[YOUTUBE2]HrWPnyqz1pQ[/YOUTUBE2]
Áo Lụa Hà Đông
* Thơ : Nguyên Sa
* Nhạc : Ngô Thụy Miên
* Ca sĩ : Duy Trác ; Hoàng Oanh (ngâm thơ)
Vào năm 1930, xứ Bắc kỳ tổ chức cuộc thi hoa hậu ở Hà Nội mà không giới hạn đối tượng tham dự, chỉ có duy nhất một điều kiện khi đi thi phải mặc áo lụa Hà Đông. Điều bất ngờ của cuộc thi, người đăng quang là Lý Lệ Hằng - một cô thôn nữ xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Thái Bình, vì mưu sinh phải trôi nổi lên Hà Nội kiếm sống. Sau khi đổi đời, cô trở nên nổi tiếng và là niềm ước mơ của bao chàng công tử nhà giàu. Tuy nhiên người đẹp chân lấm, tay bùn Lý Lệ Hằng đã nhanh chóng lọt vào mắt xanh của quốc vương Bảo Đại và trở thành người tình của ông.
Cũng như bao chàng trai si mê sắc đẹp khác, dù đã trải qua hơn 20 năm sau, nhà thơ Nguyên Sa vẫn mơ tưởng đến nụ cười, ánh mắt khuynh đảo của hoa hậu đầu tiên và buộc ông phải viết bài thơ ca ngợi người đẹp mặc áo lụa ấy. Đến năm 1969, khi nghe câu chuyện về hoa hậu "thuần nông" phút chốc trở thành người yêu của ông vua cuối cùng Việt Nam, Ngô Thụy Miên đã viết nên ca khúc nổi tiếng "Áo Lụa Hà Đông" khi mới 21 tuổi, được phổ lời từ bài thơ của Nguyên Sa như để ngưỡng mộ những cô gái đẹp tinh khôi tựa như đóa sen vươn lên từ đầm lầy.
Hình ảnh thiếu nữ mặc áo lụa Hà Đông quá ư dịu dàng, như đem đến cả một trời thu Hà Nội làm xua đi cái nắng của phương Nam. Người thiếu nữ ấy đã gieo một nỗi buồn da diết: “Em chợt đến, chợt đi anh vẫn biết Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại…”
"Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa
Gặp một bữa anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỉ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
Em không nói đã nghe lừng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
Để anh giận mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những ngày tháng trên vai buồn bỗng nặng
Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng ."
Áo Lụa Hà Đông
* Thơ : Nguyên Sa
* Nhạc : Ngô Thụy Miên
* Ca sĩ : Duy Trác ; Hoàng Oanh (ngâm thơ)
Vào năm 1930, xứ Bắc kỳ tổ chức cuộc thi hoa hậu ở Hà Nội mà không giới hạn đối tượng tham dự, chỉ có duy nhất một điều kiện khi đi thi phải mặc áo lụa Hà Đông. Điều bất ngờ của cuộc thi, người đăng quang là Lý Lệ Hằng - một cô thôn nữ xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Thái Bình, vì mưu sinh phải trôi nổi lên Hà Nội kiếm sống. Sau khi đổi đời, cô trở nên nổi tiếng và là niềm ước mơ của bao chàng công tử nhà giàu. Tuy nhiên người đẹp chân lấm, tay bùn Lý Lệ Hằng đã nhanh chóng lọt vào mắt xanh của quốc vương Bảo Đại và trở thành người tình của ông.
Cũng như bao chàng trai si mê sắc đẹp khác, dù đã trải qua hơn 20 năm sau, nhà thơ Nguyên Sa vẫn mơ tưởng đến nụ cười, ánh mắt khuynh đảo của hoa hậu đầu tiên và buộc ông phải viết bài thơ ca ngợi người đẹp mặc áo lụa ấy. Đến năm 1969, khi nghe câu chuyện về hoa hậu "thuần nông" phút chốc trở thành người yêu của ông vua cuối cùng Việt Nam, Ngô Thụy Miên đã viết nên ca khúc nổi tiếng "Áo Lụa Hà Đông" khi mới 21 tuổi, được phổ lời từ bài thơ của Nguyên Sa như để ngưỡng mộ những cô gái đẹp tinh khôi tựa như đóa sen vươn lên từ đầm lầy.
Hình ảnh thiếu nữ mặc áo lụa Hà Đông quá ư dịu dàng, như đem đến cả một trời thu Hà Nội làm xua đi cái nắng của phương Nam. Người thiếu nữ ấy đã gieo một nỗi buồn da diết: “Em chợt đến, chợt đi anh vẫn biết Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại…”
"Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa
Gặp một bữa anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỉ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
Em không nói đã nghe lừng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
Để anh giận mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những ngày tháng trên vai buồn bỗng nặng
Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng ."