Chuyện DA VINCI CODE
Trong bốn năm qua, cuốn tiểu thuyết “The Da Vinci Code” (Mật mă của Da Vinci) của Dan Brown được coi là thuộc loại “best seller” trên thế giới và đă gây ra rất nhiều tranh luận. Cuốn tiểu thuyết này được xuất bản vào tháng 3 năm 2003. Kể từ đó, nó đă được dịch sang 42 thứ tiếng và bán được trên 40 triệu bản. Một bản dịch tiếng Việt cũng đă được in tại Việt Nam. Tuy nhiên, bản dịch này bị chỉ trích là dịch ẩu và có nhiều thiếu sót. Đây là một hiện tượng xuất bản. Sau đó, cuốn tiểu thuyết đă được đóng thành phim và sắp chiếu vào cuối tháng 5 tới đây. Tác giả đă hài ḷng khi thấy cuốn The Da Vinci Code gây nhiều tranh luận. Tác phẩm này đă chứa đựng những ǵ mà gây nhiều phản ứng như vậy?
*CẢM HỨNG CỦA DAN BROWN
Dan Brown sinh ngày 22.6.1964 tại thành phố Exeter, tiểu bang New Hampshire, Hoa Kỳ. Cha là một giáo viên dạy toán và mẹ là một nhạc sĩ thường tŕnh diễn thánh ca. Dan tốt nghiệp trung học năm 1982 tại Exeter Academy, một trường trung học dành cho con nhà giàu, nơi đó cha ông dạy toán và mẹ ông tŕnh diễn thánh nhạc. Sau đó ông đến học tại Amherst College ở Massachusetts. Sau khi tốt nghiệp, ông đến Los Angeles làm việc như là một nhà sáng tác âm nhạc, rồi qua Seville, Tây Ban Nha, theo học ngành nghệ thuật. Không thành công với nghề nghiệp của ḿnh, năm 1993 Dan trở về Exeter và dạy Anh văn ở trường cũ.
Có lần, sau khi đọc truyện của Sidney Sheldon, Dan cao hứng tuyên bố với vợ rằng nếu ông viết tiểu thuyết th́ sẽ viết hay hơn. Từ đó, vợ ông là bà Blythe, một sử gia về nghệ thuật, thường khuyến khích ông viết văn.
Dan Brown cho biết ư tưởng viết một cuốn sách về Leonardo Da Vinci đă chớm nở trong ông khi ông đang theo học ngành lịch sử nghệ thuật tại đại học của thành phố Seville, Tây Ban Nha. Tại đây ông được học về những bí ẩn trong những hoạ phẩm của các đại danh họa. Một hôm, khi quan sát kiệt tác “The Last Supper” (Bữa tiệc cuối cùng hay Bữa tiệc ly) của đại danh họa Leonardo da Vinci, mô tả cảnh Chúa Jesus đang ngồi dự tiệc với 12 môn đệ trong đêm trước ngày Ngài đi chịu tử nạn, Dan Brown phân tích nhiều bí ẩn trong bức ảnh này, nhất là h́nh ảnh của John (tiếng Việt là Gioan), một môn đệ trẻ đẹp ngồi cạnh Chúa Jesus. Ông cho rằng h́nh ảnh người trẻ đó nhất định không phải là một người đàn ông, mà là một người đàn bà, và ông nghĩ rằng đó là bà Mary Magdalene. Từ ư nghĩ đó, ông quyết định viết một cuốn tiểu thuyết có nhan đề là “The Da Vinci Code”, tức Mật mă của Da Vinci, dựa trên sự khám phá đó!
Trên trang Web của đài BBC ngày 16.5.2005, dưới đầu đề “Cuốn sách nổi tiếng nói ǵ về Chúa Giêsu”, đài này ghi rằng “cuốn Da Vinci Code lấy ư từ “mật mă” nhà khoa học vĩ đại Leonardo Da Vinci để lại trong bức tranh Mona Lisa...”. Nhưng điều này không đúng. Cuốn Da Vinci Code đă lấy ư từ “mật mă” của bức họa “The Last Supper”.
Như vậy cảm hứng của Dan Brown đă bắt nguồn từ bức họa “Last Supper” của đại danh họa Leonardo da Vinci và sự liên tưởng đến h́nh ảnh của bà Mary Magdalene trong Thánh Kinh. Vậy chúng ta cần t́m hiểu qua hai nguồn cảm hứng này:
@1.- Đại danh họa Leonardo da Vinci và kiệt tác “The Last Supper”: Leonardo da Vinci sinh ngày 15.4.1452 tại Anchiano, gần Vinci, thuộc Cộng Ḥa Florence ngày xưa, nay nằm trong nước Ư. Ông qua đời ngày 2.5.1519 tại Cloux (nay là Clos-Lucé) ở Pháp. Ông là một họa sĩ, một nhà vẽ đồ án, một nhà điêu khắc, một kiến trúc sư và là một kỹ sư có thiên tài. Ông để lại nhiều tác phẩm danh tiếng, nhất là hai bức danh họa kiệt tác “The Last Supper” (1498) và Mona Lisa (1506). Các tranh của ông được coi là chứa đựng nhiều ẩn ư.
Kiệt tác “The Last Supper” được khởi sự sáng tác năm 1495 dưới sự bảo trợ của Công Tước thành Milan là Ludovoco Sforza, nhưng phải mất 7 năm mới hoàn thành. Đây là tác phẩm mô tả lại “Bữa tiệc cuối cùng” (The Last Supper) của Chúa Jesus và 12 môn đệ được nói đến trong Phúc âm Thánh John, chương 13, khái lược như sau:
Trước lễ Vượt Qua, Chúa Jesus biết giờ của Ngài đă đến, giờ phải bỏ thế gian về với Đức Chúa Cha, nên trong một bữa ăn tối với 12 môn đệ, Người đứng dậy, lấy khăn thắt lưng và bưng chậu nước đi rửa chân cho từng môn đệ để dạy họ về tinh thần phục vụ và biết thương yêu nhau, sau đó Ngài nói những lời nhắn nhủ rất quan trọng và rất cảm động. Người cũng báo trước “có một người trong anh em sẽ nộp Thầy” để ám chỉ Judas Iscariost. Mọi người đều xao xuyến. Trong số các môn đệ, có một người được Chúa Jesus thương mến (đó là John, người trẻ nhất), đang ngồi ăn đầu tựa vào ḷng Chúa, nên Simon Peter liền ra dấu cho John hỏi Thầy muốn nói về ai. Chúa Jesus liền trả lời: “Thầy chấm bánh đưa cho ai th́ chính là kẻ ấy.”
Đây là cốt lơi câu chuyện phải được Leonardo da Vinci mô tả lại một cách sinh động trong tác phẩm “The Last Supper”. Muốn vậy, Leonardo da Vinci phải dùng h́nh ảnh những người sống để làm mẫu cho ông vẽ.
Vai trước tiên được chọn để vẽ là vai Chúa Jesus. Hàng trăm thanh niên trẻ đă được đưa đến cho Leonardo da Vinci ngắm nh́n. Ông đ̣i hỏi người đó phải là người có khuôn mặt và nhân cách của một người không bị ảnh hưởng bởi tội lỗi. Cuối cùng, một thanh niên 19 tuổi đă được chọn. Ông đă vẽ đi vẽ lại h́nh Chúa Jesus trong 6 tháng mới hoàn tất. Sâu đó, ông tiếp tục chọn và vẽ các môn đệ khác. Cuối cùng, ông mới vẽ Judas Iscariost, kẻ phản bội. Một tù nhân được ông chọn để đóng vai Judas. Người này phải ngồi trước ông 6 tháng, ông mới hoàn tất được h́nh vẽ của Judas!
Quả thật, khi nh́n h́nh John đang ngồi bên phải Chúa Jesus trong tranh, được Simon Peter lấy tay kéo nằm ngửa người ra để nói nhỏ nhờ hỏi Chúa Jesus ai là kẻ phản bội, chúng ta thấy John gióng một người đàn bà đang lả lơi hơn là một người đàn ông, đúng như Dan Brown đă nghĩ.
@2.- H́nh ảnh Mary Magdalene trong Thánh Kinh: Có lẽ Phúc âm của Thánh Luke là cuốn phúc âm nói về h́nh ảnh nhân vật Mary Magdalene (tiếng Việt thường viết là Maria Madalêna) một cách rơ ràng nhất:
Đoạn 7: Đoạn này dài, xin tóm lược như sau: Khi Chúa Jesus đang ăn cơm ở nhà một người Pharisees, bỗng có một người phụ nữ ở trong thành là người tội lỗi (sinner), đến đứng đàng sau Chúa mà khóc, nước mắt rớt ướt chân Người. Cô ấy lấy tóc mà lau, rồi lấy dầu thơm mà xức. Một người Pharisees tên là Simon nghĩ bụng: Nếu ông này là ngôn sứ chắc phải biết người đang đụng đến ḿnh là thứ nào: một người tội lỗi! Chúa Jesus liền nói với người Pharisees đó: Tôi vào nhà ông, nước lă ông cũng không đổ lên chân tôi, c̣n cô ấy lấy nước mắt tưới lên chân tôi. Dầu ô-liu ông cũng không đổ lên đầu tôi, c̣n cô ấy lấy dầu thơm mà đổ lên chân tôi. V́ thế, tôi nói cho ông hay: “Tội chị ấy rất nhiều, nhưng đă được tha...” Rồi Chúa nói với người phụ nữ: “Tội của cô đă được tha rồi.” Bây giờ những người đồng bàn liền hỏi: “Ông này là ai mà lại tha được tội?” Nhưng Chúa Jesus đă nói với người phụ nữ: “Ḷng tin của cô đă cứu cô. Cô hăy đi b́nh an.” (Luk. 7: 36-50)
Đoạn 8: “Sau đó Đức Jesus rảo qua các thành phố, làng mạc và rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Cùng đi với Người có Nhóm 12 và mấy người phụ nữ đă được Người trừ quỷ và chữa bệnh. Đó là bà Mary gọi là Mary Magdalene, người đă được giải thoát khỏi bảy quỷ, bà Joanna, vợ ông Chuza quản lư của vua Herod, bà Susanna và nhiều bà khác nữa. Các bà này đă lấy của cải ḿnh mà giúp Đức Jesus và các môn đệ.” (Luk. 8: 1-3)
Trên đây là hai nguồn cảm hứng mà Dan Brown đă dựa vào đó để xây dựng hư cấu cho cuốn tiểu thuyết The Da Vinci Code.
____________________
Một hình vui hỷ họa DA VINCI CODE
nàng Mona Lisa
nàng Mona Lisa
Comment