Trong lịch sử cận đại, không có một gia đình nào có thể khuynh đảo lịch sử quốc gia và đời sống của hàng trăm triệu người như gia đình họ Tống của Trung Hoa. Trên một nửa thế kỷ, những người của gia đình này đã dùng mọi thủ đoạn để độc chiếm quyền lực chính trị và tài chánh của Trung Hoa, và đã thu thập được những tài sản khổng lồ, lớn nhất thời đại.
Dòng họ Tống gồm những ai?
Họ là con cháu của một gã thiếu niên đi hoang. Gã thiếu niên đó gặp cơ duyên may mắn qua được Hoa Kỳ, sống dưới sự che chở của giáo hội Methodist vào khoảng cuối thế kỷ 19. Gã thiếu niên may mắn đó vốn người họ Hàn tại đảo Hải Nam, nhưng khi sang Hoa Kỳ, hắn đổi tên là Tống Charliẹ Khi trưởng thành và trở về Trung Hoa, Tống Charlie lấy tên là Tống Giáo Nhân, và tạo được một sản nghiệp đồ sộ bằng nghề in và bán sách Thánh Kinh. Tống Giáo Nhân cũng bí mật tham gia phong trào cách mạng của Tôn Dật Tiên, chống lại triều đình Mãn Thanh.
Nếu Tống Giáo Nhân không có ba cô con gái thì cuối cùng gia đình nhà họ Tống sẽ không giầu sang quyền thế đến thế, và cũng sẽ chỉ là một gia đình trọc phú tầm thường trong cái đám đông đảo những người Trung Hoa giầu có. Nhưng Tống Giáo Nhân sinh được ba cô con gái rất quý tướng. Đúng ra Tống Giáo Nhân có sáu người con, ba trai và ba gái. Nhưng chính ba cô con gái này đã trở thành những nhân vật xuất chúng trên chính trường Trung Hoa, vì kết hôn với những lãnh tụ lớn của Trung Hoa. Ba chị em nhà họ Tống đã tạo được một sự nghiệp chính trị hiển hách và những sản nghiệp vĩ đại cho nhà họ Tống.
Trong số ba người con gái của Tống Giáo Nhân, chỉ có bà Tống Khánh Linh tạo được một địa vị cao quý trong lịch sử và tâm hồn người Trung Hoa. Bà được cả hai phe cộng sản và Quốc dân đảng kính trọng. Tống Khánh Linh kết hôn với Tôn Dật Tiên, nhà đại cách mạng Trung hoa của đầu thế kỷ 20. Trong lịch sử Trung hoa có hai cuộc cách mạng quan trọng nhất, đã thay đổi hoàn toàn cơ cấu của xã hội và nhà nước. Cuộc cách mạng thứ nhất là của Tần Thủy Hoàng năm 221 trước tây lịch, đã chấm dứt kỷ nguyên phong kiến, và thiết lập chế độ quân chủ tập quyền chuyên chế. Cuộc cách mạng thứ hai là của Tôn Dật Tiên năm 1911, còn được gọi là cuộc Cách Mạng Tân Hợi. Cuộc Cách Mạng Tân Hợi đã lật đổ sự thống trị của vua chúa, và dẫn tới việc thành lập chế độ dân chủ.
Khi Tôn Dật Tiên chết năm 1925, bà Tống Khánh Linh trở thành biểu tượng sống của cuộc Cách Mạng Tân Hợi. Bà quyết định ở lại với những người cộng sản chiến thắng năm 1949, từ chối không rời bỏ nước Trung Hoa yêu quý của bà. Bà không bao giờ theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng bà được những người cộng sản, từ Mao Trạch Đông trở xuống, hết sức kính trọng và biệt đãi. Chu Ân Lai đã từng gọi bà là "một người cao quý nhất của quốc gia". Không những chỉ riêng người Trung Hoa kính trọng bà Tống Khánh Linh, mà cả người ngoại quốc cũng ngưỡng mộ bà. Nhiều chánh khách quốc tế đã tỏ lòng quý trọng bà. Đại học Victoria của Gia Nã Đại đã trao tặng bà văn bằng Tiến sĩ Luật Khoa danh dự ngày 8-5-1981.
Tất cả những người con khác của Tống Giáo Nhân đều đi theo Tưởng Giới Thạch, vì có lợi cho họ. Cô con gái út nhà họ Tống là Tống Mỹ Linh kết hôn với Tưởng Giới Thạch, và là một vị đệ nhất phu nhân đầy quyền thế. Cô con gái lớn của nhà họ Tống là Tống Ái Linh thì kết hôn với Khổng Tường Hy, nhà tài phiệt số một của Trung Hoa, cháu 75 đời của Khổng Tử. Tống Ái Linh đã trở thành người đàn bà nhiều tiền nhất Trung Hoa.
Ba người con trai của Tống Giáo Nhân là Tống Tử Văn, Tống Tử Lương và Tống Tử An. Tống Tử Văn trở thành cánh tay đắc lực cho Tưởng Giới Thạch, nhờ công ơn của hai bà chị và cô em gái là vợ của Tưởng Giới Thạch. Tống Tử Văn đã giữ những chức vụ quan trọng trong chính phủ Quốc dân đảng, như bộ trưởng tài chánh, bộ trưởng ngoại giao và thủ tướng. Trong chính thể Quốc dân đảng thối nát tham nhũng thì quyền đẻ ra tiền, vì thế các người con trai nhà họ Tống cũng tạo được những sản nghiệp khổng lồ. Trừ bà Tống Khánh Linh, mỗi người trong gia đình nhà họ Tống có tài sản lên tới cả tỷ mỹ kim, trong khi đó hàng triệu người Trung Hoa chết đói hàng năm.
Một điều ngạc nhiên là ba chị em nhà họ Tống có những sự nghiệp khác hẳn nhau. Mặc dầu tình chị em giữa ba người bao giờ cũng thân thiết, nhưng con đường đi của họ hoàn toàn xa cách nhau. Người ta có thể nói ba chị em nhà họ Tống tiêu biểu cho ba khuynh hướng chính trị tại Trung Hoa trong đầu thế kỷ 20, với Tống Ái Linh đứng về phía cực hữu, Tống Khánh Linh phía cực tả trong khi Tống Mỹ Linh thì đứng giữa.
Ba chị em nhà họ Tống đã là đề tài sôi nổi nhất cho các nhà tướng số Trung Hoa, mặc dầu cả ba chị em nhà họ Tống đều không tin bói toán, và chưa bao giờ đi xem bói toán, vì họ là những tín đồ Thiên Chúa Giáo. Các nhà tướng số Trung Hoa đã căn cứ vào các tấm hình của ba chị em nhà họ Tống trên báo chí để đưa ra những nhận xét về tương lai và sự nghiệp của ba bà. Một điều các nhà tướng số đều đồng ý là cả ba chị em nhà họ Tống đều có tướng "vượng phu", có nghĩa là có tướng giúp chồng thành công. Các ông chồng của ba chị em nhà họ Tống đều "làm nên" là nhờ tướng tốt của vợ.
Đối với các nhà tướng số Trung Hoa thì hơi khó đoán cho Tống Ái Linh, vì Tống Ái Linh không thích chụp hình, và hình của bà cũng ít xuất hiện trên báo chí. Theo các nhà tướng số thì Tống Ái Linh có khuôn mặt "hạt dưa", có nghĩa là mặt trái soan. Người Trung hoa rất ưa thích đàn bà con gái có khuôn mặt trái soan. Một người đàn bà được coi là có tướng tốt nếu người ta không nhìn thấy hàm từ phía sau. Khuôn mặt trái soan của Tống Ái Linh không những được coi là đẹp, mà còn chứng tỏ bà là một người rất khôn ngoan kín đáo, và tính tình rất thực tế nữa. Quả thực các nhà tướng số đoán đúng con người của Tống Ái Linh, một người luôn luôn đứng sau hậu trường để chỉ huy, không xuất đầu lộ diện trước công chúng, nhưng tiền bạc lúc nào cũng đổ vào các trương mục ngân hàng của bà. Không những kín đáo mà Tống Ái Linh còn có một tâm địa độc ác, không ngần ngại dùng những biện pháp mạnh nếu gặp trở ngại, nhưng bao giờ cũng ở trong bóng tối.
Tống Khánh Linh có khuôn mặt tròn và hơi nhỏ, với những nét đẹp cực kỳ thanh tú. Bà có một vẻ mặt cao quý và trang nghiêm của một người thiên về lý tưởng. Khuôn mặt Tống Khánh Linh là khuôn mặt của một công chúa. Ngay khi đã lớn tuổi, Tống Khánh Linh vẫn giữ được vẻ đẹp quý phái và nhân hậu này. Bà là người được rất nhiều chính khách ái mộ, cả về nhan sắc và nhân cách. Bề ngoài bà có vẻ yếu đuối, nhưng tinh thần bà rất mạnh mẽ, lúc nào cũng sáng chói không lay chuyển hoặc nhượng bộ, ngay cả trong những nghịch cảnh.
Tống Mỹ Linh thường được coi là người đẹp nhất trong ba chị em, nhưng Tống Mỹ Linh chụp hình không ăn ảnh lắm. Gò má Tống Mỹ Linh hơi cao, và đó là tướng của một người có uy quyền. Các nhà tướng số thường chỉ vào lưỡng quyền cao của Tống Mỹ Linh và đoán bà sẽ có được quyền lực chính trị. Trong cái địa vị của một đệ nhất phu nhân trong một nước Trung Hoa hãy còn phong kiến thì Tống Mỹ Linh có cái uy quyền của một Dương Qúy Phi đang được sự sủng ái của Tưởng Giới Thạch, một thứ Đường Minh Hoàng hiện đại. Khi kết hôn với Tống Mỹ Linh, Tưởng Giới Thạch thừa hưởng cái sự nghiệp chính trị hiển hách cũng như uy tín của Tôn Dật Tiên, vì Tôn Dật Tiên cũng là rể nhà họ Tống như Tưởng Giới Thạch. Chính vì thế Tưởng Giới Thạch cũng cảm thấy chịu ơn Tống Mỹ Linh một phần nào. Thực ra khi Tôn Dật Tiên chết, Tưởng Giới Thạch ước ao được kết hôn với bà Tống Khánh Linh, góa phụ của Tôn Dật Tiên, bởi vì nếu lấy được bà Tống Khánh Linh thì Tưởng Giới Thạch sẽ có uy thế chính trị lớn lao gấp bội. Nhưng bà Tống Khánh Linh vốn khinh tởm Tưởng Giới Thạch, và bà cũng quyết tâm thủ tiết với chồng, mặc dù bà có nhiều chính khách tên tuổi theo đuổi, nên họ Tưởng đành lấy cô em vậy.
Gia đình nhà họ Tống ảnh hưởng tới chánh sách của tổng thống Mỹ Roosevelt về Á Châu trong một thời gian khá lâu dài. Những người nhà họ Tống rất giỏi khoa giao tế, và biết cách mua chuộc các chính khách Hoa Kỳ. Ngoài ra sự thành công của họ còn nhờ một phần lớn vào sự ủng hộ của Henry Luce, một nhà truyền giáo Mỹ rất có thế lực tại Trung Hoa. Các tạp chí Time và Life của Henry Luce đã tạo huyền thoại quanh gia đình nhà họ Tống, mô tả họ là những người yêu chuộng dân chủ, và là những anh hùng dân tộc của Trung Hoa.
Chúng ta hãy theo dõi cuộc đời của ba chị em nhà họ Tống, để xem họ đã đem lại vinh quang cho dòng họ nhà chồng và dòng họ Tống như thế nào, và ảnh hưởng của họ đối với chính trường Trung Hoa đầu thế kỷ 20 ra sao.
Dòng họ Tống gồm những ai?
Họ là con cháu của một gã thiếu niên đi hoang. Gã thiếu niên đó gặp cơ duyên may mắn qua được Hoa Kỳ, sống dưới sự che chở của giáo hội Methodist vào khoảng cuối thế kỷ 19. Gã thiếu niên may mắn đó vốn người họ Hàn tại đảo Hải Nam, nhưng khi sang Hoa Kỳ, hắn đổi tên là Tống Charliẹ Khi trưởng thành và trở về Trung Hoa, Tống Charlie lấy tên là Tống Giáo Nhân, và tạo được một sản nghiệp đồ sộ bằng nghề in và bán sách Thánh Kinh. Tống Giáo Nhân cũng bí mật tham gia phong trào cách mạng của Tôn Dật Tiên, chống lại triều đình Mãn Thanh.
Nếu Tống Giáo Nhân không có ba cô con gái thì cuối cùng gia đình nhà họ Tống sẽ không giầu sang quyền thế đến thế, và cũng sẽ chỉ là một gia đình trọc phú tầm thường trong cái đám đông đảo những người Trung Hoa giầu có. Nhưng Tống Giáo Nhân sinh được ba cô con gái rất quý tướng. Đúng ra Tống Giáo Nhân có sáu người con, ba trai và ba gái. Nhưng chính ba cô con gái này đã trở thành những nhân vật xuất chúng trên chính trường Trung Hoa, vì kết hôn với những lãnh tụ lớn của Trung Hoa. Ba chị em nhà họ Tống đã tạo được một sự nghiệp chính trị hiển hách và những sản nghiệp vĩ đại cho nhà họ Tống.
Trong số ba người con gái của Tống Giáo Nhân, chỉ có bà Tống Khánh Linh tạo được một địa vị cao quý trong lịch sử và tâm hồn người Trung Hoa. Bà được cả hai phe cộng sản và Quốc dân đảng kính trọng. Tống Khánh Linh kết hôn với Tôn Dật Tiên, nhà đại cách mạng Trung hoa của đầu thế kỷ 20. Trong lịch sử Trung hoa có hai cuộc cách mạng quan trọng nhất, đã thay đổi hoàn toàn cơ cấu của xã hội và nhà nước. Cuộc cách mạng thứ nhất là của Tần Thủy Hoàng năm 221 trước tây lịch, đã chấm dứt kỷ nguyên phong kiến, và thiết lập chế độ quân chủ tập quyền chuyên chế. Cuộc cách mạng thứ hai là của Tôn Dật Tiên năm 1911, còn được gọi là cuộc Cách Mạng Tân Hợi. Cuộc Cách Mạng Tân Hợi đã lật đổ sự thống trị của vua chúa, và dẫn tới việc thành lập chế độ dân chủ.
Khi Tôn Dật Tiên chết năm 1925, bà Tống Khánh Linh trở thành biểu tượng sống của cuộc Cách Mạng Tân Hợi. Bà quyết định ở lại với những người cộng sản chiến thắng năm 1949, từ chối không rời bỏ nước Trung Hoa yêu quý của bà. Bà không bao giờ theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng bà được những người cộng sản, từ Mao Trạch Đông trở xuống, hết sức kính trọng và biệt đãi. Chu Ân Lai đã từng gọi bà là "một người cao quý nhất của quốc gia". Không những chỉ riêng người Trung Hoa kính trọng bà Tống Khánh Linh, mà cả người ngoại quốc cũng ngưỡng mộ bà. Nhiều chánh khách quốc tế đã tỏ lòng quý trọng bà. Đại học Victoria của Gia Nã Đại đã trao tặng bà văn bằng Tiến sĩ Luật Khoa danh dự ngày 8-5-1981.
Tất cả những người con khác của Tống Giáo Nhân đều đi theo Tưởng Giới Thạch, vì có lợi cho họ. Cô con gái út nhà họ Tống là Tống Mỹ Linh kết hôn với Tưởng Giới Thạch, và là một vị đệ nhất phu nhân đầy quyền thế. Cô con gái lớn của nhà họ Tống là Tống Ái Linh thì kết hôn với Khổng Tường Hy, nhà tài phiệt số một của Trung Hoa, cháu 75 đời của Khổng Tử. Tống Ái Linh đã trở thành người đàn bà nhiều tiền nhất Trung Hoa.
Ba người con trai của Tống Giáo Nhân là Tống Tử Văn, Tống Tử Lương và Tống Tử An. Tống Tử Văn trở thành cánh tay đắc lực cho Tưởng Giới Thạch, nhờ công ơn của hai bà chị và cô em gái là vợ của Tưởng Giới Thạch. Tống Tử Văn đã giữ những chức vụ quan trọng trong chính phủ Quốc dân đảng, như bộ trưởng tài chánh, bộ trưởng ngoại giao và thủ tướng. Trong chính thể Quốc dân đảng thối nát tham nhũng thì quyền đẻ ra tiền, vì thế các người con trai nhà họ Tống cũng tạo được những sản nghiệp khổng lồ. Trừ bà Tống Khánh Linh, mỗi người trong gia đình nhà họ Tống có tài sản lên tới cả tỷ mỹ kim, trong khi đó hàng triệu người Trung Hoa chết đói hàng năm.
Một điều ngạc nhiên là ba chị em nhà họ Tống có những sự nghiệp khác hẳn nhau. Mặc dầu tình chị em giữa ba người bao giờ cũng thân thiết, nhưng con đường đi của họ hoàn toàn xa cách nhau. Người ta có thể nói ba chị em nhà họ Tống tiêu biểu cho ba khuynh hướng chính trị tại Trung Hoa trong đầu thế kỷ 20, với Tống Ái Linh đứng về phía cực hữu, Tống Khánh Linh phía cực tả trong khi Tống Mỹ Linh thì đứng giữa.
Ba chị em nhà họ Tống đã là đề tài sôi nổi nhất cho các nhà tướng số Trung Hoa, mặc dầu cả ba chị em nhà họ Tống đều không tin bói toán, và chưa bao giờ đi xem bói toán, vì họ là những tín đồ Thiên Chúa Giáo. Các nhà tướng số Trung Hoa đã căn cứ vào các tấm hình của ba chị em nhà họ Tống trên báo chí để đưa ra những nhận xét về tương lai và sự nghiệp của ba bà. Một điều các nhà tướng số đều đồng ý là cả ba chị em nhà họ Tống đều có tướng "vượng phu", có nghĩa là có tướng giúp chồng thành công. Các ông chồng của ba chị em nhà họ Tống đều "làm nên" là nhờ tướng tốt của vợ.
Đối với các nhà tướng số Trung Hoa thì hơi khó đoán cho Tống Ái Linh, vì Tống Ái Linh không thích chụp hình, và hình của bà cũng ít xuất hiện trên báo chí. Theo các nhà tướng số thì Tống Ái Linh có khuôn mặt "hạt dưa", có nghĩa là mặt trái soan. Người Trung hoa rất ưa thích đàn bà con gái có khuôn mặt trái soan. Một người đàn bà được coi là có tướng tốt nếu người ta không nhìn thấy hàm từ phía sau. Khuôn mặt trái soan của Tống Ái Linh không những được coi là đẹp, mà còn chứng tỏ bà là một người rất khôn ngoan kín đáo, và tính tình rất thực tế nữa. Quả thực các nhà tướng số đoán đúng con người của Tống Ái Linh, một người luôn luôn đứng sau hậu trường để chỉ huy, không xuất đầu lộ diện trước công chúng, nhưng tiền bạc lúc nào cũng đổ vào các trương mục ngân hàng của bà. Không những kín đáo mà Tống Ái Linh còn có một tâm địa độc ác, không ngần ngại dùng những biện pháp mạnh nếu gặp trở ngại, nhưng bao giờ cũng ở trong bóng tối.
Tống Khánh Linh có khuôn mặt tròn và hơi nhỏ, với những nét đẹp cực kỳ thanh tú. Bà có một vẻ mặt cao quý và trang nghiêm của một người thiên về lý tưởng. Khuôn mặt Tống Khánh Linh là khuôn mặt của một công chúa. Ngay khi đã lớn tuổi, Tống Khánh Linh vẫn giữ được vẻ đẹp quý phái và nhân hậu này. Bà là người được rất nhiều chính khách ái mộ, cả về nhan sắc và nhân cách. Bề ngoài bà có vẻ yếu đuối, nhưng tinh thần bà rất mạnh mẽ, lúc nào cũng sáng chói không lay chuyển hoặc nhượng bộ, ngay cả trong những nghịch cảnh.
Tống Mỹ Linh thường được coi là người đẹp nhất trong ba chị em, nhưng Tống Mỹ Linh chụp hình không ăn ảnh lắm. Gò má Tống Mỹ Linh hơi cao, và đó là tướng của một người có uy quyền. Các nhà tướng số thường chỉ vào lưỡng quyền cao của Tống Mỹ Linh và đoán bà sẽ có được quyền lực chính trị. Trong cái địa vị của một đệ nhất phu nhân trong một nước Trung Hoa hãy còn phong kiến thì Tống Mỹ Linh có cái uy quyền của một Dương Qúy Phi đang được sự sủng ái của Tưởng Giới Thạch, một thứ Đường Minh Hoàng hiện đại. Khi kết hôn với Tống Mỹ Linh, Tưởng Giới Thạch thừa hưởng cái sự nghiệp chính trị hiển hách cũng như uy tín của Tôn Dật Tiên, vì Tôn Dật Tiên cũng là rể nhà họ Tống như Tưởng Giới Thạch. Chính vì thế Tưởng Giới Thạch cũng cảm thấy chịu ơn Tống Mỹ Linh một phần nào. Thực ra khi Tôn Dật Tiên chết, Tưởng Giới Thạch ước ao được kết hôn với bà Tống Khánh Linh, góa phụ của Tôn Dật Tiên, bởi vì nếu lấy được bà Tống Khánh Linh thì Tưởng Giới Thạch sẽ có uy thế chính trị lớn lao gấp bội. Nhưng bà Tống Khánh Linh vốn khinh tởm Tưởng Giới Thạch, và bà cũng quyết tâm thủ tiết với chồng, mặc dù bà có nhiều chính khách tên tuổi theo đuổi, nên họ Tưởng đành lấy cô em vậy.
Gia đình nhà họ Tống ảnh hưởng tới chánh sách của tổng thống Mỹ Roosevelt về Á Châu trong một thời gian khá lâu dài. Những người nhà họ Tống rất giỏi khoa giao tế, và biết cách mua chuộc các chính khách Hoa Kỳ. Ngoài ra sự thành công của họ còn nhờ một phần lớn vào sự ủng hộ của Henry Luce, một nhà truyền giáo Mỹ rất có thế lực tại Trung Hoa. Các tạp chí Time và Life của Henry Luce đã tạo huyền thoại quanh gia đình nhà họ Tống, mô tả họ là những người yêu chuộng dân chủ, và là những anh hùng dân tộc của Trung Hoa.
Chúng ta hãy theo dõi cuộc đời của ba chị em nhà họ Tống, để xem họ đã đem lại vinh quang cho dòng họ nhà chồng và dòng họ Tống như thế nào, và ảnh hưởng của họ đối với chính trường Trung Hoa đầu thế kỷ 20 ra sao.
Comment