Món luộc, đơn giản nhưng lắm công phu
Món ăn chế biến bằng phương pháp luộc rất phổ biến trong bữa cơm gia đình. Đơn giản thì có rau luộc, cầu kỳ hơn thì có lòng luộc nhưng để món luộc ngon, không phải ai cũng biết cách.
Luộc rau xanh
Một đĩa rau luộc hấp dẫn phải còn giữ được màu xanh tươi, không ngả vàng hay đen xỉn. Khi luộc rau, không nên tiết kiệm nước mà phải cho nhiều nước, đảm bảo rau ngập nhanh ngay khi thả vào. Cho vào nước ít muối ăn, thả rau vào khi nước đã sôi bùng, không cần đậy nắp. Nếu muốn rau có độ bóng đẹp mắt (khi luộc cải), cho vào nước luộc 1 muỗng cà phê dầu ăn. Không nên luộc quá lâu, rau sẽ mất chất và không giữ được màu xanh như ý muốn.
Ngoài ra, với một số loại rau như bông cải xanh, đậu cô ve, đậu rồng, để giữ được độ giòn của rau, sau khi luộc, có thể ngâm vào nước đá lạnh. Bên cạnh đó, thời điểm dọn món luộc ra bàn ăn cũng rất quan trọng, bạn không nên luộc rau quá sớm rồi để đó mà hãy đợi lúc nào gần dọn bữa mới luộc.
Luộc trứng gà
Nếu chọn trứng quá mới, khi luộc sẽ rất khó bóc. Do đó, hãy chọn trứng hơi cũ một chút. Bạn có thể kiểm tra bằng cách cho trứng vào một chiếc cốc thủy tinh, nếu trứng nổi lên khoảng nửa cốc hoặc hơn (không chìm xuống đáy) là được.
Khi luộc, cho thẳng trứng vào nước lạnh, nước ngập khoảng 2 phần trứng rồi bắc lên bếp, vặn lửa to cho trứng sôi bùng. Muốn luộc trứng lòng đào thì bạn canh thời gian khoảng 7 phút (trứng gà) và 12 phút (trứng vịt) thì vớt ra.
Khi vớt cho ngay trứng vào một chiếc thau, xả dưới vòi nước lạnh liên tục cho trứng nguội nhanh. Vì nếu để trứng tiếp tục nóng, trứng sẽ chín thêm. Cuối cùng, nhẹ nhàng đập xung quanh trứng cho lớp vỏ rạn ra rồi bóc từ từ. Trứng luộc cũng có tác dụng hút mùi tủ lạnh rất tốt nên nếu không ăn, cho trứng (không cần bóc vỏ) vào hộp rồi đặt vào tủ lạnh.
Luộc lòng
Lòng luộc là món ăn ưa thích của nhiều người nhưng không phải ai cũng tự tin làm được vì nếu không khéo, lòng sẽ đen, không giòn. Do đó, để lòng luộc trắng, giòn, phải có bí quyết. Lòng sau khi sơ chế sạch, nước sôi mới cho vào, không nên cho lúc nước còn lạnh hay vừa ấm. Để nước sôi bùng thì nhanh chóng vớt đi lớp bọt (bọt ra rất nhiều trong quá trình luộc lòng), cứ thế để lửa lớn. Khi luộc, để lòng không bị tanh, nên cho vào một vài lát ớt. Thời gian luộc lòng cũng không nên quá lâu, khoảng 30 phút là được.
Khi lòng chín, nhanh chóng vớt ra, rửa sơ qua nước lạnh rồi ngâm vào thau nước đun sôi để nguội có vắt ít chanh (nhiều người dùng phèn chua nhưng phèn chua không mấy an toàn cho sức khỏe), ngâm một lúc rồi rửa sạch lòng lần nữa. Cuối cùng, ngâm lòng vào nước đá lạnh để lòng được giòn. Muốn làm nóng lòng lại khi ăn thì cho vào nồi hấp, hấp thêm khoảng 3 phút là được.
Luộc nui
Khi luôc nui hay các loại pasta thì trước khi luộc, nên ngâm trước chừng 30 phút. Công đoạn ngâm này giúp nui nở mềm, mau chín, rút ngắn thời gian luộc, giúp nui không bị rã. Nui sẽ nở thêm trong quá trình luộc nên bạn chú ý cho nhiều nước. Sau khi nui sôi bùng lên thì hạ nhỏ lửa để nui không bị vỡ.
Nui luộc xong còn được đem đi chế biến như xào hay cho vào xúp nên không luộc chín quá (chỉ cần luộc chín khoảng 8/10 là được). Sau khi luộc xong, trút nui ra, xả qua nước lạnh rồi cho ít dầu (có thể có hành phi) vào trộn đều để nui tơi ra. Nếu lỡ luộc nui quá chín, nui hơi nhão, bạn nên để nui thật nguội 1 lúc, quá trình nguội sẽ giúp nui cứng lại phần nào.
Luộc hạt sen
Hạt sen luộc ngon phải đảm bảo hạt chín mềm, bùi nhưng không nát, cũng không có màu thâm đen. Trước khi luộc, rửa hạt thật sạch, luộc sơ qua một nước rồi vớt ra để “xả” đi chất nhựa tự nhiên có trong sen, chất này sẽ khiến sen thâm đen khi luộc lâu. Kế đến, luộc lại sen lần nữa trong nước có chút muối.
Trong quá trình luộc, để lửa riu riu cho sen mềm từ từ, thỉnh thoảng lấy 1 hạt sen thử, nếu sen mềm, bùi là được. Nếu dùng hạt sen luộc để nấu chè thì không nên cho sen vào sớm vì đường có thể làm hạt sen bị cứng lại, nên cho sen vào trước khi nhắc xuống khoảng 15 phút.
Một đĩa rau luộc hấp dẫn phải còn giữ được màu xanh tươi, không ngả vàng hay đen xỉn. Khi luộc rau, không nên tiết kiệm nước mà phải cho nhiều nước, đảm bảo rau ngập nhanh ngay khi thả vào. Cho vào nước ít muối ăn, thả rau vào khi nước đã sôi bùng, không cần đậy nắp. Nếu muốn rau có độ bóng đẹp mắt (khi luộc cải), cho vào nước luộc 1 muỗng cà phê dầu ăn. Không nên luộc quá lâu, rau sẽ mất chất và không giữ được màu xanh như ý muốn.
Ngoài ra, với một số loại rau như bông cải xanh, đậu cô ve, đậu rồng, để giữ được độ giòn của rau, sau khi luộc, có thể ngâm vào nước đá lạnh. Bên cạnh đó, thời điểm dọn món luộc ra bàn ăn cũng rất quan trọng, bạn không nên luộc rau quá sớm rồi để đó mà hãy đợi lúc nào gần dọn bữa mới luộc.
Luộc trứng gà
Nếu chọn trứng quá mới, khi luộc sẽ rất khó bóc. Do đó, hãy chọn trứng hơi cũ một chút. Bạn có thể kiểm tra bằng cách cho trứng vào một chiếc cốc thủy tinh, nếu trứng nổi lên khoảng nửa cốc hoặc hơn (không chìm xuống đáy) là được.
Khi luộc, cho thẳng trứng vào nước lạnh, nước ngập khoảng 2 phần trứng rồi bắc lên bếp, vặn lửa to cho trứng sôi bùng. Muốn luộc trứng lòng đào thì bạn canh thời gian khoảng 7 phút (trứng gà) và 12 phút (trứng vịt) thì vớt ra.
Khi vớt cho ngay trứng vào một chiếc thau, xả dưới vòi nước lạnh liên tục cho trứng nguội nhanh. Vì nếu để trứng tiếp tục nóng, trứng sẽ chín thêm. Cuối cùng, nhẹ nhàng đập xung quanh trứng cho lớp vỏ rạn ra rồi bóc từ từ. Trứng luộc cũng có tác dụng hút mùi tủ lạnh rất tốt nên nếu không ăn, cho trứng (không cần bóc vỏ) vào hộp rồi đặt vào tủ lạnh.
Luộc lòng
Lòng luộc là món ăn ưa thích của nhiều người nhưng không phải ai cũng tự tin làm được vì nếu không khéo, lòng sẽ đen, không giòn. Do đó, để lòng luộc trắng, giòn, phải có bí quyết. Lòng sau khi sơ chế sạch, nước sôi mới cho vào, không nên cho lúc nước còn lạnh hay vừa ấm. Để nước sôi bùng thì nhanh chóng vớt đi lớp bọt (bọt ra rất nhiều trong quá trình luộc lòng), cứ thế để lửa lớn. Khi luộc, để lòng không bị tanh, nên cho vào một vài lát ớt. Thời gian luộc lòng cũng không nên quá lâu, khoảng 30 phút là được.
Khi lòng chín, nhanh chóng vớt ra, rửa sơ qua nước lạnh rồi ngâm vào thau nước đun sôi để nguội có vắt ít chanh (nhiều người dùng phèn chua nhưng phèn chua không mấy an toàn cho sức khỏe), ngâm một lúc rồi rửa sạch lòng lần nữa. Cuối cùng, ngâm lòng vào nước đá lạnh để lòng được giòn. Muốn làm nóng lòng lại khi ăn thì cho vào nồi hấp, hấp thêm khoảng 3 phút là được.
Luộc nui
Khi luôc nui hay các loại pasta thì trước khi luộc, nên ngâm trước chừng 30 phút. Công đoạn ngâm này giúp nui nở mềm, mau chín, rút ngắn thời gian luộc, giúp nui không bị rã. Nui sẽ nở thêm trong quá trình luộc nên bạn chú ý cho nhiều nước. Sau khi nui sôi bùng lên thì hạ nhỏ lửa để nui không bị vỡ.
Nui luộc xong còn được đem đi chế biến như xào hay cho vào xúp nên không luộc chín quá (chỉ cần luộc chín khoảng 8/10 là được). Sau khi luộc xong, trút nui ra, xả qua nước lạnh rồi cho ít dầu (có thể có hành phi) vào trộn đều để nui tơi ra. Nếu lỡ luộc nui quá chín, nui hơi nhão, bạn nên để nui thật nguội 1 lúc, quá trình nguội sẽ giúp nui cứng lại phần nào.
Luộc hạt sen
Hạt sen luộc ngon phải đảm bảo hạt chín mềm, bùi nhưng không nát, cũng không có màu thâm đen. Trước khi luộc, rửa hạt thật sạch, luộc sơ qua một nước rồi vớt ra để “xả” đi chất nhựa tự nhiên có trong sen, chất này sẽ khiến sen thâm đen khi luộc lâu. Kế đến, luộc lại sen lần nữa trong nước có chút muối.
Trong quá trình luộc, để lửa riu riu cho sen mềm từ từ, thỉnh thoảng lấy 1 hạt sen thử, nếu sen mềm, bùi là được. Nếu dùng hạt sen luộc để nấu chè thì không nên cho sen vào sớm vì đường có thể làm hạt sen bị cứng lại, nên cho sen vào trước khi nhắc xuống khoảng 15 phút.
VƯƠNG MINH (PNO)