Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Mẹo Vặt Nấu Ăn

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên Văn Bài Viết Của PNL View Post
    Khử mùi tanh của cá : chỉ cần lấy 1 nắm lá rau muống xát vào nồi soong chảo , tay chân dính mùi cá , sau đó rửa lại nước lạnh bình thường là hết ngay ( nhớ phải bóp nát lá rau muống )

    Cách rửa bao tử heo rất đơn giản : lộn ngươc bao tử heo sau đó lấy bột mì xát cho lớp nhờn dính hết vào bột. xong đem rửa sạch và dùng lá xả xát lên để khi luộc có mùi thơm.
    Cám ơn PNL nha. PNL đi du lịch về rồi hả? Chuyến đi vui hông?
    Don't make friends who are comfortable to be with. Make friends who will force you to lever yourself up

    Comment


    • #17
      Nguyên Văn Bài Viết Của gigisister View Post
      Cám ơn PNL nha. PNL đi du lịch về rồi hả? Chuyến đi vui hông?
      Hihihi Cám ơn lời thăm hỏi của Gigisister. PNL đi về lâu rồi đang đi cày gần chít. Còn PNL thì lúc nào cũng vui thèng ra đi chỗ nào cũng vui hết ah'

      Comment


      • #18
        Mẹo nhỏ để món ăn hấp dẫn hơn

        Để trứng tráng được xốp, nổi phồng, trước khi tráng bạn cho một chút bột nở vào đánh đều theo một chiều.

        Một số mẹo vặt khác sẽ giúp bạn nấu được các món ăn ngon miệng và đẹp mắt.

        Dùng bia trong nấu nướng

        - Trước khi luộc gà, bạn rưới một cốc bia lên gà rồi để từ 10 - 15 phút mới đem luộc, thịt gà sẽ ngon, mềm và thơm hơn.

        - Khi rán cá, bạn cho vào chảo một chút bia, cá sẽ không bị dính vào chảo mà còn rất thơm.

        - Thịt bò muốn rút ngắn thời gian đun và dậy mùi thơm, bạn dùng bia thay nước để nấu.

        Nấu món ăn có pha rượu

        Khi nấu những món ăn có pha rượu, bạn nên chia lượng rượu cần nấu làm 2 phần. Một phần cho vào trước khi nấu, phần còn lại khi thức ăn đã chín. Cách này sẽ giữ được mùi thơm của rượu.

        Hấp thức ăn mau chín

        Đổ nhiều nước, đậy nắp kín, lửa vừa, xếp các món hấp chen nhau và nhiều khe hở để hơi nóng được tỏa đều các nơi.

        Giảm vị mặn trong món ăn

        Nếu lỡ nêm muối quá tay vào món ăn, để chữa bớt vị mặn, bạn không nên đổ thêm nước vào, món ăn sẽ mất ngon. Cách tốt nhất là bạn nêm vào món ăn một chút đường sẽ cân bằng được vị mặn.

        Nấu nước dùng trong

        Để nước dùng trong, trước khi ninh bạn hãy đun sôi xương một lần rồi đổ nước đầu đi. Cho tiếp nước lã vào đun sôi rồi mới cho xương vào. Trong quá trình đun không được đậy vung, để nhỏ lửa và hớt bọt liên tục. Nướng củ hành khô, rửa sạch, đập dập cho vào nồi xương đang ninh, nước xương sẽ được thơm.

        Rang cơm

        Muốn cơm rang được săn dẻo, bạn đừng rang cơm khi vừa mới nấu chín còn nóng. Để cơm thật nguội, từng hạt phải tơi rời nhau mới đạt yêu cầu. Bắc chảo dầu nóng, phi hành thơm, cho cơm vào đảo trên lửa lớn đều tay.

        Rán khoai tây giòn và căng bóng

        Khoai tây gọt xong, thái con chì hay khoanh tròn (tùy sở thích và mục đích sử dụng). Ngâm khoai trong nước lã có pha muối, chanh hoặc giấm cho trắng. Vớt khoai ra để ráo, lau khô rồi phết sơ một lớp dầu lên khoai để khi rán khoai không bị nhăn. Để dầu, mỡ sôi già, cho khoai vào chiên vàng đều, lấy khoai ra rổ nhôm cho ráo dầu, cho muối tinh vào xóc đều (lượng muối nhiều ít, tùy thuộc vào lượng khoai).

        (Theo Thanh Niên)

        Comment


        • #19
          Rất hay. Cám ơn các bạn nhiều.
          Last edited by Sapa2007; 03-11-2007, 12:50 PM.

          Comment


          • #20
            bí quyết wua1 hay luôn....Mh in ra nhìu wa nên bị bà cô giáo la quá trời...bà cô hỏi in gì mà lắm thế....Mh fai3 giải thích rùi bả bắt Mh in cho bả một bảng vì bà cô ngừi USA này rất mê món Việt....có thể đọc nóii và vít như ngừi Vn.....hôm đó Mh k có bị la mà còn đc in quá trời luôn.............

            Comment


            • #21
              Luộc trứng không bị nứt

              ------Khi luộc trứng gà, trứng vịt thường hay bị nứt vỏ làm cho nước vào trong trứng gây ra mùi tanh và không đẹp. Muốn chúng không bị nứt khi luộc bạn chỉ cần cho vào nồi luộc chút muối hoặc lấy chanh xát xung quanh vỏ trứng. Trứng sẽ chín ngon và không bị nứt nữa.
              ----------- CẦN GÓP THÊM TÍ KINH NGHIỆM :KHI LUỘC TRỨNG NÊN LUỘC KHI NƯỚC CÒN NGUỘI LÀ TRỨNG SẼ KHÔNG NỨT !

              Comment


              • #22
                (B]Dưa cần - bắp cải[/B]

                Nguyên liệu: Cần nước (chọn loại màu xanh), bắp cải trắng, rau răm, ớt quả, hành lá, hành tím, nước muối dưa.

                Thực hiện: Cần nhặt bỏ lá và rễ, rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm. Bắp cải xắt sợi hơi dày. Rau răm xắt nhuyễn. Hành lá cắt khúc. Ớt xắt khoanh. Cho tất cả vào hũ, đổ nước muối vào ngập mặt dưa............).---------------muối dưa cãi mà chẵng thèm phơi dưa cho hơi héo hoặc trụng sơ cãi với nước sôi thì có mà HÔI CÃI MÀ LẠI BI ĐẮNG KHI ĂN chết luôn !!!

                Comment


                • #23
                  Bí quyết chế các món lẩu
                  Vào những ngày lạnh giá, nhất là những bữa liên hoan gặp mặt đầu năm, không gì thú bằng việc cùng bạn bè, người thân quây quần quanh nồi lẩu nóng hổi, thơm ngon, vừa trò chuyện vừa thưởng thức.


                  Nguyên liệu và sơ chế

                  Cũng như bất kỳ món ăn nào khác, điều cần quan tâm trước tiên là phải chọn được nguyên liệu thật tươi ngon và vệ sinh.

                  Sau đó, với mỗi loại lẩu, các bà nội trợ phải lựa chọn những nguyên liệu khác nhau. Chẳng hạn: Lẩu hải sản cần có: cá, mực tươi, cà chua, dưa, chuối xanh, khế chua, rau cải, rau cần, hành tây, dấm... Còn nếu muốn làm lẩu thịt thập cẩm, bạn nên chọn mua: tim lợn, thịt bò, thịt gà, cà chua, bầu dục, giò sống, rau ngổ, hành tây, cần tỏi tây, rau mùi, rau thơm...

                  Muốn nấu nồi lẩu thập cẩm ngon, lại cần ít nhất các thứ như: tim bầu dục, thịt bò, mực, tôm to, lươn lọc bỏ xương, thịt gà, giò sống, rau ngổ, hành tây, cần tỏi tây, cà chua, xà lách...



                  Lẩu thường nhúng tái ăn ngay nên đa số các nguyên liệu cần được thái mỏng, to bản (cả thịt lợn, gà, bò...). Tuy nhiên, với cá cần thái dày một chút vì nếu mỏng quá miếng cá dễ nát, không ngon. Hay các nguyên liệu như tim, bầu dục cũng nên thái dày nhưng khía cạnh để khi ăn không bị khô xác.

                  Chế biến nước dùng và sử dụng gia vị khi nấu lẩu

                  Lẩu muốn ngon điều đầu tiên phải có nước dùng ngon.

                  Mỗi món lẩu cần loại nước dùng khác nhau: Lẩu thập cẩm chế nước từ xương lợn, bò, gà. Nước lẩu hải sản được nấu từ đầu, đuôi, xương cá, đầu đuôi tôm...

                  Quy tắc chung để đun nước dùng là cho xương vào đun sôi nhanh (nếu đun âm ỉ nước bị chua) đến 90 độ thì hạ bớt lửa cho sôi từ từ đến lúc sôi hẳn mới đun ở mức nhỏ nhất, làm sao để nước dùng trong, thơm và có vị ngọt tự nhiên.

                  Về gia vị cho vào nước dùng:

                  Nếu nấu lẩu thịt, thẩm cẩm: cần có gừng, sả, nấm hương khô, hành khô, sa tế, dầu hào.

                  Còn với lẩu hải sản, các bà nội trợ phải làm sao cho nồi nước dùng nổi được vị chua, cay, mặn ngọt. Có thể dùng me, tai chua, giấm, quả dứa... để tạo vị chua và ớt, sa tế, dầu hào, dầu vừng... tạo vị cay.

                  Nước lẩu đun xong, trước khi dùng nhúng các nguyên liệu để ăn cần phải được lọc trong, loại bỏ hết xương, các mẩu vụn gia vị.

                  Sử dụng gia vị khi ăn lẩu

                  Mỗi loại nguyên liệu thường ăn kèm với gia vị khác nhau. Chẳng hạn: Với lẩu thập cẩm: Thịt vịt ăn cùng xì dầu, tương có thể dùng cho thịt bò, đậu phụ, thịt dê, thịt bê... Tim cật chấm nước mắm nguyên chất ngon. Còn lẩu thập cẩm thì tôm, cá có thể chấm sốt mayone, tương ớt... Một số gia vị như bột canh muối ớt, mắm tỏi ớt có thể dùng cho nhiều loại nguyên liệu khác nhau.

                  Ăn lẩu cũng phải đúng cách

                  Lẩu xuất phát từ Trung Quốc, phía bắc gọi là Cù Lao (với nghĩa giữa là ống, xung quanh là nước và thức ăn, mọi người ngồi bao thành vòng tròn, quá trình ăn là quá trình làm chín món ăn).

                  Theo nguyên tắc, khi ăn lẩu mỗi người có một bộ dụng cụ riêng gồm bát, đũa, thìa, đồ để nhúng và ai muốn ăn gì có thể tự chọn, tự phục vụ và thưởng thức theo ý thích của mình (tái, chín hay chín nhừ...).

                  Món lẩu phù hợp nhất là ăn trong phòng lạnh, vào mùa đông, ở không gian yên tĩnh, ấm cúng để mọi người có thể cùng trò chuyện.

                  Muốn ăn lẩu ngon cần có rượu kèm theo. Mỗi loại lẩu hợp với một loại rượu: ví dụ vang trắng hợp khi ăn lẩu hải sản, vang đỏ khi ăn lẩu các loại thịt.


                  24H.COM.VN (theo VNEX

                  Comment


                  • #24
                    Cám ơn rfv007,Thuytien và myhoang....
                    Nghĩa tình nặng trĩu bao la
                    Tiền tài danh vọng chỉ là phù du

                    Comment


                    • #25
                      Ôi! Toàn bí kíp hay! Em đã copy vào máy em rồi, kinh nghiệm này cực kì đáng quý để cho em chuẩn bị lên xe bông về nhà chồng đấy ạ!

                      Comment


                      • #26
                        Hay quá , mí mẹo vặt ni hay nha !

                        Comment

                        Working...
                        X