Thuật Mồm ( Khẩu kỹ) - NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch
Có một cô gái tuổi chừng hai bốn, hai nhăm, khoác một túi thuốc đến làng bán. Người đến chữa bệnh, cô gái không biết kê đơn bốc thuốc, khất đợi tối đến hỏi thần.
Tối đến, cô ta dọn dẹp sạch sẽ căn buồng nhỏ, cài chặt cửa bên trong. Mọi người xúm đến quanh cửa sổ nhưng chỉ dám thầm thào nói nhỏ không dám ho. Trong ngoài lặng ngắt như tờ. Khoảng nửa trống canh sau bỗng rèm động, cô hàng thuốc hỏi:
- Cô Chín đến đấy ư?
Tiếng con gái đáp:
- Đến đây.
Lại hỏi:
- Lạp Mai có theo hầu cô Chín đến đây không?
Ả thị tì trả lời:
- Đến rồi ạ!
Ba người líu ríu trò chuyện. Lát sau, rèm lại động, cô bán thuốc reo lên:
- A! Cô Sáu đến rồi.
Tiếng tíu tít hỏi:
- Xuân Mai có bế cậu nhỏ theo không?
Tiếng một ả khác:
- Cậu cứ khóc không chịu ngủ, nằng nặc đòi theo nương tử. Gớm, nặng đến hàng tạ, cõng tưởng chết người.
Rồi tiếng cô bán thuốc ân cần, tiếng cô Chín thăm hỏi, tiếng cô Sáu hàn huyên, tiếng hai thị tì rúc rích, tiếng cậu bè cười đùa, tất cả cứ rối rít lên. Lại nghe cô hàng thuốc cười nói:
- Chàng nhỏ này nghịch quá xá, xa thế mà còn đem theo cả con mèo.
Sau đó lời qua tiếng lại thưa thớt dần. Bỗng rèm lại động. Gian buồng lại lao nhao lên:
- Cô Bốn sao đến chậm vậy?
Tiếng một cô bé gái lí nhí:
- Đường xa hơn nghìn dặm, đi với cô bao nhiêu lâu mới tới được. Cô đi hơi chậm.
Rồi tiếng nói chuyện dông dài, tiếng chuyển chỗ, tiếng gọi lấy thêm ghế, cứ láo nháo lào nhào, phải chừng giập bả trầu mới tạm ngớt.
Đến lúc cô hàng thuốc cầu xin đơn thuốc. Cô Chín nói phải có sâm. Cô Sáu nói phải có kỳ. Cô Bốn nói phải có truật, cùng bàn nhau châm chước. Một lúc có tiếng cô Chín lấy bút nghiên, tiếng xé giấy soàn soạt, tiếng đặt cán bút canh cánh, tiếng mài mực rí rách, tiếng cầm bút viết, tiếng chân chạm ghế, rồi tiếng gói thuốc loạt soạt.
Lát sau, cô hàng thuốc vén rèm gọi con bệnh nhận thuốc lấy đơn. Khi cô ta quay vào buồng, tức thì tiếng bà cô cáo biệt, tiếng bà thị tì cáo biệt, tiếng cô bé bi bô, tiếng con mèo meo meo, tất cả lại rộ lên. Giọng cô Chín trong, hơi cao. Giọng cô Sáu chậm mà buồn. Giọng cô Bốn mềm mại dịu dàng. Gịong ba ả thị tì đều có sắc thái riêng nghe thường có thể phân biệt.
Dân làng tin là thần giàng thật, song uống thuốc thử không kiến hiệu.
Đó gọi là thuật mồm, dùng nó để bán thuốc cho chạy. Song ở đời cũng khối việc kỳ như vậy!
NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch
Có một cô gái tuổi chừng hai bốn, hai nhăm, khoác một túi thuốc đến làng bán. Người đến chữa bệnh, cô gái không biết kê đơn bốc thuốc, khất đợi tối đến hỏi thần.
Tối đến, cô ta dọn dẹp sạch sẽ căn buồng nhỏ, cài chặt cửa bên trong. Mọi người xúm đến quanh cửa sổ nhưng chỉ dám thầm thào nói nhỏ không dám ho. Trong ngoài lặng ngắt như tờ. Khoảng nửa trống canh sau bỗng rèm động, cô hàng thuốc hỏi:
- Cô Chín đến đấy ư?
Tiếng con gái đáp:
- Đến đây.
Lại hỏi:
- Lạp Mai có theo hầu cô Chín đến đây không?
Ả thị tì trả lời:
- Đến rồi ạ!
Ba người líu ríu trò chuyện. Lát sau, rèm lại động, cô bán thuốc reo lên:
- A! Cô Sáu đến rồi.
Tiếng tíu tít hỏi:
- Xuân Mai có bế cậu nhỏ theo không?
Tiếng một ả khác:
- Cậu cứ khóc không chịu ngủ, nằng nặc đòi theo nương tử. Gớm, nặng đến hàng tạ, cõng tưởng chết người.
Rồi tiếng cô bán thuốc ân cần, tiếng cô Chín thăm hỏi, tiếng cô Sáu hàn huyên, tiếng hai thị tì rúc rích, tiếng cậu bè cười đùa, tất cả cứ rối rít lên. Lại nghe cô hàng thuốc cười nói:
- Chàng nhỏ này nghịch quá xá, xa thế mà còn đem theo cả con mèo.
Sau đó lời qua tiếng lại thưa thớt dần. Bỗng rèm lại động. Gian buồng lại lao nhao lên:
- Cô Bốn sao đến chậm vậy?
Tiếng một cô bé gái lí nhí:
- Đường xa hơn nghìn dặm, đi với cô bao nhiêu lâu mới tới được. Cô đi hơi chậm.
Rồi tiếng nói chuyện dông dài, tiếng chuyển chỗ, tiếng gọi lấy thêm ghế, cứ láo nháo lào nhào, phải chừng giập bả trầu mới tạm ngớt.
Đến lúc cô hàng thuốc cầu xin đơn thuốc. Cô Chín nói phải có sâm. Cô Sáu nói phải có kỳ. Cô Bốn nói phải có truật, cùng bàn nhau châm chước. Một lúc có tiếng cô Chín lấy bút nghiên, tiếng xé giấy soàn soạt, tiếng đặt cán bút canh cánh, tiếng mài mực rí rách, tiếng cầm bút viết, tiếng chân chạm ghế, rồi tiếng gói thuốc loạt soạt.
Lát sau, cô hàng thuốc vén rèm gọi con bệnh nhận thuốc lấy đơn. Khi cô ta quay vào buồng, tức thì tiếng bà cô cáo biệt, tiếng bà thị tì cáo biệt, tiếng cô bé bi bô, tiếng con mèo meo meo, tất cả lại rộ lên. Giọng cô Chín trong, hơi cao. Giọng cô Sáu chậm mà buồn. Giọng cô Bốn mềm mại dịu dàng. Gịong ba ả thị tì đều có sắc thái riêng nghe thường có thể phân biệt.
Dân làng tin là thần giàng thật, song uống thuốc thử không kiến hiệu.
Đó gọi là thuật mồm, dùng nó để bán thuốc cho chạy. Song ở đời cũng khối việc kỳ như vậy!
NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch
Comment