Chương 1
Cô gái sững sờ, chiếc kiếng mát được tháo nhanh khỏi cặp mắt. Cả không nằm mơ. Căn nhà đã thay đổi hoàn toàn, nhưng cửa hàng bán sách vẫn là ''cửa hàng sách". Ba mẹ cô trúng số ư?
Người phụ nữ đứng sau quầy tạp phẩm, trạc tuổi, ba mươi, không phải mẹ, cũng không phải chi Hai cô. Căn nhà đã đổi chủ?
Cô gái bước nhanh vào trong nhà sách, vẫn không tháo khăn bịt mặt. Cô chưa kịp hỏi, chị chủ quầy đã niềm nở:
– Em cần mua gì?
Cô gái nhẹ giọng:
– Dạ, chị cho em hỏi thăm. Chủ nhà này có ở nhà không chị?
– Em muốn hỏi chủ mới hay chủ nhà cũ?
Cô gái nhẹ giọng mình nhẹ tênh:
– Dạ, em muốn hỏi ông bà Thạch ...
Chị bán hàng chép miệng:
– Em là gì củá họ? Em không biết gia đình họ đã gặp tai họa gì à?
Cô gái run run:
– Em ... em xa họ cả năm nay, bây giờ mới có dịp trở lại. Họ đã gặp chuyện gì hả chị?
Chị bán hàng nói:
– Nghe nói bà Thạch chết vì bệnh tim. Bà mới chết mấy tháng nay thôi. Ông Thạch bị tai nạn trong một lần đi tìm cô con gái út. Ông bị bọn côn đồ đánh gãy chân ...
Chị bán hàng nói tới đó liền ngưng vì gặp khách vào mua đồ. Cô gái khuỵu xuống nền nhà, ngất lịm sau câu chuyện nửa vời của chủ nhà. .... Hạnh Thùy mở mắt. Cô nghe rất nhiều tiếng xì xầm nói chuyện. Người ta đang nhắc đến tên cô và bà mẹ cô.
Hạnh Thùy bật dậy. Cùng lúc những tiếng gọi bật lên:
– Hạnh Thùy tỉnh rồi?
– Chị Thùy ...
– Thùy ơi ...
Cô đưa mắt nhìn. Thùy đang ở phòng khách nhà cô Trân. Mười lăm tháng, Thùy không về đây, nhưng phòng khách nhà cô Trân vẫn như cũ Nhỏ Loan đang ngồi kế bên Thùy. Mười lăm tháng, nhỏ Loan xinh hẳn lên, chỉ duy nhất da nó vẫn ngăm đen.
Loan đưa cho Thùy ly nước chanh:
– Chị Thùy uống cho khỏe.
CôTrân mỉm cười:
– Uống đi cháu! Chuyện gì từ từ nói. Cháu về thì tốt rồi.
Thùy đưa đi đá chanh lên miệng. Hình như rất lâu rồi, cô không nhận được sự chăm sóc chân tình này. Nước mắt cô lăn dài, rơi vào ly nước. Thùy cắn môi, không để tiếng nấc bật lên. Cô uống trở vào tim giọt nước mắt của mình cùng những ngụm nước chanh mát lạnh.
Ngoài cửa, bóng một người phụ nữ dắt theo một con bé nhỏ đi vào.
Người đàn bà khóc òa:
– Thùy ơi! Tại sao đến bây giờ, cháu mới chịu về? Muộn cả rồi ...
Ly đá chanh rơi xuống nền gạch vỡ tan. Dù linh tính mách bảo với Thùy đã xảy ra điều gì khủng khiếp lắm cho ba mẹ, nhưng Thùy vẫn hy vọng. Bây giờ, nghe bác Quý nói, Thùy run bần bật. Cô chồm đến bên bà Quý:
– Bác ơi! Bác nói vậy là sao? Ba mẹ cháu chết thật rồi ư?
Cô Trân và Loan giữ vai Thùy:
– Ngồi đó Thùy, kẻo đạp nhằm lên mảnh chai nữa.
Bà Quý lau nước mắt:
– Chuyện đau lòng lắm, tới bây giờ mọi người vẫn không muốn tin. Bác kể cháu nghe đây.
Thùy ôm bé Nhiên vào lòng. Con bé mãi ngọ nguậy trong tay Thùy, miệng líu ríu:
– Chị Thùy không ngoan, chị Thùy bỏ đi, bà Thạch chết rồi. Bà Thạch theo bác Hai của Nhiên lên trời ở rồi.
Bà Quý nạt nhỏ:
– Nhiên! Im lặng để nội nói chuyện!
Thùy khóc ilng lẽ. Hình như nhỏ Lan vừa gọi điện cho ai đó. Thùy nghe con nhỏ loáng thoáng nhắc tên Thùy.
Buổi chiều, bà Quý đưa chìa khóa xe Honda cho Thùy và bảo:
– Cháu chở bác ra nghĩa trang, bác chỉ mộ của ba mẹ cháu.
Thùy lắc đầu:
– Cháu muốn đi một mình.
Bà Quý chậm rãi:
– Cháu không biết ở đâu đâu. Vì người đi trước, người đi sau, nên ba mẹ cháu không chôn gần nhau, bây giờ mênh mông lắm, cháu làm sao tìm.
Hạnh Thùy nghẹn đắng:
– Cháu sẽ tìm được ba mẹ cháu, vì người chết đều nằm yên một chỗ, họ không như đứa con bất hiếu của họ. Ba mẹ giữa đêm khuya khoắt đi tìm, cháu trong bóng tối nhìn được họ, nhưng đã im lặng nhìn ba mẹ đớn đau.
Hạnh Thùy kêu xe ôm chở cô tới nghĩa trang. Trước tiên, Thùy tìm đến mộ của anh trai. Ngôi mộ đã được xây, dù không to đẹp như các ngôi mộ khác. Di ảnh của anh Ba cô, vẫn nụ cười rất tươi nở trên mồi. Ánh mắt anh nhìn cô như giận dữ, oán hờn.
Hạnh Thùy quỳ trước mộ anh trai. Lần đầu tiên từ khi anh cô chết, hôm nay cô mới quỳ thế này.
– Anh Ba! Anh hãy đánh em đi. Đứa em bất hiếu đã khiến gia đình tan nát, cha mẹ lìa đời. Vì em, anh không còn được những ngày hè nóng nực, mẹ ra đây lau mặt cho anh. Em biết tội của em quá lớn, nhưng em không được quyền chết theo ba mẹ và anh. Em còn lời thề của em, em còn phải tìm chị Hai. Anh linh thiêng, hãy dẫn đường cho em đi tìm ba mẹ ....
Hạnh Thùy thắp nhang và khấn thật lâu trước mộ anh trai.
Thùy đứng lên. Theo lời bác Quý, mộ ba mẹ tuy không nằm cạnh nhau, nhưng cũng được an táng một phía. Thành phố của người chết yên tĩnh đến lạnh người.
Bất giác, Thùy thấy cánh bướm vàng, bay chập chờn trước mặt.
Dạo ba mẹ còn sống, hôm nào bướm bay vào nhà, mẹ đều bảo, đó là linh hồn của anh Ba cô. Cánh bướm bay theo từng dãy mộ, thật lâu, Thùy đi theo con bướm vàng, rồi thấy nó mất hút trước một ngôi mộ được xây và dán gạch giống như mộ anh trai cô.
Hạnh Thùy chạy lại phía trước. Di ảnh của ba cô. Mọi người vẫn bảo ''gái giống cha, giàu ba họ''. Thùy giống ba cô y đúc. Nhưng sao Thùy lại khổ? Và tương lai mịt mù giăng tỏa, thì tới khi nào, cô mới giàu đây?
Hạnh Thùy lau sạch di ảnh. Cô cắm bông cúc vàng lên bình bông. Lúc còn sống, ba rất thích uống trà Bắc. Sáng nào, mẹ cũng pha trà cho ba. Năm thì mười họa, Thùy được mẹ nhờ, nhưng bình trà cô pha, lúc loãng, lúc lạ đậm chát đắng.
Mẹ hay rầy:
– Con gái phải có ý, con ạ. Pha trà cho ba cũng phải học, để mai này lớn lên về nhà chồng làm bổ phận dâu hiền vợ thảo.
Mẹ chỉ cách pha sao cho trà dược xanh và thơm. Thùy nghe mẹ nói, chỉ ... nhe răng cười.
Cô rót nước trà vào hai chiếc ly, bày miếng đường phèn lên miệng ly, cô khóc tức tưởi:
– Ba ơi! Đứa con bất hiếu của ba đã về tạ lỗi cùng ba đây. Đời này kiếp này, con mãi mãi không tha thứ cho hành động của con. Vì con mà ba phải giã từ cuộc sống này, trong một thân thể không nguyên vẹn. Có lẽ, ba là người cha duy nhất khóc vì đứa con gái của mình. Mẹ vẫn nói, ba thương con hơn mẹ. Lúc đó con bất hiếu có mắt như mù, luôn cải lời mẹ cha. Bây giờ con trở về, thì ba đã mãi mãi ra đi. Con ước gì được một lần nữa trong đời, ba dùng những cây bông bụt làm roi, đánh đòn con ... Ba uống trà đi ba? Hồi ấy, con thấy mẹ thường mua đường phèn, hoặc bánh đậu xanh cho ba uống trà. Anh Cu dẫn đường cho con gặp ba, ba đã thấy anh con chưa? Ba cho anh con cùng uống trà với ba nghen.
Những nén nhang đỏ rực, những nén nhang tỏa mùi trầm hương thoảng trong gió chiều lồng lộn. Đất thật nhiều giấy tiền vàng bạc cho cha, Thùy quẹt nước mắt. Thùy nhớ những câu nói của ba hôm nào:
''Mày đâm ba chảy máu tay, làm mủ''.
Hạnh Thùy đứng lên. Con bướm đậu xuống di ảnh của ba, rồi bay vù sang hướng tay phải. Hạnh Thùy lại đi tiếp, cuối cùng, con bướm dừng lại trước một ngôi mộ chưa được xây, chỉ có đá dăm nhỏ đổ trên mộ, giống hệt hồi anh Ba mới chôn. Và tấm hình của mẹ cô, nhuộm đỏ trong ráng hoàng hôn tím ngắt.
Tấm hình chụp hồi mẹ vừa sanh chị Hai cô. Năm đó, mẹ đã ba hai tuổi, nhưng mẹ chụp hình trẻ đến mức, người ta nghĩ mẹ tròn hai mươi.
Năm tháng nhọc nhằn của kiếp làm vợ, làm mẹ, sau hai mươi ba năm, đã biến mẹ thành người đàn bà tiều tụy đến thê thảm.
Hạnh Thùy quỳ sụp trước nấm mồ mẹ, cô vòng tay ôm tấm bia nhỏ nhoi, lạnh lẽo xung quanh me. Thế giới của người chết vẫn lạnh lùng chia từng ranh giới.
Và tận khi nhắm mắt xuôi tay, hóa thân về cát bin, mẹ vẫn nghèo đến nát lòng.
Mẹ vẫn lo cho chồng, cho con, có ''mái nhà'' che nắng che mưn; còn mẹ, lại tiếp tục gánh chịu cảnh mưa rơì, nắng xói. Mẹ ơi ...
Hạnh Thùy ngất lịm. Hình ảnh nhẫn nhục chịu đựng của mẹ theo năm tháng hiện trong ráng chiều tím sẫm.
Vào năm cô mười sáu tuổi, cái tuổi vừa đủ đẹp để dược nâng niu, được yêu thương và chiều chuộng, Thùy đã liên tiếp làm mẹ khóc. Nước mắt người mẹ đẫm đầy trên gối. Nhiều khi mẹ khóc trong cả lúc ăn tô mì tôm, giặt áo quần cho con ...
Đừng khóc nữa con! Con về thì được rồi, dù bây giờ mẹ không còn nữa để lo cho con. Mẹ đã cố gắng hết sức, chống chịu bệnh tật và mong con quay về. Nín đi con? Những gì đã qua, con hãy để nó trôi vào dĩ vãng. Phải dám đối diện sự thật, nén nỗi đau vào lòng để gượng dậy. Còn chị Hai con, hãy tìm chị, nghe lời chị nhé. Đừng như ngày xưa nữa. Cuộc đời này hiểm nguy ngay trong sự ngọt ngào săn đón. Chắc con đã hiểu sau mười lăm tháng không nhà không cửa, không cha mẹ, con vào đời ở tuổi mười sáu. Ngày ấy, mẹ đã không hề sai khi khuyên răn con. Bây giờ con phải vươn lên, phải biết chứng tỏ bản thân mình. Hai chị em hãy yêu thương nhau. Để từ nay, mẹ mãi mãi không còn ray rứt nợ trần gian. Hãy tha lỗi cho sự ra đi quá sớm của mẹ!
Hình như mẹ đã hôn lên tóc Thùy. Mùi mồ hôi nhọc nhằn của mẹ, Thùy vẫn nhớ từng đêm ...
– Hạnh Thùy!
Tiếng gọi khiến Thùy giật mình. Bàn tay ai đang từng chút gỡ những ngón tay Thùy ra khỏi tấm bia mộ.
Thùy nhìn lên. Qua màn nước mắt lấm lem, cô nhận ra người đang kéo cô dậy, chính là chị Hai của cô ánh mắt chị như nhuộm tím ráng hoàng hôn. Thùy nghẹn đắng.
– Chị Hạnh!
Mai Hạnh trầm tĩnh:
– Đừng khóc nữa! Em khóc, càng khiến linh hồn mẹ không thể siêu thoát.
Hạnh Thùy nức nở:
– Tất cả là tại em. Em ngu ngốc, em đã gây nên cảnh gia đình tan nát. Chị ơi!
Em không đáng được tha thứ. Chị hãy đánh em đi.
Mai Hạnh vuốt tóc em:
– Chị đã hứa với mẹ, bất cứ giá nào, chị cũng phải tiếp tục tìm em, bàn tay của chị để thay mẹ chãm sóc em. Chị không đánh em đâu. Làm người, ai không có những lỗi lầm hả em. Bây giờ, em về thì tốt rồi. Hãy thắp nhang cho mẹ đi em.
Lúc sống, trái cây nào mẹ cũng thích, song thương chồng thương con, mẹ toàn dối lòng là mẹ không thích ăn ... Hôm nay, chị mua cho ba mẹ và cậu Ba ít trái vải thiều Hà Nội. Em hãy cúng mẹ đi Thùy!
Hạnh Thùy thắp nhang. Giữa khói nhang nghi ngút, cô như thấy chập chờn bóng ba đỡ cho mẹ cô cây gậy từ tay thằng Lai đánh xuống ...
Thùy khóc nức nở. Cho đến khi chị Hạnh kéo vai cô:
– Mình về cho ba mẹ nghỉ ngơi. Tối rồi!
Thùy vùng vẫy:
– Không ... Em muốn được ôm mẹ ngủ. Em không muốn xa mẹ.
Mai Hạnh đau đớn:
– Giá như cái đêm đó, em nói được lời này, chắc chắn chúng ta còn có mẹ.
Nửa năm trời mẹ câm lặng chăm sóc ba. Gia đình nội trút lên đầu mẹ những lời tàn tệ nhất, em có hiểu không Thùy? Ngày mẹ bán nhà, lấy tiền chữa bệnh cho ba, mẹ đã mời bà nội lên, trả lại nội số tiền đất của bà, còn bao nhiêu, mẹ chia cho hai chị em mình, mỗi đứa năm mươi triệu. Mẹ xây mộ cho cậu Ba và trả nợ hết hơn ba chục triệu. Còn bao nhiêu, mẹ lo thang thuốc cho ba.
Giọng Hạnh đắng ngắt:
– Thật sự, cũng chỉ đến khi nhìn mẹ lầm lũi phục vụ ba, đêm từng đêm ngồi vắt óc viết sách, lấy tiền nuôi ba, nuôi chị ăn học, chị mới tỉnh ngộ được, mới bit lâu nay chị ích kỷ vô cùng. Mẹ đã gởi vào ngân hàng số tiền của em và chị. Mẹ nhờ người giám hộ số tiền đó, sat ba năm, em không về thì chị được dùng hết.
Mẹ không cho chị xây mộ mẹ. Đớn đau lắm, em ạ. Không giờ nào mẹ không nhớ đến em, lo lắng cho em. Lòng mẹ mênh mông quá ... Và chúng ta, đúng là những con sóng vô tình đến tàn nhẫn.
Hạnh Thùy sụp lạy mẹ:
– Con thề, sẽ làm lại tất cả đúng theo ước muốn của mẹ dẫu muộn màng. Mẹ, hãy phù hộ cho con!
Hai chị em rời nghĩa trang thì bóng tối đã chất đầy màu đen lên thành phố chết.
Thùy bây giờ không còn là nhỏ Thùy sợ ma ngày nào. Và cô cũng biết, trong cuộc đời này, không có gì đáng sợ bằng chính con người đang sống rất gần ta. Cô đã phải trốn chạy sự điên cuồng của lũ người dạ thú để về đây. Cô thề phải rửa hận. Nhất định phải là một Hạnh Thùy vừa giỏi giang, thùy mị nết na, như lòng cha mẹ mong mỏi.
_ Thỉnh thoảng ghé thăm gia đình bác, nghe hai đứa. - Bà Quý rưng rưng.
Hạnh Thùy sau một buổi khóc đã đời cho nỗi ăn năn muộn màn, mắt cô sưng đỏ.
Cắn môi, cô trầm tĩnh:
– Ba mẹ và anh cháu ở đây, cháu làm sao không về hả bác. Bác có ra mộ chị Hai, nhớ thay chị em cháu thắp nén nhang cho ba mẹ và anh cháu đỡ tủi, nha bác.
Cúi xuống hôn lên má bé Nhiên, Thùy nói:
– Nhiên ngoan! Đừng ghét chị Thùy nữa nhé. Hôm nào về, chị Thùy mua cho Nhiên đồ đẹp.
Bé Nhiên kéo tay Thùy:
– Chị đi đâu nữa? ở lại với Nhiên đi. Em thương chị Thùy nhất mà. Chị Thùy về đuổi bà Hải (người mua nhà Thùy) đi, để Nhiên lên chơi với chị Thùy.
Lời trẻ con vô tình khác nào lưỡi dao đâm sâu vào lòng Thùy thêm những vết thương.
Cố ghìm tiếng khóc, Thùy vỗ vai Nhiên:
– Chị Thùy phải theo chị Hạnh đi làm đến tết, chị Thùy về chơi với Nhiên nhé.
Bà Quý kéo cháu vào lòng:
– Nhiên ngoan, để hai chị di, kẻo nắng. Mai Hạnh nhẹ giọng:
– Bác ở lại mạnh giỏi, chị em cháu xin phép.
– Ờ, hai đứa chạy xe cẩn thận.
Thùy ngồi lên sau xe chị Hạnh, mũ bảo hiểm che kín khuôn mặt buồn thê thiết của cô. Con đường nhỏ từng đi qùa tuổi thơ của Thùy mười sáu năm, lùi lại phía sau lưng hai chị em.
Hạnh chở Thùy lên thành phố. Từ ngày ba mẹ thay nhau nằm xuống, Hạnh hoàn toàn đổi thay. Cô từ chối không về a với cô chú của mình. Bởi hơn ai hết, Hạnh muốn tự lập để tìm kiếm Hạnh Thùy. Bây giờ đi học. Và buổi tối của cô thật nhọc nhằn. Cô đi phụ bán hàng trong siêu thị. Làm thời vụ, nên lương chỉ đủ ặn và trả tiền nhà trọ.
Đêm về, cô thức đến một, hai giờ khuya để học bài. Hạnh thấm thía ngày xưa của mẹ cô, ban ngày tảo tần bán buôn, đêm từng đêm âm thầm viết sách, kiếm tiền. Mẹ đã không một lời than vãn, không dám ăn ngon mặc đẹp ... Khi mẹ nhắm mắt xuôi tay, mẹ vẫn chưa may được bộ áo dài như mẹ hằng mong ước.
Hạnh từng đùa rằng:
''Khi nào con gái mẹ lấy chồng, con sẽ may cho mẹ một bộ thật sang trọng ...'' Con chưa thành gia thất, ba mẹ đã tức tưởi ra đi. Hạnh hứa với mẹ, bảo bọc và tha thứ cho Thùy. Hạnh nhất định học thành tài.
Mai Hạnh dừng xe trướe căn nhà nhỏ nằm sâu trong hẻm. Những căn hẻm giờ đây ở thành phố đã không còn chật hẹp, nghèo đói nữa. Người ta xây nhà lầu bằng tất cả nỗ lực, phấn đấu của mình.
Thùy hỏi nhẹ:
– Nhà này, chị thuê nguyên căn à?
Mai Hạnh gật đầu:
– Nhà của chú Sáu mua, chú đang cho sinh viên thuê. Ngày mẹ mất, chú thím kêu chị dọn về đây ở, từ từ tìm em. Chị đồng ý vào đây ở, kèm điều kiện, chị sẽ trả tiền nhà hàng tháng.
– Chú thím đồng ý à?
– Không đâu. Cô Tư, cô Năm cũng không chịu, nhưng ý chị đã quyết, không nhận tiền nhà, chị thuê chỗ khác. Cuối cùng chú thím phải chịu lấy mỗi tháng ba trăm ngàn đồng, còn tiền điện nước, tự thím đóng hết. Em vào nhà đi!
Hạnh Thùy xách giỏ bước vào nhà. Bàn thờ ba mẹ và anh Ba cô, được chị đặt ngay phòng khách. Nước mắt Thùy lại lăn dài. Cuối cùng thì con cũng trở về bên ba mẹ rồi đây. Cô buông giỏ xách, đến trước bàn thờ, rút nhang thắp cho ba mẹ và anh trai.
Mai Hạnh nuốt tiếng thở dài vào lòng. Cô đặt tay lên vai Thùy:
– Em tắm rửa, thay đồ cho mát. Chị nấu cơm, hai chị em cùng ăn.
Hạnh Thùy nhìn chị:
– Chị để em phụ chị.
Hạnh cười buồn:
– Từ mai, em không làm, chị cũng bắt em vô bếp. Còn bây giờ, em cứ nghỉ ngơi đã. Nhà có ba phòng. Phòng cạnh phòng khách, chị đang ở. Tối nay, hai chị em ngủ chung. Ngày mai, chị sẽ mua nệm, mùng ạ mền và đồ dùng cho em.
Thùy lắc đầu:
– Không cần mua sắm gì cho tốn kém chị ơi. Nếu chị không thấy khó chịu, hãy cho em được ngủ chung với chị như ngày nào.
Hạnh cười:
– Lâu nay, chị ra vô một mình, buồn kinh khủng, nhiều lúc cũng muốn cho ai đó họ thuê phòng còn lại như lời chú thím nói nhưng rồi chị đã không thể gọi ai cả. Bây giờ có em thì tốt rồi. Chị đồng ý với em. Bao giờ em thích độc lập, tự do, hãy nói với Thùy đăng đắng:
– Có lẽ em chẳng bao giờ thích tự do nữa đâu.
Hạnh bảo:
– Em thích cứ lấy đồ của chị mà mặc.
Chị Hạnh xuống bếp. Thùy bước vào phòng chị Hai. Chị có rất nhiều áo quần, nhưng không còn mới nữa. Chắc là lâu rồi, chị cô đã không may đồ.
Thùy thở dài. Những bộ đồ của chị cô luôn hợp thời trang. Ngày trước, mẹ hay la Thùy:
– ''Người con to như con trâu thế kia, mặc sao được đồ chị con mà năn nỉ nó cho mượn''.
Chị Hai tuy nói năng không thùy mị, dịu dàng, nghĩ sao nói vậy, Thùy luôn lấn lướt chị Hai, có lần còn đánh cả Hạnh nữa. Chị Hai không giận Thùy lâu, chỉ vài câu Thùy năn nỉ ỉ ôi, là chị Hai gật đầu cho Thùy, dù bộ đồ đó chị vừa mua và rất ưng ý Thậm chí, Thùy còn làm mặt ngầu để chị Hai phải nuốt ấm ức, cho Thùy sợi dây nịt, đôi giày thể thao ...
Ôi! Thùy có cả tỉ lỗi lầm với chị cô. Vậy mà, ngày ấy, Thùy đâu chịu nhận mình hư hỏng. Mười lăm tháng bị đời quăng quật, bị nhân tình thế thái khinh bỉ, đùa bỡn, Thùy mới đớn đau mà nhận thức rằng:
''Không đâu bằng gia đình của mình! Rằng những lời mẹ dạy, đã chẳng hề sai với cuộc đời Thùý'.
– Thùy ơi! Xong chưn, ra ăn cơm đi em.
Tiếng chị Hạnh vang lên, cắt đứt dòng suy nghĩ của Thùy.
Thùy ngâm mình trong dòng nước mát sạch của bồn tắm (chắc chú Sáu xây).
Lâu ơi là lâu rồi, Thùy không được tắm xà bông thơm, được tắm nước ngọt thoải mái như bây giờ. Thùy nhắm mắt, nhớ đến tháng ngày qua, cô lại rùng mình.
Thay đồ xong, Thùy trở lên phòng khách. Chị Hai đã dọn xong mâm cơm lên bàn.
Thùy bối rối:
– Chị! Lần sau để em dọn dẹp nhé. Bây giờ công việc nội trợ, em làm không tồi lắm đâu.
– Chị đồng ý! Hôm nay, chị chưa kịp chuẩn bị đồ cúng ba mẹ. Ngày mai, chị em mình phải làm mâm cơm mời ba mẹ và cậu Ba về ăn, để ba mẹ được thấy em đã về nhà với chị, nhé!
Hạnh Thùy rưng rưng:
– Dạ. Em hiểu rồi chị.Hai ơi!
Bữa cơm có hột vịt chiên, rau đền luộc, chấm nước tương, đĩa dưa cải chua (món này, hồi mẹ cô còn sống, hầu như trong nhà, chả bao giờ thiếu hủ dưa chua).
Hạnh cười:
– Em ăn thử dưa chị muối, xem có bằng mẹ không nghen?
Hạnh Thùy nghèn nghẹn:
– Hình như chị học được ở mẹ rất nhiều điều. Còn em, luôn làm mẹ cha buồn giận.
Hạnh nhẹ tênh:
– Trước đây, chị cũng như em, sống phụ thuộc vào mẹ quá nhiều. Chỉ từ khi mẹ chuyển bệnh lần nữa, chị mới biết tự chăm sóc mẹ biết tiết kiệm và cả biết cách nấu nướng. Em nhớ không? Hồi ấy, mẹ làm bánh bột lọc bánh giò, bánh tét ... Tụi mình chỉ lăn được bột, chứ cách quậy bột, nhồi bột, có đứa nào biết làm.
Dễ nhất là nấu nồi rau câu, chị nấu cũng dở ẹc. Giờ tự làm, chị mới hiểu nỗi vất vả ngày xưa của mẹ. Chị em mình thật vô tình.
Hai chị em vừa ăn vừa nói chuyện. Và đêm đó, Thùy kể lại thời gian cô bỏ nhà ra đi cô đã phải sống không bầng chết thế nào, cho chị cô nghe ...
Buổi chiều cuối năm ấy, hoàng hôn cũng phủ lên mặt sông, một màu tím lịm. Hạnh Thùy bồn chỗn và lo sợ. Bên cạnh Thùy, nhỏ Thắm vẫn tình bơ, đưa ly bia lên miệng, uống như người ta uống nước lạnh.
Uống hết ly bia, nó dằn chiếc ly xuống đất, thuận tay lượm vài viên đá, nó ném vào đống lửa, vừa được thằng Phi nhen lên. Đống lửa bập bùng soi sáng một mảng bờ sông lởm chởm đá và bùn đất.
Thắm quay qua nhìn Thùy, nó nhăn trán:
– Uống một ly đi Thùy, uống để quên!
Hạnh Thùy gắt nhỏ:
– Quên cái gì chứ? Đã nói tao không biết uống, mày đừng ép tao.
Thắm nhếch môi:
– Không biết thì uống vào sẽ biết:
Cũng như mày, chưa nếm cảnh bỏ nhà đi bụi thì hôm nay mày đã bước chân vô rồi đó.
– Mày im được không Thắm?
– Tao thích nói đó. Tao dám chắc mày đang hối hận chứ gì? Vậy thì về nhà làm, con ngoan trò giỏi đi khi chưa muộn.
Thùy cáu tiết:
– Đúng là tao đang ân hận đã theo mày đó Sao hả? Tao ngu, nghe lời mày rủ rê, nên bây giờ mới ra nông nỗi này. Nhà có cơm có nước không ở, rủ nhau đi lang bang, cả ngày không có hạt cơm trong bụng, đêm thì ngủ đất ngủ cát. Tao đúng là ngu mà, nhưng chưa làm gì để phải quên đời đâu mày.
Thắm gằn gằn:
– Mày trách tao à? Vậy sao hồi tối, mẹ mày kêu về, mày một hai theo tao cho được. Là do mày mê trai như tao thôi. Bây giờ hối hận thì quay về. Bằng không, hãy can đảm chấp nhận cuộc chơi này, ngày mai đi xa làm ăn, tự do sống tự do chơi, chẳng còn phải chìa tay xin tiền ông bà già và đầu thì nghĩ trăm ngàn lý do xấu nữa.
Hạnh Thùy không trả lời Thắm. Cô đang không biết phải làm sao đây?
Bất chợt, nhỏ Du xuất hiện. Nó nhìn cả bọn và nói:
– Ba mẹ con Thùy và Thắm qua tìm tụi nó, mấy thằng tụi mày đưa tụi nó lên, để về đi.
Hạnh Thùy run run:
– Mẹ tao thật hả Du?
– Ừ? Mẹ mày khóc dữ lắm. Hình như mẹ mày bệnh, tao thấy bà ấy đứng không vững nữa.
Thằng Xuân kéo tay Thùy:
– Thùy theo Du lên nhà nó rồi về đi. Cả Thắm nữa. Ngày mai, Xuân không còn ở đây nữa đâu.
Thắm rùn vai:
– Tao về để ông già tao đâm chết à? Ổng hăm là làm thiệt, tao không về đâu.
Du nói:
– Ba mẹ tụi mày nói, sẽ không đánh mắng gì tụi mày. Tao nhìn ba mẹ tụi mày tội nghiệp lắm. Đừng bướng nữa!
Thắm chua chua:
– Mẹ đời, khi đi tìm, ông cha bà mẹ nào cũng nói tử tế hết. Nhưng bước chân vô nhà thì thịt nát xương bầm. Con Thùy thích, cứ vễ còn tao thì không.
Du kiên nhẫn:
– Tao thấy sao nói vậy. Ngay cả ba mẹ và anh Ba tao cũng bất nhẫn thay cho mẹ ba tụi mày. Mẹ Thùy nói, nếu tụi mày không về, bác ấy đành phải nhờ công an.
Thắm nhếch môi:
– Tụi tao làm đếch gì mà phải sợ công an. Hay là tao chẳng còn gì để tụi mày lợi dụng, bây giờ tụi mày vắt chanh bỏ vỏ.
Phi sầm mặt:
– Thắm! Nãy giờ tụi tao chưa ý kiến ý cờ gì hết. Về hay không là quyền của Thắm, đừng nói như thế, mất lòng lắm.
Du đứng lên:
– Mày không về thật hả Thùy?
Hạnh Thùy chậm rãi:
– Mày nên nói mẹ tao về trước đi. Khoảng mười giờ đêm, tao hứa có mặt ở nhà.
Thắm bật lên:
– Mày đi bộ về chắc?
– Đi bộ cũng về. Mẹ tao bệnh tim, mẹ tao chắc suốt đêm qua không ngủ rồi, tao thật khốn nạn khi để mẹ phải đi tìm. Giờ lỡ rồi, mày cứ nói giùm tao thế. Tao hứa sẽ về.
Du điềm tĩnh:
– Ba mẹ tụi mày đi tìm, tức là đã cho tụi mày cơ hội, tốt nhất hãy về cùng họ.
Du hạ giọng nói vừa đủ Thùy nghe:
– Mày nên nhớ, bọn con trai không bao giờ cho con gái ăn không. Tụi nó bỏ ra một ngàn, sẽ đòi lại mày gấp trăm lần số tiền nó bỏ ra. Tao khuyên mày nên khôn ngoan, Thùy ạ.
Du đứng lên, và loáng cái, Thùy đã không còn nhận được Du đang đi ở đâu.
Hạnh Thùy bất giác co người lại vì cảm giác sợ hãi.
Bình thường, Thùy rất sợ .... ma. Đi vệ sinh, Thùy luôn phải năn nỉ chị Hai đi cùng. Vậy mà, chắng biết ma xui quỷ khiến gì, tự nhiên Thùy lại nửa đêm đùng đùng theo nhỏ Thắm về đây. Cả một chặn đường hoang vắng, đi qua cả nghĩa trang nữa.
Lý do:
''Vào nhà Thắm ăn Noel'' là do Thắm bảo Thùy nói thế với mẹ cô. Mẹ Thùy sẽ không ngủ và khóc nếu ai trong nhà đi qua đêm không về. Hồi chiều, Thùy đã bảo Thắm quay về nhà, nhưng nó không chịu. Thùy không thể bỏ mặc nó một mình.
– Nghĩ gì vậy Thùy?
Giọng thằng Xuân vang lên, kéo Thùy khỏi dòng suy tư. Chẳng biết Xuân có ý với Thùy thật, hay nó chỉ đóng kịch? Nhưng cả ngày nay, nó luôn chăm chút Thùy.
Mẹ vẫn dặn con gái:
– Đừng tin lời người lạ, nhất là bọn con trai. Con gái khôn ba năm, lỡ tin người chỉ ... một giờ, là đớn đau là ân hận đấy, con ạ.
Thùy lắc đầu:
– Không có gì.
Xuân nhẹ giọng:
– Thùy sợ ba mẹ mắng, hay là để Xuân đưa Thùy lên gặp mẹ Thùy?
Thùy rắn giọng:
– Không cần đâu. Thùy tự biết phải làm gì cho bản thân.
Ánh lửa bùng lên, Thùy nhìn bọn con trai, mặt tụi nó đều ngần ngật, mắt đứa nào cũng đỏ vằn tia lửa, và những ánh mắt nhìn Thùy như khát nước, như muốn nhai Thùy vậy. Hạnh Thùy lại rùng mình. Cảm giác không an toàn chụp xuống đầu cô. Thùy cố gắng đứng lên.
– Mấy người, nghe Thùy tính thế này nhé. Bây giờ, tụi mình lên quán uống cà phê chơi thêm vài giờ rồi chia tay, được không?
Long kéo tay Thùy:
– Lỡ rồi, ở lại chơi hết đêm nay nghe Thùy?
– Ngày mai, Thùy phải học thể dục, hai tiết đầu lận. Thùy phải về đi học.
– Thì sáng mai, tụi này đưa Thùy về sớm là được chứ gì?
Thắm chép miệng:
– Ừ đi Thùy. Về rồi là khó có dịp sang đầy chơi lắm đó.
Thùy lầm lì:
– Chuyện đó tính sau. Bây giờ thì tụi mình lên quán đã.
Thắm hầm hầm:
– Mày vừa phải thôi Thùy. Mày đừng nghĩ được thằng Xuân o bế, rồi mày làm tới nghen.
Thùy khó chịu:
– Tao chẳng làm cái gì cả để phải sợ ai.
Vừa lúc đó, nhiều ánh đên pin chiếu vào chỗ cả bọn đang ngồi.
Xuân kêu lên:
– Du kích xã đấy.
Xuân kéo tay Thùy:
– Chạy đi, Thùy!
Hạnh Thùy bật dậy, trời tối thui và cô chẳng rành đường đất. Nhưng miệng nói cứng chứ trong lòng Thùy đang run lên, cô chắng muốn bị người ta, bắt chút nào. Thà rằng vướng tội buôn hàng cấm, thậm chí ăn trộm cho đành, đằng này, chỉ là ngồi chơi và tụ tập ... Nhưng có trời mới biết người ta tin Thùy không? Con gái nhà lành, ai đêm hôm ngối với con trai ngoài bờ, ngoài bụi bao giờ?
Thùy không muốn bị bắt giam ... Vậy là cắm đầu chạy, chẳng biết mình đang chạy đi đâu nữa. Cảm giác nhoi nhói như có gai cào vào khuỷu tay, khuỷu chân:.. Thùy cắn răng để không bật lên tiếng kêu.
Cô nhận ra mình bị một hàng rào kẽm gai chắn lại. Loay hoay một hồi, Thùy cũng lọt qua được vườn tiêu, những gốc tiêu xum xuê cành lá và âm u đến lạnh người. Thùy muốn khóc ghê lắm, và tự mắng mình đã không theo Du ra gặp mẹ.
Những lúc thế này, giá như có mẹ bên cạnh?
Thùy tựa vào một gốc tiêu để thở và để định hướng. Phía tay trái, Thùy thấy vẫn có những ánh đèn đang chiếu sáng. Thùy không biết vườn tiêu này rộng bao nhiêu, nhưng chắc chắn là phải hàng ... mẫu. Ban đêm lạc trong này, lỡ gặp rắn rít hay bọn xì ke trộm cắp, cũng tiêu đời. Thà bị bắt còn ... tốt hơn.
Thùy tính nhanh và quyết định lần theo hướng ánh đèn ... Chẳng biết được bao nhiêu thời gian, Thùy liên tục vấp té, cuối cùng cô cũng đến được nơi có nhà dân.
Cô đang định hướng để ra đường đi, Bất chợt Thùy khựng lại. Cô nghe được tiếng nói của nhỏ Du đang nói với ai đó. Cô mừng cuống lên lời chưa kịp phát thành câu gọi, Thùy đã nghe được câu Du nói:
– Họ bắt được bấn đứa, dẫn vào ban ấp rồi. Còn lại thằng Phi, thằng Long và nhỏ Thùy, chẳng biết chạy đâu nữa.
Thùy nhận ra giọng nhỏ Loan, em thằng Long.
– Con Thùy cũng chì thiệt hả Du.
Du chép miệng:
– Ừ, nhưng nó thật thà chứ không cáo như con Thắm. Mà nó ngu ghê đi, mẹ nó sang tìm, nó theo bà ấy về thì đâu đến nỗi. Hên cho nó, từ sáng giờ, thằng Xuân còn chút lương tâm.
– Thôi đi mày ơi. Chả thằng nào có lương tâm hết. Thằng Long nhà tao nói đêm nay tụi nó sẽ ''thịt'' hai con này. Tao ghét con Thùy hơn con Thắm. Ngu một cây, đã theo bọn quỷ, còn giữ mình con nhà lành.
Du kêu lên:
– Mày đừng như vậy Loan! Một bên là bọn con trai trong xóm, là anh em của tụi mình thật, nhưng bản chất tụi nó có ra gì đâu. Tao hiểu mày cay cú con Thùy, vì nó đẹp Nhưng dẫu thế nào, nó cũng chỉ là con gái như tụi mình. Lỡ bị mấy thằng quỷ ấy hại, tao thấy tội nó lắm. Con Thắm thì lần trước đã ''tiêú' rồi. Tao cứ bị ám ảnh mãi. Con gái như nhau, chả lẽ ích kỷ quá, kẻo ông trời trả báo đấy.
Mà lạ nhỉ! Sao du kích họ xuống bắt người vậy? Không lẽ mẹ nhỏ Thùy đã báo nhanh thế?
Loan nghiến ngẩm:
Tao không nghĩ thoáng được như mày ...
Hạnh Thùy rùng mình. Cô nhắm mắt run rẩy. Thùy nhớ đến chị Oanh trong bộ phim ''Ngã rẽ cuộc đời". Cô gái xinh đẹp, con nhà giàu, vô tình bị lọt vào tay mấy con quỷ râu xanh. Thùy bật khóc.
Du kêu lên:
– Ai vậy?
Thùy nghẹn đắng:
– Tao đây Du.
Cả Du và Loan cùng bước đến:
– Lạy chúa! Trời tối hù, sao mây biết đường lên đây vậy?
Thùy ấm ức:
– Tao thấy đường nào đâu, chạy bừa thôi.
Cô hạ giọng:
– Tụi mày chở tao ra xã luôn đi.
Loan hỏi:
– Chi vậy?
– Để tao cùng chịu chung số phận với bọn họ.
– Khùng quá! Chạy thoát thì thôi, ai biết mày là ai, khi không ra đó làm gì.
Thùy đắng ngắt:
– Tao không muốn làm con rùa rụt cổ. Thà bị bắt ở đây còn hơn về nhà, mai bị người ta vô tìm, lúc ấy còn ê chề hơn.
Loan rùn vai:
– Tùy mày, thích thì tụi tao chê. Tao nói trước, ra ngoài đó nhục lắm đó. Nãy giờ con Thắm bị quát tháo um sùm, ba nó chắc xấu hổ lắm.
– Thế ... mẹ tao cô ngoài đó không?
– Ngoài đó chứ đâu. Nhìn mẹ mày, tao thấy tội nghiệp lắm.
Du bảo:
– Đừng ra đó, Thùy ạ!
– Lỡ rồi, mày cứ chở tao đi.
Nhỏ Loan hất mặt:
– Du! Mày đưa xe tao chở, mày ngồi sau với nó.
Nhỏ Loan chạy xe về ban ấp. Dưới ánh đèn xe Honda, Loan nhận ra mẹ Du đang đứng ven đường. Nó dừng xe:
Bác ơi! Tụi cháu bắt được con Thùy rồi bác.
Bà Thạch ào tới:
– Trời ơi! Hạnh Thùy, về với mẹ thôi con.
Hạnh Thùy nặng nề:
– Con ra xã. Con xin lỗi mẹ. Tụi nó khai tên con cả rồi. Con không muốn ngày mai họ sang nhà bắt con, mẹ cứ để con đi.
Du chậm rãi:
– Nó muốn thế, thôi thì bác cứ lên đó bảo lãnh cho nó về.
Một người du kích nói:
– Thật thà kiểu ấy chỉ mang họa vào người. Đã chạy thoát thì thôi đi, đâu phải ăn trộm ăn cướp gì mà sợ. Bác mau kêu con bé lại.
Bà Thạch cuống cuồng:
– Thùy ơi, đừng lên đó con!
Bà lảo đảo chạy vì nhỏ Loan đã quay đầu xe. Bà Thạch bảo ông Tần (ba nhỏ Thắm):
– Chú chở chị đuổi theo tụi nó, mau đi chú. Thiệt tình là con cái ... Chả biết ba nó đi đâu, sao chắng thấy ổng sang tới nữa.
Ông Tần chạy hết số vẫn không bắt kịp xe của nhỏ Loan. Ông Tần than dài:
– Mắt em nhìn đường không rõ, còn tụi này, con gái mà chạy xe cũng dữ dằn quá. Gần đến xã rồi đó chị.
Bà Thạch gào lên:
– Thùy! Con không về, mẹ nhảy xuống cho vừa lòng con.
Nghe vậy, Loan vội thắng xe:
– Thùy, hay là đừng đi. Mẹ mày lỡ có bề gì, mày hối không kịp đấy.
Thùy chưa trả lời, thì bất chợt có bóng hai người đàn ông lao ra từ căn nhà gần đó. Giọng người đàn ông trầm lạnh:
– Thùy! Mày chạy, tao cho xe cán chết bỏ.
Hạnh Thùy rã rời. Ba cô cũng đã đến. Đi cùng ba cô là anh Lãm, anh trai của chị Lan - bạn chị Hạnh cô.
Anh Lãm gằn gằn:
– Lên xã để nạp thêm tiền phạt và đêm nay em bị giam hả? Sao ngu vậy Thùy?
Mau về với ba mẹ đi!
Nhỏ Loan quay xe lại. Thùy đành líu ríu lên xe của ba cô. Bóng đêm ập xuống càng dày đặc. Mưa rơi lất phất, khiến Thùy càng thấm lạnh.
Mẹ cô nói với ông Tần:
– Chị đã nhờ thằng cháu đây, nó sẽ có cách nói, để chú đưa cô Thắm về sau.
Chị về trước nhé.
Ông Tần gật đầu. Ba Thùy nổ máy, chiếc Honda lao vào màn đêm, chạy về nơi Thùy ở.
Chương 2
Gần nửa đêm, ba mẹ và Thùy về đến nhà. Bác Quý giật mình choàng tỉnh giấc:
– Lạy chúa! Bây giờ mới về hả?
Bà Thạch nghẹn đắng:
– Bác về nhà ngủ nhé. Em thật khổ tâm khi làm phiền bác đêm hôm.
Bà Quý bảo Thùy:
– Cháu đừng như thế nữa. Vài lần như hôm nay, mẹ cháu không sống nổi đâu Thùy.
Thùy nhìn mâm cơm chỏng chơ nguội ngắt bỏ giữa bàn. Chắc ba cô đang ăn, nghe mẹ cô điện về, ba bỏ mâm cơm và đi tìm cô. Thùy nuối nước bọt, phần đói phần mệt, và buồn ngủ đến trĩu mắt, đêm thật dài thật đáng sợ, khi lần đầu tiên Thùy bỏ nhà đi chơi, ngồi giữa đám con trai hoàn toàn xa lạ, Thùy không dám ăn, uống nói gì đến ngủ.
Bây giờ, trở về căn nhà thân yêu của mình, cô cảm thấy bình yên và nhẹ nhõm vô cùng. Cô nghe lời ba mẹ giảng giải phân tích, và rồi, cô thiếp đi thật nhanh trong nỗi buồn giận của cha mẹ.
Bà Quý nhẹ nhàng:
– Nó về thì tốt rồi. Cô chú từ từ khuyên nó, đánh đập chỉ khiến nó tìm cớ đi nữa.
Ông Thạch thở dài:
– Tụi em đâu đã đánh đập nó. Thật, em nghe mẹ nó điện thoại bảo nó đang tụ tập nhau ở bờ sông, em nghe mà rụng rời cả chân tay. Vì con, cha mẹ khổ vậy mà nó đâu nghĩ cho mình.
Ông Thạch xót lòng. Các cụ thường ví von ''Con gái nhờ phước chá'. Lẽ nào kiếp trước của ông quá nặng nề, bây giờ ông đang phải trả giá ư?
Hai vợ chồng tiễn bà Quý về bên nhà, liền quay vô đóng cửa, rồi ăn cơm. Đói và mệt khiến ông bà có cảm giác mình đang nhai rơm rác.
Mười một giờ trưa hôm sau, bà Thạch vô đánh thức Thùy. Lâu thật lâu, Thùy mới dậy được. Tắm gội sạch sẽ, Thùy nhìn lại mình trong gương. Cô đã phần nào lấy lại sự tươi tỉnh.
Bà Thạch nghiêm giọng:
– Con hãy trả lời cho ba mẹ biết, con đi học nữa hay không?
Hạnh Thùy cắn môi. Lẽ ra sáng qua, Thùy phải thi môn thể dục. Chín năm học, Thùy chưa bao giờ bỏ học thể dục và điểm học luôn đạt loại giỏi hoặc khá.
Lần này, Thùy vì ham chơi, nghe lời Thắm rủ rê, và Thùy bắt đầu mến Xuân.
Thùy không biết mình còn đi học được không, vì rõ ràng, khi vướng vào tình cảm này, Thùy chỉ muốn được ngồi bên Xuân mãi.
Ông Thạch gằn gằn:
– Mày trả lời mau, dừng để tao phải động đến mày:
Bà Thạch trầm tĩnh:
– Bình tĩnh đã ông! Từ từ cho con nó suy nghĩ.
Ông Thạch quát to:
– Việc của nó là học hành, có gì phải suy nghĩ. Bà đừng bắc thang cho nó leo.
Con hư, tất cả cũng do mẹ mà ra.
Thùy cúi mặt:
– Dạ, con đi học. Nhưng con có một điều kiện ạ.
Ông Thạch đập tay:
– Mày là con cái, tuổi mày còn nhỏ, cha mẹ cho ăn học là tốt rồi, mày không có quyền ra điều kiện cho tao, hiểu chưa.
Bà Thạch chậm rãi:
– Kìa ông! Thì ông cứ bình tâm, nghe con nó nói. Thùy! Con muốn gì ở ba mẹ?
Những ngón tay Thùy bấu vào thành ghế run bần bật. Cô linh cảm được sự bất bình của ba mẹ. Nhưng cô đã lỡ leo lên lưng cọp, cô không thể không nói:
Thưa ba mẹ, con hứa sẽ học hành tử tế không khiến ba mẹ phiền lòng nữa.
Nhưng con ... con muốn ba mẹ cho con quen với Xuân, nó là người tốt.
Ông Thạch tròn mắt:
– Mày ... đồ con bất hiếu! Nứt mắt đã yêu với đương. Mày khiến tao nhục nhã.
Bà Thạch bàng hoàng:
– Trời ơi! Thùy, con ...
Người mẹ uất đến đau tức lồng ngực, bà lịm xuống. Hạnh Thùy sợ hãi, lao đến bên mẹ.
– Mẹ ơi! Mẹ đừng làm con sợ.
Ông Thạch hất tay Thùy:
– Mày vừa lòng chưa hả? Đừng động đến bà ấy. Tránh ra!
Thùy ngồi im một góc ghế, thẫn thờ nhìn ba xoa dầu, đổ thuốc cho mẹ.
Bà Thạch tỉnh dần, bà ôm ngực, lắp bắp:
– Ông để nó đi học đi ông! Chuyện gì, từ từ nói!
Hạnh Thùy thay đồ đi học. Lòng cô đầy muộn phiền. Những tiết học và bạn bê, hình như không còn sức thu hút cô. Chầp chờn giữa mọi người là hình ảnh của Xuân. Giờ này, chắc vẫn còn bị giam trên xã. Tất cả, chẳng phải do Thùy ư?
Không khí gia đình nặng nề như nhà có đám tang. Mẹ vẫn mệt, nên Thùy không dám nói năng bất cứ điều gì. Cô học bài, nhưng học hoài vẫn không sao thuộc. Thùy thở dài, chỉ một ngày, một đứa con trai hoàn toàn xa lạ đã có thể biến Thùy thành đứa con gái lụy tình vậy sao? Thùy cố quên, mà sao khó quá.
Tối hôm sau, Thùy vừa đi lang thang thì Xuân và thằng Tú đến nhà tìm cô.
Ông Thạch gườm gườm:
– Cháu quen sao với con Thùy?
– Dạ, cháu học cùng Thùy. - Xuân nói dối.
Ông Thạch nhìn Xuân đăm đăm:
– Nhà cháu ở đâu? Cháu tên gì?
Xuân chậm rãi:
– Nhà cháu bên khu phố, cháu tên Thái.
Ông Thạch gằn:
Cậu đừng nói dối tôi. Bạn học con Thùy, không có ai nhà ở khu phố.
Xuân đành phải nói:
– Cháu xin lỗi, cháu tên Xuân.
Ông Thạch nhếch môi:
– Và cậu đang làm nghề đánh cá ở phan Rang à?
Xuân bốl rối:
– Dạ, cháu làm nghề sửa chữa ghe tàu ở ngoài Quảng Nam. Mẹ cháu là chủ nhiệm một tổ hợp sửa chữa, phục hồi ghe tàu. Cháu phụ việc cho mẹ cháu.
Ông Thạch nhấn mạnh:
– Cậu nói, cậu thương con Thùy nhà tôi?
Xuân không ngờ nó gặp phải người bố đầy bản lĩnh, quyết đoán như ông Thạch.
Xuân nói nhỏ:
– Dạ, tụi cháu chỉ mới quen nhau. Cháu coi Thùy là bạn.
– Vậy hả!
– Bác cho phép cháu quen Thùy chứ ạ?
– Cậu cần bao nhiêu thời gian để có thể biến tình bạn thành tình yêu? Và bao nhiêu thời gian để cậu đủ khả nãng lo cho bản thân cậu và một gia đình tương lai?
Xuân toát mồ hôi:
– Chuyện này ... cháu ... cháu chưa có sự chuần bị.
Ông Thạch trầm tĩnh:
– Cậu chưa nói gì với con gái tôi à? Vậy tại sao nó bảo, nếu cần, cậu sẽ ra gặp gia đình tôi để nói chuyện. Nó còn hãm dọa ba mẹ nó nếu không cho cậu qua lại nhà tôi, nó sẽ bỏ học:
Con tôi, nó không biết làm gì đâu, nếu cậu đủ khả năng bảo bọc nó, cậu cứ mời người lớn qua đây. Chỉ cần một lời hứa, tôi cho cậu dẫn nó luôn.
Xuân cuống lên:
– Bác ơi! Thật sự cháu mến Thùy, nhưng cháu chưa có nghề nghlệp. Cháu phải đi làm và Thùy phải học đã. Cháu chưa dám nghĩ xa hơn tình bạn đâu ạ.
– Vậy cậu về đi, tôi sẽ nói để con tôi hiểu.
Xuân đứng dậy ra về. Thằng Tú chở nó đến nhà con Thắm. Chưa kịp tới nhà nhỏ Thắm thì Tú đụng phải xe một người. Đúng là tội vịt chưa qua, tội gà đã đến.
Thằng Tú làu bàu.
– Mẹ kiếp! Quen với mấy con nhóc này, xui thiệt.
Xuân im lặng. Xe Honda bị đưa lên công an, người bị Tú đụng chắc sẽ tốn vài trăm ngàn tiền thuốc, tiền phạt xe nữa, ắt hết cả triệu đồng! Hai đứa chán nản lội bộ về nhà.
Chuyện này Thùy chỉ biết vào trưa hôm sau, khi ba cô kể lại ...
Thùy im lặng thật lâu. Tưởng em gái không muốn nhớ chuyện buồn, Hạnh trầm tĩnh:
– Thôi nào Thùy! Em,không muốn nhắc kỷ niệm buồn thì hãy quên nó đi. Chị muốn em quên tất cả, để làm lại khi chưa quá muộn.
Hạnh Thùy buồn tênh:
– Không nói thì thôi, em đã hứa kể cho chị nghe, em sẽ kể tất cả. Coi như ôn lại nỗi đớn đau tủi nhục, tự bản thân mình giẫm lên nó, tự hủy hoại mình. Chị có thể tha thứ cho em dễ đàng. Còn em, không phải nói quên là quên được đâu chị Hai. Ba mẹ đã quá tin ở sự hối cãi, phục thiện trong em. Còn em, sự nổi loạn chỉ mới bắt đầu trỗi dậy.
...
Thùy ở nhà được ba ngày, đi học bình thường. Thùy sống trầm lặng, ba mẹ nhờ gì thì làm đó không chống đối, cũng không từ chối. Chiều nay thứ bảy, nhỏ Nga đưa cho Thùy lá thư và nói:
– Của con Du đưa. Nó nhờ tao chuyển cho mày.
Thùy chớp mắt:
– Hóa ra, Nga gần nhà nhỏ Du à?
– Ừ. Nó hỏi tao biết mày không? Tao nói tao ngồi cùng bàn mày, nó gởi luôn.
Mà Thư ai yậy Thùy?
Thùy cười cười:
– Của nó chứ ai.
Nga so vai:
– Không qua mặt tao được đâu Thùy. Chữ con Du thật, nhưng chỉ là vỏ ngoài thôi, tao đoán ''ruột'' của kẻ khác.
Thùy nheo mắt:
– Vậy phải chờ tao xem đã.
– Hứa kể tao nghe nhé!
– Tất nhiên! Tao sẽ yên tâm khi được thêm đồng minh là mày.
Hạnh Thùy coi thư, Du nói Xuân vừa đi phan Rang về. Nó ra mẹ lấy tiền để vô đóng tiền phạt xe. Du bảo, Xuân muốn gặp Thùy.
Hạnh Thùy thở dài. Dạo này, Thùy cứ như bị bùa yêu thuốc quỷ. Trong lớp, có nửa tá con trai viết thư cho Thùy, các lớp khác cũng có nữa. Chẳng hiểu sao Thùy thấy mình xinh đẹp. Và điều này thì ''làm hoa để người ta hái, làm gái cho người ta trêú'. Thùy cũng thích có nhiều bạn trai, nhưng bạn như Xuân thì khác.
Thùy cứ muốn ngày nào cũng được nói chuyện với Xuân. Xa nhau, Thùy thấy xốn xang ... buồn nữa.
Mẹ vẫn nói, sau này Thùy ắt khổ hơn chị Hai, vì cái tính vui đâu chầu đấy của cô.
– Kể tao nghe coi Thùy? Thư ai vậy?
Nga kéo áo Thùy, nói nhỏ.
Thùy tỉnh bơ.
– Của nhỏ Du chứ ai. Mày không tin, tao cho mày đọc thử.
Nga bí xị:
– Thôi, ai lại làm thế. Tại tao nghe con Du nói mày quen thằng Bé xóm tao.
Thùy nhăn trán:
– Thằng bé nào?
Nga cười ranh mãnh:
– Gọi hắn ''Bé'' vì thói quen gọi ở nhà của gia đình. Chứ hắn cũng có một tên gọi nghe khá dịu dàng êm ái. Thằng Xuân chứ áị. Thùy bối rối:
– Mày đừng tin lời tụi con Du.
– Thì ... tao chỉ đoán vậy. Nhưng tao nói, mày nghe hay không, tùy mày nhé.
Thằng Xuân còn con nít, cỡ tụi mình, ăn chưa no nghĩ chưa tới, yêu đương gì nó.
Vớiại nó cũng chẳng tốt lành đâu.
Thùy dò dẫm:
– Tao nghe nói nhà nó giàu lắm mà. Nó cũng là con út.
Nga nhếch môi:
– Nó nói, mày nghe vậy hả? Mày vô nhà nó chưa?
Thùy gật đầu:
– Xuân bảo, mẹ nó làm chủ thầu một hợp tác xã cơ khí. Mẹ nó vừa mua mấy sào rẫy cho nó. Còn ở đây, tao thấy nó ớ cùng bà nội trong căn nhà gỗ, đồ đạc chả có gì.
Nga chót chét:
– Ba nó mất hồi nó lên tám, chín tuổi gì đó. Lúc ấy, nội nó ở cùng ba mẹ nó.
Từ khi ba nó chết cho tới nay, mẹ nó bỏ xứ đi làm ăn xa, căn nhà để bà cháu nó ở. Chính là căn nhà ván đó.
– Vậy sao?
Nga giảng giải:
– Nó thuộc dạng ưa chơi bời đàn đúm hơn tu chí làm ăn. Ngoài chỗ tao, đứa con gái nào cỡ tụi mình cũng thích nó cả. Tao không có ý nói xấu tụi nó. Tao thương mày mới nói cho mày biết, để tự phòng thân. Bọn con trai bây giờ mới tí tuổi đầu ... cũng ghê gớm lắm.
Thùy cười:
– Tụi tao chỉ là bạn thôi mà.
– Dù sao cũng phải đề phòng. Tao thương mày mới nói. Tụi con Du chơi kiểu lợi dụng lắm. Mày có tiền thì tụi nó khoái, chứ con gái, mười đứa đủ cả chục, có đứa nào thích dưới cơ người khác, huống hồ mày lại là người nơi khác đến. Hồi trước, tao nghe nói thằng Xuần yêu một con nhỏ nào đó, cũng ngon rành lắm.
Sau nó bị con nhỏ “cài số de”, bỏ đi lấy một chàng trai thành phố. Nó chê thằng Xuân trẻ con.
Thùy nhói tim, cô khẽ hỏi:
– Có chuyện đó thật hả?
Nga nhún vai:
– Thật trăm phần trăm. Năm ấy thằng Xuân mới học lớp 7 à. Con nhỏ lên xe hoa khiến thằng Xuân ... thất tình đến bỏ học. Chuyện này, xóm tao, đứa nào lại không biết.
Thùy thở dài:
– Cám ơn câu chuyện của mày. Tao nghĩ “lịch sử” không lặp lại với tao đâu.
Nga thộn mặt. Nó chả hiểu nhỏ Thùy nói vậy có ý gì nữa.
Hai giờ học cuối trôi qua thật vô vị, bởi Thùy bị ám ảnh mãi câu chuyện về Xuân.
Tan học, Thùy chạy xe về nhà, nghĩ không ra lý do để đi chơi.
May sao, nhỏ Châu ghé rủ Thùy đi ăc chè. Thùy bỏ nhỏ:
– Mày xin ba mẹ giùm tao.
Bà Thạch trong bụng không muốn Thùy đi chơi, nhưng cũng không thể từ chối Châu.
Bác cho tụi cháu đi ăn chè một chút nhé bác.
Bà Thạch gật đầu:
– Nhớ phải về trước chín giờ đấy.
Thùy vui vẻ:
– Con cám ơn mẹ.
Hạnh Thùy bảo Châu, khi hai đứa ra đường hẻm:
– Mày đi chơi với tao không Châu?
Châu hỏi:
– Đi đâu?
– Vào Tân Bình.
Châu ngần ngừ:
– Xa quá, tao chưa đi xa thế bao giờ sợ về không kịp. Tao nghe nói, đường trong đó vắng lắm.
Thùy trấn an Châu:
– Mày đừng lo! Tao vô đó hoài, toàn đi đường tắt, nhanh và an toàn, mà tao đảm bảo tụi mình về đúng giờ.
Châu lường lự:
– Mày quen ai trong đó?
Thùy cười cười:
– Theo tao, mày sẽ biết.
Hai đứa chở nhau vào nhà Du. Châu hơi sợ. Vì ở đây vắng vẻ và tối, không như ngoài thị trấn của cổ.
Du ngạc nhiên:
– Hai người vô bằng xe đạp hả? Liều nhỉ!
Thùy bảo:
– Sừc mạnh của tình yêu mà. Xuân ở đâu?
Du so vai:
– Dưới nhà ảnh. Bây giờ mày xuống nhà hay tao gọi ảnh lên đây?
Thùy suy nghĩ rồi bảo:
– Tao xin phép đi tới chín giờ, phải về còn bạn tao nữa. Mày nói với Xuân, tụi ta chờ ngoài quán cà phê "Điểm Hẹn''.
– Mày gặp bàn trai mày hả Thùy? Nếu thế, tao không làm kỳ đà đâu. Nhưng nhớ là tụi mình phải về nữa. Tao chờ mày ở đây.
Du bảo:
– Vậy cũng được. Mày vô nhà gặp ảnh tao sẽ tiếp bạn mày.
Thùy nhẹ giọng:
– Bạn tao tên Cháu, tao phiền mày ngồi nói chuyện với Châu. Đừng giận tao nghen!
Thùy vào căn nhà gỗ. Xuân đang ngồi uống rượu với tụi bạn. Thùy không ưa mấy thằng bạn của Xuân. Hình như mẹ Thùy không nói sai. Mấy đứa này sống bằng nghề trộm vặt và lúc nào, Thùy cũng thấy tụi nó uống rượu. Con trai mới tí tuổi đầu đã mê nhậu nhẹt.
Xuân rời bàn khi nhận ra Thùy, nó bảo đám bạn:
– Tạo nghỉ, tụi mày cứ thoải mái nhé.
Thằng Phi kêu lên.
Thùy hả? Thằng Xuân thật tốt số, em Thùy thương mày thiệt tình, sướng ha.
Chả như tụi tao.
Long hỏi:
– Thùy đi một mình hả?
Thùy gật đầu:
– Ừ.
Xuân kéo Thùy ra sau hè. Bóng tối đồng lõa với Xuân. Nó ôm vai Thùy và nói:
– Nhớ Thùy quá!
Thùy nhãn mặt:
– Sao lúc nào Xuân cũng uống rượu hết vậy? Thùy khống thích con trai nhậu nhẹt.
Xuân cười:
– Đàn ông mà không biết uống rượu, đâu phải là đàn ông. Nhưng Thùy không thích, Xuân hứa sẽ bỏ, chỉ cần Thùy cho Xuân thời gian.
Thùy chưa kịp ừ hử, Xuân đã hôn Thùy. Lẽ ra, nụ hôn phải ngọt ngào, nhưng hơi thở Xuân nồng mùi rượu, khiến Thùy khó chịu. Mẹ vẫn cảnh cáo hai chị em:
Đi chơi với bạn trai, tuyệt đối phải cẩn thán. Bọn con trai có rượu dễ mất lý trí lắm.
Thùy biết chuyện nhỏ Thắm suýt nữa mang thai ... ba của nó đã cắn răng đưa nó vào bệnh viện.
Bên tai Thùy, giọng Xuân rỉ rả:
– Xuân yêu Thùy, giá như ba mẹ Thùy đễ hơn một chút nhỉ!
Thùy cắn nhẹ môi:
– Xuân bảo, lần này đi tới tết lận mà, sao vừa ra vài ngày đã về vậy?
– Nếu Xuân nói, tại Xuân nhớ Thùy, Thùy tin không?
Thùy gật đầu:
– Tin chứ, nhưng yêu là một lẽ, tụi mình hứa sẽ chờ nhau mà. Đi đi về về kiểu này, tiền đâu chịu cho thấu?
Xuân thở dài:
Hồi chưa quen Thùy, Xuân đi làm bốn, năm tháng mới về thăm nội một lần.
Bây giờ lúc nào, hình dáng Thùy cũng đầy ắp trong tim Xuân, làm gì cũng không được. Đêm nay, Thùy ở lại đây với Xuân nhé.
Thùy lắc Đầu:
– Không được Thùy hứa với mẹ rồi. Thùy không về, mẹ bị ba mắng nữa.
Thùy không muốn như thế. Hơn nữa, Thùy còn đứa bạn.
Xuân kêu lên:
– Thắm phải không? Sao không đưa Thắm vô đây luôn? Phi đang mong Thắm nè.
– Thắm bị ông bà già canh kỹ lắm, không thể rủ nó theo. Là nhỏ bạn học lớp Thùy.
Phi nhìn quanh:
– Thấy ai đâu Thùy?
– À! Châu đang dưới nhà Du. Tụi này không đi lâu được.
– Phi xuống mời bạn của Thùy uống nước. Thùy không làm khó chứ? - Phi lên tiếng xen vào.
Thùy so vai:
– Với điều kiện ông không được cà chớn. Nên nhớ, nhỏ Thắm nó dám liều, nếu ông đùa cợt nó.
Phi cười:
– Yên tâm đi bạn! Phi luôn biết điểm để dừng lại.
Nói dứt câu, Phi biến nhanh vào bóng đêm. Và Thùy đã không trở lại gặp Châu như hẹn trước. Thêm một lần nữa, Thùy bỏ nhà qua đêm. Và chắc chắn đêm nay, ba mẹ sẽ chửi nhau vì cô. Mẹ Thùy còn bao nhiêu nước mắt để khóc cho người đang sống?
Tờ mờ sáng, Xuân trở ra Phan Rang Xuân không đưa Thùy về. Một chút buồn len nhẹ trong tim cô gái vừa chợt lớn.
Châu rên rỉ:
– Tao sợ quá Thùy ơi. Bây giờ về nhà biết nói thế nào?
Thùy thở dài:
– Đến đâu hay đó. Con gái đi chơi qua đêm, dẫu thân mình trong sạch, nói cũng không ai tin. Đêm qua, thế nào ba mẹ tao cũng xuống nhà mày. Tao đưa mày về vậy.
Ngang qua nhà Thùy, nhà đóng kín mít. ''Chả lẽ ba mẹ đi thành phố?'' Thùy liều lĩnh cạy cửa sổ, lấy được chiếc chìa khóa cũ mà cô vẫn thấy mẹ để đó. Cô mở cửa vô nhà thay đồ, rồi gọi điện thoại về Sài Gòn, nhắn tin cho ba mẹ biết cô đã về. Một kiểu nhắn tin đầy vẻ đạo đức, sau khi phạm sai lầm. Thùy bắt đầu biết nói dối, và nói dối rất trơn miệng.
– Mày lên xe tao chở về!
Châu thở dài:
– Tự nhiên, tao sợ quá Thùy ơi.
Thùy trề môi:
– Xí! Làm như mày con ngoan lắm ấy. Trước giờ mày chưa bỏ nhà qua đêm hôm nào chắc?
Châu cắn môi:
– Có thì có đấy. Do ham vui rồi ngủ lại phòng trọ của tụi nó, chứ tao đâu ngồi suốt đêm bao giờ. Mày đáng nổ thật.
Thùy so vai:
– Tao cũng sợ chấy mồ. Nhiều lúc hai mắt mở hết nổi, nhưng tao không dám ngủ. Đi kiểu này, còn giữ được đời thì ba mẹ còn tha thứ, nếu xảy ra chuyện gì, tao có mà dám về. Mẹ tao, bà thương tao thật, nhưng khi giận, bà đánh tao không thua gì ba tao đâu. Vì thế, cả đêm tao có dám ngủ đâu.
Châu nói:
– Tụi mình hơi bị điên đó Thùy. Ở nhà, mười giờ đã leo lên giường là ngủ một mạch tới sáng. Đi chơi, sao thức giỏi thế nhỉ.
Thùy chép miệng:
– Trời biết!
Vừa thấy mặt hai đứa, mẹ nhỏ Châu đã mắng tởi tấp:
– Thùy ơi là Thùy? Mồ tổ tụi mày, đêm qua mày có biết hơn một,giờ mẹ mày còn lội bộ xuống đây tìm mày không hả? Đi đâu thì cũng phải về chứ.
Thùy cười trừ, bà Thụ - mẹ Châu - lại hỏi:
– Hai con quỷ con! Đêm qua, tụi mày ngủ ở đâu, hả?
Châu im lặng. Thùy cười cười:
– Tụi cháu di chơi lòng vòng, lỡ rồi nên không dám về.
Bà Thu than:
– Thùy à! Đừng đi như thế này nữa:
Mẹ cháu bệnh tật ốm đau, nhìn tội lắm.
Mày về nhà chưa?
Thùy nhẹ giọng:
– Cháu về rồi. Cháu xin lôi bác, xin bác đừng đánh nhỏ Châu. Tụi cháu không làm gì dại dột đâu.
– Ngồi nghe mẹ Châu càm ràm thêm một lát, Thùy về nhà mình. Cô vẫn ngỡ ba mẹ cô đi Sài Gòn. Nhưng một lúc sau, ba mẹ về tới Mẹ và cả ba đều bơ phờ, mệt mỏi. Mẹ cô lao vào nhà chỉ kêu được một câu:
– Cuối cùng con cũng biết về hả Thùy?
Bà té xuống nền nhà, ngất lịm. Từ khóe mắt nhắm kín của người mẹ, hai giọt lệ rơi dài trên má. Thùy kinh hoàng ôm mẹ, vừa khóc vừa lay gọi. Ông Thạch lặng lẽ hất Thùy qua một bên.
Ông đặt bà lên giường, tìm thuốc đổ vào miệng cho bà. Thùy cúi đầu. Cô ân hận, vì chính cô đã khiến mẹ mỗi ngày môi tiều tụy, đớn đau:
Thùy tự bảo với lòng, sẽ không tái diễn lại những đêm hoang đàng nữa.
Thùy ngồi học, nhưng tâm trí cô không hề để vào bài vở. Mẹ Thùy là người rất tinh ý. Bà giám sát việc học của Thùy vô cùng gắt gao. Tối nay, ngồi một bên con, cặm cụi với công việc của mình, bà nhẹ giọng:
– Thùy! Học bài kiểu gì vậy con?
Thùy như không nghe tiếng mẹ hỏi. ánh mắt cô vẫn nhìn đăm đăm vào khoảng trong ngoài song cửa sổ.
Bà Thạch gằn giọng:
– Thùy!
Lúc này, Thùy mới giật mình, nhìn lên:
– Mẹ gọi con?
Bà Thạch nhăn trán:
– Con sao vày? Nãy giờ mẹ hỏi mà không nghe con trả lời. Con nghĩ gì thế?
Thùy chối phắt:
– Đâu có gì đâu mẹ, con đang học bài mà.
Bà Thạch trầm giọng:
– Con không qua mặt mẹ được đâu. Dạo này, mẹ thấy con học hành lơ mơ lắm. Còn một tuần nữa là thi học kỳ, mẹ không thấy con thức khuya dậy sớm hơn thường ngày. Kiểu này, con thi làm sao Thùy?
Thùy chợt gắt:
– Mẹ hay nhỉ! Miễn sao con thi được thì thôi. Mẹ cằn nhằn hoài, con chán lắm.
Bà Thạch sững sờ nhìn con gái. Nước mắt người mẹ rưng rưng, bà nói nhỏ:
– Con chán phải nghe những lời mẹ dạy con? Hay con chán học? Cuộc đời này, mẹ nói con nhiều rồi. Cha mẹ nghèo không có tiền bạc cho con làm vốn.
Cha mẹ còn sống ngày nào, chỉ ráng lo việc học hành cho con mà thôi. Mẹ mong con hãy vì tương lai, của con, cố gắng học.
– Con biết lồi!
Thùy ngán ngẩm cúi xuống trang vở. Thật ra, từ đầu năm học, Thùy chỉ tập trung học được tháng đầu. Bây giờ cô học không sao thuộc được bài. Đầu óc lúc nào cũng bị chi phối về những lá thư của đám con trai gởi cho Thùy.
Thùy thích được nghe người ta khen cô xinh đẹp. Dù nét mặt Thùy hơi lạnh lùng khó gần, bọn con trai nghĩ quen Thùy chắc khó khăn lắm. Vậy mà khác hẳn vẻ bề ngoài, Thùy luôn tin và nghe lời rủ rê tán tỉnh của bọn con trai. Ngày trước, Thùy thích học môn Anh văn ghê lắm. Chỉ hai tháng, Thùy đã tự mình đánh mất bản thân mình. Nụ cười hầu như không còn vô tư hồn nhiên nữa. Trái tim con gái vừa chợt lớn, đã bắt đầu nổi loạn, quậy phá tưng bừng.
Thùy vẫn biết, cứ đà này, Thùy sẽ không cách nào học nổi. Cô cũng muốn ngừng lại mỗi khi nhìn vẻ âu sầu buồn khổ của mẹ. Nhưng tất cả lương tâm cô chỉ hiền lành được ít giờ rồi cô lại buông xuôi theo tiếng gọi của những đứa bạn chơi hơn ham học. Buồn thật!
Tối thứ bảy lại đến. Thùy đang ngồi coi tivi cùng mẹ thì nhỏ em của Thắm tới nhà, đưa cho Thùy lá thư:
"Vào nhà tao chơi đi Thùy. Tao buồn quá! Mày vô với tao nhé. Thắm!
Vậy là Thùy đứng lên, mắt trước mắt sau, Thùy lại chạy xe đi. Bà Thạch kêu to:
– Lại đi đâu vậy Thùy?
Thùy đáp nhanh:
– Con đi chơi một chút.
– Một chút là bao nhiêu lâu hả?
– Chín giờ con về, nghe mẹ?
Bà Thạch chậm buồn:
– Mẹ không đủ sức giữ con. Nhưng con đã muốn đi, thì hứa về đúng giờ.
– Dạ.
Thùy là vậy! Lúc nào cũng hứa rất ngoan. Nhưng mười lần đủ chục, chả bao giờ Thùy giữ lời hứa. Thậm chí Thùy biết rõ là mỗi khi Thùy hoặc ba hoặc chị Hai đi đâu chưa về, là mẹ cô ra đứng vào trông, nhiều đêm lờ mờ một mình đi bộ kiếm con, kiếm chồng. Vậy mà Thùy vẫn vô tình.
Mười giờ đêm, ông Thạch về, Thấy một mình vợ ở nhà, ông hỏi:
– Con Thùy đâu rồi bà?
Bà Thạch thở dài:
– Nó bảo nó đi chơi một chút, từ lúc mới hơn sáu giờ tối.
Ông Thạch hầm hừ:
– Nó không về đâu. Tôi đã nói, bà đừng có cho nó đi.
Bà Thạch muốn khóc:
– Giữ người ở, làm sao giữ được người đi hả ông? Tôi tin nó, tưởng rằng nó không đi nữa chứ ...
Bà ra đường nhìn mãi cho đến khi những ngọn đèn tắt, bà lặng lẽ trong đêm mà không biết mình phải đi đâu, tìm con ở đâu?
Ông Thạch cáu kỉnh:
– Bà vào ngủ đi! hứ con gái không nghe lời cha mẹ ấy, cứ bỏ quách cho rồi.
Tôi nhất định không đi tìm nó đâu.
Bà Thạch biết tính chồng. Tuy ngoài miệng ông nói ác thế, chứ lòng dạ ông chắc chắn chả khác bà. Đang lo lắng cho Thùy ghê lắm. Thêm một đêm thật dài với hai vợ chồng.
Cả ngày hôm sau, bà Thạch nằm xuôi lơ, không đi chợ được. Ông phải ăn mì tôm thay cơm. Chiều lại xuống, bóng đêm đồng lõa với tội ác sẽ tàn phá con gái bà. Mười sáu tuổi nó còn quá dại khờ.
Bà Thạch nhân lúc chồng sang nhà hàng xóm, bà nhấc điện thoại gọi cho mẹ thằng Phi, con Loan.
Bà Lam hỏi:
– Alô. Tôi, Lam nghe.
Bà Thạch rưng rưng:
– Chị cho tôi hỏi thăm, chị phải mẹ của bé Loan không?
– Là tôi đây. Chị hỏi con tôi có gì không?
Bà Thạch từ tốn:
– Dạ .... Chị thứ lỗi, tôi muốn hỏi chị từ hôm qua đến giờ, có đứa con gái nào ghé nhà chị không chị?
Bà Lam nói:
– Có hai đứa ngoài thị trấn vào, tôi không hỏi tên. Tụi nó đi xe đạp. Nó vừa đi chơi với con gái tôi.
– Dạ, vậy tôi phiền chị, khuyên cháu về nhà giùm tôi nghen chị.
Bà Thạch cúp máy. Bà chạy xe đạp lên nhà con bé Nguyệt. Đúng lúc con Nguyệt vừa về đến.
Bà hỏi:
– Nguyệt! Từ qua đến nay, chị Thùy có ghé cháu không?
Nguyệt suy nghĩ một lát, rồi nói:
– Chị Thùy đang ở trong xã.
Bà Thạch tál mặt:
– Nó đi chung con Thắm à?
Nguyệt lắc đầu:
– Không. Hồi tối, chị vào rủ cháu đi chơi. Đến bảy giờ, chị chở cháu về nhà thờ để cháu đi lễ. Cháu tưởng chị ấy về hồi tối rồi chứ.
– Nghĩa là nó chỉ có một mình?
Nguyệt lưỡng lự:
– Dạ.
– Bác cám ơn cháu. Bây giờ bác phải về.
Người mẹ thất thểu trở về nhà.
Ông Thạch hỏi:
– Biết nó ở đâu chưa?
Bà Thạch cắn môi:
– Con Nguyệt nói nó đang ở trong xã.
Ông Thạch run người:
– Khốn nạn! Con với cái. Sao nó không chết quách cho xong. Mới vài ngày, giờ lại đâm đầu vô đó. Đồ thứ con ...
Bà Thạch nghẹn ngào:
– Ông đừng nói nữa. Ông ở nhà, để tôi kêu xe ôm đi tìm nó.
– Vào giờ này, cho cả triệu bạc cũng không thằng xe ôm nào dám chở bà vô đó.
– Nếu thế, tôi sẽ đi bộ. Tôi không thể không tìm nó về. Nó xảy ra điều gì, tôi chết mất.
Ông giận dữ:
– Bà muốn thì đi thuê xe, tôi chở bà đi. Tôi vì bà, chứ cỡ nó, tôi không cần tiếc nữa.
Bà Thạch lặng lẽ đi mượn xe để ông đưa bà đi.
Hai vợ chồng bà Thạch vào thắng nhà bà Lam. Bà nhận ra chiếc xe đạp của Thùy dựng bên hiên nhà bà Lam. Bà vô nhà hỏi:
– Chào chị!
Bà Lam nhăn mày:
– Chị cần gì thế?
Bà Thạch từ tốn:
– Em là người vừa điện thoại cho chị và là mẹ của con bé có chiếc xe đạp đang gởi ở nhà chị dây.
Bà Lam nói:
– À! Chiếc xe này của con bé Thùy. Hình như thằng Long con tôi, nó vừa chở con Thùy vào xóm.
Vừa lúc ấy, Du xuất hiện, nó định dắt xe đạp đi Bà Thạch kêu lên:
– Du! Thùy ở nhà cháu hả?
Du lắc đầu:
– Dạ không.
Ông Thạch nóng nảy:
– Nếu không, sao tự nhiên mày đến lấy xe đạp của nó chứ.
Loan trong phòng bước ra, nói với Du:
– Mẹ tao và chiếc xe đạp đã nói là nhỏ Thùy đang ở đây. Mày đưa hai bác ấy đi tìm nó giùm nhé Du.
Bà Lam cũng nói:
– Nó ở đâu vậy Du?
Du ngập ngừng:
– Dạ, nó đang ở nhà thằng Xuân, cháu sẽ dẫn hai bác tới đó. Nhưng hai bác hứa, đừng đánh nó nhé.
Ông Thạch gắt nhẹ:
– Cháu nghĩ, bác hay đánh cón cái đến mức nó phải bỏ nhà đi hay sao?
Bà Thạch nhỏ nhẹ:
– Cháu đừng lo! Bác là mẹ nó, bác biết mình phải làm gì mà.
Hai cô gái chở nhau bằng xe đạp, chạy trước xe Honda của ông Thạch. Và chiếc xe đạp dừng lại trước một căn nhà gỗ. Con Du xuống xe đi vội. Bà Thạch bước chậm sau tụi nó vài bước ánh đèn tắt nhanh, nhưng bằng cảm giác người mẹ, bà Thạch vẫn nhận ra bóng Thùy thoát ra cửa sau.
Tiếng một đứa vang lên:
– Nó không có ở đây.
Du hỏi:
– Lúc nãy nó vào đây mà.
– Không biết.
Ông Thạch nôn nóng:
– Các cậu khơng qua mặt được tôi đâu, đừng bao che cho nó nữa.
Tiếng một thằng con trai vang lên, cục cằn:
– Đ ... má! Ai thèm bao che chứ.
Một đứa nữa đi la sân, nó xăm xăm đến gần bà Thạch, nó chửi:
– Đ ... má! Con đĩ già, mày tìm con mày giỏi thì tự tìm, ai thèm giấu.
Bà Thạch điềm đạm:
– Các cậu đừng nói năng như vậy. Tôi vô đây là vì đã hỏi chính xác vài người, trong đó có mẹ bé Loan đây. Bà ấy nói thằng Long con trai bà, vừa lấy xe chở con gái tôi vô xóm. Bà còn biểu con Loan vô lấy xe về. Tôi đã nhìn thấy con Thùy chạy trốn. Tôi muốn nhờ các cậu. khuyên giúp, để tôi đưa con tôi về, bằng không các cậu cứ chửi vợ chồng tôi, tôi phải nhờ chính quyền can thiệp.
– Con mẹ kia, tìm con thì cứ tìm, còn báo công an hả, Đ ... má, ông đánh chết luôn.
Ông Thạch lạnh lùng:
– Nãy giờ, các cậu tự chửi chúng tôi chứ chúng tôi chưa nói gì quá đáng nghen. Bất quá thì các cậu giết tôi đổi mạng tôi, cho con tôi sáng mắt cũng được.
Nó không ra, đêm nay tôi ngồi đây tới sáng luôn.
Quay sang vợ, ông bảo:
– Bà đạp xe ra nhà chị Phương, mượn cho tôi chiếc đèn pin vô đây.
Bà Thạch nghẹn ngào:
– Thùy ôi, Thùy! Con có còn lương tâm không con, khi người ta đòi đánh cha đánh mẹ, con vẫn im lặng là sao?
Một người đàn ông từ căn nhà bên đi tới chỗ ông Thạch nói:
– Mấy ngày nay, có hai con bé còn nhỏ lắm, chỉ bằng tuổi con Du cháu tôi, nó ăn ngủ ở đây. Vừa lồi, con bé lớn hơn vẫn còn ngồi trong nhà đó. Tôi là chú của mấy đứa nhà này, tôi hỏi và biểu tụi nó về hoài đó anh.
Bà Thạch tưởng rằng bà chạy xe đi, thì đứa con gái của bà sẽ chạy theo, để năn nỉ bà. Ai ngờ, người mẹ lầm lũi đạp xe trong đêm tối mấy cây số, đứa con biết hết, nhưng vẫn đứng im bên thằng con trai vừa chửi ba mẹ nó.
Không muốn gáy phiền phức cho bà Phương, bà Thạch chỉ gởi chiếc xe đạp, mượn cây đèn pin và nhờ bà Phương chở bà quay lại nhà bà Lam, sau đó bà Thạch đỉ bộ vào xóm.
Đêm vẫn xuống thật chậm. Gia đình bà cô của thằng Xuân và mẹ của Du đã phải nhờ đến bà nội thằng Xuân khuyên nó kêu con Thùy về nhà.
Ông Thạch phải dằn lòng lấm khi Xuân nghiến răng nói:
– Tôi có sang nhà rủ con gái ông bà đâu là tự nó qua đây tìm tôi chứ. Tôi chưa muốn quen bạn gái lúc này.
Ông Thạch cắn rãng, nuốt nỗi đau vào ngực. ông chậm rãi:
– Bác biết, là do con bác hư. Nếu cháu thương nó, coi nó là bạn, cháu hãy giúp bác khuyên nó về đi học, vì nó còn nhỏ lắm, chưa thể làm gì lúc này.
Bà Thạch cũng bảo:
– Ngày mai nô thi học kỳ rồi, bác xin cháu, giúp bác một lần. Nó không nên ép bác. Nó không về, bác sẽ chết ngay trong nhà cháu đêm nay.
Mỗi người một câu, ctlối cùng thằng Xuân đã gọi Thùy ra. Nhìn mặt con, bà Thạch nát lòng. Bởi Thùy hình như vô cùng dửng dưng trước nỗi lo lắng của cha mẹ. Linh cảm cho bà biết, từ bây giờ, bà đang dần mất thêm một đứa con.
Không ai blết Thùy nghĩ gì trong lòng. Con bé yêu thật ư. Mười sáu tuổi, nấu nồi cơm chưa dẻo, luộc mớ rau chưa biết phải thế nào cho rau xanh, nước rau trong, kho xoong thịt không biết xắt. miếng thịt sao cho đẹp cho ngon; chiên con cá, còn sợ dầu văng vào mặt:.. Ôi trời! Phận làm vợ và mai này làm mẹ, đâu dễ dàng gì mà Thùy đã vội muốn bước vào sợi dây trói buộc gia đình?
Đêm đó, dù rất giận con, nhưng cũng không còn sức lực, ông bà Thạch chỉ lặng lẽ lau nước mắt, thương cho thân mình và lo sợ hậu quả, hoang đàng để lại cho Hạnh Thùy.
Chương 3
Về nhà được một tuần, Thùy đi học bình thường trở lại. Ông bà Thạch ngỡ rằng con gái họ đã hối hận. Họ nào blết cơn bão chỉ tạm lắng lại, chờ gió nổi lên, cuốn bão cuồng lên, dữ dối hơn.
Sáng thứ sáu bà Thạch nhận được cuộc điện thoại của cô chủ nhiệm lớp Hạnh Thùy gọi, báo cho bà lên gặp cô và ban quản sinh nhà trường.
Bà Thạch tức tưởi hỏi Thùy:
– Lại chuyện gì nữa Thùy?
Hạnh Thùy gắt:
– Có gì đâu. Ông thầy sẵn có ấn tượng với con, nên thấy con đi dép hai quai, ông ấy nói.
Bà Thạch buồn bã:
– Mẹ không hiểu sao con luôn tạo cho ba mẹ những nỗi phiền phức. Một học kỳ, lên gặp nhà trường tới ba, bốn lần, còn gì mặt mũi hả con?
Thùy xẵng giọng:
– Mẹ đi cũng được, không cũng được, cô giáo có nhắc con đâu.
Bà Thạch nghẹn giọng:
– Cô thương con, cô mới nói. Còn không người ta lên lớp rồi về đúng giờ nhà trường quy định, ai làm gì cổ. Con phải biết thương mọi người với chứ.
Thùy bỏ đi vô nhà. Bà Thạch lau nước mắt. Giá như bà hiểu được con gái của bà. Thùy không giống tính chị của nó, Thùy luôn giấu kín tâm sự khi cần nói, và nó chỉ thổ lộ khi mọi việc đã xảy ra. Cha mẹ sanh con, trời sanh tánh. Bà không bao giờ tin nổi, Thùy trở lên hoang đàng hư hỗng nhanh đến mức ba mẹ không sao chấp nhận được.
Người mẹ vẫn thấp thỏm lo âu, điều gì đó ghê gớm sẽ xảy ra cho gia đình bà.
Nhưng là thế nào, thì bà đành nhắm mắt chờ đợi.
Rồi chuyện gì đến cũng đến. Lại một buổi chiều cuối tuần. Thùy dọn dẹp lau nhà cửa, rồi chơi đùa cùng cô bé cháu bà Quý. Bất chợt Thùy bần thần, cô vô phòng và ngồi viết gì đó, thật lâu.
Bà Thạch đang lui cui dọn hàng, Thùy chạy xe ngang qua mẹ, cô bảo:
– Con đi một lát, con về.
''Một lát, một chút'' của Thùy luôn vô chừng. Bữa cơm tối hai ông bà lặng lẽ ăn. Tuần này, Mai Hạnh không về, nhà đã quạnh vắng, giờ càng vắng vẻ hơn.
Thời gian chầm chậm trôi qua. Mười giờ ba mươi lăm phút, ông Thạch chạy xe về nhà, ông hỏi khi thấy bà nằm chèo queo một mình trên ghế.
– Tối giờ, nó có về không bà?
Bà Thạch lắc đầu.
Ông Thạch chán nản:
– Vậy là đêm nay, nó lại không về nữa đâu. Bà còn chờ gì nữa.
Bà Thạch im lặng, bà còn có thể nói gì nữa đây? Kêu trời, trời không thấu.
Van đất, đất chẳng động nhân tình. Van vái vong linh đứa con trai hãy giúp bà kìm chân con em gái. Nhưng chút hy vọng mong manh thần bí ấy cũng tan biến chẳng chút hiển linh, cứ như trêu chọc cợt đùa. Con bé thoắt về, thoắt đi, như cuộc đời bên ngoài chắng có gì đáng để Thùy sợ.
Người mẹ không tin rằng, con gái bà gặp được những đứa bạn thiên thần. Con trai bây giờ có nằm mơ, cha mẹ cũng không tin nổi, mười bốn, mười lăm tuổi, tụi nó đã biến thành ác quỷ. Tụi nó phạm tội một cách thản nhiên, như đó là quy luật, là tạo hóa an bài vậy.
Ông Thạch nhìn vợ ông ngậm ngùi:
– Bà ngủ đi, đừng ngồi đó nữa. Đêm nay nó không về đâu. Nó ghi thư lại đây nè.
Bà Thạch tay run bắn cầm tờ giấy trắng tinh được xé từ cuốn vở học trò, không một nếp gấp. Những dòng chữ của Thùy nhòa đi bởi nước mắt người mẹ rơi đẫm khuôn mặt cứ từng ngày mỏi mòn đau xót chờ con, tìm con.
– Nó nói nó đi ba ngày, vì nó đánh nhau với bọn nào đó, bà nghe nó nói không?
Giọng ông Thạch vang lên.
Bà Thạch rưllg rức:
– Tôi hỏi và nó bảo, hôm qua mấy đứa 1ớp2A2 đánh nó và con Vân. Nó nói tôi không làm gì được mấy đứa kia đâu, vì gia đình tụi nó nổi tiếng ở thị trấn này.
Ông bực tức:
– Sao bà không nói với tôi?
Bà Thạch buồn bã:
– Nói cho ông, rồi có giải quyết được gì không? Đây chỉ là cái cớ để nó đi mà thôi.
Ông Thạch xót xa:
– Tôi thật không hiểu kiếp trước tôi gây lên nghiệp chướng gì, mà giờ đây tôi bị trời quả báo kiểu này. Giá như nó lớn cho cam, đằng này nó mới mười sáu tuổi đầu, cái tuổi ngây thơ, dại dột, biết gì đâu mà ông trời bắt nó gánh tội cho tôi?
Bà Thạch sụp xuống:
– Ông ơi! Có khi nào thằng Ba nó chết oan khi vào tuổi mười bốn, bây giờ là lúc nó trưởng thành nó thèm được yêu thương được chiều chuộng, nên nó ''nhập'' vào em gái nó không ông?
Ông Thạch trầm tĩnh:
– Bà đừng suy nghĩ vớ vẩn? Tuy con trai chúng ta chết lúc nó còn nhỏ, nhưng nó đã hiểu nỗi khổ của gia đình. Nó không bao giờ hại em nó đâu.
– Vậy chúng ta phải làm sao hả ông? Chẳng lẽ chúng ta đành mất con.
Ông Thạch đau đớn:
– Khuya rồi, bà ngủ đi, chuyện gì ngày mai tính.
Sáng sớm hôm sau, hai vợ chồng ông Thạch chở nhau vào xóm nhà thằng Xuân để tìm Thùy. Tất cả, già trẻ lớn bé, họ đều trở mặt với vợ chồng ông Thạch.
Họ nhếch môi:
– Loại con gái bỏ nhà theo trai, dù gia đinh giàu sang cỡ nào, chúng tôi cũng không chứa chấp. Ông bà về đi, nó không vô đây.
Bà Lam cũng khinh khỉnh:
– Tôi cấm con tôi không được giao du với mấy đứa bên thị trấn. Hư quá vậy, chơi với mấy đứa đó, con tôi sinh hư theo.
Tai bà Thạch ù đặc, ấm ức và nhục nhã. Ngay thằng Xuần là đứa mà con gái bà bỏ nhà bỏ cửa từng theo nó, hôm nay nó cũng không thèm ngồi dậy để trả lời vợ chồng bà. Mịt mù bóng chim tăm cá, biết hỏi ai đây?
Thùy ơi! Tại sao con mãi gây cho ba mẹ những nỗi đau buồn, tủi nhục?
Thời gian lặng lẽ trôi. Thời hạn Thùy ghi trong lá thư để lại trôi qua, mà cô vẫn không về.
Buổi chiều ngày thứ tư, bà Thạch đang ngồi đờ đẫn bên cửa sổ, thì một người đàn ông lạ mặt chạy xe dừng trước nhà bà:
Chị cho tôi hỏi, đây phải nhà ông Thạch không?
Chút hy vọng nhen lên, mắt người mẹ như có hoa nắng. Bà nhanh nhẹn đi ra:
– Chú là ai? Chú hỏi chồng tôi có chuyện gì hả chú? Phải chú biết tin về con gái tôi không?
Bà Thạch hỏi một hơi. Chừng như nhận ra, người lạ mặt có vẻ ngơ ngác. Bà Thạch thở dài:
– Tôi xin lỗi. Mời chú vô nhà ngồi!
Người đàn ông từ tốn:
– Theo câu hỏi của chị, hình như gia đình chị có chuyện gì nghiêm trọng phải không? Và nguyên nhân đó dẫn đến tai nạn cho chồng chị?
Bà Thạch run lẩy bẩy:
– Chú nói cái gì? Chồng tôi ... bị .... tại nạn ư? Ông ấy đâu rồi?
Người đàn ông nói:
– Ông ấy bị một thằng nhóc lao xe vào xe của ổng. Hiện thời chúng tôi đã đưa chồng chị đi bệnh viện đa khoa tỉnh. Tôi là Công an xã, theo giấy tờ người bị nạn, tôi tìm đến báo cho gia đình.
Bà Thạch kinh hoàng:
– Chú ... làm ơn nói rõ cho tôl biết, ông ấy bị thương nặng không?
Người đàn ông thở dài:
– Một chân của ông ấy bị gãy rời, chúng tôi cũng ...
Bà Thạch chưa nghe hết câu người đàn ông kể, bà đã ngấtTịm. Người đàn ông cuống cuồng kêu cứu hàng xóm.
Chẳng biết bao lâu, bà Thạch mới tỉnh lại nhìn bà giờ đây như già đi hàng chục tuổi Ba ngày nay, bà có ăn uống gì đâu. Bà như một tàu lá chuối, không còn chút nhựa để bám vào thân cây còm cõi, già nua.
Sau khi hỏi thăm người đàn ông, bà Quý, là hàng xóm mấy chục năm nay của bà, bèn nói con trai bà Quý, chở bà Thạch đến bệnh viện, coi tình trạng của ông Thạch.
Người mẹ hầu như câm lặng bên giường bệnh của chồng. Mai Hạnh được mẹ báo tin, khi cô về nhà, thì tất cả đã tan nát. Chỉ hai tuần Hạnh lo ôn thi không về nhà, mười bốn ngày ngắn vô cùng, vậy mà ông trời đã bắt. Hạnh mất tích đứa em gái duy nhất, và bai cô, buổi chiều chạy xe cùng khấp thị trấn vườn rẫy, ông đã bị chính mấy thằng nhóc con hại ông gãy chân, bán thân bất toại.
Hạnh Thùy vô tình không hề biết, cô đã gây tai họa cho ba mình.
Ngày thứ ba, Thùy quyết định về nhà, bởi cô hoàn toàn mệt mỏi vì cuộc sống ăn nhờ ở đậu.
Thùy bảo Thắm:
– Tối nay, tao về nhà đấy, mày về không?
Thắm lắc đầu:
– Tao về lần này, ba tao chắc chắn không tha tao đâu. ống giết tao chết.
Thùy thở dài:
– Hùm dữ không nỡ ãn thịt con. Ba tao luôn miệng mắng tao, nói bỏ tao, song mấy lần đều đi tìm tao, về nhà cũng không đánh tao, dù tao rất hỗn. Tao ân hận lắm! Ở nhà, tao chả bao giờ phải đói thế này.
– Mày bỏ học và bây giờ mày đâu còn trong sạch nữa. Lỡ mai mốt mày có thai thì sao? Theo tao, tụi mình không còn đường về hãy đi thật xa, tìm việc gì đó làm, chờ một thời gian ba mẹ nguôi giận, rồi về.
Thùy nghe Thắm nói, mắt cô vằn lên nỗi đau đớn:
– Tao hận mày! Giá như tao giết được mày đêm ấy, tao đã giết mày chết. Tao không muốn đi cùng mày nữa.
Thắm cắn môi:
– Tao đâu có ngờ sự việc lại diễn ra như thế.
Thùy nhếch môi:
Mày phải nói chính xác là mày đã đạo diễn vở kịch này, bán tao cho mấy thằng khốn kiếp ấy. Tao ngu và quá tin mày, nên bây giờ tao phải lãnh lấy hậu quả. Tao còn có ngày mai hay sao?
Thắm tỉ tê:
– Chuyện dĩ lỡ cả rồi, phải theo hiện tại của tụi mình mà tìm cách sống thôi.
Con thú còn muốn sống, huống hồ mày đã thề, tìm cho ra lũ *** kia để rửa thù. Bây giờ mày buông xuôi à?
[/quote]
Thùy nuốt nước mắt vào lòng. Cô còn dám khóc sao? Những giọt lệ của cha, của mẹ cô đáng giá ngàn vàng đã bị cô lạnh lùng khước từ. Cô chưa biết kết cục kinh khủng kia là gì, cô không có quyền trở về nhà, làm nhục thêm cha mẹ.
Vậy là sáng sớm hôm sau. Vào đúng giờ ba cô bị tông xe, Thùy cùng Thắm đi theo một người phụ nữ ra miền Trung kiếm sống. Chấm dứt tuổi học trò trắng trong thần tiên, bước vào chốn hồng trần. Từ đó, Thùy như không còn là Hạnh Thùy của ngày xưa nữa.
Người phụ nữ dẫn Thùy và Thắm đến một nhà hàng karaoke ở Đà Nẵng. Tiếp ba người là một phụ nữ đây đà, khuôn mặt bà ta trát đầy son phấn.
Bà Son - người dẫn Thùy tới - nói:
– Chị Hai! Hôm trước, chị nói em tìm giúp chị mấy đứa phụ bán quán. Hôm nay, em dẫn tới hai nhỏ này, chị Hai còn cần người không?
Bà Hai cười tít:
– Ôi! Nhà hàng của chị có bao giờ đủ người hả em? Sao, hai em có nhu cầu đi làm à? Nhìn còn nhỉ quá? Đi thế này, cha mẹ biết không?
Bà Son nôi hớt:
– Chị cần người làm hay cần cô giáo mà điều tra lý lịch kỹ thế? Hai đứa nó vì gia đình nghèo nên tự bỏ học tìm việc làm. Em nói trước, tụi nó còn nhỏ, chưa đủ tuổi làm giấy tờ, nên chị nhận hai đứa là chị phải lo cho tụi nó đó.
Bà Hai gật đầu:
– Được rồi, để chị coi, hai cô bé thích hợp công việc gì, chị sẽ sắp xếp nhé.
Thắm thu hết can đảm hỏi:
– Dì ơi! Công việc chính là gì ạ? Lương bao nhiêu một tháng?
Ánh mắt bà Hai lóe lên vẻ khó chịu, nhưng trên môi bà ta, nụ cười vẫn không hề mất chút góc cạnh.
Bà ta cười cười:
– Vô nhà hàng thì việc chính là làm tiếp viên bưng nước, cà phê và các nhu cầu của khách. Lương tiếp viên bao luôn ăn ở một tháng một triệu đồng. Nếu không khéo một chút, tự các em có thêm tiền do khách ''boá', được không?
Thật lòng Thùy không muốn vào mấy chỗ này làm. Nhưng bà Son dẫn hai đứa ra đây, bà nói, ngoại trừ..mấy chỗ này, người ta có khả năng lo lắng giấy tờ cư trú hợp pháp cho Thùy, còn những chỗ khác, bà Son không biết. Dĩ nhiên Thùy phải chấp nhận. Bởi cô đâu có tờ giấy lộn gì trong người chứng minh cô là ai?
Nhắm mắt đưa chân, Thùy được bà Hai đồng ý cho ê chung với Thắm. Thêm một ngày nghỉ ngủ tắm rửa sạch sẽ, bà Hai đưa cho mỗi đứa một triệu.
– Chị ứng trước để hai em có tiền mua đồ mặc và phấn son, thiếu thì nói chị Hai đưa thêm, đừng ngại, chị sẽ trừ dần vào lương hai em.
Người đàn bà vừa lui ra. Thắm đã bảo:
– Lần đầu tiên, tao cầm trong tay số tiền thế này. Tụi mình đi mua đồ nghe Thùy.
Hạnh Thùy nhếch môi:
– Lưỡi mày uốn éo chả khác gì cơn rắn Tao nhớ không lầm, mày từng lấy của ba mi mày cả triệu đồng, chắng lẽ lấy xong, mày đưa luôn cho thằng Giang?
Thắm hơi quê:
– Ý tao nói là tiền do mình làm ra kìa.
– Mày đã biết công việc ra sao mà bảo làm ra tiền? Mày thích, cứ việc mua sặm. Quần áo tao đem theo không đến mức quê mùa, tao rất mệt, nên không muốn đi đâu cả.
Thắm nhăn mặt:
– Mày trách tao phải không? Tao nói rồi, tụi mình chỉ làm vài tháng, gom góp ít vấn rồi về nhà. Mày không đi thì nằm nghỉ cho khỏe. Tao phải mua đồ, nếu không khó mà trụ nổi.
Thắm đi rồi, Thùy nằm vật ra giường. Thùy rất mệt. Cô thèm ngủ và cũng rất đói. Nhưng Thùy không sao nhắm mắt được. Cô nhớ mẹ quá. Giờ này, chắc ba mẹ vẫn lang thang đi tìm cô. Tại sao Thùy lại trở thành đứa con gái nhẫn tâm trước nỗi đau của ba mẹ? Thùy thèm vô cùng được trở về ngủ trên chiếc giường cũ kỹ của cô. Chiếc giường mà dạo chị Hai còn ở nhà, đêm nào, hai chị em cũng sanh nạnh nhau:
''Mày mắc mùng, mai tao gấp". Và trăm lần như một, Thùy luôn khiến ba giận, đánh cho hai chị em vài roi, hai đứa mới chịu im miệng.
Bây giờ, mẹ sẽ nằm ở đó, nước mắt mẹ sẽ ướt đẫm gối của Thùy. Ba mẹ ơi?
Xin hãy tha lỗi cho con!
Thùy rùng mình, khẽ nhìn lại khuôn mặt mình trong gương. Khác hẳn hôm qua. Thùy hôm nay gắn lông mi giả, môi tô son hồng. Thùy đẹp, vẻ đẹp tự nhiên.
Dù Thùy từng coi hàng chục bộ phim nói về cuộc sống của các cô gái tiếp viên nhà hàng, nhưng Thùy vẫn không thể ngờ, có một ngày Thùy bước vào thế giới đèn mờ, có lời ca buồn như tiếng khóc than cho số phận kém may mắn của cô gái nghèo.
'' Rồi từ ngày ấy, chốn phong ba, nơi kiếm tiền. Ngục trần, giam hãm kiếp thân em đôi mắt buồn ...
Đời nghèo không lối thoát, em tôi đành thôi, cui đầu mà đi, Em tôi đi, màu ''son pha đôi môi. Khăn bay lẻ loi trên vai ai. Thành phố sáng ánh đèn, Sài Gòn thêm bóng những nàng tiên ... " Người ta vì hoàn cảnh đẩy đưa phải vào vũ trường, quán bar để kiếm sống.
Còn Thùy? Ai đẩy, ai đưa, ai bắt buộc Thùy? Con đường nhục nhằn này chẳng phải chính Thùy tự bước chần vào ư?
– Hạnh Thùy? Em bưng cà phê cho người khách bàn số 6 nghen. Nhớ đừng để khách phiền lòng?
Thùy chưa kịp dạ lại bà chủ, có đã nghe tiếng xì xào, nho nhỏ:
– Mẹ đời! Có mới nới cũ. Con nhỏ này khác nào viên ngọc để bà chủ dụ khách.
– Ba ngày nay, ông ta không ghé tìm con Ly, hôm nay đến, sao bà chủ lại để con. Thùy tiếp ổng chứ? Ông ta là mối ruột của Hà Ly mà.
– Nghe nói Hà Ly bị đưa qua nhà hàng nổi, con Thùy có giá hơn. Hôm nay, bèo bèo nó cũng được lão ''boá' bạc triệu.
Hạnh Thùy nghe lõm bõm, cô không hiểu hết chuyện. Nhưng Thùy đủ thông minh để đoán ra, người khách cô sắp tiếp thuộc dạng ''đại giá' và trước đây, cô gái có tên Hà Ly được ông ta độc quyền.
Hạnh Thùy muốn bỏ chạy, bởi người đàn ông được các cô tiếp viên xuýt xoa ghen tỵ với Thùy, còn lớn tuổi hơn cả ... ba Thùy nữa. Đáng đời cho cái tính hoang đàng của cô. Lời mẹ tỉ tê giảng giải, cô cãi chày cãi cối, để cuối cùng cái giá cô phải trả là rơi vào tay mấy thằng bụi đời ranh, không một xu dính túi. Đời con gái người ta cố khốn nạn cách mấy, nếu nhắm mắt lấy chồng Đài Loan cũng đem về trả ơn cha mẹ dưỡng dục được vài triệu. Riêng Thùy, chỉ là con số ''không'' to tướng đi kèm những ngày đói rét khốn khổ.
Và bây giờ là gã đàn ông thừa tiền rửng mỡ kia.
Ông Nhân - tên ngươi đàn ông:
– vừa thấy Thùy, ông ta đã bật dậy, cười tít mắt:
– Ôi! ở đâu ra con bồ câu xinh đẹp thế này nhỉ? Nào, đưa cà phê cho anh!
Hạnh Thùy cắn môi. Cô đặt ly cà phê lên bàn:
– Ông đùng đen hay sữa đá?
Ông Nhân kéo tay Thùy:
– Gọi anh chứ bé. Ngồi đây với anh, không cần em nhọc nhằn. Anh sẽ kêu người phục vụ em.
– Dạ, tôi không dám.
Ông Nhân cười ngọt:
– Em đừng lo? Anh Nhân đã OK em thì bà chủ em cưng em hết mình. Tối nay, em phục vụ một mình anh. Anh sẽ thương lượng với bà chủ.
Thùy chưa kịp phản ứng, thì bà Hai Hoàng từ sau quầy lễ tân đi tới. Bà tươi cười:
– Anh Nhân, không chê em út của tôi nữa chứ?
Ông Nhân cười tít:
– Chị Hai này! Từ này tôi mua tích-kê cho Thùy, như với Hà Ly hồi trước.
Bả Hai Hoàng đẩy đưa:
– Ấy chết! Phải khác một chút chứ ông tổng. Hà Ly sao bì kịp Hạnh Thùy.
Người ta mới tuổi trăng tròn đấy.
Ông Nhân búng tay:
– Chị Hai đừng lo! Sáu Nhân này đã thích em nào, thì không sợ tốn kém. OK.
Hạnh Thùy ngậm ngùi. Cô đang là món hàng cho người ta trả giá. Thùy ơi!
Vậy là chấm hết nhé, màu áo trắng học trò hôm qua.
“Áo trắng em chưa từng vướng bụi đời Chưa từng mơ những chuyện xa xôi Nhưng nay em tự mình vấp ngã Còn trong ai, màu áo trắng thiên thần?”.
Suốt buổi tối, Thùy trân người chịu đựng ánh mắt ông Nhân, những cái vuốt ve trên cánh tay trần của cô. Ngày đầu tiên, người đàn ông già đời, lõi tình ấy chỉ yêu cầu Thùy ăn và uống với ông ta. Hơn mười giờ đêm, ông Nhân ra về sau khi đã uống hết cả thùng bia, nhưng phiếu thanh toán lên tới ba thùng. Ông ta dúi vào ngực áo Thùy hai tờ đô la loại l00.
– Cưng cất để dành. Đừng cho bà chủ biết, kẻo bà ta lấy đó.
– Và ông ta đưa vào tay cô ba trăm ngàn tiền việt:
– Bà ta hỏi, nói tiền anh ''boá'. Chào em! Mai anh gặp lại!
Hạnh Thùy đưa tay sờ lên má, nơi ông Nhân vừa đặt lên đó một nụ hôn, như người lớn hôn trẻ em vậy. Thùy quay vào quầy lễ tân.
Bà Hai Hoàng cười tươi rói:
– Tối nay, em được ông ta đặc biệt ưu ái, thật là may mắn cho nhà hàng. Buổi đầu khai trương của em, như thế này là rất tuyệt. Em đựợc hưởng hai phần trăm hoa hồng tiền bán tích-kê bia.
Bà Hai Hoàng đưa cho cô tờ năm chục ngàn. Thùy thờ ơ cầm.
Thắm kêu lên:
– Mày sướng thật! Có tiền thưởng của bà chủ, còn thêm tiền ''boá' của ông ta.
Sáng mai, đừng quên bao bạn bè ăn điểm tâm nhé.
Bà Hai cười cười:.
– Ổng cho em nhiều không?
Thùy xòe bàn tay. Bà Hai nhăn mặt:
– Thằng cha này tối nay bị vợ quản thúc hay sao, kẹo kéo vậy?
Thắm tròn mắt:
– Ông ta cho nó tới ba trăm ngàn mà chị Hai còn chê à. Ước gì em được ông ta nhìn tới.
Thùy đưa cho Thắm một trăm rưỡi:
– Mày cầm lấy, sáng bao các chị cùng phòng. Tao muốn ngủ.
Quay sang bà Hai Hoàng, Thùy nói nhỏ:
– Em được nghỉ chưa ạ?
Bà Hai gật đầu:
– Ngoại trừ khách có yêu cầu đi ''tăng haí' riêng với tiếp viên, còn nhà hàng chỉ được phép mở cứa đến mười một giờ đêm. Em nghỉ đi!
– Cám ơn chị!
Thùy về phòng. Cô cẩn thận cất những tờ đô la vào lai một chiếc quần tây đen. Cô học được điều này từ mẹ cô. Lần đầu tiên chị Hai xa nhà, mẹ cô đã dạy chị cách cất tiền, để khỏi bị mất.
Thắm là đứa bạn cô không thể tin tưởng, Thùy phải tự bảo vệ mình. Nếu ngày nào cũng tiếp khách như tối này, Thùy sẵn sàng làm một năm, sau đó nghỉ luôn.
Nhưng ... cuộc sống luôn có bất ngờ tạo ra mọi bất hạnh cho mỗi con người.
Thùy chính là một ví dụ cho sự biến đổi đó.
Suốt một tuần liên tiếp, không một ai ngoài ông Nhân mua nổi tích-kê của Thùy. Vì thế, cô được bà chủ chiều chuộng, không dám nói nặng. Thắm thì chật vật khốn khổ, lúc nào nó cũng bị ma cũ bắt nạt. Bản tính Thắm ích kỷ nhỏ mọn, cô sinh lòng, ghen ghét, tỵ hiềm với Thùy. Dù ngày nào Thùy dẫu không ưa Thắm, cô vẫn chia cho Thắm thêm ít chục ngàn tiền ''boá' cô kiếm được.
Tối thứ báy, nhà hàng đông khách hơn ngày thường gấp hai, ba lần. Tiếp viên được buy động vào ca luôn phiên nhau để phục vụ khách. Thùy là người duy nhất không bận rộn. Cô ngồi trong phòng chờ ông Nhân, theo lời hẹn.
Bất chợt bà Hoàng đi vô cùng anh quản lý tiếp viên tên Hải.
Bà Hoàng nói:
– Cậu bảo chị tìm đâu ra người cho cậu ta bây giờ?
Hải nhăn nhó:
– Nãy giờ, em gọi cô Kim, cô Nhật Anh, cô Oanh ... mấy con át chủ bài của nhà hàng ra tiếp anh ta, nhưng anh ta đều không chịu. Coi bộ anh chàng này thất tình, buồn nên ghé nhà hàng nhậu. Anh ta không cần tiếp viên mà cần người tâm sự. Mối sộp đó chị Hai.
Bà Hoàng liếc nhanh Thùy:
– Giá như Hạnh Thùy không kẹt tích- kê của lão Nhân, chị nghĩ, con bé hợp ''rớ' cậu ta.
Hải nhún vai:
– Đừng động đến “tổ kiến lửa”, chị Hai ơi. Làm ăn phải giữ chữ tín.
Hạnh Thùy thờ ơ nhìn cuộc sống bên ngoài qua ô kiếng màu nâu. Vừa lúc đó, điện thoại của bà Hoàng phát tín hiệu.
Nhìn số máy hiện trên máy của mình, bà Hoàng ngọt ngào:
– Em, Hai Hoàng nghe nè, anh Nhân.
– ...
– Dạ, em biết rồi ... Dạ, em cám ơn. Em hứa giúp anh tối đa. Dạ, em không dám ...
– ...
– Dạ, em sẽ nói cho con bé biết. Vâng, em cám ơn anh Dạ, mai gặp lại ạ ....
Đóng nắp điện thoại, bà Hoàng bảo Thùy:
– Em về phòng nghỉ đi. Tối nay ông Nhân bận công việc, ổng không đến được.
Ổng hứa sẽ đền em gấp đôi vào ngày mai.
Thùy cắn môi:
– Chị cần em giúp gì nữa không ạ?
Hải vọt miện:
– Chị Hai? Sẵn dịp ông Nhân bỏ hẹn, chị để Hạnh Thùy ra gặp thử người khách khó tính kia coi sao chị.
Bà Hoàng dù rất muốn, nhưng nguyên tắc do chính bà đặt ra. Tiếp viên đã được mua tích-kê trọn tháng, bà không có quyền can thiệp vào bất cứ việc gì của họ. Vì thế, ruột gan bà đang rối rắm, bà cũng không dám nhờ Thùy.
Bà trừng mắt nạt Hải:
– Cậu này, dừng cuống lên rồi nói bừa nghen. Thà để cậu ta về, chứ chúng ta không thể làm buồn lòng ông Nhân. ổng mà giận lên, coi như chúng ta mất tất cả.
Cậu hiểu chưa?
Hải chưa kịp trả lời, chị Kim Anh trướng quầy lễ tân bước vào:
– Chị Hai? Khách ở bàn số lO đang la lối om sòm kìa chị.
Bà Hoàng lắc đầu:- Cậu ta nghĩ có tiền trong tay rồi muốn gì cũng được à?
Gọi cho tôi cậu Phúc ở tổ bảo vệ.
Thùy chậm rãi:
– Khoan đã chị Hai!
Bà Hoàng nhìn cô:
– Em đừng bận tâm chuyện nhà hàng. Em được tự do hết tháng này lận.
Thùy nhẹ tênh:
– Em biết. Nhưng về phòng bây giờ, em cũng không ngủ được. Em thức khuya quen rồi. Em muốn gặp người khách khó tính kia, được không chị?
Bà Hoàng do dự:
– Chị ngại lắm. Lỡ đến tai ông Nhân, ổng nổi giận còn đáng sợ hơn.
Thùy cười nhẹ:
– Là do em tự nguyện mà. Gặp ổng, em có cách nói để ông ta không bắt lỗi chị.
Hải mừng rỡ:
– Cô Thùy nói vậy, hay là chị cứ để cô ấy ra tiếp cậu ta coi sao.
Bà Hoàng đành miễn cưỡng:
– Em đi với chị.
Thùy nói:
– Chị chờ em chút xíu!
Cô quay vào bàn trang điểm, dùng khăn lau sạch lớp phấn, chỉ chừa lại chút son môi phơn phớt hồng.
Bà Hoàng và Kim Anh kinh ngạc khi thấy Thùy đơn sơ không son phấn, thêm chiếc áo thun màu vàng, váy Jeans ngắn ngang đầu gối. Nhìn cô bây giờ giống hệt cô nữ sinh trung học.
Kim Anh chép miệng:
– Nhỏ Thùy dễ thương ghê nơi!
Thùy chỉ cười nhẹ. Nụ cười của cô, không cho người đối diện biết được tâm trạng cô đang vui hay buồn.
Bà Hoàng đến bên gã thanh niên đang tu lon bia ừng ực:
Cách uống bia bất cần đời hơn là của dân nhậu, thích quậy.
Bà Hoàng nhẹ giọng:
– Cậu Duy! Thật ra cậu muốn tôi cử tiếp viên thế nào, cậu mới vừa lòng?
Duy xua tay:
– Bà ... tôi không ngờ cả một nhà hàng tầm cỡ như ''Hoàng Giá' của bà lại không có được một nữ tiếp viên khả dĩ sạch sẽ, lịch thiệp, dịu dàng ... Dẹp tiệm đi, bà chị ạ.
Thùy lành lạnh:
– Theo anh nói, tiếp viên sạch sẽ, lịch sự dịu dàng ... phải thế nào?
Ngay lập tức, Duy nhìn trừng vào mắt Thùy. Thùy thản nhiên đối diện anh ta bằng cặp mắt rất buồn của cô.
Duy kêu lên:
– Cô là ai?
– Nếu tôi nói, tôi là tiếp viên, anh tin không?
Duy lắc đầu:
– Không tin được.
Thùy so vai:
– Vì tôi quá ''naí và quê mùa phải không?
Duy vẫn không rời mắt khỏi Thùy ánh mắt anh ta không giấu được vẻ ngưỡng mộ, say đắm cô. Duy nói:
– Bất cứ một cô tiếp viên nào hiện diện trong nhà hàng đều xài mỹ phẩm, còn cô thì không. Tôi ghét loại phụ nữ lạm dụng phấn son quá mức.
– Và từ tối đến giờ, ông đang cần một tiếp viên thiên thần trắng?
– Có lẽ vậy.
– Tôi đủ tư cách hầu rượu ông không?
Duy cười:
– Chẳng lẽ chỉ trong ít phút, tôi đã già đi chục tuổi, để cô phải kêu tôi từ ''anh'' thành ''ông''. Tôi bắt đầu thấy thích cô.
Cách nói của Duy, khiến bà Hoàng e ngại. Dù là chủ, bà vẫn không muốn bị nhân viên của mình phản phé. Thùy ra tiếp Duy, ngày mai ông Nhân đến, ai dám chắc, chuyện tối nay không đến tai ông ta? Không chừng nó còn bị bóp méo vì sự đơm đặt.
Thùy quay sang bà Hoàng:
– Chị yên tâm! Anh ta chịu để em phục vụ em hứa không làm phiền chị.
Bà Hoàng bỏ nhỏ vào tai Thùy:
– Em cần giữ khoảng cách với cậu ta.
– Em biết rồi.
Không bà chủ nào dặn nhân viên của mình kiểu đó, ngoại trừ Thùy.
Bà Hoàng vừa đi, Duy hỏi ngay:
– Cô là ''hàng độc'' của bà ta?
Thùy lắc đầu:
– Tôi không biết câu nói của anh?
– Hơn một tiếng đồng hồ tôi vô đây, ngay từ đầu, tôi đã yêu cầu chọn một tiếp viên khác hẳn các cô đang hiện diện trong nhà hàng. Là chủ, bà giám đốc nhà hàng ''Hoàng Giá', thừa thông minh để biết yêu cầu của tôi là gì. Vậy mà bà ta không cách nào đáp ứng được yêu cầu đơn giản ấy. Và tôi bắt đầu nghĩ ''Hoàng Giá' không có hàng “thiên sứ trắng”. Nào ngờ em xuất hiện. Tôi rất ghét loại con gái mắt xanh, môi đỏ.
Thùy nhếch môi:
– Đã ghét, anh còn tìm đến đây làm gì? Anh có thể tìm ở một tụ điểm ca nhạc hoặc ngay cổng một trường học nào đó. Con gái nhà hàng chắng một ai không xài mỹ phẩm.
– Nói vậy, em là ai?
Thùy thản nhiên:
– Tôi làm việc ở đây, như các chị kia thôi. Tôi có xài mỹ phẩm đấy chứ, dù ít cũng là xài.
Duy nhìn cô:
– Em có cặp mắt rất buồn. Phải em mang trong lòng một tâm sự không?
Thùy cắn nhẹ môi:
– Tâm sự thì ai không có. Anh uống thêm bia nhé?
Duy từ tốn:
– Em cứ việc bật nấp lon và tính đầu thùng. Tôi không quan trọng tối nay tôi phải trả bao nhiêu tiền, cái tôi cần là một người chia sẻ.
– Và anh nghĩ, tôi có thể chia sẻ cùng anh à?
Duy trầm tĩnh:
– Tôi nghĩ tôi không lầm.
Cứ thế, Duy uống bia như người ta uống nước lạnh sau cơn khát cháy họng.
Duy kể cho Thùy nghe về anh ta. Gia đình và sự nghiệp của Duy khiến bất kỳ một cô gái nào quen biết anh đều muốn mãi là một nửa của Duy. Tất nhiên Thùy cũng thật thà kể Duy nghe cuộc sống của cô, lý do cô bỏ nhà đi bụi.
Duy thở dài:
– Em nên trở về nhà, tiếp tục học, bởi em còn quá trẻ.
Thùy đắng ngắt:
– Thùy không thể quay đầu được nữa.
– Tại sao không? Nếu vì tiền người ta bỏ ra mua Thùy, tôi sẽ bồi thường để em được tự do.
– Thùy xót xa:
– Dĩ lỡ cả rồi. Khi nào thấy phải dừng chân, tôi tự biết lo cho bản thân. Cám ơn anh đã quan tâm.
Đúng mười một giờ, Duy đứng lên:
Anh đặt vào tay Thùy một cọc tiền loại hai trằm ngàn.
Thùy nói:
– Tôi đâu có làm gì để anh cho tôi nhiều tiền như vậy. Anh đừng nên tiêu phí những đồng tiền vào các cuộc vui vô bổ nữa.
Rút một tờ hai trăm ngàn, cất vào túi quần, Thùy trả lại xấp tiền cho Duy.
Duy cười lớn:
– Lâu lắm rồi, hôm nay tơi mới được quen một cô gái không tham tiền như em. Em cứ nhận cho tôi vui. Để từ mai, tôi sẽ cố gắng thay đổi. Em không nhận, tôi sẽ cho tất cả các cô ở đây.
Thùy không ngốc đến nỗi để Duy đưa tiền cho tất cả mọi người. Cô lặng lẽ nhận lại cọc tiền. Thắm đang chăm chú nhìn cô.
Duy nói:
– Ngày mai, chúng ta gặp nhau nhé.
Thùy so vai:
– Thùy chưn dám hứa.
– Em không hứa, không ra thì tôi sẽ ngồi mãi, tôi không chịu thua em đâu.
Thùy nặng nề:
– Tôi chỉ là một cô tiếp viên, là người giúp anh tạm quên nỗi buồn của anh trong giây lát. Tôi không phải là điểm dừng để cho người khác kỳ vọng, bới vì tôi là con ngựa chứng bất kham. Tôi hay thay đổi lắm.
Duy nhìn Thùy thật lâu. Anh rời nhà hàng trong tâm trạng thanh thản, bình yên. Ở Hạnh Thùy như chứa lửa, nó khiến con tim tưởng chừng băng giá của Duy bắt đầu nổi loạn.
Chương 4
Ông Nhân sau hai ngày không đến nhà hàng, tối nay ông đến sớm hơn thường lệ Và ông gọi Thùy ra ngay.
Kim Anh hạ giọng:
– Hôm nay, trông ổng là lạ Thùy ạ. Em cẩn thận nghen. Mấy lão già thừa tlền thừa quyền kiểu ông ta, có rất nhiều bất thường.
Thùy mím môi:
– Em biết rồi.
Hạnh Thùy chọn cho mình bộ váy áo màu tím nhạt Thùy không thích màu này, nhưng ông Nhân thích. Hình như ông ta sợ, nếu mặc gam màu xanh, hồng hoặc đỏ, Thùy sẽ trẻ hơn ông ta. Những người vào tuổi ngũ tuần đều sợ mình già.
Ông Nhân tươi né mặt khi Thùy tới gần.
Ông kéo cô ngồi lên đùi mình, khẽ nói:
– Nhớ em quá, cưng ơi.
Thùy cong môi:
– Ông xạo thì có. Nói nhớ người ta mà hai ngày ông chả thèm ghé.
Ông Nhân đắc ý, khi thấy Thùy ... giận.
– Anh nhớ em thiệt mà. Công việc của anh gặp chút trục trặc, anh phải ra ngoài Hà Nội giải quyết, vừa xong là vô với em liền đó. Anh đền cho em nè.
Ông ta đặt trước mặt Thùy chiếc hộp đó đựng nữ trang. Thùy đoán là chiếc nhẫn lần trước ông ta hứa mua cho Thùy.
– Em mở ra coi đi.
Hạnh Thùy lắc đầu:
– Ông cho em, ông phải tự tay trao cho em chứ.
Ông Nhân tươi cười, còn Hạnh Thùy thì tròn mắt. Trong hộp không chỉ một chiếc nhẫn, còn có cả sợi dây chuyền và một chiếc lắc vàng đính hột xoàn.
Thùy kêu lên:
– Ông ... cho em nhiều thế này ư? Em không dám nhận đâu.
Ông Nhân cười cười:
– Em à người con gái anh ưng nhất. Từ nay, anh nhất định bảo bọc em, không cho em đi làm nữa, Con gái phải có nữ trang để tôn thêm vẻ đẹp của mình chứ.
Hạnh Thùy chớp mắt:
Ông nói vậy là sao? Em không hiểu.
– Là bắt đầu từ tối nay anh sẽ đưa em khỏi nhà hàng này. Anh đã thương lượng với bà giám đốc Hoàng. Anh lo xong nhà cho em rồi. Ra ngoài ở, em được tự do, và anh cũng không phải mất những khoản tiền, vô ích.
Hạnh Thùy kêu lên:
– Còn vợ con ông? Em sợ bị đánh ghen lắm. Ông cứ để em ê đây, em sẽ an toàn. Ông Nhân trầm tĩnh:
– Vợ anh mất cách đáy bốn năm vì bệnh ung thư máu. Anh chỉ còn ba đứa con. Hai đứa con gái đã lớn, đều lập gia đình, được anh chia tài sản, mở công ty riêng. Hiện anh còn thằng con trai lớn. Nó không chịu lấy vợ, cũng không chịu ở nhà. Hai năm nay, nó không xin tiền anh nữa, bởi anh đã cho nó hắn một công ty may mặc thời trang lớn ở Sài Gòn. Nó rất biết cách kinh doanh. Anh sống một mình trong căn biệt thự rộng lớn.
Thùy thấy họng cô khô lại:
– Và ông muốn em về đó ở? Không được đâu!
Ông Nhân điềm tĩnh:
– Anh đoán trước rằng em không chấp nhận, vì em khác hẳn các cô gái anh từng quen. Họ luôn chiều chuộng lẫn khát khao tài sản, danh vọng của anh, còn em thì không. Thùy ạ! Không về nhà anh, em hãy về căn nhà anh mới mua. Anh muốn mãi mãi em là của riêng anh.
Hạnh Thùy ngỡ ngàng. Thời gian cô và ông Nhân quen biết chưa nhiều. Ông ta chưa hề đụng chạm đến thân thể cô, trừ những nụ hôn. Tại sao ông ta dễ dàng bỏ ra một số tiền rất lớn để mua nhà cho cô?
Như đọc được suy nghĩ của Thùy, ông Nhân nói:
– Bốn năm đối với một người đàn ông đang ăn lên làm ra, có trong tay tất cả tiền lẫn quyền, tôi có thể lấy bất kỳ người phụ nữ nào mà không sợ ai ngăn cản.
Bởi hai đứa con gái tôi, chúng vẫn khuyên tôi lên tìm lấy một người vợ. khả dĩ để có người chăm sóc tôi lúc xế chiều. ''Con chăm cha không bằng bà chăm ông'', tụi nhỏ bảo tôi thế. Tôi chưa dừng bước chân ăn chơi vì tôi chưa tìm ra người tôi ưng ý. Bây giờ, em chính là người phụ nữ tôi thích nhất. Tôi muốn cuộc đời còn lại của tôi, được chăm sóc cho em.
Hạnh Thùy cắn môi:
– Ông cho em thời gian, để em suy nghĩ được không?
Ông Nhân gật đầu:
– Được Nhưng chỉ ba ngày thôi. Thật ra tôi không có nhiều thời gian để la cà vũ trường, nhà hàng đâu. Thời gian này, có em nên tôi tới thường thôi.
Trước lúc ra về, ông Nhân không ngần ngại đặt vài tay Hạnh Thùy chùm chìa khóa, kèm tấm danh thiếp.
– Đây là chìa khóa và số nhà. Em có thể tới xem thử. Đừng ngại, vì nếu em đồng ý, nó mãi mãi thuộc về em.
Chiếc Mercedes màu đen rời khách sạn. Chậm rãi, Thùy bước trên từng bậc tam cấp quay trở vào đại sảnh. Thắm chờ Thùy ngay quầy lễ tân.
Thắm nhìn đăm đăm sợi dây trên cổ Thùy, nói bằng giọng ghen tỵ:
– Thằng cha già bữa nay tặng mày cả sợi dây chuyền hả Thùy? Mày đúng là số đỏ nha?
Thùy ơ hờ:
– Chẳng ai cho không ai cái gì đâu mày.
Thắm so vai:
– So với mày, ông ta già chút chút. Nhưng đời này, cần chó gì quen mấy thằng trẻ. Mã ngoài đẹp trai đấy, nhưng túi rỗng tuếch. Tao thấy ông ta cũng đàng hoàng chớ bộ.
– Mày thích thì tao ''pát-xế' cho đấy.
Thắm xụ mặt:
– Ông ta và cả anh chàng tối qua, đều chỉ thích mày. Thôi thì, trời kêu ai nấy dạ. Mày có lộc, nhớ đừng quên tao.
Thùy móc túi lấy tờ năm mươi ngàn đưa cho Thắm.
– Mày giữ lấy, mua gì mua nhé.
Kim Anh vọt miệng:
– Nhỏ Thắm hên quá trời luôn, được người bạn như Hạnh Thùy, Thắm cũng tốt số đó. Thời buổi này, kiếm được đồng tiền chẳng dễ dàng gì. Hổm rầy, Thùy cho nhỏ Thắm cả triệu bạc rồi đó. Thắm ngồi chơi. xơi bạc, sướng thí mồ?
Hạnh Thùy thở dài:
– Ngoài nó thì em đâu còn ai là người thân ở đây hả chị? ổng vẫn trả tích-kê một triệu đồng chị hả?
Kim Anh gật đầu:
– Nếu ông khách nào cũng chi đẹp như ông Nhân và anh chàng Đình Duy, bà chủ chả mấy khi phải cau có với chị em mình.
Thùy trở về căn phòng nhỏ của cô và Thắm. Căn phòng chật như một cái hộp diêm. Cũng may nó nằm trong khuôn viên khách sạn ''Hoàng Giá', bà giám đốc không đến nỗi trùm sò, bà cho đặt máy điều hòa nhiệt độ ở các phòng. Tất nhiên phòng nào xài nhiều điện, phòng đó tự trả tiền, bà chủ chỉ bao ngày hai bữa cơm và tiền nước sinh hoạt.
Thùy nghe đói bụng, nhưng chẳng muốn ăn gì cả. Mấy hôm nay, Thùy luôn mệt mỏi, ăn không ngon miệng, đặc biệt Thùy chỉ thèm ... ngủ.
Thắm bước vào phòng, nó khóa luôn cửa phòng, rồi kêu Thùy:
– Xuống ăn bún này Thùy. Bún bò Huế tao mua bên quán đì Tư đó.
Thùy bảo:
– Tao làm biếng ăn lắm.
Thắm trề môi:
– Làm biếng ăn, hay bắt đầu chê cơm hàng cháo chợ.
Thùy bước khỏi chỗ nằm, cô gằn giọng:
– Mày nói vậy là ý gì?
Thắm rùn vai:
– Có gì đâu. Tại hồi nãy, tao vô tình nghe chuyện của ông Nhân với mày.
Thùy nhếch môi:
– Tao thì nghĩ, mày cố tình nghe chuyện của tao. Mày đừng quá đáng, nếu không, mày sẽ ân hận đấy.
Thắm thản nhiên:
– Hal đứa đi với nhau ra đây, tao không quan tâm mày, thì quan tâm ai chứ?
Tao nghe ông Nhân nói, muốn mày ra ngoài ở, đúng không?
– Đúng thì sao?
Thắm chậm rãi:
– Mày đừng tin vào mấy lời cha già hảo ngọt nhé. Biết rằng họ ''boá' mình sộp thật, nhưng phải cẩn thận đề phòng vợ con họ nữa. Lỡ xảy ra chuyện thì chết đấy.
Thùy đắng ngắt:
– Bây giờ tao còn gì để mà giữ gìn, mà sợ hay sao? Mày nói được câu này, e hơi bị muộn. Tao đã quyết định Thắm kêu lên:
– Mày quyết định cái gì?
– Ra ngoài ở. Mày bây giờ ổn định cuộc sống theo đúng ý của mày. Còn tao, tao vẫn muốn được trở về, được sống dưới một mái nhà của tao, một mái gia đình đúng nghĩa, chứ không phải sống trong căn phòng bé bằng lỗ mũi này.
Thắm suy nghĩ một hồi, mới nói:
– Tao hiểu rồi. Chắc ông ta hứa thuê nhà riêng cho mày ở, như kiểu gái bao hạng sang.
Thùy chua chát:
– Hiện tại, tao không phải như mày nói là.
– Thế ổng định thuê nhà ở đâu?
Tao không quan tâm. Cái tao lo lắng là liệu tao được yên ổn ra ngoài không?
Lúc nào tao cũng bị ám ảnh bởi lũ bạn khốn kiếp của mày.
Thắm hơi quê, cô vớt vát:
– Lỡ mày bị thì sao?
– Trăng sao gì chứ? Đến bệnh viện giải quyết Luyến tiếc chi ba cái giọt máu oan nghiệt nhục nhã.
Dứt lời, Thùy đứng lên bật lon nước trái cây đưa lên miệng:
Thắm lại nói:
– Tao sợ bà chủ không để mày đi.
– Bà ấy rất nể ông Nhân. Bọn tiếp viên cỡ tao, mất đứa này, kiếm đứa khác thế vô.
Nhưng mối làm ăn và khách hàng sộp như ông Nhân thì rất hiếm. Bà chủ phải thả tao, để bắt con cá sộp chứ.
– Mày nói cũng phải.
Cả hai rơi vào im lặng. Đêm đó, Thùy thức trắng đêm. Chín giờ sáng hôm sau, Thùy đi xe ôm tới căn nhà nằm trong thành phố Đà Nẵng. Căn nhà nhỏ một trệt một lầu và có thêm một mảnh vườn nhỏ nằm sau nhà. Khu vườn không trồng gì, ngoài hoa trong vườn kính, có mái che.
Thùy rất thích vườn hoa nho nhỏ này. Ông Nhân tỏ ra rất chu đáo, bởi toàn bộ bàn ghế giường tủ đều được thay mới.
Thùy thở dài. Từ ngày xa nhà, cô chưa hề có ý niệm rằng, cô sẽ làm chủ một căn nhà, cũng không dám mơ được sống trong căn nhà đầy đủ tiện nghi thế này.
Thùy phải tính sao đây? Nhận lời ông Nhân, cũng chính là sự đồng nghĩa cô trở thành bồ nhí của ông, một người lớn hơn cô có tới ba con giáp ư? Thùy khẽ lắc đầu. Hình như cô bước vào chuyện tình cảm quá sớm. Cũng bởi vì Thùy đẹp và có rất nhiều con trai thích Thùy. Mẹ vẫn bảo ''hồng nhan đa truân'', mẹ nói và phân tích rất cặn kẽ, để Thùy đừng vội bước vào con đường tình. Nhưng cứ như là định mệnh đẩy đưa, mỗi ngày Thùy mỗi mê những lời tán tỉnh của bọn con trai, hơn là nghe lời cha mẹ.
Bây giờ, cô đâu còn đường lui. Mới qua tuổi mười sáu, cô nấu cơm còn khi khô, khi nhão, luộc đĩa rau lúc xanh, lúc vàng, và chả biết làm món ăn gì ngoại trừ món trứng vịt chiên. Bao nhiêu đó đủ để cô làm vốn trở thành người phụ nữ ư? Nhưng hai tuần nay, Thùy nhìn các cô tiếp viên ở nhà hàng làm việc, Thùy biết rằng cô thực sự may mắn hơn họ. Nếu cô là Thắm, chắc gì cô được như nó.
Vậy cũng nên nắm lấy cơ hội này, để giã từ kiếp làm hoa đẹp cho trăm người ngắm là hơn.
Hạnh Thùy đóng cửa đi ra, Thùy có được chút tiền, cô quyết định gởi ngân hàng chứ! để trong người thêm lo lắng. Số tiền này, thực chất đều do ông Nhân “boa” cô, mỗi lần ghé nhà hàng:
Và Đình Duy hôm rồi cho cô một cọc tiền cả chục triêu. Giá như Thùy có thể gởi về cho ba mẹ? Nhưng Thùy biết ba mẹ cô thà chết, chứ không đời nào ba mẹ xài những đồng tiền ông bà không biết rõ nó từ đâu đến. Còn nói thật ư? Khác nào Thùy cầm dao giết cha mẹ mình. Thôi đành chờ thêm thời gian vậy.
Chỉ trong hai tuần lễ, Thùy bỗng nhiên được sở hữu số tiền bốn mươi triệu đồng. Chính Thùy cũng không ngờ lại dễ có được số tiền đó trong tay.
Chừa lại một ít để tiêu xài vặt, Thùy lang thang trên phố. Ghé vào quán mì Quảng. Nhìn tô mì, Thùy giật mình. Tận lúc này, Thùy mới nhớ, cô còn cơ dượng ở Hội An. Họ cũng là ông bà chủ một nhà hàng tầm cỡ, chuyên cho khách nước ngoài thuê phòng. Trời ạ! Nếu bây giờ cô Tư nhìn thấy Thùy, chẳng biết mọi việc sẽ thế nào nữa?
Thùy ăn thật nhanh, để rồi không thể lấn cấn thêm. Thùy trở về nhà hàng ''Hoàng Giá' chờ ông Nhân.
Buổi tối, ông Nhân ghé nhà hàng muộn hơn thường ngày, cả tiếng đồng hồ.
Ông tỏ ý rất vui khi Thùy chấp nhận đề nghị của ông.
Ông cầm tay Thùy, đưa lên môi hôn:
– Cám ơn em, thiên thần bé nhỏ của anh. Ngày mai, anh cho xe đến chở đồ của em qua bên nhé. Chiều, anh mới về được. Đừng lo lắng gì cả. Anh sẽ giúp em hoàn tất cả thủ tục giấy tờ tạm trú tạm vắng.
Thùy dò dẫm:
– Ông ở Hội An, có biết khách sạn ''La Phi" không?
Ông Nhân nhìn Thùy:
– Đó là khách sạn ba sao, chuyên cho du khách nước ngoài thuê. Tiếp viên ở đó không cần đẹp, nhưng chủ khách sạn chỉ nhận các cô gái có dáng hình đẹp, đặc biệt, tiếp viên phải thông thạo một trong ba ngoại ngữ Anh, Hoa, Nhật. Em đã tới đó phải không? Tại sao giấu tôi?
Thùy nhẹ giọng:
– Em chỉ mới đến đó một lần, không phải tư cách khách du lịch, hoặc một người đi tìm việc. Em là cháu ruột của bà chủ khách sạn.
Ông Nhân thảng thốt:
– Thật vậy sao?
– Dạ.
– Vậy, lý do gì em không vào đó làm? Giám đốc Phương Phi là người tết. Tôi từng một thời làm ăn với gia đình họ, tôi biết rõ về họ.
Thùy lắc đầu:
– Nếu biết em ra đây làm tiếp viên, chắc chắn cô em sẽ bắt em về lại sài Gòn.
Em bỏ nhà đi đã là điều sỉ nhục cho gia đình nội em. Vì thế, em không muốn gặp cô em. Em ghé khách sạn cách đây ba năm. Em hầu như đã không còn nhớ gì nữa, nếu hồi trưa em không ăn mì Quảng, chắc em vẫn chưa nhận ra mình đang ở Hội An.
Thùy thở dài:
– Hãy cho em biết, chỗ ở của chúng ta, có gần khách sạn ''La Phí' không ông?
Ông Nhân vẻ thông cảm:
– Đừng căng thẳng quá như vậy! Khách sạn ''La Phí' nằm ở ngoài bãi biển Hội An. Đẩy ra đó cũng chục cầy số, không dễ dầu gì em gặp họ. Trừ phí ...
Ông Nhân ngừng lời. Thùy hỏi tới:
– Trừ phi thế nào?
Ông Nhân chậm rãi:
– Em còn làm cho ''Hoàng Giá' và một ngày nào đó, tôi vô tình mời vợ chồn bà Phi đến nhà. Bây giờ, em quyết định ra ngoài ở với tôi, chính là quyết định tốt nhất.
Thùy thở phào:
– Cám ơn ông!
Buổi tối đó, ông Nhân gọi rất nhiều món ăn, ông đề nghị bà Hoàng cho Thắm tới ăn cùng Thùy. Tiền tích-kê của Thắm, ông trả gấp đôi.
Khi bữa ăn kết thúc, ông Nhân ra về, bà Hoàng nói với Thùy:
– Em thật may mắn, khi được ông Nhân bảo bọc. Em biết ổng kinh doanh gì không?
Thùy thật thà:
– Em không hỏi chị ạ.
Bà Hoàng gật gù:
– Em làm thế là đúng. Nếu không, người ta nghĩ em tham ổng giàu mà bỏ qua việc tuổi tác Duyên ai người nấy gặp, cường cầu cũng không được em à. Ông ấy kinh doanh hàng mỹ nghệ xuất khẩu. Ông thâu tóm tất cả kinh ngạch hàng thủ công như đan lát mây tre, làm tượng đá, bàn ghế giường tủ bằng gỗ hoặc mây.
Chi nhánh con nằm rải rác khắp các vùng Cao nguyên, trung du dể thu mua nguyên vật liệu từ nguồn khai thác lâm sản. Hàng thành phẩm được mở các nhà máy ở bốn thành phố lớn:
Hải Phòng – Đà Nẵng - Hà Nội - Sài Gòn. Mỗi năm, tổng công ty của ông doanh thu lên tới hàng mấy chục tỉ. Tiền nhiều như lá cây, vợ mất, con chỉ ba đứa. Hai cô lớn đều lập gia đình cả, thế mà ổng vẫn mê công việc. Người như ổng hơi bị hiếm đó.
Thùy cười nhẹ:
– Chị Hai rành gia cảnh ông ấy rõ nhỉ!
Bà Hoàng cao giọng:
– Nghề của chị? đâu chỉ biết xòe tay nhận tiền của khách. Biết người biết ta, xuất quân mới mong thắng lợi chứ em.
Bà khẽ đập vai Thùy:
– Sau này, ra ngoài sống, đừng quên ghé thăm chị nhé?
Thùy cắn môi:
– Dạ, em nhất định nhớ mà chị.
Thắm theo Thùy về phòng. Nó nhìn Thùy, khẽ thở dài:
– Mày đi, tao sống một mình chẳc sẽ khổ lắm.
Thùy ngạc nhiên:
– Tại sao chứ?
Thắm nói:
– Có mày, người ta thu lợi nhiều và họ nể mày, ắt cũng dành cho tạo chút nể nang. Đã thế ngày nào mày cũng chia tiền ''boá' cho tao, nhờ vậy tao mới sống tạm đủ. Mày đi rồi, tao chỉ là một tiếp viên hạng ba, lương mỗi tháng triệu đồng, nếu không thêm tiền dịch vụ bên ngoài, tao đói là cái chắc.
Thùy cắn môi:
– Hay là tao ở lại?
Thắm xua tay:
– Mày chớ có dại dột, hy sinh vì tao như vậy. Ông trời định sẵn phần số cho từng người rồi, cải cũng không ăn thua gì. Mày cứ ra ngoài cho khỏe. Giá như tao được ai. đó giúp đỡ như vậy, tao nhất định bỏ cuộc sống này.
Thùy thở dài.
– Tao vẫn chưa biết nhiều về ông ta và gia đình. Tao sợ tao không đáp ứng được những gì ông ta cần. Hình như trong mắt ông ấy, tao vẫn còn trong sạch.
Điều này, tao quên thì thôi, nhớ tới, tao muốn ngộp thở.
Thắm rá vẻ từng trải:
– Thời buổi này, người ta không còn nặng nề chuyện con gái còn trinh hay mất trước lúc về nhà chồng. Mày không cần phải lo làm gì.
Hạnh Thùy lm lặng, một lát cô lại nói:
– Thỉnh thoảng, mày ghé tao chơi nhé. Cần tao giúp gì, nếu nằm trong khả năng của tao, tao hứa hết sức giúp mày:
– Tao biết mà.
Thùy lôi số tiền trong túi ra cô săm soi một lúc, chậm rãi chia đôi, cô đưa cho Thắm phân nửa.
– Tao chỉ có bao nhiêu thôi. Mày cầm thêm để mua thứ gì mày thích. Nhớ phải hết sức tiết kiệm nhé. Môi ngày tiêu xài gì, mày cũng nên chừa lại chút đỉnh, cất để dành, phòng khi gặp chuyện không may.
Thắm lưởng lự:
– Mày cho tao nhiều thế, không giữ lại xài hả Thùy?
Thùy cười nhẹ:
– Tới ở nhà ông Nhân, tao đâu thiếu thốn gì, mày đừng lò cho tao.
Thắm chót chét:
– Mày không gởl cho ba mẹ à?
– Bây giờ thì chưa dược. Tụi mình mới xa nhà chưa lâu, nếu có tiền gởi về, tao đảm bảo ba mẹ tao sẽ nghĩ, tao đang làm việc bất chính, ông bà càng ghét tao hơn.
Nói xong, Thùy xoay mặt vào vách tường, kiểu như ngủ ngay:
Thắm mừng quýnh, khi không Thùy cho Thắm rất nhiều tiền. Thắm thích tiền, song nỗi ganh tỵ như chất cao hơn khi Thùy gặp quá nhiều may mắn hơn Thắm.
Tám giờ sáng, chị Kim Anh gọi điện lên phòng Thùy:
– Người của ông Nhân sang đón em. Em xuống mau nhé!
Thùy không có nhlều đồ đạc. Hành trang khi cô bước khỏi căn nhà của ba mẹ, cô chỉ độc hành cùng chiếc giỏ xách cũ. Chiếc giỏ chứa vừa ba bộ đồ chứ không hơn. Thùy đủ khôn ngoan để biết, cô sang nhà kia ở, ông Nhân sẽ mua cho cô đồ mới. Vì thế Thùy cho lại Thắm tất cả những bộ quần áo Thùy vừa mua khi ra đây.
Chú tài xế tỏ ý ngạc nhiên trước việc Thùy nhẹ nhàng chiếc giỏ xách trên tay.
Thùy mỉm cười:
– Chú ngạc nhiên phải không?
Chú tài xế gật đầu:
Tôi cứ nghĩ, cô sẽ có rất nhiều đồ đạc.
Ông chủ khi quen cô gái nào đều sắm đồ cho cô ấy rất nhlều. Cô khiến tôi bắt đầu phải nhìn lại ông chủ của mình.
– Tôi không quan trọng vấn đề trang phục, cũng không muốn ông chủ của chú bắt tôi mua nhiều đồ. Tôi thích đơn giản. Nhưng về đến căn nhà mới, Thùy thêm một bất ngờ do ông Nhân tạo lên. Chiếc tủ đựng quần áo chật kín những bộ áo dài, đủ màu sắc; những bộ váy ngắn với gam màu trang nhà sang trọng, hợp vóc dáng, nước da Thùy.
Ông Nhân lặng lẽ mua cho Thùy tất cả. Đặc biệt là vừa khít từ đôi giày, đôi đep cứ ín như tự Thùy mua vậy.
Phòng ăn được kê chiếc bàn tròn, trải khăn bàn màu xanh nước biển. Trên bàn đặt lo nỏa, cắm hai đóa hồng vàng. Ông Nhân tưng bảo vớì Thùy. ông rất thích hống vàng, thích sự kiêu sa quý phái của loài hoa này. Ông mong người bạn đời của ông sau này sẽ giống như ông, thích hoa hồng.
Căn bếp nỏm qua còn thiêu thốn tất cả, bây giờ cũng đã đây chén đìa kiểu xoong nồi, trắng bong. Có cả lò nướng vi-ba, nồi áp suất, máy xay thịt, máy xay sinh tố, tủ lạnh ... Tóm lại, nếu Thùy là trẻ con thì ông Nhân lại tỏ ra chu đáo, đầy tuyệt vời trong cả việc nội trợ, Điều này không phải bất kỳ người đàn bà nào cũng có được.
Chú lái xe dặn dò:
– Mọi thứ đều có sẵn trong tủ lạnh, cô muốn ăn món gì, hãy tự nấu ăn nhé.
Chiều tối ông tối ông chủ về, cô cần thềm gì, hãy nói để tôi mua thêm.
Thùy từ tốn:
– Quá đù rồi chú ơi. Chú về nghỉ đi. tôi biết mình phải làm gì mà.
Chú tài xê ra xe, Thùy trở vào bếp. Cô đứng thật lâu, nhìn căn bếp sang trọng mà rất nhiêu năm nay, mẹ cô mong ước và mãi mãi một gian bếp như thế này, chỉ là mơ ưóc khó thực hiện của gia đình cô.
Thùy mở tủ lạnh. Thịt cá chất đày. Cô lấy một lon trà Lipton chanh, bật nắp uống một hơi hết nửa lon. Thùy uống nước xong, cô bắt đầu suy nghĩ, cần làm món gì cho bữa ăn? Đàn ông thì khéo léo cỡ nào rốt cuộc vẫn là đàn ông. Tủ đầy nhóc thức ăn, kệ gì cũng bày đủ chai lọ đựng gia vị. Duy nhất ông Nhân quên một món khá quan trọng, đó là không có hột gạo nào.
Thùy đành xắt ít thịt bò, hành ớt đầy đủ, cô trút vào tô, bỏ gói mì tôm lên trên gia vị Nước sôi, Thùy chế vào tô.
Cuối cùng bữa ăn đơn giản của Thùy cũng được giải quyết xong. Thùy trở lên phòng ngủ, bật tivi, nghe đĩa ca nhạc. Buổi trưa, cả khu phố im ắng là thế, giờ chợt náo nhiệt lên, âu cũng nhờ vào những bài tình ca trẻ trung này.
Thùy thiếp theo bản nhạc, cô ngủ mệt cho đến khi nghe tiếng chuông cổng vang lên lanh lảnh. Thùy bật dậy, chạy ra bàn công nhìn xuống. Chiếc xe của ông Nhân đậu trước nhà. Thùy vội vã chạy xuống mở cổng.
Vừa thấy cô, ông Nhân hỏi ngay:
– Em đang ngủ hả Thùy?
Thùy bẽn lẽn:
– Dạ, em ngủ quên. Ông về lâu chưa?
– Cũng vừa về tới thôi.
– Ông tự lái xe à?
– Buổi tối, tôi thích cảm giác mình trẻ lại sau tay lái, nên tối nào tôi cũng tự lái xe.
Đưa xe vào ga-ra, ông Nhân quay lại ôm eo Thùy:
– Em đã ăn gì chưa?
Thùy nói nhỏ:
– Hồi trưa, tôi đã ăn mì.
– Sao lại ăn mì chứ?
Ông Nhân kêu lên.
Thùy nhẹ tênh:
– Dạ .... em không thấy có gạo.
Ông Nhân chưng hửng:
– Trời ạ! Có thế mà anh cũng không nhớ. Bây giờ cũng muộn rồi, em thay đồ, rồi anh đưa em đi ăn.
Thùy bắt đầu quen cách xưng hô của ông Nhân dành cho cô.
Thùy cười nhỏ:
– Thôi ông ạ. Sẵn có mì và thịt bò trong tủ em xào cho anh ăn nhé. Em lười ra ngoài lắm.
Ông Nhân bảo:
– Ăn mì hoài không tốt đầu. Con gái bị máu nóng do gan nóng mà tiết chất các độc tố khỏi cơ thể. Chỉ cần em ăn uống đủ chất sinh tố:
A, B ... thậm chí cả bằng B, tôi cũng lo toàn bộ cho em.
Thùy bật cười?
– Sao có cả bằng B gì ở đây, thưa ông?
Ông Nhân đủng đỉnh.
– Tôi thấy em có vẻ buồn, nên nói để em quên buồn thôi. Tôi đâu dễ lẩn thẩn chứ.
Thùy lại nói:
– Ông tắm rửa trước đi. Em xuống bếp nấu tạm vbài món vậy.
Cũng may có cả bánh mì sandwish, Thùy sắt chả lụa, chiên vài miếng thịt gà ...
Tất cả được cô bày lên mâm chu đáo.
Ông Nhân có vẻ trẻ, hơn trong bộ pyjama mặc nhà. Ông reo lên và ôm vai Thùy:
– Em nấu món gì mà thơm dữ vậy?
Thùy tươi cười:
– Cũng chỉ vài món dân dã. Ông ăn xong, nhớ chấm điểm tất cho em.
Ông Nhân kéo Thùy ngồi vào lòng ông, tự tay ông gắp mì cho cô ăn. Thùy không quen kiểu tình cảm được bộc lộ thế này.
Cô nói:
– Ông cho em ngồi xuống nhe. Em không quen ngồi lên chân người khác. Ông đau thì em càng khổ thêm.
Ông Nhân cười tươi:
– Anh không sao đâu. Anh muốn em mãi ngồi trong lòng anh. Anh muốn chăm sóc em, bảo bọc em, Thùy ạ.
Nhưng Thùy vẫn chuồl khỏi lòng ông, để ngồi qua ghế, Bữa ăn trói qua:
Ông Nhân dìu Thùy lên phông ngủ. Lúc này Thùy bắt đầu lo lắng. và sợ hãi. Người đàn ông từng trải như đọc thất tâm Thùy. Ông nhẹ hôn lên môi cô rồi buông ra thật nhanh.
Ông Nhân trầm tĩnh:
– Các con anh muốn em có danh phận trong nhà, nên đề nghị anh tổ chức một bữa cơm gia đình, để em xin với mẹ của chúng, trở thành vợ anh. Em đồng ý nhé?
Thùy bối rối:
– Họ .... thật sự muốn như thế à?
Ông Nhân cười:
– Chuyện anh đưa em về đây, cũng là ý muốn của con anh mà. Gia đình anh thế này, chẳng lẽ anh muốn lấy vợ, lại phải sống bất hợp pháp hay sao? Tiếng tăm đồn đãi, người tất kẻ xấu, danh dự anh. ắt bị bôi lem. Vì thế, các con anh muấn anh hoàn toàn hợp thức hóa việc lấy em.
Thùy cắn môi:
– Em sợ chính quyền không đồng ý, vì em chưa đủ tuổi.
– Tưởng chuyện gì khô khăn lắm chớ chuyện tuổi tác, em không cần lo lắng.
Anh đã làm xọng giấy chứng nhận đề em đủ quyền nhập khẩu tại thành phố, cũng đồng thời xác nhận em đủ tuổi vị thành niên.
Thùy tròn mắt:
– Bằng cách nào mà ông lo được những điều đó nhanh thế?
Ông Nhân cười cười:
– Người khác thì khó, riêng anh, mấy việc này dễ như người ta ăn cơm thôi.
Giờ em yên tâm chưa?
Thùy do dự:
– Nhưng em vẫn thấy nó thế nào ấy.
Ông Nhần trấn an cô:
Em sợ, vì các con anh lớn tuổi hơn em phải không? Em yên tâm! Ngày mai, tụi nó tự tìm đến làm quen em trước. Dù sao, để em có được một chỗ đứng cho gia đình anh kính nể em, là việc cần thiết, không thể không làm.
Thùy nhỏ nhẹ:
– Thôi thì, tùy ở ông vậy!
Ông Nhân mỉm cười:
– Chúc em ngủ ngon! Anh chờ em vào đêm chúng ta đã được gia đình anh chấp nhận. Anh tin sự chọn lựa của mình. Các con anh không khiến em buồn.
Vậy nhé!
Ông hôn lên tay Thùy, nhẹ nhàng và trân trọng nâng niu. Thùy se sắt lòng khi nhớ lúc cô bị lũ quỷ bẩn thỉu vùi dập. Hậu quả thế nào, cô còn chưa biết cô phải làm sao cho cuộc sống những ngày kế tiếp của cô được thanh thản đây?
Hạnh Thùy chậm rãi bấm từng phím số trên bàn điện thoại. Ngón tay cô run lên và cô dừng lại ở con số cuối. Con số quyết định để cô nghe được tiếng nói của mẹ cô. Giờ này, ở nhà, mẹ chắc vẫn chờ từng cuộc điện thoại, hy vọng con gái trớ về.
Những giọt nước mắt Thùy rơi xuống, cô chưa có đáp số cho cái dại khờ ngu ngốc của mình. Cô không dám gọi cho ba mẹ.
Buông máy, Thùy bước khỏi quầy điện thoại công cộng sau khi trả tiền cuộc gọi. Ông Nhân đi từ lúc năm giờ sáng, Thùy có hẳn một ngày tự do. Cô rẽ vào một quán cà phê nhỏ ven đường. Nhưng Thùy chưa quen lối sống buông thả, cũng chưa hề vào quán cà phê một mình, vậy là Thùy lại dừng bước.
Mắt cô chạm vào một siêu thị. Cô chẳng thiếu thứ gì nữa, nhưng đi lang thang để giết thời gian vào siêu thị ngắm hàng hóa, nhìn người ta mua sắm cũng tốt:
Vừa đi vừa suy nghĩ, suýt chút nữa Thùy bước hụt chân trên cầu thang máy.
Một bàn tay kịp giữ Thùy lại.
Thùy nhìn lên, cô định nói lời cám ơn, nhưng mắt cô cứ mở tròn xoe, môi cô mấp máy:
– Là,.. anh à?
Người giữ cô khỏi té không ai khác Duy. Đình Duy cũng ngỡ ngàng:
– Thùy! Không ngờ lại gặp em ở đây.
Hạnh Thùy cắn môi:
– Cám ơn anh.
– Cám ơn cái giữ tay vừa rồi à? Quan trọng quá đấy Thùy. Em vào siêu thị mua đồ hả? Cần anh chọn giúp không?
Thùy nhỏ nhẹ:
– Thùy không mua đồ. Thùy chỉ đi chơi.
Duy cười cười:
– Thùy có cách nói chuyện ngộ ghê. Người ta đi ngắm cảnh hoàng hôn trên biển, đi dạo trên bãi biển, đi tham quan thành phố cổ về đêm ... Chắng ai nói đi vô siêu thị chơi.
Thùy chợt ngang ngang:
– Không ai vào đây chơi, thì bây giờ có Thùy rồi đó.
Duy cười:
– Em rảnh không, uống cà phê cùng tôi nhé?
Thùy hơi ngần ngại:
– Rảnh thì có, nhưng tôi không quen cảnh con gái vào quán ngồi nhâm nhi ly cà phê.
Đình Duy ngẩn người trước câu nói của Thùy chứ không ư. Một cô tiếp viên hạng sang của một khách sạn nói tiếng, lại biết ngại uống cà phê quán vì quán nhỏ à?
Thùy như đoán được suy nghĩ của Duy, cô vẫn không quên lần Duy cho cô cả cọc tiền. Cô cười nhẹ:
– Anh đang ngạc nhiên về Thùy à? Có nhiều cái, người ta bị lẫn lộn và ràng buộc mọt cách cách vô lý. Nhưng sự thật là Thùy rất ít khi vào quán, nếu không có vài đứa bạn đi chung. Tất nhiên con gái chỉ thường vô quán chè, quán bún.
Thùy nhân lời mời của anh!
Đình Duy vui vẻ:
– Vậy thì mời em!
Duy đưa Thùy lên lầu ba của siêu thị. Trên này, một nứa người ta dùng làm nơi vui chơi giải trí, với đầy đủ các quầy giải khát, ăn uống.
Duy chọn chiếc bàn sát cứa kiếng. Ngôi đây vẫn quan sát được đường phố dưới kia trong một góc độ nhỏ.
Duy ân cần:
– Em uống gì?
Thùy nhẹ giọng:
– Cà phê như anh.
Duy cười cười:
– Tôi uống không đường, em dám không?
Thùy lắc đầu:
– Thùy không phải týp người mạo hiểm. Uống cà phê không đường, dắng lắm.
Thùy rất sợ đắng như đi đêm sợ ma.
Duy kêu hai ly cà phê, thêm gói thuốc ba số. Duy hỏi, sau khi châm điếu thuốc:
– Em không làm ở ''Hoàng Giá' nữa à?
Thùy gật đầu:
– Sao anh biết? Anh vẫn ghé đó hả?
Duy chậm rãi:
– Từ hôm chia tay em, tôi phải qua Singapore giải quyết công việc. Tối qua, tôi mới về Đà Nẵng, nhớ em tôi ghé ''Hoàng Giá'. Bà chủ nói em đi rồi, đi không trở lại nữa. Tôi đã nghĩ, tôi chẳng còn cơ hội gặp em. Vậy mà ngủ một giấc, sáng ra tôi không ngờ mình gặp lại em, như trong mơ vậy. Phải chăng ông trời luôn cho tôi hạnh phúc ngọt ngào, nhưng bắt tôi phải kiếm tìm, hả Thùy?
Thùy cúi đầu:
– Mọi người không cho anh biết tôi rời nhà hàng vì lý do gì ư?
Duy so vai:
– Tôi chẳng cần biết điều đó. Tôi chỉ cần em.
– Anh tự tin và hơi độc đoán rồi. Tôi chỉ như chiếc lá rơi trên vai áo anh. Hãy cứ nghĩ như thế. Chiếc lá mong manh không điểm bám, sẽ phải rơi xuống đất, phải rơi, anh ạ. Và gió giông hay bất cứ một ngọn gió nào cũng đều đủ sức cuốn nó lên, hất nó đi thật xa.
Đình Duy nhìn vào mắt Thùy:
Em đang buồn? Tôi Chia sẽ được không?
Thùy cắn môi:
– Muộn rồi.
– Nói rõ hơn xem.
– Tôi đã đồng ỷ lấy chồng Đình Duy buông chiếc ly rơi xuống bàn Cà phê chảy sậm màu trên mặt bàn.
Anh chụp vai cô, lắc mạnh:
– Em nói thật à? Tại sao phải thế?
Thùy nhăn nhó:
– Đau vai tôi. Anh bỏ tay ra, người ta nhìn kìa.
Duy buông tay. Anh nhận ra mình quá xúc động. Tại sao?
Thùv chạm rãi:
– Anh muốn nghe sự thât à?
Duy trầm tĩnh:
– Ừ! Nếu em muốn chia tâm sự ấy cùng cho tôi.
Duy chợt nói.
– Nhưng ở một nơi khác, được không? Tôi không nuốn nước mắt từ câu chuyện đời em rơi xuống, mà không thể thóat khỏi ra, không được nâng niu, dẫu nó tàn nhẫn. Em tin tôi chứ?
Thùy lặng lẽ gật đầu. Cô quen hai người đàn ông trong thời gian không xa nhau là mấy. Người đàn ông lớn tuổi đến trước, để rồi dang tay đón cô đi. Còn người đàn ông này đến sau, tuổi dời cũng thua xa người kia, nhưng tình cảm Duy dành cho cô hình như cũng ngang ngửa ông Nhân. Cô thấy trái tim nhói buốt, trái tim gợn buồn khi được Duy chia sẻ.
Đình Duy đưa Thùy đến một căn nhà ngói cổ, nằm trên một sườn núi, trông ra cửa biển. Người đàn bà trên sáu mươi tuổi mở cửa cho Duy.
Đình Duy cười nói:
– Vú khỏe không? Hôm nay, vú cho con ăn cơm trưa với nha.
Thùy lặng vòng tay, cúi đầu chào bà.
Bà vú cười tươi:
– Con đấy, để vú ngày nào cũng trông ngóng, hứa cho xong là có tội với người già, biết không con? Vú nấu cơm cho con ăn tới khi vú chất cũng được nữa.
Duy xúc động:
– Con xin lỗi. Công việc của con lu bu quá Con không ra được, để vú một mình, con cũng sốt ruột chớ bộ.
Bà vú chép miệng:
– Thôi, không nhắc chuyện lỗi phải nữa. Con ra thăm vú là tốt rồi. Vú đi chợ nấu cơm, kho cá cho con ăn nghen à, Duy này! Con nghe chuyện của ba con chưa?
Đình Duy sầm mặt:
– Con không muốn bất kỳ ai vào căn nhà của mẹ con, vú ạ.
Bà vú thở dài:
– Con có nghĩ như thế là con ép ông chủ lắm không?
Duy ngang bướng:
– Con hiểu. Nhưng con không muốn ba con sai lầm. Cuộc đời này, mấy cô gái trẻ, họ chả thật lòng gì với ba con đâu. Cái họ khát khao là tài sản của ba con kìa.
Bà vú liếc nhanh Thùy, rồi bỏ ra ngoài. Duy hỏi Thùy:
– Em thích lên phòng, hay ngồi ngoài vườn?
Thùy nhẹ giọng:
– Tôi cô ba giờ để nói chuyện với anh. Tôi vốn sinh ra ở một vùng quê, tôi thích không khí hoang sơ của cây cối hơn.
Duy mỉm cười:
Anh cũng nghĩ vậy.
Duy mở tủ lạnh, lấy theo hai lon nước trái cây, bịch bánh in ''loại đặc sản của xứ Quảng, Phái do tay những nguời già như bà vũ giàu kinh nghiệm mới đủ khả năng làm được loại bánh ngon miệng, đủ chinh phục những người khó tính nhất''.
Ngôi nhà nhỏ hình lập lăng được kiến trúc theo kiểu các ngôi nhà nghỉ chân của các bậc vua quan thời xưa. Điều này chứng tỏ gia Đình Duy rất giàu. Ngôi nhà đặt giữa một hồ sen khá rộng. Hồ sen trên núi, cây cầu ra hồ làm bằng mây tre chắc phải tốn nhiều công thợ.
Thùy buột miệng:
– Đẹp quá! Y như trong mấy bộ phim kiếm hiệp vậy.
Nhắc đến phim kiếm hiệp, nét mặt Thùy buồn hẳn, nụ cười tắt trên bờ môi run run như muốn khóc. Thùy nhớ mẹ. Bà khác tất cả những bà mẹ trong xóm cô ở.
Họ thích coi phim tình cảm Hản Quốc, duy nhất một mình mẹ của Thùy thích phim kiếm hiệp.
Ba cô thường đùa:
– Mẹ con Thùy, bệnh tim gị lạ. Tối ngày mê ba cái phim đấu đánh ì xèo.
Nghe ba nói, mẹ chỉ nhẹ nhàng:
– Ông nói thế là sai rồi. Phim kiếm hiệp của Kim Dung, luôn lấy chữ nhân nghĩa hiếu tử,, làm đề tài. Những con người võ lâm ấy chả màng công danh phú quý, sẵn sàng hy sinh thân mình vì một lời hứa với bạn, thủy chung son sắt. Tôi thích là lẽ đó ...
Duy đặt tay lên vai Thùy:
Em nghĩ gì vậy?
Thùy giật mình, bối rối:
– Không có gì.
Duy nhẹ nhàng:
– Em thích khung cảnh này không?
Thùy gật đầu:
– Rất thích!
Duy bóc phong bánh, đặt vào tay Thùy:
– Em ăn thử coi. Của bà vú tự làm đấy.
Thùy máy móc cắn vài miếng. Mỗi năm về tết, lúc nào nhà ông nội cũng cho chị em Thùy hộp bánh in đất Quảng, cả chai tương ớt nữa. Ăn riết thành ghiền.
Thùy quen thuộc luôn hương vị đặc biệt của nó.
Tết sắp đến. Năm nay, nhà Thùy chắc không có tết, vì sự ra đi không một tin tức của Thùy. Nước mắt Thùy rơi xuống. Cô còn quá trẻ để có thể kìm nén lòng buồn tủi của mình.
Duy bàng hoàng, anh lấy khăn giấy chặm. nước mắt cho Thùy.
– Sao em khóc hả Thùy. Phải nhớ nhà không?
Bị khơi đúng nỗi buồn, Thùy òa khóc tức tưởi. Và cô đã kể tất cả cho Duy nghe ly do vì sao côbỏ nhà ra đi.
Đình Duy lặng người. Thùy không giấu cnh chuyện cô bị nhỏ bạn phục rượu cho say mem, và những thằng qủy rầu xanh đã làm nhục cô, cướp đi con đường quay về nhà của cô.
Duy nghiến răng:
– Theo em kể, kẻ trực tiếp hại em cũng không ai khác ngoài Thắm. Con bé tóc tém, ánh mắt nhìn người ta lúc nào cũng len lén, hằn học, tỵ hiềm ở nhà hàng ''Hoàng Giá'?
Thùy cắn môi, gật đầu.
Duy kêu lên:
– Biết lòng dạ cô ta độc ác, sao em còn đi chung với cô?
– Em chưa bao giờ đi đâu xa một mình. Nhà em tuy nghèo, nhưng ba mẹ lắm.
Vì em hãy tin bạn đi chơi, mẹ em sợ em có ngày hôm nay nên bà không làm giấy tờ tùy thân cho em. Mẹ nghĩ không có giấy tờ trong người, sẽ không ai dám chứa em. Mẹ giữ em kỹ lắm, vậy mà em vẫn vu khỏi tầm tay mẹ.
– Anh đưa em về nhà, chịu không?
Tùy nhắm mắt cô lắc đầu:
– Ngày mai của em dẫu đớn đau tủi nhục em cũng phải chịu. Hiện tại em chưa biết kết quả của cái đêm khốn nạn ấy ... Em chưa thể về nhà.
Duy xốn xang:
– Tôi nghe nói, em đồng ý ra khỏi nhà hàng lấy chồng. Em không sợ người ta biết lỗi của em à?
Câu hỏi của Duy như lưỡi dao xoắn vào tim Thùy, khiến cô đau đớn đến quặn người. Thùy nghẹn đắng:
– Ngoài con Thấm, anh là người đầu tiên tôi kể chuyện của tôi, vì tôi rất lo sợ và hoang mang. Tôi muốn nói tất cả sự thật, nhưng người ấy rất thương và tin tôi.
Tôi sợ, khi biết chuyện, người ấy hận tôi, ném tôi ra đường. Tôi sợ lắm ...
Duy vỗ về:
– Nhưng rõ ràng là em không thể giấu. Người từng trải, họ nhận ra cái giả và cái thật rất dễ. Lòng tin bị tổn thương, họ đều có thể phá nát.
– Nếu lạ anh, anh có tha thứ không?
– Duy chậm rãi:
– Phảl tùy ở sự thành khẩn của con người và hoàn cảnh gây lên bi kịch đó.
Hay là em hãy từ chối người ta. Tôi lo cho em như một người anh lo cho em gái.
Em sẽ đi học lại, được không?
Thùy chua chát:
– Anh biết tôi bây giờ tiếc nhất gì không? Tôi thèm mặc lại bộ áo dài trắng, chạy trên hành lang lớp học, cãi nhau với bạn bè. Ba mẹ cho tôi cả chục cơ hội, tôi đều ngu ngốc gạt qua. Giờ thì muộn rồi. Tôi không sợ bị ném ra đường như con chó như tôi vừa nói đậu. Thực chất là tôi đang sợ nếu không may tôi bị lây căn bệnh thế kỷ, tôi làm sao quay về? Làm sao sống?
Duy đọc,được nỗi đau chất ngất trong ánh mắt buồn thăm thẳm của Thùy.
Anh được cô tin cậy, chia sẽ, vì chính anh đã khăng khăng cán một tiếp viên có cá tính như Thùy. Một chút ngạo mạn, một chút liều lĩnh bất cần, ngoa ngoắt, nhưng thẳng thần trung thực. Thùy được anh chọn và suốt mấy ngày qua, có lúc nào anh không nghĩ về cô! Bây giờ biết rõ thân thể cô anh quay đầu bỏ chạy vì anh cũng giống mọi người, sợ bị lây nhiễm ư?
Đinh Duy trầm tĩnh.
– Em cứ suy nghi cho kỳ trước khi quá muộn. Đừng trả thù đời bằng những cuộc mua vui tàn nhẫn, Thùy ạ. Tôi sẵn sàng giúp em trong khả năng của mình.
Vậy nhé!
Ăn bữa cơm trưa do bà vú nấu, bữa cớm đầu tiên sau gần một tháng xa nhà, Thùy mới được nếm lại hương vị gia đình. Hạnh Thùy và Duy trớ vào thành phố. Duy muốn cô ở lại ngấm hoàng hôn trên biển. Thùy chỉ cười lắc đầu Cô phải về. Ông Nhân phải được nghe câu chuyện của cô
Comment