Chủ nhật buồn
Tezso Seress, người nhạc sĩ dương cầm người Hungary vào đầu thập niên 1930, đã mang một Chủ nhật buồn vào âm nhạc và lưu lại cho ngày sau những huyền thoại “chết người”.
Rezso Seress sinh ra trong một gia đình Do Thái nghèo. Chàng tự học nhạc, không được đến trường để học piano,nhưng mơ ước trở thành nhạc sĩ. Thế là chàng đến Paris, thủ đô của âm nhạc, tranh ảnh, kịch nghệ, và ánh sáng... Ở Paris, chàng yêu một người con gái. Chàng sáng tác nhiều, nhưng vẫn chìm trong bóng tối. Áp lực của danh vọng và tiền bạc ở thủ đô thật nghiệt ngã. Dần dà, cô bạn gái thất vọng. Nàng lắm lần khuyên chàng bỏ sáng tác, hãy kiếm công việc gì đó làm ra tiền. Rồi nàng bỏ rơi chàng vào một buổi chiều Chủ nhật.
Seress một mình trong căn gác nhỏ, tay bâng quơ trên phím đàn chùng, cố gợi lại những cảm xúc còn tươi rói của mối tình. Trong lặng thinh trống trải ấy, giai điệu ảo não thiết tha của Chủ Nhật Buồn ra đời. Từng nốt nhạc nhỏ giọt, chậm nhịp như bước chân người đưa tiễn, như tiếng gót ngựa rảo kéo cỗ quan tài đen phủ hoa trắng trên đường vào nghĩa trang lưa thưa huyệt mộ u tối.
Thoạt đầu, Seress đặt tựa khúc nhạc là Vége a világnak - Thế giới đang tận diệt, nói lên sự kết liễu của thế giới và con người, của đất nước Hungary, trong bất hạnh và nghèo khó, vào thập niên 30. Sau đó, người bạn là nhà thơJávor Lászlóviết thêm ca từ, thì Chủ Nhật Buồn / Gloomy Sunday / Sombre Dimanche, còn được gọi là “Quốc ca của những kẻ tự tử”, mới hoàn tất.
“Ngày Chủ nhật buồn với trăm hoa trắng
Anh đợi em dấu yêu với lời kinh cầu
Buổi sáng Chủ nhật dai dẳng một giấc mơ
Cỗ xe của nỗi buồn trở về khi vắng em.
Kể từ đó, Chủ nhật luôn buồn
Nước mắt là thức uống, sầu muộn là bánh mì...
Ôi! Chủ nhật buồn.
Chủ nhật cuối cùng, em yêu xin đến cùng
Sẽ có quan tài phủ khăn tang và ngay cả cha cố.
Những nhành hoa trắng sẽ đợi em, hoa và quan tài
Dưới cội cây hoa trắng là chặng cuối hành trình của đời anh.
Mắt anh vẫn mở, để anh có thể thấy em một lần nữa
Đừng hoảng sợ khi trông thấy,
bởi vì anh cầu phước cho em
ngay cả trong nỗi chết của anh.
Chủ Nhật cuối cùng.
Anh đợi em dấu yêu với lời kinh cầu
Buổi sáng Chủ nhật dai dẳng một giấc mơ
Cỗ xe của nỗi buồn trở về khi vắng em.
Kể từ đó, Chủ nhật luôn buồn
Nước mắt là thức uống, sầu muộn là bánh mì...
Ôi! Chủ nhật buồn.
Chủ nhật cuối cùng, em yêu xin đến cùng
Sẽ có quan tài phủ khăn tang và ngay cả cha cố.
Những nhành hoa trắng sẽ đợi em, hoa và quan tài
Dưới cội cây hoa trắng là chặng cuối hành trình của đời anh.
Mắt anh vẫn mở, để anh có thể thấy em một lần nữa
Đừng hoảng sợ khi trông thấy,
bởi vì anh cầu phước cho em
ngay cả trong nỗi chết của anh.
Chủ Nhật cuối cùng.
Đó là lời nguyên thủy của bài hát trong tiếng Hungary. Seress mang bản thảo đến vài nhà xuất bản nhưng bị từ chối vì nó quá sầu thảm. Cuối cùng, bản nhạc được Pal Kalmar, một ca sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ, thu âm, rồi được phổ biến nhanh khắp nơi.
Ca khúc được cô ca sĩ người Mỹ Billie Holiday với ca từ như vầy:
“Chủ nhật buồn thảm, những giờ không ngủ dài lê thê
Người yêu ơi, anh đang sống với vô vàn bóng tối
Những đóa hoa trắng này sẽ không bao giờ thức em dậy
Nơi mà chiếc xe tang đen của sầu não đã đưa em đi
Thiên thần không bao giờ nghĩ đến chuyện đưa em trở về
Họ có giận chăng nếu anh nghĩ đến chuyện theo em?
Chủ nhật buồn thảm
Chủ nhật buồn thảm và anh chỉ sống với bóng đêm
Tim anh và anh đã quyết định sẽ chấm dứt mọi việc
Anh biết rồi lại sẽ có những đèn sáp và nguyện cầu buồn bã
Mong họ đừng khóc, mong họ biết rằng anh vui vẻ ra đi
Cái chết không phải là giấc mơ vì anh vuốt ve em trong đó
Với hơi thở cuối của linh hồn anh sẽ ban phước lành cho em
Chủ nhật buồn thảm
Mộng mơ, anh chỉ đang nằm mộng,
Anh thức giấc và thấy em ở sâu trong trái tim anh, em yêu
Mộng mơ, anh ước mong rằng giấc mơ của anh sẽ không ám ảnh em
Tim anh đang nói với em anh yêu em ngần nào
Chủ Nhật buồn thảm.”
Người yêu ơi, anh đang sống với vô vàn bóng tối
Những đóa hoa trắng này sẽ không bao giờ thức em dậy
Nơi mà chiếc xe tang đen của sầu não đã đưa em đi
Thiên thần không bao giờ nghĩ đến chuyện đưa em trở về
Họ có giận chăng nếu anh nghĩ đến chuyện theo em?
Chủ nhật buồn thảm
Chủ nhật buồn thảm và anh chỉ sống với bóng đêm
Tim anh và anh đã quyết định sẽ chấm dứt mọi việc
Anh biết rồi lại sẽ có những đèn sáp và nguyện cầu buồn bã
Mong họ đừng khóc, mong họ biết rằng anh vui vẻ ra đi
Cái chết không phải là giấc mơ vì anh vuốt ve em trong đó
Với hơi thở cuối của linh hồn anh sẽ ban phước lành cho em
Chủ nhật buồn thảm
Mộng mơ, anh chỉ đang nằm mộng,
Anh thức giấc và thấy em ở sâu trong trái tim anh, em yêu
Mộng mơ, anh ước mong rằng giấc mơ của anh sẽ không ám ảnh em
Tim anh đang nói với em anh yêu em ngần nào
Chủ Nhật buồn thảm.”
Các làn sóng radio phát bản nhạc mỗi ngày, ở mọi nơi. Giấc mơ danh vọng của chàng nhạc sĩ Hungary sang Paris đã thành hiện thực. Thế nhưng lúc đó tin đồn lan nhanh: nhiều người tự tử vì ca khúc này. Một người thợ làm giày ở Hungary kết liễu đời mình, bên cạnh là lời ca của bài Chủ nhật buồn. Ở Vienna, một thiếu nữ vị thành niên tự vẫn dưới lòng sông trong tay còn cầm bài hát đó. Một người đàn ông đã tự bắn, sau khi nói với người thân rằng anh ta không thể nào thoát khỏi ám ảnh bởi ca khúc, cứ âm vang trong đầu. Một phụ nữ ở London đã uống thuốc quá liều trong khi lắng nghe ca khúc lặp lại không thôi. Một người quản gia trẻ chết trong căn hộ ở Bá Linh, với ca khúc nằm bên cạnh... Không biết chính xác có bao nhiêu cái chết vì ca khúc này, ít nhất là có 19 vụ tự tử liên quan trực tiếp đến nó. Người ta đồn đoán lên cả trăm cái chết. Lúc ấy là những năm tan hoang, đói nghèo, dịch bệnh và trầm uất của cuộc Đại Khủng Hoảng lần thứ nhất.
Bài ca sớm được cho là Ca khúc tự sát của Hungary. Đài phát thanh BBC đã cấm dùng trong chương trình. Khi được hỏi về tai tiếng của bài ca này, Seress nói rằng:“Tôi đang đứng ở giữa sự thành công ‘chết người’ như là một kẻ bị truy tố. Số phận của danh vọng đã làm tổn thương tôi. Tôi đã đưa nỗi thất tình vào trong bài hát, và dường như những người khác cũng thấy trong bài hát những cảm xúc như là của chính họ.”
Nhiều năm sau, sau cả Đệ nhị thế chiến, hình ảnh của Seress mờ dần. Chiến tranh đã phần nào làm mờ đi những vết thương tình cảm trai gái bằng những vết thương lớn kinh hoàng hơn trong các trại tập trung và bom đạn. Seress không thể nào sống bình yên được nữa, chàng lâm bệnh nặng vào năm 69 tuổi. Vào một sáng Thứ Hai của Tháng Giêng năm 1968, sau một Chủ nhật buồn cuối cùng, chàng buông mình xuống đất từ cửa sổ tầng 4 quyên sinh, nhưng vẫn chưa chết. Người ta mang chàng vào bệnh viện. Ở đó chàng tự kết liễu đời mình lần nữa, chấm dứt thật sự mệnh đời lao đao, bị ám ảnh bởi khúc ca huyền thoại. Cái chết đã biến Seress thành bất tử, như bản nhạc định mệnh trước đó 35 năm.
Dù với phiên bản nào đi nữa, ca khúc Chủ nhật buồn luôn đẹp. Có lẽ cùng cảm nhận nghệ sĩ, nhạc sĩ Phạm Duy đã viết một phiên bản tiếng Việt thật đẹp.
Chủ nhật buồn đi lê thê
cầm một vòng hoa đê mê
bước chân về với gian nhà
với trái tim cùng nặng nề
xót xa gì? oán thương gì?
đã biết nuôi hương chia ly
trót say mê đã yêu thì dẫu vô duyên còn nặng thề
ngồi một mình, nghe mưa rơi
mặc lệ tràn câu thiên thu
gió hiên ngoài nhắc một loài dế giun hoài ru thương ru
ru ơi ru... hời
Chủ nhật nào, tôi im hơi
vì đợi chờ không nguôi ngoai
bước chân người, nhớ thương tôi
đến với tôi thì muộn rồi
trước quan tài
khói hương mờ bốc lên như vạn ngàn lời
dẫu qua đời mắt tôi cười vẫn đăm đăm nhìn về người
hồn lìa rồi nhưng anh ơi
tình còn nồng đôi con ngươi
nhắc cho ai biết cuối đời
có một người yêu không thôi
ơi hỡi ơi... người.
cầm một vòng hoa đê mê
bước chân về với gian nhà
với trái tim cùng nặng nề
xót xa gì? oán thương gì?
đã biết nuôi hương chia ly
trót say mê đã yêu thì dẫu vô duyên còn nặng thề
ngồi một mình, nghe mưa rơi
mặc lệ tràn câu thiên thu
gió hiên ngoài nhắc một loài dế giun hoài ru thương ru
ru ơi ru... hời
Chủ nhật nào, tôi im hơi
vì đợi chờ không nguôi ngoai
bước chân người, nhớ thương tôi
đến với tôi thì muộn rồi
trước quan tài
khói hương mờ bốc lên như vạn ngàn lời
dẫu qua đời mắt tôi cười vẫn đăm đăm nhìn về người
hồn lìa rồi nhưng anh ơi
tình còn nồng đôi con ngươi
nhắc cho ai biết cuối đời
có một người yêu không thôi
ơi hỡi ơi... người.
SB (baotreonline)
Đính Chánh
Tác giả bài Malèna là Thái Hồng Anh, không phải Sean Bảo như đã đăng trên số trước. Trẻ xin đính chánh và thành thật cáo lỗi cùng quý độc giả và tác giả về sự nhầm lẫn này.