[YOUTUBE2]nK9a6EUPRv8[/YOUTUBE2]
Con Thuyền Không Bến
* Nhạc : Đặng Thế Phong
* Ca sĩ : Lệ Thu ; Thanh Thúy
"Con thuyền không bến", thuộc dòng nhạc tiền chiến, là một trong ba nhạc phẩm của nhạc sĩ Đặng Thế Phong. Cùng với "Giọt mưa thu", ca khúc này được xem là một trong những tác phẩm bất hủ của tân nhạc Việt Nam. Về hoàn cảnh ra đời của Con thuyền không bến, có tài liệu cho rằng ca khúc này được Đặng Thế Phong hoàn chỉnh ở Bắc Giang và lần đầu trình diễn tại rạp Olympia, Hà Nội năm 1941:
"Năm 1940, Đặng Thế Phong phải tạm xa cô Tuyết (người yêu của ông khi đó) để lên Bắc Giang ít ngày. Ai đã đến Bắc Giang là biết thị xã này có con sông Thương, một con sông có hai dòng nước, bên đục, bên trong. Kẻ viết bài này, lúc bé học ở Bắc Giang, vào những ngày hè nóng bức, cùng bạn bè ra sông bơi. Đứng từ trên cầu ra tháp nước khá cao, nhìn thấy rõ hai dòng nước đục trong rõ rệt! Ở Bắc Giang, một buổi tối trăng sao vằng vặc, Đặng Thế Phong đã cùng bạn bè thuê thuyền cắm sào rồi cùng nhau chén chú, chén anh hàn huyên mọi chuyện. Đang lúc đang vui thì có người ra đưa cho Đặng Thế Phong một bao thư. Ông ngưng ngay chuyện trò và vào trong khoang, lấy bao diêm ra đốt lửa để coi thư và đây đúng là thư của cô Tuyết, từ thành Nam gửi lên cho ông. Đọc xong thư, ông có vẻ buồn và suy nghĩ. Bạn bè thắc mắc nên hỏi, được ông cho biết thư báo tin cô Tuyết nhuốm bệnh cả tuần rồi và nhớ ông lung lắm nên có lẽ ông phải về Nam Định gấp! Chính đêm này, lúc đêm sắp tàn, Đặng Thế Phong thao thức không sao chợp mắt được, đã ngồi dậy sáng tác được tác phẩm "Con thuyền không bến" buồn não ruột...
Hai hôm sau Đặng Thế Phong từ giã bạn bè, rút ngắn thời gian để về Nam Định. Được tin Đặng Thế Phong đã về, cô Tuyết thấy bệnh thuyên giảm rất nhanh. Và tối hôm sau hai người hẹn gặp lại nhau. Lúc ấy miền Bắc đang vào Thu, gió heo may kéo về mang cái lạnh. Tối hôm ấy trăng lên muộn, trời tối gió nhẹ làm cho hai người thấy thích thú đi bên nhau để sưởi ấm lòng nhau sau bao ngày xa cách. Dìu nhau đến nơi cũ, Đặng Thế Phong ghé sát tai cô Tuyết, hát nhẹ nhàng, giọng dạt dào tình cảm như rót vào tai cô bài "Con thuyền không bến" mà ông vừa sáng tác trong một đêm trắng trên sông Thương vì thương nhớ cô..."
Dường như Đặng Thế Phong đã nói lên được tâm trạng của thanh niên nam nữ trong thời đại ấy, họ bơ vơ lạc lõng như những con thuyền không bến. Nhưng con thuyền này phải là con thuyền trôi trên một dòng sông dân tộc, dòng sông Thương nước chảy đôi dòng. Quan trọng nhất là con thuyền phải trôi trong một mùa thu Việt Nam có gió heo may, có sương lam mờ chân mây, có gió van thông ngàn và có ánh trăng mờ chiếu...
"Đêm nay thu sang cùng heo may,
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai chùn tơ lòng
Trong cay hơi thu cùng heo may
Vi vu qua muôn cành mơ say
Miền xa lời gió vang thông ngà
Ai oán thương ai tàn mơ vàng
Lướt theo chiều gió, một con thuyền theo trăng trong
Trôi trên sông Thương, nước chảy đôi dòng
Biết đâu bờ bến, thuyền ơi thuyền, trôi nơi đâu
Trên con sông Thương, nào ai biết nông sâu
Nhớ khi chiều sương cùng ai trắc ẩn tấm lòng
Biết bao buồn thương, thuyền mơ buông trôi xuôi dòng
Bến mơ dù thiết tha, thuyền ơi đừng chờ mong
Ánh trăng mờ chiếu, một con thuyền trong đêm thâu
Trên sông bao la, thuyền mơ bến nơi đâu."
Con Thuyền Không Bến
* Nhạc : Đặng Thế Phong
* Ca sĩ : Lệ Thu ; Thanh Thúy
"Con thuyền không bến", thuộc dòng nhạc tiền chiến, là một trong ba nhạc phẩm của nhạc sĩ Đặng Thế Phong. Cùng với "Giọt mưa thu", ca khúc này được xem là một trong những tác phẩm bất hủ của tân nhạc Việt Nam. Về hoàn cảnh ra đời của Con thuyền không bến, có tài liệu cho rằng ca khúc này được Đặng Thế Phong hoàn chỉnh ở Bắc Giang và lần đầu trình diễn tại rạp Olympia, Hà Nội năm 1941:
"Năm 1940, Đặng Thế Phong phải tạm xa cô Tuyết (người yêu của ông khi đó) để lên Bắc Giang ít ngày. Ai đã đến Bắc Giang là biết thị xã này có con sông Thương, một con sông có hai dòng nước, bên đục, bên trong. Kẻ viết bài này, lúc bé học ở Bắc Giang, vào những ngày hè nóng bức, cùng bạn bè ra sông bơi. Đứng từ trên cầu ra tháp nước khá cao, nhìn thấy rõ hai dòng nước đục trong rõ rệt! Ở Bắc Giang, một buổi tối trăng sao vằng vặc, Đặng Thế Phong đã cùng bạn bè thuê thuyền cắm sào rồi cùng nhau chén chú, chén anh hàn huyên mọi chuyện. Đang lúc đang vui thì có người ra đưa cho Đặng Thế Phong một bao thư. Ông ngưng ngay chuyện trò và vào trong khoang, lấy bao diêm ra đốt lửa để coi thư và đây đúng là thư của cô Tuyết, từ thành Nam gửi lên cho ông. Đọc xong thư, ông có vẻ buồn và suy nghĩ. Bạn bè thắc mắc nên hỏi, được ông cho biết thư báo tin cô Tuyết nhuốm bệnh cả tuần rồi và nhớ ông lung lắm nên có lẽ ông phải về Nam Định gấp! Chính đêm này, lúc đêm sắp tàn, Đặng Thế Phong thao thức không sao chợp mắt được, đã ngồi dậy sáng tác được tác phẩm "Con thuyền không bến" buồn não ruột...
Hai hôm sau Đặng Thế Phong từ giã bạn bè, rút ngắn thời gian để về Nam Định. Được tin Đặng Thế Phong đã về, cô Tuyết thấy bệnh thuyên giảm rất nhanh. Và tối hôm sau hai người hẹn gặp lại nhau. Lúc ấy miền Bắc đang vào Thu, gió heo may kéo về mang cái lạnh. Tối hôm ấy trăng lên muộn, trời tối gió nhẹ làm cho hai người thấy thích thú đi bên nhau để sưởi ấm lòng nhau sau bao ngày xa cách. Dìu nhau đến nơi cũ, Đặng Thế Phong ghé sát tai cô Tuyết, hát nhẹ nhàng, giọng dạt dào tình cảm như rót vào tai cô bài "Con thuyền không bến" mà ông vừa sáng tác trong một đêm trắng trên sông Thương vì thương nhớ cô..."
Dường như Đặng Thế Phong đã nói lên được tâm trạng của thanh niên nam nữ trong thời đại ấy, họ bơ vơ lạc lõng như những con thuyền không bến. Nhưng con thuyền này phải là con thuyền trôi trên một dòng sông dân tộc, dòng sông Thương nước chảy đôi dòng. Quan trọng nhất là con thuyền phải trôi trong một mùa thu Việt Nam có gió heo may, có sương lam mờ chân mây, có gió van thông ngàn và có ánh trăng mờ chiếu...
"Đêm nay thu sang cùng heo may,
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai chùn tơ lòng
Trong cay hơi thu cùng heo may
Vi vu qua muôn cành mơ say
Miền xa lời gió vang thông ngà
Ai oán thương ai tàn mơ vàng
Lướt theo chiều gió, một con thuyền theo trăng trong
Trôi trên sông Thương, nước chảy đôi dòng
Biết đâu bờ bến, thuyền ơi thuyền, trôi nơi đâu
Trên con sông Thương, nào ai biết nông sâu
Nhớ khi chiều sương cùng ai trắc ẩn tấm lòng
Biết bao buồn thương, thuyền mơ buông trôi xuôi dòng
Bến mơ dù thiết tha, thuyền ơi đừng chờ mong
Ánh trăng mờ chiếu, một con thuyền trong đêm thâu
Trên sông bao la, thuyền mơ bến nơi đâu."