cách
phụ nữ Việt.
Ngoài ra còn có các nhân vật như Ba Sơn,
20
Nguyệt- Hùng Sẹo- Oanh, Hà Còi,v.v góp phần
làm cho bức tranh mang nhiều tính hiện thực
hơn. Họ không có cơ hội để thể hiên tính cách
của mình nhưng họ vẫn còn sống sau những
biến cố quan trọng. Đọc giả có quyền suy diễn
về tương lai của họ theo cách của riêng mình.
X
X x
Có nhiều người, nhất là những người trong
nước, không thích cách dùng một số từ có tính
nhạy cảm cao của cuốn sách này. Nhưng nếu
thay đổi thì hình ảnh xã hội thời đó sẽ bị méo
mó, vì vào thời đó, nhiều người hay dùng từ như
thế. Cán bộ hay bộ đội cộng sản được gọi là
Việt cộng, người ta cho rằng cách nói ấy có tính
miệt thị cao. Kiên là một nhân vật có bố mẹ là
cán bộ cộng sản, anh vẫn gọi bố mẹ mình là
21
''Việt Cộng''. Ngay cả khi phỏng vấn xin VISA về
Việt Nam, anh vẫn nói ''... tôi biết họ là Việt
cộng''.
Chữ ''Việt cộng'' là cách viết tắt của ''Cộng sản
Việt nam'', cũng như ''Trung cộng'' là ''Cộng sản
Trung Quốc'', từ này đã được các nhà báo ở
Miền Nam trước 1975 sử dụng hàng ngày và
phổ biến. Qua lăng kính của những người thâm
thù cộng sản, ''Việt Cộng'' méo mó đi thành một
từ có tính đả kích cao, điều nực cười là nó cũng
bị méo mó như thế đối với những người yêu
cộng sản.
Người cộng sản đáng kính nhất thế giới là ông
Karl Mark(12) đã qua đời từ lâu lắm, ngay cả Liên
12 K. Mark ( 1818-1883)là nhà triết học, chủ tịch Quốc tế
cộng sản đầu tiên, tác giả của bộ Tư bản luận. Được coi là
người tiên phong trong việc phát triển chủ nghĩa cộng sản.
Ông là người Đức, bị trục xuất sang Anh và thành danh ở đó.
22
Bang Xô Viết, là nơi vườn hoa cộng sản nở rộ
nhất, cũng không còn. Thế mà hai chữ ''cộng
sản'' vẫn còn vang lên một âm hưởng đặc trưng
rất rõ. Vậy có thể cảm khái rằng, tiếng tăm, uy
tín của một học thuyết mà có sức sống mãnh liệt
như thế kể ra không nhiều.
Khi sinh thời, Mark chưa hề nhắc đến Việt Nam,
chắc ông đã không thể hy vọng rằng người Việt
lại duy trì và phát triển học thuyết của mình đến
ngày hôm nay. Nếu có cuộc trưng cầu dân ý,
những người chống cộng Việt Nam chưa hẳn đã
chiếm ưu thế. Kể cũng đáng tò mò, khi có dịp
nhất định tôi sẽ ghé London thăm Đại Học Cộng
Sản xem có ai là người Việt đã từng theo học ở
đây.
Có một số người trong nước lại hay dùng từ
''Tên'' thay cho từ ''Ông'' đối với những người
không thuộc phe cánh của mình, nhưng trong
cuốn sách này các ‘’ông’’ vẫn được gọi bằng
ông. Vì tác giả của cuốn sách này không có
23
quan điểm chính trị riêng, không nhìn vào môi
trường đó để viết mà chỉ dựa trên nền tảng tư
tưởng của người Việt nói chung. Ai đó được một
số người hay thậm chí một người tôn trọng thì
cuốn sách cũng không thể tỏ thái độ coi thường.
Ngày 30-4-75 là ngày có giá trị lịch sử cao, là
ngày thịnh của phe này và suy của phe kia.
Những người thâm thù cộng sản thì gọi là ‘’ngày
mất miền Nam’’, còn người khác thì gọi là ‘’ngày
giải phòng’’. Ông Nguyễn Cao Kỳ thì thừa nhận
chính phủ của ông không thống nhất được nước
nhà, nên bên kia làm được cũng tốt. Còn nhiều
người thì vẫn cay cú suốt mấy chục năm.
Xã hội là thế, người ta đã chẳng nói: thế gian,
chín người, mười ý, đó sao?! Nhưng nói chung
vào thời đó, người ta vẫn gọi là ngày giải phóng
miền Nam. Tôi tôn trọng giá trị lịch sử của nó.
Nếu quý vị nào vì vậy mà bức xúc, xin hãy hình
dung trước mắt mình là 2 vận động viên, người
đứng cao hơn được nhận huy chương vàng, còn
24
người kia là huy chương bạc. Cả hai cùng vui vẻ
chấp nhận đẳng cầp của mình. Ngược lại, xin trả
cuốn sách về chỗ của nó trên giá. Khi nào lòng
vị tha, tính nhân văn, tinh thần Việt trong lòng
mình đủ lớn, lại lấy ra đọc.
X
X X
Những người di tản sau năm 75 hầu hết đều
định cư ở các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Anh,
Úc hay Tân Tây Lan, Canada, chỉ có một số ít
định cư ở các nước khác. Vì thế ngôn từ nếu có
lai tạp cũng chỉ nằm trong phạm vi Anh-Việt. Khi
có người nước ngoài thì nước Úc được viết là
Australia, ngược lại sẽ chỉ là Úc. Tương tự, New
Zealand sẽ là Tân Tây Lan.
Trong các gia đình người Việt ở các nước nói
tiếng Anh, người ta hay dùng từ Anh lẫn vào
thay cho những từ Việt mà họ bị thiếu, nên tôi đã
cố gắng hết sức để hạn chế những hoạt cảnh
25
đó, nhưng hoạt cảnh cuối cùng xẩy ra giữa hai
vợ chồng Kiên-Lan thì không thể Việt hóa được.
Vì nếu Việt hóa thì sẽ đồng hóa hai người với
hai cá tính khác biệt.
Họ là hai người bạn, học với nhau từ nhỏ, là vợ
chồng mấy chục năm, nhưng họ vẫn kiên quyết
'' nằm chung nhưng không hòa đồng''. Đó cũng
là phong cách riêng của những người có cá tính
mạnh mẽ lại đồng thời có trí thức cao.
Vậy nên, không vì thế mà nghĩ rằng Tiến Sỹ
Xuân Lan mất gốc. Bà chưa bao giờ nói ghét
hay chỉ trích ai. Bà nói tiếng Anh, tiêu tiền Mỹ,
nhưng vẫn là người Việt.
X
X X
Sau những tấn bi kịch đau lòng diễn ra ở các trại
tị nạn người Việt ở Hồng Kông, những cán bộ
của UNHCR, các nhà báo và hoạt động xã hội
đều đau lòng loan tin làm cho nhiều người trên
26
thế giới phải rơi lệ.
Tôi rất tiếc là mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng
những gì được miêu tả trong chuyện vẫn còn rất
xa với thực tế đã diễn ra ngày ấy.
Hy vọng các bạn đọc giả có những giây phút thư
thái, có thể cảm thấy hơi buồn nhưng không thể
không thấy tự hào mình là người Việt, là con của
một dân tộc có ý chí bất khuất, không những chỉ
trước cường quyền mà còn trước cả những thế
lực vô hình siêu nhiên.
Đặng Hoàng Văn
văn hóa Việt,
ngôn ngữ Việt
nơi đất khách.
Protect Vietnamese culture,
Vietnamese Language in you while
living abroad.
Tô Ngọc Thủy
(tổng giám đốc
Thúy Nga Paris By Night)
1
To Hong Kong and Chinese people
who supported our Vietnamese
refugees while they were fleeing
away from Vietnam after 1975. We
would not be who we are without
your help in those hardship days.
Thanks again and again for your
helps that change our lives and our
history.
Author
2
To every of our readers, beyond the
preamble to this book, I would like to
request you to neglect all of your
political bias before reading,
otherwise put this book back to its
slot on the bookshelf.
Thank you!
3
BÓNG NƯỚC HỒNG KÔNG
HONG KONG
IN BAY REFLECTION
TG Dang Hoang Van
BT Ngo Phan Chau
NXB A.H England
4
5
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày 01 tháng 7 năm 2007 là ngày ở
Hồng Kông người ta kỷ niệm 10 năm thành phố
hoa lệ này được trao trả lại cho Trung Hoa, kết
thúc hơn 100 năm cai quản của Vương Quốc
Anh1. Với tôi, Hồng Kông cũng là một nơi không
thể nào quên với bao kỷ niệm có cả ngọt bùi lẫn
đắng cay. Nơi đó là cái nôi của cuốn sách này,
chuyện của người Việt Hải Ngoại.
Trong khi lướt qua những tư liệu về người tị nạn,
tôi không thể bỏ qua đoạn tin về người Việt ở
Hồng Kông đăng trên tờ Washington Post:
1 Ban đầu là một thương cảng, Hồng Kông đã trở thành lãnh
địa độc lập với Trung Quốc, và dưới quyền cai quản của
Vương Quốc Anh từ năm 1842. Trao trả lại cho Trung Quốc
năm 1997.
6
HONG KONG (FEB. 5) UPI - Fire broke out
briefly Wednesday in a tense and heavily
patrolled Vietnamese detention centre where 21
inmates died a day earlier while trapped in a
burning hut, authorities said.
(HỒNG KÔNG (5-tháng 2)-Vào hôm Thứ Tư,
các nhà chức trách cho hay hiện nay cảnh sát
đang tuần tra rất nghiêm ngặt quanh một trung
tâm giam giữ người Việt vì một ngày trước đó 21
người bị chết vì bị bẫy trong một cái lều cháy.)
HK CAMP TRAGEDY SHOWS BOAT PEOPLE
MUST GO HOME
By David Stamp
HONG KONG, Feb 5, Reuter - Rioting at a Vietnamese
camp in which 21 inmates were burned alive underlines
the urgent need for boat people to go home, the Hong
Kong government said on Wednesday.
Newsgroups: soc.culture.vietnamese
From: Stephen R Denney
<sden...@UCLINK.BERKELEY.EDU>
7
Date: Mon, 25 Apr 1994 22:37:22 -0700
Local: Tues 26 Apr 1994 06:37
Subject: Boat People's Dreams of Freedom End (fwd)
(BI KỊCH Ở TRẠI HK CHO THẤY NHỮNG
THUYỀN NHÂN VIỆT NAM PHẢI HỒI HƯƠNG.)
David Stamp
Hồng Kông, ngày 5 tháng 2( Reuter)-Bạo động
xẩy ra ở trại tị nạn người Việt trong đó 21 người
trong trại bị thiêu sống, điều đó nhấn mạnh rằng
những thuyền nhân Việt phải hồi hương gấp,
nhà nước Hồng Kông cho hay hôm Thứ Tư.2
Tôi không thể cầm lòng mặc dù chuyện ấy đã
xẩy ra lâu lắm rồi. Cảnh nồi da xáo thịt3 diễn ra
2 Những đoạn này do người viết tự dịch theo cách hiểu của
mình. Chỉ có giá trị tham khảo.
3 Anh em trong nhà tàn sát lẫn nhau.
8
từ hồi Trịnh-Nguyễn4 phân tranh đến 30-4-75
vẫn chưa đủ để thanh toán nợ nần. Trong hoàn
cảnh phải tha hương, cùng nhau trên con đường
phiêu bạt vô định, mà nhiều người vẫn không
thể hòa đồng. Trong khi ai ai cũng lo mưu sinh,
giúp đỡ và yêu thương nhau để cùng vượt qua
giai đoạn đắng cay của cuộc đời, thì họ lợi dụng
hoàn cảnh để gợi lại và khơi sâu mâu thuẫn sắc
tộc. Hai phe đánh nhau dai dẳng tới mấy ngày,
chính quyền thậm chí còn phải huy động đến cả
quân đội. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra ban
đầu của các nhà chức trách thì nguyên nhân chỉ
là tranh nhau nước nóng, mà dẫn đến thảm kịch
làm chết cháy 21 người.
Tôi đã đọc một câu châm ngôn, nôm na là: Mặc
dù tiếng súng đã yên, nhưng hòa bình thì vẫn
còn xa lắm. Lần đầu đọc câu này tôi không hiểu
4 Có thể coi Trịnh-Nguyễn là sự chia cắt đầu tiên trong lịch
sử Việt Nam cận đại. Thời kỳ nội chiến kéo dài từ 1631 đến
1673, ranh giới của họ vào khoảng sông Gianh ngày nay. Sau
đó là thời kỳ gần 100 năm hòa hoãn, thực ra xung đột vẫn
thường xuyên xẩy ra nhưng ít căng thẳng hơn.
9
rõ ý tứ của nó, bây giờ hình dung cảnh người
Việt tàn sát lẫn nhau trong trại tị nạn mới thấy
như vỡ vạc dần ra. Quả là khó mà đạt được một
nền hòa bình thực sự. Ngay cả việc giữ cho lòng
mình bình yên cũng không dễ.
X
X X
Ngày 30-4 năm 1975 đã chấm dứt một thời gian
dài đau thương tang tóc trong chiến tranh.
Người thì hồ hởi đón chính quyền mới, kẻ thì
đau đớn ầm thầm chịu chung số phận của người
không chiến thắng.
Những người chủ chốt trong chính quyền Việt
Nam cộng hòa đều đã ra đi theo những chuyến
bay cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ. Những
người ở lại có đủ mọi tầng lớp, người thì thân với
10
cộng sản, người thì trung dung, lại có người
thâm thù cộng sản thà chết không đội trời
chung. Đó là một xã hội có đủ thập cẩm mọi thứ
quan điểm, mọi thứ hằn thù, yêu ghét, với rất
nhiều cách sống và kiếm sống. Đó mới đích
thực là hình ảnh của một xã hội tự nhiên, có đủ
mọi mầu sắc, hương vị. Đó là di sản của nhiều
thế hệ người Việt với sự đa dạng nhẩy vọt trong
hơn 100 năm trở lại đây, kể từ khi Pháp có mặt
ở Đông Dương5.
Từ ngày toàn cõi Việt Nam hoàn toàn nằm trong
tay chính quyền mới từ Hà Nội vào. Hoàn cảnh
chính trị xã hội thay đổi, từ Bắc vào Nam có rất
nhiều người bị rơi vào cảnh không nơi nương
tựa, không lo nổi cho mình và gia đình mình có
cơm ăn áo mặc. Đói khổ mà không dám kêu ca,
đau trong lòng mà không dám khóc, vì sau chiến
5 Trước khi người Pháp nhẩy vào Việt Nam, nước ta chỉ có
nông nghiệp và thủ công. Người Pháp khai thác mỏ than
Quảng Ninh và khai sinh ra giai cấp công nhân Việt Nam. Từ
đó, phân ngành kinh tế cũng như phân loại giai cấp mới
phong phú dần lên. Tác giả chỉ nói sự thật lịch sử, không có
ý hàm ơn người Pháp.
11
tranh và vì đủ mọi lý do kinh tế, chính trị, xã hội.
Họ chỉ âm thầm chịu đựng như những đứa con
của một gia đình nghèo. Tuy nhiên, trong số họ
có rất nhiều người không chịu khuất phục trước
hoàn cảnh, họ tìm cách ra đi.
Con đường vượt biên đi tìm miền đất hứa là con
đường chỉ có chông gai, đói khát và chết chóc
trước khi nhìn thấy ''hoa hồng''. Có nhiều người
không muốn nhắc lại những kỷ niệm không lấy
gì làm ngọt ngào này, nhưng có nhiều người lại
muốn ôn cố tri tân. Kể ra ai cũng có lý của mình,
người muốn quên thì cho rằng quên để sống,
người muốn nhớ lại cho rằng còn sống thì không
được quên .
Những nguời Mỹ gốc Việt thế hệ đầu tiên bây
giờ cũng lớn tuổi, hầu hết họ đã bước vào hậu
trường của mọi hoạt động chính trị xã hội. Với
họ, những vết thương đã lành thịt da sau hơn 30
năm, những ký ức về trại tị nạn đã nhòa dần
nhường chỗ cho những lo toan thường nhật và
12
những phút giải trí đậm đà bản sắc Việt với Thúy
Nga-Paris By Night6. Một số vẫn còn chút đam
mê chính trị, thì tham gia các hoạt động của
đảng này hay phái kia để có tiếng nói phản biện
với những quan điểm của Hà nội. Họ đều là
những người yêu nước, và thể hiện tình yêu của
họ bằng cách riêng của mình.
Vậy nên, cuốn sách ra đời không có tham vọng
dành được sự hưởng ứng của tất cả độc giả, mà
chỉ mong dành được sự quan tâm của những ai
đã nếm trải những ngày vượt biên, những ai đã
biết hay nghe về Hồng Kông, ai đã ở trại tị nạn
và những ai yêu mến thành phố hoa lệ này.
X
X X
Khác với những cuộc chiến tranh dựng nước và
giữ nước vĩ đại trong đó xuất hiện những anh
hùng tiếng tăm vang dội như Lê Lợi, Trần Hưng
6 Thúy Nga Paris by Night là nhà tổ chức biểu diễn, phát
hành đĩa ca nhạc có trụ sở chính ở Hoa Kỳ, xuất thân ở Pháp.
13
Đạo, Quang Trung. Trong cuộc viễn du tìm miền
đất hứa(7) người ta chỉ thấy những bi kịch hãi
hùng, và những cái chết âm thầm.
Câu chuyện về những người Việt đi vượt biên
bằng đường biển để tìm miền đất hứa không
mang một màu sắc chính trị nào, mà cũng
không có chủ ý suy tôn hay chỉ trích ai hay tổ
chức nào, mà thông qua những bi kịch hãi hùng
làm nổi lên trên hết cả là tinh thần Việt, ý chí
Việt, cụ thể là ý chí của những người kiên quyết
vượt lên mọi nguy nan để tìm cuộc sống đích
thực cho mình.
Trên con đường gian truân ấy, người ta cũng
thấy có tình yêu, một vài mối tình bị chết yểu khi
chưa kịp đơm hoa kết quả, nhưng cũng có
những mối tình để lại cho đời hoa thơm và trái
ngọt.
Những chuyện viết về các cuộc chiến tranh,
7 Promise Land-Đất hứa, là từ được dùng lần đầu trong kinh
thánh.
14
trong đó người ta thường suy tôn các anh hùng.
BÓNG NƯỚC HỒNG KÔNG
viết về những người vượt biên sang Hồng Kông,
không có các anh hùng mà chỉ có các sự kiện,
khi bi thương, khi khốc liệt. Trong suốt thời gian
kéo dài từ năm 1975 đến những năm 1997 của
thế kỷ 20 ), UNHCR(8) lập ra các trại tị nạn ở đó
để tiếp nhận rồi sau đó dàn xếp với một số quốc
gia giầu có để đưa họ đến định cư lâu dài. Quá
trình này đã đưa người Việt đi rải rác khắp mọi
nơi trên thế giới. Ở Hồng Kông, có thời kỳ cao
điểm người ta phải tiếp nhận hàng chục thuyền
mỗi ngày. Tổng số người trong các trại thậm chí
lên đến hàng chục nghìn người.
8 UNHCR là viết tắt của cụm từ United Nation High
Commission for Refugees, là cao ủy về người tị nạn của liên
hiệp quốc.
15
Các tư liệu của UNHCR có ghi lại tương đối đầy
đủ những diễn biến phức tạp của quá trình này.
Khác với tư liệu của UNHCR,
BÓNG NƯỚC HỒNG KÔNG
không phải cuốn biên niên sử, và cũng không có
tham vọng mô phỏng lại toàn bộ tư liệu, mà chỉ
xây dựng
những câu chuyện không có thật
để mô tả một phần sự thật
về cuộc di dân lịch sử sau 30-4 -1975.
16
Các bi kịch của W. Shakespeare(9) hầu hết đều
liên quan đến thịnh-suy của các vương triểu, còn
bi kịch trong BÓNG NƯỚC HỒNG KÔNG phản
ánh sự bất khuất, kiên cường của tinh thần Việt,
viên ngọc vẫn còn sau mỗi cuộc bể-dâu(10). Mỗi
cái chết bi thương của một nhân vật đều gắn
liền với sự tỏa sáng của một phong cách, một
nét rất riêng của người Việt.
X
X X
9 William Shakespeare là nhà viết kịch nổi tiếng người Anh.
Rửa tội lần đầu ngày 26 tháng 4 năm 1564, lập nghiệp ở
London, mất ngày 23 tháng 4 năm 1616 tại Stratford-Upon-
Avon.
10 Điển cố Trung Hoa, Nguyễn Du nhắc tới trong Truyện
Kiều:
‘’Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà
đau đớn lòng’’, việc bãi biển biến thành nường dâu là hình
ảnh ẩn dụ của một cuộc cách mạng, và cuộc cách mạng nào
cũng để lại những hậu quả đâu đớn, không thể làm vừa lòng
phe này mà không làm mất lòng phe đối kháng.
17
Các nhân vật hầu hết đều có xuất thân khác
nhau, trải qua những bi kịch khác nhau trước khi
cùng đến Hồng Kông.
Kiên là một trong những nhân vật đi suốt câu
chuyện. Có thể coi việc anh tốt nghiệp Đại Học
và cưới vợ là mốc đầu tiên, vào năm 1970, và
cuối cùng là năm 2000.
Anh được chứng kiến, được nghe và can thiệp
vào nhiều sự việc của người Việt trong trại.
Trước đó, anh đã chứng kiến chiến tranh và sự
kết thúc của cuộc chiến. Rồi anh cũng chứng
kiến cuộc chiến tranh biên giới với Trung-Việt.
Trên đường sang Hồng Kông, anh được chứng
kiến cuộc sống cơ cực và cảnh chết trên thuyền.
Người gắn bó với đời sống tinh thần của Kiên là
An. Cô là người biết yêu chung thủy, nồng nàn.
Sống can đảm đầy nghị lực, giải quyết công việc
khôn ngoan, quyết đoán. Cô còn sống vì không
18
có lý do để chết, nhưng ai cũng có thể hình
dung được tình yêu trong cô sẽ héo hắt, bi lụy
thế nào.
Hạ, Đầy là một cặp vợ chồng hạnh phúc, mái
ấm của họ là niềm mơ ước của nhiều người. Cái
chết bất ngờ đau đớn của Hạ dẫn đến sự ra đi
của Đầy. Cùng với vô số cái chết nơi biển sâu,
cái chết của Đầy lại mang một nét nhân văn
khác.
Trên công trường xây dựng, vì cứu một người
bạn(11) mà chết, đó là Minh. Anh chết bi mà
không tráng như người khác, nhưng những gì
anh để lại cho đời đủ làm ấm lòng bè bạn.
Út Thường, giống như Kiên, là một nhân vật gắn
liền với nhiều sự kiện quan trọng của Việt nam.
Anh là chàng thủy quân-lục chiến sy tình, hai lần
ôm xác người yêu, và cuối cùng không chịu nổi
11 Khi cứu Hùng, Minh chưa biết đó là em mình.
19
bức xúc nội tâm nên phải tự thiêu. Ngọc Lan,
mối tình đầu của Thường, bị bắn trong khi tầu
công an biên phòng Việt Nam truy đuổi, chết
trên thuyền. Ngân là một cô bé ngây thơ nhất
trại, Thường si mê nàng như chưa từng yêu bao
giờ, khi bị đốt trại nàng được Thường cứu nhưng
không thoát, cũng chết trên tay chàng. Cái chết
của Ngọc Lan và Ngân là tiền đề cho cái chết bi
tráng của Thường trong ngọn lửa.
Huệ không nằm trong số những người vượt biên
đi Hồng Kông, nhưng những chuyện xẩy ra liên
quan đến cô là cơ sở mà trên đó nẩy sinh nhiều
tình tiết khác nhau dẫn đến bi kịch sau này. Đây
cũng là bối cảnh của xã hội Việt Nam bấy giờ.
Huệ ra đi, thân xác vùi sâu trong vực thẳm,
nhưng nàng siêu thoát mang theo nhân cách
trong suốt, một phần quan trọng của nhân cách
phụ nữ Việt.
Ngoài ra còn có các nhân vật như Ba Sơn,
20
Nguyệt- Hùng Sẹo- Oanh, Hà Còi,v.v góp phần
làm cho bức tranh mang nhiều tính hiện thực
hơn. Họ không có cơ hội để thể hiên tính cách
của mình nhưng họ vẫn còn sống sau những
biến cố quan trọng. Đọc giả có quyền suy diễn
về tương lai của họ theo cách của riêng mình.
X
X x
Có nhiều người, nhất là những người trong
nước, không thích cách dùng một số từ có tính
nhạy cảm cao của cuốn sách này. Nhưng nếu
thay đổi thì hình ảnh xã hội thời đó sẽ bị méo
mó, vì vào thời đó, nhiều người hay dùng từ như
thế. Cán bộ hay bộ đội cộng sản được gọi là
Việt cộng, người ta cho rằng cách nói ấy có tính
miệt thị cao. Kiên là một nhân vật có bố mẹ là
cán bộ cộng sản, anh vẫn gọi bố mẹ mình là
21
''Việt Cộng''. Ngay cả khi phỏng vấn xin VISA về
Việt Nam, anh vẫn nói ''... tôi biết họ là Việt
cộng''.
Chữ ''Việt cộng'' là cách viết tắt của ''Cộng sản
Việt nam'', cũng như ''Trung cộng'' là ''Cộng sản
Trung Quốc'', từ này đã được các nhà báo ở
Miền Nam trước 1975 sử dụng hàng ngày và
phổ biến. Qua lăng kính của những người thâm
thù cộng sản, ''Việt Cộng'' méo mó đi thành một
từ có tính đả kích cao, điều nực cười là nó cũng
bị méo mó như thế đối với những người yêu
cộng sản.
Người cộng sản đáng kính nhất thế giới là ông
Karl Mark(12) đã qua đời từ lâu lắm, ngay cả Liên
12 K. Mark ( 1818-1883)là nhà triết học, chủ tịch Quốc tế
cộng sản đầu tiên, tác giả của bộ Tư bản luận. Được coi là
người tiên phong trong việc phát triển chủ nghĩa cộng sản.
Ông là người Đức, bị trục xuất sang Anh và thành danh ở đó.
22
Bang Xô Viết, là nơi vườn hoa cộng sản nở rộ
nhất, cũng không còn. Thế mà hai chữ ''cộng
sản'' vẫn còn vang lên một âm hưởng đặc trưng
rất rõ. Vậy có thể cảm khái rằng, tiếng tăm, uy
tín của một học thuyết mà có sức sống mãnh liệt
như thế kể ra không nhiều.
Khi sinh thời, Mark chưa hề nhắc đến Việt Nam,
chắc ông đã không thể hy vọng rằng người Việt
lại duy trì và phát triển học thuyết của mình đến
ngày hôm nay. Nếu có cuộc trưng cầu dân ý,
những người chống cộng Việt Nam chưa hẳn đã
chiếm ưu thế. Kể cũng đáng tò mò, khi có dịp
nhất định tôi sẽ ghé London thăm Đại Học Cộng
Sản xem có ai là người Việt đã từng theo học ở
đây.
Có một số người trong nước lại hay dùng từ
''Tên'' thay cho từ ''Ông'' đối với những người
không thuộc phe cánh của mình, nhưng trong
cuốn sách này các ‘’ông’’ vẫn được gọi bằng
ông. Vì tác giả của cuốn sách này không có
23
quan điểm chính trị riêng, không nhìn vào môi
trường đó để viết mà chỉ dựa trên nền tảng tư
tưởng của người Việt nói chung. Ai đó được một
số người hay thậm chí một người tôn trọng thì
cuốn sách cũng không thể tỏ thái độ coi thường.
Ngày 30-4-75 là ngày có giá trị lịch sử cao, là
ngày thịnh của phe này và suy của phe kia.
Những người thâm thù cộng sản thì gọi là ‘’ngày
mất miền Nam’’, còn người khác thì gọi là ‘’ngày
giải phòng’’. Ông Nguyễn Cao Kỳ thì thừa nhận
chính phủ của ông không thống nhất được nước
nhà, nên bên kia làm được cũng tốt. Còn nhiều
người thì vẫn cay cú suốt mấy chục năm.
Xã hội là thế, người ta đã chẳng nói: thế gian,
chín người, mười ý, đó sao?! Nhưng nói chung
vào thời đó, người ta vẫn gọi là ngày giải phóng
miền Nam. Tôi tôn trọng giá trị lịch sử của nó.
Nếu quý vị nào vì vậy mà bức xúc, xin hãy hình
dung trước mắt mình là 2 vận động viên, người
đứng cao hơn được nhận huy chương vàng, còn
24
người kia là huy chương bạc. Cả hai cùng vui vẻ
chấp nhận đẳng cầp của mình. Ngược lại, xin trả
cuốn sách về chỗ của nó trên giá. Khi nào lòng
vị tha, tính nhân văn, tinh thần Việt trong lòng
mình đủ lớn, lại lấy ra đọc.
X
X X
Những người di tản sau năm 75 hầu hết đều
định cư ở các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Anh,
Úc hay Tân Tây Lan, Canada, chỉ có một số ít
định cư ở các nước khác. Vì thế ngôn từ nếu có
lai tạp cũng chỉ nằm trong phạm vi Anh-Việt. Khi
có người nước ngoài thì nước Úc được viết là
Australia, ngược lại sẽ chỉ là Úc. Tương tự, New
Zealand sẽ là Tân Tây Lan.
Trong các gia đình người Việt ở các nước nói
tiếng Anh, người ta hay dùng từ Anh lẫn vào
thay cho những từ Việt mà họ bị thiếu, nên tôi đã
cố gắng hết sức để hạn chế những hoạt cảnh
25
đó, nhưng hoạt cảnh cuối cùng xẩy ra giữa hai
vợ chồng Kiên-Lan thì không thể Việt hóa được.
Vì nếu Việt hóa thì sẽ đồng hóa hai người với
hai cá tính khác biệt.
Họ là hai người bạn, học với nhau từ nhỏ, là vợ
chồng mấy chục năm, nhưng họ vẫn kiên quyết
'' nằm chung nhưng không hòa đồng''. Đó cũng
là phong cách riêng của những người có cá tính
mạnh mẽ lại đồng thời có trí thức cao.
Vậy nên, không vì thế mà nghĩ rằng Tiến Sỹ
Xuân Lan mất gốc. Bà chưa bao giờ nói ghét
hay chỉ trích ai. Bà nói tiếng Anh, tiêu tiền Mỹ,
nhưng vẫn là người Việt.
X
X X
Sau những tấn bi kịch đau lòng diễn ra ở các trại
tị nạn người Việt ở Hồng Kông, những cán bộ
của UNHCR, các nhà báo và hoạt động xã hội
đều đau lòng loan tin làm cho nhiều người trên
26
thế giới phải rơi lệ.
Tôi rất tiếc là mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng
những gì được miêu tả trong chuyện vẫn còn rất
xa với thực tế đã diễn ra ngày ấy.
Hy vọng các bạn đọc giả có những giây phút thư
thái, có thể cảm thấy hơi buồn nhưng không thể
không thấy tự hào mình là người Việt, là con của
một dân tộc có ý chí bất khuất, không những chỉ
trước cường quyền mà còn trước cả những thế
lực vô hình siêu nhiên.
Đặng Hoàng Văn
Comment