Thường, tình nào cũng buồn, không trước thì sau. Đa số các nhạc sĩ viết về những cuộc tình buồn “trước”. Còn những cuộc tình cưới nhau về sống được một thời gian nào đó rồi ly dị thì hiếm có nhạc sĩ nào đủ hứng thú. Có lẽ, cuộc tình nào càng ngắn, mau kết thúc, càng tạo cảm hứng cho người nhạc sĩ. Một trong những cuộc tình ngắn ngủi được viết thành bài ca và trở nên nổi tiếng là bản Lời Tình Buồn của nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm.
So với những nhạc sĩ như Vũ Thành An hoặc Ngô Thụy Miên, ông là một nhạc sĩ rất trẻ, sinh năm 1960 tại Sài Gòn. Ông tự học đàn học nhạc ngay từ nhỏ. Mới 13 tuổi, ông đã phổ nhạc được bài thơ Cô Hái Mơ của Nguyễn Bính. Ông thích phổ nhạc những bài thơ nổi tiếng; được công chúng ái mộ nhất, có lẽ là bài Tháng Sáu Trời Mưa của thi sĩ Nguyên Sa. Tuy vậy, ông vẫn thuộc hạng “cao thủ” về viết lời, tiêu biểu là bài hát Lời Tình Buồn:
Ta nhớ một sớm nao rừng đông im lặng tiếng
Ngây ngất trong gió bay lời tình nghe đắm say
Ngày tình vừa đến mùa xuân thắp nắng lên trong hồn
Ngày tình hằn sâu trong tim yêu vết thương vàng lá
Ta thấy trong mắt em từng đêm mưa vàng võ
Ta thấy trong cánh tay mùa thu mang xót xa
Từng ngày tình vui cho thiên đường hé những môi cười
Từng ngày tình đau cho trái tim se thêm những mỏi mòn
Qua cơn mê dài lời ru nghe đắng cay trên bờ môi
Nâng niu cơn mộng tìm trong lãng quên ngày mưa tháng nắng
Từng ngày tìm đến môi thơm ngọt mềm
Từng ngày lần bước đi trong ơ thờ
Đường tình mù tối như mây giăng mờ cuối trời
Ta thấy trong mắt em ngày mưa vẫn còn đó
Trên tháng năm mỏi mong tình còn trong nỗi lo
Ngày tình còn xanh lời yêu xin giữ trên môi người
Ngày nào tình xa ta vẫn xin yêu mãi một đời…
Lời ca không khác gì một bài thơ! Lối viết ca khúc ấy chỉ thấy ở những nhạc sĩ thuộc thế hệ tiền chiến hoặc trước năm 1975. Bài này Hoàng Thanh Tâm viết năm 1982 tại Úc Đại Lợi. Khi ấy ông chỉ là một chàng thanh niên 22 tuổi mới đến đây định cư. Giữa đất lạ quê người, ông tình cờ gặp một góa phụ lớn tuổi hơn ông. Chắc là nhiều lắm vì trong một lần trình diễn ca khúc này trước công chúng, ông đã dùng mấy chữ “khoảng cách mênh mông” để nói về sự cách biệt tuổi tác ấy. Đấy cũng chính là nguyên nhân khiến cuộc tình sớm kết thúc, sau chưa đầy một năm. Chính xác là đầu Xuân cho đến cuối Thu năm 1982. Như chính ông tâm sự hồi năm 2009:
“Khoảng cách diệu vợi của tuổi tác là một mâu thuẫn giữa trái tim và đời thật. Ranh giới mịt mù giữa thực và mộng…, nỗi ngần ngại khi đứng trước sự khắc nghiệt của dư luận, là nỗi xót xa cho một hạnh phúc mong manh, khi phải đối diện với một nghịch lý phũ phàng của cuộc đời… Để rồi từ đó niềm hạnh phúc đã hòa tan với nỗi bất hạnh để hóa thân thành những “lời tình buồn”, như chút mật đắng tình yêu vẫn còn đọng mãi trong con tim khát khao vàng võ…”
Có lẽ nói đến tình yêu thì hiếm khi vui nên có ít nhất một ca khúc khác cũng mang tên Lời Tình Buồn. Đấy là bài thơ của thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc (năm 1967). Cả hai bài đều… buồn nhưng có lẽ bài của Hoàng Thanh Tâm nghe buồn hơn! Bài này của ông được thu âm lần đầu tiên qua giọng hát Khánh Ly vào năm 1986. Đã 30 năm trôi qua, nó vẫn được nhiều ca sĩ hát lại. Hay nhất hiện nay có lẽ là ca sĩ Quỳnh Lan. Tiếng hát của cô hay, một phần là nhờ tiếng đàn guitar đệm theo. Đây không phải là tiếng guitar do chính Quỳnh Lan vừa hát vừa đệm mà là tiếng guitar chạy solo của “Tây cầm thủ” Anh Tuấn. Xét riêng về giọng ca, có lẽ chưa ai hát… lại Khánh Ly (trong bài này). Cô (vào năm 1986) hát hay từng chữ chứ không phải chỉ hay cả câu như Quỳnh Lan. Chẳng hạn, trong câu “lời tình nghe đắm say”, Khánh Ly luyến nhẹ chữ Đắm rất truyền cảm!
Lời Tình Buồn của Hoàng Thanh Tâm có lời ca như một bài thơ, được những ca sĩ có hạng trình bày nhưng phải nói phần lớn là nhờ giai điệu mới làm người nghe mê nó như vậy. Điệu nhạc nghe như muốn… thất tình theo! Nó ray rứt, quấn chặt từng câu từng chữ. Đến nay, ông có hơn 60 nhạc phẩm, Lời Tình Buồn là một trong những bản nhạc được thính giả ưa thích nhất trong số đó.
So với những nhạc sĩ như Vũ Thành An hoặc Ngô Thụy Miên, ông là một nhạc sĩ rất trẻ, sinh năm 1960 tại Sài Gòn. Ông tự học đàn học nhạc ngay từ nhỏ. Mới 13 tuổi, ông đã phổ nhạc được bài thơ Cô Hái Mơ của Nguyễn Bính. Ông thích phổ nhạc những bài thơ nổi tiếng; được công chúng ái mộ nhất, có lẽ là bài Tháng Sáu Trời Mưa của thi sĩ Nguyên Sa. Tuy vậy, ông vẫn thuộc hạng “cao thủ” về viết lời, tiêu biểu là bài hát Lời Tình Buồn:
Ta nhớ một sớm nao rừng đông im lặng tiếng
Ngây ngất trong gió bay lời tình nghe đắm say
Ngày tình vừa đến mùa xuân thắp nắng lên trong hồn
Ngày tình hằn sâu trong tim yêu vết thương vàng lá
Ta thấy trong mắt em từng đêm mưa vàng võ
Ta thấy trong cánh tay mùa thu mang xót xa
Từng ngày tình vui cho thiên đường hé những môi cười
Từng ngày tình đau cho trái tim se thêm những mỏi mòn
Qua cơn mê dài lời ru nghe đắng cay trên bờ môi
Nâng niu cơn mộng tìm trong lãng quên ngày mưa tháng nắng
Từng ngày tìm đến môi thơm ngọt mềm
Từng ngày lần bước đi trong ơ thờ
Đường tình mù tối như mây giăng mờ cuối trời
Ta thấy trong mắt em ngày mưa vẫn còn đó
Trên tháng năm mỏi mong tình còn trong nỗi lo
Ngày tình còn xanh lời yêu xin giữ trên môi người
Ngày nào tình xa ta vẫn xin yêu mãi một đời…
Lời ca không khác gì một bài thơ! Lối viết ca khúc ấy chỉ thấy ở những nhạc sĩ thuộc thế hệ tiền chiến hoặc trước năm 1975. Bài này Hoàng Thanh Tâm viết năm 1982 tại Úc Đại Lợi. Khi ấy ông chỉ là một chàng thanh niên 22 tuổi mới đến đây định cư. Giữa đất lạ quê người, ông tình cờ gặp một góa phụ lớn tuổi hơn ông. Chắc là nhiều lắm vì trong một lần trình diễn ca khúc này trước công chúng, ông đã dùng mấy chữ “khoảng cách mênh mông” để nói về sự cách biệt tuổi tác ấy. Đấy cũng chính là nguyên nhân khiến cuộc tình sớm kết thúc, sau chưa đầy một năm. Chính xác là đầu Xuân cho đến cuối Thu năm 1982. Như chính ông tâm sự hồi năm 2009:
“Khoảng cách diệu vợi của tuổi tác là một mâu thuẫn giữa trái tim và đời thật. Ranh giới mịt mù giữa thực và mộng…, nỗi ngần ngại khi đứng trước sự khắc nghiệt của dư luận, là nỗi xót xa cho một hạnh phúc mong manh, khi phải đối diện với một nghịch lý phũ phàng của cuộc đời… Để rồi từ đó niềm hạnh phúc đã hòa tan với nỗi bất hạnh để hóa thân thành những “lời tình buồn”, như chút mật đắng tình yêu vẫn còn đọng mãi trong con tim khát khao vàng võ…”
Có lẽ nói đến tình yêu thì hiếm khi vui nên có ít nhất một ca khúc khác cũng mang tên Lời Tình Buồn. Đấy là bài thơ của thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc (năm 1967). Cả hai bài đều… buồn nhưng có lẽ bài của Hoàng Thanh Tâm nghe buồn hơn! Bài này của ông được thu âm lần đầu tiên qua giọng hát Khánh Ly vào năm 1986. Đã 30 năm trôi qua, nó vẫn được nhiều ca sĩ hát lại. Hay nhất hiện nay có lẽ là ca sĩ Quỳnh Lan. Tiếng hát của cô hay, một phần là nhờ tiếng đàn guitar đệm theo. Đây không phải là tiếng guitar do chính Quỳnh Lan vừa hát vừa đệm mà là tiếng guitar chạy solo của “Tây cầm thủ” Anh Tuấn. Xét riêng về giọng ca, có lẽ chưa ai hát… lại Khánh Ly (trong bài này). Cô (vào năm 1986) hát hay từng chữ chứ không phải chỉ hay cả câu như Quỳnh Lan. Chẳng hạn, trong câu “lời tình nghe đắm say”, Khánh Ly luyến nhẹ chữ Đắm rất truyền cảm!
Lời Tình Buồn của Hoàng Thanh Tâm có lời ca như một bài thơ, được những ca sĩ có hạng trình bày nhưng phải nói phần lớn là nhờ giai điệu mới làm người nghe mê nó như vậy. Điệu nhạc nghe như muốn… thất tình theo! Nó ray rứt, quấn chặt từng câu từng chữ. Đến nay, ông có hơn 60 nhạc phẩm, Lời Tình Buồn là một trong những bản nhạc được thính giả ưa thích nhất trong số đó.
NGUYÊN TÂM (baotreonline)