PHẦN II. CUỘC BỂ DÂU - Chương 15
Non sông một dải
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
(Nguyễn Du)
Hai mươi mốt năm, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, mùa Xuân năm 1975, giang sơn Việt Nam mới lạ quy về một mối. Cuộc hành trình đến độc lập tự do quá dài và cực kỳ gian khổ, khốc liệt. Cứ nhìn trập trùng bia mộ, tầng tầng lớp lớp nghĩa trang liệt sĩ khắp các thôn làng dọc dải đất hình chữ S thì đủ biết. Xương máu đã xây nên độc lập.
Cái làng Động thân thương, suốt cả một cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm, đồn địch dựng giữa làng, ác liệt là thế mà cả làng cũng chỉ có tám liệt sĩ. Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, đau thương mất mát đã tăng gấp bội. Con số liệt sỹ vọt lên cấp số nhân, gấp chín lần, tròn hai trung đội.
Gia đình anh Nguyễn Kỳ Quặc không phải là hộ duy nhất trong làng có hai con trai đi chiến trường, nhưng mất mát thì lại đứng hàng đầu. Nguyễn Kỳ Công, con trai đầu của Cục, học hết lớp bẩy thì nghỉ học, chưa đầy mười bẩy, đã khai tăng tuổi trốn bố đi khám tuyển bó đội. Chị y sĩ ở phòng cân đo nhìn cậu thanh niên choai cao ngỏng, quần sắp tụt dưới háng vì sức nặng của những hòn đá chật căng hai túi, không nhịn được cười:
- Cháu ơi, về để bố mẹ vỗ béo thêm một năm nữa rồi hãy đi khám tuyển.
Công van vỉ:
- Cháu xin cô. Mẹ cháu đã bị chết vì bom Mỹ ở cầu Thanh Am. Cháu muốn đi trả thù cho mẹ. Cô cho cháu thêm mấy cân, cô nhé.
Chị y sĩ ứa nước mắt, tặng cho chú bé năm cân, đủ tiêu chuẩn nhập ngũ.
Trước khi Nguyễn Kỳ Công vượt sông Bến Hải, anh gửi về cho bố và bà nội lá thư cuối cùng. Đó là mùa khô năm 1972, thời kỳ mà cuộc chiến ở thành cổ Quảng Trị diễn ra cực kỳ khốc liệt. Suốt từ đấy Công mất hút giữa đại ngàn Trường Sơn, giữa mịt mù khói súng.
Tiếp theo bước Công là cậu em Nguyễn Kỳ Cải, sinh giữa năm Cải cách ruộng đất. Đây là đợt tồng động viên toàn quốc, huy động toàn bộ lực lượng cho chiến trường. Trai tráng thôn quê không gâu nệ thành phần lý lịch, tuổi từ mười tám đến ba mươi sáu, đủ tiêu chuẩn sức khoẻ đều phải nhập ngũ.
Nhiều huyện, thiếu chỉ tiêu, phải gạn lấy xuống mười bẩy, lấy lên tới ba mươi bẩy tuổi cho đủ quân số. Các trường đại học, trung học chuyên nghiệp chỉ để lại nữ sinh và số nam sinh viên lớp cuối khoá, còn sinh viên năm thứ nhất, thứ hai đều điều hết ra mặt trận hoặc chuyển sang các trường Đại học Y, Bách khoa cầu đường, Giao thông vận tải… huấn luyện cấp tốc để chi viện cho chiến trường. Nhà Đĩ Ngao, liền một đợt cả hai anh em Ngạnh Vẩu và Ngộc cùng tòng quân. Ngạnh Vẩu cùng lứa với Cục, cả tuổi mụ là ba mươi nhăm, mọi đợt được miễn, nhưng lần này vẫn vào diện tuyển quân cho đủ chỉ tiêu của huyện, mặc dù ông Lưu Văn Ngao khi đó đang là chủ tịch xã. Riêng thằng Ngộc, em thứ năm của Ngạch, ngày bé trẻ con trong làng vẫn gọi đùa là Ngốc vì cậu chàng chuyên đi mang vác và hầu tụi con gái. Đi học, Ngộc chữa giấy khai sinh, đổi tên là Ngọc, Lưu Bích Ngọc, tên như đàn bà. Ngộc to béo như hộ pháp, nhưng bao nhiêu lần đi khám tuyển bộ đội đều bị loại. Không phải vì Ngộc có chân trong Ban chấp hành Đoàn xã, là trung đội trưởng dân quân, được địa phương giữ lại, mà vì lần nào khám tuyển, huyết áp và mạch đập của Ngộc cũng vọt lên đùng đùng. Có lần huyết áp tới 200/120, nhịp tim tăng hơn 100. Thì ra từ mấy năm nay, Ngộc đã có một bí quyết để đánh lừa các bác sĩ tuyển quân: Trước khi đi khám Ngộc uống một ly rượu pha với mấy giọt nhựa xương rồng, thế là huyết áp, nhịp tim tăng vù vù.
Thủ đoạn trốn nghĩa vụ quân sự của Ngộc quả là lợi hại. Đám thanh niên trai tráng đi hết, giữa một biển đàn bà con gái ở thôn quê, Ngộc trở thành của hiếm, mì chính cánh. Đi dân công, đi đắp đê, đi tập dân quân, đi lấy phân xanh trong tít vùng núi đá Cầu Dậm, một mình Ngộc chăn dắt hàng chục vợ bộ đội, và một đàn gái tân đang khao khát mùi đời. Giống như Phèng Cửu Tựu, ông Đội cài cách ngày trước, có tối Ngộc ngủ liền với ba cô. Ông Tựu thời cải cách phải dùng quyền lực dùng chuyên chính đế ép buộc, cưỡng đoạt, còn Ngộc bây giờ là của quí hiếm, là cái cọc cỡ bự để các ả trâu tự tìm đến.
Rõ ngược đời mười mươi mà lại là chuyện trăm phần trăm có thực. Có trường hợp hai cô, cùng đánh ghen vì Ngộc. Hoá không khảo mà xưng. Đó là trường hợp hai chị em cô Lành, cô Nhi con dì con già, cả hai mới cưới được một tuần thì chồng cùng đi chiến trường. Gái vừa chớm hơi trai, xa chồng biền biệt, lại gặp Ngộc tán tỉnh dẻo mỏ, không kìm giữ được, cả hai nàng cùng có chửa. May mà Ngộc có bố là chủ tịch xã, nên vụ việc được ém nhẹm đi ngay. Hai cô Lành, Nhi được gửi ra Hà Nội nạo thai chui. Ông Lưu Văn Ngao thấy mình bị tai tiếng, có thể khoá bầu sắp tới rớt chức chủ tịch, đành bấm bụng đẩy một lúc hai thằng con đi bộ đội.
Lần khám tuyển ấy các bác sĩ từ Quân lực Trung ương điều về, nên mánh khoé uống nhựa xương rồng của Ngộc bị lật tẩy. Ngộc là trường hợp duy nhất bị khám lại. Kết quả Ngộc khoẻ nhất làng. Ngộc và Cải đều xếp sức khoẻ loại A.
Ngay tuần sau, làng Động tiễn mười bẩy tân binh lên đường.
Như đã được trù tính từ trước, hai con trai ông chủ tịch Ngao thuộc diện quân số do tỉnh quản lý. Sau hai ngày tập trung, Ngạnh Vẩu được phiên chế vào đơn vị huyện đội, chuyên đi tuyển quân ở các xã. Ngộc về tiểu đoàn cao xạ tỉnh đội. Ưu ái như thế, ngang loại "gáo" vàng, con ông cháu cha còn gì.
Bọn Cải, dân ngu cu đen, mười lăm trai tơ làng Động, cùng mấy trăm tân binh các xã, ngay hôm sau, được một đoàn xe tải nguỵ trang như rừng, đưa thẳng ra mặt trận.
***
Làng Động sau đợt tổng động viên cuối năm 1972 ấy, hầu như chỉ còn rặt trẻ con, người già và cánh đàn bà con gái. Đàn ông, một số ít thoát ly làm việc ở các cơ quan nhà nước công trường xí nghiệp, còn lại bao nhiêu vét hết ra chiến trường.
Mọi công việc nặng nhọc như cày bừa, cấy gặt, đắp đê, đào mương, đi dân công, lợp nhà, tát ao, ma chay, tạp dịch… đều do cánh đàn bà con gái, mà họ tự giễu bằng hai từ "thị mẹt" đảm nhiệm. Hiếm hoi lắm ban quản trị hợp tác xã và một hai đội sản xuất mới có vài anh "cu ngảu", tức những người được gọi là đàn ông. Họ cũng có thêm một cái tên mới là "mì chính cánh", loại bột ngọt gia vị chỉ cần dính mấy hạt vào đầu que tăm là nước canh ngọt lừ, hiếm hoi và đắt giá vô cùng.
Gọi là "mì chính cánh" cho oai, chứ bọn "cu ngảu" làng Động, thực chất là bọn đàn ông khoèo chân hở rốn, hoặc đã quá tuổi hoặc không đủ tiêu chuẩn ra mặt trận. Đó là anh Thím chột, uỷ viên kiểm sát Hợp tác xã, anh Lì khèo chủ hiệu may đầu làng, ông Tư Lắp, kế toán trưởng, chú Song Lé đội trưởng thuỷ lợi, ông Ngao rỗ, chủ tịch xã… Nổi bật trong số mì chính cánh này có lẽ là anh Tư Cục. Tuy đã tứ tuần, tay trái oặt ẹo như dải khoai nước, tai phải nghễnh ngãng, nhưng Cục lại có cái "phom" cao to, bộ mặt hao hao Tây lai, nhìn kỹ thấy còn bảnh ra phết. Vả lại, Cục đang là đàn ông độc thân.
Từ ngày Bính bị bom chết, khối đám gọi Cục cho không con gái, nhưng thương vợ, xót con, Cục nhất quyết ở vậy. Sau đợt Công và Cải, hai thằng con lớn đi chiến trường, lý lịch Cục thêm vài điểm đỏ, được tổ chức tín nhiệm cho đi học cảm tình, đối tượng, sắp đặt vào chân Phó chủ nhiệm hợp tác xã phụ trách khu chăn nuôi. Cái tên Phó Cục bắt đầu được người ta gọi, lâu dần thành quen.
Thật lạ hoá ra sông có khúc, người có lúc. Cái thời cơ hàn của Cục đã qua. Hết xuống chó rồi, giờ là lúc đời Cục lên voi. Lên voi ngay trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, cả làng Động rỗng rễnh như ổ trứng gà bị chuột tha trộm, như vò khoai khô bị rút hết ruột, mới kỳ lạ chứ. Làm cái anh phó chủ nhiệm phụ trách chăn nuôi như Cục, tưởng quyền rơm vạ đá hoá ra lầm to. Lắm quyền nhiều lực ra trò đấy nhé. Xã viên tranh nhau công điểm, một ngày công ba lạng, năm lạng thóc, kệ các thị mẹt. Cục thuộc diện cán bộ, nghiễm nhiên mỗi vụ cũng vài tạ thóc. Có người phơi khô quạt sạch gánh đến tận nhà. Đó là mối lợi nhỏ. Trại lợn vài trăm con, khu ao cá vài mẫu, lò ấp vịt mấy ngàn quả trứng một vụ… mới là lợi lớn.
Xuất mổ một tấn thịt cho mậu dịch, bét nhất cũng được lại quả cái thủ, bộ lòng, tim gan. Anh chị cán bộ huyện xuống xin phân phối hữu nghị một con lợn về nuôi. Xong ngay. Tớ ký, nhưng cũng phải có đi có lại đấy nhé. Thế là xoàng nhất cũng phải cho cái phiếu mua tút thuốc Sông Cầu, cái phích Rạng Đông, gói chè Thanh Hương, hoặc xuỳ ra mấy mét phiếu vải, bìa tem thực phẩm. Cánh hẩu hơn thì cho cái phiếu mua vài nghìn gạch, tạ xi măng, vài chục cân sắt thép, hay cái đài Orionton, tấm vỏ chăn con công Trung Quốc, cái xe đạp Thống Nhất hay Vĩnh Cửu… Thời buổi mọi thứ khan hiếm như vàng, chỉ cần có một tí quyền, nắm một chút vật tư, lương thực, thực phẩm để trao đồi, phân phát là đời lên hương ngay.
Nhà Cục từ ngày có tí chức, chẳng lúc nào thiếu nước mắm ngon, mì chính, xà phòng, đường sữa, thuốc lá, chè Thanh Hương. Bà Cử Phúc nhiều lần giấu Cục bảo con Ruộng mang cho bớt ông bà ngoại nó, cho đỡ phải tội. Nghĩ mà thương hại thằng Công, thằng Cải. Mùa đông cuốc bộ đi học từ tờ mờ đất, xa bẩy tám cây số, không có nổi một đôi dép cao su, một cái áo sợi mông. Bụng lúc nào cũng lép tận xương, sôi òng ọc. Bây giờ thằng Cách, con Ruộng sướng hơn nhiều. Lên chức Phó một năm, Cục đã mua được cho hai anh em chiếc xe đạp Thống Nhất để lai nhau đi học. Cũng là bổng lộc cả đấy. Phân phối hữu nghị cho bà Trưởng phòng Thương nghiệp huyện hai con lợn giống, bà ấy cho cái phiếu xe đạp cung cấp. Rõ là, có đi có lại thật toại lòng nhau.
Đó là mối lợi vật chất. Nhưng cái lợi tình ái mới là mối đại lợi, mới thực sự đưa đời Cục lên voi. Ngẫm ra tay nào đặt cái tên "mì chính cánh" kể cũng thâm thuý thật. Cục là loại "mì chính cánh" nhãn hiệu "hai tô" của làng Động. Đi đến đâu Cục cũng thấy ánh mắt đàn bà nhìn mình thèm thuồng.
Ngày còn thằng Ngộc ở nhà thì nó làm bá chủ. Lũ đàn bà con gái chạy theo nó như bầy dê cái. Nay thì vẫn thê đội ấy, những Lành, những Nhi, cùng Cúc, Nhài, Lan, Huệ.: tóm lại cả thế giới thị mẹt của làng Động và mấy làng lân cận đều là sở hữu của Cục. Nói ra thì mất lập trường, quan điểm, bôi xấu chế độ. Nhưng sự thật, chiến tranh đã làm cho đàn bà con gái cái làng Động của Cục lâm vào cảnh nguy khốn lắm rồi. Gay nhất là đám vợ liệt sĩ, thứ đến là vợ bộ đội.
Nghe họ nói, nhất là trên hội trường, trong cuộc họp, tưởng họ sắt đá, chung thuỷ lắm. Nhưng cứ nhìn vào mắt họ xem. Những đôi mắt buồn thăm thẳm, lúc nào cũng bồn chồn khắc khoải không yên, lúc nào cũng như thiếu đói một cái gì. Đi giữa sân kho hợp tác, bất chợt nhìn sang chỗ cân lúa hay chỗ đập lúa, Cục đều bắt gặp những ánh mắt nhìn như thiêu đốt, như mời gọi. Ở trại chăn nuôi, mấy chị băm bèo trộn cám, cho lợn ăn mà mắt cứ nhìn chằm chằm vào Cục. Có chị cứ lấy cớ xán vào Cục, hoặc đi qua như vô tình chạm người, chạm mông, tưởng điện chập, toé lửa…
Miếng ăn đến miệng, không chén là ngu. Mấy lần Cục nghĩ thế, khi cô Nhi vào phòng làm việc của Cục, giả vờ xin chữ ký để áp bầu vú như quả bưởi vào vai Cục, phả hơi thở hôi hồi vào gáy Cục.
Căng thẳng quá. Không chỉ Nhi, mà cả Lành, cả Nhài đều có chung những vở diễn như thế, làm thần kinh Cục lúc nào cũng căng lên, khắp người rộn rạo hưng phấn, tay chân như muốn phát cuồng. Cái gã đàn ông trong Cục bấy lâu nay bị ức chế, bị quản thúc, giờ bỗng bừng sống dậy. Cục thắp hương lầm rầm khấn vái trước bàn thờ Bính, xin Bính kéo anh ra khỏi những cái bẫy tình. Kìa, bát hương hoá. Chân hương cháy đùng đùng. Bính thương Cục đấy. Ở vậy thế là đủ rồi. Chiến tranh với đế quốc Mỹ còn dài, lấy vợ, đẻ thêm mấy thằng con trai nữa để chúng nó đi trả thù cho Bính.
Hôm sau, Cục quyết hành động. Quả nhiên, Nhi lại vào phòng phó chủ nhiệm ở trại chăn nuôi.
- Báo cáo anh… Kho lương thực huyện phân cho trại mình hai tấn rưỡi lúa để xay xát. Anh cho ý kiến để phân cho các gia đình.
Nhi lại áp sát sau lưng Cục. Lần này hình như cô ta chịn cả cái "bàn là" vào lưng Cục. Là Cục đoán thế vì tự dưng anh thấy bỏng dẫy một bên sườn. Cái cô này đến lạ, chồng đi bộ đội mới mấy tháng đã dính vào thằng Ngộc nhằng nhằng. Đến khi có chửa, phải đưa ra Hà Nội nạo thai, rồi Đĩ Ngao bắt Ngộc đi bộ đội, mới dứt ra được. Nhưng nghĩ đi lại phải nghĩ lại, đàn bà đã phải hơi giai rồi, lại hơ hớ, ngồn ngộn thế kia, ai mà nhịn được? Đến như con lợn xề ngoài chuồng kia, đến kỳ động hớn, không có đực là lồng lên, phá phách điên cuồng. Thật tội chạm tay vào, là ả lợn nằm ngoan ngoãn, chân sau dạng ra, chổng mông chờ đợi. Có lẽ Nhi đã bị những con lợn xề động hớn tra tấn còn hơn mọi cực hình. Có lần, Cục bắt gặp Nhi đứng thẫn thờ, mặt đỏ bừng bừng nhìn con lợn đực nhảy lên lưng con lợn nái…
- Kìa anh, ký duyệt cho em đi… - Nhi cúi xuống, những sợi tóc mai xoà vào má Cục, buồn buồn.
Cục đánh bạo, ưỡn người lên, rồi luồn cánh tay lành ra sau lưng, bàn tay để ngửa, sau đó lại từ từ cúi xuống. Trời ơi, cả bàn tay Cục ấm nóng, rồi bỏng dẫy. Cục không dám động đậy.
Nước ùa ra bàn tay anh ướt đầm…
Kẻ ngồi người đứng úp thìa như thế một lúc lâu. Nếu không bị Nhài đến phá đám thì chắc chắn câu chuyện sẽ gay cấn biết chừng nào.
Nhưng, tín hiệu đã phát và thu rồi, đời nào Nhi chịu dừng ở đó. Là người đàn bà ít nhiều đã có kinh nghiệm, lại đang cơn say tình, tối hôm sau, Nhi đã thu xếp cho hai người một chốn thần tiên, ấy là khu đống rơm ở vườn chuối cuối làng.
Sau cuộc mưa gió với Nhi, Cục trưởng thành nhanh chóng trong tình trường, thành gã thập thành có hạng. Lần lượt các cô các chị Lành, Cúc, Nhài, Lan, Huệ… tự tìm đến Cục. Hình như họ kháo nhau, rỉ tai nhau rồi tạo điều kiện cho nhau được thưởng thức Cục. Khác xa với Phèng Cửu Tựu ngày cải cách phải dùng uy quyền, thủ đoạn mới cưỡng nồi người đàn bà cởi quần ra, Cục bây giờ được các thị mẹt tự dâng hiến. Cục là mì chính cánh giúp cho bát canh suông cuộc đời các thị mẹt làng Động thêm chút ngọt ngào.
Đi đêm mãi cũng có ngày gặp ma. Không hiểu do các cô các bà ghen nhau vì "ăn chia" không đều hay vì có kẻ ghen ghét, mà một tối Nhài, Lành và chủ tịch Ngao rình bắt quả tang Cục và Nhi đang quần nhau ở nhà kho trại lởn. Đời Cục thế là toi rồi! Hết thời kỳ lên voi rồi. Hủ hoá với vợ bộ đội, khác gì tên Việt gian phản động cài ở hậu phương để phá tan tành sự nghiệp cách mạng? Người ta xung phong ra mặt trận, sống chết từng giờ, chỉ mong gửi lại vợ dại con thơ ở nhà cho các anh trông giữ, thế mà anh lại rủ rê, quyến rũ, rồi đè ngửa vợ người ta ra… Thứ hỏi còn anh lính nào yên tâm mà đánh giặc? Anh chọc bừa, nhiều thằng chó dái hậu phương khác cũng bắt chước anh chọc bừa thì vỡ trận to. Lính ngoài mặt trận đào ngũ hết. Thế cho nên Cục chết là đáng đời. Cục ơi, tham thì thâm!
Nhưng rồi bỗng như có phép lạ, Cục được tha bổng. Trời đất quỉ thần ơi, nhà Cục đại hồng phúc. Bính linh thiêng cứu bố con Cục đận này rồi.
Trời, Phật làm sao cứu nổi Cục?
Cứu Cục chính là Chi bộ.
Rất may là Cục vừa được Chi bộ kết nạp. Nếu không phải là người của tổ chức thì đời Cục đã ra bã. Chi bộ phải họp lên họp xuống hàng chục phiên. Phân tích, tranh luận đến nát nước nát cái. Đây không phải chỉ là chuyện riêng của đồng chí Quặc mà là chuyện hệ trọng của tổ chức, của cả hệ thống tổ chức. Con sâu làm rầu nồi canh. Bậy! Nồi canh của tổ chức, đời nào có sâu? Không làm êm thấm, kẻ địch nhân cơ hội này phá hoại tổ chức từ bên trong phá ra. Ông bí thư tuyên bố hùng hồn thế. Việc đầu tiên là cấm không được tiết lộ vụ hủ hoá này cho quần chúng biết. Ém nhẹm và bí mật tuyệt đối không để tin tức lọt lên cấp trên. Cấp trên biết chuyện này thì bao nhiêu công lao phấn đấu, bao nhiêu thành tích của cả một tập thể sẽ thành công cốc. Chi bộ không trong sạch, không đạt tiêu chuẩn bốn tốt thì còn mặt mũi nào để nói với quần chúng? Còn vai trò gì là đầu tầu, lãnh đạo? Thôi thì đóng cửa bảo nhau, xử lý nội bộ. Đồng chí Quặc vợ chết vì bom Mỹ, là đàn ông độc thân, gà trống nuôi con đã mấy năm trời. Dẫu là gỗ đá cũng phải mối mọt, huống chi người… Còn cô Nhi vợ bộ đội nhưng đã ba năm bặt tin chồng, ngày xưa ba năm là xứng đáng được nhận bằng tiết hạnh khả phong, giờ thời đại mới, thiếu nữ có kinh từ mười một tuổi. Nhi cưới được bẩy ngày thì chồng đi miết vào chiến trường. Ba năm chịu đựng, đóng cửa chờ chồng đã là ghê lắm rồi, chi bộ thử thách chán mới cho đi học lớp đối tượng. Đàn bà ấy mà, đái không vượt nổi ngọn cỏ, khôn ba năm dại một giờ…
Chi bộ đang họp xử lý kín, thì có giấy báo tử chồng Nhi từ huyện đội chuyển về. Chủ tịch Ngao kêu lên giữa cuộc họp, không hiểu vì sung sướng thay cho Cục hay đã tìm được lối thoát cho tổ chức: "Tôi biết tin anh Bức chồng cô Nhi hy sinh tại trận địa pháo cầu Hàm Rồng từ năm ngoái rồi, nhưng vì muốn giữ yên ổn hậu phương nên không thông báo với gia đình Nay thì cô Nhi đã trở thành người tự do… Chi bộ mình chăng phải kiểm điểm ai hết. Chúng ta nên tác thành cho đồng chí Quặc và đồng chí Nhi làm vợ chồng…"
Đám cưới đồng chí Quặc và Nhi được chi bộ đứng ra tổ chức sau lễ báo tử Bức một tháng. Cục lấy được vợ trẻ hơn mình mười sáu tuổi, hừng hực sức thanh xuân, nên chỉ trong vòng ba năm đã đẻ liền ba đứa con, hai gái, một trai.
***
Càng gần ngày chiến thắng, các chàng trai làng Động càng nằm lại chiến trường nhiều hơn.
Cải vào mặt trận sau Công đúng một năm. Vừa hành quân vừa tranh thủ luyện tập, đến hết mùa mưa, đơn vị Cải vòng qua đất bạn Lào, vào sâu chiến trường Tây Nguyên. Tháng chín năm 1974, trong trận thử lửa ở Đắc Tô, Tân Cảnh, trận đánh thăm dò, trước khi quân ta điểm huyệt toàn bộ hệ thống quân sự Mỹ Nguỵ ở Buôn Ma Thuột, Cải đã vĩnh viễn nằm lại ở một con suối không tên.
Hai mươi bốn liệt sĩ của làng Động lần lượt được báo tử.
Hôm nhận giấy báo tử Nguyễn Kỳ Cải, bà Phúc nhìn thấy bức ảnh thằng cháu nội trong khung tang, liền bị ngất. Còn cô Hậu lại ôm ghì lấy tấm ảnh, vừa nhăn nhở cười, vừa trò chuyện với đứa cháu như Cải đang còn sống. Riêng Cục, lầm lì suốt một ngày không nói. Anh bảo Nhi bắt con gà trống thiến làm một mâm cơm cúng, bảo cái Ruộng mời ông bà Bùng đến dự lễ tưởng niệm. Chập tối, Cục lặng lẽ ra mả Bính, thắp hương, lầm rầm khấn vái một hồi lâu, rồi vật vờ như con ma đói về nhà.
Hy sinh giữa tuổi mười tám, bài vị chàng trai Nguyễn Kỳ Cải ngời ngợi như một tài tử điện ảnh trên ban thờ, cạnh dưới bài vị chị Bính. Còn một chỗ trống nữa, phía bên kia, lần nào thắp hương, anh Cục cũng thầm mong đó không phải là chỗ dành cho Công.
Làng Động chỉ còn một trường hợp duy nhất là Nguyễn Kỳ Công vẫn bặt vô âm tín.
Bỗng một ngày chị Là từ Hà Nội về, mang theo những tin tức làm cả làng Động sôi lên sùng sục.
Tin thứ nhất: ông Nguyễn Kỳ Vọng, con thứ ba của ông bà Lý Phúc di cư vào Nam năm 1954, vẫn còn sống và sắp trở về.
Tin thứ hai: ông bác Nguyễn Kỳ Vọng đã gặp thằng cháu Nguyễn Kỳ Công tại chiến trường miền Đông, Nam Bộ.
Cả hai tin này đều chắc như đinh đóng cột, vì chị Là chỉ là cái loa phát ngôn của chồng. Ông Chiến Thắng Lợi là cán bộ Trung ương cao cấp, vào ra Sài Gòn như đi chợ, đã phát thì ngôn nào dám sai?
Mẹ con bà Cử Phúc như người chết rồi bằng được sống lại. Bà Cử Phúc, gặp ai cũng khoe lá thư của anh Ba Vọng do ông cả Khôi mang từ Sài Gòn ra, đã được truyền tay đến nhàu nát. Không biết chữ, nhưng bà đã thuộc đến từng dấu phẩy
"Con là Nguyễn Kỳ Vọng, cúi đầu kính lạy u vì tội bất hiếu.
Vì hoàn cảnh chiến tranh, con xa gia đình đã hơn hai mươi năm. Lúc nào hình ánh thầy u, hình bóng quê hương cũng luôn ghi nhớ trong tâm khảm. Biết bao vật đổi sao dời, không làm sao kể hết trong mấy dòng thư này. Con vẫn luôn nói với vợ con và hai cháu Kỳ Vân, Kỳ Vy rằng, nhất định sẽ có một ngày chúng ta về thăm quê cha đất tổ. Quả là hồng phúc nhà ta còn rất lớn. Gặp anh Khôi con ở Sài Gòn mà con tưởng như trong mơ… Vậy là bốn anh em con vẫn còn cơ hội gặp thau giữa làng Động quê hương. Ngày ấy không còn xa nữa. Nhất định con sẽ về thăm u và gia đình… Nhân đây con cũng báo tin cho chú Quặc biết. Nếu chú có con trai lớn tòng quân thì đúng là hai bác cháu đã gặp nhau ở An Lộc rồi".
Chỉ vỏn vẹn ba dòng thư ngắn ngủi cũng đủ làm anh Cục sướng muốn phát điên. Anh uống hết một chai ba rượu trên quán cháo lòng bà reo chợ Mới, mồm nói huyên thuyên rằng tuần trước chị Bính vợ anh báo mộng thằng Công dắt theo về một cô vợ người Sài Gòn, giọng líu lo, nói mà anh chẳng hiểu mô tê gì. Có thế chứ! Trong hai thằng con trai anh, nhất định sẽ phải có một thằng đi tới đích, là người chiến thắng trở về chứ? Khối trường hợp báo chí đăng hẳn hoi. Cô vợ nhận giấy báo tử chồng, bố mẹ chồng thương con dâu lỡ dở bèn cưới cho ruột thương binh goá vợ, đến khi đám cưới vừa diễn ra thì anh chồng lù lù xuất hiện. Lại có trường hợp một anh bộ đội về nhà, thấy ảnh mình trên bàn thờ, đang ngơ ngác đứng nhìn không hiểu thực hư ra sao, thì bố mẹ ngoài đồng về, tưởng con là ma, liền qui xuống vái lia lịa mong hồn ma sống khôn chết thiêng phù hộ cho cả nhà…
Không thể ngồi yên ở nhà vì mấy dòng thư như đánh đố, anh Tư Cục bảo Nhi bắt con gà sống thiến cho vào rọ, đong vào tay nải mấy cân nếp cái hoa vàng, đích thân khăn gói ra Hà Nội, tìm gặp bác cả Khôi để hỏi về trường hợp bác Vọng đã gặp cháu Công như thế nào?
***
Bác cả Khôi, anh Cục vẫn thường gọi đồng chí Chiến Thắng Lợi như thế, là người duy nhất của làng Động có mặt tại dinh Độc Lập, trung tâm đầu não của chính quyền Sài Gòn, đúng ngày chiến thắng 30 tháng tư năm 1975.
Đoàn công tác đặc biệt của Ban X, do đồng chí Tư Vuông dẫn đầu, cùng đi có Chiến Thắng Lợi và Văn Quyền khởi hành từ Hà Nội vào đúng ngày giải phóng Huế, 26 tháng ba.
Chiếc xe Uoat mới cứng, phủ kín lá nguy trang, đi suốt đêm ngày theo mệnh lệnh "thần tốc, thần tốc hơn nữa", đuổi kịp đại quân ở Đà Nẵng. Từ đây, đoàn nhập vào Bộ chỉ huy tiền phương của cánh quân phía bắc, tiến thẳng vào dinh Độc Lập.
Sau hai mươi mốt năm, kể từ ngày 10 tháng mười năm 1954, ngày những anh bộ đội Cụ Hồ tiến vào giải phóng Thủ đô giờ đây Chiến Thắng Lợi lại có vinh hạnh được cùng đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn. Cũng bộ quân phục màu cỏ úa, mũ tai bèo, lẫn trong hàng vạn sĩ quan chiến sĩ quân giải phóng, nhưng vị thế của Chiến Thắng Lợi giờ đã khác. Ông theo đại quân vào thành phố lần này là để tiếp quản toàn bộ hệ thống của chính quyền cũ; tiếp đó là tẩy rửa, thanh trừng toàn bộ hệ thống tư tưởng phản động, chống đối; thiết lập bộ máy của chính thể mới. Đời người mấy ai có được niềm vinh quang cao vời, niềm hạnh phúc tột đỉnh ấy.
Ngay ngày đầu tiên đặt chân đến Sài Gòn, Ban X đã lập một chiến tích vang dội, có sức lan truyền khắp cả nước và thế giới ấy là bài phóng sự "Đại quân ta tiến vào Sài Gòn", ký tên tác giả Văn Quyền, thành viên của Ban X, đăng trên hầu hết các tờ báo lớn ra hàng ngày và phát liên tục trên Đài phát thanh. Bài phóng sự đăng kín hai trang báo khổ lớn mô tả các cánh quân tiến thần tốc với khí thế chẻ tre từ các ngả Đồng Dù, Bến Cát, Dầu Giây, Long Thành, Bến Lức…, vào chiếm các trung tâm đầu não cuối cùng của quân nguỵ Sài gòn, và mũi thọc sâu quyết định là Lữ đoàn tăng thiết giáp đánh chiếm dinh Độc Lập, bắt tướng Dương Văn Minh phải lên Đài phát thanh tuyên bố nguỵ quân nguỵ quyền bô súng, đầu hàng vô điều kiện, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Kèm theo bài phóng sự hừng hực lửa ấy là bức ảnh hai chiến xe tăng 843 và 390 của Lữ đoàn 208 anh hùng tiến thẳng vào cửa dinh Độc Lập.
- Các cậu giôi lắm. Vừa vào hang cọp, còn lạ nước lạ cái chưa biết đường đi nước bước ra sao mà đã có ngay một bài phóng sự bốc lửa, chẳng khác gì bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ngay sau chiến thắng quân Minh…
Đó là lời khen của đồng chí Tư Vuông dành cho Chiến Thắng Lợi và Văn Quyền.
Chiến Thắng Lợi thật thà:
- Dạ, báo cáo anh, công này thuộc về cậu Văn Quyền. Suốt đêm cậu ấy thắp đèn hì hục viết. Cậu ấy có nhờ tôi đọc duyệt. Tôi sửa cái tít, thêm chữ TA, để khẳng định đây là đại quân Cách mạng.
- Giỏi lắm. Riêng cái tít đã chứng tỏ một tầm nhìn vĩ mô, chiến lược. Mà cậu Văn Quyền bỗng nhiên viết lên tay mới lạ. Vừa có thực tế sống động, vừa có văn chương bay bổng. Tớ sẽ đề nghị với Trung ương thưởng huân chương chiến công cho các cậu đợt này.
Xưng hô cậu tớ thân mật như anh em một nhà, đủ biết đồng chí Tư Vuông vui đến mức nào…
- Anh Tư đặc biệt đánh giá cao bài viết của chú - Chiến Thắng Lợi nói với Quyền - Chính tôi cũng rất khâm phục khả năng nắm bắt thực tế của chú. Không hiểu chú lấy tư liệu ở đâu, lúc nào mà tài thế?
Cái nhìn dò xét, xăm xoi của Lợi, khiến Văn Quyền phát hoảng. Giả vờ hỏi vậy thôi, chứ ông ấy đã biết tỏng, đã đi guốc trong bụng mình - Quyền nghĩ thầm vậy và đành phải thú nhận:
- Với anh thì em không dám giấu giếm điều gì. Anh có nhớ hôm anh em mình gặp Châu Hà ở phòng Tổng thống Dương Văn Minh không? Chính cậu ấy đã cung cấp cho em tư liệu viết bài phóng sự.
Chiến Thắng Lợi à một tiếng, như đã hiếu ra.
Châu Hà chính là bút danh của nhà văn Đà Giang từ ngày đi chiến trường. Về nguyên tắc tổ chức, các nhà văn đi B, đều không được ký bút danh cũ trên các tác phẩm viết tại mặt trận. Đà Giang, sau chuyến vượt Trường Sơn năm 1967, phải bỏ lại cái tên cũ ở miền Bắc, lấy dòng sông Châu Giang quê hương làm bút danh nhà văn giải phóng Châu Hà. Vậy là từ cái tên cúng cơm Mai Văn Nhạ, đến Đà Giang, rồi Châu Hà bây giờ là cả một chặng đường trưởng thành của một đời văn. Cũng tương tự, Du San lấy bút danh Xuyên Sơn, Hàn Thâm Nho ký tên mới Trần Nhân Ảnh. Từ ngày ký tên mới, Châu Hà trở thành nhà văn giải phóng nổi tiếng với hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang trên văn đàn: Các tiểu thuyết "Trường Sơn hùng vĩ" "Đỉnh dốc, "Vượt ngầm", các tập truyện ngắn và ký sự "Em gái Vân Kiều", "Trăng sáng Cửa Việt", "Mũ tai bèo"… Đặc biệt, tập tuỳ bút "Đường lớn ta đi" ngay sau khi xuất bản đã có sức hiệu triệu hàng vạn thanh niên lên đường ra mặt trận, đã được báo chí hết lời ca ngợi là tác phẩm đúng tầm thời đại, bản hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, được chọn in vào phụ lục sách giáo khoa bậc trung học. Châu Hà được trao giải thưởng Văn học Trường Sơn và trở thành nhà văn giải phóng hàng đầu được nhận Giải thưởng Văn học Á - Phi - Mỹ La tinh. Gần mười năm ở chiến trường, Châu Hà không những là nhà văn với sức đi sức viết kỷ lục mà còn là một nhà báo sắc sảo, luôn có mặt tại những nơi nóng bỏng, ác liệt nhất, luôn có những phóng sự hừng hực khói lửa chiến trường.
- Mình không ngờ trong cuộc chiến tranh này Châu Hà đã trưởng thành vượt bậc - ông Lợi nói với Quyền - Trong số ba tay nhà văn tình nguyện đi B đợt ấy, Đà Giang thực sự là niềm tự hào của giới văn nghệ… đau nhất là mình đã đồng ý để Du San đi chiến trường…
- Em chẳng ngạc nhiên khi Xuyên Sơn trở thành kẻ chiêu hồi. Trong bài viết "Từ Du San đến Xuyên Sơn, hành trình của một tên phản bội", em đã lật tẩy bộ mặt tay sai bồi bút của nó. Viết đơn tình nguyện đi chiến trường cũng chỉ là sự a dua theo Đà Giang và Hàn Thâm Nho, chứ bản chất hắn là kẻ dễ dao động, không chịu được gian khổ, ác liệt, thì em biết. Thằng nhà văn khi đã quay bút phản bội Tổ quốc thì giọng lưỡi của nó còn hơn cả rắn độc. Nghe đài Sài Gòn đọc bút ký "Xương trắng Đất Việt" của nó em chỉ muốn đập vỡ cái đài, chỉ ước bắt được nó để băm vằm thành từng mảnh. Tiếc rằng nó đã leo lên máy bay trực thăng chạy theo quan thầy Mỹ. Trước khi tháo chạy ba ngày nó còn kịp phun trên đài Nguỵ bài tuỳ bút "Tử thủ cùng Sài Gòn", anh bảo có điên không?
- Nhưng bù lại chúng ta đã có Châu Hà, Trần Nhân Ảnh và bao nhà văn anh dũng khác… - Chiến Thắng Lợi đột ngột trở lại chuyện cũ - Này, chú không nghĩ rằng Châu Hà sẽ kiện chú đấy chứ?
- Kiện thế nào được em? - Văn Quyền nói cứng, nhưng sắc mặt chợt tái dại, không qua nổi được mắt Lợi - Em chỉ tham khảo tư liệu của cậu ấy thôi…
- Tôi nhắc để tránh cho chú những phiền toái sau này. Đạo văn là điều tối kỵ của người cầm bút - Chiến Thắng Lợi xua tay - Thôi, qua chuyện khác nhé. Hình như tôi có đọc loạt bài Châu Hà viết về cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân ở Sài Gòn.
- Dạ, đúng. Phóng sự "Dáng đứng Thành đồng" in trên Văn Nghệ Giải phóng. Năm 1968 Châu Hà từng sống ở địa đao Củ Chi, rồi tham gia tồng tiến công Tết Mậu Thân. Chẳng ngõ ngách nào ở Sài Gòn cậu ấy không biết.
- Chú tìm Châu Hà, bảo đến gặp tôi nhé.
Văn Quyền phát hoảng, trán toá mồ hôi hột. Anh thoáng nghĩ đến một cuộc đối chất mà vị quan toà không ai khác là Chiến Thắng Lợi.
Như để trấn an Quyền, Lợi đặt cả hai bàn tay lên vai thuộc cấp, vỗ nhẹ:
- Tôi muốn nhờ Châu Hà một việc. Hoàn toàn là chuyện riêng tư. Phải nhờ tay nhà văn xông xáo này may ra mới tìm thấy tung tích của cậu em cùng cha khác mẹ với mình.
- Nguyễn Kỳ Vọng hả anh?
- Vì nó mà cái lý lịch của tôi luôn bị tổ chức đặt một dấu hỏi - Tiếng thở dài của Lợi khiến Quyền như thấy lây sang mình.
- Bây giờ là lúc mình phải đối mặt với sự thật. Dù sao nó cũng cùng giọt máu với mình. Người cách mạng không phải là kẻ không có trái tim. Nếu nó là nguỵ quân nguỵ quyền, là ác ôn nợ máu thì tôi cũng phải nhận trách nhiệm với tổ chức…
- Dạ, anh để em lo việc này. Em sẽ đi gặp Châu Hà ngay.
Quả nhiên, người tìm ra Nguyễn Kỳ Vọng không ai khác là nhà văn Châu Hà. Bằng hệ thống cộng tác viên đặc biệt và tài nghệ của một người săn tin, chỉ trong ba ngày, Châu Hà đã tìm thấy tên Nguyễn Kỳ Vọng trong danh sách của Tồng Cục Kiều Lộ, thuộc Bộ giao thông Công chánh chính quyền Sài Gòn.
Dẫu đổi họ thay tên và súng sính trong bộ quân phục giải phóng rộng thùng thình thì Châu Hà vẫn là anh chàng nhà văn Đà Giang đen gầy, xương xẩu ngày nào. Chỉ có điều, thay vì chiếc điếu cày lúc nào cũng cặp kè bên mình, giờ thì trên môi Châu Hà thường trực điếu thuốc lá Basto. Hàm răng được hun khói thường xuyên xỉn màu cánh dán khiến nụ cười của anh không giấu được vẻ quê mùa gốc gác.
Cùng bước vào phòng Chiến Thắng Lợi với Châu Hà là một người tầm thước, mặc bộ complê sáng, đội mũ phớt, dáng vẻ khúm núm sợ sệt.
Chiến Thắng Lợi sững người. Ông nhìn người mới đến chằm chằm, rồi quên cả mình đang ở một cương vị phải giữ gìn, ông tiến lên mấy bước, xoà tay ra:
- Chú Ba Vọng phải không. Đúng là em Nguyễn Kỳ Vọng rồi.
- Anh Khôi! Em đây.
Hai anh em ôm chầm lấy nhau. Chiến Thắng Lợi cố nuốt nước mắt vào trong, còn Vọng thì bật khóc ồ ồ.
- Bà và cả nhà vẫn mong chú từng ngày. Biết chú không di tản, lại chỉ là một công chức kỹ thuật, không nợ máu, anh rất mừng.
Đó là câu chuyện mở đầu của hai anh em suốt hơn hai mươi năm xa cách.
***
Chuyến trở về làng Động của Nguyễn Kỳ Vọng như một giấc mơ.
Trong số những người đầu tiên được lên con tàu Thống Nhất đầu tiên làm cuộc hành trình xuyên Việt từ Sài Gòn ra Hà Nội, Vọng có niềm hạnh phúc của người phía bên kia nhưng lại được chính thể mới tin cậy, tin dùng. Cùng trên chuyến tàu với Vọng là một số ít người Bắc di cư, có nhân thân tốt, được ưu ái đặc biệt về gặp mặt gia đình. Còn lại, toàn một màu áo lính. Có nhiều toa chở đầy thương binh. Những người lính dạn dầy trận mạc, từng cận kề cái chết. Nhiều người là thương bệnh binh hôm qua còn trong bệnh viện. Nhiều người có thâm niên hàng chục năm khắp các chiến trường B, C, K. Họ được phiên chế theo từng đơn vị toa tàu có sĩ quan chỉ huy, có bộ phận bảo đảm hậu cần. Hành trang của những người lính chiến thắng hầu như giống nhau: kèm theo ba lô, võng dù, đàn ghita là khung xe đạp gia công, xăm lốp xe, búp bê, quần áo, đường sữa… Nhiều anh bê theo cả những chiếc ti vi đen trắng to đùng, hoặc treo toòng teng bên cửa sổ những buồng cau, những xe nôi trẻ con, đồ gia dụng bằng nhựa… Nhiều anh không quên mang vác đưa lên toa những bao tải gạo, những can nhựa nước mắm, những giỏ trái cây đủ loại măng cụt, sầu riêng, mãng cầu, dừa, xoài, chồm chôm, bưởi, mít tố nữ… cao ngất ngưởng. Đoàn tàu chiến thắng nồng nặc mùi mồ hôi người lâu ngày không tắm giặt chen chúc kẻ nằm người ngồi, chất ngất đồ đạc, hành lý, nhiều lúc ì ạch chạy với tốc độ bằng người đi xe đạp, đêm xuống nhà tàu phải thắp những ngọn đèn dầu vàng nhợt nhạt ở các lối đi. Vui nhất, ầm ĩ nhất là lúc hai đoàn tàu ngược chiều Nam Bắc gặp nhau ở ga cau Phú Yên, ga xoài Bình Định ga gà Quảng Ngãi và ga trứng vịt Quảng Bình. Tàu Bắc vào có vẻ hỗn tạp, chen chúc người, nhưng cũng nghèo nàn hơn. Toàn cán bộ vào tiếp quản, đi công tác, các gia đình tập kết dắt drư nhau về quê, thân nhân đi tìm người nhà và cánh lâi buôn đường dài. Hàng vào chủ yếu là chè Phú Thọ, Thái Nguyên, thuốc lá sợi Lạng Sơn, thuốc lào Vĩnh Bảo… Người ta réo tên ời ời xem có ai là người thân, người đồng hương. Không ít cảnh vợ chồng, cha con, anh em gặp nhau tình cờ, câm động đến rơi nước mắt.
Dằng dặc suốt chiều dài đất nước đâu đâu cũng cảnh đổ nát hoang tàn. Những rừng dừa cụt ngọn cháy đen, tua tủa như những rừng cọc Bạch Đằng. Những cánh đồng bị đạn pháo cày, bỏ hoang lâu ngày, cỏ mọc ngút đầu. Những nền nhà nham nhở. Những túp lều dựng vội bằng đủ thứ phế liệu. Hàng trăm chiếc cầu đổ sập ngang sông. Xác xe tăng, xe tải cháy ngổn ngang dọc đường. Những thị trấn hầu như chỉ còn là những đống gạch vụn…
Thế là tròn 22 năm kể từ ngày Vọng đáp chiếc máy bay Dakota từ phi trường Gia Lâm vào Sài Gòn. Ra đi như một cuộc chạy trốn quê hương bằng đường trên trời. Trở về trên chuyến tàu xuyên Việt nối liền hai miền chia cách. Ngày đi Vọng vẫn còn là một cậu tú tài mười bầy tuổi, ngày về đã là một người đàn ông tứ thập, với biết bao chìm nổi, phong trần.
Gặp bà Cử Phúc, Vọng ôm chầm lấy mẹ, khóc rống lên. Nhìn thấy ảnh ông Cử Phúc trên ban thờ, Vọng lại khóc nức nở một lần nữa. Chao ôi, toàn những gương mặt thân yêu mà cho tới lúc gặp, anh vẩn không thể nhận ra. Mẹ anh gầy yếu hom hem và già sọm hơn tuổi thực của bà đến chục tuổi. Cục cao lênh khênh, đen cháy như thanh gỗ hong gác bếp, còn Hậu, cô em ruột, mà anh lại cứ tưởng là bà vú già của gia đình.
Ký ức về Nguyễn Kỳ Viên một thời, khiến Vọng cứ ngơ ngẩn như người lạc vào một xóm ngõ nào đó chứ không phải ngôi nhà xưa, nơi anh đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ. Khu nhà của thầy u nay đã bị chia năm xẻ bẩy, chen chúc các hộ gia đình. Cái làng Động của anh đông đúc, chật chội hơn, nhưng xác xơ, tiêu điều. Nền đình Đụn giờ thành nhà kho, sân phơi hợp tác, ngổn ngang những đầu máy cày, máy tuốt lúa han rỉ. Đầu làng, cuối làng chỗ nào cũng chuồng trâu tập thể, trại chăn nuôi lợn, phân rác ngập đầy.
Suốt một đêm trắng, Vọng thức kể cho bà Cử Phúc và Cục nghe về quãng đời hơn hai mươi năm chìm nổi, phiêu bạt. Dường như lần đầu tiên kể từ ngày xa quê, anh mới có dịp sắp xếp lại những trang ký ức.
Mệt quá, Vọng ngủ thiếp đi trên tấm phản mà Cục đã thay cho chiếc sập cổ bị trưng thu hồi cải cách. Trong cơn mơ, Vọng thấy mình bé loắt choắt với cái tên Vện cúng cơm bà nội và u thường gọi. Cục và Vện dẫn bé Hậu ra bờ ao câu nhái cho vịt. Hậu rén đi sau hai anh, tay xách chiếc giỏ bằng tre đan, đựng nhái, bé như một quả phật thủ. Những con châu chấu nhỏ được mắc vào lưỡi câu, dùng dây gai nối vào đoạn cần tre. Chỉ cần nhử nhử bên vệ cỏ là con nhái háu ăn nhảy lên đớp. Đang ham câu, Vện bỗng nghe tiếng ùm, quay lại, thấy bé Hậu đang chới với dưới nước. Vện sợ quá, kêu oai oái chạy đi gọi u, gọi bà. Còn Cục, chẳng nói năng gì nhảy ùm xuống ao, vừa bơi vừa quờ tay túm tóc bé Hậu…
Cơn mơ về tuổi thơ làm Vọng bừng tỉnh. Anh thấy như nước từ tóc Hậu còn vương trên má mình. Anh thấy lờ mờ một gương mặt đang cúi sát xuống anh. Một bàn tay nhỏ bé đang xoá ngấn nước trên má anh. Thì ra đó là cô em gái Hậu tội nghiệp. Lúc anh kể chuyện, Hậu chỉ ngồi ở góc khuất phía xa nhìn. Lúc Vọng ngủ, cô mới dám lại gần, ngắm nhìn anh với vẻ mặt ngây ngô nhưng vô vàn âu yếm. Cô không hiểu sao mà anh Vọng của cô, lại khóc?
Hậu ơi, thế giới tuổi thơ của chúng mình đã chết rồi. Vọng thầm nói với em gái và chụp bàn tay lên mái tóc em.
Non sông một dải
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
(Nguyễn Du)
Hai mươi mốt năm, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, mùa Xuân năm 1975, giang sơn Việt Nam mới lạ quy về một mối. Cuộc hành trình đến độc lập tự do quá dài và cực kỳ gian khổ, khốc liệt. Cứ nhìn trập trùng bia mộ, tầng tầng lớp lớp nghĩa trang liệt sĩ khắp các thôn làng dọc dải đất hình chữ S thì đủ biết. Xương máu đã xây nên độc lập.
Cái làng Động thân thương, suốt cả một cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm, đồn địch dựng giữa làng, ác liệt là thế mà cả làng cũng chỉ có tám liệt sĩ. Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, đau thương mất mát đã tăng gấp bội. Con số liệt sỹ vọt lên cấp số nhân, gấp chín lần, tròn hai trung đội.
Gia đình anh Nguyễn Kỳ Quặc không phải là hộ duy nhất trong làng có hai con trai đi chiến trường, nhưng mất mát thì lại đứng hàng đầu. Nguyễn Kỳ Công, con trai đầu của Cục, học hết lớp bẩy thì nghỉ học, chưa đầy mười bẩy, đã khai tăng tuổi trốn bố đi khám tuyển bó đội. Chị y sĩ ở phòng cân đo nhìn cậu thanh niên choai cao ngỏng, quần sắp tụt dưới háng vì sức nặng của những hòn đá chật căng hai túi, không nhịn được cười:
- Cháu ơi, về để bố mẹ vỗ béo thêm một năm nữa rồi hãy đi khám tuyển.
Công van vỉ:
- Cháu xin cô. Mẹ cháu đã bị chết vì bom Mỹ ở cầu Thanh Am. Cháu muốn đi trả thù cho mẹ. Cô cho cháu thêm mấy cân, cô nhé.
Chị y sĩ ứa nước mắt, tặng cho chú bé năm cân, đủ tiêu chuẩn nhập ngũ.
Trước khi Nguyễn Kỳ Công vượt sông Bến Hải, anh gửi về cho bố và bà nội lá thư cuối cùng. Đó là mùa khô năm 1972, thời kỳ mà cuộc chiến ở thành cổ Quảng Trị diễn ra cực kỳ khốc liệt. Suốt từ đấy Công mất hút giữa đại ngàn Trường Sơn, giữa mịt mù khói súng.
Tiếp theo bước Công là cậu em Nguyễn Kỳ Cải, sinh giữa năm Cải cách ruộng đất. Đây là đợt tồng động viên toàn quốc, huy động toàn bộ lực lượng cho chiến trường. Trai tráng thôn quê không gâu nệ thành phần lý lịch, tuổi từ mười tám đến ba mươi sáu, đủ tiêu chuẩn sức khoẻ đều phải nhập ngũ.
Nhiều huyện, thiếu chỉ tiêu, phải gạn lấy xuống mười bẩy, lấy lên tới ba mươi bẩy tuổi cho đủ quân số. Các trường đại học, trung học chuyên nghiệp chỉ để lại nữ sinh và số nam sinh viên lớp cuối khoá, còn sinh viên năm thứ nhất, thứ hai đều điều hết ra mặt trận hoặc chuyển sang các trường Đại học Y, Bách khoa cầu đường, Giao thông vận tải… huấn luyện cấp tốc để chi viện cho chiến trường. Nhà Đĩ Ngao, liền một đợt cả hai anh em Ngạnh Vẩu và Ngộc cùng tòng quân. Ngạnh Vẩu cùng lứa với Cục, cả tuổi mụ là ba mươi nhăm, mọi đợt được miễn, nhưng lần này vẫn vào diện tuyển quân cho đủ chỉ tiêu của huyện, mặc dù ông Lưu Văn Ngao khi đó đang là chủ tịch xã. Riêng thằng Ngộc, em thứ năm của Ngạch, ngày bé trẻ con trong làng vẫn gọi đùa là Ngốc vì cậu chàng chuyên đi mang vác và hầu tụi con gái. Đi học, Ngộc chữa giấy khai sinh, đổi tên là Ngọc, Lưu Bích Ngọc, tên như đàn bà. Ngộc to béo như hộ pháp, nhưng bao nhiêu lần đi khám tuyển bộ đội đều bị loại. Không phải vì Ngộc có chân trong Ban chấp hành Đoàn xã, là trung đội trưởng dân quân, được địa phương giữ lại, mà vì lần nào khám tuyển, huyết áp và mạch đập của Ngộc cũng vọt lên đùng đùng. Có lần huyết áp tới 200/120, nhịp tim tăng hơn 100. Thì ra từ mấy năm nay, Ngộc đã có một bí quyết để đánh lừa các bác sĩ tuyển quân: Trước khi đi khám Ngộc uống một ly rượu pha với mấy giọt nhựa xương rồng, thế là huyết áp, nhịp tim tăng vù vù.
Thủ đoạn trốn nghĩa vụ quân sự của Ngộc quả là lợi hại. Đám thanh niên trai tráng đi hết, giữa một biển đàn bà con gái ở thôn quê, Ngộc trở thành của hiếm, mì chính cánh. Đi dân công, đi đắp đê, đi tập dân quân, đi lấy phân xanh trong tít vùng núi đá Cầu Dậm, một mình Ngộc chăn dắt hàng chục vợ bộ đội, và một đàn gái tân đang khao khát mùi đời. Giống như Phèng Cửu Tựu, ông Đội cài cách ngày trước, có tối Ngộc ngủ liền với ba cô. Ông Tựu thời cải cách phải dùng quyền lực dùng chuyên chính đế ép buộc, cưỡng đoạt, còn Ngộc bây giờ là của quí hiếm, là cái cọc cỡ bự để các ả trâu tự tìm đến.
Rõ ngược đời mười mươi mà lại là chuyện trăm phần trăm có thực. Có trường hợp hai cô, cùng đánh ghen vì Ngộc. Hoá không khảo mà xưng. Đó là trường hợp hai chị em cô Lành, cô Nhi con dì con già, cả hai mới cưới được một tuần thì chồng cùng đi chiến trường. Gái vừa chớm hơi trai, xa chồng biền biệt, lại gặp Ngộc tán tỉnh dẻo mỏ, không kìm giữ được, cả hai nàng cùng có chửa. May mà Ngộc có bố là chủ tịch xã, nên vụ việc được ém nhẹm đi ngay. Hai cô Lành, Nhi được gửi ra Hà Nội nạo thai chui. Ông Lưu Văn Ngao thấy mình bị tai tiếng, có thể khoá bầu sắp tới rớt chức chủ tịch, đành bấm bụng đẩy một lúc hai thằng con đi bộ đội.
Lần khám tuyển ấy các bác sĩ từ Quân lực Trung ương điều về, nên mánh khoé uống nhựa xương rồng của Ngộc bị lật tẩy. Ngộc là trường hợp duy nhất bị khám lại. Kết quả Ngộc khoẻ nhất làng. Ngộc và Cải đều xếp sức khoẻ loại A.
Ngay tuần sau, làng Động tiễn mười bẩy tân binh lên đường.
Như đã được trù tính từ trước, hai con trai ông chủ tịch Ngao thuộc diện quân số do tỉnh quản lý. Sau hai ngày tập trung, Ngạnh Vẩu được phiên chế vào đơn vị huyện đội, chuyên đi tuyển quân ở các xã. Ngộc về tiểu đoàn cao xạ tỉnh đội. Ưu ái như thế, ngang loại "gáo" vàng, con ông cháu cha còn gì.
Bọn Cải, dân ngu cu đen, mười lăm trai tơ làng Động, cùng mấy trăm tân binh các xã, ngay hôm sau, được một đoàn xe tải nguỵ trang như rừng, đưa thẳng ra mặt trận.
***
Làng Động sau đợt tổng động viên cuối năm 1972 ấy, hầu như chỉ còn rặt trẻ con, người già và cánh đàn bà con gái. Đàn ông, một số ít thoát ly làm việc ở các cơ quan nhà nước công trường xí nghiệp, còn lại bao nhiêu vét hết ra chiến trường.
Mọi công việc nặng nhọc như cày bừa, cấy gặt, đắp đê, đào mương, đi dân công, lợp nhà, tát ao, ma chay, tạp dịch… đều do cánh đàn bà con gái, mà họ tự giễu bằng hai từ "thị mẹt" đảm nhiệm. Hiếm hoi lắm ban quản trị hợp tác xã và một hai đội sản xuất mới có vài anh "cu ngảu", tức những người được gọi là đàn ông. Họ cũng có thêm một cái tên mới là "mì chính cánh", loại bột ngọt gia vị chỉ cần dính mấy hạt vào đầu que tăm là nước canh ngọt lừ, hiếm hoi và đắt giá vô cùng.
Gọi là "mì chính cánh" cho oai, chứ bọn "cu ngảu" làng Động, thực chất là bọn đàn ông khoèo chân hở rốn, hoặc đã quá tuổi hoặc không đủ tiêu chuẩn ra mặt trận. Đó là anh Thím chột, uỷ viên kiểm sát Hợp tác xã, anh Lì khèo chủ hiệu may đầu làng, ông Tư Lắp, kế toán trưởng, chú Song Lé đội trưởng thuỷ lợi, ông Ngao rỗ, chủ tịch xã… Nổi bật trong số mì chính cánh này có lẽ là anh Tư Cục. Tuy đã tứ tuần, tay trái oặt ẹo như dải khoai nước, tai phải nghễnh ngãng, nhưng Cục lại có cái "phom" cao to, bộ mặt hao hao Tây lai, nhìn kỹ thấy còn bảnh ra phết. Vả lại, Cục đang là đàn ông độc thân.
Từ ngày Bính bị bom chết, khối đám gọi Cục cho không con gái, nhưng thương vợ, xót con, Cục nhất quyết ở vậy. Sau đợt Công và Cải, hai thằng con lớn đi chiến trường, lý lịch Cục thêm vài điểm đỏ, được tổ chức tín nhiệm cho đi học cảm tình, đối tượng, sắp đặt vào chân Phó chủ nhiệm hợp tác xã phụ trách khu chăn nuôi. Cái tên Phó Cục bắt đầu được người ta gọi, lâu dần thành quen.
Thật lạ hoá ra sông có khúc, người có lúc. Cái thời cơ hàn của Cục đã qua. Hết xuống chó rồi, giờ là lúc đời Cục lên voi. Lên voi ngay trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, cả làng Động rỗng rễnh như ổ trứng gà bị chuột tha trộm, như vò khoai khô bị rút hết ruột, mới kỳ lạ chứ. Làm cái anh phó chủ nhiệm phụ trách chăn nuôi như Cục, tưởng quyền rơm vạ đá hoá ra lầm to. Lắm quyền nhiều lực ra trò đấy nhé. Xã viên tranh nhau công điểm, một ngày công ba lạng, năm lạng thóc, kệ các thị mẹt. Cục thuộc diện cán bộ, nghiễm nhiên mỗi vụ cũng vài tạ thóc. Có người phơi khô quạt sạch gánh đến tận nhà. Đó là mối lợi nhỏ. Trại lợn vài trăm con, khu ao cá vài mẫu, lò ấp vịt mấy ngàn quả trứng một vụ… mới là lợi lớn.
Xuất mổ một tấn thịt cho mậu dịch, bét nhất cũng được lại quả cái thủ, bộ lòng, tim gan. Anh chị cán bộ huyện xuống xin phân phối hữu nghị một con lợn về nuôi. Xong ngay. Tớ ký, nhưng cũng phải có đi có lại đấy nhé. Thế là xoàng nhất cũng phải cho cái phiếu mua tút thuốc Sông Cầu, cái phích Rạng Đông, gói chè Thanh Hương, hoặc xuỳ ra mấy mét phiếu vải, bìa tem thực phẩm. Cánh hẩu hơn thì cho cái phiếu mua vài nghìn gạch, tạ xi măng, vài chục cân sắt thép, hay cái đài Orionton, tấm vỏ chăn con công Trung Quốc, cái xe đạp Thống Nhất hay Vĩnh Cửu… Thời buổi mọi thứ khan hiếm như vàng, chỉ cần có một tí quyền, nắm một chút vật tư, lương thực, thực phẩm để trao đồi, phân phát là đời lên hương ngay.
Nhà Cục từ ngày có tí chức, chẳng lúc nào thiếu nước mắm ngon, mì chính, xà phòng, đường sữa, thuốc lá, chè Thanh Hương. Bà Cử Phúc nhiều lần giấu Cục bảo con Ruộng mang cho bớt ông bà ngoại nó, cho đỡ phải tội. Nghĩ mà thương hại thằng Công, thằng Cải. Mùa đông cuốc bộ đi học từ tờ mờ đất, xa bẩy tám cây số, không có nổi một đôi dép cao su, một cái áo sợi mông. Bụng lúc nào cũng lép tận xương, sôi òng ọc. Bây giờ thằng Cách, con Ruộng sướng hơn nhiều. Lên chức Phó một năm, Cục đã mua được cho hai anh em chiếc xe đạp Thống Nhất để lai nhau đi học. Cũng là bổng lộc cả đấy. Phân phối hữu nghị cho bà Trưởng phòng Thương nghiệp huyện hai con lợn giống, bà ấy cho cái phiếu xe đạp cung cấp. Rõ là, có đi có lại thật toại lòng nhau.
Đó là mối lợi vật chất. Nhưng cái lợi tình ái mới là mối đại lợi, mới thực sự đưa đời Cục lên voi. Ngẫm ra tay nào đặt cái tên "mì chính cánh" kể cũng thâm thuý thật. Cục là loại "mì chính cánh" nhãn hiệu "hai tô" của làng Động. Đi đến đâu Cục cũng thấy ánh mắt đàn bà nhìn mình thèm thuồng.
Ngày còn thằng Ngộc ở nhà thì nó làm bá chủ. Lũ đàn bà con gái chạy theo nó như bầy dê cái. Nay thì vẫn thê đội ấy, những Lành, những Nhi, cùng Cúc, Nhài, Lan, Huệ.: tóm lại cả thế giới thị mẹt của làng Động và mấy làng lân cận đều là sở hữu của Cục. Nói ra thì mất lập trường, quan điểm, bôi xấu chế độ. Nhưng sự thật, chiến tranh đã làm cho đàn bà con gái cái làng Động của Cục lâm vào cảnh nguy khốn lắm rồi. Gay nhất là đám vợ liệt sĩ, thứ đến là vợ bộ đội.
Nghe họ nói, nhất là trên hội trường, trong cuộc họp, tưởng họ sắt đá, chung thuỷ lắm. Nhưng cứ nhìn vào mắt họ xem. Những đôi mắt buồn thăm thẳm, lúc nào cũng bồn chồn khắc khoải không yên, lúc nào cũng như thiếu đói một cái gì. Đi giữa sân kho hợp tác, bất chợt nhìn sang chỗ cân lúa hay chỗ đập lúa, Cục đều bắt gặp những ánh mắt nhìn như thiêu đốt, như mời gọi. Ở trại chăn nuôi, mấy chị băm bèo trộn cám, cho lợn ăn mà mắt cứ nhìn chằm chằm vào Cục. Có chị cứ lấy cớ xán vào Cục, hoặc đi qua như vô tình chạm người, chạm mông, tưởng điện chập, toé lửa…
Miếng ăn đến miệng, không chén là ngu. Mấy lần Cục nghĩ thế, khi cô Nhi vào phòng làm việc của Cục, giả vờ xin chữ ký để áp bầu vú như quả bưởi vào vai Cục, phả hơi thở hôi hồi vào gáy Cục.
Căng thẳng quá. Không chỉ Nhi, mà cả Lành, cả Nhài đều có chung những vở diễn như thế, làm thần kinh Cục lúc nào cũng căng lên, khắp người rộn rạo hưng phấn, tay chân như muốn phát cuồng. Cái gã đàn ông trong Cục bấy lâu nay bị ức chế, bị quản thúc, giờ bỗng bừng sống dậy. Cục thắp hương lầm rầm khấn vái trước bàn thờ Bính, xin Bính kéo anh ra khỏi những cái bẫy tình. Kìa, bát hương hoá. Chân hương cháy đùng đùng. Bính thương Cục đấy. Ở vậy thế là đủ rồi. Chiến tranh với đế quốc Mỹ còn dài, lấy vợ, đẻ thêm mấy thằng con trai nữa để chúng nó đi trả thù cho Bính.
Hôm sau, Cục quyết hành động. Quả nhiên, Nhi lại vào phòng phó chủ nhiệm ở trại chăn nuôi.
- Báo cáo anh… Kho lương thực huyện phân cho trại mình hai tấn rưỡi lúa để xay xát. Anh cho ý kiến để phân cho các gia đình.
Nhi lại áp sát sau lưng Cục. Lần này hình như cô ta chịn cả cái "bàn là" vào lưng Cục. Là Cục đoán thế vì tự dưng anh thấy bỏng dẫy một bên sườn. Cái cô này đến lạ, chồng đi bộ đội mới mấy tháng đã dính vào thằng Ngộc nhằng nhằng. Đến khi có chửa, phải đưa ra Hà Nội nạo thai, rồi Đĩ Ngao bắt Ngộc đi bộ đội, mới dứt ra được. Nhưng nghĩ đi lại phải nghĩ lại, đàn bà đã phải hơi giai rồi, lại hơ hớ, ngồn ngộn thế kia, ai mà nhịn được? Đến như con lợn xề ngoài chuồng kia, đến kỳ động hớn, không có đực là lồng lên, phá phách điên cuồng. Thật tội chạm tay vào, là ả lợn nằm ngoan ngoãn, chân sau dạng ra, chổng mông chờ đợi. Có lẽ Nhi đã bị những con lợn xề động hớn tra tấn còn hơn mọi cực hình. Có lần, Cục bắt gặp Nhi đứng thẫn thờ, mặt đỏ bừng bừng nhìn con lợn đực nhảy lên lưng con lợn nái…
- Kìa anh, ký duyệt cho em đi… - Nhi cúi xuống, những sợi tóc mai xoà vào má Cục, buồn buồn.
Cục đánh bạo, ưỡn người lên, rồi luồn cánh tay lành ra sau lưng, bàn tay để ngửa, sau đó lại từ từ cúi xuống. Trời ơi, cả bàn tay Cục ấm nóng, rồi bỏng dẫy. Cục không dám động đậy.
Nước ùa ra bàn tay anh ướt đầm…
Kẻ ngồi người đứng úp thìa như thế một lúc lâu. Nếu không bị Nhài đến phá đám thì chắc chắn câu chuyện sẽ gay cấn biết chừng nào.
Nhưng, tín hiệu đã phát và thu rồi, đời nào Nhi chịu dừng ở đó. Là người đàn bà ít nhiều đã có kinh nghiệm, lại đang cơn say tình, tối hôm sau, Nhi đã thu xếp cho hai người một chốn thần tiên, ấy là khu đống rơm ở vườn chuối cuối làng.
Sau cuộc mưa gió với Nhi, Cục trưởng thành nhanh chóng trong tình trường, thành gã thập thành có hạng. Lần lượt các cô các chị Lành, Cúc, Nhài, Lan, Huệ… tự tìm đến Cục. Hình như họ kháo nhau, rỉ tai nhau rồi tạo điều kiện cho nhau được thưởng thức Cục. Khác xa với Phèng Cửu Tựu ngày cải cách phải dùng uy quyền, thủ đoạn mới cưỡng nồi người đàn bà cởi quần ra, Cục bây giờ được các thị mẹt tự dâng hiến. Cục là mì chính cánh giúp cho bát canh suông cuộc đời các thị mẹt làng Động thêm chút ngọt ngào.
Đi đêm mãi cũng có ngày gặp ma. Không hiểu do các cô các bà ghen nhau vì "ăn chia" không đều hay vì có kẻ ghen ghét, mà một tối Nhài, Lành và chủ tịch Ngao rình bắt quả tang Cục và Nhi đang quần nhau ở nhà kho trại lởn. Đời Cục thế là toi rồi! Hết thời kỳ lên voi rồi. Hủ hoá với vợ bộ đội, khác gì tên Việt gian phản động cài ở hậu phương để phá tan tành sự nghiệp cách mạng? Người ta xung phong ra mặt trận, sống chết từng giờ, chỉ mong gửi lại vợ dại con thơ ở nhà cho các anh trông giữ, thế mà anh lại rủ rê, quyến rũ, rồi đè ngửa vợ người ta ra… Thứ hỏi còn anh lính nào yên tâm mà đánh giặc? Anh chọc bừa, nhiều thằng chó dái hậu phương khác cũng bắt chước anh chọc bừa thì vỡ trận to. Lính ngoài mặt trận đào ngũ hết. Thế cho nên Cục chết là đáng đời. Cục ơi, tham thì thâm!
Nhưng rồi bỗng như có phép lạ, Cục được tha bổng. Trời đất quỉ thần ơi, nhà Cục đại hồng phúc. Bính linh thiêng cứu bố con Cục đận này rồi.
Trời, Phật làm sao cứu nổi Cục?
Cứu Cục chính là Chi bộ.
Rất may là Cục vừa được Chi bộ kết nạp. Nếu không phải là người của tổ chức thì đời Cục đã ra bã. Chi bộ phải họp lên họp xuống hàng chục phiên. Phân tích, tranh luận đến nát nước nát cái. Đây không phải chỉ là chuyện riêng của đồng chí Quặc mà là chuyện hệ trọng của tổ chức, của cả hệ thống tổ chức. Con sâu làm rầu nồi canh. Bậy! Nồi canh của tổ chức, đời nào có sâu? Không làm êm thấm, kẻ địch nhân cơ hội này phá hoại tổ chức từ bên trong phá ra. Ông bí thư tuyên bố hùng hồn thế. Việc đầu tiên là cấm không được tiết lộ vụ hủ hoá này cho quần chúng biết. Ém nhẹm và bí mật tuyệt đối không để tin tức lọt lên cấp trên. Cấp trên biết chuyện này thì bao nhiêu công lao phấn đấu, bao nhiêu thành tích của cả một tập thể sẽ thành công cốc. Chi bộ không trong sạch, không đạt tiêu chuẩn bốn tốt thì còn mặt mũi nào để nói với quần chúng? Còn vai trò gì là đầu tầu, lãnh đạo? Thôi thì đóng cửa bảo nhau, xử lý nội bộ. Đồng chí Quặc vợ chết vì bom Mỹ, là đàn ông độc thân, gà trống nuôi con đã mấy năm trời. Dẫu là gỗ đá cũng phải mối mọt, huống chi người… Còn cô Nhi vợ bộ đội nhưng đã ba năm bặt tin chồng, ngày xưa ba năm là xứng đáng được nhận bằng tiết hạnh khả phong, giờ thời đại mới, thiếu nữ có kinh từ mười một tuổi. Nhi cưới được bẩy ngày thì chồng đi miết vào chiến trường. Ba năm chịu đựng, đóng cửa chờ chồng đã là ghê lắm rồi, chi bộ thử thách chán mới cho đi học lớp đối tượng. Đàn bà ấy mà, đái không vượt nổi ngọn cỏ, khôn ba năm dại một giờ…
Chi bộ đang họp xử lý kín, thì có giấy báo tử chồng Nhi từ huyện đội chuyển về. Chủ tịch Ngao kêu lên giữa cuộc họp, không hiểu vì sung sướng thay cho Cục hay đã tìm được lối thoát cho tổ chức: "Tôi biết tin anh Bức chồng cô Nhi hy sinh tại trận địa pháo cầu Hàm Rồng từ năm ngoái rồi, nhưng vì muốn giữ yên ổn hậu phương nên không thông báo với gia đình Nay thì cô Nhi đã trở thành người tự do… Chi bộ mình chăng phải kiểm điểm ai hết. Chúng ta nên tác thành cho đồng chí Quặc và đồng chí Nhi làm vợ chồng…"
Đám cưới đồng chí Quặc và Nhi được chi bộ đứng ra tổ chức sau lễ báo tử Bức một tháng. Cục lấy được vợ trẻ hơn mình mười sáu tuổi, hừng hực sức thanh xuân, nên chỉ trong vòng ba năm đã đẻ liền ba đứa con, hai gái, một trai.
***
Càng gần ngày chiến thắng, các chàng trai làng Động càng nằm lại chiến trường nhiều hơn.
Cải vào mặt trận sau Công đúng một năm. Vừa hành quân vừa tranh thủ luyện tập, đến hết mùa mưa, đơn vị Cải vòng qua đất bạn Lào, vào sâu chiến trường Tây Nguyên. Tháng chín năm 1974, trong trận thử lửa ở Đắc Tô, Tân Cảnh, trận đánh thăm dò, trước khi quân ta điểm huyệt toàn bộ hệ thống quân sự Mỹ Nguỵ ở Buôn Ma Thuột, Cải đã vĩnh viễn nằm lại ở một con suối không tên.
Hai mươi bốn liệt sĩ của làng Động lần lượt được báo tử.
Hôm nhận giấy báo tử Nguyễn Kỳ Cải, bà Phúc nhìn thấy bức ảnh thằng cháu nội trong khung tang, liền bị ngất. Còn cô Hậu lại ôm ghì lấy tấm ảnh, vừa nhăn nhở cười, vừa trò chuyện với đứa cháu như Cải đang còn sống. Riêng Cục, lầm lì suốt một ngày không nói. Anh bảo Nhi bắt con gà trống thiến làm một mâm cơm cúng, bảo cái Ruộng mời ông bà Bùng đến dự lễ tưởng niệm. Chập tối, Cục lặng lẽ ra mả Bính, thắp hương, lầm rầm khấn vái một hồi lâu, rồi vật vờ như con ma đói về nhà.
Hy sinh giữa tuổi mười tám, bài vị chàng trai Nguyễn Kỳ Cải ngời ngợi như một tài tử điện ảnh trên ban thờ, cạnh dưới bài vị chị Bính. Còn một chỗ trống nữa, phía bên kia, lần nào thắp hương, anh Cục cũng thầm mong đó không phải là chỗ dành cho Công.
Làng Động chỉ còn một trường hợp duy nhất là Nguyễn Kỳ Công vẫn bặt vô âm tín.
Bỗng một ngày chị Là từ Hà Nội về, mang theo những tin tức làm cả làng Động sôi lên sùng sục.
Tin thứ nhất: ông Nguyễn Kỳ Vọng, con thứ ba của ông bà Lý Phúc di cư vào Nam năm 1954, vẫn còn sống và sắp trở về.
Tin thứ hai: ông bác Nguyễn Kỳ Vọng đã gặp thằng cháu Nguyễn Kỳ Công tại chiến trường miền Đông, Nam Bộ.
Cả hai tin này đều chắc như đinh đóng cột, vì chị Là chỉ là cái loa phát ngôn của chồng. Ông Chiến Thắng Lợi là cán bộ Trung ương cao cấp, vào ra Sài Gòn như đi chợ, đã phát thì ngôn nào dám sai?
Mẹ con bà Cử Phúc như người chết rồi bằng được sống lại. Bà Cử Phúc, gặp ai cũng khoe lá thư của anh Ba Vọng do ông cả Khôi mang từ Sài Gòn ra, đã được truyền tay đến nhàu nát. Không biết chữ, nhưng bà đã thuộc đến từng dấu phẩy
"Con là Nguyễn Kỳ Vọng, cúi đầu kính lạy u vì tội bất hiếu.
Vì hoàn cảnh chiến tranh, con xa gia đình đã hơn hai mươi năm. Lúc nào hình ánh thầy u, hình bóng quê hương cũng luôn ghi nhớ trong tâm khảm. Biết bao vật đổi sao dời, không làm sao kể hết trong mấy dòng thư này. Con vẫn luôn nói với vợ con và hai cháu Kỳ Vân, Kỳ Vy rằng, nhất định sẽ có một ngày chúng ta về thăm quê cha đất tổ. Quả là hồng phúc nhà ta còn rất lớn. Gặp anh Khôi con ở Sài Gòn mà con tưởng như trong mơ… Vậy là bốn anh em con vẫn còn cơ hội gặp thau giữa làng Động quê hương. Ngày ấy không còn xa nữa. Nhất định con sẽ về thăm u và gia đình… Nhân đây con cũng báo tin cho chú Quặc biết. Nếu chú có con trai lớn tòng quân thì đúng là hai bác cháu đã gặp nhau ở An Lộc rồi".
Chỉ vỏn vẹn ba dòng thư ngắn ngủi cũng đủ làm anh Cục sướng muốn phát điên. Anh uống hết một chai ba rượu trên quán cháo lòng bà reo chợ Mới, mồm nói huyên thuyên rằng tuần trước chị Bính vợ anh báo mộng thằng Công dắt theo về một cô vợ người Sài Gòn, giọng líu lo, nói mà anh chẳng hiểu mô tê gì. Có thế chứ! Trong hai thằng con trai anh, nhất định sẽ phải có một thằng đi tới đích, là người chiến thắng trở về chứ? Khối trường hợp báo chí đăng hẳn hoi. Cô vợ nhận giấy báo tử chồng, bố mẹ chồng thương con dâu lỡ dở bèn cưới cho ruột thương binh goá vợ, đến khi đám cưới vừa diễn ra thì anh chồng lù lù xuất hiện. Lại có trường hợp một anh bộ đội về nhà, thấy ảnh mình trên bàn thờ, đang ngơ ngác đứng nhìn không hiểu thực hư ra sao, thì bố mẹ ngoài đồng về, tưởng con là ma, liền qui xuống vái lia lịa mong hồn ma sống khôn chết thiêng phù hộ cho cả nhà…
Không thể ngồi yên ở nhà vì mấy dòng thư như đánh đố, anh Tư Cục bảo Nhi bắt con gà sống thiến cho vào rọ, đong vào tay nải mấy cân nếp cái hoa vàng, đích thân khăn gói ra Hà Nội, tìm gặp bác cả Khôi để hỏi về trường hợp bác Vọng đã gặp cháu Công như thế nào?
***
Bác cả Khôi, anh Cục vẫn thường gọi đồng chí Chiến Thắng Lợi như thế, là người duy nhất của làng Động có mặt tại dinh Độc Lập, trung tâm đầu não của chính quyền Sài Gòn, đúng ngày chiến thắng 30 tháng tư năm 1975.
Đoàn công tác đặc biệt của Ban X, do đồng chí Tư Vuông dẫn đầu, cùng đi có Chiến Thắng Lợi và Văn Quyền khởi hành từ Hà Nội vào đúng ngày giải phóng Huế, 26 tháng ba.
Chiếc xe Uoat mới cứng, phủ kín lá nguy trang, đi suốt đêm ngày theo mệnh lệnh "thần tốc, thần tốc hơn nữa", đuổi kịp đại quân ở Đà Nẵng. Từ đây, đoàn nhập vào Bộ chỉ huy tiền phương của cánh quân phía bắc, tiến thẳng vào dinh Độc Lập.
Sau hai mươi mốt năm, kể từ ngày 10 tháng mười năm 1954, ngày những anh bộ đội Cụ Hồ tiến vào giải phóng Thủ đô giờ đây Chiến Thắng Lợi lại có vinh hạnh được cùng đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn. Cũng bộ quân phục màu cỏ úa, mũ tai bèo, lẫn trong hàng vạn sĩ quan chiến sĩ quân giải phóng, nhưng vị thế của Chiến Thắng Lợi giờ đã khác. Ông theo đại quân vào thành phố lần này là để tiếp quản toàn bộ hệ thống của chính quyền cũ; tiếp đó là tẩy rửa, thanh trừng toàn bộ hệ thống tư tưởng phản động, chống đối; thiết lập bộ máy của chính thể mới. Đời người mấy ai có được niềm vinh quang cao vời, niềm hạnh phúc tột đỉnh ấy.
Ngay ngày đầu tiên đặt chân đến Sài Gòn, Ban X đã lập một chiến tích vang dội, có sức lan truyền khắp cả nước và thế giới ấy là bài phóng sự "Đại quân ta tiến vào Sài Gòn", ký tên tác giả Văn Quyền, thành viên của Ban X, đăng trên hầu hết các tờ báo lớn ra hàng ngày và phát liên tục trên Đài phát thanh. Bài phóng sự đăng kín hai trang báo khổ lớn mô tả các cánh quân tiến thần tốc với khí thế chẻ tre từ các ngả Đồng Dù, Bến Cát, Dầu Giây, Long Thành, Bến Lức…, vào chiếm các trung tâm đầu não cuối cùng của quân nguỵ Sài gòn, và mũi thọc sâu quyết định là Lữ đoàn tăng thiết giáp đánh chiếm dinh Độc Lập, bắt tướng Dương Văn Minh phải lên Đài phát thanh tuyên bố nguỵ quân nguỵ quyền bô súng, đầu hàng vô điều kiện, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Kèm theo bài phóng sự hừng hực lửa ấy là bức ảnh hai chiến xe tăng 843 và 390 của Lữ đoàn 208 anh hùng tiến thẳng vào cửa dinh Độc Lập.
- Các cậu giôi lắm. Vừa vào hang cọp, còn lạ nước lạ cái chưa biết đường đi nước bước ra sao mà đã có ngay một bài phóng sự bốc lửa, chẳng khác gì bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ngay sau chiến thắng quân Minh…
Đó là lời khen của đồng chí Tư Vuông dành cho Chiến Thắng Lợi và Văn Quyền.
Chiến Thắng Lợi thật thà:
- Dạ, báo cáo anh, công này thuộc về cậu Văn Quyền. Suốt đêm cậu ấy thắp đèn hì hục viết. Cậu ấy có nhờ tôi đọc duyệt. Tôi sửa cái tít, thêm chữ TA, để khẳng định đây là đại quân Cách mạng.
- Giỏi lắm. Riêng cái tít đã chứng tỏ một tầm nhìn vĩ mô, chiến lược. Mà cậu Văn Quyền bỗng nhiên viết lên tay mới lạ. Vừa có thực tế sống động, vừa có văn chương bay bổng. Tớ sẽ đề nghị với Trung ương thưởng huân chương chiến công cho các cậu đợt này.
Xưng hô cậu tớ thân mật như anh em một nhà, đủ biết đồng chí Tư Vuông vui đến mức nào…
- Anh Tư đặc biệt đánh giá cao bài viết của chú - Chiến Thắng Lợi nói với Quyền - Chính tôi cũng rất khâm phục khả năng nắm bắt thực tế của chú. Không hiểu chú lấy tư liệu ở đâu, lúc nào mà tài thế?
Cái nhìn dò xét, xăm xoi của Lợi, khiến Văn Quyền phát hoảng. Giả vờ hỏi vậy thôi, chứ ông ấy đã biết tỏng, đã đi guốc trong bụng mình - Quyền nghĩ thầm vậy và đành phải thú nhận:
- Với anh thì em không dám giấu giếm điều gì. Anh có nhớ hôm anh em mình gặp Châu Hà ở phòng Tổng thống Dương Văn Minh không? Chính cậu ấy đã cung cấp cho em tư liệu viết bài phóng sự.
Chiến Thắng Lợi à một tiếng, như đã hiếu ra.
Châu Hà chính là bút danh của nhà văn Đà Giang từ ngày đi chiến trường. Về nguyên tắc tổ chức, các nhà văn đi B, đều không được ký bút danh cũ trên các tác phẩm viết tại mặt trận. Đà Giang, sau chuyến vượt Trường Sơn năm 1967, phải bỏ lại cái tên cũ ở miền Bắc, lấy dòng sông Châu Giang quê hương làm bút danh nhà văn giải phóng Châu Hà. Vậy là từ cái tên cúng cơm Mai Văn Nhạ, đến Đà Giang, rồi Châu Hà bây giờ là cả một chặng đường trưởng thành của một đời văn. Cũng tương tự, Du San lấy bút danh Xuyên Sơn, Hàn Thâm Nho ký tên mới Trần Nhân Ảnh. Từ ngày ký tên mới, Châu Hà trở thành nhà văn giải phóng nổi tiếng với hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang trên văn đàn: Các tiểu thuyết "Trường Sơn hùng vĩ" "Đỉnh dốc, "Vượt ngầm", các tập truyện ngắn và ký sự "Em gái Vân Kiều", "Trăng sáng Cửa Việt", "Mũ tai bèo"… Đặc biệt, tập tuỳ bút "Đường lớn ta đi" ngay sau khi xuất bản đã có sức hiệu triệu hàng vạn thanh niên lên đường ra mặt trận, đã được báo chí hết lời ca ngợi là tác phẩm đúng tầm thời đại, bản hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, được chọn in vào phụ lục sách giáo khoa bậc trung học. Châu Hà được trao giải thưởng Văn học Trường Sơn và trở thành nhà văn giải phóng hàng đầu được nhận Giải thưởng Văn học Á - Phi - Mỹ La tinh. Gần mười năm ở chiến trường, Châu Hà không những là nhà văn với sức đi sức viết kỷ lục mà còn là một nhà báo sắc sảo, luôn có mặt tại những nơi nóng bỏng, ác liệt nhất, luôn có những phóng sự hừng hực khói lửa chiến trường.
- Mình không ngờ trong cuộc chiến tranh này Châu Hà đã trưởng thành vượt bậc - ông Lợi nói với Quyền - Trong số ba tay nhà văn tình nguyện đi B đợt ấy, Đà Giang thực sự là niềm tự hào của giới văn nghệ… đau nhất là mình đã đồng ý để Du San đi chiến trường…
- Em chẳng ngạc nhiên khi Xuyên Sơn trở thành kẻ chiêu hồi. Trong bài viết "Từ Du San đến Xuyên Sơn, hành trình của một tên phản bội", em đã lật tẩy bộ mặt tay sai bồi bút của nó. Viết đơn tình nguyện đi chiến trường cũng chỉ là sự a dua theo Đà Giang và Hàn Thâm Nho, chứ bản chất hắn là kẻ dễ dao động, không chịu được gian khổ, ác liệt, thì em biết. Thằng nhà văn khi đã quay bút phản bội Tổ quốc thì giọng lưỡi của nó còn hơn cả rắn độc. Nghe đài Sài Gòn đọc bút ký "Xương trắng Đất Việt" của nó em chỉ muốn đập vỡ cái đài, chỉ ước bắt được nó để băm vằm thành từng mảnh. Tiếc rằng nó đã leo lên máy bay trực thăng chạy theo quan thầy Mỹ. Trước khi tháo chạy ba ngày nó còn kịp phun trên đài Nguỵ bài tuỳ bút "Tử thủ cùng Sài Gòn", anh bảo có điên không?
- Nhưng bù lại chúng ta đã có Châu Hà, Trần Nhân Ảnh và bao nhà văn anh dũng khác… - Chiến Thắng Lợi đột ngột trở lại chuyện cũ - Này, chú không nghĩ rằng Châu Hà sẽ kiện chú đấy chứ?
- Kiện thế nào được em? - Văn Quyền nói cứng, nhưng sắc mặt chợt tái dại, không qua nổi được mắt Lợi - Em chỉ tham khảo tư liệu của cậu ấy thôi…
- Tôi nhắc để tránh cho chú những phiền toái sau này. Đạo văn là điều tối kỵ của người cầm bút - Chiến Thắng Lợi xua tay - Thôi, qua chuyện khác nhé. Hình như tôi có đọc loạt bài Châu Hà viết về cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân ở Sài Gòn.
- Dạ, đúng. Phóng sự "Dáng đứng Thành đồng" in trên Văn Nghệ Giải phóng. Năm 1968 Châu Hà từng sống ở địa đao Củ Chi, rồi tham gia tồng tiến công Tết Mậu Thân. Chẳng ngõ ngách nào ở Sài Gòn cậu ấy không biết.
- Chú tìm Châu Hà, bảo đến gặp tôi nhé.
Văn Quyền phát hoảng, trán toá mồ hôi hột. Anh thoáng nghĩ đến một cuộc đối chất mà vị quan toà không ai khác là Chiến Thắng Lợi.
Như để trấn an Quyền, Lợi đặt cả hai bàn tay lên vai thuộc cấp, vỗ nhẹ:
- Tôi muốn nhờ Châu Hà một việc. Hoàn toàn là chuyện riêng tư. Phải nhờ tay nhà văn xông xáo này may ra mới tìm thấy tung tích của cậu em cùng cha khác mẹ với mình.
- Nguyễn Kỳ Vọng hả anh?
- Vì nó mà cái lý lịch của tôi luôn bị tổ chức đặt một dấu hỏi - Tiếng thở dài của Lợi khiến Quyền như thấy lây sang mình.
- Bây giờ là lúc mình phải đối mặt với sự thật. Dù sao nó cũng cùng giọt máu với mình. Người cách mạng không phải là kẻ không có trái tim. Nếu nó là nguỵ quân nguỵ quyền, là ác ôn nợ máu thì tôi cũng phải nhận trách nhiệm với tổ chức…
- Dạ, anh để em lo việc này. Em sẽ đi gặp Châu Hà ngay.
Quả nhiên, người tìm ra Nguyễn Kỳ Vọng không ai khác là nhà văn Châu Hà. Bằng hệ thống cộng tác viên đặc biệt và tài nghệ của một người săn tin, chỉ trong ba ngày, Châu Hà đã tìm thấy tên Nguyễn Kỳ Vọng trong danh sách của Tồng Cục Kiều Lộ, thuộc Bộ giao thông Công chánh chính quyền Sài Gòn.
Dẫu đổi họ thay tên và súng sính trong bộ quân phục giải phóng rộng thùng thình thì Châu Hà vẫn là anh chàng nhà văn Đà Giang đen gầy, xương xẩu ngày nào. Chỉ có điều, thay vì chiếc điếu cày lúc nào cũng cặp kè bên mình, giờ thì trên môi Châu Hà thường trực điếu thuốc lá Basto. Hàm răng được hun khói thường xuyên xỉn màu cánh dán khiến nụ cười của anh không giấu được vẻ quê mùa gốc gác.
Cùng bước vào phòng Chiến Thắng Lợi với Châu Hà là một người tầm thước, mặc bộ complê sáng, đội mũ phớt, dáng vẻ khúm núm sợ sệt.
Chiến Thắng Lợi sững người. Ông nhìn người mới đến chằm chằm, rồi quên cả mình đang ở một cương vị phải giữ gìn, ông tiến lên mấy bước, xoà tay ra:
- Chú Ba Vọng phải không. Đúng là em Nguyễn Kỳ Vọng rồi.
- Anh Khôi! Em đây.
Hai anh em ôm chầm lấy nhau. Chiến Thắng Lợi cố nuốt nước mắt vào trong, còn Vọng thì bật khóc ồ ồ.
- Bà và cả nhà vẫn mong chú từng ngày. Biết chú không di tản, lại chỉ là một công chức kỹ thuật, không nợ máu, anh rất mừng.
Đó là câu chuyện mở đầu của hai anh em suốt hơn hai mươi năm xa cách.
***
Chuyến trở về làng Động của Nguyễn Kỳ Vọng như một giấc mơ.
Trong số những người đầu tiên được lên con tàu Thống Nhất đầu tiên làm cuộc hành trình xuyên Việt từ Sài Gòn ra Hà Nội, Vọng có niềm hạnh phúc của người phía bên kia nhưng lại được chính thể mới tin cậy, tin dùng. Cùng trên chuyến tàu với Vọng là một số ít người Bắc di cư, có nhân thân tốt, được ưu ái đặc biệt về gặp mặt gia đình. Còn lại, toàn một màu áo lính. Có nhiều toa chở đầy thương binh. Những người lính dạn dầy trận mạc, từng cận kề cái chết. Nhiều người là thương bệnh binh hôm qua còn trong bệnh viện. Nhiều người có thâm niên hàng chục năm khắp các chiến trường B, C, K. Họ được phiên chế theo từng đơn vị toa tàu có sĩ quan chỉ huy, có bộ phận bảo đảm hậu cần. Hành trang của những người lính chiến thắng hầu như giống nhau: kèm theo ba lô, võng dù, đàn ghita là khung xe đạp gia công, xăm lốp xe, búp bê, quần áo, đường sữa… Nhiều anh bê theo cả những chiếc ti vi đen trắng to đùng, hoặc treo toòng teng bên cửa sổ những buồng cau, những xe nôi trẻ con, đồ gia dụng bằng nhựa… Nhiều anh không quên mang vác đưa lên toa những bao tải gạo, những can nhựa nước mắm, những giỏ trái cây đủ loại măng cụt, sầu riêng, mãng cầu, dừa, xoài, chồm chôm, bưởi, mít tố nữ… cao ngất ngưởng. Đoàn tàu chiến thắng nồng nặc mùi mồ hôi người lâu ngày không tắm giặt chen chúc kẻ nằm người ngồi, chất ngất đồ đạc, hành lý, nhiều lúc ì ạch chạy với tốc độ bằng người đi xe đạp, đêm xuống nhà tàu phải thắp những ngọn đèn dầu vàng nhợt nhạt ở các lối đi. Vui nhất, ầm ĩ nhất là lúc hai đoàn tàu ngược chiều Nam Bắc gặp nhau ở ga cau Phú Yên, ga xoài Bình Định ga gà Quảng Ngãi và ga trứng vịt Quảng Bình. Tàu Bắc vào có vẻ hỗn tạp, chen chúc người, nhưng cũng nghèo nàn hơn. Toàn cán bộ vào tiếp quản, đi công tác, các gia đình tập kết dắt drư nhau về quê, thân nhân đi tìm người nhà và cánh lâi buôn đường dài. Hàng vào chủ yếu là chè Phú Thọ, Thái Nguyên, thuốc lá sợi Lạng Sơn, thuốc lào Vĩnh Bảo… Người ta réo tên ời ời xem có ai là người thân, người đồng hương. Không ít cảnh vợ chồng, cha con, anh em gặp nhau tình cờ, câm động đến rơi nước mắt.
Dằng dặc suốt chiều dài đất nước đâu đâu cũng cảnh đổ nát hoang tàn. Những rừng dừa cụt ngọn cháy đen, tua tủa như những rừng cọc Bạch Đằng. Những cánh đồng bị đạn pháo cày, bỏ hoang lâu ngày, cỏ mọc ngút đầu. Những nền nhà nham nhở. Những túp lều dựng vội bằng đủ thứ phế liệu. Hàng trăm chiếc cầu đổ sập ngang sông. Xác xe tăng, xe tải cháy ngổn ngang dọc đường. Những thị trấn hầu như chỉ còn là những đống gạch vụn…
Thế là tròn 22 năm kể từ ngày Vọng đáp chiếc máy bay Dakota từ phi trường Gia Lâm vào Sài Gòn. Ra đi như một cuộc chạy trốn quê hương bằng đường trên trời. Trở về trên chuyến tàu xuyên Việt nối liền hai miền chia cách. Ngày đi Vọng vẫn còn là một cậu tú tài mười bầy tuổi, ngày về đã là một người đàn ông tứ thập, với biết bao chìm nổi, phong trần.
Gặp bà Cử Phúc, Vọng ôm chầm lấy mẹ, khóc rống lên. Nhìn thấy ảnh ông Cử Phúc trên ban thờ, Vọng lại khóc nức nở một lần nữa. Chao ôi, toàn những gương mặt thân yêu mà cho tới lúc gặp, anh vẩn không thể nhận ra. Mẹ anh gầy yếu hom hem và già sọm hơn tuổi thực của bà đến chục tuổi. Cục cao lênh khênh, đen cháy như thanh gỗ hong gác bếp, còn Hậu, cô em ruột, mà anh lại cứ tưởng là bà vú già của gia đình.
Ký ức về Nguyễn Kỳ Viên một thời, khiến Vọng cứ ngơ ngẩn như người lạc vào một xóm ngõ nào đó chứ không phải ngôi nhà xưa, nơi anh đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ. Khu nhà của thầy u nay đã bị chia năm xẻ bẩy, chen chúc các hộ gia đình. Cái làng Động của anh đông đúc, chật chội hơn, nhưng xác xơ, tiêu điều. Nền đình Đụn giờ thành nhà kho, sân phơi hợp tác, ngổn ngang những đầu máy cày, máy tuốt lúa han rỉ. Đầu làng, cuối làng chỗ nào cũng chuồng trâu tập thể, trại chăn nuôi lợn, phân rác ngập đầy.
Suốt một đêm trắng, Vọng thức kể cho bà Cử Phúc và Cục nghe về quãng đời hơn hai mươi năm chìm nổi, phiêu bạt. Dường như lần đầu tiên kể từ ngày xa quê, anh mới có dịp sắp xếp lại những trang ký ức.
Mệt quá, Vọng ngủ thiếp đi trên tấm phản mà Cục đã thay cho chiếc sập cổ bị trưng thu hồi cải cách. Trong cơn mơ, Vọng thấy mình bé loắt choắt với cái tên Vện cúng cơm bà nội và u thường gọi. Cục và Vện dẫn bé Hậu ra bờ ao câu nhái cho vịt. Hậu rén đi sau hai anh, tay xách chiếc giỏ bằng tre đan, đựng nhái, bé như một quả phật thủ. Những con châu chấu nhỏ được mắc vào lưỡi câu, dùng dây gai nối vào đoạn cần tre. Chỉ cần nhử nhử bên vệ cỏ là con nhái háu ăn nhảy lên đớp. Đang ham câu, Vện bỗng nghe tiếng ùm, quay lại, thấy bé Hậu đang chới với dưới nước. Vện sợ quá, kêu oai oái chạy đi gọi u, gọi bà. Còn Cục, chẳng nói năng gì nhảy ùm xuống ao, vừa bơi vừa quờ tay túm tóc bé Hậu…
Cơn mơ về tuổi thơ làm Vọng bừng tỉnh. Anh thấy như nước từ tóc Hậu còn vương trên má mình. Anh thấy lờ mờ một gương mặt đang cúi sát xuống anh. Một bàn tay nhỏ bé đang xoá ngấn nước trên má anh. Thì ra đó là cô em gái Hậu tội nghiệp. Lúc anh kể chuyện, Hậu chỉ ngồi ở góc khuất phía xa nhìn. Lúc Vọng ngủ, cô mới dám lại gần, ngắm nhìn anh với vẻ mặt ngây ngô nhưng vô vàn âu yếm. Cô không hiểu sao mà anh Vọng của cô, lại khóc?
Hậu ơi, thế giới tuổi thơ của chúng mình đã chết rồi. Vọng thầm nói với em gái và chụp bàn tay lên mái tóc em.
Comment