Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Công thức pha các loại nước chấm.

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Công thức pha các loại nước chấm.

    Công thức pha các loại nước chấm.




    Ghi chú: Những công thức này nhà mình ăn thì thấy vừa miệng, bà con tùy khẩu vị mà nêm nếm nha.



    Lượng nước chấm cho 2-4 người ăn. Nước mắm nên dùng loại thật ngon, nhà mình hay dùng loại Việt Hương. Khi pha trộn theo công thức thì trộn lần lượt các nguyên liệu và nêm nếm trong quá trình pha trộn để điều chỉnh cho vừa miệng. Phần cuối bài là những hướng dẫn chung về pha nước chấm không có công thức cụ thể.






    Bạn có thể xem thêm và điều chỉnh các công thức cho vừa miệng.


    1. Nước chấm bánh cuốn (1 gói bột bánh cuốn)



    300ml nước lọc + 25g đường + 15ml nước mắm + ớt băm + ít dấm nêm sau cùng cho vừa độ chua
    Nếu thích ăn nước mắm ngọt kiểu Nam thì dùng 50g đường và 50ml nước mắm trong công thức và bỏ dấm.
    Nước chấm bánh cuốn pha sẵn ngoài hàng màu nhạt là vì bỏ ít nước mắm. Nếu thích đậm hơn có thể tăng lượng nước mắm trong công thức lên 30ml.



    2. Nước chấm nem rán (chả giò):


    200ml nước lọc + 2,5 thìa súp đường + 3,5 thìa súp nước mắm + 3 thìa súp dấm+2 quả ớt cay, bỏ hạt, băm nhỏ + 1 nhánh tỏi băm + 1/4 thìa súp hạt tiêu xay
    Cũng có thể pha theo kiểu: 1 phần nước mắm + 3 đến 4 phần nước lọc + 1/4 phần đường + tỏi ớt băm nhỏ
    Ăn kèm đồ chua.






    3. Nước chấm chua ngọt:


    Đun sôi 250g đường (có thể thêm nếu thích ngọt hơn) với 0,5l dấm gạo trên lửa nhỏ khoảng 15', hớt bọt nếu có. Dung dịch dấm đường này có thể đổ vào chai sử dụng nhiều lần rất thuận tiện cho nhiều món ăn khác nhau như sườn xào chua ngọt, cá sốt chua ngọt, pha chế nước chấm bún chả, bún nem ...


    ***ghi chú không thể thiếu là các loại nước chấm bún nên làm nóng trước khi ăn thì mới ngon, vì bún lạnh mà.



    4. Nước chấm bún chả:



    Lấy nước chấm chua ngọt nói trên một lượng vừa đủ ăn + nước mắm + nước sôi để nguội vào theo thứ tự và nêm nếm cho đến khi có vị vừa miệng + tỏi băm nhuyễn + hạt tiêu rang xay vỡ+ ớt băm bỏ hạt.

    Cách khác (cầu kì hơn, nhưng ăn thấy cũng ngon hơn
    Nước dùng gà trong 250ml + Nước dừa tươi 150ml + Đường 150g + Nước hàng để tạo màu 60g + Muối: 10g: đun sôi, hớt bọt

    Nước mắm: 60ml+ Tỏi băm nhỏ 25g + Ớt tươi băm nhỏ 25g + Nước cốt chanh 100ml + Dấm gạo 50ml + Hạt tiêu rang thơm xay vỡ: 10g


    Cách khác nữa:

    1 dấm + 3/4 - 1 đường + 1/2 mắm + 2 nước lọc (nước đun sôi để nguội) có thể bớt chút dấm đi và vắt chút chanh/quất cho thơm thơm, gần ăn thì đập tỏi, ớt đập dập băm nhỏ và rắc chút hạt tiêu vào. Hoặc là ngâm tỏi ớt trong nước dấm trước một lúc rồi mới pha chế các thứ khác


    Ở hàng bún người ta hay cho ít nước mắm mà thay vào đó là nước hàng để tạo màu

    Ăn bún chả kiểu Bắc thì cho thêm vào nước chấm đu đủ xanh. Đu đủ cắt vuông hoặc tỉa hoa cho đẹp, bóp muối sơ rồi lấy nước sôi dội qua, vắt khô thả vào bát nước chấm, nếu ko vội có thể ngâm với dấm trước 10 - 15' thì sẽ giòn hơn.






    5. Nước chấm thịt xá xíu(khoảng 500g thịt):


    1/2 bát ăn cơm nước mắm ngon + 1 thìa súp đường + 5 tép tỏi băm + 5 quả ớt cay bỏ hạt, băm nhỏ

    6. Nước sốt chấm nem cuốn (gỏi cuốn):
    1 củ hành khô phi thơm + 8 thìa súp Hoisin sauce (tương ăn phở) + 1 thìa cafe bơ lạc + 1 tí muối



    7. Nước sốt bơ lạc chấm thịt bò satay:



    300ml nước cốt dừa + 8 thìa bơ lạc + 1/2 củ hành tây nhỏ băm nhuyễn + 2 thìa đường thốt nốt
    1/2 thìa cafe ớt bột + 1 thìa nước tương
    tất cả đun sôi trên lửa vừa, giữ ấm trước khi ăn.






    8. Nước mắm tỏi ớt:


    3 thìa súp nước sôi khuấy tan 3 thìa súp đường + 2 thìa súp nước mắm + tỏi, ớt băm nhỏ + 1/4 quả chanh vắt lấy nước.


    9. Nước chấm bánh bột lọc:


    Dầm nát quả ớt trong chén nước mắm và pha vào đó ít nước chanh vắt

    Nếu thấy vị nước mắm gắt quá thì tùy ý thêm chút nước lọc và đường vào.



    Nước chấm bánh bèo:



    Dùng nước vỏ tôm để chế biến. Công thức ví dụ: vỏ của 200g tôm (thịt tôm thì làm ruốc tôm rồi) + 2 bát nước nấu sôi nhỏ lửa 5-7 phút, lọc qua rây, lấy phần nước trong + 1 thìa nước mắm, để yên cho nước lắng đọng rồi gạn lấy nước trong lần hai, thêm khoảng 1/3 thìa cafe muối cho đậm rồi từ từ nêm thêm tí đường, nước chanh vắt cho vừa chua ngọt nhẹ, cuối cùng cho ít nước tỏi ép và ớt cắt nhỏ.
    nếu không muốn cầu kì thì dùng công thức 1 phần nước mắm + 1 phần đường + 1 1/2 phần nước + 2/5 dấm gạ.



    10. Nước chấm thịt vịt:



    4,5 thìa súp nước mắm + 5 thìa súp đường + 1 thìa súp gừng gọt vỏ băm nhuyễn + 1-2 thìa cafe tỏi băm + 1-2 thìa súp nước lọc + ít nước chanh vắt cho hỗn hợp có vị chua nhẹ



    11. Nước chấm bò bía:


    1 phần tương đen (Hoisin-sauce) + 1/2 phần tương ớt, rắc thêm ít lạc/đậu phộng rang, bỏ vỏ, giã dập lên mặt bát nước chấm



    12. Nước chấm ốc:


    2 thìa nước mắm ngon + 1 thìa nước sôi để nguội + 1 thìa nước cốt chanh + 2 thìa đường. Khuấy tan rồi cho thêm gừng, ớt, tỏi băm thật nhỏ



    13. Chấm sò huyết:


    muối rang + hạt tiêu rang



    14. Chấm ngao:


    đường + gia vị + tương ớt + chút nước cốt chanh



    15. Chấm cua, ghẹ:


    đường + một chút nước mắm + quả quất vắt nước, vỏ quất thái nhỏ cho luôn vào nước chấm. Khi ăn thì ăn cả vỏ quất cho khỏi tanh.

    Nước mắm chanh - ớt chấm các món luộc, cá rán
    nước chanh + ớt thái khoanh tròn nhỏ vào ngâm 15 phút. Sau đó cho nước mắm ngon vào. Nếu nước mắm mặn thì pha một chút nước lọc, thêm chút đường.






    16. Mắm tôm – chanh - ớt chấm chả cá, thịt chó, đậu phụ rán


    Cho đường, nước cốt chanh vào đánh kỹ với mắm tôm tới khi nổi bọt trắng mịn thì cho thêm ớt tươi thái khoanh nhỏ vào trộn đều. Nếu mắm tôm bị mặn có thể cho thêm chút nước sôi.



    17. Nước chấm các món nem rán, chả nướng, bánh tôm, bún bò khô…


    cần có đủ các vị chua – cay – mặn – ngọt.

    Băm nhỏ tỏi, ớt ngâm giấm khoảng 30 phút. Hòa nước sôi để nguội với đường, rót từ từ nước mắm vào. Cuối cùng đổ bát giấm, ớt, tỏi hòa cho đều. Tỏi ớt sẽ nổi lên mặt bát nước chấm trông đẹp mắt

    Tỷ lệ các thành phần để bát nước chấm có các vị chua – cay – mặn – ngọt cân đối: 30g giấm, 30g đường, 30g nước mắm, 100g nước lọc, tỏi ớt vừa đủ sẽ được khoảng một bát ăn cơm nước chấm.

    Nước sốt chấm các món tẩm bột rán có thể mua sẵn loại đóng chai hoặc tự pha theo cách sau

    Cùng một loại nước chấm chua – cay – mặn – ngọt như trên, nhưng nếu để chấm với các món bao bột như tôm bột rán, cá tẩm bột rán, đùi ếch tẩm bột… thì bạn chỉ cần giảm lượng nước xuống còn 50g, sau đó hòa chút xíu bột đao, đem đun sôi



    Còn nhiều loại nước chấm và công thức pha chế khác mời các anh chị em cùng chia sẻ




    Thứ Bảy Tổng Hợp
    (theo muivi)







  • #2
    Bí quyết pha nước chấm ngon.

    Bí quyết pha nước chấm ngon.




    Quả thật, nước chấm là một thử thách lớn không phải phụ nữ nào cũng vượt qua được. Cũng từng ấy thứ mắm, muối, dấm, đường, ớt thôi mà không biết làm thế nào cho vừa miệng, hoặc đã pha rồi, thì nếm đi nếm lại cũng không rõ... thiếu vị gì.



    "Sách hay dạy cho từng này mắm, từng kia dấm, đường để đúng tỉ lệ, nhưng làm như vậy máy móc mà không chắc đúng khẩu vị của mình. Quan trọng nhất là cảm nhận."


    Vậy, bí quyết pha nước chấm là… chẳng có bí quyết gì cả.

    Quan trọng khi pha, hãy chú ý cảm nhận sự hài hòa và hướng tới vị giác của người dùng. Nếu họ ăn ngọt, hãy tăng thêm chút đường, nếu không ăn được cay, hãy giảm đi chút ớt. Người ăn vừa miệng, thì dẫu nước chấm không đúng công thức, cũng vẫn là thứ nước chấm thơm ngon nhất...


    Nước chấm phải được pha khéo léo mới thành món nước chấm trên mâm cơm ngon lành. Có rất nhiều món cần có món nước chấm pha cho đủ liều lượng cay chua mặn chát ngọt bùi. Hầu như mỗi món trên mâm cơm, muốn nó ngon hơn, đúng vị hơn, tài hoa hơn… thì đều cần đến món nước chấm đi kèm với nó.



    Để pha nước chấm đạt yêu cầu cảm quan cần chú ý:



    1. Phải coi nước chấm là thành phần quan trọng như món ăn để chuẩn bị nguyên liệu và thời gian pha chế cho phù hợp. Một số món ăn thời gian làm chín nhanh, lại cần phải ăn nóng, vì vậy có thể pha nước chấm xong mới làm chín thức ăn (thí dụ như nướng chả, rán cá...).



    2. Một số loại gia vị dùng để phối hợp làm nước chấm cần phải sơ chế sạch, ngâm giấm hoặc nước sôi để nguội trước khi pha ít nhất là 15 phút, thí dụ: lá chanh thái chỉ, gừng thái chỉ xong ngâm nước lọc; tỏi, ớt băm nhỏ ngâm giấm...



    3. Tùy theo yêu cầu cảm quan của từng món ăn mà xác định mùi vị của từng loại nước chấm cho phù hợp, thí dụ: cùng một loại nước chấm chua-cay-mặn-ngọt được pha bằng: giấm +đường+tỏi+ớt+nước mắm, nhưng nếu dùng để ăn bún nem- bún chả thì vị của nước chấm cân đối nhưng không gắt quá mà chỉ chua dịu, hơi ngọt, không mặn quá. Nếu vẫn là loại nước chấm này mà đánh với bột đao làm sốt chua ngọt để chấm các món bao bột thì khi pha phải cho nổi vị hơn so với loại trên, sau khi đun chín lên vị sẽ là vừa.



    4. Đa số các loại nước chấm gốc (chưa pha chế gì) như nước mắm, tương đều có vị mặn.


    Khi muốn pha loãng cho nhạt bớt phải tùy từng loại mà chọn cách pha cho phù hợp, thí dụ: nước mắm mặn có thể pha thêm nước sôi để nguội: tương mặn nếu muốn pha thêm nên cho nước vào rồi đun sôi, sau đó nếu bị loãng có thể rắc thêm một chút thính gạo rang hoặc thính đậu tương (có bán tại các hàng bán nem chạo) .



    5. Mỗi món ăn có một loại nước chấm riêng, thứ tự pha cũng khác nhau.


    - Pha nước mắm chanh-ớt:

    Dùng chanh cốm vắt lấy nước (bỏ hạt), cho (ớt thái khoanh tròn) vào ngâm 15 phút, sau đó đổ nước mắm ngon vào nếu nước mắm mặn thì pha một chút nước lọc+đường cho thêm vào, dùng để chấm rau muống luộc thịt lợn luộc, cá rán.



    - Pha mắm tôm-chanh-ớt:

    Nên chọn loại mắm tôm xanh, mịn, có mùi thơm đặc trưng. Cho đường, nước chanh vào đánh kỹ với mắm tôm tới khi nổi bọt sau đó cho ớt tươi (thái khoanh) vào trộn đều, nếu mắm tôm bị mặn có thể cho thêm chút nước sôi (nên cho bằng cách đun cả nước và mắm tôm sôi đều sẽ bảo đảm vệ sinh hơn) - dùng để chấm chả cá, thịt chó, đậu phụ rán, lòng lợn, Thịt 3 chỉ luột v.v...


    - Pha nước chấm chua- cay-mặn-ngọt:

    Dùng để ăn với nem rán, bún chả, bánh tôm, bún bò khô... trước hết đem băm nhỏ tỏi, ớt ngâm giấm khoảng 30 phút (tỏi bóc bỏ vỏ, ớt bỏ hạt), tiếp đến hòa nước sôi để nguội với đường, sau đó từ từ rót nước mắm vào, cuối cùng đổ bát giấm, tỏi, ớt hòa cho đều.


    Để có khẩu vị chua-cay-mặn- ngọt cân đối thì các nguyên liệu có thể pha với tỷ lệ là:



    30 gam giấm, 30 gam đường, 30 gam nước mắm, 100 gam nước lọc, tỏi ớt vừa đủ sẽ được khoảng 1 bát ăn cơm nước chấm chua ngọt (công thức này chỉ là tương đối vì mỗi loại nguyên liệu để pha chế nước chấm đều có độ mặn- nhạt hay chua, ngọt khác nhau).



    Cùng loại nước chấm chua ngọt này nhưng giảm lượng nước lọc xuống chỉ dùng một nửa để cho vị nổi bật hơn, sau đó hòa chút bột đao cho vào, đem đun sôi, dùng đế chấm các món bao bột như: tôm bao bột rán, cá tẩm bột rán, đùi ếch tẩm bột...



    Tương tự cách pha như trên còn có nước mắm gừng, tỏi để chấm thịt vịt luộc, nước mắm cà cuống chấm giò lụa, tương gừng chấm thịt bò tái, thịt dê tái...



    Theo huongque.de






    Comment


    • #3
      Bí quyết pha chế nước chấm ngon 2.

      Bí quyết pha chế nước chấm ngon 2.




      Trong nhiều trường hợp, món ăn có ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào loại nước chấm kèm theo. Dưới đây là hướng dẫn của các đầu bếp Ezcooking giúp bạn pha chế một số loại nước chấm thường dùng.



      Chấm gà luộc

      Cách 1: Nước chấm từ nước mắm gồm các nguyên liệu sau: Một muôi nước mắm ngon, 1/4 thìa mì chính, 1/4 thìa hạt tiêu, vài lát ớt mỏng, một ít tiết gà luộc.


      Loại nước chấm bằng nước mắm này rất phù hợp để ăn cùng cơm hoặc xôi trắng.



      Cách 2:
      Chấm bằng bột canh, gồm các nguyên liệu: Một thìa bột canh, nửa thìa hạt tiêu, ớt tươi, nửa quả chanh, một ít tiết gà luộc

      Loại chấm này để chấm thịt gà luộc hoặc thịt gà nướng, có thể cho thêm chút lá chanh thái chỉ.

      Đặc biệt có thể cho thêm hành khô thái lát mỏng và một ít tiết gà luộc.



      Nước chấm nem, bún chả


      Nguyên liệu:
      Một thìa nước mắm ngon, một thìa đường, một thìa dấm ngon, 5 thìa nước lọc.



      Cách làm :

      - Pha các nguyên liệu với tỉ lệ trên. Tỉ lệ này có thể điều chỉnh tuỳ theo khẩu vị và loại nước mắm, dấm cụ thể mà bạn dùng vì độ mặn, chua của các loại nước mắm, dấm không giống nhau. Sau khi hoà tan hỗn hợp này và nếm vừa ăn, ta mới cho tỏi ớt băm nhỏ vào.


      - Lưu ý tỏi băm nhỏ và có thể ép dập một chút. Chắc chắn tỏi sẽ nổi trên mặt nước chấm trông đẹp mắt. Cuối cùng cho thêm một chút hạt tiêu là ta đã có một bát nước chấm nem hoặc bún chả hoàn chỉnh. Loại nước chấm này cũng có thể dùng cho các loại nem cuốn tươi Nam Bộ.


      - Lỗi thường gặp trong khi pha loại nước chấm này là cho tỏi ớt vào quá sớm khiến người làm bị lẫn vị, khó điều chỉnh độ chua ngọt mặn hợp lý. Ngoài ra có thể do tỏi bị băm hơi to khiến tỏi nặng quá bị chìm, khiến bát nước chấm kém hấp dẫn. Nếu ăn bún chả, thông thường phần nước chấm được giữ ấm, khi ăn mới cho thêm tỏi ớt vào.



      Nước chấm các loại cá hấp, cá luộc


      Nguyên liệu: Một thìa nước mắm ngon, một thìa dấm ngon, một thìa đường, 3 thìa nước lọc, tỏi, ớt, gừng, thì là.
      Bí quyết pha chế nước chấm ngon


      Cách làm:

      Tỏi, ớt, gừng, rau thì là băm nhỏ. Pha nước mắm, dấm, đường, nước, điều chỉnh vị vừa ăn rồi mới cho tỏi, ớt, gừng, thìa là vào.


      So với nước chấm nem, nước chấm cá luộc mặn hơn vì cá hấp và luộc vị nhạt nên cần nước chấm đậm, cũng có thể dùng vị chua của chanh để nước chấm thơm tự nhiên.


      Loại nước chấm này có thể phù hợp để chấm các loại gỏi cá cuốn nướng.



      Nước mắm lèo


      Đây là một cách pha nước chấm khá độc đáo sử dụng lòng cá. Nước chấm này phù hợp chấm các loại cá hấp, cá luộc, cá nướng, hoặc lẩu cá. Phần ruột cá được rửa sạch, sau đó băm nhỏ vừa. Hành tỏi gừng, ớt được băm nhỏ phi thơm, sau đó cho lòng cá băm nhỏ vào xào thơm, lưu ý để nhiệt lớn sẽ giúp lòng cá không bị chảy nước gây ra mùi tanh.


      Khi cá gần cạn cho thêm một muôi tương bần, một thìa nước mắm, nửa thìa mì chính và nửa thìa hạt tiêu và một thìa dấm, vẫn đảo mắm lèo liên tục và cho nhỏ lửa đun tiếp tới khi cạn. Thành phần của loại mắm lèo này còn có một thìa đường, nhưng đường chỉ cho vào sau khi nước lèo đã chế biến gần xong, nếu cho đường vào sớm, đường ngả màu có thể làm nước có màu quá tối không đẹp.

      Loại nước chấm này phù hợp để chấm các món cuốn như cá nướng, trạch nướng cuộn cùng các loại rau ghém, chuối xanh, khế... còn để ăn cơm có thể dùng để chấm các loại rau củ luộc hoặc ăn cùng rau sống rất ngon miệng.



      Nước chấm các món lẩu



      Lẩu là món ăn quen thuộc trong Nam ngoài Bắc, 3 cách pha nước chấm lẩu sau đây sẽ là cách cơ bản nhất, ngoài ra các bạn có thể điều chỉnh tùy theo khẩu vị của mình.


      Về cơ bản, nước chấm lẩu giúp ăn ngon miệng nên chúng ta thường dùng vị nước chấm hơi chua để kích thích ăn ngon và đỡ ngán.



      Loại thứ nhất rất phù hợp để chấm hải sản gồm có những nguyên liệu sau: nửa thìa gia vị, 1/4 thìa mì chính, 1/4 thìa muối trắng, mù tạt xanh, một chút hạt tiêu bột, chanh tươi, ớt tươi.


      Loại nước chấm các món lẩu thứ 2 sử dụng nước mắm làm nguyên liệu chính, bao gồm: 2 thìa nước mắm, nửa thìa đường, 1/4 thìa sa tế, ớt tươi, tỏi thái lát, 1/2 quả chanh vắt lấy nước.

      Loại thứ 3 phù hợp để chấm lẩu thập cẩm hoặc lẩu thịt bò.


      Những nguyên liệu cơ bản gồm có: 4 thìa xì dầu, nửa thìa đường, 1/4 thìa mì chính, tỏi ớt thái lát, hạt tiêu.


      Nếu chúng ta không muốn vị tỏi quá nổi làm át mùi thơm của món ăn, tỏi chỉ nên thái lát thay vì băm nhỏ.





      Theo:Ezcooking Class






      Comment


      • #4
        Mẹo pha nước chấm ngon.

        Mẹo pha nước chấm ngon.




        Chấm nem, bánh gối, rau sống:


        100ml nước, dấm, đường, nước mắm mỗi thứ 30ml (có thể thêm bớt tùy khẩu vị), tỏi, ớt vừa đủ. Giã tỏi và ớt, hòa với giấm. Hòa tan đường trong nước, sau đó hòa với nước mắm rồi cho hỗn hợp dấm, ớt, tỏi vào. Cắt thêm vài lát ớt cho đẹp.



        Chấm các món rán tẩm bột:


        Công thức tương tự như trên nhưng bớt nước để tăng độ mặn.



        Chấm thịt vịt:


        Đường và nước mắm lượng bằng nhau, khuấy đều (chẳng hạn ba thìa nước mắm, cho ba thìa đường), sau đó cho gừng, ớt, tỏi giã nhuyễn, vắt chút chanh và cho thêm nước lọc theo khẩu vị.



        Theo Báo Đất Việt






        Comment

        Working...
        X