Giới thiệu
Không có người lớn tuổi nào không tiếc nhớ tuổi trẻ, và càng những ai có nhiều suy tư càng tiếc nhớ nhiều hơn. Đó là một trong những nguyên nhân vì sao hầu hết các nhà văn đều có lần viết về tuổi trẻ.
Nhưng rất ít người thành công. La Fontaine, Grimm, Perrault không viết về tuổi trẻ mà chỉ viết cho tuổi trẻ. Mark Twain là nhà văn độc nhất kể chuyện Tom Sawyer bất tử. Còn tất cả đều theo quy luật chung : đã lớn rồi tất không còn bé nữa. Quá khứ chỉ có hình ảnh, tuổi trẻ không ở lại trong cảm nghĩ, người viết văn thường gán cho bọn thiếu niên những cằn cỗi của mình. Chính vì thế mà họ thất bại.
Duyên Anh đã thành công ở chỗ rất nhiều người thất bại. "Thằng Vũ" quả là một đứa bé sống động, tinh nghịch, tràn đầy nhựa sống. Truyện của nó làm cho người đọc tuổi sắp về già, nhớ lại cả một thời thiếu niên. Niềm cảm xúc chân thành như cả một đời chỉ có mấy lần.
"Thằng Vũ" cũng còn là truyện của các em học sinh. Tôi không muốn nói đến danh từ công thức như "lành mạnh" hay "trong sạch". Tôi tin rằng các em sẽ tìm thấy ở "Thằng Vũ" một tình bạn vui nhộn, thành thực. Các em có thể "hỗn" như nó, nếu các em cũng chịu học cho giỏi và yêu thầy, mến bạn như nó.
Con đường đi của "Thằng Vũ" không biết đến thế nào là cùng...
Nguyễn Mạnh Côn
1
Vũ và Côn nằm dài trên chiếc chiếu rách trải dưới giàn hoa lý sau vườn. Bóng râm mỗi lúc một lan rộng ra. Nắng chiều yếu dần nên màu xanh của lá và màu vàng của chùm hoa tươi lên làm dịu mắt hai thằng bé.
Những con bọ ngựa trốn nắng hạ từ lâu, bây giờ bò khắp chỗ đùa bỡn. Côn bỗng nhớ nhà quê. Vụ hè năm ngoái nó được theo bà nó về mãi làng Thanh Triều tít tắp bên kia sông Trà Lý. Nó cũng đã từng nằm dưới bóng mát của giàn hoa gần bờ ao, nghe tiếng cuốc kêu rỉ rả, tiếng tu hú bắt nhịp thời gian chạy uể oải. Và nó đã chán cả tắm ao, câu cá, đập cào cào, đánh bẫy chim với tụi nhóc đồng nội. Côn bỏ lên tỉnh ngay để khoe với thằng Vũ rằng không có thằng Vũ thì trên đời không có gì vui cả.Bây giờ nằm bên thằng Vũ nó lại nhớ nhà quê.
Côn và Vũ sấp sỉ mười ba tuổi. Chúng nó cùng học một lớp, cùng ngồi một bàn, cùng thích chuyện kiếm hiệp tầu nên hợp nhau lắm. Bát cứ nơi nào người ta cũng gặp hai đứa. Nửa trưa nắng gắt, chúng nó kéo bạn bè xuống phố An Tập tổ chức đánh trận, vật lộn, ném đá, ném đất. Thằng nào thằng nấy nhễ nhãi mồ hôi, quần áo lem luốc, rách nát. Đôi bận bị xầy da, sứt trán, chúng nó giả vờ khai vấp ngã.
Được cái ở nhà chúng nó rất ngoan ngoãn, tới trường học hành siêng năng nên cha mẹ chúng thả lòng. Lần mò mãi vào hồ Phúc Khánh ⭠cái hồ hàng năm ba bốn mạng chết đuối ⭠câu cá, cũng bọn thằng Vũ. Sang làng Bồ Xuyên bắn chim, bắn gà con, bắn chó, cũng bọn thằng Vũ. Qua cầu Bo bẻ trộm ổi bị đuổi mất cả mũ nón, cũng bọn thằng Vũ. Bấm chuông điện nhà ông Đốc cho chó sủa inh ỏi rồi chạy chí chết cũng bọn thằng Vũ. Ghé thăm đền Mẫu, rứt râu ông hộ pháp, ăn cắp oản, xôi, hoa quả, trêu chọc bà đồng, ông từ, cũng bọn thằng Vũ nốt.
Thằng Vũ còn đầu têu trò "chơi kiếm hiệp", bắt chước mọi hành động, cử chỉ của những tay giang hồ mã thượng thời nước Tầu cổ xưa, bắt chước luôn cả những tay hiệp sĩ mà chúng thích. Thằng Vũ là Triều Dương Hiệp, thằng Côn là Hà nguyên Khánh. Mỗi thằng cầm đầu một bọn nhãi chia làm hai môn phái. Khi không tìm ra môn phái địch thủ thứ ba nào thì chúng thách thức, đấm đá nhau cho đỡ buồn. Khi tìm ra môn phái thích nghịch như chúng nó thì chúng nó hợp lại tôn thằng Vũ làm chúa đảng, bầy mưu tính kế hạ kẻ thù. Chúng nó tự nhận mình là những kẻ "cứu dân độ thế" mặc dù cả chánh đảng Vũ cũng chẳng hiểu cứu dân độ thế là gì.
Hai thằng bé chỉ hiểu nghịch cho nhiều, càng nguye hiểm càng thú vị. Vu tập lấy gân bụng thất rắn chắc. Ra trường nó cởi trần thách tụi cùng lớp thử sức. Nó cho mỗi đứa đấm một cái thật mạnh vào bụng. Mặt nó tỉnh khô không tỏ vẻ gì đau đớn khiến lũ học trò lớp nhì một phục sát đất. Lối biểu diễn này thu hút được nhiều đồ đệ lắm. Thằng Côn tập phóng dao. Chiều chiều nó lén xuống cầu tiêu tu luyện đến nát cả cánh cửa gỗ. Môn sở trường của nó đần dần thành cừ khôi. NHưng cu cậu chỉ dám bắt nạt mấy thân cây bàng, cây hồi ngoài đường hay trộ bạn bè thì phóng lên bảng đen, trên mặt bàn, chứ cho kẹo cũng không dám rút dao dọa bạn.
Vũ còn khuyến khích Côn tập ném phi tiêu để hẹn hò nhau cho bí mật. Trong cặp sách của thằng Côn không lúc nào không nhét hàng chục cái phi tiêu mũi bằng ghim-cài-đầu nhọn hoát. Có khi Vũ đang ngồi ăn cơm, chợt một mũi phi tiêu từ đâu bay tới cắm phập vào cánh cửa. Vũ vội buông đũa buông bát chạy rút mũi phi tiêu kèm theo bức thư, lẫm nhẫm đọc:
- "Bữa nay ta đã rình mi rất lâu. Đáng lẽ mũi tên này phải trúng cổ họng mi giữa lúc mi đang há hốc mồm và cơm. Song ta nghĩ, môn phái ta khôing cho phép giết người sau lưng nên ta tha chết cho mi và hẹn mi đến bốn giờ chiều nay ta sẽ gặp mi tại bờ sông Trà Lý để tranh tài cao thấp. Mi mà vắng mặt, mì là thằng hèn nhất thế giới."
Cuối bức thư vẽ mũi phi tiêu xuyên qua cái đầu lâu máu rì rì, mấy nét ngòng ngoèo ký đè lên. Biết rằng Hà Nguyên Khánh dọa mình, Triều Dương Hiệp ngấu nghiến đọc tiếp hàng chữ tái bút quan hệ :
- "Chỗ mày chỉ tao nấp phóng phi tiêu cao quá, tao trèo mãi mới được. Đáng lẽ phóng từ chiều qua cớ đấy. Nhớ chiều nay nhé ! Đông đủ cả bọn, có phao, có săm ô tô nữa. Tụi mình bơi qua sông ăn cắp ổi".
Triều Dương Hiệp mỉm cười khoái chí. Chàng vờ chạy ngay ra đường, ngó truớc ngó sau. Nấp sau cây bàng, cách đó chừng hai thước, thích khách Hà Nguyên Khánh chỉ đợi có vậy, bèn xuất đầu lộ diện, miệng cười hứa hẹn, chàng không quên làm bộ chỉ tay, cáu giận mắng lớn :
- khá đó, súc sinh ! Ta tha đuổi mi, chiều nay mi sẽ biết đường gươm họ Triều.
Rồi hiệp sĩ Triều Dương Hiệp Vũ lại vài ăn tiếp tục ăn cơm. Khi khác, Côn sang nhà chú nó ăn cỗ, về nhà đã thấy mãnh giấy cài lên bàn học, nguệch ngoạc vài dòng :
- "Hà nguyên Khánh chắc nhà ngươi biết võ đài do hoàng thượng dựng lên ở nghĩa địa ngã tư Vũ Tiên dể anh hùng mười phương tới tỉ thí chứ ? Nhà ngươi thường hãnh diên cái tài phóng dao lên bảng đen của nhà ngươi. Vậy chiều nay, hai giờ rưỡi hay ba giờ nhà ngươi hãy mang đủ thứ dao đến. Nếu sợ chết thì rủ thêm thằng Dực, thằng Hải đấu tay tư cho vui. "
Cuối mãnh giấy vẽ hình người treo cổ, cũng ngòng ngoèo mấy nét ký đè lên. Đó là dấu hiệu của thằng Vũ. Thư doạ giết, thư thách đố của hai hiệp sĩ này kỳ quặc là luôn luôn thêm tái bút :
- "Cố xoay vài đồng, tụi mình xuống Đoan Túc chén canh bánh đa mày nhé ! Canh bánh đa Đoan Túc ngon lắm mày ạ ! Màu vàng khe béo ngậy, nghe đã thèm nhỏ rãi rồi..."
Chúng nó ranh mãnh, quỷ quái thế đấy. Thế mà lúc này, nằm dưới giàn hoa, thằng thì nhớ nhà quê, thằng thì say sưa ngắm đôi bọ ngựa vung gươm chém nhau. Vũ tưởng tượng thấy đấu trường thời xưa và hai con bọ ngựa chính là hai chàng dũng sĩ. Nhưng sự tưởng tượng của Vũ và nỗi nhớ của Côn tiêu tan ngay khi Côn bỗng nhiên ngồi nhổm dậy vỗ vai Vũ, hét lớn :
- Tao nhớ ra rồi, tuyệt, tuyệt, thằng này tuyệt...
- Vũ ngồi nhổm dậy sung sướng hỏi :
- Tuyệt vừa hay tuyệt cú mèo hở mày ?
- Tuyệt cú mèo !
- Nó ở đâu ?
- Nó ở trường mình, lớp nhì hai.
- Sao mày biết ?
- Hôm nọ tao xuống cầu Kiến Xương ăn giỗ ông nội tao. Nghe nói có đá bóng, tao khoái quá quên cả giỗ. Tao mò ra bãi xem hai hội Kỳ Bá và Bồ Xuyên tranh cúp "Cam tích tán" của nhà thuốc Bình an. Hội Kỳ Bá có thằng lỏi tỳ đi trung phong lừa gạt nhanh như máy. Chính nó làm bàn hai quả. Thiên hạ vỗ tay hoan hô nó như điên. Tao sôi cả ruột gan. Mãn cuộc, tao đứng rán lại xem trao cúp và nhìn cho rõ mặt thằng trung phong lỏi tỳ. Đố mày biết nó là thăng nào ?
- Thằng Môn.
- Thằng Môn xách dép cho nó không đáng !
- Thế thằng nào, thằng nào ?
- Làm chi mà rối lên vậy ?
- Tao ghét mày quá, đố với thách, nói nhanh nhanh tí mày !
- Thằng Vọng !
Vũ khinh ngạc :
- Vọng ghẻ đặc biệt hở ?
- Ừ, "chiến" ghê lắm mày ạ. Nó đá đẹp "ba chê" !
Vũ đứng hẳn lên, vươn vai khoan khoái.
- Tao phải gạ gẫm nó đá cho tụi mình mới hạ nổi tụi An Tập. Để mai ra trường tao rủ nó. Hì hì nằm nghĩ nát óc chiều nay. Đội bóng của tao có thằng Vọng chắc tụi An Tập kiềng mặt.
Côn lo ngại nói :
- Nhỡ thằng Vọng nó từ chối ?
Vũ tin tưởng :
- Từ chối sao được, tao sẽ có cách. Thôi tao về kẻo dì tao mong.
Côn không giữ bạn. Tự nhiên nó vui lây cái niềm vui của thằng Vũ. Sau lần thua đội bóng lớp nhì hai trường tiểu học An Tập, thằng Vũ buồn lắm. Ngày ngày sang ngày nọ, nó chỉ nghĩ đến phục thù. Nhưng muốn phục thù, đội bóng của nó cần phải có một thằng trung phong "cừ". Nay thằng Côn kiếm được thằng Vọng, hỏi chi Vũ chắng sướng. Côn đưa bạn khỏi cửa. Nắng đã tắt hẳn.
Không có người lớn tuổi nào không tiếc nhớ tuổi trẻ, và càng những ai có nhiều suy tư càng tiếc nhớ nhiều hơn. Đó là một trong những nguyên nhân vì sao hầu hết các nhà văn đều có lần viết về tuổi trẻ.
Nhưng rất ít người thành công. La Fontaine, Grimm, Perrault không viết về tuổi trẻ mà chỉ viết cho tuổi trẻ. Mark Twain là nhà văn độc nhất kể chuyện Tom Sawyer bất tử. Còn tất cả đều theo quy luật chung : đã lớn rồi tất không còn bé nữa. Quá khứ chỉ có hình ảnh, tuổi trẻ không ở lại trong cảm nghĩ, người viết văn thường gán cho bọn thiếu niên những cằn cỗi của mình. Chính vì thế mà họ thất bại.
Duyên Anh đã thành công ở chỗ rất nhiều người thất bại. "Thằng Vũ" quả là một đứa bé sống động, tinh nghịch, tràn đầy nhựa sống. Truyện của nó làm cho người đọc tuổi sắp về già, nhớ lại cả một thời thiếu niên. Niềm cảm xúc chân thành như cả một đời chỉ có mấy lần.
"Thằng Vũ" cũng còn là truyện của các em học sinh. Tôi không muốn nói đến danh từ công thức như "lành mạnh" hay "trong sạch". Tôi tin rằng các em sẽ tìm thấy ở "Thằng Vũ" một tình bạn vui nhộn, thành thực. Các em có thể "hỗn" như nó, nếu các em cũng chịu học cho giỏi và yêu thầy, mến bạn như nó.
Con đường đi của "Thằng Vũ" không biết đến thế nào là cùng...
Nguyễn Mạnh Côn
1
Vũ và Côn nằm dài trên chiếc chiếu rách trải dưới giàn hoa lý sau vườn. Bóng râm mỗi lúc một lan rộng ra. Nắng chiều yếu dần nên màu xanh của lá và màu vàng của chùm hoa tươi lên làm dịu mắt hai thằng bé.
Những con bọ ngựa trốn nắng hạ từ lâu, bây giờ bò khắp chỗ đùa bỡn. Côn bỗng nhớ nhà quê. Vụ hè năm ngoái nó được theo bà nó về mãi làng Thanh Triều tít tắp bên kia sông Trà Lý. Nó cũng đã từng nằm dưới bóng mát của giàn hoa gần bờ ao, nghe tiếng cuốc kêu rỉ rả, tiếng tu hú bắt nhịp thời gian chạy uể oải. Và nó đã chán cả tắm ao, câu cá, đập cào cào, đánh bẫy chim với tụi nhóc đồng nội. Côn bỏ lên tỉnh ngay để khoe với thằng Vũ rằng không có thằng Vũ thì trên đời không có gì vui cả.Bây giờ nằm bên thằng Vũ nó lại nhớ nhà quê.
Côn và Vũ sấp sỉ mười ba tuổi. Chúng nó cùng học một lớp, cùng ngồi một bàn, cùng thích chuyện kiếm hiệp tầu nên hợp nhau lắm. Bát cứ nơi nào người ta cũng gặp hai đứa. Nửa trưa nắng gắt, chúng nó kéo bạn bè xuống phố An Tập tổ chức đánh trận, vật lộn, ném đá, ném đất. Thằng nào thằng nấy nhễ nhãi mồ hôi, quần áo lem luốc, rách nát. Đôi bận bị xầy da, sứt trán, chúng nó giả vờ khai vấp ngã.
Được cái ở nhà chúng nó rất ngoan ngoãn, tới trường học hành siêng năng nên cha mẹ chúng thả lòng. Lần mò mãi vào hồ Phúc Khánh ⭠cái hồ hàng năm ba bốn mạng chết đuối ⭠câu cá, cũng bọn thằng Vũ. Sang làng Bồ Xuyên bắn chim, bắn gà con, bắn chó, cũng bọn thằng Vũ. Qua cầu Bo bẻ trộm ổi bị đuổi mất cả mũ nón, cũng bọn thằng Vũ. Bấm chuông điện nhà ông Đốc cho chó sủa inh ỏi rồi chạy chí chết cũng bọn thằng Vũ. Ghé thăm đền Mẫu, rứt râu ông hộ pháp, ăn cắp oản, xôi, hoa quả, trêu chọc bà đồng, ông từ, cũng bọn thằng Vũ nốt.
Thằng Vũ còn đầu têu trò "chơi kiếm hiệp", bắt chước mọi hành động, cử chỉ của những tay giang hồ mã thượng thời nước Tầu cổ xưa, bắt chước luôn cả những tay hiệp sĩ mà chúng thích. Thằng Vũ là Triều Dương Hiệp, thằng Côn là Hà nguyên Khánh. Mỗi thằng cầm đầu một bọn nhãi chia làm hai môn phái. Khi không tìm ra môn phái địch thủ thứ ba nào thì chúng thách thức, đấm đá nhau cho đỡ buồn. Khi tìm ra môn phái thích nghịch như chúng nó thì chúng nó hợp lại tôn thằng Vũ làm chúa đảng, bầy mưu tính kế hạ kẻ thù. Chúng nó tự nhận mình là những kẻ "cứu dân độ thế" mặc dù cả chánh đảng Vũ cũng chẳng hiểu cứu dân độ thế là gì.
Hai thằng bé chỉ hiểu nghịch cho nhiều, càng nguye hiểm càng thú vị. Vu tập lấy gân bụng thất rắn chắc. Ra trường nó cởi trần thách tụi cùng lớp thử sức. Nó cho mỗi đứa đấm một cái thật mạnh vào bụng. Mặt nó tỉnh khô không tỏ vẻ gì đau đớn khiến lũ học trò lớp nhì một phục sát đất. Lối biểu diễn này thu hút được nhiều đồ đệ lắm. Thằng Côn tập phóng dao. Chiều chiều nó lén xuống cầu tiêu tu luyện đến nát cả cánh cửa gỗ. Môn sở trường của nó đần dần thành cừ khôi. NHưng cu cậu chỉ dám bắt nạt mấy thân cây bàng, cây hồi ngoài đường hay trộ bạn bè thì phóng lên bảng đen, trên mặt bàn, chứ cho kẹo cũng không dám rút dao dọa bạn.
Vũ còn khuyến khích Côn tập ném phi tiêu để hẹn hò nhau cho bí mật. Trong cặp sách của thằng Côn không lúc nào không nhét hàng chục cái phi tiêu mũi bằng ghim-cài-đầu nhọn hoát. Có khi Vũ đang ngồi ăn cơm, chợt một mũi phi tiêu từ đâu bay tới cắm phập vào cánh cửa. Vũ vội buông đũa buông bát chạy rút mũi phi tiêu kèm theo bức thư, lẫm nhẫm đọc:
- "Bữa nay ta đã rình mi rất lâu. Đáng lẽ mũi tên này phải trúng cổ họng mi giữa lúc mi đang há hốc mồm và cơm. Song ta nghĩ, môn phái ta khôing cho phép giết người sau lưng nên ta tha chết cho mi và hẹn mi đến bốn giờ chiều nay ta sẽ gặp mi tại bờ sông Trà Lý để tranh tài cao thấp. Mi mà vắng mặt, mì là thằng hèn nhất thế giới."
Cuối bức thư vẽ mũi phi tiêu xuyên qua cái đầu lâu máu rì rì, mấy nét ngòng ngoèo ký đè lên. Biết rằng Hà Nguyên Khánh dọa mình, Triều Dương Hiệp ngấu nghiến đọc tiếp hàng chữ tái bút quan hệ :
- "Chỗ mày chỉ tao nấp phóng phi tiêu cao quá, tao trèo mãi mới được. Đáng lẽ phóng từ chiều qua cớ đấy. Nhớ chiều nay nhé ! Đông đủ cả bọn, có phao, có săm ô tô nữa. Tụi mình bơi qua sông ăn cắp ổi".
Triều Dương Hiệp mỉm cười khoái chí. Chàng vờ chạy ngay ra đường, ngó truớc ngó sau. Nấp sau cây bàng, cách đó chừng hai thước, thích khách Hà Nguyên Khánh chỉ đợi có vậy, bèn xuất đầu lộ diện, miệng cười hứa hẹn, chàng không quên làm bộ chỉ tay, cáu giận mắng lớn :
- khá đó, súc sinh ! Ta tha đuổi mi, chiều nay mi sẽ biết đường gươm họ Triều.
Rồi hiệp sĩ Triều Dương Hiệp Vũ lại vài ăn tiếp tục ăn cơm. Khi khác, Côn sang nhà chú nó ăn cỗ, về nhà đã thấy mãnh giấy cài lên bàn học, nguệch ngoạc vài dòng :
- "Hà nguyên Khánh chắc nhà ngươi biết võ đài do hoàng thượng dựng lên ở nghĩa địa ngã tư Vũ Tiên dể anh hùng mười phương tới tỉ thí chứ ? Nhà ngươi thường hãnh diên cái tài phóng dao lên bảng đen của nhà ngươi. Vậy chiều nay, hai giờ rưỡi hay ba giờ nhà ngươi hãy mang đủ thứ dao đến. Nếu sợ chết thì rủ thêm thằng Dực, thằng Hải đấu tay tư cho vui. "
Cuối mãnh giấy vẽ hình người treo cổ, cũng ngòng ngoèo mấy nét ký đè lên. Đó là dấu hiệu của thằng Vũ. Thư doạ giết, thư thách đố của hai hiệp sĩ này kỳ quặc là luôn luôn thêm tái bút :
- "Cố xoay vài đồng, tụi mình xuống Đoan Túc chén canh bánh đa mày nhé ! Canh bánh đa Đoan Túc ngon lắm mày ạ ! Màu vàng khe béo ngậy, nghe đã thèm nhỏ rãi rồi..."
Chúng nó ranh mãnh, quỷ quái thế đấy. Thế mà lúc này, nằm dưới giàn hoa, thằng thì nhớ nhà quê, thằng thì say sưa ngắm đôi bọ ngựa vung gươm chém nhau. Vũ tưởng tượng thấy đấu trường thời xưa và hai con bọ ngựa chính là hai chàng dũng sĩ. Nhưng sự tưởng tượng của Vũ và nỗi nhớ của Côn tiêu tan ngay khi Côn bỗng nhiên ngồi nhổm dậy vỗ vai Vũ, hét lớn :
- Tao nhớ ra rồi, tuyệt, tuyệt, thằng này tuyệt...
- Vũ ngồi nhổm dậy sung sướng hỏi :
- Tuyệt vừa hay tuyệt cú mèo hở mày ?
- Tuyệt cú mèo !
- Nó ở đâu ?
- Nó ở trường mình, lớp nhì hai.
- Sao mày biết ?
- Hôm nọ tao xuống cầu Kiến Xương ăn giỗ ông nội tao. Nghe nói có đá bóng, tao khoái quá quên cả giỗ. Tao mò ra bãi xem hai hội Kỳ Bá và Bồ Xuyên tranh cúp "Cam tích tán" của nhà thuốc Bình an. Hội Kỳ Bá có thằng lỏi tỳ đi trung phong lừa gạt nhanh như máy. Chính nó làm bàn hai quả. Thiên hạ vỗ tay hoan hô nó như điên. Tao sôi cả ruột gan. Mãn cuộc, tao đứng rán lại xem trao cúp và nhìn cho rõ mặt thằng trung phong lỏi tỳ. Đố mày biết nó là thăng nào ?
- Thằng Môn.
- Thằng Môn xách dép cho nó không đáng !
- Thế thằng nào, thằng nào ?
- Làm chi mà rối lên vậy ?
- Tao ghét mày quá, đố với thách, nói nhanh nhanh tí mày !
- Thằng Vọng !
Vũ khinh ngạc :
- Vọng ghẻ đặc biệt hở ?
- Ừ, "chiến" ghê lắm mày ạ. Nó đá đẹp "ba chê" !
Vũ đứng hẳn lên, vươn vai khoan khoái.
- Tao phải gạ gẫm nó đá cho tụi mình mới hạ nổi tụi An Tập. Để mai ra trường tao rủ nó. Hì hì nằm nghĩ nát óc chiều nay. Đội bóng của tao có thằng Vọng chắc tụi An Tập kiềng mặt.
Côn lo ngại nói :
- Nhỡ thằng Vọng nó từ chối ?
Vũ tin tưởng :
- Từ chối sao được, tao sẽ có cách. Thôi tao về kẻo dì tao mong.
Côn không giữ bạn. Tự nhiên nó vui lây cái niềm vui của thằng Vũ. Sau lần thua đội bóng lớp nhì hai trường tiểu học An Tập, thằng Vũ buồn lắm. Ngày ngày sang ngày nọ, nó chỉ nghĩ đến phục thù. Nhưng muốn phục thù, đội bóng của nó cần phải có một thằng trung phong "cừ". Nay thằng Côn kiếm được thằng Vọng, hỏi chi Vũ chắng sướng. Côn đưa bạn khỏi cửa. Nắng đã tắt hẳn.
Comment