N ê m G i a V ị L ú c N à o L à Đ ú n g?
Sử dụng các loại gia vị cho món ăn đúng phương pháp, thứ tự và thời gian không những có thể làm tăng thêm hương vị của chúng mà còn làm cho các món ăn lợi cho sức khoẻ nhất. Các bà nội trợ nên tham khảo những hướng dẫn sau để mang lại sự hoàn hảo cho các món ăn.
Cho gừng và hành vào món cá lúc nào nổi vị nhất?
- Gừng và hành tây trong món cá kho có thể khử mùi tanh, nhưng nếu thời điểm cho vào không đúng, tác dụng sẽ mất đi. Sau khi nồi cá sôi 6 - 7 phút cho gừng vào sẽ có tác dụng khử tanh rõ rệt nhất. Hành tây có thể cho vào sớm hơn, khi cho nước vào nồi cá kho là lúc có thể cho hành tây vào. Với món cá hấp, dùng hành lót dưới cá là tốt nhất, như vậy vừa có thể làm cá thơm hơn, vừa có thể làm cả con cá được chín đều hơn và không bị vỡ.
Khi tráng trứng, cho hành vào lúc nào?
Theo thói quen thông thường, chúng ta đánh đều trứng với hành rồi mới tráng, nhưng như vậy trứng và hành có lúc sẽ bị chín không đều hoặc bên trong chưa chín mà bên ngoài đã chín, mùi thơm của hành không có dịp toả ra hết. Cách dùng đúng nhất là cho hành vào mỡ trước, khi hành toả mùi thơm mới cho trứng vào để hành và trứng đều có mùi thơm.
Hầm gà nên cho những thứ gì?
Khi hầm gà cho muối, rượu, hành, gừng thì mùi vị sẽ ngon nhất mà không cần cho thêm hạt tiêu, hoa hồi.
Thời gian thích hợp nhất để cho rượu
Tác dụng của rượu là khử mùi tanh, thời gian cho rượu phải căn cứ vào sự khác nhau của nguyên liệu. Ví dụ: cá kho, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, nấu canh nên cho rượu vào lúc canh đã sôi.
Giấm
Giấm là loại gia vị ngon nhất cho các món ăn, nó không những có thể khử tanh, khử béo, tăng mùi thơm mà còn tránh được sự pha lẫn Vitamin trong nguyên liệu khi gặp nhiệt độ cao và làm mềm Cenlulo trong rau. Thời điểm thích hợp nhất cho giấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến và lúc đã chế biến xong. Ví dụ, khi xào khoai tây, xào giá... nên cho giấm vào ngay từ đầu để bảo vệ các loại Vitamin và làm mềm Cenlulo. Còn đối với món sườn xào chua ngọt... nên cho giấm vào khi thức ăn đã chín, vừa thơm hơn, vừa làm giảm vị ngấy.
(ST)