NGUỒN GỐC RƯỢU COCKTAIL
Thật kỳ lạ, rượu Cocktail, một loại đồ uống hỗn hợp nổi tiếng, thế nhưng không ai biết chính xác nguồn gốc của thuật ngữ này. Từ khi mầm mống văn minh của loài người bắt đầu, người ta đã biết dùng đồ uống hỗn hợp. Có người quả quyết là cách pha chế Cocktail đầu tiên là nước chanh cho thêm bột rắn cạp nong, đó là đồ khai vị hấp dẫn thơm ngon mà 2 thế kỷ trước công nguyên hoàng đế Commodus ca ngợi. Cuốn sách đầu tiên về rượu Cocktail có thể kể đến được công ty của những người sản xuất rượu London (Distiller’s Company of London) xuất bản từ thế kỷ 17, trong sách ghi rõ nhiều cách pha chế đồ uống bằng rượu mạnh đơn giản, các đồ uống pha chế này phần lớn thiên về trị bệnh và cũng có lợi cho sức khỏe.
Lần đầu tiên được ghi thành chữ thì “rượu Cocktail” gồm rượu tinh, đường, nước (đá băng?) và rượu đắng (bitters), là ở tạp chí Mỹ xuất bản năm 1806. Lúc đó thuật ngữ này chưa được sử dụng rộng rãi, nhưng cũng không thể phủ nhận là nó đã được dùng trong phạm vi một số địa phương.
Sớm hơn một chút nữa, ở Anh thịnh hành kiểu nuôi ngựa công cộng (đặc biệt là xứ Wales), mọi người có tập quán là xén ngắn một ít lông đuôi ngựa để tiện phân biệt chúng với những con ngựa giống tốt. Những con ngựa bị xén đuôi được gọi là “Cocktailed”, cũng có thể đấy là nguồn gốc của tưf Cocktail!
Một câu chuyện khác lại kể là hồi nước Mỹ làm cuộc chiến tranh giành độc lập, có một bà chủ khách sạn bình dân tên là Betsy Flangan mà tướng Lafayette cùng các viên chức của Wasington thường hạ cố đến khách sạn này. Có một lần Betsy bắt trộm một con gà của người hàng xóm thân với nước Anh làm bữa ăn, để mừng “thắng lợi” nho nhỏ này, bà ta liền trang điểm cho mỗi ly rượu trên bàn ăn bằng một cái lông gà, và vị khách người Pháp thích thú hô vang “Vine le Cocktail”! nghe cũng có lý đấy chứ.
Nếu bạn đọc không sợ dài dòng thì xin tóm tắt thêm một mẩu chuyện nữa liên quan đến từ Cocktail! Người ta kể rằng, trong thời kỳ cấm rượu ở nước Mỹ, có ông già chủ quán yêu nước, nuôi một con gà chọi rất nổi tiếng đặt tên là Washinton. Có một hôm con gà chiến biến mất, ông ta liền tuyên bố là chàng trai nào phát hiện được con gà chiến ở đâu thì ông sẽ gả cô gái rượu là Bessie cho. Thế rồi con gà chiến trở về và chàng trai tìm được gà lại chính là người mà trước đây đã bị ông ta từ chối không gả con gái cho. Mặc dù vậy, ông già chủ quán giữ lời hứa vẫn cho làm tiệc mừng, trong bữa tiệc đính hôn này cô Bessie mừng quá đến nỗi rót lung tung các thứ rượu vào với nhau để mời khách. Mọi người đều khoái kiểu uống này, và để tỏ lòng ngưỡng mộ con gà, mọi người liền gọi thứ đồ uống hỗn hợp này là “đuôi của con gà- Cocktails”; ngoài ra còn nhiều mẩu chuyện nữa! Vì nước Pháp, Mêhico cũng muốn từ Cocktail bắt nguồn ở nước mình!
Như chúng ta đã biết, rượu Cocktail đầu tiên lưu hành ở Mỹ, nó giống như đồ uống trong các quán rượu, mới đầu chỉ là cách pha trộn thông thường dùng làm đồ uống trong các hoạt động thể dục thể thao và picnic. Mãi đến những năm đầu của thế kỷ này mới có một quán bar hình thức đẹp bán rượu Cocktail. Cao trào Cocktail nổi lên có tính toàn cầu là ở những năm 20, lúc đó ở Mỹ có luật cấm rượu đã làm thay đổi tập quán uống của mọi người. Nếu như không kiếm được loại rượu mạnh thông thường, người ta liền trộn với bất kỳ loại rượu nào kiếm được, và để cho uống trôi được người ta phải pha thêm đường, nước.v.v. miễn sao uống thấy ngon miệng, và họ đã thành công rực rỡ trong sự pha chế này.
Tóm lại, cái mà ngày nay chúng ta gọi là rượu Cocktail chỉ là tên chung của tất cả các loại đồ uống hỗn hợp. Thế nhưng, những người pha chế Cocktail đều biết, (Cocktail là loại “uống ngắn”[1] chừng khoảng 3 đến 4 aoxơ[2]); còn bất kỳ loại đồ uống hỗn hợp nào vượt quá khối lượng này thì đều gọi là “đồ uống hỗn hợp” hay “uống dài”. Những năm 70 và 80 của thế kỷ 19, mọi người không chỉ thưởng thức rượu Cocktail, mà trong thời gian dài nó đã phát triển trở thành loại đồ uống “cổ điển”, thế nhưng khẩu vị con người thay đổi rất nhanh, từ đó đòi hỏi sự tim tòi mang tính chuyên nghiệp để tạo ra các phong cách mới nhằm thỏa mãn khẩu vị của khách hàng. Nhiều cuộc thi quốc tế về rượu Cocktail và đồ uống hỗn hợp được tổ chức và nhiều chuyên viên pha chế được thế giới biết tên…
Chú thích :
[1] Đoản ẩm = Short dring; trưởng âmr = long dring
[2] 1 aoxơ = 28.5 ml
ST !
Thật kỳ lạ, rượu Cocktail, một loại đồ uống hỗn hợp nổi tiếng, thế nhưng không ai biết chính xác nguồn gốc của thuật ngữ này. Từ khi mầm mống văn minh của loài người bắt đầu, người ta đã biết dùng đồ uống hỗn hợp. Có người quả quyết là cách pha chế Cocktail đầu tiên là nước chanh cho thêm bột rắn cạp nong, đó là đồ khai vị hấp dẫn thơm ngon mà 2 thế kỷ trước công nguyên hoàng đế Commodus ca ngợi. Cuốn sách đầu tiên về rượu Cocktail có thể kể đến được công ty của những người sản xuất rượu London (Distiller’s Company of London) xuất bản từ thế kỷ 17, trong sách ghi rõ nhiều cách pha chế đồ uống bằng rượu mạnh đơn giản, các đồ uống pha chế này phần lớn thiên về trị bệnh và cũng có lợi cho sức khỏe.
Lần đầu tiên được ghi thành chữ thì “rượu Cocktail” gồm rượu tinh, đường, nước (đá băng?) và rượu đắng (bitters), là ở tạp chí Mỹ xuất bản năm 1806. Lúc đó thuật ngữ này chưa được sử dụng rộng rãi, nhưng cũng không thể phủ nhận là nó đã được dùng trong phạm vi một số địa phương.
Sớm hơn một chút nữa, ở Anh thịnh hành kiểu nuôi ngựa công cộng (đặc biệt là xứ Wales), mọi người có tập quán là xén ngắn một ít lông đuôi ngựa để tiện phân biệt chúng với những con ngựa giống tốt. Những con ngựa bị xén đuôi được gọi là “Cocktailed”, cũng có thể đấy là nguồn gốc của tưf Cocktail!
Một câu chuyện khác lại kể là hồi nước Mỹ làm cuộc chiến tranh giành độc lập, có một bà chủ khách sạn bình dân tên là Betsy Flangan mà tướng Lafayette cùng các viên chức của Wasington thường hạ cố đến khách sạn này. Có một lần Betsy bắt trộm một con gà của người hàng xóm thân với nước Anh làm bữa ăn, để mừng “thắng lợi” nho nhỏ này, bà ta liền trang điểm cho mỗi ly rượu trên bàn ăn bằng một cái lông gà, và vị khách người Pháp thích thú hô vang “Vine le Cocktail”! nghe cũng có lý đấy chứ.
Nếu bạn đọc không sợ dài dòng thì xin tóm tắt thêm một mẩu chuyện nữa liên quan đến từ Cocktail! Người ta kể rằng, trong thời kỳ cấm rượu ở nước Mỹ, có ông già chủ quán yêu nước, nuôi một con gà chọi rất nổi tiếng đặt tên là Washinton. Có một hôm con gà chiến biến mất, ông ta liền tuyên bố là chàng trai nào phát hiện được con gà chiến ở đâu thì ông sẽ gả cô gái rượu là Bessie cho. Thế rồi con gà chiến trở về và chàng trai tìm được gà lại chính là người mà trước đây đã bị ông ta từ chối không gả con gái cho. Mặc dù vậy, ông già chủ quán giữ lời hứa vẫn cho làm tiệc mừng, trong bữa tiệc đính hôn này cô Bessie mừng quá đến nỗi rót lung tung các thứ rượu vào với nhau để mời khách. Mọi người đều khoái kiểu uống này, và để tỏ lòng ngưỡng mộ con gà, mọi người liền gọi thứ đồ uống hỗn hợp này là “đuôi của con gà- Cocktails”; ngoài ra còn nhiều mẩu chuyện nữa! Vì nước Pháp, Mêhico cũng muốn từ Cocktail bắt nguồn ở nước mình!
Như chúng ta đã biết, rượu Cocktail đầu tiên lưu hành ở Mỹ, nó giống như đồ uống trong các quán rượu, mới đầu chỉ là cách pha trộn thông thường dùng làm đồ uống trong các hoạt động thể dục thể thao và picnic. Mãi đến những năm đầu của thế kỷ này mới có một quán bar hình thức đẹp bán rượu Cocktail. Cao trào Cocktail nổi lên có tính toàn cầu là ở những năm 20, lúc đó ở Mỹ có luật cấm rượu đã làm thay đổi tập quán uống của mọi người. Nếu như không kiếm được loại rượu mạnh thông thường, người ta liền trộn với bất kỳ loại rượu nào kiếm được, và để cho uống trôi được người ta phải pha thêm đường, nước.v.v. miễn sao uống thấy ngon miệng, và họ đã thành công rực rỡ trong sự pha chế này.
Tóm lại, cái mà ngày nay chúng ta gọi là rượu Cocktail chỉ là tên chung của tất cả các loại đồ uống hỗn hợp. Thế nhưng, những người pha chế Cocktail đều biết, (Cocktail là loại “uống ngắn”[1] chừng khoảng 3 đến 4 aoxơ[2]); còn bất kỳ loại đồ uống hỗn hợp nào vượt quá khối lượng này thì đều gọi là “đồ uống hỗn hợp” hay “uống dài”. Những năm 70 và 80 của thế kỷ 19, mọi người không chỉ thưởng thức rượu Cocktail, mà trong thời gian dài nó đã phát triển trở thành loại đồ uống “cổ điển”, thế nhưng khẩu vị con người thay đổi rất nhanh, từ đó đòi hỏi sự tim tòi mang tính chuyên nghiệp để tạo ra các phong cách mới nhằm thỏa mãn khẩu vị của khách hàng. Nhiều cuộc thi quốc tế về rượu Cocktail và đồ uống hỗn hợp được tổ chức và nhiều chuyên viên pha chế được thế giới biết tên…
Chú thích :
[1] Đoản ẩm = Short dring; trưởng âmr = long dring
[2] 1 aoxơ = 28.5 ml
ST !
Comment