Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

“Bí quyết” của trái cây để 2 tháng vẫn không hỏng

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • “Bí quyết” của trái cây để 2 tháng vẫn không hỏng

    Chỉ cần 1 - 3 bình xịt nước (loại bình 10 lít trở xuống) pha lẫn hóa chất dạng dung dịch hoặc bột rồi xịt lên trái cây, có thể giữ trái cây và lá cây xanh tươi như vừa được hái xuống dù để nhiều ngày.

    “Bơm” sorbitol, phoóc-môn để bảo quản

    Bà Huyền, chủ một sạp trái cây tại chợ đầu mối Bình Điền, TPHCM, cho biết trái cây Trung Quốc (TQ) về chợ thường không phải tẩm thêm thứ gì do “bên đó” đã “xử lý” triệt để từ gốc, để vài tháng cũng không hư hỏng gì.

    Còn trái cây trong nước thì phải bơm thêm nhiều loại hóa chất bảo quản để không bị hư hỏng, màu sắc bắt mắt, bóng bẩy.

    Đến khu vực kinh doanh hóa chất ở chợ Kim Biên, hỏi mua chất bảo quản trái cây cho lâu hư, người bán sẽ giới thiệu hàng chục loại cho khách lựa chọn.

    Tại một cửa hàng, người bán giới thiệu chất sorbitol (dạng nước), giá 12.000 đồng/kg. Người bán cho rằng chất này không chỉ giúp trái cây lâu hư mà còn làm bóng đẹp.

    Họ còn giới thiệu một loại thần dược khác mà giới kinh doanh trái cây sử dụng nhiều là chất phoóc-môn dùng để ướp xác chết.

    Phun thuốc diệt cỏ giúp trái to

    Thạc sĩ Đỗ Minh Hiền, Phó Phòng Công nghệ sau thu hoạch Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam, cho biết lâu nay giới trồng trọt và thương lái sử dụng rất nhiều loại hóa chất có nguồn gốc từ TQ để kích thích trái to, để được lâu nhưng cơ quan chức năng không thể kiểm soát và nhiều trường hợp không thể xác định được đó là chất gì.

    Một trong những hóa chất được sử dụng nhiều nhất hiện nay là chất 2,4D. Đây là loại thuốc diệt cỏ rất độc hại, dùng để khai hoang.

    Chất này được phun lên buồng chuối (trước khi thu hoạch khoảng 2- 3 tuần) để trái to lên hoặc xịt cho các vườn trồng sa-ri để kích thích ra hoa, kết trái; hoặc pha với nước lau trực tiếp lên trái dưa hấu (đang trồng) hằng ngày để tăng kích thước tối đa và tạo màu xanh mượt.

    Nhiều nơi trồng xoài ở các tỉnh miền Đông còn sử dụng một loại hóa chất có nguồn gốc từ TQ, phun lên trái xoài tạo ra màu vàng bắt mắt.

    Một số chất như ethephone dùng để kích thích ra hoa, giúp trái chín nhanh nhưng phải sử dụng liều lượng cực thấp, có thời gian cách ly nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe.

    Chất ethrel làm trái cây chín đều, màu đẹp nhưng nếu dùng quá liều cũng trở thành chất độc. Chất thioure giúp trổ hoa tốt nhưng lưu tồn lâu trên trái, ảnh hưởng sức khỏe.

    Dùng cả hóa chất dùng trong công nghiệp

    Khảo sát từ Chi cục Bảo vệ Thực vật TPHCM, phần lớn người trồng trọt sử dụng các hoạt chất gibberellin, NAA, xytokinin để kích thích tăng trưởng, ra hoa.

    Những chất này bền vững trong cây, khả năng phân hủy thấp. Các chất carbendazim, benomyl, nhiều nơi trên thế giới đã cấm sử dụng nhưng tại Việt Nam nhiều người vẫn lén lút tẩm lên trái cây.

    Thạc sĩ Đỗ Minh Hiền cho biết thêm rằng nhiều loại hóa chất dùng để bảo quản, chống mốc, diệt nấm dùng trong ngành công nghiệp nhưng được sử dụng để bảo quản trái cây.

    Theo TS Phạm Thành Quân, Phó Khoa Công nghệ Hóa học Đại học Bách khoa TPHCM, hóa chất có gốc clo, peroxit sử dụng cho cây rất độc hại vì không mùi, không vị, không màu rất khó phát hiện.

    Theo TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đối với phân bón lá, kích thích tăng trưởng dù là những chất được phép sử dụng cũng không nên lạm dụng phun trực tiếp lên lá, trái vì phần lớn là những chất vô cơ, khó chuyển hóa.

    Chưa kể những chất này được các nhà sản xuất cho thêm nhiều loại hóa chất nguy hiểm khác nên mức độ tồn dư trong sản phẩm rất cao.

    Theo Nguyễn Hải

    Người lao động
    Don't make friends who are comfortable to be with. Make friends who will force you to lever yourself up
Working...
X