Culan mới post bài sau đây, nhưng sao sáng nay vào không biét mod nào đã xóa rồi mà không bao cho culan biết? culan hiểu lý do xóa của mod , có lẽ bài có nội dung như bài của ngaytruoc vừa mới post (Tại Việt Nam, tất cả đều có một giá cả hẳn hoi) , nhưng nếu xóa thì nen xóa bài của ngaytruoc mới đúng, vì culan post trước ngaytruoc. Không hiểu sao..... mod nào xóa bài thì xin coi lại, cám ơn.
Sau đây là nội dung culan post trích từ BBC, có hình ảnh hẳn hoi :
Báo Singapore, tờ The Strait Times lại có bài về Việt Nam, nhưng lần này là về tệ nạn hối lộ.
Mở đầu bài “Here's a tip: Things in Vietnam work if the price is right”, tạm dịch là “Chỉ dẫn: mọi thứ ở Việt Nam đều chạy, nếu trả đúng giá”, hôm 16.09.2007, tác giả Roger Mitton mô tả một chuyến đi xe khách.
Trong dòng đầu tiên là cảnh công an “vẫy xe dừng lại”, và sau đó, một cuộc “tiền trao cháo múc” diễn ra giữa người tài xế và người công an giao thông.
Không tranh cãi gì, vì biết “Họ sẽ tìm ra một thứ gì” để bắt lỗi, lái xe đưa cho người công an 50 nghìn đồng.
Chuyện xảy ra trên tuyến đường gần Quy Nhơn, miền Trung Việt Nam.
Theo tác giả, chính thói ăn tiền vặt và hàng ngày (petty, daily corruption) của quan chức và nhân viên công lực, làm cho người dân Việt Nam bực bội.
Dù các vụ tham nhũng trong Bộ Giao thông đã khiến có quan chức phải đi tù, và cựu Bộ trưởng Đào Đình Bình phải từ nhiệm, nhưng theo nhà báo Roger Mitton, chuyện xét xử các vụ đó “tác động rất ít đến cách thức hàng ngày người dân bị hành hạ thường xuyên bởi công an, bác sĩ, giáo viên, chủ thuê nhà, nhân viên giao thông và tất cả các thói quan liệu nhỏ nhen”.
Khai thác trẻ nhỏ
“Hệ thống giáo dục khiến người Việt Nam bực bội hơn cả, vì họ mong con cái được học trường tốt trong khi lũ trẻ bị bóc lột (exploited) bởi các giáo viên hưởng lương chính thức không đủ sống từ nhà nước”.
"Hệ thống giáo dục ở Việt Nam, nước chính thức là cộng sản, được coi là miễn phí, nhưng nó lại tốn rất nhiều tiền".
Một phụ nữ ở Hà Nội được trích dẫn trong bài cho báo chí nước ngoài biết cô phải trả 1000 đôla để con gái vào được một trường tốt.
Sau đó, bà mẹ này “còn phải tiếp tục nộp tiền cho thầy hiệu trưởng vào các ngày lễ”.
Một người lái xe ôm ở HN thì tỏ ra khó chịu khi được hỏi “ông có phải trả tiền hối lộ không?”:
“Ông từ trên trời rơi xuống à? Sao lại hỏi câu ngớ ngẩn như thế. Người Việt Nam ai không biết là Có”.
Một phụ nữ khác thì kể bà phải trả tiền cho bác sĩ nếu không muốn phải đợi hàng tiếng trong bệnh viện. Chuyện sinh con cũng vậy. Muốn được bác sĩ chăm sóc nhanh hơn và tốt hơn thì giá ít nhất là 500 nghìn đồng lót tay.
Ngoài chuyện các nhà giáo làm tiền, tác giả còn mô tả chuyện bác sĩ viết đơn thuốc chỉ để mua ở những nhà thuốc có quan hệ. Và thế là dược sĩ và bác sĩ chia tiền lời với nhau.
Nhà báo Roger Mitton cũng trích Cơ quan Đánh giá Rủi ro Chính trị và Kinh tế, (Political and Economic Risk Consultancy), đóng ở Hong Kong, rằng Việt Nam là nước tham nhũng thứ tư ở châu Á, sau có Indonesia, Thailand và Philippines.
Điều làm tình hình tệ hơn là ở Việt Nam, vẫn theo bài báo, người ta không được thảo luận công khai về tham nhũng vì lý do kiểm duyệt chặt chẽ
Sau đây là nội dung culan post trích từ BBC, có hình ảnh hẳn hoi :
Báo Singapore, tờ The Strait Times lại có bài về Việt Nam, nhưng lần này là về tệ nạn hối lộ.
Mở đầu bài “Here's a tip: Things in Vietnam work if the price is right”, tạm dịch là “Chỉ dẫn: mọi thứ ở Việt Nam đều chạy, nếu trả đúng giá”, hôm 16.09.2007, tác giả Roger Mitton mô tả một chuyến đi xe khách.
Trong dòng đầu tiên là cảnh công an “vẫy xe dừng lại”, và sau đó, một cuộc “tiền trao cháo múc” diễn ra giữa người tài xế và người công an giao thông.
Không tranh cãi gì, vì biết “Họ sẽ tìm ra một thứ gì” để bắt lỗi, lái xe đưa cho người công an 50 nghìn đồng.
Chuyện xảy ra trên tuyến đường gần Quy Nhơn, miền Trung Việt Nam.
Theo tác giả, chính thói ăn tiền vặt và hàng ngày (petty, daily corruption) của quan chức và nhân viên công lực, làm cho người dân Việt Nam bực bội.
Dù các vụ tham nhũng trong Bộ Giao thông đã khiến có quan chức phải đi tù, và cựu Bộ trưởng Đào Đình Bình phải từ nhiệm, nhưng theo nhà báo Roger Mitton, chuyện xét xử các vụ đó “tác động rất ít đến cách thức hàng ngày người dân bị hành hạ thường xuyên bởi công an, bác sĩ, giáo viên, chủ thuê nhà, nhân viên giao thông và tất cả các thói quan liệu nhỏ nhen”.
Khai thác trẻ nhỏ
“Hệ thống giáo dục khiến người Việt Nam bực bội hơn cả, vì họ mong con cái được học trường tốt trong khi lũ trẻ bị bóc lột (exploited) bởi các giáo viên hưởng lương chính thức không đủ sống từ nhà nước”.
"Hệ thống giáo dục ở Việt Nam, nước chính thức là cộng sản, được coi là miễn phí, nhưng nó lại tốn rất nhiều tiền".
Một phụ nữ ở Hà Nội được trích dẫn trong bài cho báo chí nước ngoài biết cô phải trả 1000 đôla để con gái vào được một trường tốt.
Sau đó, bà mẹ này “còn phải tiếp tục nộp tiền cho thầy hiệu trưởng vào các ngày lễ”.
Một người lái xe ôm ở HN thì tỏ ra khó chịu khi được hỏi “ông có phải trả tiền hối lộ không?”:
“Ông từ trên trời rơi xuống à? Sao lại hỏi câu ngớ ngẩn như thế. Người Việt Nam ai không biết là Có”.
Một phụ nữ khác thì kể bà phải trả tiền cho bác sĩ nếu không muốn phải đợi hàng tiếng trong bệnh viện. Chuyện sinh con cũng vậy. Muốn được bác sĩ chăm sóc nhanh hơn và tốt hơn thì giá ít nhất là 500 nghìn đồng lót tay.
Ngoài chuyện các nhà giáo làm tiền, tác giả còn mô tả chuyện bác sĩ viết đơn thuốc chỉ để mua ở những nhà thuốc có quan hệ. Và thế là dược sĩ và bác sĩ chia tiền lời với nhau.
Nhà báo Roger Mitton cũng trích Cơ quan Đánh giá Rủi ro Chính trị và Kinh tế, (Political and Economic Risk Consultancy), đóng ở Hong Kong, rằng Việt Nam là nước tham nhũng thứ tư ở châu Á, sau có Indonesia, Thailand và Philippines.
Điều làm tình hình tệ hơn là ở Việt Nam, vẫn theo bài báo, người ta không được thảo luận công khai về tham nhũng vì lý do kiểm duyệt chặt chẽ
Comment