Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Kể chuyện nhà giáo kiệt xuất Chu Văn An

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Kể chuyện nhà giáo kiệt xuất Chu Văn An

    LTS.Sắp đến ngày nhà giáo việt nam tôi xin phép tác giả đăng bài "nhà giáo kiệt xuất Chu Văn An"

    Phần 00

    .Lời nói đầu

    Có lẽ, trong sự nghiệp "trồng người", nhà giáo kiệt xuất Chu Văn An là hãn hữu, có thẻ nói số một, từ trước đến nay.
    Không phải, vì ông có tuổi nghề 40 năm.
    Cũng chưa phải, vì ông là Tư nghiệp Quốc Tử giám, trường Đại học đầu tiên ở nước ta.
    Cũng chưa đúng, trong hàng nghìn học trò ôn dạy, đa phần trưởng thành, có người làm Tể tướng. Hoặc có cả học trò huyền thoại, con vua thủy tề cũng đến học, do tiếng tốt của trường Huynh Cung ông dạy, vang xa đến tận long cung.
    Trong chế độ phong kiến, cuộc đời ông không khỏi thăng trầm, nhưng nghề dạy học, đã có lý tưởng và lẽ sốgn của ông, nên dù hoàn cảnh nào, ông cũng không bỏ dạy học.
    Đỗ đạt cao - tương truyền ông đỗ Thái học sinh - nhưng, đêm này sang đêm khác, ông chong đèn đọc sách, định ra bài giảng, nghiền ngẫm ý tứ giảng cho từng đối tượng học trò. Sáng sáng, dù là ông giáo làng ở trường Huỳnh Cung, là TƯ nghiệp ở Quốc Tử giám, hay là Tiều Ẩn (người tiều phu ở ẩn) ở vùng núi Chí Linh, ông đều cần mẫn giảng bài.
    Hình như trong mỗi bài giảng, ông như con tằm nhả tơ, tơ phải vàng óng, để dệt cho học trò những "tấm áo" kiến thức, tâm hồn thật đẹp mà chỉ học thầy Chu, học trò mới được diễm phúc ấy.
    Sách ông dạy học trò, đều là sách kinh điển của Nho giáo, theo chương trình mộng học (vỡ lòng), ấu học (tạm so sánh tiểu học), trung tập (trung học), đại tập (đại học). Nhưng hơn ai hết, Chu Văn An thấy nghề dạy học rất khó, hiệiu quả từng bài giảng gần như trừu tượng và vô hình, len lỏi trong tâm khỏi học sinh, như giọt mật li ti nhỏ, được vắt khéo từ nhụy hoa, của người thầy phải chắt lọc kiến thức và nhào nặn bằng tấm lòng của mình và phải từ sâu thẳm trái tim mình để truyền đến từng học trò. Một thầy giáo như Chu Văn An, không bao giờ tự cho bài giảng của mình là đã đủ, đã hay. Vì thế ông không ngừng học tập, đọc sách và nghiền ngẫm thêm nghĩa lý của sach cho bài giảng ngày càng rộng mở.
    Bởi vì, từng chữ, từng ý, nhất là chữ, ý ấy, lạ kinh điển, nghĩa là sàng lọc qua bao thời gian vẫn óng ánh sức sống, nên thầy Chu chuẩn bị giảng bài, đâu đơn giản như cái máy nói?
    Vẫn ý tưởng thuộc lòng ấy của câu nào đó trong Thánh Kinh, nhưng lòng người dạy có rộng mở, mê si với nghề, mới có khám phá, khám phá hơn cả người được trang bị hiện đại lặn sâu dứoi đáy biển, kỳ thú trước thiên nhiên mới mẻ, nhìn chỗ nào cũng đẹp. Nhưng chữ nghĩa bài giảng, đâu nhìn bằng mắt mà khám phá được chiều sâu của nó?
    Người viết ra chữ nghĩa kinh điển ấy, đã từng bao năm tích lũy kinh nghiệm đời và kiến thức, lại đã từng cân nhắc, rung động thế nào, mới mày mò được cái thần con chữ.
    Người dạy như thầy Chu, đâu phải thuộc lòng để dạy trơn tru? Có tìm được ngọc quí nơi con chữ, lại không phải mắc bệnh "thị trường": có ngọc, thì bán đi. Ngược lại, thầy Chu tâm niệm nghiêm túc "bán" thế nào và "bán" cho ai? Nghĩa là, bài giảng của thầy Chu nồng đượm tình ý người xưa, đẻ chuyển nó thành chất dinh dưỡng, học trò thấy bổ ích, hấp thụ với tất cả sự tin tưởng, kính yêu thầy giáo.
    Sinh năm 1292 và mất năm 1370, Chu Văn An, tuổi thiếu thời và lớn lên di học, được may mắn sống trong hào khí Đông A, nhà Trần ba lần chiến thắng Nguyên - Mông. Ông không đi lối mòn làm quan, lấy cứu cánh là vinh thân phì gia.
    Người con trai, người thầy giáo gần kinh đô có "hoài bão" trồng người, "lấy trồng người" là lẽ sống cao đẹp để theo đuổi, suốt cả cuộc đời.
    Bởi thế, mở trường tư Huỳnh Cung tại quê nhà và gần kinh đô, ông giảng dạy tận tình và lôi cuốn. Rồi, tiếng lành đồn xa, ông được vời vào kinh làm Tư nghiệp Quốc tử giám dạy hai đời vua, Hiểu Tông và Dụ Tông.
    Nhưng đời Hiểu Tông, rồi sau là Dụ Tông, là lúc triều Trần suy vi, tất nhiên cỏ dại, sâu đục lá đã dần phá tan cơ nghiệp đời Trần. Những con sâu đục lá ấy, là lớp gian thần, bằn gmọi thủ đọan tinh vi, dẫn dắt hai vua tha hóa, biến chất đến kinh khủng.
    Đời Dụ Tông, cực chẳng đã, ông dâng sớ "Thất trảm", hì cũng là lúc ông tíep theo sự khẳng khái, treo áo từ quan về ở ẩn mở trường dạy học và ngao du sơn thủy. Khi ấy, tuổi đã cao, nhưng vốn là họa mi, sao ôgn tự cấm mình không được hót? Nghĩa là, "trồng người" đã cấu thành máu thịt, thành hơi thở của ông, sao lại dừng được? Dừng, có nghĩa là đang sống trên cõi đời này mà như đã chết rồi sao?
    Không, Chu Văn An đi giày cỏ nhưng ông vẫn lại tiếp tục dạy học ở Chí Linh, lấy dạy học làm nguồn vui.
    ngoài dạy học ra, Chu Văn An còn làm thơ, còn trứoc tác. Dù văn kiện "Thất trảm sớ" , không dày về số trang, nhưng lại rất dày về tâm huyết. Khí phách ông, danh sĩ, danh nho đời đời sau đều đánh giá là "động trời"! Tứ thư thuyết ước, khá cnào sự tinh luyện tài tình của bộ óc uyên thâm và trái tim nồng hậu cống hiến cho sự nghiệp "trồng người"? Quốc ngữ thi tập, Y học yếu giải, những tác phẩm giá trị vô song ấy, nhất là Thất trảm sớ, đã bị quân Minh vơ vét sạch đem về nước cùng bao sách quý của ta. Nhưng người xưa đánh giá không ngoa: Chu Văn An là sao Bắc Đẩu, là sao Khuê vẫn mãi chiếu sáng.
    Với cuốn "Kể chuyển nhà giáo kiệt xuất Chu Văn An", tác giả, cũng là nhà giáo trọn đời dạy học, tự mạo muội và bạo tay hư cấu, trên cơ sở tư liệu xác thực đã có về Chu Văn An. Tác giả xác định tự có tội với Chu Văn An, nếu lực không chiều theo cái tâm của mình. Đồng thời, cũng không tránh được khiếm khuýêt với độc giả đáng quý khi đọc sách này. Xin thành tâm cáo lỗi và mong các vị chỉ bảo thêm.
    Đinh Mạnh Thoại
    Last edited by 470525; 18-11-2008, 03:03 AM.
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

  • #2
    Phần 01

    Thiếu Thời - Quá Khứ Còn Mờ Ảo

    Hôm ấy, ngồi đọc Kinh Sử, từ sáng sớm cho đến khi ánh nắng chỉ còn thấp thoáng ngoài dại nứa hiên nhà, tự nhiên chàng trẻ tuổi Chu Văn An thấy thấm mệt hơn mọi ngày.
    Qua kẽ hở của dại nứa, một con gà mái, vuốt chân cần mẫn bới cỏ, chốc chốc lại cục cục gọi đàn gà con, lông tơ vàng mịn, mỏ kêu chiếp chiếp, chạy theo đúng chỗ gà mẹ vừa vạch cỏ giữ mồi. Phía xa, cạnh bờ rào dâm bụt, con trống sục vào sát rễ dâm bụt, cũng cục cục mấy tiếng. Vài chú gà con lớn hơn, nhanh chân chạy lại chỗ gà bố, tranh nhau mấy con sâu đang ngoe ngoảy chạy trốn, nhưng vô ích.
    Ý tứ trang sach Kinh Sử len lỏi trong đại não, mà chưa bừng sáng, chưa khám phá được chìeu sâu chữ nghĩa, Văn An như phân tán tư tưởng khi nhìn đàn gà, cảnh gà bố gà mẹ cả ngày quanh quẩn tìm mồi ít ỏi để nuôi con.
    Lúc ấy, bà Lê Thị Chiêm, về chợ và vào đến cổng, đầu đội thúng gạo, tay cắp bó bã mía. Hình ảnh này, quá quen thuộcvới Chu Văn An. Chàng thừa hiểu ràng, sáng tinh mơ mẹ đi chợ, cái thúng úp trên vai, trong thúng lục cục chỉ có cái đấu mang theo. Có gì đâu, những ngày nông nhàn, mẹ chạy chợ kiếm thêm.
    Vốn liếng chẳng có, nhưng nhờ xốc nổi tháo vát, phiên chợ nào cũng vậy, bà đến chỗ người ta lấy thóc nhà ra xay, giã thành gạo bán để mua chịu. Bà Chiêm vục đấu vào đong, đinh giá và sang thúng. Rồi bà nhanh chân, đội thúng gạo ra một phía khác dãy hàng gạo, chờ khách. tính mau mắn, cứ lãi chút ít, bà lại sang thúng bán cho n gười đến chợ chậm hơn. Còn bã mía, bà nhặt ở chợ, bó lại về phơi, tiết kiệm rơm.
    Như đã quen biết và thành lệ tin cậy, dù bà chưa có tiền trả người ta vẫn bán gạo trước cho bà, vì họ dư giả hơn, tranh thủ mua sắm, đến khi họ xong việc thì cũng vưa hay bà gặp họ, trả tiền sòng phẳng. Hình như bà Chiêm có duyên bán hàng, nên mỗi phiên chợ, bà cứ vòng quay động tác ấy, chỉ vài lần, đã thúng rỗng mang về. Khác buổi tinh mơ, đi chợ về là có đấu gạo, sóc cua và mớ cá vụn, nhưng còn tươi, đủ hai bữa thức ăn cho mẹ con.
    Bà Chiêm đã vào đến sân, Văn An cũng vừa đến chỗ mẹ.
    - Mẹ để con đỡ thúng xuống cho nào.
    - Dào ơi, thời buổi làm ăn, ngưoiừ khôn của khó, có lẽ mẹ sẽ làm hàng sáo, chịu khó kiếm bữa cho mẹ con ta, mẹ làm được mà!
    Cả gà trống, gà mái mẹ, dẫn đàn gà con đi xa hơn, ra phía cổng đầu ngõ, trông vui mắt và hạnh phúc. Trở lại với cảnh đời thường, Văn An rộn lên nỗi thương mẹ và không dấu diếm xúc cảm:
    - Mẹ, mẹ quá vất vẻ vì con!
    - Dào ơn, con cứ hay nói thế, hoàn cảnh mẹ con ta, mỗi người gắng mỗi việc. Rồi bà âu yếm: mẹ hết lòng nuôi con thành người, còn con hết lòng vào dùi mài kinh sử, đời con được rạng rỡ, mẹ cũng được thơm lây!
    - Mẹ, con vẫn thường ghi nhớ lời mẹ dạy, mẹ hãy tin tưởng ở con.
    Bà Chiêm như đựoc động viên, nói:
    - Khi dạy con, cha con thường chú ý đến đạo học và đạo hiếu...
    Bà ngừng nói, nét mặt vương vất trầm tư. Biết cha vắng nhà từ lâu không về, khôgn biết biết vì công việc hoặc gặp rủi ro gì, mẹ nén buồn và dốc vào nuôi mình ăn học. Văn An cả ngày chăm chỉ dùi mài kinh sử.
    Hơn lúc nào hết, Văn An thấm thía, anh cởi mở với mẹ:
    - Cha con vắng nhà, nhưng con luôn nhờ đến đạo hiếu cha con dặn, mà mẹ cũng vừa nêu.
    Những năm tháng làm bạn với chồng, bà cũng thường được nghe chồng nói với Văn An. Dù bà không biết chữ, nhưng tấm lòng người vợ đối với chồng, tấm lòng người mẹ đối với con, từ cõi lòng chân thành, trong sáng của mình, bà cũng thường nói được những lời hay lẽ phải với con, không trái ngược với đạo thánh hiền mà con bà vẫn đọc. Và hôm nay, chạy chợ may mắn kiếm được hơn đấu gạo, gnhe Văn An nhắc đến đạo hiếu, bà như tự dốc lòng bà ra, phụ họa với con để giữa mẹ con, có sự hiểu nhau hơn.
    - Chắc concòn nhớ, khi dạy con đạo hiếu, cha con thường nói: "Làm người, chữ hiếu là cái gốc của tất cả đức hạnh, hiếu thảo với cha mẹ và tôn kính anh em, là thuận với đạo đức.
    - Con luôn ghi nhớ điều đó: Người xưa nói, lấy hiếu thảo để cai trị thiên hạ, như vậy từ các vị hoàng đé và các quan trong triều đến các chức sắc ở huyện, xã, hương đều phải coi trọng đạo hiếu.
    Ánh mắt bà Chiêm như sáng lên, Văn An phấn khởi cởi mở, coi đó là niềm vui và sự cảm giữa mẹ con của một nhà có gia pháp.
    - Mẹ ạ, sách xưa còn dạy: bậc trung thần xuất phát từ con người có hiếu, một con ngưoiừ trong nhà không hiếu thảo với cha mẹ sinh ra và duỡng dục làm sao có thể trở nên một tôi trung. Ý tứ của cổ nhân thật là thấu đáo.
    Hiểu tâm sự con, bà Chiêm động viên:
    - Mẹ không được ăn học, con nhớ sach, hãy bảo cho mẹ nhớ.
    - Mẹ ạ, mẹ biết không, câu dó ở sách Luận ngữ, vốn ban đầu là ghi chép câu nói của Đức thánh Khổng Tử với các học trò. Sau, Đức thánh qua đời, các đệ tử của ngài chỉnh lý và Luận ngữ trở thành trước tác kinh điển của Nho gia đời sau.
    Chợt nhớ, đi sâu giảng giải sách Luận ngữ cho mẹ, chỉ làm mẹ rối trí và mất thời giờ của mẹ, Văn An đi thẳng vào câu nói kinh điển:
    - Mẹ ạ, câu con nói lúc nãy chính là câu chữ Nho: Trung thần tất xuất ư hiếu tử chi môn. Nghĩa là hiếu là cái đức cao nhất mà vua, tôi, kẻ sĩ và thân dân đều phải đề cao và thi hành.
    Bà Chiêm mừng rỡ, thâm tâm bà nghĩ, con bà có chí, có tâm, sau này, có nhắm mắt xuôi tay, bà cũng vui lòng, vui dạ. Nghĩ thầm trong bụng thôi, bà đánh trống lảng:
    - Kìa, nắng đã chiều gần khắp sân, mẹ còn đi làm cơm sáng cho mẹ con ta ăn.
    Nhớ đến giờ này cho đàn gà ăn thêm, bà đứng ở hàng hiên, vãi ít thóc, miệng gọi: chích - chích... bập... bập... Cả con trống, con mái cùng đàn gà con lục tục kéo về. Lấy mỏ quệt thóc lên nền sân gạch, con mái vừa mổ thóc vừa chọn lựa, được hạt thóc mẩy thì cục - cục gọi con, gà mẹ lại ra chỗ thóc khác.
    Văn An, cũng ở hàng hiên, bên trong dại nứa, không chán mắt nhìn những chú gà con tranh nhau ăn. Mỗi khi nghe tiếng cục - cục của gà bố hoặc gà mẹ, chúng ùa ra, xô đẩy nhau, non nớt, mảnh khảnh, vui mắt làm sao!
    Lúc ấy, một người đàn ông khăn xếp, áo the đã sờn, quần trắng đã ngả sang cháo lòng, từ cổng bước vào sân, theo sau là một chú bé, tóc húi trọc, chỉ để hai trái đào.
    Văn An hơi sửng sốt, nếu là người làng quê mẹ, thì anh đã biết. Được mời vào nhà, người đàn ông, mựon cái đĩa cẩn thận xếp lá trầu, quả cau và gói chè. Hai tay chắp trước ngực một cách trịnh trọng, trong khi chú bé vẫn chốn tay vịn mép tràng kỷ, ông lễ phép nói từng tiếng một:
    - Thừa thầy, nghe nói thầy sắp mở tràng, tôi có cơi trầu, lòng thành xin thầy cho cháu thọ giáo. Văn An, tai vẫn chăm chú nghe, mắt đưa ngang nhìn cậu bé chống tay, vịn tràng kỷ.
    - Kìa con, khoanh tay vào chứ, người đàn ông nhạy bén bảo con. Cậu bé ngoan ngoãn làm theo, đứng thẳng người trước thầy Văn An, hai tay khoanh trứoc ngực, đầu hơi cúi. Văn An nhìn cậu bé:
    - Con người ta, học chữ đã khó, nhưng cái khó hơn là phép tắc, chữ lễ, phải rèn luyện và thực hiện suốt đời. Bởi vậy, ông cha ta mới có câu răn dạy học trò đến trường: tiên học lễ, hậu học văn!
    Nhìn người đàn ông, Văn An hỏi:
    - Sao bác biết tôi sắp mở tràng?
    - Tài học của thầy, đạo đức của thầy lừng danh khắp tổng ta, khắp huyện ta, ai cũng cầu mong con cháu đuợc thọ giáo thầy mới yên tâm.
    Văn An, cầm chén trà, mời ông ngồi, vui vẻ:
    - Ông xấp giọng.
    Rồi thủng thẳng:
    - Việc mở tràng quả tôi cũng đang tính, phong tôi nơi ấy, tôi đã coi kỹ.
    Người đàn ông như đoán được ý thầy:
    - Dạ, tôi thấy phong thủy nơi thầy chọn đẹp lắm, làng trên, xóm dưới, ngay cả làng bên cạnh đều khen thầy tinh đời chọn nơi dựng tràng đấy ạ.
    Văn An vẫn bình thản và thủng thẳng nói:
    - Tôi vẫn nhớ câu Đức thánh Khổng Phu Tử: Phong hồ Vũ vu, dục hồ Nghi, ý nói nơi dạy học của Đức thánh phải là nơi: Hóng gió ở đàn Vũ vu, tắm ở sông Nghi. Cái đó là tính khoáng đạt của Đức Thánh, coi nơi dạy học phải là nơi mở rộng tầm nhìn của các trò, để nghĩa chữ từ sách vở Thánh hiền chắp cánh bay xa.
    Mời khách cạn chén trà và tiếp thêm chén trà ngám, bốc khói, Văn An cũng rót chén trà cho mình, xấp giọng rồi nói:
    - Tôi đi tìm và cân nhắc mãi, nơi tràng sắp làm là ở cồn đất giáp hai làng. Nhà học, phía trước giáp hồ, có cái tầm thú vị "phong dục vinh quy" như Đức thánh dạy. Tôi tin tưởng từ đất tràng, chí nguyện học lễ trước mới học văn sách sau, các trò ắt thành đạt làm nên người xứng đáng.
    Ông khách đứng dậy, xin phép cáo lui. Nhìn trò mới vẫn khoanh tay, đầu hơi cúi, Văn An lòng có chút hồ hởi, bảo cậu bé sắp vào trường:
    - Thầy cho phép con bỏ tay xuống ra về với cha, chờ làm xong tràng , khai giảng con đến, nhớ câu: Tiên học lễ, hậu học văn đó!
    Chờ hai cha con người xin học ra khỏi cổng, bà Chiêm qua đầu sân, từ bếp lên nhà. Có lẽ nghe câu đuowjc câu chăng, bà Chiêm đoán được việc, hỏi ocn:
    - Con định mở trang sao? Thi cử là cái thang để bước lên danh vọng, ý con khác sao?
    Văn An ôn tồn:
    - Bao giờ con cũng nghĩ mẹ quá vất vả vì con. Nhưng đạo học, dạy người ích lợi rộng rãi hơn cái mũ cánh chuồn:
    Văn An không ngờ mẹ lại nói:
    - Mẹ có cái thiệt thòi là phận gái không được ăn học. Đến lúc lấy chồng gánh vác giang sơn nhà chồng, lại không may ông ấy đi xa biền biệt. Mẹ tin tưởng cha con là người có học, ông ấy biết cư xử làm gương cho con cái và giữ được phép nước. Con có chí hướng thế, mẹ chỉ mong con kiên trì như con thường bảo mẹ: đạo hoclớn và sâu lắm, đỗ đạt làm quan ấy là sung sướng riêng cho bản thân. Nhưng dạy người, người học tấn tới là đạo đức, điều ích lợi này quý bao nhiêu cho đất nước!
    Cặp mắt Văn An ánh lên tia sáng tự hào và cảm động, Văn An hơi luống cuống trong niềm vui trong trẻo, sâu lắng:
    - Mẹ... mẹ, con cám ơn và ghi nhớ lời mẹ!
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

    Comment


    • #3
      Phần 02

      Trường Huỳnh Cung - Cái Nôi Dạy Chữ Và Dạy Đạo Làm Người

      Không khí học tập đời Trần khá sôi nổi. Dù so với bây giờ còn quá ít trường, nhưng đặt vào bối cảnh đời Trần, thế kỷ 13, những trường do triều đình quản lý là: trường Từ Thiện đường, Toát Trai đường, trường ở phủ Thiên TRường là quê hương nhà Trần, trường Quốc Tử giám, những trường này dành riêng cho con em quý tộc. Các làng có điều kiện mở trường do thầy đồ, thầy khóa, ông tú, ông cử làng dạy. Nếu khôgn có thầy dạy địa phương thì hào trưởng mời người ở xa về dạy. Có thể người túng kiết ở xa tìm chỗ dạy trẻ nương thân.
      Như vậy, việc học ở đất văn hiến như nước ta bao giờ cũng đuợc chú trọng, nhất là trường Huỳnh Cung của Chu Văn An, thu hút học trò cả T hăng Long, Kinh Bắc, Sơn Nam v.v... không kể con nhà khá giả ở nông thôn, mà những học trò có chí con nhà nghèo cũng được nhận học.
      Ở trường Huỳnh Cung, dù số học trò đông nhưng Chu Văn An tổ chức quy cũ chặt chẽ. Toàn trường có đồng môn. Hội đồng môn do thầy Chu Văn An chọn trong môn sinh, ai là người giỏi giang có phẩm chất thì môn sinh suy tôn là Trưởng tràng đứng đầu coi sóc môn sinh. Lại thêm Giám tràng để hiệp trợ cho Trưởng tràng. Lại nữa, ai là người mẫn cán, đặt ra năm , bảy hoặc mười người làm Cán tràng, giúp Trưởng và Giám tràng lo công việc bên ngoài liên quan đến việc học của môn sinh.
      Tuy vậy, để tập trung hiệu lực vào thầy giáo, theo quy định chugn của quan hệ thầy trò, phải có chữ ký của thầy, học trò mới phục tùng ý kiến của trường, giám trường.
      Do lúc bấy giờ Chu Văn An đã uyên bác, tinh thông các sách đạo nho nên đủ sức dạy môn sinh trường Huỳnh Cung học liền mười năm để nộp quỷển dự các kỳ thi hương, thi hội, thi đình, tức tú tài, cử nhân, tiếc sĩ. Các môn si nh trong cuộc đời dạy học của thầy Chu sử sách còn ghi lại là: Phạm Sư Mạnh và Lê Quát đỗ Thái học sinh đời Trần Anh Tông, sau làm quan to ở triều đình, đến chức Hành khiển (tể tướng).
      Theo cách học ngày ấy, với trò bảy, tám tuổi, thầy Chu cho học Tam Tự kinh, Tứ thư kinh... mỗi ngày năm ba câu, tập viết vào ván gỗ. Độ vài tháng thì cho học sinh vài dòng chữ tập, viết tô. Một năm trở lên đọc sách khác vừa sức, chuyên viết phóng và cho tập làm câu đối bốn chữ, hạng học sinh này gọi là mộng học.
      Hai năm sau viết thành chữ rồi, học đã biết suy nghĩ thì cho học đến Tứ thư, Ngũ kinh, sử Hán Đường, cho tập làm câu đối phú. Dần dần cho tập làm bài doạn, bấy giờ gọi là ấu học. Năm ba năm , trò nào có khiếu thông minh mới cho làm thơ, làm phú, làm kinh nghĩa, văn sách. Năm sau nữa, cho học cổ văn, tính lý, chu lễ. Bấy giờ mới gọi là hạng trung tập.
      Học trung tập đã khá thì lên trường đại tập. Học tràng đại tập, phần giảng thì ít, mà phần tập làm văn chương thì nhiều. Tập ở đây giỏi mới cho đi thi.
      Một tháng tập văn chương có 4 kỳ, học trò đem bài về nhà làm, năm sáu hôm thì đem nộp, gọi là văn thường kỳ. Mỗi tháng có hai kỳ học trò phải tập trung một chỗ, vẫn ở nhà học Huỳnh Cung, làm văn một ngày phải xong, gọi là văn nhật khắc, nộp để thầy Chu chấm quyển. Hễ bài văn nào hay nhất, được phê ưu hạng, hay vừa, phê bình hạng, tầm thườn,g phê thứ hạng, kém lắm thì phê liệt... Mỗi tháng vào ngày mồng một hay rằm, học trò tập trung ở nhà học Huỳnh Cung nghe bình văn. Trò nào tốt giọng đựơc Thầy Chu cho ngâm cao tíêng lên để cho trò khác đều nghe mà bắt cước.
      Cứ đoạn văn dài, tùy theo mạch văn, thầy Chu hỏi qua trò xong, thầy bình mở rộng khắc sâu, hoặc móc nối, ôn kiến thức cũ. Trò càng thấy vỡ ra cái đẹp cái hay của văn chương, càng thấy kiến thức thầy súc tích, uyên thâm.
      Dù dạy trò lớp mộng học, ấu học, hạng trung tập hay đại tập, cứ đến buổi dạy của thầy Chu, trò nào cũng trật tự, nghiêm túc.
      Từ khi nhận trò học Tam tự kinh đến đại tập và những kỳ bình văn, thầy Chu đều tuân thủ ý người xưa: thầy không nghiêm, không dạy được trò, ngược, trò học không nghiêm, thì không hiểu lời thầy giảng, vê nhà học không đào sâu, mở rộng được.
      Hôm ấy, thầy Chu nói với trò dù đã lên trường đại tập:
      - Cái nghiêm ta dạy các trò luôn có hai chiều, trò lễ hép, tuân thủ những yêu cầu của thầy dạy. Dù trò nhỏ, thầy không bao giờ lấy roi vọt bắt trò nghiêm mà tự trò thấy cái hay, cái đẹp chữ nghĩa thánh hiền để tự mình bắt mình nghiêm ở trường và ở nhà.
      Học trò trường Huỳnh Cung im phăng phắc nghe thầy nói và dồn mắt nhìn thầy, mỗi người mang một tâm trạng khác nhau. Ai đã từng thấm lời thầy thì thấm thêm, ai còn chưa đúng với thầy thì tự lòng giật mình, vì đã phụ công thầy dạy bảo.
      Thầy Văn An thâm tâm dường như đồng điệu với trò, tiếp tục nói:
      - Trò nào nghiêm được trong học tập và vâng lời thầy ấy là cũng thực hiện mặt nào đó của chữ hiếu. Không làm trái ý thầ ydạy theo lời lẽ sáchcủa thánh hiền, cũng là chuyên vào cái gốc Đạo nho.
      Thầy Văn an như cần nói thêm ý của mình:
      - Chuyên làm được gốc Đạo nho chân chính sẽ không bao giờ gây những cuộc phản loạn. Và trên trường chính trị, khôgn có loạn thần nghịch tử, thiên hạ sẽ tự nhiên thái bình. Nhưng đây chỉ là một vế, ý thầy chỉ mới nói về trò học nghiêm.
      Trong im lặng, những ánh mắt của trò không rời thầy, thầy lại giảng:
      - Nói thày dạy nghiêm, tức là thầy dạy bài nào, thầy dạy hạng nào của trò, thầy phải thấu đáo từng ý từn glời bài đó. Phải hiểu sự hấp thụ của trò. Không giảng quá cao hoặc quá thấp. Đó chỉ là một mặt, nhưng cách ăn mặc, cử chỉ, lời nói của thầy phải nghiêm, tức là tuân thủ ý dạy của Đức thánh, không khó tính, khắt khe những cũng không xuề xòa, vượt khỏi quy định của chữ lễ.
      Trò vẫn lắng nghe. Văn An nhấn thêm:
      - Cái nghiêm của thầy còn là sự tận tâm chấm bài, công bằng phê điểm. Lại còn cư xử của thầy khi vắng trò và quan hệ gia đình, bè bạn, làng xóm bao giờ cũng đàng hoàng, chân thật. Người xưa từng nói: thày nào, trò nấy, có nghĩa thầy là tấm gương sáng cho trò theo.
      Cũng gần đúng ngọ, thày Văn An cho trò chuẩn bị tan học. TRưởng, giám và cán tràng như đã bảo nhăn sẵn hội đồng môn đứng lên chào thầy và rời lớp. Thầy Văn An nhìn họ: đàn ong tỏa đi khắp ngả, tiếgn vo vo cánh ong bay, như dội vào lòng thầy những tiếng nói rì rầm tin tưởng.
      Lát sau, thầy nhìn lại sau lưng, chú bé đuợc cha dẫn đến nhà xin học ngày nào đang khoanh tay lễ phép, cúi đẫu, thỉnh thoảng lại ngước lên nhìn thầy. Theo yêu cầu của cha chú bé ngày đầu đứa con nhập trnàg, thầy đặt tên cho chú là Nguyễn Thanh, thay cho cái tên cha mẹ đặt là Văn Út. Văn An biết cậu học trò có điều gì riêng tư muốn thưa, dịu dàng bảo:
      - Trò có gì định nói?
      - Dạ, bẩm thầy, Thanh lễ phép, tuy không khỏi ấp úng: năm nay trời làm hạn, nhà con thiếu thóc ăn, thầy con bảo xin phép thầy cho con nghỉ học.
      - Trò nói sao?
      - Con xin thầy nghỉ học vì hoàn cảnh...
      - Trò không biết, còn vài tháng nữa là con đã xong trung tập, mà xong trung tập, có rẽ ngang, con cũng tạm đủ vốn liếng, có thể làm thầy đồ dạy trẻ ở làng ư?
      - Thầy con và con cũng nghĩ thế, nhưng cảnh nhà con... Nhìn nét mặt trò, Văn An nhớ lại mấy năm đèn sách ở nhà học Huỳnh Cung, Thanh sức học không nổi trội hẳn, nhưng lúc nào cũng kính thầy nhường bạn. Thày gặng hỏi:
      - Trò không gắng được sao?
      - Bao giờ con cũng muốn đi học, học thầy chữ nào con cũng thấy sáng thêm và càng thấy lời Đức thánh súc tích và bể học thật mênh mông.
      Nghĩ ngợi một lát, Văn An ôn tồn bảo:
      - Con về nhà nói với bố mẹ gắng cho con học vài tháng hết trung tập, con đi thi đỗ thì là cậu tú, trượt cũng đuợc sinh đồ.
      Thanh buồn rầu:
      - Nhờ công ơn thầy dạy bảo, hoàn cảnh gia đình con biết làm sao?
      - Thôi, ý thầy là giữ con học hết trung tập, hoàn cảnh con, thầy không con leo cây đã tới cành cao, bỏ dở tiếc côgn đèn sách.
      Trò vẫn lặn gim, thầy ân cần:
      - Hoàn cảnh con thầy thưonưg lắm, chí tiến thủ của con, cũng rõ. Con về nhà xin phép cha mẹ, từ ngày mai con sang ở với thầy, thầy nhờ hai bác chủ nhà nấu thêm cơm, và sẽ xin phép cho con ngủ ở mé chái nhà con bỏ không.
      Không ngờ toại nguyện, Thanh hớn hở chào thầy rồi xin phép về nhà ở xã bên cạnh.
      Ăn xong bữa cơm trưa, Văn An khăn áo về Thanh Liệt thăm mẹ. Mở trườgn ở đây, lý do chính là đắc địa phong thủy, nhưng còn chút u uẩn, đây là quê mẹ, Mẹ theo tập quán hương ẩm, sống nkương náu ở quê ngoại, quê mẹ mình , chứ không phải quê người, khôgn có ràng buộc huyết thống, vẫn chỉ đựoc coi là dân cư ngụ, thường bị rẻ rúng, không được dự hương ẩm làng trong các kỳ hội hè, đình đám.
      Làng mà Chu Văn An đặt trường Huỳnh Cung giáng với làng mẹ sinh ssống, Văn An thương mẹ, nhưng vì trách nhiệm dạy học, nên phải rời xa không đuợc đêm ngày hầu hạ. Bởi vậy, dù còn uẩn khúc tâmt tư. Văn An vẫn thường về thăm mẹ.
      Văn An thủng thỉnh đi trên con đường liên xã, gói Đầm Mực vãn mát rượi vuốt ve thầy giáo, dường như chia sẻ tâm tư, dường như thì thầm những lời ngọt lịm về đạo lý làm ngưoiừ động viên thầy giáo Chu Văn. Từ phía bên kia đầm trên gò cao, ngôi trường Huynh fCung đơn sơ tre nứa, nhưng vẫn có cái gì lồng lộng đẹp sáng tự hào.
      Đã qua ngọ lâu rồi, nhưng nắng chiều còn gay gắt. Tìm bóng cây râm mát, lứa gà đa được thay thế bao lần rồi đang cục cục gọi con. May mắn Chu Văn An duy trì đuợc trường Huỳnh Cung, nên lứa gà cũ được giữ lại. Rồi gà mẹ lại đẻ gà con, đàn gà ngày một đông đúc. Văn An vui vui , lứa gà con, qua mấy đời gà được nở trứng, ấp con và nuôi nấng, lứa gà trước đây, vẫn còn nòi giống duy trì. Con mái mẹ hiệnnay, xòe cánh ấp mát cho đàn con, nó bỡ ngỡ nhìn Văn An, thầy giáo cũng hiểu, vì mình ít về nên chắc hẳn nó cảm thấy lạ. Văn An cười xòa, thầy giáo còn có bao nhiêu gà con b iết nói đang khát khao học tập ở trường Huỳnh Cung mà thầy phải gắn bó trách nhiệm để vun xới!
      Nhìn con trai, chững chạc, với vẻ mặt mô phạm khả ái, bà Chiêm đon đả:
      - Biết con hôm nay về, mẹ đã đốt trầu, vẫn dư niêu cá rô con, con t hích ăn với rau muống chấm tương ngọt. Lại cả gạo tám xoan hơn đấu lãi của mẹ ở phiên chợ, mẹ chạy hàng sáo sáng nay.
      Rau muống thả bè, mình dày nhưng chín mềm chấm với tương ngọt. Lại cả đĩa rô ron, mềm rục và mùi thơm của gạot tám soan nghi ngút bốc lên từ bát cơm mẹ xới đầy. Văn An ăn hai bát, lửng dạ, còn muốn ăn thêm. Nhưng, nghĩ lời Đứ cThánh dạy: ngưoiừ quân tử ăn khôgn cần no... (quân tử thực vô cầu bão), dù mẹ ép xới nửa bát nữa nhưng Văn An đặt chiếc bát và đôi đũa trên mâm, "vô phép" mẹ, rất từ rốn, lễ độ và cương quyết. Có lẽ, quyến luyến tình thầy trò ở trường Huỳnh Cung, Văn An thấy chưa đủ, vì cái cần khác của con người, là tình mẫu tử gắn bó, thiêng lieng. Mỗi lần về thăm mẹ, dù Văn An đã học cao và làm thầy giáo, cái không thể thiếu với anh là hơi ấm của mẹ, anh cảm thấy mình giống như chú gà con lúc nào cũng thích rúc vào cánh gà mẹ ở ngoài sân.
      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

      Comment


      • #4
        Phần 03

        Nỗi Ấm Lòng Của Người Dạy Học Tâm Huyết

        Nếu ngày nay, có ai đó vì người dạy học, trong từng năm, như người lái đò chở khách qua sống, thì có lẽ ngày xưa, không có sự ví von hình ảnh đáng buồn này. Bởi vì, trật tự xếp hạng người xưa "quân, sư, phụ", nghĩa là thầy giáo được xếp dưới vua và trên cả người cha. Hơn nữa, lại có câu: "một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy", đủ biết vị trí người dạy học được coi trọng biết chừng nào.
        Đặc biệt, với thầy Chu Văn ở trường Huỳnh Cung, trình độ dạy học và đức độ thầy, ngưoiừ xưa thường ví như sao Bắc Đẩu , như sao Khuê, uy tín, tiếm thơn lan truyền nhiều địa phương, kể cả Thăng Long và những vùng xa khác.
        Và, uy tín của thầy đến nỗi ở trường Huỳnh Cung lan truyền một chuyện có tính chất huyền thoại như sau: Năm ấy, trời làm hạn hán, đúng thời điểm lúa con gái đang cần nước. Nhiều nơi lập đàn cầu đảo nhưng trời vẫn nắng chang chang. Trong số học trò theo học có một ngưoiừ hành tung thật lạ lùng, cứ đến lúc thầy sắp giảng bài, thì cậu mới tới và ngồi phía giới. Thầy Chu đã để ý quan sát nhiều buổi và cảm thấy ngồi ngộ. Một lần tan lớn, trò được gọi đến, thầy nói:
        - Anh có biết, dạo này khô hạn, dân tình nháo nhác chờ mưa và lo đói. Anh có cách gì giúp dân?
        Ngưoiừ học trò đó ngạc nhiên nhìn thầy. Biết thầy đã rõ mọi chuyện, cậu lễ phép thưa:
        - Thầy bảo, con xin cố.
        Đoạn, anh ta nhúng bút vào nghiên mực, vẩy lên bốn phía. Như có phép lạ, trời tối sầm lại, sấm chớp đùng đùng và mưa như trút khắp vùng trương đóng và những vùng khác nữa. Dân tình, ai cũng mở cửa trong bụng. Ruộng thấp, ruộng cao, đều no nước, lá lúa tốt xanh mơn mởn.
        Buổi học hôm sau, vắng anh học sinh ấy. Lại thấy, ở Đầm Mực có xác con thuồng luồng lềnh bềnh nổi. Thì ra đó là con vua Thủy Tề nghe tiếng dạy học của thầy Chu Văn nên đội lố tngưoiừ đến học, nhưng vì tự ý làm mưa trái ý của vua Thủy Tề, nên bị vua trị tội.
        Thầy Chu Văn cùng dân làng cho chôn xác con thuồng luồng tử tế. Sau đó lập đề thờ, nhớ ơn ngưoiừ học trò biết thương dân, hy sinh tính mạng đáng quý.
        Dù truyện ấy là huyền thoại, nhưng vẫn còn cái lõi hiện thực, là tiếng thơm của Thầy Chu đồn xa, động đến cả cung vua Thủy Tề, khiến con trai vua cũng phải đội lốt người theo học. Mặt khác, chứng tỏ việc dạy và học ở trường Huỳnh Cung, thầy trò vẫn không xa rời dân và luôn gắn bó với sản xuất.
        Lịch sử nước ta, thời thịnh Trần gắn liền với chiến công vang dội ngàn thu của Trần Hưng Đạo ba lần chiến thắng Nguyên - Mông.
        Nhưng hào khí Đông A chỉ vang vọng ít đời sau Hưng ĐẠo Vương, vì đất nước không còn chiến tranh, đi vào hàn gắn vét thương chiến tranh và lo toan sản xuất để làm nước mạnh, dân giàu. Tiếc rằng, thanh bình và quyền lực kích thích không ít dục vọng cá nhân của vua, quan cầm quyền. Máu quỳên lực làm cho từ vua đến quan mờ tối. Đời sống người dân lương thịên, ngưoiừ dân mà thời kháng chiến chống Nguyên - Mông không hề tiếc tính mạng, sức lực, tiền của, theo vua, để làm cho kháng chiến thắng lợi, mỗi ngày một điêu đứng.
        Đời Trần Anh Tông (1293 - 1314), bắt đầu có tín hiệu lung lay ở ý thức tư tưởng xã hội. Đã xa rồi cái thời cao tăng đựoc mời vào đóng góp nhiếp chính. Lại càng xa rồi, tình cảm phơi phới của nhà sư Lý Mãn Giác, tuy tu Thiền những vẫn còn rung động, khi nhìn cánh mai xuân hé nở vào sáng sớm tinh mơ.
        Thi cử là b iện pháp hữu hiệu tuyển chọn nhân tài, là thước đo trình độ dân trí đất nước, nhất là dịp tìm kiếm hiền tài. Nội dung chương trình học, nội dung thi, cũng phản ánh yêu cầu chính trị xxa hội, thái độ chính trị của triều đình. Và, khoa thi Giáp thìn (1304) Trần Anh Tông đột ngột gạt bỏ kinh điển Phật giáo ra khỏi khoa thi.
        Tất nhiên, sự gạt bỏ này làm cho không ít thầy trò "lỡ đà" trong bước quá độ. Mặt khác cũng không tránh được sự khôgn chín chắn, theo thời khi đánh giá về Phật giáo.
        Lê Quát, học trò Chu Văn An, cũng rơi vào trường hợp này. Bài Phật khá gay gắt, Lê Quát viết: "...Ngày nay, coi việc làm chùa, xây tháp thì hớn hở, như nắm chắc thiện báo sẽ được hưởng phúc về sau. Dù dân còn túng thiếu, nhưng làm chùa, sửa chùa, ai cũng quá sùng tín bỏ việc sản xuất đi làm chùa!"
        Nhận định của Lê Quát gây phản ứng không ít trong lòng người, nhất là giới tăng ni. Mặt khác, cũng làm lung lay thêm rường cột triều đình, đã bắt đầu tha hóa.
        Chu Văn An cho gọi Lê Quát đến và nghiêm nghị hỏi:
        - Kẻ sĩ viết ra bài nào, nói ra câu nào chớ phiến diện, chớ gài ý kiến nông nổi cá nhân khi phán xét, gây tị hiềm cho ngưoiừ khác, mà phải quy tụ lòng ngưoiừ vào một mối, thì dân mới mạnh. Đạo Nho chân chính của Đức thánh màu nhiệm chính là ở chỗ thuyết phục được lòng người. Bài viết của anh lập luận miệt thị và cuồng tín, có phải đâu bởi anh học ta về Đạo Nho chân chính? Anh tưởng, tư tưởng ấy, khi thành đạt, mặc áo thụng xanh, đội mũ cánh chuồn, anh thu phục cảm hóa lòng người, hay lại là ngồi trên đầu dân mà hạch sách?
        Thấy mình sai và phụ công dạy bảo của thầy, Lê Quát vội quỳ xuống, vái thầy tạ tội.
        Lúc ấy quan Tư đồ Trần Nguyên Đán bước vào. Thấy Lê Quát, đỗ thi Đình, vừa được bổ nhiệm chức Thượng thư vậy mà vẫn sợ thầy một phép, trong khi thầy giáo Chu Văn, khôgn vi fhọc trò đỗ cao , chức vụ lớn, mà quên sự nghiêm đạo lễ của mình, quan Tư đồ nói:
        - chu tiên sinh vốn ưa Đạo Lão, ấy là chắt lọc thuyết vô vi để gạt bỏ cám dỗ công danh, mà dốc vào việc giảng thuyết kinh điển Nho gia.
        Lê Quát lễ phép đứng đậy theo tín hiệu cho phép của thầy và nói:
        - Con xin thầy tha lỗi, con không dám tái phạm.
        Chu Văn An tiếp chuyện quan Tư đồ, thẳng thắn tỏ ý mình:
        - Thời thế này, diễn ra tranh chấp giữa hai phái Phật, Nho, mà bản thân tôi, chịu ảnh hưởng của Đức Thánh, vô tình theo hướng "sùng Nho", thật là khó nghĩ.
        Quan Tư đồ vui vẻ:
        - Điều tiên sinh nói, tôi hiểu nhưng triều đình đan trân trọng người giỏi Nho, tiên sinh lo gì.
        Chu Văn An như tỏ thêm tâm sự:
        - Đạo Phật thời điểm này, mang nặng tư tưởng mê tín, họa phúc tuy nhiên bài xích quá như một số ngưoiừ cũng là không nên.
        Nghe lời thầy nói Lê Quát lại cúi gầm mặt xuống. Hiêu ý, Chu Văn cho Lê Quát được phép cáo lui, còn lại quan Tư đồ TRần Nguyên Đán và Chu Văn An ngồi đàm đạo ở nhà giảng sách trường Huỳnh Cung.
        - Tích xưa, quan Tư đồ thủng thẳng dò xét, có ghi rằng, Tử Cống một hôm hỏi Đức Thánh: người có ngọc trong nhà, phải làm thế nào? Đức Thánh cười mà rằng: Bán đi!
        Như thông cảm được tâm sự, Chu Văn nói:
        - Tài học và hùng biện của Đức Thánh như trời cao, biển rộng, chỉ tiếc thời ấy không ai nhìn ra, nghe thấy và đồng tình, nên Ngài lận đận hết nước nọ đến nước kia, mà không kiếm được chỗ ngồi xứng đáng và đắc dụng.
        Quan Tư đồ hỏi:
        - Còn tiên sinh, có ngọc trong người, tiên sinh tính sao?
        Chu Văn An đáp:
        - Tôi tự nghĩ, tài hèn sức mọn, đâu dám đánh giá mình có ngọc tốt!
        - Chu tiên sinh quá khiêm nhường, đã bao năm rồi, Chu tiên sinh dạy trường Huỳnh Cung, ai chả thấy tiếng thơm tiên si nh lan tỏa, chốn triều đình cũng có lòng ngưỡng mộ.
        - Quan Tư đồ cứ dạy quá lời...
        Trần Nguyên Đán khôgn phật ý, nhưng tỏ sự cương trực của mình:
        - Chả lẽ, với tiên sinh tôi lại khác sao, tâng bốc sao? Dù Huỳnh Cung là trường nhỏ, ẩn náu ở lũy tre làng, nhưng trường làng, cách kinh đô có hơn dặm đường...
        Rồi ông cười vui vẻ:
        - Cổ nhân nói: tiếng lành đồn xa mà!...
        Trà thơm pha khéo, nước sôi đúng độ, lại nước mưa ngâm lâu ở vại sạch, nên tinh khiết. Trà từ ấm Mạnh Cầm rót khéo vào chén hạt mít gan gà, nên tăng thêm vị ngon. Hai nhà trí thức như tâm đầu ý hợp , nói sang chuyện văn chương chữ nghĩa. Giọng ngâm thơ và lời bình trao đổi, âm sắc tọa đàm hình như không vang nhiều ở nhà sách mà len lỏi tại sâu thẳm trong hai vị Nho gia.
        Quan Tư đồ sực nhớ:
        - Sự dạy học của tiên sinh, đành rằng rất tốt rồi, nhưng con chim lớn, chả lẽ vùng vẫy ở cái lồng nhỏ hẹp thôi?
        Chu Văn An khiêm nhường:
        - Dạy học, đâu cốt trường to? Cái cơ bản, là tâm của người thấy đối với học trò thế nào. Tôi chỉ sợ chưa làm tròn bổn phận của người thầy mà thôi.
        Trần Nguyên Đán ,như nghe được tiếng đàn của Bá Nha, bèn phụ họa:
        - Mặc dù nước ta không còn khí thế Đông A hừng hực như thời đánh Nguyên của Hưng đạo vương, nhưng hoàng thựơng nhận thức được việc cần trọng dụng giới nho sĩ để có thể đi lên củng cố đất nước. Đó là hồng phúc cho lũ nhà nho chúng ta vậy.
        Chu Văn An đăm chiêu và kín đáo khẽ thở dài. Trong tâm tưởng ông, rộn lên kỷ niệm về trường Huỳnh Cung. Nó là trường làng, nhưng được dựng tranh tre ở gò cao. Trường quay về hướng Đông Nam, hứng trọn gió đầm mênh mông gợn sóng, đất trường nằm ở cái thế lý tưởng "phong dục vinh quy". Tuy trường làng có nhiều học trò, con của những người chân lấm tay bùn, nhưng chúng cũng được chắp cánh bay khỏi lũy tre làng. Đã thế, mộ anh học trò, bỏ mình vì cứu hạn cho dân, đền thờ không nguy nga, nhưng thấm đượm bao nghĩa tình rất quý. Dù hóa xác thuồng luồng trong tấm trí của dân chúng, nhưng chẳng sánh được sao với các vị anh minh đựơc suy tôn và đời đời ghi nhớ?
        Không muốn cắt ngang dòng suy tưởng của Chu Văn An, quan Tư đồ TRần Nguyên Đán, nhấm nháp liền một lúc ba chén trà, chờ khi Chu Văn An ngẩng đầu và cầm chén trà còn âm ấm, mới nói rõ thêm:
        - Chắc tiên sinh cũng biết, kỳ thi năm 1236, Đức Thái Tông đã đặt chức Đề hiệu Quốc tử viện để dạy con em các quan văn. Rồi năm 1243, Quốc Tử viện được sửa đổi thành Quốc Tử giám và đến năm 1252, con em thường dân mà tuấn tú, qua khảo thí nhỏ, được xét học Quốc Tử giám với con các quan. Tôi biết rõ tiên sinh có ý thức, muốn có trò giỏi, phải có thầy giỏi, tận tụy với nghề. Dù đã là thầy, luôn dạy không biết mỏi, học không biết mệt. Bể học mênh mông, thầy có sức bơi xa, thì mới đưa học trò tới bến thành đạt. Ngừng một chút như để dò ý, Trần Nguyên Đán hỏi ướm: - Có bao giờ tiên sinh nghĩ mình từ trường Huỳnh Cung chuyển về Quốc Tử giám?
        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

        Comment


        • #5
          Phần 04

          Tiếp Xúc Triều Đình Và Những Nhức Nhối Ban Đầu Trong Lòng Chu Văn Ạn

          Việc quan Tư đồ đến thăm Chu Văn An không phải không có lý do. Dù Chu Văn An ở trường Huỳnh Cung vẫn mến tiếng quan Tư đồ TRần Nguyên Đán là người khí khái, cương trực và liêm khiết, trọng nghĩa khinh tài. Dù quan Tư đồ Trần Nguyên Đán cũng biết Văn An "vô vi", muốn thoát thế tục và chỉ tha thiết với nghề dạy học. Nhưng, quan Tư đồ ra về rồi, câu nói của quan Tư đồ vẫn xóay sâu trong lòng Văn An: Có bao giờ tiên sinh nghĩ mình ở trường Huỳnh Cung chuyển về Quốc tử giám?
          Chu Văn An, cũng hiểu được hào khí Đông A thời Hưng Đạo vương chỉ còn vang bóng trong các đời vua sau, trị vì thiên hạ ở cảnh thái bình. Bởi vậy, không tránh được xu hướng hưởng lạc, xa dân và làm nịnh thần nảy nở.
          Còn trẻ tuổi, lại vào giáo lý đạo nho, Chu Văn An nghĩ đất nước thanh bình và thịnh trị, điều cơ bản là phải có minh quân. Vì lòng ông trong sáng của người chân chính theo đạo nho, ông tin rằng, có minh quân, thì vị vua ấy phải có học. Mà học nho, tức là học đạo đức và văn hóa để trị quốc và bình thiên hạ. Thâm tâm Chu Văn An nghĩ đã đến lúc giải đáp câu hỏi của quan Tư đồ.
          Hôm ấy, học trò tập trung đông. Thầy Chu không bảo, nhưng trò nghe tìn đòn đến mừng thầy. Hạng nào hạng ấy, trò ngồi chật cả sân, dưới bóng cổ thụ. Tất cả vẫn theo nếp trật tự và im phăng phắc, tuy vậy, co cái gì lưu luyến, buồn buồn phảng phất trên các gương mặt.
          Dù Quốc Tử viện ở đất Thăng Long, noiư triều đình ngự trị, chỉ một thôi đường về xã Thanh Liệt, quê thầy giáo và nơi trường đóng, nhưng nơi ây là chốn tôn nghiêm triều chính quốc gia, đâu phải như trường Huỳnh Cung gò cao, trường tranh tre phóng thẳng ra đầm, mênh mông nước trong, gió mát, có thể gặp thầy bất cứ lúc nào. Còn đâu những lúc được cùng thầy đi trên những ngõ xóm ngoằn ngoèo lúy tre làng Thanh liệt ngã ngọn, trùm mát rượi để nghe thầy giảng về đạo lý làm người...
          Tự nhiên, không ai trao đổi với ai, tất cả học trò cẩm thấy lưu luyến ngôi trường đầy ắp kỷ niệm này. Trò nhìn thầy và thầy cũng nhìn trò. Những ánh mắt gặp nhau, dù vẫn quan hệ trên - dưới thầy trò, nhưng tình cảm gắn bó mật thiết và sâu lắng đến mức dường như ranh giới bị xóa nhòa mà chỉ còn sự chân thật ở cõi lòng.
          Thầy Văn An cất tiếng:
          - Ta đoán các trò cũng đã nghi tin thầy sẽ về, sẽ dạy ở Quốc Tử viện. Ngôi trừơng này, tất nhiên có ngưoiừ khác thay thế. Có lẽ chỉ còn hạng ấu học. Còn hạng trung tập và đại tập, các con, hoặc tìm thầy khác, hoặc có điều kiện và được nhà vua chấp nhận, sẽ có kỳ thi, tuyển lựa số trò giỏi vào học nơi thầy. Thầy vẫn nghĩ, ở đaua hay làm gì, các con luôn rà sóat lòng mình và cách cư xử, có đức, có lễ, có nhân. Quyền cao chức trọng mà thiếu đạo lý này, không chỉ hại dân, hại nước, mà còn hủy hoại đời mình và làm ô danh gia đình, dòng họ các con.
          Trưởng tràng, từ lúc nãy, vẫn khoanh tay đứng nghe, giờ xin nói:
          - Thầy vẫn dạy chúng con, việc bản thân mình, việc gia đình cũng như việc nước, bao giờ cũng phải "tam tư", tức suy nghĩ chính chắn và thận trọng.
          Các trò nhìn Trưởng tràng , chờ anh nói vào ý chính. Trửơng tràng lễ phép và chân tình:
          - Trường Huỳnh Cung sẽ vắng bóng thầy, nhưng lúc nào bên tai chúng con vẫn văng vẳng lời thầy dạy bảo, vẫn thân quen và kính trọng hình dáng thầy ngồi giảng sách. Chúng con cũng biết cực chẳng đã, thầy mới nhận chức nơi lầu son gác tía. Chúng con chỉ xin chúc thầy thành đạt ước mơ, còn chúng con sẽ ghi nhớ lời thầy luôn bắt mình phải vào khuôn phép, học, học mãi và trên dứoi luôn cư xử cho vuông tròn đạo lý.
          Học trò về cả, duy nhất còn trò Thanh ở ben thầy để đón thầy về nhà trọ dùng bữa cơm, làm để tiễn thầy lên kinh.
          Văn An ôn tồn bảo Thanh:
          - Chiều nay, con thu xếp về nhà. Kỳ thi tới, con gắng ôn luyện để thi tiếp. Như Đức Thánh dạy: con có ngọc quý, không nên cất đi mà mở trường khai sáng cho lớp trẻ quê nhà.
          Thanh cảm động:
          - Gia đình con và bản thân con, mãi mãi đội ơn thầy...
          - Còn nói chi điều đó ra miệng, cái cần, con hành xử, đem những điều học ở trường Huỳnh Cung truyền bá cho thế hệ đàn em.
          Văn An tưởng nhắn thêm, cũng không thừa:
          - Cái cao quý của nghề dạy chữ, dạy người là ở chỗ đó. Ngôi nhà to xây cất, không đậu lâu ở thời gian, nhưng chữ nghĩa học ở thầy, nó đậu lâu ở tâm trí con, lại từ các con, truyền bá sâu rộng đến đời này, đời khác. Nìem vui của người dạy học, nó ý nghĩa sâu xa ở chỗ đó. Nhưng, dạy người đúng nghĩa sách của Thánh hiền, mà dạy được hay, đựoc đúng, được sâu, người thầy phải không ngừng đọc sách, không ngừng suy ngẫm những ý tưởng trong sách, lại tham bác nhiều sách kinh điển khác của cha ông và sách nước láng giềng.
          o0o

          Vậy là Chu Văn An đã vào triều được mấy tháng. Nhớ lại ngày bắt đầu vào Quốc Tử viện, sau khi được ban mũ áo, nơi làm việc, nơi ăn ở, được sắp xếp theo phẩm trạt triều đình, ông không lộ vẻ hớn hở của người cởi chiếc áo the mặc áo thụng xanh và bỏ đôi giày cỏ xỏ vào đôi hia, mà suy nghĩ rất nhiều đến việc ông sẽ làm gì được đến đâu, để cho đạo nho được sáng tỏ ở nơi cao nhát và có thế lực nhất của đất nước.
          Năm nao, dù mới sơ kiến Chu Văn An ở nhà học Huỳnh Cung, có lẽ biết khá tường tận tính khí Chu Văn An và tài học của ông, quan Tư đồ như cảm thấy gặp tri kỷ để rỉ rả trao đổi tâm tình thầm kín của kẻ sĩ, luôn giữ hàng đầu là tiết tháo. Vậy nên khi Chu Văn An vào kinh đô, quan Tư Đồ là người đầu tiên sang Quốc Tử viện. Chu Văn An mừng rỡ:
          - Kẻ áo vải giày cỏ ở Huỳnh Cung vào đây như bước sang một bước ngoặt của đời , không sang ra mắt đại quan được.
          Trần Nguyên Đán gạt đi và vui vẻ:
          - Tiên sinh chớ nên khách sáo, tôi phải sang trước mừng tiên sinh đã tìm được nơi đây - đất dụng võ.
          Chu Văn An tỏ vẻ tư lự:
          - Bẩm sinh tôi sống đơn giản, chỉ chú tâm đến việc giữ mình sao cho không lạc bước khỏi khuôn khô rmà đạo thánh hiền đã dạy. Tôi ít chú ý đến hình thức bề ngoài, không quan tâm lắm đến ham muốn riêng tư nên vẫn loay hoay về lẽ sống ở đây.
          Trần Nguyên Đán cảm thông và động viên:
          - Bữa nào gặp nhau, tiên sinh đã nói niềm vui mừgn về thăm thân mẫu, tiên sinh ăn bữa cơm đạm bạc với thân mẫu mà thấy ngon và nhớ mãi dù cụ nhà chỉ có cá rô ron vần trấu và rau muống dầm luộc chín chấm tương ngọt. Tôi cũng có niềm vui ấy lúc còn ở quê nhà chưa xuất công danh, mà tôi nghĩ đây chưa là đích sống đời mình. Hơn nữa, ở đây, hoàng thượng...
          Quan Tư đồ xòe bàn tay, xoay từ mu sang phía ngược lại. Hiểu ý, Chu Văn An giọng trầm nhỏ với Trần Nguyên Đán:
          - Quan Tư đồ định nhắc chuyện những nịnh thần đức vua?
          - Chuyện những kẻ đó chẳng ngỏ được với người cầm quyền có thế lực và những kẻ xấu nịnh nợ, dèm pha. Chỉ có tiên sinh tôi mới dám bày tỏ nỗi lòng. Ý tiên sinh thế nào?
          Kể ra, tuần sơ buổi mới ở nơi thâm cung này, Chu Văn An phải dè dặt. Nhưng ở đời, long trung thành không ngăn được thái độ bàng quan, dù lại là đấng thiên triều. Dè dặt, tránh né, đâu phải là thái độ của người nho sĩ chân chính trước trách nhiệm với quốc gia? Chu Văn An không dấu diếm hiểu biết của mình, nhưng vẫn dè dặt nêu:
          - Quan tư đồ định nhắc chuyện đại truy ngôn nghịch chỉ?
          - Tôi vẫn nghĩ đó là sự thật, dù sự thật ấy đau lòng...
          - Đúng, người xưa có câu: "Cái quan định luận", nghĩa là phàm ai sống ở đời, khi nhắm mắt xuôi tay, khi nắp quan tài đậy lại, thì lời hay lẽ thiệt sẽ được phán xét, nhắc nhở tỏ tường. Huống chi, ngưoiừ quyền thế như các vị đế vương, khi trị vì, thường không thiếu người nịnh bợ tâng bốc đến tận mây xanh! Chỉ khi nắp quan tài đậy lại, thường là về sau, công tội mới được đem lên bàn cân một cách thật công minh, cho hậu thế xem xét để kh ông lặp lại những sai lầm cũ.
          Trần Nguyên Đán như cảm phục nhận địhn sâu sắc của nhà giáo Chu Văn An, cũng nói thêm:
          - Trộm nghĩ, đức thiên tử cai trị dân trên chỉ biết có trời xanh, dưới thì trăm họ tung hô, quyền lực như trời như bể. Vua sáng có tôi hiền thì dân nhờ, nước thịnh. Đằng này triều đình bây giờ nảy nở khôgn ít kẻ dèm pha, nịnh bợ, nịnh bợ đến chẳng còn ra con người. Đẩy đức vua vào tình thế phải nghi ngờ cả những trung thần. Thật đau lòng cho những bậc lương đống, một đời dốc lòng vì vua vì nước, nếu không may vì một lời dèm chẳng những họ bị trị tội, mà có thể hàng trăm người liên lụy, chịu cảnh gắp lửa bỏ bàn tay, bị giết một cách oan uổng!
          Ở trường Huỳnh Cung, Văn An cũng rõ đựơc ít nhiều chuyện không hay này. Thực ra, các cụ nhà ta nói có lý, cái kim trong bọc, dấu mãi cũng lòi ra. Vì vậy xảy ra oan trái đời Trần Minh Tông, trong dân lành, dù ở cảnh người mù xem voi, nhưng tinh ý, người ta cũng hình dung vụ việc. Chỉ có điều, những việc này không phải bạ đâu nói đó, phẩm bình bữa bãi được. Vì vậy lúc này, nghe Trần Nguyên Đán tin cậy nhỏ to, Chu Văn An cũng tỏ ra sự sáng suốt của mình:
          - Đời Trần, các tiên đế trước đều là những bậc minh quân hiếm có. Cho đến thời thượng hoàng nắm giữ ngôi cao cũng vẫn giữ được nếp tốt tổ tiên. Nay hoàng thượng thấy được việc học là trọng để duy trì xã tắc, đó là điều đáng mừng. Tôi là thầy, chỉ còn biết dốc hết sức lực để dạy lớp nho sinh.
          Trần Nguyên Đán cả cười:
          - Quả Chu Văn An tiên sinh có tầm nhìn sáng suốt và trái tim nhiệt huyết lý tình!
          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

          Comment


          • #6
            Phần 05

            Gần Hoàng Thượng Minh Tông Và Được Giao Phó Việc Dạy Thái Tử.

            Theo chiếu chỉ từ trường Huỳnh Cung vào triều đình, Chu Văn An nhận chức Tư nghiệp ở trường Quốc Tử giám, theo ý nguyệ sở cầu dạy học của ông, cũng là chính sách dùng trí thức của Trần Minh Tông.
            Tuy nhiên, vào triều đã khá lâu, ông vẫn chưa nghe nhà vua nói gì đến việc ấy. Thực tâm, ông cũng không ham muốn gì chức tước địa vị, chỉ mong được làm đúng nghề mà mình đã theo đuổi, nên cũng không tỏ ra sốt ruột, chỉ ngày ngày đọc sách suy ngẫm. Nhiều lần Minh Tông triệu ông vào hỏi về nghĩa sách. Biết nhà vua có bụng thử mình, ông vẫn tình thực biết gì nói nấy, không xun xoe làm bộ, học ít nói nhiều như những kẻ khác.
            Có thể nói, ông không có chỗ ngồi như các trụ cột triều đình, áo mũ, vị trí thấp cao khi lâm triều. Tất nhiên, trong những buổi vua thiết triều, ông khôgnc ó mặt. Điều đó, Chu Văn An không trăn trở, không mơ ước như những người có học vị chạy theo nấc thang công danh, quan lại để vinh thân, phì gia.
            Song, vì ông ở cạnh vua, hay được vua luậnd dàm về mọi việc nên vô hình chung, ông cũng có thế. Từ đó, không ít nịnh thần, gờm gờm nhìn ông. Nhất cử nhất động của ông thường bị họ cài chân trong dò xét.
            Chu Văn An biết, biết để hiểu thêm tình hình; biết để lao vào đọc sách, những sách mới, chỉ triều đình mới có hoặc những sách kinh điển đạo Nho, đạo Lão, ông chuyên chú đọc đi đọc lại. Ngay cả những sách đạo Phật, ông cũng chọn những sách thời đạo Phật hưng thịnh.
            Có lần vua Minh Tông bảo ông:
            - Làm vua, dùng người, không phải riêng cho người ấy đâu! Đã gọi là người hiền tài, phải hiểu lòng ta mà giữ chức ta giao, làm việc cho ta, chịu nhọc cho ta, khanh thấy thế nào?
            Chu Văn An cung kính nghe và cẩn trọng thưa:
            - Trình tâu, hoàng thượng nói đúng, nhưng... Minh Tông tủm tỉm cười:
            - Thầy giáo nổi tiếng mực thước, khiêm nhường còn cân nhắc điều gì mới nói?
            Nhớ đến lời Khổng Tử dạy trong sách Luận ngữ, Chu Văn An ngay thẳng và cương trực đỡ lời vua:
            - Trình tâu hoàng thược, hạ thần nói về cách cai trị như Khổng Tử đã bàn đến...
            - Khanh đọc rộng, đọc nhiều và nhớ sách, hãy nói cách cai trị của Khổng Tử ta nghe.
            - Trình tâu, Đức thánh khi bàn về cách cai trị đất nước, có nêu: "Vi chính hữu đức, thệ như Bắc thần - cù kỳ sở nhi chúng tính cộng chi". Nghĩa là người thi hành việc chính trị, cầm quyền cai trị đất nước mà biết đem cái đức mình tỏa ra, thì mọi người đều phục tùng theo. Ví như sao Bắc Đẩu ở một chỗ, mà mọi vì sao vây quần theo. Vua Minh Tông tỏ vẻ đồng tình, nhưng không nói. chu Văn An mạnh dạn làm rõ ý vừa dẫn:
            - Trình tâu, thần trộm nghĩ, lời nói này của Khổng Tử có hai ý, một là đem cái đức mình tỏa ra khi nắm quyền bính trị vì, hai là sự ví von rất đúng qui luật thiên nhiên. Bắc Đẩu, là ngôi sao luôn ở một chỗ, phương Bắc, các vì sao khác vây quần theo. Bởi thế, tàu thuyền ở đại duơng mênh mông cứ chiếu theo sao Bắc Đẩu mà tìm hướng khôgn bao giờ bị lạc lối.
            - Ý khanh còn định nói thêm gì?
            - Trình tâu, suy rộng ra, nhà cai trị, cầm quyền phải được lòng dân, khiến kẻ ở gần vui lòng cống hiến, khiến kẻ ở xa, nghe tiếng thơm mà tìm đến.
            Trong lòng mến phục, nhưng Minh Tông còn gặng hỏi:
            - Khanh đọc sách nhiều, chắc còn nhớ tích Quý Khương Tử tranh luận với Khổng Tử, cho rằng: "giết kẻ vô đạo để có đạo", ý khanh về Khổng Tử trả lời Quý Khương Tử ra sao?
            - Trình tâu, theo ý thần, Khổng Tử đã nói đúng rừang: "Ông muốn cai trị, hà tất phải dùng sự chém giết? Nếu tự bản thân ông thích làm điều thiện, thì dân chúng sẽ trở nên thiện tất cả. Này, địa vị ngưoiừ quân tử là nhà cầm quyền, ví như gió, địa vị của kẻ tỉeu nhân tức là dân chúng, ví như cỏ. Gió thổi qua, thì cỏ rạp xuống".
            Ưng ý, nhưng Minh Tông còn gạn kiến thức Chu Văn An:
            - Khanh còn mở rộng gì thêm nữa chăng?
            - Trình tâu, thần trộm nghĩ, tục ngữ xưa còn có nhận xét: "Cột ở trên không thẳng, thì cột dưới bị cong", và thiên "Tử Lộ" sách Luận ngũ, cũng nêu thêm. "Một người cầm quyền, bản thân mình giữ theo chính đạo, chẳng đợi ra lệnh, dân cũng ăn ở đúng theo phép tắc, còn buộc dân theo, thì họ không theo".
            Minh Tông vẫn muốn đo kiến thức Chu Văn An, bèn hỏi:
            - Khanh còn nhớ thêm sách nào về việc này?
            Chu Văn An không nghĩ ngợi, bẩm tiếp:
            - Trình tâu, thiên "Nhan Uyên", sách Luận ngữ, còn ghi ý của Khổng Tử về lo lắng của Quý Khương Tử đối với nạn trộm cắp đương thời: "Ở trên, nhà cầm quyền không tham lam, thì ở dưới dân chúng được cảm hóa mà trở nên trong sạch".
            Minh Tông phất tay áo bào, kín đáo che mịêng ngáp:
            - Khanh quả là một kho sách không bao giờ cạn. Bây giờ trẫm hơi mệt, cho khanh lui.
            Nhìn theo Chu Văn An cáo lui, rất đúng động tác, phong thái của người nắm được chữ "Lễ", không phải chỉ lý thuyết, mà hành xử thường nhật, theo khuôn phép tự nhiên nhưng chặt chẽ, nhà vua rất hài lòng. Tuy chưa nói ra nhưng ý nhà vua đã quyết.
            Khi ở cung vua ra về, qua hành lang thăm thẳmg, có mấy thái giám đi ngược về phía ông, mắt họ lấm lét nhìn ông và ra hiệu ngầm với nhau. Hài hia họ bướ cnhẹ nhàng, nhưng ông vẫn cảm giác có cái gì không đàng hòag ở nơi họ. Vừa xáp mặt ông, họ dừn glại chào. Mọi người hỏi có vẻ lễ độ cung kính:
            - Thưa quan Tư nghiệp, ngài vừa ở chỗ hoàng thượng ra.
            Người kia chẳng cần úp mở:
            - Quan Tư nghiệp dạo này hay tới lui trong cung hẳn có điều gì cần xin ơn trên chăng?
            Chu Văn An biết rõ ý đồ của họ, bảo:
            - Hai vị thái giám chắc đã biết rồi. Hoàng thựơng cho vời tôi vào để luận nghĩa sách, tôi mới dám đến, còn tôi chỉ mong được một chỗ ngồi dạy học là đã mãn nguyện lắm rồi, đâu còn dám mơ ước cao xa gì.
            Người khác trong hai người, vờ moi chuyện:
            - Chắc ý quan Tư nghiệp đựơc hoàng thượng hoan nghênh lắm.
            - Tôi cũng không rõ ý kiến đánh giá của hoàng thượng. Nhưng, đã là tôi trung, thì bao giờ cũng vì xã tắc, mà trung thành với đức vua!
            Người ban đầu lại lên tiếng:
            - Thưa quan Tư nghiệp, chúng tôi đã phò mấy triều đại, nhưng triều đình có nhiều mối quan hệ phức tạp. Xin quan tư nghiệp thứ lỗi, những mối quan hệ nơi đây, không giản đơn như ở nhà học Huỳnh Cung nơi lũy tre làng!
            Chu Văn An vẫn từ tốn và nhẹ nhàng:
            - Cám ơn hai vị thái giám chỉ bảo, mối quan hệ ở trường Huỳnh Cung và mối quan hệ ở đây, quan trọng thật khác nhau, nhưng vẫn cơ bản giống nhau ở cái tâm trong sáng, ở chữ "lễ" chặt chẽ của đức Khổng Tử mà chúng ta tôn thờ.
            Chu Văn An rảo bước, trong lòng chợt thấy khôgn vui. Ông hiểu từ khi vào triều, thái độ cương trực và thẳng thắn của ông khiến ông ít kẻ ghen ghét và lo sợ. Những kẻ như hai thái giám vừa rồi hẳn trong triều không phải là ít. Họ luôn kề cận bên vua, sẵn sàng khom lưng quỳ gối và nói những lời nịnh bợ. L iệu rồi có lúc nào đó nhà vua nghe họ mà quay lưng lại với ông?
            Chân bước chậm lại, Chu Văn An hình dung tuổi thiếu thời của mình. Cái may mắn đời ông, sinh ra lúc đời Trần đang thịnh, đất nước vừa trải qua ba lần khágn chiến chống Nguyên - Mông với thắng lợi rực rỡ, xưa nay hẳn chưa từng có đến như thế.
            Hào khí Đông A hừng hực thổi vào tuổi trẻ cường tráng và hiếu học của ông. Gạt đi bao nỗi u uẩn riêng tư về người cha, về gia thế để vượt lên số phận. Bây giờ ông đang ở đây, trong triều này. Ông sẽ không làm điều gì để hổ danh là một Nho gia, ông không thể làm ô danh cho người cha vắng mặt và phụ công người mẹ đang tảo tần ở ngôi làng chỉ cách nơi ông ở khoảng hơn canh giờ đi bộ. Nghĩ về mẹ, ông lại thấy lòng ấm áp, bao nhiêu chuyện khó chịu vừa rồi chẳng còn có ý nghĩa gì.
            Ít lâu sau, Minh Tông cho vời Chu Văn An tới:
            - Trẫm biết, khanh vào đây đã lâu, chả có công việc làm, khanh có buồn và sốt ruột?
            Chu Văn An thực thà tâu:
            - Hoàng thượng gia ơn, nhưng xưa nay thần chưa có lúc nào gọi là rảnh rỗi để mà buồn bã suy tư.
            - Chắc khanh đóng cửa, suốt ngày đọc sách?
            - Trình tâu, thần trộm nghĩ người dạy học muốn cho học trò tấn tới, không bao giờ quên học hỏi, để biết mười dạy một.
            Minh Tông bảo:
            - Điều đó trẫm rõ, nhưng thời gian vào đây cũng khá lâu phải chờ đợi, đọc sách nhiều, chắc khanh nhớ lời Quản Tử? Chu Văn An khôgn chút lưỡng lự, tâu:
            - Quản Tử có câu: " Nhất niên nhi kế, mạc nhược chủng cốc, thập niên nhi kế, mạc nhược chủng mộc, bách niên nhi kế, mạc nhược chủng nhân". Ý thần hiểu câu nói của Quản Tử: kế cho một năm, gì bằng trồng lúa, kế cho mười năm, gì bằng trồng cây, kế cho trăm năm, gì bằng trồng người.
            Minh Tông bảo:
            - Trẫm cũng hiểu câu nói ấy như vậy, nhưng muốn biết rõ hơn khanh có nhận xét gì?
            Chu Văn An khôgn bối rối, tâu tiếp:
            - Thần trộm nghĩ, câu nói đó của Quản Tử, chẳng những đúng vào thời ông phụng sự, mà bây giờ và cả muôn đời sau, câu nói đó vẫn có giá trị lớn. Bởi vì, những nhà cầm quyền nếu không đọc sách vở kinh điển để vận dụng vào hoàn cảnh trị nước ở ngay đất nước mình? Mà dân chúng không học, sao biết lẽ ăn ở, biết điều phải để làm, biết điều trái để tránh. Hơn nữa, lo việc học cho dân, cũng là tạo ra điều kiện để hcọn lựa nhân tài. Nước có minh quân, dân có học vấn, ắt nổi lên những đại khoa, những trí thức lớn. Thời nào cũng vậy, dân có học vấn thì mọi việc cày cấy, tầm tang, ắt suôi sẻ, gia tăng. Mà phong tục tập quán, do biết quý cái gì cần giữ, biết tránh cái gì nguy đốn, thử hỏi nước sao không thái bình, thịnh trị?
            Trần Minh Tông lắng nghe, thỉnh thoảng mỉm cười kín đáo đồng tình, sau truyền:
            Trẫm nghĩ không sai khi tuyển khanh vào để cùng các đại quan lèo lái quốc gia. Nhưng , trước mắt việc của khanh là dạy thái tử, và giữ chức Tư nghiệp, ý khanh thế nào? Chu Văn An tự tin tâu:
            - Trình tâu, thần xin vâng mệnh và hết lòng làm tròn.
            Giọng của Minh Tông chợt xa xôi.
            - Có phải dạy học trò, là phải hiểu cặn kẽ học trò ở nhiều mặt, thì học trò mới không phụ côgn thầy? Khanh suy nghĩ thêm điều Trẫm nói!
            Vào triều cũng khá lâu, bây giờ Chu Văn An mới được Trần Minh Tông chính thức giao nhiệm vụ. Chợt nhớ, lần gặp hai quan thái giám, họ đã kêu ta là quan Tư nghiệp, họ thính hơi đến thế!
            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

            Comment


            • #7
              Phần 06

              Cái Tâm Kẻ Sĩ Dạy Học Và Môi Trường Quá Phức Tạp

              Cổ nhân thường nói: gần lửa thì rát mặt, với Chu Văn An, những tháng đựoc lệnh rời trường Huỳnh Cung vào nhậm chức ở triều đình, ông có thời gian khá dài ngồi đọc sách, mãi sau mới được Minh Tông ủy thác dạy Trần Vượng.
              Trong thời gian ấy, bởi nhân cách và cũng bởi ý hợp tâm đầu, ôgn vẫn thường gặp Trần Nguyên Đán, quan Tư đồ có tâm huyết. Tuy vậy, triều Tràn Minh Tông đã rạn nứt nhiều.
              - Và có lần, tại chốn riêng tư, kín đáo, Trần Nguyên Đán nhỏ to:
              - Chắc tiên sinh khôgn biết, việc Trần Vượng, học trò tiên sinh được lập làm thái tử cũng gây ra bao chuyện đau lòng - Trần Nguyên Đán am hiểu nhiều việc triều đình kể - Thái tử là con bà họ Lê, thứ phi của Trần Minh Tông. Mãi năm Trần Vương đã lên chín, hoàng hậu của vua là Lệ Thánh, chưa có con trai.
              Chu Văn An chăm chú nghe, Trần Nguyên Đán khôgn dấu diếm những điều ông chưa hề nói với ai vì biết rõ họ Chu là người đáng tin cậy. Ông tiếp tục nói:
              - Minh Tông chờ đợi hoàng hạu sinh con trai đã chín năm rồi, trong khi đó triều đình ngấm ngầm chia làm hai phe. Và phe bà thứ phi lại có Cương Đông Văn hiến hầu (con thái sư Trần Nhật Duật) ủng hộ.
              Với lòng trong sáng bản chất chính nho, Chu Văn An ngạc nhiên:
              - Tại đây mà lại có cảnh hại nhau ư?
              Trần Nguyên Đán cười: Quyền lực mà! Rồi tiếp:
              - Quyết tâm hạ đối thủ, Quốc Chẩn là cha hoàng hậu Lệ Thánh, Văn Hiếu hầu sai người đem 100 lạng bạc đút lót gia thần Quốc Chẩn là Trần Phẩu, và xui Trần Phẩu vu cho Quốc Chẩn âm mưu làm phản. Và nạn nhân là Quốc Chẩn tất nhiên bị gian thần giăng bẫy, bị Minh Tông kết tội đem giết.
              Chu Văn An dáng không vui, vốn lòng trong sạch, ông vẫn nghĩ: đã là bề tôi, ăn lộc triều đình và được vua ân huệ, ắt không được làm càn, không được làm trái cái đức tôi trung.
              Trần Nguyên Đán đăm chiêu, cũng khẽ thở dài:
              - Đã hết đâu, nào có phải chỉ một mình sinh mạng nhạc gia nhà vua, còn kéo thêm hàng trăm người bị liên lụy và cũng bị giết. Trần Nguyên Đán tưởng cũng cần nói hết uẩn khúc vụ án Quốc Chẩn cho Chu Văn An biết:
              - Sau đó, ở chính nhà Trần Phẩu, do vợ cả vợ lẽ Trần Phẩu ghen nhau và cãi lộn , tố giác âm mưu của chồng. Cuối cùng, Trần Phẩu bị tội lăng trì (xẻo thịt), còn Văn hiếu hầu, bị giáng làm thứ dân và còn bị xóa tên trong sổ dòng dõi các quan to có công lớn với nước.
              - Thật là, Chu Văn An buột miệng, thuyết nhân quả nhà Phật không sai!
              - Có điều, sau khi Quốc Chẩn chết, thì Trần Vượng được phong Đông cung thái tử, tiếp đến là hoàng thái tử và bảy ngày sau, Vượng được Minh Tông truyền ngôi, tức Trần Hiến Tông. Hiến Tông lúc đó mới 10 tuổi, danh nghĩa là vua, nhưng quyền bính vẫn trong tay thượng hoàng Minh Tông!
              Lúc đó Trần Vượng chưa được phong thái tử. Những buổi Chu Văn An dạy học. Ông nhìn "cậu" học trò nhỏ tuổi, măng sửa, nhưng quan trọng này, đọc đi đọc lại những điều hay lẽ phải trong các sách kinh điển của Nho gia. Chu Văn An chợt thấy rõ hơn trọng trách của mình. Ông cố gắng truyền hết cho vị hoàng tử nhỏ những hiểu biết mà ông đã tích lũy suốt mấy chục năm qua. Bởi vậy, mỗi bài giảng của ôgn tựa những giọt sữa ngọt lịm chắt lọc từ những gì mà ông tâm huyết nhất. Hôm ấy, giảng về chữ Lễ cho Trần Vượng, Chu Văn An lấy ý đức Khổng Tử nói:
              - Gạt bỏ dục vọng, nén mình thực hành theo Lễ. Những cái gì trái Lễ, chớ nhìn. Những cái gì trái Lễ, chớ nghe. Những cái gì trái Lễ, chớ nói. Những cái gì trái Lễ, chớ làm.
              Chu Văn An ngừng giảng và nhìn Trần Vượng. Ánh mắt học trò là tín hiệu động viên ngưoiừ thầy giảng và cũng ngầm bảo thầy giảng nữa, giảng sâu. Chu Văn An tiếp:
              - Khổng Tử coi trọng nhất chữ Nhân, tức là coi trọng sư tu dưỡng cá nhân và cho rằng dựa vào Lễ mà thực hành. Không phạm vào điều Lễ, thì trở thành người Nhân. Do đó, chẳng học Lễ, thì chẳng biết cách đứng được với đời.
              Trần Vượng bỗng nhiên hỏi:
              - Có chuyện kể rằng, lúc đi thăm nhà thái miếu thờ Chu Công, người sáng lập ra nước Lỗ, có người cũng lại phải hỏi Khổng Tử. Mỗi việc mỗi hỏi như vậy có nên không? Ý riêng thầy về việc đó thế nào?
              Chu Văn An vẫn điềm tĩnh đáp:
              - "Mỗi việc mỗi hỏi", tất nhiên là việc không biết mới hỏi. Hỏi việc không rõ, mới coi là kính cẩn, mới đáng gọi là Lễ. Nếu như việc đã rõ, mà cũng hỏi, đó là làm rối loạn trật tự, là coi thường người coi giữ nhà thái miếu. Người hỏi, không có thể gọi là Lễ được.
              Chu Văn An, lòng ngay thẳng không úp mở, bảo Trần Vượng:
              - Nói thẳng ra như vậy là vô lễ!
              Sau đó, vào những buổi thiết triều, ngồi gần thái tử, nhà vua không thấy con hỏi nhiều những việc thường tình quá dễ như trước.
              Hơi ngạc nhiên Minh Tông bảo con, nói nhỏ giọng thân mật:
              - Có điều chi "vua trẻ" lại ngồi im?
              Trần Vượng không dấu:
              - Dựa vào ý Khổng Tử, thầy Chu bảo con: việc đã rõ, hiểu rồi mà hỏi, là người không biết Lễ, thậm chí vô Lễ nữa! Xin cha cho phép con được nói điều này. Con thấy ý các đại quan trình tâu, ai cũng na ná như nhau, phần lớn xuôi chiều theo ý vua cha!
              Trong lòng, Minh Tông có phần ngạc nhiên trước lời lẽ rắn rỏi củ Trần Vượng, nhưng ngài cũng nghĩ thêm rằng: Chu Văn An quả là nhà Nho, kíen thức uyên thâm, mà tính tình thì bộc trực, khẳng khái.
              Dù chức quan Tư nghiệp, song là chức quan nhỏ, lại gần vua và dạy thái tử, bảo trò phải giữ Lễ, Chu Văn An hình như cũng có ý chất chính tự răn mình. Phận sự của ông là dạy học, như ở trường Huỳnh Cung năm xưa, chỉ khác chăng, nơi này nhiều dường mối, nhiều quan hệ, lại gần với thế lực tối thượng.
              Nên ông phải đọc nhiều hơn, chắt lọc kiến thức để giảng sao Trần Vượng hiểu hết ý tứ lời ông dạy.
              Ý hay của thầ ygiáo thường bị các thứ bản năng vật dục do các thái giám đem đến làm nhiễu. Tuy vậy, Trần Vượng buổi học nào cũng thấy lời thầy chí phải. Nhưng, có lẽ là thứ mưa phùn không cuốn hút bằng những trò chơi khéo bày đặt của các quan thái giám, cùng ánh mắt đưa tình của các cô gái lầu xanh non tơ, nhưng điệu nghệ!
              Vua trẻ Trần Hiến Tông có hai trợ thủ đáng kể, về mặt chính sự có Trần Minh Tông, về mặt bồi dưỡng cá nhân có Chu Văn An.
              Nhưng Hiến Tông ngày càng lớn, sự kèm cặp dạy bảo của Chu Văn An cũng chỉ khoanh lại trong giờ giấc nhất định. Đa phần thời giờ trong ngày, nhà vua nhỏ tuổi cũng phải lo việc triều chính, mối quan hệ với các quan, mà các quan, gian thần cũng lắm, nếu Hiến Tông có làm việc xằng bậy chơi bời, cũng là tất yếu!
              Cõ lẽ vì thế mà mới ngoài hai mươi, Hiến Tông đã rời ngôi báu mà về chín suối, theo ông nội, tổ tiên! Thầy giáo Chu Văn An cũng thầm tiếc cho người học trò, dù môi trường sống thật phức tạp nhưng cũng có tư chất thôgn minh và thường buổi lên lớp, nắm được ý sâu thầy truyền thụ.
              Và sau Hiến Tông là Dụ Tông. Ông vua này ban đầu lên ngôi, vẫn do thượng hoàng Minh Tông kèm cặp chính sự. Nhưng triều Trần lúc này bắt đầu suy thoái. Đặc biệt, Dụ Tông lại trượt dài hơn các vị vua tiền nhiệm. Lòng ham mê uống rượu, đánh bạc và tính hiếu sắc dâm dục ở Dụ Tông, là mối nguy lớn cho quốc gia. Dù Chu Văn An vẫn đựơc tín nhiệm dạy Dụ Tông, nhưng Chu Văn An chỉ là Tư nghiệp ở Quốc tử giám. Mà Tư nghiệp, cũng chỉ là loại "nhàn quan" như thời đó quan niệm, có uy vọng nhưng khôgn có thực quyền. Trớ trêu thay, người giữ chức vụ này lại thường là những người đạo cao học rộng, có uy tín với triều dình và với học giả, thanh nghị đất nước!
              Trong một cuộc đàm đạo, ngoài lệ chính sự, quan tư đồ Trần Nguyên Đán đã bộc lộc với Chu Văn An:
              - Ngày nào đó, Chu tiên sinh có ngỏ ý thầm kín: "gần lửa rát mặt". Với tôi làm quan ở đây đã lâu, tôi biêt rát mặt mà không sao dập tắt được lửa. May cho tôi là, biết cương nhu để mà lu itới, bản thân răn mình "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" như bài ca dao cổ xưa thường ca ngợi đóa hoa sen quân tử!
              Chu Văn An thực lòng:
              - Làm chức Tư nghiệp, tôi luôn nghĩ đến kỷ niệm trường Huỳnh Cung, với bao học sinh con nhà nghèo nhưng hiếu học, trong trắng.
              Trần Nguyên Đán như muốn để Chu Văn An hiểu sâu hơn Dụ Tông:
              - Môn sinh hiện tại của Chu tiên sinh thì chẳng còn biết nói sao. Có bao mỹ nữ cung tần chưua đủ. Háo sắc đến không còn biết luân thường, phải trái.
              - Tôi cũng nghe nói, sau buổi dạy học tôi, ngài không thèm xem lại bài vở. Thế mới biết, ở đời khi đầu óc chứa đủ các thứ xấu xa thì lời thánh hiền chỉ như nước đổ đầu vịt, còn mong đọng lại được chút gì.
              Trần Nguyên Đán như cũng triết lý:
              - Một khi con người có "máu" háo sắc mà quyền lực càng cao, thì máu háo sắc càng ghê tởm kinh người! Vậy mà khi mang bệnh liệt dương lại nghe nịnh thần, giết con trai trẻ lấy mật hòa với vị thuốc bắc dương khởi thạch mà uống. Thật là không còn điều gì để nói nữa. Tôi thì đã đành, chỉ ân hận đã tiến dẫn tiên sinh vào đây, thật là không phải với tiên sinh.
              Chu Văn An nghĩ, trong đời dạy học, chắt chiu bao ngọc quý, tưởng vào đây, ngọc có giá thêm, bèn chép miệng với Trần Nguyên Đán:
              - Quan Tư đồ chớ nói vậy. Từ khi vào triều đến nay, tấm lòng quan Tư đồ thế nào không lẽ tôi còn không hiểu sao. Việc đời, cứ để "Cái quan định luận", đời sau phán xét công minh thôi. Vả lại, luật nhân quả và gieo gió gặt bão, tất cả nghiêm ngặt như định mệnh không loại trừ ai cả!
              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

              Comment


              • #8
                Phần 07

                Nỗi Khổ Còn Gánh Chịu Của Nhà Giáo Chu Văn An Ở Triều Đình

                Có lẽ, trong cuộc đời người dạy học, niềm vui lớn lao và không gì so sánh được, là đối tượng dạy ngày một hiểu biết. Đối tượng ấy càng có vị trí quan trọng thì sự hiểu biết của họ càng có ích. Bởi vậy, người thầy càng chắt chiu được những gì tinh và chắc nhất trong kiến thức sách vở và vốn sóng cuộc đời của mình vào bài giảng. Hiệiu quả phát huy của người học trò có quyền cao chức trọng ấy, thật vô giá độgn viên thầy giáo dạy với tất cả thâm huyết của mình.
                Trong bốn chục năm dạy học, không nhớ bao nhiêu học sinh do Chu Văn An giảng dạy đã thành người. Ngoài Lê Sát, còn có những người như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát v.v... Theo sử sách ghi lại, thấm lời vàng ngọc thầy Chu, học trò "dù đã làm tới chức Hành khiển, họ vẫn bái lạy, đuợc thầy nói một lời, lấy làm vui. Thậm chí thất ý, bị thầy quở trách, thầy còn gắt gỏng, không tiếp mà đuổi ra!".
                Gương những trò ấy, trước mắt động viên thầy Chu xả thân cho nghề cao quý "trồng người". Đạo đức cao cả của thầy Chu, được các vị công khanh đương thời và đời sau nhiệt tâm hâm mộ.
                Tuy vậy, ở triều đình và Quốc Tử giám, với chức Tư nghiệp, Chu Văn An không đam mê. Nhưng, giữ chức "nhàn quan" ấy, ông lại có niềm vui lớn, là học trò đông, thay đổi nhiều năm. Ông tìm thấy ở họ lòng ham say thực sự, học chăm và luôn tỏ ra lễ độ với thầy. Sợi dây ràng buộc giữa thầy dạy và học trò, luôn bền chặt ý nghĩa đẹp quý truyền thống "Tiên học Lễ, hậu học Văn". Ở họ, bao nhiêu người thành đạt, là bấy nhiêu người từ những năm học trò biết giữ đạo Hiếu với cha mẹ, chữ Lễ kính thầy, biết ơn thầy. Những người ấy gốc họ vững, thì họ cũng là người đắc dụng, đáng kính. Thầy p hấn khoiử như thấy quả ngọt hoa thơm do thầy chăm bón.
                Tiếc thay, khi triều đại nhà Trần đã đi vào suy vong, thì dù dạy vua, dạy thái tử, dù hết lòng hết sức mấy, như dạy Hiến Tông, Dụ Tông, sức kéo co của hai cánh tay thầy giáo không lôi nổi học trò về phía mình để tôn trọng đạo lý. Ngược lại, mãnh lực gian thần đã làm ô trọc gớm ghê tâm hồn đạo đức những học trò "con trời" của quan Tư nghiệp họ Chu. Họ bảo ông "nhàn quan" nhưng tâm ông nhức nhối ngày đêm, họ đâu có biết? Dù Dụ Tông lên ngôi, dù Minh Tông cũng muốn kèm cặp "vua mới", song ý muốn ở Minh Tông gần như bất cập, lực bất tòng tâm. Hơn nữa, bản thân "vua mới" , khi quyền bính trong tay, cũng có dù ít, dù nhiều, cái độc lập của người cầm quyền và xu hướng rũ ra kh ỏi áp lực của Minh Tông.
                Đã thế, Minh Tông đã già, đặc biệt nội bộ triều đình vốn có vết rạn từ lâu, nay rạn nứt càng to, phe này, phe khác, mạnh ai nấy bành trướng. Phe Trâu Canh hoành hành, coi thường khuôn phép triều đình. Bên ngoài, nhân dân đói khổ, khắp nơi nông dân nổi dậy chống chính quyền địa phương, vơ vét để vinh thân phì gia, hơn là làm "cha mẹ dân", và quan tâm "chăn dân" như thời triều đình thịnh trị. Nổi lên cuộc khởi nghĩa Ngô Bệ, được sự ủng hộ rộng rãi của nông dân phía đông bắc Kinh đô.
                Ngay đời vua Hiến Tông, bên cạnh trách nhiệm dạy vua, Chu Văn An đã được Minh Tông hỏi về việc chính sự. inh Tông trọng Chu Văn An, chu Văn An cũng tất phải lấy nghĩa trả ơn. Mà trả ơn rõ nhất, là Chu Văn An nhủ lòng mình, đem hết tâm lực dạy Hiến Tông Trần Vượng.
                Tuy vậy, ông vẫn phải lưu ý tình hình chính sự, đôi khi thành thực tâu những điều ông lo nghĩ với Minh Tông và khôn khéo góp ý với Hiến Tông. ĐẶc biệt, giữa ông và quan Tư đồ thường hay kính đáo trao đổi như để vời vợi nỗi lòng, mặc dù cả hai người đều cảm thấy đó chỉ là việc lấy chỉ mà kéo xe trâu!
                Đến đời Trần Dụ Tông, việc học của vua kế nghiệp này thường trễ nải, dù Chu Văn An, mỗi buổi dạy vẫn tỏ ra nghiêm khắc, gạn những điều hay lẽ phải trong Kinh sử. Ông như người chắt chiu ngọc quý đặt nơi tay Dụ Tông, nhưng không biết bao lần nhà vua buông ngọc tuột khỏi tầm tay.
                Trần Nguyên Đán đã có lần bảo Chu Văn An:
                - Hương thơm của hoa quý, tiếc thay tiên sinh tâm huyết và thiện chí, lại đem cho người ngạt mủi ngửi!
                Chu Văn An khôgn khỏi buồn phiền:
                - Làm sao đựơc, tôi là người dạy học có lương tâm? Ở đây, chỉ có tiên sinh hiểu và động viên, tôi đa tạ quan Tư đồ.
                Nói vậy thôi, những năm Dụ Tông trị vì, Chu Văn An cũng ngầm theo dõi, từ phương diện đạo đức đến tài năng, có sự đánh giá toàn diện hơn các quan cao cấp trong triều đình; phan biệt thật rõ, kẻ chính người tà, loại trung loại nịnh. Ông càng thấm thía, đức hạnh của nhà vua thế nào, thì đức hạng những nhân vật trong mạng lưới "cận thần", cũng phải tương ứng như vậy.
                Trở lên, từ đời Anh Tông (1293 - 1314), Minh Tông (1311 - 1329), tuy hai vua này, chưa liệt vào hạng hai vua sau, bê tha sa đọa, nhất là Dụ Tông. Nhưng, hai vua bề trên đã bộc lộ những thị hiếu tầm thường. Ngay từ đời hai vua bề trên, trong triều, nảy sinh không ít những cận thần hèn kém, chuyên nghĩ cách làm thỏa thị hiếu vua, còn những người thẳng thắn can ngăn, thì bị cách chức. Đan cử Anh Tông cách chức Phạm Mai, Minh Tông cách chức Nguyễn Trung Ngạn v.v...
                Và như ở trên đã nói, Dụ Tông mất hết tình người, giết con trai trẻ, lấy mật hòa với vị thuốc bắt để chữa liệt dương, sau rồi, còn thô9ng dâm với chị ruột có con gái.
                Hết đâu, hàng ngày vua này tổ chức rượu chè ca hát. Có lần, quan Tư đồ nói nhỏ với Chu Văn An:
                - Học trò tiên sinh có lần đi chơi đến canh ba mới về. Lại có lần, cũng đi chơi khuya, bị mất cả ấn báu, gươm quý!
                Chu Văn An chép mịêng buồn phiền:
                - Người dạy học, nỗi khổ khó đo lường, là tâm huyết, công sức đổ ra, lại hơn cả nước đổ lá khoai!
                Trần Nguyên Đán cũng cung cấp thêm thôgn tin cho "thầy giáo":
                - Mùa hạ, tháng tư năm nọ, nhà vua còn gọi quan chính trửơng phụng ngự ở cung Vĩnh An vào cung cùng uống rượu. Quan chính trưởng Bùi Khoan giở trò lừa bịp và để tỏ cho vua biết tài nghệ, uống một trăm thăng rượu, vua tấm tắc khen thưởng tiền và thăng chức...
                Chu Văn An, khôgn nói ra với quan Tư đồ, nhưng trong lòng buồn phiền khôn tả: là tối thượng quốc gia say sưa như thế, còn đâu tỉnh táo lo toan đại sự quốc gia?
                Như hiểu ý, Trần Nguyên Đán nói:
                - Đời xưa, những khi triều chính suy sụp, ắt không tránh khỏi "hôn quân", mà hôn quân càng tối tăm, thì càng lắm lắm gian thần lộng hành!
                Dù không nói trắng ra, nhưng cả Chu Văn An và Trần Nguyên Đán không khỏi liên hệ đến một kết cục xấu cho triều Trần. Vì, nơi triều đình thảm hại như thế, làm sao níu kéo cỗ xe không trượt dốc nhanh?
                Đã thế, dân chúng chịu trăm điều khổ cực, như ếch kêu dưới bụi tre ngâm! Dụ Tông còn tàn ác hơn, xúong chiếu bắt gia nô của các vương hầu, công chúa, phải thích chữ vào trán để chỉ rõ chức phận. Kẻ nào khôgn thích chữ vào trán, không đuợc ghi tên vào sổ, tức coi là giặc cướp! Những người chống lại triều đình như Ngô Bệ, vùng dậy cùng nông dân, dù về sau có quy phục, nhưng Dụ Tông vẫn buộc tội xử chém.
                Đêm ấy, trống đã sang canh ba, nhưng ngọn bạch lạp nơi làm việc của Chu Văn An vẫn sáng, dù từ tối, ôgn thay hai lần bạch lạp. Chống tay lên trán và tư lự, chốc chốc nhìn bóng mình in hình trên tấm màn nhung. Cái bóng ấy, qua ánh bạch lạp, được phóng to, ông vừa buồn vừa vui.
                Buồn, vì hình ảnh rất "đời" về thể xác ông vẫn như dạo nào ở trường Huynh fCung. Dù bao nhiêu năm ăn lộc vua, có cao lưong mỹ vị nhiều hơn ở nơi quê nhà, nhưng "tạng" ông vẫn vậy, chẳng nặng được thêm bao nhiêu trọng lượng. Nhưng, với người dạy học có tâm huyết như ông, nặng thêm ký trọgn lựơng phụ thuộc vào yếu tố tinh thần. Thật thế, ngay bây giờ, có thầy giáo nào ăn ngon khi giáo án đem giảng, mà chỉ thấy học sinh vểnh tai lơ đãng nghe? Ấy là không kể, còn khôgn ít trò "bụi đời", quậy phá, lấy quậy phá để làm trò cười cho bạn, để thỏa mãn bản năng rẻ tiền của chúng.
                Vui, những năm là Tư nghiệp quốc tử giám, không thiếu những trò học chăm chỉ và lễ độ. Đấy là những hạt giống mà ông tâm huyết và tôi luyện cho chúng trưởng thành và đem lại nguồn vui cho đời ôgn ở Quốc tử giám. Bóng ông vãn in to trên màn nhung!
                Và đêm ấy, tia mắt ông cũng ánh được niềm vui, nhưng như ngôi sao đổi ngôi, vụt tắt ngay, ôgn cảm giác những trang sách đang đọc, khô đét lại gần như vô nghĩa.
                Từ ít ngày nay, quan Tư đồ Trần Nguyên Đán kín đáo để ý thấy Chu Văn An kém vui. Bởi vậy, một hôm dù đêm khuya, ôgn cũng lại thăm Chu Văn An. Thầy giáo Chu hỏi:
                - Giờ này, quan Tư đồ chưa đi nghỉ?
                Quan Tư đồ nhìn thẳng vào mắt thầy Chu gặng hỏi:
                - thế còn Chu tiên sinh, sang canh ba rồi, vãn lặng lẽ ngồi?
                Chu Văn An tâm sự:
                - Tôi được đặt vị trí dạy hoàng thượng, mới đấy mà cũng đã qua mấy đời...
                - Tiên sinh, tôi hiểu được tâm sự ngài...
                Hơi ngẩng đầu, Chu Văn An nhìn Trần Nguyên Đán:
                - Tôi đang chờ ý kiến quan Tư đồ.
                - Ở đây, người tài tâm huyết như tiên sinh chẳng khác gì lá mùa thu! Bọn nho gia, gọi là trí thức, rường cột quốc gia, nhưng kẻ thì chí về công danh, kẻ chỉ cốt ăn lộc giữ mình. Rất hiếm có được bề tôi trung như Tô Hiến Thành đời Lý không vì tiền bạc, chức tước mà đổi ý. Tôi trung thường biết chọn vua hiền để thờ. Có được minh quân, có bề tôi xả thân phục vụ nhà vua, dân lành được hưởng hạnh phúc và nhớ ơn.
                Chu Văn An tư lự:
                - Tôi chỉ vốn ưa dạy học, làm Tư nghiệp ở Quốc tử giám. Ở trường Huỳnh Cung được vào đây, tôi như người nhà quê được bỏ ruộng chiêm trũng, ra trồng trọt nơi đất phù sa phì nhiêu. Chỉ tiếc, ngô giống tốt, nhưng sâu phục lòng đất, ăn gần sạch lá, người gieo trồng tiếc ngẩn người vì đã dày côgn chăm bón mà chẳng thu hoạch được gì!
                Ngoài hiên có bóng người lượn lờ. Trần Nguyên Đán cáo lui, khi thấy bọng họ đi xa, Chu Văn An trân trọng tiễn ra cửa. Ông còn tiếc rẻ chưa trò chuỵên hết với quan Tư đồ mà ông tin cậy và ý hợp tâm đầu.
                Lúc ôgn quay lại, toan vào nhà đóng cửa, thì hai người đàn ông đã đến gần, dù họ nhẹ bước hài hia. Một người cất tíêng:
                - Quan Tư nghiệp đêm nay còn thức khuya?
                Chu Văn An:
                - Mới sang canh ba, có gì khuya với người thầy giáo cần đọc sách cho bài giảng ngày mai. Tôi tưởng...
                Người thứ hai vội cướp lời:
                - Quan Tư ng hiệp tưởng gì, xin được nói rõ?
                Chu Văn An khẳng khái:
                - Tôi trộm nghĩ, câu sách xưa: "Thiên hạ vô đạo, dĩ thân tuẫn đạo". Nghĩa là: Thiên hạ không có đạo, ta sẵn sàng chết cho đạo. Ngu ý tôi, đấy mới là bản sắc kẻ sĩ.
                Nghe Chu Văn An nói, hai quan thái giám quay lại phía quan T ư đồ vừa đi khỏi. Biết họ có ý tứ gì. Chu Văn An làm thinh, từ từ khép cửa, đốt thêm hai ngọn bạch lạp, thay vào chỗ hai đĩa đèn, lửa đã cháy gần đến chân giá nến.
                Không để ý bóng hai người không còn in trên cửa sổ phía ngoài, Chu Văn An mài nghiên mực và chọn tờ giấy hoa tiên, rồi cân nhắc từng chữ viết...
                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                Comment


                • #9
                  Phần 08

                  Thất Trảm Sớ Và Những Lời Bàn Các Thế Kỷ Sau.
                  Càng về khuya, căn phòng làm việc của Chu Văn An càng tịch mịch. Ánh sáng bạch lạp lung linh nhảy múa mỗi khi cơn gió nhẹ lay động rèm cửa. Thỉnh thoảng, lại có bóng người qua lại, và làm như là tình cờ, dừng ngoài cửa sổ. Vẫn khôgn để ý, có lẽ do quá quen thuộc về sự rình mò của hai thái giám được cắt cử kín đáo theo dõi ông mà trong bụng ông luôn coi khinh. Lý do chính là ông đang tập trung viết. Dù ý tuôn nhanh, nhưng Chu Văn An thận trọng từng nét bút, sao cho chân phương, đĩnh đạc.
                  Đời ông, lần đàu tiên ông thận trọng thế này, cả những lần đi thi, ông cũng không cân nhắc chọn chữ như thế.
                  Bởi, ông muốn ý ông trút trên những tờ giấy hoa tiên, rành rọt, khúc chiết và đanh thép, nêu ý nào là dùng đúng chữ ấy, không ai hiểu lầm, bắt bẻ.
                  Từ khi vào đây, nhất là những năm trị vì của Dụ Tông, ông lại được cử dạy vua học, nhưng mỗi buổi giảng bài, ông không khỏi ngán ngẩm, buồn phiền. Có thể nói, buồn cháy ruột nữa.
                  Nếu có người đi dạy học nào, đã uyên thâm chữ nghĩa, nhưng tự coi như thiếu, nếu không đọc sách và nghiền ngẫm tìm đáy sâu từng con chữ ra những ý tứ sắc sảo, để học trò học một, hiểu mười. Nhất là dạy thái tử và hoàng tử, những người tuổi còn trẻ lại gánh vác trọng trách tối thượng quốc gia, thì một dòng chữ, một trang sách, ông giảng cặn kẻ, ắt sẽ có lợi ích trong việc hành xử không nhỏ.
                  Có buổi học, Dụ Tông hỏi Chu Văn An:
                  - Đọc sách nhiều, thầy giáo có nhớ ý đoạn Mạnh Tử trao đỏi với Tề Vương về quan hệ vua tôi?
                  Chu Văn An không nghĩ ngợi, nói ngay:
                  - Trình tâu, ý Mạnh Tử cho là, về chức vụ vua đương nhiên cao nhất, kẻ bề tôi ở dưới. Nhưng, xét về tình người, thì vua cũng là người, bề tôi cũng là người, hoàn toàn bình đẳng nhau.
                  - Thế còn bề tôi có đựơc can vua?
                  - Trình tâu, ý Mạnh Tử thật rõ, chỉ có các bậc đại nhân mới dám chỉ trích những sai trái quân vương. Theo thần thiển nghĩ, bậc đại nhân, đó là người tri thức, có dũng khí, đầu đội trời chân dạp đất.
                  Dụ Tông còn gặng:
                  - Đạo đức của vua, của tôi là gì?
                  Chu Văn An cặn kẽ nói:
                  - Trình tâu, vẫn theo ý Mạnh Tử, làm vua, có đạo đức của vua. Làm tôi, có đạo đức của tôi. Khổng Tử đã nói: "Đạo nhi nhân dữ bất nhân, nhi dĩ hĩ". Nghĩa là: Bất kể là vua hay bề tôi, chỉ nhìn vào hành vi họ có nhân hay bất nhân là biết ngay. Có nghĩa là về địa vị, vua tôi là mối quan hệ trên dưới, nhưng về nhân cách đạo đức, chỉ khác nhau ở chỗ: nhân và bất nhân.
                  Dụ Tông chậm hiểu:
                  - Giải thích như vậy là đánh đồng đều chăng?
                  - Trình tâu, không phải vậy, nhân cách đạo đức con người là nhân bản. Địa vị quyền lực là hiện thời trứoc mắt. Phải nhìn vào nhân cách mỗi người mà xem xét. Hơn nữa, không phải bất biến, thậm chí nó thay đổi theo nhân và bất nhân.
                  Vừa giảng, Chu Văn An vừa liếc nhìn vị vua trẻ mà thấy trong lòng ngao ngán. Biết bao lần như vậy, chỉ toàn hỏi những điều đã biết rồi để chứng tỏ mình có quan tâm. Nhưng cứ nhìn cách ngồi, điệp ngáp, ánh mắt khi đờ đẫn mệt mỏi, khi nhìn ngang nhìn ngửa đi đâu, người dạy học có bề dày tuổi nghề và kinh nghiệm như ông không khỏi cảm thấy bị xúc phạm, như bị đổ nứoc lạnh vào nhiệt tình. Khốn nỗi, dạy vua, nên ông phải chịud dựng, chịu đựng hết buổi giảng này đến buổi giảng khác. Ấy là không nói còn bao con mắt rình mò, lợi dụng sơ hở là bới bèo ra bọ!
                  Trong khi người học trò của Chu Văn An, trễ nải buổi học, bao nhiêu chữ nghĩa thầy dạy, để rơi vãi như bỏ vào cái túi thủng, thfi xung quanh, nào Trâu Canh, nào Bùi Khoan, nào Trần Ngô Long, mỗi người một mẹo, một sở trường, lôi kéo nhà vua hết trai gái, lại cờ bạc, hát xướng. Nhà vua liệu có biết rằng những kẻ siểm nịnh ấy làm vui lòng nhà vua không phải vì nhà vua, vì xã tắc mà chính là vì mưu đồ lợi ích riêng của họ nên họ không từ một thủ đoạn nào?
                  Ấy là không nói, trong lúc đó những cột trụ triều đình khác, phe đảng, hoặc ngầm p hản vua, hoặc chờ cơ hội, để cướp ngôi vàng.
                  Và cứ thế Chu Văn An, bên cạnh Dụ Tông, canh cánh lo cho nhà vua, cho đất nứoc mặc dù vua không đếm xỉa đến sự học của ông dạy để trị nước. Là nhà giáo, tâm địa chính trực của một nhà nho, ông thấy nếu dẹp được những dâm thần, loạn thần, những kẻ thất nhân tâm bên cạnh vua, có thể coi như đã "cởi trói" cho vua, để vua dốc vào đừong sáng lo cho dân cho nước. Lòng nhà giáo họ Chu trắng như tờ giấy tàu bạch, ông nghĩ diệt những đầu sỏ nghịch thần là triều đình sẽ trong sạch, đại sự được vãn hồi.
                  Đêm hôm ấy, quan Tư đồ Trần Nguyên Đán ra về cập rập, còn lại Chu Văn An cảm thấy bản thân quá cô đơn, quá lẻ loi nhưng tâm trạng hình như bốc lửa, như củi thông chất cao đang cháy. Trên từng tờ giấy hoa tiên, ông cân nhắc từng nét chữ, từng con chữ, từng tên người và sự việc. Ông viết mạch lạc, ý tứ chặt chẽ mà tâm huyết sôi nổi tỏ bày và hy vọng.
                  ÔNg chợt thấy cần Trần Nguyên Đán đến lúc này, nhưng hẳn quan Tư đồ cũng không kém nghịch cảnh u uất, lại có thể phức tạp hơn ông. Chu Văn An nhận ra rằng chiếc áo thụng màu xanh hay vàng tía, chiếc mũ cánh chuồn và đôi hài hia, có phần biệt từng phẩm trật quan ở trong triều đình nhiễu nhương, nhưng chỉ vinh thân phì gia cho kẻ nịnh, mà bi kịch thảm họa cho những quan trung liệt.
                  Tập giấy hoa tiên, gấp dọc đã thành một xếp. Chu Văn An cẩn thận đọc lại từng tờ, dò lại từng dòng và từng nét chữ, ôgn xếp lại chophẳng phiu rồi nắn nót ghi bên ngoài mấy chữ "Thất trảm sớ" và đem đến phòng ngự riêng của Dụ Tông, nơi ông thường đặc cách đến dạy vua, khôgn nhớ bao lần. Bao lần nước chảy qua cầu, nhưng dòng nước luôn vẩn đục.
                  Mũ áo, hia của ông, Chu Văn An treo kín vào góc khuất. Chiếc áo the năm nao ở trường Huỳnh Cung, cả chiếc quần trắng vải thô và đôi dày cỏ, những kỷ vật sạch quý đời nhà giáo, cất kỹ bao năm, sáng sớm hôm nay, ông mặc vào, sao mà vừa vặn, sao mà phong độ nhẹ nhàng, thanh thản và như nhà giáo hành nghề với tất cả sự cao quý của tấm lòng kẻ sĩ tâm huyết!
                  Khóc chiếc đẫy vải nhẹ tênh chỉ có vài bộ áo và mấy pho sách quý. Chu Văn An kín đáo theo ngõ hẹp, rời khỏi cung điện. Ông như người tỉnh cơn mê nặng trĩu, tâm hồn ê ẩm, và tù túng như người bị giam lỏng bằng sợi dây vô hình, tưởng đẹphóa ra thít chặt người ông. Mà đâu phải một năm, mà đâu phải chỉ một đời vua!
                  Gần lửa rát mặt bao năm, bây giờ ông đi trên con đê lộng gió. Cát mát mẻ đồng ruộng, như chảy vào thớ thịt ông, lâng lâng, vui sứong nhẹ người!
                  Trong khi ấy, Dụ Tông lấy sức lực yếu ớt gỡ tay ả "ngon lành" đang nằm bên cạnh. Mệt mỏi, nhà vua ngắm nét chữ thầy học, rồng bay phượng múa ở áo bao bì, nét chữ "Thất trảm sớ", thật bạo dạn và nặng khí phách của một tôi trung. Dụ Tông đang tư lự, thì ả non tơ nũng nịu gọi Dụ Tông nằm xuống và ôm chặt lấy ả buông rơi tờ sớ của thầy lăn lóc trên sàn nhà.
                  Rời kinh đô và để lại "Thất trảm sớ", tờ sớ thay ông nói với vua, thẳng thắn, công khai đòi chém bảy quyền thần với ý nghĩ tốt đẹp của tôi trung, mong cứu vãn tình thế bê bối của triều vua Dụ Tông.
                  Ý nghĩ của ông, tâm huyết của ông giải bày tất cả ở tờ sớ và mỗi câu, mỗi chữ là những lời lên án hùng hồn đúng với thực tế từng gian thần, lại cũng thật đúng với bức tranh vô cùng hoen ố ccủa triều chính Dụ Tông. Nét bút tờ sớ của ông khác gì cây cọ trong tay họa sĩ, muốn xóa bức tranh méo mó, bẩn thỉu, để pha bột màu vẽ nên bức tranh sáng sủa, đẹp hơn. Ý đồ của họa sĩ thì tốt đẹp, nhưng môi trường thiếu ánh sáng, làm sao bức tranh hài hòa được từng gam màu?
                  Người xưa, dù chỉ nghe tiếng "Thất trảm sớ" của Chu Văn An, cũng đã có bao lời hay ý đẹp ca ngợi ông.
                  Nhà sử học nổi tiếng là Lê Tung thế kỷ XV, đánh giá một cách dứt khóat: "Thất trảm chi sớ, nghĩa động quỷ thần" (tờ sớ đòi chém bảy tên, nghĩa khí chấn động cả quỷ thần). Các nhà làm sử nước ta, khi nhắc đến "Thất trảm sớ" đều trọng vọng đánh giá cao Chu Văn An.
                  Đan cử, Ngô Sĩ liên, Lê Tung, Đặng Mih Khiêm cho đến Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Cao Bá Quát v.v... đều tỏ ra tâm đắc với nghĩa khí của tác giả "Thát trảm sớ", đúng như lời thơ của Nguyễn Văn Lý thế kỷ XX:

                  Thất trảm vô vi tồn quốc luận,
                  Cô vân tuy viễn tự thân tâm.
                  (Sớ thất trảm không được thihành, cả nước còn bàn luận. ĐÁm mây lẻ loi tuy xa vẫn tự có tinh thần trong lòng).
                  Cao Bá Quát, một nhà Nho anh hùng, gần chúng ta hơn ở đầu thế kỷ này, ca ngợi Chu Văn An bằng những lời đẹp đẽ chí tình:

                  Tiết cứng, lòng trung khí phách hùng,
                  Một tay muốn kéo lại vừng hồng.

                  Và, với "Thất trảm sớ" của Chu Văn An, Cao Bá Quát ca ngợi:

                  Thất trảm yêu ma phải rợn lòng
                  Trời đất soi chung vầng hào khí
                  Nước non còn mãi nếp cao phong...

                  Thực là, từ Chu Văn An đến Cao Bá Quát, lịch sử đã đi dài năm trăm năm, song anh hùng tương ngộ, hai người này có chỗ tương đồng, đó là họ căm ghét những sự bất công và không dung nạp điều xằng bậy. Cả "Thất trảm sớ" của Chu Văn An, cả cảm hoài thiết tha của Cao Bá Quát vịnh Chu Văn An, chất khí khái của một nhà Nho và chất anh hùng ca, dù năm tháng trôi qua, nhưng vẫn đời đời in sâu trong lòng người dân đất Việt.
                  Và, "Thất trảm sớ" của kẻ sĩ, của nhà giáo Chu Văn An, tờ sớ thất truyền từ đời Dụ Tông, vẫn còn những giả thuyết lý giải sự thất truyền ấy. Hoặc là Dụ Tông không nghe lời khuyên của Chu Văn An, nhưng trong lòng vẫn kính nể người thầy học, tính tình nghiêm nghị luôn tôn đạo làm thầy. Lời nói lẫm liệt kẻ địch phải sợ. Bởi vậy Dụ Tông hủy tờ sớ để tránh cho Chu Văn An sự trả thù của bọn gian thần có tên trong tờ sớ.
                  Hoặc, bọn gian thần cũng xem tờ sớ đó, nhưng chúng hủy đi để bịt dư luận về tội trạng của chúng được ghi trong tờ sớ.
                  Hoặc, lẽ nữa, có lẽ những người kính yêu ông, hủy tờ sớ đó để bảo vệ ông.
                  Có thể về danh nghĩa, Dụ Tông là ngưoiừ cầm quyền cao nhất, nhưng cá nhân Dụ Tông là ông vua mù tối. Dụ Tông, nếu không hoảng sợ, thì cũng không đủ dũng khí thực thi chém bảy gian thần được nêu rõ ở tờ sớ. Giả dụ, Dụ Tông khong đến nỗi hèn yếu đến thế, nhưng toàn bộ quyền lực do bọn quyền gian nắm chặt. Dụ Tông cũng đành thúc thủ với chúng mà thôi!
                  Dù đương thời hay đời sau, những người khí tiết ca ngợi ông là sao Bắc Đẩu, sao Khuê. Thật đúng như Đặng Minh Khiêm, chỉ bốn câu thơ vịnh Chu Văn An, đã chính xác nêu rằng:

                  Xong chương Thất trảm cũng từ quan
                  Già ẩn Chí Linh hưởng thú nhàn.
                  Khí tiết thanh cao nêu thiên cổ,
                  Sĩ phu ngưỡng vọng tựa Thái Sơn
                  .
                  .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                  Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                  Comment


                  • #10
                    Phần 09

                    Lại Tiếp Tục Dạy Học Ở Núi Xanh Chí Linh

                    Chu Văn An trở lại ngôi trừơng thanh tre Huỳnh Cung được xây dựng ít năm sau khi thầy Chu bước vào nghề dạy học. Từ ngôi trường mộc mạc này của ông không biết có bao nhiêu người đã chắp cánh bay xa với tấm lòng hồ hởi, với chí nguyện rạng rỡ cái tâm hiếu thảo và cống hiến. Thầy không nhớ hết tên trò khi trò đã vào đời, nhưng rất nhiều trò ham học và chí hướng, khong nói những người danh vọng trong xã hội, mà ngay cả những người chỉ sống cuọc đời đạm bạc nhưng vẫn giữ gìn đức hạnh, tất cả đều nhớ công ơn thầy đã mở mang trí óc, đem lại nhiều kiến thức sâu rộng, uyên thâm cho họ. Bản thân họ khi tuổi đời cao, khi kinh nghiệm sống phong phú, đều khôgn quên thầy giáo cũ và những bài học dường như từng lớp trầm tích, kết khéo, dày thêm, như là thứ mỏ quí vô giá.
                    Nhìn ngôi trừơng Huỳnh Cung, ngẫm những chặng đường dạy học, Chu Văn An như thấy những gì đẹp quý, theien liêng trở lại, hòa với gió mát lan tỏa, làm gợn sóng Đầm Mực đã một thời đầy kỷ niệm, những kỷ niệm ấm áp, trong sáng của đoạn đời làm thầy.
                    Mỗi bứoc chân đến gần trường cũ là mỗi kỷ niệm ấm áp, trong sáng của đoạn đời làm thầy.
                    Mỗi bước chân đến gần trường cũ là mỗi kỷ niệm nảy nở hết chuyện này đến chuyện khác theo một cấp số nhân thú vị. Chợt trong trường bước ra một thầy giáo tuổi đã tráng niên, nhưng Chu Văn An vẫn nhận ra được. Cùng với dáng điệu cung kính khoanh tay, đầu cúi và miệng lễ phép: "Con bẩm thầy ạ" của người này, Chu Văn An hớn hở: "Thanh đó con?".
                    Đúng chú bé được cha dẫn đến xin học hồi ấy, chú bé ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy nhường bạn, chú bé chăm chỉ vài tháng thì xong trung tập, vì hoàn cảnh gia đình xin nghỉ học, đã được Chu Văn An nuôi ăn, dạy bảo. Và cái buổi cuối cùng rời trường Huỳnh Cung về kinh đô, chính người học trò thầy Chu đặt tên Nguyễn Thanh này đã khóc tiễn thầy đi. Hôm nay, vừa gặp thầy giáo cũ, Thanh lúc nào cũng là thầy giáo trẻ Huỳnh Cung, đã cảm động thổ lộ ngay:
                    - Thưa thầy, đời con không bao giờ quên được lời dặn của thầy trước bữa cơm tạm biệt. Con ghi nhớ thầy đã bảo con: "Con có ngọc quý, không nên cất đi mà mở trường khai sáng cho lớp trẻ".
                    Chu VĂn An cảm động:
                    - Cám ơn con không quên lời thầy, thôi con vào dạy học đi, bao trò đang chờ.
                    Thanh vẫn bịn rịn:
                    - May thay cho con đỗ tú tài năm ấy, vài năm sau làng sở tại đây thấy con là học trò cũ của thầy đã mời con sang dạy học.
                    Chu Văn An vui vẻ:
                    - Thế bây giờ về chức phận, thầy trò ta là đồng nghiệp, khen con có chí. Nhưng để thầy trò ta nói chuyện mãi còn đâu cái nghiêm chữ lễ, để làm gương cho học trò đang chờ con ở lớp học. Con đã là thầy rồi, con chớ lỏng lẻo chữ lễ!
                    Bà Chiêm thấy con về độtngột, vui như người bắt đựoc của. cho đến năm nay, lưng hơi còng rồi, bà vẫn khôgn bỏ nghề hàng sáo. Đoán biết ý con, bà nói:
                    - Buổi sáng, mẹ chạy chợ một thoáng thôi mà. Ra đi thì cái thúng úp vai, cái đấu đong gạo lục cục theo bước chân. Tan chợ đã có lưng đấu, có hôm đầy đấu gạo, mẹ nhẹ tênh đội lên đầu, không phiên chợ nào mà mẹ không ra chỗ bán mía, quơ một đống và buọc chặt mang về phơi dần đun. Mẹ nghĩ mẹ có chịu thương chịu khó để đỡ cho con. Đi bảo học, con có làm quan đâu mà lắm bổng lộc mà bảo mẹ nghĩ hàng sáo?
                    Bà nói một thôi như để con yên tâm. Nhưng Chu VĂn An vẫn ngồi thừ ra và chép miệng:
                    - Một đời mẹ, sáng nào cũng "đầu đội thúng gạo, tay cắp nắm bã mía!".
                    Bà Chiêm lảng chuyện:
                    - À, may quá hôm nay thấy cá rô ron mẹ mua, nào ngờ con mẹ được thức ăn sở thích. Cá rô ron kho chín, vần trấu, ăn được cả xương. Tha hồ ngậy, ăn kèm rau muống đầm luộc chín, chấm tương bần. Lần này, con phải ăn hai lưng rưỡi cho mẹ mừng.
                    Lát sau, mâm cơm mẹ dọn ra. Lạ quá, không phải hai cái bát, hai đôi đũa mà là ba:
                    - Cậu học trò con dạy năm nọ đó mà!
                    - Mẹ bảo sao?
                    Bà Chiêm nói như đã suy nghĩ chín ở trong lòng.
                    - Con người ta ăn ở với nhau khôgn gì bằng cái nghĩa. Cậu Thanh đã là cậu tú, được dân rước sang đây dạy học ở trường Huỳnh Cung. Nghĩ ơn nghĩa của con, cậu ấy sang đây ở, sớm tối có già có trẻ!
                    Không trả lời mẹ, Chu Văn An nghĩ đến những năm được giao phó dạy mấy đời vua học. Cũng chữ nghĩa đạo thánh hiền đẹp sáng hết mực ấy, nhưng vua trẻ tuổi, mờ tối ở một triều chính đang đi xuống. Học trò ấy là "bề trên" của ông, dù ông cố mấy, tâm huyết mấy trong cái tâm lương thiện và trách nhiệm người đổ sức dạy học, nhưng hiệu quả thật ít ỏi quá!
                    Có gì đâu, có quyền lực, địa vị cao xa rồi, mấy ai thấy cần phải học? Vì đã có bao đầu óc các quan triều nghĩ thay ngài. Vậy mà sinh mạng của cả một đất nước đều ở trong tay người học trò ấy. Trong khi đó, người học trò ở nơi dân dã, tưởng là nghèo khổ tối tăm nhưng lại có một tâm hồn trong sáng đến thế.
                    Gần mẹ ít ngày, thấm thía tình mẹ con, Chu Văn An thương mẹ hết sức. Nhưng nghĩ đến "Thất trảm sớ", nghĩ đến Thanh Liệt chỉ cách vài dặm là đến kinh kỳ, Chu Văn An tránh liên lụy cho mẹ, ông quyết định lại lên đường. Mẹ ông chỉ chép miệng:
                    - Con dạy học vất vẻ thế, mới vài ngày mẹ con gần nhau, thì con lại đi!
                    Chu Văn An an ủi mẹ, rồi ân cần bảo Thanh:
                    - Anh nối nghiệp thầy giáo cũ, tiếp tục nghề, ta yên tâm lắm. TA còn mẹ già, trăm sự nhờ anh!
                    Thanh thành tâm:
                    - Thầy thường dạy con, đạo học là nghĩa lớn, đạo làm người nghĩa càng lớn hơn. Thầy xa con và tin cậy con, xin thầy yên tâm, bao giờ con cũng nhớ ơn thầy, không chỉ ở ý nghĩ, tấm lòng mà chủ yếu ở sự đền đáp. Con luôn vâng ý thầy.
                    Chu Văn An cảm động:
                    - Cũng là số trời cho ta gặp anh và dạy anh đôi chút. Nhưng muốn nên người, muốn là thầy giáo đúng nghĩa cao đẹp thì cần học thêm không biết mỏi. Nhưng nhân cách ông thầy, nếu là gương sáng mà gặp trò nào mờ tối không theo, ông thầy lại cần luôn cứng cỏi, hiên ngang, luôn gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn! Thầy luôn tâm niệm, dạy chữ là dạy người, dạy cách sống khôgn tủi hổ với nghĩa cao đẹp chữ "Người". Nhưgn, muốn dạy chữ kết quả, phải dạy hiếu, dạy nhân, dạy lễ.
                    Nghĩ bước đừong đi tới, chưa rõ suôi sẻ hay gập ghềnh. Chu Văn An nắm chặt tay Thanh, như muốn truyền hết cho người học trò có nghĩa nhưng ý tứ mà ông muốn nói. Bịn rịn từ biệt mẹ, mắt ông rơm rớm, ông vội ra ngõ và đi mau hơn.
                    Chu Văn An tự nghĩ, trước sau ông chỉ là nhà giáo. Sau khi dâng "Thất trảm sớ", ôgn càng nhìn tháy sự bất lực của vua Dụ Tông, càng hiểu tác hại vô cùng lớn lao của vua dùng những kẻ bề tôi mất chất và phản trác. Việc từ bỏ triều đình này, đối với ông, chẳng có gì đáng tiếc. Việc làm của ông cũng là việc tất nhiên mà một sĩ phu chân chính phải làm.
                    Về núi chí Linh, xa kinh thành, khi ngẫm lại bản thân dạy hai đời vua và tiếp xúc với các quan khi có yêu cầu công việc, ông có sự tự tin của người "cây ngay không sợ chết đứng", nên ông giữ được sự nể vì. Duy, với quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, ông luôn nhớ tới với sự tiếc nuôi sâu xa nhất là những lúc không tìm được ai thổ lộ can tràng ở nơi ngút ngàn núi cao và xanh rì rừng cây này. Ban trưa, nắng gắt, oi nồng, tiếng chim "bắt cô trói cột" vang xa và nhức nhối.
                    Chí Linh là một huyện ở phía tây bắc tỉnh Hải Dương ngày nay, sơn thủy hùng vĩ, có hai dãy núi nổi tiếng là dãy Côn Sơn và dãy Phượng hoàng, ngọn núi cách Côn Sơn vài chục dặm về phía bắc. Núi Phượng Hoàng đỉnh cao đứng giữa, hai bên núi xòe rộng, trông xa tựa chim phượng hoàng đang giang cánh. Dưới núi có giếng, đáy giếng son quý nhuyễn như bùn. Thứ son ấy, sắc tươi, đẹp hơn các thứ son khác. Người ta chỉ cần lấy ống tre, thò xuốgn đáy giếng, múc son, nhũn như bùn, đem phơi khô thì rắn lại thành son.
                    Những ngày đầu đến Chí Linh, cảnh nơi đây tĩnh mịch đến ghê người. Đối cảnh sinh tình, nhà giáo Chu Văn An làm bài tứ tuyệt, tựa Linh sơn tạp hứng (cảm hứng nhiều ở núi Chí Linh) và tạm dịch như sau:

                    Chất trước hình phong bóng núi êm
                    Nửa khe bóng ngả nổi chân chim
                    Lối hoa vắng vẻ người khôn tới
                    Thỉnh thoảng non mù một tiếng chim.

                    Dù ông thay tên thành Tiều Ẩn (người kiếm củi ẩn dật), chỉ ít lâu, khắp vùng đồn đại, tên tuổi thầy Chu Văn An, nhà giáo nổi tiếng dạy giỏi và sáng ngời đạo đức khí khái túc nho đã mịêng truyền mịêng vang dội khắp nơi. Người nọ mách người kia, ai nấy dắt con đến nhờ thầy dạy bảo. Vì vậy, ông lại mở trường tiếp tục "trồng người".
                    Điều may mắn không ngờ, ở nơi rừng núi heo hút này, con cái người dân ộc đã đựơc ông cho ngồi cùng học với học trò vùng đồng bằng ở Hải Dương. Ông coi học trò bình đẳng như nhau, chẳng phân biệt kẻ sang kẻ hèn, người kinh hay người trại. Những buổi dạy của ông, học trò đều hiểu bài, đều chăm học và tấn tới. Vẫn theo thói quen, ông chăm đọc sách. Có lẽ, nhữung sách kinh điển như Luận ngữ, Mạnh Tử, Lễ ký v.v... trứoc đây ông đã đọc những năm làm thầy giáo, ông lại đọc và đọc đi đọc lại. Mỗi lần, ông khám phá nghĩa chữ, nghĩa câu, ẩn sâu súc tích và vẫn cảm thấy như mới, như chưa nhuần nhyuễn tinh hoa con chữ của thánh hiền. Nhiều khi rỗi rãi, ông ngao du sơn thủy, bầu bạn với nước biếc non xanh.
                    Có lần, Dụ Tông nhắn lời cố mời, nhưng ông không về triều. Bà hoàng thái hậu là Hiến Từ đã nói với Dụ Tông rằng: "Bậc sĩ phu như Chu VĂn An trong sạch sửa mình, vua bắt sao nổi họ trở về làm tôi cho mình? Lần đó, từ chối sự mời mọc của Dụ Tông, với Chu Văn An, thực chất vẫn là từ chối giáp mặt với bọn nịnh thần. Cũng còn là từ chối Dụ Tông đã từ lâu, ham mê tửu sắc, bỏ bê ngai vàng.
                    Thời gian ông dạy học ở Chí Linh, xảy ra sự việc Dương Nhật Lễ cướp ngôi nhà Trần. Nhưng chỉ ít lâu sau, dưoi sự chỉ huy của Trần Phủ và chị gái là công chúa Thiên Ninh, lại được các quý tộc trung thành như Trần Nguyên Đán, Trần Ngạc v.v... hết lòng ủng hộ, đã lấy lại kinh đô. Trần Phủ tức TRần Nghệ Tông lên ngôi.
                    Dù đi ở ẩn nơi núi xanh rừng htẳm, thâm tâm Chu Văn An, bởi lòng trung của một nhà Nho, vẫn gắn bó với triều Trần, với những minh quân. Đựoc tin Nghệ Tông lên ngôi, dù ở xa và tuổi cao, ôgn vẫn chống gậy về triều chúc mừng. Vua chân tình mời ông ở lại, nhưng tuổi cao rồi, ông phải theo nghề dạy học đến cùng.
                    Học trò ông ở vùng Chí Linh, con nhà dân thường, nhưng chăm học, hiếu nghĩa và lễ phép. Ông từ chối khéo, vua ưng thuận.
                    Gặp lại Tràn Nguyên Đán, như gặp lại bạn bè tâm đắc keo sơn. Bao chuỵên vui mừng thổ lộ. Bao cái cau mày khi nhớ mấy đời vua trước. Xa nhau, hai người một là quan Tư đồ, một là thầy giáo, hơn lúc nào hết, tình cảm đối với nhau vẫn như thứ son đỏ tươi ở giếng núi Phượng hoàng.
                    Chu Văn An nhắc nhở lại bài thơ quan Tư đồ gởi về Côn Sơn tặng ông năm trước. Người làm thơ và người được tặng thơ, tóc bạc cước rồi, nhưng sảng khóai vẫn cùng ngâm:

                    Áo gấm mũ thêu lòng lạnh rồi,
                    Gió sương đâu dám đốt bông mai.
                    Ngoài non mây trắng đùn cao ngất,
                    Đừong tía chìa ra, ngựa mệt nhoài!

                    Ở bên bạn, cảm nhận được sự đồng cảm của bạn với mình, Chu Văn An lại càng nhớ đến ngôi trường Huỳnh Cung trước đây và ngôi trường hiện nay ở vùng Chí Linh. Đồng thời, hơn lúc nào hết, ông cảm thấy nghề "trồng người" khó khăn nhưng cao quý làm sao?
                    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                    Comment


                    • #11
                      Phần 10

                      Chu Văn An - Tình Thơ - Tình Người


                      Có thể nói, hơn bốn mươi năm dạy học, dạy từ mấy đời vua, đến bao lớp trráng niên con nhà quyền quý, lẫn con thứ dân, ông đã để lại bao bài thơ trong lòng người học. Đó là thứ gấm quý, oong đã cần mẫn dệt trong tâm hồn và nhân cách họ.
                      ở nước ta, từ thuở xa xưa, kể cả vua, danh tướng, nho sĩ, nhà giáo, phần lớn đều trứoc tác và thơ. Nói về trước tác cũng nhiều thể loại như lịch sử, địa chí, tùy bút, hịch, cáo, sớ v.v... Đến nay, những sách lưu truyền và gìn giữ được, là tư liệu vô giá để lớp hậu sinh hiểu người xưa một cách xác thực và rút ra những bài học hết sức bổ ích cho những đời sau.
                      Một đặc thù ở những sĩ phu thời trước, là sự nghiệp chính trị, thường gắn với sự nghiệp thơ văn, là hai mặt tốt đẹp của "gươm đàn" nửa gánh, non sông một chèo" (Nguyễn Du).
                      Chu Văn An, có một cuốn sách, gồm mười quyển, cuốn Tứ thư thuyết ước. Trong 40 năm ở Quốc tử giám, ông không chỉ rút ruột nhả tơ qua những bài giảng, mà còn đúc kết bài giảng cùng phương pháp dạy. Tiếc thay và cũng căm giận thay, để ngu dân và đồng hóa, giặc Minh xâm lược đã cướp gần hết sách quý của ta.
                      Dù chúng ta chỉ nghe tên sách của ông được ghi trong sách sử cũ, chúng ta cũng tin tưởng Tứ thư thuyết ước giá trị lắm. Bởi, viết sách giáo khoa, phải có kiến thức chín chắn, sâu và bề dày tuổi nghề, sách viết ra mới chuẩn xác. Nếu như cuốn sách của ông còn đến bây giờ hẳn sẽ có nhiều bài học quý giá cho việc giảng dạy thời nay.
                      Không chỉ có tâm hồn của một nhà giáo, Chu Văn An còn có tâm hồn của một nhà thơ. Quốc âm thi tập của ông bị thất truyền, nhưng cái tâm thơ Chu Văn An đã thừa kế tinh hoa văn nôm của đời Lý, trước ông.
                      Qua Tiều Ẩn thi tập dù chỉ có 12 bài và được viết bằng chữ Hán, dù chúng ta chỉ căn cứ vào những bài thơ dịch của những dịch giả tin cậy, ta cũng hiểu được sự rung động về cảnh về tình của Chu Văn An ở CHí Linh, những năm ông về già và đi ở ẩn.
                      Nhìn khái quát những bài thơ ngắn này, tuy viết bằng hcữ Hán nhưng không co điển tích, đều dùng hoa lá, mùa xuân v.v... nhưng cảnh và tình hết sức sinh động. Có khi là một cảm hứng lúc dạo chơi trong "Đêm trăng trên đường trồng thông ở đất Tiên Du", "Tạp hứng ở núi Linh Sơn", "Nghỉ tạm ở thôn Nam"; có khi là nỗi rung động bởi một "Sáng mùa xuân" "ĐẦu mùa hè", "Ao BA Ba", "Sông Thanh Lương", có khi là cảm xúc của một tôi trung khi nhìn thấy lăng mộ của vua cũ "Thơ làm bên sông", "Trông Thái Lăng" (Thái Lăng: Lăng Trần Anh Tông ở Đông TRiều), có khi thù tạc "Hoa vân tặng Thùy Vân đạo nhân", "Kinh họa thơ vua" v.v... Bài thơ nào, thoạt đầu đọc, có thể hiểu ông là một lãng nhân đang vui cùng trăng thanh gió mát với, "lời thơ trong sáng, u nhàn" (Phan Huy Chú nhận xét). Nhưng thơ Chu Văn An càng đọc kỹ, càng thấy sâu, càng thấy khó để hiểu hết ý. Cũng như những nhà thơ trước và sau, quan niệm "Thi ngôn chí" (Thơ nói chí), Chu Văn An cũng theo quan niệm này, nhất là ông thuộc lớp người kiến thức uyên bác, lại dạy học bốn chục năm, cách diễn đạt trong sáng, nhưng ý tứ là trầm tích, càng đào sâu, càng khai thác quặng quý. Ý trong thơ ông có lúc nằm ngoài lời. Đọc lướt đi, chỉ nắm cái vỏ ngoài. Nhưng đọc chậm, đọc kỹ mới thấy hết cái hay cái sâu kin của tình ý thơ.
                      Chẳng hạn, hai câu bài tứ tuyệt "Linh Sơn tạp ứng", nguyên văn chữ Hán là:

                      Thúy la kinh lý vô nhân đảo
                      Sơn cước đề thanh thời nhất thanh

                      Nghĩa đen hai câu thơ thường vẫn dịch là:

                      Lối hoa vắng vẻ người khôn tới,
                      Thỉnh thoảng non mù một tiếng chim.

                      Lời dịch hai câu thơ này tuy khá mượt mà, có lẽ nói chỉ là tiếp xúc cảm tính, mà thơ Chu Văn An phải là để nói chí. Bởi thế, tách "Thúy la" ra, ngoài sự hiểu "Thúy la" là "Lối hoa", hầu như còn có thể hiểu "Thúy la" là biểu hiện cái gì sáng quý, đẹp, như là triều đình chăng?
                      Và "một tiếng chim", ngữ cảnh câu thơ cũng có âm thanh sức sống, trong cảnh non mù thiên nhiên, trong vẻ thiên nhiên đẹp. Nhưng "Sơn cước", có lẽ khôgn đơn thuần là lọai chim chung rừng núi, mà là ẩn dụ chim đỗ quyên, chim cuốc thường được gọi trong dân dã, lại là loại chim tượng trưng cho hồn yêu nước của thế nước đau thương, mà người dân tâm huyết khắc khoải trong lòng, đem khuya, vẳng tiếng cuốc kêu.
                      Liên tưởng đến hai câu thơ của Bà huyện thanh quan, trong những thế kỷ sau, vào thời phong kiến suy tàn khiến cho tâm trạng nhà thơ nhức nhối:

                      Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc (đồng âm "quốc" là nước)
                      Thương nhà mỏi miệng cái da da (tức chim da da đọc đồng âm "gia" là nhà)

                      Bài "Tôn nam sơn tiểu khê, hai câu nguyên chữ Hán:

                      Phận giới thanh u, trần giới viễn,
                      Đình tiền phún huyết nhất oanh minh

                      Thường dịch nghĩa là:

                      Cõi Phật danh u, cõi trần diệu vợi
                      Trước sân, một tiếng chim cuốc kêu rỏ máu.

                      Ở Tiều Ẩn Thi Tập, tiếng chim cuốc thường được nhắc, khôn phải ngẫu nhiên mà là ẩn dụ, tăng chủ đề bài thơ. Tất nhiên không đơn thuần tả cảnh. Từ chuyển ý tiếng cuốc kêu, ở cõi Phật danh u này, cõi trần chẳng thóat tục được số phận con người. Mà con ấy, là Chu Văn An đi ở ẩn, hoặc số phận con người ở triều đại Trần tuột dài vào suy vong, làm sao "diệu vợi", thảnh thơi được? Và trước sân dình, ắt là giếng nước, vốn là nơi gắn bó với kỷ niệm của bao đời người từ lúc sinh ra đến lúc chết đi, trong tuần hoàn cuộc đời chúng sinh nơi cửa Phật. Tiếng cuốc kêu đột ngột, liên tưởng gì hơn, cái chí vẫn âm ỉ tiếng nói cõi lòng Chu Văn với thời đại ông còn muốn tôn thờ? Hai tíeng cuốc kêu ở những câu thơ trích dẫn, dù sự sa đọa vua chúa cuối Trần cùng quan lại chủ chốt, màu áo thụng vương triều tuy có hoen ố mờ phai, nhưng máu đỗ quyên hồn nước lại càng thơm, càng đẹp ở nơi rừng núi. Bất lực, nhưng tươi đẹp nơi sâu thẳm lương tri con người trung kiên.
                      Cái tình của nhà thơ họ Chu là như thế, cái tình còn chộn rộn "miết tri", tức ao Ba Ba. Nghĩa dẫn nôm, địa chí này là núi Phượng Hoàng có ao ba ba. Núi xưa ở dịa giới huyện Phường sơn kinh Bắc, sau thuộc huyện Chí linh Hải Dương.
                      Dịch nôm thơ thất ngôn:

                      Cá bơi trên cao vũ, rồng ở chốn nào?
                      Mây dày núi vắng, hạc chẳng thấy về!
                      Quế lão gió đưa đưa đường đá ngát,
                      Rêu non nước dẩm cửa thông hòa.

                      Bốn câu thích, thực ở bài thất ngôn đem đến cho ta hiểu răngf, nếu "cá" là tiểu nhân, mà "long" là quân tử, lại đắp thêm nghĩa "thông" là quân tử, "rêu non" là tiểu nhân, sự nhấn ý, đâu tình cờ? Nội dung kín đáo bao nhiêu, mãnh liệt bao nhiêu, phản ánh cách nhìn và cảm nghĩ của một tâm hồn lớn, vượt lên mọi dục vọng tầm thường về danh lợi, lúc nào cũng nghĩ đến non sông đất nước và chăm sóc dạy người để đóng góp vào sự nghiệp chung. Tư tưởng thơ Chu Văn An luôn sâu kín, cái sâu kín của giếng nước càng sâu vào đáy, nước càng ngọt ngào.
                      Bài "Đêm trăng dạo bước..." đã vẽ lên được du khách họ Chu trên đê trồng thông ở núi Tiên Du, chân bứoc đủng đỉnh, làng quê ở xa, có nước, có trời rộgn mà hòa quyện. Trời sương lạnh, con chim co cổ đậu, im lặng trầm tư. Trong cảnh tĩnh lặng ấy, cá gặp nước vẫn bơi và đau đó, vẳng tiếng sênh, có rộn ràng nhưng khoảng trời rộng và ẩm ướt sương, âm thanh tiếng sênh, lại hiu hiu, lắng đọng "một non không"!.
                      Con sông Thanh Lương hiền hòa nhưng về chiều, lòng du khách trĩu nỗi niềm ở ẩn, nên thơ thẩn. Vẻ ngoài nhàn tản, hình như vô định trong ánh nắng chiều dần tắt, lại choàng tấm áo " gió lạnh" núi rừng. Nước thủy triều ở xa, vọng sóng xô về nhưng không gian vẫn còn xa lắc. Mái chèo của con thuyền xuôi nước, không thanh thản mà giục giã mái chèo của thuyền đã đi đường xa và mệt mỏi. (Bài "Sông Thanh Lương").
                      Xuân ở nơi núi rừng buổi sáng, hình như vẫn cô quạnh, cô quạnh từ nếp "nhà trên núi vắng", từ liếp trúc "nghiêng làn rét nhẹ". Còn mây, vẫn biếc xanh nhưng cao vời vợi, chỉ có làn sương khói lờn vờn như ngất ngơ say. Mặt giếng, nước không động đậy, Và nhà thơ họ Chu ngồi tĩnh lặng suy tư trước chén trà thơm bốc khói không hề động môi. Trà dường như thấm lặng cái rét núi rừng mùa xuân, tắt đọng trong lòng chén nên đặc đến sẫm màu, chắc chỉ còn vị chát chớ không còn mùi thơm. Tất cả, dù có động đậy nhưng có gì trễ nải, chìm đi và lắng lại. Cứu vớt sự sống của người và cảnh, là "một tíeng chim bê bờ suối". Tiếgn chim ấy, làm bừng tỉnh cảnh vật và tâm sự nhà thơ, tiếng chim báo hiệu đã sang xuân!
                      Thú tiêu dao của nhà thơ, sau buổi dạy học, là "một mình ở đình bên sông", có cái thú đếm từng chiếc thuyền câu, gập ghềnh động đậy trên sóng nước sông thu. Cả ánh nắng chiều cũng như tắt đi, chậm chậm , ngỡ như lòng nhà thơ hết tứ, nguội lạnh. Sự liên tưởng, hồi tưởng còn được đẩy đi xa, có nỗi phiền muộn tất yếu "công danh trót lạc vào hư ảo". Nhưng làm sao núi đựơc chân nhà thơ không bước tiếp! Làm sao chim hải âu lại rũ cánh? Ngược lại nữa kia, khi mà cánh chim còn muốn vẫy vùng giang thẳng, dù mặt nước còn điệp điệp trùng khơi (Bài "Thơ làm bên bờ sông").
                      Ngôi nhà của nhà thơ trên núi vắng xa xa đang tràn ngập ánh nắng đầu hè. Vẫn còn cái mát dịu xuân lưu luyến, vẫn còn gió xuân thấm hơi lạnh. Bóng cây hòe tràn trên nền sân. Lá hòe trên cành rung rinh, xanh tươi sức xuân khi mùa đông đã đi qua đang tắm mình trong ánh nắng rực rỡ. Và "tiếng ve râm ran" giữa trưa hè chói chang như báo hiệu một cái gì đó mới mẻ. Giậu tre vẫn còn đó, lá rụng xác xơ nhưng măng non nhô dậy, thẳng đứng, nhựa sống tràn đầy. Những măng tơ ấy, biểu trưng cho các thế hệ học trò mà ông đã dồn bao tâm huyết dạy dỗ. Nay thầy Chu, lúc này còn ở ẩn và tuổi đã cao, nhưng kế tiếp ông đã có bao lớp măng trong các thế hệ học trò. Họ sẽ là những người mang hoài bão của ông, mang tâm hồn và nhiệt huyết của ông đóng góp cho đất nước. Và, liệu rằng, sách ông gấp lại, rũ sạch trần ai, nhưng đâu có được? Thật ý tứ và tinh khôn, gió đầu hè vẫn mát hơi xuân, không nỡ để pho sách thầy Chu gấp lại lâu. theo gió nhẹ đưa, sách thày Chu vẫn mở ra, mở ra, đều đều từng trang huyết mạch cuộc đời làm thầy không nhớ rõ có bao môn sinh đã dạy.
                      Ông là một nhà giáo tận tâm, cả cuộc đời ông, đọc sách và dạy học không bao giờ ngơi nghỉ. Khi dâng "Thất trảm sớ", trong cán cân quyền lực không ngang sức, ông vẫn dám đương đầu và dũng cảm chờ đợi hậu quả xấu nhất đến với ông. Và treo ấn từ quan, ông về ở ẩn núi Phượng hoàng Chí Linh. Mười hai bài thơ thầy Chu, không tránh khỏi chữ nhàn. Chữ nhàn mang cốt cách, phong độ nhà giáo chân nho, uyên thâm và tâm huyết. Những cảnh rất thường, núi non, bờ tre, cảnh chùa, trời rộng mây trôi, sự nhàn hình hài ôgn ngao du ở cảnh vật, nhưng tâm ông, đâu có làm khản đi tiếng chim cuốc kêu? Ngược lại, tiếng chim ấy, là tíeng của nhà giáo, sự mô phạm theo đuổi nghề "thầy", là lẽ sống phẩm giá nhất ông xác định, thực thi và tôn thờ, lúc nào cũng đẹp sáng, mẫu mực, trường quy.
                      "Thơ ngôn chí" trong "Tiều Ẩn thi tập", dù 12 bài thôi, ở Chu Văn An, tình thơ tình người trong sáng giản dị, thiết tha, và đậm nét tuyệt vời về nhà giáo chân chính, kiệt xuất, học vấn uyên thâm, đạo đức trong sáng, nhân cách cương trực, cứng cỏi. Cách dạy hết lòng với học trò, nghiêm nghị chữ Lễ. "Tiều Ẩn thi tập" quả là một tập thơ tràn đầy tình nghĩa, tình người, đọc kỹ đến đâu, càng hiểu được ý tình Chu Văn An bộc lộ trong thời gian ở ẩn núi Chí Linh. Dù cả trong lúc ở ẩn Chu Văn An vẫn không làm mờ phai hình tượng sao Bắc Đẩu, sao Khuê mà những danh nho ca ngợi ông một cách thật chính xác tuyệt vời!
                      Last edited by 470525; 09-09-2012, 08:12 AM.
                      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                      Comment


                      • #12
                        Phần 11

                        Chu Văn An Mất - Mãi Mãi Ở Ông Tồn Tại Sao Bắc Đẩu - Mãi Mãi Ngời Sáng Sao Khuê .


                        Sau lần chống gậy về triều chúc mừng Nghệ Tông, Chu Văn An trở lại Chí Linh. Năm sau, năm Canh Tuất, ngày 28 tháng 11 (1270) ông mất, tại xã Kiệt Đặc, nay là xã Văn An, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thọ 78 tuổi. Trân trọng tài năng, nhân cách và cống hiến của ông, triều đình Nghệ Tông đã ban tên thụy là Văn Trinh, cho thời ông ở Văn Miếu và sai người mang nhiều lễ vật đến phúng.
                        Với triều đại phong kiến xưa, có lẽ ông là người duy nhất công hiến trọn đời cho nghề dạy học. Đỗ đạt cao, chức quan to trong triều ở tầm tay, nếu ông theo các vị "khoa bảng" tìm vinh thân phì gia, theo xu thế thường tình thi đậu ra làm quan. Hoặc dù không làm quan nhưng nếu ông cam tâm khom lưng uốn cật, miệng nói khí khái nhưng hèn kém và hành động thất nhân tâm. Đời sau nhắc đến tên là chê bai, nguyền rủa.
                        Đấy có thể nói gần như tất yếu và đường mòn của những ai nắm quyền lực, mà bản thân không vững vàng, lại bơi trong vũng ao làn sóng rập rình kẻ nịnh tâng bốc, đi đôi với sa đọa nhiều hình thức tinh vi và cuốn hút mạnh như sức của nam châm!
                        Nhìn khái quát, cuộc đời Chu Văn An có thể chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn đi học, đỗ đạt và dạy ở quê nhà (trường Huỳnh Cung). Giai đoạn dạy hai đời vua, với chức Tư nghiệp ở Quốc tử giám, trường đại học đầu tiên và lâu đời nhất ở nước ta. Tư nghiệp, chẳng qua chỉ là chức quan nhỏ, một thứ "nhàn quan" nhưng không ít rẻ rúng của quan lại trong triều. Giai đoạn về ẩn cư ở núi Phượng Hoàng huyện Chí Linh, Hải Dương.
                        Trọn đời ông, chỉ theo đuổi một nghề cao quý: "trồng người", mà học trò của ông, ở trường Huỳnh Cung và Quốc Tử giám rồi sau Chí Long con số không ít, mấy ngàn người. hai học trò "cá biệt" của Chu Văn An là Hiến Tông và Dụ Tông, hai nhân vật "tối thựơng quốc gia", nhưng lại là hai cái túi không đáy, dù ông đã chắt lọc tinh hoa và kinh nghiệm dạy học, dồn hết công sức nhưng những lời dạy chí tình của người thầy như nuớc đổ lá khoai, đổ bao nhiêu đều trôi tuồn tuột.
                        Nhưng không phải vì thế mà hậu thế lãng quên ông. Bởi lòng tạn tụy của một nhà giáo, bởi đức thanh liêm và tính cương trực của một nhà giáo, Chu Văn An đa được các đời sau nhắc đến và đánh giá rất cao, trước hết là trong các sách chính sử cũ, đầu tiên phải kể là Đại Việt sử ký toàn thư, sau đó là Việt Sử tiêu án, rồi Việt sử thông giám cương mục. Về những cuốn chính sử viết bằng quốc ngữ, phải kể Việt Nam sử lược (Trần Trọng Kim), Lịch sử Việt Nam, tập I (Ủy ban khoa học xã hội) v.v...
                        Cũng không ít dã sử, viết về Chu Văn An, đan cử bộ Nam Ông mộng lục của Lê Trừng, trong đó bài "Văn Trinh ngạnh trực" tường thuật có tính chát ngoại sử đầu tiên về thân thế và phẩm chất Chu Văn An. Có thể nói Nam Ông mộng lục, ít tam sao thất bản, và phác dựng tương đối đầy đủ chân dung Chu Văn An và là tư liệu ảnh hưởng sâu xa cho nhữgn tác giả viết về Chu Văn An sau này. Có thể kể thêm, về dã sử có loại Sưu dị ký, Tang thương ngẫu lục, cũng là những tài liệu tham khảo đáng quý để tìm hiểu Chu Văn An.
                        Lại thêm, loại lịch sử vanư học viết về Chu Văn An khá nhiều. Trong loại này, trước hết lưu ý đến các hợp tuyển thơ cổ kim, như Việt âm thi tập, Trích diễm thi tạp, Toàn việt thi lục, Hoàng việt thi tuyển... Gần đây, có Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Thơ văn Lý-Trần (tập 3), Việt Nam văn học sử yếu, Sơ thảo văn học Việt Nam v.v...
                        Cũng khôg quên, mảng thơ vịnh về Chu Văn An, ở mảng thơ này, không tránh được những ý giống nhau, giống nhau để nêu cái "thần" nhà giáo họ Chu, nhưng mỗi bài vịnh thơ đều có sắc thái riêng gửi gắm tình cảm của từng tác giả.
                        Nói đến những bài viết về ông, về trước tác và thơ văn ông, hãy nói đến đền thờ, văn bia tại quê ông ở làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì Hà Nội và Chí Linh.
                        Đền thờ ông ở quê nhà đựoc lập sớm hơn, tuy đã bị hưng phế bởi thời gian và sự thiếu sót của ý thức bảo vệ di sản, nhưng đến nay, vẫn còn ngôi đền thờ Đức Thánh Chu. Theo Tang thương ngẫu lục của Kính Phủ, mới đầu đền được xây nhỏ, sau đời Vĩnh Thịnh nhà Lê, mới xây thành quy mô lớn. Theo bài "Chu Văn Trinh công miếu bi ký" của Nguyễn Công Thái, thì ngôi đền ở đây thờ riêng ông, tục truyền là nơi ông dạy học lúc trước. Các triều gia phong trật, tới nay thờ ngài làm phúc thần, phía trước đền có bia ghi sự tích ngai, nhưng trải qua dâu bể thời gian, chữ trên bia đá mòn hết.
                        Năm Giáp Ngọ (1774), đền được trùng tu, do Bùi Huy Bích, người đương giữ chức Tham tụng và là người cùng huyện với Chu Văn An đứng ra trông coi. Đến đời Tự Đức, năm Canh Thân (1860), đền thờ Chu Văn An được tu sửa lần thứ ba. Cả hai lần tu sửa thứ hai và ba, đều làm nhà bái đường năm gian, hai bên có chái, mỗi chái ba gian, đều dùng gỗ tốt, xung quanh xây tường, ngoài còn có tường đất.
                        Trước kia, việc thờ phụgn Chu Văn An ở đền Huỳnh Cung, hàng năm, ngày kỵ, triều đình cử người về tế. Đến triều Nguyễn, có thay đổi, việc tế do trấn Bắc thành sở nhậm. Về sau, do tỉnh Hà Nội, rồi đến huyện Thanh TRì chủ trì việc tế lễ.
                        Ngoài đền thờ Chu Văn An ở Thanh Liệt, Huỳnh Cung, còn có đền thờ ông ở Văn Điển, huyện Thanh TRì (nay Văn Điển là ngoại thành Hà Nội).
                        Đền nào thờ Chu Văn An cũng đều có bia ghi chép, lược tiểu sử và công đức dạy học của Chu Văn An. Có thể dẫn chứng, Nguyễn Công Thái, tiến sĩ, Giám sát Ngự sử đạo Nghệ An, năm 1717, tự bút ghi văn bia ở trường Huỳnh Cung như sau:
                        Phàm là sĩ phu, quân tử, chuộng đạo học, lập chí, lúc ra làm quan, lúc bỏ việc, đều theo chính nghĩa, không theo thói đời. Xét các nhà nho xưa, duy ngài là đúng với điều đó. Ra nhận chức học quan Quốc Tử giám, ngài không màng danh lợi, phẩm hạnh rất cạo, đọc rộng sử sách. Hơn nữa, giữ đạo đức rất tôn nghiêm, dạy học trò nhiều thành đạt, đạo học mà truyền đạt được lâu đời, cũng là nhờ công ngài...
                        Than ôi! Thánh hiền đời trước đã đi xa, trừ ngài, còn ai đáng được coi như Thái sơn? Thôi liễm sĩ ở đời đã kém, trừ ngai, còn ai được sĩ phu coi là cột trụ?...
                        Thanh phong của ngài, đã cùng với nước Thanh Đàm trong vắt, linh từ của ngài, lúc nào cũng cao vút, dẫu cho đến trăm đời, dấu thơm của ngài cũng không mất... Đạo dức, sự nghiệp của ngài, thanh danh và khí tiết ngài càng thêm rõ rệt, khiến cho mọi người trông thấy biết kính, biết chuộng, noi gương ngài. Như thế, một là để khích lệ cho đời biết rèn tiết tháo, hai là để tẩy trừ cái hào nhoáng bề ngoài."
                        Nguyễn Văn Siêu, đậu phó bảng năm 1838, làm án sát, sau thôi làm quan về dạy học, là một trong những danh sĩ có tiếng tại Hà Nội, cũng ghi bia Chu Văn An ở Thanh Trì:
                        Ông Văn Trinh là bậc Nho tôn của nước Việt ta, được trăm đời chiêm ngưỡng. Há đâu, chỉ một hương, một ấp thờ phụng mà thôi! Ông được tòng tự ở Văn Miếu Quốc Tử giám, vốn từ thời Trần v.v..."
                        Còn ở Chí Linh, nơi Chu Văn An về ở ẩn sau "Thất trảm sớ" và dạy học, cùng ngao du sơn thủy, và cũn glà nơi thầy giáo họ Chu trút hơi thở cuối cùng, thọ 78 tuổi cũng có đền thờ Chu Văn An. Và núi Phượng HOàng (Hải Dương), ở trong xã Kiệt Đặc, vùng Chí Linh, các không xa sông Thanh Lương, một dải núi vọt lên bảy mươi hai ngọn quanh co, xanh biếc , u nhã. Bên trái, là núi Kỳ Lân, bên phải là núi Phượng hoàng. Nguồn suối ngọt tuôn ra thành khe nước, chảo ào ào theo vách núi cao, đọng lại trên lưng chừng những núi, gọi là ao Miết (ao Ba Ba), sau lại chảy ngoằn ngoèo vòng quanh chân núi, tạo nên phong cảnh hữu tình, hfng vĩ.
                        Năm Thiệt Trị thứ nhất (1841), Nguyên Bảo, vốn người Thanh Hóa, đỗ cử nhân, được bổ Án sát Hải Dương, đã được giao nhiệm vụ tu sửa đền thờ Chu Văn An. Sưu tầm tài liệu, Nguyễn Bảo còn viết Phượng sơn từ chí lược, với cái tâm tốt đẹp của hậu sinh đối với Chu Văn An được bộc lộ như sau:
                        Trộm nghĩ: hành trang của Chu tiên sinh những đời trước ghi sơ lược, e rằng đời sau không biết được hết cái ý tốt về phong thái mẫu mực của Chu tiên sinh. Tôi bèn sưu tập những chuyện sót lại, cung kính thuật lại hành động và chép lại thơ ông, lại thêm lời bàn luận và hành trang ấy, để làm Phượng sơn từ chí lược quyển thứ nhất. Tiếp theo, lượm lặt các bài luận thuyết, hi ký, thi tân trước đây của các nhà nho, làm Phượng sơn từ chi lược, quyển thứ hai.
                        Sau khi sách làm xong, tôi bèn cất trong ngôi đền. Tôi nghĩ rằng cái đức ngầm của Chu tiên sinh được tỏa sáng".
                        Sách Phượng sơn từ chí lược của Nguyên Bảo được cất dầu trong "vách nhà", là ngầm ý gợi đến chuyện Tần Thủy Hoàng đốt sách và giếng nhà nho, nhưng cũng để nói sự cảnh giác của tác giả với cuốn sách quý, cần được gìn giữ, dù biến cố chính trị gì xảy ra, vì đó là sách quý để đời sau ít nhiều hiểu về Chu Văn An. Bài Bạt Phượng sơn từ chí lược được Nguyễn Thượng Hiền viết chân tình rằng:
                        Khó khăn của việc lưu truyền, từ đó thấy được đạo trời, cũng từ đó thấy được lòng người. Quan Hiệp quỹ họ Vương là bậc hiếu đạo, làm Đốc học ở Thanh Hóa, đã bỏ tiền ra thuê khắc gỗ in..."
                        Nơi ẩn cư của Chu Văn An, rập rạp, hoang vu ở núi Phượng HOàng, đền thờ, theo phong sương cũng đổ nát, nhưng cột đá vãn còn, dù chữ phai mờ, song đọc được Tám chữ: "Chu Văn Trinh tiên sinh ẩn cư xứ" (nơi ẩn cư của ông Chu Văn Trinh - túc Chu Văn An).
                        Cuối bài bạt, Nguyễn Thượgn Hiền còn ghi:
                        Ôi! Đạo pháp văn học của ông Chu Văn Trinh, lịch sử đã ghi chép tỉ mỉ. Sự nghiệp của ông Chu làm cho đời sau càng tỏ rõ kiến thức uyên thâm đạo Nho và khí tiết sáng ngời của ông". Nhận dịnh của Nguyễn Thượng Hiền cũng thật trùng hợp với ý của Giám sát ngự sử Nguyễn Công Thái, năm 1717, đã nêu ở bia Chu Văn An: Thêm mấy hàng chữ khắc vào bia này, thì đạo đức và sự nghiệp, thanh danh và khí tiết của ngài càng thêm rõ rệt, khiến cho mọi người trông thấy biết chuộng, noi gương ngài".
                        Chu Văn An dốc cả cuộc đời dạy học, dạy không biết mỏi, học không biết mệt. Vì vậy nhiều nơi có đền thờ, bia đá ghi lại những lời các danh sĩ đương thời hoặc đời sau , đánh giá sự nghịêp và phẩm chất của ông. Vào dền tờ Chu Văn An, chúng ta thấm thía lòng ngưỡng mộ và tình sâu đậm của danh sĩ các đời và nhân dân dối với ông.
                        Nhưng đánh giá to lớn nhất xác đáng nhất đối với Chu Văn An là ngay cả triều đình thời Trần suy cũng phải công nhận và cho thờ ông ở Văn Miếu, nơi trước đây chỉ thời Chu Công, Khổng Tử và 72 vị học trò. Trải qua bao đời đến nay, dù tên củ anhiều người sau ông đã bị đục bỏ do hậu sinh đánh giá lại nhưng tên ông vẫn còn đó muôn đời.
                        Ý kiến thống nhất đều cho rằng, ông là bậc Thánh Nho. Cứ việc Văn Miếu, nơi trước đây chỉ thờ ông tổ Nho là Khổng Tử, sau khi ông qua đời, Trần Nghệ Tông, ngoài việc cho quan đến phúng viếng, lại cho thờ ông ở Văn Miếu và ban tên thụy là Văn Trinh, bởi lẽ Trần Nghệ Tông đã nhận xét xác đáng, bên cạnh sự nghiệp văn đức trong dạy học, ông để lại tấm gương sáng vì đức kiên trinh, lòng ưu ái và trong trẻo tinh khiết trong suốt cuộc đời. Nói cách khác và nhắc lại lời danh xưa. Chu Văn An quả là sao Bắc Đẩu, quả là sao Khuê, mãi mãi tồn tại, mãi mãi sáng ngời.
                        Và như Nguyễn Du nói, từ xưa đến nay, chưa có triều đại nào tồn tại ngàn năm cả. Cái còn lại, tên núi, tên sông, qua các cuộc kháng chiến mà thôi. Với Chu Văn An, cái tồn tại là danh thơm "trồng người" va fnhân cách cứng rắn , ngay thẳng. Ông là vị chân nho, được tòng tự ở Văn Miếu là rất xứng đáng và rất đúng, như Hoàng giáp, kiêm Hàn lâm học sĩ Đỗ Duy Đề đã viết trong Nam sử sách lược.
                        Ở nước ta, ngay từ năm 1945, đã có trường phổ thông trung học Chu Văn An. Ngôi trường này trước đây do Pháp xây dựng, gọi là "Trường Trung học bảo hộ" ở phố Thụy Khuê, nhưng dân ta đều gọi bằng cái tên nôm na là trường Bưởi vì khu vực Hồ Tây, nơi trường tọa lạc, có làng Bưởi làm giấy.
                        Hơn bảy trăm năm trước ở Quốc Tử Giám, Huỳnh Cung, Chí LInh Chu Văn An đã dạy hai đời vua, Hiến Tông và Dụ Tông, cùng đào tạo hàng mấy nghìn trí thức cho triều đại phong kiến, trong đó có người sau là tể tướng, đại thần, nhà văn, nhà viết sử, nhà thơ tên tuổi...
                        Last edited by 470525; 09-09-2012, 08:13 AM.
                        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                        Comment

                        Working...
                        X