Trịnh Công Sơn từng nói từ khi còn trẻ ông đã luôn ám ảnh bởi cái chết nên âm nhạc của ông mang trong đó một sự mất mát của những số phận con người. Khi tên tuổi định hình bằng nhạc tình, thì vai trò xã hội của Trịnh Công Sơn lại gắn liền với một loại nhạc mang tính chất chống lại chiến tranh, kêu gọi hòa bình mà người ta thường gọi là nhạc phản chiến, hay còn gọi là "Ca khúc da vàng" theo tên các tập nhạc của ông phát hành cuối thập niên 1960.
Tình ca Trịnh Công Sơn dĩ nhiên có những cái riêng, tuy vậy, không có tình ca rịnh Công Sơn thì có tình ca của nhiều tác giả khác. Nhưng về âm nhạc phản chiến, chỉ Trịnh Công Sơn mới có những ca khúc đầy nỗi niềm về phận người trong cuộc chiến tranh. Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 1965 - 1967, khi chiến tranh trở nên ác liệt. Các ca khúc phản chiến của ông được phổ biến khá rộng rãi, có ảnh hưởng lớn đến công chúng nhất là giới trí thức, học sinh - sinh viên miền Nam.
Nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn phần lớn viết bằng điệu Blues, cộng với lời ca đậm chất hiện thực, rất đơn sơ, trần trụi (khác hẳn với dòng nhạc tình), gây xúc động mạnh mẽ. Những bản nhạc này được ông cùng Khánh Ly đem đi hát ở nhiều nơi tại miền Nam, được nhiều người nhất là giới sinh viên nhiệt tình ủng hộ. Đây cũng là loại nhạc làm cho danh tiếng của Trịnh Công Sơn lan ra khắp thế giới. Nhưng mặt khác, hầu hết "ca khúc da vàng" đều bị chính quyền 2 phía VNCH lẫn Bắc Việt cấm đoán kịch liệt. Cho đến nay, mặc dù đã hơn 40 năm, rất nhiều bài hát "da vàng" của ông chưa được phép lưu hành chính thức tại Việt Nam.
* List "Ca khúc da vàng"thu âm pre 75 qua tiếng hát Khánh Ly :
01. Lời Giới Thiệu
02. Bài Ca Dành Cho Những Xác Người
03. Gia Tài Của Mẹ
04. Người Con Gái Việt Nam Da Vàng
05. Du Mục
06. Ngày Dài trên Quê Hương
07. Đại bác Ru Đêm
08. Tình Ca Của Người Mất Trí
09. Người Già Em Bé
10. Hát Trên Những Xác Người
11. Đêm Bây Giờ Đêm Mai
12. Ngụ Ngôn Mùa Đông
13. Ca Dao Mẹ
14. Quê Hương Nặng Đau
15. Lời Ru Đêm
16. Nước Mắt Cho Quê Hương
17. Ngủ Đi Em
18. Hãy Sống Dùm Tôi